Đề án Nâng cao các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu và phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu rau quả tại TCT rau quả Việt Nam, đặc biệt là việc đi sâu tìm hiểu thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả Việt Nam ta nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những khó khăn: chất lượng rau quả của TCT thấp, qui mô, trình độ sản xuất, chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu và khoa học công nghệ về rau quả còn lạc hậu so với trình độ khoa học chung của khu vực và thế giới. Nhưng với những biện pháp đưa ra phần nào đã khắc phục những nhược điểm trên. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, Em mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy để bài viết hoàn thiện hơn.

doc37 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá bình quân 1000 USD/tấn. + Các mặt hàng dưa chuột hộp, vải hộp, măng hộp, và đồ hộp hỗn hợp khác có kim ngạch đều tăng nhưng chậm và chiếm tỷ trọng còn nhỏ so với tổng kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp. TCT cần đẩy mạnh hơn nữa các mặt hàng này, tìm kiếm thị trường mới khôi phục thị trường cũ để đạt kim ngạch cao hơn. Mặt hàng XK Trong tất cả các mặt hàng XK phong phú và đa dạng của TCT thì mặt hàng đồ hộp rau quả XK năm nào cũng chiếm tỷ trọng rất cao, có thể coi là sản phẩm XK chủ lực của TCT hiện tại cũng như tro +ng tương lai. Sản phẩm đồ hộp rau quả XK gồm có: Dứa hộp, Dưa chuột hộp, Vải hộp, Chôm chôm hộp, Măng hộp, Đồ hộp khác. một điểm thuận lợi là năm nào TCT cũng ký được các hợp đồng XK các sản phẩm đồ hộp này. Trong đó dứa hộp là mặt hàng XK thường xuyên nhất của TCT với khối lượng khá lớn. Bảng 7: lượng XK các mặt hàng đồ hộp rau quả trong 3 năm qua. Đơn vị: tấn Mặt hàng đồ hộp 1997 1998 1999 KL (tấn) Tỷ trọng (%) KL (tấn) Tỷ trọng (%) KL (tấn) Tỷ trọng (%) Dứa hộp 3.500 50,8 3.813 52,8 4.100 53,3 Dưa chuột hộp 1.518 22,1 1.200 16,6 1.117 14,5 Vải hộp 225 3,3 237 3,3 316 4,1 Chôm chôm hộp 1.000 14,5 1.300 18 1.420 18,5 Măng hộp 210 3,1 235 3,3 236 3,1 Đồ hộp khác 427 6,2 430 6 500 6,5 Tổng KL XK mặt hàng đồ hộp rau quả 6.880 100% 7.215 100% 7.689 100% Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SX- KD năm 1997, 1998, 1999 của TCT rau quả Việt Nam Bảng 8: Khối lượng sản phẩm rau quả sản xuất trong 3 năm qua Đơn vị: tấn Các chỉ tiêu 1997 1998 1999 KL (tấn) Tỷ trọng (%) KL (tấn) Tỷ trọng (%) KL (tấn) Tỷ trọng (%) Tổng KL sản phẩm rau quả SX 11.321 100 12.457 100 14.183 100 KL XK các mặt hàng đồ hộp rau quả 6.880 60,8 7.215 57,9 7.689 54,2 KL các sản phẩm còn lại 4.441 39,2 5.242 42,1 6.494 45,8 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SX- KD năm 1997, 1998, 1999 của TCT rau quả Việt Nam Theo bảng 4 ta thấy khối lượng XK các mặt hàng đồ hộp rau quả tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng sản phẩm rau quả sản xuất. Tuy nhiên tỷ trọng giảm do khối lượng các sản phẩm còn lại tăng mạnh. Theo bảng 3 trừ các mặt hàng dưa chuột hộp còn tất cả các mặt hàng đồ hộp rau quả khác đều có khối lượng XK tăng đều qua các năm trong đó đáng chú ý là dứa hộp: năm 1997 chiếm tỷ trọng 50,8% tổng khối lượng XK các mặt hàng đồ hộp rau quả, năm 1998 chiếm 52,8 và năm1999 chiếm 53,3% tổng khối lượng XK các mặt hàng đồ hộp rau quả. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng đồ hộp rau quả Nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK vì mục tiêu lợi nhuận, TCT rau quả Việt Nam luôn quan tâm tới việc mở rộng thị trường, đặc biệt là sau khi thị trường truyền thống là Liên Xô cũ và Đông Âu tan rã. Riêng đối với mặt hàng đồ hộp rau quả, TCT đã mở rộng được thêm nhiều thị trường rất có tiềm năng. Đơn vị: USD Bảng 9: Thị trưòng XK các mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT TT Tên nước Tổng kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả So sánh % 1997 1998 1999 98/97 99/97 99/98 ST (USD) TT(%) ST (USD) TT(%) ST (USD) TT(%) 1 Nga 1.200.000 29,1 1.219.236 26,9 1.358.451 27,8 101,6 113,2 111,4 2 Singapore 711.200 17,2 840.000 18,6 880.000 18 118,1 123,7 104,8 3 Mỹ 703.100 17,1 714.132 15,8 715.300 14,7 101,6 101,7 100,2 4 Đài loan 497.600 12,1 498.700 11,1 499.214 10,2 100,2 100,3 100,1 5 Đức 298.977 7,3 339.800 7,5 420.627 8,6 113,6 140,7 123,8 6 Thuỵ sĩ 295.484 7,2 300.400 6,6 311.428 6,4 101,6 105,4 103,7 7 Pháp 117.236 2,8 289.457 6,4 375.000 7,7 246,9 319,9 129,5 8 Tây bannha 219.553 5,3 239.415 5,3 240.730 4,9 109,0 109,6 100,5 9 Hà lan 80.000 1,9 81.000 1,8 81.200 1,7 101,2 101,5 100,2 Tổng 40123.150 100 4.522.140 100 4.881.950 100 109,7 118,4 107,9 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SX – KD năm 1997, 1998, 1999 của TCT rau quả Việt Nam Theo bảng 9 mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT có mặt ở 9 thị trường: Nga, Đài loan, Đức, Thụy sĩ, Pháp, Tây ban nha, và Hà lan. Trong các thị trường này Nga vẫn là một thị trường XK mặt hàng đồ hộp rau quả lớn nhất. Tiếp theo đó là Singapore, Mỹ là các thị trường có kim ngạch XK mặt hàng đồ hộp rau quả tương đối cao. Nhìn chung, 9 thị trường này ổn định và kim ngạch tăng đều qua các năm. Cụ thể: + kim ngạch XK mặt hàng đồ hộp rau quả sang thị trường Nga năm 1998 và 1999 tăng so với năm 1997 và trong 3 năm này đều chiếm tỷ trọng cao nhất (29,1%, 26,9% và 27,8% ) trong tổng kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả. điều này càng chứng minh nhận định của TCT: “Nga vẫn là thị trường rau quả lớn nhất của TCT rau quả Việt Nam”. + Đáng chú ý là thị trường Pháp, kim ngạch và tỷ trọng tăng rất nhanh. Năm 1998kim ngạch tăng gấp 2,5 lần năm 1997 và năm 1999 tăng gấp hơn 3 lần so với năm 1997. Tỷ trọng năm 1997 là 2,8% trong khi đó năm 1998 lên tới 6,4% và năm 1999 là 7,7%. Kết quả này là do mặt hàng vải hộp của TCT rất được ưu chuộng ở Pháp. + các thị trường khác kim ngạch tăng rất chậm và còn chiếm tỷ trọng thấp đặc biêt là Hà lan: tỷ trọng năm 1997 là 1,9%, năm 1998 là 1,8% và năm 1999 là 1,7%. Tỷ trọng thấp nhất và giảm như vậy là do kim ngạch của thị trường Hà lan tăng chậm: năm 1997 là 80.000 USD, năm1998 là 81.000 USD và năm 1999 lên một chút là 81.200 USD. Nếu xét một cách tổng thể thì TCT rau quả Việt Nam đã có sự năng động, linh hoạt trong việc mở rộng thị trường XK mặt hàng đồ hộp rau quả. Tuy nhiên, ngoài thị trường Nga kim ngạch XK mặt hàng đồ hộp rau quả sang các thị trường khác là rất nhỏ. Chính vì vậy trong những năm tới TCT phải có biện pháp để tăng dần kim ngạch XK sang các thị trường này, đồng thời tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường XK mặt hàng đồ hộp rau quả. Hiệu quả kinh tế xã hội của việc XK các mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Trong thời gian qua, mặc dù tình hình XK các mặt hàng đồ hộp nói chung của TCTgặp rất nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh của môi trường kinh doanh cũng như chịu ảnh hưởng nặng nề của sự bất ổn định kinh tế chính trị ở các thị trường XK của TCT ( tổng kim ngach những năm gần đây giảm liên tục ) nhưng mặt hàng đồ hộp rau quả vẫn đứng vững với kim ngạch XK tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn. Điều này càng khẳng định vai trò là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của TCT. Hiệu quả kinh tế xã hội của xuất khẩu các mặt hàng đồ hộp rau quả thể hiện ở các điểm sau: - Về mặt mở rộng diện tích, các loại rau quả đóng hộp nhìn chung rất dễ trồng. Do đó, khi loại sản phẩm này phát triển nhanh hơn nữa sẽ góp phần mở rộng diện tích ở nhiều vùng. đặc biệt dứa ( dứa hộp có kim ngạch và tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả ) được xem như loại cây có giá trị kinh tế rất cao và có nhiều ưu điểm hơn các loại cây aưn trái khác vì: Dứa là loại cây rất dễ trồng và không đòi hỏi đất tốt, có thể trồng được trên nhiều loại đất, kể cả các vùng đất đồi dốc sỏi đá lẫn vùng đất phèn, có nhiều độc chất mà nhiều loại cây khác không sống được. Vì thế có thể mở rộng phát triển diện tích trồng dứa rất dễ dàng ở vùng đất chua xấu và sử dụng dứa như là loại cây có khả năng cải tạo được đất đồi. Về mặt XK thu hồi ngoại tệ: các mặt hàng đồ hộp rau quả có thị trường XK rất lớn sang các nước tư bản chủ nghĩa và Liên bang Nga. So sánh giá trị XK các loại sản phẩm rau quả hộp với các sản phẩm rau quả khác như rau quả đông lạnh, rau quả sấy muối… cho thấy hiện nay, tuy năng suất ở các vùng trồng rau quả ở nước ta còn thấp (VD: dứa trung bình khoảng 9- 14 tấn/ha) nhưng các sản phẩm hộp rau quả nói chung và sản phẩm dứa hộp nói riêng có giá trị xuất khẩu cao hơn các sản phẩm rau quả khác. Bảng 10: Hiệu quả xuất khẩu một số mặt hàng đồ hộp rau quả tính trên một tấn sản phẩm ( bình quân năm 1999 ) Đơn vị: USD Hạng mục Dứa hộp Dưa chuột hộp Vải hộp Chôm chôm hộp Măng hộp Chi phí mua quả tươi 382 187 612 578 452 Chi phí chế biến lưu thông 146 131 155 187 183 Giá thành/1 tấn sản phẩm 528 318 767 765 635 Giá xuất khẩu 580 350 800 1000 700 Lãi 52 32 33 235 65 Tỷ lệ lãi/chi phí (% ) 9,8 10,6 4,3 30,7 10,2 Nguồn: Báo cáo công tác SX- KD năm 1999 của Tổng công ty rau quả Việt Nam Về mặt thu nhập, các loại rau quả được dùng để đóng hộp XK đặc biệt là dứa là những cây ăn trái trồng rất mau thu hoạch, đồng thời lại cho thu hoạch rất lớn. VD: theo thống kê ở các nước có ngàmh dứa phát triển, với năng suất 60 tấn/ ha nếu chỉ xuất khẩu trái tươi thì lợi nhuận đã là gần 10.000 USD/ ha, còn nếu chế biến đồ hộp để xuất khẩu thu hoạch thì lợi nhuận là 20.000 USD/ha Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là XK mặt hàng đồ họp rau quả của TCT mặc dù đem lại cho chúng ta khá nhiêù lãi, nhưng nếu so với xuất khẩu quả tươi thì lợi nhuận/tấn vẫn không bằng vì thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm chế biến của ta vẫn còn lạc hậu, bao bì chưa phù hợp qui cách và chưa đựp nên rất khó cạnh tranh. VD: Lợi nhuận bình quân xuất khẩu một tấn quả tươi thanh long năm 1999 như sau: Giá xuất khẩu : 1089 USD Chi phí mua quả tươi : 612 USD Chi phí chế biến lưu thông : 185 USD Giá thành/1 tấn sản phẩm : 797 USD Lãi : 1089 – 797 = 292 USD Tỷ lệ lãi/chi phí : ( 292 : 797 ) ´ 100% = 36,6% Ngoài ramức tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dồ hộp rau quả góp phần tăng thu ngoại tệ, tăng doanh thu và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác, nó cũng góp phần cải thiện thu nhập của cán bộ công nhân viên, Bảng 11: Diễn biến doanh thu và nộp ngân sách qua các năm của toàn bộ Tổng công ty Năm Doanh thu Nộp ngân sách 1995 1996 1997 1998 1999 396.025 triệu đồng 509.757 triệu đồng 532.180 triệu đồng 605.624 triệu đồng 682.136 triệu đồng 25.396 triệu đồng 28.347 triệu đồng 29.597 triệu đồng 30.396 triệu đồng 37.214 triệu đồng Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác SX – KD năm 1997, 1998, 1999 của TCT rau quả Việt Nam Đơn vị: 1.000 đồng Bảng 12: Thu nhập bình quân 1 người/tháng Các khối 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Khối XNK Khối công nghiệp Khối nông nghiệp 294 235 217 512 282 236 622 388 250 630 420 355 657 425 376 711 432 383 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SX – KD năm 1997, 1998, 1999 của TCT rau quả Việt Nam Mặt khác, mặt hàng đồ hộp rau quả phát triển góp phần giải quyếtmột lượng lớn công việc làm cả trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Theo kế hoạch đến năm 2010, TCT rau quả Việt Nam sẽ phát triển các vùng sản xuất rau quả hàng hoá, cung cấp nguyên liệu cho chế biến để XK và nội tiêu đạt trên 50.000 ha canh tác ( khoảng 70.000 ha gieo trồng với tổng sản lượng khoảng một triệu tấn/năm ). Như vậy, sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 60.000 lao động trong khâu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Riêng ngành đồ hộp rau quả sẽ giải quyết được khoảng hơn 25.000 lao động. Việc thực hiện kế hoạch sẽ trực tiếp nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó, ngành đồ hộp rau quả phát triển góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường. Đặc biệt việc phát triển cây dứa sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các vùng đồi gò khô hạn, tăng cường phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ đất và nâưng cao độ phì nhiêu. Đánh giá Những năm gần đây việc xuất khẩu thực sự khó khăn hơn những năm trước do giá cả và sức mua của một số thị trường giảm đặc biệt là thị trường Nhật, Hàn quốc, Liên bang Nga… Một số thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm rau quả ta chưa khôi phục được đã ảnh hưởng lớn đến kết qủa kinh doanh như: + Thị trường Liên bang Nga: Tình hình chính trị trong năm 1999 không ổn định đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Vì thế chúng ta gặp nhiều rủi ro trong khâu thanh toán tiền hàng do đồng Rúp bị trượt giá liên tục. Mặt khác giá hàng của Việt Nam quá cao so với mặt hàng giá đang bán tại Liên bang Nga và sản phẩm mẫu mã chưa phù hợp với thị hiếu của người Nga hiện nay. + Thị trường Mỹ: Mặc dù mới đây ta ký được Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ song phương nhưng khó khăn rất nhiều vì đây là thị trường rất khó tính với nhiều mặt hàng khác nhau. Năm 1999 nước ta triển khai thực hiện thuế GTGT đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác nhập khẩu của TCT, hàng nhập khẩu về tiêu thụ chậm với hiệu quả thấp. Bên cạnh đó một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực của các đơn cị là hàng tiêu dùng do khách hàng nước ngoài đổi phương thức nên kim ngạch bị giảm đáng kể: bình đun nước, điều hoà, sữa bột… Với kết quả kinh doanh XNK trong những năm qua có thể nói công việc XK rau quả trong cơ chế thị trường mới quả thật gặp nhiều khó khăn. do vậy TCT rau quả Việt Nam cần phải đổi mới hơn nữa hoạt động XK để thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra và để thích ứng được với các điều kiện khắc nghiệt trên thị trường quốc tế. chương III: những biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Những tồn tại Qua quá trình khảo sát thực tế tình hình kinh doanh XK mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT rau quả Việt Nam tôi nhận thấy vẫn tồn tại những hạn chế sau cần khắc phục: Qui trình thực hiện hợp đồng XK mặt hàng đồ hộp hiện nay của TCT còn nhiều vướng mắc: thiếu sự phối hợp đồng bộ, các khâu trong qui trình chưa đợc chuẩn bị đầy đủ và không phát huy được tiềm năng lớn mạnh của TCT. TCT chưa có nhiều mặt hàng đồ hộp rau quả chủ lực để cạnh tranh với các nước trong khu vực. Là một đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong lĩnh vực XK rau quả của Việt Nam nhưng tổng kim ngạch XK các mặt hàng nói chung cũng như mặt hàng đồ hộp nói riêng của TCT còn quá nhỏ so với mức XK của cả nước (trên 70 triệu USD). Mặt khác chất lượng và hiệu quả kinh doanh chưa thực sự tương ứng với nhu cầu thị trường, với khả năng hiện có của TCT. Tuy đã tạo được một số thi trường ổn định, nhưng do sản phẩm không đảm bảo chất lượng đồng đều vì TCT mua hàng XK từ nhiều nhà máy nên đã ảnh hưởng đến uy tín chất lượng sản phẩm đồ hộp rau quả cảu TCT. Đây là một trở ngại lớn vì việc tìm được một hợp đồng là rất khó song vì chất lượng mà chúng ta để mất thì sẽ rất khó khôi phục lại. Hạn chế này còn tồn tại là do: + Trình độ công nghệ ở các nhà máy ché biến nói chung còn thấp và không đồng đều vì thế hạn chế khả năng XK của TCT. Mặt khác đơn vị thành viên chưa có sự liên kết thực sự chặt chẽ để hỗ trợ lẫn nhau. + Bộ phận mua chưa rút ngắn được thời gian mua hàng do vậy chi phí bảo quản, lưu kho tăng, thời gian sản xuất các lô hàng không đồng đều nên dễ xảy ra tình trạng chất lượng sản phẩm XK giảm đi trong quá trình bảo quản. + Bao bì , mẫu mã, nhãn hiệu còn đơn điệu chậm thay đổi. Chỉ mua hàng XK tại các nhà máy trực thuộc TCT sẽ làm cho sản phẩm XK của TCT khó cạnh tranh về giá khi sản phẩm XK của các doanh nghiệp khác có chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn. Muốn xâm nhập một thị trường mới chúng ta cần phải hiểu biết luật lệ điều kiện sản xuất cũng như điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường đó, việc này chúng ta còn chưa làm được, do vậy dẫn đến tình trạng người sản xuất không hiểu được sự vi phạm về các điều khoản trong hợp đồng cam kết sẽ gây thiệt hại như thế nào cho công tác kinh doanh. Việc nắm thông tin trong công tác XNK còn yếu, do vậy để chào được các sản phẩm phù hợp với thị trường luôn biến động chúng ta còn chưa làm được. Ví dụ như hiện nay chúng ta còn chào những sản phẩm chế biến như thời kỳ 90 sang thị trường Nga là không phù hợp về mẫu mă, giá cả cũng như khẩu vị. Chưa nắm bắt một cách có hệ thống các thông tin về tiến bộ khoa học và công nghệ rau quả trên thế giới. Chưa xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi làm công tác kinh tế đối ngoại, giỏi chuyên môn, năng dộng sáng tạo. Thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học, cho đầu tư đổi mới giống rau quả, đổi mới công nghệ chế biến các sản phẩm rau quả. Nói chung đặt trong các mặt hàng XK của Việt Nam ta phải công nhận một tồn tại là khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế còn yếu kém xét trên mọi giác độ: giá cả, chất lượng, thanh toán, vận tải, quảng cáo…trong khi đó thị trường XK còn nhỏ bé lại chưa ổn định, rời rạc, khả năng phản ứng với cạnh tranh còn chậm. Trong khi các nước đều muốn khuyếch trương và bành trướng thị trườngXK thị trường của mình thì hàng XK của Việt Nam vẫn còn ở thế phòng ngự, khả năng vươn ra thị trường còn rất khiêm tốn. Song bên cạnh đó thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được một thực tế rằng hàng Việt Nam đang được ngày càng cải thiện về mọi mặt, từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế, sản phẩm đã vươn tới thị trường mới kể cả thị trường được coi là khó tính nhất. Đây là bước tiến bộ cho hàng Việt Nam, góp phần thúc đẩy hoạt động XK của doanh nghiệp. TCT rau quả Việt Nam cũng là một doanh nghiệp XNK nên không nằm ngoài bối cảnh chung đó. Phương hướng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Chiến lược phát triển ngành rau quả đồ hộp của Việt Nam đến năm 2010 “ Phát triển sản xuất rau quả để trở thành một ngành sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện môi sinh môi trường, tạo ra nguồn hàng hoá đặc trưng của vùng tăng cường XK…” Với mục tiêu trên, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra chiến lược phát triển ngành sản xuẩt rau quả đến năm 2010. Theo nhận xét của nhiều chuyên gia nông nghiệp, nước ta hiện trong tình trạng thiếu các loại rau quả có chất lượng cao, ngay cả các loại thông thường lúc thiếu lúc thừa. Dự án phát triển ngành rau quả đến năm 2010 điều quan trọng sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 5 triệu người lao động. Với mục tiêu nhanh chóng thoả mãn nhu cầu đời sống của nhân dân về rau quả đồ hộp trong đó đẩy mạnh sản xuất và chế biến nước quả với giá rẻ để từng bước thay thế nước uống có cồn hiện nay. Để ngành sản xuất rau quả đồ hộp đạt hiệu quả kinh tế cao, theo các chuyên gia nông nghiệp cần phải đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến nhằm tạo đà thuận lợi cho phục vụ XK. Theo đề án quỹ đất có thể quy hoạch cho mở rộng diện tích trồng mới rau, hoa quả bằng các nguồn: sử dụng đất trống đồi trọc, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cải tạo vườn tạp. Quy hoạch vùng chuyên canh rau quả XK với tổng diện tích lên tới 133.000 ha. Về sản xuất nông nghiệp cần phải áp dụng qui trình canh tác tiên tiến như lựa chọn đất phù hợp, dùng giống tốt sạch bệnh. Bên cạnh đó phải xây dựng một số các xí nghiệp, công trình phụ nợ và các trung tâm kiểm tra chất lượng, cung ứng rau quả phục vụ cho chế biến và XK. Trước hết cần phải tận dụng triệt để các nhà máy cơ sở hiện có và từng bước xây dựng các cơ sở mới. Xây dựng hai nhà máy sản xuất hộp sắt phục vụ cho các nhà máy chế biến đồ hộp với tổng công suất 240 triệu hộp/1năm dự kiến đặt tại Hà nội và 50.000 tấn/năm, với nhiều dạng sản phẩm thoả mãn yêu cầu của các sản phẩm rau quả như chịu lạnh, chống ẩm và chịu va chạm… Phối hợp đầu tư mở rộng hai nhà máy bao bì thuỷ tinh ở Hải Phòng và TP HCM để nâng công suất đáp ứng nhu cầu phát triển. Ngoài ra sẽ thành lập một trung tâm cơ khí phối hợp các ngành cơ khí trong nước, đáp ứng nhu cầu chế tạo thiết bị cho ngành rau quả. Đồng thời tận dụng hệ thống cầu cảng có sẵn và bổ xung kho lạnh bảo quản ở các biển với tổng công suất chứa 35.000 tấn sản phẩm/lượt. Tổng số vốn 1.149 triệu USD (tương đương 16.086 tỷ đồng) sẽ bao gồm: cho sản xuất nông nghiệp 770 triệu USD, 195 triệu USD cho chế biến, cho kho tàng, vận chuyển và bao bì 124 triệu USD và cho nghiên cứu đào tạo, xây dựng vườn ươm, trợ giá giống là 60 triệu USD. Nguồn vốn huy động cho dự án được nồng ghép các chương trình xoá đói giảm nghèo, trồng 5 triệu ha rừng… Dự án phát triển rau, hoa quả thực sự tạo bước ngoặc mới cho ngành chế biến rau quả đồ hộp trong nước, giúp cho các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này có cơ hội thực hiện những hợp đồng với khối lượng lớn đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của hàng đồ hộp trên thị trường thế giới nhờ nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh hàng thực phẩm. Mục tiêu phát triển của TCT Cùng với dự án phát triển ngành rau quả Việt Nam từ nay đến năm 2010, TCT rau quả đã đưa ra mục tiêu phát triển cho mình. Cụ thể được trình bày trong buổi báo cáo tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999: Tiếp tục triển khai theo định hướng phát triển của TCT để làm tốt giai đoạn đầu của dự án. + Hoàn thành nhanh các dự án được phê duyệt. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các dự án mới được đề ra. + Xây dựng nhanh 4 trung tâm nhân giống dứa Cayene để thay thế dần giống dứa Qeen tại một số nhà máy. hoàn thành chương trình kế hoạch phát triển 1.000 ha dứa Cayene trong năm 2000 - Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, trước mắt là giống rau các loại, sau đó là chủng loại giống cây ăn quả. - Đẩy mạnh hơn nữa công tác XNK. + Giữ vững và phát triển thêm nhiều mặt hàng mới + Quyết tâm tìm mọi biện pháp khắc phục lại thị trường Liên Bang Nga và các nước XHCN cũ, các nước Tây Âu đang từng bước xâm nhập. Xây dựng chiến lược cụ thể để tiếp cận thị trường Trung Quốc, một thị trường lớn có triển vọng. - Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ vốn đầu tư và các dự án theo hình thức nước ngoài đầu tư thiết bị. Tiến tới xây dựng mạng lưới TCT ở nước ngoài. - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước. Mặt khác đầu tư thoả đáng cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và đầu tư cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, óc sáng tạo, dám nghĩ dám làm, chịu trách nhiệm, có đội ngũ chuyên môn vững vàng. Triển khai áp dụng kết quả của đề tài khoa học đã nghiệm thu vào hoạt động sản xuất kinh doanh vàkhuyến khích các cơ sở áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000. Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh. Các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh XK mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT đã thu được những thành công to lớn, có bước phát triển đáng kể cả về chiều rộng và chiều sâu, song còn nhiều hạn chế chưa tận dụng triệt để những cơ hội, những khả năng sẵn có của mình nên việc XK mặt hàng này chưa được phát triển mạnh mẽ. Qua việc phân tích đánh giá về thực trạng kinh doanh XK mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT trong những năm gần đây tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT rau quả Việt Nam như sau: Mở rộng thị trường xuất khẩu Trong kinh doanh theo cơ chế thị trường thì hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường có vai trò rất quan trọng và nó là một đòi hỏi tất yếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, qui mô thị trường, khách hàng và do đó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác nghiên cứu thị trường trong hoạt động kinh doanh XK mặt hàng đồ hộp rau quả sẽ cho phép doanh nghiệp xác định nhu cầu hiện tại của thị trường , dự báo nhu cầu trong tương lai, khả năng chiếm lĩnh thị trường, khả năng cạnh tranh trên thị trường …Để nghiên cứu nhu cầu thị trường có thể theo nhiều tiêu thức khác nhau trong đó để nắm bắt được những thông tin chính xác nhanh chóng, kịp thời thì TCT cần đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức các mối quan hệ thường xuyên hơn nữa với các cơ quan sứ quán thương vụ văn phòng có đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan tổ chức làm công tác đối ngoại của Việt Nam ở nước ngoài. Mặt khác cũng lên cử các cán bộ sang trực tiếp khảo sát thị trường, đàm phán ký kết trực tiếp với các doanh nhân nước ngoài… nhằm thu hút kết quả tốt. Hiện nay TCT đã có một văn phòng làm việc ở Liên bang Nga và chỉ định sẽ thiết lập văn phòng đại diện ở một số nước khác. Hoạt động này nên được xúc tiến vì sẽ có nhiều thuận lợi hơn cho các mặt hàng XK nói chung và mặt hàng rau quả nói riêng của TCT. Quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới là kết quả đáng mừng nhưng cũng cần phải xem xét, tìm hiểu nguyên nhân vì sao thị trường XK mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT chưa được phát triển hơn nữa để xứng đáng với tiềm năng của nó, có phải do yếu tố giá cả của mặt hàng này, do thời gian thực hiện hợp đồng hay do phương thức thanh toán bất lợi hay vì yếu tố chất lượng… từ đó đề ra các biện pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh hơn nữa những thị trường đã có đồng thời mở rộng thị trường của TCT cụ thể là: - Giữ vững thị trường đã được xác lập, khôi phục thị trường truyền thống, thực hiện tốt phương châm chú trọng những thị trường lớn nhưng không bỏ thị trường nhỏ. - Đối với thị trường Nga đây là thị trường lớn có tiềm năng, là thị trường truyền thống mà TCT rau quả Việt Nam đã có tín nhiệm. Do đó tuy gặp nhiều khó khăn ở thị trường này trong những năm gân đây nhưng TCT cần phải có quyết tâm bám trụ, xúc tiến nghiên cứu lập công ty tại Nga để phù hợp với cơ chế thị trường ở Nga nhằm khôi phục laị thị trường đồ hộp rau quả tại khu vực Viễn đông và Xêbiria của Nga. - Mỹ là một thị trường lớn, có khả năng tiêu thụ hoa quả chế biến của nước ta với khối lượng lớn. Đặc biệt tháng 12/2001 vừa qua Việt Nam đã ký được Hiệp định Thương mại với Mỹ nên chúng ta có rất nhiều thuận lợi . Do vậy, TCT cần đẩy mạnh hơn nữa vào thị trường này và hết sức chú ý yêu cầu về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thị trường Châu Âu: là thị trường tiêu thụ lớn mà xâm nhập mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT lại chiếm tỷ trọng và kim ngạch chưa cao. Do đó phải xây dựng lại kế hoạch mở rộng từng bước thị trường, vì đây được coi là khách hàng rất khó tính nên để người tiêu dùng chấp nhận và tiêu thụ nhiều hơn sản phẩm đồ hộp rau quả của mình TCT có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể như: nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, quảng cáo, trưng bày triển lãm, tham gia hội trợ thương mại, giới thiệu hàng hoá… Ngoài ra trong thời gian tới, TCT cần phải đầu tư cho công tác nghiên cứu những sản phẩm mới được thị trường thế giới ưu chuộng. VD: giống soài canh nông được trồng nhiều ở Cam Ranh trong nước thường không hợp khẩu vị nhưng lại rất hợp khẩu vị với nhiều nước Châu Âu, Mỹ. - Đối với các thị trường trong khu vực quả thật kim ngạch và tỷ trọng XK mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT còn rất thấp mặc dù việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là dễ dàng hơn. Dó đó TCT phải tìm mọi biện pháp để xâm nhập các thị trường này. Với quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa các nước trong khu vực hiện nay thì đây là điều kiện thuận lợi mà TCT nên nắm bắt để mở rộng thị trường, tạo thêm nhiều thị trường truyền thống cho TCT. Xây dựng chiến lược thị trường lâu dài và ổn định là cơ sở cho hoạt động kinh doanh XNK của TCT có hiệu quả. Do vậy công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường phải đặt trong mối quan tâm hàng đầu của TCT trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường là bước đầu cho sự thành công trong sản xuất, kinh doanh XNK của mỗi doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh Trong kinh doanh XNK phải luôn xác định được rằng: Việc tìm kiếm được thị trường đã là một việc khó nhưng để giữ được thị trường lại càng khó hơn. Vì thế đòi hỏi trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải đặt chữ “tín” nên hàng đầu. Muốn vậy sản xuất mặt hàng đồ hộp rau quả phải giữ được chất lượng sản phẩm, giá cả phải hợp lý, phải đảm bảo đúng số lượng và thời gian giao hàng theo hợp đồng đã ký. Trong điều kiện hiện nay khi đời sống thu nhập của dân cư tại các thị trường XK ngày càng cao thì kéo theo nó là sự đòi hỏi nhu cầu càng lớn. Khách hàng không chỉ cần đến số lượng mà còn yêu cầu khắt khe về chất lượng, giá cả mẫu mã của sản phẩm. Do đó để tiêu thụ được hàng đồ hộp rau quả trên thị trường thế giới thì TCT phải không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm là tạo ra uy tín cho doang nghiệp và chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: sự tiến bộ của KHKT, công nghệ trình độ quản lý, trình độ tay nghề lao động. Do đó nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đồ hộp rau quả của TCT nên thực hiện một số biện pháp chủ yếunhư sau: + áp dụng tiến bộ KHKT công nghệ mới vào sản xuất mặt hàng đồ hộp rau quả . + Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến khâu giao hàng, loại bỏ kịp thời nhứng sản phẩm không đạt yêu cầu. + Tổ chức đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kịp thời đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo chất lượng. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh: đây là cơ sở để tăng sức cạnh tranh của TCT trên thị trường đồ hộp rau quả. Sản phẩm đồ hộp rau quả đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và luôn thay đổi của khách hàng. Vì vậy bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm cho các mặt hàng đồ hộp rau quả truyền thống, TCT cần tiếp tục nghiên cứu sản xuất ra nhiều mặt hàng đồ hộp mới, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm công nghiệp chế biến chế biến rau quả. Khi tiến hành đa dạng hoá mặt hàng đồ hộp rau quả TCT có thể thực hiện theo các hướng sau: đa dạng hoá theo giá sản phẩm hoặc đa dạng hoá theo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó TCT phải liên tục áp dụng các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đồ hộp rau quả để tìm bạn hàng, tìm đối tác bạn hàng làm ăn có lợi cho hoạt động kinh doanh của TCT. Nâng cao năng lực giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu Hoàn thiện qui trình đàm phán và ký kết hợp đồng XK tạo điều kiện cho TCT thực hiện được hợp đồng thuận lợi hơn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để giành được một hợp đồng thuận lợi đòi hỏi TCT phải hiểu rõ đối tác của mình và phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật giao tiếp của cán bộ trực tiếp đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong thời gian tới TCT nghiên cứu thêm một số hình thức ký kết ngoài hình thức văn bản như trao đổi bằng thư xác nhận các điều khoản mà hai bên đã thoả thuận. Hiện nay XK của TCT chủ yếu dựa vào hàng mẫu nên cần phải chú ý tới các cụm từ tưởng như rất nhỏ nhưng nó là vấn đề nảy sinh tranh chấp nhiều nhất hiện nay như ‘chất lượng tương tự như mẫu hàng’ hoặc ‘chất lượng gần như mẫu hàng’. Khi gửi hàng mẫu cho phía đối tác đồng thời TCT phải giữ lại một mẫu hàng giống như vậy để làm cơ sở khi xảy ra tranh chấp về hình thức cũng như chất lượng hàng XK. Ngoài hình thức XK hàng theo mẫu, TCT có thể XK theo nhãn hiệu hàng hoá, dựa theo tiêu chuẩn và phẩm cấp, dựa vào từng qui cách mặt hàng. Để có thể XK theo nhãn hiệu hàng hoá đòi hỏi TCT phải thực hiện một nhãn hiệu hàng hoá có uy tín trên thị trường và phải thường xuyên cải tiến liên tục mà nhãn hiệu hàng hoá vẫn được giữ, trên mỗi nhãn hiệu hàng hoá phải có năm sản xuất. Khi xác định chất lượng cần phải tiến hành một cách khoa học và hợp lý để tránh tranh chấp khi thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, cần xuất phát từ thực tiến sản xuất, không vì muốn đạt được hợp đồng bằng mọi cách mà xác định gượng ép quá cao hay thấp so với hàng thực. Đặc biệt không thể chấp nhận chất lượng quá cao mà trên thực tế chưa sản xuất được vì như vậy TCT không thể đảm bảo chất lượng của hàng XK dẫn đến phải bồi thường do vi phạm hợp đồng, uy tín kinh doanh cũng bị giảm đi. Do vậy khi chất lượng vào trong hợp đồng phải ghi rõ ràng không ghi từ ngữ mơ hồ như “ước khoảng” “trên dưới”…vì hiện nay tranh chấp nhiều nhất giữa bên XK và bên NK là chất lượng hàng hoá. Về điều kiện bao bì, song song với hình thức XK theo bao bì truyền thống TCT vẫn sử dụng hiện nay, TCT nên ký hợp đồng XK theo bao bì đặt hàng của khách hàng. Với việc ký được hợp đồng XK này, TCT có thể đem về nhiều lợi nhuận hơn. để khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán đúng hạn và giữ quan hệ với khách hàng thì TCT nên áp dụng các loại chiết khấu. Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Đề xuất mô hình tổng quát qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Hình 2: Mô hình tổng quát qui trình thực hiện hợp đồng XK Giục phía nhập khẩu mở L/C và kiểm tra sự phù hợp của L/C Mua hàng XK Kiểm tra chất lượng và đóng gói bao bì theo yêu cầu của hợp đồng Thuê tàu, lưu cước Thuê phương tiện vận tải chở hàng về nơi tập kết Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) Làm thủ tục thanh toán Mua bảo hiểm cho hàng hoá XK Làm thủ tục hải quan Giao hàng lên tàu Ghi chú: Nghiệp vụ tiến hành song song Nghiệp vụ tiếp theo Mô hình này được đưa ra nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng XK và rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng góp phần nâng coa khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín kinh doanh trên thị trường quốc tế. Thay vì tiến hành lần lượt theo từng bước các nghiệp vụ trong qui trình, TCT nên tập trung nhân lực giải quyết kết hợp các nghiệp vụ trong cùng một thời gian. VD: TCT có thể tổ chức mua hàng XK song song với việc thúc giục phái nhập khẩu mở L/C và kiểm tra sự phù hợp của L/C, có thể kết hợp nghiệp vụ thuê tàu lưu cước với nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá XK, hoặc có thể khiếu nại hay giải quyết khiếu nại trong quá trình tập hợp chứng từ thanh toán. Bên cạnh việc kết hợp trên đây, còn có nhiều cách kết hợp khác nữa mà TCT có thể nghiên cứu để áp dụng vào đơn vị mình cho phù hợp. Thiết lập một mô hình tổng quát cho toàn TCT là việc làm hết sức quan trọng và rất phức tạp, trên đây chỉ là một đề xuất nhỏ mang tính gợi ý. TCT là một doanh nghiệp lớn có thể kinh doanh dựa trên lợi thế sản xuất theo quy mô, điều này tạo điều kiện cho TCT phát triển phát triển sản xuất kinh doanh ra các thị trường lớn tiềm năng. Mô hình tổng quát giúp TCT thực hiện hợp đồng XK một cách có hệ thống, các nghiệp vụ không bị chồng chéo lên nhau, cán bộ giám sát có thể thấy ngay được những vấn đề nảy sinh cũng như hiệu quả của từng nghiệp vụ trong quy trình từ đó đưa ra cách khắc phục sao cho hợp lý hơn. Bên cạnh, đó nhờ hoạt động theo một tổ chức nhất định giúp cho TCT không phải xây dựng những bước đi cụ thể cho từng hợp đồng XK riêng biệt sao cho quy trình thực hiện hợp đồng có hiệu quả nhất mà việc này rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Để mô hình phát huy hết ưu điểm của nó đòi hỏi TCT phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đồng thời biết kết hợp linh hoạt, hợp lý các nghiệp vụ trong quy trình và có thể đưa ra cách giải quyết những vấn đề nảy sinh cần khắc phục ngay. Tuy nhiên, TCT cần phải nghiên cứu để phân rõ đội ngũ cán bộ ra từng bộ phận riêng biệt chuyên thực hiện những nghiệp vụ nhất định nhằm nâng cao nghiệp vụ trách nhiệm và phát huy năng lực riêng của mỗi người, giúp họ hiểu rõ hơn công việc mình. Chỉ có như vậy TCT mới khai thác tối đa có hiệu quả nguồn lực vốn có của mình cho sự nghiệp phát triển ngành rau quả của Việt Nam nói chung và của TCT nói riêng. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu Đề xuất mô hình hoạt động mua hàng. Hình 3: Hoạt động mua hàng XK ( mặt hàng đồ hộp rau quả ) Hoạt động mua hàng XK Nghiên cứu khả năng cung ứng hàng XK Nghiên cứu thị trường XK Dự báo bán và thị phần Chọn nguồn hàng mua và quyết định mua Xác lập kế hoạch mua hàng tương ứng với kế hoạch tiếp thị bán Thương lượng mua và ký hợp đồng mua hàng XK với các nhà máy Điều hoà kế hoạch mua và nhập theo kế hoạch tiếp thị bán Thanh toán các quy trình mua Hoàn thiện nghiệp vụ và tăng thị trường mua của công ty Qua quá trình nghiên cứu hoạt động mua hàng XK của TCT, tôi có một số đề xuất mong muốn góp phần hoàn thiện hơn công tác chuẩn bị hàng XK. đối với mặt hàng đồ hộp rau quả, TCT chủ yếu XK thông qua các đơn vị đặt hàng và hiệp định trả nợ. Để mở rộng thị trường XK, tăng lợi nhuận TCT cần phải nghiên cứu thị trường nguồn hàng, về mặt này TCT chưa đạt hiệu quả. TCT cần phải đẩy mạnh hơn nữa mạng lưới mua hàng, liên kết với các bạn hàng tạo mối quan hệ với các cơ sơ cung cấp hàng. Để làm được điều này TCT cần phải xây dựng được mối quan hệ với các nhà máy chế biến trong và ngoài đơn vị. - Xác định các dơn vị mua hàng: Trong thời gian tới TCT nên nghiên cứu khai thác thêm các đơn vị cung cấp hàng XK bên ngoài bởi vì nếu chỉ tập trung mua hàng XK của các đơn vị trực thuộc TCT sẽ làm cho TCT mất đi lợi thế cạnh tranh về giá cả cũng như về chất lượng. Biện pháp này vừa có tác dụng kích thích các đơn vị thành viên không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành hàng XK nếu các đơn vị này muốn giành được hợp đồng cung cấp hàng XK cho TCT, mặt khác tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị thành viên và các đơn vị không phải là thành viên. Tóm lại, nếu khai thác triệt để các đơn vị cung cấp hàng XK sẽ giúp cho TCT có lượng hàng đảm bảo đúng hợp đồng đồng thời tạo mối quan hệ tốt với các đơn vị nguồn hàng khắp cả nước, đây là một lợi thế mạnh tạo tiền phát huy được ưu thế của TCT. - Xác định phương thức mua: TCT chọn phương thức mua thông qua hợp đồng mua bán với giá cả thoả thuận là một biện pháp gom hàng của TCT. Trong thời gian tới TCT nghiên cứu thêm phưong thức mua hàng mua theo giá thoả thuận từng thời điểm. Mua theo phương thức này rất phù hợp với tình hình hiện nay vì hai bên thoả thuận với nhau về giá cả trên cơ sở phẩm chất qui cách hàng và phương thức thanh toán sau đó trao đổi hàng, tiền mà không cần dùng đến hợp đồng kinh tế. TCT nên áp dụng phương thức này trong trường hợp thiếu hụt hàng XK so với hợp đồng nên phải cần gấp một số hàng để bổ sung vào chỗ thiếu. Phương thức này giúp cho TCT có thể xác định ngay hiệu quả của hợp đồng đem lại. Đề xuất về tiếp nhận, vận chuyển hàng hoá. Theo ý kiến của tôi việc tiếp nhận hàng hoá của TCT sau khi mua hàng còn có nhiều hạn chế. TCT còn có nhiều người thực hiện các nghiệp vụ khi tiếp nhận hàng hoá, phương tiện hàng hoá thiếu đồng bộ. Thời gian tới, TCT cần bổ xung thêm lực lượng, phương tiện kỹ thuật để tăng năng suất và hiệu quả khi nhận hàng. Tăng cường khâu chuẩn bị hàng, xem xét kỹ hoá đơn, chứng từ hàng hoá, vào kế hoạch nghiệp vụ kho, hợp đồng ký kết các đơn đặt hàng và thông báo nhận hàng để bộ phận kho lên kế hoạch chuẩn vị kho chứa, các thiết bị dụng cụ để nhận hàng, nguồn nhân lực và các chứng từ cần thiết có liên quan đến lô hàng xác nhận. Bên cạnh đó, khi tiếp nhận hàng TCT cần tiến hành song song hai nội dung: - Tiếp nhận số lượng: Xác định chất lượng hàng nhận bằng việc quan sát, phân tích thực trạng hàng hoá rồi đối chiếu với chất lượng ghi trong hợp đồng. Về vận chuyển hàng hoá, TCT cần phải lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hoá cụ thể. Nếu TCT phải vận chuyển hàng hoá thì phải lựa chọn 6 yếu tố sau: tốc độ ( thời gian vận chuyển từ nguồn hàng đến nơi nhận), tần số gửi (theo kế hoạch hàng ngày), độ tin cậy (đảm bảo lịch vận chuyển, khả năng vận chuyển các loại hàng khác nhau), khả năng đáp ứng (số địa điểm phục vụ), cước phí (cho một tấn hàng), độ an toàn ( trong quá trình vận chuyển không nên kéo dài thời gian vận chuyển theo qui định đối với từng mặt hàng đồ hộp rau quả. Đề xuất biện pháp về tổ chức giao nhận hàng xuất khẩu Công tác giao nhận hàng hoá là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm mục đích phối kết hợp một cách tối ưu công cụ vận tải với các dối tượng cần chuyên chở từ nơi gửi đến nơi nhận. Người giao nhận cần phải hiểu biết chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức có liên quan tại cảng và biết thích ứng nhanh gọn nhất với các đòi hỏi của chủ hàng và phương tiện. Do vậy, TCT phải không ngừng đào tạo lại đội ngũ cán bộ giao nhận hàng XK, cán bộ của TCT cần thông thạo ngoại ngữ, luật pháp và ứng xử ngoại giao tốt. Công tác giao nhận hàng XK tại TCT cần phải dặt ra những yêu cầu sau: - Chuẩn bị hàng phù hợp với qui định của hợp đồng hoặc L/C. - Tổ chức xếp hàng xuống tàu và giao hàng cho nhanh chóng, chính xác, giảm đến mức thấp nhất hàng hư hỏng, mất mát. - Lập bộ chứng từ hợp lệ và chuyển giao nhanh chóng để thu hồi tiền hàng nhanh. Đây là yêu cầu quan trọng nhất. - Chấp hành tốt chính sách đối ngoại của Nhà nước, nâng cao uy tín và độ tin cậy của khách hàng trong giao dịch. Bên cạnh đó, trong quá trình giao nhận cán bộ nghiệp vụ cần phải giám sát, kiểm tra việc bốc vác và sắp xếp hàng lên phương tiện vận tải để không có sự đổi chỗ, xê dịch hàng trong chuyến đi, đồng thời cần tham khảo các bảng tương hợp để kiểm tra xem chuyến đi có cùng chủng loại hàng hoá hay không … và có thể yêu cầu lập hồ sơ để xếp hàng lên tàu tuỳ theo yêu cầu của hợp đồng cũng như yêu cầu chủ tàu xuất trình giấy khám hầm tàu. Tổ chức sản xuất chế biến và kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu Có thể nói thị trường XK đồ hộp rau quả của TCT rất đa dạng và tiềm năng còn lớn, đây là một hoạt động để mở rộng hoạt động sản xuất chế biến hàng XK. Tuy nhiên điều đáng lo ngại nhất hiện nay là làm thế nào đảm bảo được sản phẩm đồ hộp rau quả XK đạt chất lượng cao với khối lượng lớn. Vì trên thực tế mặt hàng rau quả của Việt Nam nói chung và của TCT nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế một cách tốt nhất cả về số lượng và phẩm chất. Kiểm tra chất lượng hàng XK thực ra là việc kiểm tra, quan sát, phân tích thực trạng hàng hoá đối chiếu với chất lượng ghi trong hợp đồng. Khi kiểm tra chất lượng hàng XK TCT nên kết hợp hai phương pháp sau: - Phương pháp cảm quan: Dựa vào trực giác, kinh nghiệm thực tế của nhân viên giám định để đánh giá chất lượng hàng hoá. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh rẻ nhưng lại có nhược điểm là kém chính xác. - Phương pháp phòng thí nghiệm: Sử dụng các thiết bị chuyên dùng để đánh giá đưa ra kết luận. Ưu điểm của phương pháp này là độ chính xác cao nhưng nhược điểm là chi phí rất cao. Đồng thời các chất cặn bá của thuốc trừ sâu phải được yêu cầu tiến hành phân tích nghiên cứu trước khi kiểm tra xem có hợp với qui định của hợp đồng XK hay không. Theo dự kiến TCT có thể XK được một khối lượng tương đối lớn các mặt hàng rau quả hộp như 4.500 tấn dứa, 4 triệu USD chuối sấy, 5 triệu USD tương ớt…thì vấn đề cấp bách hiện nay của TCT là công tác đầu tư cải tiến bao bì nhãn hiệu hàng hoá. Chẳng hạn đối với mặt hàng dứa miếng, dứa khoanh hoặc nước quả không thể dùng bao bì bằng hộp sắt tây mà nên nghiên cứu, áp dụng các loại bao bìbằng lọ thuỷ tinh hoặc hộp dứa cứng bởi thị hiếu tiêu dùng hiện nay là thích nhìn thấy sản phẩm bên trong, mặt hàng nước qủa cũng vậy, nên nghiên cứu sử dụng bao bì bằng giầy tráng kẽm vì không những giá thành hạ hơn mà khi sử dụng cũng rất thuận tiện, hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là phải tổ chức lại sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ chế biến và tạo ra giống rau quả có chất lượng cao với chủng loại sản phẩm đa dạng. Để làm được điều này cần phải tận dụng triệt để các nhà máy, cơ sở kỹ thuật hiện có và từng bước xây dựng cơ sở mới đầu tư trang thiết bị hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu Để có đủ nguồn vốn kinh doanh TCT cần phải liên doanh liên kết với các đơn vị khác trong và ngoài nước. Biện pháp này có thể khắc phục được tình trạng thiếu vốn thúc đẩy TCT phát triển do đó TCT cần phải mở rộng liên doanh với các đối tác nước ngoài nhiều hơn nữa. Chính vì vậy, trong tương lai nếu như có điều kiện hoặc cơ hội thì biện pháp này được áp dụng để tạo đà cho phát triển cũng như hội nhập tốt hơn vào thị trường thế giới. Trước mắt TCT nên áp dụng một số biên pháp sau: - Tăng cường huy động vốn tự có của TCT, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất lao động của các đơn vị thành viên và giảm giá thành sản phẩm, tăng nguồn vốn lưu động. - Huy động nguồn vốn trong toàn TCT với lãi suất hợp lý. Một mặt đáp ứng nhu cầu vốn, mặt khác tạo sự gắn bó trách nhiệm của họ đối với TCT. - Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức trong nước, của chính phủ và của tổ chức nước ngoài. - TCT cần đẩy mạnh tiêu thụ trong nước. Một là hỗ trợ vốn cho XK, hai là XK sẽ trở nên linh hoạt hơn nếu các chi phí cố định và chi phí chung một phần được bù đắp từ khối lượng bán trong nước. Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu cho đội ngũ cán bộ kinh doanh trong TCT Đội ngũ cán bộ kinh doanh phải có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng chính xác, kịp thời nhu cầu thị trường. Đồng thời phải nắm được thông tin và sự thay đổi của nhu cầu và giá cả thị trường quốc tế, thành thạo các nghiệp vụ. Tuy nhiên để có được một đội ngũ nhân viên tác nghiệp như vậy TCT phải tiến hành tuyển chọn đào tạo, lựa chon những người có kinh nghiệm, năng lực, ngoại ngữ tin học. Trang bị các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại, tạo ra động lực cho cán bộ kinh doanh trong việc hoàn thành tốt các nghiệp vụ được giao. Một số biện pháp hạn chế rủi ro Nhiều nhà sản xuất kinh doanh chỉ tính đến lợi nhuận trước mắt là sao cho hàng của mình được bán với mức giá có lời nhất mà không tính đến những ảnh hưởng cũng như tác động của việc chiến lược Maketing XK sau này đối với công ty. Chính vì vậy công ty gặp không ít trở ngại, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh cùa mình, để hạn chế những rủi ro trong quá trình kinh doanh, tôi xin đề xuất một số biện pháp đối với TCT như sau: - Cập nhật thông tin về luật, qui định đối với nhập khẩu và phân phối ở các thị trường, các thông tin về hoạt động của các hãng cạnh tranh, trong những trường hợp có sự bất ổn nghiêm trọng nên hạn chế hoặc ngừng XK. Bám sát tình hình kinh tế ở tất cả các thị trường XK lớn, có kiểm tra tín dụng định kỳ đối với khách hàng chủ yếu, tính cả những rủi ro qua bảo hiểm thương mại hoặc Chính phủ, hạn chế hoặc ngừng XK nếu cán cân thanh toán hay dự trữ thay đổi. Trong hợp đồng phải có điều khoản về trọng tài kinh tế, đồng thời phải đề nghị một số chuyên gia tư vấn về Pháp luật trong nước xem xét tất cả các hợp đồng lớn, giám sát những tiến triển mới trong quyết định về luật và toà án. Thường xuyên giám sát tất cả các đơn đặt hàng (về giá cả, thời gian), giám sát chất lượng và sự thích ứng của các biện pháp làm bao bì cho hàng XK, đưa ra điều kiện bảo hiểm hợp lý, đảm nhiệm bảo hiểm cho đến khi khách hàng nhận đủ hàng. Cán bộ trước khi gửi ra nước ngoài công tác phải có sự lựa chon thận trọng, phải được đào tạo và nắm bắt tương đối mọi công việc, phải nắm bắt được những rủi ro do việc vi phạm luật ở nước ngoài đề ra, có bảo hiểm đặc biệt đối với tai nạn ốm đau và chi phí đi lại. Một số kiến nghị đối với Nhà nước Trong năm 1998 vừa qua, sự thay đổi về cơ chế điều hành XNK của Nhà nước và điều chỉnh tỷ giá đồng đô la đã gây cho các công ty kinh doanh XNK nói chung và TCT rau quả Vệt nam nói riêng không ít khó khăn trong kinh doanh XNK, một số đơn vị đã không trụ được đã bị thua lỗ trong kinh doanh. Vì vậy Nhà nước nên chú trọng hơn nữa đến hiệu quả các doanh nghiệp XNK thông qua việc sử dụng các chính sách đặc biệt là các chính sách thuế XNK, chính sách tín dụng, đầu tư tạo nguồn hàng XK, lãi xuất ngân hàng. Các chính sách này một mặt tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp đẩy mạnh XK mặt khác phải tạo ra được áp lức buộc các doanh nghiệp XNK phải nâng cao khả năng cạnh tranh là yếu tố thúc đẩy của doanh nghiệp. Nhà nước nên ấn định một mức tỷ giá hối đoái cố định, tạo điều kiên thuận lợi trong quan hệ thanh toán với các doanh nghiệp. * Đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và XK rau quả đồ hộp. Ngành rau quả hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp đủ hàng XK khối lượng lớn với chất lượng đồng đều. Các doanh nghiệp kinh doanh XNK trong ngành này hầu như phải thu mua hàng XK tại nhiều đơn vị nguồn hàng tại nhiều địa phương, đặc biệt rất khó khăn với hợp đồng lớn, thời gian thực hiện hợp đồng ngắn. Chất lượng của hàng đồ hộp rau quả còn chưa đồng đều, hầu hết còn chưa đạt chất lượng XK. Hiện nay vẫn còn tình trạng sản xuất, chế biến ồ ạt mà không biết đến tiêu thụ như thế nào, sản xuất chế biến chưa đảm bảo cân đối nhu cầu trong nước và nhu cầu XK. Nhà nước chưa có chính sách thực sự khuyến khích các hộ gia đình mở rộng diện tích trồng cây ăn quả. Với tất cả khó khăn trên đã cản trở một phần tới sự phát triển của ngành rau quả. Chính vì vậy ngành rau quả cần phải có sự đầu tư phát triển như sau: Có qui hoạch sắp xếp lại ngành rau quả, đồ hộp để có thể phối hợp phát huy năng lực hiện có, đầu tư đổi mới công nghệ chế biến phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được yêu cầu của khách hàng quốc tế. Chính phủ cần tạo điều kiện hỗ trợ triển khai dự án phát triển ngành sản xuất rau quả chế biến từ nay đến năm 2010. Hiện nay Nhà nước mới chỉ thành lập quĩ hỗ trợ sản xuất cho một số ngành chế biến nông sản khác, nhưng trong thời gian tới ngành rau quả cần được thành lập quĩ này để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị lỗ trong mỗi vụ vì giá cả trên thị trường thế giới bị giảm mạnh làm lượng tồn kho lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể hỗ trợ lãi suất từ quĩ bình ổn giá. Ngay trong thời điểm hiện nay, giải quyết đời sống người dân trồng cây ăn quả qua việc hỗ trợ giá thu mua có ý nghĩa quan trọng để giữ được vị thế cây trồng đồng thời đề nghị Nhà nước cho phép lập quĩ bảo hiểm cây trồng trong trường hợp rủi ro bất khả kháng như thiên tai, sâu bệnh.v.v.. Cần phải đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh gắn liền với công nghệ chế biến và các vùng tập trung đông dân cư phục vụ XK. Về thị trường chỉ có chính sách bảo lãnh XK mới có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng dài hạn, bên cạnh đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế để tìm kiếm thị trường. Kết luận Qua việc nghiên cứu tìm hiểu và phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu rau quả tại TCT rau quả Việt Nam, đặc biệt là việc đi sâu tìm hiểu thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả Việt Nam ta nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những khó khăn: chất lượng rau quả của TCT thấp, qui mô, trình độ sản xuất, chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu và khoa học công nghệ về rau quả còn lạc hậu so với trình độ khoa học chung của khu vực và thế giới. Nhưng với những biện pháp đưa ra phần nào đã khắc phục những nhược điểm trên. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, Em mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy để bài viết hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 1997, 1998, 1999 của Tổng công ty rau quả Việt Nam Giáo trình “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương” của PGS Vũ Hữu Tửu - trường Đại học ngoại thương Giáo trình “Tổ chức và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế” của TS. Trần Chí Thành – trường Đại học kinh tế Quốc dân Giáo trình “Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương” của PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm và PGS.TS Hoàng Văn Châu – trường Đại học Ngoại thương Báo cáo tổng kết của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1997, 1998, và 1999. Thạc sỹ Hà Giao Nam Khánh - Quản trị tiếp thị toàn cầu - NXB TP. Hồ Chí Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35281.doc
Tài liệu liên quan