Qua phần nghiên cứu thực trạng ngành mía đường Việt Nam ta thấy mía đường Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém về mọi mặt từ chất lượng, năng suất mía đến hiệu quả hoạt động và giá thành sản xuất của các nhà máy chế biến. Tuy nhiên ở nước ta vẫn có những nhà máy làm ăn có lãI, những vùng mía đạt năng suất và chữ đường cao nên hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với các nước trên thế giới. Nhưng do việc tổ chức các chương trình đàu tư lớn không đúng thời điểm, quy hoạch bố trí một số nhà máy không đúng chỗ, quy mô và công nghệ chưa thích hợp, hoạt động kém hiệu quả. Một số vùng mía phát triển tràn lan không phù hợp với điều kiện sinh tháI dã gây ảnh hưởng kéo theo đến toàn bộ ngành mía đường của Việt Nam tụt hậu.
Mặt khác việc yếu kém trong quản lý khiến các nhà máy đường thuộc sở hữu nhà nước làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Thực tế cho thấy, chế biến đường quy mô lớn và trung bình mang lại hiệu quả cao hơn các nhà máy nhỏ. Họ có đủ điều kiện để mở rộng công suất, tăng năng lực sản xuất trong khi nếu chúng ta mở rộng thị trường các nhà máy quy mô nhỏ khoongong thể cạnh tranh được buộc phải đóng cửa sản xuất. Tự do hoá thương mại vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với ngành mía đường Việt Nam.
41 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư trang thiết bị máy móc. Là phương tiện doanh nghiệp tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển Từ đó tạo ra được đội ngũ lao động lành nghề, tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao có chi phí hợp lý, kiểu dáng mẫu mã đẹp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Và trong cuộc chạy đua để dành lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường vốn là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tiến hành hàng loạt các hoạt động xúc tiến, các chương trình Marketing, các hoạt động nghiện cứu phát triển tạo ra công nghệ , sản phẩm mới
Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành hàng loạt các hoạt động chiến lược và tác nghiệp giúp doanh nghiệp thắng thế trong cạnh tranh.
5. Chiến lược nguồn nhân lực.
Con người là yếu tố chính của tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất kỳ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực.Người lao động có kỹ năng sẽ góp phần nâng cao sức mạnh của tổ chức từ đó giúp tổ chức đứng vững trong cạnh tranh. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Ngày nay khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các tổ chức muốn tồn tại hay phát triển buộc phải cải tổ tổ chức mình theo hướng gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang tính chất quyết định.
Lực lượng lao động có kỹ năng đã và đang trở thành lợi thế cạnh tranh của tổ chức và chiến lược nguồn nhân lực là điều kiện cần thiết để tổ chức tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh. Để quản trị nguồn nhân lực một cách hiệu quả ta cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực.
Thiết kế, phân tích công việc.
Thù lao lao động.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lựtc.
Lực lượng lao động có kỹ năng đã và đang trở thành lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ quản lý năng động, chuyên nghiệp, đội ngũ công nhân lành nghề sẽ điều hành và tổ chức các hoạt động tác nghiệp trong doanh nghiệp tốt từ đó xây dựng cho mình một mô hình văn hoá doanh nghiệp hiện đại, năng động với chế độ làm việc ổn định. Xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp như một đại gia đình hướng tới một tinh thần đồng đội cao từ đó đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Lực lượng lao động của doanh nghiệp được đào tạo và có môI trường phát triển toàn diện sẽ có những sáng kiến cảI tiến kỹ thuật, mẫu mã chất lượng sản phẩmtrong quá trình sản xuất từ đó giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
4. Kênh phân phối và chiến lược Marketing
4.1 Kênh phân phối
- Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau thamgia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có hai loại kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp
Các trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối như : nhà bán buôn, nhà bán lẻ , đại lý và môi giới , nhà phân phối
Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng . Nhờ mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian , địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với những người tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ.
Một doanh nghiệp có kênh phân phối sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp tiến hành các hoạt động xúc tiến, khuếch trương cho những sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ tung ra thị trường. Đẩy mạnh các chương trình truyền thông, quảng bá hình ảnh sản phẩm đến với người tiêu dùng rõ nét hơn, hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh. Thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp mà không phảI của đối thủ cạnh tranh. Mặt khác thông qua kênh phân phối, doanh nghiệp sẽ thu thập được những thông tin cần thiết để lập chiến lược phân phối, soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hoá đưa những hình ảnh về sản phẩm, về công ty đến với khách hàng hiệu quả nhật vượt qua đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Kênh phân phối càng mở rộng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn vì sự vươn rộng của kênh phân phối sẽ giúp cho khách hàng tiếp cận với công ty, với sản phẩm của công ty nhiều hơn. Qua đó công ty cũng thu thập nhiều thông tin về khách hàng, về nhu cầu thị hiếu của họ để đáp ứng một cách tốt nhất.
4.2. Chiến lược Marketting:
Marketting là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thoã mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.
Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không tìm cách gắn hoạt động kinh doanh của mình với thị trường vì chỉ có như vậy doanh nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường. Marketting đã kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Marketting phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh và có mối liên hệ thống nhất hữu cơ với các chức năng khác. Nó chỉ ra cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản như:
+ Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ sống và mua hàng hoá ở đâu?
+ Họ cần loại hàng hoá như thế nào? Đặc tính của hàng hoá ra sao? Cách bao gói? Có cần thay đổi gì không?
+ Giá hàng của công ty nên quy định là bao nhiêu? Có phù hợp không? Khi nào thì nên tăng giảm?
+ Doanh nghiệp nên tự tổ chức bán hàng hay dựa vào lực lượng khác?
+ Làm thế nào để khách hàng biết đến mua và yêu thích hàng hoá của doanh nghiệp?
+ Hàng hoá của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau khi bán không? Doanh nghiệp có khả năng cung ứng loại dịch vụ nào?
Marketing giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng từ đó thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ tốt hơn đối thủ cạnh tranh và được khách hàng chấp nhận. Marketing tìm ra những nhu cầu của khách hàng chưa được thoả mãn đồng thời khám phá ra những nhu cầu tiểm ẩn chưa được biết đến để tìm ra những hướng kinh doanh mới. Marketing biến những nhu cầu tiềm ẩn chưa được khám phá để biến thành cơ hội kinh doanh của mình. Nếu một doanh nghiệp có bộ phận Marketinh tốt họ sẽ nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường, chạy trước đối thủ cạnh tranh một bước chắc chăn sẽ dễ dàng hơn để dành thế chủ động trong cạnh tranh.
5. Yếu tố giá cả sản phẩm
5.1 Định nghĩa về giá cả
Giá cả biến số duy nhất của Marketing-mix tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Các quyết định về giá luôn gắn với kết quả tài chính của doanh nghiệp. Trong hoạt động trao đổi, mong muốn bán được sản phẩm với giá cao là một trong những biểu hiện đặc trưng trong hành vi thoả thuận về giá cả của người bán
Thông tin về giá cả luôn giữ vị trí số một trong việc đề xuất các quyết định kinh doanh nói chung và các quyết định về giá cả nói riêng
Với người mua: giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó
- Với người bán: Giá cả một hàng hoá, dịch vụ là khoản thu nhập mà người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó
5.2 Chiến lược giá
Chiến lược giá bao gồm toàn bộ các quyết định về giá mà người quản trị giá phải soạn thảo và tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp thưo đuổi .Chiến lược giá bao gồm các nội dung cơ bản như :
Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tác động đến các quyết định về giá
Xác định mức giá chào hàng , giá bán , chiết khấu , giá bán sản phẩm mới Xác định những mức giá cụ thể cho từng mặt hàng , kiểu kênh phân phối , thời gian và địa điểm tiêu thụ
Ra các quyết định về thay đổi giá bao gồm các quyết định điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi
Lựa chọn những ứng xử thích hợp trước những hoạt động cạnh tranh qua giá cả của đối thủ cạnh tranh
Tuỳ theo từng thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà doanh nghiệp đưa ra các chiến lược giá riêng. Giá là yếu tố tác động trực tiếp đến quyết định mua sắm của ngươI tiêu dùng. ở những thị trường nhạy cảm về giá chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá cả sản phẩm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến lượng sản phẩm tiêu thụ. Vì vậy khi các chiến lược giá được đưa ra nó được xem như là công cụ hữu hiệu nhất để doanh nghiệp dành chiến thắng trong cạnh tranh.
6.Thương hiệu sản phẩm
6.1.Khái niệm thương hiệu
Có rất nhiều khái niệm về thương hiệu, ở đây ta tìm hiểu khái niệm thương hiệu của hiệp hội Marketing Mỹ
Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ thiết kế... hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của người bán hoặc một nhóm người bán với hàng hoá, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh
Thương hiệu được cấu thành bởi hai phần
+Phần phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như: tên công ty, tên sản phẩm, các khẩu hiệu........
+Phần không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như: hình vẽ, biểu tượng, màu sắc,kiểu dáng thiết kế....
Thương hiệu là bất cứ cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận biết dễ dàng và khác biệt hoá so với sản phẩm cùng loại.
6.2 .Chức năng của thương hiệu
Thương hiệu bản thân nó có ý nghĩa nhiều hơn cái tên của mình và được tạo dựng dựa trên tập hợp tất cả các nguồn lực của công ty. Thương hiệu sản phẩm có các chức năng chủ yếu như sau:
- Chức năng phân đoạn thị trường
- Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm
Thương hiệu được biết đến khi sản phẩm đã được tung ra thị trường, mặc dù được bảo hộ độc quyền nhưng các thương hiệu vẫn bị cuốn theo cạnh tranh nếu họ không muốn đánh mất mình trên thị trường.Thương hiệu đóng vai trò như một tấm lá chắn bảo hộ cho sự đổi mới dưới dạng bảo hộ sở hữu trí tuệ
- Đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng
Phần hồn của một thương hiệu chỉ có thể được cảm nhận thông qua sản phẩm và các chương trình quảng cáo về nó. Nội dung của một sản phẩm sẽ được khách hàng biết và cảm nhận thông qua các hoạt động này khi nó được truyền tải một cách nhất quán cùng với thông điệp. Hồi ức đóng vai trò quan trọng trong việc hành thành nhận thức về một thương hiệu và nó giải thích tại sao hình ảnh một thương hiệu có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy việc nhận biết một thương hiệu ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng về nhận thức của khách hàng về sản phẩm trong tương lai
- Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm
Thương hiệu chứa đựng trong nó thông tin về sản phẩm. Một thương hiệu lớn ngoài việc thiết lập một thông điệp của sản phẩm tới khách hàng còn phải có khả năng thích ứng với thời đại và thay đổi linh hoạt theo thị hiếu của khách hàng cũng như tiến bộ công nghệ
- Thương hiệu là cam kết giữa nhà sản xuất với khách hàng.
Cam kết mà một thương hiệu đưa ra mang tính định tính, nó thoả mãn những ước muốn và kì vọng của khách hàng và chỉ có khách hàng là người cảm nhận và đánh giá nó. Nếu công ty thực hiện những gì đã cam kết và đem đến cho khách hàng sự thoả mãn khi tiêu dùng sản phẩm chắc chắn thương hiệu sẽ nhận được những cảm nhận tốt đẹp và trung thành từ phía khách hàng.
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở tầm vĩ mô
Để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà nước cần:
Đẩy mạnh cải cách hành chính kinh tế.
Một thể chế kinh tế nếu phù hợp với thực trạng của đất nước và quy luật phát triển của thời đại sẽ có tác dụng thúc đẩy to lớn đối với sự phát triển của mỗi đất nước, thúc đẩy sự hình thành một hệ thống doanh nghiệp hùng mạnh có khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải tạo hành lang pháp lý ổn định, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực.
Tạo môi trường cạnh trạnh: Cùng với việc đào tạo và bồi dưỡng để hình thành một tầng lớp doanh nhân thực thụ, chuyên nghiệp cần tạo ra cơ chế cạnh tranh bình đẳng trong việc tuyển dụng doanh nhân. Có như vậy đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Đối với doanh nghiệp nhà nước cần thay đổi cơ chế tuyển dụng, thực hiện việc tuyển dụng giám đốc thông qua cơ chế cạnh tranh trên thị trường, xoá bỏ chế độ đẳng cấp doanh nghiệp, thực hiện cơ chế trả lương theo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kích thích giám đốc năng động sáng tạo trong cạnh tranh.
Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường, chú trọng các loại thị trường cơ bản và những thị trường mới sơ khai như thị trường lao đông, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường tư vấn và hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp. Nhà nước cần xúc tiến việc xây dựng cơ chế giữa nhà nước và các trung tâm nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp.
Đẩy nhanh chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hoá để nhà nước tập trung đầu tư vào một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giám đốc và người lao động ở các doanh nghiệp.
Chương II
Thực trạng và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam
1. Khái quát về các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam
Trước năm 1994, ngành công nghiệp mía đường của Việt Nam còn chậm phát triển. Cả nước chỉ có 12 nhà máy chế biến đướng công nghiệp .Do đặc điểm riêng của ngành là các doanh nghiệp được phân bố theo vùng nguyên vật liệu vì vậy các doanh nghiệp mía đường được phân bố chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ , Thanh Hoá, Nghệ An, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trung du và miền núi phía bắc, Nghệ An
Tính đến trước năm 1994 cả nước có 12 nhà máy chế biến đường , do vùng nguyên liệu chưa đáp ứng đủ mía cho nhà máy nên hầu hết các nhà máy chỉ huy động công suất ép dưới 70%
Kể từ khi thực hiện chương trình mía đường vào năm 1995 số lượng nhà máy chế biến đường tăng lên nhanh chóng , tính đến niên vụ 2002-2003 cả nước có tới 44 nhà máy .Các nhà máy sản xuất chủ yếu hai sản phẩm chính là đường trắng và đường tinh luyện .Một số nhà máy sản xuất đường thô là sản phẩm trung gian để chế biến đường tinh luyện.Sản lượng đường công nghiệp cả nước trong những năm qua tăng nhanh đạt 50% trong giai đoạn 1995-2000. Bên cạnh 44 nhà máy công nghiệp, Việt Nam còn có các xưởng sản xuất đường thủ công có mặt ở khắp nơi đặc biệt tập trung ở miền Nam với các sản phẩm như đường phèn, đường vàng ly tâm, đường trắng ly tâm..
2.Công nghệ sản xuất
2.1. Tại các lò đường thủ công:
Sản xuất đường thủ công tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Trung. Các tỉnh có sản lượng đường thủ công lớn là: Phú Yên, Khánh Hoà, Bến Tre, Cần Thơmặc dù công suất ép mía thấp, khoảng 650-700 tấn/năm nhưng hoạt động sản xuất đường thủ công có một số thuận lợi đó là mức đầu tư vốn và mức thuế thấp, tuy nhiên tỉ lệ tiêu hao nguyên vật liệu rất lớn khoảng 20 mía/1 đường, gấp đôi các nhà máy chế biến đường công nghiệp. Các xưởng đường thủ công phát triển mạnh ở những vùng trồng mía truyền thống do điều kiện giao thông đi lại khó khăn nên các nhà máy chế biến công nghiệp không thể thu mua được mía nguyên liệu hoặc không có đủ điều kiện để phát triển nhà máy chế biến đường. Các lò đường thủ công chỉ tập trung phục vụ nhu cầu của người dân ngay tại địa bàn.
2.2.Tại các nhà máy đường:
các nhà máy được xây dựng mới và mở rộng, công nghệ và thiết bị chế biến đường đều được nhập khẩu từ các nước như: Trung Quốc, ấn độ, Pháp, Nhật, Khoảng 53% công suất thiết kế của các nhà máy mới này sử dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến của các nước như: Anh, Nhật, Đài Loan,Trong khi 47% các nhà máy còn lại sử dụng các công nghệ và thiết bị đơn giản của Trung Quốc, ấn độ, những nhà máy này có quy mô trung bình và nhỏ chỉ sản xuất đường thô và đường trắng RS.
Ngành công nghiệp chế biến đường đòi hỏi vốn đầu tư lớn khoảng 130 triệu đồng cho một tấn công suất tương đương gần 9000$/1 tấn công suất. Đây là mức khá thấp so với mức đầu tư trung bình của thế giới, tại Thái Lan mức đầu tư bình quân chỉ khoảng 6700/ tấn công suất do máy móc và thiết bị sản xuất nội địa.
Các nhà máy chế biến dùng công nghệ chế biến đơn giản của Trung Quốc có vốn đầu tư thấp nhất, chỉ dưới 7000$/tấn công suất. Thông thường các nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại có vốn đầu tư khoảng 12000$/ tấn công suất. Với cùng một loại thiết bị công nghệ, thiết bị vốn đầu tư cũng có sự khác nhau tuỳ theo quy mô của nhà máy. Với công nghệ tương đối hiện đại, chi phí đầu tư của 1 nhà máy có quy mô 1000 tấn công suất có thể lên tới 10 triệu $ trong khi đó một nhà máy có quy mô 4000 tấn công suất thì chi phí đầu tư chỉ khoảng 25 triệu $ tức bằng 65% chi phí đầu tư cho một nhà máy có quy mô nhỏ. Toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho các nhà máy là các vốn vay trong nước và vốn nước ngoài. Công ty mía đường Việt Đài có hệ thống dây chuyền sản xuất và thiết bị hiện đại do đó có khả năng thu hồi đường cao nhất so với các nhà máy đường khác trong cả nước (cứ 8.5kg mía được một kg đường). Theo ông Nguyễn Văn Hội Tổng giám đốc công ty mía đường I chúng ta hiện đang sử dụng phổ biến các dây chuyền sản xuất của Trung Quốc , quy mô 1000-1500 tấn/ngày , các dây chuyền này vốn rẻ lại được thiết kế an toàn , thừa nên khả năng phát huy thêm công suất rất cao. Một dây chuyền 1000 tấn/ ngày chỉ cần đầu tư thêm khoảng nữa là có thể mở rộng gần gấp đôi công suất. Tuy nhiên trước tình hình Việt Nam gia nhập WTO, các hạn chế về định lượng vàgiấy phép nhập khẩu đường đối với 10 nước ASEAN bị xoá bỏ thì quy mô nhà máy nhỏ, công suất dưới 3000tấn mía/ngày, thiết bị và công nghệ cũ khó có thể tồn tại và cạnh tranh được. Chỉ có những nhà máy có công suất trên 10000tấn mía/ngày mới đạt hiệu quả và có khả năng cạnh tranh toàn cầu.Theo ông Lê Văn Tam chủ tịch hiệp hội mía đường Việt Nam, hiện tại ở nước ta sau khi sắp xếp lại chỉ còn khoảng 37 nhà máy tầm cỡ đáng kể có đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện mới.
Phần lớn các nhà máy đường của ta hiện nay đều chưa hoạt động hết công suất do khó khăn về vùng nguyên liệu. Cả nước có hơn 40 nhầ máy đường cơ giới hoạt động với tổng công suất khoảng 81000tấn mía /ngày tuy nhiên nhiều nhà máy đường không huy động được tối đa công suất thiết kế.Vụ mía 2001-2002 bình quân chỉ đạt 70% có nhà máy chỉ đạt 50%.
Các nhà máy chế biến đường Việt Nam được phân loại theo nhóm thiết kế như sau:
+ Các nhà máy nhỏ có công suất thiết kế dưới 1500 tấn mía / ngày có 23 nhà máy.
+ Các nhà máy trung bình có công suất thiết kế 1500-2500 tấn mía/ngày có 15 nhà máy.
+ Các nhà máy lớn có công suất thiết kế trên 2500 tấn mía/ngày có 6 nhà máy.
Bảng 1.1. Các nhà máy hoạt động trên 80% công suất
TT
Tên Nhà Máy
Công suất hoạt động(% công suất thiết kế)
1
Đồng Xuân
200%
2
Phan Rang
175%
3
Phụng Hiệp
138%
4
Nghệ An –T&L
141%
5
Hiệp Hoà
124%
6
Lam Sơn
104%
7
Nông Cống
103%
8
La Ngà
98%
9
Bình Dương
85%
Nguồn: Cục chế biến, Bộ NN&PTNT
Sở dĩ đạt được công suất hoạt động như trên là do các nhà máy chủ động được vùng nguyên liệu: Năng suất mía, chất lượng mía cao và đồng đều, lượng mía nguyên liệu cung cấp lớn.
Ngược lại vấn còn rất nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu chế biến nên chỉ đạt công suất thiết kế từ 50-80%
Bảng 1.2. Danh sách các nhà máy hoạt động với công suất 50-80%
TT
Tên nhà máy/công ty
Công suất hoạt động( % công suất thiết kế)
1
Sơn La
79%
2
Cao Bằng
73%
3
Tuyên Quang
73%
4
Quảng Ngãi
73%
5
Thái Bình
68%
6
Ninh Hoà
64%
7
Việt Đài
60%
Nguồn: Cục chế biến, Bộ NN&PTNT /2003
Hầu hết những nhà máy này đều không có vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng và năng suất nguyên liệu mía thấp. Thực tế cho thấy đây là những vùng không có lợi thế để phát triển cây mía.
3. Nguồn nguyên liệu
3.1 Đặc điểm về vùng nguyên liệu mía
Nước ta có điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây mía phát triển vì vậy cây mía được trồng rải rác trên phạm vi cả nước nhưng được tập trung ở 4 vùng chủ yếu:
- Vùng Bắc Trung Bộ với diện tích 49000ha chiếm 17.1% tổng diện tích mía cả nước tập trung chủ yếu ở Thanh Hoá và Nghệ An
- Duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích 53200ha chiếm 18.3% tổng diện tích mía cả nước tập trung chủ yếu ở Phú Yên , Khánh Hoà, Quảng Ngãi
- Đông Nam Bộ với diện tích 56800ha chiếm 19.5% tổng diện tích cả nước tập trung chủ yếu ở Tây Ninh và Đồng Nai
- Đồng Bằng sông Cửu Long với diện tích 76100ha chiếm 26.1% tập trung chủ yếu ở Long An , Cần Thơ, Bến Tre,Sóc Trăng
Mía Việt Nam chủ yếu được trồng trên những thửa ruộng nhỏ ,chỉ có một số ít vùng chuyên canh cây mía là những vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy chế biến như các nông trường quốc doanh ở Lam Sơn, nông trường Sông Âm, và một số khác ở Quảng Ngãi Phần lớn mía do các hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ và không đồng đều
Trong điều kiện hộ trồng mía có diện tích trồng nhỏ của Việt Nam , một nhà máy phải liên hệ với hàng ngàn hộ trồng mía mới có đủ nguyên liệu .Một nhà máy công suất cỡ nhỏ cũng cần liên hệ với khoảng 3000-4000 hộ trồng mía, Công ty mía đường Lam Sơn có khoảng30000 hộ trồng mía .Tại miền Bắc có 13 nhà máy, có nhu cầu mía trên 82.050 ha nhưng hiện chỉ có 60.621 ha trong vùng nguyên liệu quy hoạch
Hình thức thu mua mía cũng khác nhau đáng kể giữa các vùng trong cả nước. ở nhà máy đường Vị Thanh , người thu gom đóng vai trò rất quan trọng giữa hộ trồng mía và các nhà máy chế biến , có khoảng 95% hộ trồng mía bán sản phẩm của mình cho người thu gom còn 5%bán cho hợp tác xã .Nhà máy không mua được trực tiếp tại hộ vì điều kiện kênh rạch , điều kiện giao thông không thuận lợi mặt khác phân bố sản xuất mía của các hộ khá phân tán không thể tập trung theo đúng kế hoạch .ở Công ty mía đường Lam Sơn , người thu gom đóng vai trò khá mờ nhạt trong quá trình thu mua mía từ hộ nông dân, Công ty trực tiếp hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với hộ nông dân nhưng thực chất việc giao dịch buôn bán chủ yếu thông qua hai lực lượng là hợp tác xã và chủ hợp đồng .Nhiều nhà máy đã coi nhẹ việc xây dựng vùng nguyên liệu, tiến độ xây dựng vùng nguyên liệu chưa kịp với tiến độ xây dựng nhà máy vì vậy trong quá trình thu mua mía một số nhà máy đi mua nguyên liệu thuộc địa phận của nhà máy khác làm cho giá mía nguyên liệu thu mua khá mạnh, đẩy giá mía lên cao ,một số nhà máy ép sớm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường và hiệu suất thu hồi
Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay , việc mở rộng các vùng nguyên liệu là rất khó và về lâu dài là không thể.
Bảng 3.1.Kênh thu mua mía ở Công Ty Cổ Phần Mía Đường Lam Sơn, Thanh Hoá
Hộ nông dân
Chủ hợp đồng
Hợp tác xã
Thu gom
Hộ nông dân
Công ty Lam Sơn
5%
80%
15%
100%
100%
100%
ở Công ty Mía Đường Lam Sơn vai trò của người thu gom khá mờ nhạt trong quá trình thu mua mía từ hộ nông dân. Theo sơ đồ ta thấy chỉ có 5% số hộ bán cho nhà máy thông qua những người thu gom, họ chủ yếu là những hộ ở rất xa nhà máy , giao thông không thuận tiện. 80% các hộ bán cho nhà máy thông qua chủ hợp đồng. HTX cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hộ nông dân bán mía cho nhà máy (15%). Chủ hợp đồng và HTX là hai nhân tố chính kết nối giữa hộ gia đình và nhà máy không chỉ ở khâu tiêu thụ sản phẩm mà còn trong quá trình quản lý, vay vốn đầu tư, cung cấp phân bón, giống, thuốc trừ sâu
3.2. Chất lượng mía
Giống mía được trồng tập trung phổ biến theo vùng, ở Thanh hoá chủ yếu trồng giống mía Roc 1 và My 55.14, ở Cần thơ trồng chủ yếu là Roc 16 và Hoài Lan Tím. Việc sử dụng các loại giống khác nhau một phần là do thói quen từ trước, phần lớn là do các giống mía nội. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các nhà máy đã đưa các giống mới có năng suất cao chữ đường lớn và sản xuất.
Chất lượng của cây mía Việt Nam thấp, đạt 9 chữ đường cao nhất cũng chỉ 10 chữ đường. Một phần do tập quán canh tác của cây mía nội vẫn quanh quẩn với giống mía có chất lượng thấp. Mặt khác chúng ta còn yếu kém trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất vì vậy năng suất và chất lượng mía của chúng ta thấp. Trước khi Việt Nam thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường năng suất cây mía chỉ đạt khoảng 45 tấn/ ha. Sau khi thực hiện chương trình năng suất mía bình quân của cả nước đã đạt 50,8 tấn/ ha tuy nhiên từ năm 2000-2003, năng suất bình quân giảm chỉ còn 49,8 tấn/ha. Trong khi đó năng suất mía bình quân của Trung Quốc và ấn Độ là 75-76 tấn/ha, Thái Lan là 65,9 tấn/ha, Brazil là 85 tấn/ ha.
Hiện tại một số vùng của Việt Nam, điều kiện thời tiết thuận lợi, giống tốt, thâm canh cao đã cho năng suất mía khá cao khoảng 60-70 tấn/ha như vùng nguyên liệu mía Lam Sơn, vùng nguyên liệu của nhà máy Tate&Lyle Những điều đó cho thấy Việt Nam có lợi thế sản xuất mía ở một số vùng. Tuy nhiên việc phát triển vùng nguyên liệu lại được phát triển một cách ồ ạt, không có quy hoạch cụ thể kể cả những vùng có hay không có lợi thế. Bên cạnh đó, chất lượng mía tính theo chữ lượng đường cũng không được cải thiện.
Bảng 3.2. Diện tích nguyên liệu và chất lượng mía theo vùng
Vùng
Diện tích vùng nguyên liệu (ha)
Sản lượng nguyên liệu vụ 2002/2003
Năng suất mía bình quân(tấn/ha)
Chữ lượng đường CCS
Cả nước
263255
11578585
49.5
9.7
Miền Bắc
73565
3867248
49.4
10.2
Miền Trung
73793
2753301
47.1
9.8
Miền Nam
117167
4958236
52
9
Nguồn: Cục chế biến, Bộ NN&PTNT năm 2004
Ta thấy năng suất bình quân của các vùng mía nguyên liệu ở Miền Nam (52 Tấn /ha) cao hơn Miền Bắc ( 49tấn/ ha), Miền Trung( 47.1 tấn/ha) tuy nhiên chữ lượng đường trong mía của vùng nguyên liệu mía phía Bắc nhất là vùng Lam Sơn, vùng nguyên liệu của nhà máy Tate&lyle Nghệ An lại lớn hơn đạt 10.2 CCS . trong khi vùng nguyên liệu của Miền Nam chỉ đạt 9CCS. Chất lượng mía tính theo chữ lượng đường trong những năm qua vẫn không được cải thiện.Chữ đường bình quân cả nước chỉ xấp xỉ đạt 10 chữ đường, đặc biệt ở Miền Nam chỉ đạt 9 chữ đường.Trong khi đó chữ đường bình quân của Ôxtraylia là 15 chữ đường, Thái Lan, Nam Phi là 12-13 chữ đường.Như vậy cả năng suất và chất lượng mía của chúng ta đều thấp hơn so với mức trung bình của thế giới
3.3 Mức độ đáp ứng
Bên cạnh một số nhà máy có đủ và thừa nguyên vật liệu thì vẫn còn không ít nhà máy thiếu nguyên vật liệu trầm trọng. Có 28 nhà máy đáp ứng trên 80% công suất, 11 nhà máy đạt 50-80% công suất và 5 nhà máy đạt dưới 50% công suất. Do vùng mía của Việt Nam manh mún, phân tán và thường ở vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng yếu kém, xa nhà máy, giao thông yếu kém, kỹ thuật thâm canh còn chưa được phổ biến cho nông dân, giống mía cho năng suất và chất lượng thấp. Việc thực hiện bao tiêu mía thành phẩm cho hộ nông dân cũng gặp nhiều khó khăn. ở công ty mía đường Lam Sơn, để xây dựng tốt mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà máy chế biến và hộ nông dân trồng mía.Công ty đã ký kết hợp đồng từ khâu thu mua, vận tải ...với hộ nông dân, chủ hợp tác xã.Bên cạnh đó vùng nguyên liệu của công ty có năng suất cao, mạng lưới giao thông được xây dựng và phát triển. ở công ty mía đường Trà Vinh, niên vụ 2004-2005 Công ty tiếp tục đầu tư gần 10 tỷ đồng cho nông dân trồng mía và ký hợp đồng tiêu thụ 3712 ha. Tuy nhiên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn luôn diễn ra.Vùng nguyên liệu của nhà máy khoảng 7000 ha, sản lượng khoảng 500.000 tấn vậy mà năm ngoái chỉ đạt 94.8% công suất do các hợp đồng thu mua mía nguyên liệu bị phá vỡ.Một số công ty 100% vốn nước ngoài đến vùng nguyên liệu kích giá, cạnh tranh thu mua không lành mạnh. Hiện nay sản lượng mía ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chưa đủ cung cấp cho các nhà máy trong vùng. Một số năm gần đây không có tình trạng thừa mía nguyên vật liệu do đó có sự tranh giành thu mua mía nguyên vật liệu tạo nên giá ảo rất cao.Công ty Casuco luôn duy trì hợp đồng bao têu với nông dân khoảng 9000 ha. Tuy nhiên tỷ lệ thu mua chỉ đạt 60% diện tích do nông dân không giữ đúng cam kết
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thu mua mía, thường xảy ra hiện tượng tranh mua nguyên vật liệu.Các nhà máy ngoài khu vực nâng cao giá thu mua cao hơn giá thu mua của công ty gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các nhà máy.Nhiều nhà máy coi nhẹ việc xây dựng vùng nguyên vật liệu.Công tác quy hoạch vùng nguyên liệu ở địa phương không sát với thực tế. Phương thức thu mua và giá cả chưa linh hoạt chưa tạo được động lực khuyến khích nông dân trồng mía.Bộ phận nông vụ của nhiều nhà máy không bám sát địa bàn, không nắm vững diện tích, năng suất, sản lượng nên khi vào vụ sản xuất sản lượng mía đạt thấp việc sắp xếp bố trí thời gian thu hoạch mía không hài hoà trong vùng nguyên liệu. Việc tổ chức thu hoạch không phù hợp với tiến độ vận tải..Bên cạnh đó giá mía thu mua biến động khá mạnh. Vài năm trước đây là 1000đ/kg thì năm nay đã tăng lên từ 300-400đ/kg thậm chí có nơi tăng lên tới 400đ/kg làm cho giá thành đường tăng
4. Hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp mía đường
4.1 Công Nghệ
Phần lớn các nhà máy đường của Việt Nam có công suất nhỏ, thiết bị chủ yếu nhập từ Trung Quốc công suất dưới 1500 tấn mía/năm. Trong niên vị 2002-2003 có 22 nhà máy có công suất ép trên 100%, 28 nhà máy đạt trên 80% công suất ép. Tuy nhiên một số nhà máy vẫn mất cân đối về vùng nguyên liệu chế biến bên cạnh một số nhà máy có vùng nguyên liệu mía chất lượng cao đồng đều như Công ty mía đường Lam Sơn, BourrbonGia lai vẫn còn nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu chế biến, chỉ đạt 50-80% công suất. Chất lượng và năng suất nguyên liệu, chữ lượng đường thấp. Phần lớn các nhà máy đường của Việt Nam có công suất nhỏ. Trong hơn 44 nhà máy, công ty chế biến đường có tới trên 50% nhà máy nhập khẩu thiết bị từ Trung Quốc. Hầu hết các nhà máy có công suất dưới 1500 tấn mía/ngày. Một số nhà máy nhập khẩu trang thiết bị hiện đại từ Nhật, úc, ấn Độ .. có quy mô lớn hơn và trang thiết bị hiện đại hơn
Bảng 3.3. Năng lực sản xuất của các nhà máy đường Việt Nam năm 2003
Công ty, nhà máy
Công suất thiết kế
Sản lượng mía cần theo TK
Chất lượng mía CCS
Nước nhập khẩu thiết bị
Lam Sơn
6000
900.0
11.5
Nhật
Quảng Ngãi
2500
375.0
10
Pháp, ấn độ
Bình Dương
2000
300.0
9.3
Nhật
Hiệp Hoà
2000
300.0
9.0
Pháp, ấn Độ
Việt Trì
500
75.0
9.8
Trung Quốc
Tuyên Quang
700
105.0
9.8
Trung Quốc
LD Việt ĐàI
6000
900.0
11.5
Đài Loan, úc
Phụng Hiệp
1250
187.5
8.4
ấn Độ
Nông Cống
1500
225.0
10.5
ấn Độ
Kon Tum
1000
150.0
8.5
Trung Quốc
Nguồn: Cục chế biến, Bộ NN&PTNT
4.2. Chi phí
Bảng 4.1. Cơ cấu chi phí trong sản xuất mía đường
TT
Chi phí
Tỷ lệ %
1
Nguyên vật liệu chính
62.7
2
Vật liệu phụ
3.12
3
Nhiên liệu
1.47
4
Năng lượng
0.1
5
Tiền lương
6.37
6
BHXH, BHYT
0.28
7
Khấ hao TSCĐ
9.55
8
Khấu hao SCL
3.4
9
CP Sản xuất chung
8.5
10
CP bán hàng
1.53
11
Chi phí quản lý
2.98
12
Tổng cộng
100
Nguồn: Tổng kết từ báo cáo của các nhà máy năm2002
Trong cơ cấu chi phí sản xuất đường của các nhà máy, nguyên vật liệu chiếm chủ yếu với tỷ lệ là 62.7%. Các chi phí khác như vật liệu phụ, nhiên liệu và năng lượng chiếm tỷ lệ thấp do một số nhà máy tự cung cấp điện bằng máy phát điện trong quá trình chế biến đường. Chi phí khấu hao tài sản cố định cũng chiếm tỷ lệ khá cao gần 10% do các nhà máy hoạt động với công suất thấp, thời gian ép mía ngắn .
a. Chi phí máy móc thiết bị
Các nhà máy đường Việt Nam có nhiều loại thiết bị công nghệ khác nhau, đa dạng từ đơn giản nhất đến hiện đại nhất.Trong tổng chi phí sản xuất, chi phí xây dựng cơ bản và mua thiết bị trong nước chiếm khoảng 40%. Chi phí cho sản xuất đường thủ công là 275$/tấn công suất. Chi phí đầu tư cho ngành mía đường là rất cao, các nhà máy hoạt động kém hiệu quả sẽ bị gây áp lực về vốn. So với Thái Lan và úc, chi phí đầu tư của Việt nam cao hơn nhiều
b. Chi phí nguyên vật liệu
Do năng suất và chất lượng mía thấp, chi phí vận chuyển và chi phí nguyên vật liệu lên tới 60-70% giá thành đường.Do điều kiện địa hình và tập quán canh tác, các vùng nguyên liệu mía của Việt Nam chủ yếu là nằm rải rác do đó chi phí vận chuyển rất cao
Điều kiện tự nhiên của Việt Nam khác nhau, hệ thống canh tác, phương thức canh tác và giống mía cũng khác nhau làm cho chi phí sản xuất mía của các vùng cũng khác nhau. ở Thanh Hoá giống chiếm 24%, phân bón 26%, lao động 37%, chi phí đầu tư cho năm thứ nhất là cao nhất do các hộ phải chịu tiền công làm đất, bón lót,xử lý và mua giống vì vậy dù năng suất năm thứ nhất cao nhưng chi phí sản xuất vẫn rất cao.Đối với mía tơ, chi phí trung bình là 171đ/kg mía gốc là 157đ/kg. ở La Ngà chi phí đầu tư trung bình đối với mía tơ là 180đ/kg, mía gốc là 115-120đ/kg. So với một số nước sản xuất đường lớn trên thế giới, chi phí sản xuất của chúng ta vẫn cao hơn khó bắt kịp với các nước như Thái Lan, úc ...
c. Chi phí vốn
Tổng số vốn đầu tư cho mở rộng và xây dựng các nhà máy mới từ 1995 đến 2003 là 10.080 tỷ đồng ( tương đương 700 triệu $) không kể vốn đầu tư cho các vùng nguyên liệu. Trong đó vốn vay nước ngoài là 470 triệu $ chiếm 67% tổng số vốn đầu tư. Riêng vốn vay mua thiết bị của Trung Quốc là 75,5 triệu$ chiếm 11%. Toàn bộ vốn đầu tư cho các nhà máy là vốn vay trong nước và nước ngoài
Hiện nay, giá đường tăng cao, đường nhập lậu ồ ạt. Các doanhnghiệp đang chìm sâu trong nợ nần. Theo ông Hoàng Thanh Vân giám đốc công ty mía đường Sơn Dương, Tuyên Quang thì sản lượng mía thiếu ngay đầu vụ khiến hầu hết các doanh nghiệp phải mua mía với giá cao, chi phí vận chuyển tăng làm cho các doanh nghiệp chìm sâu trong nợ nần. Mặ dù dự đoán được tình hình biến động phức tạp của thị trường. Ngay từ đầu vụ công ty đã chủ động sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó nhưng công ty vẫn lỗ hơn 100 triệu đồng. Theo các chuyên gia của Bộ NN&PTNT, tổng số lỗ luỹ kế của 38 doanh nghiệp mía đường đang hoạt động tính đến nay đã vượt qua con số 2000 tỷ đồng và một số doanh nghiệp không có khả năng trả nợ
Bên cạnh giá mía nguyên liệu cao, công suất thấp, các doanh nghiệp mía khẳng định rằng trả lại ngân hàng cũng khiến họ thua lỗ như hiện nay. Trong niên vụ 2001- 2002 chi phí lãi vay ngân hàng và khấu hao sản phẩm thường chiếm 40- 45% giá thành sản phẩm trong đó lãi vay ngân hàng: 20-25%, khấu hao 19-20% các nhà máy ấy cũng một lúc phải trả cả lãi vay lưu động lẫn vốn đầu tư xây dựng nhà máy. Vì hầu hết các nhà máy đường được xây dựng bằng 100% vốn vay chứ không phải bằng vốn đầu tư nhà nước. Hàng năm trung bình một nhà máy phải trả 2-2.5 tỷ đồng tiền lãi vay vốn lưu động và 20-30 tỷ đồng tiền lãi cho vốn đầu tư xây dựng bao gồm vốn đầu tư xây dựng nhà máy và vốn đầu tư vùng nguyên vật liệu.
Do những điều kiện về vốn, nguyên vật liệu và công nghệ trên nên giá thành sản xuất đường của Việt Nam cao gấp 1.5 lần so với mức trung bình của thế giới nên không có khả năng cạnh tranh tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng nhập lậu đường ảnh hưởng lớn đến tình trạng sản xuất đường trong nước.
Do chi phí sản xuất đường cao hơn giá bán nên rất nhiều doanh nghiệp mía đường bị lỗ, 70% số lỗ là của các doanh nghiệp địa phương, 30% còn lại là của các doanh nghiệp trung ương. Các công ty được cổ phần hoá đã có bước phát triển rất mạnh đạt lợi nhuận gần 8 tỷ đồng. Thành công bước đầu của các doanh nghiệp cổ phần cho thấy xu hướng chuyển đổi hình thức sở hữu các nhà máy chế biến đường Việt Nam là một hướng đi rất đúng và cần phát huy. Những doanh nghiệp hoạt động tốt, vùng nguyên liệu đảm bảo, năng suất cao cần được phát huy nhưng phải từng bước chuyển đổi hình thức sở hữu. Các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại trong cạnh tranh thì phải tự biết phát huy nội lực nhất là trong điều kiên hội nhập kinh tế Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất mạnh với các nước xuất khẩu đường khác trên thế giới như: Brazil, Thái Lan, úc ngay tại thị trường nội địa.
5. Giá đường
Trong những năm qua, giá đường trong nước của Việt Nam luôn cao hơn nhiều so với giá đường nhập khẩu tương đương và đặc biệt là so với giá đường thế giới, giá bán buôn trong nước cao hơn giá nhập khẩu khoảng 56.5% trong niên vụ 1998-1999 giá bán đường trong nước khoảng 430USD/tấn.
Hiện nay giá đường trong nước vẫn còn cao hơn so với thế giới nhưng đã giảm mạnh. Đầu niên vụ 2002-2003 lượng đường tồn kho của một số nhà máy còn tương đối lớn sản lượng đường trong cả nước, nhất là đường công nghiệp tăng mạnh đã gây áp lực lớn đối với cân bằng cung cầu đường nội địa 2003, giá bán đường của các nhà máy trong niên vụ giảm mạnh, tính bình quân cả niên vụ 2002-2003, giá bán đường bình quân của các nhà máy đạt 3600đ/ kg đối với đường RS và 4400đ/kg đối với đường tinh luyện RE. Giá đường thị trường trong nước ổn định ở mức thấp, góp phần hạn chế tình hình nhập lậu đường qua biên giới. Đường nhập khẩu vào Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào mức chênh lệch giữa giá đường trong nước và thế giới. Khi độ chênh lệch chỉ còn khoảng 30% thì hiện tượng buôn lậu đường hầu như chấm dứt.
Niên vụ 2003-2004 do tình hình thời tiết và cung ứng nguyên vật liệu sản lượng hụt, giá đường tăng cao giá đường thế giới hiện đang giảm, giá đường trắng giao 10/2005 từ 289.3 USD/ tấn giảm xuống còn 284USD / tấn so với giá tháng 9/2005. Giá đường trong nước vẫn phổ biến ở mức 9000đ/kg cao hơn giá đường của Thái Lan 2500-3000đ /kg.
Thị trường Việt Nam do thiếu hụt nguồn cung dẫn đến đường Trung Quốc, Thái Lan thi nhau nhập vào Việt Nam. Bên cạnh đó chất lượng đường cũng là một nguyên nhân. Đường Thái Lan vừa rẻ hơn, vừa mịn, trắng, tinh khiết và thơm hơn.
Vào thời điểm niên vụ 2005-2006 khi các lô đường của niên vụ mới xuất lô, giá đường sẽ giảm dần và thấp nhất xuồng còn 7000đ /kg. Tháng 9 và tháng 10 tới khi giá mía nguyên liệu 400đ /kg thì giá sản xuất đường là 4100đ /kg cộng với chi phí khác là 1600đ/kg thì giá thành đường tinh luyện khoảng 5700-5800đ /kg. Tuy nhiên, chất lượng mía của nông dân rất thấp nên giá thành có thể lên tới 6600-6700đ /kg.
Mặt khác, việc giá đường tăng và ổn định ở mức 6000-6500đ /kg và giá mía nguyên liệu khoảng 450đ/ kg sẽ làm cho người nông dân yên tâm trồng mía vì trong mấy năm qua giá đường không ổn định đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đầu tư vùng nguyên liệu.
Giá đường trên thị trường quốc tế cũng thay đổi mạnh do thị trường đường thế giới luôn dư thừa. Giá đường thế giới trung bình khoảng 240USD/tấn và có xu hướng giảm. Thị trường thế giới biến động mạnh khiến các chính phủ phải sử dụng những biện pháp can thiệp mạnh vào thị trường trong nước. Chính phủ sử dụng biện pháp bình ổn giá để người nông dân gắn bó lâu dài với việc trồng mía. Giá đường trên thế giới không thực sự phản ánh quan hệ cân bằng cung cầu mà chịu ảnh hưởng mạnh bởi chính sách trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều nước nhất là các nước EU do đó trên thực tế chỉ có một số ít các nước có khả năng sản xuất đường với giá thành thấp hơn giá đường quốc tế như Braxil, Oxtralia, Thái Lan trong tổng số hơn 60 nước xuất khẩu đường thế giới.
Năm nay(2005) giá đường trên thị trường thế giới có phần tăng lên do nhiều nước trồng mía thất mùa. Liên minh Châu Âu(EU) bãi bỏ việc trợ giá cho một số mặt hàng nông sản trong đó có mía đường. ở Braxil nước có ngành lớn nhất cũng dành 50% tổng sản lượng cho sản xuất Etanol dẫn đến sản lượng chung sụt giảm. So với thời gian trước,giá đường hiện nay tăng khoảng 20-25%. Tuy nhiên các doanh nghiệp mía đường cho rằng việc tăng giá đường như hiện nay là hợp lý đảm bảo cho các nhà máy không bị lỗ tạo điều kiện cho nhà máy thu mua mía của nông dân với giá cao.
Tuy nhiên giá đường thế giới hiện đang giảm. Tháng 10/2005 giá đường giảm từ 289.3$/tấn xuống còn 284$/tấn. So với giá tháng 9/2005 giá đường trong nước vẫn còn phổ biến ở mức 9000đ/kg cao hơn giá đường của Thái Lan là 2500-3000đ/kg
Thị trường Việt Nam do thiếu hụt nguồn cung ứng do đó đường của Trung Quốc và Thái Lan thi nhau tràn vào. Bên cạnh yếu tố giá cả,đường của Thái Lan còn mịn, trắng, tinh khiết hơn đường của ta làm cho sự cạnh tranh giữa đường nội và ngoại ngày càng trở nên gay gắt hơn
Giá đường trên thế giới cũng thay đổi mạnh do thị trường đường thế giới luôn dư thừa. Giá đường trung bình khoảng 240$/tấn và còn có xu hướng giảm. Thị trường thế giới biến động mạnh khiến các chính phủ phải sử dụng nhiều biện pháp can thiệp vào thị trường trong nước.Chính phủ sử dụng biện pháp bình ổn giá để người nông dân gắn bó lâu dài hơn với việc trồng mía. Giá đường trên thế giới không thực sự phản ánh quan hệ cân bằng cung cầu mà chịu ảnh hưởng bởi chính sách trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều nước nhất là các nước EU do đó thực tế chỉ có một số ít nước có khả năng sản xuất đường với giá thành thấp hơn giá đường quốc tế như: Thái Lan, Brazil,... trong hơn 60 nước sản xuất đường.
Năm nay(2005) giá đường trên thế giới có phần tăng thêm do nhiều nước trồng mía thất mùa. Liên minh châu Âu Eu bãi bỏ việc trợ giá cho một số mặt hàng nông sản
Thị trường tiêu thụ đường gián tiếp chủ yếu là do các công nước giải khát, bánh kẹo, sữa kem,. Nhu cầu tiêu thụ đường ở thị trường gián tiếp đang có xu hướng giảm do các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược phẩm đã sử dụng chất ngọt thay thế HFS.
6. Thị trường tiêu thụ
Nhà máy chế biến đường
(44 nhà máy)
Công ty chế biến thực phẩm (rượu, bia, nước ngọt, bánh)
Lò đường thủ công
Bán buôn
Xuất khẩu
Hộ bán lẻ
Người tiêu dùng
trực tiếp
6.1 Thị trường nội địa.
Thị trường đường Việt Nam có thể được phân chia theo mục đích sử dụng như sau:
+Thị trường tiêu thụ trực tiếp chiếm khoảng 405 tổng sản lượng chủ yếu là ở các hộ gia đình với các sản phẩm chủ yếu là đường thủ công và đường trắng công nghiệp RS.
+Thị trường tiêu thụ gián tiếp (vẽ sơ đồ)
Thị trường tiêu thụ đường gián tiếp được chia làm 4 phần:sữa và kem, bánh kẹo, nước ngọt và các ngành công nghiệp khác. Nhu cầu tiêu thụ đường của các ngành công nghiệp nước ngọt hiện tăng rất mạnh và năng động nhất trong thị trường công nghiệp chiếm vị trí số 1 trong thị trường tiêu thụ đường gián tiếp. Hiện nay ngành công nghiệp nước ngọt tiêu thụ khoảng 31.3% tổng lượng đường sử dụng trong các ngành công nghiệp chế biến. Các sản phẩm sữa và kem cũng là nguồn tiêu thụ quan trọng chiếm 26.2% tổng nhu cầu đường công nghiệp. Thị trường đường công nghiệp phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng trung bình hàng năm rất cao. Phần lớn lượng tăng trưởng là ở khu vực sản xuất nước giảI khát. Thị trường đường công nghiệp chính là động lực thúc đẩy cho nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam trong những năm qua và cả trong những năm tới.
6.2. Thị trường xuất nhập khẩu
Trước đây Việt Nam là nước nhập khẩu đường khoảng 100 ngàn tấn. Hiện nay mặc dù sản lượng đường đã tăng nhanh nhưng mức nhập khẩu vẫn biến động mạnh. Tuy nhiên năm2000 khoảng 80.000 tấn đường được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc,Singapo
Bảng 6.1. Lượng đường nhập khẩu của Việt Nam
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
124400
175500
20000
72000
125000
12500
-880000
-60000
-35000
Nguồn: Báo cáo 5 năm chương trình mía đường, Bộ Nông Nghiệp
và PTNT năm 2002
Bắt đầu từ năm2002, nhằm nâng cao và ổn định giá đường trong cả nước, một số công ty đã chủ động xuất khẩu đường Việt Nam sang một số nước trong khu vực như Indonexia, malayxia, Campuchia.Tính đến niên vụ 2002-2003 cả nước xuất khẩu được 52.357 tấn đường trong đó công ty Tate&Lyle xuất khẩu 20.950 tấn sang Indonexia, Biên Hoà với 113.937 tấn, Trà Vinh 4.600 tấn, Lam Sơn 3.500 tấn
7. Một số phương hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường Việt Nam
Trước những khó khăn và thách thức trong tương lai đối với ngành công nghiệp mía đường Việt Nam, nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả của ngành mía đường. Ta cần có những giải pháp ưu tiên vào một số khâu như sau:
7.1.Phát triển vùng mía nguyên liệu
- Quy hoạch lại, tập trung đầu tư sản xuất mía tại những vùng có điều kịên tự nhiên như Duyên hảI Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Thanh Hoá.
- Đảm bảo vùng nguyên liệu cung cấp đủ mía đáp ứng 100% công suất cho các nhà máy có tiềm năng, nếu vùng thừa nguyên liệu mía nên có sự hợp tác, chuyển mía cho những nhà máy đường lân cận thiếu nguyên liệu.
- Đầu tư nghiên cứu để tìm ra những giống tốt, phù hợp cho năng suất, chủ động cao, áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư cho các dự án thuỷ lợi và giao thông cho vùng nguyên liệu mía tập trung trên cơ sở lợi thế so sánh của vùng.
7.2.Nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy chế biến
- Cổ phần hoá các nhà máy thuộc sở hữu nhà nước, bán khoán hoặc cho thuê. Vì thực tế cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá được cảI thiện rõ rệt.
- Sắp sếp lại các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ theo hướng mở rộng công suất ở những vùng có lợi thế và điều kiện phát triển cây mía. Đóng cửa những nhà máy ở những nơi không có điều kiện mở rộng vùng mía nguyên liệu.
- Tạo điều kiện cho các nhà máy tiếp tục phát huy, mở rộng công suất thông qua quy hoạch và hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu.
- Tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa tất cả các nhà máy chế biến đường, do đó nhà nước không nên hỗ trợ tàI chính trực tiếp cho doanh nghiệp.
7.3. Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa nhà máy chế biến và các hộ nông dân trồng mía
- Tạo điều kiện và khuyến khích các nhà máy ký kết hợp đồng đầu tư và tiêu thụ mía với các hộ trồng mía trong vùng nguyên liệu mía tập trung. Chỉ khi nào lợi ích các hộ trồng mía gắn chặt với lợi ích của các nhà máy chế biến đường thông qua hợp đồng thu mua lâu dàI thì hiện tượng tranh chấp, thu mua, đẩy giá mía mới được chấm dứt
- Khuyến khích thành lập hợp tác xã của người trồng mía vì hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ hộ nông dân bán mía cho nhà máy đồng thời kết nối giữa hộ nông dân và nhà máy không chỉ ở khâu tiêu thụ sản phẩm mà còn cả trong quá trình quản lý, vay vốn đầu tư, cung cấp phân bón, giống, thuốc trừ sâu.
KếT LUậN
Qua phần nghiên cứu thực trạng ngành mía đường Việt Nam ta thấy mía đường Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém về mọi mặt từ chất lượng, năng suất mía đến hiệu quả hoạt động và giá thành sản xuất của các nhà máy chế biến. Tuy nhiên ở nước ta vẫn có những nhà máy làm ăn có lãI, những vùng mía đạt năng suất và chữ đường cao nên hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với các nước trên thế giới. Nhưng do việc tổ chức các chương trình đàu tư lớn không đúng thời điểm, quy hoạch bố trí một số nhà máy không đúng chỗ, quy mô và công nghệ chưa thích hợp, hoạt động kém hiệu quả. Một số vùng mía phát triển tràn lan không phù hợp với điều kiện sinh tháI dã gây ảnh hưởng kéo theo đến toàn bộ ngành mía đường của Việt Nam tụt hậu.
Mặt khác việc yếu kém trong quản lý khiến các nhà máy đường thuộc sở hữu nhà nước làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Thực tế cho thấy, chế biến đường quy mô lớn và trung bình mang lại hiệu quả cao hơn các nhà máy nhỏ. Họ có đủ điều kiện để mở rộng công suất, tăng năng lực sản xuất trong khi nếu chúng ta mở rộng thị trường các nhà máy quy mô nhỏ khoongong thể cạnh tranh được buộc phải đóng cửa sản xuất. Tự do hoá thương mại vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với ngành mía đường Việt Nam.
Danh mục tàI liệu tham khảo
1. Sách tham khảo:
+Lê Anh Cường: Tạo dựng và quản trị thương hiệu Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội năm 2003
+ Bộ ISO 9000 phiên bản năm 2000
+ Nguyễn Quảng Toản: Thiết lập hệ thống chất lượng ISO 9000 trong các doanh nghiệp, nhà xuất bản thống kê 1995
+Giáo trình Công nghệ & Quản lý Công nghệ, Hà Nội 1999
+PGS –TS Nguyễn Thành Độ, PGS –TS Nguyễn Ngọc Huyền
Chiến lược kinh doanh &phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản lao động xã hội 2002
+GS –TS Nguyễn Thành Độ, PGS –TS Nguyễn Ngọc Huyền.Giáo trình QTKD Nhà xuất bản lao động xã hội năm 2004
Nguyễn Minh Tiến, Phạm Quang Diện Tổng quan ngành mía đường Việt Nam năm 2002
2. Tạp chí:
- Bộ NN&PTNT: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mía đường thang 8/2000
- Bộ NN&PTNT: Báo cáo tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2001-2002
- Cục chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn, Bộ NN&PTNT:Báo cáo thị trường đường năm 2002-2003
-Thời báo kinh tế Việt Nam số 166, 168, 170, 176 năm 2005
- Tạp chí kinh tế nông nghiệp số 166, 169 năm 2005
- Tạp chí kinh tế và phát triển số 9 năm 2003
-Tạp chí Thị trường và giá cả số 3 năm 2004
- Tạp chí kinh tế và dự báo số 3 năm 2005
3. Trang web:
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2
I. Khái niệm 2
II. Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2
1. Công nghệ sản xuất 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Vai trò và tác động của công nghệ đối với đời sống kinh tế - xã hội 4
a. Vai trò của công nghệ 4
b. Vai trò của công nghệ đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và đối với doanh nghiệp 4
2. Chất lượng sản phẩm 5
2.1. Khái niệm và đặc điểm về chất lượng sản phẩm 5
a. Khái niệm 5
b. Đặc điểm 6
2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 6
a. Trên góc độ người tiêu dùng 6
b. Trên góc độ người sản xuất 6
2.3. Vai trò của chất lượng sản phẩm 7
3. Cung ứng nguyên vật liệu 8
3.1. Vị trí của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu 8
3.2. Vai trò của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu 8
4. Chiến lược vốn 10
5. Chiến lược nguồn nhân lực 11
6. Kênh phân phối và chiến lược Marketing 12
6.1. Kênh phân phối 12
6.2. Chiến lược marketing 13
7. Yếu tố giá cả của sản phẩm 14
7.1. Định nghĩa về giá cả 14
7.2. Chiến lược giá 15
8. Thương hiệu sản phẩm 15
8.1. Khái niệm thương hiệu 15
8.2. Chức năng của thương hiệu 16
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở tầm vĩ mô 17
Chương II: Thực trạng và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam 19
1. Khái quát về các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam 19
2. Công nghệ sản xuất 19
2.1. Tại các lò đường thủ công 19
2.2. Tại các nhà máy đường 20
3. Nguồn nguyên liệu 23
3.1. Đặc điểm về vùng nguyên liệu mía 23
3.2. Chất lượng mía 25
3.3. Mức độ đáp ứng 26
4. Hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp mía đường 28
4.1. Công nghệ 28
4.2. Chi phí 29
a) Chi phí máy móc thiết bị 29
b) Chi phí nguyên vật liệu 29
c) Chi phí vốn 30
5. Giá đường 31
6. Thị trường tiêu thụ 34
6.1.Thị trường nội địa 35
6.2. Thị trường xuất nhập khẩu 35
7. Một số phương hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường Việt Nam 36
7.1. Phát triển vùng mía nguyên liệu 36
7.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy chế biến 37
7.3. Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa nhà máy chế biến và các hộ nông dân trồng mía 37
Kết luận 38
Tài liệu tham khảo 39
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV293.doc