Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO

Trước những cơ hội và thách thức của ngành Dệt May khi Việt Nam là thành viên của WTO, ngành đã đưa ra chiến lược phát triển trong thời gian tới là thị trường nội địa là cơ sở để tồn tại và thị trường xuất khẩu là động lực để phát triển. Cụ thể, trong thời gian tới, toàn ngành cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất:Để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt May, cần phải đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, đồng thời có chính sách để thu hút thêm nguồn nhân lực giỏi. Áp dụng công nghệ thông tin, đổi mới công nghệ, nhằm giảm chi phí, giảm thời gian giao hàng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Thứ hai: Tập trung vào thực hiện đề án Thời trang hóa sản xuất và kinh doanh ngành Dệt May Việt Nam cùng với việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm trong nước và khu vực. Vào thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp Dệt May không nên quá tập trung vào một thị trường mà cần chuyển hướng sang các thị trường còn nhiều tiềm năng như Trung Cận Đông, Châu Phi, Châu Úc. Thứ ba: Các doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở sản xuất kỹ thuật, tận dụng lợi thế sân nhà, củng cố và mở rộng mạng lưới phân phối để giữ vững thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với các đối tác để đầu tư mạnh hơn vào việc sản xuất vải, phụ liệu ngay ở trong nước. Thứ tư: Các doanh nghiệp Dệt May cần hạn chế xuất khẩu đối với các lô hàng đẳng cấp thấp có giá trị quá thấp, chuyển sang sản xuất sản phẩm có chất lượng cao và có thương hiệu đẳng cấp cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu luật chống bán phá giá của đối tác để kiện toàn hệ thống sổ sách, rõ ràng, minh bạch về xuất xứ hàng hóa, chi phí và giá thành sản phẩm xuất khẩu.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 1.Lý do chọn đề tài 3 2.Mục tiêu nghiên cứu 4 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 CHƯƠNG I: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của một ngành 5 1.1Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 5 1.1.1Những quan niệm về cạnh tranh 5 1.1.2Quan niệm về năng lực cạnh tranh 7 1.1.2.1Khái niệm về năng lực cạnh tranh 7 1.1.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh củaViệt Nam 8 1.1.2.3 Những việc cần làm để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân 8 1.1.3 Năng lực cạnh tranh của một quốc gia 9 1.2 Mô hình kim cương của Michael Porter 10 1.2.1 Điều kiện về các yếu tố đầu vào sản xuất 11 1.2.1.1 Nhóm các yếu tố cơ bản 11 1.2.1.2 Nhóm các yếu tố tiên tiến 12 1.2.2 Điều kiện về cầu 13 1.2.3 Nhóm các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan 14 1.2.4 Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành 15 1.2.5 Vai trò của Chính phủ 17 1.2.6 Cơ hội kinh doanh 17 CHƯƠNG II: Năng lực cạnh tranh của ngành dệt May Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của WTO 19 2.1 Thực trạng ngành Dệt May Việt Nam trong những năm gần đây 19 2.1.1 Đầu vào của ngành Dệt May 19 2.1.1.1 Thị trường lao động của ngành Dệt May 19 2.1.1.2 Công nghệ trong ngành Dệt May 21 2.1.1.3 Sợi nguyên liệu đầu vào của ngành Dệt May Việt Nam 21 2.1.2 Các doanh nghiệp trong ngành Dệt May 23 2.1.2.1 Vitas - Hiệp hội Dệt May Việt Nam – Mái nhà chung của các doanh nghiệp Dệt May 23 2.1.2.2Liên doanh đầu tiên giữa ngành Dệt May Việt Nam và Hoa Kỳ 25 2.1.3 Hàng Dệt May trên thị trường trong nước và quốc tế 26 2.1.3.1 Thị trường nội địa làm nền tảng 26 2.1.3.2 Hàng Dệt May trên một số thị trường 27 2.1.4 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan tới ngành Dệt May 28 2.1.5 Vai trò của chính phủ đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam 29 2.1.5.1 Vai trò của Chính phủ được thể hiện thông qua các chính sách 29 2.1.5.2 Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường vĩ mô ổn định với lạm phát thấp và tăng trưởng ổn định 30 2.1.6 Cơ hội đối với ngành Dệt May Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của WTO 30 2.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO 31 KẾT LUẬN 33 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Vào lúc 17h (giờ Việt Nam) ngày 7.11.2006 tài trụ sở WTO ở Thụy Sĩ, 149 thành viên của WTO đã chính thức thông qua quyết định Việt Nam trở thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới (Trích Báo Ngoại Thương/ số32 ngày11-20/11/2006). Như vậy nước ta đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các ngành kinh tế Việt Nam trong đó có ngành Dệt May. Ngành Dệt May là ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu mà còn là ngành có lợi nhuận cao, đóng góp to lớn vào ngân sách quốc gia. Nhất là khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO – sân chơi chung của các thành viên của WTO, ở đây ngành Dệt May của chúng ta được đối xử công bằng theo luật của quốc tế. Bên cạnh đó ngành Dệt May cũng gặp không ít những khó khăn, đó là sự cạnh tranh công bằng và gay gắt. Vì thế để đứng vững trên thị trường quốc tế ngành Dệt May của Việt Nam phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện để có thể cạnh tranh thành công trên trường quốc tế Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với sự tìm hiểu, thu thập tài liệu của cá nhân em, em lựa chọn đề tài: ‘‘ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO” để viết đề án môn học Kinh tế Thương Mại. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. - Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May. - Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành Dêt May Việt Nam trên thị trường quốc tế khi Việt Nam là thành viên của WTO. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của một ngành công nghiệp Việt Nam. -Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May trên thị trường quốc tế trong những năm gần đây và những năm tới. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT NGÀNH 1.1 KHÁI NIỆM CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH. 1.1.1 Những quan niệm cạnh tranh. Theo báo cáo về sức cạnh tranh (1985) của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): sức cạnh tranh quốc tế là năng lực và cơ hội trong hoàn cảnh riêng trước mắt và tương lai của doanh nghiệp có sức hấp dẫn về giá cả và chất lượng hơn. Theo báo cáo về sức cạnh tranh (1995) củaWEF lại định nghĩa: sức cạnh tranh quốc tế là năng lực của một công ty, một nước trong việc sản xuất ra của cải trên thị trường thế giới nhiều hơn đối thủ cạnh tranh của nó. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất. Quan niệm này xác định rõ các chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh tế và mục đích của họ là nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Theo từ điển Kinh tế kinh doanh Anh – Việt định nghĩa: cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, thường là bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hóa tốt nhất. Quan niệm này khẳng định cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một thị trường nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời cũng chỉ ra hai phương thức cạnh tranh là hạ thấp giá bán và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Theo giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lênin thì định nghĩa rằng: cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh giữa các chủ tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh. Các quan niệm trên đây có sự khác biệt trong diễn đạt và phạm vi, nhưng có những nét tương đồng về nội dung. Từ đó có thể đưa ra một khái niệm tổng quát sau đây về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tếcủa mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối với người sản xuất – kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.2 Quan niệm năng lực cạnh tranh. 1.1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh là một tất yếu khách quan mà bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường cũng phải chấp nhận nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Nhưng để có thể cạnh tranh được thì các doanh nghiệp phải tự tạo ra năng lực cạnh tranh cho chính mình. Theo quan điểm tân cổ điển: năng lực cạnh tranh của một sản phẩm được xem xét thông qua lợi thế chi phí sản xuất và năng suất. Với cụng một loại sản phẩm có chất lượng mã tương đương nhau, sản phẩm nào có lợi thế hơn về chi phí sản xuất và năng suất chắc chắn nó sẽ chiếm ưu thế hơn. Vì nếu chi phí sản xuất rẻ, năng suất cao, doanh nghiệp có thể hạ giá bán sảm và người tiêu dùng đương nhiên sẽ chọn sản phẩm có giá rẻ hơn mà chất lượng mẫu mã không thua kém. Như vậy theo quan điểm này qua lợi thế về chi phí sản xuất và năng suất của sản phẩm ta cũng có thể khẳng định được doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh cao hơn. Theo quan điểm tổng hợp của Vanren, E.Martin và R.Westgren: năng lực cạnh tranh của một ngành, một công ty là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trong nước và nước ngoài. Từ các quan điểm trên ta có thể rút ra khái niệm chung cho năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh ngành là năng lực mà các doanh nghiệp trong ngành có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ cho các mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. 1.1.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam Dù Việt Nam có những bước phát triển khả quan gần đây, nhưng sự thật thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu. Sau đây là một số vấn đề bất cập về năng lực cạnh tranh của Việt Nam: Thứ nhất, nhiều loại giá và chi phí ở Việt Nam cao hơn so với mặt bằng giá trong khu vực Thứ hai, năng lực sáng tạo và đổi mới khoa học công nghệ của nước ta còn yếu. Số lượng các bằng phát minh sáng chế trên một người dân chỉ bằng 1/11 so với Trung Quốc và Thái Lan, bằng 1/88 so với Singapore. Thứ ba, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Thứ tư, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu nặng về hàng nguyên liệu, sơ chế (trên 51%), tỷ lệ giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu còn thấp, chưa có các ngành công nghiệp hỗ trợ. 1.1.2.3 Những việc cần làm để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân. Tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thực thi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thách thức cạnh tranh chắc chắn sẽ ngày càng gay gắt đối với hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Thách thức này đòi hỏi Chính phủ trong thời gian tới triển khai nhiều việc, trong đó: * Đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cải thiện hệ thống chính sách, pháp luật. * Nhanh chóng xây dựng và thực thi mạnh mẽ những chính sách vĩ mô và vi mô theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực của nền kinh tế ( vốn, công nghệ, cơ sớ hạ tầng…) * Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp trong nước, giảm bớt các lĩnh vực kinh tế độc quyền, giảm trợ cấp đối với doanh nghiệp Nhà nước. * Xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ. * Cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, xây dựng thị trường vốn mạnh làm tiền đề cho phát triển kinh tế. * Tập trung nguồn lực cải thiện cơ sở hạ tầng. * Chống tham nhũng mạnh mẽ. Những cố gắng của Chính phủ nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là chưa đủ nếu không có sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp mới là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược sản xuất, kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế quốc gia nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có. Việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế đòi hỏi Đảng, Chính phủ, các bộ/ngành và các doanh nghiệp phải đồng lòng và quyết tâm thực hiện mạnh mẽ. 1.1.3 Năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Theo Michael Porter, ông coi khả năng cạnh của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của ngành và cụ thể hơn là cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Không có một nước nào lại có khả năng cạnh tranh hơn một nước khác mà chỉ có các doanh nghiệp nước này có khả năng cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp nước khác. Theo ông chỉ có chỉ số năng suất là có nghĩa cho khái niệm tính cạnh tranh quốc gia bởi vì đây là yếu tố cơ bản quyết định việc nâng cao mức sống của quốc gia xét về dài hạn. Điều này lại phụ thuộc vào sự phát triển và tính năng động của các công ty. Chính vì vậy, câu hỏi cho tính cạnh tranh hay lợi thế cạnh tranh quốc gia phải là: Tại sao các công ty của một quốc gia nào đó lại thành công (trên trường quốc tế) đối với một số ngành? Hay nói cách khác, những nhân tố cơ sở tại gia nào của quốc gia, của công ty, cho phép công ty sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh trên một lĩnh vực cụ thể? 1.2 MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA Michael Porter. Theo M.Porter, khả năng cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố, mối liên hệ này tạo thành mô hình có tên là mô hình kim cương Porter. Các nhóm yếu tố điều kiện đó bao gồm: một là điều kiện về các yếu tố đầu vào sản xuất; hai là điều kiện về cầu: ba là các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan; bốn là chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành. Cả bốn yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Ngoài bốn yếu tố chính kể trên còn có hai yếu tố nữa là vai trò của Chính phủ và cơ hội kinh doanh. Chiến lược, cơ cấu cạnh tranh nội bộ ngành Điều kiện về các yếu tố đầu vào sản xuất Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan Điều kiện về cầu Chính phủ Cơ hội Sơ đồ 1:Mô hình kim cương 1.2.1 Điều kiện về các yếu tố đầu vào sản xuất. Các yếu tố sản xuất được quan niệm là tất cả những gì không phải là ‘‘đầu ra’’ cần thiết để cạnh tranh trong một ngành công nghiệp như lao động, nguồn đất có thể sử dụng, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Các yếu tố đầu vào sản xuất được chia ra làm hai nhóm là nhóm yếu tố cơ bản (các yếu tố chung) và nhóm các yếu tố tiên tiến. 1.2.1.1 Nhóm các yếu tố cơ bản. Các yếu tố cơ bản hay còn gọi là các yếu tố chung bao gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nguồn lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo giản đơn và vốn. Đây là nhóm yếu tố được coi là nền tảng của học thuyết thương mại chuẩn. Tài nguyên thiên nhiên: đó là những đó là những điều kiện mà thiên nhiên ban tặng cho các quốc gia, đó là tất cả những gì có trong tự nhiên như rừng, biển, các quặng mỏ... Đây là nguồn lực khan hiếm, bởi tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia là có hạn chứ không phải là vô hạn, không phải là rừng vàng biển bạc. Vì thế một vấn đề cần được giải quyết trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia là phải vừa khai thác vừa tạo dựng lại tài nguyên ví như vừa khai thác gỗ vừa phải trồng rừng. Và một điều cấp thiết nữa là phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý tránh gây lãng phí. Và nếu như một nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú thì đây là một điêu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao được năng cạnh tranh của mình Khí hậu, vị trí địa lý: đây cũng là một yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của quốc gia. Nguồn nhân lực chưa qua đào tạo hoặc đào tạo giản đơn: đây là đội ngũ công nhân với trình độ thấp kém, khả năng và năng suất làm việc không cao. Vốn: bao gồm có vốn trong nước và vốn đầu tư từ nước ngoài. vốn trong nước là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất – kinh doanh, được hình thành nên từ các nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng dư của nhiều thế hệ của mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp và cả quốc gia. 1.2.1.2 Nhóm các yếu tố tiên tiến. Nhóm các yếu tố tiên tiến còn gọi là các yếu tố chuyên sâu, nhóm yếu tố này bao gồm cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc viễn thông, kỹ thuật số hiện đại, nguốn nhân lực chất lượng cao như các kỹ thuật viên được đào tạo đầy đủ, những lập trình viên máy tính hoặc những nhà nghiên cứu trong những lĩnh vực chuyên môn tinh xảo. Trong hai nhóm yếu tố trên đây, nhóm các yếu tố tiên tiến thường được hình thành trên cơ sở nhóm các yếu tố cơ bản. Sự hình thành nhóm các yếu tố tiên tiến chủ yếu thông qua các hoạt động đào tạo và cơ chế khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và phát triển. Trong hai nhóm yếu tố trên thì nhóm yếu tố thứ hai tức nhóm các yếu tố tiên tiến được Perter chú trọng và đề cao và coi đây là nhóm yếu tố cốt lõi quyết định đến khả năng cạnh tranh quốc gia. Mỹ là một cường quốc về phần mềm máy tính với đội ngũ cán bộ lập trình viên hùng hậu. Nhật Bản là nước có đội ngũ đông đảo các kỹ sư được đào tạo đầy đủ thay thế cho đội ngũ công nhân lao động giản đơn...Xingapo là một nước có đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật có trình độ cao trong lĩnh dịch vụ hàng không, sữa chữa tàu biển và thị trường chứng khoán. Đây là những nước có nên kinh tế có năng lực cạnh tranh cao. Điều kiện về cầu. Điều kiện về cầu được thể hiện trực tiếp ở tiềm năng của thị trường. Thị trường là nơi quyết định cao nhất năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Thị trường trong nước có những đòi hỏi cao về sản phẩm sẽ là động lực thúc đẩy các công ty thuờng xuyên cải tiến và đổi mới sản phẩm nếu các công ty này muốn tồn tại và phát triển. Cũng tương tự như vậy, thị trường nước ngoài đặt ra những tiêu chuẩn cao đối với các sản phẩm và các dịch vụ đòi, đăt ra cho những công ty muốn thành công trên thị trường quốc tế phải luôn đổi mới và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị trường nước ngoài (để kinh doanh thành công thì phải biết bán cái gì người ta cần chứ không phải bán cái gì mình có). Ví dụ thị trường các mặt hàng điện tử dân dụng hoặc ô tô du lịch ở Nhật Bản chỉ có chỗ đứng cho các công ty có khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Đồng thời, thị trường trong nước đang tiến đến xu hướng quốc tế hóa nghĩa là không còn sự khác biệt giữa các thị trường nước ngoài, thị trường nội địa và nhu cầu nội địa. Các sản phẩm được sản xuất ra được tiêu chuẩn hóa ngày càng cao và có tính chất quốc tế. Vì vậy, các yêu cầu đặt ra đối với thị trường nội địa sẽ càng ngày càng cao gắn với nhu cầu của thị trường quốc tế. Thị trường phần mềm thế giới không ngừng được tiêu chuẩn hóa cao và mức độ cạnh tranh hết sức ác liệt. 1.2.3 Nhóm các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan. Khả năng cạnh tranh của một ngành nói riêng và khả năng cạnh tranh của một quốc gia nói chung phụ thuộc rất lớn vào các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan bởi vì các công ty này nằm trong ngành không thể tồn tại một cách tách biệt với các công ty của các ngành công nghiệp khác. Các ngành công nghiệp hỗ trợ thường là các ngành cung cấp các đầu vào cho ngành có khả năng cạnh tranh cao. Theo sự phát triển có tính chất tự nhiên, khi một ngành công nghiệp nổi lên với khả năng cạnh tranh hùng mạnh thì sẽ làm xuất hiện một loạt các ngành hỗ trợ và các ngành có liên quan (các xí nghiệp vệ tinh) đến ngành công nghiệp nổi lên đó. Hệ thống các ngành này có thể liên kết theo chiều dọc hoặc liên kết theo chiều ngang tạo thành các cụm công nghiệp có mối liên hệ ‘‘dây mơ rễ má” với nhau. Các mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các ngành giúp cho các ngành phát huy được thế mạnh kết hợp, tăng được khả năng cạnh tranh của từng ngành trong cụm công nghiệp đó. Cụ thể là các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể giúp các công ty nhận thức được các phương pháp mới và cơ hội mới để ứng dụng công nghệ mới. Quá trình trao đổi thông tin sẽ diễn ra mạnh hơn giữa các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan và các hoạt động phối hợp nghiên cứu và triển khai, phối hợp giải quyết các vấn đề sẽ thúc đẩy các công ty gia tăng khả năng thích ứng với các cơ hội và vấn đề. Thực chất đây là quá trình gia tăng năng lực cạnh tranh về lâu dài. Hơn nữa, các công ty có mối liên hệ với nhau trong một chuỗi giá trị cho nên tác động hỗ trợ lẫn nhau sẽ rất lớn. Chẳng hạn,ngành công nghiệp may mặc có thể phát triển khi ngành công nghiệp thời trang phát triển và ngược lại. Các ngành công nghiệp bán dẫn, phần mềm và thương mại là những ngành công nghiệp có ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn. 1.2.4 Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành. Chiến lược của công ty có ảnh hưởng lâu dài đến khả năng cạnh tranh của nó trong tương lai bởi vì các mục tiêu, chiến lược và cách tổ chức các công ty trong các ngành công nghiệp có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia. Yếu tố này chi phối đến hoạt động đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm và thị trường của từng công ty và cả ngành. Khả năng cạnh tranh quốc gia là kết quả của sự kết hợp hợp lý giữa các lựa chọn này với các nguồn lực của lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp cụ thể. Ngoài chiến lược phát triển, cơ cấu của một ngành công nghiệp cũng quyết định rất lớn đến khả năng cạnh tranh của toàn ngành. Cơ cấu của các ngành công nghiệp liên quan đến ngành mũi nhọn các ngành được ưu tiên, mức độ liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành đển phục vụ cho mục tiêu nhất định. Cơ cấu của ngành công nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn ngành. Bên cạnh đó, cạnh tranh trong nội bộ nghành và giữa các công ty trong một nước càng gay gắt thì năng lực cạnh tranh trên thị trương quốc tế của công ty đó sẽ càng cao. Các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành gây sức ép lẫn nhau đối với việc giảm chi phí, cải thiện chất lượng, giá cả và việc sáng tạo ra sản phẩm mới. Điều này kích thích hoạt động đổi mới để vượt qua mối lo ngại bị tụt hậu trong quá trình phát triển của công ty, giúp công ty đứng vững trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Thực tế đã cho thấy, ở Nhật Bản các công ty có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế do các công ty này cạnh tranh rất thành công ở thị trường trong nước. Việc cạnh tranh trong nước đã giúp chúng tích lũy được nhiều kinh nghiệm và do đó chúng sẽ có chiến lược cạnh tranh quốc tế hữu hiệu. 1.2.5 Vai trò của Chính phủ. Chính phủ thông qua những chính sách (tỉ giá hối đoái, lãi suất, trợ cấp,thuế và các công cụ khác) để tác động đến các ngành công nghiệp. Chính phủ có thể khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước trong những giai đoạn tùy theo mục tiêu đặt ra của chính phủ trong giai đoạn đó. Chẳng hạn, Chính phủ Trung Quốc có chính sách khuyến khích suất khẩu thông qua các biện pháp như thưởng xuất khẩu, giảm giá đồng tiền trong nước, thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, giảm bớt mức độ kiểm soát ngoại tệ, tham gia vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới, thành lập các khu chế biến xuất khẩu... đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trường thế giới. Chỉ đối với thị trường liên minh châu Âu trong năm 2001, các doanh nghiệp ngành giày dép của Trung Quốc đã chiếm tới 33,4% tổng khối lượng nhập khẩu giày dép của cả Liên. 1.2.6 Cơ hội kinh doanh Các cơ hội thường tạo ra những thay đổi đột ngột và làm thay đổi vị thế cạnh tranh. Các cơ hội có thể làm vô hiệu hóa các lợi thế của các đối thủ cạnh tranh được hình thành từ trước đó và tạo ra tiềm năng mà các công ty của một quốc gia mới có thể loại bỏ chúng để đạt được lợi thế cạnh tranh khi có điều kiện mới và khác trước. Chẳng hạn việc phát minh ra các chùm vi điện tử đã tạo ra điều kiện cho Nhật Bản đạt được lợi thế cạnh tranh cân bằng với Đức và Mỹ. Việc gia tăng nhu cầu về tàu thủy đã tạo điều kiện cho Hàn Quốc gia nhập vào ngành công nghiệp tàu thủy có khả năng cạnh tranh với Nhật. Như vậy khả năng cạnh canh của một ngành công nghiệp được thể hiện ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Điều này được khái quát hóa cho một thực thể lớn hơn – một quốc gia. Trong mô hình kim cương của Porter, bốn nhóm yếu tố chính tác động lẫn nhau cùng với hai yếu tố là vai trò của Chính phủ và yếu tố cơ hội tác động tới bốn yếu tố trên tạo nên năng lực cạnh tranh của một quốc gia. CHƯƠNG II: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CỦA WTO 2.1 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 2.1.1 Đầu vào của ngành Dệt May. 2.1.1.1 Thị trường lao động của ngành Dệt May. Trong ngành Dệt May nói riêng trong các ngành công nghiệp nói chung đều có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, điều này tạo nên lợi thế so sánh trong cạnh tranh của Dệt May Việt Nam với các nước khác. Nhưng đội ngũ công nhân của nước ta chỉ là nguồn nhân lực chưa qua đào tạo hoặc đào tạo giản đơn. Và khi tự do hoá thương mại, nó mang lại lợi ích chung cho cả nền kinh tế nhưng nó lại mang lại áp lực cho thị trường lao động cũng như điều kiện lao động. Việc loại bỏ hạn ngạch dệt may sẽ mang lại những ảnh hưởng sâu rộng đến việc làm ở Việt Nam trong thời gian tới. Kinh nghiệm cho thấy lao động mất việc làm trong ngành dệt may thường có mức độ đào tạo thấp, kỹ năng làm việc thấp và lao động nữ chiếm tỷ lệ cao. Những đặc điểm này khiến lao động trong ngành dệt may rất khó khăn trong việc thay đổi để phù hợp với các điều kiện của thị trường lao động (thay đổi công nghệ, chuyển dịch sản xuất...). Vì vậy, cần phải có các chương trình tổng thể nhằm hỗ trợ những lao động có nguy cơ mất việc làm trong ngành dệt may. Để đối phó với tình trạng mất việc làm, nâng cao chất lượng lao động, Việt Nam cần tăng lượng đào tạo đối với lực lượng lao động. Cụ thể là tổ chức các khoá đào tạo theo chuẩn quốc tế. Nắm bắt được nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành, Hiệp hội Dệt May Việt Nam với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đã triển khai các lớp đào tạo về quản lý – kinh tế - kỹ thuật. Trong đó, triển khai hai lớp học quản lý do Thụy Điển tài trợ; 17 lớp học tại các doanh nghiệp trong cả nước đào tạo tại chỗ về kỹ thuật nhuộm, may cho trên 500 học viên do các chuyên gia Nhật Bản giảng dạy với sự tài trợ của JPDC. Những hoạt động đào tạo này đã giúp cho các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam nâng cao được trình độ cán bộ quản lý và kỹ thuật. Như vậy thông qua đào tạo và cơ chế khuyến khích nâng cao tay nghề của người thợ và nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ đã hình thành đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật trong ngành Dệt May Việt Nam. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Tuy rằng trình độ của đội ngũ cán bộ và công nhân của ngành đang được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề nguồn nhân lực. Đó là, mặc dù Việt Nam có lợi thế là chi phí nhân công trong công đoạn lắp ráp và gia công sản phẩm nhưng chắc chắn không có lợi thế trong cả chuỗi cung ứng bao gồm các công đoạn có giá trị g ia tăng cao như thiết kế, thu mua – cung ứng nguyên liệu, quản lý sản xuất và quản lý phân phối... Nhằm đối phó những thách thức này đòi hỏi các nhà cung ứng Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư vào kế hoạch tìm nguồn nguyên liệu cụ thể, giáo dục các kỹ năng liên quan đến dịch vụ nhằm khuyến khích thành lập các cấu trúc mà ở đó các nhà cung ứng nội địa có thể chia sẻ kiến thức thị trường và những giải pháp với các khách hàng tiềm năng. 2.1.1.2 Công nghệ trong ngành Dệt May. Công nghệ là thứ khó có thể bắt chước được và giá nhân công rẻ cũng không thể thay thế công nghệ được, vì thế để có thể đứng vững trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, một điều đặt ra đối với ngành Dệt May Việt Nam là cần phải áp dụng công nghệ vào sản xuất, không ngừng đổi mới công nghệ. Hiện nay ở nước ta, công nghệ đã được áp dụng rộng rãi trong ngành Dệt May, đây là điều đáng mừng đối với Dệt May của chúng ta. Năm 2004 Bộ công nghiệp, sau khi nghiên cứu nhu cầu thị trường, khẳng định rằng: mặc dù xơ sợi tổng hợp đang phát triển vượt bậc về số lượng và chất lượng, nhưng trong lĩnh vực thời trang và may mặc thế giới vẫn có xu hướng quay về sử dụng các sản phẩm dệt từ xơ sợi thiên nhiên, trong đó tơ tằm với những tính chất ưu việt của nó như: nhẹ, mềm mại, thoáng mát, hợp môi sinh, sang trọng vẫn luôn được ưa chuộng. Bộ công nghiệp quyết định giao cho Phân Viện Kinh tế Kỹ thuật dệt may Viện Kinh tế Kỹ thuật dệt may Tổng công ty may Việt Nam nhiệm vụ: "Nghiên cứu công nghệ dệt mặt hàng tơ tằm co dãn 4 chiều trên máy dệt kiếm". Kết quả nghiên cứu là có thể dệt mặt hàng tơ tằm co dãn 4 chiều trên máy, loại vải này được dệt bằng sợi tơ tằm có pha sợi lycra ở cả sợi dọc và sợi ngang. Đây là một bước tiến của ngành Dệt May nước ta. 2.1.1.3 Nhập khẩu sợi nguyên liệu đầu vào của ngành Dệt May Việt Nam. Tính đến tháng 11/2006 thì 11 tháng đầu năm, nhập khẩu sợi của Việt Nam đạt 310,6 ngàn tấn, trị giá 496 triệu USD, tăng 61,6% về lượng và 54,5% về trị giá so với cùng kỳ 2005 ( Số liệu: trang web www.detmay.com.vn). Như vậy trong năm 2006 lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu tăng rất mạnh so với năm 2005, điều này đã chứng tỏ nhu cầu sợi trong nước tăng nhiều so với năm trước, hứa hẹn một năm phát triển của ngành Dệt May. Bảng 1: Thị trường nhập khẩu sợi của Việt Nam tháng 11 và 11 tháng đầu năm Nước ĐVT Tháng11/2006 11 tháng năm2006 Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD) Ấn Độ Tấn 362 891.681 4.302 8.850.448 Bỉ Tấn 96 169.735 4.302 443.923 Đài Loan Tấn 113.116 19.654.264 158.849 228.945.574 Hàn Quốc Tấn 2.462 4.826.823 26.834 48.322.298 Hồng Kông Tấn 166 420.825 3.507 13.303.989 Indonêsia Tấn 2.069 3.213.191 16.574 27.851.674 Italia Tấn 4 28.582 104 746.185 Malaysia Tấn 3.776 5.445.460 31.357 40.941.674 Mỹ Tấn 2.069 3.213.191 16.574 27.851.674 Nhật Bản Tấn 197 415.438 1.679 2.101.656 Pháp Tấn 51 881.671 Sigapore Tấn 51 243.046 426 1.140.093 Thái Lan Tấn 3.736 5.600.294 33.171 47.242.049 Trung Quốc Tấn 2.855 5.344.788 30.187 65.814.670 Nguồn: www.detmay.com.vn Từ bảng trên ta thấy Đài Loan là thị trường sợi mà Việt Nam chủ yếu nhập khẩu chiếm khoảng gần 90% trên tổng lượng sợi nhập khẩu tháng 11nănm 2006 và chiếm hơn 55% trên tổng lượng nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm 2006. Trong thời gian gần đây, lượng nhập khẩu sợi nguyên liệu đã tăng mạnh, đây vừa là niềm vui nhưng nó cũng là nỗi lo đối với ngành Dệt May của chúng ta, bởi tính đến 2006, năng lực sản xuất toàn ngành về nguyên liệu: xơ bông 10.000 tấn/năm (chiếm 5% nhu cầu); xơ sợi tổng hợp 50.000 tấn (30% nhu cầu), sợi xơ ngắn 260.000 tấn (60% nhu cầu). Đối với sản xuất dệt nhuộm: vải dệt kim 150.000 tấn (60% nhu cầu); dệt thoi 680 triệu m2 (chiếm 30% nhu cầu). Những con số trên cảnh báo với chúng ta rằng, có thể từ lâu nay, ngành Dệt May đang ‘‘đi trên đôi chân của người khác”, bởi lẽ 95% nhu cầu xơ bông, 70% nhu cầu sợi tổng hợp, 40% nhu cầu sợi xơ ngắn, 40% nhu cầu vải dệt kim và 60% nhu cầu vải dệt thoi cho cả một ngành công nghiệp hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài. 2.1.2 Các doanh nghiệp trong ngành Dệt May. 2.1.2.1 Vitas - Hiệp hội Dệt May Việt Nam – Mái nhà chung của các doanh nghiệp Dệt May. ‘‘Buôn có bạn, bán có phường” câu phương ngôn đó không chỉ đúng trong lĩnh vực Thương Mại mà nó còn đúng cho cả trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Chính vì thế mà Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã được thành lập vào ngày 21 tháng 11 năm 1999 theo Quyết định số 24/1999 ngày 16-7-1999 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ. Có thể nói rằng, Hiệp hội Dệt May ra đời đã trở thành động lực quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May nhằm đạt được kết quả: năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 4,84 tỷ USD, trong 2 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 867 triệu USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2005. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam kỳ vọng đến năm 2010 doanh thu của ngành sẽ tăng lên khoảng từ 9 đến 10 tỷ USD. Sự ra đời của Hiệp hội Dệt May là một sự cần thiết thiết yếu. Với hơn 1.200 doanh nghiệp lớn vừa và nhỏ, nhưng các doanh nghiệp tiến hành sản xuất – kinh doanh mang tính tự phát, hầu như không có sự liên kết trong sản xuất – kinh doanh, cũng như trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Vì thế không tạo được một thế mạnh tổng thể để ngành có thể phát triển một cách toàn diện, Vì vậy sự ra đời của Hiệp hội Dệt May là yêu cầu bức thiết. Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã tạo được cầu nối giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Nhà Nước và với thị trường bằng những chức năng chính như sau: Một: Nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động và tiềm năng của ngành Dệt May Việt Nam và thế giới, từ đó tư vấn cho hội viên trong việc sản xuất – kinh doanh . Hai: Tư vấn về đầu tư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; hỗ trợ hoạt động kinh tế đối ngoại của các hội viên theo phương hướng phát triển chung của hiệp hội nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của từng hội viên và toàn ngành. Ba: Tạo môi trường liên kết, hợp tác giữa các hội viên về sản xuất – kinh doanh, nhằm phát huy thế mạnh và lợi ích của từng hội viên cũng như toàn ngành, làm đầu mối giải quyết các tranh chấp giữa các hội viên. Bốn: Phối hợp trong phạm vi hiệp hội về lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, nghiên cứu khoa học, thông tin kinh tế đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi về kinh nghiệm công tác quản lý, áp dụng kỹ thuật mới. Năm: Tư vấn và kiến nghị với Chính phủ trong việc ban hành chính sách, chế độ liên quan đến ngành Dệt May. Sáu:Tham gia các hoạt động với các tổ chức dệt may quốc tế và khu vực để đưa ngành Dệt May Việt Nam từng bước hội nhập theo quy định của Luật pháp Việt Nam và quy tắc ứng xử thương mại quốc tế. 2.1.2.2 Liên doanh đầu tiên giữa ngành Dệt May Việt Nam và Hoa Kỳ. Sau khi Việt Nam đạt được thỏa thuận song phương Việt – Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO, tại hội trường Thống Nhất Tp.Hồ Chí Minh, Tổng công ty Phong Phú và Tập đoàn ITC – Hoa Kỳ đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng liên doanh hợp tác xây dựng khu liên hợp sản xuất hàng cotton cao cấp tại Tp – Đà Nẵng”. Theo Tổng Giám đốc Tổng công ty Phong Phú, ông Trần Quang Nghị: ‘‘Sự ra đời của Công ty TNHH ITC-Phong Phú ngay sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một bước hợp tác phát triển mới giữa ngành Dệt May Việt Nam và Hoa Kỳ. 2.1.3 Nhu cầu hàng Dệt May trên thị trường trong nước và quốc tế 2.1.3.1 Thị trường nội địa làm nền tảng. Thị trường nội địa với dân số khoảng 80 triệu người vào năm 2002 có thu nhập ngày càng được cải thiện, cùng xu hướng chuyển dần sang dùng hàng may sẵn của người Việt Nam đã mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam khi khai thác thị trường trong nước. Hơn nữa, khi các sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng trong nước chấp nhận sẽ là một tiêu chuẩn để đáng giá năng lực chất lượng của các doanh nghiệp Dệt May. Đồng thời, thị trường nội địa cũng là bước đệm, là một phương vững chắc cho các doanh nghiệp lui về khi thị trường thế giới có biến động. Nhận thức được vai trò quan trọng của thị trường trong nước, các doanh nghiệp Dệt May đã không ngừng phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu. Đó là từ năm 2000 đến nay, ngành Dệt May Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân hơn 20% / năm, thu hút gần 2 triệu lao động lao động, đóng góp 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. phát triển thị trường nội địa tăng trưởng 15%, doanh số bán lẻ ước đạt 2.05 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 6 tỷ USD (tăng 24%); giá trị sản xuất công nghiệp của ngành tăng trưởng 16%...Việc Việt Nam gia nhập WTO, ngành Dệt May có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong cạnh tranh, đó là hàng rào bảo hộ hàng sản xuất trong nước đã giảm đến mức tối đa theo cam kết của WTO. 2.1.3.2 Hàng Dệt May trên một số thị trường. Trên thị trương Mỹ : Bắt đầu từ tháng 1/2007 hàng dệt may Việt Nam sẽ không phải chịu hạn ngạch sang Mỹ, điều này tưởng như niềm vui đối với các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam. Tuy nhiên, dưới áp lực của các nhà sản xuất, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra một quy chế mà theo đó sẽ áp dụng hệ thống kiểm soát chặt chẽ, theo dõi các nhóm hàng nhập khẩu từ Việt Nam, nhất là đối với quần ao sơ mi trong 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, phía Mỹ cũng sẽ giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam định kỳ 6 tháng một lần nhằm xem xét liệu có đủ bằng chứng để điều tra chống bán phá giá đối với bất cứ mặt hàng dệt may nào của Việt Nam. Đây là một điều đáng lo ngại cho ngành Dệt May của Việt Nam, bởi nếu như trước đây áp dụng hạn ngạch, bên cạnh mặt tiêu cực làm hạn chế xuất khẩu đối với Việt Nam còn có mặt tích cực là giảm thiểu tối đa khả năng bị áp dụng các rào cản thương mại – trong đó có chống bán phá giá. Đến nay, cơ chế cũ không còn và thay vào đó là áp dụng theo cơ chế mới, theo cơ chê mới này thì bất cứ lúc nào phía Mỹ cũng có thể áp dụng mức cao để ngăn chặn hàng dệt may từ Việt Nam. Đây là mối lo ngại cho các doanh nghiệp trong ngành. Thực tế cho thấy, hiện tại, một số nhà nhập khẩu Mỹ đang muốn chuyển đơn hàng sang các nước khác. Đây là điều đáng lo ngại nhất vì có tới hơn 70% hàng dệt may Việt Nam là xuất khẩu sang Mỹ. Hàng Dệt May Việt Nam trên thị trường EU: Đối với thị trường này, trong điều kiện hầu hết các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam là vừa và nhỏ vì vậy làm thế nào để có thể chủ động đi tìm khách hàng mà không phải xách cặp đi nước ngoài liên tục. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải tăng cường sử dụng thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu. Phải tìm cách liên hệ với lực lượng người Việt Nam ở EU để họ làm đầu mối cho mình. Hiện nay có khoảng 70.000 người Việt Nam làm thương mại tại EU. Tháng 5/2004 có thêm 10 nước gia nhập vào khối EU, đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam. Làm thế nào để đưa hàng Việt Nam vào các chợ đầu mối, các hệ thống bán lẻ của người Việt Nam tại Nga, Tiệp, Đức... thay vì từ trước tới nay chợ của người Việt Nam lại lấy hàng Trung Quốc về bán. Đồng thời phải liên kết giữa các công ty ở Việt Nam với các công ty khai thác thị trường của nước ngoài để tạo đươc sự hợp tác thương mại hai bên cùng có lợi. Từ thực tế trên, từ những từ thời cơ và thách thức đó, ngành Dệt May Việt Nam đã đưa ra chiến lược trong thời gian tới là lấy thị trường nội địa làm nền tảng và xuất khẩu làm động lực phát triển. 2.1.4 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan tới ngành Dệt May. Với chi phí nhân công rẻ, người lao động cần cù chịu khó đấ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành Dệt May Việt Nam, với lợi thế này các doanh nghiệp Dệt May có thể giảm giá thành sản phẩm mà chất lượng không giảm, giúp các doanh nghiệp có thể đứng vững trên những thị trường có tiếng là cạnh tranh gay gắt như EU chẳng hạn. Đối với ngành Dệt May Việt Nam người lao động có quyết định lớn tới năng lực cạnh tranh của ngành. Sức khỏe của người lao động được quan tâm đặc biệt, đó là tháng 4/1998 trung tâm y tế Dệt May được chính thức thành lập, với chức năng quản lý và hướng dẫn y tế cơ sở, chăm lo sức khỏe cho người lao động trong ngành. Từ đó đến nay Trung tâm Y tế Dệt May đã góp sức vào thành tích chung của ngành Dệt May Việt Nam. Đến tháng 11/2005 Trung tâm Y tế Dệt May được nâng hạng thành Bệnh viện Dệt May thực hiện nhiệm vụ thường xuyên khám bệnh và điều trị về các loại bệnh nghề nghiệp như viêm phế quản mãn tính, bụi phổi bông, các bệnh xương khớp, tai mũi họng, răng hàm, mặt,... phục hồi chức năng sau điều trị và sau khi mắc bệnh nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học phục vụ cho ngành như tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, huấn luyện người lao động thực hiện an toàn vệ sinh lao động, Để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ lao động có tay nghề, đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngày 10/10/2005,Bộ Công Nghiệp cùng với Bộ Giáo dục và Đào Tạo quyết thành lập Trường Cao Đẳng Công nghiệp Dệt May&Thời trang Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Kỹ thuật May và Thời Trang. Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Cao đẳng và trình độ thấp hơn trong lĩnh vực Công nghệ may, Thiết kế thời trang, Quản trị kinh doanh. 2.1.5 Vai trò của chính phủ đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam. 2.1.5.1 Vai trò của Chính phủ được thể hiện thông qua các chính sách. Nhằm tạo ra mọi điều kiện cho việc tồn tại và phát triển ngành Dệt May Việt Nam hướng ra thị trường thế giới, trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để khuyến khích đầu tư và mở rộng sản xuất, xuất khẩu, nhằm biến ngành Dệt May trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Như Quyết định 55/2001/QĐ – TTg, theo quyết định này, Chính phủ sẽ giành cho ngành Dệt May Việt Nam các ưu đãi về vốn, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển ngành Dệt May đến năm 2010 trong xu thế hội nhập toàn cầu. 2.1.5.2 Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường vĩ mô ổn định với lạm phát thấp và tăng trưởng ổn định. Kinh nghiệm cho thấy, với một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát sẽ thấp và tỷ lệ thất nghiệp giảm, có nhiều công ăn việc làm được tạo ra hơn. Trong khi đó các chương trình tổng thể ở cấp vĩ mô và vi mô như thuận hóa thương mại, điều chỉnh và đổi mới thị trường lao động sẽ mang lại lợi ích to lớn cho ngành Dệt May Việt Nam. 2.1.6 Cơ hội đối với ngành Dệt May Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của WTO. Việt Nam là thành viên của WTO, đã mở ra cho ngành Dệt May những cơ hội mới. Đây là cơ hội thực sự cho ngành Dệt May khai thác thị trường mới mở như Nam Mỹ, Trung Đông. Thực tế đã chứng minh, những năm gần đây, hàng Dệt May Việt Nam đã có mặt trên hầu hết các nước trên thế giới. Trong một tương lai không xa, sản phẩm dệt may với thương hiệu‘‘Made in Vietnam” sẽ là một mặt hàng cạnh tranh đáng kể với sản phẩm của các nước có năng lực sản xuất lớn trên thế giới. Những cơ hội lớn đã, đang và sẽ là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội đó ngoài sự trợ giúp từ phía Chính phủ đòi hỏi các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa mới có thể khai thác triệt để các cơ hội. 2.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO. Trước những cơ hội và thách thức của ngành Dệt May khi Việt Nam là thành viên của WTO, ngành đã đưa ra chiến lược phát triển trong thời gian tới là thị trường nội địa là cơ sở để tồn tại và thị trường xuất khẩu là động lực để phát triển. Cụ thể, trong thời gian tới, toàn ngành cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất:Để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt May, cần phải đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, đồng thời có chính sách để thu hút thêm nguồn nhân lực giỏi. Áp dụng công nghệ thông tin, đổi mới công nghệ, nhằm giảm chi phí, giảm thời gian giao hàng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Thứ hai: Tập trung vào thực hiện đề án Thời trang hóa sản xuất và kinh doanh ngành Dệt May Việt Nam cùng với việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm trong nước và khu vực. Vào thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp Dệt May không nên quá tập trung vào một thị trường mà cần chuyển hướng sang các thị trường còn nhiều tiềm năng như Trung Cận Đông, Châu Phi, Châu Úc... Thứ ba: Các doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở sản xuất kỹ thuật, tận dụng lợi thế sân nhà, củng cố và mở rộng mạng lưới phân phối để giữ vững thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với các đối tác để đầu tư mạnh hơn vào việc sản xuất vải, phụ liệu ngay ở trong nước... Thứ tư: Các doanh nghiệp Dệt May cần hạn chế xuất khẩu đối với các lô hàng đẳng cấp thấp có giá trị quá thấp, chuyển sang sản xuất sản phẩm có chất lượng cao và có thương hiệu đẳng cấp cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu luật chống bán phá giá của đối tác để kiện toàn hệ thống sổ sách, rõ ràng, minh bạch về xuất xứ hàng hóa, chi phí và giá thành sản phẩm xuất khẩu. KẾT LUẬN Đối với Việt Nam, ngành Dệt May là ngành công nghiệp lớn thứ hai, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 4,84 tỷ USD, trong 2 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 867 triệu USD, tăng 45,5 so với cùng kỳ năm 2005. Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam kỳ vọng đến năm 2010 doanh thu của ngành sẽ tăng lên khoảng từ 9 đến 10 tỷ USD. Việt Nam mới chính thức là thành viên của WTO được 7 tháng, ngành Dệt May đã có nhiều thành tựu, đó là sự phát triển không ngừng của ngành, đã có sự thay đổi về chất của các doanh nghiệp Dệt May, áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất và quá trình tổ chức sản xuất, mở hàng loạt các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho công nhân cán bộ trong ngành. Bên cạnh những thành công, ngành Dệt May cũng còn rất nhiều cái chưa được như ngành dệt chưa khai thác được lợi thế sân nhà để cung cấp vải cho ngành may, bộ máy quản lý con yếu kém, đội ngũ lao động trìh độ còn thấp. Đối với thị trường trong nước, mặt hàng dệt may của các doanh nghiệp nội địa kém sức cạnh tranh so với các mặt hàng nước ngoài. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh Tế Thương Mại. Báo nghiên cứu kinh tế. Báo Ngoại Thương. Báo Kinh tế Việt Nam. Báo Kinh tế phát triển. Tạp chí Dệt May & Thời trang VN. Trang web:www.detmay.com.vn. Trang web: www.mof.gov.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35990.doc
Tài liệu liên quan