Đề án Nghèo đói ở trung du miền núi Bắc Bộ - Thực trạng và giải pháp

Với mục tiêu nâng cao tuổi thọ và nâng cao sức khỏe con người cho các đồng bào nghèo vùng núi Bắc Bộ. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo là hoàn toàn cần thiết. Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe là nhu cầu thiết yếu thứ hai của mỗi con người sau nhu cầu ăn và mặc. Đối với người nghèo, họ lại càng cần thiết hơn bởi chế độ dinh dưỡng của họ, môi trường sinh hoạt vsà văn hoá sinh hoạt dễ gây bệnh. Có một thực trạng là: Hiện nay trẻ em các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn chưa được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi như trẻ em vùng đồng bằng. Các chỉ số về sức khoẻ như tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong. đều chiếm chỉ số khá cao. Việc tiếp cận các dịch vụ về chăm sóc y tế lại ở mức thấp nhất so với các vùng trong toàn quốc. Mặc dù chính sách ưu tiên cho các tỉnh miền núi phía Bắc đã được triển khai từ nhiều năm nay, nhưng đến nay chỉ số về kinh tế, xã hội ở khu vực này vẫn thấp hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác trong cuộc sống của người dân khu vực, mà một trong số đó là việc đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em - đối tượng luôn cần được ưu tiên trong xã hội. Đã thế, tỷ lệ các xã có bác sỹ ở khu vực miền núi phía Bắc cũng thấp nhất so với các vùng khác, đặc biệt là vùng Tây Bắc chỉ có khoảng 23% số xã có bác sỹ, số trẻ em được nhận đủ 4 loại vắc xin bắt buộc (lao, bại liệt, tam liên (bạch hầu - uốn ván - ho gà) và sởi) ở vùng núi phía Bắc quá thấp, chỉ đạt khoảng 34%. Cũng theo một khảo sát mới đây của Bệnh viện Nhi Trung ương về thực trạng chăm sóc nhi khoa trong toàn quốc, thì hầu hết các bệnh viện tuyến huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều không có khoa Nhi riêng mà chung với khoa Nội - Lây. Khoa Nhi ở các bệnh viện tỉnh thiếu cán bộ chuyên về Nhi khoa, trang thiết bị quá nghèo nàn, chất lượng khám chữa bệnh chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy, mặc dù có chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng bệnh nhân vượt tuyến khá nhiều đã dẫn đến tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2914 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nghèo đói ở trung du miền núi Bắc Bộ - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phòng hộ, mở rộng diện tích rừng trồng, bảo đảm phòng hộ cho thủy điện lớn... Chú trọng phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy theo quy hoạch. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư; giải quyết đất ở, đất sản xuất ổn định lâu dài. Về công nghiệp: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đà, sông Lô, phát triển các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa, các nhà máy nhiệt điện chạy than. Khai thác và chế biến có hiệu quả các mỏ khoáng sản tại vùng. Xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất dựa vào khả năng tài nguyên trong vùng. Xây dựng các nhà máy giấy và bột giấy phù hợp với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Phát triển công nghiệp chế biến chè, sữa, thực phẩm khác... tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống. Về dịch vụ:  Ưu tiên đầu tư khai thác các điểm du lịch: Điện Biên Phủ, khu di tích lịch sử Pắc Bó, Tân Trào, Định Hóa, Đền Hùng, Sa Pa, hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, lòng hồ Sông Đà... với nhiều loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch lịch sử văn hoá sao cho vừa phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá và tài nguyên thiên nhiên và góp phần xoá đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu qua biên giới, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, hình thành và phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, vận tải, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin... Phát triển hệ thống chợ nông thôn miền núi, chợ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế hợp đồng tiêu thụ nông sản, lâm sản cho nông dân và xuất khẩu. (Trích: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng) Mức sống bình quân của Thu nhập bình quân của hộ nông thôn miền núi phía Bắc còn rất thấp (dù đã có sự tăng trưởng trong thời gian qua), chỉ đạt 2,32 triệu đồng/người/năm, bằng 65% so với mức bình quân cả nước. Mức sống bình quân của người nghèo trong vùng 860 nghìn đồng/ người/ năm. Như vậy thấp hơn chuẩn nghèo áp dụng chung cho các vùng núi nông thôn 10.4% tương đương là 100.000 đồng/ người/ năm. I.3. Dân số - Dân số Dân số trong Vùng khoảng 15.59 triệu người sống trong vùng đất rộng lớn. Dân số vùng Trung du miền núi Bắc Bộ tương đối đa dạng. Ngoài phần nhỏ người Kinh còn có khoảng 30 dân tộc ít người hầu hết tập trung ở miền núi: Người Thái, Mường, Dao, H’Mông… ở Tây Bắc, Người Tày, Nùng… ở Đông Bắc. - Mật độ dân cư Vùng là vùng có mật độ dân cư thưa nhất so với cả nước. Trung bình khoảng 150 người /km2. Đặc biệt thưa thớt ở vùng núi phía Tây bắc chỉ khoảng 50 người /km2. - Phân bố dân cư không đồng đều. Dân cư thường tâp trung đông ở các thị xã, thị trấn nơi kinh tế tương đối phát triển và đặc biệt là các cửa khẩu, hải cảng, nơi có điều kiện phát triển nhất vùng. Tuy nhiên ở các vùng núi sâu, thường là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống thì lại rất thưa thớt. Họ sống thành các thồn bản nhỏ ở sâu trong rừng. Và họ chính là những người sống trong điều kiện thiếu thốn về nhiều mặt với mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo chung. - Trình độ văn hoá của dân cư trong vùng trung bình thấp hơn so với các vùng khác. Trình độ trung bình ở các vùng núi sâu, nơi tập trung nhiều người nghèo nhất chỉ có trình độ văn hoá trung bình là lớp 3. Tỷ lệ người lớn biết chữ thấp nhất trong cả nước: 50% so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 90%. Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng tuổi còn thấp mặc dù nhưng năm gần đây có cải thiện song vẫn còn là con số quá thấp so với trung bình cả nước. Tự cung tự cấp Người dân do sống ở nơi thiếu thông tin, trình độ phát triển thấp, trình độ văn hoá thấp, tầm nhìn ra bên ngoài còn quá hạn chế cùng với điều kiện về giao thông vận tải còn quá khó khăn, đặc biệt là với các đòng bào cùng núi, vùng sâu vùng xa. Vì vậy họ chủ yếu là tự cung tự cấp trong lãnh thỏ buôn bản với nhau, trong vùng với nhau, ít có sự thông thương với bên ngoài. Từ đó làm cho họ không phát huy được những lợi thế của sản phẩm nông sản của họ,mặc dù trong thực tế, trên thị trường bên ngoài các sản phẩm của họ thực sự có lợi thế cạnh tranh ở một góc độ nào đó. Điều đó khiến cho họ không có khả năng đa dạng hoá thu nhập. I.3. Văn hoá Do tính chất đa dạng của dân cư trong vùng, đa dạng về dân tộc và địa hình tập trung dân cư của các dân tộc nên mỗi dân tộc có những tập tục khác nhau, tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hóa cho vùng. Đây cũng là một lợi thế để quảng bá về vùng cho phát triển du lịch văn hóa dân tộc. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ II.1. Tỷ lệ nghèo, khoảng cách nghèo ở trung du miền núi Bắc Bộ Năm 1995, các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm 13 tỉnh thuộc hai khu vực Đông Bắc và Tây Bắc của đồng bằng sông Hồng. Năm 1999, con số này lên tới 19 tỉnh do việc chia tách thành các tỉnh nhỏ hơn. Sau năm 1999, các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc không còn những vùng đồng bằng xen kẽ như cách chia tỉnh và vùng trước đó mà chỉ còn những vùng có độ cao từ 500 mét đến 1.000 mét so với mặt nước biển. Bình quân đất canh tác trên đầu người ở đây rất thấp, chỉ đạt 0,17 ha/người. Tỷ lệ đói nghèo ở miền núi phía Bắc còn rất cao với 44% (năm 2002). Trong số mười tỉnh nghèo nhất Việt Nam (tỷ lệ đói nghèo từ 55% đến 78%) có các tỉnh vùng núi phía Bắc. Theo chuẩn nghèo mới nêu trên, ước tính vào cuối năm 2005, cả nước có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26-27% số hộ của cả nước. Vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tây Bắc (62,3%), Thu nhập bình quân của hộ nông thôn miền núi phía Bắc còn rất thấp (dù đã có sự tăng trưởng trong thời gian qua), chỉ đạt 2,32 triệu đồng/người/năm, bằng 65% so với mức bình quân cả nước. Mức sống trung bình của người nghèo trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ thấp hơn nhiều so với chuẩn nghèo chung của cả nước hiện nay là 1.878.000 đồng/ người / năm. So với chuẩn nghèo chung toàn quốc thì mức sống trung bình của người nghèo trong vùng chỉ bằng 45.8%, Như vậy khoảng cách nghèo tương đối so với vùng cần theo đuổi là 100.000 đồng, nhưng khoảng cách nghèo so với ngưỡng nghèo chung thì còn rất lớn, tới 54.2% tương đương 1.018.000 đồng. Người nghèo vùng trung du miền núi Bắc Bộ đang sống dưới mức chuẩn nghèo quá nhiều. Vì vậy đây là vấn đề cần quan tâm chung cuả cả quốc gia. Bên cạnh đó, Miền núi phía Bắc còn nhiều vấn đề khó khăn khác như hạ tầng cơ sở yếu kém, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, mức độ đô thị hóa thấp và kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Không chỉ thiếu đất canh tác trầm trọng, trình độ thâm canh của người dân vùng này cũng rất thấp, chỉ đạt trung bình là 2,72 tấn/ha vào năm 1995 và 3,6 tấn/ha vào năm 2000. Nền kinh tế ở đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá. Các hoạt động này chiếm tới 42% GDP của vùng, trong khi khu vực này chỉ chiếm 24% GDP của cả nước. Trong tổng số 9 triệu đồng bào các dân tộc thiểu số có tới 2 đến 3 triệu người sống bằng cách đốt nương làm rẫy. Nếu tính gộp cả số người du canh định cư với số du canh du cư, con số này đã lên tới 7 triệu người vào năm 1994. Tình hình du canh du cư đã gây ra nạn phá rừng nghiêm trọng. Giữa thập niên 90, Việt Nam chỉ còn khoảng 9 triệu héc-ta rừng. Điều này có nghĩa là nước ta đã mất khoảng 23,5 triệu héc-ta trong khi độ che phủ tối thiểu phải là 33,2% hay khoảng 11 triệu héc-ta. Với tất cả những khó khăn về kinh tế, xã hội ở trên, các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các vùng khác trên cả nước. II.2. Nghèo đói theo vùng Vùng núi trung du miền núi Bắc Bộ cơ bản được chia ra làm hai vùng Đông Bắc bộ và Tây Bắc. Mức độ nghèo đói và tỷ lệ nghèo đói trong hai vùng này cũng có sự chênh lệch đáng kể. Các tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ nghèo đói cao hơn so với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc. Một trong 10 tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất nước có đến 6 tỉnh thuộc vùng núi Bắc bộ, trong đó 4 tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ cao hơn cả. Nghèo đói được phân bố đông đảo ở các tỉnh vùng núi cao. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Hà Giang là 6 tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất vùng, con số này lên đến 55 – 78%. Các tỉnh vùng núi thấp và trung du tỷ lệ nghèo đói tuy cao so với trung bình cả nước song thấp hơn nhiều so với các tỉnh vùng núi cao. Và đời sống của người nghèo vùng núi cao cũng thấp hơn nhiều so với người nghèo vùng núi thấp và trung du. Tức là khoảng cách nghèo mà họ cần theo đuổi để thoát nghèo còn lớn hơn nhiều so với vùng thấp. Đặt ra nhiều khó khăn hơn cho người nghèo và các nhà chức trách trong việc đưa người nghèo thoát nghèo. Ở các vùng miền núi, nơi tỷ lệ đói nghèo còn rất cao, việc phát triển cây trồng đảm bảo an ninh lương thực của các hộ là vấn đề thiết yếu. Nhờ sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của tỉnh nên tỷ lệ các hộ miền núi có thể tự túc lương thực chiếm khá lớn. Có tới trên 60% số hộ khảo sát có thể sản xuất lương thực để nuôi cả gia đình trong cả năm. Mặt khác, 11% cho rằng lương thực của họ chỉ đủ trong 6 tháng hoặc ít hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là có tới 11% số hộ bị đói 6 tháng còn lại vì chỉ tiêu này chỉ cho chúng ta thấy mức độ tự cung tự cấp lương thực của hộ. Chẳng hạn như, một gia đình có khoản thu nhập phi nông nghiệp ổn định, ví dụ giáo viên hay cán bộ Nhà nước, có thể không sản xuất ra nhiều lương thực cho mình, nhưng họ vẫn có khả năng bảo đảm đủ lương thực. II.3. Nghèo đói theo dân tộc Vùng có khoảng 30 dân tộc khác nhau sinh sống ở các vùng khác nhau. Các dân tộc ít người thường là các dân tộc có tỷ lệ nghèo đói cao. Do tập tục sinh hoạt và sinh sống của các dân tộc thường là sống ở nơi heo hút ít người hoặc nơi có độ cao mà họ cho là phù hợp với văn hóa và đời sống của họ. Song đó lại là nơi gây nhiều khó khăn cho họ trong việc cải thiện đời sống. Có những dân tộc ít người sống tập trung trên một vùng sâu, đời sống của toàn bộ dân tộc trong tình trạng nghèo. CÁC CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ Những năm qua Đảng và Nhà nước đã tiến hành song song việc đầu tư nhiều mặt cho đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa nói chung bằng các chương trình cụ thể như Chương trình 135, 773, 120, 134... nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo. Chính quyền các tỉnh vùng núi phia Bắc đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tốc độ điều tra tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản..., trong đó tập trung vào việc quy hoạch, phân bố lại đất canh tác, đất ở thuận tiện cho việc sinh sống, sản xuất của bà con. Các cụm dân cư tập trung được hình thành với điều kiện có đủ đất, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc mở đường giao thông, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. III.1. Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói và giảm nghèo Từ năm 2001, Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm đã được hình thành. Từ 2002 việc triển khai thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo đã được tăng cường và lồng ghép vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm. Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo chung: + Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. + Dự án Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. + Dự án Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bãi ngang ven biển, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng ATK, vùng sâu đồng bằng sông Cửu Long). - Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo cho các xã nghèo nằm ngoài chương trình 135: + Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo. + Dự án Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo. + Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và cán bộ các xã nghèo. + Dự án ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo (bao gồm: ổn định dân di cư tự do, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, phân bố lại dân cư theo quy hoạch; các dự án của chương trình 773 cũ thuộc ngành nông nghiệp. + Dự án Định canh định cư ở các xã nghèo. (Các xã đặc biệt khó khăn được tiếp tục thực hiện các dự án thuộc chương trình 135 "Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa" - chương trình Xoá đói giảm nghèo đặc biệt của Chính phủ - do ủy ban Dân tộc và Miền núi là cơ quan thường trực. Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân nghèo trung du miền núi Bắc Bộ, vừa phù hợp mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.Trong những năm qua, Người nghèo trong vùng không những được hỗ trợ trong sản xuất, cải thiện mức sống, còn được giúp đỡ chăm sóc sức khỏe, học hành, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Phát triển cơ sở hạ tầng, các trung tâm cụm xã, buôn làng, quy hoạch bố trí lị dân cư đã cơ bản tốt. Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp. Góp phần lớn trong công tác từng bước thu hẹp khoảng cách về đời sống vật chất và tinh thần giữa các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số và giữa các đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng. Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho hầu hết các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức ở vùng các dân tộc thiểu số, nơi mà người nghèo còn tập trung chủ yếu. Nâng cao năng lực, nhận thức từ các ngành, cá tổ chức và các người dân về xoá đói giảm nghèo, tăng cường và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở cá xã, huyện đặc biệt là các tỉnh vùng sâu vùng xa. Tăng cường trang bị kiến thức pháp luật cho người nghèo. Huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể trong thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói và giảm nghèo. Trong những năm gần đây, chương trình đã thực hiện khá tốt các mục tiêu đặt ra bằng các chương trình hành động thiết thực. Chương trình đầu tư vào giáo dục nhằm tăng trình độ văn hóa và xoá mù chữ cho người nghèo trong vùng đã đạt thành quả đáng kể. Cụ thể được thực hiện kết hợp với chương trình 135 đã cung một lượng trường học đáp ứng nhu cầu cơ bản về cơ sở hạ tầng cho giáo dục. Hàng loạt các công trình điện, đường, trường, trạm… được đưa vào phục vụ bà con dân tộc và các xã nghèo đói, đặc biệt khó khăn trong vùng. Chương trình quốc gia về xoá đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 thực hiện ở vùng núi Bắc Bộ đã rất thành công, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 65% năm 2001 xuống còn 58% vào cuối năm 2004, và còn 52% năm 2007. Bên cạnh những tích cực mà chương trình mang lại cho vùng, chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo thực hiện trong vùng gặp không ít những nhược điểm khiến chương trình chưa thực sự là hiệu quả như kế hoạch đề ra. Như: Do đầu tư dàn trải, triển khai chậm, chưa đồng bộ, thiếu phối hợp và liên kết đã làm hiệu quả nhiều chương trình chưa cao, tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn Nhà nước còn rất chậm, các thông tư liên tịch của 5 bộ hướng dẫn các địa phương triển khai, nhưng vẫn chưa đồng bộ. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trung du và miền núi phía Bắc chưa có sản phẩm công nghiệp mũi nhọn mang tính chiến lược, quy mô sản xuất manh mún, công nghiệp nông thôn chậm phát triển, sự phối hợp ngành, vùng chưa chặt chẽ,... Nguyên nhân có nhiều nhưng sự bất cập về cơ chế, chính sách quy hoạch được xác định là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự chậm phát triển của công nghiệp ở địa bàn này. Rất hy vọng trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt những vấn đề trên; các bộ ngành có sự phối hợp đồng bộ với nhau và với các địa phương để chính sách và đồng vốn của Nhà nước đem lại hiệu quả cao hơn, chủ trương và mục tiêu của Đảng sớm thành hiện thực, khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng được rút ngắn trong thời gian gần nhất. III.2. Chương trình 135 Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vẫn đang tiếp tục được thực hiện và đóng góp lớn trong việc nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào miền núi Bắc Bộ nói riêng. Chương trình đã đảm bảo đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ thành quả của quá trình phát triển. Đưa các công trình thiết yếu về các thôn bản, xã tương đối kịp thời và đẩy đủ. Sau 8 năm (1999-2007) thực hiện Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa),chương trình đã xây dựng được 8.208 công trình; trong đó có 3.950 công trình giao thông, 1448 công trình thuỷ lợi, 2.810 trường học... Cùng với việc lồng ghép các chương trình, dự án khác, trên địa bàn Chương trình 135 có 70% số xã đã xây dựng 5 hạng mục công trình chủ yếu: đường, điện, trường học, thủy lợi nhỏ, trạm xá và 56% số xã đã dựng đủ 8 hạng mục theo quy định. Điều đặc biệt là chỉ riêng các công trình thuỷ lợi đã tăng năng lực tưới cho hơn 20.000ha đất canh tác và gần 5.000ha đất được khai hoang. Nhờ đó, giúp các xã đặc biệt khó khăn ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ ổn định lương thực và nâng mức bình quân lương thực từ 290kg lên 384kg/người/năm; thậm chí có nhiều xã đã lên đến 500 kg/người/năm. Những công trình này đã góp phần làm thay đổi nhanh và cơ bản bộ mặt nông thôn, miền núi của các xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 tại vùng. Đây thực sự là lực lượng vật chất to lớn, góp phần thúc đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo cho vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trung bình ở khu vực đặc biệt khó khăn chỉ còn khoảng 52% so với trước năm 1998 (60 - 72%); về cơ bản không có hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 10-13% hộ nghèo. Tuy nhiên, Chương trình 135 đã không tránh khỏi những hạn chế. Đó là việc thực hiện chưa tốt nguyên tắc dân chủ, công khai, xã có công trình, dân có việc làm, nhất là ở các tỉnh Tây Bắc. Tại một số thôn bản, công tác quy hoạch chưa tốt; việc lập báo cáo đầu tư, thiết kế, dự toán, giải ngân và thanh toán công trình còn chậm, và đặc biệt chậm ở Lai Châu, Bắc Kạn, Điện Biên và Hà Giang. Việc phân cấp quản lý đầu tư cũng chưa mạnh, nhất là giao xã làm chủ đầu tư. Đến nay, một số tỉnh còn tùy tiện trong bố trí ngân sách Trung ương cho một số xã với mức quá thấp như một số xã của tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn... Quá trình thực hiện, công tác quản lý tài chính, chất lượng công trình có nơi chưa tốt, một số công trình không phát huy hiệu quả, hư hỏng phải sửa chữa tốn kém, ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Bộ trưởng Ksor Phước cho rằng, khâu yếu kém nhất vẫn là việc quản lý các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn Chương trình 135. Điều này làm cho việc đánh giá hiệu quả tổng hợp, chất lượng công trình và mức độ thất thoát vốn rất khó, không tránh được tiêu cực. Chương trình mới chỉ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó, chưa thể đưa đồng bào vượt qua được đói nghèo. Tại nhiều địa phương, tỷ lệ đói nghèo còn cao (phần lớn các xã thuộc Chương trình 135 còn tỷ lệ đói nghèo 30%, con số này ở nhiều xã lên tới 50-60%!). Vì thế, kết quả đạt được chưa toàn diện, chưa vững chắc, dễ bị tái nghèo.  Cho đến thời điểm này, tỷ lệ sử dụng trạm y tế xã ở miền núi phía Bắc vẫn thấp nhất trong cả nước. Theo khảo sát của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế, trung bình mỗi trạm y tế ở vùng núi phía Bắc chỉ khám, chữa bệnh cho khoảng 10 người dân/ ngày, con số này chỉ bằng một nửa ở vùng đồng bằng. Khảo sát này cũng cho thấy tại 7 tỉnh miền núi, khó khăn khu vực Tây Bắc, hầu hết các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh đều rất thiếu trang thiết bị y tế. Cụ thể, theo danh mục Bộ Y tế quy định về trang thiết bị bệnh viện tuyến huyện phải có trên 200 loại nhưng trên thực tế nhiều nơi chỉ có vài thiết bị hoạt động tốt, còn lại đều là thiết bị cũ, lạc hậu và không đồng bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng điều trị. III.3. Các chương trình, chính sách xoá đói giảm nghèo khác có liên quan và tác động tích cực đến công tác xoá đói giảm nghèo vùng trung du miền núi Bắc Bộ Công tác định canh, định cư đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đời sống nhân dân vùng cao chậm phát triển, trong đó có công tác định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc thiểu số chưa tốt. Phương thức sản xuất lạc hậu, phổ biến vẫn là phát, đốt rừng làm nương rẫy. Sau vài năm trồng tỉa cây lương thực, đất đai bị bạc màu, năng suất thấp, người dân lại kéo đi nơi khác, tiếp tục phá rừng, đốt nương làm rẫy mới. Tình trạng ấy diễn ra từ bao đời nay dẫn đến nguồn nước bị cạn kiệt, rừng đầu nguồn bị tàn phá không đủ sức ngăn những cơn mưa lớn, những trận lũ quét làm cho đất đai bạc màu là điều khó tránh khỏi. Trước thực trạng trên, Chính phủ đã có chương trình và chính sách khuyến khích định canh định cư. Tuy nhiên, công tác định canh, định cư còn nhiều bất cập như đầu tư thiếu đồng bộ, số hộ cần định canh, định cư còn nhiều. Khi sắp xếp, bố trí dân cư chưa thỏa đáng các yếu tố, đặc điểm về văn hóa, điều kiện về đất sản xuất, nước sinh hoạt... nên đồng bào không thật sự yên tâm với nơi ở mới. Hoàn chỉnh phương án phát triển sản xuất ở các khu tái định cư của đồng bào phải di chuyển phục vụ xây dựng các công trình thủy điện lớn như Sơn La, Tuyên Quang. Bộ cũng đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, nâng cao diện tích được tưới tiêu, cải tạo môi trường, cải tạo đất... Riêng các tỉnh Tây Bắc đã xây dựng được 15 nghìn công trình thủy lợi, với 4.200 km kênh mương tưới nước cho 84.500 ha lúa chiêm, 139.160 ha lúa mùa, hàng nghìn héc-ta rau màu và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng cao. Để giải quyết cơ bản vấn đề đói nghèo ở miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, Nhà nước và các địa phương phải đặc biệt quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp khu dân cư, thực hiện định canh, định cư vững chắc. Lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư có trọng điểm, xây dựng các mô hình về định canh, định cư như các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái đã làm khá tốt. Đẩy mạnh việc khai hoang các diện tích ở vùng thung lũng, phát huy sự sáng tạo của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc phát triển diện tích ruộng bậc thang, vừa bảo đảm tăng diện tích lúa nước, vừa chống xói mòn... Đó là những giải pháp khả thi, đã thành công ở nhiều vùng, cần được nhân rộng ở địa bàn các tỉnh vùng cao. Thời kỳ đổi mới đem lại những kinh nghiệm quý báu cho công tác vận động định canh, định cư. Những nhân tố kỹ thuật mới như: giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu... đã cho phép một số người dân miền núi không chỉ thâm canh trên ruộng nước mà cả trên nương rẫy. Mặt khác, cơ chế thị trường duy trì đều đặn các hoạt động trao đổi kinh tế giữa miền núi và miền xuôi là yếu tố kích thích tới nền sản xuất nông nghiệp miền núi. Các loại lương thực như: ngô, khoai, sắn hay đậu tương đã trở thành hàng hóa đem lại cơ hội phát triển bền vững cho nông nghiệp vùng đất dốc. Chính sách đầu tư phát triển ưu tiên cho miền núi của Nhà nước như: các chương trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kết cấu hạ tầng lồng ghép với dân số, y tế và giáo dục tạo nên những hiệu quả tổng hợp, làm thay đổi đáng kể tình hình kinh tế, xã hội nông thôn miền núi. Hay các chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân, người nghèo các tỉnh trung du miền núi phía Bắc để phát triêể chăn nuôi, trồng trọt, khôi phục ngành nghề cũng được quan tâm thực hiện với các hình thức chovay ưu với lãi suất ưu đãi, ưu đãi thời hạn trả lãi, trả gốc… Con số này chiếm không nhỏ trong Ngân sách nhà nước. Cụ thể là hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội phát triển rộng rãi trong vùng, về đến từng xã vùng cao. Và các tổ chức tín dụng về từng thôn bản tư vấn và cho vay giúp phát triển ngành nghề, nâng cao đời sống các thôn bản khó khăn vùng cao Tây Bắc. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NGHÈO ĐÓI Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020 I.1. Định hướng công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 Tập trung thực hiện tốt chương trìnhmục tiêu quốc gia về giảm nghèo, chương trình 135 và các chương trình mục tiêu khác. Thường xuyên củng cố thành quả xoá đói giảm nghèo trên vùng. Để thực hiện mục tiêu trên cần sử dụng nguồn lực của nhà nước và toàn xã hội. Đặc biệt quan tâm đến các nghèo ở các dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, hỗ trợ giúp đào tạo nghề, kỹ thuật sản xuất, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với các xã, buôn, bản nghèo. Từng bước đầu tư nâng cao dân trí và sức khoẻ cộng đồng. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và đặc biệt giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với các đối tượng không có khả năng lao động, khongo có người phụng dưỡng. Thực hiện các chương trình hỗ trợ cho giáo dục đối với người nghèo như: nhận trợ cấp, miễn giảm học phí… I.2. Mục tiêu trong công tác xoá đói giảm nghèo ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Các chỉ tiêu chủ yếu hướng đến trong giai đoạn 2006-2020 Thu nhập của nhóm nghèo tăng 1,85 lần so với 2005 Các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu 3 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi 2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông lâm ngư 0.6 triệu người được miễn giảm phí học nghề 15 triệu người được khám chữa bệnh miễn phí khi đau ốm 9 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, tiền xây dựng trường 200 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm (Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tháng 9-2005 : Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006–2010) Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản vùng không còn hộ nghèo. Cơ bản xoá nghèo đói trên lãnh thổ vùng. Đưa người nghèo thoát khỏi giặc đói và giặc dốt. Phấn đấu về cơ bản nâng cao trình độ dân trí cho vùng.bình quân mỗi năm giảm 1,5 - 2% ; không để tái đói kinh niên, các xã, thôn bản nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản; Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em nhập học đúng tuổi đạt 98%, tỷ lệ người lớn biết chữ cũng tăng. Tiến tới phổ cập giáo dục cấp 2 trên toàn vùng. Tăng tuổi thọ bình quân và giảm tỷ lệ chết yểu ở trẻ em. Đưa vùng trở thành một đầu mối kinh tế quan trọng trong giao thương kinh tế với các nước láng giềng. Nâng cao vị thế và tiếng nói của người nghèo, của đồng bào dân tộc thiểu số trong xã hội. Tạo ra một cơ chế công bằng trong sân chơi chung, không có sự phân biệt sân chơi giữa các nhóm người, các tộc người, giúp họ có cơ hội làm giàu chính đáng sau khi thoát nghèo. GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020 II.1. Thúc đẩy phát triển vùng Thúc đẩy phát triển vùng có nhiều phương thức cũng như con đường khác nhau để đưa vùng đi lên. Song dưạ vào thực tế và lợi thế của vùng là có khí hậu mát mẻ, địa hình núi non trùng điệp đã từng là khó khăn lớn cho vùng song cũng nhờ thế mà ban tăng cho vùng một vẻ đẹp riêng không phải nơi đâu cũng có. Khí hậu trong lành cùng với sự phong phú về văn hoá dân tộc. Chính phủ ta đã quyết định “phát triển du lịch cộng đồng đi đôi với công tác xoá đói giảm nghèo ở trung du miền núi Bắc bộ. Với cá tiêu chí và mục tiêu: Đảm bảo vă hoá, thiên nhiên bền vững; Có sở hữu cộng đồng; Thu nhập giữ cho cộng đồng; Nâng cao nhận thức cho cộng đồng; Tăng cường quyền lực cho cộng đồng; Tăng cường quyền lực cho cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua đó cộng đồng dân cư được hưởng lợi ích về mặt vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch cộng đồng mang lại. Phát triển du lịch cộng đồng tại Sín Chải, Sa Pa – Lào Cai. Bản Sín Chải cách thị xã Sa Pa khoảng 4 km nằm trên sườn núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Với những rừng nguyên sinh bạt ngàn và hệ sinh thái đa dạng và quý hiếm. Cư dân sống ở đây chủ yếu là người H’Mông và có khoảng 120 hộ gia đình. Cuộc sống của họ chủ yếu là du canh du cư, canh tác nương rấy và khai thác các sản phẩm từ rừng. Với văn hoá lâu đời có bản sắc riêng như phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng, tin vào sức mạnh siêu nhiên như các ma rừng, ma nhà, ma cột; kho tàng về các điệu múa, các bài hát của dân tộc mình; hàng thủ công mỹ nghệ khá phong phú với bản sắc của người H’Mông. Sa Pa nói chung và bản Sín Chải nói riêng, điều kiện tài nguyên và khí hậu tốt, thuận lợi cho phát triển du lịch. Hàng năm đã thu hút một lượng du khách lớn . Theo số liệu của phòng thương mại và du lịch Sa Pa thì năm 2006 Sa Pa đón được 239.231 lượt khách trong đó khách quốc tế là 69071 lượt khách. Cùng với sự gia tăng của khách du lịch đến Sa Pa thu nhập từ du lịch và lợi ích kinh tế đã tăng lên. Năm 2001, tổ chức phát triển Hà Lan và tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã xây dựng một chương trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Sìn Chải trong khuôn khổ dự án “ Tăng cường năng lực cho các sáng kiến về du lịch bền vững”. Muc tiêu cuả dự án là thúc đẩy cộng đồng tham gia các dịch vụ du lịch nhằm góp phần phát triển cộng đồng, bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn các giá trị văn hoá cộng đồng, đồng thời nâng cao đời sống nhân dân, góp phần đáng kể vào công tác xoá đói giảm nghèo cho vùng. Phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác Mai Châu – Hoà Bình. Bản Lác là một bản miền nú thuộc huyện Mai Châu, cách thị xã Hoà Bình 60 km, là nơi cư trú chủ yếu của người dân tộc Thái trắng. Người Thái trắng sinh sống ở bản Lác đã có một nền văn hoá lâu đời và đến nay vẫn còn giữ được nhiều nét văn hoá đặc trưng như: trang phục của người phụ nữ Thái tinh tế, quyến rũ. Cộng đồng người Thái trắng sống rất ngăn nắp và giàu lòng hiếu khách. Có dốc Cun dài 12 km, đèo Nhung Thuối,… Năm 1994, nhờ sự chú ý và quan tâm của các công ty lữ hành, bản Lác trở thành một điểm nóng du lịch. Ở đây mỗi hộ tự tổ chức các công việc để phục vụ đón khách. Về tài chính thu được từ hoạt động du lịch, các cấp chính quyền thu từ tiền bán vé và 10% nguồn thu của người dân. Nhìn chung hoạt động phát triển du lịch tại bản Lác Mai Châu tuy có sự tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách nhưng diễn ra tự phát của cộng đồng chưa có sự hỗ trợ của nhà nước trong đầu tư và định hướng phát triển theo những nguyên tắc của du lịch cộng đồng. Phát triển du lịch cộng đồng là một phương thức phát triển phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong đó trách nhiệm và lợi ích cộng đồng là vấn đề trung tâm có tính then chốt. Phát triển du lịch cộng đồng là một giả pháp xoá đói giảm nghèo hiệu quả có ý nghĩa cả về kinh tế lẫn xã hội sâu sắc. Phát triển du lịch cộng đồng với xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững tồn tại một mối quan hệ cộng sinh rất biện chứng. Là quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn lẻ đến phối hợp liên kết mang tính hệ thống, từ tự phát đến tự giác, có tổ chức liên kết với nhiều thành phần tham gia thì mới hiệu quả. Đứng trước lợi thế của vùng cho du lịch sinh thái và những lập luận và thực tế. Du lịch của vùng đang nằm trong tình trạng phát triển tự phát và không có tổ chức chặt chẽ. Trong năm ba vừa qua(từ năm 2005), chính phủ ta cũng đã có những tác động tích cực, từng bước đưa du lịch trở thành du lịch cộng đồng và có tổ chức, có đầu tư từ các tổ chức du lịch, từng bước đưa việc cung ứng dịch vụ du lịch trong vùng từ tự phát sang tự giác và phát triển hơn nữa trong tương lai. Và cũng đã đạt được thành tựu đáng kế trong xoá đói giảm nghèo từ chính sách phát triển vùng, phát triển du lịch cộng đồng. Được cộng đồng quốc tê đánh giá cao. Giảm nghèo chung trong toàn vùng là 50% trong đó đóng góp của phát triển du lịch cộng đồng là 20%. Như vậy, với phương thức phát triển du lịch cộng đồng là công cụ hữu hiệu để xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, vùng còn gặp nhiều thách thức và rào cản lớn mà cần sự chung tay góp sức của các tổ chức từ bên ngoài và đặc biệt là sự ho trợ từ phía chính phủ về cả taì chính và cơ chế, chính sách. Đó là vấn đề thiếu nguồn lực để phát triển: nguồn lực về tài chính để phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng sâu vùng xa, thiếu nguồn nhân lực có trình độ tại cộng đồng để tham gia bàn bạc và quản lý quá trình phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương như một đối tác bình đẳng.Vì mang tính chất đa thành phần kinh tế, đa phương thức đầy tư và quản lý, có sự cân bằng quyền lực bên trong cộng đồng, cân bằng lợi ích của các nhóm xã hội bên trong và bên ngoài cộng đồng. Thứ hai là sản phẩm du lịch cộng đồng và cộng đồng du lịch địa phương chưa đủ mạnh trên thị trường do không đủ khả năng đàm phán với các nhà đầu tư và các đối tác. Do đó không đủ khả năng để tiếp cận với thị trường du lịch. Khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường du lịch là hạn chế. Trong điều kiện bình thường cũng chưa đủ khả năng cung ứng các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống chứ chưa đề cập đến mùa cao điểm du lịch. Do vậy trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đã đặc biệt quan tâm đề cập đến vùng trung du miền núi Bắc bộ, vùng sâu vùng xa. Lồng ghép kế hoạch phát triển du lịch với xoá đói giảm nghèo, hướng vào các tiêu chí và các ngyên tắc phát triển du lịch cộng đồng là điều có ý nghĩa quan trọng trong phát triển vùng và xoá đói giảm nghèo II.2. Tăng cường đầu tư vốn nhà nước vào vùng Việc tăng cường vốn đầu tư nhà nước vào vùng là một nhu cầu thiết yếu và cấp thiết. Một trong những lý do khiến cho tỷ lệ nghèo đói của vùng cao là do chưa nhận được mức đầu tư xứng đáng để tạo cơ hội cho sự phát triển. Cùng với những khó khăn về địa hình và thời tiết …Vùng đã không phải là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy để có thể phát triển vùng, đưa nhân dân thoát nghèo, không còn phương thức nào tốt hơn là nhà nước phải hi sinh năng lực đầu tư cho các khu vực khác để đầu tư thúc đẩy phát triển vùng. Vùng còn nghèo, còn kém phát triển do trình độ quản lý còn kém, trình độ văn hoá kém, năng lực và tiếng nói trong xã hội thấp. Nhà nước cần đầu tư vào cả các lĩnh vực nhằm mục tiêu phát triển năng lực con người. Tuy nhiên yêu cầu trước mắt là các nhu cầu về cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất còn quá thiếu thốn. Với địa hình dốc, các hộ sản xuất ở vùng cao thường bị thiếu nước tưới tiêu trong mùa khô. Phần lớn hộ gia đình cho biết năng suất cao hơn là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao thu nhập. Thực tế cho thấy hiện nay tăng năng suất là yếu tố quan trọng nhất quyết định tăng thu nhập trồng trọt. Năng suất tăng lên chính là nhờ sự phát triển hệ thống thủy lợi, quản lý nước, cải thiện hệ thống giống, phương pháp canh tác sản xuất và sự đầu tư thâm canh của các hộ. Đầu tư cho giáo dục tăng để là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm tăng năng suất lao động và tăng trình độ văn hoá, dân trí của vùng. Có các chính sách ưu tiên xứng đáng cho đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy trong vùng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Đầu tư cho phát triển hoạt động sản xuất phi nông nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm của nhà nước đối với vùng. Thực tế cho thấy không phải tất cả những đầu tư của chính phủ vào vùng đều chỉ đạt được mục đích xã hội mà về mặt kinh tế chính phủ ta cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong đầu tư. Chính phủ đầu tư vào vùng vừa giải quyết được vấn đề việc làm cho vùng, nâng cao đời sống cho vùng mà còn khai thác được các lợi thế của vùng và tạo phúc lợi xã hội và kinh tế không chỉ cho vùng mà cho toàn quốc gia. Như công trình thuỷ điện Sông Đà thuộc tỉnh Hoà Bình, hay mới đây là công trình thuỷ điện Sơn La thuộc tỉnh Sơn La được đầu tư xây dựng tạo nên môi trường hoàn toàn mới cho vùng. Đồng thời tạo ngoại ứng tích cực trong công tác tưới tiêu cho nông nghiệp và lâm nghiệp, hạn chế được phần nào tác hại của bão lũ thường xuyên sảy ra trong vùng. Hay các công công ty nhà nước được đầu tư hỗ trợ tiêu thụ, chế biến các sản phâm nông – lâm. Các nhà máy hóa chất, luyện gang thép trong vùng khai thác lợi thế về nguồn tài nguyên, khai thác lợi thế của vùng. II.3 Tăng thu nhập cho vùng Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc hàng năm luôn phải đối mặt với tình hình khô hạn, mặc dù là nơi đất rộng người thưa nhưng cuộc sống của đồng bào các dân tộc nhìn chung còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói vẫn rất cao. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là giải pháp tối ưu để phát triển sản xuất nông nghiệp… Mới đây tại Yên Bái, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mở hội nghị chuyên đề: “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng kỹ thuật trồng trọt phù hợp với điều kiện khô hạn các tỉnh miền núi phía Bắc” nhằm tăng thu nhập cho người dân trong vùng giúp họ thoát nghèo đói. Trong những năm qua diện tích lúa toàn vùng vẫn ổn định 705.000 ha, những giống lúa phổ biến vẫn là giống lúa lai: San ưu 63, Nhị ưu 838, D.ưu 527 và các giống kỹ thuật: IR 64, KD 18, Q5, VL 20… Diện tích ngô là 385.000 ha, mỗi năm tăng trung bình 13.000 ha, các tỉnh có diện tích ngô lớn như: Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng… nhiều giống ngô lại có năng suất cao: LVN 10, CP 888, CP 999, B9698, NK4300, DK 414… đã mang lại thu nhập cao, góp phần không nhỏ xoá đói giảm nghèo cho người dân. Cây sắn với diện tích 94.000 ha, mỗi năm tăng 2.000 ha chủ yếu ở những tỉnh có các nhà máy chế biến như Yên Bái, Lào Cai, nhất là giống sắn có năng suất cao. Nhìn vào 3 loại cây trồng chủ yếu đó, sản lượng lúa tăng khoảng 40.000 tấn, tương đương 50 kg thóc/ha trong hai năm là rất thấp, trong khi đó diện tích ngô và sắn tăng trên 15.000 ha/năm chủ yếu là trên đất gò đồi, ruộng một vụ, soi bãi… lại chống chịu được hạn tốt. Trong 5 năm qua từ 2000 – 2005 việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương trong toàn vùng đã diễn ra khá nhanh, diện tích lúa tăng 3,2 %, tương đương 22.500 ha, do các công trình thủy lợi được xây dựng, diện tích nước tưới chủ động được nâng lên. Trong khi đó diện tích ngô tăng 31,3 % đậu tương tăng 68,8 %, hoa và rau các loại tăng 27,6%, cây ăn quả và chè tăng 44 – 50 %... Mỗi địa phương đã phát huy thế mạnh của mình để gieo trồng những cây giống phù hợp, tỉnh Lào Cai đã xây dựng và triển khai xây dựng vùng rau sạch, hoa các loại ở huyện Sa Pa, dứa Qeen, thuốc lá huyện Mường Khương, cây ăn quả ôn đới ở huyện Bắc Hà với diện tích vài nghìn ha. Hiện nay nhiều hộ đã có thu nhập cao từ 200 – 350 triệu đồng/ năm. Tỉnh Bắc Giang đã tiến hành cải tạo được 40 ha vải giống chín sớm, dự kiến đến năm 2010 cải tạo 8.000 ha. Tỉnh Quảng Ninh cũng trồng mới 220 ha vải chín sớm trong tổng số 6.000 ha vải, tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện công thức: Dưa chuột vụ xuân + lúa mùa sớm + dưa chuột vụ đông trên diện tích 9.000 ha đã cho hiệu quả kinh tế, tỉnh Tuyên Quang xây dựng vùng mía ổn định năng suất cao với diện tích 6.800 ha và 6.000 ha chè đang xây dựng vùng chuyên canh lạc hàng hoá ở các huyện Chiêm Hoá, Sơn Dương, Yên Sơn, vùng cam đặc sản Hàm Yên… Sản xuất cây ăn quả, có tới 12% số hộ cho rằng đây là nguồn thu nhập quan trọng nhất. Chăn nuôi cũng là nguồn thu nhập tương đối quan trọng của các hộ miền núi. Trong những năm vừa qua, chăn nuôi lợn và gà thả vườn ngày càng phát triển và góp phần không nhỏ vào cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho các hộ nông thôn nói chung và miền núi nói riêng. Mặc dù vậy, diện tích hoang hoá của các tỉnh còn rất lớn, Lai Châu trên 10.000 ha ruộng một vụ chưa khai thác, Điện Biên 7.000 ha, Hoà Bình còn trên 11.000 ha … Như vậy, có thể thấy diện tích lúa một vụ của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc còn lớn, điều đó đồng nghĩa với việc lãng phí tài nguyên thiên nhiên, trong khi đó đời sống của người nông dân còn rất nhiều khó khăn. Các địa phương đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhưng do trình độ thâm canh, thông tin thị trường, giao thông vận tải… cũng như khả năng kinh tế của bà con nông dân còn rất nhiều khó khăn trong việc đưa các giống tiến bộ vào sản xuất cần có sự trợ giúp của Nhà nước. Vùng trung du và miền núi phía Bắc hiện có 20.000 ha lúa thường xuyên trong tình trạng thiếu nước, do đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là giải pháp tối ưu cho sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phục vụ chăn nuôi gia súc và đại gia súc, hướng vào các loại cây trồng có năng suất và chất lượng cao, đa dạng hoá các loại cây trồng phù hợp với từng địa phương, chuyển dịch theo chiều sâu gắn với chế biến để nâng cao giá trị nông sản. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn mong mỗi tỉnh, mỗi huyện đều xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng quy mô lớn từ 100 – 1.000 ha. Ngoài các cây nông nghiệp ngắn ngày, nghên cứu gần đây cho cây công nghiệp dài ngày cho vùng đã mang lại triển vọng không nhỏ cho vùng. Điều kiện địa lý, khí hậu và thổ nhưỡng của vùng sau nghiên cứu cho thấy ngoài các cây công nghiệp truyền thống vẫn phát triển và trở nên thế mạnh của vùng như chè ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang và Yên Bái thì vùng hoàn toàn có thể phát triển cây cao su và cho chất lượng mủ cao su tốt tương đương với mủ cao su được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam truyền thống. Đây là một nghiên cứu tác động lớn tích cực tới cơ cấu cây trồng của vùng, mang lại một cơ hội mới cho vùng có kkhả năng vươn lên trong lĩnh vực mới. Hiện nay, Chính phủ đã hỗ trợ cho vùng từng bước thử sức trong lĩnh vực mới, đa dạng hoá cây trồng. Dự án trồng cao su ở các miền núi phía Bắc được bắt đầu vào năm 2005 ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Và mỗi năm nhà nước ta hỗ trồng mới 1000 ha rừng cao su mới. ước tính khoảng đến năm 2020 sản phẩm cao su của vùng đóng góp đáng kể vào GDP của vùng và góp phần nâng cao đơì sống nhân dân trong vùng, đưa người dân thoát khỏi nghèo đối tương đối đầy đủ. Tuy nhiên có một thực tế là giá của các sản phẩm này lại biến động mạnh và giảm mạnh trong thời gian gần đây. Điều này cho thấy, khi chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa thì yếu tố thị trường luôn luôn phải tính đến. Các chương trình chuyển đổi nếu chỉ xuất phát từ phía cung, đẩy mạnh sản xuất thì chưa đủ. Những kết quả trên cũng cho thấy đa dạng hóa thu nhập đóng một vai trò quan trọng trong việc làm tăng thu nhập trong nông thôn vùng núi và trung du Bắc Bộ trong 10 năm qua. chuyển đầu tư tập trung từ trồng trọt sang chăn nuôi và đa dạng hóa cây trồng (từ cây có giá trị thấp đến cây có giá trị cao) trong nông nghiệp là những nguyên nhân chính làm tăng thu nhập của các hộ. Tuy nhiên, chuyển đầu tư sang lâm nghiệp, hoạt động phi nông nghiệp và thủy sản cũng được nêu lên là có những tác động tích cực tới một số hộ, nhưng mức ảnh hưởng còn thấp. II.4. Tăng cường an sinh xã hội Đa dạng hoá mạng lưới an sinh tự nguyện. Tiến hành thử nghiệm các hình thức bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, bảo hiểm thị trường cho người nghèo. Phát triển hình thức bảo hiểm hộ gia đình. Phát triển hệ thống chính sách, giải pháp hỗ trợ người tàn tật, người cao tuổi, người già cô đơn không nơi nương tựa. Phát triển công tác bảo trợ xã hộ dựa vào cộng đồng ở những vùng nghèo, vùng gặp rủi ro thường xuyên. Đăc biệt là các tỉnh vùng cao thường hay sảy ra lũ quét. Gần đây, trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về lúa, hoa màu và trâu bò. Các nhà hảo tâm trên khắp mọi miên đất nước đã hỗ trợ rất tích cực và kịp thời. Cuộc họp báo phát động gây Quỹ “Lửa ấm về các miền quê” đã diễn ra chiều ngày 25/2/2008, tại hội trường Báo Hà Nội Mới .Tập đoàn Mai Linh là đơn vị đầu tiên đóng góp cho phong trào với 1.000 con trâu (tổng trị giá khoảng 4,5 tỷ đồng Việt Nam) và 1.000 áo gió Mai Linh. Đồng thời, mỗi cán bộ nhân viên của hai đơn vị sẽ trích 1 ngày lương để đóng góp vào quỹ. Hay chương trình “áo ấm mùa đông” do hội sinh viên Việt Nam phát động cũng đóng góp một phần khong nhỏ giúp đòng bào nghèo miền trung dumiền núi Bắc Bộ vượt qua những ngày khắc nghiệt. Xây dựng hệ thống giải pháp cứu trợ xã hội đột xuất giúp người nghèo, người dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro thiên tai, tai nạn và các tác động xã hội không thận lợi. Quy hoạch các vùng dân cư, cơ sở hạ tầng, tổ chức sẵn sàng cứu tế khi có rủi ro sảy ra. Đổi mới hoạt động của các quỹ cứu trợ đột xuất cho người nghèo. Công tác tăng cường an sinh xã hội cho vùng nói chung và đặc biệt là những người nghèo là rất đáng quan tâm. Chính phủ ta đã thể hiện rất rõ tinh thần tăng cường an sinh xã hội trong những năm gần đây.Trong năm 2008 này cũng là một năm chính phủ đặc biệt quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội. Cuộc thi hoa hậu năm 2008 do báo Tièn Phong tổ chức cũng với chủ đề “ an sinh xã hội” và tìm ra đại sứ làm công tác an sinh xã hội. IV.5. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người nghèo Với mục tiêu nâng cao tuổi thọ và nâng cao sức khỏe con người cho các đồng bào nghèo vùng núi Bắc Bộ. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo là hoàn toàn cần thiết. Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe là nhu cầu thiết yếu thứ hai của mỗi con người sau nhu cầu ăn và mặc. Đối với người nghèo, họ lại càng cần thiết hơn bởi chế độ dinh dưỡng của họ, môi trường sinh hoạt vsà văn hoá sinh hoạt dễ gây bệnh. Có một thực trạng là: Hiện nay trẻ em các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn chưa được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi như trẻ em vùng đồng bằng. Các chỉ số về sức khoẻ như tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong... đều chiếm chỉ số khá cao. Việc tiếp cận các dịch vụ về chăm sóc y tế lại ở mức thấp nhất so với các vùng trong toàn quốc... Mặc dù chính sách ưu tiên cho các tỉnh miền núi phía Bắc đã được triển khai từ nhiều năm nay, nhưng đến nay chỉ số về kinh tế, xã hội ở khu vực này vẫn thấp hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác trong cuộc sống của người dân khu vực, mà một trong số đó là việc đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em - đối tượng luôn cần được ưu tiên trong xã hội. Đã thế, tỷ lệ các xã có bác sỹ ở khu vực miền núi phía Bắc cũng thấp nhất so với các vùng khác, đặc biệt là vùng Tây Bắc chỉ có khoảng 23% số xã có bác sỹ, số trẻ em được nhận đủ 4 loại vắc xin bắt buộc (lao, bại liệt, tam liên (bạch hầu - uốn ván - ho gà) và sởi) ở vùng núi phía Bắc quá thấp, chỉ đạt khoảng 34%. Cũng theo một khảo sát mới đây của Bệnh viện Nhi Trung ương về thực trạng chăm sóc nhi khoa trong toàn quốc, thì hầu hết các bệnh viện tuyến huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều không có khoa Nhi riêng mà chung với khoa Nội - Lây. Khoa Nhi ở các bệnh viện tỉnh thiếu cán bộ chuyên về Nhi khoa, trang thiết bị quá nghèo nàn, chất lượng khám chữa bệnh chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy, mặc dù có chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng bệnh nhân vượt tuyến khá nhiều đã dẫn đến tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên. Thực trạng này cho thấy việc thực hiện quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của trẻ em khu vực miền núi phía Bắc đang còn rất hạn chế. Nhưng cũng cần khách quan mà nói rằng, trong những năm qua cùng với các lĩnh vực khác, công tác y tế ở khu vực miền núi phía Bắc đã từng bước được hiện đại hoá, đầu tư trang thiết bị đồng bộ, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong đó có trẻ em. Mạng lưới y tế đã có mặt ở gần 95 % thôn, tuy nhiên ngay cả đại diện lãnh đạo Vụ Sức khoẻ Sinh sản, Bộ Y tế cũng phải đưa ra những nhận xét như trên, quả thật chúng ta không khỏi ngậm ngùi trước những thiệt thòi mà trẻ em miền núi phía Bắc đang “được hưởng”. Vì thế, nên chăng các cơ quan ban ngành liên quan cần có những chính sách thiết thực hơn nữa, trong đó đẩy mạnh mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng thiết yếu, tập trung các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ đến tận người dân nhằm nâng cao ý thức của người lớn trong việc quan tâm, chăm sóc sức khoẻ con em mình để trẻ em khu vực miền núi phía Bắc được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ hơn đúng như điều 24.1 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em “... Quyền được chăm sóc sức khoẻ là quyền của trẻ em được hưởng tiêu chuẩn chăm sóc sức khoẻ cao nhất có thể và hưởng các phương tiện chăm sóc lúc ốm đau và phục hồi sức khoẻ... Quyền được chăm sóc sức khoẻ được thể hiện qua các chính sách và chương trình cụ thể về chăm sóc sức khoẻ nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, trẻ em tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em...”. Bên cạnh công tác tăng cường chăm sóc trẻ em, các bà mẹ cũng cần được chăm sóc bảo về về sức khoẻ, dinh dưỡng và đặc biệt là vấn đề sức khoẻ sinh sản của các bà mẹ . Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ các bà mẹ nói riêng, cộng đồng và con em chúng ta trong tương lai nói chung. Vì vậy, chính phủ cũng cần phải tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ vùng cao, đặc biệt là vùng trung du miền núi Bắc bộ đang được đánh giá là vùng mà các bà mẹ đang ít được hưởng các dịch vụ này nhất. Vì vậy cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa các công trình xây dựng cơ sở y tế. Có các chế độ ưu tiên đực biệt đối với các bác sĩ, y tá tình nguyện len các vùng cao công tác tương tự như đã thực hiện trong giáo dục. Nâng cấp các cơ sở y tế đã quá tồi tàn, không đủ tiêu chuẩn. Xây mới các các công trình phục vụ cho y tế tuyến cơ sở trong vùng. Nâng cao và tăng cường trình độ nhân viên y tế. KẾT LUẬN Trong đề án này, em đã cố gắng rất nhiều trong tìm hiểu và phân tích về tình trạng đói nghèo và đưa ra một số những giải pháp cho công táẽooá đói giảm nghèo của các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ. Tuy nhiên do khả năng và trình độ có hạn nên bài viết của em sẽ không thể không gặp phải những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để trong những bài viết sau em có thể làm tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo_ TS. Nguyễn Ngọc Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến giúp em có thể hoàn thành tốt bài viết này của mình.a các năm đổi mới DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006): Giáo trình kinh tế phát triển. Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, trang 152 -160. PGS.TS Đặng Như Toàn (2003): Giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam, Hà Nội Hafiz A. Pasha: Chính sách và tăng trưởng vì người nghèo, kinh nghiệm Châu Á, Cục xuất bản Bộ Văn hoá – Thông tin nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Dollả, D và A. Kraay.2001: Tăng trưởng tốt cho người nghèo, WB policy.Tài liệu nghiên cứu chính sách. Ngân hàng thế giới (2005): Bác cáo phát triển năm 2004. Ngân hàng thế giới (2004): Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2003 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt nam (2006): Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, Hà Nội tháng 07 năm 2006. Hoàng Thái Sơn ( 2007): Nông dân Miên núi phía Bắc với việc đa dạng hoá thu nhập, Thông tin khoa học – công nghệ- kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chuyên đề nông nghiệp số 2/04. TS Nguyễn Đình Hoà (10 - 2008): phát triển du lịch cộng đồng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế phát triển số 136.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21219.doc
Tài liệu liên quan