Đề án Nhiệm vụ kinh tế cơ bản lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC A-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI B- NỘI DUNG CHÍNH. 1) Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam: * Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: * Thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam 2) Nhiêm Vụ Kinh Tế Cơ Bản Của Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội b) . Xây dựng quan hệ xản xuất mới theo định hướng XHCN: c) Nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại: d) Nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần của nhân dân. C) KẾT LUẬN: A-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ” câu nói đó như một lời khẳng định, in sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam chúng ta. điều đó giải thích tại sao dân tộc ta lại chiến thắng được hai kẻ thù xâm lược hùng mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Sau khi đánh đuổi kẻ thù xâm lược Đảng, nhà nước ta đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội trên toàn đất nước mà mở đàu của nó là thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả đều hướng về xây dựng một đất nước giàu mạnh, nhân dân có một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Để đạt được mục đích trên chúng ta cần biết được những yêu cầu, nhiệm vụ kinh tế đặt ra thời kì này là thế nào, thực trạng hiện nay của những vấn đề đó ra sao để từ đó nắm bắt, hiều cũng như thực hiện đúng những chính sách đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Là một sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế, ta càng phải tích cực tham gia tìm hiểu nắm rõ những nhiệm vụ, tư tưởng ấy. Nó không chỉ giúp ta học tốt các môn học lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn chau dồi thêm những kiến thức để vận dụng vào công việc của từng người sau này Do vậy em đã chọn đề tầi: “Nhiệm Vụ Kinh Tế Cơ Bản Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam Thực Trạng Và Giải Pháp”

doc18 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Nhiệm vụ kinh tế cơ bản lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI B- NỘI DUNG CHÍNH. 1) Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam: * ................Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: *.................. Thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam 2) Nhiêm Vụ Kinh Tế Cơ Bản Của Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội b)................. Xây dựng quan hệ xản xuất mới theo định hướng XHCN: c) ..............Nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại: d).......... Nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần của nhân dân. C) KẾT LUẬN: A-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước…” câu nói đó như một lời khẳng định, in sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam chúng ta. điều đó giải thích tại sao dân tộc ta lại chiến thắng được hai kẻ thù xâm lược hùng mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Sau khi đánh đuổi kẻ thù xâm lược Đảng, nhà nước ta đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội trên toàn đất nước mà mở đàu của nó là thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả đều hướng về xây dựng một đất nước giàu mạnh, nhân dân có một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Để đạt được mục đích trên chúng ta cần biết được những yêu cầu, nhiệm vụ kinh tế đặt ra thời kì này là thế nào, thực trạng hiện nay của những vấn đề đó ra sao…để từ đó nắm bắt, hiều cũng như thực hiện đúng những chính sách đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Là một sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế, ta càng phải tích cực tham gia tìm hiểu nắm rõ những nhiệm vụ, tư tưởng ấy. Nó không chỉ giúp ta học tốt các môn học lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn chau dồi thêm những kiến thức để vận dụng vào công việc của từng người sau này Do vậy em đã chọn đề tầi: “Nhiệm Vụ Kinh Tế Cơ Bản Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam Thực Trạng Và Giải Pháp” B- NỘI DUNG CHÍNH. 1) Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam: * Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện,từ xã hội cũ sang xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó diễn ra từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản dành dược chính quyền, bắt tay vào việc xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công các cơ sở của xã hội xã hội chủ nghĩa về vật chất khĩ thuật, kinh tế văn hóa tư tưởng. Nói cách khác, kết thúc thời kỳ qua độ khi đã xây dựng xong cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng xã hội xã hội chủ nghĩa. * Những đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điêm cơ bản nhất xuyên suốt và bao trùm của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp. Trong thời kỳ quá độ nền kinh tế có tính chất quá độ: nó không còn là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin viết: dang từ quá độ có nghĩa là gì ? Vân dụng vào nền kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiên nay, có những thành phần những bộ phận những mảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không ? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có. Theo Lênin có 3 thành phần kinh tế chủ yếu là: +Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa +Thành phần kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ +Thành phần kinh tế tư bản tư nhân Các thành phần kinh tế trên có ở mọi nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Ngoài 3 thành phần kinh tế trên tùy thao hoàn cảnh của môi một nước còn có thể có thên một số thành phần kinh tế khác nữa và cung theo Lênin ở nước Nga có 5 thành phần kinh tế cơ bản. Ngoài 3 thành phần kinh tế đã nêu còn có thêm 2 thành phần kinh tế nữ là: +Thành phần kinh tế nông dân gia trưởng. +Thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Các thành phần kinh tế tồn tại một cách khách quan và tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau trong đó có mâu thuẫn cơ bản giữa kinh tế tư bản tư nhân với kinh tế xã hội chủ nghĩa. * Thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam. Có hai loai hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá độ tuần tự từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và quá độ từ trước chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước ta thực hiên quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là quá trình đi từ chế độ xã hội phong kiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản bằng cách: +Bỏ qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với tư cách là quan hệ sản xuất thống trị. +Bỏ qua chế độ tư bản là bỏ qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản, của kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Nhưng không phải bỏ qua tất cả những gì của chủ nghĩa tư bản mà phải biết tiếp thu những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN. +Không bỏ qua tính quy luật của sự phát triển của LLSX xã hội mà trước hết là phải thực hiên cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật +Không bỏ qua phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phải phát triển kinh tế hàng hóa. +Không được bỏ qua phương thức quản lý kinh tế của nền đại công nghiệp +Không bỏ qua kỉ luật lao động của nền đại công nghiệp 2) Nhiêm Vụ Kinh Tế Cơ Bản Của Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh thao con đường XHCN điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội. Muốn vậy. Trong thời kỳ quá độ chúng ta phải thực hiên những nhiệm vụ sau: a) Cần phải phát triền lực lượng sản xuất xã hội: Đây được coi là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phát triển lực lượng sản xuất. - Cơ sở lí luân: Theo Lênin, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền công nghiệp đại cơ khí Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang việc sử dụng một cách phổ biến sức lao động với khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao. Quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa của mỗi nước quá độ lên CNXH được xuúât phát từ điều kiện cụ thể từ mỗi nước và bối cảnh mỗi nước trong mỗi thời kỳ. Chủ nghĩa cộng sản=Chính quyền xô viết + điện khí hóa toàn quốc - Cơ sở thực tiễn đất nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến lực lượng sản xuất thấp, đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh do đó mà cơ cấu kĩ thuật còn thủ công dẫn đến năng suất lao động thấp - Nội dung Cần phải phát triển đồng bộ tất cả các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất xã hội. + Về con người : Đạt tới trình độ tri thức cao, sự sáng tạo, đổi mới trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển con người trở thành yếu tố trọng tâm của xã hội.. + Về tư liệu sản xuất: sử dụng các công cụ lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất chủ yếu là máy móc, các công cụ điều khiển bằng số, rô bốt… Phương thức thực hiện: chuyển đổi một cách căn bản trên tát cả các mặt, các lĩnh vực cả về sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế xã hội…trên cơ sở đó mới có được LLSX trình độ cao. - Khái quát thực trạng công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta: Tại đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ(1/1994), đảng ta đã khẳng định: Nước ta chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, đẩy tới một bước CNH, HĐH đất nước. Từ đó đến nay CNH được thực hiện gắn liền với HĐH thực hiện trong điều kiện hội nhập thế giới và trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những kế quả và thành tựu đã đạt được là: CNH, HĐH đã trở thành sự nghiệp của quần chúng, CNH từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. đảm bảo sự tăng trưởng khá cao và bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Trong tổ chức thực hiện CNH, HĐH đã xác định đúng trọng tâm, áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ. Phong phú để huy động mọi lực lượng tham gia. Tuy nhiên CNH, HĐH tronh những năm đổi mới của nước ta còn một số tồn tại khuyế điểm yếu kếm đó là: Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhâp với thế giới mới chỉ đạt được kế quả bước đầu, chưa có chiến lược chính sách cụ thể trong việc xác định mục tiêu, nội dung, bước đi trong việc phát triển các ngành có ý nghĩa quyết định tới trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân như: cơ khí, điện tử, luyên kim. hóa chất… Nền kinh tế vẫn ở tình trạng nhập siêu . Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chưa thể hiện đầy đủ mục tiêu xây dựng nền king tế tự chủ và hội nhập kinh tế, mặt hàng xuất khẩu chủ yế là một số nông sản, hàng gia công, hàng thủ công mĩ nghệ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc nguyên vật liệu thiết bị… Về cơ cấu kinh tế, những ngành có sự tăng trưởng cao lại là những ngành có giá trị gia tăng thấp, chi phí lao động lớn, chủ yếu làm gia công cho nước ngoài ví dụ như giầy dép 86% nguyên liệu nhập. Công nghiệp chế biến phát triển còn ở trình độ thấp, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, với công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản thì chủ yếu là chế biến thô, chưa chế biến sâu, nhiều nông sản tỷ lệ chế biến còn thấp như chè 55%; rau quả 5%; thịt 1%. Với các ngành chế biến khác thì cơ cấu mặt hàng chế biến còn nghèo. Trình độ và chất lượng chế biến sản phẩm còn thấp. + Khả năng cạnh tranh của sản phẩm do Việt Nam sản xuất còn kếm + CNH, HĐH ở Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, nhưng chậm và hiệu quả chưa cao, chưa thúc đẩy sự liên kết trong nước với nước ngoài, giữa các ngành kinh tế, các địa phương, các doanh nghiệp. Đề xuất một số giải pháp CNH, HĐH. *Quan điểm thực hiện Phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ độnh hội nhập kinh tế quuốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả bền vững đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Thực hiện CNH, HĐH nhanh và rút ngắn Nước ta thực hiên CNH, HĐH trong điều kiện hội nhập, trong điều kiên khoa học - công nghệ trên thế giới diễn ra như vũ bão, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế tri thức, do đó nước ta có khả năng và cần thiết phải CNH, HĐH nhanh và rút ngắn nếu như không muốn tụt hậu. Để thực hiện được điều đó, Việt Nam phải lựa chon mô hình kiểu mới, thực hiện CNH, HĐH thích hợp. Đó là mô hình áp dụng kinh tế tri thức trong lựa chọn phát triển các ngành, lựa chọn công nghệ để phát triển nhanh và phát triển các lĩnh vực công nghệ cao mà ta có khả năng như: điện tử, sinh học; phải xuất khẩu và xuất khẩu qua chế biến sâu những mặt hàng có lợi thế so sánh. * Các giải pháp thực hiện: - Coi trọng công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch. Quy hoạch là công cụ cực kỳ quan trọng, nó định hướng dài hạn và đảm bảo cho sự đồng bộ trong sự phát triển dài hạn. Mọi cấp mọi ngành phải làm quy hoạch và vấn đề then chốt là phải nâng cao chất lượng các quy hoạch. Phải có sự thống nhất ăn khớp gữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch các ngành, các vùng, giữa quy hoạch phát triển ngành, phát triển vùng với quy hoạch xay dựng và quy hoạch đô thị, cũng như quy hoạch dân cư, quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải Trên cơ sở đó các doang nghiệp cần xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển cho doanh nghiệp mình. Để nâng cao chất lượng quy hoạch cần đổi mới phương pháp tổ chức làm quy hoạch. Về phương pháp phải trên cơ sở nghiên cứu thị trường và phát triển công tác dự báo, thông qua đánh giá tác động của thị trường của dân số đánh giá được xu thế tiến bộ của khoa học công nghệ và sự tác động của nó tới sự phát triển của kinh tế - xã hội, của ngành, vùng, doanh nghiep… - Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam: Cạnh tranh vừa là sức ép vừa là động lực của sự phát triển, đổi mới. Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn yếu kém để hội nhập với thế giới. Khi tham gia AFTA và WTO, tất yếu khách quan đòi hỏi phải nâng cao sức cạnh tanh của hàng hóa Việt Nam. Trước hết, phân loại các mặt hàng thành 3 loại, căn cứ vào khả năng cạnh tranh. Một là các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao nếu có sự hỗ trợ của nhà nước và cố gắng của doanh nghiệp. Hai là, các mặt hàng không có khả năng cạnh tranh, căn cứ vào sự phân loại đó để có chính sách thúc đẩy phát triển thích hợp. Ba là, áp dụng các biện pháp toàn diện và đồng bộ để nâng cao khả năng cạnh tranh. - Đối với quốc gia, cần nâng cao chất lượng của sự phát triển, túc là có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở tiến bộ khoa học - công nghệ và sự phát triển của kinh tế tri thức, cũng như tăng cường quản lý. Cần hình thành những ngành chủ lực và những ngành mũi nhổntng xuất khẩu. Nên chú ý phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp và xuất khẩu như những ngành sản xuất nguyên liệu, linh kiện phụ tùng. Cần có những chính sách bảo hộ có lựa chọn, thực hiện hỗ trợ đầu vào thay cho hỗ trợ đầu ra. Nhà nước cần xây dựng thực hiện Luật Cạnh Tranh và chống độc quyền. - Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp là khâu quyết định khả năng cạnh tranh. Vì vậy cần áp dụng các biện pháp toàn diện và có hiệu quả để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và các mặt hàng trong đó cần chú ý các biện pháp: Giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm; Nâng cao chất lượng sản phẩm và chủng loại của sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Xây dựng thương hiệu cho mọi sản phẩm của Việt Nam, dặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Các biện pháp trên chỉ có thể đạt được khi xắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp, đặc biệt là khi các doanh nghiệp coi trọng đổi mới công nghệ. Đổi mới công nghệ không có nghĩa là phải áp dụng công nghệ hiện đại cần nhiều vốn mà lựa chọn công nghệ thích hợp với thị trường, với vốn và khả năng của doang nghiệp. * Đổi mới đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Để đáp ứng nhu cầu của CNH, HĐH phải đổi mới căn bản và đồng bộ việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Đây là lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, nhưng trong những năm trước mắt, cần chú ý một số biện pháp sau: - Diều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng: + Đi đôi với việc tiếp tục duy trì quy mô, tốc độ, nâng cao chất lượng sau đại học, cần tăng quy mô, tốc độ và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Nhân lực qua đào tạo nghề. Nhân lực qua đào tạo nghề của nước ta hiện nay còn rất thấp (14%). Cần phấn đấu nâng cao tỷ lệ lao động dạy nghề đạt 18,6% vào năm 2005 và 26% vào năm 2010. + Cơ cấu ngành nghề đào tạo phải đáp ứng và phù hợp sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH. + Nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các hệ đào tạo gồm: dạy nghề, đại học, sau đại học. - Hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý, sử dụng nguồn nhân lực: + Cần có chính sách luân chuyển cán bộ, chíng sáh thu hút nhân tài, áp dụng chíng sách nghĩa vụ lao động ở vùng sâu, vùng xa trong một thời gian nhất định đối với người lao động, nhằm điều chỉnh lại phân bố lao động hợp lý hơn. + Cải cách căn bản tiền lương để tiền lương thực sự là hàng hóa sức lao động,tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Thực hiệ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, không kể họ làm việc ở khu vực quốc doanh hay ngoài quốc doanh. + Giảm việc thực hiện chế độ biên chế suốt đời, thực hiện phổ biến việc ký kế hợp đồng đối với các loại lao động. - Tăng cường quản lý nhà nước của Bộ Giáo Dục và Đào tạo với công tác đào tạo. * Đẩy mạnh úng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Tiến bộ khoa học - công nghệ là nội dung cỏ bản của CNH, HĐH. Phải áp dụng các giải pháp chủ yếu sau để thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, quản lý và đời sống xã hội: - Một mặt phải phát huy vai trò của Nhà nước, mặt khác, cần đặc biệt coi trọng vai trò của doanh nghiệp với thúc đẩy úng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ. Nhà nước đóng vai trò định hướng tiến bộ khoa học công nghệ cho các ngành, chú trọng một số hướng công nghệ trọng điểm, mũi nhọn, tăng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ và xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý với khoa học công nghệ. - Doanh nghiềp là khâu quyết định việc đổi mới công nghệ. Cần xuất phát từ nhu cầu thị trường, cũng như nhu cầu về tăng năng suất, hạ giá thàng và căn cứ vào khả năng huy động vốn từ mọi nguồn, khả năng khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức, mức độ đổi mới công nghệ thích hợp. Các doanh nghiệp cần nâng mức đầu tư cho khoa học công nghệ và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, phấn đấu để mức đầu tư có thể đạt 2-3% so với doanh thu. - Huy động vốn và sử dụng tốt năng lực và nguồn lực cán bộ khoa học công nghệ của đất nước vào nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là nâng cao vai trò của các trường đại học. - phát triển cônh nghệ cao là khâu đột phá để đẩy nhanh tiến bộ khoa học công nghệ và CNH, HĐH nhanh, rút ngắn. Nhà nước ưu tiên đầu tư nhân tài vật lực và khuyến khích các ngành, các doanh nghiệp phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ví dụ công nghệ thông tin, công nghệ sing học, công nghệ vật liệu mới… Phát triển thị trường khoa học công nghệ. - Tổ chức lại và phát triển hệ thống các khu công nghiệp tập trung và các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp(KCNTT, KCNV&N, CCN) KCNTT, KCNV&N, CCN là những trung tâm đầu tàu thu hút và đào tạo động lưc phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới. Chúng cần được kế nối với nhau, đảm bảo tính hệ thống trong phạm vi toàn quốc và địa phương, có quan hệ với nhau về kinh tế - kỹ thuật và hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Các cơ quan quản lý cần tiếp tục rà soát và điều chỉnh lại các quy hoạch về phái triển các KCNTT, KCNV&N, CCN, hạn chế việc mở thêm các khu công nghiệp tập trung, hỗ trợ việc hình thành, phát triển các CCN, các KCNV&N. Đa dạng hóa các hình thức, gọi vốn, đầu tư vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng các KCNTT, KCNV&N, CCN. Trước mắt, cần xây dựng mô hình quản lý nhà nước và thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đối với KCNTT, KCNV&N, CCN. * Tiếp tục tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tăng cường quản lý khu vực. Tổ chức lại hệ thống DNNN nhằm tạo ra một môi trường năng động, có hiệu quả, có tính cạnh tranh cao. Các DNNN vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong thập kỷ tới, nhưng sẽ mất dần và sẽ mất hẳn sự độc quyền của DNNN trong một số lĩnh vực, tuy nhiên vẫn còn độc quyền Nhà nước. Số lược các DNNN sẽ tiếp tục giảm. Khu vực ngoài quốc doanh sẽ có vai trò ngỳ càng quan trọng. Để tiếp tục phát triển Nhà nước cần: - Hoàn thiện hệ thống quy định pháp lý, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, đản bảo sự bình đẳng thực sự giữa các doanh nghiệp. - Hỗ trợ khuyến khích các thành phần kinh tế về đào tạo, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như thông tin về thị trường, chuyển giao công nghệ. * Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển. Hệ thống dịch vụ phát triển rất phong phú và đa dạng, bao gồm mọi lĩnh vực, từ dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ nghiên cứu, phát triển đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…đến dịch vụ xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, cúng như dịch vụ xã hội khác. - Cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý, thủ tục hành chính, mặt bằng kinh doanh và tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn… - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về và chuyên gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển, nhằm cung cấp các thông tin cơ bản, cần thiết cho khách hàng có nhu cầu. - Khuyến khích phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ phát triển và hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực: + Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý + Tư vấn pháp lý và tư vấn kinh doanh. +Khuếch trương và thúc tiến thương mại. +Đào tạo và bồi dưỡng nghề… b) Xây dựng quan hệ xản xuất mới theo định hướng XHCN: - Cơ sở: Muốn có CNXH thì nhất định phải có quan hệ sản xuất XHCN. -Yêu cầu: Trong quá trình xây dựng, củng cố, hoàn thiện, phải thực hiện đúng những yêu cầu với quy luật “ Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng xản xuất xã hội”. Sao cho mỗi bước hình thành quan hệ sản xuất mới là một bước tạo ra những điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. - Nội dung: Phải xây dựng đồng bộ tất cả các mặt hợp thành QHSX bao gồm. + Quan hệ sở hữu về TLSX. + Quan hệ tổ chức quản lý( là quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức quản lý sản xuất xã hội và trong trao đổi hàng hóa lao động cho nhau) + Quan hệ giữa người với người trong phân phối lưu thông sản phẩm xã hội Trong các mặt hợp thành trên thì quan hệ sở hữu về TLSX là quan trọng nhất. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định và nó phải thích ứng với quan hệ sở hữu. Quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất do quan hệ sở hữu về TLSX và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất chi phối song nó kích thích trực tiếp đến lợi ích con người nên nó tác động đến tháI độ của con người trong lao động sản xuất. - Thực trạng hiện nay: Trong quá trình xây dựng quan hệ sở hữu TLSX. Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ chuyển biến tư nhân thành sở hữu công cộng về TLSX. Do nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế nên vẫn còn tồn tại nhiều loại hình sở hữu TLSX. Các mối quan hệ sở hữu khác đều phụ thuộc vào nó. - Giải pháp: Do nền kinh tế trong thời kỳ quá độ các hình thức sở hữu là đa dạng cho nên phải có nhiều hình thức phân phối và nhiều hình thức tổ chức quản lý hợp lý, cũng như việc xác lập địa vị làm chủ của người lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân phải diễn ra từng bước dưới nhiều hình thức và đi từ thấp đến cao. c) Nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại: - Cơ sở: Thế giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ. Chúng ta đã gia nhập WTO nên phải thực hiện nhiệm vụ phân công lao động quốc tế từ đó mới phát huy được lợi thế đất nước. - Hướng phát triển: Đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu theo hướng xóa tình trạng nhập siêu, thay thế hàng nhập khẩu. - Thực trạng: Hiện nay, quan hệ quốc tế của nước ta tiếp tục được mở rộng hơn bao giờ hết. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 170 quốc gia và từng bước đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, nhất là với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế chính trị quan trọng trên thế giới đi vào chiều sâu và hiệu quả. Ngoại giao đã có nhiều cố gắng góp phần vào việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại liên quan đến biên giới lãnh thổ, từng bước xây dựng đường biên giới giữa nước ta với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Ngoại giao phục vụ kinh tế đã trở thành một trong những công tác trọng tâm và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng thu hút đầu tư (FDI), viện trợ phát triển (ODA), thúc đẩy du lịch, xuất khẩu lao động…; đưa nước ta chủ động và tích cực hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực. Việc Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu bước chuyển mới của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Kết hợp nhịp nhàng với ngoại giao song phương, hoạt động ngoại giao đa phương tiếp tục có bước phát triển mạnh, góp phần nâng cao vị trí và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Đến nay chúng ta đã tham gia vào hầu hết các tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực. Việc ta tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM) tháng 10/2004, Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/2006… đã chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ đối với thế giới và bạn bè quốc tế về một Việt Nam trên đường đổi mới thành công, về sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, và về khả năng đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề chính trị - kinh tế quan trọng của khu vực và thế giới. Ngoài ra, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân, công tác văn hoá, thông tin đối ngoại tiếp tục được cải tiến, và ngày càng hiệu quả. - Giải pháp:Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; tích cực khai thác thị trường thế giới; tối ưu hóa cơ cấu xuất - nhập khẩu; tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực và hệ thống mậu dịch đa phương toàn cầu; xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia… +Đảm bảo sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế xã hội. +Có chính sách thích hợp với từng hình thức kinh tế đối ngoại. +Xây dựng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. +Tăng cưòng vai trò quản lý nhà nước với kinh tế đối ngoại. +Xây dựng đối tác và tìm kiếm đối tác trong quan hệ kinh tế đôi ngoại. d) Nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần của nhân dân. Tất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO Không chỉ là động lực mà văn hóa còn là định hướng và là kết quả nhân văn của một nền kinh tế lành mạnh. Bởi vì văn hóa là yếu tố căn bản nhất để định nghĩa con người: con người là một sinh vật có văn hóa.Ít người thấy rõ sự tác động đó của văn hóa vào kinh tế. Thí dụ tai nạn giao thông, chủ yếu do thiếu văn hóa, không chấp hành luật lệ giao thông, say sưa, chạy ẩu, giành khách… đã làm giảm 1,5 - 2% GDP mỗi năm ở nước ta. Còn nhiều tệ nạn xã hội làm cho đất nước nghèo đi như xả rác gây ô nhiễm, phá rừng, bệnh AIDS… Chỉ lo phát triển kinh tế mà ít chú trọng đến phát triển văn hóa thì xây dựng một lại phá gần nửa, có thêm thì lại mất cái không đáng mất.Ngay thời hiện tại, chủ trương phải làm giàu để giúp đỡ người khác của nền văn hóa tin lành, (trái với Thiên chúa ca ngợi sự nghèo khó, xem đó là một đức hạnh) - vẫn còn ảnh hưởng: 2 tỷ phú giàu nhất và nhì thế giới, trong đó một người là Bill Gates đã cho đi nửa gia tài và nói sẽ cho hết vào cuối đời và một tỷ phú khác đã cho tất cả gia tài vào việc từ thiện. Nếu xem xét kỹ hơn thì ngay cả những đức tính của những nhà kinh tế cũng có phần đóng góp rất lớn cho văn hoá. C) KẾT LUẬN Thời kỳ quá độ lên CNXH được khẳng định là thời kỳ cải biến sâu sắc toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế văn hóa nhằm xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân dân lao động làm chủ. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu TLSX là chủ yếu. Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển cá nhân. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Mục tiêu của CNXH nước ta là: Xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn thực hiện dược những điều nói trên cần phải thực hiện thật tốt những nhiệm vụ kinh tế cơ bản đã tình bày ở trên. Khắc phục những khó khăn, yếu kém đã gặp phải và phát huy thật tốt tiềm lực cũng như thế mạnh của đất nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1)...Giáo trình Kinh Tế Chính Trị. 2)...Giáo trình Triết Học Mác-Lênin. 3)...Báo điện tử “Bộ công thương”. 4)...Báo điện tử “Việt Báo”. 5)...Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại Giao. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI : “Nhiệm Vụ Kinh Tế Cơ Bản Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam Thực Trạng Và Giải Pháp” Sinh viên thực hiện: Thân Văn Tú Lớp chuyên ngành: Kinh Tế Và Quản Lý Đô Thị Khoá 49 Lớp Kinh Tế Chính Trị: 20 Giáo Viên Hướng Dẫn: PGS.TS. Vũ Văn Hân Hà Nội Tháng 5 năm 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhi7879m V7909 Kinh T7871 C417 B7843n Ln Ch7911 Ngh297a X Hamp78.doc
Tài liệu liên quan