Đề án Những giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch sử đối với việc phát triển du lịch ở Hà Nội hiện nay

Trong tương lai cần phát triển du lịch thủ đô thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kết hợp với phát triển du lịch bền vững xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và trong khu vực. Như nghị quyết của đại hội đảng bộ toàn quốc đã xác định :Trong 10 năm tới du lịch Hà Nội phải trở thành thế mạnh của nền kinh tế thủ đô và định hướng mục tiêu phát triển ngành du lịch là nâng cao chất lượng và phát triển đồng bộ dịch vụ du lịch trở thành ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủ đô .Phát triển du lịch trở thành ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủ đô .Trong đó phát triển du lịch văn hoá trong đó phát triển du lịch tham quan các khu di tích lịch sử là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cơ bản trong sự phát triển du lịch Hà Nội .Kết hợp tốt giữa du lịch văn hoá với bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, giữa phát triển các sản phẩm du lịch với quảng bá truyền thống lịch sử văn hoá Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến. Phối kết hợp với các địa phương khác để xây dựng cơ sở vật chất đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các ngành ngoại giao, giao thông vận tải, công nghiệp dịch vụ, an ninh quốc phòng Tuy đây là một nhiệm vụ tương đối khó khăn song với truyền thống lịch sử lâu dài, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành du lịch thủ đô sẽ nhanh chóng phát triển vươn lên tầm cao mới tầm cao khu vực và thế giới .

doc31 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Những giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch sử đối với việc phát triển du lịch ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến nay mỗi giai đoạn lịch sử đều gắn liền với những biến động lớn. Cùng với các biến động đó đã tác động sâu sắc đến sự hình thành của các di tích lịch sử gắn liền với các vị anh hùng dân tộc từ thời Lý-Trần dân tộc ta đã nhiều lần chống lại và đánh thắng các đạo quân xâm lược kéo đến từ phía Nam ( quân Chăm Pa, quân Giava ) và nhất là từ phía Bắc ( quân Tống, Nguyên- Mông ) tiếp tục đến thời Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn tiếp tục đến thời Pháp thuộc, thời kỳ chống Pháp chống Mỹ. Tới nay đất nước được giải phóng bên cạnh việc phục hồi và xây dựng kinh tế nhân dân ta cần phải ra sức phục hồi những di tích lịch sử và bên cạnh đó cần phải tiếp tục sáng tạo những giá trị lịch sử mới. 1.1.2. Tất yếu của việc bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử: Thủ đô Hà Nội với vai trò là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học-công nghệ và giao lưu của cả nước, được xem là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của đất nước. Bên cạnh đó với bề dày lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm, với tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, quy tụ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, gìn giữ được trong mình những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị kể từ các công trình kiến trúc nổi tiếng như khu phố cổ 36 phố phường, phố cũ mang dáng kiến trúc châu âu thế kỷ 19, các di tích lịch sử có mật độ cao nhất cả nước và nổi tiếng là văn miếu quốc tử giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập từ thế kỷ 11, các đền thờ đền chùa các bảo tàng, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các lễ hội truyền thống tôn vinh các nhân vật và địa danh lịch sử, các làng nghề văn hoá ẩm thực, tập quán sinh hoạt đến truyền thống nhân hậu, cởi mở và mến khách của người dân. Hà Nội từ nhiều năm nay đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách bốn phương, được UNESCO công nhận là thành phố vì hoà bình của thế giới và được tạp chí “ travel and leisure” một tạp chí có uy tín của hoa kỳ chuyên phân tích chất lượng du lịch đánh giá là thành phố du lịch tốt thứ 2 châu á và thứ 13 trên thế giới. Với nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của thủ đô Hà Nội, đai hội đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 13 cũng đã định hướng mục tiêu phát triển ngành du lịch là:”Nâng cao chất lượng và phát triển đồng bộ dịch vụ du lịch trở thành ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủ đô. Phát triển du lịch văn hoá -sinh thái, du lịch truyền thống, lễ hội, du lịch kinh doanh... kết hợp tốt giữa du lịch văn hoá với tôn tạo các di tích danh lam thắng cảnh, giữa phát triển các sản phẩm du lịch với quảng bá truyền thống lịch sử, văn hoá thăng long – Hà Nội. Phối hợp với các địa phương khác để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các chương trình phát triển du lịch đa dạng. Tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 10%/ năm “ điều này cũng phù hợp với nhiệm vụ phải chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Hà Nội theo hướng dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp, trong đó ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch dịch vụ phaỉ được phát triển mạnh cả chất và lượng Đối với Đảng và Nhà Nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy kho tàng di sản văn hoá của cha ông, góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam XHCN, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.từ sau cách mạng tháng 8 thành công đến nay Nhà Nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển di tích lịch sử đối với việc phát triển du lịch ở Hà Nội. Hiến pháp năm 1992 đã quy định trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức và nhân dân về bảo vệ giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Pháp lệnh: “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh “ ban hành năm 1984, cùng nhiều văn bản pháp luật khác là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc. 1.2. Điều kiện để bảo tồn các khu di tích lịch sử trong phát triển du lịch Hà Nội 1.21.Điều kiện khách quan Là trung tâm chính trị văn hoá kinh tế khoa học kỹ thuật của đất nước, thủ đô Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng là thành phố cổ kinh, xinh đẹp trong khu vực. Nằm ở trung tâm châu thổ sông hồng Hà Nội có một hệ sinh thái phong phú bao gồm cây xanh hồ nước với những điểm di tích và danh thắng đã trở nên quen thuộc cùng với những khu phố cổ tồn tại hơn 100 năm nay. Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển, là đầu mối giao thông của cả nước, là trung tâm của các tuyến đường bộ đường sắt đường không và đường thủy, cùng hệ thống truyền thông hiện đại. Về mặt kinh tế thành phố là một cực trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh, khu vực đang thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với những lợi thế trên đây Hà Nội có đủ điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước đồng thời hoà nhập với trào lưu phát triển du lịch khu vực và thế giới để đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. 1.2.2 Điều kiện chủ quan Như ta đã biết di sản văn hoá là tải sản vô cùng quý giá của đất nước ,là chất liệu gắn kết cộng đồng,là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hoá quốc tế .Vì thế mà trong những năm qua đảng và nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm phát huy kho tàng văn hoá di sản của ông cha ta ,góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây dựng nước việt nam xã hội chủ nghĩa , xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc . Thực tế đã chứng minh bằng những hành động cụ thể .Nam 2001 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam khoá 10 đã thông qua toàn văn luật di sản văn hoá và bộ luật này được Chủ Tịch nước công bố ngày 12 tháng 7 năm 2001. Như vậy nguyện vọng của các cơ quan nghiên cứu , quảng bá di sản văn hoá dân tộc nói chung ,của các cán bộ bảo tồn bảo tàng nói riêng về sự cần thiết phải có một văn bản luật làm chỗ dựa pháp lý cho các hoạt động của mình được đáp ứng .Có thể nói đây là bộ luật đàu tiên của nuứơc ta kể từ ngày thành lập nước đến nay khẳng dịnh :”di sản văn hóa Việt Nam la tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại ,có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nuớc và giữ nước của dân tộc ta”. Đối với các di tích lịch sử nói riêng luật di sản văn hoá quy định những nội dung chủ yếu sau: Mục 1 :”di tích danh lam thăng cảnh “ mục này quy định :phân hạng các di tích danh lam thăng cảnh ,thẩm quyền xếp hạng các di tích,danh lam thắng cảnh ,tổ chức quản lý bảo vệ ,sử dụng và phát huy giá trị di tịch danh lam thăng cảnh ,bảo quản tu bổ và phục hồi di tích danh lam thắng cảnh ... Muc 2 :”di vật ,cổ vật , bảo vật quốc gia” quy định quỳên và trách nhiệm của tổ chức cá nhân khi mua bán thay đổi ,sở hữu , di chuyển ,xuất khẩu di vật , cổ vật ... Mục 3:”bảo tàng” quy định nhiệm vụ quyền hạn của bảo tàng ,việc quản lý các di vật ,cổ vật trong baỏ tàng ... Cho tới nay nhìn chung ,nội dung của luật di sản văn hoá đều dựa trên những nhu cầu xã hội và thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy những di sản văn hoá ở nước ta ,đồng thời xuất phát từ những quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và tham khảo các bộ luật chuyên nghành của các nước khác. Cũng chính thế mà đã tạo điều kiện hết sức thuận lội cho việc bảo tồn và phát triển các khu di tích ở Hà Nội cũng như ơ nước ta đối với việc phát triển du lịch ở Hà Nội cũng như ở Việt Nam . 1.2.3.ý nghĩa của bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch sử ở Hà Nội Di sản văn hoá nói chung cũng như di tích lịch sử nói riêng là kết tinh trí tuệ , ý chí ,tình cảm và công sức của mỗi cá nhân và tập thể ,hình thành lên giá trị chuẩn mực xã hội phản ánh những sắc thái riêng biệt và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam .Di sản văn hoá đóng dấu ấn của một thời đại là bước thông điệp của thế hệ đi trước gửi lại cho các thế hệ hôm nay ,là chứng tích phản ánh bước đi của mỗi dân tộc trải qua nhưng giai đoạn lịch sử nhất định . Vì vậy đối với Hà Nội nếu bảo tồn và phát triển tốt những di tích lịch sử mà cha ông thế hệ trước đã để lại thì nó sẽ góp phần làm cho bộ mặt di tích lịch sử ở Hà Nội trở về với giá trị vốn có của nó ,đồng thời sẽ thuyết phục được nhân dân ta , các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế tham gia vào việc bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hoá ,là động lực cho sự phát triển ,là chất kháng thể chống lại mặt trái của toàn cầu hoá và cơ chế thị trường ,phát huy được truyền thống anh hùng dân tộc dể Hà Nội mãi là thủ đô của ngàn năm văn hiến. Bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích lich sử góp phần chủ yếu vào việc phát triển du lịch thủ đô đi lên tầm cao mới .Quảng bá rộng rãi không chỉ trong nước mà tất cả các nước trong khu vực và thế giới biết về thủ đô ngàn năm văn hiến ,thủ đô của thành phố hoà bình. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI 2.1.Tình hình phát triển của các khu di tích lịch sử đối với du lịch ở Hà Nội hiện nay 2.1.1.Du lịch Hà nội đang trên đà phát triển Ngày nay trên thế giới du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao để thu hút nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại . Trong quá trình đất nước đổi mới du lịch việt nam đã đạt được những thành quả ban đầu quan trọng ,ngày càng khẳng định được vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn nghị định quyết 9 đã xác định . Hà nội với vai trò là thủ đô -trung tâm kinh tế chính trị văn hoá khoa học công nghệ và giao lưu của nhiều nước ,thành phố hoà bình của thế giới với tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú đa dạng với bề dày lịch sử ngàn năm đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước . Nhìn lại giai đoạn trước những năm 90 về thế kỷ trước du lịch chưa được coi trọng đúng mức , việt nam chưa được biết đến như một điểm đến du lịch .Khách nước ngoài đến Hà Nội chủ yếu là các chuyên gia cố vấn các nhà đầu tư ngoại giao với tổng số khoảng 20 nghìn khách /năm .Cơ sở vật chất của ngành du lịch còn nghèo nàn ở Hà Nội với chưa đầy 50 khách sạn ,qui mô hoạt động nhỏ lẻ khoảng 10 doanh nghiệp làm lữ hành và hầu như chưa xuất hiện hoạt động lữ hành mang tính chất du lịch thực sự . Năm 1990 được lấy làm năm du lịch Việt Nam và từ đó hoạt động du lịch bắt đầu khởi sắc.Lượng khách quốc tế vào Hà Nội năm 1994 đạt trên 300 nghìn lượt tăng trên 5 lần so với năm 1990 ,thị trường khách đã có sự tham gia của khách Pháp ,Nhật Bản ,Đoài Loan ...Ngành du lịch Hà Nội đã có cơ hội tạo chuyển biến mới trên đà phát triển một số doanh nghiệp lớn đã được thành lập ,một số doanh nghiệp của trung ương đã tập trung về Hà Nội .Trước nhu cầu thị trường về khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế về khách sạn tăng lên một loạt các khách sạn liên doanh vốn nước ngoài được kí kết xây dựng .Thành uỷ ,uỷ ban nhân dân thành phố cho phép tư nhân đầu tư xây dựng một hệ thống khách sạn mini với quy mô không lớn về phòng ,nhưng chất lượng tốt khá đầy đủ các dịch vụ phục vụ cho chiến lược mở cửa của đất nước. Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động du lịch trên con đường đổi mới ,Sở du lịch Hà Nội được thành lập theo quyết định số 1216/QD_UB ngày21/6/1994 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội . Giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây là thời cơ thuận lợi cho nghành du lịch. Kinh tế khu vực phục hồi mạnh mẽ ,thị trường du lịch đông nam á ,Hàn Quốc , nhật bản ...đã khôi phục và phát triển nhanh ,mặt khác được sự quan tâm của nhà nước ,chính quyền thành phố ,thông qua các chủ trương ,chính sách đã phát huy có hiệu quả vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực du lịch ,tạo tiền đề cho du lịch ngày càng phát triển .Du lịch Hà Nội cũng tích cực thực hiện cải cách quản lý doanh nghiệp như sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp ,thay đổi ,luân chuyển các cán bộ tại các doanh nghiệp ,cổ phần hoá các doanh nghiệp ,thành lập tổng công ty theo mô hình mới. Với thực tế phân tích trên chúng ta có thể đánh giá chung về những thành tựu du lịch Hà Nội đạt được như sau: Du lịch phát triển theo đúng định hướng ,bền vững ,gìn giữ được giá trị văn hoá lịch sử ,môi trường ,đảm bảo an ninh trật tự xã hội .Hệ thống cơ sở vật chất xã hội đã được nâng cấp ,chất lượng dịch vụ đã được cải tiến . Về kinh doanh du lịch ,nộp ngân sách cho nhà nước ngày càng cao năm sau nhiều hơn năm trước ,và đều đạt được chỉ tiêu kế hoạch được giao .Lượng du khách đến Hà Nội ngày càng nhiều ,ngaỳ khách lưu trú cũng như ngày khách lữ hành ngày càng tăng .Cụ thể là :Năm 2000 khách quốc tế đến Hà Nội 500400 lượt ,khách nội địa là 2099600 lượt ,doanh thu từ du lịch đạt 1400 tỷ đồng .Năm 2001 khách quốc tế đã tăng lên 700000 lượt và 2300000 lượt khách nội địa ,doanh thu du lịch đạt 1650 tỷ đồng và nộp ngân sách 230 tỷ đồng .Năm 2002 khách quốc tế và khách nội địa đều tăng nhanh ,khách quốc tế 931000 lựot ,khách nội địa đạt 2850000 lượt ,doanh thu du lịch là 1950 tỷ đồng ,nộp ngân sách 270 tỷ . Năm 2003 khách du lịch quốc tê tới giảm nhung khách nội địa tăng tới 3030000 lượt ,doanh thu 2000 , nộp ngân sách 275 tỷ đồng .Trong năm vừa qua số lượt khách viếng thăm tăng nhanh 930000 và khách nội điạ 3070000 lượt doanh thu du lịch tăng lên 2200 tỷ đồng ,nộp ngân sách 290 tỷ đồng .Có đuợc kết quả trên là do công tác đầu tư ,quản lý các khu du lịch và công tác tuyên truyền quảng bá sâu rộng của nghành du lịch thủ đô. Có được những kết quả đó không thể không kể đến tiềm năng của du lịch thủ đô được đánh giá từ góc độ văn hoá ,lịch sử ,địa lý của Hà Nội là to lớn ,phong phú và đa dạng ,nhưng nghành du lịch chưa khai thác hết .Hà Nội ngàn năm văn hiến đã và sẽ mãi mãi là điểm đến đầy quyến dũ đối với du khách .Theo nhà nghiên cứu lịch sử Giáo Sư Lê văn Lan thì tiềm năng có giá trị hàng đầu ,làm nên sức hấp dẫn của Hà Nội là yếu tố lịch sử lâu đời và đặc sắc và đay là một lõi cốt ,thần và hồn của những giá trị thăng long –Hà Nội cổ truyền . Đó là những cơ hội thuận lợi trong nội tại thủ đô ,nếu nhân rộng ra ở tầm vĩ mô ,thế giới đang chuyển sang xu hướng hợp tác toàn cầu và khu vưc hoá thì trong điều kiện hoà bình và hợp tác sẽ tạo cơ hội cho du lịch phát triển mạnh .Điều đáng lưu ý là gần đây xu thế du lịch đang chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương ,nhất là khu vực Đông Nam á ,đay là cow hội thuận lợi cho du lịch nước ta ,trong đó du lịch Hà Nội phát triển nhanh chóng nếu biết đón nhận và khai thác tốt .Nắm bắt những cơ hội này Hà Nội phát triển du lịch theo một số hướng chủ yếu như mở rộng không gian du lịch Hà Nội dựa trên nguyên tắc không gian kinh tế xã hội và lợi thế so sánh của Hà Nội với các vùng phụ cận để khai thác ,sử dụng các dịch vụ du lịch đặc thù như các tuyến ,các điểm du lịch ,khu thể thao vui chơi giải trí ,nghỉ ngơi cuối tuần ... Bên cạnh cơ hội thuận lợi ,trong lộ trình đưa nghành du lịch trở thành nghành kinh tế mũi nhọn vẫn chịu sự chi phối của những thách thức và những khó khăn từ khâu chính sách vĩ mô đến khâu tổ chức thực hiện ở tầm vi mô mà chúng ta không thể không tính đến ,đó là :sự cạnh tranh du lịch ngày càng cao và diễn biến khó lường .Trong khi đó sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội còn rất hạn chế ,trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế ,xã hội ,cơ sở vật chất kỹ thuật ,trình độ xúc tiến du lịch ,kinh nghiệm quản lý kinh doanh và đặc biệt là thiéu vốn đầu tư cho phát triển du lịch. Đồng thời ở trong nước nhận thức về du lịch thiếu thống nhất trong các cấp các ngành và dân cư đối với việc xây dựng ,bảo vệ ,khai thác ,chỉ đạo ,quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch .Cơ chế chính sách đầu tư cho du lịch còn nhiều bất cập .Những vấn đề trên đã và đang là thách thức ,đòi hỏi du lịch Hà Nội cần vượt qua để có thể đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thương trường du lịch trong nước và quốc tế . 2.1.2.Các di tích ở Hà Nội hiện nay Hà Nội là nơi hội tụ đầy đủ các di tích lịch sử từ các khu phố cổ ,lăng ,nhà thờ ,thành cổ ,cung điện đến các khu tưởng niệm ,các bảo tàng ,đình chùa ...Dưới đây là một số di tích và sự phát triển của chúng trong những năm qua . Cùng với Hoàng Thành ,khu phố cổ Hà Nội là hiện hữu của một kinh thành Thăng Long xưa ,là di tích vô cùng quý giá của của thủ đô và cả nước .Năm 1010 trong “chiếu rời đô” Vua lý Thái Tổ đánh giá “ở giữa khu vực trời và đất ,có thế rồng cuộn hổ ngồi “.Đô thị Thăng Long chính thức được hình thành với phần “đô” ở trong cùng ,phần “thị” bao quanh ,chủ yếu ở phía đông nam .Tổng thể tam trùng thành quách và kết cấu trong thành ngoài thị là quy hoạch kiến thiết ,xã hội của đô thị Hà Nội cổ .Đô thị Thăng Long hình thành từ thời Lý ,mở mang và phát triển vào các thế kỷ 17-18. Khu 36 phố phường xưa cùng vời Hoàng Thành làm lên kinh kỳ thăng long nổi tiếng là đất “ngàn năm văn hiến ,thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố hiến “,đây không chỉ là ,một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa dạng .Đó không chỉ là các giá trị văn hoá vật thể mà còn là các giá trị văn hoá phi vật thể như các lễ hội truyền thống trong các di tích lịch sử –văn hoá ,nếp sống thanh lịch của người Hà Nội xưa ,cùng với sự hiện diện của văn hoá nghề thủ công truyền thống còn ghi dấu lại bằng tên phố ,các di tích tổ nghề bằng cả hoạt động buôn bán sản xuất hiện còn lại trên các phố . Nói đến di tích ở Hà Nội không thể không nhắc đến Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương ,đây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc .Thành được xây dựng kiểu vòng ốc ,dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được .Ngày nay cổ loa còn lại 3 vòng thành đất :thành ngoài chu vi 8 km , thành giữa hình đa giác chu vi 6.5 km ,thành trong hình chữ nhật chu vi 1.6km .Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m,có chỗ còn cao tới 12m ,chân thành rộng tới 20-30m ,các cửa của vòng thành được bố trí rất kheó ,không hề năm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều .Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co ,lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành . Từ trung tâm thành phố ,đi 18km đến xã cổ loa thuộc huyện Đông Anh ta sẽ tìm thấy vết tích còn lại của 3 vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ học tìm được hàng vạn mũi tên đồng ,lưỡi cày ,rìu sắt ,xương thú vật ...Qua cổng làng tới đình làng Cổ Loa .Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều ,nơi bá quan triều hội ngày xưa thiết triều .Cạnh đình là âm Bà Chúa tức miếu thờ Công Chúa Mị Châu ,nằm ép dưới gốc đa già cổ thụ .Quan âm Mị Châu tới đền thượng tức đền An Dương Vương ,tương truyền là dựn trên nội cung ngày trước .Đền này mói được làm lại thế kỷ 20 ,có đôi rồng đá ở bậc tam cấp ,cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ. Ttong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền .Trước đền là giếng ngọc ,tương truyền Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận .Nước giếng này mà đi rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần. Văn Miếu –Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070, thờ khổng tử ,các bậc hiền triết của nho giáo và tu nghiệp Quốc tử Giám Chu Văn An ,người thầy tiêu biểu đạo cao chức trọng của nền giáo dục Việt Nam .Năm 1076 ,nhà Quốc Tử Giám được xây dựng sau Văn Miếu ,ban đầu là nơi học của các hoàng tử sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ . Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch .Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm năm khu .Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính ,trên cổng co chữ Văn Miếu ,dưói cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê Sơ .Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai .Hai bên còn hai cổng nhỏ ,vẫn lối đấy dẫn đến KHê Văn Các. Hai bên gác cung có hai cổng nhỏ ,khu thứ ba là từ gác Khê Văn tới đại thành Môn ,ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là thiên quang tỉnh có tường bao quanh .Hai bên hồ có hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ .HIện có 82 bia ,xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442 ,muộn nhất là bia khoa năm 1779.Đó là những di vật quý nhất của khu di tích .Bước qua cửa Đại thành là tơí khu thứ tư một cái sân rộng hai bên là dãy nhà tả Vu ,Hữu Vu vốn dựng làm nơi thờ các danh nho .Cuối sân là nhà Đại Bái và Hậu Cung ,kiến trúc đẹp và hoành tráng .Tại dây có một số hiện vật quý :bên trái có chuông đúc năm 1768 ,bên phải có một tấm khánh đá ,trên mặt có khắc bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này . Bố cục của toàn bộ Văn miếu như vậy muộn nhất là cung có từ thời Lê .Riêng Khuê Văn Các mới được dựng đầu thế kỷ 19 nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của văn miếu .Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà Nội thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử .Sau khu Đại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê,một loại trường đại học đương thời .Khi nhà Nguyễn dời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đền khải thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử ,nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh .Văn Miêú là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội . Với nhiều chức năng khác nhau di tích lịch sử còn là nơi cửa phật từ bi tu hành đức độ ,đó là các đình chùa được xây dựng từ khá lâu đời .Chẳng hạn như chùa Một cột ,chùa Trần quốc ,chùa Quán Sứ ... Chùa Một Cột là một quần thể kiến trúc gồm ngôi chùa và toà đài giữa hồ, vốn có tên là chùa Diên Hựu và đài Liên Hoa. Đài này từ lâu quen gọi là chùa Một Cột. Chùa xa nằm ở phía Tây thành Thăng Long, thuộc thôn Ngọc Thanh, Ngọc Hà, nay là địa điểm phía sau Lăng Bác. Chùa được dựng trên một hồ hình vuông, giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước, đầu trụ đặt một toà chùa ngói nhỏ, hình một đoá hoa sen dới nớc mọc lên vì thế chùa có tên là chùa Nhất Trụ hay chùa Một Cột. Chùa được xây dựng từ năm 1049, tức năm đầu niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo vua Thái Tông nhà Lý. Tục truyền khi ấy vua Thái Tông tuổi đã cao mà cha có con trai nên thờng đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy đức phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía Tây thành, tay bế một bé trai cho nhà vua. Sau đó quả nhiên nhà vua sinh con trai. Thấy ứng nghiệm, vua liền sai lập chùa để thờ phật Quan Âm. Khi chùa làm xong vua triệu tập toàn bộ các tăng ni phật tử ở kinh thành đứng chầu xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày đêm và lập thêm một ngôi chùa lớn bên cạnh để thờ  phật gọi là chùa Diên Hựu. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa lại chùa, dựng lên một cây tháp bằng đá trắng trước chùa Diên Hựu gọi là tháp Bạch Tuynh. Tháp cao 13 trượng. Từ tháp vào chùa Một Cột đi bằng một hành lang cầu vồng. Mỗi tháng hai ngày Rằm, mồng Một, nhà vua cùng các hậu, phi, cung tần và cận thần tới chùa lễ phật. Đặc biệt cứ đến ngày 8 tháng Tư âm lịch hàng năm là ngày Phật sinh, nhà vua lại ngự ra chùa trước một đêm, giữ mình chay tịnh để làm lễ tắm phật ngày hôm sau. Ngày này rất đông các tăng ni phật tử và nhân dân các nơi tới dự, làm nên ngày hội lớn ở kinh đô. Trong ngày này, tại chùa có lễ phóng sinh. Lễ phóng sinh bắt đầu ngay sau lễ tắm phật, nhà vua đứng trên đài cao, tay cầm một con chim thả cho bay đi, sau đó đến các tăng ni và các thiện nam tín nữ đua nhau mỗi ngời thả một con, bóng chim bay rợp trời. Ngoài ra Hà Nội còn có chùa Kim Liên ,đền Quán Thánh ,Lăng Hồ Chủ Tịch ,nhà thờ lờn Hà Nội ... Một trong những di tích được xây dựng khá muộn là cá bảo tàng ,nó được xây dựng khá muộn so với các nước khác trên thế giới .Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình (chiến tranh,đất nước tạm chia cắt làm hai miền ..)nên sự phát triển cũng như sự nghiệp bảo tàng nói chung ,của các bảo tàng nói riêng còn nhiều bất cập và hụt hẫng .Quả vậy các bảo tàng ở Hà Nội được xây dựng từ khá muộn như :bảo tàng Hà Nội ,bảo tàng quân đội ,bảo tàng dân tộc học ,bảo tàng mĩ thuật ,bảo tàng Hồ Chí Minh ...Về cơ bản các bảo tàng đều không bắt nguồn từ các sưu tập , bộ sưu tập mà bắt nguồn từ mục đích giáo dục .Thế rồi cùng với việc mở cửa phục vụ ,trưng bày lưu động ,các bảo tàng mới tiến hành sưu tầm ,xây dựng sưu tập và nhờ kết quả sưu tầm đó số lượng cũng như chất lượng một bộ phận quan yếu của di sản văn hoá dân tộc được lưu giữ trong hệ thống các kho bảo quản của các bảo tàng ngày càng phong phú ,góp phần quan trọng cho việc bổ xung ,chỉnh lý hệ thống các phòng trưng bày ,tạo cho diện mạo của các bảo tàng khởi sắc hơn như bảo tàng mỹ thuật ,bảo tàng dân tộc...tuy nhiên không phải bảo tàng nào cũng thực thi tốt nhiệm vụ sưu tầm .Do vậy hiện vật ở các bảo tàng còn quá ít ỏi so với tiềm năng lịch sử văn hoá lâu đời của đất nước. Tuy nhiên đối với các bảo tàng ở Hà Nội thi các hiẹn vật hiện có cũng tương đối nhiều .Ta có thể lấy ví dụ như bảo tàng dân tộc . Bảo tàng là một trung tâm trưng bày và lưu giữ quý giá về văn hoá của 54 dân tộc, đã có khoảng 10.000 hiện vật, gần 15.000 ảnh màu và đen - trắng, hàng trăm băng ghi hình và ghi âm, đồng thời là một trung tâm nghiên cứu dân tộc học với những chuyên gia về các dân tộc, các lĩnh vực chuyên ngành. Người ta đến đây không chỉ để tham quan, giải trí, mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc, các sắc thái văn hoá đa dạng và đặc sắc của từng tộc, từng vùng cũng như những giá trị truyền thống chung của các dân tộc. Vì vậy, từ nhân dân khắp các miền trong nước đến khách nước ngoài, từ học sinh, sinh viên đến nhà khoa học đều có thể tìm thấy sự hấp dẫn ở đây. Có thể lấy ví dụ khác như bảo tàng Hà Nội. Hiện nay, trong kho Bảo tàng Hà Nội đang lưu trữ khoảng 16000 hiện vật, trong đó riêng kho cổ vật quý hiếm đã chiếm tới hơn 7000 hiện vật với đủ loại hình và chất liệu khác nhau. Nếu chỉ tính riêng các sưu tập hiện vật văn hoá khảo cổ học đã chiếm tới hơn 2000 hiện vật, là những sưu tập hiện vật bảo tàng rất có giá trị về khoa học và lịch sử. Hà Nội là một trung tâm quần  của người Việt cổ. Điều này đợc thể hiện ở kết quả nghiên cứu các giai đoạn văn hoá khảo cổ đợc diễn biến và phát triển liên tục qua các cuộc khai quật khảo cổ ở các di chỉ Đồng Vông, Xuân Kiều, Bãi Mèn, Tiên Hội, Đình Chàng, Đờng Mây... Khu di tích Cổ Loa là ruột kho lu trữ lớn. Các hiện vật bảo tàng ở đây có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam, Văn minh Đông Sơn trong buổi đầu dựng nước. Trong quá trình nghiên cứu và chỉnh lý hiện vật, Bảo tàng Hà Nội đã hình thành các sưu tập như: Sưu tập đồ đá, sưu tập đồ đồng, sưu tập gốm sứ các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn, sưu tập gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản... Các bộ sưu tập này rất phong phú và đa dạng, có giá trị lớn về khoa học và lịch sử. Chúng ta hiểu bảo tàng với tư cách là một thiết chế văn hoáđặc thù ,nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng bảo quản và phát huy giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc .Tuy nhiên sẽ là khiếm khuyết nếu chỉ nhấn mạnh vai trò của các bảo tàng đối với việc giữ gìn ,phát huy các giá trị văn hoá vật thể mà không chú ý tới vai trò của các bảo tàng với việc bảo tồn ,phát huy gía trị văn hoá phi vật thể .Bởi mỗi hiện vật bảo tàng ngoài giá trị vật thể nó còn hàm chứa giá trị phi vật thể . Di tích ở Hà Nội không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như là: Hồ Hoàn Kiếm ,Hồ Tây...,các khu tưởng niệm ,Nhà Sàn...Nhưng dù tồn tại dưới dạng văn hoá vật thể hay phi vật thể chúng ta đều phải bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của nó. 2.2.Việc bảo tồn và phát triển những di tích lịch sử đối với phát triẻn du lịch thủ đô trong thời gian qua Di tích Hà Nội đa dạng phong phú về loại hình ở cả trên mặt đất và sâu dưới lòng đất .Có thể nói ở Hà Nội không thiếu một loại hình di tích nào :đình ,đền ,chùa ,miếu ,lăng tẩm ,thành quách ,nhà thờ,di khảo cổ học ,các lễ hội truyền thống ,di tích ,tổ nghề ,thành cổ ,phố cổ ,di tích làng xã ,di tích cung đình ,danh lamthắng cảnh...Hà Nội là một thành phố có tốc độ đô thị hoá vào loại hàng đầu của đất nước .Những khu đô thị mới cao to và hiện đại đang từn ngày làm thay da đổi thịt của một Hà Nội –Thăng Long cổ truyền .Việc xây dựng thủ đô Hà Nội –“thành phố vì hoà bình “văn minh hiện đại và thanh lịch là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà Nước ta,đáp ứng khao khát lâu đời của người dân thủ đô ,nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ,việc quản lý bảo tồn phát huy tác dụng của các di sản văn hoá đặc biệt là di tích lịch sử văn hoá đã được đặt trong chiến lược phát triển thủ đô và cũng là một trong những vấn đề đang được vừa triển khai vừa đúc rút khinh nghiệm . Nhìn chung việc thực hiện các dự án bảo tồn phát huy giá trị di tích trong thời gian qua ở Thủ Đô đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ cả về mặt khoa học và thực tiễn .Các dự án được triển khai đã đáp ứng được mong mỏi của đại quần chúng nhân dân ,đã góp phần làm bộ mặt di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trở về với giá trị vốn có của nó.Những hoạt động đó đã thuyết phục được nhân dân ta ,các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế tham gia vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá di sản .Các dự án đã và đang ngày càng được thực hiện một cách quy mô ,bài bản,phạm vi quan tâm của các dự án cũng được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu.Tuy còn một số hạn chế ,nhưng những thành quả đạt được rất lớn Việc thực hiện bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá được các ban bảo vệ phát huy tác dụng tốt ,ngăn chặn kịp thời các vi phạm ,quản lý việc sử dụng tiền công đức đúng mục đích ,quản lý việc tu bổ tôn tạo ,tổ chức lễ hội theo quy định .Nhận thức của người dân thủ đô về trách nhiệm bảo tồn các di sản văn hoá đã được nâng cao .Cụ thể khi phát hiện thấy việc vi phạm di tích nhiều người đã lên tiếng ngăn chặn và viết đơn thư báo tới các cấp có thẩm quyền để can thiệp . Những năm qua ban quản lý di tích và danh thắng –sở văn hoá thông tin Hà Nội đã nhận được hàng trăm lượt đơn thư từ các địa phương gửi đến phản ánh nhiều mặt trong công tác di tích như lấn chiếm đất di tích ,tranh chấp công đức ,nhân sự trong ban bảo vệ ,xây dựng trái phép ...phần nào thấy được sự quan tâm sâu sắc của nhân dân tới công tác naỳ. Đây là điều kiện càng thuận lợi khi mà tiềm năng du lịch của thủ đô được đánh giá từ góc độ văn hoá ,lịch sử và vị trí địa lý của Hà Nội .Nừu tiếp tục kết hợp tốt giữa bảo tồn các di tích với các phương pháp phát triển du lịch hợp lý thì Hà Nội ngàn năm văn hiến đã và sẽ mãi mãi là điểm đến đầy quyến rũ đối với du khách trong và ngoài nước . CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Chính sách vĩ mô Đối với luật di sản văn hoá Nhà Nước cần phải luôn luôn tạo điều kiện cho việc bảo tồn các khhu di tích được thuận lợi.Nội dung của luật di sản văn hoá cần phải có những đổi mới trên cở sở sự thay đổi của nhu cầu xã hội và phát huy di sản văn hoá ở nước ta ,đồng thời phải tham khảo các bộ luật chuyên ngành của các nước khác .Đạc biệt trong giai đoạn hiện nay luật di sản cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác quóc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá ,như việc cho phép tổ chức trưng bày cổ vật ở nước ngoài ,việc người nước ngoài nghiên cứu ,sưu tầm các di sản văn hoá Việt Nam và đặc biệt là việc hợp tác quốc tế để bảo hộ những di sản văn hoá ở Việt Nam. Do tính chất khung và khuôn khổ của luật ,đồng thời để tạo sự đồng bộ, thống nhất với đối tượng điều chỉnh và quy định pháp luật của các bộ luật dân sự ,hình sự ,luật đất đai ,cùng với những quy định pháp luật khác về tài nguyên khoáng sản ,về lưu trữ ,về sở hữu trí tuệ ,về bảo vệ môi trường ..., những vấn đề cụ thể của các hoạt động bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hoá ở nước ta được thể hiện và quy định cụ thể trong các văn bản dưới luật đặc biệt là văn bản dưới luật của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hoá và các văn bản dưới luật khác sẽ phải được ban hành trong tương lai. Ngoài ra chính sách vĩ mô của Nhà Nước cần phải có một số chính sách cơ bản như sau để đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô: Nhà nước nên tiếp tục nghiên cứu chính sách ,ưu đãi thự c sự cho phát triển du lịch như :chính sách vay vốn ,chính sách thuế ,giá cả tạo điều kiện cho các công ty du lịch xây dựng tour phong phú và tạo cơ hội cho ngành du lịch phát triển. Cần có chính sách ưu tiên về thuế nhập khẩu các trang thiết bị ,các công cụ sản xuất cho tất cả các khách sạn như đã ưu tiên cho khách sạn liên doanh với nước ngoài hoặc có thể bù thuế bằng quỹ hỗ trợ phát triển du lịch . Cho giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu một số phương tiện và trang thiết bị hiện đại phục vụ vận chuyển chất lượng cao cho ngành du lịch . Có chính sách bình đẳng ,không phân biệt giữa kinh doanh du lịch với các loại hình kinh doanh khác .áp dụng mức giá điện ,nước ,bưu chính viễn thông ,giá thuế đất...đối với ngành kinh doanh du lịch với các ngành kinh doanh khác để khuyến khích kinh doanh ,tăng cường năng lực cạnh tranh ,thu hút đầu tư nước ngoài . Nhà nước nên áp dụng mức thuế giá trị gia tăng trong ngành du lịch là 5% (10%như hiện nay là cao )do sản phẩm chủ yếu của du lịch là dịch vụ .Nên áp dụng chính sách hoàn thuế cho khách du lịch nước ngoài khi họ xuất cảnh ,nếu như họ mua một lượng hàng hoá đủ tiền theo quy định . Nhà nước cũng có những chính sách ưu đãi cho việc quảng cáo tiếp thị du lịch tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp thông tin về du lịch với du khách quốc tế .Đây cũng là việc làm cần thiết để xây dựng các thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam . Đề nghị cho phép liên doanh với công ty quảng cáo nước ngoài theo luật đầu tư để tiếp cận thông tin tiên tiến . Tiếp tục nghiên cứu miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch từ một số quốc gia thuộc thị trường du lịch trọng điểm nhằm tạo điều kiện cho khách và thu hút họ tới Việt Nam . Trong thời kỳ đất nước đổi mới ,ngành du lịch Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần vào sự phát triển chung của du lịch Việt Nam và sự phát triển kinh tế đất nước .Làm tốt định hướng và giải pháp trên chắc chắn ngành du lịch sẽ đạt được mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010,thời điểm Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –Hà Nội. 3.2.Chính sách vi mô 3.2.1.Tiếp tục bảo tồn tu dưỡng, tôn tạo không mất lịch sử của di tích Di sản là tải sản vô cùng quý giá của đất nước ,là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc ,là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hoá quốc tế .Trong những năm qua đảng ,nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của cha ông góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ,xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc .Đồng thời đưa thủ đô Thăng Long ngàn năm văn hiến mãi vẫn giữ đựoc bản sẵc văn hoá thủ đô thúc đẩy du lịch thủ đô phát triển. Muốn vậy cần phải có những chính sách bảo tồn và phát triển hợp lý . Công tác tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá thể hiện tính truyền thống trong xây dựng cá di tích ,mang đạm dấu ấn lịch sử văn hoá Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng .Tu bổ di tích có thể coi như là một bộ môn khoa học liên ngành ,trong đó có xây dựng là một công việc thiết yếu và thường xuyên để bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc .Việc sử dụng bảo vệ tôn tạo phát huy tác dụng di tích là một nội dung khoa học thuộc ngành bảo tồn ,bảo tàng ,việc này không chỉ mang tính quốc gia mà còn có tầm cỡ quốc tế ,đòi hỏi các cơ quan quản lý cần phải nghiên cứu ,bảo vệ ,phát huy tác dụng di tích theo đúng khoa học chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu của việc bảo vệ chúng Cần phải ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc tu bổ tôn tạo chống xuống cấp các di tích lịch sử có giá trị quan trọng .ềâu tư vốn xây dựng cơ bản để tu bổ tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ cao hiện đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng ,cần lưu ý tới các di tích có khả năng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế .Hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn ngâ sách sự nghiệp để tu bổ ,chống xuống cấp các di tích quốc gia nhằm tạo ra lực đẩy ban đầu cho quá trình xã hội hoá các hoạt động bảo tồn bảo tàng .Đặc biệt là huy động được sự đóng góp của toàn xã hội và tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế cho việc tu bổ tôn tạo di tích . Đối với các bảo tàng ở Hà Nội hiện nay cần phải được hỗ trợ kinh phí mua các hiện vật quý hiếm để xây dựng các bộ sưu tập hiện vật hoàn chỉnh ,cung cấp trang thiết bị kỹ thuật ,bảo quản hiện vật cho một số kho bảo quản của bảo tàng .Bởi các hiện vật cần phải được bảo quản giữ gìn cẩn trọng ,tiến hành xây dựng các triển lãm chuyên đề trưng bày tại Hà Nội và các tỉnh thành phố khác trong cả nước và tại cá nước khác . Đối với khu phố cổ Hà Nội cần phải có những giải pháp quản lý và bảo tồn tôn tạo di tích .Nó được thực hiện dựa trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu ,giữ gìn và phát huy các giá trị di sản của di tích ,giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay .Bảo tồn tôn tạo khu phố cổ Hà Nội trở thành khu vực di tích đô thị phát triển bền vững ,hoàn thiện giải pháp đồng bộ chặt chẽ hiệu qủ đối với di sản .Phát huy nội lực xã hội hoá công tác bảo tồn tôn tạo phố cổ Hà Nội ,tranh thủ sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế để có thêm nguồn lực cho công tác bảo tồn tôn tạo di sản .Bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử khu phố cổ Hà Nội là nhiệm vụ to lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với thủ đô nói riêng và cả nước nói chung ,đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp các ngành từ trung ương tới địa phương đặc biệt là những người dân sống trong khu phố cổ Hà Nội .Bảo tồn tôn tạo phố cổ Hà Nội sẽ góp phần gìn giữ di tích Thăng Long ngàn năm văn hiến và góp phần xây dựng một thủ đô tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc . Nói chung đối với Hà Nội hiệnnay để phát triển du lịch nội địa và quốc tế cần phải tăng cường nhiệm vụ bảo tồn và phát triển tốt các khu di tích không nhữn cả về số lượng mà còn đặc biệt hơn là về chất lượng nhằm thu hútdu khách viếng thăm đưa du lịch thủ đô phát triển lên một tầm cao mới ,thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển mạnh mẽ. 3.2.2.Chính sách Marketing Trong nhu cầu phát triển du lịch hiện nay ơ nước ta cùng với nhu cầu phát triển du lịch ,quy hoạch các khu điểm du lịch là một trong nững yêu cầu cấp bách đối với các địa phương trên toàn quốc và đặc biệt là thủ đô Hà Nội .Nừu quy hoạch du lịch được thực hiện với tính áp đặt ,chỉ dựa trên các đặc điểm tài nguyên ,khả năng khai thác ,kế hoạch và các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được mà không tính đến nhu cầu và tị hiếu của thị trường thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu và thu hút được lượng khách du lịch mong muốn .Có thể hiểu quy hoạch du lịch là quá trình lập kế hoạch khai thác các tài nguyên du lịch để tạo thành các sản phẩm phù hợp .Sản phẩm du lịch cũng như các sản phẩm thông thường khác về đặc điểm chung là quá trình xây dựng sản phẩm cần bám sát theo nhu cầu thị trường . Đối với Hà Nội cần phải thực hiện quy hoạch chi tiết ,cần thiết phải nghiên cứu thị trường một cách tỉ mỉ để trả lời được các câu hỏi :số lượng và quy mô thị trường khi khu du lịch được quy hoạch ,các đồi tượng nào sẽ tham gia và theo cơ cấu như thế nào ,khả năng chi trả của các đối tượng này ở mức nào ,thời gian thích hợp tham gia là khi nào ,nhu cầu ,sở thích và thị hiếu cụ thể đối với các sản phẩm du lịch của điạ phương này là gì ...Muốn vậy cần phải tiến hành điều tra thị trường tức là phải tìm hiểu về thị trường ,về số lượng ,về đối tượng ...từ đó định hướng thi trường tức là lựa chọn các thị trường mục tiêu thích hợp đối với các tiềm năng của mình để có các định hướng thu hút các giải pháp phát triển phù hợp . Từ đó mở rộng thu hút những thị trường phù hợp và có khả năng phát triển cũng như tiêu thụ sản phẩm du lịch ,mặt khác giới hạn những thị trường không phù hợp với khả năng và điều kiện phát triển về các mặt kinh tế xã hội cũng như khai thác tài nguyên du lịch .Từ những định hướng vào các thị trường tiềm năng đúng hướng sẽ đảm bảo sử dụng tài nguyên bền vững .Nhữg định hướng thị trường này sử dụng làm cơ sở cho cá dự báo về số lượng ,quy mô khách ,cơ cấu thị trường khách ,khả năng sử dụng các dịch vụ để có các tính toán dự báo về doanh thu ,nhu cầu lưu trú .... Muốn phát triển du lịch thủ đô cũng như du lịch việt nam ra nước ngoài cần phải có những phương pháp xúc tiến quảng bá du lịch của ta ra nước ngoài . Đối với Hà Nội cần phải ra sức quảng bá các di tích lịch sử không chỉ trong khu vực mà còn trên diện rộng của toàn thế giới .ngày nay các phương tiện thông tin đại chúng tương đối phát triển vì vậy có thể dùng nhiều kênh phân phối để quảng bá du lịch ra nước ngoài. Để quảng bá những di tích lịch sử cũng như du lịch Việt Nam ra nước ngoài có hiêu quả chúng ta cố gắng quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài trong phạm vi khả năng tài chính cho phép và phải thông qua các cơ quan trung gian để nối dài tầm tay việt nam ra thế giới .Nừu chúng ta đơn phương đọc mã tự mình xoay sở để quảng bá tất cả sẽ khó đạt được hiệu quả như mong muốn .Đònh thời cần phối kết hợp chặt chẽ giữa các kênh phân phối :báo ,đài ,ti vi ...đồng thời cần chú ý tới các hoạt động quảng bá trực tiếp như hội chợ du lịch ,liên hoan du lịch ,hội nghị ,triển lãm ...Ngoài ra giữa ngành du lịch và các ngành cần có sự phối hợp hiệu quả hơn nữa đặc biệt là ngành ngoại giao ,văn hoá thông tin ,giao thông vận tải ,đường không ,đường sắt ,công an... 3.2.3 Chính sách dân sự Hiện nay vấn đề cấp bách đối với dự án tu bổ các di tích lịc sử là chính sách nhân sự. Việc thiếu các chuyên gia có năng lực quản lý thực hiện dự án nhất là tuyến cơ sở gây ra tình trạng tuỳ tiện, làm sai lệch ý đồ thiết kế của dự án, tự ý thay đổi nguyên liệu trong tu bổ di tích. Các kỹ sư xây dựng chỉ huy công trình còn chưa thật bám sát các công trình được giao. Đội ngũ nhân viên thi công thiếu các nghệ nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm thi công các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ đặc biệt đối với các di tích do người dân tộc thiểu số sáng tạo ra nên không thể hiện ý đồ của dự án nhất là đối với các dự án liên quan đến việc tái tạo các chất liệu bê tông giả đất giả đá, giả gỗ. Một số công trình đã thực hiện sai ý đồ thiết kế gây phản cảm cho mọi người. Đối với Hà Nội nơi sinh ra của rất nhiều các di tích cần phải có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ của các chuyên gia, kỹ sư, đội ngũ công nhân trong vấn đề tu bổ tôn tạo các di tích không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng nhằm tạo ra bước đột biến mới trong việc bảo vệ và phát triển các di tích ở Hà Nội. Đối với du lịch nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ do đó quyết định đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch. Để mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của ngành du lịch trên thị trường khu vực và quốc tế đồng thời với việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch. Nhà nứoc cần tăng cường đội ngũ nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành bởi du lịch là một ngành dịch vụ mà laô động thủ công trực tiếp của con người là chủ yếu, có vị trí quyết định. Muốn vậy cần phải mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân vien kỹ thuật nghiệp vụ theo những giải pháp sau đây. Tăng cường và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức xã hội về đào tạo nghề nghiệp đồng thời với việc tăng cường công tác hướng nghiệp từ bậc trung học phổ thông. Cân đối cơ cấu đào tạo hợp lý giữa đào tạo đại học với trung học và dạy nghề. Trong dó cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo đội ngũ nhân viên nghiệp vụ kỹ thuật đặc biệt là về vốn ngoại ngữ cho các hướng dẫn viên và những hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển của các di tích tạo thuận lợi cho việc hướng dẫn viên đối với các du khách nước ngoài. Đối với ngân sách nhà nước cần dành phần kinh phí thảo đáng từ ngân sách nhà nước cho các trường đào tạo nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ nhất là việc đầu tư trang thiết bị thực hành, biên soạn và xuất bản giáo trình tài liệu cần tăng cường kinh phí cho công tác đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn của các giáo viên và cử giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài. Đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhằm huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế đáp ứng nhu cầu kinh phí đào tạo khuyến khích doanh nghiệp phối hợp với trường tổ chức đào tạo tại chức, chi phí đào tạo được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh khuyến khích các cơ sở dạy nghề dân lập, tư thục bằng việc có chính sách đối sử bình đẳng với trường công loập bằng việc thực hiện chính sách một giá tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng xây dựng trường lớp. Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo bằng việc quản lý thống nhất hệ thống các trường đào tạo dạy nghề thuộc mọi thành phần, thống nhất về cơ chế chính sách như cấp bằng chứng chỉ, tiêu chuẩn đào tạo cấp bằng thợ, cấp bậc kỹ thuật, quy định cơ chế tài chính rõ ràng, thống nhất chương trình và nội dung môn học trên cơ sở không ngừng tiếp thu bổ xung kiến thức, kinh nghiệm của thế giới. Tăng cường hợp tác quốc tế về công tác đào tạo bằng cách trao đổi giáo viên, trao đổi tài liệu thuê giáo viên nước ngoài và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức du lịch quốc tế. Có như vậy ngành du lịh Hà Nội mới nhanh chóng phát triển lên tầm cỡ quốc tế. 3.2.4.Kết hợp chặt chẽ với ngành vận chuyển dưa các di tích lịch sử vào các chương trình du lịch: Phát triển dịch vụ vận chuyển là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm phát triển du lịch thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn .Vì vậy đối với các công ty đơn vị vận chuyển là khônng ngừng vươn lên ,đổi mới phương thức kinh doanh để thích ứng với xu thế phát triển của cơ chế thị trường ,đa dạng hoá phương thức sản xuấ kinh doanh .Bên cạnh các ngành kinh doanh vận chuyển truyền thống ,mở rộng ngành nghề dịch vụ hỗ trợ để đưa các công ty vận chuyển thành đơn vị đa chức năng trong ngành du lịch .Đồng thời không ngừng đổi mới ,hoàn thiện nâng cao chất lượng dịch vụ và chật lượng phục vụ các ngành nghề kinh doanh .Tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước .Chủ động tìm kiếm thị trường lớn ,tiếp tục đẩy mạnh khai thác khách du lịch quốc tế đặc biệt tập trung vào thị trường Trung Quốc ,Nhật Bản …Muốn vậy cần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng không ,không ngừng đổi mới ,đầu tư trang thiết bị ,nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển mạng đường bay ,phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân ,hoàn thành nhiệm vụ chính trị ,góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia và ngành du lịch . Đi đôi với phát triển dịch vụ vận chuyển thi việc phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành góp phần quan trọng đối với viẹc thu hút khách nội địa và quốc tế tới Hà Nội .Hiện nay lực lượng kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội đạt vị trí thứ hia trong toàn quốc ,chỉ nói riêng đối với các công ty lữ hành quốc tế tổng cục du lịch đã cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho 10 đơn vị ,nâng tổng số công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội lên 127 với một công ty liên doanh ,40 công ty quốc doanh ,52 doanh nghiệp nước ngoài và 34 chi nhánh .Tuy nhiên đối với mỗi đơn vị lữ hành đều phải cải tiến phương thức quản lý ,nâng cao chất lượng dịch vụ ,xây dựng thêm sản phẩm dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của du khách . Trong du lịch chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố hàng đầu ,sống còn của một khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của du khách .Muốn vậy cần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đối với cả các nhà quản lý khách sạn và đội ngũ nhân viên ,thực hiện tuyển chọn theo cơ chế thị trường .Các khách sạn cần tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên .Để cho việc đào tạo có hiệu quả các khách sạn cần phải lựa chọn loại hình đào tạo ,đối tượng đào tạo ,phương thức và quy trình đạo tạo phù hợp .Bên cạnh đó cần tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật .Hiện nay cơ sở vật chất kĩ thuật của đa số khách sạn còn nghèo nàn ,lạc hậu đặc biệt là khách sạn quốc doanh ,thiết kế kiến trúc chưa được đẹp nên trước mắt cần tập trung vào việc nâng cấp sủa chữa lại phòng và hàng năm có kế hoạch đổi mơi trang thiết bị .Các khách sạn trên địa bàn Hà Nội cần phải khai thác tốt yếu tố hấp dẫn của thành phố cổ kính ,lịch sử ngàn năm văn hiến ,văn hoá công trình kiến trúc cổ …tức quảng bá lợi thế của địa bàn Hà Nội .Nếu biết cách kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố này thì chúng sẽ song sonh phát triển góp phần phát triển du lịch thủ đô bền vững ,lâu dài . KẾT LUẬN Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của thường trực thành uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Tổng Cục du lịch và trực tiếp là ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố .Du lịch Hà Nội đã có những bước tiến đáng kể ,dịch vụ du lịch đã không ngừng mở rộng, ngành du lịch đã mang lại nhiều thành tựu trên nhiều mặt và đóng góp rất đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Trong tương lai cần phát triển du lịch thủ đô thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kết hợp với phát triển du lịch bền vững xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và trong khu vực. Như nghị quyết của đại hội đảng bộ toàn quốc đã xác định :Trong 10 năm tới du lịch Hà Nội phải trở thành thế mạnh của nền kinh tế thủ đô và định hướng mục tiêu phát triển ngành du lịch là nâng cao chất lượng và phát triển đồng bộ dịch vụ du lịch trở thành ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủ đô .Phát triển du lịch trở thành ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủ đô .Trong đó phát triển du lịch văn hoá trong đó phát triển du lịch tham quan các khu di tích lịch sử là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cơ bản trong sự phát triển du lịch Hà Nội .Kết hợp tốt giữa du lịch văn hoá với bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, giữa phát triển các sản phẩm du lịch với quảng bá truyền thống lịch sử văn hoá Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến. Phối kết hợp với các địa phương khác để xây dựng cơ sở vật chất đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các ngành ngoại giao, giao thông vận tải, công nghiệp dịch vụ, an ninh quốc phòng …Tuy đây là một nhiệm vụ tương đối khó khăn song với truyền thống lịch sử lâu dài, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành du lịch thủ đô sẽ nhanh chóng phát triển vươn lên tầm cao mới tầm cao khu vực và thế giới . DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Di sản văn hoá thăng long Hà Nội 2. Báo xưa và nay năm 2003 3.Tạp chí du lịch Việt Nam - số 2,3.5.8.11 / 2002 - Số 3,4,7,8 / 2003 - Số 1,3,6,7,8,10,12 / 2004 - Số 1,2 /2005 4.website: www.vietnamtourism.com MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35698.doc
Tài liệu liên quan