Có thể nói môn học lý thuyết thống kê đã ra đời từ rất lâu .Trên cơ sở phân tích các hiện tượng kinh tế phức tạp, các hiện tượng kinh tế biến động theo thời gian và biến động theo không gian góp phần cho việc quyết định nhiều vấn đề và cho việc dự đoán tương lai .Trong đó chỉ số là công cụ quan trọng trong việc phân tích đó , qua những vấn đề mà được trình bầy ở trên chỉ số được đề cập dưới nhiều hình thức khác nhau có những ứng dụng riêng biệt cho các hiện tượng kinh tế mà nó biến động rất phức tạp với số lớn.Các phương pháp khác nhau được ứng dụng cho các hiện tượng kinh tế biến động khác nhau nó có những mặt tích cực và tiêu cực của nó . ở đề án này em đã trình bày cả những ưu điểm và cả những mặt nhược điểm của phương pháp chỉ số , tuy nhiên không được đầy đủ hết về khả năng ứng dụng của nó song em cũng đã phàn nào nêu lên được những lý luận chung nhất về chỉ số . Phương pháp chỉ số đã được trình bày nhiều và có những ứng dụng khác nhau tuy nhiên thì nó chỉ được sử dụng chủ yếu cho các nước thuộc chủ nghĩa xã hội mà thôi , chứ nó không được sử dụng nhiều trong các nước tư bản đặc biệt ở các nước phát triển.Như việc nghiên cứu các chỉ số và phương pháp tính các chỉ số của các nhà thống kê học xã hội chủ nghĩa cá nhiều điểm hoàn toàn không phù hợp với thực tế , việc cố định một nhân tố bất kỳ trong việc phân tích một hiện tượng kinh tế phức tạp là khó có thể thực hiện được .
17 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Những vấn đề lý luận chung về chỉ số và việc ứng dụng trong phân tích các hiện tượng kinh tế phức tạp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở bài
Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nưởc , các ngành, cảc cấp , cảc lĩnh vực , các cơ sở lỷ thuyết đều đóng góp nhất định trong nền kinh tế quốc dân và luôn luôn có sự đổi mới để đạt được tầm cao cho sự phát triển .Đứng trước sự phát triển đó đòi hỏi có sự đóng góp của các ngành khác nhau, trong đó phải kể tới chuyên ngành thốnh kê. Một trong những cơ sở cho sự đóng góp đó phải kể tới '' Lí THUYếT THốNG Kê'' , một bộ môn khoa học kinh tế và dự đoán trong tương lai. Trong sự phát triển kinh tế không ngừng và ngày một cao hơn thì đòi hỏi phải có hững hướng đi đúng đắn, có những phân tỉch phù hợp và biết được sự biến động đó do đâu.
Chỉ số là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong phân tích kinh tế . nó đi vào phân tích các chỉ tiêu kinh tế có nội dung kinh tế cụ thể . Dùng phương pháp chỉ số để phân tích các chỉ tiêu kinh tế như GDP, GO, VA...., với những ứng dụng thực tiễn có ý nhgiã hết sức quan trọng , cần thiếtnhư vạy , ở đây trong phạm vi đề tài này , duới hình thức một đề án môn học không phải là một đề tài khoa học lớn em xin trình bày những lý luận chung cơ bản về lý thuyết của chỉ số và việc cận dụng vào phân tích kinh tế. Do vậy đê hiểu biết sâu hơn về vấn đề chỉ số em mong có được sư giúp đỡ của thầy để trong đề án này được hoàn chinh và đày đủ hơn , góp phần cho việc nhgiên cứu những đề tài lớn hơn. Em xin chân thành cảm ơn .
Trong đề án này em xin trình bày những vấn đề sau.
- NHữNG VấN Đề Lý LUậN CHUNG Về CHỉ Số
- CáC LOạI CHỉ Số , PHƯƠNG PHáP TíNH
- Hệ THốNG CHỉ Số
- PHÂN TíCH CáC NHÂN Tố ảNH HƯởNG ĐếN CáC HIệN TƯợNG KINH Tế Và VậN DụNG TRONG PHÂN TíCH KINH Tế.
- KếT LUận
- NHữNG Vấn đề chung về chỉ số:
1- Khái niệm:
Cho đến nay hầu hết các nhà thống kê xã hội học đều nhất chí công nhận rằng chỉ số là chỉ tiêu kinh tế được xay dựng trên cơ sở lý luận kinh tế . Luân điểm qhuan trọng bậc nhất này mở ra một bước tiến rát nhanh cho sự phát triển lý luận chỉ số, nó là chìa khoá vạn năng ddeer giải quyết nhiều vấn đề phức tạp luận điểm này được thực hiện qua những vấn đề cơ bản sau:
- Chỉ số cũng như nhiều số tương đối khác, phải là thước đo các quá thình kinh tế cụ thể . Bất kỳ chỉ số nào cũng phả phản ánh sự so sónh giữa hai chỉ tiêu kimh tế và phải có nội dung kinh kế cụ thể . Chẳng hạn khi phân tích chỉ số giá theo cong thức z1q1 ta đã so sánh hai chỉ tiêu về tỏng giá thành kỳ nhgiên cứu nhất định ( sản phẩm kỳ nhgiên cứu) . TUử số là tổng giá thành ( hay tổng chi phí sản xuất) thực tế kỳ nhgiên cứu , coà mẫu số là tổng giá thành của cùng một tổng thể sản phẩm kỳ nhgiên cứu (ở tử số ) nhưng tính theo giá kỳ gốc. Chỉ số tính ra cho thâáy biến động giá thành của một tổng thể sản phẩm nhất định.
- Thứ hai khi tính toán chỉ số thì hiệu quả kinh tế của sự biến đọng còn được thể hiện qua số tuyệt ddói , tức là hiệu tử số và mẩu số như kihi tính chỉ sốa giá thành ta có thể và cần thiết tính cả csố tuyệt đối, nói nrên số tiền tiết kiệm (chi thêm ) của doanh nhgiệp là do giá thành giảm . Con số tuyệt đói này có ý nhgiã rát lớn . Dây cũng là một đặc điểm của chỉ số trong các nướcc XHCN. Các tác phẩm thống kê các nước khác không chú ý đến việc tính các chỉ số tuyệt dối , làm cho tác dụng của phương pháp chỉ số bị giảm đi nhiều.
- Thứ ba việc tính toán mỗi cihỉ số cụ thể phải xuất phát từ sự phân tích kinh tế., do đó phải chọn chỉ sốa đó , một
công thức và một hệ thống quyền số thích hợp. Các chỉ số giá thanghf , giá cả , năng suất lao động , sản lượng vv... đều có nội dung kinh tế riêng điều đó đòi hỏi công thức khác nhau. Không thể có một công thức tổng hợp như chỉ số Páché để áp dụng hàng loạt cho các hiện tượng kinh tế khác nhau;
- Thứ tư cơ sở lý luận lý lụn kinh tế không những được vận dụng cho từng chỉ số riêng biệt , mà càn cả trong vấn đề xây đụng hệ thống chỉ số và nhất là vấn đề phân tích biến đọng của hiện tuượng kinh ktế phức tạp . Hai vấn đề này có quan hệ chặt chẽ với nhâu , sẽ được trình bày rõ trong phần sau:
2- Tác dụng và ý nghĩa:
* Tác dụng:
Ngày nay trong các nước XHCN thì phương pháp chỉ số không còn bó hẹp trong nghiên cứu biến động giá cả người ta vận dụng cho sự phân tích sau:
- Thứ nhất đánh giá sự phát triển qua thời gian của nhiều hiiện tượng kinh tế giá cả giá thành , năng suất lao dộng, năng suất thu hoạch vv...
- Thứ hai đánh giá sự biến động qua thời gian của các hiện tượng kinh tế sok sánh một chỉ tiêu kinh tế giữa hai doanh nghiệp( thuộc nhóm doanh nghiệp) hoặc giữa hai địa phương ,.
- Biểu hiện kế hạch nhà nước và tình hình thực hieenj kế hoạch đó .
- Phân tích các nhsân tố ảnh hưởng đến sự biến dộng của hiện tượng kinh tế phức tạp . Đay là một phương pháp biểu hiện và phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế phức tạp và các nhan tố cáu thành.
- Trong thời gian gần ddaay, đã có nhiều ý kiến đề cập tới khả năng vận dụng phương pháp chỉ số vào công tác dự đoán kinh tế .
* ý nghĩa:
Xuất phát từ việc vân dụng rộng rãi như vậy các nhà thống kê học XHCN cho ràng chỉ số là một chỉ tiêu vừa có ý nghĩa tổng hợp , vừa có ý nghĩa phân tích như khi đã tính được chỉ số chung về giá thành , chỉ số này có ý nghĩa tổng hợp và nêu lên sự biến động chung về giá thành của nhiều sản phẩm: mặt khác chỉ số này có ý nghĩa phân tích vai trò biến động của giá thành đối với tổng chi phí sanr xuất của doanh nghiệp. Hai chức năng tổng hợp và phân tích được kết hợp chặt chẽ trong từng chỉ số, làm cho nhiều nhà thống kê XHCN bác bỏ quan điẻm cho rằng chỉ số là loại chỉ tiêu bình quân , người ta biết rằng chỉ số bình quân chỉ cho có khả năng đại diện cho một tổng thể gồm nhiều đơn vị có cùng chung một tính chất cơ bản (Tổng thể đồng chất) nhưng đối tượng chủ yếu của chỉ số lại là những hiện tượng kinh tế phức tạp,bao gồm nhiều đơn vị khác nhau về tính chất(Quy mô,giá trị sử dụng,đơn vị đo lường,nhóm loại...).Như vậy chỉ số nhiều khi chỉ mang hình thức của số bình quân nhưng lại phản ánh nội dung so sánh.Như chỉ số khối lượng sản phẩm(Trong một doanh nghiệp)không phải là chỉ tiêu biến động bình quân của các loại sản phẩm trong doanh nghiệp mà là chỉ tiêu biến động chung của toàn bộ các sản phẩm.Như vậy cần có khẳng định rằng :Chỉ số không phải là chỉ tiêu bình quân mà là một chỉ tiêu tương đối,quan điểm này mở ra cho việc giải quyết các vấn đề như :Chọn công thức chỉ số, chọn quyền số chọn gốc so sánh,chọn hệ thống chỉ số,các phương pháp phân tích nhân tố.
3- Phân loại chỉ số:
Trong phân loại chỉ số có nhiều cách phân loại chỉ số khác nhau tuỳ thuộc việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế cụ thể mà ta có các chỉ số sau:
Theo đối tượng thì ta có chỉ số phát triển , chỉ số không gian vầ chỉ số kế hoạch .
Theo phạm vi tính toán thì ta có chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp
Như vậy với việc phân theo từng loại trên có thể giúp chúng ta trong việc nghiên cứu từ việc phân loại trên đây ta đi vào các loại chỉ số cụ thể sau.
- Các loại chỉ số , phương pháp tính:
1. Chỉ số phát triển:
Chỉ số đơn:
Chỉ số đơn là chỉ số phản ánh sự biến động của từng đơn vị , từng hiện tượng kinh tế cá biệt .
Công thuc tính : i p = Pi/ Po với Pi : giá kỳ nghiên cứu và Po : giá kỳ gốc . Đây là chỉ số đơn về giá
Chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ .
Cong thức tính : i q = qi / qo với qi: lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ nghiên cứu và qo là lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ góc .
b- Chỉ số tổng hợp:
- Chỉ số tổng hợp là loại chỉ số phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị , phần tử.Ta có chỉ số tổng hợp về giá và chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ.
* Chỉ cố tổng hợp về giá cả Ip=SP1/ SPo hay Ip= S ip / n ở đây nó không chú ý đến lương hàng hoá tiêu thụ khác nhau của các mặt hàng mà các loại hàng hoá đó có sư tiêu thụ khác nhau trên thị trường ví vậy để tính chỉ số tổng hợp về giá cả thì phải xuất phát từ mối liên hệ sau
Doanh số ( doanh thu , hay mức tiêu thụ ) = Gía bán đưn vị ´ lưọng hàng hoá tiêu thụ
Từ phương trình kinh tế trên ta có chỉ số doanh số
Ipq = Sp1q1/ Spoqo (1)
Trong chỉ số này cả giá và lượng đều biến động do đó để nghiên cứu sự biến động của yếu tố giá ta phải cố định lượng hàng hoá tiêu thủ một kỳ nhất định , gọi là quyền số về chỉ số giá . Tuỳ theo thời kỳ lựa chọn quyền số mà ta có các chỉ số tổng hợp về giá như sau
Chỉ số tổng hợp về giá của Láspeyres : Quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ ở kỳ gốc
Ip = Spiqo / S poqo (2)
*Chỉ số tổng hợp của Pasches: Quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu
Ip = S p1q1/ S poq1 (3)
*Chỉ số Fisher : Ip = Ip´Ip
Chú ý: Người ta có thể dùng trọng số m để tính chỉ số tổng hợp về giá Ip = S ip.m / Sm hay người ta có thể dựa vào doanh số của một kỳ nào đó (pnqn)
Ip =S ip.pn.qn / S pnqn
Từ công thức (2) và (3) ta có thể biến đổi như sau
Ip = pi.qo / poqo =[ S pi/po. Po.qo] / Spo.qo = S ip.po.qo / S po.qo = Sip.do
Với do = po.qo / S po.qo (kết cấu , tỷ trọng kỳ gốc )
Từ công thức (3) ta có Ip = p1q1 / poq1 = S p1q1 / [S po/p1.p1.q1 ] = 1 / [ S(1/ ip). d1 ]
Với d1 = p1q1 / S p1q1
Chỉ số tổng hợp về lượng hangf hoá tiêu thụ:
Chỉ số phản ánh lượng hàng hoá tiêu thụ của các mặt hàng, để nghiên cứu sự biến động về lượng hàng hoa tiêu thụ thì ta cố định yếu tố gía, được gọi là quyền số , tuỳ theo việc lựa chọn mà ta tính
Loại hàng
Đơn vị tính
Gía bán
Lưọng hàng
A
Kg
3.0 4.5
1000 1100
B
m
5.0 6.0
2000 2400
C
Lít
2.0 2.2
4000 4200
( Bảng 1)
ta có chỉ số tổng hợp của Lasperyes như sau :
Ip = ( 4.5´ 1000 + 6´ 2000 + 2.2´ 4000)/ ( 3´1000 + 5´ 2000 + 2´ 4000)
= 1.205( lần) hay 120,5% như vây biến động về giá đã tăng lên 20,5%
chỉ số tổng hợp của Pascher :
Ip = p1.q1 / po.q1 = (4,5.1100 + 6.2400 + 2,2.4200) / (3.1000 + 5,0.2400 + 2,0. 4200) = 1,206lần hay 120,6% tâng 20,6%
Chỉ số tổng hợp của Fisher: Ip = 1,205´ 1,206 = 1,2055 hay 120,55%
Phân tích nhân tố đối với biến động của hiên tượng kinh tế phức tạp và ứng dụng trong phân tích kinh tế.
Có nhiều phương pháp thống kê được dùng và phân tích các mối liên hê, trong đó phương pháp chỉ số có vai trò quan trọng. Người ta thường dùng hệ thống chỉ số để biểu hiện và phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong qua trình biến động. Hệ thống chỉ số giải quyết các nhiệm vụ sau
Mối liên hệ giữa các chỉ số trong hệ thống có thể giúp ta phân tích vai trò và ảnh hưởng cụ thể của mỗi nhân tố biến động đoói với biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp. Một nhân tố nào đó, nếu được nghiên cứu riêng biệt chỉ phản ánh mặt nào đó, của hiện tượng. Nhưng hệ thống chỉ số cho thấy rõ toàn bộ sự biến động của hiện tượng một cách cụ thể. Chẳng hạn lợi dụng hệ thống chỉ số có thể xsác định: khối lưqợng sản phẩm tăng lên và do các nguyên nhân nào và mỗi nguyên nhân là bao nhiêu do tăng năng xuất lao dộng hay tăng lượng lao động, cái nào là chủ yếu. Bởi vì các chỉ tiêu kinh tế thường có mối liên hệ với nhau, sự biến động của hcỉ tiêu này có thể là nguyên nhan hoặc kết quả biến động của chỉ số khác liên quan.
-Mối liên hệ giữa các chỉ số trong hệ thống còn dùng làm câưn cứ cho nnhiều tính toán khác. Lợi dụng mối liên hệ các chỉ số có thể tính ra một chỉ số mà không cần các tài liệu ban đầu.
VD có thể tính ra các chỉ số tiền lương thực tế, chỉ số này tỉ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỉ lệ nghịch với chỉ số giá cả.
Phương pháp liên hoàn
đăc điểm của phương pháp:
-một chỉ tiêu của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố thì cũng sẽ được chia thành bấy nhiêu thành phần, mỗi thành phần có quan hệ hoàn toàn với một nhân tố và biểu hiện tác động của nhân tố đó
-trong một hệ thống chỉ số thì chỉ số toàn bộ bao giờ cũng bằng tích các nhân tố, trrong đó tử số của chỉ số đứng trics giống với mẫu số của chir số đứng sau trừ chỉ số dầu tiên và chỉ số cuối cùng. Do đó chúng hình thành một chuỗi chỉ số liên tục. Bay giờ ta đi vào trường hợp phân tích hai nhân tố vấn đề được giải quyết như sau.
Tất cả các chỉ tiêu của hiện tượng phức tạp bao gồm hai nhân tố phải được chia làm hai . Lấy ví dụ phân tích biến động mức tiêu thụ hàng hoá , ta có thể thu được hai hệ thống chỉ số sau
+ hệ thống chỉ số thứ 1:
Sp1.q1/ Spo.qo = Sp1.q1 / Spo.q1 ´ Spo.q1 / Spo.qo
+ hệ thống chỉ số thứ 2:
Sp1.q1 / Spo.qo = Sp1.qo / Spo.qo ´Sp1.q1 / Sp1.qo
Hai hệ thống chỉ số trên khác nhau về thời kì quyền số của mỗi chỉ số nguyên tố. Cả hai chỉ số đều bằng nhau về giá trị sét theo ý nghĩa toán học, nhưng xét về ý nghĩa kinh tế thì mỗi chỉ số nhân tố trong hai hệ thống trên trả lời cho những câu hỏi khác nhau
-Lượng tăng, giảm tuyệt dối của hiên tượng phức tạp bằng tổng các lượng tăng giảm tuyệt đối của các nhgân tố thành phần. Các lượng tăng giảm tuyệt đối tính bằng tử số trừ di mẫu số của mỗi công thức chỉ số.
Giả sử ta có hệ thống chỉ số thứ 1, ta có
Sp1.q1 - Spo.qo = (Sp1.q1 - Spo.q1) + (Spo.q1 - Spo.qo)
Lượng tăng giảm tương đối của mỗi chỉ số được tính bâừng cách chia lượng tăng giảm tuyệt đối của chỉ số đó cho mức ddoj của hiện tượng phức tạp kì gốc. Các lượng tăng giảm tương đối này cũng có liên ghệ với nhau.
Giả sử với hệ thống 1, ta có
Sp1.q1 - Spo.qo)/ Spo.qo = Sp1.q1 - Spo.q1) / Spo.qo + Sq1.po - Spo.qo) / Spo.qo hay là Ipq –1 = Ipq –Iq + Iq –1
VD: năm 2000 so với năm 1995, sản lượng của một xí nghiệp công nghiệp tăng 80% và năng xuất lao động bình quân của mỗi công nhaan tăng 50%. Lơi dụng hệ thống chỉ số, tính ra chỉ số số lượng công nhân
Icn = Iq : Iw = 1,8 : 1,5 = 1,2
Khi phân tích lượng tăng, giảm tương đối , ta có
Iq –1 = Iq –Icn + Icn –1
Hay là 1,8 –1 = 1,8 –1,2 + 1,2 –1
ô 0,8 = 0,6 + 0,2
Như vậy là sản lượng chung tăng 80%, trong đó phần năng xuất lao động tăng 60% và phần số lượng công nhân làm tâưng 20%. Tâ thấy rằng ý ghĩa của hệ thống vcác chỉ số tăng, giảm khác với ý nghĩa của hệ thống chỉ số thông thường khác.
Trường hợp phân tích biến đông của một nhân tố vấn đề quan trọng nhất là xác định số lượng và vai trò của mỗi nhân tố. Ta phải phân chia các nhân tố thành nhân tố bậc một và nhân tố bậc hai. Nhân tố bậc một là nhan tố có liên quan trực tiếp đến dối tượng nghiên cứu nhân tố thứ hai là nhaan tố liên uan đến đối tượng nghiên cứu nhưng không trực tiếp, mà phai thông qua nhân tốa bậc một.
-Lấy vd trên về chi tiêu mức hao phí chung về vật tư để sản xuất ra nhiều sản phẩm (M), chỉ tiêu này cấu thành bởi ba nhân tố:
Số lượng sản phẩm xản suất trong kì (q), lượng vật tư hao phí cho một dơn vị sản phẩm(m) và gia đơn vị vật tư (p). Như vậy M=m*p*q. Khi xác định vai trò nhân tố thì số lượng sản phẩm là nhân tos bậc một và lượng vật tư hao phí trong một đơn vị sản phẩm là nhân tố bậc hai
Khi phân tích sự biến động gồm nhiều nhân tố thì cần tuân theo qui tắc là quyền số của nhân tố chất lượng là nhân tố khối lượng cố định ở kỳ ghiên cứu ,quyền số của nhân tố khối lượnh là nhân tố chất lượng cố định ở kỳ gốc. Với qui tắc trên ta có để phan tích các hiên tượng gồm nhiều nhân tố a phải xác định đâu là nhân tố chất lượng và đâu là nhân tố khối lưọng.
b) ưu điểm của phương pháp :
Trong phương phấp liên hoàn nguyên tắc phân tích biến động của hiiện tượng kinh tế phưc tạp và xây dựng các chỉ số nhân tố phù hợp với các nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ số tổng hợp
phương pháp liên hoàn cho phép đánh giá ảnh hưởng của mỗi nhân tố tuỳ theo vai trò và vị trí của nhan tố đó trong cấu thành hiện tượng phức tạp.
Phương pháp liên hoàn cho phép phân chia hoàn toàn chỉ số toàn bộ cho các thành phần nói lên ảnh hưởng của mỗi nhân tố , mỗi chỉ số bộ phận nói lên ảnh hưởng biến động thực tế của nhân tố nghiên cứu đối với biến động của hiên tượng phức tạp.
Phương pháp liên hoàn cho phép chuyển hoá từ việc đánh giá ảnh hưởng của n nhân tố thành việc đánh giá ảnh hưởng của m nhân tố (m#n) , tức là cho phép hợp nhất một số nhân tố có sẵn thành nhân tố lớn hơn và ngược lại
Phương pháp liên hoàn có phạm vi ứng dụng rộng rãi , vừa để phân tích biến động theo thời gian , vừa để đánh giá trình độ hoàn thành kế hoạch , hoàn thành định mức .Có thể dùng phương pháp liên hoàn để đánh giá biến động của chỉ tiêu bình quân.
Phương pháp liên hoàn có khối lượng tính toán đơn giản
Tuy nhiên thì phương pháp liên hoàn cũng có một số tồn tại sau
thứ nhất thì phương pháp liên hoàn không thể vận dụng được trong nhiều trường hợp phân tích như đơn vị so sánh được và không so sánh được , trường hợp nhan tố có quan hệ tổng , hay trường hợp có quá nhiều nhân tố .
thứ hai phương pháp liên hoàn đòi hỏi các chỉ số nhân tố phải được xây dựng với các thời kỳ quyền số khác nhau , có như vậy mới đảm bảo cân bằng giữa 2 vế của hẹ thống chỉ số .
thứ ba là phương pháp liên hoàn theo quan điểm các nhân tố biến động lần lượt thì có sự sai lầm ngay trong phương pháp luận này .
ngoài ra còn có một số ý kiến cho rằng phương pháp liên hoàn không giúp ta xác định ảnh hưởng riêng biệt của từng nhân tố , đồng thời cũng không bao giờ cho kết quả của một số nhân tố biến động và cùng tác động lẫn nhau.
2- Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt của từng nhân tố .
Phương pháp này dựa trên luận điẻm cho rằng tất cả các nhân tố có vai trò ngang nhau .Người ta không phân biệt nhân tố bậc 1 va nhân tố bậc 2 hoặc nhân tố chất lượng và nhân tố khối luượng mà tất cả các nhân tố đều có vai trò như nhau .
Đặc điểm phương pháp :
Theo phương pháp này thì chỉ có 1 sơ đồ phân tích chỉ số toàn bộ thành các chỉ số thành phần , nhưng vì tất cả các chỉ số nhân tố đều có quỳen số kỳ gốc , nên tích các chỉ số này không bằng chỉ số toàn bộ. Để đảm bảo cân băng người ta thêm vào 1 đại lượng bổ sung gọi là chỉ số liên hệ ký hiệu là K .Ví dụ khi phân tích mức tiêu thụ hàng hoá (trường hợp có 2 nhân tố ), ta có hệ thống chỉ số sau
(1) Sp1.q1 / Spo.qo = Sp1.qo / Spo.qo ´Sq1.po / Spo.qo ´ Sp1.q1 . Spo.qo / Sp1.qo . Spo.q1 (2) (3)
(4)
trong đó (1)- là chỉ số toàn bộ nói lên biến động của hiên tượng phức tạp
(2)- là chỉ số nhân tố , nói lên ảnh hưởng biến động riêng biệt của giá cả
(3)-chỉ số nhân tố , nói lên ảnh hưởng biến động riêng biệt của lượng hàng hoá tiêu thụ
(4) – chỉ số liên hệ , có tính chất bổ sung , nói lên kết quả cuối cùng biến động và cùng tác động lẫn nhaucủa cả hai nhân tố trên .
Các đại lượng tăng, giảm tuyệt đối :
Sp1.q1 - Spo.qo = Sp1.qo - Spo.qo +(Sq1.po-Spo.qo) +(Sp1.q1 + Spo.qo - Sp1.qo - Spo.q1
Các lượng tăng , giảm tương đối :
Sp1.q1 - Spo.qo) / Spo.qo = Sp1.qo - Spo.qo) / Spo.qo +(Sq1.po - Spo.qo) / Spo.qo + S(p1-po)(q1-qo) / Spo.qo
hay là Ipq –1 = ip –1 + iq –1 + (ip –1)(iq—1 )
Ưu điểm của phương pháp :
Giải quyết được nhiệm vụ biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt của mỗi nhân tố nghiên cứu . Đồng thời cũng biểu hiện ảnh hưởng của mối liên hệ cùng tác động lẫn nhau giữa 2 nhân tố .
Tất cả các chỉ số nhân tố đều được tính theo quyền số kỳ gốc , điều đó phù hợp với việc tách riêng nhân tố n/c trình bày swj biến động của nó với điều kiện các nhan tố khác không biến động.
Theo phương pháp này , thì với bất kỳ số lượng nhân tố là bao nhiêu , cũng chỉ có 1 sơ đồ phân tích , điều đó tránh được khó khăn trong việc lựa chọn sơ đồ phân tích như trong phương pháp liên hoàn .
Tuy nhiên ngoài các ưu điểm trên thì phương pháp này có một số nhược điểm sau.
+ Nếu tất cả các chỉ số nhân tố đều lấy quyền số kỳ gốc , thì điều đó trái với nguyên tắc xây dựng chỉ số , việc xây dựng chỉ số phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế , nhất là viẹc chọn quyền số cho mỗi chỉ số phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu , tuỳ theo tài liệu và tính chất của chỉ tiêu.
+ Theo quan điẻm phỏ biến nhất thì nếu biến động của hiện tượng phức tạp phụ thuộc bởi n nhân tố , thì chỉ số toàn bộ được chia ra thành n chỉ số thành phần
3- Các phương pháp phân tích nhân tố khác:
Ngoài hai phương pháp đã trình bày ở trên thì còn có một số phương pháp phân tích nhân tố khác.
phương pháp phân tích của A.Đon-đa:
Theo phương pháp này thì không phân biệt các nhân tố chất lượng và nhân tố khối lượng , mà chia nhân tố thành hai loại.
+ Thứ nhất là hiên tượng tiêu thức (y) như, giá cả , giá thành, tiền lương...
+ Thứ hai là hiện tượng mang tiêu thức nghiên cứu (n), như sản lượng, công nhân .
Vấn đề chọn quyên số của các chỉ số nhân tố phải giải quyết linh hoạt, phụ thuộc vào.
Bản chất của hiện tượng n/c.
Mục đích nghiên cứu
Nguồn tài liệu sẵn có
Tính chất hợp lý của chỉ số
Khi phân tích nhân tố , thì hiện tượng phức tạp được chia ra 2 nhân tố cơ bản : hiện tưọng nghiên cứu và hiện tượng mang tiêu thức .Sau đó mỗi nhân tố cơ bản lại được chia nhỏ hơn nữa.
Theo sơ đồ sau.
điểm phân tích xuất phát
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Tổng hợp biến động của y và n (M)
ảnh hưỏng biến động của n và ảnh hưởng biến động chung của y
ảnh hưởng biến động mức độ của n và ảnh hưởng kết cấu của n
- ảnh hưởng biến dộng của y và ảnh hưởng biến động kết cấu của y
Qua phương pháp này ta có thể phân tích các hiên tượng kinh tế phức tạp qua 2 giai đoạn như trình bày ở trên . Thông qua ví dụ sau cho việc vận dụng phương pháp này , ta sẽ phân tích chỉ tiêu mức tiền lương bình quân của một doanh nghiệp X qua hai kỳ như sau , lấy năm 1990(kỳ gốc) và năm 1999(kỳ n/c) ta có số liệu qua bảng sau:
Các tổ công nhân
Kỳ gốc
Kỳ nghiên cứu
Các tổ công nhân
Lương bình quân (1000đ) yo
Số công nhân (người) no
Lương bình quân(1000đ) y1
Số công nhân (người) n1
1
400
200
420
200
2
430
300
480
400
3
470
400
540
500
4
520
300
620
500
Tổng
1820
1200
2070
1600
Giai đoạn phân tích 1:
chỉ số mức tiền lương
Sy1.n1 (430*200)+(480*400)+(540*500)+(620*500)
Im =––– = –––––––––––––––––––––
Sy0.n0 (400*200)+(430*300)+(470*400)+(520*300)
= 858000 / 553000 = 1,551(tăng 305000 nghìn đồng)
Chỉ số tổng mức tiền lương do ảnh hưởng biến động của số lượng công nhân (với quyền số là mức lương kỳ gốc )
Sy0.n1
Im = –– = 747000 / 553000 = 1,351 (tăng 194000 nghìn đồng)
Sy0.n0
Chỉ số tổng mức tiền lương do ảnh hưởng biến động của mức lương bình quân
Sy1.n1
Im = ––– = 858000 / 747000 = 1,149(tăng 111000 nghìn đồng )
Sy0.n1
hệ thống chỉ số phân tích tổng mức tiền lương (giai đoạn 1)
y1.n1 Sy0.n1 Sy1.n1
–—— = —— ´ ——
Sy0.n0 Sy0.no Sy0.n1
1,551 = 1,351 * 1,149
305000 = 194000 + 111000 (nghìn đồng)
- Giai đoạn phân tích 2:
Để phân tích sâu sắc hơn có thể chia nhỏ mỗi nhân tố cơ bản nói trênnhỏ là:
thành 2 nhân tố nhỏ là mức độ và kết cấu của nhân tố .
2- Phương pháp phân tích nhân tố đói với hiện tượng phức tạp bao gồm các nhân tố có quan hệ tổng : Mô hình các nhân tố có quan hệ tích số không bao gồm được hết các mô hình liên hệ giữa các nhân tố , còn đối với mô hình các nhân tố có quan hệ tổng chưa được nhiều người chú ý , thậm chí còn có người còn không công nhận loại nô hình này , điều đó đã làm giảm tác dụng của phương pháp chỉ số '
Trong phân tích thông kê ta thường gặp các chỉ tiêu như: chi phí sản xuất chung bằng tổng các khoản mục chi phí , khối lượng sản phẩm công nghiệp bằng tổng các sản phảm của khu vực sản xuất. Giá trị toàn bộ hàng hoá bán lẻ bằng tổng các giá trị hàng hoá bán lẻ từng loại...
Nhiệm vụ của phương pháp chỉ số ở đây là phân tích mức độ tham gia của mỗi số hạng trong tổng số tăng giảm của hiện tượng phức tạp có nghĩa là tính toán xem trong biến động của chỉ tiêu tổng cộng thì phần bín động của mỗi số hạng cấu thành là bao nhiêu. Giả sử nghiên cứu biến động của riêng Wi.
Sw0 +Dwi Dwi
Iw = ———— = 1 + ——
Sw0 Sw0
Trong đó Dwi là lượng tăng , giảm tuyềt đối của số hạng wi trong chỉ tiêu W.Từ công thức trên tính ra lượng tăng giảm tương đói bộ phận :
Iwi --1 = Dwi / Sw0
Người ta thưòng gọi đây là chỉ số tăng ,giảm bộ phận.
Chỉ số có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu kinh tế , nó là công thức chủ yếu để phân tích các nhân tố số hạng .Trong công tác thức tế , chỉ số này có thể tính được dễ dàng , chỉ cần tài liệu về số tuyệt đối của mỗi số hạng trong hiện tượng phức tạp , hay là tài liệu về lượng tăng, giảm tuyệt đối của mỗi số hạng kỳ gốc của hiên tượng phức tạp.
Dưới đây là một ví dụ về việc phân tích biến động của hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều nhân tố , số hạng:
loại cây trồng
diện tích (1000ha)
lượng tăng tuyệt đối về diện tích (1000 ha)
chỉ số tăng bộ phận về diện tích (%)
kết cấu biến động về diện tích (%)
1990
1995
1-cây lương thực
102,9
121,7
18,8
12,9
33,3
2-cây công nghiệp
20,7
57
36,3
24,8
64,1
3-cây thức ăngia súc
10,5
11,2
0,7
0,4
1,0
4-rau, quả
12,2
13,1
0,9
0,6
1,6
tổng
146,3
203
56,7
38,7
100
- Ta có chỉ số tăng bộ phận về diện tích cây lương thực:
Iwi --1 = Dwi / Sw0 = 18,8 / 146,3 = 0,129 (hay 12,9%)
- Tỷ trọng của diện tích cây lương thực trong biến dộng toàn bộ diện tích:
Iwi -1 12,9
fi = —— = —— = 0,333 (hay 33,3%)
Iw -- 1 38,7
Với kết quả vừa tính được ở trên ta có diên tích gieo trồng tất cả các loại cây trong thời gian 1990 đến 1995 tăng 38,7% , trong đó do diện tích cây lương thực tăng 12,9% , diện tích cây công nghiệp tăng 24,8% , diện tích cây thức ăn gia súc tăng 0,4% và rau quả tăng 0,6%.
Xét về kết cấu của diện tích tăng thì cây lương thực chiếm 33,3% , cây công nghiệp tăng 64,1%, cây thức ăn gia súc tăng 1% và rau quả tăng 1,6%.
Dưới đây là phương pháp phan tích với việc các nhân tố có quan hệ tổng , trong phương pháp này còn một phương pháp khác để phân tích .Giả sử ta có mối liên hệ giữa các nhân tố a và b chỉ tiêu kết quả có thể được biểu hiẹn bằng phương trình x = a + b còn mối liên hệ giữa các chỉ số là một hàm dạng Ix = f (Ia ; Ib).Nếu thêm vào một nhân tố bổ sung phản ánh kết cấu của chỉ tiêu kết quả kỳ gốc ta có
b1 b0
Ix = x1 / x0 = (a1 + b1) / (a0 + b0) =(a1 / a0 )´ a0/ (a0 + b0) + — ´ ——
b0 a0+ b0
Hay là Ix = Ia* da0 + Ib * db0 tong đó
- dao : là kết cấu của chỉ tiêu kết quả kỳ gốc theo số hạng a0
- db0 : kết cấu của chỉ tiêu kết quả kỳ gốc theo số hạng b0
để hiểu rõ hơn về cách phân tích chỉ tiêu với các nhân tố có quan hệ tổng thì thông qua ví dụ sau với việc phân tích lợi nhuận của một xí nghiệp . qua bảng số liệu sau.
lợi nhuận
kí hiệu
thời kì
lượng tăng tuyệt đối (1000đ)
tốc độ tăng(%)
gốc
n/c
1-Do sản xuất sản phẩm chủ yếu
x1
900
915
+45
105
2-do sản xuất sản phẩm phụ
x2
100 110
+10
110
Tổng
1000 1055
+55
Theo mô hình cộng y = x1 + x2 thì tổng các lượng tăng tuyệt đối cảu từng nhân tố sẽ bằng lượng tăng tuyệt đối của chỉ tiêu kết quả :
Dy = Dx1 + Dx2
55 = 45 + 10 (nghìn đồng)
-Tỷ trọng mỗi bồ phận:
Dy(x1)/ Dy = (45 / 55 )*100 = 81,8%
Dy(x2) / Dy = (10 / 55)* 100 = 18,2%
-Tốc độ tăng của chỉ tiêu kết quả (5,5%) được quyết định bởi phần tăng của nhân tố thứ nhất là 4,5% và nhân tố thứ hai là 1%
các mô hình tổng cũng có ưu điểm xác định rõ ràng mối liên hệ giữa các nhân tố đối với chỉ tiêu của hiện tượng phức tạp.Ví dụ trên này thì các nguyên nhân gây biến động của tổng lợi nhuận , các số hạng trong tổng lợi nhuận này biến động độc lập nhau .
- Kết luận:
Có thể nói môn học lý thuyết thống kê đã ra đời từ rất lâu .Trên cơ sở phân tích các hiện tượng kinh tế phức tạp, các hiện tượng kinh tế biến động theo thời gian và biến động theo không gian góp phần cho việc quyết định nhiều vấn đề và cho việc dự đoán tương lai .Trong đó chỉ số là công cụ quan trọng trong việc phân tích đó , qua những vấn đề mà được trình bầy ở trên chỉ số được đề cập dưới nhiều hình thức khác nhau có những ứng dụng riêng biệt cho các hiện tượng kinh tế mà nó biến động rất phức tạp với số lớn.Các phương pháp khác nhau được ứng dụng cho các hiện tượng kinh tế biến động khác nhau nó có những mặt tích cực và tiêu cực của nó . ở đề án này em đã trình bày cả những ưu điểm và cả những mặt nhược điểm của phương pháp chỉ số , tuy nhiên không được đầy đủ hết về khả năng ứng dụng của nó song em cũng đã phàn nào nêu lên được những lý luận chung nhất về chỉ số . Phương pháp chỉ số đã được trình bày nhiều và có những ứng dụng khác nhau tuy nhiên thì nó chỉ được sử dụng chủ yếu cho các nước thuộc chủ nghĩa xã hội mà thôi , chứ nó không được sử dụng nhiều trong các nước tư bản đặc biệt ở các nước phát triển.Như việc nghiên cứu các chỉ số và phương pháp tính các chỉ số của các nhà thống kê học xã hội chủ nghĩa cá nhiều điểm hoàn toàn không phù hợp với thực tế , việc cố định một nhân tố bất kỳ trong việc phân tích một hiện tượng kinh tế phức tạp là khó có thể thực hiện được .
Giáo trình lý thuyết thống kê:
Những vấn đề chung về lý luận thông kê:
Phương pháp tính các chỉ tiêu tổng hợp trong SNA:
Nghuyên lý thông kê học :
Phương pháp chỉ số và việc ứng dụng phân tích các hiện kinh tế phức tạp:
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp ở việt nam:
Niên giám thống kê:
Tạp chí thống kê:
Bộ Giáo Dục và Đào tạo
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
- Khoa Thống Kê -
Đề án môn học
lý thuyết thông kê
Đề tài: Những vấn đề lý luận chung về chỉ số và
việc ứng dụng trong phân tích các hiện tượng kinh tế phức tạp.
Sinh viên thực hiện : Hoàng Mạnh Cường
Lớp : Thống Kê 40a
Ngành : Thống kê kinh tế xã hội
Giáo viên hương dẫn : Trần Ngọc Phác
Hà nội : năm 2001
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35101.doc