Hiện nay việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài(Viện trợ ODA, tín dụng thương mại, vốn đầu tư trực tiếp, FDI, tín phiếu trái phiếu, cổ phần, cổ phiếu, trong đó FDI là nguồn quan trọng nhất trong bốn nguồn đó)
Đang trở thành bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng hàng đầu, của nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để phát triển. Nhu cầu đầu tư đang trở nên đang vô cùng cần thiết trong đIều kiện của xu hướng quốc tế hoá đơì sống kinh tế, của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng gia tăng. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài đang la một nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng quan trọng và một trông những chỉ số cơ bản đánh gíá khả năng phát triển.
Việt Nam tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hôị từ đIểm xuất phát rất thấp về kinh tế, kỉ thuật xã hôị.Đảng và nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tổng quát là phải thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế chịnh trị -xã hội,cải thiện đời sống nhân dân,củng cố quốc phòng an ninh, tạo đIều kiện cho cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI.
Để đạt được mục tiêu nói trên phải thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó việc đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài có tầm quan trọng hàng đầu.
Cuộc vận động thu hút đầu tư nước ngoài vừa là hoạt động mới của Việt Nam, vừa được triển khai trong bối cảnh cạnh tranh công khai quyết liệt trên trị trường đầu tư giữa cac nước trên thế giới và khu vực.
26 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. phần mở đầu
Hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động trên thị trường quốc tế, tốc độ toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại diễn ra nhanh chóng, nhiều quốc gia và nhiều công ty đang nắm trong tay lượng vốn dự trữ khổng lồ có nhu cầu đầu tư nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các nước thiếu vốn có nhu cầu đầu tư lớn. Vì vậy đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay đối với không chỉ những nước phát triển mà còn quan trọng đối với những nước đang phát triển. Đặc biệt là Việt Nam đầu tư nước ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh cảu hàng hoá.
Trong bối cảnh hiện nay, các nứơc đang phát triển có thể tận dụng mọi nguồn lực của thế giới, tiếp thu được những tinh tuý của nhân loại,những cống hiến và những phát minh vĩ đại của các bậc thế hệ đi trước, nhằm đi tắt đón đầu trên con đuờng phát triển và thu hẹp đầu tư nước ngoài dần khoảng cách với các nước đi trước. Khi đó đầu tư nước ngoài có vai trò như một phương tiện đắc lực đẻ thực hiện chủ trương trên,là một quốc gia đang trưởng thành và tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá , Việt Nam cần huy động tối đa mọi nguồn lực. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần khác. Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH phát triển của đất nước”.
Với mong muốn vận dụng kiến thức để tìm hiểu nền kinh tế Việt Nam nên tôi chọn đề tài: "Phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam"
Tuy nhiên do kinh nghiệm còn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình viết bài. Em xin cảm ơn PGS-TS Tô Đức Hạnh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đề án này
B. nội dung
I. Một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tế
1. Cơ sở lý luận
1.1 Đầu tư quốc tế
- Khái niệm: Đầu tư quốc tế (Lê Nin còn gọi là xuất khẩu tư bản) là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại. Nó là quá trình trong đó hai hay nhiều bên cùng góp vốn dể xây dựng và triển khai một dự án đâù tư quốc tế nhằm mục đích sinh lợi.
Đầu tư quốc tế có tác động hai mặt với các nước nhận đầu tư. Nó làm tăng nguồn vốn, tăng công nghệ mới, nâng cao trình độ quản lý tiên tiến, tạo thêm việc làm, đào tạo tay nghề, khai thác tài nguyên, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tiếp cận kinh tế thị trường hiện đại trên thế giới.Mặt khác đầu tư quốc tế cũng có khả năng làm tăng sự phân hoá giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, giữa các vùng lãnh thổ, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái tăng tính lệ thuộc với bên ngoài
- Hình thức: Có 2 hình thức là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
a Đầu tư trực tiếp:
Là hình thức trong đó người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể. Có nghĩa là các doanh nghiệp cá nhân nước ngoài chủ đầu tư trực tiếp tham gia quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra và thu lợi nhuận.
Đầu tư trực trực tiếp được thể hiện dươí những hình thức sau đây:
hợp đồng hợp tác daonh nghiệp
doanh nghiệp liên doanh
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
+) Hợp đồng hợp tác kinh doanh
+) Doanh nghiệp liên doanh
+) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
b Đầu tư gián tiếp: (Lênin còn gọi là xuất khẩu tư bản cho vay)
Là hình thức đâù tư mà quyền sở hữu tách rồi quyền sử dụng vốn đầu tư, tức là nguồn có vốn không trực tiếp tham gia vào tổ chức, điều hành dự án mà thu lợi với hình thức lợi tức cho vay (nếu là vốn cho vay) hoặc lợi tức cổ phần (nếu là vốn cổ phần) hoậc có thể không thu lợi trực tiếp (nếu là cho vay ưu đãi
Đầu tư thường thúc đẩy tạo điều kiện cho việc thu hút mở rộng đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp luôn kèm với các đIều kiện ưu đãi cho nước nhận đầu tư nên có thể dùng vốn này thực hiện các dự án có mức đầu tư lớn, thu hút vốn đầu tư dài.
Đầu tư nước ngoài có lợi cho cả nước đầu tư và cho cả nước nhận đầu tư, thường dùng các công cụ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.
Nhìn chung nguồn vốn đầu tư chính để phục vụ, phát triển kinh tế xã hội nhằm thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH là nguồn vốn từ bên ngoài tức là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoàI (FDI).
1.2-Cơ sở lý luận
Lý thuyết lợi thế so sánh của P.Vernon(Hoa kỳ)
Trước khi lý thuyết này ra đời có nhận định cho rằng: “hầu như các nước đều phát triển toàn diện”, vì vậy người ta từng ví việc áp dụng lý thuyết này như áp dụng định luật Anhxtanh trong kinh tế.
Hàm sản xuất: y=f (K, L)
P.Vernon cho rằng nên tận dụng lợi thế so sánh sao cho tỷ lệ K/L ngày càng cao.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith.
Cơ sở kinh tế của nền kinh tế mở gắn liền với thương mại quốc tế, tức là mỗi nước khi tiến hành thương mại quốc tế đều phải tìm được lợi thế của mình trong quan hệ quốc tế. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Smit trong thuơng mại quốc tế phản ánh hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hàng hoá dịch vụ xuất khẩu thấp nhất so với các nước khác, còn đối với các nước nhập khảu thì hao phí lao, động cao nhất so với các nước khác. Chính vì điều đó mà tạo lợi cho các nước, kể cả các nước xuất khẩu, nhập khẩu. Các nước xuất khẩu có lợi là thu nhập nến kinh tế lại tăng lên, việc làm, nhiều hơn nên tỷ lệ thất nghiệp giảm đi, nguồn lực lao động được sử dụng tốt hơn, còn đối với cấc nước nhập khẩu: thì khả năng tiếp cận với hàng hào nhiều hơn, chất lượng hàng háo nhiều hơn, chủng loạI hàng hoá - dịch vụ phong phú hơn, hàng hoá dịch vụ rẻ hơn, đồng thời vì sản xuất trong nước các nước nhập khẩu này có những đIều kiện tốt để phát triển mau chóng nền kinh tế, vì thay vào đó khoảng thời gian sảnxuất trong nước được giảm đi đáng kể , đủ thời gian để tiếp cận mau chóng nền kinh mở.
2 Cơ Sở Thực tế.
a-Hiểu về vốn đầu tư nước ngoài
Như ta đã biết mọi quá trình sản xuất đều gồm hai yêú tố cơ bản là tư liệu sản xuất và sức lao động.Để có được hai yếu tố đó, vấn đề đặt ra là cần có vốn đầu tư và thực hiện hoạt động đầu tư. Vồn đầu tư dùng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm hoặc bổ sung thiết bị,tạo cơ sở vật chuất kỉ thuật, mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động.Một bộ phận vốn đầu tư quan trọng cho đầu tư phát triển đó là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài(viết tắt là FDI)
FDI là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia, mà nguồn vốn trong nước xét tổng thể có ý nghĩa quyết định. FDI không thay thế các nguồn vốn đầu tư khác, nhưng có thế mạnh riêng. FDI là việc tổ chức cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam công nhận để hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Rõ ràng khác với ODA, FDI không gây ra tình trạng nợ nần chồng chất cho các thế hệ mai sau và không phương hại đến chủ quyền của đất nước. FDI còn có lợi thế hơn ODA, vì vậy đây là vốn của các công ty và tư nhân của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở hai bên cùng có lợi, chủ đầu tư buộc phải quan tâm làm cho đồng tiền sinh lợi.Ngoài ra,về lâu dài các công trình FDI sẽ thuộc về Việt Nam. Hơn nữa thực tế đã khẳng định, vay nợ nước ngoài tỏ ra là một nhân tố huỷ hoại quá trình phát triển của nhiều nước trên thế giới trong thời gian 40 năm qua .Vì thế Việt Nam nên chủ yếu dựa vào thu hút FDI.
Tuy nhiên trong quá trình thu hút vốn đầ tư cần tránh các quan điểm:
Quan điểm coi nhẹ, thậm chí lên án FDI như một nhân tố có hạ cho nến kinh tế độc lập tự chủ.
Quan điểm quá đề cao FDI gắn cho nó một vai trò tích cực, bất chấp điều kiện bên trong của đất nước, tách rời những cố gắng cải thiện môi trường đầu tư.
b- Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài
Trong hơn 10 năm qua, nhờ những chính sách luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà chúng ta đã đạt được những thành tựa đáng kể và quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế – xã hội vào thắng lợi công cuộc đổi mới đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt nam trên con đường hội nhập quốc tế. Vì thế mà đầu tư nước ngoài đang trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế thế giơí.
Đầu tư nước ngoài đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác triển khai và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn trong nước như dầu khí, điện năng và nuôi trồng và chế biến cây công nghiệp, cây lương thực. Mặt khác đầu tư nước ngoài cũng góp phần quan trọng vào việc bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.
Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm.
Đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tham gia phát triển nguồn nhân lực.
Đầu tư nước ngoài góp phần chuỷển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá để phát triển lực lượng sản xuất . Hiện nay đầu tư nước ngoài tập trung vào các nghành công nghiệp và chiếm gần 35% giá trị sản lượng công nghiệp,tốc độ tăng trưởng trên 20% góp phần đưa tốc độ phát triển công nghiệp của cả nước lên trên 10%/ năm.
Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thông cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng. Đồng thời đã hình thành được 67 khu công nghiệp – khu chế xuất và khu cộng nghệ cao trên phạm vi cả nước góp phần vào việc đô thị hóa ,hình thành khu đân cư mới tạo việc làm ổn định cho hiơn 200 nghìn lao động địa phượng và hàng chục ngàn lao động dịch vụ khác, ở các thành phố lớn việc hình thành các khu chế xuất , khu công nghiệp đã tạo đIều kiện cho địa phương này tách sản xuất ra khỏi khu dân cư giảm thiểu ô nhiễm bảo về môi trường đô thị.
c- Vai trò của FDI đối với sự phát triến kinh tế xã hội của đất nước.
Trong đời sống kinh tế , FDI có vai trò quan trọng lớn :
Trước hết, FDI cung cấp vốn bổ sung cho chủ nhà để bù đắp sự thiếu hụt của nguồn vốn trong nước
Thứ hai: Cùng với việc cung cấp vốn kỷ thuật qua thực hiện FDI, cấc công ty mà chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia đã chuyển giao kỉ thuật công nghệ từ các nước đầu tư sang nước chủ nhà.
Thứ ba: Do tác động của vốn, của khoa học công nghệ, FDI sẽ tác động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, cơ cấu kỉ thuật, cơ cấu sản phẩm mà lao động sẽ được biến đổi theo chiều hướng tiến bộ.
Thứ tư: Đầu tư nước ngoài đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực.
Đến nay, khu vực đầu tư nước ngoài đã thu hút khoảng 30 vạn lao động trực tiệp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng dịch vụ …
Thứ năm: Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-Việt Nam là một thị trường khá rộng lớn với quy mô dân số gần 80 triệu ngườ
- Luật đầu tư.
Thứ sáu: Đặc điểm của thị trường nhân lực.
Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công rẻ so với các nước trong khu vực
Thứ bảy: chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi ro tiền tệ ở nước nhận vốn đầu tư.
Thứ tám : Khả năng hồi hương vốn đầu tư
Thứ chín: Bảo vệ quyền sở hữu .
Thứ mười: Chính sách thưong mại.
Thứ mười một: Chính sách thuế và những ưu đãi.
Thứ mười hai: ổn định chịnh trị xã hội ở nước nhận đầu tư và trong khu vực.
d. Quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư ngoài nước.
Nước ta đang trong quá trình CNH-HĐH. Vốn là tiền đề quan trọng cho CNH-HĐH thành công.
Vốn để CNH-HĐH có hai nguồn: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước được tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở sản xuất là lao động thặng dư của người lao động thực chất cho các thành phần kinh tế. Con đường để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học kỉ thuật, công nghệ hợp lí hoá sản xuất. ở nước ta hiện nay, để tăng năng suất lao động xã hội tạo nên nguồn vốn cho tích luỹ trước hết và chủ yếu là khai thác sử dụng tốt quỹ lao động, tập trung chung sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu… Nguồn vốn trong nước còn phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm…
Tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu làm cho việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền linh tế hết sức khó khăn, đặc biệt trong thời kì đầu. Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn: vì nghèo nên tích lũy thấp, thì tăng trưởng kinh tế chậmvà khó thoát khỏi đói nghèo… Cần phải tận dụng mọi khả năng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây là nguồn vốn có vai trò cực kì quan trọng, không những giúp các nước nghèo khắc phục khó khăn về vốn trong thời kì đầu mà còn góp phần nâng cao tình độ quản lí công nghiệp tạo việc làm cho người lao động … Vì thế tranh thủ nhuồn vốn bên ngoài là một là một nhân tố đẩy nhanh thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tuy nhiên mặt trái của nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng không nhỏ. Sử dụng nhuồn vốn đầu tư nước ngoài phải chấp nhận chịu bóc lột, tài nguyên bị khai thác, nợ nước ngoài tăng lên…Do vậy không kì vọng quá lớn nguồn vốn bên ngoài.Sử dụng nguồn vốn nước ngoài lầ rất quan trong nhưng phải cân nhắc trước khi lựa chọn.Sẽ hạn chế được rất nhiều hiện tượng chạy dự án như hiện nay và sự ra đời một dự án sẽ được thực nghiêm túc , chính xác , góp phần nâng cao hiệu
II.Thực trạng
1/ Thực trạng:
1.1. Vấn đề chung:
a) Xu hướng thế giới: Tình hình vấn đề về nguồn vốn đầu tư trên thế giới đang diễn ra hết sức sôi động và mạnh mẽ. Trong vòng những năm tiếp theo nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Châu Á sẽ tiếp tục tăng, năm 2001 có thể thu hút khoảng 123,1 tỉ USD, năm 2005 ước tính lên tới 4400 tỉ USD, cao hơn mức 5 năm qua đạt 3600 tỉ USD
Mỹ vẫn là một quốc gia tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới. Tuy nhiên số vốn FDI đổ vào EU vẫn vượt Mỹ trong đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Dự báo vốn FDI sẽ đổ vào các nước phát triển là chủ yếu. Trong số các nước đang phát triển chỉ có Trung Quốc và Brazin là một trong 10 quốc gia tiếp nhận FDI lớn nhất thế giơí. Còn Nga là nước có sự cải thiện vị trí đáng kể, từ vị trí thư 31 lên vị trí thứ 23.
Còn đối với Việt nam thì như thế nào? Trước những xu hướng và bối cảnh quốc tế phức tạp và mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi chung ta phải có một chiến lược tài tình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thời kì 2003-2010 để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội cho thời gian tới.Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tới nay đã có hơn 3260 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng kí 44 tỷ USD trong đó có trên 2600 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí trên 36tỷ USD.S ố vốn thực hiện đến nay đạt gần 20tỷ USD bằng 44,5% số vốn đăng kí trong đó vốn nươc ngoài là 18tỷ USD. Khu vực có vốn FDI tạo ra trên 12% GDP, hơn 34% giá trị sản xuất công nghiệp.
Nến tính riêng 5năm 1996- 2000 so với 5 năm trước thì tổng vốn đầu tư mới đạt 20,73 tỷ USD, tăng 27,5%.từ năm 2000 ĐTNN ở VIệt Nam đã có dấu hiệu phục hồi , đặc biệt trong hai tháng đầu năm 2001 đã có 35 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn 71,3 triệu USD, tăng 16,7% về dự án , tăng 16,1% về số vốn cùng kì 2000. Nhu vậy cũng có thấy đước dấu hiệu của sự tăng trưởng ĐTNN tại Việt Nam. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) liên tục tăng qua các năm: đến nay tổng các hiệp định đã được ký kết trong giai đoạn 2001 2005 là 13, 3 tỷ USD, đã giải ngân đạt khoảng 8, 2 tỷ USD; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và bổ sung đạt 15 16 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 13 tỷ USD. Nhờ vậy, trong 4 năm qua, GDP bình quân tăng khoảng 7,4%/năm, kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực năm sau cao hơn năm trước. nếu hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 8, 2 8,5% trong năm 2005 sẽ cơ bản hoàn thành kế hoạch 5 năm 2001 - 2005.
a) Mục tiêu.
Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triến kinh tế xa hội 2001-2005, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài phải phát triển ổn định hơn, đặc biệt là chất lượng so với thời kì trước, để nhanh chóng công nghiệp hoá ,hiện hoá đất nước. Cụ thể hơn hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời kì 2001-2005 phảI đạt được các mục tiêu sau:
Vốn đăng kí của các dự án cấp giấy phép mới khoảng 12tỷ USD .
Vốn thực hiện khoảng 11tỷ USD.
Đến năm 2005 đóng góp khoảng 15% GDP, 25%tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 10% tổng thu ngân sách cả nước.
Định hướng.
Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp sản xuất khẩu,công nghiệp chế biến,công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án xựng dựng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử,vật liệu mới viễn thông sản xuất phát triến kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và những địa bàn có lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo đIều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài và các khu công ngiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt.
Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiép nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ dầu tư vào Việt Nam
1.2. Vấn dề cụ thể.
* Về số dự án và số vốn đầu tư.
Trong hơn 10 năm qua, từ năm 1989-1999 đã có 3087 dự án với tổng số vốn thực hiện là: 15700triệu USD, đạt tỷ lệ 39.2% so với tổng số vốn đăng kí.
Năm
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
TriệuUSD
Tổng vốn thực hiện
Triệu USD
1989
70
539
130
1990
111
569
220
1991
155
1388
221
1992
193
2271
398
1993
272
2987
1106
1994
362
4071
1952
1995
404
6616
2652
1996
501
9212
2371
1997
479
5548
3250
1998
260
4827
1900
1999
280
2000
1500
Theo nguồn thông tin tài chính :số 1/1/2000
Như vậy trong gia đoạn 1996-1999 số dự án được cấp giấy phép liên tục giảm, tổng số vốn đầu tư cũng có chiều hướng giảm . Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH& ĐT) cho biết, trong 5 tháng đầu năm nay, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tiếp tục tăng trưởng với tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 2, 453 tỷ USD, tăng 1, 9 lần so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng trưởng kỷ lục kể từ năm 2000 đến nay.
Trong tháng 5, cả nước có thêm 82 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký 236 triệu USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 5 tháng đầu năm lên 259 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1, 686 tỷ USD, tăng 37% về số dự án và 2, 7 lần về vốn đăng ký cấp mới so cùng kỳ năm trước. Ngoài các dự án cấp mới, trong 5 tháng đã có 167 dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn tăng thêm là 767 triệu USD, tăng 15% về số dự án và 108% về vốn so với cùng kỳ năm 2004.
Đối với các dự án ĐTNN đang triển khai thực hiện, 5 tháng đầu năm, số vốn đưa vào thực hiện đạt 1, 1 tỷ USD, tăng 7,9% so cùng kỳ. Các chỉ tiêu về doanh thu, xuất khẩu, nộp ngân sách đều tăng từ 14,8% đến 31,3%. Trong đó, xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN 5 tháng ước đạt 4, 161 tỷ USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ. Nhập khẩu ước đạt 5, 4 tỷ USD, tăng 33,4%. Doanh thu của các doanh nghiệp đạt 8, 9 tỷ USD, tăng 18,5%; nộp ngân sách ước đạt 380 triệu USD, tăng 14,8%; thu hút thêm khoảng 8.000 lao động (tháng 5) đưa tổng số lao động trực tiếp của khu vực này đến hết tháng 5-2005 là gần 81.000.
* Về cơ cầu vốn đầu tư
Đây là nột vần đề có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nó có tác dụng to lớn đến quá trính chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung theo số liệu thống kê, cơ cấu vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm qua
có những bước tiến rõ rệt:
STT
Ngành
Số dự án
Tổng số vốn
Tỷ lệ %vốn
Số dự án
Tổng số vốn
Tỷ lệ %vốn
1
Công nghiệp chế biến
285
2328
39,6
1291
13008
40,5
2
Công nghiệp khai thác
25
1124
19,1
79
2184
6,8
3
Xây dựng
14
16
0,3
259
8228
25,6
4
Khách sạn và du lịch
86
1276
21,8
161
3650
11,4
5
Giao thông và bưu đIện
34
456
7,8
102
1465
4,6
6
Nông –lâm nghiệp
81
239
4,1
54
316
1,0
7
Ngư nghiệp
32
90
1,5
47
206
0,6
8
Các nghành khác
68
336
5,8
327
3045
9,5
Tông cộng
625
5865
100
2320
32102
* Về đối tác đầu tư.
Hiện nay trên thế giới đã hình thành nhiều công ty, nhiều tập đoàn lớn như là: các công ty xuyên quốc gia có tiềm lớn về tài chính như Sony, Tôyota, Hon da, Sanyo, sam sung, Motỏola, Ford của Mỹ. Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, vốn đăng ký cấp mới trong 4 tháng qua tăng cao so với cùng kỳ là do có nhiều dự án lớn được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đó là: dự án Công ty TNHH Good Choice USA - Việt Nam của Tập đoàn Good Choice (Hoa Kỳ) đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí, ẩm thực tại Bà Rịa Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư là 1, 299 tỷ USD; dự án về Trung tâm Tài chính Việt Nam do tập đoàn Berjaya Leisure (Malaixia) đầu tư với tổng vốn đầu tư 930 triệu USD; dự án Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Việt - Nhật do 3 Công ty của Nhật Bản làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 610, 3 triệu USD.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam. Điều này cũng thực sự cần thiết vì các doanh nghiệp này thường rất năng động, thích ứng nhanh với nhứng biến động của thị trường, hoạt động có hiệu quả, từ đó sẽ là cơ sở cho các tập đoàn, các công ty lớn nhìn nhận đúng hơn môI trưòng đầu tư, kích thích họ an tâm dầu tư nhiều hơn nữa vaoViệt Nam.Theo số liệu thống kê của bộ kế hoạch và đầu tư, các nước và vùng lãnh thổ có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:
Nước và vùng lãnh thổ
Số dự án
Tỷ trọng
Tổg số vốn đầu tư (%)
Tỷ trọng (%)
Singapore
181
9,4
6447
20
đàI loan
309
16
4268
13,3
Hồng công
184
9,5
3734
11,6
Nhật bản
213
11
3500
11,4
Hàn quốc
191
9,9
3154
9,8
Pháp
96
5,0
1465
4,6
Malaysia
59
3,1
1370
4,3
Hoakì
70
3,6
1230
3,8
TháI lan
78
4,0
1109
3,4
BV. Iland
55
2,9
1089
3,2
Tổng
1436
74,4
27366
85,4
Các nước và vùng lãnh thổ đứng đầu về FDI ở ViệtNam
* Hình thức đầu tư
- Xí nghiệp liên doanh có 788 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 7 tỷ USD, chiếm 70,21% vốn đầu tư.
- Xí nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài có 209 dự án với tổng số vốn 1,525 tỷ USD, chiếm 15,88% vốn đầu tư.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 84 dự án với 1,319tỷ USD, chiếm 13,75% vốn đầu tư.
Ngoài ra có 13 dự án liên doanh của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhưng còn rất bé, chỉ chiếm 0,16% vốn đầu tư.
*Kết quả thực hiện dự án đầu tư.
Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết, trong tháng 4, cả nước có 63 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,1 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 4 tháng đầu năm 2008 lên 210 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,22 tỷ USD, tăng 52,9% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.Cũng trong 4 tháng qua, có 64 lượt dự án tăng thêm vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký là 371,4 triệu USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 4 tháng qua, cả nước đ ã thu hút thêm 7,598 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2007.
1.3. Khó khăn và thách thức
Sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI giữa các nước và các khu vựa.
Kể từ năm 1995 kinh tế Mỹ, Tây Âu và Nhật bản bắt đầu phục hồi sau một thời gian suy thoáI, tình hình đó thúc đẩy các nhà đầu tư trên thế giới dùng 70% tổng số vốn FDI đầu tư cho những nước công nghiệp phát triển. Phần vốn còn lạI là các nước đang phát triển phân chia và cạnh tranh vơí nhau. Do đó mức độ cạnh trạnh thu hút FDI càng trở nên gay gắt, nhất là khu vực Châu á, ở đây có những thị trường mơí nổi lên như Trung quốc, ấn Độ và Indonesia. Hàng năm trong tổng số vốn đầu tư nước ngoàI đổ vào các nước đang phát triển thì Trung Quốc tiếp nhận, ấn Độ sau những năm gần đây sau những tích cực cảI cách nền kinh tế, môI trường đầu tư được cảI thiện nên FDI vào nước này càng tăng nhanh .So với Việt Nam thì đó là các đối thủ rất mạnh, xét về phương diện, quy mô thị trường để trình độ công nghiệp hoá và các cơ chế chính sách nhằm thu hút FDI.
Vấn đề công nghệ.
Các công ty đa quốc gia luôn nắm các công nghệ hiện đạI của thế giới. Nến FDI của họ vào nước ta càng nhiều thì qúa trình chuyển giao công nghệ cũng càng nhiều. Tất cả quốc gia tiếp nhận FDI đều muộn nhận công nghệ hiện đạI, nhưng hiện đạI đến đâu còn tuy thuộc vào đIều kiện của các gia sở tạI . Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển khác cảm giác bao trùm là các nhà đầu tư chỉ đưa đến những công nghệ cũ và lạc hậu.
Vấn đề thị trưòng.
Thị trường trong nước nói là gần 80 triệu dân nhưng sức mua không lớn. Những năm gần đây nhiều mặt hàng sản xuất ra tiêu thụ rất khó hoặc bị ứ đọng đIển hình là xi măng, sắt thép hàng may mặc, đường… Một số mặt hàng như ôtô, xe máy mới đầu tư gần đây nhưng tiêu thụ chậm đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Năm 1996 Việt Nam đã nhập khẩu hơn 11tỷ USD, phần lớn số hàng nhập khẩu này hàng trong nước chưa sản xuất được. Vì thế các công ty nước ngoàI đầu tư tạI Việt Nam đang nhằm vào sản xuất các mặt hàng mà Việt Nam phải nhập khẩu. Tuy nhiên do nhiều công ty của cả nước ngoàI cầ trong nước đều tập trung vào sản xuất ra các mặt hàng này nên cạnh tranh rất gay gắt và mức tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp cũng giảm, làm cho FDI giảm theo.
Bắt đầu cuộc khủng hoảng tàI chính tiền tệ Châu á xảy ra vào cuối năm 1997 nhiều nhà kinh doanh cho rằng đó là đIều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút FDI. Theo họ khi các nước trong khu vực mất ổn định về tàI chính thì Việt Nam sẻ ít rủi ro hơn và có hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy cuộc khủng hoảng tàI chính không những gây thiệt haị nặng nề cho các nước đó mà còn làm cho dòng FDI vào Việt Nam và xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh.
Trước xu thế và những khó khăn và thách thức mà Việt nam đã va đang đối mặt đòi hỏi chúng ta phảI có những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoàI tạI VIệt Nam.
III-giải pháp cụ thể nhằm thu hút vốn đầu tư.
1 . Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về đầu tư xây dựng
Thứ nhất, nên giao chức năng quản lí nhà nước về công tác đấu thầu cho bộ xây dựng quản lí.
Thứ hai, nên giao cho bộ xây dựng chức năng quản lí nhà nước một cách toàn diện trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và giảm bớt chức năng quản lí các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc như hiện nay.
Thứ ba, giao bộ xây dựng và sở xây dựng quản lí thống nhất các công trình xây dựng trong đô thị, đặc biệt là hệ thống hạ tầng kĩ thuật,để tránh tình trạng đầu tư không đồng bộ nhằm hạn chế những lãng phí và thất thoát vốn đầu tư.
Thứ tư, trên cơ sở phân định rõ chức năng của các bộ , ngành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng,từng bước thể chế hoá các văn bản pháp luật,trước hết ban hành: luật quy hoạch,luật xây dựng,luật nhà ở và đồng thời tổ chức lại bộ máy của ngành xây dựng tạo đIều kiện cho ngành quản lí tốt các lĩnh vực theo luật định.
2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư.
Xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư nhằm các mục tiêu: xoá bỏ “tình trạng ngẫu hứng”trong đầu tư. Các quyết định đầu tư vội vàng thiếu kế hoạch, vi phạm các quy trình đầu tư, khắc phục hiện tượng vừa thiết kế vừa thi công, để nâng cao chất lượng dự án, chất lượng thiết kế đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Xoá bỏ tình trạng đầu tư dàn trải, dẫn đến dự án thiếu vốn phải thi công kéo dài, lãng phí thất thoát vốn đầu tư và làm mất thời cơ kinh doanh. Xoá bỏ bỏ cơ chế xin- cho, nguyên nhân phát sinh tiêu cực, làm thất thoát vốn đầu tư, làm hư hỏng cán bộ tham nhũng thoas hoá, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng ,Nhà Nước.
Bản chất của kế hoạch hoá đầu tư là dựa trên phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trên quy hoạch dàI hạn và ngắn hạn của các nghành dự báo thị trưòng tiêu thụ trong và ngoàI nước để định ra một bức tranh tổng thể cho đầu tư cả nước, của từng vùng, từng đạI bàn, dàI hạn và ngắn hạn .
Việc nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đàu tư đòi hỏi Nhà nước phảI qủan lí chặt chẽ các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoàI.
- Từ trước đến nay, luật pháp nước ta chưa đặt ra các chế tàI cụ thể đối với các tổ chức và cá nhân khi ra thực hiện cho đất nước, trong lĩnh vực được giao phụ trách .Do đó trong đầu tư xây dựng , mặc dù có nhiều dự án không đạt hiệu quả, bởi các chữ kí làm nghèo đất nước,nhưng vẫn không bị truy trách nhiệm . Để tránh tình trạng này cần tăng trách nhiệm cho các cơ quan và các tổ chức quản lí .
Viếc đề ra trách nhiệm của người phê duyệt , quyết định dự án đầu tư quả sử dụng vốn đầu tư .
--Bổ sung , hoàn thiện và quản lí chặt chẽ hệ thống quy phạm , định mức kinh tế – kỉ thuật và đơn giá trong đầu tư xây dung
Thứ nhất , giao cho bộ xây dựng là cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất và chịu trách nhiệm ban hành các quy phạm , tiêu chuẩn kỉ thuật và các định mức kihn tế kỉ thuật .
Thứ hai , khẩn trương sửa đổi ban hành hệ thống quy phạm , tiêu chuẩn kĩ thuật mới phù hợp với trình độ khoa học kĩ thuật hiện nay , để tránh những bất cập do lãnh phí trong đầu tư xây dựng .
Thứ ba, nhanh chóng sửa đổi và bổ sung hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong xây dựng
3 . Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dựng.
. Để phát huy vai trò quản lí vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, công tác này cần được coi trọng, cần được tiến hành hường xuyên sâu rộng:
Thứ nhất thanh tra kiểm tra trong đầu tư xây dựng cần kết hợp phổ biến giảI thích pháp luật, để ngăn ngừa các hành vi phạm luật. Đồng thời phát hiện những sơ hở trong các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng để kiến nghị các cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi thay thế bằng văn bản mới cho phù hợp phục vụ cho việc quản kí đầu tư.
Muốn làm được như vậy phảI hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm tra từ trung ương đến địa phương. PhảI nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của tổ chức kinh tế tiến hành đầu tư xây dựng. PhảI tăng cường đào tạo trình độ chuyên môn và coi trọng phẩm chất đạo đức thông qua quá trình thử thách rèn luyện đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra4
4. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ.
Phân bổ vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ hợp lí sẽ tạo điêù kiện khai thác triệt để lợi thế của vùng, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Đầu tư phát triển hợp lí vùng lãnh thổ, sẽ phát huy tốt những ưu việt của từng vùng. Đảm bảo tiệt kiệm chi phi vận tảI, sản xuất đào tạo ..Và phát triển kinh tế hàng háo. Nâng cao khả năng, trình độ chuyên môn hóa, tăng năng suất lao động xã hội, góp phần tiếp cận và giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng trong nước và quốc tế. Mặt khác, phân bổ vốn đầu tư hợp lí giữa các vùng còn là động lực mãnh mẽ góp phần giải quyết các mục tiêu xã hội như: xoá đói giảm nghèo, hạn chế chênh lệch giữa các vùng về mức sống, hưởng thụ văn hoá , môI trường …
Việc chuyển dịch hơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2001 –2010 cần theo các hướng cụ thể sau đây:
Một là, tập trung ưu tiên vốn đàu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật của các vùng kinh tế trọng đIểm
Hai là, chú trọngđầu tư nhằm hình thành và phát triển một số vùng kinh tế đặc biệt có cơ sơ hạ tầng kinh tế xã hội và thị trường phát triển làm nhân tố khuyến khích phát triển các vùng lân cận. …
Ba là, Để thực hiện CNH-HĐH trên phạm vi cả nước cần đầu tư phát triển giao thông, thuỷ lợi, đIện lực ở các vùng Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên và miền trung.
Bốn là Để kết hợp mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu công bằng xã hội không chỉ tập trung đầu tư vào các vùng có đIều kiện thuận lợi về hạ tầng kỉ thuật, các khu vức thành thị và các vùng kinh tế trọng đIểm mà cần chú ý đầug tư phát triển vùng núi, vùng sâu vùng xa (ở Tây nguyên và Miền núi phía Bắc).
Năm là, chú trọng hơn nữa đầu tư nhằm bảo tồn và phát triển nguồn tàI nguyên thiên nhiên sẵn có bằng cách đầu tư kết hợp, lồng ghép các chương trình. Như kết hợp chương trình xoá đói giảm nghèo với trồng rừng…
Đổi mới cơ cấu kĩ thuật của vốn đầu tư
Một là, chính sách đầu tư phảI thực hiện theo hướng ưu đãI, đối với các dự án có vốn đầu tư thiết bị chiếm trên 50%t ổng mức vốn đầu tư của dự án. Đồng thời thực hiện ciệc chuyển dịch từ ư đãI đầu tư sang ưu đãI sau đầu tư.
Hai là, không phê duyệt các dự án sản xuất mà mức đầu tư xây lắp chiếm tỉ trọng trên 50% tổng mức vốn đầu tư .
Ba là, giảm tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản khác trong tổng mức vốn đầu tư xuống còn 10%.
Đổi mới cơ cấu táI sản xuất của vốn đầu tư .
Một là, đối với những nhóm hiện nay đang chịu sự cạnh cạnh gay gắt trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế thì kiên quyết không đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất công nghệ, thiết bị lạc hậu.
Hai là, đối với những dự án xây dựng mới hoặc mở rộng khi cần thiết phảI đảm bảo đầu tư vào những thiết bị công nghệ tiên tiến, kết hợp hàI hoà giữa đầu tư chiều rộng và chiều sâu. Việc xét dự án ,cần chú ý lựa chọn các phương án sử dụng những thiết bị công nghệ tiên tiến một cách hợp lí với phương châm đI tắt .
Thứ ba, thực hiện các chính sách ưu tiên về thuế, cùng với ưu đãI đặc biệt cho các dự án thiên về đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Chú trọng việc đào tạo cán bộ đội như công nhân lành nghề, có khả năng nắm bắt nhanh, vận dụng kiến thức tiên tiến và công nghệ mới vào thực tiễn.
Bốn là, chính sách đầu tư phảI hướng vào hạn chế xây dựng mới và không được tiến hành đầu tư đối với các cơ sở sản xuất của máy móc thiết bị đã có. Các nguồn vốn của doanh nghiệp phảI ưu tiên cho việc đầu tư chiều sâu. Muốn vậy phảI đánh giá chính xác tài sản doanh nghiệp. Thực hiện khấu hao nhanh những TSCĐ cần thiết và khuyến khích doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị kỉ thuật.5
5. Hoàn thiện chiến lược thu hút đầu tư
Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp là nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí để phát triển kinh tế.
6. Xây dựng và lựa chọn đối tác đầu tư
Một là, phảI hướng trọng tâm lâu dàI vào công ty xuyên quốc gia, song cần chuẩn bị đIều kiện trong nước, nhất là cần có đối tác mạnh
Hai là, lựa chọn đối tác cho từng nghành, từng lĩnh vực.
7. Tiếp tục hoàn thiện đầu tư nước ngoàI.
Thủ tục đầu tư cũng là một vấn đề nổi cộm đang được từng bước cảI tiến. Để đảm bảo tính hấp dẫn cần kiên quyết thực hiện “một cửa” và quy định chặt chẽ thời gian tối đa giảI quyết thủ tục, hướng sắp tới cần nhanh chóng thực hiện tối ưu hoá các thủ tục hành chính, rút ngắn tối đa thời gian mà các nhà đầu tư phảI chi phí cho các công việc thủ tục.
8. Tăng cường kết cấu hạ tầng, hoàn thiện các chính sách khuyến khích.
Kết cấu hạ tầng là đIều kiện tiên quyết đối với thu hút đầu tư FDI.
Vì vậy trong thời gian trước mắt phảI tập trung thích đáng cho công việc này, nhất là hệ thống giao thông, cấp thoát nước khu đô thị, hệ thống công nghệ phụ trợ.
Cần đIều chỉnh sách để độ khuyến khích cao nhất và chính sách khuyến khích đối với các nhà đầu tư vào kết cấu hạ tầng, nông, lâm, trung du, miền núi.
9. Vấn đề bảo vệ môI trường.
Đây là vấn đề rất lớn cần được quan tâm từ đầu, nếu không sẽ khó khắc phục hậu quả không chỉ trứoc mắt mà còn về lâu dàI .Theo quy định hiện hành, Nhà nước đầu tư phảI báo cáo đánh giá tác động môI trường với nhiều nội dung nhiều mục tiêu kinh tế xã hội, ý nghĩa chính trị của dự án, phảI mô tả đIều kiện địa lí tự nhiên. ĐIều đó gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư, cho nên cần được quan tâm đúng mức.
10. Về bộ máy quản lí đầu tư nước ngoàI và đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư.
+) Về bộ máy quản lí đầu tư nước ngoàI
Cần nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lí đầu tư nước ngoàI theo hướng tinh giản, gọn nhẹ có hiệu lực.
+) Về đội ngũ cán bộ.
Cần phải có chiến lược đào tạo cán bộ. Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phảI là những chuyên gia trong từng lĩnh vực, có phong cách giao tiếp và trình độ nhận giao thành thạo.
11. Duy trì và ổn định chính trị xã hội.
Đây là môI quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư và ruỉ ro chính trị là rất lớn. Chúng ta phải duy trì ổn định chính trị xã hội, ngăn ngừa và loại bỏ nguy cơ gây mất ổn định chính trị. Tạo ra tâm lí yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoàI khi xem xét đầu tư vào Việt Nam.
12. Cải thiện môi trường pháp lí về đầu tư.
+) Cho phép thành lập liên doanh hoạt động trong giờ lĩnh lực thay vì chỉ hoạt động trong một số lĩnh vưc nhất định. Cho đến nay, theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam thì hânù như không cho các nhà đầu tư thành lập các doanh nghiệp đa mục đích hay đa dự án. Chính đIều đó làm cho các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn.
Thứ nhất: bó buộc các chủ đầu tư phảI thánh lập một thực thể pháp luật đối với mọi dự án và chi phí thành lập sẻ buộc phảI tăng lên rất nhiều.
Thứ hai: Nó làm chậm trễ các dự án đầu tư dẫn đến làm mất cơ hội và làm nản lòng các nhà đầu tư .
Thứ ba: Nó không cho phép củn cố các kết quả đã đạt được ở các dự án khác nhau cùng thực thể tức là không cho phép đa dạng hoá kinh doanh và tận dụng lợi thế của nó .
+) Mở rộng thêm đIều kiện chuyển nhượng cho các bên.
Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước,thuế có ảnh hưởng quyết định đến việc chi tiêu ngân sách. Ngân sách càng có nguồn thu lớn thì càng tạo ra được môI truờng tốt để khuyến khích đầu tư thuế thu đủ cho chi tiêu của ngân sách góp phần hạn chế lạm phát. ĐIều đó sẽ tạo ra môI trường tàI chính thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
Nguồn vốn ngày càng tăng tạo đIều kiện vật chất cho nhà nước đầu tư vào lĩnh vực tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian hồi vốn lâu như: cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục…và do đó tạo môI trưòng cần thiết để hấp dẫn FDI.
Thuế là biện pháp quan trọng trong chính sách ưu đãi đầu tư, hướng đầu tư vào các dự án thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Các ưu đãI sản xuất về thuế là sự khuyến khích quan trọng về mặt tàI chính để thu hút các nhà đâù tư vào một quốc gia hay khu vực nhất định.
Việc cảI thiện hệ thống thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI theo hướng: đơn giản hoá, dễ tính, đảm bảo lợi ích quốc gia, có tác dụng khuyến khích đầu tư và phù hợp với thông lệ quốc tế.
13. Thực hiện chiến lược khoa học công nghệ.
Một trong nhữn vai trò quan trọng của FDI là chuyển giao công nghệ.Thông qua các hình thức FDI, giữa các nước đã có sự chuyển giao công nghệ và bổ sung công nghệ cho nhau. Đối với các nước đang phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu thấp kém thì FDI được coi là một phương tiện hữu hiệu để nhập khẩu công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoàI. Thông qua FDI, các nước phát triển có đIều kiện xuất khẩu công nghệ trung gian và chuển giao công nghệ đã có phần lạc hậu so với trong nước . Các hình thức chuyển giao công nghệ thường có lợi cho cả hai bên phần lớn các nước đang phát triển như ở Việt Nam, có nhu cầu đổi mới về công nghệ và do đó có những biện pháp và chính sách cởi mở nhằm đẩy mạnh FDI và muốn nhập những ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến. Một vần đề quan trọng khác là FDI dẫn đến thay đổi về cơ cấu ngành trong nội bộ đất nước tại Việt Nam. Kể từ khi luật đầu tư nước ngoàI được ban hành đến nay đã làm xuất hiện một số nghành hoàn toàn mới như sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy, đIện tử…
14. Xử lí linh hoạt hình thức đầu tư.
- Khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nứơc ngoàI đối với những dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới; các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dàI, độ rủi ro cao, tỷ lệ lợi nhuận thấp
- Cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàI. Tất nhiên việc chuyển đổi phảI đảm bảo đIều kiện ổn định đuợc việc làm cho người lao động; bảo toàn được vốn góp của bên Viêt Nam.
c. phần kết luận
Hiện nay việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài(Viện trợ ODA, tín dụng thương mại, vốn đầu tư trực tiếp, FDI, tín phiếu trái phiếu, cổ phần, cổ phiếu, trong đó FDI là nguồn quan trọng nhất trong bốn nguồn đó)
Đang trở thành bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng hàng đầu, của nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để phát triển. Nhu cầu đầu tư đang trở nên đang vô cùng cần thiết trong đIều kiện của xu hướng quốc tế hoá đơì sống kinh tế, của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng gia tăng. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài đang la một nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng quan trọng và một trông những chỉ số cơ bản đánh gíá khả năng phát triển.
Việt Nam tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hôị từ đIểm xuất phát rất thấp về kinh tế, kỉ thuật xã hôị.Đảng và nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tổng quát là phải thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế chịnh trị -xã hội,cải thiện đời sống nhân dân,củng cố quốc phòng an ninh, tạo đIều kiện cho cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI.
Để đạt được mục tiêu nói trên phải thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó việc đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài có tầm quan trọng hàng đầu.
Cuộc vận động thu hút đầu tư nước ngoài vừa là hoạt động mới của Việt Nam, vừa được triển khai trong bối cảnh cạnh tranh công khai quyết liệt trên trị trường đầu tư giữa cac nước trên thế giới và khu vực.
Môi trường đầu tư,đó là tổng thể các yếu tố liên quan đến đIều kiện địa lí,kinh tế,chính trị,xã hội,văn hoá,pháp luật tạo nên những điều kiện thuận lợi và ưu thế cho các quốc gia thu hút một cách tốt nhất nguồn vốn bên ngoàI.
. Do đó phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua từ đó đề xuất những biện pháp cụ thể để huy động tối đa nguồn vốn này cho công cuộc phát triển kinh tế- xã hội trong những năm tới là vấn đề cần được quan tâm.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, nên bài viết không thể tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. một lần nữa em xin chân thành cam ơn thầy Tô Đức Hạnh đã giúp đỡ
TàI liệu tham khảo.
1. giáo trình kinh tế chính trị.
2. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Thời báo kinh tế Việt Nam Net, báo nhân dân, quân đội.
4. Tạp chí Ngày 1/2/2008: Kinh tế và phát trển của Đại học kinh tế quốc dân.
5. Tạp chí cộng sản Nghiên cứu kinh tế
6. Lý luận chính trị kinh tế và dự báo
7. Những giải pháp chính trị- kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.(1996 đến năm 2007)
8. Lê nin toàn tập : Tập 29- chượng II
9. Những vấn đề về hội nhập kinh tế.
10. Kinh tế châu á - Thái bình dương (số 1. 2-2007)
11. Kinh tế và dự báo số (2/2003) số 3/2001,số 9/2003
12. TàI chính số 8/2006
13. Thương mạI số 40/2006
14. Tạp chí xây dựng số 7/ 2005
15. Kinh nghiệm huy động cho phát triển cao của Nhật Bản.
16. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: kết quả và giải pháp thúc đẩy( số 10- 2000)
17. Văn kiện Đại hội Đảng VII.VIII
18. Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
19. Phát triển kinh tế.
20. Nghiên cứu – lý luận số 4/ 2004
21. Các trang web liên quan
www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=241 - 52k -
vietnamese.vietnam.usembassy.gov/refupdate0801.html -
www.dmoz.org/World/Vietnamese/Tin_tức/ - 27k –
dantri.com.vn/ - 140k
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10466.doc