LỜI MỞ ĐẦU.
Như chúng ta đã biết toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan của thời đại, nhận thức đúng đắn được điều này Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt trong những năm gần đây, luôn đẩy mạnh và thực hiện các chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đưa nền kinh tế nước ta hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. Khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, thì nền kinh tế của chúng ta sẽ hoạt động theo những quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh vv .Và khi đó vai trò của chính phủ lại càng được khẳng định trong việc định hướng nền kinh tế, khắc phục những khuyết tật mà kinh tế thị trường gây ra, đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay, khi mà nền kinh tế nước ta chịu sự tác động trức tiếp bởi những biến động của nền kinh tế toàn cầu, thì việc ổn định vĩ mô nền kinh tế đã trở thành yếu tố quyết định đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước cũng như các nhà đầu tư từ nước ngoài yên tâm hoạt động một cách có hiệu quả. Nhưng làm thế nào mà chính phủ có thể nhận biết được những dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế? Sự bất ổn đó đang ở mức độ nào ? Xu hướng biến động của nó ra sao?.Có một chỉ tiêu có thể giúp chính phủ đánh giá được mức ổn định của nền kinh tế, đó là chỉ số giá tiêu dùng.
Chỉ số giá là một công cụ phản ánh thực trạng của nền kinh tế, thông qua mức lạm phát cao hay thấp là ta có thể đánh giá được mức ổn định của nền kinh tế đó.
Chúng ta có thể đánh giá đúng đắn sự biến động về lượng của nhiều chỉ tiêu kinh tế thông qua việc sử dụng chỉ số giá để loại trừ sự biến động của giá cả trong các chỉ tiêu đó, đặc biệt là khi ta tính các chỉ tiêu đánh giá mức sông thực tế của các tầng lớp dân cư.
Nhờ sử dụng chỉ số giá mà ta có thể đánh giá chính xác trị giá của các loại tài sản để từ đó đưa các điều chỉnh phù hợp trong các quan hệ kinh tế.
Và chỉ số giá còn là cơ sở để các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt là các kế hoạch tài chính và ổn định giá cả.
Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng như trên em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu mang tên: “Phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê và vận dụng vào tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”.
Mục đích của việc nghiên cứu trước hết là để nâng cao trình độ cũng như nhận thức về phương pháp chỉ số trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, sau đó em mong muốn có thể góp một phần nhỏ bé nào đó vào việc hoàn thiện hơn phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng của nước nhà.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Chu Bích Ngọc GV khoa Thống kê kinh tế_ĐHKTQD đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề án của mình.
MỤC LỤC.
Trang
LỜI MỞ ĐẦU. 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ SỐ. 3
I.Khái niệm, đặc điểm, và tác dụng của chỉ số trong thống kê. 3
1.Khái niệm về chỉ số. 3
2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong thống kê. 3
3. Phân loại chỉ số. 3
4. Quyền số của chỉ số thống kê. 4
5. Tác dụng của chỉ số trong phân tích thống kê. 5
II. Phương pháp phân tích chỉ số. 5
1.Chỉ số phát triển. 5
1.1.Chỉ số đơn. 5
1.2. Chỉ số chung. 6
2.Chỉ số không gian. 9
2.1. Chỉ số đơn. 9
2.2. Chỉ số tổng hợp. 10
III. Hệ thống chỉ số. 10
1.Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số. 10
1.1. Khái niệm. 10
1.2. Cấu thành của hệ thống chỉ số. 10
2. Tác dụng của hệ thống chỉ số. 11
3. Phương pháp xác định hệ thống chỉ số. 11
3.1. Phương pháp liên hoàn. 11
3.2. Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt. 13
4. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức. 14
4.1. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân. 14
4.2. Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức. 15
5. Hệ thống chỉ số phân tích trong trường hợp tổng thể bao gồm các bộ phận không so sánh được. 16
PHẦN II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG VIỆC TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 17
1.Khái niệm và công thức tính chỉ số giá tiêu dùng. 17
2.Lập bảng giá kỳ gốc cố định. 18
3. Lập quyền số kỳ gốc. 18
4. Chọn danh mục mặt hàng đại diện. 19
5. Mạng lưới thu thập giá. 21
5.1. Lựa chọn số lượng khu vực điều tra, điểm điều tra. 21
5.2. Phương pháp điều tra giá tiêu dùng. 23
5.3. Thời gian điều tra giá. 23
6. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng. 24
6.1. Tính giá bình quân từng kỳ điều tra của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị. 24
6.2. Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị. 25
6.3. Tính giá bình quân tháng cho cả tỉnh, thành phố của các mặt hàng và dịch vụ đại diện. 26
6.4. Tính chỉ số giá tiêu dùng hàng thàng riêng cho khu vực thành thị và nông thôn. 26
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HƠN PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở NƯỚC TA. 35
1.Về phạm vi tính chỉ số giá tiêu dùng. 35
2. Về việc lựa chọn thời kỳ của quyền số. 35
3.Về tính chỉ số giá tiêu dùng cho các khoảng thời gian khác nhau: 35
KẾT LUẬN 36
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê và vận dụng vào tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng tiêu thụ: đây là loại chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh khối lượng tiêu thụ của từng mặt hàng qua thời gian.
iq =
Trong công thức trên: q1: là khối lượng hàng hoá kỳ báo cáo
q0: là khối lượng hàng hoá kỳ gốc
iq phản ánh biến động khối lượng của từng loại hàng hoá ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
- Các đặc tính của chỉ số đơn:
+ Tính nghịch đảo: Nếu ta hoán vị kỳ gốc và kỳ nghiên cứu, kết quả thu được sẽ là gia trị nghịch đảo của chỉ số cũ.
+ Tính liên hoàn: Tích của các chỉ số liên hoàn hoặc tích của các chỉ số định gốc liên tiếp sẽ bằng chỉ số định gốc tương ứng.
+ Tính thay đổi gốc: Ta có thể suy ra các chỉ số gốc của kỳ dài hơn khi biết các chỉ số gốc của những kỳ ngắn hơn trong kỳ đó.
Các chỉ số đơn có công dụng rất lớn trong việc phản ánh sự thay đổi các hiên tượng đơn giản, đồng nhất. Ngoài ra chúng còn quan trọng do tác dụng hỗ trợ cho việc tính các chỉ số tổng hợp, khi các chỉ số này không thể tính được trực tiếp.
1.2. Chỉ số chung.
Các chỉ số đơn chỉ cho ta so sánh mức biến động từng loại hàng hoá, chưa cho ta có được một cái nhìn chung về sự biến động của toàn bộ các loại hàng hoá trên thị trường, do đó ta phải sử dụng chỉ số chung hay còn gọi là chỉ số tổng hợp.
1.2.1. Chỉ số tổng hợp giá cả.
*. Chỉ số tổng hợp giá cả phản ánh mức biến động giá chung của một nhóm hàng hoá nào đó ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Nếu ta dùng phương pháp trung bình giản đơn của các chỉ số đơn để tính ra chỉ số tổng hợp thì sẽ không hợp lý vì nó chưa phản ánh được khối lượng hàng hoá trên thị trường, ta cần phải chọn quyền số để dưa vào công thức chỉ số, từ đó có thể tính được chỉ số tổng hợp một cách chính xác hơn.
*.Về quyền số của chỉ sổ trên: Nhân tố đóng vai trò làm quyền số cho từng loại hàng hoá là khối lượng hàng hoá (q). Thời kỳ của quyền số có thể được xác định ở kỳ gốc, kỳ nghiên cứu hay kỳ cố định nào đó. Cũng chính vì vậy mà chúng ta có thể có các loại chỉ số tổng hợp giá cả sau:
- Chỉ số tổng hợp giá cả Laspayres:
Chỉ số này sử dụng khối lượng tiêu thụ hàng hoá q0 ở kỳ gốc làm quyền số.
I=
Trong công thức trên: I: l à chỉ số tổng hợp giá cả Laspayres
q0: là khối lượng của mặt hàng nào đó kỳ gốc
p1, p0 là giá của mặt hàng đó tương ứng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
Ta thấy chỉ mang ý nghĩa giả định còn mang ý nghĩa thực tế.
- : Phản ánh mức tăng hay giảm doanh thu giả định ở kỳ nghiên cứu do ảnh hưởng biến động giá bán các mặt hàng giữa hai kỳ.
- Chỉ số tổng hợp giá cả Paache:
Chỉ số này sử dụng khối lượng tiêu thụ hàng hoá q1 ở kỳ nghiên cứu làm quyền số.
I=
Trong công thức trên: I: là chỉ số tổng hợp giá cả Paache
q1: là khối lượng của mặt hàng nào đó kỳ nghiên cứu
p1: p0 là giá của mặt hàng đó tương ứng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
Ta thấy chỉ mang ý nghĩa giả định còn mang ý nghĩa thực tế.
- : Phản ánh mức tăng hay giảm doanh thu thực tế ở kỳ nghiên cứu do ảnh hưởng biến động giá bán các mặt hàng giữa hai kỳ.
-Chỉ số tổng hợp giá cả Fisher:
Đây chính là số bình quân nhân của hai chỉ số tổng hợp giá cả Laspayres và chỉ số tổng hợp giá cả Paache có hai quyền số khác nhau, nó kết hợp cả hai quyền số q0 và q1:
Công thức :
I=
Chỉ số Fisher được vận dụng trong trường hợp có sự chênh lệch quá lớn giữa chỉ số Laspayres và chỉ số Paache do sự ảnh hưởng của cơ cấu tiêu thụ các mặt hàng.
Theo cách tính này ta không xác định được giá trị tuyệt đối của doanh thu. Mặt khác chỉ số giá là một chỉ tiêu kinh tế, nó đựơc xây dựng trên cơ sở lý luận kinh tế, có đối tượng là hiện tượng kinh tế phức tạp chứ không phải là chỉ tiêu bình quân nên không thể giải thích chỉ số theo quan điểm xác suất, không chỉ có xuất phát từ những tiêu chuẩn toán học mà quên đi nội dung kinh tế. Hơn nữa trong thực tế việc tính toán hệ thống quyền số kỳ báo cáo ở phạm vi rộng khó thực hiện, và nó cũng không có ý nghĩa kinh tế nên nó không thiết thực.
- Chỉ số tổnghợp giá cả theo phương thức số bình quân:
Được sử dụng để tính chỉ số tổng hợp giá cả Ip từ các chỉ số đơn về giá bán của từng mặt hàng ip .
+ Xét trường hợp chỉ số giá Laspayres:
I= =
Trong đó ip là chỉ số đơn giá từng mặt hàng.
Ta có thể thấy rằng chỉ số tổng hợp giá cả là trung bình cộng gia quyền của các chỉ số đơn về giá bán từng mặt hàng trong đó p0q0 đóng vai trò là quyền số. Ý nghĩa của quyền số này là phản ánh doanh thu từng mặt hàng ở kỳ gốc.
Nếu biết tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng trong kỳ gốc d0:
d0 = Thì ta lại có: I=
Trong công thức trên d0 đóng vai trò là quyền số.
+ Xét trường hợp chỉ số Paache:
I= =
Theo công thức trên thì chỉ số tổng hợp giá cả là trung bình điều hoà gia quyền của chỉ số đơn về giá bán của từng mặt hàng với quyền số là doanh thu từng mặt hàng của kỳ nghiên cứu.
Nếu biết tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng kỳ nghiên cứu d1
d1= Ta có: I=
- Chỉ số tổng hợp giá cả theo công thức bình quân với trọng số:
Trong trường hợp không cập nhật trực tiếp về doanh thu các mặt hàng, thì yếu tố trọng số được sử dụng để thể hiện sự khác biệt hay vai trò của từng mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng.
Ip =
Trong đó m là trọng số tương ứng đối với mặt hàng thứ i.
1.2.2. Chỉ số tổng hợp lượng hàng hoá tiêu thụ (Iq).
Chỉ số tổng hợp số lượng cũng có tầm quan trọng rộng lớn. Khi quan sát sự biến động của tổng sản phẩm trong nước(GDP) hoặc sản lượng sản phẩm hiện vật (của từng ngành), ta phải dùng giá so sánh (chọn từ một mốc thời gian nào đó) để loại trừ ảnh hưởng của biến động giá cả, đó chính là chỉ số tổng hợp số lượng Laspayres. Chỉ số này cũng dùng để so sánh các đại lượng bằng tiền khác, khi muốn loại trừ ảnh hưởng của giá cả.
Công thức:
Iq =
Chỉ số tổng hợp số lượng cũng có thể dung trọng số, tương tự như đối với chỉ số tổng hợp giá cả. Lúc này chỉ cần có chỉ số đơn của số lượng ( sản phẩm, hàng hoá...) và trọng số thích hợp là có thể có chỉ số tổng hợp số lượng.
Trong công thức trên quyền số là nhân tố q : là giá bán tương ứng của các mặt hàng, nó mang ý nghĩa công ước chung và giữ vai trò trong việc chuyển các mặt hàng có đơn vị tính khác nhau về cùng một đơn vị tính. p có thể xác định ở kỳ nghiên cứu, kỳ gốc hay kỳ cố định.
Công thức tính chỉ số tổng hợp số lượng hàng tiêu thụ:
Sự khác biệt
về quyền số
Chỉ số Laspayres
Chỉ số
Passche
Chỉ số
Fisher
Giá bán p
I=
I=
I =
Doanh thu pq
I=
I=
I =
2.Chỉ số không gian.
Là loại chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở hai điều kiện không gian khác nhau.
2.1. Chỉ số đơn.
Là loại chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh từng mặt hàng ở hai thị trường:
- Chỉ số đơn giá:
Ip A/B =
Trong đó: Ip A/B là chỉ số đơn giá
PA là giá của hàng hoá ở thị trường A
PB là giá của hàng hoá ở thị trường B
- Chỉ số lượng tiêu thụ:
Iq A/B =
Trong đó : Iq A/B là chỉ số đơn số lượng tiêu thụ
qA là lượng hàng hoá ở thị trường A
qB là lượng hàng hoá ở thị trường B
2.2. Chỉ số tổng hợp.
2.2.1 Chỉ số không gian về lượng hàng tiêu thụ.
Công thức tính: Iq A/B =
Trong đó = là quyền số, phản ánh giá bình quân từng mặt hàng tính chung ở hai thị trường.
qA, qB là lượng của hàng hoá ở hai thị trường tương ứng A và B
2.2.2. Chỉ số không gian về giá bán.
Công thức tính: Iq A/B =
Trong đó phản ánh tổng khối lượng tiêu thụ tương ứng từng mặt hàng
pA, pB là giá của hàng hoá ở hai thị trường tương ứng Avà B
III. Hệ thống chỉ số.
Trong thực tế có nhiều các nhân tố nguyên nhân khác nhau cùng ảnh hưởng đến một nhân tố kết quả, khi ta phân tích mối quan hệ này bằng phương pháp chỉ số ta phải dùng nhiều các chỉ số nhân tố để phân tích, tức là ta phải dùng một hệ thống chỉ số.
1.Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số.
1.1. Khái niệm.
Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau hợp thành một phương trình cân bằng.
Ví dụ: CS sản lượng = CS NSLĐ* CS quy môLĐ
CS doanh thu = CS giá bán đơn vị* CS lượng hàng tiêu thụ
CS CFSX = CS giá thành đơn vị * CS khối lượng sản phẩm
1.2. Cấu thành của hệ thống chỉ số.
- Chỉ số toàn bộ: là chỉ số nêu lên biến động cuả hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố cấu thành
- Các chỉ số nhân tố: bao gồm từ hai chỉ số nhân tố trở lên, trong đó mỗi chỉ số nêu lên biến động của một nhân tố và ảnh hưởng biến động của nhân tố đó đối với hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố.
2. Tác dụng của hệ thống chỉ số.
- Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp, trong đó ảnh hưởng của từng nhân tố có thể được biểu hiện bằng số tương đối hay số tuyệt đối.
- Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống.
3. Phương pháp xác định hệ thống chỉ số.
3.1. Phương pháp liên hoàn.
3.1.1. Đặc điểm của phương pháp liên hoàn:
- Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố cấu thành thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số nhân tố.
- Trong hệ thống chỉ số, chỉ số toàn bộ bằng tích các chỉ số nhân tố và mẫu số của chỉ số nhân tố nhân tố đứng trước tương ứng là tử số của chỉ số nhân tố đứng sau.
- Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ bằng tổng các chênh lệch tuyết đối giữa tử số và mẫu số của các chỉ số nhân tố, đặc điểm này dùng để phân tích biến động trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu.
3.1.2. Các bước xây dựng hệ thống chỉ số.
- Phân tích chỉ tiêu tổng hợp hay chỉ tiêu nghiên cứu ra các nhân tố cấu thành.
- Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự tính chất lượng giảm dần và tính số lượng tăng dần.
- Viết hệ thống chỉ số trong đó các chỉ số nhân tố được thiết lập theo nguyên tắc:
+ Đối với nhân tố chất lượng sử dụng quyền số là nhân tố số lượng kỳ nghiên cứu.
+ Đối vơi nhân tố số lượng sử dụng quyền số là nhân tố chất lượng ở kỳ gốc.
*. Ta hãy xét mối quan hệ sau:
Doanh thu = giá cả hàng hoá*số hàng hoá tiêu thụ)
Nhìn chung quan hệ này đựơc biểu hiện bằng:
Giá trị = giá * lượng)
Từ đây ta cũng có:
Chỉ số giá trị = Chỉ số giá* Chỉ số số lượng
Tuy nhiên, do các cách xây dựng chỉ số giá cả và chỉ số số lượng khác nhau, nên ta cũng có các hệ thống chỉ số khác nhau:
Theo Laspayres: = *
Theo Passche: = *
Hai hệ thống trên không cho ta đẳng thức để đảm bảo quan hệ tích số đã nêu ở phần đầu.
Theo cách của Fisher, ta có đẳng thức, nhưng cách tính toán rất phức tạp:
=
Trong thực tế ta còn có cách tính đơn giản như sau:
= *
Trong công thức này, chỉ số tổng hợp giá cả là của Paache, còn chỉ số tổng hợp số lượng là của Laspayres. Trong một thời gian dài trước đây, ở nước ta đã dùng hệ thống chỉ số này để phân tích kinh tế và sau này cũng còn tiếp tục dùng vì nó có nhiều ưu điểm:
+ Bảo đảm đẳng thức về mặt toán học, thuận tiện cho việc tính toán trong phân tích.
+ Có thể dùng để tính một chỉ số khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống.
Hệ thống chỉ số tổng hợp được dùng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đối với một hiện tượng phức tạp, cho ta các thông tin mới về sự biến động của hiệ tượng theo sự tác động của các nhân tố cấu thành đó. Vì vậy, hệ thống này còn được dùng cho nhiều quan hệ khác.
Hệ thống này cũng có các biến đổi để dùng trong phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp, của một vùng lãnh thổ...
= *
Tức là :
Chỉ số phát triển = Chỉ số hoàn thành kế hoạch* Chỉ số kế hoạch
Nếu dùng chỉ số tổng hợp giá cả và chỉ số tổng hợp có trọng số, khi ghép thành hệ thống chỉ số cần chú ý sử dụng các trọng số giống nhau để đảm bảo đẳng thức toán học của hệ thống.
3.2. Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt.
3.2.1. Đặc điểm của phương pháp:
- Là phương pháp nêu lên ảnh hưởng biến động riêng của mỗi nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp, trong đó các chỉ số phản ánh biến động riêng của mỗi nhân tố được thiết lập với quyền số kỳ gốc.
- Trong hệ thống chỉ số ngoài chỉ số nhân tố còn có chỉ số liên hệ biểu hiện ảnh hưởng chung của các nhân tố cùng biến động hoặc cùng tác động lẫn nhau.
3.2.2. Các bước xây dựng hệ thống chỉ số:
- Phân tích chỉ tiêu tổng hợp ra các nhân tố cấu thành.
- Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự tính chất lượng giảm dần, tính số lượng tăng dần.
- Viết hệ thống chỉ số trong đó mỗi chỉ số nhân tố sử dụng quyền số kỳ gốc và chỉ số liên hệ- là chỉ số đảm bảo cân bằng của hệ thống chỉ số.
*. Ví dụ ta hãy phân tích tổng doanh thu theo phương pháp biểu hiện biến động riêng biệt:
Ta có chỉ số toàn bộ:
= . . k
Trong đó k = .
Δ = - = + +
- : là chỉ số toàn bộ nêu lên biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố.
: phản ánh biến động riêng cua giá bán các mặt hàng ảnh hưởng đến tổng doanh thu.
: phản ánh biến động riêng của lượng tiêu thụ các mặt hàng ảnh hưởng đến tổng doanh thu.
: phản ánh kết quả cùng biến động và cùng tác động của giá và lượng hàng tiêu thụ ảnh hưởng đến tổng doanh thu.
Ta thấy trong trường hợp có nhiều nhân tố cấu thành thì ta không thể xác định chính xác các chỉ số, đây cũng chính là hạn chế của phương pháp này.
4. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức.
4.1. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân.
Hệ thống chỉ số của số trung bình có tác dụng rất rõ rệt trong phân tích kinh tế- xã hội. Bất kỳ một sự thay đổi cơ cấu nào trong tổng thể hiện tượng cũng đều tác dụng ( có lợi hoặc có hại, tuỳ theo chiều hướng chuyển dịch của cơ cấu) đến các chỉ tiêu phản ánh các mặt của hiện tượng. Vì vậy cần có hệ thống chỉ số này để hiểu rõ cơ chế của ảnh hưởng đó và có cách xử lý cần thiết. Ta có mô hình phân tích như sau:
= .
. hay I() = I(X) . I(f)
Biến động tuyệt đối:
∆ = - = ( - ) + ( - )
(1) (2) (3)
Trong đó:
, là các chỉ tiêu bình quân tương ứng của kỳ gốc và kỳ báo cáo.
X1 , X0 là các lượng biến của tiêu thức tương ứng kỳ báo cáo và kỳ gốc.
là chỉ tiêu bình quân kỳ báo cáo giả định các lượng biến không thay đổi so với kỳ gốc.
f1, f0 là các trọng số tương ứng của các lượng biến ở kỳ báo cáo và kỳ gốc.
Ý nghĩa:
(1) là chỉ số cấu thành khả biến: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành.
(2) là chỉ số cấu thành cố định: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng biến động của lượng biến tiêu thức trong điều kiện kết cấu tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu không đổi.
(3) là chỉ số ảnh hưởng kết cấu: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng biến động kết cấu tổng thể.
4.2. Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức.
Tổng lượng biến tiêu thức được biểu hiện theo công thức chung: = .
Từ đó ta có các mô hình phân tích như sau:
- Xét mô hình 1: Phân tích tổng lượng biến theo hai nhân tố là lượng biến và quy mô của từng bộ phận:
= *
Cách phân tích mô hình này tượng tự như phân tích mô hình tổng doanh thu ở trên.
- Xét mô hình 2: có thể có các dạng sau:
+ Mô hình do ảnh hưởng của hai nhân tố:
= *
Dạng rut gọn:
= .
Từ đó ta có biến động tuyệt đối :
Δ = - = (-) + (-)
+ Mô hình do ảnh hưởng của ba nhân tố :
= * *
(1) (2) (3) (4)
Ta có biến động tuyệt đối:
Δ=- =(-)+(-)+(-)
Ý nghĩa:
(1) phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành.
(2) phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động của nhân tố lượng biến.
(3) phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động của kết cấu tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu.
(4) phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động của quy mô tổng thể.
5. Hệ thống chỉ số phân tích trong trường hợp tổng thể bao gồm các bộ phận không so sánh được.
Bộ phân không so sánh được là những bộ phận trong tổng thể chỉ xuất hiện ở kỳ gốc hoặc kỳ nghiên cứu.
Ví dụ ta phân tích cơ cấu doanh thu các mặt hàng trong đó có:
+ Các mặt hàng thuộc bộ phận so sánh được có khối lượng là qs với giá ps.
+ Các mặt hàng thuộc bộ phận không so sánh được bao gồm: Các mặt hàng xuất hiện ở kỳ gốc nhưng mất đi ở kỳ nghiên cứu và các mặt hàng không xuất hiện ở kỳ gốc nhưng xuất hiện ở kỳ nghiên cứu.
Ta có mô hình phân tích tổng hợp doanh thu:
= ** *
Trong đó:
p1, p0 là gía của các mặt hàng tương ứng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
q1, q0 là lượng các mặt hàng tương ứng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
ps1, ps0 là gía của các mặt hàng tương ứng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc thuộc bộ phận so sánh được.
qs1, qs0 là lượng các mặt hàng tương ứng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc thuộc bộ phận so sánh được.
phản ánh biến động tổng doanh thu do ảnh hưởng xuất hiện của các mặt hàng mới.
phản ánh biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của việc mất đi các mặt hàng cũ thuộc bộ phận không so sánh được.
PHẦN II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG VIỆC TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Như chúng ta đã biết, hiện nay ổn định giá cả là một trong những mục tiêu lớn của bất cứ một nền kinh tế vĩ mô nào, vì sự biến động của giá cả có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước ta thông qua các yếu tố cung cầu, giá cả, sức mua của đồng tiền, tỷ giá hối đoái vv... để điều tiết các hoạt động của nền kinh tế, ổn định gía cả, nhằm đạt hiệu quả cao trong môi trường hợp tác và cạnh tranh, đồng thời nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá, do đó chúng ta phải xem xét và coi trọng yếu tố giá cả cũng như sự biến động của nó. Chính vì vậy việc tính chỉ số giá tiêu dùng là một công việc rất cần thiết, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về chỉ số giá tiêu dùng và vấn đề vận dụng phương pháp chỉ số trong thống kê vào việc tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay như thế nào.
1.Khái niệm và công thức tính chỉ số giá tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số dùng để phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá cả khi người tiêu dùng nua hàng hoá và chi trả cácdịch vụ phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày.
Giá tiêu dùng được thể hiện thông qua giá bán lẻ hàng hoá ở thị trường và giá dịch vụ phục vụ sinh hoạt đời sống của dân cư.
Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ giá bán lẻ hàng hoá tiêu dùng và giá dịch vụ phục vụ đời sống dân cư thuộc tất cả các thành phần kinh tế tham gia bán lẻ hàng hoá và hoạt động kinh doanh dịch vụ trên thị trường.
Hiện nay ở nước ta đang sử dụng công thức Laspayres để tính giá tiêu dùng với quyền số và giá kỳ gốc là năm 2000, công thức như sau:
Ip = .100% = ..100
Trong đó : Ip là chỉ số giá tiêu dùng
Pt là giá kỳ báo cáo
P0 , q0 là giá và lượng các mặt hàng kỳ gốc
D0 là quyền số cố định kỳ gốc: D0 = Để tính chỉ số giá tiêu dùng, chúng ta phải thực hiện một số các công đoạn rất phức tạp, khó khăn, những công việc này sẽ được trình bày trong những phần tiếp theo sau đây.
2.Lập bảng giá kỳ gốc cố định.
Ở Việt Nam ta hiện nay, giá gốc so sánh của chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng, hàng năm là giá tiêu dùng bình quân năm 2000 và sẽ cố định trong khoảng 5 năm, thu thập giá bán lẻ bình quân năm 2000 của các mặt hàng đại diện để sử dụng làm làm giá kỳ gốc cố định hay là giá kỳ gốc. Các tỉnh, thành phố lập bảng giá kỳ gốc và cố định trong một số năm để làm gốc so sánh cho tất cả các tháng từ năm 2001, nguồn số liệu để lập bảng giá kỳ gốc là: Báo cáo “ Giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng” 12 tháng của năm 2000. Đối với các mặt hàng và dịc vụ đã điều tra giá trong các tháng của năm 2000, tính giá bình quân bằng phương pháp bình quân số học giản đơn giá của các mặt hàng đó trong tháng. Những mặt hàng và dịch vụ có trong danh mục nhưng chưa điều tra giá trong năm 2000 thì phải lấy lại giá của một số tháng trong năm 2000 bằng phương pháp hồi tưởng và tính giá bình quân bằng phương pháp bình quân số học giản đơn các mặt hàng đó của các tháng.
3. Lập quyền số kỳ gốc.
Quyền số năm 2000 được sử dụng để tính chỉ số giá tiêu dùng và được cố định trong khoảng 5 năm, quyền số này là cơ cấu chi tiêu hộ gia đình năm 2000, là tỷ trọng từng nhóm hàng trong danh mục so với tổng chi của hộ gia đình.
Ví dụ năm 2003 ta xác định được quyền số như sau:
Quyền số 10 nhóm tiêu dùng cấp 1 của Việt Nam.
STT
Nhóm hàng
Quyền số (%)
1
Lương thực, thực phẩm:
+ Lương thực
+ Thực phẩm
47,90
13,08
28,58
2
Đồ uống và thuốc lá
4,50
3
May mặc, giày dép, mũ nón
7,63
4
Nhà ở và vật liệu xây dựng
8,23
5
Thiết bị và đồ dùng gia đình
9,20
6
Dược phẩm, y tế
2,40
7
Phương tiện đi lại, bưu điện
0,07
8
Giáo dục
2,89
9
Văn hoá, thể thao, giải trí
3,81
10
Hàng hoá và dịch vụ khác
3,36
( Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2003)
4. Chọn danh mục mặt hàng đại diện.
Khi chúng ta tính chỉ số giá tiêu dùng, ta phải tính được giá tiêu dùng, giá này được thống kê trên cơ sở giá bán lẻ của các mặt hàng và dịch vụ đại diện mà ta đã chọn. Các Cục Thống kê thuộc các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình tiêu dùng và thị hiếu tiêu dùng thực tế của địa phương, đối chiếu danh mục mặt hàng và dịch vụ đại diện do Tổng Cục Thống kê đã chọn làm chuẩn, với các mặt hàng và dịch vụ có quy cách, phẩm chất, nhãn hiệu rõ ràng làm danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện của địa phương.
Do cơ cấu các mặt hàng trên thị trường luôn có sự thay đổi do đó hiện nay Tổng cục Thống kê đã tiến hành điều chỉnh lại danh mục hàng hoá và dịch vụ để loại bỏ các loại hàng hoá và dịch vụ đã lạc hậu, ít được tiêu dùng trên thị trường, đồng thời bổ sung các loại hàng hoá và dịch vụ mới xuất hiện trở nên phổ biến được nhiều người tiêu dùng, và hiên nay danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện để tính chỉ số giá tiêu dùng bao gồm 396 mặt hàng và dịch vụ, các mặt hàng đại diện được chia thành 10 nhóm cấp 1, 34 nhóm cấp 2, và 86 nhóm cấp 3, trong đó có 32/86 nhóm cấp 3 đã được chia thành 75 nhóm cấp cơ sở (cấp 4), các nhóm cấp 3 còn lại vẫn giữ nguyên như trứơc.
Từ danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện chuẩn của cả nước, các Cục Thống kê, tiến hành chọn các mặt hàng cụ thể tại địa phương theo các yêu cầu sau:
Trên cơ sở các nhóm mặt hàng của danh mục chuẩn, xác định tên mặt hàng và dịch vụ của địa phương với qui cách, phẩm cấp cụ thể, mô tả rõ ràng, chi tiết, để bảo đảm thu thập được giá các mặt hàng cùng chất lượng giữa các kỳ điều tra. Cụ thể là:
- Đối với hàng hoá, cần xác định rõ các đặc tính mô tả của mỗi mặt hàng như: nhãn hiệu, thành phần cấu tạo, số moden, kiểu dáng, cỡ, loại, mầu, dạng đóng gói... ví dụ: Bánh qui mặn AFC của công ty Kinh Đô, hộp giấy 200 gram; áo sơmi nam Việt tiến, dài tay, 70% cotton, cỡ 39...
- Đối với các mặt hàng có nhiều nhãn hiệu, chủng loại, qui cách phẩm cấp, kích cỡ khác nhau, dễ bị nhầm lẫn với một mặt hàng khác – (ví dụ: sữa bột, đồ dùng nhà bếp, quần áo may sẵn ...) cần hướng dẫn kỹ để điều tra viên thu giá đúng mặt hàng có phẩm cấp qui cách đã xác định trong danh mục.
- Đối với dịch vụ, tuy có khó khăn hơn trong việc xác định đặc tính, chất lượng của chúng, tuy nhiên cần chọn những tiêu thức mô tả nổi bật về từng loại dịch vụ để đưa vào danh mục. Ví dụ: trong dịch vụ y tế, nếu chọn dịch vụ chữa răng thì cần phải ghi rõ: công hàn một răng thường tại phòng khám tư nhân; hoặc công khám đa khoa thông thường tại phòng khám dịch vụ của bệnh viện; hoặc trong dịch vụ vui chơi giải trí, chọn vé vào bể bơi .
Danh mục hàng hóa ở chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ được xét theo tiêu thức người bán còn chỉ số giá tiêu dùng dựa trên tiêu thức người mua, do đó việc phân chia các nhóm hàng, ngành hàng có khác nhau, cụ thể như sau:
Trong điều tra doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, toàn bộ hàng hoá và dịch vụ được chia thành hai nhóm lớn là hàng hoá và dịch vụ. Trong mỗi nhóm lớn lại được chia thành nhiều nhóm, trong từng nhóm chia thành các phân nhóm nhỏ, và trong mỗi phân nhóm nhỏ sẽ có một hay nhiều mặt hàng đại diện, cụ thể như sau:
Toàn bộ hàng hoá và dịch vụ được chia thành 2 nhóm lớn là : Hàng hoá và dịch vụ.
Hàng hoá được chia thành:
+Hàng lương thực, thực phẩm.
+Hàng phi lương thực, thực phẩm.
Hàng lương thực, thực phẩm được chia thành:
+Hàng lương thực
+Hàng thực phẩm
Hàng lương thực được chia thành 3 phân nhóm:
+Gạo, gạo nếp các loại.
+Lương thực chế biến.
+Lương thực khác.
Trong điều tra chi tiêu hộ gia đình, hàng hoá và dịch vụ được phân tổ theo hoạt động chi tiêu chính của dân cư, từ đó danh mục mặt hàng được chia thành 3 cấp:
Cấp 1: gồm những khoản chi phản ánh từng hoạt động chính cho đời sống hàng ngày: Ăn, Uống và hút, May mặc, Nhà ở, Thiết bị và đồ dùng gia đình, Y tế và chăm sóc sức khoẻ, Đi lại và bưu điện, Giáo dục, Văn hoá thể thao và giải trí, Chi phí cho đồ dùng và dịch vụ khác.
Cấp 2: bao gồm nhiều nhóm thuộc mỗi ngành cấp1, chẳng hạn như Ngành Uống và hút bao gồm: Đồ uống không cồn, rựu bia, Thuốc hút.
Cấp 3: bao gồm các nhóm nhỏ hơn thuộc mỗi ngành cấp 2.
Chỉ số giá tiêu dùng đo lường sự thay đổi giá của những hàng hóa và dịch vụ được các hộ gia đình tiêu dùng, do đó cần thu thập giá của những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng, đặc điểm tương tự nhau qua các thời kỳ so sánh, chính vì vậy phải quy định cụ thể chất lượng, các tính chất và đặc điểm của các loại hàng hoá và dịch vụ. Các mặt hàng đại diện phải đảm bảo được những yêu cầu : Xuất hiện nhiều lần trong tiêu dùng, ổn định giữa cung và cầu, chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm hàng và phải được đa số người tiêu dùng.
Vậy làm thế nào để ta có thể thu thập được giá của những hàng hoá và dịch vụ đạt được những yêu cầu đặt ra? Chúng ta hãy xem thực tế quá trình thu thập giá diễn ra như thế nào.
ơ
5. Mạng lưới thu thập giá.
5.1. Lựa chọn số lượng khu vực điều tra, điểm điều tra.
Công việc tiếp theo cần được thực hiện là ta phải thu thập được giá của các mặt hàng đã được lựa chọn. Ở nước ta việc thu thập giá theo danh mục được thực hiện thông qua mạng lưới điều tra giá ở các tỉnh, thành phố trên cả nước bao gồm các khu vực điều tra và các điểm điều tra như tại các chợ, các điểm buôn bán, các cơ sở, các trung tâm dịch vụ phục vụ khách hàng vv... Các điểm điều tra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng dân cư của từng địa phương, cũng như sức tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ để lựa chọn một cách chính xác, sao cho có thể đảm bảo tính đại diện cao nhất của toàn vùng. Muốn vậy khi lựa chọn các khu vực, địa điểm điều tra với một số lượng hợp lý ta phải lưu ý những vấn đề sau:
-Về lựa chọn khu vực điều tra: Các tỉnh, thành phố thuộc trung ương cần chọn các khu vực điều tra ở cả thành thị và nông thôn, các khu vực điều tra này phải có đủ các mặt hàng và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cảu địa phương để cung cấp giá cho việc tính chỉ số giá khu vực nông thôn, thành thị và cả tỉnh, thành phố. Những thành phố trực thuộc trung ương, khu vực điều tra ở thành thị là khu vực ở các quận, khu vực điều tra ở nông thôn là khu vực ở các huyện. Những tỉnh còn lại, khu vực điều tra ở thành thị là khu vực ở thành phố, thị xã của tỉnh, khu vực điều tra ở nông thôn là khu vực ở các huyện.
-Về lựa chọn điểm điều tra: ta cũng cần lưu ý các điểm sau:
+ Địa điểm điều tra phải là nơi tập trung bán lẻ hàng hoá hoặc nơi tập trung các dịch vụ phục vụ có tính chất đại chúng.
+ Phải kết hợp nhiều địa điểm điều tra đề phòng khi có một số địa điểm điều tra không có mặt hàng trong danh mục.
- Về số lượng khu vực, điểm điều tra:
Số lượng các khu vực điểu tra được quy định như sau:
+ Hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh chọn 6 khu vực điều tra.
+ Các tỉnh vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chọn 2 khu vực điều tra.
+ Các tỉnh thành phố còn lại chọn từ 3-5 khu vực điều tra.
Số điểm điều tra, điều tra viên quy định như sau:
+ Tuỳ theo tình hình cụ thể và số lượng, loại mặt hàng điều tra, số người bán hàng tại từng khu vực để xác định số điểm điều tra cần thiết trong mỗi khu vực.
+ Đối những mặt hàng thường co sự khác nhau về giá, cần chọn số điểm điều tra nhiều hơn so với những mặt hàng giá tương đối ổn định.
+ Mỗi điều tra viên phụ trách thu thập giá của khoảng 100 mặt hàng
+ Mỗi khu vực điều tra thành thịcần 3-4 điều tra viên, mỗi khu vực điều tra nông thôn cần 2-3 điều tra viên. Cụ thể ta có:
Bảng quy định số lượng khu vực điều tra và điều
tra viên cho từng tỉnh, thành phố.
TT
TỈNH, THÀNH PHỐ
Khu vực điều tra
Số lượng điều tra viên
1
Hà Nội
6
20
2
Hải Phòng
5
17
3
Thái Nguyên
4
14
4
Sơn La
3
11
5
Quảng Ninh
3
11
6
Lạng Sơn
3
11
7
Thái Bình
3
11
8
Thanh Hoá
4
14
9
Thừa Thiên Huế
4
14
10
TP Đà Nẵng
3
11
11
Bình Định
3
11
12
Khánh Hoà
4
14
13
Bình Thuận
3
11
14
Lâm Đồng
3
11
15
TP Hồ Chí Minh
6
20
16
Bình Dương
3
11
17
Đồng Nai
4
14
18
An Giang
4
14
19
Kiên Giang
3
11
20
Cần Thơ
4
14
Tổng số
75
265
(Nguồn: Phụ lục Bảng quy định số lượng khu vực điều tra và điều tra viên cho từng tỉnh, thành phố- năm 2004-Tổng Cục Thống Kê)
5.2. Phương pháp điều tra giá tiêu dùng.
Việc điều tra giá tiêu dùng được thực hiện như sau:
Trước tiên căn cứ vào danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện của tỉnh/thành phố để chọn khu vực, điểm điều tra và phân công cho từng điều tra viên cần thu thập giá các mặt hàng, dịch vụ cụ thể.
Tiếp theo tại mỗi điểm điều tra, điều tra viên trực tiếp theo dõi, quan sát, ghi chép giá hàng hoá hoặc dịch vụ mà khách hàng thực trả tiền, ghi vào sổ trung gian hoặc ghi trực tiếp vào biểu điều tra.
Sau đó khi điều tra giá cần lưu ý kết hợp quan sát, hỏi cả người mua và người bán, chú ý các trường hợp người bán hàng hay nói giá cao, khách hàng mặc cả....
Nếu mặt hàng nào tập quán mua bán của địa phương khác với đơn vị tính qui định trong danh mục, điều tra viên cần qui đổi lại theo đơn vị chuẩn cho thống nhất.
Cuối ngày điều tra, điều tra viên phải kiểm tra lại số liệu đã ghi chép trong sổ trung gian để ghi vào biểu điều tra hoặc kiểm tra lại biểu điều tra đã ghi và nộp cho Cục thống kê địa phương vào ngày hôm sau.
Thời gian thích hợp để lấy giá là lúc mua bán diễn ra bình thường nhất trong ngày. Thời gian đến các điểm điều tra cần được qui định thống nhất giữa các kỳ điều tra.
Trong trường hợp hàng hoá hoặc dịch vụ không phát sinh trong kỳ điều tra do tính thời vụ hoặc lý do nào khác (như hàng kém phẩm chất, lỗi mốt, thay đổi mẫu mã...) cần ghi chú rõ để cơ quan thống kê xử lý.
Nếu kỳ điều tra trùng vào những ngày lễ, tết nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao, giá thu thập được sẽ phản ánh cả sự tăng giá thuần tuý và sự tăng giá do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh đột biến. Trong trường hợp này, cần kết hợp quan sát, lấy giá ngày trước và sau thời điểm qui định để đưa ra mức giá trong kỳ phản ánh đúng xu hướng, loại trừ bớt ảnh hưởng của các yếu tố đột biến .
5.3. Thời gian điều tra giá.
Theo quy định chung, mỗi tháng phải điều tra 3 kỳ để thu thập giá vào các ngày sau:
- Kỳ 1 vào ngày 25 tháng trước tháng báo cáo.
- Kỳ 2 vào ngày 05 tháng báo cáo.
- Kỳ 3 vào ngày 15 tháng báo cáo.
Tuy nhiên điều này cũng có thể thay đổi tuỳ tình hình cụ thể.
Về thời điểm thu thập giá: những mặt hàng chỉ thu thập giá 1 kỳ/tháng thu thập giá vào kỳ 3. Những mặt hàng do Nhà nước quản lý thu thập giá của ngày điều chỉnh, sau đó tính lại giá bình quân tháng theo số ngày trong tháng.
6. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng.
Như đã trình bày ở trên để tính chỉ số giá tiêu dùng chúng ta phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp, khó khăn nhất là quá trình tổ chức thu thập thông tin. Giai đoạn tính toán là giai đoạn cuối cùng và cũng phải được thực hiện qua nhiều bước tính toán.
Chỉ số giá tiêu dùng có thể được tính cho mỗi tỉnh, thành phố và cả nước trên cơ sở chỉ số giá của khu vực thành thị và khu vực nông thôn.
Chỉ số giá tiêu dùng của mỗi tỉnh, thành phố được tính theo các bước sau đây:
+ Tính giá bình quân từng kỳ điều tra cho tưng khu vực nông thôn, thành thị và cho cả tỉnh, thành phố.
+ Tính giá bình quân tháng cho khu vực nông thôn,thành thị và cả tỉnh, thành phố.
+ Tính chỉ số giá cho khu vực nông thôn, thành thị và cho cả tỉnh thành phố.
6.1. Tính giá bình quân từng kỳ điều tra của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị.
Đây là giá bình quân không gian giữa các điểm điểu tra của mỗi mặt hàng và dịch vụ đại diện của mỗi kỳ điều tra, được tổng hợp từ các biểu điều tra do các điểm gửi về. Ta cũng cần lưu ý rằng mỗi mặt hàng đại diện có mặt ít nhất tại 3 điểm điều tra, và gía bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn, công thức tính như sau:
=
Trong đó:
là giá bình quân của mặt hàng đại diện i.
Pi là giá mặt hàngđại diện i tại một điểm điểu tra.
n là số điểm điều tra mặt hàng i.
Ví dụ: Tính giá bình quân của một số mặt hàng và dịch vụ đại diện sau:
Mặt hàng
Mã số
Điểm 1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5
Giá bình quân
A
B
1
2
3
4
5
6
- Gạo trắng hạt dài
3500
3450
3520
3300
3400
3434
- Vải bông
9500
9200
-
-
-
9350
- Phở bò tái bình dân
5000
-
-
-
-
5000
(Nguồn: )
Theo ví dụ trên:
Giá gạo b/q = đồng/kg
Giá vải bông =
Giá phở bò b/q là: đồng/bát
6.2. Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị.
Công thức tính:
Trong đó:
là giá bình quân tháng của khu vực thành thị(nông thôn) của mặt hàng đại diện j
là giá bình quân kỳ điều tra của khu vực thành thị (nông thôn) của mặt hàng j tại các kỳ điều tra trong tháng.
m là số kỳ điều tra mặt hàng j trong tháng.
Ví dụ:
Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ của khu vực thành thị như sau :
Mặt hàng
B/Q kỳ 1
B/Q kỳ 2
B/Q kỳ 3
B/Q tháng (3 kỳ)
A
1
2
3
4
- Gạo trắng hạt dài
3450
3440
3430
3440
- Bột ngọt gói 453g
-
-
12500
12500
(Nguồn: )
- Giá gạo b/q tháng 1/2000 =
- Giá bột ngọt gói 453g b/q tháng 1/2000 =
6.3. Tính giá bình quân tháng cho cả tỉnh, thành phố của các mặt hàng và dịch vụ đại diện.
Công thức tính:
Trong đó:
là giá bình quân tháng cả tỉnh, thành phố của mặt hàng j.
là giá cá thể của mặt hàng j phát sinh tại điểm điều tra d của kỳ điều tra k.
r là số điểm điểu tra cả hai khu vực thành thị và nông thôn của mặt hàng j cả tháng.
6.4. Tính chỉ số giá tiêu dùng hàng thàng riêng cho khu vực thành thị và nông thôn.
Ta sẽ lần lượt tính các chỉ số giá là: chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so kỳ gốc, chỉ số giá tiêu dùng so với gốc bất kỳ, chí số giá tiêu dùng cả năm báo cáo so với năm trước.
6.4.1. Chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so kỳ gốc:
Chỉ số giá hàng tiêu dùng được tính theo phương pháp định gổc trên cơ sở quyền số cố định và giá gốc so sánh cố định.
Các bước cần được thực hiện như sau:
Bước 1: Tính chỉ số giá cá thể của các mặt hàng và dịch vu đại diện của hai khu vực.
Công thức tính:
Trong đó:
là chỉ số giá cá thể của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện j ở kỳ báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0.
jt là giá bình quân hàng tháng của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện j của khu vực thành thị hoặc nông thôn.
j0 là giá bình quân hàng tháng của mặt hàng hoặc dịch đại diện j ở ky gốc cố định của hai khu vực thành thị và nông thôn.
Ví dụ:
Tính chỉ số giá so kỳ gốc của mặt hàng “Thịt lợn mông sấn” khu vực TT:
Mặt hàng đại diện
Đơn vị
Giá tháng B/C
Giá kỳ gốc
Chỉ số (%)
A
C
1
2
3=1/2x100
*Thịt gia súc tươi sống
- Thịt lợn mông sấn
d/kg
19500
19000
102.63
(Nguồn: )
Chỉ số giá mặt hàng thịt lợn mông sấn được tính như sau:
Chỉ số giá thịt mông sấn 1/2001 =
Bước 2: Tính chỉ số giá của các nhóm cấp 4 của hai khu vực thành thị và nông thôn:
Công thức tổng quát;
Trong đó:
Ilà chỉ số giá nhóm cấp 4.
ipj chỉ số giá cá thể của các mặt hàng và dịch vụ đại diện j trong nhóm 4 cần tính.
y là số mặt hàng đại diện tham gia tính chỉ số nhóm cấp 4.
Cụ thể là :
Lấy chỉ số giá cá thể của các mặt hàng đại diện đã tính ở trên để tính chỉ số giá cấp 4 theo phương pháp bình quân số học giản đơn. Đặc biệt khi tính chỉ số giá của các nhóm cấp 4 cần lấy đủ giá của các mặt hàng đại diện của mỗi nhóm và đảm bảo thống nhất giữa các tháng về số lượng và mặt hàng.
Ví dụ:
Tính chỉ số giá nhóm “Thịt gia súc tươi sống” tháng 1 năm 2001 so với kỳ gốc khu vực thành thị của tỉnh A như sau:
Mặt hàng đại diện
Mã số
Đơn vị
Giá tháng B/C
Giá kỳ gốc
Chỉ số (%)
A
B
C
1
2
3
*Thịt gia súc tươi sống:
0204
......
- Thịt lợn mông sấn
02041
d/kg
19500
19000
102,63
- Thịt lợn nạc thăn
02042
d/kg
25000
23000
108,70
- Thịt bò bắp
02043
d/kg
30000
28000
107,14
(Nguồn: )
Chỉ số giá nhóm cấp 4 “Thịt gia súc tươi sống” được tính như sau:
Bước 3: Tính chí số nhóm cấp 3, cấp 2, cấp 1 và chỉ số giá chung so với kỳ gốc của từng khu vực thành thi và nông thôn:
Công thức tính:
Trong đó:
Ip là chỉ số nhóm cần tính.
I là chỉ số nhóm cấp dưới của nhóm cần tính.
D là quền số cố định của nhóm cấp dưới của nhóm cần tính.
*. Tính chỉ số nhóm cấp 3: Lấy chỉ số nhóm cấp 4 đã tính ở trên để tính chỉ số giá nhóm cấp 3 theo phương pháp bình quân số học gia quyền giữa chỉ số nhóm cấp 4 với quyền số tương ứng.
Ví dụ: Tính chỉ số giá nhóm hàng “Thóc gạo” tháng 1 năm 2001 khu vực thành thị của tỉnh A như sau:
Nhóm và phân nhóm
Mã số
Quyền số cố định (%)
Chỉ số tháng 1/01 so với gốc cố định (%)
A
B
1
2
* Thóc gạo:
0101
9.49
106.41
+ Thóc các loại
01011
0.67
114.00
+ Gạo tẻ thường
01012
6.83
110.79
+ Gạo tẻ ngon
01013
1.59
95.78
+ Gạo nếp
01014
0.40
85.87
(Nguồn: )
Chỉ số giá nhóm cấp 3 - “Thóc gạo” được tính như sau:
*. Tính chỉ số nhóm cấp 2: Lấy chỉ số nhóm cấp 3 đã tính ở trên và quyền số cố định tương ứng trong từng nhóm để tính chỉ số giá nhóm cấp 2 theo phương pháp bình quân gia quyền.
Ví dụ: Tính chỉ số giá nhóm cấp 2 - Lương thực tháng 1/01 so với kỳ gốc khu vực thành thị của tỉnh A như sau:
Nhóm hàng, dịch vụ
Mã số
Quyền số cố định (%)
Chỉ số tháng 1/01 so với gốc cố định (%)
A
B
1
2
Lương thực:
01
7.99
106.20
1/ Thóc gạo
0101
6.43
106.41
2/ Lương thực khác
0102
0.17
107.80
3/ Lương thực chế biến
0103
1.39
105.02
(Nguồn: )
Chỉ số giá nhóm Lương thực được tính như sau:
*. Tính chỉ số nhóm cấp 1: Chỉ số giá nhóm cấp 1 được tính từ chỉ số nhóm cấp 2 đã tính được ở trên với quyền số tương ứng theo phương pháp bình quân số học gia quyền.
Ví dụ: Tính chỉ số giá nhóm cấp 1 tháng 1 năm 2001 so kỳ gốc khu vực thành thị của tỉnh A:
Nhóm hàng, dịch vụ
Mã số
Quyền số cố định (%)
Chỉ số tháng 1/01 so với gốc cố định (%)
A
B
1
2
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
0
45.77
108.37
1/ Lương thực
01
7.99
106.20
2/ Thực phẩm
02
29.91
109.62
3/ Ăn uống ngoài gia đình
03
7.87
105.80
(Nguồn: )
Chỉ số giá nhóm “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” của tỉnh A được tính như sau:
*. Tính chỉ số gía chung cho khu vực thành thị hoặc nông thôn: Cũng được tính từ chỉ số giá nhóm cấp 1 đã tính được ở trên với quyền số tương ứng theo phương pháp bình quân số học gia quyền:
IpAB =
Trong đo: IpAB là chỉ số chung.
D0 là quyền số cố định của các ngành hàng có tham gia tính chỉ số trong từng bộ phận.
Ip là chỉ số giá ngành đã tính ở bước trên .
Ví dụ:
Nhóm hàng, dịch vụ
Mã số
Quyền số cố định (%)
Chỉ số tháng 1/01 so với gốc cố định (%)
A
B
1
2
Chỉ số chung
100.00
105.55
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
0
45.77
108.37
II. Đồ uống và thuốc lá
1
3.53
103.56
............................
............
.............
.............
X. Đồ dùng và dịch vụ khác
9
4.64
106.95
(Nguồn: )
Chỉ số giá tiêu dùng chung khu vực thành thị của tỉnh A được tính như sau:
Bước 4: Tính chỉ số giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng:
Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, ngoài chỉ số của 10 nhóm cấp 1 và chỉ số chung, chỉ số giá tiêu dùng cần tính riêng cho hai nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo danh mục quy định.
Tính chỉ số giá của nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trên bằng cách lấy chỉ số giá và quyền số cố định của các nhóm cấp 3 tương ứng trong từng nhóm đó theo phương pháp bình quân số học gia quyền:
Công thức tính:
Ipc =
Trong đó: D0AB là quyền số cố định của từng bộ phận A hoặc B.
Bước 5: Tính chỉ số giá chung bằng số bình quân gia quyền của chỉ số giá hàng hoá và dịch vụ với quyền số tương ứng là tỷ trọng mức chi tiêu cho hàng hoa tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng trên tổng chi của hộ gia đình vẫn theo công thức trên.
6.4.2. Tính chỉ số giá tiêu dùng so với gốc bất kỳ.
Dựa vào cách tính chỉ số giá ở trên ta sẽ tính chuyển đổi cho các gốc bất kỳ theo nguyên tắc: chỉ số giá gốc liên hoàn bằng thương số của chỉ số giá định gốc, chỉ số giá định gốc bằng tích chỉ số giá liên hoàn. Từ đó ta có thể tính chỉ số giá cho các gốc bất kỳ.
Ta có công thức tổng quát:
I =
Trong đó:
I là chỉ số kỳ k cần tính so với kỳ trước bất kỳ.
I là chỉ số kỳ k cần tính so với gốc 2000.
I là chỉ số kỳ so sánh so với kỳ gốc 2000.
Ta cũng có thể vận dụng cách tính như trên để tính các chỉ số giá tiêu dùng sau:
*. Chỉ số gia tiêu dùng tháng báo cáo so với tháng trước:
Lấy chỉ số giá kỳ báo cáo so kỳ gốc cố định đã tính ở trên chia cho chỉ số kỳ trước so kỳ gốc cố định theo công thức:
I=
Trong đó: Ilà chỉ số giá kỳ báo cáo so với kỳ trước.
I là chỉ số kỳ báo cáo so kỳ gốc cố định.
I là chỉ số giá kỳ trứơc so kỳ gốc cố định.
*. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước:
Lấy chỉ số giá tháng báo cáo so kỳ gốc cố định đã tính ở trên chia cho chỉ số tháng 12 năm trước so kỳ gốc cố định. Chỉ số giá tháng báo cáo so với cùng tháng năm trước còn được tính bằng cách nhân liên tục chỉ số giá liên hoàn của các tháng từ tháng tiếp theo tháng gốc cố định so sánh cho đến tháng báo cáo.
*. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so với tháng 12 năm trước:
Lấy chỉ số giá tháng báo cáo so với kỳ gốc cố định đã tính ở trên chia cho chỉ số giá tháng 12 năm trước so với kỳ gốc cố định.
6.4.3. Tính chỉ số giá tiêu dùng cho cả năm.
Ta có thể tính chỉ số giá tiêu dùng cả năm so với năm gốc hoặc so với năm trước.
*.Tính chỉ số giá tiêu dùng cả năm kỳ báo cáo so với kỳ gốc:
Chỉ số giá này được tính bằng số bình quân số học giản đơn của các chỉ số giá hàng tháng so với kỳ gốc của các tháng trong năm báo cáo cho tất cả các nhóm cấp 3 đến chỉ số giá chung theo công thức:
Trong đó: là chỉ số giá tiêu dùng cả năm kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
ip là chỉ số giá hàng tháng so với kỳ gốc của các tháng trong năm báo cáo.
Ví dụ ta tính chỉ số giá năm 2004 so với năm 2000:
Bảng số liệu chỉ số giá hàng tháng năm 2000 và 2004.
Đơn vị tính :%
Tháng
Năm
2000
2004
Tháng 1
100.4
101.1
Tháng 2
101.6
103.0
Tháng 3
98.9
100.8
Tháng 4
99.3
100.5
Tháng 5
99.4
100.9
Tháng 6
99.5
100.8
Tháng 7
99.4
100.5
Tháng 8
100.1
100.6
Tháng 9
99.8
100.3
Tháng 10
100.1
100.0
Tháng 11
100.9
100.2
Tháng 12
100.1
100.6
Bình quân tháng
100.0
100.8
(Nguồn: )
Chỉ số giá năm 2004 so với năm 2000=
.100
=.100= 100,817 (%)
*.Tính chỉ số giá tiêu dùng cả năm so với năm trước.
Công thức tổng quát như sau:
Trong đó: là chỉ số giá năm báo cáo so với năm trước.
là chỉ số giá tháng i của năm báo cáo so với năm gốc2000.
là chỉ số giá tháng i của năm trước so với năm gốc 2000.
Trong trường hợp muốn tính chỉ số giá năm báo cáo so với một năm bất kỳ, thì cách tính tương tự như trên, chỉ cần thay mẫu số là dãy chỉ số hàng tháng so với năm gốc(2000) của năm cần so sánh.
Ví dụ ta tính chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2004 so với năm 2004 ta tính như sau:
Bảng số liệu chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng năm 2000 và 2004.
Đơn vị tính :%
Tháng
Năm
2000
2004
Tháng 1
101.9
101.1
Tháng 2
102.2
103.0
Tháng 3
99.4
100.8
Tháng 4
100.0
100.5
Tháng 5
99.9
100.9
Tháng 6
99.7
100.8
Tháng 7
99.7
100.5
Tháng 8
99.9
100.6
Tháng 9
100.1
100.3
Tháng 10
99.8
100.0
Tháng 11
100.6
100.2
Tháng 12
100.8
100.6
Bình quân tháng
100.3
100.8
(Nguồn: )
Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2004 so với năm2003=
.100
=x 100 = 100,44 (%)
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HƠN PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở NƯỚC TA.
1.Về phạm vi tính chỉ số giá tiêu dùng.
- Chúng ta cần xác định và tính toán kịp thời các hàng hoá và dịch vụ mới được đưa vào sử dụng và được tiêu dùng phổ biến, nhất là đối với nước ta hiện nay, các loại mặt hàng mới từ ngoại nhập vào rất nhiều, chủng loại phong phú, do đó việc xác định các mặt hàng đại diện trong giỏ hàng hoá cần tính toán phải luôn được điều chỉnh để phù hợp với thực tế hơn, điều này là rất cần thiết.
- Do tính chất quá độ mà xã hội nước ta đang trải qua, cho nên giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng, các địa phương thường xuyên có sự biến đổi về mọi mặt trong đời sống xã hội, dẫn đến việc tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ cũng luôn có sự chuyển biến khác nhau, vì vậy mà để tính chỉ số giá tiêu dùng một cách chính xác hơn, nhằm phản ánh được đầy đủ hơn đời sống của đại bộ phận người dân qua các kỳ khác nhau, chúng ta phải không ngừng mở rộng quy mô nghiên cứu về người tiêu dùng.
2. Về việc lựa chọn thời kỳ của quyền số.
Ở nước ta thường chọn quyền số ở một năm nào đó và tính cho 5 năm tiếp theo. Trong 5 năm qua, chúng ta đã chọn thời kỳ của quyền số là năm 2000, có nghĩa là đến năm 2005 ta phải xác định lại hệ thống quyền số để tính chỉ số giá cho các năm đến năm 2010. Trong khoảng thời gian năm 2000 -2005 đã có nhiều thay đổi về cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình, sự xuất hiện của các mặt hàng và dịch vụ mới trên thị trường, đồng thời với đó là sự lạc hậu và mất đi của các mặt hàng cũ, vì vậy trong năm 2005 chúng ta phải tổ chức tính toán chỉ số giá tiêu dùng, cũng như phải xác định được một hệ thống quyền số mới một cách thật đầy đủ và chính xác để tính chỉ số giá tiêu dùng cho 5 năm tới.
3.Về tính chỉ số giá tiêu dùng cho các khoảng thời gian khác nhau:
Trong tình hình hiện nay do luôn có sự biến động bất thường của thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới, cho nên chúng ta phải tính toán chỉ số giá nói chung và chỉ số giá tiêu dùng nói riêng cho các khoảng thời gian ngắn hơn, để có thể nắm bắt được những thông tin về giá cả của thị trường, qua đó đánh giá được mức độ biến động về mức sống của các tầng lớp dân cư một cách chính xác và kịp thời nhất, nhằm đưa ra các chính sách, các điều chỉnh phù hợp trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế cũng như của toàn xã hội.
KẾT LUẬN
Hiện nay phương pháp chỉ số ngày càng được sử dụng phổ biến trong trong phân tích các quá trình kinh tế xã hội, từ các hoạt động sản xuất kinh doanh ở tầm vi mô trong các tổ chức, các doanh nghiệp cho đến các hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế, điều này khẳng định vai trò quan trọng của phương pháp này trong thực tiễn, vì vậy mà việc nghiên cứu phương pháp chỉ số để ngày càng hoàn thiện hơn phương pháp này, cũng như vận dụng nó vào thực tiễn một cách có hiệu quả hơn là một điều có ý nghĩa rất thiết thực.
Trong khuân khổ của môn học Lý thuyết thống kê và một số tài liệu tham khảo, đề án này đã nêu lên những nội dung cơ bản nhất của phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê, cách tính các chỉ số cơ bản trong phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội, đồng thời đề án cũng đã nêu lên cách vận dụng phương pháp này để tính chỉ số giá tiêu dùng thực tế hiện nay ở nước ta.
Thông qua phần lý thuyết chung và phần vận dụng trong thực tế, đề án đã trình bày một số kiến nghị chung nhằm hoàn thiện hơn nữa việc vận dụng phương pháp chỉ số để tính chỉ số giá tiêu dùng hiện nay ở nước ta.
Do trình độ còn có hạn cho nên em kính mong các thầy cô giáo nhận xét, đánh giá và góp ý kiến để em có thể hoàn thiện hơn nữa đề án của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ThS. Chu Bích Ngọc đã hướng dẫn em thực hiện đề án này.
Hà nội ngày 30 tháng 11 năm 2007
MỤC LỤC.
Trang
LỜI MỞ ĐẦU. 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ SỐ. 3
I.Khái niệm, đặc điểm, và tác dụng của chỉ số trong thống kê. 3
1.Khái niệm về chỉ số. 3
2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong thống kê. 3
3. Phân loại chỉ số. 3
4. Quyền số của chỉ số thống kê. 4
5. Tác dụng của chỉ số trong phân tích thống kê. 5
II. Phương pháp phân tích chỉ số. 5
1.Chỉ số phát triển. 5
1.1.Chỉ số đơn. 5
1.2. Chỉ số chung. 6
2.Chỉ số không gian. 9
2.1. Chỉ số đơn. 9
2.2. Chỉ số tổng hợp. 10
III. Hệ thống chỉ số. 10
1.Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số. 10
1.1. Khái niệm. 10
1.2. Cấu thành của hệ thống chỉ số. 10
2. Tác dụng của hệ thống chỉ số. 11
3. Phương pháp xác định hệ thống chỉ số. 11
3.1. Phương pháp liên hoàn. 11
3.2. Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt. 13
4. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức. 14
4.1. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân. 14
4.2. Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức. 15
5. Hệ thống chỉ số phân tích trong trường hợp tổng thể bao gồm các bộ phận không so sánh được. 16
PHẦN II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG VIỆC TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 17
1.Khái niệm và công thức tính chỉ số giá tiêu dùng. 17
2.Lập bảng giá kỳ gốc cố định. 18
3. Lập quyền số kỳ gốc. 18
4. Chọn danh mục mặt hàng đại diện. 19
5. Mạng lưới thu thập giá. 21
5.1. Lựa chọn số lượng khu vực điều tra, điểm điều tra. 21
5.2. Phương pháp điều tra giá tiêu dùng. 23
5.3. Thời gian điều tra giá. 23
6. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng. 24
6.1. Tính giá bình quân từng kỳ điều tra của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị. 24
6.2. Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị. 25
6.3. Tính giá bình quân tháng cho cả tỉnh, thành phố của các mặt hàng và dịch vụ đại diện. 26
6.4. Tính chỉ số giá tiêu dùng hàng thàng riêng cho khu vực thành thị và nông thôn. 26
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HƠN PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở NƯỚC TA. 35
1.Về phạm vi tính chỉ số giá tiêu dùng. 35
2. Về việc lựa chọn thời kỳ của quyền số. 35
3.Về tính chỉ số giá tiêu dùng cho các khoảng thời gian khác nhau: 35
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
“Giáo trình Lý thuyết thống kê.”
Nhà xuất bản giáo dục.
“Niên giám thống kê 2003.”
Tổng cục thống kê.
“Kinh tế học tập I và II.”
Nhà xuất bản thống kê.
“Một số ý kiến về phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng.”
Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh.
“Bảng giá cố định.”
Tổng cục thống kê - Nhà xuất bản thống kê.
“Phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê.”
Nhà xuất bản thống kê 1985.
7. Các trang thông tin trên mạng internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thong ke.doc