Đề án Quảng cáo trên các phương tiện nghe nhìn trong kinh doanh hiện đại

MỤC LỤC PHẦN1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO 2 1. Những Khái niệm về Quảng Cáo 2 2. Thiết kế các trương trình Quảng Cáo có hiệu quả 3 2.1. Xác định mục tiêu Quảng Cáo 3 2.2. Quyết định ngân sách Quảng Cáo 5 phương pháp này đòi hỏi người làm Marketing phải xác định cụ thể mục tiêu của mình và xác định những nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đạt được những mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện nhiệm vụ đó 6 2.3. Quyết định thông điệp Quảng Cáo 6 2.4. Quyết định phương tiện Quảng Cáo 7 2.5. Đánh giá chương trình Quảng Cáo 8 3. Vị thế và chức năng của Quảng Cáo trong nền kinh tế 9 PHẦN 2: QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHE NHÌN TRONG KINH DOANH HIỆN ĐẠI 11 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO NGHE NHÌN 11 1. Đặc điểm 12 2. Vai trò 13 II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỘT CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO TRÊN CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN NGHE NHÌN 13 1. Quá trình thực hiện một chương trình quảng cáo trên truyền hình 13 1.1. Đo lường khán giả xem đài 13 1.2. Chi số phân hạng và chỉ số tiếp cận khán giả 13 1.3. Chọn lọc thời gian phát sóng phim quảng cáo 13 1.4. Chi phí quảng cáo trên truyền hình 14 1.5. Đăng ký quảng cáo với đài 14 2. Quá trình thực hiện một chương trình quảng cáo trên đài phát thanh 14 2.1. Thu thập thông tin về người nghe đài 14 2.2. Chọn lựa thời gian quảng cáo 14 2.3. Chi phí quảng cáo trên radio 15 2.4. Đăng ký quảng cáo trên radio 15 III. CÁC LOẠI CÔNG CỤ DÙNG TRONG QUẢNG CÁO NGHE NHÌN 15 A. QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH (TIVI) 15 1. Khái quát về quảng cáo trên truyền hình 15 2. Các hình thức quảng cáo trên truyền hình 15 2.1. Bảo trợ 15 2.2. Tự giới thiệu 16 2.3. Mua Spol 16 3. Ưu điểm và giới của quảng cáo trên truyền hình 17 3.1. Ưu điểm 17 3.2. Những mặt hạn chế 18 4. Ưu điểm và giới hạn của quảng cáo trên truyền hình cáp 19 4.1. Ưu điểm 19 4.2. Hạn chế 20 B. QUẢNG CÁO TRÊN ĐÀI PHÁT THANH RADIO 20 1. Khái quát về quảng cáo trên đài phát thanh 20 2. Hình thức quảng cáo trên radio 21 3. Radio tiếp cận với khán giả như thế nào 21 4. Ưu điểm và giới hạn của quảng cáo trên radio 21 4.1. Ưu điểm 21 4.2 Giới hạn 22 5. Phim quảng cáo 23 6. Phim truyền hình (phim chiếu trong gia đình) 24 7. Quảng cáo trên Internet 25 PHẦN III: HIỆN TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH VTV3 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO 26 I. HIỆN TƯỢNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH VTV3 26 II. CÁC GIAI CẤP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO 30 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quảng cáo trên các phương tiện nghe nhìn trong kinh doanh hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cáo so sánh , tức là bằng cách so sánh với một hay nhiều sản phẩm cùng lớp để nêu bật được tính ưu việt của một nhãn hiệu. NHẮC NHỞ -Nhắc người mua là sằp tới họ - Lưu giữ trong tâm trí người sẽ cần đến sản phẩm. Mua sản phẩm trong thời kỳ trái -Nhắc nhở người nơi có thể mua mùa vụ. Nó -Duy trì mức độ biết đến nó ở Mức độ cao. Quảng Cáo nhắc nhở vô cùng quan trọng đối với những sản phẩm sung mãn 2.2. Quyết định ngân sách Quảng Cáo Sau khi xác định song các mục tiêu quảng cáo công ty có thể bắt tay vào xây dựng ngân sách Quảng Cáo cho từng sản phẩm của mình , vai trò của quảng cáo là nâng cao đường cong nhu cầu của sản phẩm , công ty muốn chi đúng số tiền cần thiết để đạt được chỉ tiêu tiêu thụ đó . thế nhưnglàm thế nào công ty biết được là mình chi đúng số tiền cần thiết đó ,nếu công ty chi quá ít hiệu quả không đáng kể thì có thể họ sẽ chuyển sang chi phi qúa nhiều một cách phi lý lãng phí mặt khác nếu công ty chi quá nhiều cho Quảng Cáo thì một phần số tiền đó đáng ra có thể sư dụng vào mục đích khác có lợi hơn. Một số người phê phán cho rằng những công ty hàng tiêu dùng đóng gói lớn có xu hướng chi quá mức cho Quảng Cáo còn các công ty hàng tư liệu sản xuất thì nói chung là chi không đủ mức cho Quảng Cáo. Mặc dù Quảng Cáo được xem như là một khoản chi phí lưu động ,nhưng thật ra một phần chi pí đó là vốn đầu tư để tạo nên giá trị vô hình (uy tín hay vốn đầu tư ban đầu của của nhãn hiệu ). Khi chi 5 triệu USD cho thiết bị cơ bản ,thì nó được xem như là một tài sản được khấu hao trong 5 năm chẳng hạn và như vậy trong năm đầu tiên chỉ chi 1/5 trong số đó ,còn khi chi 5 triệu USD cho Quảng Cáo một sản phẩm mới thì toàn bộ chi phí đó phải tính hết ngay trong năm đầu quan niệm này xem Quảng Cáo như một khoản chi phí phải khấu trừ toàn bộ như vậy đã hạn chế số sản phẩm mới mà công ty có thể tung ra thị trường trong một năm . -Bốn phương pháp được sử dụng phổ biến để xác định ngân sách Quảng Cáo : + phương pháp căn cứ khả năng : Nhiều công ty đã xác định ngân sách Quảng Cáo ở mức mà họ nghĩ là công ty có thể có đủ khả năng phương pháp này hoàn toàn bỏ qua vai trò của Quảng Cáo như một khoản đầu tư và ảnh hưởng tức thời của khuyến mãi đến khối lượng tiêu thụ nó dẫn đến ngân sách Quảng Cáo hàng năm không đươc xác định gây khó khăn cho viêc lập kế hoạch truyền thông Marketing dài hạn . + phương pháp tỉ lệ % doanh số bán xác định chi phí Quảng Cáo của mình bằng tỉ lệ % nhất định của doanh số bán . chi phí Quảng Cáo sẽ thay đổi tuỳ theo khả năng của công ty nó khuyến khích được ban lãnh đạo nghĩ đến mối liên hệ giữa chi phí và Quảng Cáo , đặc biệt nó khuyến khích sự ổn định cạnh tranh. Nhưng ngược lại cách lập luận luẩn quẩn cho rằng mức tiêu thụ là nguyên nhân chứ không phải là kết quả của Quảng Cáo và sẽ gây trở ngại cho việc lập kế hoạch dài hạn . +phương pháp cân bằng cạnh tranh . xác định ngân sách Quảng Cáo của mình theo nguyên tắc đảm bảo ngang bằng với chi phí của đối thủ cạnh tranh . có hai luận cứ bênh vực phương pháp này là chi phí của các đối thủ cạnh tranh thể hiện sự sáng suốt tập thể của ngành và duy trì cân băng cạnh tranh nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm là khó xác định được chi phí của đối thủ cạnh tranh . + phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ . phương pháp này đòi hỏi người làm Marketing phải xác định cụ thể mục tiêu của mình và xác định những nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đạt được những mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện nhiệm vụ đó 2.3. Quyết định thông điệp Quảng Cáo Những nhà Quảng Cáo dùng nhiều giải pháp để hình thành những ý tưởng diễn tả mục tiêu Quảng Cáo một số người sử dụng phương pháp quy nạp bằng cách nói chuyện với khach hàng ,với các nhà buôn các nhà khoa học các đối thủ cạnh tranh để tìm ra nội dung truyền đạt , một số khách thì sử dụng phương pháp suy diễn để hinh thành nội dung thông điệp Quảng Cáo . Nhìn chung nội dung thông điệp Quảng Cáo thường được đánh giá dựa trên tính hấp dẫn , tính độc đáo và tinh đáng tin .Thông điệp Quảng Cáo phải nói lên những điều đúng mong ước hay thú vị về sản phẩm , nó cũng cần nói lên những khía cạnh độc đáo đặc biệt so với những sản phẩm khác , công ty cần phân tích ba tính chất này trong nội dung thông điệp Quảng Cáo của mình sau đó công ty phải thể hiện được nội dung đó trong thông điệp để bảo đảm cho sự thành công của hoạt động Quảng Cáo .Phải chọn lựa ngôn ngữ ,phải xác định cấu trúc thông điệp ,lưa chọn phương tiện truyền thông thích hợp , đảm bảo thoả mãn những yêu cầu của Quảng Cáo các thông điệp Quảng Cáo có thê trình bày theo nhiều phong thái thể hiện khác nhau , như thể hiện một mẫu đời , một lối sống một sư tưởng tượng. 2.4. Quyết định phương tiện Quảng Cáo Công ty cần căn cứ vào mục tiêu Quảng Cáo , đối tượng Quảng Cáo và đối tượng nhận tin , mà chọn phương tiện truyền tin Quảng Cáo cụ thể . có thể chọn phương tiện truyền thông đại chúng hoặc phương tiện truyền thông chuyên biệt , phương tiện Quảng Cáo chính và phương tiện Quảng Cáo bổ sung... Những đặc tính quan trọng nhất của các phương tiện Quảng Cáo mà các doanh ngiệp quan tâm khi lựa chọn là mức độ trung thành của khách hàng mục tiêu đối với phương tiện Quảng Cáo nhất định , sự thích hợp với hàng hoá , đặc thù của thông tin và chi phí . Dưới đây là một số đặc tính nổi bật của một số phương tiện Quảng Cáo mà công ty thường sử dụng. Báo: ưu điểm dễ sử dụng ,kịp thời , phổ biến rộng tại thị trường địa phương , được chấp nhận rộng rãi ,độ tin cậy cao. Nhược điểm tuổi thọ ngắn , số lượng độc giả hạn chế. Tạp chí :ưu điểm là có sử lựa chọn theo dân số và địa lý cao,có uy tín và quan hệ với người đọc lâu dài .nhược điểm là thời gian chờ đợi lâu ,một số lượng phát hành lãng phí . Tivi: Quảng Cáo trên tivi khai thác được các lợi thế âm thanh , ngôn ngữ hình ảnh ,mau sắc ,đối khán giả rộng , khả năng truyền thông nhanh dễ gây sự chú ý . Nhưng mặt hạn chế của nó lại là thời lượng có hạn và chi phí cao khán giả ít chọn lọc. Radio:ưu điểm là người nghe nhiều ,chi phí thấp .Hạn chế ở chỗ chỉ giới thiệu bằng âm thanh ,khả năng gây chú ý thấp ,tuổi thọ ngắn. Ngoài ra còn Quảng Cáo qua panô áp phích qua catalog, qua thư,bao bì... mỗi loại phương tiện đều có những lợi thế nhất định. Vì vậy để lựa chọn phương tiện truyền thông thích hợp người làm Quảng Cáo phải thông qua quyết định về phạm vi tần xuất, cường độ tác động của Quảng Cáo .Phạm vi Quảng Cáo chính là số khách hàng cần truyền tin tới họ . Tần xuất chính là số lần xuất hiện của Quảng Cáo , cường đọ là mức đọ gây ấn tượng của Quảng Cáo. 2.5. Đánh giá chương trình Quảng Cáo Đánh giá hiệu quả Quảng Cáo là rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn .trước hết người ta dựa vào doanh số để đánh giá hiệu quả Quảng Cáo . Quảng Cáo làm tăng mức độ nhận biết và ưa thích hàng hoá lên bao nhiêu và cuối cùng làm tăng doanh số lên bao nhiêu . Phương pháp đánh giá hiệu quả là so sánh khối lượng bán gia tăng với chi phí Quảng Cáo trong thời kỳ đã qua . Hiệu quả trong doanh số thường khó xác định bởi doanh số còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác ngoài Quảng Cáo .Mức độ kiểm soát của các yếu tố đó càng cao thì việc xách định hiệu quả của Quảng Cáo tới doanh số càng thuận lợi và chính xác. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp lịch sử để xác định hiệu quả của Quảng Cáo và doanh số . Hiệu quả Quảng Cáo còn được đánh giá qua hiệu quả truyền thông bằng các chỉ tiêu như bao nhiêu người biết ,bao nhiêu người nhớ , bao nhiêu người ưa thích thông điệp Quảng Cáo . 3. Vị thế và chức năng của Quảng Cáo trong nền kinh tế Một biên tập viên của một tờ báo nhở ở Mĩ có lần nhận được thư của một độc giả dài hạn .Ông này đã than phiền rằng tờ báo của mình có một con nhện và đòi được giải thích .Nhà báo đã trả lời rằng con nhện đang xem xét tờ báo để tìm xem có nhà buôn nào trong thành phố không đăng Quảng Cáo , để nó tìm tới chăng mạng trên cửa của nhà buôn đó đăng sống một cuộc sống an bình vĩnh viễn không bị ai quấy rầy. Câu trả lời trên của một nhà báo Mĩ đã tóm tắt chức năng Quảng Cáo trong nền kinh tế ở các nước tiên tiến , Quảng Cáo càng mạnh về phía trước dưới tác động của cách mạng công nghiệp những nhà doanh ngiệp của những quốc gia này càng mất đi những cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng . hố ngăn cách của họ với khách hàng mở rộng rần khi họ phải đối mặt với vấn đề bán hàng cho một khối lượng khách hàng ngày càng đông . Nhiều kỹ thuật Quảng Cáo mới đã được phát minh và được cải thiện dần , để rồi cuối cùng Quảng Cáo đã trở thành người sáng tạo chính ra thị trường tiêu thụ như ngày nay . Nói như vậy , tất nhiên không có nghĩa rằng Quảng Cáo đóng vai trò quan trọng hơn ngân hàng ,đường sắt hay các nhà doanh ngiệp trong nỗ lực tạo ra một nền công ngiệp phát triển hay mức sống cao của người dân hiện nay . Quảng Cáo chỉ là một bộ phận trong cấu trúc kinh tế -một cấu trúc được tạo dựng bởi tính hiệu quả của các bộ phận cấu thành ra nó . Nhưng dẫu sao Quảng Cáo cũng có vị thế riêng và chức năng riêng của nó trong nền kinh tế . -Các chức năng của Quảng Cáo . +là một công cụ bán hàng . đây là chức năng đâu tiên. trong quá trình hoàn thành đầy đủ chức năng này , Quảng Cáo cũng còn là một công cụ giáo dục, tạo dư luận quần chúng và kiến tạo một mối quan hệ tốt giữa người bán và người mua . +Là một công cụ giáo dục. Với chức năng này , Quảng Cáo đã thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất công ngiệp và đẩy nhanh quá trình xây dựng một cuộc sống đầy đủ cho moị người . Nhưng Quảng Cáo không chỉ là nhưng công cụ giáo dục đơn thuần .Vai trò thực tế của nó còn hơn thế nữa .Vì nếu không Quảng Cáo sẽ không trở thành động lực của sự phát triển và hoàn thiện nền kinh tế . Quảng Cáo phải mang tính thuyết phục để khiến mọi người tin tưởng mà hành động , dù là để mua một bao thuốc lá mang nhãn hiệu khác lạ hay dự lễ nhà thờ vào mỗi chủ nhật .Chính tính thuyết phục của Quảng Cáo đã khiến nó trở thành công cụ bán hàng , tạo dư luận xã hội và kiến tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người bán và người mua. Là công cụ tạo dư luận và thiện chí . nhờ chức năng này , Quảng Cáo không chỉ giúp bán được mà còn trở thành mấu chốt tự do cạnh tranh . Thiện chí đuợc thừa nhận là một tiêu chuẩn đáng giá và giúp ích rất nhiều vào việc bán hàng .Chất lượng tốt và giá cả phải chăng là những điều kiện quan trọng đầu tiên để một sản phẩm được tiêu thụ nhanh. Nhưng góp phần không nhỏ vào việc này còn có mối quan hệ tốt giữa người bán và người mua, giữa chủ và thợ ,giữa các tổ chức ngiệp đoàn ... đây là những khâu trong cả tiến trình tiêu thụ hàng hoá , mỗi khâu đều có thể tạo điều kiện hoặc gây trở ngại cho việc bán hàng . Khi chỉ ra cho khách hàng ích lợi mà họ có được , khi mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Quảng Cáo đã trực tiếp làm công việc của người bán hàng . trọng chuyện này , rõ ràng mối quan hệ tốt giữa người mua và người bán đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì nó được dungf để bán ý tưởng ,tức là người bán sẽ trnh phục được thị hiếu của người tiêu dùng .khi đó mối lợi thu về sẽ lớn gấp bội . Những gì trình bày ở trên cho thấy Quảng Cáo góp phần không nhỏ vào việc bán hàng ,cung ứng dịch vụ, dư luận và thị hiếu nơi khách hàng .những chức năng này đã mang lại cho Quảng Cáo sức mạnh không nhỏ .tuy nhiên, nó không phải không có giới hạn ,nó không thể làm cho khách hàng tiếp tục mua sản phẩm mà họ không vừa lòng . nó cũng không thể tạo ra nhu cầu mới . vậy làm sao Quảng Cáo có thể làm tăng doanh số bán hàng . Vì hoàn cảnh chung quanh hay vì một nguyên nhân nào đó , như cầu tiêu dùng ở nhiều người khhông có cơ hội bộc lộ ra hay được nhận thức rõ ràng . Quảng Cáo phải đánh thức thức nhu cầu của họ . có nhiều người không hiểu hay hiểu không đầy đủ những tiện ích mà một sản phẩm nào đó cung ứng cho họ . Quảng Cáo cần làm sáng tỏ tất cả những lợi ích này . có một số người có nhu cầu tiêu dùng , nhưng không có động cơ đủ mạnh thúc đẩy họ đi mua sản phẩm . Quảng Cáo phải kích hoạt nhu cầu này đến mức nó trở thành hành động cụ thể . Tóm lại , Quảng Cáo tạo ra ở người xem (hoặc nghe)những phản ứng theo hướng thúc họ đi mua nhũng sản phẩm hay những dịch vụ đã được Quảng Cáo . PHẦN 2: QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHE NHÌN TRONG KINH DOANH HIỆN ĐẠI I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO NGHE NHÌN Mặc dù truyền thông điện từ (quảng cáo nghe nhìn) là lĩnh vực non trẻ nhất so với các phương tiện truyền thong khác (TV) ra đời vào những năm 1950 và rađiô vào những năm 20) nhưng thu hình và thu thanh hầu như xuất hiện ở khắp nơi. Theo số liệu thống kê năm 1998 thì cứ bình quân 100 hộ gia đình trên cả nước thì có 73,20 radio và 54,24 TV nhưng trog thực tế hiện nay con số này đã cao hơn rất nhiều vì hai lý do. Do mức sống kinh tế của người dân hiện đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây và mạng lưới điện quốc gia đã về đến các vùng sâu và nhiều hộ dân được sử dụng hơn trước đây. Dự kiến số lượng TV sẽ sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian gần đây tại khu vực nông thôn và miền nuí vì hiện nay số TV tại đây vẫn chưa bão hoà. Radio đóng vai trò quan trọng tại nước ngoài . Vì thính giả có thể nghe đài khi họ lái xe, đi du lịch còn tại người chúng ta không có nhiều xe hơi riêng nên radio chỉ được nghe tại nhà là chủ yếu. Dù sao đối với đại bộ phận dân cư tại nước ta (và trên thế giới) người ta vẫn bỏ thời gian vào xem. Truyền hình và nghe đài hơn là đội báo. Chính vì thế truyền thông điện tử vẫn là một phương tiện được doanh nghiệp thuê quảng cáo sử dụng nhiều nhất. Khi quảng cáo trên báo đội giả tiếp nhận thông điệp của doanh nghiệp theo thời gian tuỳ thích của họ. Tuy nhiên khi quảng cáo trên phương tiện nghe nhìn thời gian này bị khống chế trong vòng vài chục giảng viên khán giả không có khả năng kiểm soát được muốn xem lại những thông điệp được tốc độ truyền đạt thông điệp khán giả cũng không thể muốn xem lại những thông điệp naò mình chưa hiểu hết. Trừ khi họ đã chuẩn bị thu lại fim quảng cáo. Nói chung sự khác biệt ở đây là doanh nghiệp chỉ có một khoảng thời gian rất hạn chế để tiếp cận khán giả của mình. Phần lớn khi lựa chọn phương tiện truyền thông, các doanh nghiệp đã ưu tiên chọn TV là phương tiện chính nhưng một số doanh nghiệp vẫn kết hợp quảng cáo trên TV radio đặc biệt nếu họ muốn "tấn công" vào thị trường các tỉnh miền và vùng sâu. 1. Đặc điểm Quảng cáo trên truyền hình có thể kết hợp cả hình, tiếng và cử động khêu gợi cảm xúc, thu hút mạnh được sự chú ý, có khả năng bao quát rất rộng. Tuy nhiên chi phí cho một spol quảng cáo lại quá đắt thềm vào đó còn có quá nhiều quảng cáo cũng xuất hiện trong một thời gian ngừng chương trình khác (phim) đã chiếu quảng cáo làm cho công chúng nhận tin ít hơn lại được trong tâm trí nhất là đối là đối với những quảng cáo không mấy ấn tượng. Quảng cáo trên đài phát thanh tuy có ưu điểm là giá rẻ, chọn lọc được kỹ địa bàn và công chúng nhưng vì chỉ có âm thanh nên sự thu hút sự chú ý công chúng kém hơn so với TV, không có được một bố cục chuẩn và tiếp xúc đến công chúng nhận tin rất quá lâu. 2. Vai trò Ngày nay quảng cáo trên các phương tiện nghe nhìn ngày càng có vai trò rất lớn đối với các doanh nghiệp. Nhất là trong kinh doanh hiện đại, đối thủ cạnh tranh nhiều. Do đó các doanh nghiệp đều ra sứ cố gắng tạo dựng trên ảnh sản phẩm của mình và chỉ có phương tiện nghe nhìn mới có được số lượng công chúng nhận trên là đông đảo nhất. Đã có rất nhiều doanh nghiệp đã chịu chi cho mẫu quảng cáo của họ một số tiền rất lớn trên các phương tiện nghe nhìn bởi vì hiểu rằng điều đó sẽ quyết định sự thành đạt của họ trong hoạt động kinh doanh. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỘT CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO TRÊN CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN NGHE NHÌN 1. Quá trình thực hiện một chương trình quảng cáo trên truyền hình 1.1. Đo lường khán giả xem đài Nhìn vào kết cấu và số lượng khán giả tại một địa phương. doanh nghiệp có thể xác định được đài truyền hình tại địa phương này có phù hợp với kế hoạch truyền thông của mình hay không. Tại Việt Nam thì số liệu về mô số lượng khán giả trên đài truyền hình được công ty chuyên nghiên cứu thị trường SRG và MKL cung cấp. 1.2. Chi số phân hạng và chỉ số tiếp cận khán giả Chi số phân hạng có thể được tính theo công thức: RP = x 100 Từ chỉ số phân hạng một chương trình, ta có thể tính đến chỉ số phân hạng của nhiều chương trình TRP. Chỉ số tiếp cận khán giả là chỉ độ phần trăm khán giả mục tiêu xem được Film quảng cáo ít nhất là 1 lần trong thơi gian có chiến dịch quảng cáo. 1.3. Chọn lọc thời gian phát sóng phim quảng cáo Việc lựa chọn thời gian phát sóng quảng cáo: Việc lựa chọn thời gian đặt Film quảng cáo mang tính quyết định đến chỉ số tiếp cận và chi phí bởi vì số lượng khán giả xem truyền hình không đồng nhất với nhau vào những buổi trong ngày và ngaỳ trong tuần 1.4. Chi phí quảng cáo trên truyền hình Để so sánh hiệu quả chi phí tiếp cận khán giả mục tiêu, người ta thường dùng nên chỉ số chi phí theo đến CPP. Chỉ số CPP cho biết nếu tiếp cận thêm 1% khán giả mục tiêu, doanh nghiệp phải chỉ ra bao nhiêu tiền. Công thức tính CPP như sau: CPP = 1.5. Đăng ký quảng cáo với đài Để mua thời gian quảng cáo trên đài truyền hình, công ty quảng cáo thay mặt cho khách hàng của mình làm việc với bộ phận quảng cáo của đàu trong cả nước thương lượng giá cả, lịch phát sóng, khán giả hoặc các đơn vị đặc biệt khác. 2. Quá trình thực hiện một chương trình quảng cáo trên đài phát thanh 2.1. Thu thập thông tin về người nghe đài Cũng như khi thuê thời gian trên đài truyền hình doanh nghiệp cần phẩn tiến hành công tác nghiên cứu thính giả của mình. Khi nghiên cứu về qui mo và thành phần khán giả, ta có thể biết được sẽ có bao nhiêu người bật radio trên nghe một đài nào đó tại một thời điểm nào đó. 2.2. Chọn lựa thời gian quảng cáo Hầu hết người nghe đài thường mở radio của mình vào sáng sớm và buổi trưa, vì thế mà chi phí vào thời gian này thường cao hơn các khoảng thời gian khác. Chọn lựa thời gian quảng cáo không có nghĩa đơn thuần được trên thời gian có số lượng nghe đài nhiều nhất mà cần phải xem xét yếu tố thời gian nào là hiệu quả nhất để sản phẩm có thể tiếp cận người nghe một cách hiệu quả. 2.3. Chi phí quảng cáo trên radio Chi phí quảng cáo trên radio tuỳ thuộc vào thời lượng của băng quảng cáo và thời gian phát sóng trong ngày. Tại Việt Nam, chi phí quảng cáo đựoc chia làm ba nhóm sản phẩm: trong nứoc, liên doanh và nước ngoài theo thứ tự chi phí tăng dần. 2.4. Đăng ký quảng cáo trên radio Khi đăng kỳ quảng cáo trên radio ta phải biết những đài nào thu hút khán giả mục tiêu của sản phâmr mình, xác định đựơc thời gian nào trong ngày thu hút số lượng người nghe cao nhất, cuối cùng là tính toán và cân đối chi phí giữa các đài với nhau III. CÁC LOẠI CÔNG CỤ DÙNG TRONG QUẢNG CÁO NGHE NHÌN A. QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH (TIVI) 1. Khái quát về quảng cáo trên truyền hình Qua hơn bốn thập niên quảng cáo xuất hiện trên màn ảnh thế giới. Quảng cáo trên truyền hình đã chứng tỏ là một phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất vì âm thanh, chuyển động, màu sắc, hình ảnh và nhiều yếu tố khác đi vào tim óc người xem. Vì sức mạnh quảng cáo trên truyền hình mà các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như các loại mỹ phẩm, nước giải khát, hàng điện tử gia dụng và nhiêù sản phẩm tiêu dùng khác tiêu tốn một tỷ lệ ngân sách rất ao so với các phương tiện truyền thông khác. Ưu điểm dễ thấy nhất của quảng cáo trên truyền hình là chỉ số tiếp cận cao, trong những năm gần đây với sự ra đời của truyền hình cáp trên thế giới, khán giả truyền hình đã có sự phân chia rõ rệt làm cho doanh nghiệp phải trình đến những chiến lược quảng cáo mới trên phương tiện truyền thông này. 2. Các hình thức quảng cáo trên truyền hình 2.1. Bảo trợ Khi doanh nghiệp chọn hình thức bảo trợ trên truyền hình doanh nghiệp có trách nhiệm sản xuất một chương trình truyền hình và được quyền phát sóng các quảng cáo của mình trong chương trình này. Gần đây trên đài truyền VTV3 chúng ta có thể thấy các chương trình thuộc hình thức bảo trợ như: chương trình "ở nhà chủ nhật" của hãng Unilever quảng cáo cho Pis, chương trình "chiếc nón kì diệu" quảng cáo Ômô - clear và Pons'd's, các trận truyền hình trực tiếp được sự tài trợ của hãng bia Tigger, San Miguel, các chương trình tìm hiểu thế giả do Sanyo tài trợ và các chương trình phim do nhiều doanh nghiệp khác bảo trợ. Mặc dù phí bảo trợ khá cao, nhưng hình thức quảng cáo này vẫn có hai ưu điểm. Thứ nhất là nhà bảo trợ có thể liên kết sản phẩm của mình với chất lượng cao của chương trình. Khán giả có thể thấy tên của nhà bảo trợ, LOgo và nghe một đoạn thông điệp ngắn giới thiệu về nhà bảo trợ trước và sau chương trình này. * Thứ hai là tạo được uy tín tới trong nhận thức của người xem. 2.2. Tự giới thiệu Nếu doanh nghiệp không muốn bỏ đi chi phí lớn để thực hiện và bảo trợ một chương trình, họ có một sự lựa chọn khác họ giới thiệu. Trong hình thức này nhiều doanh nghiệp mới phóng viên của đài truyền hình đều đến quay và giới thiệu về hoạt động và sản phẩm của mình như một đoạn phóng sự. Ưu điểm của hình thức này là nó trông không giống như quảng cáo mà giống như bài phóng sự đưa tin do phóng viên của đài truyền hình thu thập. Nhược điểm của hỉnh thức này là không được phát nhiều lần các phim quảng cáo khác 2.3. Mua Spol Một hình thức quảng cáo khác trên truyền hình ít tốn kém hơn là hình thức mua Spot quảng cáo, mỗi Spol bằng với thời gian một phim quảng cáo thoáng người dao động từ 15 đến 30 giây. Hình thức này cho phép doanh nghiệp thuê một khoảng thời gian ngắn trên từng đài. Doanh nghiệp có thể tiếp cận đựơc khán giả mục tiêu mà ngân sách của mình không bị lãng phí nhiều, họ có thể mua nhiều hoặc ít Spol tại các thị trường phù hợp với mình.Tuy nhiên việc mua Spol tại nhiều đài khác nhau có thể trở nên phức tạp vì doanh nghiệp phải liên hệ với nhiều đài và phải lượng giá, lịch phát sóng và thành toán hoá đơn…. 3. Ưu điểm và giới của quảng cáo trên truyền hình Mặc dù quảng cáo trên truyền hình là một phương tiện mạnh mẽ và hiệu quả đối với doanh nghiệp nhưng nó củng cố những giới hạn nên các doanh nghiệp cần phải xác định việc đăng kỳ đúng đắn không . Để có thể tránh sự lãng phí về chi phí và hiệu quả đem lại cho sản phẩm lại không cao. 3.1. Ưu điểm Quảng cáo trên truyền hình có ưu điểm là thích hợp có các mặt hàng tiêu dùng cho cá nhân và hộ gia định. Doanh nghiệp khám phá ra những lợi ích của quảng cáo trên truyền hình bao gồm những yếu tố có bán sau: 3.1.1. Tính năng động trong sáng tạo Truyền hình tạo ra cơ sở khả năng sử dụng cảnh tượng, âm thanh, màu sắc và chuyển động để truyền đạt thông điệp quảng cáo. Nhân viên thuộc bộ phận sáng tạo có thể sử dụng hình vẻ, âm nhạc và nhiều kỹ sảo khác để có thể thu hút được sự chú ý của khán giả mục tiêu một cách nhiều nhất. 3.1.2. Tiếp cận được thị trường rộng lớn. Có thể thấy rằng khó có một phương tiện truyền thong nào qua mặt được truyền hình khi muốn tiếp cân được thị trường rộng lớn trong một thời gian nhanh chón. Tại nước ta nhất là tại các trung tâm thành phố nơi có những đài truyền hình phát chương trình này, người xem thường mở TV suốt cả ngày. Chính vì thế mà chi phí của các doanh nghiệp chi cho quảng cáo trên truyền hình cao hơn hẳn so với các phưong tiện truyền thông khác. Chúng ta có thể thấy nó qua tài liệu của AC Mielsm cung cấp năm 2000 về chi phí dành cho quảng cáo trên các loại phương tiện: Một năm chi phí cho quảng cáo là 152t $ trong đó: Trên truyền hình là 82T $ trên báo là 42T$ Trên đài phát thanh là 5T$ Quảng cáo ngoài trời là 23T$ 3.1.3. Hiệu quả chi phí . Mặc dù chi phí quảng cáo tại các đài vốn như CTC - HN rất cao tại hầu hết các tỉnh khác chi phí này tương đối thấp thông thường vài chục đến 100USD trong khi đó tỉ lệ người xem lại rất cao. 3.2. Những mặt hạn chế 3.2.1. Tính chọn lọc đối tượng thấp. Phim quảng cáo khó mỗi nhắm đúng vào đối tượng xem đài về mặt nhân văn cũng như địa lý. Ta có thể nhắm vào đối tượng trẻ em bằng cách xây dựng những phim hoạt hình hoặc nhắm vào Nam giới qua các chương trình thể thao nhưng rất khó có thể phân khúc một cách chi tiết hơn như thế. Chẳng hạn sản phẩm của bạn nhắm vào đối tượng là những người có thu nhập cao thì bạn phải mua thời gian cho phim quảng cáo của mình vào chương trình nào? 3.2.2. Chi phí sản xuất và thuế lao cao Mặc dù tính hiệu quả cao những chi phí để quay phim quảng cáo có thể ngốn một khoản ngân sách đang kể của doanh nghiệp. Tại Việt Nam để quay một phim quảng cáo nào chỉ 30 giây đến 1 phút phải tiêu tốn mất 40.000USD. Chi phí thuê bao Spol mới thự sự đáng kêt. Nếu bạn quảng cáo trên VTV vào quá chương trình giá trị hàng đêm sẽ mất 2200USD cho một Spol và nếu quảng cáo liên tục trong một tháng mỗi ngày một lần thì số tiêu tốn 66.000USD. Đây mới là chỉ tiêu một đài duy nhất. CHính vì thế mà LG đã dự kiến chỉ tiêu 1 triệu USD cho chiến dịch giới thiệu hình ảnh của tập đoàn vào Việt Nam 3.2.3 Khó nổi bật giữa các phim quảng cáo khác. Ngày nay trên truyền hình có rất nhiều phim quảng cáo làm người xem phải than phiền, đôi lúc trở nên bực bội cho người xem. Trước đây mỗ Spol quảng cáo là 60 giây nhưng ngày nay nó chỉ còn 30giây và việc các đài lớn muốn nâng chi phí quảng cáo nên một số doanh nghiệp quảng cáo trên các đài lớn chỉ còn 15 giây. Tại nước ta nhu cầu quảng cáo ngày càng nhiều rồi nếu đài truyền hình không khéo xử lý (mọi đoạn ngắn để quảng cáo nhiều spol) thì phim quảng cáo của doanh nghiệp dẽ bị chìm trong nhiều phim quảng cáo khác và không phát huy được hiệu quả. 3.2.4 Quá ngắn gọn. Đối với một chương trình quảng cáo thật không dễ để gây ấn tượng với người xem trong vòng dưới moọt phút hơn nữa lại có quá nhiều Spol xuất hiện trong một khoảng dừng để quảng cáo. Do vậy doanh nghiệp cần thiềt để phim quảng cáo của mình sao co thật ấn tượng đối với công chúng nhận tin. 3.2.5 Sức thu hút hạn chế. Quảng cáo trên truyền hình được xem là một phương tiện truyền thông hấp dẫn nhất nhưng ngược lại nó lại dễ gây nhàm chán không kém nếu như phim quảng cáo cứ lập đi lập lại nhiều lần hoặc xen vào những đoạn phim hấp dẫn , làm cho khán giả có ấn tượng không tốt về hình ảnh của sản phẩm. 4. Ưu điểm và giới hạn của quảng cáo trên truyền hình cáp 4.1. Ưu điểm Doanh số quảng cáo trên truyền hình cáp thường thấp hơn trên truyền hình phát sóng. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới do thuê bao càng lúc càng nhiều nên số lượng quảng cáo trên hệ thống này đang có chiều hướng gia tăng. 4.1.1 Tính chọn lọc khán giả cao. Đât là ưu điểm rất dễ nhận thấy của hệ thống này vì nhu cầu thuê bao của người xem dễ tập trung vào phân khúc mục tiêu của mình khán giả xem truyền hình cáp có xu hướng trẻ hơn , có học thức hơn và dễ bị ảnh hưởng hơn truyền hình phát sóng. Đây là ưu điểm cho doanh nghiệp khai thác các yếu tố nhân văn. Hơn nữa truyền hình cáp có tính chọn lọc địa lý cao, chẳng hạn biết rằng một số người giàu có tập trung sống tại một khu vực nào đó, doanh nghiệp có sản phẩm cao cấp đắt tiền có thể chỉ yêu cầu giới hạn tín hiệu của mình vào khu vực đó. 4.1.2. Chi phí thuê bao thấp Quảng cáo trên truyền hình cáp có chi phí thuê bao thấp hơn trên truyền hình phát sóng. Chi phí thuê mua Spol cũng rẻ hơn nếu doanh nghiệp bảo trợ cho một phim dài tập. 4.1.3. Độ năng động cao Doanh nghiệp thuê quảng cáo trên truyền hình cáp không bị hạn chế vào thời lượng 15,30,60 giây như truyền hình phát sóng. Doanh nghiệp có thể cho chiếu phim quảng cáo của mình dài từ 30đến 60 phút. Dạng quàng cáo này thường được gọi là quàng cáo đưa tin. 4.2. Hạn chế 4.2.1 Chi phí tiếp cận thấp. Truyền hình cáp không thể tiếp cận đông đảo bộ phận người xem như đài truyền hình muốn . Bên cạnh đó những hộ đăng ký thuê bao mới lại có những hộ thôi không thuê bao nữa. 4.2.2 Phân khúc khán giả thấp Mỗi kênh truyền hình cáp đều ra sức giành giật khán giả xem đài của mình. Vì thế mà khó có một kênh nào có thể thu hút được một lượng khán giả đáng kể. 4.2.3 Khả năng nghiên cứu thăm dò giới hạn. Do không thể biết chính xác được số khán giả trong suốt chiến dịch quảng cáo kéo dài một tháng. B. QUẢNG CÁO TRÊN ĐÀI PHÁT THANH RADIO 1. Khái quát về quảng cáo trên đài phát thanh Trên thế giới trước khi có sự ra đời của truyền hình , đài phát thanh đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp. Ngày nay đài phát thanh vốn là một phương tiện truyền thông cần thiết đối với nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có ngân sách nhỏ, những khu vực mỗi truyền hình không thể tiếp cận được, ngoài ra đài phát thành còn là một phương tiện xây dựng nhận thức hữu hiệu. Đối với các nước trên thế giới quảng cáo trên radio tỏ ra rất hiệu quả vì người nghe đài không chỉ nghe tại nhà mà chủ yêú họ nghe trong xe hơi của mình trên đường đến và về công sở, trên đường đi chơi xa hàng trăm cây số, radio là một phương tiện truyền thông không thể thiếu được vào những lúc như vậy, chính vì điều kiện sống có khác nhau mà radio vẫn là một phương tiện quảng cáo hữu hiệu và hiệu quả được nhiều người sử dụng. Khác với truyền hình người xem thường chuyển kênh liên tục để xem những chương trình yêu thích. Nhất kê đài nào, thính giả nghe radio thường chỉ nghe một hay hai đài mà thôi. 2. Hình thức quảng cáo trên radio Hình thức quảng cáo trên radio tại nước ta vẫn là hình thức mua Spol tương tự như trên TV. Doanh nghiệp mua thời gian quảng cáo để tiếp cận với khách hàng của mình thông qua cáo đài phát thanh của từng tỉnh khác. 3. Radio tiếp cận với khán giả như thế nào Ở nứơc ta, chương trình phát thanh đến tai thính giả thông qua hai phương pháp là AMva FM AM"(Amplitude modulation) có dải tần từ 530 KHZ đến 1600 KHZ AM thường thu hút những thính giả lớn tuổi(thường là trên 40). Chất lượng âm thành của hệ thống AM không bằng FM nên hệ thống này thường không dùng để phát nhạc. Tuy nhiên lợi thế của hệ thống này là có thể phát đi xa. FM: (Frequency meduraltion) hệ thống này tuy ra đài muộn hơn AM nhưng nhanh chóng chiếm mọi số lượng thính giả đông đảo nhờ chất lượng âm thanh tốt và trung thực. Thính giả FM có độ tuổi trung bình thấp hơn so với AM (từ 25-35) nên hệ thống này là kênh truyền thông hiệu quả cho các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình. 4. Ưu điểm và giới hạn của quảng cáo trên radio 4.1. Ưu điểm a. Chi phí và hiệu quả. Chi phí CPP trên radio có thể nói là thấp nhất trong tất cả các phương tiện truyền thông cho nên quảng cáo trên radio ít tốn ngân sách cho doanh nghiệp hơn các phương tiện khác. Điều này rất phù hợp với những doanh nghiệp có ngân sách khiêm tốn vẫn có thể xây dựng được chỉ số tiếp cận và sản xuất thông qua hình thức quảng cáo cách này. Chi phí sản xuất mẫu quảng cáo trên radio xũng tương đối thấp. Nếu thực diễn việc lồng tiếng thì mất khoảng từ 500 đến 8000.000 đồng VN một mẫu quảng cáo 30giây. b. Tính chọn lọc thính giả cao: Khác với truyên hình, người xem mở TV của mình nhưng họ có thể không mấy quan tâm đến chương trình đang xem vì chương trình này được người khác trong gia đình yêu thíc. Trái lại, radio thường là phương tiện truyền thông cá nhân, chỉ có những người thích nghe một chương trình cụ thể nào đó mới thực chằm chú lắng nghe. c. Tính năng động cao: Ta có thể xoá, điều chỉnh hay xen vào nội dung khác trên mẫu quảng cáo có thể ngay trước mà không gặp trở ngại, như phim quảng cáo. Tính năng động cho phép doanh nghiệp điều chỉnh mẫu quảng cáo nhanh chóng phù hợp với tình hình cạnh tranh tại thị trường d. Tiềm năng gợi hình cao Vì radio không có các yếu tố về hình thức nên doanh nghiệp chỉ có thể cung cấp phần giọng nói, kỹ xảo âm thanh, âm nhạc phần hình ảnh còn lại sẽ do người nghe tự bổ xung theo trí tưởng tượng của mình. Hình thức quảng cáo này mang tính mời mọc, thách thức người ngheư, đây là yếu tố rất quan trọng mà các phương tiện truyền thông khác không có. 4.2 Giới hạn a. Thiếu hình ảnh Khi quảng cáo trên radio doanh nghiệp không thể biểu diễn cho người xem thấy sản phẩm của mình trông như thế nào, không thể biểu diễn cho người xem tính năng của sản phẩm và không thể sử dụng màu sắc, chuyển động đã tạo ra ấn tượng cho khách hàng của mình. b. Thời gian tồn tại ngắn. Hạn chế này cũng tương tự như phim quảng cáo, mẫu quảng cáo trên radio được phát thanh trong vài giây rồi hết, người xem không có cơ hội để tiếp xúc lại số mẫu quảng cáo như trên các ấn phẩm. Ngoài ra xu hướng làm quen còn thể hiện ở chỗ, vì không có hình ảnh có thể họ không chú tâm khi đang làm việc, lái xe, suy nghĩ hoặc làm một việc khác trong lúc nghe đài. c. Lượng khán giả trong phân khúc nghe đài. Với hơn so đài phát thanh trên cả nước và nhiều chương trình được phát từ sáng sớm đến khuya, mỗi đài thường chỉ thu hút một tỉ lệ phần trăm rất nhỏ của số thính giả nghe đài. Ngoài ra tín hiệu âm thanh đi xa hơn làm cho người sống ở những vùng này có thể nghe được đài ở vùng khác nên doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng của mình trên một khu thị trường duy nhất phải mua thời gian quảng cáo trên nhiều đài phát thanh khác. Điều này làm cho việc theo dõi quản lý số lượng người nghe đài cộng thêm, phức tàp và tốn kém. d. Khó nối trong các mẫu quảng cáo khác Điều này là rất phổ biến trong các phương tiện truyền thông và nhât là đối với radio do thiếu hình ảnh, thời gian quảng cáo ngắn nên những gì còn đọng lại trong tâm trí người nghe lớn, có tầm cỡ công ty quảng cáo thì hiến khi họ đề nghẹ hình thức quảng cáo trên radio trừ khi doanh nghiệp thực sự có nhu cầu quảng cáo bằng hình thức này. Để khắc phục hạn chế này, điều duy nhất có thể làm được là làm sao cho mẫu quảng cáo sinh động hơn về các hình thức sử dụng âm thanh hoặc bán trọn cho các chương trình ca, hát, kể truyện… trên đài. 5. Phim quảng cáo Phim quảng cáo là một bộ phận cấu thành của các phương tiện quảng cáo. Nó có thể chiếu ở rạp hay trên Tivi. Các phim quảng cáo làm giảm bớt tính đơn điệu của chương trình hàng ngày. Ở nhiều nước việc sản xuất và giới thiệu phim quảng cáo do các hãng đại lý quảng cáo chịu trách nhiệm với sự hợp tác của các hãng phim quảng cáo. Hãng làm phim sẽ phải tổ chức thực hiện sản xuất him và giao ấn bản cho hãng đại lý. Thông thường, tổng chi phí trính đến khi giao ấn bán đều được thoả thuận trước. Tuy nhiên, chi phí chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí quảng cáo việc giới thiệu phim đôi hồi chi phí tốn kém nhất và chiếm phần lớn trong chi phí quảng cáo Để thể hiện được hình tượng và đặc tính của sản phẩm đưa ra quảng cáo, các đại ký quảng cáo đặc biệt chú ý đến sự lựa chọn người làm mẫu. Người làm mẫu là phương tiện để thu hình các khách hàng trọng điểm và để làn cho sản phẩm quảng cáo khác với các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Ở các nước Tây âu người mẫu được coi như hình ảnh của sản phẩm, họ là một bộ phận cấu thành của hàng hoá được quảng cáo và làm cho hàng hoá sống động. Việc chọn mẫu cần phải thích hợp với các khu vực thị trường, đặc tính người tiêu thụ và các đặc điểm của sản phẩm. Chẳng hạn các doanh nghiệp thường chọn mẫu là phụ nữ để quảng cáo hàng dệt, đồ dùng gia đình, còn nam giới được sử dụng làm mẫu để quảng cáo quần áo đồng phục, dao cạo râu.. và tất nhiên khi chọn mẫu đại lý quảng cáo sẽ tìm người có thân hình đẹp ăn ảnh và diễn xuất tự nhiên. Trươc khi thực hiện các công việc quay phim nhà đại lý quảng cáo và người mẫu phải đạt sự thoả thận giữa một bên là trách nhiệm và nhiệm vụ đưa vào và một bên là tiền công của họ. Thông thường người mẫu ký hợp đồng trong một thời gian nhất định với mức thù lao tính theo số lần được sử dụng vàvai trò chính của họ đối với nhà quảng cáo. 6. Phim truyền hình (phim chiếu trong gia đình) Phim truyền hình là một loại hình mới của phương tiện quảng cáo bắt đầu đựơc nhiều công ty quảng cáo sử dụng. Đó cáo thể là phim nhựa hay bằng ghi hình. Loại hình này rất phát triển trong những năm gần đây. Mục đích cơ bản của phim chiếu tại nhà là: - Giới thiệu những tiến bộ của công ty cổ phân vớic các cổ đông. - Giới thiệu các cổ động với các nhà công tác nươc ngoài, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư nhằm khuyến khích đóng góp vốn phát triển công ty. - Giới thiệu các cổ đông với các khách hàng hiện tại và tương lai của công ty để thuyết phục họ tin vào khả năng của công ty, tạo điều kiện cho các hợp đồng được ký kết. Các phim chiếu tại rạp cũng là phương tiện quan trọng đã quảng cáo, nhất là ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi có tỷ lệ người biết chữ thấp. Khán giả bắt buộc phải xem phim quảng cáo và do đó, mặc dù có những hạn chế các thông tin về sản phẩm cần quảng cáo cũng đến được với người xem. Quảng cáo qua phim có nhiều ưu điểm bởi vì phim là phương tiện giải trí phổ biến, thời gian tồn tại lâu dài hơn phong phú và có số khán giả tập trung. Quảng cáo qua phim có tác động trực tiếp đến khách hàng mục tiêu và nhớ việc thuyết minh và lồng tiếng có thể vượt qua hàng rào ngôn ngữ. Phim cũng được sử dụng để hỗ trợ các hình thức quảng cáo khác. Tuy nhiên tính hấp dẫn và sự lôi cuốn của phim đã bị cạnh tranh ác liệt của Tivi và radio . Hơn nữa chi phí để xây dựng phim khá tốn kém và sử dụng phim để quảng cáo thương làm gián đoạn việc giải trí. 7. Quảng cáo trên Internet Lâu nay, nhiều doanh nghiêp đã xem nhẹ quảng cáo trên Internet và các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đổ tiền của vào quảng cáo trên truyền hình phát thanh và báo chí trong khi chỉ cần dành một phần ngân quỹ quảng cáo rất nhỏ cho Internet thực sự hữu hiệu người ta cần phải sử dụng cả "hai mức giáp công". Ngày nay các trang chủ giới thiệu các trang chủ giới thiệu sản phẩm cũng được cải tiến theo hướng đem lại nhiều bổ ích hơn cho khách tham quan và có thể thu hút thêm nhiều người nghé thăm. Chẳng hạn một trang chủ bám kem dưỡng da nhưng lại để cung cấp thêm các kiến thức để chăm sóc làn da, hoặc nội trang chỉ bán ra lời còn tổ chức hộp thư trao đổi qua thư điện tử cách chăm sóc trẻ. Ngày càng có nhiều các trang chủ đã đưa ra các trò chơi. Có mạng đê khách tham quan thêm thích thú. Hãng OgibuyInterative đã thiết kế một trò chơi ráp hình trên mạng cho trang chủ cuối quỹ bảo vệ thiên nhiên, người chơi được cho 60 giây để ráp các mảnh hình trái đất lại với nhau tất nhiên họ không thể ráp được và sau đó họ sẽ nhận được thông điệp"một khi trái đất bị tan dã thì không có ai có thể giúp nó lại được nữa. " Có một xu hướng phát biểu trong quảng cáo trên Internet là sự phối hợp giữa hai hay ba hay nhiều công ty bạn hàng coi nhau. Một trường hợp ngoại mục là chiến dịch quảng cáo bị bao gồm công ty dịch vụ Internet Microsoly(MSN), hãng cà fê Maxwell House có tặng thêm những chiêc tách của MSN có thông báo khách trong khi thưỏng thức cà phê Maxwell hãy thả vào trang chú MSN để chơi trò chơi định tứ và tham gia một cuộc thi. Những người chiến thắng sẽ nhận được giải thưởng tại các cửa hàng quần áo của Theme. Kết quả là cả ba hãng đều có thêm rất nhiều khách hàng. Ngày nay quảng cáo trên Internet đã có những biện pháp mới và ngày càng được nhiều công ty sử dụng để làm phương tiện quảng cáo cho mình PHẦN III: HIỆN TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH VTV3 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO I. HIỆN TƯỢNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH VTV3 Khi mà cuộc sống phát triển, số hộ gia đình có Tivi ngày càng nhiều hơn thì việc quảng cáo trên truyền hình đã được các doanh nghiệp chú ý đến triệt để và đã xuất hiện quá nhiều các phim quảng cáo trên truyền hình mặc dù chi phí cho mỗi phim quảng cáo rất cao nhưng hiệu quả lại có thể không đáng là bao. Tuy nhiên chung trong những năm gần đây có thể nói là ngành quảng cáo truyền hình Việt Nam đã có nhiều điểm khôi sắc. Ở phần này em sẽ đi vào việc tìm hiểu các chương trình quảng cáo trên truyền hình VTV3 nhưng do sự hiểu biết và thời gian có hạn nên chỉ xin phép cùng bạn đọc điểm lại một số quảng cáo truyền hình đáng chú ý nhất. Quảng cáo theo Quest của Tiger Beer có lẽ gây ấn tượng mạnh nhất với thời lượng dài kỷ lục là 120 giây cùng với ý tưởng rất sáng tạo việc thực hiện công phu và phong cách quảng cáo "Hasing"(nơi có mặt mẫu đi trước gây ấn tượng tò mò và đặt câu hỏi, mẫu sau mới trả lời) đã khiến dư luận khá xôn xao, đã có rất nhiều ý kiến về mẫu quảng cáo này nhưng không thể phủ nhận là Tiger Beer đã rất thành công với việc xây dựng nhãn hiệu và đáng nói hơn cả đây lại là ý tưởng của các chuyên gia quảng cáo Việt nam. ' Cũng rất gây ấn tượng là quảng cáo Kotex có lẽ không phải là phần ý tưởng sáng tạo: các cốt truyện trong quảng cáo Kotex không có gì phức tạp, gây"hồi hộp đến ngạt thở" mà khá thẳng thắn và giản dị, xoay quanh lối sống sôi động, trẻ trung của thanh niên thời nay. Điểm thành công của Kotex mà ít nhà tiếp thị nào đạt được là hiệu ứng âm thanh: các bài hát nền cho Kotex đều rất đặc trưng cả gây ấn tượng đối với độc giả. Đã có rất nhiều lần tôi được chứng kiến các bạn học sinh hát nhái lại bài hát nền"Tôi muốn có cùng bạn bè đi khắp nơi…" của Kotex - đây là một điều mà bất cứ một nhà tiếp thị nào cũng mong muốn đạt được. Ngay cả việc Kotex sử dụng bài hát nhạc nước ngoài một thời rất ăn khách trong giới trẻ của China Dolls và được Cover lại bằng tiếng việt lời ca sĩ thanh thảo cũng thể hiện sự nhanh nhạy của nhà tiếp thị này và công ty quảng cáo Ogibvy và Mather. Với những lời thoại quảng cáo hết sức đặc biệt và có lẽ rất thích hợp với những người ưa cảm giác mạnh như "anh ấy cứ vuốt ve mình suốt thôi" hay "mình có cảm giác như được yêu ấy". ..Dove đã đi vào lòng biết bao khán giả truyền hình Việt Nam vốn đã thấy chán vì những quảng cáo chẳng có gì là gây ấn tượng mạnh cả. lần lượt từ quảng cáo này đến quảng cáo khác, Dove cứ thế làm cho khán giả sửng sốt bởi những cô người mẫu xinh đẹp nhưng ngây ngô đến lạ lùng. Nhiều người nói quảng cáo Dove lúc nào cũng gây ấn tượng. Đúng là như vậy nhưng một điều quan trọng không kém là ấn tượng ấy như thế nào. Thực ra không thể chê những người sáng tạo ra quảng cáo Dove mà ngược lại là khác, có nói gì đi nưã thì Dove vẫn đang là một trong những nhãn hiệu chăm sóc sắc đẹp thành công nhất trên thị trường Việt Nam. Các quảng cáo này cũng được thể hiện rất bài bản và chuyên nghiệp. Cũng đừng vội cho rằng người viết các quảng cáo cho Dove là thiếu hiểu biết mà phải là một người viết lời quảng cáo cho Dove khá ấn tượng và cũng có sức thuyết phục khá lớn như quảng cáo Dove. Tuy nhiên điều thật tiếc cho Dove là quá mới mẻ đặt mục tiêu ấn tượng lên hàng đầu mà những ngươì sáng tạo ra quảng cáo Dove đã vô tình không đề cao sự nhạy cảm đối với những truyền thống của văn hoá Việt Nam. Kết quả là các quảng cáo Dove tuy gây chú ý và được hưởng ứng lôi một bộ phận khán giả đặc biệt là giới trẻ, song lại khiến một bộ phận giá khác chú trọng đến chiều sâu hơn là nỗi cảm thấy khó chịu vì sự điệu quá mức và quá đáng của quảng cáo Dove. Tron lĩnh vực bia và nước giải khát cần phải kể đến quảng cáo Heineken. Từ hình ảnh cô gái uống trộm bia của người yêu, rồi đến hình ảnh chàng trai được một cô gái mới ra khiêu vũ không quên đem theo côc bia đến hình ảnh một chàng trai đặt cốc Heniken lên bàn xoay cho cô gái anh này có tính hay quảng cáo một anh chàng tay xuống thúng nước đá để laáy chai bia Heniken… phong cách anh nhà tiếp thị này luôn nhất quán , thông minh, sáng tạo và tràn ngập cảm xúc, song nếu xét đến 3 yêu tố căn bản: đối tượng mục tiêu, mục đích chiến dịch và hiệu quả của quảng cáo Heiniken thì thật khó mà đưa ra một lời phê bình nào (Heiniken rõ ràng không thứ đồ uống bình thường nhắm tới trẻ em, các bà nội trợ khó tính hay những người lớn tuổi). Mì ăn liền không có gì là mới, song quảng cáo của Mì ăn liền Knorr công ty thực hiện quả thật có nhiều điêm ấn tượng, chất lượng sản phẩm được nhấn mạnh từ "sợ mì có chứa trứng" rồi "lặc nêm từ thịt knorr"… xen lẫn với các lời bình quảng cáo này là các hình ảnh minh hoạ videodịp rõ ràng và hấp dẫn, như khẳng định chất lượng đích theo của sản phẩm. Điều đáng nói hơn cả là công ty quảng cáo đã khéo léi sử dụng những nhân vật khá nổi tiếng: cặp vợ chồng ca sĩ trẻ Thu Phương va Quang huy trong cảnh gia đình hạnh phúc. Lời thoại tự nhiên nhưng vẫn khó ấn tượng. Thu phượng nói "đảm bảo mì không ngon thì em sẽ thôi hát" không phải quá mới mẻ. Song lồng vào lối sống vào bối cảnh phim quảng cáo này thì ấn tượng đề lại vẫn thực sự sâu sắc. Việc sử dụng các nhân vật nổi tiếng cho quảng cáo sản phẩm, nước ngoài gọi là Product endorsenment, là một chiến lược khá hữu trong cuộc xây dựng nhãn hiệu. Tuy nhiên một trong số những điều quan trọng nhất là nhà tiếp thị phải lựa chọn các nhân vật mà hình ảnh của người đó phải phù hợp với các thuộc tính nhãn hiệu trong giá trị nhãn hiệu mà nhà quảng cáo thộc tính nhãn hiệu trong giá trị nhãn hiệu mà nhà quảng cáo muốn phát triển thành sự - giữa hai yếu tố này sẽ làm giảm giá trị nhãn hiệu hoặc dẫn đến cảm nhận sai của người tiêu dùng. Knorr và công ty quảng cáo đã làm được điều này. Mặc dù Knorr là một cái tên nước ngoài khá khó nhớ. Song nhờ có quảng cáo này, nhờ ca sĩ Thu Phương, mà tớ ngại trở ngại tên nước ngoài đã đơn giản đáng kể. Chắc là đối thủ cạnh tranh của Knorr như Miliket hay Vigon giờ sẽ khá vất vả đến đối phó vời Knorr. Quảng cáo của Sam sung, được địa phương hoá tại Việt Nam từ chiến dịch quảng cáo toàn cầu với ngân sách gần 400 triệu USD do công ty FCB WorldWide thực hiện, lại có sự thành công ở một góc độ khác mà các nhà tiếp thị nào đạt được: trong line "sam sung" Digitall"( hàm ý là kỹ thuật số cho tất cả mọi người và mọi mục đích) đựoc thể hiện hết sức nhất quán trong toàn bộ các quảng cáo của tập đoàn. Từ Digitall corlor cho ĐTDD sam sung T 100 đến Digitall corlor tủ lạnh, rồi Digitall style, Digitall happiness.. các quảng cáo của sam sung lần lượt cho thấy công nghệ của tập đoàn này đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người như thế nào. Giá mà sam sung có một cái mẫu quảng cáo địa phương hoá tại Việt Nam thì ấn tượng chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở mức hiện nay. Còn rất nhiều mẫu quảng cáo cũng rất hay và sáng tạo mà chúng ta không đề cập đến khuôn khổ của bải viết khởi sắc. Nhìn chung quảng cáo trên truyền hình đã thực sự khởi sắc. Thứ nhất là trong bối cảnh ngành quảng cáo toàn cầu đang suy thoái thì ngành quảng cáo Việt Nam vẫn có mức độ tăng trưởng hai con số. Thứ hai là số lượng các quảng cáo truyền hình hay độ tăng lên một cách đáng kể và cũng thật sự bất ngờ bởi đã có sự xuất hiện của các quảng cáo truyền hình của các nhà tiếp thị Việt Nam hoàn toàn như kinh đô, Member, Ice, Nutifood, bia và nước giải khát lên thành.. xin chúc mừng, nhưng nó là của các nhà tiếp thị Việt Nam . II. CÁC GIAI CẤP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO Quảng cáo có một tầm quan trọng rất lớn trong mọi hoạt động kinh doanh hiện đại đặc biệt cho nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Quảng cáo trên truyền hình cũng cần phải phát triển hơn nữa để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các công ty nhằm hoàn thiện các chương trình quảng cáo sau đây em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: Lập ngân sách quảng cáo và chi cho quảng cáo một cách phù hợp không bị động trong hoạt động quảng cáo. - Sản phẩm đang trong thời kỳ phát triển cần tằng cường quảng cáo hơn nữa vì gian đoạn này quảng cáo rất hiệu quả. - Sắp xếp thứ tự cho từng loại phương tiện truyền thông để sử dụng ngân sách quảng cáo một cách hợp lý và hiệu quả. quảng cáo: Quảng cáo có một tầm quan trọng rất lớn trong mọi hoạt động kinh doanh hiện đại đặc biệt cho nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Quảng cáo trên truyền hình cũng cần phải phát triển hơn nữa để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các công ty nhằm hoàn thiện các chương trình quảng cáo sau đây em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: Lập ngân sách quảng cáo và chi cho quảng cáo một cách phù hợp không bị động trong hoạt động quảng cáo. - Sản phẩm đang trong thời kỳ phát triển cần tằng cường quảng cáo hơn nữa vì gian đoạn này quảng cáo rất hiệu quả. - Sắp xếp thứ tự cho từng loại phương tiện truyền thông để sử dụng ngân sách quảng cáo một cách hợp lý và hiệu quả. - Khắc phục những mặt hạn chế trên nhừng phương tiện truyền thông và phát huy những điểm mạnh của nó. - Thay đổi thông điệp quảng cáo một cách năng động hợp lý để hạn chế tính nhàm chán của công chúng nhận tin. - Quan hệ mật thiết với những phân phối bán buôn và bán lẻ - Cần thực hiện việc đánh giá hiệu quả của quảng cáo để rút ra những bài học kinh nghiệm - Phải tìm đến những công ty quảng cáo có uy tín để làm quảng cao cho công ty mình khi không tự mình làm quảng cáo. KẾT LUẬN Thị trường Việt Nam ngày nay không còn là thị trường của người bán nưã mà nó là thị trường của những người mua. Do đó vai trò về quảng cáo hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành bị của doanh nghiệp. Quảng cáo trên các phương tiện nghe nhìn vẫn đã và đang đựoc các doanh nghiệp lựa chọn khi họ muốn giới thiệu hình ảnh của sản phẩm mình. Quảng cáo trên phương tiện hợp lý để giúp doanh nghiệp phát triển nhưng ngược lại nó cũng có thể kìm hãm sự phát triển của công ty. Vì vậy việc hoàn thiện chương trình quảng cáo là công việc mà các nhà quản trị Marketing phải hết sức lưu tâm để doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế hiện nay. Đứng trước vấn đề bức xúc như vậy em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên do thời gian có hạn cũng như kiến thức em còn hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thấy cô nhằm nâng cao hơn nữa kiến thức của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Bá Dũng đã giúp em hoàn thành nghiên cứu khoa học này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản trị Marketing - Philip Kotler - NXB thống kê 2.Nghiệp vụ quảng cáo và MKT - NXB khoa học và kỹ thuật 3.Những nguyên lý tiếp thị tập 1,2 - philip Kotler - NXB thống kê 4.Quảng cáo lý thuyết và thực hành - Bộ môn MKT - ĐHKTGD 5. Quản trị quảng cáo - bộ môn MKT - ĐHKTGD 6. Tạp chí doanh nghiệp - Nhà nứơc quản trị số 1 số 12 năm 2002 7. Tạp chí kinh tế sài gòn * Các số năm 2001. Số 22-T48; số 25 -T22; số 37 -T48; số 40 -T14; số 50 - T 13 * Các số năm 2002 Số 28 - T 19; số 34 - T 30; số 38 - T 45; số 42 - T 18 8. Thời bào kinh tế Việt Nam * Các số năm 2001 Số 141 - T 12 ; số 142 - T 16 * Các số năm 2002 Số 53 - T 12; số 77 - T 12; số 84 - T 15; số 88 - T 15; số 113 - T 16 ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MARKETING ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH Đề tài QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHE NHÌN TRONG KINH DOANH HIỆN ĐẠI Họ tên sinh viên : TRẦN QUANG HƯNG Lớp (Khoá) : MARKETING A Giáo viên hướng dẫn: TS. LƯU VĂN NGHIÊM Khoá : 42 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTMK00 (38).doc
Tài liệu liên quan