Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

LỜI NÓI ĐẦU Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có vị trí thuận lợi nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển Đông của các nước trong khu vực và giữ vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng; tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại - du lịch và công nghiệp chế biến, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng . Thời gian qua, kinh tế của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp ngày một tăng; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường đáng kể; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, công tác quy hoạch luôn được tỉnh quan tâm và triển khai sớm. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thời kỳ 1996 - 2010 đã được phê duyệt năm 1996; tiếp theo triển khai bổ sung, điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt ngày 18/12/2000. Qua quá trình thực hiện quy hoạch cho thấy các quan điểm, mục tiêu cơ bản và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ đề ra trong quy hoạch là phù hợp, các dự án trọng điểm đang được đưa vào thực hiện trong các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Điều đó khẳng định rằng, công tác quy hoạch đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đang có những thay đổi, nhiều yếu tố mới xuất hiện, các cơ hội và thách thức mới đang tác động mạnh tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh đó, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân và nhanh chóng hòa nhập với các xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới trong thời kỳ 2009-2020, việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 là rất cần thiết. Thực hiện Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/09/2006 về công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 1935/QĐ-UBND ngày 06/10/2006 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị phối hợp với Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) triển khai lập dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. 4. Nội dung báo cáo Báo cáo tổng hợp "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020" được chia thành 4 phần: Phần thứ nhất: Đánh giá các yếu tố và tiềm năng nội lực tác động đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị. Phần thứ hai: Đánh giá quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1995-2010. Phần thứ ba: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Phần thứ tư: Các giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, kết luận và những kiến nghị. Sau đây là nội dung báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.

doc152 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế. Tập trung phát triển các ngành và lĩnh vực chủ đạo sau: - Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, nâng cao vai trò là địa bàn động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và tăng khả năng đóng góp cho ngân sách tỉnh. - Phát triển nhanh các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Khuyến khích mọi các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, giao dịch hàng hóa, giới thiệu sản phẩm, tổ chức hội thảo, hội chợ, thuê văn phòng và các dịch vụ khác. Khai thác các tiềm năng du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng như nhà tù Lao Bảo, Sân bay Tà Cơn, du lịch làng Vây, làng văn hóa dân tộc PaKô - Vân Kiều, du lịch đường Hồ Chí Minh huyền thoại ... - Phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sửa chữa, lắp rắp ô tô, điện tử, điện lạnh, sản xuất đồ gỗ gia dụng, sản xuất thuốc tân dược... Hình thành các cụm công nghiệp tập trung Tân Thành, Tây Bắc Lao Bảo, thu hút các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, hiện đại. - Phát triển nông lâm nghiệp hàng hoá hướng vào phục vụ cho Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo. Hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung như cà phê. Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hoá, lịch sử để phát triển du lịch. - Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo thành đô thị loại 4 trước năm 2015 và thành đô thị loại 3 trước năm 2020. 2. Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Lập đề án, quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị để đưa vào quy hoạch phát triển hệ thống khu kinh tế cả nước trước năm 2010; kêu gọi đầu tư xây dựng, phấn đấu cơ bản xây dựng hoàn thành trước năm 2020. Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có quy mô trên 10.000 ha với hạt nhân trung tâm là cảng biển Mỹ Thuỷ. Phát triển khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị gắn liền với quy hoạch xây dựng cảng biển Mỹ Thuỷ, tuyến đường nối Quốc lộ 1A với cảng Mỹ Thuỷ, tuyến đường bộ ven biển theo quy hoạch cả nước; nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Lao Bảo - Mỹ Thủy đấu nối với đường sắt Bắc - Nam. Xây dựng khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và cảng Mỹ Thuỷ thành một điểm nhấn quan trọng, trạm dừng chân trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây; tạo điều kiện kéo dài tuyến hành lang kinh tế Đông Tây trên biển đến các nước, lãnh thổ Hồng Kông, Đài Loan, Phi - líp - pin...; là cửa ngõ hướng ra biển Đông của tỉnh, của khu vực miền Trung và các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây; đồng thời là cửa ngõ tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu để trung chuyển, quá cảnh cho các tỉnh miền Trung và các nước trên hành lang kinh tế Đông Tây. Định hướng phát triển chính của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị là: cảng Mỹ Thuỷ, các khu chức năng như: khu thuế quan, khu phi thuế quan, khu dịch vụ hậu cảng, khu nhà máy nhiệt điện, khu cảng khí hoá lỏng; các khu cụm công nghiệp; khu khí - điện - đạm; khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và vật liệu mới; trung tâm logistics; các khu dịch vụ - thương mại; trung tâm giáo dục chuyên nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực; trung tâm thương mại - tài chính, giao dịch và dịch vụ tổng hợp; các khu dịch vụ - du lịch; các khu nhà nghỉ cho công nhân, trường học, bệnh viện, công viên, cây xanh ... và dành quỹ đất thích đáng cho việc mở rộng trong tương lai. 3. Khu kinh tế cửa khẩu La Lay. Quy mô khu kinh tế cửa khẩu La Lay gồm 3 xã A Bung, A Ngo và Tà Rụt của huyện Đakrông với tổng diện tích tự nhiên khoảng 25.686,52 ha, có chiều dài khoảng 12km từ cửa khẩu Quốc gia La Lay đến đường Hồ Chí Minh Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu La Lay thành vùng động lực khu vực Tây Nam của tỉnh và cả các huyện Phong Điền, A. Lưới của Thừa Thiên Huế; tạo hiệu ứng lan toả các vùng lân cận, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, khai thác hiệu quả tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh. Nâng cao đời sống vật chất, tin thần của nhân dân dọc tuyến biên giới. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố và tăng cường an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội tuyến biên giới; phát huy tình hữu nghị lâu đời giữa 2 nước Việt Nam - Lào nói chung và giữa 2 tỉnh Quảng Trị - Salavan nói riêng. Theo quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020, Khu kinh tế cửa khẩu La Lay được thực hiện trong giai đoạn 2015-2020; tỉnh Quảng Trị phấn đấu thực hiện đáp ứng các điều kiện để có thể thành lập Khu kinh tế cửa khẩu La Lay sớm hơn. 4. Huyện đảo Cồn Cỏ. Cồn Cỏ là hải đảo nằm trên vùng biển tỉnh Quảng Trị, cách đất liền 13-19 hải lý, có diện tích 220 ha; có vị trí án ngữ cửa ngõ phía Nam vịnh Bắc Bộ, mang ý nghĩa chiến lược trọng yếu trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng không những đối với tỉnh Quảng Trị mà còn cả ở phạm vi Quốc gia. Đảo Cồn Cỏ có vị trí khá lợi thế về địa lý - kinh tế: vừa gần đất liền, vừa có thể ra khơi xa, vừa thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đảo, vừa thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch, giao thông biển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Trị. Đồng thời Cồn Cỏ có vị trí tiền tiêu ở phía Nam vịnh Bắc Bộ, là tiền đồn bảo vệ chủ quyền quốc gia, có thể lập các căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời, kiểm tra các hoạt động của tàu thuyền, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia trên đất liền, vùng trời và vùng biển. Với vị trí chiến lược trọng yếu đó, định hướng phát triển đảo Cồn Cỏ trong 10-15 năm tới tập trung phát huy các lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế, các tiềm năng trên đảo, phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và bảo tồn sinh thái bền vững các nguồn tài nguyên trên biển, đảo. - Phát triển du lịch - dịch vụ thành ngành kinh tế chủ đạo gắn với tam giác du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng, du lịch nghiên cứu, du lịch lịch sử. Kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn biển. - Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ không chỉ cho các tàu thuyền của tỉnh mà cho cả các tàu thuyền hoạt động qua lại trên vùng biển Quảng Trị. Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, cung ứng các vật tư, kỹ thuật phục vụ phát triển các ngành sản xuất như cung ứng xăng dầu nhiên liệu, nước ngọt, nước đá, muối, các vật tư nghề cá; sửa chữa bảo dưỡng tàu thuyền; bảo quản hải sản phục vụ khai thác xa bờ và đi biển dài ngày; cung ứng các nhu yếu phẩm đời sống như lương thực, thực phẩm, than củi, chất đốt ... phục vụ dân cư trên đảo. - Khai thác biển và nuôi trồng hải sản là ngành kinh tế quan trọng của đảo. Đẩy mạnh khai thác xa bờ và trung bờ. Từng bước mua sắm các tàu thuyền vỏ thép, có công suất lớn, trang bị các máy móc thiết bị hiện đại, thiết bị thông tin liên lạc, cứu hộ, thiết bị thăm dò... Phát triển nuôi trồng thủy hải sản, đặc sản biển, chú trọng các dịch vụ hậu cần nghề cá. - Chú trọng phát triển nguồn nhân lực trên đảo. Có chính sách khuyến khích đưa lực lượng thanh niên ra đảo sinh sống lập nghiệp, thu hút lao động trẻ, khỏe đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo. D. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM Thực hiện nhất quán chính sách tổng quát về ưu tiên đầu tư là: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào tất cả các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh vào phát triển kinh tế - xã hội, có lợi cho dân sinh, đảm bảo về quốc phòng - an ninh và về môi trường sinh thái; trong đó các ưu tiên chính trong thời kỳ quy hoạch là: (1) Ưu tiên đầu tư vào các ngành, lĩnh vực thuộc 5 trọng điểm đã được xác định trong quy hoạch nhằm tạo sự phát triển bứt phá cho tỉnh. (2) Ưu tiên đầu tư vào các địa bàn: vùng miền núi khó khăn của tỉnh, các khu vực lãnh thổ mang tính đặc thù của tỉnh, các hành lang kinh tế của tỉnh đã được xác định trong quy hoạch. (3) Ưu tiên đầu tư thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm được xác định trong quy hoạch. - Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế triển khai thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên. Đồng thời kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, kinh doanh các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với các hình thức thích hợp. Căn cứ vào chính sách tổng quát về ưu tiên đầu tư, tỉnh sẽ ban hành các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư vào địa bàn tỉnh phù hợp với từng thời kỳ phát triển, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xã hội vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo các mục tiêu, các định hướng theo quy hoạch được phê duyệt. 1. Các chương trình trọng điểm: TT Tên chương trình 1 Các chương trình mục tiêu Quốc gia thực hiện trên địa bàn tỉnh 2 Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh 3 Chương trình ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất 4 Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hợp tác 5 Chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao 6 Chương trình phát triển cây công nghiệp dài ngày 7 Chương trình phát triển chăn nuôi 8 Chương trình trồng rừng 9 Chương trình phát triển kinh tế trang trại 10 Chương trình nuôi thủy sản; giống thủy sản, giống cây trồng, vật nuôi 11 Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn 12 Chương trình kiên cố hóa kênh mương 13 Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học 14 Chương trình phát triển mạng lưới y tế 15 Chương trình xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao 16 Chương trình phát triển hệ thống chợ nông thôn 17 Chương trình phát triển công nghiệp, làng nghề, ngành nghề nông thôn 18 Chương trình xây dựng hệ thống đê, kè bờ sông, bờ biển và di dân, tái định cư vùng sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển nguy hiểm. 19 Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch 20 Chương trình phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và bảo vệ môi trường bền vững 21 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt - Lào 22 Chương trình ổn định ĐCĐC và di dân phát triển vùng kinh tế mới 2. Các dự án trọng điểm: TT Tên dự án I Các dự án kết cấu hạ tầng do Trung ương quản lý và đầu tư 1 Nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Đông Hà - thị xã Quảng Trị 2 Quốc lộ 1A tránh Đông Hà về phía Đông 3 Mở rộng Quốc lộ 9 tránh Đông Hà về phía Nam (đường 9D) và xây dựng cầu vượt đường sắt, Quốc lộ 1A trên đường 9D 4 Mở rộng Quốc lộ 9 đoạn ngã tư Sòng - Cửa Việt 5 Mở rộng Quốc lộ 9 và Quốc lộ 1A từ Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng (tuyến hành lang kinh tế Đông Tây) 6 Cao tốc Cam Lộ - Túy Loan (theo quy hoạch đường Hồ Chí Minh) 7 Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo (theo quy hoạch đường cao tốc Việt Nam) 8 Tuyến đường bộ ven biển (qua tỉnh Quảng Trị) 9 Tuyến đường hành lang biên giới (qua tỉnh Quảng Trị) 10 Tuyến đường sắt Lao Bảo - Mỹ thuỷ (trên hành lang kinh tế Đông Tây) 11 Đường sắt cao tốc Bắc Nam 12 Cải tạo, nâng cấp luồng tàu vào cảng Cửa Việt 13 Cảng hàng không sân bay Quảng Trị 14 Trường Đại học Kỹ thuật Quảng Trị - thuộc Đại học Huế 15 Nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị thành trường Đại học 16 Di tích lịch sử hàng rào điện tử Mc. Namara 17 Khu bảo tồn nguồn lợi biển đảo Cồn Cỏ II Các dự án kết cấu hạ tầng do tỉnh quản lý a Công nghiệp 1 Kết cấu hạ tầng ban đầu khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị 2 Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Đông Hà 3 Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Quán Ngang 4 Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hải Lăng 5 Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Bắc Hồ Xá 6 Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đường 9 7 Cấp điện cho huyện đảo Cồn Cỏ b Thương mại - dịch vụ và du lịch 1 Kết cấu hạ tầng khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 2 Kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu La Lay 3 Kết cấu hạ tầng khu dịch vụ du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ 4 Kết cấu hạ tầng khu dịch vụ du lịch bãi tắm Triệu Lăng c Nông nghiệp 1 Hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn 2 Hệ thống chống lũ vùng trũng Hải Lăng 3 Khu neo đậu trú tránh bão và hậu cần nghề cá Cồn Cỏ (giai đoạn 2) 4 Khu neo đậu trú tránh bão và hậu cần nghề cá Triệu An 5 Hệ thống đê biển 6 Hệ thống đê, kè chống sạt lở bờ sông 7 Di dân tái định cư các vùng sụt lún, sạt lở đất nguy hiểm d Giao thông - Vận tải 1 Đường nối Quốc lộ 1A về cảng Mỹ Thủy 2 Kết cấu hạ tầng ban đầu Cảng Mỹ Thủy 3 Các cầu: Vĩnh Phước, Đại Lộc, Ba Buôi, Châu Thị, An tiêm, qua Sông Hiếu, Hội Yên 1, Hội Yên 2, qua sông Thạch Hãn, An Mô 4 Bến số 3 - cảng Cửa Việt 5 Kết cấu hạ tầng ban đầu Cảng trung chuyển công - ten - nơ 6 Đường Tà Rụt - La Lay 7 Đường 571 (quy hoạch nâng cấp thành Quốc lộ) 8 Bến cập tàu và mở luồng vận tải Cửa Việt - Cồn Cỏ, Cửa Tùng - Cồn Cỏ e Hạ tầng đô thị và môi trường 1 Đường và kè 2 bên bờ sông Hiếu - thành phố Đông Hà 2 Kết cấu hạ tầng đô thị Đông Hà 3 Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường vùng Mêkông cho 4 đô thị: Khe Sanh - Lao Bảo, Đông Hà, Quảng Trị, Cửa Việt 4 Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải thị xã Quảng Trị 5 Dự án hợp tác mở rộng cấp nước thành phố Đông Hà và vùng lân cận 6 Xây dựng, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải các đô thị 7 Xây dựng các trung tâm quan trắc, giám sát môi trường 8 Cấp nước cho các thị trấn Ái Tử, Cửa Tùng và các thị trấn mới; nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước các đô thị 9 Xây dựng hệ thống bãi rác thải ở các đô thị f Giáo dục – Đào tạo 1 Nâng cấp trường Trung học NN - PTNT thành trường Cao đẳng 2 Nâng cấp trường Trung học Y tế thành trường Cao đẳng 3 Nâng cấp trường Công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ Giao thông - Vận tải thành trường Trung học 4 Nâng cấp trường Trung học Dạy nghề Tổng hợp thành trường Cao đẳng 5 Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị g Y tế 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh 2 Bệnh viện Lao 3 Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Trung ương Huế tại Quảng Trị 4 Các trung tâm y tế dự phòng: Trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm; trung tâm kiểm dịch y tế tại Lao Bảo, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội 5 Cải tạo, nâng cấp trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản h Văn hoá - Thể thao 1 Quảng Trường và Nhà văn hóa trung tâm tỉnh 2 Di tích Thành Cổ Quảng Trị giai đoạn 2 3 Khu liên hợp thể thao Đông Hà 4 Khu di tích Cần Vương - Tân Sở 5 Nhà thi đấu đa năng tỉnh k Xã hội và xoá đói giảm nghèo 1 Đề án xoá đói giảm nghèo bền vững huyện Đakrông 2 Dự án Rà phá bom mìn vật liệu nổ (giai đoạn 1, giai đoạn 2) 3 Dự án phát triển nông thôn tổng hợp Quảng Trị 4 Dự án Chia sẻ giai đoạn 2 5 Các dự án ODA hỗ trợ phát triển, xoá đói giảm nghèo III Các dự án sản xuất kinh doanh a Công nghiệp 1 Trung tâm nhiệt điện Bắc miền Trung tại Quảng Trị 2 Khu Khí - Điện - Đạm 3 Nhà máy xi măng 70-100 vạn tấn 4 Nhà máy đóng tàu 5 Hệ thống thủy điện nhỏ 6 Nhà máy bia 25-30 triệu lít/năm 7 Nhà máy chế biến Silicat tại Hải Lăng 8 Nhà máy cán kéo thép chất lượng cao 9 Nhà máy lắp ráp xe tải nhẹ 10 Nhà máy chế biến súc sản xuất khẩu 11 Nhà máy chế biến dầu sinh học 12 Nhà máy chế biến cà phê hòa tan 13 Nhà máy thu gom và xử lý, tái chế rác thải 14 Các nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu 15 Các nhà máy dệt, may xuất khẩu; sản xuất giầy, da xuất khẩu 16 Nhà máy chế biến thủy sản b Thương mại - dịch vụ - du lịch 1 Hệ thống cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, buôn bán dọc hành lang kinh tế Đông – Tây 2 Các khu dịch vụ - du lịch (resort) dọc ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng 3 Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại Đông Hà, Lao Bảo 4 Khu du lịch sinh thái hồ Rào Quán 5 Lâm viên cọ dầu Trung Chỉ 6 Khu du lịch La Vang 7 Các khách sạn 4 - 5 sao tại Đông Hà, Lao Bảo, Cửa Việt - Cửa Tùng c Nông nghiệp 1 Các trang trại nông lâm ngư hoặc kết hợp 2 Phát triển các vùng nuôi thủy sản tập trung ven sông Cửa Việt, Hiền Lương, Cánh Hòm và vùng cát ven biển 3 Trồng rừng kinh tế, rừng nguyên liệu gỗ MDF 4 Dự án trồng rừng nhiên liệu sinh học d Giao thông - Vận tải 1 Kết cấu hạ tầng cảng và các cụm dịch vụ cảng biển Mỹ Thủy 2 Kết cấu hạ tầng cảng và các cụm dịch vụ trung chuyển công - ten - nơ 3 Hệ thống logistic dọc hành lang kinh tế Đông - Tây (kho bãi trung chuyển hàng hóa, kho ngoại quan, các trung tâm dịch vụ vận tải…) 4 Các trung tâm dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách, lữ hành, taxi… e Công cộng - Đô thị 1 Trung tâm hội chợ, hội nghị, triển lãm tại Đông Hà, Lao Bảo 2 Khu thương mại và văn phòng cao cấp ở Đông Hà, Lao Bảo 3 Khu đô thị mới Nam Đông Hà 4 Khu đô thị mới Bắc Đông Hà f Các lĩnh vực văn hoá – xã hội 1 Các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa 2 Các trường học phổ thông, chuyên nghiệp và dạy nghề 3 Bảo tồn các di tích lịch sử kết hợp kinh doanh du lịch, dịch vụ 4 Các công trình văn hóa, thể dục - thể thao Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên, sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng giai đoạn. *** PHẦN THỨ TƯ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN QUY HOẠCH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ---------- I - CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1. Huy động vốn đầu tư a) Dự báo nhu cầu vốn đầu tư. Để thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển trong cả giai đoạn 2009 - 2020 cần khoảng 160 - 180 nghìn tỉ đồng, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2009 - 2020 cần 13,5 - 15 nghìn tỉ đồng; trong đó giai đoạn 2011 - 2015 cần khoảng 45 - 50 nghìn tỉ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 105 - 120 nghìn tỉ đồng. Nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo các ngành, lĩnh vực thời kỳ 2009 - 2020 như sau: khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng từ 98 - 107 nghìn tỷ đồng (chiếm 59,4%); khu vực nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 12 - 13 nghìn tỷ đồng (chiếm 7,3%); khu vực dịch vụ khoảng từ 50 - 60 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,3%). b) Nguồn vốn đầu tư và nguyên tắc trong sử dụng các nguồn vốn Nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Bao gồm ngân sách trung ương và địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, đáp ứng khoảng 25 - 30% nhu cầu vốn đầu tư xã hội và tỷ trọng giảm dần trong các thời kỳ sau. Nguồn vốn này tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng và một phần hỗ trợ cho sản xuất như: xây dựng chợ nông thôn, cấp điện, cấp nước, giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ khai hoang.... Nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong tỉnh. Bao gồm vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và của nhân dân trong tỉnh. Đây là nguồn nội lực quyết định, cần có chính sách để phát huy mạnh mẽ nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nguồn vốn này đáp ứng khoảng 35 - 40% tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Nguồn vốn huy động bên ngoài. Bao gồm vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân ở các tỉnh, thành phố trong cả nước; nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (ODA, NGO, FDI). Đây là nguồn ngoại lực quan trọng, cần có chính sách thu hút hiệu quả để phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đồng thời khuyến khích đầu tư xây dựng, kinh doanh các kết cấu hạ tầng với các hình thức thích hợp. Nguồn vốn này đáp ứng khoảng 45 - 55% tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. c) Biện pháp huy động các nguồn vốn - Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án kêu gọi đầu tư đến năm 2020 và tổ chức quảng bá rộng rãi để thu hút đầu tư. Danh mục chương trình, dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; sản xuất công nghiệp địa phương có lợi thế về nguồn nguyên liệu, giải quyết được nhiều việc làm, sản xuất hàng xuất khẩu; các dự án nông nghiệp công nghệ cao, trồng rừng nguyên liệu, nuôi trồng thuỷ sản; dự án đầu tư vào địa bàn miền núi; các dự án xử lý nước thải, chất thải; các dự án năng lượng, hạ tầng các khu công nghiệp... - Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, tập trung nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tăng cường các nguồn thu ngân sách, trên cơ sở đó tăng nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển. Quản lý chặt chẽ các nguồn thu và các đối tượng thu thuế, đấu tranh chống trốn lậu thuế, tránh thất thu ngân sách. Thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch các nguồn tài chính theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng ngân sách, xây dựng các định mức chi phù hợp với tình hình thực tế và tiết kiệm. Sử dụng ngân sách đầu tư phát triển chủ yếu để xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước. Lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn, các chương trình để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, bảo vệ môi trường và các địa bàn trọng điểm, vùng đặc biệt khó khăn. Tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư và xây dựng, thực hiện đầu tư dứt điểm từng công trình, tránh dàn trải, kéo dài nhằm sớm đưa các công trình đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả. - Huy động mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Mở rộng các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO... Khai thác hợp lý, hiệu quả quỹ đất đai nhằm thực hiện đấu giá đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đầu tư với phương thức kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là trong các lĩnh vực: kiên cố hoá giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, hệ thống chợ nông thôn... Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường... để huy động vốn của các thành phần kinh tế vào các lĩnh vực này. Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. - Tranh thủ tối đa nguồn vốn ngân sách đầu tư từ các Bộ, ngành Trung ương, các nguồn vốn tài trợ ODA, NGO, các tổ chức, cá nhân.... Nguồn vốn ngân sách đầu tư qua các Bộ, ngành Trung ương tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng và mang tính liên vùng như giao thông, thuỷ lợi, cấp điện... Các ngành và địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ các nguồn vốn triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng để thi công. Tích cực vận động, tìm kiếm các nguồn tài trợ ODA, NGO, sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh nhằm cải thiện điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, bảo vệ môi trường sinh thái.... - Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm hấp dẫn, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, nhất là cải cách thủ tục đầu tư, tiếp tục rà soát, bãi bỏ các thủ tục, quy định về đầu tư chồng chéo gây cản trở, ách tắc trong đầu tư phát triển. Cải thiện điều kiện hạ tầng sản xuất kinh doanh, quy hoạch và tạo mặt bằng sản xuất để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư. Thực hiện đầy đủ, minh bạch các cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước theo quy định của pháp luật; đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đặc thù của tỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật. Đẩy mạnh quảng bá giới thiệu, xúc tiến vận động, thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh. Tăng cường hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn, nhất là về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư các công trình ngoài hàng rào, đào tạo nguồn nhân lực... Biểu dương khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân, nhà môi giới có thành tích trong vận động thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh, có đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực các tổ chức xúc tiến đầu tư và hỗ trợ đầu tư trong tỉnh, đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến, vận động và thu hút đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường vốn, thị trường bất động sản, đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết, tham gia cổ phần, góp vốn đầu tư để huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển. Phát triển đa dạng các hình thức tín dụng đầu tư, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, để mọi người dân được tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn tín dụng. 2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đây là yêu cầu cấp bách trước mắt cũng như lâu dài đối với Quảng Trị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, trình độ dân trí. Tăng đầu tư từ ngân sách cho giáo dục và đào tạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo. Khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Tạo các điều kiện và cơ hội để người dân phát huy tốt nhất năng lực, tính tự chủ, sáng tạo của mình trong lao động sản xuất. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm bổ sung kiến thức mới về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý...đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Xây dựng chiến lược phát triển ngành nghề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cân đối giữa các vùng miền; phù hợp với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu các ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh và theo yêu cầu của thị trường. Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật để đón đầu cung cấp nguồn nhân lực cho các địa bàn trọng điểm, các lĩnh vực trọng điểm phát triển bứt phá, các dự án trọng điểm của tỉnh theo quy hoạch; đủ khả năng nắm bắt và làm chủ được công nghệ kỹ thuật tiến tiến, hiện đại. Quan tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, lao động trẻ, lao động nông thôn để họ trở thành những nòng cốt nắm bắt công nghệ kỹ thuật tiên tiến, các phương thức làm ăn mới áp dụng vào sản xuất. Triển khai thực hiện các đề án để nâng cao năng lực đào tạo, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh, trong đó trọng tâm là thành lập mới trường Đại học Kỹ thuật Quảng Trị; nâng cấp trường Trung cấp nghề lên Cao đẳng; hoàn thiện hệ thống Trung tâm dạy nghề, Trung tâm kỹ thuật - tổng hợp hướng nghiệp tại các huyện, thành phố, thị xã. Nâng cấp các trường Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng, trường Cao đẳng Sư phạm thành Đại học cộng đồng... Tích cực hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề ngoài tỉnh để đào tạo nguồn lao động chuyên môn kỹ thuật mà các cơ sở đào tạo trong tỉnh chưa đáp ứng được nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho thị trường trong tỉnh, đưa lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố và xuất khẩu lao động. Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, nhất là những ngành nghề tỉnh còn thiếu lao động. Coi trọng sử dụng người tài, ban hành chế độ ưu đãi hấp dẫn để thu hút cán bộ giỏi, lực lượng lao động có trình độ cao, sinh viên giỏi ra trường về công tác tại tỉnh. Có chính sách động viên, khuyến khích đồng bào trong nước và kiều bào đóng góp trí tuệ vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng trở nên giàu đẹp. Mở rộng các hình thức đào tạo kềm cặp tại các doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, của nhà đầu tư, của các trung tâm giới thiệu việc làm. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải đi đôi với tạo việc làm mới tại chổ cho lực lượng lao động sau đào tạo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố trong cả nước sau khi được đào tạo; giảm đáng kể tỷ lệ lao động thất nghiệp tại thành thị và nâng thời gian sử dụng lao động tại khu vực nông thôn. 3. Phát triển khoa học công nghệ Đây là giải pháp tiềm năng, cần lựa chọn các lĩnh vực mũi nhọn để tập trung thực hiện nhằm tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng, đem lại hiệu quả cao, cho phép hội nhập quốc tế sâu rộng. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ mới, đổi mới và cải tiến công nghệ kỹ thuật trong các lĩnh vực. Nghiên cứu khoa học công nghệ phải hướng vào phục vụ thiết thực các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và gắn kết chặt chẽ với ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiển. Chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu về khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và đời sống nhân dân phù hợp với trình độ của lực lượng lao động tại địa phương. Mạnh dạn đầu tư mới, đầu tư thay thế những công nghệ lạc hậu bằng công nghệ mới, hiện đại; áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng và các tiêu chuẩn chất lượng, môi trường quốc tế tiên tiến trong quản lý, sản xuất, kinh doanh. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ trong tỉnh. Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định... phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ. Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ trong tỉnh, có chính sách thỏa đáng để thu hút cán bộ khoa học công nghệ giỏi về công tác tại tỉnh. Hợp tác chặt chẽ với các Bộ ngành Trung ương, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học để nghiên cứu, giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ bức xúc trên địa bàn tỉnh. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ. Đổi mới cách tiếp cận, quản lý khoa học công nghệ theo các tiêu chuẩn quốc tế để có thể tham gia, hội nhập với khu vực và thế giới. Tăng ngân sách đầu tư cho khoa học công nghệ đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhất là công tác tuyển chọn và giao nhiệm vụ nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ. Xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi để khuyến khích phát triển thị trường khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh. Tăng quy mô quỹ nghiên cứu khoa học công nghệ, đồng thời quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn quỹ cho sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ của tỉnh. Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. 4. Bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường rộng rãi trong cộng đồng nhân dân; xã hội hoá mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường; khuyến khích các thành phần kinh tế áp dụng công nghệ sạch vào các ngành, lĩnh vực, đầu tư các nhà máy xử lý, tái chế chất thải... Phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đồng thời quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực thi các cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, nhất là đối với các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có khả năng gây ô nhiễm; các vùng nhạy cảm với môi trường; các quy định bảo vệ môi trường và phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác mỏ... Tổ chức thực hiện tốt các định hướng, giải pháp phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Triển khai thực hiện tốt các chương trình giám sát và bảo vệ môi trường như: xây dựng hệ thống quan trắc môi trường; bảo vệ và phát triển rừng; bảo tồn nguồn lợi biển đảo; cấp nước và vệ sinh môi trường.... Chú trọng xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý, tái chế chất thải rắn, rác thải y tế, rác thải du lịch... Củng cố và kiện toàn biên chế bộ máy quản lý môi trường của tỉnh ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 5. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các thành phần kinh tế, tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh. Tạo lập môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi của nhà nước về ngành nghề, địa bàn ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với các thành phần kinh tế. Xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương phù hợp với quy định của pháp luật nhằm khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, nhất là phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hợp tác. Tiếp tục cải cách hành chính, tháo gỡ mọi ách tắc, rào cản trong việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, cấp giấy phép khắc dấu, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư, tín dụng ưu đãi... đồng thời tăng cường hậu kiểm đối với doanh nghiệp sau khi thành lập. Minh bạch hoá các hoạt động hành chính, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thuế... tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hoạt động; giảm tốn kém thời gian, phiền hà cho doanh nghiệp. Thực hiện tổng thể, đồng bộ các biện pháp nhằm cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp như: cải thiện về điều kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển thị trường lao động, phát triển thị trường đất đai, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, minh bạch hoá các hoạt động hành chính nhà nước có liên quan đến đấu thầu, cấp mỏ, cấp đất... Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước tỉnh theo hướng tăng cường cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tách bạch rõ giữa chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng và quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 6. Tăng cường hợp tác và phát triển thị trường. - Phát triển kinh tế đối ngoại toàn diện nhằm thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá và chủ động tham gia hội nhập thế giới. Đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ quảng bá đầu tư, xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại. Tổ chức có hệ thống bộ máy cơ quan đối ngoại và cán bộ đối ngoại có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, bản lĩnh chính trị để đáp ứng được yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, nhất là trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại. Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo, cung cấp các thông tin kinh tế thị trường, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm hỗ trợ đắc lực cho các địa phương, doanh nghiệp, công dân trong hợp tác với các đối tác nước ngoài và tham gia hội nhập quốc tế. Phát huy mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, các địa phương trên tuyến hành lang Đông - Tây, với các thị trường, các nhà đầu tư truyền thống và tiềm năng. Tích cực tìm kiếm, vận động đối tác nước ngoài thực hiện các dự án ODA, NGO và kêu gọi đầu tư FDI. Tiếp tục xây dựng và củng cố đường biên giới hòa bình với các tỉnh Savanakhet và Salavan của Lào. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại với củng cố quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. - Tăng cường hợp tác liên tỉnh nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và mở rộng thị trường trong nước. Xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể với các tỉnh, đặc biệt là với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhằm hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực, khai thác các nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ... Xây dựng mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ giữa tỉnh với các Bộ ngành Trung ương nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương đối với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Phát triển đa dạng thị trường hàng hoá; nâng cao chất lượng, mẫu mã và thương hiệu hàng hoá sản xuất trong tỉnh. Mở rộng thị trường nông thôn, nhất là ở vùng miền núi, vùng ven biển, các vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa cơ sở sản xuất nguyên liệu, cơ sở chế biến, cơ sở tiêu thụ sản phẩm theo các hợp đồng kinh tế lâu dài. Gắn kết thị trường trong tỉnh với thị trường trong nước và thế giới; tăng cường xúc tiến thương mại, nghiên cứu phát triển thị trường, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; tăng cường hợp tác đầu tư trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển đa dạng và đồng bộ các loại thị trường: thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ... Tăng cường quản lý thị trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ, giám sát độc quyền, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... 7. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước - Hiện đại hóa nền hành chính, từng bước xây dựng Chính quyền điện tử, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý điều hành và thực thi công vụ. Củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương các cấp. Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân đồng thời thực thi, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Phát huy dân chủ cơ sở và vai trò của cộng đồng trong giám sát các hoạt động quản lý nhà nước. - Đổi mới tư duy quản lý hành chính, chuyển tư duy quản lý hành chính sang hướng “dịch vụ, phục vụ” phù hợp với cơ chế thị trường. Xác lập trách nhiệm hành chính trên cơ sở pháp luật, giải quyết các thủ tục nhanh chóng, thuận lợi, hướng dẫn cụ thể rõ ràng để mọi chủ thể có thể tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh và các vấn đề liên quan đến cuộc sống, dân sinh. Đẩy mạnh cải cách tư pháp, tạo nền tảng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính ở tất cả các ngành, các cấp; mở rộng áp dụng mô hình "một cửa" có hiệu quả ở các cơ quan đơn vị, khắc phục tình trạng cửa quyền sách nhiễu. Tăng cường hiệu lực chỉ đạo điều hành gắn với đẩy mạnh phân công, phân cấp cho các ngành, các cấp; từng bước tách công tác hành chính công ra khỏi dịch vụ công. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ quản lý kinh tế và quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; từng bước thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện hiện đánh giá năng lực và đề bạt bố trí cán bộ trên cơ sở hiệu quả công việc; kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ phẩm chất, kém năng lực không đáp ứng yêu cầu công việc. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành, tạo khung khổ pháp lý đồng bộ trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện hành để phù hợp với điều kiện thực tiển mới; xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương trên cơ sở vận dụng chính sách chung của nhà nước để huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1. Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch - Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 cho tất cả các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh. - Tổ chức giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế, các chương trình, dự án ưu tiên cho các nhà đầu tư. 2. Xây dựng chương trình hành động - Sau khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở các mục tiêu của Quy hoạch, xây dựng chương trình hành động, từng bước thực hiện đạt mục tiêu Quy hoạch. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng vào các dự án trọng điểm có sản phẩm chủ lực, mang tính quyết định sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu Quy hoạch. - Xây dựng một số chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh và tổ chức thực hiện nhằm tạo động lực mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời có các chính sách khuyến khích, ưu đãi phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chủ lực. - Từng bước cụ thể hóa công tác quy hoạch và đưa vào các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện. Tùy theo sự thay đổi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch kịp thời cho phù hợp với quá trình phát triển. - Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân các dân tộc trong tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 được xây dựng trên cơ sở đánh giá các yếu tố, tiềm năng nội lực của tỉnh và những tác động của bối cảnh quốc tế, tình hình khu vực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây cũng là một bản tổng kết tương đối đầy đủ về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Từ đó xác định những tiềm năng thế mạnh và hạn chế, các cơ hội và thách thức. Báo cáo quy hoạch tổng thể là bản luận chứng một cách toàn diện về định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và địa bàn lãnh thổ trong thời gian tới; xác định các ngành, lĩnh vực trọng điểm, các địa bàn lãnh thổ động lực cần ưu tiên đầu tư. Quy hoạch tổng thể đưa ra những định hướng mở, những biện pháp, cơ chế chính sách phù hợp nhằm phát huy tối đa nguồn nội lực trong tỉnh và thu hút các nguồn đầu tư bên ngoài cùng tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là nền tảng cơ sở cho việc xây dựng các chương trình, dự án đầu tư, xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng năm của tỉnh để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. 2. Kiến nghị. Để thực hiện được các mục tiêu, định hướng trong quy hoạch, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu cao của toàn Đảng, toàn thể nhân dân Quảng Trị còn rất cần sự quan tâm ủng hộ từ Chính phủ, các Bộ ngành TW và sự hợp tác hiệu quả của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tỉnh Quảng Trị kính đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành TW quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ tỉnh một số vấn đề cụ thể như sau: 1. Hỗ trợ tỉnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đáp ứng các tiêu chí để nâng cấp Đông Hà lên đô thị loại II trước năm 2020. Xây dựng Đông Hà trở thành một đô thị năng động của khu vực miền Trung, và là một trung tâm kinh tế phát triển của khu vực miền Trung trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. 2. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, tạo tiền đề để nâng cấp khu KTTM đặc biệt Lao Bảo lên đô thị loại IV trước năm 2015 và lên đô thị loại III trước năm 2020, xứng đáng là đô thị động lực, điểm đầu cầu phía Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. 3. Quan tâm đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng lớn của Trung ương trên địa bàn tỉnh, trong đó: - Đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt trên địa bàn tỉnh phù hợp với Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, trong đó: Xây dựng hoàn thành tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh đạt tốc độ 350km/h trước năm 2020. Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt quốc gia hiện có vào đúng cấp kỹ thuật đạt tốc độ 120km/h. - Nghiên cứu xây dựng đường sắt cận cao tốc trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây đoạn Lao Bảo - Mỹ Thủy đấu nối vào tuyến đường sắt Bắc - Nam. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Đông Hà - Cửa Việt, nâng cấp ga Đông Hà đạt tiêu chuẩn cấp II. - Đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiến độ theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 gồm có 03 tuyến: cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Bắc - Nam phía Tây và tuyến cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo. - Nghiên cứu mở rộng QL9 và QL1A từ Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng (thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây) lên quy mô 4 làn xe. Xây dựng QL1A tránh Đông Hà về phía Đông. Mở rộng QL9 đoạn ngã tư Sòng - Cửa Việt, QL9 tránh Đông Hà về phía Nam (9D) và cầu vượt đường sắt, đường bộ (trên đường 9D). Tiếp tục xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - Tuý Loan. Xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đường hành lang biên giới. Nâng cấp đường tỉnh 571 (nối đường bộ ven biển - QL1A - Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây) thành Quốc lộ. - Đầu tư mở rộng cảng Cửa Việt giai đoạn 2 đưa công suất lên 800.000 tấn/năm; đồng thời nâng cấp, chỉnh trị luồng vào cảng cho tàu 2.000-3.000 DWT ra vào thuận lợi; giai đoạn 2015-2020 tiếp tục xây dựng bến số 3 và nâng cấp luồng vào cảng đảm bảo cho tàu 5.000-6.500 DWT ra vào khai thác. Đầu tư cơ sở hạ tầng các bến cập tàu tại Cửa Tùng, Cồn Cỏ, Cửa Việt và mở tuyến vận tải biển: Cửa Việt - Cồn Cỏ, Cửa Tùng - Cồn Cỏ phục vụ nhu cầu đi lại giữa đất liền với đảo Cồn Cỏ. - Nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển hàng hoá công - ten - nơ tại Đông Hà hoặc vùng phụ cận Đông Hà để tiếp nhận vận chuyển công - ten - nơ bằng đường bộ, đường sắt từ Băng Cốc đến Quảng Trị, đi Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, ra các cảng biển miền Trung và ngược lại. 4. Hỗ trợ tỉnh triển khai thực hiện các dự án lớn, có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó: - Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đến năm 2020 bao gồm: khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang, Hải Lăng, Bắc Hồ Xá và Đường 9. - Bổ sung khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị vào quy hoạch phát triển hệ thống khu kinh tế Việt Nam đến năm 2020 và hỗ trợ kêu gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong giai đoạn 2011-2020. - Cho phép thành lập khu kinh tế cửa khẩu La Lay, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị trước năm 2015, nhằm tạo động lực phát triển cho khu vực phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị và khu vực Tây Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề nghị bổ sung cảng Mỹ Thuỷ vào quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và hỗ trợ kêu gọi hợp tác đầu tư xây dựng cảng Mỹ Thuỷ trong giai đoạn 2011-2020. - Đề nghị bổ sung sân bay Quảng Trị vào quy hoạch hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2020 và nghiên cứu lập dự án, kêu gọi đầu tư xây dựng sân bay Quảng Trị trong giai đoạn 2011-2020. - Tạo điều kiện để tỉnh được tiếp nhận là địa điểm thực hiện dự án chế biến nguồn khí đốt khai thác từ ngoài khơi vùng biển tỉnh Quảng Trị (do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thăm dò, khảo sát); trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng tổ hợp khí - điện - đạm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Ủng hộ, hỗ trợ tỉnh kêu gọi đầu tư các dự án lớn trên địa bàn như: Trung tâm nhiệt điện Bắc miền Trung; nhà máy đóng tàu; nhà máy chế biến gạch ốp lát cao cấp từ silicát; nhà máy bia; nhà máy xi măng trên 1 triệu tấn/năm. - Đưa Khu du lịch sinh thái biển Cửa Việt - Cửa Tùng - đảo Cồn Cỏ thành khu du lịch sinh thái Quốc gia. Cho phép các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển đảo Cồn Cỏ với cơ chế đặc thù riêng của huyện đảo. 5. Đề nghị quan tâm hỗ trợ đầu tư các công trình thủy lợi, tiêu úng, thoát lũ; xây dựng các tuyến đê sông, đê biển, kè chống xói lở... Hỗ trợ vận động, kêu gọi các dự án ODA đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người nghèo. Có chính sách đầu tư hỗ trợ đối với các xã đặc biệt khó khăn, mới chia tách, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. 6. Hỗ trợ tỉnh đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội một cách đồng bộ tạo điều kiện nâng cao chất lượng lao động và đời sống văn hóa tinh thần nhân dân. - Quan tâm đầu tư Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị có quy mô cấp vùng; đạt tiêu chuẩn, năng lực để khám chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân trong tỉnh, các tỉnh lân cận của Lào (tỉnh Savannakhet và Salavan) và bệnh nhân trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Phân hiệu Đại học Huế, tiến tới xây dựng trường Đại học Kỹ thuật Quảng Trị trực thuộc Đại học Huế. Đầu tư nâng cấp, mở rộng các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề... tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn. - Quan tâm đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng trọng điểm trên địa bàn, đặc biệt là các công trình: Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9, hàng rào điện tử Mc.Namara, địa đạo Vịnh Mốc, khu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. - Nâng quy mô lễ hội Thống nhất Non sông (30/4) và lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á lên cấp Quốc gia. 7. Kiến nghị với các Bộ ngành TW và các tỉnh lân cận trong vùng phối hợp chặt chẽ cùng Quảng Trị giải quyết tốt các mối quan hệ liên ngành, liên lãnh thổ trong sử dụng đất đai, khai thác nguồn nước, bảo vệ rừng, liên kết phát triển công nghiệp, du lịch, khai thác hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, nguồn điện... tạo điều kiện cho các bên cùng hợp tác và phát triển ngày càng tốt hơn. 8. Đề nghị Trung ương chỉ đạo giải quyết dứt điểm về ranh giới giữa tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đây là vấn đề gây nhiều bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến sản xuất, phát triển kinh tế của các vùng thuộc hai tỉnh. 9. Với vai trò và vị trí quan trong của tỉnh trên tuyến hàng lang kinh tế Đông - Tây, đề nghị Trung ương đưa tỉnh Quảng Trị vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển nhanh hơn kinh tế - xã hội và thúc đẩy hợp tác phát triển giữa các tỉnh trong khu vực và quốc tế./. * * * * Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 trình Thủ tướng phê duyệt được xây dựng dựa trên các dữ liệu, thông tin đánh giá tình hình phát triển của tỉnh đến năm 2008. Với mục đích phản ánh rõ nét hơn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay, Tổ biên soạn đã cập nhật, bổ sung một số thông tin đánh giá thực trạng đến năm 2010 (Phần thứ hai); tuy nhiên đối với các dữ liệu liên quan trực tiếp đến việc luận chứng lựa chọn phương án tăng trưởng chủ đạo hoặc các định hướng quy hoạch (Phần thứ ba) vẫn được giữ nguyên nhằm đảm bảo tính hệ thống với Quyết định 321/QĐ-TTg, ngày 02/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ. PHẦN PHỤ LỤC - BIỂU BẢNG - BẢN ĐỒ (Kèm theo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQHTT_cn_qd321.doc
Tài liệu liên quan