Đề án Quy trình nghiệp vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh

Kiến nghị Dự báo quy mô tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, các hệ số tương quan cho các giai đoạn của tương lai. Đề xuất các tương quan về nhu cầu như vốn, lao động; về đầu tư xã hội trên GDP. 3. Bước 3: Xây dựng các phương án quy hoạch. Kết hợp với chính quyền địa phương xác định quan điểm và mục tiêu phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức không gian; các giải pháp thực hiện. 4. Bước 4: Tiến hành dự thảo Dự thảo nhằm mục đích đánh giá dự án quy hoạch. Việc đánh giá dự án quy hoạch dựa trên nguyên tắc chung: - Xem xét tính phù hợp giữa quy hoạch tỉnh với quy hoạch vùng (hay quy hoạch huyện phù hợp với quy hoạch tỉnh) - Xem xét tính khả thi (mức độ đảm bảo các điều kiện đạt mục tiêu) Nội dung đánh giá chủ yếu: - Tính thống nhất trong quy hoạch phát triển (thống nhất về mục tiêu và danh mục các công trình trọng điểm) - Khả năng đảm bảo nguồn lực (nhất là về vốn, lao động trình độ cao và tài nguyên) trong mối quan hệ với cấp lớn hơn. - Tính phù hợp với thị trường và sự quan tâm của các nhà đầu tư. 5. Bước 5: Lập báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội hoàn thiện.

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quy trình nghiệp vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Để đáp ứng yêu cầu học tập cuối khóa, sau khi kết thúc các học phần lý thuyết tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Sinh viên có cơ hội thực tập tại các cơ quan, tổ chức. Đây là cơ hội tốt để sinh viên vận dụng lý thuyết đã nghiên cứu ở trường vào phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó, củng cố kiến thức và tạo kinh nghiệm làm việc thực tế cho sinh viên. Với mục đích đó, trong giai đoạn đầu 5 tuần thực tập kỹ năng tại Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển thuộc Viện chiến lược phát triển, tôi đã có cơ hội tìm hiểu cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, về lịch sử hình thành và phát triển của Viện chiến lược và Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển. Đồng thời, em cũng thấy được những khó khăn trong công tác mà cơ quan đang gặp phải và những phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Viện chiến lược phát triển nói chung và Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển nói riêng đã và đang đặt ra. Những vấn đề này đã được thể hiện trong báo cáo thực tập tổng hợp. Bản báo cáo thực tập tổng hợp được chia làm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về Viện chiến lược phát triển. Phần 2: Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển. Phần 3: Quy trình nghiệp vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo tổng hợp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cán bộ đang làm việc tại Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển, đặc biệt là PGS.TS Mai Sỹ Động và thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Ngô Thắng Lợi. Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy giáo và các cán bộ trong Trung tâm để có thể hoàn thành tốt giai đoạn thực tập tiếp theo. Phần một TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Viện chiến lược phát triển được thành lập từ năm 1964, từ đó cho đến nay, cùng với những thăng trầm của lịch sử, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ Viện luôn làm tốt chức năng của mình để góp phần xây dựng đất nước. Trong những năm qua, Viện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn ( 1964 – 2007), và cùng với nó là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của rất nhiều thế hệ cán bộ của Viện. Nhân dịp 40 năm thành lập Viện, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao huân chương lao động hạng nhất cho Viện chiến lược phát triển trong niềm hân hoan và tự hào của toàn thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu khoa học và nhân viên của Viện. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện chiến lược phát triển. Viện chiến lược phát triển là Viện cấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thành lập trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Vụ Tổng hợp Kế hoạch Kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế . Quá trình hình thành và phát triển từ hai Vụ nêu trên cho đến Viện chiến lược phát triển hiện nay như sau: Theo quyết định số 47 – CP ngày 09 tháng 03 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ, Vụ Tổng hợp Kế hoạch Kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế được thành lập. Trong thời gian này, Viện đã đề xuất một số dự án về phân vùng kinh tế. Dự án phân vùng kinh tế là bước thử nghiệm đầu tiên nhằm đưa ra một sơ đồ tổ chức sản xuất trên lãnh thổ ở phạm vi một số ngành kinh tế chủ yếu. Đến năm 1970, công tác quy hoạch phát triển kinh tế đã bắt đầu triển khai rộng rãi ở các cơ sở, các vùng nhỏ, các huyện. Hoạt động này đã làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và lập kế hoạch kinh tế quốc dân. Năm 1974, thành lập Viện phân vùng và quy hoạch. Viện đã bắt đầu thử nghiệm dùng toán kinh tế trong một số đề tài nhỏ như chọn địa điểm cho các nhà máy xi măng,… Đến năm 1976, công tác phân vùng quy hoạch kinh tế được triển khai trên phạm vi cả nước. Viện đã tiến hành điều tra cơ bản, dự báo các nguồn lực và nghiên cứu quy hoạch phát triển các ngành, vùng kinh tế. Qua rất nhiều khó khăn và thử thách, Viện đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành các công việc được giao. Về mặt tổ chức cán bộ, Viện đã xây dựng được một hệ thống từ Trung ương đến địa phương chuyên nghiên cứu về quy hoạch. Năm 1983, thành lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Do vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Viện, cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp tổng cục và cán bộ tương đương cấp Vụ phụ trách các ban và văn phòng Viện. Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn triển khai hàng loạt các nghiên cứu đánh giá nguồn lực phát triển, các nghiên cứu về triển vọng dài hạn và đặc biệt tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 – 1990. Năm 1986, Viện phân vùng và quy hoạch đổi tên thành Viên phân bố lực lượng sản xuất. Năm 1988,Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện Phân bố lực lượng sản xuất được tổ chức lại thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phát triển lực lượng sản xuất do yêu cầu của từng thời kỳ, từng giai đoạn, để phù hợp với đòi hỏi thực tế và yêu cầu cải tiến bộ máy của chính phủ. Trong nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, Viện đã đưa ra được rất nhiều đề tài, các chương trình nghiên cứu khoa học tạo cơ sở cho việc nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, Viện đã tham gia vào việc nghiên cứu xây dựng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nước ta thời kỳ 1991 – 2000. Viện đã vinh dự là một trong sáu cơ quan triển khai thực hiện nhiêm vụ nghiên cứu đó. Với chức năng, nhiệm vụ chính là nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo chiều rộng và chiều sâu trên cả nước và các vùng lãnh thổ, Viện đã thực hiện hàng chục đề tài khoa học đóng góp cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành, vùng của cả nước. Năm 1994, đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất thành Viện chiến lược phát triển. Trong hơn 40 năm qua, Viện đã không những thực hiện nghiên cứu, xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ mà Viện còn hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học. Bên cạnh đó, Viện chiến lược phát triển còn mở rộng hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm của các nước về nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển, cụ thể là đã chủ trì tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Lào và Campuchia thời kỳ 1991 – 2000, học tập kinh nghiệm của các nước như chương trình phát triển của Liên hợp quốc, Viện phát triển Hàn quốc,… Viện ngày càng phát triển và tiếp tục được tăng cường về tổ chức cán bộ để có thể làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. Năm 2003, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện chiến lược phát triển. Viện chiến lược phát triển đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, và ở mỗi giai đoạn một tên gọi khác nhau, nhưng nhiệm vụ bao trùm xuyên suốt quá trình phát triển của Viện đó là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ nói riêng, của cả nước nói chung, cũng như của các ngành, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Vị trí, chức năng Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ. Tổng hợp tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ, tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật. Viện chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn Căn cứ vào quyết định số 232/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của Viện chiến lược phát triển là: Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy hoạch, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển của mình phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đã được phê duyệt, theo dõi, thu thập thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án phát triển ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý theo phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổ chức triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật. Tổ chức bộ máy của Viện chiến lược phát triển Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban tổng hợp Viện trưởng Hội đồng khoa học Các Phó viện trưởng Ban dự báo Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ Ban nghiên cứu phát triển vùng Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển Văn phòng viện 3.1. Lãnh đạo Viện Viện Chiến lược phát triển có Viện trưởng và các phó Viện trưởng. Viện trưởng Viện chiến lược phát triển do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về toàn bộ hoạt động của Viện chiến lược. Phó Viện trưởng Viện chiến lược phát triển do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện chiến lược và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về lĩnh vực công tác được giao. Hội đồng khoa học là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và đánh giá công tác nghiên cứu khoa học của Viện. 3.2. Cơ cấu tổ chức của Viện và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc. 3.2.1. Ban tổng hợp. Có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, xây dựng các báo cáo về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nghiên cứu dự báo kinh tế vĩ mô, làm đầu mối tổng hợp tham mưu về các vấn đề chung liên quan đến quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước. Tham gia nghiên cứu kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, dự báo kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao. Cơ cấu tổ chức của Ban tổng hợp gồm: Trưởng ban chỉ đạo và phụ trách nhóm dự báo. Phó trưởng ban: phụ trách nghiên cứu lý luận, phương pháp luận chiến lược và tổng hợp chiến lược, phương pháp luận quy hoạch và tổng hợp quy hoạch. Nhóm nghiên cứu và tổng hợp ( xử lý liên ngành, vùng) chiến lược và quy hoạch. Nhóm nghiên cứu dự báo kinh tế vĩ mô gồm dự báo vốn, công nghệ, dự báo tài chính, dự báo cơ cấu kinh tế, dự báo tăng trưởng,… và xây dựng hệ thống dữ liệu chung cho toàn viện. 3.2.2. Ban dự báo. Có chức năng và nhiệm vụ là phân tích tổng hợp dự báo về biến động kinh tế trong nước và quốc tế phục vụ chiến lược, quy hoạch. Ban dự báo còn dự báo biến động môi trường, công nghệ, tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, Ban dự báo còn không ngừng nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp dự báo và thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao. Cơ cấu tổ chức bao gồm: Trưởng ban: phụ trách chỉ đạo chung và chuyên trách về vấn đề lý luận, phương pháp luận nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu. Phó trưởng ban: chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp và phân tích tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các kết quả dự báo biến động kinh tế trong và ngoài nước, dự báo tăng trưởng kinh tế, dự báo xu hướng phát triển của kinh tế xã hội, xử lý tổng hợp và từ đó đi đến một kết quả chung, thống nhất, đầy đủ. Nhóm phân tích tổng hợp, dự báo về quốc tế, kinh tế, khoa học công nghệ, môi trường, thương mại quốc tế,… phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch, nghiên cứu sự tác động của các nền kinh tế lớn đối với Việt Nam như Mỹ, Nhật, Trung Quốc,… Nhóm phân tích và dự báo các biến động trong nước nghiên cứu tác động của các nhân tố xã hội, môi trường, dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội, tác động của chính sách kinh tế đối với chiến lược, quy hoạch; nghiên cứu các yếu tố có thể tác động đến ổn định kinh tế - xã hội,… nhằm phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch. Nhóm xây dựng hệ thống thông tin quốc tế nghiên cứu sự biến động của nền kinh tế thế giới tới Việt Nam, dự báo sự phát triển của Việt Nam trong tương lai và vị trí của mình trên trường quốc tế, đồng thời xây dựng ngân hàng dữ liệu về thông tin quốc tế. 3.2.3. Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất. Có nhiệm vụ tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đồng thời, còn dựa vào chức năng nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất, ban còn tham gia tư vấn về chiến lược, quy hoạch có liên quan, làm đầu mối tổng hợp về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng. Tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm về lĩnh vực có liên quan. Ban còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao. Cơ cấu tổ chức bao gồm: Trưởng ban: phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mặt lý luận, phương pháp luận về chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Phó trưởng ban (3): chịu trách nhiệm chỉ đạo xử lý tổng hợp và nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với ngành công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp, ngành thủy sản và kinh tế biển. Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch xây dựng: nghiên cứu chiến lược phát triển ngành xây dựng. Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược nông lâm nghiệp: thực hiện nghiên cứu chiến lược, quy hoạch các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, phát triển làng nghề, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển lâm nghiệp và còn quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng,… Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch thủy sản và kinh tế biển. 3.2.4. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ Có nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của cả nước và các vùng lãnh thổ. Cơ cấu tổ chức: Trưởng ban: Phụ trách chung đối với mọi hoạt động của Ban, tổng hợp chiến lược và quy hoạch các ngành dịch vụ. Phó trưởng ban (2): chịu trách nhiệm về các nhóm nghiên cứu các dịch vụ kinh tế và các dịch vụ xã hội, dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu các dịch vụ đó. Các nhóm nghiên cứu bao gồm: Nhóm nghiên cứu các dịch vụ kinh tế; Nhóm nghiên cứu các dịch vụ xã hội; Nhóm nghiên cứu các dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ. 3.2.5. Ban nghiên cứu phát triển vùng. Có chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các đề án chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,quy hoạch sử dụng đất các vùng lãnh thổ. Các vùng kinh tế lãnh thổ là các vùng kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng ven biển hải đảo, các tam giác phát triển, các hành lang kinh tế, các vùng khó khăn. Ban nghiên cứu phát triển vùng có nhiệm vụ lập các bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố. Với các vấn đề liên quan đến phát triển vùng, lãnh thổ, ban là đầu mối tổng hợp và xây dựng quy hoạch, tham mưu các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước, góp phần tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm liên quan đến vấn đề phát triển các vùng lãnh thổ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao. Cơ cấu tổ chức: Trưởng ban: chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về vấn đề phát triển các vùng lãnh thổ Phó trưởng ban (3): tổng hợp về các vùng kinh tế xã hội và các vùng khó khăn, vùng kinh tế trọng điểm và chỉ đạo trực tiếp các nhóm nghiên cứu về các lĩnh vực đó. Các nhóm nghiên cứu bao gồm: nhóm nghiên cứu các vùng kinh tế xã hội; nhóm nghiên cứu các vùng kinh tế trọng điểm, các tam giác phát triển và các hành lang kinh tế; nhóm nghiên cứu các vùng khó khăn; nhóm nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cung cấp cho các bên liên quan. 3.2.6. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng. Có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng quy hoạch phát triển ở lĩnh vực hạ tầng của các vùng lãnh thổ và trên phạm vi cả nước. Ban nghiên cứu lý luận và phương pháp luận trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch hạ tầng và bảo vệ môi trường. Ban còn tham gia thẩm định quy hoạch và làm đầu mối tham mưu về các vấn đề phát triển hạ tầng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao. Cơ cấu tổ chức: Trưởng ban: phụ trách chung và nghiên cứu các vấn đề lý luận, phương pháp luận xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng. Phó trưởng ban (2): phụ trách nghiên cứu hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng mềm và bảo vệ môi trường, tổng hợp nghiên cứu khối hạ tầng kinh tế. Các nhóm nghiên cứu gồm: Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng xã hội và cơ chế chính sách cho phát triển hạ tầng. Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường. 3.2.7. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Cơ cấu tổ chức: Trưởng ban: chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về các vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Phó trưởng ban (2): phụ trách nhóm và trực tiếp xử lý tổng hợp về phát triển con người và phụ trách về các vấn đề xã hội. Các nhóm nghiên cứu gồm: Nhóm nghiên cứu phát triển con người và nòi giống có nhiệm vụ nghiên cứu phương hướng phát triển dân số và chất lượng dân số của cả nước và các vùng lãnh thổ. Nhóm nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; Nhóm nghiên cứu các vấn đề xã hội cơ bản của chiến lược và quy hoạch. 3.2.8. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền nam. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam là đầu mối nghiên cứu và đề xuất chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ở Nam Bộ. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển theo phân công. Tổ chức hoạt động tư vấn quy hoạch phát triển cho các tỉnh, các ngành ở Nam Bộ. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam có 4 phòng: phòng nghiên cứu Đông Nam Bộ, phòng nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long, phòng nghiên cứu tổng hợp và thông tin, bản đồ và phòng quy hoạch hành chính. 3.2.9. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển Có chức năng đào tạo sau đại học và tư vấn về các lĩnh vực chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ của trung tâm là tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho các ngành và địa phương, tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kịnh tế - xã hội trong nước và quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin tư liệu phục vụ đào tạo và tư vấn phát triển. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng. 3.2.10. Văn phòng. Có chức năng nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng và theo dõi đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và quản lý khoa học của viện, thực hiện công tác hành chính, quản trị, lưu trữ và lễ tân. Báo cáo với cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Viện. Thực hiện tổ chức nhân sự, quản lý cơ sở vật chất và tài chính của Viện, thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Viện. Thực hiện các nhiệm vụ khác cho Viện trưởng giao. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Viện gồm: Chánh văn phòng phụ trách chung và trực tiếp quản lý công tác tài chính, hành chính. Phó chánh văn phòng (2) phụ trách công tác kế hoạch tổng hợp và phụ trách công tác chính trị, quản lý xe. Phòng kế hoạch tổng hợp thực hiện công tác quản lý khoa học, hợp tác quốc tế, thư viện, lưu trữ và quản lý mạng máy tính nội bộ của Viện. Phòng hành chính thực hiện công tác hành chính, lễ tân và công tác vệ sinh của Viện. Phòng quản lý xe & phòng tài vụ. Các mối quan hệ của Viện. Trong nước Viện có mối quan hệ với các Bộ, ngành, các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và thành phố trong các lĩnh vực. Phối hợp nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hướng dẫn phương pháp nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trao đổi thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo cán bộ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch. Ngoài nước Viện có quan hệ hợp tác với các cơ quan, Viện nghiên cứu của nhiều nước và tổ chức quốc tế. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) Trung tâm phát triển vùng của Liên Hợp Quốc (UNCRD) Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) Viện phát triển quốc tế Harvard (HIID) của Mỹ Viện phát triển Hàn Quốc (KDI) Cơ quan quy hoạch lãnh thổ và hoạt động vùng (DATAR) của Pháp. Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) của Canada. Quỹ NIPPON (Nhật Bản) và Viện nghiên cứu Nhật Bản (JRI) Trường Đại học Kinh tế Stôckhôm (SSE) Thụy Điển. Trường Đại học Thammasat Thái Lan. Quỹ hòa bình Sasakawa (SPF) Nhật Bản Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) Quỹ động vật hoang dã (WWF) Hiệp hội phát triển trao đổi công nghệ, kinh tế và tài chính (ADETEF) Pháp Ủy ban Kế hoạch và Hợp tác Lào. Và một số tổ chức khoa học khác ở các nước. Một số thành tựu chính. Chủ trì các chương trình khoa học cấp Nhà nước 70-01, 70A và nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ. Chủ trì xây dựng Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1986-1990 phục vụ xây dựng kế hoạch 5 năm 1986-1990 và Đại hội lần thứ VI của Đảng. Tham gia xây dựng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010 và tham gia chuẩn bị các báo cáo, đề án phục vụ một số Hội nghị Trung ương các khóa. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước. Chủ trì soạn thảo Nghị định của Chính phủ về công tác quy hoạch, thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự thành lập, thẩm định và quản lý quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Trung ương triển khai lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn, 3 vùng trọng điểm. Chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010. Các kết quả nghiên cứu này đã đóng góp thiết thực cho việc chỉ đạo kinh tế theo lãnh thổ của Chính phủ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Chủ trì các đề án phát triển kinh tế - xã hội các vùng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, huyện đảo Phú Quốc, Côn Đảo, khu vực vịnh Cam Ranh, khu vực vịnh Văn Phong. Triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, trong đó bao gồm các đề tài thuộc trọng điểm câp Nhà nước KC-08, KC-09 và KX-02 và hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và phương pháp luận phân vùng kinh tế và quy hoạch phát triển ở Việt Nam. Phương hướng hoạt động của Viện trong thời gian tới. Tiếp tục củng cố tổ chức, tăng cường năng lực công tác đảm bảo chất lượng các sản phẩm của Viện. Tăng cường thêm các hoạt động bổ trợ, đào tạo, tư vấn phát triển, hợp tác với các cơ quan khác một cách có hiệu quả. Phần hai: TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU, ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN PHÁT TRIỂN Lịch sử hình thành, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển. Theo quyết định số 08/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 05/01/2004, trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển được thành lập. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển thuộc Viện chiến lược phát triển, có chức năng đào tạo sau đại học và tư vấn về các lĩnh vực chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển là đơn vị sự nghiệp, có con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp được tổng hợp trong dự toán ngân sách của Viện chiến lược phát triển; trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển có các nhiệm vụ chủ yếu sau: Tổ chức đào tạo sau đại học về các lĩnh vực chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các ngành và các địa phương. Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (đối với cả trong nước và quốc tế); Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin tư liệu phục vụ đào tạo và tư vấn phát triển. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển giao. Cơ cấu tổ chức. Tổ chức bộ máy của Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển gồm có: Lãnh đạo Trung tâm: Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Giám đốc và các Phó Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển về lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của Trung tâm; các Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm: Phòng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Có chức năng đào tạo tiến sỹ, tổ chức các khóa huấn luyện ngắn hạn về nghiệp vụ quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho các ngành và các địa phương. Phòng tư vấn phát triển. Có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tư vấn, xem xét nội dung các hợp đồng tư vấn, thực hiện các hợp đồng tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (đối với cả trong nước và ngoài nước), đề xuất và tham gia các đề tài khoa học, đề án phát triển cấp Bộ, cấp quốc gia. Phòng thông tin tư liệu. Chuẩn bị văn kiện dự án, tổ chức xây dựng hệ thống thông tin tư liệu phục vụ đào tạo và tư vấn phát triển. Phòng hành chính quản trị. Có chức năng theo dõi, tập hợp và quản lý chứng từ tài chính của các đề án tư vấn mà Trung tâm quản lý. Theo dõi, đôn đốc các đơn vị hoàn thành thủ tục tài chính, chứng từ của các đề án. Thực hiện công tác thuế, quản lý tài chính, kiểm toán,… Thực hiện giao nhận và phô tô tài liệu cho các công trình của Trung tâm. Tình hình hoạt động của Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển trong thời gian 3 năm vừa qua. Tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được giao của Trung tâm trong năm 2005. Công tác tư vấn và hành chính. Quản lý hoạt động tư vấn. Làm việc cùng các đơn vị trong và ngoài viện ký hợp đồng tư vấn và hỗ trợ thực hiện 84 dự án hoặc đề án, trong đó có 54 dự án đã giải ngân. Dưới sự chỉ đạo của Viện đã xem xét lại tất cả các nội dung hợp đồng tư vấn và đặc biệt là kiểm tra, sau đó là hỗ trợ các đơn vị liên quan đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục hành chính, chứng từ tài chính có liên quan. Xây dựng bộ công cụ giúp quản lý và hỗ trợ tốt hơn công tác tư vấn của Viện mà Trung tâm phải thực thi: Hệ thống biểu giám sát hoạt động tài chính. Quy định giải ngân hợp đồng tư vấn Quy định thủ tục hành chính thực hiện hợp đồng tư vấn. Bộ mẫu hợp đồng tư vấn. Hợp đồng kinh tế cả mẫu; Gia hạn hợp đồng kinh tế và Biên bản nghiệm thu hợp đồng kinh tế lần…, Biên bản nghiệm thu hợp đồng kinh tế và Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế; Bộ mẫu hợp đồng giao việc gồm: Biên bản nghiệm thu khối lượng lần… của hợp đồng giao việc, Biên bản nghiệm thu hợp đồng giao việc, Biên bản thanh lý hợp đồng giao việc; Bộ mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên môn có : Biên bản nghiệm thu hợp đồng thuê khoán chuyên môn, Biên bản thanh lý hợp đồng thuê khoán chuyên môn và Giấy biên nhận kinh phí hợp đồng thuê khoán chuyên môn. Thực hiện các hợp đồng tư vấn. Ngoài thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tư vấn, Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển còn thực hiện các hoạt động tư vấn cụ thể như sau: Tiếp tục hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2006 – 2020. Tiếp tục hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020. Đang tiến hành nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Hoàn thành cơ bản quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Hoàn thành cơ bản quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020. Tham gia thẩm định đề án xây dựng rừng Tây Nguyên. Công tác nghiên cứu khoa học. Năm 2005, Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển bước đầu đã tham gia nghiên cứu khoa học như sau: Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển đã đề xuất một đề tài nghiên cứu cấp Bộ về cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức không gian lãnh thổ ở tỉnh Vĩnh Phúc (năm 2006) Tham gia đề tài quốc gia: “ Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc dưới tác động của công trình thủy điện Sơn La” với tên cụ thể: Bảo vệ và phát triển rừng đối với các hoạt động kinh tế lâm nghiệp. Tham gia đề án: “ Phân tích lợi thế so sánh, các hạn chế, thách thức và lựa chọn chiến lược phát triển hiệu quả, bền vững của Việt Nam” với tên cụ thể: Các chính sách phát triển các ngành nông lâm nghiệp vùng biển và ven biển Việt Nam. Từng bước nghiên cứu nhằm nâng cao cơ sở lý luận và thực tế đối với hoạt động tư vấn của Viện mà Trung tâm phải thực hiện. Công tác đào tạo. Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Viện, Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển đã thực hiện công tác quản lý đào tạo tiến sỹ như sau: Tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu sinh khóa I về các thủ tục pháp quy cần thiết và tổ chức lớp học, thi môn chuyên ngành kinh tế phát triển. Tổ chức thành công kỳ thi tuyển sinh tiến sỹ khóa II và đã tuyển được 6 nghiên cứu sinh cho 2 ngành mà Viện Chiến lược phát triển được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép. Tổ chức một khóa huấn luyện ngắn hạn cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang về nghiệp vụ quy hoạch và lập kế hoạch. Lập kế hoạch tập huấn về quy hoạch, kế hoạch và chiến lược cho năm tài khóa 2006. Tham gia cùng với các ban để xây dựng trường đại học quản lý và chính sách phát triển. Được sự đồng ý của Viện trưởng, cán bộ Trung tâm đã tham gia giảng dạy tại trường đại học Lâm nghiệp và hướng dẫn tốt nghiệp Thạc sỹ. Công tác thông tin tư liệu và hợp tác quốc tế. Hoạt động thông tin tư liệu và hợp tác quốc tế của trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển trong năm 2005 đã thực hiện các hoạt động sau đây: Thực hiện nghiên cứu với Ngân hàng thế giới cùng với Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội, cụ thể là nghiên cứu thách thức chính trong tăng trưởng và giảm nghèo ở vùng núi phía Bắc. Tổ chức hội thảo và chuẩn bị công bố nghiên cứu nêu trên trong kỷ yếu năm 2005 của Viện. Chuẩn bị văn kiện dự án: “ Xây dựng khung định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” với FAO. Chuẩn bị văn kiện dự án về đào tạo: “ Ứng dụng công nghệ GIS vào quy hoạch phát triển khu kinh tế” với Hà Lan. Năm 2005, 3 lượt cán bộ của Trung tâm đi thăm quan, hội thảo và học tập ở nước ngoài. 3.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được giao của Trung tâm trong năm 2006. Năm 2006, Trung tâm đã chủ động, tích cực thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm trong các hoạt động dựa trên bài học kinh nghiệm đã thu được từ năm 2005. 3.2.1. Công tác tư vấn và hành chính Trong năm 2006, Trung tâm đã đẩy mạnh hơn công tác quản lý đối với các dự án của Viện mà Trung tâm trực tiếp quản lý, đặc biệt là tài chính và thành quả chuyên môn. Trong năm, Trung tâm cũng đã hoàn thành và nhận thêm nhiều dự án tư vấn, đề tài nghiên cứu. Công tác tư vấn hoạt động có nền nếp hơn. Công tác đào tạo. Tổ chức lớp học, thi môn chuyên ngành kinh tế phát triển. Tổ chức thành công kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh khóa III. Tham gia cùng với các ban để xây dựng trường đại học quản lý và chính sách phát triển. Hướng dẫn báo cáo chuyên đề cho các nghiên cứu sinh khóa I. Soạn thảo, tổng hợp các tài liệu dùng trong đào tạo. Hoàn thành các dự án được giao làm chủ nhiệm hay làm đầu mối thực hiện. Công tác thông tin tư liệu và hợp tác quốc tế. Trong năm 2006, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh hơn công tác thông tin tư liệu phục vụ tư vấn và hợp tác quốc tế cụ thể đối với các dự án đang xây dựng. Tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được giao của Trung tâm trong năm 2007. 3.3.1. Công tác tư vấn. Công tác tư vấn hoạt động có nền nếp hơn, đặc biệt là công tác quản lý khi triển khai luật đấu thầu. Đã thẩm định chờ phê duyệt của Chính phủ 2 dự án quy hoạch tỉnh Phú Thọ và Lào Cai. Đang triển khai và sắp hoàn thành các quy hoạch tỉnh Ninh Bình, thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì và một số dự án khác. Đối với đề tài khoa học cấp Bộ đã hoàn thành đúng thời hạn và được thông qua. Trong năm cũng tiến hành trả lời công văn của các tỉnh huyện làm công tác tư vấn, đảm bảo đúng thời hạn. 3.3.2. Công tác đào tạo. Trong năm đã hoàn thành nhiều công việc như: Đối với đào tạo tiến sỹ: Soạn thảo công văn yêu cầu nghiên cứu sinh khóa 1,2,3 cần hoàn thành khối lượng công việc đề ra. Tuyển nghiên cứu sinh khóa 4 thành công vào quý II. Đồng thời chuẩn bị bảo vệ chuyên đề cho một số nghiên cứu sinh khóa 1, 2. Đối với công tác bồi dưỡng nghiệp vụ: Năm 2007, trung tâm đã tiến hành tổ chức một số lớp bồi dưỡng công tác quy hoạch cho cả ba vùng Bắc, Trung, Nam. Đồng thời bồi dưỡng cho cán bộ, doanh nghiệp tỉnh Yên Bái, tổ chức lớp bồi dưỡng cho các cán bộ các tỉnh Nam Bộ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phối hợp với Văn phòng Viện tổ chức lớp bồi dưỡng tiền công chức cho cán bộ, viên chức mới vào Viện. Đối với Học Viện Chính sách và Phát triển: giúp lãnh đạo Viện thẩm định, hoàn thành đề án thành lập Học Viện Chính sách và Phát triển. Tham gia chuẩn bị thành lập Học viện, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3.3.3. Công tác thông tin tư liệu và hợp tác quốc tế. Hoạt động đã được củng cố. Hiện tại đã có phó trưởng phòng phụ trách phòng. Trong năm 2007, hoạt động hợp tác quốc tế của Trung tâm như sau: Tham gia đàm phán và hỗ trợ các đoàn công tác của Việt Nam ra nước ngoài và của nước ngoài vào Việt Nam. Cùng với Viện tổ chức hội thảo lấy ý kiến phục vụ xây dựng chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Chuẩn bị để tiến hành hội thảo tại Việt Nam (Hàn Quốc) và đoàn đi công tác nước ngoài (Đài Loan). Phối hợp với Viện và WB tổ chức hội thảo theo chủ đề: “ Những vấn đề cơ bản để phát triển vùng”. Nguyên nhân thành công và ưu nhược điểm. 3.4.1. Nguyên nhân thành công. Do có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Viện, đặc biệt là đồng chí Viện trưởng và đồng chí Giám đốc trung tâm phụ trách chung các hoạt động của Trung tâm. Do Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển đã chỉ đạo kịp thời và động viên cán bộ Trung tâm hoàn thành công việc. 3.4.2. Ưu điểm chung. Cán bộ Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển trẻ,tốt, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần học tập, tự vươn lên không sợ khó khăn gian khổ và có trách nhiệm với công việc nên đã hoàn cơ bản công việc được Viện giao. Có tinh thần học tập, tu dưỡng và phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc nên đã từng bước khẳng định được vị trí của mình. 3.4.3. Nhược điểm cơ bản. Các cán bộ của Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển đều mới nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn hay đào tạo. Kế hoạch năm 2008. Tiếp tục củng cố bộ máy, bổ nhiệm một số chức danh còn thiếu như phòng Đào tạo, Hợp tác quốc tế, Hành chính và Tài vụ. Hoàn thành các dự án mà Trung tâm đang thực hiện. Hỗ trợ các bộ phận Hợp tác quốc tế và Học viện hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo Viện giao. Phần ba: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH. Căn cứ vào năng lực chuyên môn của các cán bộ trong các lĩnh vực của bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, giám đốc Trung tâm là PGS.TS Mai Sỹ Động sẽ phối hợp với chánh Văn phòng đề nghị phân công công việc cho các cán bộ trình Ban lãnh đạo Viện phê duyệt. Trung tâm cũng sẽ thực hiện phối kết hợp với các đơn vị trong và ngoài Viện chiến lược phát triển để có được bản quy hoạch tốt nhất. Những thuận lợi, khó khăn của trung tâm trong công tác tư vấn lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thuận lợi: Do công tác tư vấn của Viện rất rộng, cần phải có một bộ công cụ như hệ thống các biểu giám sát hoạt động tài chính, quy định giải ngân hợp đồng, bộ mẫu hợp đồng tư vấn,…; nó cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực tư vấn, phải có một tài khoản riêng để quản lý về tài chính. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có một đơn vị riêng để hoạt động trong lĩnh vực này. Đó cũng là một trong những chức năng hoạt động của Trung tâm. Trung tâm có tài khoản, con dấu riêng, có đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn, xây dựng được bộ công cụ giúp quản lý và hỗ trợ cho công tác tư vấn của Viện mà Trung tâm phải thực thi. Tuy nhiên, Trung tâm cũng gặp phải khá nhiều khó khăn và có những hạn chế nhất định trong công tác tư vấn quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: Về đội ngũ nhân lực, Trung tâm hiện có 7 cán bộ làm công tác tư vấn xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, số lượng các cán bộ ít, lại tư vấn trên nhiều lĩnh vực, các cán bộ chưa có đủ kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong hoạt động tư vấn. Bộ công cụ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, công cụ dự báo chưa được cập nhật. Trong công tác tư vấn quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Trung tâm cũng gặp phải khó khăn trong số liệu đó là các số liệu đã được làm sạch, không chính xác, các yếu tố của thị trường luôn biến động và bản thân quy hoạch là một công tác khó nên khi xây dựng các phương án quy hoạch phát triển sẽ sai lệch với thực tế. Quy trình nghiệp vụ lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh như sau 1. Bước 1: Thu thập thông tin Tất cả các thông tin phải được cập nhật thường xuyên liên tục để phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm có được kết quả chính xác nhất và hiệu quả nhất. Công tác thu thập thông tin gồm các công việc: – Thu thập tư liệu (các báo cáo); – Thu thập số liệu thống kê (Niên giám thống kê; số liệu điều tra từ các cuộc khảo sát tình hình thực tế ở địa phương, tỉnh để thấy được cụ thể và chính xác thực trạng vấn đề, số liệu ở các cơ quan, phòng ban của địa phương cần lập quy hoạch); – Xây dựng hệ thống số liệu về hiện trạng phục vụ cho yêu cầu phân tích (lập một biểu với những số liệu cần thiết để phân tích); 2. Bước 2: Tiến hành phân tích Đối với mỗi mảng của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì có các nội dung phân tích khác nhau. Các phân tích này được thực hiện trong mối quan hệ tác động của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Xác định vị trí, vai trò của các ngành và của từng huyện đối với nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Xác định vai trò của tỉnh dối với vùng và cả nước, nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2.1. Phân tích tăng trưởng kinh tế gồm các công việc: – Phân tích về động thái tăng trưởng kinh tế qua các năm (lập một biểu về tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và của các khối ngành); – Phân tích mức độ biến động của tăng trưởng kinh tế qua các năm ( Phân tích mức độ tăng, giảm năm sau so với năm trước); – Phân tích mức đóng góp của các khối ngành vào tăng trưởng kinh tế: Tính toán mức đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế chung của nền kinh tế thông qua phân tích đóng góp của các ngành vào phần tăng thêm GDP của năm mốc sau so với năm mốc trước. (Lập một biểu); – Phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các yếu tố: + Tăng trưởng kinh tế với đầu tư; + Tăng trưởng kinh tế với lao động; + Tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế; 2.2. Phân tích cơ cấu kinh tế gồm các công việc: – Phân tích về động thái cơ cấu kinh tế qua các năm (lập 1 biểu về tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và của các khối ngành kinh tế); – Phân tích mức độ biến động của cơ cấu kinh tế qua các năm (Phân tích mức độ tăn giảm điểm phần trăm năm sau so với năm trước); – Phân tích quan hệ giữa cơ cấu kinh tế với các yếu tố: + Với tăng trưởng; + Với đầu tư; + Với lao động; 2.3. Phân tích đầu tư phát triển gồm các công việc: a) – Đánh giá tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội (trên địa bàn để phản ánh bức tranh thực trạng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh) Biểu 1: Một số chỉ tiêu chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 … Năm n GDP Dân số Lao động Tốc độ tăng GDP Cơ cấu kinh tế GDP/người (GNP/người) … Mục đích: Nắm rõ tình hình tổng quan mọi mặt về sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Từ biểu này, có thể có những nhận xét, so sánh với cả nước, với vùng, với tỉnh khác về quy mô dân số, lao động, mức sống, dung lượng thị trường, khả năng tiết kiệm (tích lũy) và đầu tư,v.v… – Phân tích quy mô và động thái tăng trưởng vốn đầu tư qua các năm (Xây dựng biểu về diễn biến tình hình đầu tư qua các năm) Biểu 2: Quy mô và động thái tăng trưởng vốn đầu tư Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 … Năm n Quy mô vốn đầu tư (tỷ đồng) Tốc độ tăng vốn đầu tư (%) Xu hướng biến thiên (% năm sau - % năm trước) Vẽ đồ thị biểu diễn động thái tăng, giảm vốn đầu tư Mục đích: Xem xét tình hình biến thiên (số liệu tuyệt đối ) và độ giao động của sự biến thiên (tỷ lệ % thay đổi) của vốn đầu tư trên địa bàn và để có những nhận xét xác đáng, cần so sánh với cả nước và với các địa phương khác. – Phân tích cơ cấu vốn đầu tư theo 2 mặt: Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư theo ngành. * Phân tích cơ cấu vốn đầu tư đã thực hiện theo nguồn: Biểu 3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 … Năm n Tổng nguồn vốn Chia ra - Từ NSNN - Từ khu vực kinh tế tư nhân - FDI … Tùy theo tình hình số liệu thu thập được (sẵn có), biểu Cơ cấu nguồn vốn đầu tư có thể được chia ra chi tiết hơn. Ví dụ: Mục NSNN, có thể chia thành NSNN Trung ương, NSNN địa phương, NSNN có nguồn gốc từ vốn vay ODA…; Mục khu vực kinh tế tư nhân có thể chia thành: công ty cổ phần, công ty TNHH, HTX, hộ cá thể…; Mục FDI có thể chia thành FDI từ các nước và các vùng lãnh thổ. Mục đích: xem xét các nguồn vốn đầu tư có xuất xứ từ đâu, từ đó liên hệ, so sánh với mức thu nhập và tiết kiệm của dân cư, tình hình kinh doanh của các DNNN…Trong phân tích, cũng cần so sánh với cả nước và các địa phương khác để có những nhận xét làm cơ sở cho những khuyến nghị sau này. * Phân tích cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo ngành, lĩnh vực. Phân tích theo các lát cắt: + Vốn đầu tư theo các khối ngành : CN – XD; NN; DV; + Vốn đầu tư cho các ngành sản xuất và cho kết cấu hạ tầng; + Vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ; + Vốn đầu tư cho phát triển nhân lực; * Phân tích tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP Lấy vốn đầu tư của từng năm chia cho GDP của năm tương ứng hoặc tổng vốn đầu tư của từng thời kỳ chia cho tổng GDP của cả thời kỳ nhân với 100%. Một số điểm cần lưu ý: Có nhiều loại cơ cấu vốn đầu tư cần phân tích: cơ cấu vốn đầu tư chia theo ngành (lĩnh vực); cơ cấu vốn đầu tư chia theo hình thức sở hữu; cơ cấu vốn đầu tư chia theo loại hình đầu tư… Mỗi loại cơ cấu đều hàm chứa những nội dung kinh tế và chính sách nhất định. Tuy nhiên, tùy theo tình hình số liệu cũng như yêu cầu, mục tiêu phân tích mà tập trung vào loại cơ cấu nào. Thông thường, tập trung vào cơ cấu vốn đầu tư chia theo ngành (lĩnh vực). Biểu 4: Cơ cấu vốn đầu tư Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 … Năm n Tổng vốn đầu tư a) Chia theo ngành - Nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ b) Chia theo lĩnh vực - Sản xuất - Kết cấu hạ tầng - Khoa học công nghệ - Phát triển nhân lực Trong phân tích, so sánh với cả nước và các địa phương khác để có những nhận xét làm cơ sở cho những khuyến nghị sau này. – Phân tích quan hệ giữa đầu tư với một số yếu tố quan trọng Đầu tư với tăng trưởng kinh tế. Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư với tạo việc làm Đây là những nhận xét đặc biệt quan trọng, cần phân tích sâu. Những nhận xét quan trọng rút ra từ phân tích này là: + Để có được 1 điểm % tăng GDP, cần phải có bao nhiêu điểm % tăng vốn đầu tư. + Khi có thêm 1điểm % vốn đầu tư, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm được bao nhiêu điểm %? + Khi có thêm 1 điểm % vốn đầu tư, số việc làm mới tạo ra được là bao nhiêu? Nhận xét: – Về sự hợp lý (và nguyên nhân) – Về sự bất hợp lý (và nguyên nhân) – Đề xuất giải pháp khắc phục Kiến nghị Dự báo quy mô tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, các hệ số tương quan cho các giai đoạn của tương lai. Đề xuất các tương quan về nhu cầu như vốn, lao động; về đầu tư xã hội trên GDP. Bước 3: Xây dựng các phương án quy hoạch. Kết hợp với chính quyền địa phương xác định quan điểm và mục tiêu phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức không gian; các giải pháp thực hiện. Bước 4: Tiến hành dự thảo Dự thảo nhằm mục đích đánh giá dự án quy hoạch. Việc đánh giá dự án quy hoạch dựa trên nguyên tắc chung: Xem xét tính phù hợp giữa quy hoạch tỉnh với quy hoạch vùng (hay quy hoạch huyện phù hợp với quy hoạch tỉnh) Xem xét tính khả thi (mức độ đảm bảo các điều kiện đạt mục tiêu) Nội dung đánh giá chủ yếu: Tính thống nhất trong quy hoạch phát triển (thống nhất về mục tiêu và danh mục các công trình trọng điểm) Khả năng đảm bảo nguồn lực (nhất là về vốn, lao động trình độ cao và tài nguyên) trong mối quan hệ với cấp lớn hơn. Tính phù hợp với thị trường và sự quan tâm của các nhà đầu tư. Bước 5: Lập báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội hoàn thiện. KẾT LUẬN Trong thời gian 5 tuần trong thời gian thực tập kỹ năng ở Viện chiến lược phát triển, cụ thể là Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển, tôi đã nắm bắt được chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quá trình phát triển của Viện chiến lược phát triển nói chung và của Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển nói riêng, những thành tựu cũng như những khó khăn, thuận lợi của Viện và Trung tâm trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, tôi cũng đã tìm hiểu và nắm bắt được các hoạt động, công tác chuyên môn nghiệp vụ mà trung tâm thực hiện. Đồng thời với tinh thần làm việc hăng say, ý thức làm việc nghiêm túc, sự nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong Trung tâm cũng cho tôi thấy được một môi trường làm việc đầy hiệu quả. Mọi người hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp cho bản thân tôi học được những điều mà chưa có cơ hội được học trên ghế nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển, đặc biệt là PGS.TS Mai Sỹ Động đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thắng Lợi đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện bài viết này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12647.doc
Tài liệu liên quan