Đề án Rủi ro lãi suất trong hệ thống ngân hàng và các giải pháp phòng ngừa

Khi lãi suất cốđịnh thì thời hạn nguồn và tài sảnlà yếu tố tạo rủi ro lãi suất tiềm năng. Để hạn chế rủi ro lãi suất nhiều ngân hàng đã áp dụng chế độ thả nổi lãi suất, theo đó lãi suất cho vay sẽ thay đổi tuỳ thuộcvào sự thay đổi của lãi suất nguồn trên thị trường. Từ những năm 70 chế độ thả nổi lãi suất là phỏ biến , dặc biệt do tính chất dài hạn của các khoản tín dụng trên thị trường đôla châu Âu. Tín dụng thả nổi ngân hàng sang người vay. Phương pháp này đang được sử dụng ngày càng nhiều đói vớicác giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, hoạc trong các hợp đồng ngắn hạn Tuy nhiên nó không thể thaythế cholãi suất cố định . Phần lớn người gửi tiết kiệm yêu cầu lãi suất cố định . Các khách hàng vay trung vàdài hạn thường yêu caauf lãi suất cố định để dự tính được trước hiệu quả của dự án.

doc23 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Rủi ro lãi suất trong hệ thống ngân hàng và các giải pháp phòng ngừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Lời mở đầu Trong những năm vừa qua, cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mới sâu sắc đóng góp vào việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới . Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường cũng có nhiều khó khăn , tồn tại , những rủi ro tiềm ẩn gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của các ngânhàng. Đặc biệt , trong xu thế tự do hoá tài chính hiện nay, việc điều hạn chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam đã dần dần từng bước chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiệp, việc quy định trần lãi suất cho vay đối với các NH TM đã được bãi bỏ thay bằng việc công vố lãi suất cơ bản cùng với sự cho phép các biên độ dao động. Lãi suất đã bước đầu được tự do hoá với việc NHNN bỏ cơ chế khống chế lãi suất cho vay ngoại tệ với các NHTM, điều này dẫn đến những biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Trước những diễn biến lãi suất tăng, giảm như vậy, nhiều NHTM Việt Nam đã phải chịu thiệt hại và bị suy giảm khả năng sinh lợi. Mặc dù một số NHTM đã nhận thức được vấn đề này, nhưng chưa ngân hàng nào có được hệ thống quản lý rủi ro một cách hoàn thiện Nếu tình tràng này tiếp tục kéo dài , trong tương lai các ngân hàng có thể phải gánh chiụu những hậu quả nặng nên hơn, thậm chí gây ảnh hưởng đến sự an toàn trong kinh doanh của ngân hàng cũng như sự an toàn của cả hệ thống. Vì thế, việc đi sâu nghiên cứu về “Rủi ro lãi suất trong hệ thống ngân hàng và các giải pháp phòng ngừa “phù hợp là rất cần thiết và quan trọng với mỗi ngân hàng. Đó cũng chính là lý do vì sao em chọn đề tài này. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu nhưng đề án không tránh khỏi được những thiếu xót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để đề án trở nên tốt hơn nưã. Em xin cảm ơn cô giáo Cao ý Nhi đã giúp em rất nhiều để có thể hoàn thiện đề án này. Phần 2 : Nội dung Chương 1 : Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng 1. Khái niệm cơ bản vè rủi ro lãi suất: 1.1.Ví dụ 1.1.1.Ví dụ: Giả sử ngân hang A đang có nhu cầu cho vay 100 triệu có thời hạn 1 năm với lãi suất cố định là 10%/năm. Ngân hàng Q tìm kiếm nguồn hco vay bằng cách vay trên thị trường liên ngân hàng 200 triệu vớ lãi suất cố định là 6%/năm, nếu vay 1 năm và 7%/năm, nếu vay hai năm. 1.1.2 Tình trạng tái tài trợ: Giả sử ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 1 năm. Sau 1 năm, 100 triệu cho vay được trả và 200 triệu tiền đi vay phải trả: khoản gốc thu được chỉ đủ trang trải 50% nhu cầu chi trả ( ảnh hưởng của lãi coi như bẳng không). Đối với khoản cho vay 1 năm ngân hàng thu được : Chênh lệchlãi suất = 10%-6%=4% Để có tiền trả 100 triệu còn lại, NH cần vay thêm 100 triệu trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy, ngân hàng phải tài trợ như trên được gọi là tái tài trợ: Là tình trạng trong đó kì hạn của tài sản dài hơn kì hạn của nguồn tiền. Chênh lệch lãi suất mà ngân hang thu được phụ thuộc vào lãi suất mà ngân hàng phải trả khi tái tài trợ. Nếu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không đổi, chênh lệch lãi suất thu được của khoản chovay 2 năm là : Chênh lếhc lãi suất =11%-6%=5% Ngân hàng sẽ thu được 5%/năm, trong cả hai năm. Khilãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm, chênh lệch lãi thu được năm thứ hai sữ lớn hơn 5% và khi lãi suất tăng, chênh lếch lãi suất thu được sẽ giảm thậm chí có thể ngân hàng còn bị lỗ. Năm1: Chênh lệch lãi suất thu được từ 200 triệu hco vay là: [(10%-6%)100+(11%-6%)100] =9 = 4,5% 200 Năm 2: Gỉ sử lãi suất trên thị trường giảm 1%. Do khoản cho vay với lãi suất cố định nên ngân hàng vẫn chỉ thu được lãi suất như năm 1. Kì hạn đi vay trên thị trường liên ngân hàng chỉ là mọt năm, do vậy vào năm thứ hai, lãi suất được đặt lại, chỉ cọn 5%, vậy chênh lệch lãi suaats thu được năm thứ hai : Chênh lệch lãi suất = 11% -5% = 6% Bình quân mỗi năm ngân hàng thu được chênh lệch : (4,5%+1%) =5,25% 2 Giả sử lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng thêm 4% , chênh lệch lãi suất năm thứ hai là : 11% -10% =1% Bình quân môĩ năm ngân hàng thu được chênh lệch là : (4,5%+1%) =2,75% 2 Tại sao ngân hạng lại dùng nguồn có kì hạn ngắn để cho vay với kị hạn dài hơn ? Một lí dolà ngân hàng kì vọng sẽ thu được chênh lệch lãi suất cao hơn. Nếu ngân hàng cho vay với kì hạn như huy động , chênh lệch lãi suất thu được là : 10%-6% = 4%. Khithả đổ kì hạn ngânhàng thất rằng chênh lệch lãi suất năm 1 chắc chắn sẽ cao hơn, đạt 4,5%, tuy nhien, chênh lệch lãi suất năm 2 lại chưa chắc chắn, tuỳ thuộc vào mực độ và xu tướng thay đổi của lãi suất thị trường. Ngân hang sẽ thay đổi kì hanh nếu nhà quản lí dự đoán rằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ giảm, hoặc tăng song mức tăng không vượt quá tỷ lệ làm cho chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm nhỏ hơn 4%. Chênh lệch lãi suất năm 2 an toàn cho ngân hàng = (4% x2 – 4,5%) = 3,5% Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng an toàn = 11% n-3,5% =7,5%. Nếu lãi suất trên thị trường liênngân hàng năm thứ 2 tăng tới 7,5%, thì chênh lệch lãi suất năm 2 chỉ còn 3,5%, giảm 1% so vớ năm 1. Kết cục chung, chênh lệch lãi suất bình quân2 năm đạt 4%. Nếu lãi suất tăng quá dự tính ( quá 7,5%) sẽ gây ra tỏn thất cho ngân hàng. 1.2.2Tình trạng tái đầu tư ( kì hạn của tài sản nhỏ hơn nguồn tài trợ) Các giả thiết tương tự như trếnong nguồn vay 2 năm với lãi suất cố định 7%/năm. Sau 1năm, 100 triệu được hoàn trả, thu được chênh lệch lãi suất là 3%. Ngân hàng có thể cho vay mộtkhoản mới : tái đầu tư lãi suất thu được là 3% . Khi lãi suất cho vay tăng hoặc giảm, chênh lệch lãi suất sẽ tăng hoặc giảm. 1.1.3 Kết luận: ở cả hài trường hợp trên đều có sự không phù hợp về kì hạn của tài sản và nguồn vốn trong điều kiện các hợp đồng huy động và tài trợ vói lãi suất cố định. Tình trạng này được kết hợp vớ thay đổi lãi suất ngào dự kiến trênthị trường làlãi suất nảy sinh tổn tháat cho ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất là khả năng giảm chênh lệch lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi. 1.2Khái niệm: Để huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, ngân hàng phải trả lãi. Khi tài trợ, ngân hàng thu lãi. Như nhiều giá cả hàng hoá khác, lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoán thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và ngược lại gây tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắn với thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn… 2 .Nguyên nhân rủi ro lãi suất Sự không phù hợp về kì hạn của nguồn và tài sản. Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngâng hàng. Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng. 2.1 Sự không phù hợp về kì hạn của nguồn và tài sản được đo bảng khe hở lãi suất . Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn nhạy cảm lãi suất Các tài sản và nguồn nhạy cảm thường là các loại mà số dư nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thayđổi, ví dj như khoản tiền gửi ngắn hạn , các khoản cho vay và đi vay trên thi trường liên ngânhàng, chứng khoán ngắn hạn của chính phủ, các khoản cho vay ngắn hạn. Các loại ít nhạy cảm thuộc về tài sản và nguồn trung và dài hạn vớ lãi suất cố định . Ví dụ, một khoản tiền gửi tiết kiệm 3 tháng (100 tỷ) vớ lãi suất 10%/năm. Khi lãi suất thị trường thay dổi ( tăng hoặc giảm) , thì khoản tiền này ( 100tỷ )sẽ nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới. Ngược lại, vớ khoản tiếtkiệm 3 năm, khi lãi suất thị trương thay đổi, chỉ một phần nhỏ sắp đến hạn, hoặc mới gửi có khả năng chuyển sang lãi suất mới. Do ngân hàng sử dụng lãi suất cố dịnh đã tạo ra các tìa sản và nguồn kém nhạycảm với lãi suất. Ngân hàng có khe hở dương nếu tái sản nhạy cảm lớn hơnnguồn nhạy cảm (kì hạn huy động dài hơn sử dụng). 2.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trương ngoài dự kiến: Lãi suất thị trường thường xuyênthay đôỉ . Ngân hàng luôn nghên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên , trong nhiều trường hợp ngân hàng không thẻ dự báo chính xác mức độ thay đổi của lãi suất. Nếu ngân hàng duy trì Khe hở lãi suất dương: -Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênhlếch lãi suất tăng; -Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lếch lãi suất giảm; Nếu ngân hang duy trì Khe hỏ lãi suất âm: -Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm; -Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng; 3 Các nhân tố phản ánh rủi ro lãi suất: 3.1 Khe hở lãi suất ( interest rate gap) Các nhà quản lý ngân hàng đã dùng khe hở lãi suất (interest rate gap) như là chỉ tiêu đo khả năng thu nhwpj giảm khi lãi suất thay đổi. Khe hở lãi suất hình thành do chênh lệch tài sản và nguồn nhạycảm. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quy mô của nguồn và tái sản nhạy cảm: -Nhu cầu về kì hạn của người sử dụng; -Khả năng vềkì hạn của người gửi và cho vay; -Chuyển hoán kì hạn của ngồn. Sự khcs biệt về kì hạn của nguồn và tài sản là tất yếu. Kị hạn để phân loại tài sản và nguồn nhạy cảm không phải là kị hạn danh nghĩa mà là kì hạn tài sản và nguồn được xác định lại lãi suất. Ví dụ, một nguồn tiền huy động 2 năm, với lãi suất 10%/năm, song đã duy trì được 1 năm 10 tháng. Vậy vào thời điểm tính toán , nguồn này chỉ còn 2 tháng là đến hạn. Nếu lãi suất thị trường thay đổi , nguồn này sẽ được đặt lại giá ( xác định lãi lãi suất ). Ngân hàng khó và không cần thiết duy trì sự phù hợp tuyệt đối về kì hạn giữa các nguồn và các loaị tài sản khác nhau trong mọi thời kì . Trước hết, kì hạn trên thường là dokhchs hàng đi vay và gửi tiền quýet ssịnh. Thứ hai, sự thay đổi của các loại lãi suất rất khác nhau và mức độ nhạy cảm của nguồn và tài sản đối với lãi suất cũng khcs nhau. Thứ ba, sự khác biệt về nguồn và tài sản nhạy cảm có kthể tạo thu nhập cao hơn cho ngân hàng. Khhi duy trì khe hở nhạy cảm khác không, nếu lãi suất thay đổi theo hướng phù hợp, thu nhập của ngân hàng sẽ tăng. Giả sử lãi suất thay đổi với mức độ nào đó không có lợicho ngân hàng, mức độ giảm thu nhập từ lãi của ngân hàng sẽ tỷ lệ thuận với quy mô khe hở lãi suất. 3.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường -Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất dương, tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm cùng tăng như nhau, ngân hàng sẽ có lợi; nếu chúng giảm xuống với cùng mức đội, chênh lệch lãi suất của ngân hang sẽ giảm, làm giảm thu nhập từ lãi suất. -Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm lại tang với cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng srx giảm, làm giảm thu nhập từ lãi suất. Như vậy, trạng thái tài sản và nguòn ( tạo nên khe hở lãi suất ) không phải là yếu tố duy nhất gây nên ruỉ ro lãi suất. Trạng thái trên được kết hợp với thay đổi của lãi suất ngoài mong muốn của nhà quản lí ngân hàng sẽ gây nên rủi ro lãi suất. Do khả năng dự đoán thay đổi lãi suất là có hạn trước thay đổi của môi trường kinh doang, khe hở lãi suất trưở thành yếu tố đo rủi ro lãi suấttiềm năng. Nếu khe hở lãi suất càng lớn rủi ro cũng càng lớn. Ví dụ: Một ngân hàng đang có trạng thái nhạy cảm với lãi suất như sau ( số dư bình quân trong kì , đơn vị tỷ đồng, lãi suất bình quân %/ kì): Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn Số dư Lãi suất Tài sản nhạy cảm Tài sản kém nhạy cảm 80 120 5 7 Nguồn nhạy cảm Nguồn kém nhạy cảm 120 80 4 6 Chênh lệch lãi suất của ngân hàng trong kì: (80x5%+120x4%-80x6%)x100 =1,4% 200 (số tuyệt đối là 2,8) Nếu lãi suất thị trương tăng thêm 1%,chênh lệch lãi suất của ngân hàng: (80x6%+120x7%-120x5%-80x6%)x100 =1,2% (giảm 0,2%) 200 (số tuyệt đối là 2.4%) Khe hở nhạy cảm 80-120 = -40 Vậy từ khe hở nhạy cảm ta có thể dự đoán tổn thất khi lãi suất thay đổi : Thu nhập từ lãi giảm (-) =Khe hở xMức gia tang Hoặc tăng (+) nhạy cảm của lãi suất Từ ví dụ trên ta có : Thu nhập từ lãi giảm (-)=-40 x 1% =- 0,4 (đơn vị). Chênh lệch lãi suất giảm ( -) = khe hở nhạy cảm x Mức gia tang của lãi suất Hoặc tăng (+) Tổng tài sản sinh lời =- 0,4 x100 =0,2% 200 3.3 Các diễn biến của rủi ro lãi suất 3.3.1 Lãi suất thay đổi không cùng mức độ Để thấy ảnh hưởng của trạng thái tài sản và nguồn nhạy cảm đối với rủi ro lãi suất, chúng ta giả định lãi suất nguồn và tài sản nhạy cảm thay đổi với cùng mức độ. Song trên thực tế, các mức lãi suất thay đổi khác nhau. Sự thay đổi lãi suất theocác mức độ khácnhau cũng gây ra rủi ro lãi suất cho dù độ lớn và dấu cuả khe hở lãi suất như thế nào. Ví dụ: về một ngân hàng với số dư binh quân kì, lãi suất bình quân : Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn Số dư Lãi suất Tài sản nhạy cảm Trong đó: -Chứng khoán ngắn hạn -Tiền gửi tại các NH -Cho vay ngắn hạn Tài sản kém nhạy cảm 80 20 10 50 120 4 2 6 7 Nguồn nhạy cảm Trong đó: -Tiền gửi thanh toán -Tiền gửi có kì hạn ngắn -Tiết kiệm ngắn Nguồn kém nhạy cảm 120 30 30 60 80 3 4 5 6 Hiện tại, chênh lệch thu chi từ lãi của ngân hàng là : 20 x 4% +10 x 2% +50 x 6% +120 x7% - 30 x3% -30 x4%- 60 x5% -80 x 6% = 2,5 Chênh lệch lãi suất của ngân hàng là : 2,5 x100 =1,25% 200 khi lãi suất tăng cùng mức độ, do khe hở lãi suất âm, thu nhập từ lãi sẽ giảm. Song nếu mức lãi suất thay đổi không giống nhau thì tổn thất có thể rất lớn,hoặc ngược lại ngân hàng có thể được lợi. Giả sử lãi suất thị trường dự tính thay đổi như sau : +Chứng khoán ngắn hạn tăng thêm 0.3%; +Tiền gửi tại các ngân hàng tăng thêm 0,2%; +Cho vay ngắn hạn tăng thêm 0,8%; +T^iền gửi thanh toán tăng thêm 0,3%; +Tiền gửi có kì hạn ngắn tăng thêm 0,6%; +Tiền gửi tiết kiệm ngắn tăng thêm 0,9%; Vậy chênh lệch thu chi từ lãi dự tính trong kì tới của ngân hàng là : 20 x4,3% +10 x 2,2% +50 x6,8% +120 x 7% -30 x3,3% -30 x4,6% -60 x 5,9% -80 x 6% =2,17 Chênh lệch lãi suất dự tính của ngân hàng là : 2,17 x100 =1,085% 200 (Để đơngiản trong tính toán,giả sử qui mô, cấu trúc của tài sản không đổi ). 3.3.2 Mức độ nhạy cảm lãi suất -Kì hạn nguồn và tài sản quyết định độ lớn của khe hở lãi suất. Để đơn giản, ta giả định các tài sản và nguồn ngắn hạn ( từ 12 tháng trửo xuống ) là nhạy cảm lãi suất ( mức ddộ nhạy cảm như nhau ). Tuy nhiên, trên thực tế cáckì hạn khác nhau sẽ có mức nhạy cảm lãi suất khác nhau. Tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước, tiền gửi thanh toán là tì sản và nguồn có mức độ nhạy cảm lớn nhất.Tiền gửi tiếtkiệm 9 tháng ( sau 9 tháng mới đặt giá lại ) có mức độ nhạy cảm thấp hơn tiền tiết kiệm loại 12 tháng . Nguồn 12 tháng có thể chuyển thành tài sản kì hạn 2 tháng và 24 tháng để tạo ra khe hở lãi suất bằng không. Khilãi suất thay đổi trong một khoảng thờigian dự tính,tỷ lệ các tài sản và nguòn nhạy cảm được đặt giá lại cũng khác nhau. Ví dụ, khi lãi suất tăng, 100%tiền gửi thanh toánđượcchuyển sang lãi suất mới chỉ trong vòng một ngày, trong khiđó chỉ một phần tiền gửi 3 tháng được chuyển sang lãi suất mới trong vòng một tháng… Do vậy, nhà quản lí cần kết hợp qui mô và kì hạn cá biệtcủa từng lìa tài sản và nguồn để tính kì hanh trung bình của tài sản và nguồn, nghiêncứu mứcđộ nhạy cảm của chúng đối với lãi suất. -Nguồn và tài sản có kì hạn trên 1 năm với lãi suất cố định được coi là kém nhạy cảm với lãi suất. Song mức ssộ nhạy cảm của mỗi loại cũng khác nhauvà đều tác đọngtớikhe hở láiuất. -Một nguồn huy động 3 năm để cho vay 3 năm với lãi suất cố định thì không có rủi ro lãi suất . Ty nhiên, trên thựctế, nhiều doanh nghiệp vay lớn có quyềnthay lãi suất khi lãi suất trên thỉtường giảm. Các doanh nghiệp này cóthể trả trước hạn,vay ngân hàng khác để trả, thoả thuận lại với ngân hàng để giảm lãi suất ghỉtong hợp đồng… Khi tình trạng chovay trở nênkhó khâưn, các ngân hàng buộc phải chấp nhận yêu cầu củakhách . Thực tế này tạo ra tổn thấtcho ngân hàng. 4.Phương pháp xác định rủi ro lãi suất 4.1. Phân tích khoảng cách: Phân tích khoảng cách là chênh lệch giữa tổng số tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất vf tổng số tài sản nợ loại nhạy cảm với laĩ suất. Chẳng hạn, nhìn vào bảng cânđối tài sản của ngân hàng thương mại như thí dụ trên ta có khoảng cách là 30-50+-20. Bằng cách nhân khoảng với thay đổi lãi suất, chúng ta có kkết quả đối với lợi nhuận của ngân hàng : khi lãi suâtsuaats tăng 5%lơịi nhuận ngân hàng thay đổi –5% x(-20)=-1 triệu đồng; khi lãi suất giảm 5% , lợi nhuận ngân hàng thay đổi -5%x (-20)=+1 triệu đồng. Thuận l lợi của phương pháp này là rất đơn giản , chúng ta dễ dàng thấy đướcmức độ ruiro của ngân hàng trước rủi ro lãi suất. Tuy nhiên trên thực tế ta thấy khoông phải tất cả tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng có cùng một kỳ hạn thanh toán. Bởi vì dotính chất hoạt động của ngân hàng là gặp nhiều rủi ro nênngân hàng phải đa dạng hoá nhưngx khoản mục tài sản có, đồng thời cũng do việc huy đoọng vốn của ngân hàng thường mang tính bị động nênnhững khoản mục tài có và tài sản nợ có cùng kỳ hạn thanh toán. Như vậy để lượng định một cách chính xác hưon rủi ro lãi suất thì ta sử dngj phương pháp gọi là phân tích khoảng thời gian tồn tại 4.2Phân tích khoảng thời gian tồn tại Phân tích khoảng thời gian tồn tại dưạ trên khái niệm về khoảng thời gian tồn tại của Macaulay, nó lượng định khoảng thời gian sống trung bình của đồng tiền thanh toán của một chứng khoán . Về mặt đại số học, khoảng thời gian tồn tại của Macaulay được định nghĩa là : D = Trong đó T= thời gian tính đến lúc việc thanh toán tiền mặt được thực hiện. CP = thanh toán tiền mặt ( lãi = gốc ) tại thời điểm Ti = lãi suất; N = thời gian đến khi mãn hạnh của chứng khoán này : Khoảng thời gian tồn tại là một khái niệm rất hữu ích vì nó mang lại một xấp xỉ tốt tính nhạy cảm của giá trị thị trường của một chứng khoán đố với một thay đổi về lãi suất của nól. Thay đổi tính bằng phần trăm về giá trịthị trường của chứng khoán thay đổi phần trăm về lãi suất khoảng thời gian tồn tảitong năm . Sự phân tích khoảng thời giantồn tài kiên quan đến viếco sánh khoảng thời gian tồn tại trung binhf của những tài siản nợ của ngân hàng đó Quany lãi với bảng cân đối taì sản của ngâng hàng thương mại A, giả sử khoảng thời giantồn tịa dối tài sản của ngân hàng thương mại A , giả sử khoảng thời gian tồn tại trung bình của những tài sản củanó là 6 năm, (Tức là thời tian sonóng trung bình của dong thanh toán là 6 năm _ khongả thời gian tồn tại trung bình của những tài sản nợ của nó là 3 năm . khi lãi suất tăng 5% , giá trị thị trương của những tài sản có của nó giảm đi 5% 6=30%, trong khi đó giá trị thỉtường của nhữnh tài sản nợ của nó giảm đi 5%*3=15%. Kết quả là giá trị ròng ( giá trị thị trương của những tài sản có trừ đị tài sản nợtài sản nợ )đã giảm (30%-15%=15%)của tổng giá trị tài sản cố ban đầu . kết quả này cũng có thể được tính trực tiếp hơn như là : [ -thay đổi %về lãi suất ]*[khỏng thời gian tồn tại của các tìa sản có trừ đi khongả thời gian tồn tìa cua rcác tài sản nợ ] tức là -15% =-5% (6-3). Tương tự khi lãi suất giảm 5% sẽ làm tăng gí trị ròng của ngân hàng lên 15% tổng giá trị tìa sản có [-(5%)*(6-3)=15%]. Chương 2: Cácbiên pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất 1. Phòng ngừa lãi suất bằng các mô hình đo độ rủi ro lãi suất 1.1 Mô hình kỳ hạn đến hạn Từ mô hình kỳ hạn đến chúng ta có thể thấy một phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất hữu hiệu là làm cho tài sản có và tài sản nợ có nhiều ưu điểm nhưng không phải lúc nào cũng bảo vệ được ngân hàng trước rủi ro lãi suất. Thật vậy để phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách triệt để ngân hàng phải tính tới: + Thời lượng (duration) của luồng tiền thuộc tài sản có và tài sản nợ hơn là sử dụng kỳ hạn trung bình của tài sản nợ và tài sản có. + Tỉ lệ vốn huy động (tài sản nợ là bao nhiêu) Ví dụ sau này sẽ cho chúng ta thấy ngay cả trong trường hợp ngân hàng cân xứng kỳ hạn đến hạn của tài sản có và tài sản nợ thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất vẫn xuất hiện. Giả sử ngân hàng huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá 100 triệu đồng kỳ hạn 1 năm, lãi suất đơn 15%. Nghĩa là khi đến hạn ngân hàng sẽ thanh toán cho người gửi tiền cả gốc lẫn lãi là 115 triệu đồng. 0 _____________________________________________ 1 năm vay 100tr trả gốc và lãi 115 tr Giả sử ngân hàng dùng vốn huy động cho một công ty vay với mức lãi suất 15% với điều kiện gốc được thanh toán một nửa sau 6 tháng, phần còn lại được thanh toán vào thời điểm đến hạn. Trong trường hợp này kỳ hạn đến hạn của khoản tín dụng này bằng với kỳ hạn đến hạn của vốn huy động là 1 năm. Chúng ta có thể mô tả như sau: 6 tháng 0 _______________________________________________________________ 1 năm vay 100 tr thu về 57,5 tr thu gốc 50 tr (50+100 x 1/2 x 15% = 57,5) thu lãi 50 x 1/2 x 15% = 3,75tr thu gốc 57,5 triệu. lãi tái đầu tư qua 6 tháng = 4,3125 triệu. Vậy thời điểm cuối năm ngân hàng thu về là: 50 + 3,756 + 57,5 + 4,3125 + 115,615 Giả sử 6 tháng cuối năm lãi suất giảm xuống là 12% khoảng 57,5 triệu đem đầu tư 6 tháng cuối năm chỉ mang lại là 57,5 x 1/2 x 12% = 3,45 triệu đồng. Vậy tổng doanh thu cuối năm 114,70 triệu đồng ngân hàng lỗ 0,3 triệu đồng đổi ngay cả trong trường hợp kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ là cân xứng với nhau MA = ML = 1 năm. Mặc dù các kỳ hạn đã cân xứng với nhau nhưng thực chất luồng tiền tín dụng được thu hồi sớm hơn so với thời hạn của tiền gửi cho toàn bộ luồng tiền chỉ xuất hiện vào thời điểm cuối năm. Như vậy chỉ trong trường hợp thời lượng của tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau thì ngân hàng mới có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách triệt để. 1.2Mô hình thời lượng: 1.3Mô hình định giá lại 2. sử dụng các nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro lãi suất 2.1 Hợp đồng tài chính tương lai: Người ta sử dụng thị trường tài chính tương lai để dịch chuyển rủi ro lãi suất từ nhà đầu tư không ưa thích rủi ro, chẳng hạn các ngân hàng thương mại sang nhà đầu cơ -những người sẵn sàng chấp nhận và hy vọng kiếm được lợi nhuận từ chính những rủi ro này. Hơp đồng tương lai được giao dịch tại các sỏ giao dịch chính thức ( ví dụ, Hội đồng mậu dịch Chicago, Sở thương mại Chicago hay sở giao dịch các hợp đồng tương lai London) . Đây là nơi mà các nhà môi gới thực hiện những lệnh nhân đượctừ công chúng để mua hay bán hợp đồng ở mức giá tốt nhất. Khi một ngân hàng liên lác với nhà môi giới ở Sở giao dịch và đề nghị bán hợp đồng tương lai (ví dụ, ngân hàng muốn tạo ra thế đoản “ go short”trong tương lai, điều này có nghĩa rằng ngân hàng cam kết giao chứng khoán cho người mua thoe hợp đồng với mức giá định trước vào một ngày xác định trong tương lai. Ngược lại, một ngân hàng có thể gia nhập vào thị trường tương lai với tư cách người mua hợp đồng (ngânhàng muốn tạothế trường “go long” trong tương lai), cam kết nhân chứng khoán và thanh toán chohợp đồng tại ngày mãn hạn thông qua tổ chức thanh toán bù trừ. Nghiệp vụ phòg chóhg rui ro lãi suất trong tươnglai nhìn chung đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập vị thế trenthị trường tương lai đối nghichj với vị thế hiện thời trênthị trường gioa ngay. Bởi vây, một ngânhàng có kế hoạch mua trái phiếu “tạo thế trường “ trên thị trường giao ngay có thể bảo vệ được giá tri của những trái phiếu này bằng việc ký hợp đoòng bán trái phiếu trên thị trường tương lai “ tạo thế đoản ‘. Nếu ngay sau đó, giá trái phiếu giảm trên thị trường giao ngay, thì sẽ có một khoản lợi nhuân bù đắp xuất hiện từ thị trường tương lai và điều này giúp ngânhàng tối thiểu hoá tổn thất gây ra bởi biến động trong lãi suất. 2.1.1Nghiệp vụ phòng chống thế đoản: Giả sử ,lãi suất trênthỉtường đượcdự tính srx tăng lên , làm tăng chi phí huy động tiên gửi hay chi phí vayvốn trênthị trường tiền tệ của một ngân hàng và đồng thời sẽ làm giảm giá tri các trái phiếu hay các khoản cho vay lãi suất cố định mà ngân hàng hiên có hay dự định mua. Trong trường hợp nay, nghiệp vụ phòng chống thế doản có thể được sử dụng. Nhà quản lý ngân hàng sẽ tham gia hợp đồng tương lại bán chứng khoán (tức là cho phép ngân hàng bán chứng khoán )vào khoảng thời giankhi những khoản tiên gửi mới xuất hiên, các khoản vay lãi suất cố địnhđược thực hiên hay khi quy mô danh mục đầu tư của ngân hàng tăng thêm. Nếu lãi suất thị trường tăng mạnh, chi phí trả lãi đối với các khoản vốn huy động của ngânhàng srx tăng lên , giá tri các khoản tín dụng lãi suất cố địnhvà các chứng khoán ngân hàng nắm giữ sẽ sụt giảm. tuy nhiên, những tổn thất này sễ được bù đắp bởi khoản lợi nhuân từ các hợp đồng tương lai. Hơn nữa, ngânhàng không cần giao hay nhận chứng khoán ghỉtong hợp đồng nếu hư nó thực hiện mua hay bán các hợp đồng đối nghịch với vị thế hiện tại. Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ ghi nhân kết quả chomỗi hợp đồng trên cơ sở triệt tiêu các giao dịhc đối kháng . Nhà quảnlý ngânhàng nênthực hiện những ước sau để chống lại sụt giảmgiá trị của tái phiếu khi lãi suất thị trường dự tính tăng trong mộtvài tháng tới.: -Thời điểm hiên tại: Bán Hợp đồng trên thị trường tương lai chocác nhà đầu tư ,thoeđó ngânhang camkết sẽ giao một số chứng khoán nhất định (chẳng hạn trái phiếu kho bạc Mĩ tại mức giá được xác định trước cho 6 tháng sau. -Sau 6 tháng : Ngânh hàng sẽ mua một hợp đồng vớigiá trị tương tụ từ Sở giaodịch . Kết quả: Hai hợp đồng sẽ triệt tiêu nhau trêntài khoản của ngânhang tại Trung tâm thanh toán bù trừ của Sỏ giao dịch vf dovầy ngânhàngkhông phải thực hien trách nhiệm giao hay nhân chứng khoán . tuy nhiên, nếulãi suất tăng trong suốt thời giantồn tại 6 tháng của hợp đồng thứ nhất (hơp đồng được bán )thì giá chứng khoansex gián xuống . Sau đó khi ngan hang mua chứng khoán thơ hợp đồng thứ hai vào thời điểm cuối của giai đoạn 6 thangs, thì ngân hàng chỉ phải trả một mức giá thấp hớnovới mức giá bán chứng khoán cùng loạivào thời điẻem 6 tháng trước. Do vây, lợi nhuân sẽ được tạo ra trên thị trường tương lai và nó sẽ bù dắp một phần hay toàn bộ tổn thất về giá trị của danh mục trá phiếu mà ngân hàng nắmgiữ. Nghiệp vụ phòng chống thế trường: Nói chung , ngânhàng thương quantâmtới tổn thất vềlợi nhuânkhilãi suất tăng. Tuy nhiên , trong một số tình huống, ngânhàng cầnphải tiến hanh các biên pháp bảo vệ nhằm chống lại tổn thấtdo lai suấtthị trường giảm, đặcbiệkhi ngânhàng đang dự tính cómột dòng tiên vào sắp xuất hiện. Ví dụ, nhà quản lý ngân hàngdự tính rằngquy mô tiền gửi sẽ tăng đáng kể trongvài tuân hay vài tháng tớinhưng lãi suất thị trướngẽ có thể giám xuống. Động thái này sẽ mang lại lợi thế cho ngânhàng xét trên quanđiểm chi phívốn, nhưng ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm trong khả năng sinh lợi và trong thu nhập ròng. Nết nhà quảnlý ngânhàng không tiến hanh các biên pháp phòng chống rủi ro và nếu dự đoán nói trểntở thành hiẹn thực thì ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất lớnbởi vì lượng tiền gửi dự tính tăng thếmẽ đượcđầu tư vào cáckhoản tíndụng và các chứng khoáncótỷ suất gửi dự tính tăng thêm sẽ được đầu tư bào các khoản tín dụng và các chứng khoán có tỷ suất sinh lời thấp. Để bf đắp tổn thất tiềm năng này, nhà quản lý có thể sử dụng nghiệp vụ phòng chống thế trường có nghĩa răng ngânhàng sẽ muahợp đồng tươnglai ngay hôm nay (cho phép ngân hàngmua chứng khoán ) và sau đó đượcbán vào thời điễmuất hiện dòng tiền gửi (nhằm triệt tiêu vị thế ). Kết quả , hơp đồng tương lai mang lạikhoản lợinhuậnnếu lãi suất giảm, bởi vì giá trị hợp đồng đã tăng lên. Nhà quản lý dự đoán răng trong vong 6 tháng tơi lãi suất sẽ giảm suóng vf đe doạn ợinhuậncủa ngânhangf dolãi suất của các khoản tín dụng giảm tương đối sovới lãi suất tiền gửi và các chi phí hoạt đoọngkhác . Hon nưa, nguồn vón của ngân hàng có thể sẽ phải chiu những tỏn thất lớn hon . nhà quản lý quyết định sử dụngphương án sau: -Thời điểm hiệntại: Mua hợp đồng trên thị trườngtương lai, thơ đó ngânhàng camkét mua mốtố chứng khoán nhất định(chăng hạn tín phiếukho bạc) tại mức giá định trước cho6 tháng sau. -Sau 6 tháng : Ngân hàng sẽ bánmột hợp đồng với quy mô tương tự. Kết quả: Hia hợp đồng sẽ triệt tiêu nhau trêntài khoảncủa ngânhàng tại trung tâm thanh toánbù trừ của Sở giaodịchvà do vậyngân hàng khôngphảithực hiên trách nhiệm giao hay nhânh chứng khoán . tu nhiên, nếu lãi suất giamtrong suốt thoiư gian tồn tại 6 tháng , ngân hàng sẽ nhận đượcmột mức giá coahớnovới mức giá mua chứng khoáncùng loại tạithời điểm 6 tháng trước. Do vậy, lợi nhuận được tao ra trênthị trường tương lai vf sẽ bù đắp một phânhaytoàn bộ tổn thất về thu nhập dolãi suấtgiảm. Hợp đồng quyền lãi suất: Vào những năm1970,và 1980, mộtcông cụphòng chóng rủi o lãi suất mới đã suất hiên, đó là hợp đồng quyền lãi suất . Hợp đồng này hco phép người nắm giữ chứng khoán : -Bán chứng khoán chomột nhà đầu tư khác tại một mức giá định trước vào ngày đáo hạn của hợop đồng -Mua chứng khoán tưf một nhà đầu tư khác tại mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Trong hợp đồng quền bán (put option), người bán quyền phải sẵn sàng mua chứng khoán từ người mua quyền nếu bên mua thực hiên quyền . Trong hợp đồng quyền mua (call option), người bánquyền phải sẵn sàng bán chứng khoán cho người mua quênkhi bênmua thựchiệnquyền. Phí mà người muaphải trả cho đặc quyền có thể bán hay mua chứng khoán được gọi là quền phí (option premium). 2.2.1Hợp đồng quyền bán bù đắp những tổn thất khi lãi suất tăng: Người mua quyền bán có quyền bán chứng khoán , cho vay hay bán các hơp đồng tương lai cho người bánquyền tại mức giá thoả thuận trong khoản thơì gian trước hi hợp đồng quyền hết hiệu lực. Nếu lãi suất tăng , giá trị thị trường của các chứng khoán , các khoản tín dụng hay của các hơp đồng tương lai sẽ giảm. Việc thực hiện quyền này sẽ mang lại mọtt khoản thu nhập chongười mua quyền bởi vì người mua quênf giờ đây có thể mua chứng khoán, tìm kiếm các khoản tín dụng với mức giá thị rường thấp hơn và báncúng cho người phát hành quyền với giá caohơn(giá thoả thuận trước). Dĩ nhiên, lợi nhuân thu được sẽ bằng khoản thu nhập của ngượi mua quyền trừ đi quyền phí , phí hoa hồng và các khoản thuế có liên quan. . 2.2.2 Hợp đồng quyền mua bù đắp những tổn thất do lãi suất giảm Người mua nhận dược quyên mua chứng khoán , cho vay hay mua các hợp đồng tương lai từ người bán quyền tại mức giá thoả thuận trong khoản thơì giam trước khi hợp đồng quyền hết hiệulực. Chi phí mua quyền được gọi là quyệnphí. Nếu lãi suấtgiảm, giá trị thị trường của các chứng khoán, các khoán tín dụng hay của hộp đồng tương lai sẽ tăng. Việc thựchiện quyên sẽ mang lạimộtkhoản thu nhập cho người mua. Dĩ nhiên, lợi nhuân ròng sẽ bằng thu nhập của người mua quyền trừ đi quyền phí , phí hoa hồng và các khoản thuế liên quan. 2.3 Hợp đồng trao đổi lãi suất: Trao đổi lãi suất là một cách thức nhằm thay đổi trạngthái rủi ro lãi suất của một tổ chức. Hoạt động này giúp làm giảm chi phí vay vốn Các bên tham gia hợp đồng traođổi có thể chuyển lãi suất cố định thạnh lãi suất thả nổi hay lãi suất thả nổi thành lãi suất cố định và lam cho kỳ hạn của các tài sản và nợ phù hợp hơn. Tính chất hoạt động và mụctiêu kinhdoanh trong mỗi thời kì của từng ngân hàng quyếtđịnh trạng thí khe hở lãi suất. Thay đổi trạng thái này đòi hỏi phải có thời gian tương đốe lâu trong khi thay đổi của lãi suất thường rất nhanhchóng. Nhiều ngân hàng thực hiên các hoáng đổi lãi suất để hạn chế rủi ro lãi suấtMọtt ngân hàng do đặc điểm sản suất kinhdoanh buộc phải duy trì khe hở lãi suất dương có thể hoans đổi rủi ro ( hoặc sinh lời) với ngân hàng có khe hở lãi suất âm. Như vậy, hợp đồng hoán đổi xác định lại khe hở lãi suấtkhi lãi suất thay đổi. Khilãi suất thay đổi, ngân hàng này có lợithì ngân hàng kia chịu thiệt. Ngân hàng được lợi sẽ chuyểnkhoản thặng dư sang cho ngânhàng bị tổn thất. 2.4 lãi suất trần , sàn và sự kết hợp: Phương pháp phòng chống rủi ro quen thuộc nhất được các ngân hàng và khách hàng sử dụng rộng rãi đó là lãi suất trần, lãi suất sàn và sự kết hợp trần –sàn. 2.4.1Trần lãi suất: Lãi suất trần được sử dụng để chống lại những tổnt thất do lãi suất thị trường tăng. Người vay được đảm vảo ràng tổ chức cho vay sẽ không tăng lãi suất của khoản tín dụngvượt quá mưcs trần. Còn có một cách lựa chọn khác đó là : Người vay có thể mua mộthợp đồng về trần. 2.4.2 Sàn lãi suất: Như chúng ta đã thấy ở phần trước , ngân hàng có thể phải chịu tổn thất về thu nhập trong thời kỳ lãi suất giảm , đặc biệt khi lãi suất của các khoản tín dụng sụt giảm. Ngân hàng có thể thiết lập một sàn lãi suất chocác khoản tín dụngvà vì thế sẽ không có vấn đề gì lớn xảy ra chodù lãi suất giảm xuống dưới mức tối thiểu. Một ngân hàng cũng cóthể án hợp đồng sàn lãi suất cho các khách hàng- những người nắm giữ các chứng khoán nhưng lo sợ thu nhập từ các chứng khoán giảm xuống quá thấp 2.4.3Khoảng trần –sàn lãi suất Ngân hàng và các khách hàng vay vốnthường sử dụng hợp đồng có sựphối hợp khoảng lãi suất. Nhều ngânhàng bán hợp đồng khoảng lãi suất cho những khách hàng vay vốn như một dịchvụ vơ bản để thu phí . 3.Sử dụng chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất: Chiến lược phổ biến trong việc ngăn chặn và hạnchế rủi rolãi suất mà các ngân hàng đang sử dụng ngày nay được gọi là chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suát. Kỹ thuất quản lý khe hở yêu cầu nhà quản lý ngân hàng phải tiếnhành phân tích kỳ hạn, định giá lại cơ hội gắn liwnf với những tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trênthị trường . Nếu nhà quản lý thấy rằng mức độ rủi rocủa ngân hàng là quá lớn , thì họ sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất trở nênphù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn vay nhạy cam lãi suất. Vì vậy, tại bất cứ thời điểmnào, một ngân hàng sẽ có thể tự bảo vệ trước những thay đổi của lãi suất (dù vận động theohướng nào ) bàng cách đảm bảo cân bằng sau: Giá trị tài sản nhạy cảm giá trị nợ nhạy cảm lãi Lãi suất (có thể được định suất , (có thẻ được định Giá lại = gía lại) Trong trường hợop này, thu nhập từ tài sản sẽ biến đổi cùng chiều và xấp xỉ mức thay đổi trong chi phí trả lãi cho danh mục nợ. 4.Sử dụng kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả để hạn chế rủi ro lãi suất Một ngân hàng thực sự quan tâm tới việc phòng chóng rủi ro lãi suất thường lựa chọn những tài sản và nguồn vốn vay sao cho : Kỳ hạn hoàn vốn trung bình =Kỳ hạn hoàn trả trung bình Của tài sản (theo giá trị của nguồn vốn(theo giá trị Của danh mục tài sản) của danh mục nợ) Khi đó khe hở kỳ hạn của ngân hàng sẽ tiến gần tới 0 Khe hở kỳ hạn=Kỳ hạn hoàn vốn - Kỳ hạn hoàn trả Trung vình theo trung bình theo Giá trị của danh giá trị của danh Mục tài sản mục nợ Trong ngan hàng, giá trị tài sản luôn lớn hơn giá trị vốn huy động , (nếu không ngân hàng srx mất khả năng thanh toán ) , nên một ngân hàng muốn có khe hở kỳ hạn bằng 0 cần phải đảm bảo chắc chắn rằng: Kỳ hạn hoàn vốn Kỳ hạn hoàn trả x tổng giá trị danh mục nợ Trung bình theo = trung bình theo giá tổng giá trị danh mục tài sản Giá tị tài sản trị của danh mục nợ Do mức độ nhạy cảm lãi suất tỷ lệ thuân với quy mô của khe hở kỳ hạn, công thức trên chochúng ta thấy giá trị vốn vay phải thay đổi nhiều hơn gía trị tài sản để có thể loại bỏ ri ro lãi suất . Nếu kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản không tương đương với kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn vay thì ngân hàng srx phải chịu rủi ro lãi suất. Điều này cũng cóngiã là, khe hở kỳ hạn càng lớn tì tài sản ròng của ngânb hàngcàng nhạy cảm với vự thay đổi trong lãi suâts. Khi kỳ hạn hoàn vốn của tài sản lớn hơn kỳ hạn hoàn trả của nợ, chúng ta có khe hở dương. Khe hở kỳ hạn = Kỳ hạn hoàn vốn trung bình –kỳ hạn hoàn vốn trung >0 Dương theo giá trị của danh mục bình theo giá trị của Tài sản danh mục nợ Nếu lãi suất bên nguồn và bêntài sản cùng thay đổi một lượng như nhau thì sự thay đổi trong giá tri của danh mục tài sản và danh mục nợ sẽ khác nhau. Trong trường hợp khe hở dương, lãi suất tăng lên sẽ làm giảm giá ti ròng của ngân hàng bởi vì giá trị tài sản giảm nhiệu hơn giá trị của các khoản nợ. Theo đó , giá tị thị trường của vố chủ sở hữu sẽ giảm . Ngược lại, ngânhàng có khe hở kỳ hạn âm khi : Khe hở = kỳ hạn hoàn vốn trung bình -Kỳ hạn hoàn trả trung bình <0 Kỳ hạn âm theo giá trị của danh theo giá trị của danh mục Mục tài sản nợ Với kỳ hạn hoàn trả trungbìnhcủa danh mục nợ lớn hơnkỳ hạn hoàn vốn trung bình của danh mục tài sản, một sự thay đổi như nhau về lãi suất bên nguồn vốn va và tài snr sẽ dẫn đến nguồn vay tang nhiều hơngiá trị nguồn vón vay thay đổi lớn hơn bên tài sản. Nếu lãi suất giảm, giá tri nguồn vay tăng nhiều hơngiá trị tài sản và khi đó giá trị vốn chuỷ sở hữu giảm. Tương tự, khi lãi suất tăng giá trị nguồn vốnvay giảm nhanh hơn giá trị vốn chủ sỏ hữu. Chúng ta có thể tínhtoán sự thay đổi giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu nếu chúng ta biết kỳ hạn hoàn vốn trung bình của danh mục tài sản , kỳ han hoàn trả trung bình của danh mục nợ NW=(-Da i x A )-(-Dl x i x L) 1+i 1+i Trong đó: NW: sự thay đổi giá tri ròng của ngânhàng Da: Kỳ hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị của danh mụctài sản A: Tổng giá trị Tài sản Dl Kỳ hạn hoàn trả trung bình theogiá trị của danh mục nợ L : Tổng giá trị nợ i : Sự thay đổi lãi suất i : Lãi suất ban đầu Để hạn chế rủi ro lãi suất, chúng ta phải tính toán kỳ hạn hoàn vốn và sử dụngkỳ hạn hoàn vốn . Chúng ta thống nhất rằng kỳ hạn hòn vốn của một danh mục tài sản hay kỳ hạn hoàn trả của một danh mục các khoảntiên gửi và vốn vay chính bằng kỳ hạn hoàn vốn và hoàn trả trung bình theogiá tri cuả danh mục. Các bước tính gồm : Tính kỳ hạn hoàn vốn của từng khoản mục trong danh muc Nhân giá trị kỳ hạn hoàn vốn vừa tính với tỷ trọng của giá trị thị trường từng khoản mục trong danh mục. Cộng kết quả ở bước (2) để xác định kỳ hạn hoàn vốn của toàn danh mục. 5.Kiểm tra danh mục tích sản, tiêu sản thay đổi theo lãi suất thị trường. 6.Một số biện pháp phòng ngừa khác: * áp dụng lãi suất thả nổi Khi lãi suất cốđịnh thì thời hạn nguồn và tài sảnlà yếu tố tạo rủi ro lãi suất tiềm năng. Để hạn chế rủi ro lãi suất nhiều ngân hàng đã áp dụng chế độ thả nổi lãi suất, theo đó lãi suất cho vay sẽ thay đổi tuỳ thuộcvào sự thay đổi của lãi suất nguồn trên thị trường. Từ những năm 70 chế độ thả nổi lãi suất là phỏ biến , dặc biệt do tính chất dài hạn của các khoản tín dụng trên thị trường đôla châu Âu. Tín dụng thả nổi ngân hàng sang người vay. Phương pháp này đang được sử dụng ngày càng nhiều đói vớicác giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, hoạc trong các hợp đồng ngắn hạn Tuy nhiên nó không thể thaythế cholãi suất cố định . Phần lớn người gửi tiết kiệm yêu cầu lãi suất cố định . Các khách hàng vay trung vàdài hạn thường yêu caauf lãi suất cố định để dự tính được trước hiệu quả của dự án. * áp dụng chính sách mềm dẻo cho các khoản vay: Để phòng ngừa cho Ngân hang gặp phảo rui ro lãi suất Ngân hàng có thể đưa ra chính sách lãi suất mwmf dẻo cho các khoản vay và các tài sản của Ngân hàng có kỳ hạn dài. Đối với các khoản vay cókỳ hạn dài Ngân hàng có thể đưa ra các mức lãi suấtthay đổi theo lãi suất trên thị trườn g theo từng tháng , từng quý , nửa năm, một năm ; hoặc là trong thời gianđầu Ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất cao hơn một chút sovới lãi suất của các đối thủ cành tranh, sau đó lãi suấ này được trả giảm dần đi ở các năm sau. Ngoài ra , ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất thay đổi theo thị trường nhất là khi lãi suất ở trong thời kỳ thường xuyên biến động mạnh. Kết Luận Tóm lại hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường cũng có nhiều khó khăn , tồn tại , những rủi ro tiềm ẩn gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của các ngânhàng. Việc đi sâu nghiên cứu về “Rủi ro lãi suất trong hệ thống ngân hàng và các giải pháp phòng ngừa “ phù hợp là rất cần thiết và quan trọng với mỗi ngân hàng,cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mới sâu sắc đóng góp vào việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới Mục lục Chương I: Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng 1.Khái niệm về rủi ro lãi suất: 1.1.Ví dụ 1.1.1.Ví dụ: 1.1.2 Tình trạng tái tài trợ 1.2.2Tình trạng tái đầu tư 1.1.3 Kết luận: 1.2.Nguyên nhân rủi ro lãi suất 1.2.1 Sự không phù hợp về kì hạn của nguồn và tài sản được đo bảng khe hở lãi suất . 1. 2.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trương ngoài dự kiến 1.3.Các nhân tố phản ánh rủi ro lãi suất: 1.4.Phương pháp xác định rủi ro lãi suất Chương II: Cácbiên pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất 1.Các mô hình đo rủi ro lãi suất: 1.1Mô hình kỳ hạn đến hạn 1.2Mô hình thời lượng 1.3Mô hình định giá lại 2.Các nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro lãi suất: 2.1 Hợp đồng tương lai 2.2 Hợp đồng quyền lãi suất: 2.3 lãi suất trần , sàn và sự kết hợp 2. 4.Sử dụng kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả để hạn chế rủi ro lãi suất 2.5.Kiểm tra danh mục tích sản, tiêu sản thay đổi theo lãi suất thị trường. 2. 6.Một số biện pháp phòng ngừa khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26388.doc
Tài liệu liên quan