Trên thực tế khi triển khai áp dụng SA8000 các doanh nghiệp thường có thái độ hờ hững, có ít doanh nghiệp lắng nghe và thực hiện đầy đủ. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều coi SA8000 như một vấn đề mâu thuẫn giữa mục tiêu cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Để tránh tình trạng đó doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn hơn về bộ tiêu chuẩn SA8000, mà trước tiên và quan trọng hơn cả là nhận thức của ban lãnh đạo.
Các doanh nghiệp phải căn cứ vào môi trường kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mình để xác định xem có thực sự cần áp dụng SA8000 hay không để tránh tình trạng làm theo phong trào, không mang lại hiệu quả cao.
24 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án SA8000 với ngành may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ngành công nghiệp dệt may nước ta có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngành cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu và có khả năng thu hút tạo việc làm cho nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công nghiệp dệt may nước ta ngày càng lớn mạnh, không những đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước mà còn vươn lên trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước(sau dầu thô) : năm 2000 đạt 1,9tỷUSD,năm2001đạt2,15tỷUSD. Trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay, để có thể tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí hơn nữa còn phải quan tâm đến mặt xã hội của sản phẩm. Vì vậy tôi chọn đề tài “SA8000 với ngành may Việt Nam” để thấy rõ vai trò của SA8000 và sự cần thiết phải áp dụng SA8000 tại các doanh nghiệp. Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000.
Phần 2: Ngành may Việt Nam và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000.
Phần 3: Một số giải pháp để áp dụng SA 8000 có hiệu quả.
Phần 1
Giới thiệu bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000
1.Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn SA8000
Ngày nay, do xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là toàn cầu hoá, mở cửa và hội nhập thương mại, cộng với sự khan hiếm và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên thì sự cạnh tranh giữa các công ty, các quốc gia ngày càng trở nên khốc liệt. Các rào cản thuế quan dần dần bị gỡ bỏ và thay vào đó là các rào cản kỹ thuật. Các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh bằng chi phí, chất lượng do đó họ sẽ tìm mọi cách giảm chi phí để sản phẩm có giá thành thấp với mức chất lượng phù hợp. Từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp sẵn sàng bóc lột sức lao động của người công nhân để có được mức lợi nhuận cao nhất. Người công nhân bị vắt kiệt sức lao động với mức lương rẻ mạt tạo nên sự bất bình đẳng về quyền con người. Lao động bắt buộc thường xuyên xảy ra trong khi người lao động quá mệt mỏi và không muốn làm thêm. Nhưng những áp lực về việc làm, tiền lương buộc họ phải lao động để không bị mất việc làm, thu nhập. Tại các nước đang phát triển thì tình trạng này đang diễn ra một cách phổ biến.
Tại các nước phát triển là nơi tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển, là nơi quyền con người rất được coi trọng. Họ không chỉ quan tâm tới tính năng, lợi ích hay thông số kỹ thuật của sản phẩm mà họ còn quan tâm tới mặt “xã hội” của sản phẩm đó. Dựa trên công ước của Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization), công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và tuyên bố toàn cầu về nhân quyền, hội đồng công nhận ưu tiên kinh tế CEPAA(Council on Economic Priorities Accreditation Agency) thuộc hội đồng ưu tiên kinh tế CEP (Council on Economic Priorities) đã ban hành bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm quản lý xã hội SA8000 (Social Accountability) năm 1997 và được hiệu chỉnh và công bố lại vào năm 2001. Đây là tiêu chuẩn nhất quán khuyến khích các tổ chức phát triển, duy trì và áp dụng các điều kiện làm việc có thể chấp nhận được về mặt xã hội. SA8000 tạo nên điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của xã hội, thực hiện được quyền bình đẳng về con người, là cơ hội cho các nước đang phát triển cải thiện quyền lợi cho người lao động.
2 SA8000 là gì?
SA8000 là hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc an sinh xã hội, bao gồm việc thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên. Ngày nay, khi mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới yếu tố xã hội của sản phẩm thì các nhà sản xuất gặp phải một sức ép xã hội lớn trong vấn đề đối xử với người lao động. Nhu cầu chứng tỏ có một nền “sản xuất sạch” cả về môi trường và xã hội đòi hỏi một sự thống nhất trong các nhà sản xuất, các nhà quản lý và giới chủ về các dạng quy trình chung đối với trách nhiệm xã hội. SA8000 được xây dựng trên mô hình quản lý chất lượng ISO 9000, phục vụ cho việc đánh giá theo ISO9000. Ngoài ra SA8000 còn bao gồm ba yếu tố bắt buộc cho việc đánh giá về mặt xã hội:
Bộ các tiêu chuẩn áp dụng trong các lĩnh vực đặc thù với các yêu cầu tối thiểu Các chuyên gia đánh giá phải tham khảo ý kiến của các bên quan tâm như các tổ chức phi chính phủ, nghiệp đoàn, người lao động.
Cơ chế phàn nàn và khiếu nại cho phép các cá nhân người lao động, các tổ chức và các bên quan tâm khác phản ánh các vấn đề không phù hợp với tổ chức chứng nhận.
3. Nguyên tắc vận hành và quản lý của SA8000
Xem xét của lãnh đạo
Thực hiện
Lập kế hoạch
Kiểm tra và khắc phục
Sơ đồ nguyên tắc vận hành và quản lý của SA8000
Doanh nghiệp phải tuân thủ luật pháp quốc gia và luật định thích hợp khác, các yêu cầu khác mà doanh nghiệp thừa nhận, và với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Khi luật pháp quốc gia và các luật định thích hợp khác, các yêu cầu khác mà doanh nghiệp thừa nhận và các yêu cầu của tiêu chuẩn này cùng đề cập tới một vấn đề, thì điều khoản nào nghiêm khắc hơn sẽ được áp dụng.
4 Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội
4.1 Lao động trẻ em
Tổ chức cam kết không sử dụng hoặc không ủng hộ việc sử dụng lao động trẻ em như định nghĩa.
Tổ chức phải thiết lập, lập thành văn bản duy trì và trao đổi thông tin một cách hiệu quả về chính sách và thủ tục phục hồi trẻ em, cung cấp các điều kiện cần thiết để trẻ em có thể được đến trường và tiếp tục được đến trường cho đến khi hết độ tuổi trẻ em.
Tổ chức phải thiết lập, lập thành văn bản duy trì và trao đổi thông tin một cách có hiệu quả về chính sách và các thủ tục khuyến khích giáo dục trẻ em, đảm bảo không có trẻ em hoặc lao động vị thành niên nào phải đi làm trong thời gian đi học đồng thời tổng số thời gian mà trẻ em hoặc người lao động vị thành niên sử dụng để học, để làm việc, để đi lại từ trường học đến nơi làm việc không được quá 10 giờ/ngày.
Tổ chức không được sử dụng hoặc hỗ trợ việc sử dụng trẻ em và lao động vị thành niên ở những nơi môi trường độc hại nguy hiểm
4.2 Lao động cưỡng bức
Tổ chức không được sử dụng hoặc không được ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức, không được phép yêu cầu các cá nhân đặt cọc bằng tiền hoặc các giấy tờ tuỳ thân khi được tuyển dụng vào tổ chức.
4.3 Sức khoẻ và sự an toàn
Tổ chức phải phổ biến kiến thức về ngành kinh doanh của mình, về các mối nguy đặc thù, phải đảm bảo được môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn, tổn hại đến sức khoẻ của nhân viên, hạn chế những tổn thất xảy ra.
Tổ chức phải phân công trách nhiệm cho một người trong ban lãnh đạo luôn xem xét và đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn cho người lao động.
Tổ chức phải tổ chức giáo dục định kỳ cho người lao động về sức khoẻ và sự an toàn, tổ chức phải lưu hồ sơ về sức khoẻ và sự an toàn cho người lao động.
Tổ chức phải thiết lập một hệ thống để phát hiện phòng tránh hoặc đối phó với các nguy cơ tiềm ẩn về sức khoẻ và sự an toàn đối với người lao động.
Tổ chức phải có phòng tắm sạch sẽ, phải cung cấp nước sạch cho việc sử dụng của các thành viên.
Nếu tổ chức cung cấp chỗ ở cho người lao động thì phải đảm bảo rằng chỗ ở này sạch sẽ an toàn và đáp ứng các yêu cầu của người lao động.
4.4 Quyền tự do hiệp hội và thoả ước tập thể
Tổ chức phải tôn trọng quyền của các cá nhân trong việc tổ chức gia nhập công đoàn và quyền thương lượng tập thể (thoả ước tập thể) theo sự lựa chọn của họ.
Trong trường hợp việc lập hiệp hội và các thoả ước tập thể phải tuân thủ nghiêm ngặt theo pháp luật thì tổ chức phải hỗ trợ người lao động ở mức tốt nhất để đảm bảo quyền tự do cho họ.
4.5 Phân biệt đối xử
Tổ chức không được tham gia hoặc ủng hộ việc phân biệt đối xử trong việc thuê mướn, bồi thường, các cơ hội đào tạo thăng tiến…dựa trên cơ sở chủng tộc, đẳng cấp quốc tịch, tôn giáo, giới tính, thành viên công đoàn.
Tổ chức không được cản trở quyền cá nhân trong tự do tín ngưỡng.
Tổ chức không được cho phép có các hành vi, bao gồm cử chỉ, lời nói và sự tiếp xúc thể xác liên quan tới cưỡng bức tình dục, bạo lực, lạm dụng hoặc bóc lột.
4.6 Kỷ luật
Tổ chức không được tham gia hoặc ủng hộ việc áp dụng các hình phạt thể xác, tinh thần hoặc xỉ nhục bằng lời nói.
4.7 Thời gian làm việc
Tổ chức phải áp dụng theo luật và các tiêu chuẩn quy định về số giờ làm việc, thời gian làm việc không quá 48 tiếng/ tuần, cứ 7 ngày phải có một ngày nghỉ cho công nhân.
Trong một số trường hợp ngoại lệ tổ chức phải làm thêm thì số giờ làm thêm không được quá 12h/ người/ tuần. Điều khoản này có trường hợp ngoại lệ.
4.8 Yêu cầu về bồi thường (tiền lương)
Tổ chức phải đảm bảo trả lương cho người lao động mức thấp nhất bằng mức tối thiểu đã quy định trong luật.
Tổ chức phải đảm bảo rằng các hình thức kỷ luật không được khấu trừ vào lương.
Tổ chức phải đảm bảo rằng mức lương và lợi nhuận phải được phổ biến rõ ràng và chi tiết. Tiền lương phải được trả bằng tiền mặt hoặc séc sao cho thuận tiện với người công nhân.
Tổ chức phải đảm bảo sử dụng những người có hợp đồng lao động.
4.9. Hệ thống quản lý
4.9.1 Yêu cầu về chính sách
Lãnh đạo cao nhất phải xác định chính sách của tổ chức về trách nhiệm xã hội và các điều kiện lao động.
Lãnh đạo phải xem xét định kỳ các chính sách, thủ tục và kết quả thực hiện, duy trì hiệu lực của các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này. Các sửa đổi và cải tiến phải được triển khai thích hợp.
4.9.2 Yêu cầu về đại diện tổ chức
Ban lãnh đạo tổ chức phải bổ nhiệm một đại diện lãnh đạo ngoài các trách nhiệm khác phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn .
Trường hợp những nhóm người lao động đề cử ra một lãnh đạo để giúp quá trình thông tin hiệu quả hơn thì người lãnh đạo này phải được tạo điều kiện tiếp xúc với ban lãnh đạo cấp cao của tổ chức cũng như người lao động khác để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
4.9.3 Kế hoạch và thực hiện
Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu của tiêu chuẩn này được các nhân viên trong tổ chức hiểu rõ và thực hiện tốt ở tất cả các cấp.
4.9.4 Yêu cầu kiểm soát nhà cung ứng
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng dựa trên khả năng của họ. Tổ chức phải duy trì các hồ sơ thích ứng về cam kết của họ đối với trách nhiệm xã hội.
Tổ chức phải thiết lập và duy trì những văn bản chứng nhận nhà cung ứng đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
4.9.5 Giải quyết các vấn đề lưu ý và các hành động khắc phục
Tổ chức phải giải đáp tất cả những thắc mắc của người lao động liên quan đến việc tổ chức thực hiện các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này, không được sa thải hoặc kỷ luật hay đối xử phân biệt đối với các nhân viên này.
Tổ chức phải tiến hành các hành động sửa chữa và khắc phục những sự không phù hợp trong việc áp dụng các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này.
4.9.6 Hệ thống thông tin
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để thường xuyên trao đổi với các bên liên quan về việc thực hiện các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này.
4.9.7 Quyền giám sát
Trong trường hợp có yêu cầu của các bên hữu quan thì tổ chức phải đưa ra các bằng chứng về việc đáp ứng các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này ở tổ chức được thực hiện ra sao.
4.9.8 Hồ sơ
Tổ chức phải duy trì và quản lý toàn bộ hồ sơ về việc áp dụng các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này.
5. Tổ chức chứng nhận và quy trình chứng nhận SA8000
5.1 Tổ chức chứng nhận
Hiện nay, trên thế giới, tổ chức SAI mới chỉ cấp quyền đánh giá- cấp chứng chỉ SA8000 cho 8 tổ chức là: BVQI, CISE, DNV, ITS, RINA S.P.A, RWTUV, SGC, UL. Chứng chỉ không phải do các tổ chức này cấp đều không được thừa nhận. Mỗi chứng chỉ SA8000 được cấp có giá trị trong 3 năm, sau đó nếu doanh nghiệp có nhu cầu thì tổ chức đánh giá sẽ tiến hành đánh giá lại để cấp chứng chỉ cho 3 năm tiếp theo, và theo định kỳ tổ chức giám sát 1 lần.
5.2. Quy trình chứng nhận SA8000
Sơ đồ hoạt động chứng nhận
Tiếp xúc ban đầu
Doanh nghiệp chính thức nộp đơn xin xác nhận
Đánh giá sơ bộ
Đánh giá chứng nhận
Thẩm xét hồ sơ
Cấp chứng chỉ
Phần 2
Ngành may Việt Nam và Hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000
1.Thực trạng của ngành may Việt Nam
1.1 Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu hàng may
Đối với các nước Châu á - Thái Bình Dương, ngành dệt may thường là ngành khởi đầu công nghiệp hoá đất nước nhờ công nghệ tương đối đơn giản, đòi hỏi lao động giản đơn và cần ít vốn ban đầu. Và ở một số nước, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã thành công dựa trên chiến lược tập trung sản xuất, hướng về xuất khẩu, đặc biệt là đối với hàng dệt may. Điển hình trong số các nước này là các nước NIEs.
Đối với Việt Nam, một nước còn lạc hậu thì chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là hướng đi đúng đắn nhất, nhằm tận dụng tối đa tiềm lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước. Hiện nay, ngành may Việt Nam đang có được một số lợi thế sau:
* Về lực lượng lao động
Việt Nam là nước có số dân gần 80 triệu người, lực lượng lao động là rất lớn. Đây là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các doanh nghiệp. Phát triển ngành dệt may giúp Việt Nam giải quyết vấn đề việc làm, đồng thời ngành này có thể khai thác lợi thế về lao động để tăng sức mạnh cạnh tranh. Thêm vào đó, khả năng giảm bớt sức ép về việc làm cũng giúp ngành nhận được những quan tâm, khích lệ từ phía chính phủ, tạo điều kiện cho sự phát triển thuận lợi hơn của ngành.
* Về chi phí cho nhân công
Việt Nam là nước có giá thuê lao động rất thấp, có thể tạo lợi thế lớn cho xuất khẩu hàng may mặc. Thu nhập thấp làm cho mức sống của người dân Việt Nam không cao song bù lại chính nó tạo ra giá nhân công rẻ, một lợi thế so sánh lớn của Việt Nam.
Giá nhân công rẻ sẽ tạo điều kiện để Việt Nam hạ thấp giá thành so với các quốc gia khác, từ đó tạo ra lợi thế về chi phí trong xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường quốc tế. Đặc biệt là trong điều kiện chi phí đang tăng cao ở nhiều nước, nhất là ở các nước phát triển, thì đây chính là lợi thế lớn nhất cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, bởi để cạnh tranh với các nước đã có nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu hàng dệt may, thường là có mẫu mã đẹp hơn, chất lượng cao hơn, uy tín hơn, Việt Nam chắc chắn phải tận dụng triệt để lợi thế của mình về giá nhân công.
1.2 Sự cần thiết phải xuất khẩu dệt may đối với Việt Nam
Thông qua các lợi thế đối với ngành dệt may nước ta, việc xuất khẩu hàng dệt may là một trong những bước đi đúng đắn trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Việc xuất khẩu hàng dệt may sẽ đem lại những cơ hội như tích luỹ vốn do thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đổi mới đất nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động, cũng như thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường nước ngoài học hỏi kinh nghiệm kinh doanh…
1.3 Xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong thời gian qua
1.3.1 Tình hình xuất khẩu
Từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng. Năm 1991, giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 158 triệu USD đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần đạt 1450 triệu USD tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 43,5% tức khoảng 160 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng, từ 7,6% (1991) đến 13%. Từ 1998 đến nay, hàng dệt may đứng thứ hai trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Mặc dù hàng dệt may của Việt Nam là một mặt hàng xuất khẩu trọng yếu nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được còn khiêm tốn. Năm 1994 riêng Trung Quốc cũng đã xuất khẩu được 15 tỷ USD hàng dệt may ấn Độ là 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2 tỷ USD.Trên thị trường nước ngoài, ta đang có thế mạnh và đang xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng theo thứ tự và chủng loại sau:
Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ngành dệt may
Thứ tự
Chủng loại
Mặt hàng
1
4
Sơ mi, sơ mi ngắn tay bằng vải dệt kim
2
5
áo đan, áo cổ lọ
3
6
Quần dài, quần short dệt kim
4
7
áo blu, áo blu ngắn tay
5
8
áo sơ mi dệt
6
12
Tất nữ, tất mỏng dài, bít tất
7
13
Quần áo lót nam nữ bằng vải dệt kim
8
18
áo gilê, áo ngủ, pizama
9
21
áo jacket
10
24
áo ngủ, pizama bằng dệt kim
11
26
áo dài phụ nữ, em gái
12
31
áo nịt nửa thân
13
76
Quần áo lao động không phải dệt kim
1.3.2 Một số thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của nước ta
Thị trường là vấn đề cốt lõi có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Ngày nay các nhà sản xuất phải tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường sản xuất ra những cái gì mà thị trường đòi hỏi, với ý nghĩa đó, thị trường có vai trò quyết định đối với kinh doanh của ngành dệt may.
- Thị trường Châu âu (EU)
Châu âu được mệnh danh là lục địa già nhưng lại là một khu vực thị trường rộng lớn là nơi cung cấp các thiết bị công nghệ hiện đại là trung tâm kinh tế - tài chính lớn. Với dân số 374,2 triệu nhưngười và GDP hơn 9000 tỷ USD. Eu thật sự là một thị trường đầy tiềm năng có mức tiêu dùng hàng dệt may cao hàng đầu thế giới 17kg/người/năm.
Bảng 2: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Giá trị xuất khẩu
Năm
Giá trị xuất khẩu
1993
250
1997
450
1994
285
1998
620
1995
350
1999
700
1996
420
Giá cả chất lượng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Eu được đánh giá khá tốt. Nếu năm 1993 muốn xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU chúng ta phải xin hạn ngạch cho 151 chủng loại mặt hàng thì đến 2000 số mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch chỉ còn 28 mặt hàng. Đây là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp dệt may trong việc từng bước thâm nhập thị trường này mặc dù biết rằng EU là một thị trường khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng cao mẫu mã đổi mới liên tục, số lượng đơn hàng chia nhỏ.
Hàng năm EU nhập khẩu 63 tỷ USD hàng dệt may các loại, trong đó Đức là thị trường lớn nhất chiếm 36,1%, tiếp theo là Pháp 12,15%, Hà Lan 9,41%, Thụy Sĩ 7,46%, Anh 7,06% còn lại là các nước khác. Điều này cho thấy tỷ trọng hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU còn quá ít. Do vậy điều quan trọng để thâm nhập và tăng cường xuất khẩu vào thị trường này là phải không ngừng tăng cải tiến chất lượng hàng hoá, mẫu mã hấp dẫn thì mới có thể cạnh tranh được với các nước khác.
Bảng 3: Hạn ngạch 28 mã hàng EU cấp cho Việt Nam
Tên hàng
Năm 1999
Số liệu để so sánh
Năm 2000
Năm 2001
1.Cat 4: áo T-Shirt và Polo-Shirt
7 triệu chiếc
9,8 triệu chiếc
10,098 triệu chiếc
2.Cat 5: áo len
2,7 triệu chiếc
3,25 triệu chiếc
3,348 triệu chiếc
3.Cat 6: Quần
4,429 triệu chiếc
5 triệu chiếc
5,15 triệu chiếc
4.Cat 7: Sơ mi nữ
2,234 triệu chiếc
2,750 triệu chiếc
2,833 triệu chiếc
5.Cat 8: Sơ mi nam
10,185 triệu chiếc
13 triệu chiếc
13,390 triệu chiếc
6.Cat 9: Khăn vải bông, khăn vải vệ sinh
800 tấn
912 tấn
935 tấn
7.Cat 10: Găng tay
5,067 triệu chiếc
5,320 triệu chiếc
5,886 triệu chiếc
8.Cat 12: Tất dài
2,861 triệu chiếc
2,918 triệu chiếc
2,977 triệu chiếc
9.Cat 13: Quần lót nhỏ
8,222 triệu chiếc
8,469 triệu chiếc
8,723 triệu chiếc
10.Cat 14: áo khoác nam
428.000 chiếc
443.000 chiếc
458.000 chiếc
11.Cat 15: áo khoác nữ
331.000 chiếc
475.000 chiếc
499.000 chiếc
12.Cat 18: Bộ pyjama, vải dệt thoi
859 tấn
883 tấn
911 tấn
13.Cat 20: khăn trải giường
227 tấn
234 tấn
241 tấn
14.Cat 21: áo Jacket
15,766 triệu chiếc
18 triệu chiếc
18,9 triệu chiếc
15.Cat 26: Váy áo liền
796.000 bộ
1,15 triệu bộ
1,185 triệu bộ
16.Cat 28: hàng dệt kim
3,448 triệu chiếc
3,551 triệu chiếc
3,658 triệu chiếc
17.Cat 29: Bộ quần áo dệt kim
265.000 bộ
350.000 bộ
361.000 bộ
18.Cat 31: áo lót nhỏ
2,864 triệu chiếc
4 triệu chiếc
4,120 triệu chiếc
19.Cat 35: Vải sơ tổng hợp sợi dài
551 tấn
739 tấn
807 tấn
20.Cat 41: Sợi tổng hợp
677 tấn
707 tấn
739 tấn
21.Cat 68: Quần áo trẻ em
321 tấn
425 tấn
440 tấn
22.Cat 73: Quần áo khác
890.000 chiếc
1triệu chiếc
1,05 triệu chiếc
23.Cat 76: Bộ bảo hộ lao động
1.136 tấn
1.088 tấn
1.142 tấn
24.Cat 78: Quần áo thể thao
700 tấn
1.200 tấn
1.236 tấn
25.Cat 83: Quần áo
212 tấn
400 tấn
412 tấn
26.Cat 97: Lưới đánh cá
107 tấn
200 tấn
208 tấn
27.Cat 118: Vải lanh trải giường
85 tấn
250 tấn
259 tấn
28.Cat 161: áo jacket bằng vải thô
219 tấn
226 tấn
234 tấn
*Cat là từ được dùng trong ngành dệt may chỉ chủng loại (Tiếng Anh: Category)
Nguồn dữ liệu: Vinatex- Thị trường Mỹ
Với dân số 272 triệu người nhưng mức tiêu thụ hàng dệt may gấp 1,5 EU với 27 kg/người/năm nên tổng cầu sử dụng là rất lớn lại mang tính đa dạng phong phú. Nhu cầu lớn lại được đáp ứng chủ yếu bằng nhập khẩu nên đây được xem là một thị trường tiềm năng rất lớn đối với các nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới. Sau quyết định bỏ cấm vận với Việt Nam của chính phủ Mỹ (T2/1994) và mặc dù chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và qui chế thương mại thông thường NTR (hay còn gọi là qui chế tối huệ quốc MFN) và sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được thực thi thì Việt Nam có nhiều cơ hội: từ năm 2002 sẽ được hưởng qui chế thương mại bình thường (NTR) và chưa có hạn ngạch, hàng dệt may Việt Nam có chất lượng, giá cả phù hợp với thị trường Mỹ. Ngoài ra, lực lượng Việt kiều tại Mỹ có thể là “Chiếc cầu nối” để đưa hàng Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Bảng 4: Giá trị hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Giá trị xuất khẩu
Năm
Giá trị xuất khẩu
1994
2,46
1998
28,1
1995
16,82
1999
1996
23,6
2000
49
1997
25,6
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Trước khi Mỹ ấn định hạn ngạch kim ngạch hàng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ gia tăng khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu tương đương 800 triệu USD. Điều đáng lưu ý là khả năng Mỹ chỉ mua hàng thành phẩm không qua gia công. Vì vậy, hàng dệt may Việt Nam muốn được hưởng thuế suất ưu đãi (GSP) vào Mỹ phải sản xuất bằng các loại vải và nguyên liệu tại Việt Nam.
2. Sự cần thiết phải quan tâm đến SA8000
2.1 Xuất phát từ thực tế
Khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết, thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đã giảm đáng kể, từ 40% xuống dưới 20%. Tuy nhiên dù hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2002 đã tăng 234% nhưng vẫn chỉ chiếm 0,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Thuế nhập khẩu giảm đã là một thuận lợi lớn đối với các doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam nhưng để tham gia vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp phải vượt qua các rào cản kỹ thuật, rào cản phi thuế quan khác như ISO 9000, SA8000. Mặt khác, phía Mỹ còn có chương trình WRAP (chương trình trách nhiệm xã hội toàn cầu) xây dựng quy trình sản xuất (dựa trên ISO9000) đảm bảo yêu cầu về đạo đức và an toàn lao động. Đây cũng là một yêu cầu rất khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Chúng ta không còn cách nào khác là phải thoả mãn được yêu cầu của những bộ tiêu chuẩn này thì mới có đủ điều kiện xâm nhập vào thị trường Mỹ.
Khách hàng của chúng ta ngày nay khó chấp nhận những sản phẩm mà quá trình sản xuất ra chúng, người lao động phải làm việc trong điều kiện vệ sinh kém, thiếu an toàn, hoặc được trả lương ở mức thấp. Theo điều tra của CCFD tiến hành năm 1997, 72% người tiêu dùng sẵn sàng chịu trả giá đắt (thêm một chút) cho các sản phẩm nhập khẩu nếu chúng được sản xuất trong các điều kiện đứng đắn về mặt xã hội. Vì vậy, các công ty bán lẻ Hoa Kỳ, nhất là những tập đoàn lớn đều rất quan tâm đến việc bảo vệ uy tín của mình trước người tiêu dùng- người quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Bởi vậy trước khi ký hợp đồng tiêu thụ hàng với một nhà sản xuất, ngoài việc tìm hiểu năng lực, trình độ trang thiết bị, giá cả, chất lượng sản phẩm… các công ty bán lẻ đều tìm hiểu kỹ việc tuân thủ luật pháp quốc gia của cơ sở sản xuất đó, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc thực hiện một số tiêu chuẩn lao động cơ bản. Doanh nghiệp thực sự cần có chứng chỉ SA8000 nếu phía bạn hàng căn cứ vào chứng chỉ này để đánh giá việc thực hiện tiêu chuẩn lao động của nhà sản xuất.
Ngành may Việt Nam hiện nay chủ yếu là may gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ phía Mỹ và các nước khác. Xuất phát từ yêu cầu của khách hàng thì ngay bản thân các hãng lớn thuê gia công cũng rất quan tâm đến SA8000, và nếu như các hãng đó đã áp dụng SA8000 thì tất yếu các doanh nghiệp may Việt Nam cũng phải áp dụng thì có mới có thể giành được cơ hội ký kết hợp đồng.
2.2 Những lợi ích mà doanh nghiệp có được khi áp dụng SA8000
Việc áp dụng SA8000 vào trong các hoạt động của tổ chức sẽ mang lại nhiều lợi ích. Trước hết là chứng minh sự tuân thủ những yêu cầu về luật pháp liên quan đến người lao động của tổ chức, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các tác động cụ thể như thu hút sự nhìn nhận, tin tưởng và trung thành của khách hàng vì các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn va công bằng.
Các yêu cầu cải tiến liên tục và sự cần thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên thứ ba là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty. Vì vậy tăng khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn thế giới và tiếp cận những khách hàng đòi hỏi cao về giá trị đạo đức của sản phẩm.
Tiêu chuẩn SA8000 tạo cho công ty một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho công ty có thể dễ dàng thu hút các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng. Đây là yếu tố được xem là “chìa khoá cho sự thành công” trong thời đại mới. Cam kết của công ty về phúc lợi cho người lao động sẽ làm tăng lòng trung thành và gắn bó của họ đối với công ty. Người lao động sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động của công ty, phát huy tốt năng lực của họ, tìm kiếm cơ hội để nâng cao năng lực, kiến thức và kinh ngiệm, chia sẻ kiến thức và kinh ngiệm với đồng nghiệp, thảo luận mọi vấn đề một cách công khai. Khi người lao động hiểu rõ mọi hoạt động trong doanh nghiệp, nhận thức được lợi ích của họ thì họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và làm việc với thái độ tích cực chứ không nghĩ mình chỉ là người làm công ăn lương.
Ngoài ra, khi áp dụng SA8000 còn mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích khác như giảm thiểu chi phí giám sát, giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau…và cuối cùng là các doanh nghiệp đỡ mất thời gian và phiền hà vì không phải trải qua các đợt kiểm tra liên ngành, kiểm tra chéo và thanh tra về lao động.
3.tình hình áp dụng SA8000trong ngành dệt may tại Việt Nam
3.1.Thực trạng áp dụng
SA8000 là tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng ngoại trừ lao động trong lĩnh vực khai khoáng và lao động tại nhà. Như vậy mọi doanh nghiệp đều nên áp dụng SA8000 để đảm bảo lợi ích cho người lao động. Việc áp dụng SA8000 là một yêu cầu bức thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu sản phẩm sang các nước phát triển, đặc biệt là thị trường Mỹ.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang bước đầu triển khai áp dụng SA8000 vào doanh nghiệp mình để đảm bảo trách nhiệm xã hội đối với người lao động và có thuận lợi khi tham gia xuất khẩu sang thị trường các nước tiên tiến. Các doanh nghiệp trong ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động hiện đang dẫn đầu trong việc áp dụng tiêu chuẩn này. Cho đến nay, ở Việt Nam có 9 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận áp dụng thành công SA8000 trong đó có công ty dệt Thắng Lợi, công ty sản xuất chỉ Coats Phong Phú, công ty may Phương Đông, công ty may Hữu Nghị, Phong Phu guston Molinel, công ty may Việt Tiến, Vigatexco…
Như vậy các doanh nghiệp áp dụng SA8000 ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các ngành như dệt may, da giầy là những ngành người lao động dễ bị bóc lột nhất và cũng là những ngành có triển vọng xuất khẩu cao. Các doanh nghiệp nhà nước có nhiều thuận lợi khi áp dụng bộ tiêu chuẩn này hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì các doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ theo các nguyên tắc và các điều kiện về luật lao động vốn rất gần gũi với các định của luật lao động quốc tế mà SA8000 lấy làm nền tảng.
3.2. Một số hạn chế cản trở các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn áp dụng bộ tiêu chuẩn SA8000
Phân biệt đối xử: trong các doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài thì vẫn có sự phân biệt đối xử như người nước ngoài được hưởng mức lương cao hơn, có sự ưu đãi về điều kiện làm việc hơn và nhất là sự ngược đãi đối với lao động bản xứ trong các công ty liên doanh hiện nay. Hoặc có những tình huống vô tình dẫn đến việc phân biệt đối xử. Ví dụ, trong quá trình đánh giá tư cách của bên thứ hai, có nhiều xí nghiệp yêu cầu người lao động nữ phải ký cam kết với công ty sẽ không kết hôn, hoặc đã kết hôn thì không được sinh con trong một thời gian theo quy định của công ty (chẳng hạn 1-3 năm) hoặc có công ty chỉ nhận vào làm việc những người có hộ khẩu ở một địa phương cụ thể nào đó…
Người đại diện công nhân: thông thường trong các cơ quan thuộc khối nhà nước thì cán bộ phụ trách công đoàn cũng là cán bộ điều hành. Điều này không đảm bảo quyền lợi cho công nhân một cách khách quan dẫn đến giảm lòng tin của công nhân vào các tổ chức công đoàn. Các doanh nghiệp cần tách biệt tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động tránh bị tác động bởi người sử dụng lao động.
Thời gian làm việc: ngành dệt may và ngành da giầy, do đặc thù của ngành là tính mùa vụ cho nên thường bị vi phạm về thời gian làm thêm. Khi vào thời điểm cao điểm của sản xuất thì người lao động thường xuyên phải làm thêm giờ nhưng không được tính giờ làm thêm, khi doanh nghiệp hết đơn hàng thì người lao động chỉ sản xuất cầm chừng hoặc nghỉ chờ việc.
Về tiền công lao động: các ngành ngoài quốc doanh thường bị vi phạm về việc ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng bảo hiểm, thử việc không đúng quy định. Hiện nay, mức lương tối thiểu áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân (vốn 100% Việt Nam) và nhà nước là 210.000 đ/tháng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 45 Đôla/ tháng. Tuy vậy, mức lương 210.000 đ/ tháng lại không đáp ứng yêu cầu của SA8000. Đây là vấn đề không thể giải quyết bằng các biện pháp hành chính mà chỉ khi các doanh nghiệp làm ăn có lãi cao mới nâng lương được.
Kiểm soát các nhà cung cấp: đây là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp khi muốn áp dụng SA8000. Vì nhận thức của xã hội nói chung còn hạn chế, nên việc các doanh nghiệp yêu cầu các nhà cung cấp của mình cam kết tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn SA8000, là một điều hết sức khó khăn. Đôi khi, việc làm này còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, một khi nhà cung cấp đó đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng họ từ chối việc tiếp tục cung cấp nguyên liệu, nếu doanh nghiệp cứ khăng khăng yêu cầu họ phải tuân theo các yêu cầu của SA8000.
3.3. Điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp khi áp dụng SA8000
Chính phủ Việt Nam rất ủng hộ các doanh nghiệp trong vấn đề xây dựng và áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000 cũng như các hệ thống quản lý chất lượng khác để có thể gia nhập vào khu vực thị trường mới, nâng cao sức cạnh tranh. Tổng công ty dệt may Việt Nam mới đây đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000.
Việt Nam là nước đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” nên có nhiều thuận lợi về văn hoá thể chế. Xem xét cụ thể các điều khoản của bộ tiêu chuẩn SA8000 trên phương diện pháp lý ta thấy những yêu cầu này được đề cập rất cụ thể trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam, nhất là bộ luật lao động. 80% luật lao động Việt Nam và SA8000 là giống nhau và nhiều yêu cầu của luật lao động Việt Nam còn cao hơn cả yêu cầu của SA8000. Cụ thể như về thời gian làm việc SA8000 quy định: số giờ làm việc, thời gian làm việc không quá 48h/ tuần, cứ 7 ngày phải có 1 ngày nghỉ cho công nhân, trong trường hợp ngoại lệ công ty phải làm thêm thì số giờ làm thêm không được quá 12h/ người/ tuần. Trong luật lao động Việt Nam điều 68,69,81 cũng quy định như vậy nhưng còn chặt chẽ hơn ở hai điểm: quy định cách trả thù lao cho số giờ làm thêm và quy định tổng số giờ làm thêm một người trong một năm là 300h (trung bình 6h/ người/ tuần).
Một số nét tương đồng giữa SA8000 và luật lao động Việt Nam:
SA8000
Luật lao động Việt Nam
Định nghĩa công ty
Điều2
Định nghĩa trẻ em
Điều6
Định nghĩa lao động chưa thành niên
Điều 119
1.Các yêu cầu trách nhiệm xã hội đối với trẻ em.
Điều 119,120,121,122 quy định chặt chẽ hơn.
2. Yêu cầu trách nhiệm xã hội đối với lao động cưỡng bức
Điều 5 phần 2
3. Sức khoẻ và sự an toàn
Chương 9: An toàn lao động và vệ sinh lao động
Điều 95,96,97,98 và 108
4. Quyền tự do tập thể và thoả ước tập thể
Chương 5
Điều 44,54
Khoản 4.1,4.2
Chương 8: Công đoàn
Khoản 4.3
5. Phân biệt đối xử: SA8000 quy định rõ ràng và cụ thể hơn
Điều 5 mục 1
Khoản 5.1
Điều 109,129
Khoản 5.2,5.3
Chương 10: quy định về lao động nữ
Chương 11: lao động vị thành niên, cao tuổi, tàn tật.
6. Kỷ luật
Chương 8: Điều 82,94
Khoản 6.1
7.Thời gian làm việc
Chương 7: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Điều 68,69,81
8. Bồi thường
Chương 7: tiền lương
Điều 55,56
Khoản 8.1
Khoản 8.2
Chương 6: Điều 58
Khoản 8.3
Điều 28
Việc các doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống quản lý ISO 9000 và ISO 14000 cũng là điều kiện thuận lợi, là kinh nghiệm để áp dụng các hệ thống quản lý khác trong đó có SA8000.
Hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000 được thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích của chính bản thân người lao động nên khi áp dụng sẽ được sự ủng hộ và tham gia tích cực của người lao động. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của hệ thống.
Vấn đề về an toàn và vệ sinh lao động được nhà nước đặc biệt quan tâm, có chính sách tuyên truyền và phổ biến rộng rãi tới người lao động cho nên nhận thức của người lao động đã được nâng cao. Họ chủ động hơn trong việc đảm bảo an toàn lao động cho mình do đó các doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí đào tạo.
3.4. Khó khăn chủ yếu của các doanh nghiệp khi áp dụng SA8000
Bộ tiêu chuẩn này sẽ ít được ưu tiên nhất là trong thời điểm nền kinh tế xuống dốc. Việc khởi xướng cải thiện điều kiện của công nhân thường bị xếp lại khi công ty gặp khó khăn, ngay cả khi hệ thống SA8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài. Hầu hết các doanh nghiệp đều coi SA8000 như một vấn đề mâu thuẫn giữa mục tiêu giảm chi phí để tăng lợi nhuận và cho rằng SA8000 thực hiện vì mục đích nhân đạo chứ không phù hợp với mục đích kinh doanh.
Các doanh nghiệp khi thực hiện bộ tiêu chuẩn SA8000 này thường không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính và các chuyên gia đánh giá thường phải mất nhiều thời gian để tiếp cận các báo cáo tài chính để đánh giá. Việc công khai tài chính có thể làm xấu đi tình hình tài chính vốn đã khó khăn của công ty, nếu công ty làm ăn có lãi thì công nhân sẽ đòi hỏi thêm những yêu sách mà công ty không đáp ứng được.
Sự khác biệt về văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp: các quy định đạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia công, nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và các điều kiện tại địa phương.
Thông tin về bộ tiêu chuẩn SA8000 còn rất thiếu gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận bộ tiêu chuẩn này. Tại những nước áp dụng SA8000 thì phải có văn bản quy định SA8000 như một bộ luật của nước đó, được tiêu chuẩn hoá theo những tiêu chuẩn của nước đó. Tuy nhiên Việt Nam lại chưa làm được điều này.
Những hạn chế nêu ở trên cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Một số điểm không nhất quán giữa luật lao động Việt Nam và bộ tiêu chuẩn SA8000 cũng gây lúng túng cho các doanh nghiệp.
Phần 3
Một số giải pháp để áp dụng SA8000 có hiệu quả
1. Giải pháp từ phía nhà nước
Khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết, rất nhiều cơ hội kinh doanh đã mở ra cho các doanh nghiệp may Việt Nam. Tuy nhiên chỉ có hai doanh nghiệp là may Nhà Bè và may Thắng Lợi đã đón đầu được cơ hội, tổ chức áp dụng SA8000 trước cả khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết. Điều này chứng tỏ sự phản ứng của các doanh nghiệp trước cơ hội phát triển là còn chậm, cần có sự hướng dẫn thực hiện, trao đổi thông tin kịp thời giữa doanh nghiệp và Nhà nước.
Bộ luật Lao động là văn bản pháp luật cơ bản nhất điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp đối với người lao động. Vì vậy bộ luật lao động cần phải có những quy định rõ ràng và đầy đủ hơn trong việc xác định phạm vi và quyền hạn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó thì các doanh nghiệp mới có thể tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của luật. Cụ thể:
Ban hành các điều khoản quy đinh một cách rõ ràng chặt chẽ những điều kiện mà doanh nghiệp cần phải có như an toàn, vệ sinh môi trường khi làm việc, các chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ ngơi, BHYT, BHXH…Đồng thời kèm theo đó là các chỉ thị, thông tư hướng dẫn chi tiết.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi các văn bản pháp luật liên quan tới người lao động tại các doanh nghiệp, phải có các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện và quan trọng hơn là các hình thức xử phạt rõ ràng đối với từng trường hợp vi phạm, tránh tình trạng ban hành nhiều văn bản, quy định nhưng lại không được thực hiện một cách nghiêm túc.
Bộ luật lao động cần có những điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Ví dụ như để thuận hơn cho các doanh nghiệp may là ngành sản xuất mang tính thời vụ cao thì nhà nước có thể quy định lại về thời gian làm thêm để nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
2. Giải pháp từ phía cơ quan chứng nhận và tư vấn
2.1 Cơ quan chứng nhận
Tại Việt Nam hiện nay, việc áp dụng các hệ thống quản lý là dựa trên tài liệu dịch từ nước ngoài, do vậy nhiều khi áp dụng còn máy móc dẫn đến bị động trong quá trình triển khai và áp dụng. Vì vậy các tổ chức chứng nhận cần phải nghiên cứu phân tích nội dung của bộ tiêu chuẩn và dựa trên điều kiện thực tế của nước ta để có sự chuyển hoá cho phù hợp. Cụ thể:
Về các thuật ngữ sử dụng: các từ ngữ từ tài liệu dịch chưa được Việt hoá làm cho người lao động gặp khó khăn trong việc hiểu rõ ràng các yêu cầu của tiêu chuẩn, làm ảnh hưởng không nhỏ cho việc tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu, nhiều khi còn hiểu sai nội dung.
Tổ chức chứng nhận cần có: các tài liệu hướng dẫn rõ ràng, chi tiết cho việc thực hiện các thủ tục cho đúng yêu cầu, trình tự của bộ tiêu chuẩn và cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp.
2.2 Cơ quan tư vấn
Các hệ thống như SA8000, ISO14000…vẫn còn là khá mới đối với Việt Nam. Vì vậy công tác tổ chức tư vấn là không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức triển khai áp dụng tại các doanh nghiệp. Để làm tốt công tác này thì đòi hỏi các tổ chức tư vấn phải hiểu rõ về doanh nghiệp, cần phải thu thập thông tin một cách đầy đủ và chính xác, bao gồm:
* Chính sách, mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp.
* Xem xét nhận thức của lãnh đạo và tất cả mọi người trong doanh nghiệp đối với việc áp dụng SA8000.
* Xem xét cơ sở hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp.
* Xem xét đánh giá về trình độ văn hoá, trình độ tay nghề, bậc thợ của người lao động, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp để có các hình thức đào tạo tư vấn thích hợp.
* Xem xét tình hình chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động của các hệ thống chất lượng khác.
3. Giải pháp từ nội bộ doanh nghiệp
3.1 Doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn về bộ tiêu chuẩn SA8000
Trên thực tế khi triển khai áp dụng SA8000 các doanh nghiệp thường có thái độ hờ hững, có ít doanh nghiệp lắng nghe và thực hiện đầy đủ. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều coi SA8000 như một vấn đề mâu thuẫn giữa mục tiêu cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Để tránh tình trạng đó doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn hơn về bộ tiêu chuẩn SA8000, mà trước tiên và quan trọng hơn cả là nhận thức của ban lãnh đạo.
Các doanh nghiệp phải căn cứ vào môi trường kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mình để xác định xem có thực sự cần áp dụng SA8000 hay không để tránh tình trạng làm theo phong trào, không mang lại hiệu quả cao.
3.2 Triển khai áp dụng SA8000 tại doanh nghiệp
Trên cơ sở nhận thức cũng như hiểu rõ các nội dung của bộ tiêu chuẩn SA8000 doanh nghiệp tiến hành triển khai áp dụng bằng các biện pháp: xây dưng hệ thống văn bản thống nhất trong toàn doanh nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng nhà xưởng, trang bị thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ cho người lao động, thay đổi nội quy, quy tắc đối với người lao động cho phù hợp với yêu cầu của SA8000.
kết luận
SA 8000 là tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội được hầu hết các nước trên thế giới công nhận và ủng hộ các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang trong quá trình áp dụng nên gặp một số khó khăn nhất định. Nhưng khó khăn này là những khó khăn chung của các doanh nghiệp trong khu vực Châu á khi áp dụng SA 8000.
Để áp dụng thành công SA 8000 trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thì các cơ quan Nhà nước, các tổ chức tư vấn, chứng nhận và cả các doanh nghiệp không ngừng cố gắng.
tài liệu tham khảo
1. Tạp chí công nghiệp.
2. Tạp chí tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
3. Báo lao động và xã hội.
4. Bộ tiêu chuẩn SA 8000.
5. Bộ Luật lao động Việt Nam.
6. Thời báo kinh tế Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29582.doc