Việt Nam thực hiện công cuộc xây dựng CNXH trong nước và quốc tế có nhiều điểm khác với nước Nga Xô viết hồi đầu thế kỷ, song việc khai thác, vận dụng sáng tạo lý luận về CNTBNN của Lê nin để đẩy nhanh quá trình đi lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ vẫn là một tất yếu.
Từ việc tiếp cận có hệ thống những vấn đề lý luận chung về CNTBNN nêu lên những quan điểm, những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và sử dụng có hiệu quả các hình thức CNTBNN theo định hướng XHCN. Đặc biệt là việc sử dụng dụng kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta. Đảng ta đã khẳng định kinh tế TBNN là thành phần kinh tế quá độ nhiều thành phần. Nó có vị trí quan trọng và xếp ở vị trí thứ ba sau thành phần kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tập thể coi đó là con đường sử dụng vốn, thành tựu khoa học công nghệ và kỹ năng kinh nghiệm quản lý của CNTBNN vào xây dựng CNXH ở nước ta. Quan điểm đúng đắn và sáng tạo của Đảng đã được thể hiện cụ thể trong từng nội dung, bước đi trong xu hướng hội nhập toàn cầu hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của thành phần kinh tế TBNN trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung nền kinh tế, đổi mới kỹ thuật công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã đề ra, qua đó khẳng định vị trí vai trò không thể thiếu được của thành phần kinh tế TBNN.
Nhưng nội dung, cách làm và quản lý thành phần kinh tế TBNN lại là vấn đề rất khó, phức tạp, chưa có một mô hình cụ thể trên thực tế, ngay cả trong chính sách kinh tế mới của Lênin, kinh tế TBCN cũng chỉ thể hiện trên quan điểm lý luận, chưa trở thành hiện thực đầy đủ ở Liên Xô lúc đó. Vì vậy, cần phải có quan điểm nhất quán, mạnh dạn, quyết tâm thực hiện, vừa vào tổng kết rút kinh nghiệm vừa bổ sung hoàn thiện hơn về mặt lý luận. Bên cạnh đó, phải biết kết hợp với nhiều biện pháp khác về kinh tế, hành chính, luật pháp, văn hoá tư tưởng. Chúng ta sẽ hoà nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới, khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế, giữ vững độc lập chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
41 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Sự vận dụng lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản NN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuế lương thực:
Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH ở nước Nga, theo Lê Nin, trong chế độ có bất cứ ai cũng thừa nhận là có những thành phần , những bộ phận ,những mảnh của CNST và CNXH. Vởy rõ ràng trong tình hình này CNTBNN về kinh tế cao hơn rất nhiều so với tình hình kinh tế hiện nay. CNTBNN không có gì là đáng sợ với chính quyền Xô Viết vì nước Xô Viết là một nước trong đó chính quyền của công nhân và nông dân đã được đảm bảo.
Năm 1918-1920 diễn ra cuộc nội chiến ở Nga, tình trạng kinh tế bị tàn phá nặng nề đã kìm hãm sự phục hồi của lực lượng sản xuất làm cho chính sách vô sản hao tổn sức lực. Thêm vào đó, nạn mất mùa năm 1920 đã đẩy nền kinh tế Nga vào tình trạng suy thoáI nghiêm trọng. Để khắc phục được tình trạng đó, bắt buộc phải dùng những biện pháp cấp tốc cấp thiết nhất để cải tiến đời sống nhân dân, không thể làm như vậy được. Như vậy không có sự sửa đổi trong chính sách lương thực. Một trong những đIều sửa đổi là thay thế chế độ trưng thu bằng chế độ lương thực. Thực chất của việc thay thế đó là hình thức quá độ từ chế độ “cộng sản thời chiến” sang chế độ trao đổi sản phẩm CNXH bình thường. Chính sự suy thoáI nghiêm trọng đó đã làm bước quá độ ấy trở thành cần thiết và cấp bách vì không thể khôI phục nhanh chóng nền đại công nghiệp. Chỉ có chính sách “ thuế lương thực” mới phù hợp với những nhiệm vụ của giai cấp vô sản, mới có thể củng cố được cơ sở vật chất CNXH và đưa CNXH đến thắng lợi hoàn toàn.
Vậy tại sao cần phảI thay việc trưng thu bằng thuế lương thực. Vì việc trưng thu tỏ ra cực kỳ nặng nề và bất tiện cho nông dân. Thuế lương thực thấp hơn việc trưng thu hai lần. Người dân nào cũng biết rõ số thuế phảI nộp. Do đó , sẽ có rất ít tình trạng lộng quyền khi thu thuế. Nông dân sẽ càng có lợi trong việc tằng diện tích gieo trồng, trong việc cảI thiện kinh doanh của mình, chăm lu tằng thu hoạch.
Như vậy “thuế lương thực sẽ giúp vào cảI thiện nền kinh tế nông dân. Bây giờ nông dân sẽ bắt tay vào việc một cách yên tâm, hăng háI hơn và đó chính là đIểm chủ yếu”.
2.2.c2) Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết sử dụng CNTBNN.
Như đã nói ở trên , việc thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế chính là chuyển từ chế độ “ cộng sản thời chiến” sang chính sách “inh tế mới” có nghĩa là nông dân đã được tự do mua bán những nông sản thừa ngay sau khi đã nộp thuế, mà thuế lương thực chỉ chiếm một phần rất nhỏ các sản phẩm. Tức là “ sau khi đã nộp đầy đủ thuế hiện vật , nông dân có quyền tự do trao đổi lúa mì còn lại của anh ta” sự trao đổi mua bán được coi là “một hình thức mới của CNTB ở mức độ nào đó, là một thứ CNTB được giai cấp công nhân tự giác cho phép tồn tại và hạn chế. Lê Nin nhấn mạnh nhiều lần rằng nuế có kinh tế nhỏ, có tự do trao đổi là CNTB xuất hiên và phát triển, không thể nào trách khỏi sự thật đó. Như vậy CNTBNN nếu hiểu một cách ngắn gonj “ là một thứ CNTB mà chúng ta có thể hạn chếm, có thể qui định giới hạn, CNTB nhà nước gắn liền với nhà nước, mà nhà nước chính là giai cấp công nhân, là bộ phận tiên tiến của công nhân, là đội tiên phong của chúng ta.
Trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga Xô Viết Lênin đã chỉ rõ rằng việc khuyến khích tự do buôn bán trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của chế độ sử hữu tư nhân và tư liệu sản xuất trong một nước tiểu nông thì tình tự phát triển tư sản sẽ chiếm ưu thế. Theo đó sự phát triển kinh tế tiếp theo sẽ là sự phát triển TBCN nhưng không thể ngăn cấm mà chính sách duy nhất đúng là hướng sự phát triển của CNTB vào con đường CNTBN . CNTBNN là một bước tiến lớn để chiến thắng tình trạng vô chính phủ và là giảI pháp hữu hiệu để tiến lên CNXH bằng con dường chắc chắn nhất. “CNTBNN là sự chuẩn bị vật chất cho CNXH , là phòng chờ đI vào CNXH, là một thang lịch sử mà giữa nó với nấc thang được gọi là CNXH thì không còn nấc thang nào ở giữa”.
3. CNTBNN trong nhà nước vô sản.
Từ sự phân tích đIều kiện thực tế của nhà nước Nga Xô Viết, Lenin đã đI đến kết luận: Thứ CNTB ấy là có lợi và cần thiết”, là “ đIều đáng mong đợi” Lênin đã luận cứ như thế nào về cáI “có lợi” này?
Trước hết theo Lênin cần phải nhận thức rõ thực hành CNTB nhà nước sẽ có lợi cho ai? ở đây cần phải là chính sách “độc thoại”, “cưả quyền ”. Bản thân CNTB nhà nước chính đã là sự kết hợp liên hiệp, phối hợp nhà nước Xô Viết , nền chuyên chính vô sản với CNTB. “ Kết hợp liên hợp, phối hợp nhà nước Xô Viết nền chuyên chính vô sản với CNTB là “một khối với CNTB bên là một khối với CNTB ở bên trên” và đương nhiên sẽ không có CNTB nhà nước nếu không có những đIều kiện cho họ , đIều kiện ấy theo Lênin chính là những “cống vật”. Trong đIều kiện trên thế giới chỉ có một chính quyền Xô Viết, xung quanh là cả một hệ thống các nước tư bản. Muốn tồn tại, chính quyền Xô Viết không thể bỏ qua sự thật ấy. “ Hoặc là chiến thắng toàn bộ giai cấp tư sản ngay lập tức hoặc là phảI nộp “cống vật”.
Khi thực hiện tô nhượng một hình thức của CNTB nhà nước, rõ ràng là nhà tư bản thu được lợi nhuận không phảI thông thường mà là “bất thường”, “siêu ngạch” hoặc có được loại nguyên liệu họ không tìm được hoặc khó tìm được bằng cách khác. ĐIều này rất có ý nghĩa thực tiễn và đặc biệt có ý nghĩa với nước ta hiện nay khi thực hành CNTB nhà nước. Nhà tư bản được “lập lại” , được “du nhập” ,“không phảI vì lợi ích củng cố chính quyền Xô Viết, mà vì lợi ích bản thân họ”. Chính Lênin còn dự kiến cả khả năng sự phân chia lợi ích đó thoạt đầu có lợi nhiều cho các nhà tư bản dưới hình thức “trả giá” cho sự lạc hậu cho sự kém cỏi của mình. Nhưng không có cách nào khác mà là đIều cần phảI học. PhảI học phân chia lợi ích theo qui luật ngự trị, trong kinh doanh đó là sự phân chia theo sức mạnh kinh tế kỹ thuật. PhảI trả giá , phảI có một vàI hi sinh , nhưng cáI giá ấy là bao nhiêu? Kinh nghiệm và thực tiễn sẽ chứng tỏ”. Vấn đề là không cần che giấu sự thật: PhảI nộp cống vật , nhưng đối với nhà nước vô sản thì sự dung nạp và du nhập CNTB sẽ mang lại những lợi ích cơ bản và lâu dài.
Sự phát triển của CNTB do nhà nước vô sản kiếm soát và đIều tiết có thể đẩy nhanh ngay tức khắc nền nông nghiệp. Nhờ việc tăng nhanh lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mà ổn đĩnh xã hội , thoát ra khỏi khủng hoảng , thoát ra tình cảnh giảm sút, “tín nghiêm của nông dân đối với chính qưyền Xô Viết, khắc phục tình trạng trộm cắp của công nặng nề và nạn đầu cơ nhỏ lan tràn…” Nói về tầm quan trọng của vấn đề này Lênin chỉ ra răng chính quyền vô sản có giúp đỡ cho sự phát triển đó được không , hay là bon tư bản nhà nước và CNXH. Theo Lênin chính là giai cấp tiểu tư sản cộng với CNTB tư nhân cùng nhâu đấu tranh chống lại cả CNTB nhà nước lẫn c CNXH . Nó chống lại bất cứ sự can thiệp , kiểm kê và kiểm soát nào của nhà nước , dù là CNTB nhà nước hay CNXH . không hiểu được vấn đề này thì sẽ gây ra nhiều vấn đề về kinh tế.
CNTB nhà nước là một bước tiến lớn, nhờ nó mà chiến thắng được tình trạng hỗn độn , tình trạng suy sụp về kinh tế , hiện tượng lỏng lẻo, những tập quán những thói quen , địa vị kinh tế của giai cấp ấy là quan trọng hơn hết . Bởi vì việc để tình trạng vô chính phủ của những kẻ tiểu tư hữu tiếp tục tồn tại là một mối nguy hại lớn nhất, đáng sợ nhất, nó sẽ đưa đất nước đến chỗ diệt vong , cũng vì thế mà chế độ tư bản nhà nước sẽ đưa nước Nga lên CNXH bằng con đường chắc chắn nhất. Nừu khôI phục được tìn trạng này thì “tất cả những con chủ bàI đều nằm trong tay công nhân và sê bảo đảm cho CNXH được củng cố” .
CNTB nhà nước là công cụ để khắc phục được “kẻ thù chính trong nội bộ ” đất nước , kẻ thù của các giai cấp khác nhau. Lênin nói rằng “không thể giảI quyết vấn đề này bằng biện pháp xử bắn hoặc những lời tuyên bố sấm sét” bởi vì cơ sở kinh tế của tệ đầu cơ là tầng lớp những kể tiểu tư hữu và CNTB tư nhân, có đại diện của mình trong mỗi người tiểu tư sản.
CNTB nhà nước còn đựơc xem là công cụ “đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu và tác phong lề mề”. Vì sao và thông qua chính sấch kinh tế gì mà có thể thực hiên được nhiệm vụ này ? Lênin phân tích về nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa quan liêu ở nước Nga, của những người sản xuất nhỏ , cảnh khốn cùng của họ , tình trạng dốt nát của họ , tình trạng không có đường sá , nạn mù chữm tình trạng không có sự trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp, tình trạng thiếu sự liên hệ và tác động qua lại giữa công nghiệp và nông nghiệp.
Thông qua CNTB và CNTB nhà nước mà giai cấp công nhân có thể học tập được cách quản lý một nền sản xuất lớn, tổ chức được một nền sản xuất lớn. Khi ấy giai cấp vô sản Nga so với bất cứ giai cấp vô sản các nước phát triển nào khác là giai cấp tiên tiến hơn về trình độ chính trị của nước mình và về sức mạnh của chính quyền công nghiệp, nhưng lại lạc hậu hơn những nước lạc hậu nhất ở Tây Âu về mặt tổ chức một
CNTB nhà nước có qui củ. Về trình độ văn hoá về mức chuẩn bị chuẩn bị cho việc thực hiện chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực sản xuất, coi đó là luận đIểm của những hạng người “trong vỏ ốc ” không biết rằng sẽ không bao giờ có , không thể có sự tương xứng ấy trong sự phát triển của tự nhiên cũng như của xã hội, mà chỉ có thể trảI qua hàng loạt lần làm thử … thì mới có thể xây dựng lên CNXH hoàn chỉnh… CNTB nhà nước nếu thực hiện đựơc sẽ giúp chính quyền Xô Viết khắc phục được tình trạng lạc hậu ấy . Cũng qua đây mà học tập được cách quản lý của những “người tổ chức thông minh và có kinh nghiệm” trong những xí nghiệp hết sức to lớn, thực sự giám nhận được việc cung cấp sản phẩm cho hàng chục triệu người.
CNTB nhà nước thông qua sự “du nhập” của tư bản từ bên ngoàI là hình thức du nhập tiến bộ kỹ thuật hiện đại, qua đó hy vọng có được trình độ trang bị cao của CNTB . Nếu không lợi dụng kỹ thuật đó thì không xây dựng tốt được cơ sở cho nền đại sản xuất của chính quyền Xô Viết.
CNTB nhà nước còn mang lại cáI lợi hơn là : Thông qua sự phát triển của nó mà fục hồi được giai cấp công nhân. Nừu CNTB được lợi thế thì sản xuất công nghiệp sẽ tăng lên giai cấp vô sản cũng theo đó mà lớn nhanh lên. Nừu CNTB được khôI phục lại thì cũng có nghĩa là khôI phục lại giai cấp vô sản và tạo ra một giai cấp vô sản công nghiệp . Vì chiến tranh , vì bị phá sản nên đã mất tính giai cấp, nghĩa là đã bị đẩy ra ngoàI con đường tồn tại giai cấp của mình và không còn tồn tại với tư cách là giai cấp vô sản nữa. ĐôI khi về hình thức nó đã được coi là giai cấp vô sản nhưng nó không có gốc về kinh tế.
Chính là vì ý nghĩa của việc thực hiện CNTB Nhà nước như vậy , mà Lênin đã nói rằng “đIều có lợi và cần thiết”, “đIều mong đợi” trong đIều kiện của chính quyền Xô VIết.
Những hình thức của CNTB nhà nước.
Lênin chẳng những là người Mác xit đầu tiên nêu ra luận đIểm về việc bổ sung CNTB làm phương tiện để tăng lực lượng sản xuất, mà còn chỉ đạo thực hiện chủ trương này trong thực tiễn. Và đó mới là đIều quan trong nhất. Khi giảI thích vì sao dùng danh từ CNTB
Nhà nước Lênin đã nói “đIều mà tôI luôn quan tâm đến đó là mục đích thực tiễn…”. Theo Lênin mục đich thực tiễn ấy là tìm ra nhừng hình thức cụ thể để thực hiện . Cần lưu ý rằng đối với Lênin , mặc dù thời gian sống quá ngắn ngủi song tư tưởng về sự phong phú , đa dạng của những hình thức là tư tưởng của người mà ta cần quán triệt. Lênin không bị trói buộc CNTB nhà nước chỉ vào một số hình thức , đã tồn tại tư tưởng của Lênin là “… ở những nơI nào có những thành phần tự do buôn bán và những thành phần tư bản chủ nghĩa nói chung , thì ở đó có CNTB Nhà nước, dưới hình thức này hay hình thức khác, ở trình độ này hay trình độ nọ”.
Thời Lênin có những hình thức:
Tô nhượng: Trong cuốn “bàn về thuế lương thực ,Lênin quan niệm thuế tô nhượng là một giao kèo , một sự liên kết , liên minh giữa chính quyền nhà nước Xô Viết, nghĩa là nhà nước vô sản, với CNTB nhà nước chống lại thế lực tự phát tiểu tư hữu. người nhận tô nhượng là nhà tư bản ”. Tô nhượng là chính quyền Xô Viết kí hợp đồng với nhà tư bản. Theo hợp đồng ấy , nhà tư bản được xây dựng một vàI thứ : Nguyên liệu, hầm mỏ , xí nghiệp , quặng hay thậm chí một xưởng riêng biệt . Chính quyền nhà nước XHCN giao cho nhà tư bản tư liệu sản xuất của mình : Nhà máy, vật liệu, hầm mỏ (Trong thực tế không phảI chỉ có như vậy. Trong bức thư ngày 5-12-1921 , lênin còn nói đến việc tô nhượng quay phim và mua phim ở nước Nga và kinh doanh những phim ấy ở ý). Nhà tư bản tiến hành kinh doanh với tư cách là một bên ký kết, là người thuê tư liệu sản xuất XHCN , và thu lợi nhuận của tư bản mà mình bỏ ra , rồi nộp cho nhà nước XHCN một phần sản phẩm tô nhượng là hình thức kinh tế mà hai bên cùng có lợi. Nhà tư bản kinh doanh theo phương thức tư bản cốt để thu được lợi nhuận bất thường , siêu ngạch hoặc để có được loại nguyên liệu mà họ không tìm được hoặc khó tìm được bằng cách khác. Chính quyền Xô Viết cũng có lợi : Lực lượng sản xuất phát triển , số lượng sản phẩm tăng lên.
Hình thức tô nhượng là sự “du nhập” CNTB từ bên ngoàI vào. Tất cả khó khăn trong nhiệm vụ này là phảI suy nghĩ , phảI cân nhắc hết mọi đIều khi kí hợp đồng tô nhượng và sau đó phảI biết theo dõi việc chấp hành nó.
Thời Lênin hình thức tô nhượng được coi là phổ biến hơn cả,với cách đặtđặt vấn đề của Lênin , có thể quan niệm đó là hình thức “làm ăn”với tư bản nước ngoàI nói chung.
Trong báo cáo về tô nhượng , lênin đã nêu ra những đIều cần chú ý:
Để thực hành CNTB nhà nước cần phảI từ bỏ áI quốc địa phương của một số ngưòi cho rằng, tự mình có thể làm lấy, không chấp nhận trở lại ách nô dịch của tư bản. Lênin nêu rõ cần phảI sẵn sàng chịu đựng cả một loạt hi sinh thiếu thốn và bất lợi miễn sao có được một sự chuyển biến quan trọng và cảI thiện tình trạng kinh tế trong các ngành công nghiệp chủ yếu. Cũng phảI dự kiến rằng trong thời gian đầu không thể tránh khỏi sai lầm, nhưng dù sao cũng phảI cố đạt được đIều đó. “Bất cứ người nhận tô nhượng nào cũng cũng vẫn là nhà tư bản, và nó cũng sẽ cố gắng phá hoại chính quyền Xô Viết còn chúng ta thì lại phảI cố lợi dụng lòng tham của nó.”
Người nhận tô nhượng có trách nhiệm cảI thiện đời sống công nhân trong xí nghiệp tô nhượng sao cho đạt tới mức sống trung bình ở nước ngoài. ĐIều trọng yếu nhất khi thực hành chế độ tô nhượng là nâng cao số lượng sản phẩm lên. Nhưng đIều đặc biệt quan trọng thậm chí càng quan trọng hơn là cảI thiện ngay tức khắc đời sống công nhân trong các xí nghiệp đó. CảI thiện đời sống của công nhân trong các xí nghiệp tô nhượng và ngoàI tô nhượng được xem là “cơ sở của chính sách tô nhượng”.
NgoàI ra ngưòi nhận tô nhượng phảI bán thêm cho chính quyền Xô Viết từ 50 đến 100% số lượng tiêu dùng cho các công nhân ở các xí nghiệp tô nhượng cùng với giá bán như trên, làm như vậy là để cảI thiện đời sống công nhân khác.
Vấn đề trả lương cho công nhân ở các xí nghiệp tô nhượng, trả bằng ngoại tệ , bằng phiếu đặc biệt hay bằng tiền Xô Viết .. thì sẽ được qui định riêng trong từng thoả thuận hợp đồng. Có đIều về phương diện hình thức trả lương, chính quyền Xô VIết không hề trói buộc các nhà tư bản. Vấn đề đối với nhà nước là phảI biết thích ứng với mọi điều kiện sao cho có thể đấu tranh được với họ để cảI thiện tới một mức nào đó đời sống của công nhân.
ĐIều kiện về thuê mướn , về sinh hoạt vật chất , về trả lương cho các công nhân lành nghề và nhân viên người nước ngoàI được qui định theo sự thoả thuận tự do giữa người nhận tô nhượng với những loại công nhân viên nói trên. Công đoàn không có quyền đòi áp dụng các mức lương của Nga , cũng như các luật lệ của Nga về thuế mướn nhân công đối với các thuế mướn đó . Nên nhớ rằng, tô nhượng là hợp đồng ký với một quốc gia tư sản cho nên người cộng sản nào muốn ký hợp đồng tô nhượng trên cơ sở các nguyên tắc cộng sản thì : Lênin nói rằng nên: “bỏ ngưòi đó vào nhà thương đIên.” cũng tương tự như vậy nếu đảng viên cộng sản nào trong chính sách tô nhượng mà lại muốn thể hiện chủ nghĩa cộng sản của mình vào trong bản hợp đồng , cố nhiên việc thuê mướn công nhân và nhân viên nước ngoàI , tổng số cũng như từng loại phảI theo tỷ lệ phần trăm so với công nhân , nhân viên Nga, tỷ lệ này sẽ thoả thuận trong hợp đồng.
Còn đối với những công dân Nga , chuyên gia có trình độ cao nếu các xí nghiệp tô nhượng muốn mời thì phảI được sự đồng ý của các cơ quan chính quyền trung ương. Theo tinh thần không thể để các chuyên gia ưu tú nhất làm việc ở các xí nghiệp tô nhượng. Tuy không cấm hoàn toàn nhưng việc thi hành hợp đồng phảI được giám sát từ trên xuống và từ dưới lên.
PhảI tôn trọng pháp luật ở nước Nga , chằng hạn các đạo luật về đIều kiện lao động , về kỳ hạn phát lương vv. Nừu người nhận tô nhượng yêu cầu phảI ký hợp đồng với các công đoàn . Ký hợp đồng với các công đoàn chính là nhằm xoá bỏ mối lo ngại của tư bản đối với các công đoàn ở Nga. NgoàI những hàng tiêu dùng và thiết bị máy móc nhập vào cho xí nghiệp tô nhượng người nhận tô nhượng còn phảI nhập thêm cho ta . ví dụ 25% số cần thiết của họ , bán cho ta theo giá thoả thuận.
PhảI nghiêm chỉnh tuân theo những qui tắc khoa học và kỹ thuật phù hợp với pháp luật của nhà nước Nga và của nước ngoài. ĐIều này phảI được qui định tỉ mỉ trong từng hợp đồng , bởi vì đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là ở chỗ nó không có khả nằng chăm lo đến việc sử dụng đất đai và sức lao động một cách khoa học và đúng đắn . Những qui tắc khoa học – kỹ thuật là biện pháp đấu tranh chống hiện tượng đó.
Hợp tác xã.
Thoạt tiên Lênin cũng quan niệm hợp tác xã cũng là một hình thức của CNTB nhà nước , nhưng sau này Lênin lại có quan niệm hơI khác. Trong một tác phẩm cuối cùng của mình , Lênin viết : “Cần phảI viện đến một cáI gần như CNTB nhà nước. TôI muốn nói đến chế độ hợp tác xã” , tiếp ngay sau đó Lênin lại nói “thường thường trong hoàn cảnh nước ta , chế độ hợp tác xã là hoàn toàn đồng nhất với CNXH”. Có thể hiểu quan niệm của Lênin về chế độ hợp tác xã là như thế nào ?
Căn cứ vào những thời đIểm lịch sủ trước và sau có thể nhận thấy rằng, thoạt đầu Lênin quan niệm các hợp tác xã đều là hình thức của CNTB nhà nước . Về sau này, từ thực từ thực tiễn nước Nga Lênin đã phân biệt tổ chức kinh tế này trong những chế độ khác nhau. Nghĩa là trong thực tế tồn tại hai chế độ hợp tác xã : CNTB và XHCN. Chế độ hợp tác xã tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ Xô Viết được coi là một hình thức CNTB nhà nước.
Trong một nước tư bản chủ nghĩa hợp tác xã là những tổ chức tư bản tập thể. Còn trong đIều kiện kinh tế mới – như chính quyền Xô Viết , đã hình thành- như Lênin nói , một kiểu xí nghiệp thứ 3 , tức là xí nghiệp hợp tác xã , trước đây về nguyên tắc chưa thành một loại riêng biệt . Những xí nghiệp hợp tác xã này được coi là một hình thức của CNTB nhà nước. Đặc trưng của xí nghiệp này là sự kết hợp những xí nghiệp tư bản tư nhân với những xí nghiệp kiểu XHCN chính cống. Dưới chế độ tư bản tư nhân những hợp tác xã là tổ chức tư bản tập thể cho nên chúng khác với xí nghiệp tư bản chủ nghĩa , cũng như những xí nghiệp tập thể khác với xí nghiệp tư nhân. Còn một con đường khác mà Lênin gọi là con đường của CNTB hợp tác xã. Vì quan niệm nếu có tự do bán lương thực thì tất yếu CNTB sẽ phát triển, cho nên phảI hướng sự phát triển ấy vào con đường phát triển của CNTB hợp tác xã. Hợp tác xã kết hợp xí nghiệp tư bản tư nhân với xí nghiệp kiểu xã hội chủ nghĩa chính cống là bước chuyển từ một hình thức đại sản xuất này sang một hình thức đại sản xuất khác , thì chế độ hợp tác xã theo con dường theo con dường thứ hai là bước chuyển tù tiểu sản xuất sang đại sản xuất trong một thời kỳ lịch sử “10 hay 20 năm” con đường theo chế độ này về sau Lênin quan niệm là “hoàn toàn đồng nhất với CNXH”.
Như vậy , theo cách đặt vấn đề của Lênin , ở thời đIểm ấy đã có hai quan niệm khác nhau về cùng một chế độ hợp tác xã . Một loại là một tổ chức quần chúng chính thức tham gia vào một cách tự giác ; một tổ chức có thể kết hợp lợi ích tư nhân , lợi ích thương nghiệp tư nhân với việc nhà nước kiểm soát và kiểm tra lợi ích đó , làm cho lợi ích tư nhân phục tùng lợi ích chung. Chế độ hợp tác xã kiểu này có ý nghĩa đặc biệt trước hết là về phương diện nguyên tắc , sau là về phương diện bước quá độ sang một chế độ bằng con dường giản đơn nhất, dễ tiếp thu nhấtđối với nông dân. Trong hoàn cảnh mới , chế độ này là hoàn toàn đồng nhất với CNXH và nếu chúng ta tổ chức được toàn thể nông dân vào hợp tác xã thì chúng ta đứng vững được hai chân trên mảnh đất XHCN . Với chế độ hợp tác xã này , “… khi các tư liệu sản xuất đã thuộc về xã hội , khi giai cấp vô sản , với tư cách là giai cấp đã thắng giai cấp vô sản – thì chế độ của những xã viên hợp tác xã văn minh là chế độ XHCN”.
3. Hình thức liên doanh.
Đây là hình thức tư bản nhà nước mà hai bên cùng quản lý kinh doanh , cùng hưởng lợi và cùng chia sẻ rủi ro. Trong đó vừa có các nhà tư bản tư nhân Nga và tư bản nước ngoàI , vừa có những người cộng sản cùng tham gia (T45-T97). Theo quan niệm này thì các công ti cổ phần mà nhà nước bán cổ phiếu cho tư nhân hay nhà nước nhà nước mua cổ phiếu của công ti cổ phần do nhà tư bản phát hành cũng là một hình thức của CNTB nhà nước.
4.Hình thức tư bản tư nhân thuê tàI sản của nhà nước.
Hình thức này giống hình thưc tô nhượng , nhưng đối tượng tô nhượng không phảI là tư bản nước ngoàI mà là tư bản trong nước . Hình thức này được coi là hình thức riêng biệt để phân biệt nó với hình thức tương tự nhưng đối tượng thuê chỉ là tư bản trong nước.
Theo hình thức này nhà nước cho các nhà tư bản tư nhân thuê một xí nghiệp ,hoặc một vùng mỏ , khu rừng…phương thức cho thuê là thông qua một hợp đồng giữa nhà nước với nhà tư bản. Cũng giống như hợp đồng tô nhượng , ở đây nhà nước chỉ cho thuê quyền sử dụng tàI sản nhà nước trong những đIều kiện và giới hạn nhất định và thời gian ngắn hơn so với tô nhượng.
5 Hình thức gia công đặt hàng , đại lý.
Theo hình thức này nhà nước lôI cuốn nhà tư bản với tư cách là một nhà buôn , trả cho họ số tiền hoa hồng nhất định để họ bán sản phẩm của nhà nước và mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ. Hoặc nhà nước đặt hàng cho tư nhân hoặc lôI kéo họ làm một số dịch vụ khác cho nhà nước.
6 Sự đIều tiết của nhà nước đôI với tư bản tư nhân , sản xuất nhỏ cá thể thông qua các đòn bẩy kinh tế:
Đây cũng được coi là một hình thức của CNTB nhà nước . Thông qua hình thức này , nhà nước thực hiện sự kiểm kê, kiểm soát các hoạt động của các tổ chức kinh tế tư nhân về khối lượng và chủng loại sản phẩm được sản xuất , về giá cả và chất lượng hàng hoá , thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường cung ứng vốn, tư liệu sản xuất , lợi nhuận và đIều tiết lợi nhuận , quan hệ giữa tư bản và lao động làm thêm.
4> Vai trò của CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH
4.1. CNTBNN tạo đIều kiện khai thác các nguồn lực trong nước.
Một là : Khai thác các nguồn tàI nguyên thiên nhiên.
Có những vùng đất đai , khoáng sản ,nhiên liệu… mà khả năng của nhà nước cũng như các đơn vị kinh tế hiệp tác và cá thể không thể khai thác do thiếu vốn , do trình độ quản lý công nghệ kém…Thông qua các hình thức của CNTBNN , nhất là các hình thức tô nhượng và liên doanh với tư bản nước ngoàI , những nguồn lực tiềm tàng đó sẽ biến thành sản phẩm hàng hoá đưa vào trong lưu chuyển trên thị trường , góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Hai là: Sử dụng nguồn nhân lực dồi dào
Các hình thức CNTBNN không những góp phần tạo nhiều chỗ làm việc mà còn đòi hỏi nâng cao trình độ lành nghề của người lao động và tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra tình hình về yêu cầu lao động lớn hơn cung rất nhiều , đIều đó thúc đẩy việc đào tạo nghề , kích thích mọi người nhất là lớp trẻ hăng háI học tập , nâng cao trình độ chuyên môn . Như vậy CNTBNN không những góp phần giảI quyết tình trạng thất nghiệp mà còn góp phần tác động vào việc cảI biến cơ cấu lao động.
Ba là: Huy động các nguồn vốn tồn đọng trong các tầng lớp nhân dân.
Việc nhất quán quan đIểm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , khuyến khích các nhà đầu tư trong nước yên tâm bỏ vốn và huy động vốn trong dân để kinh doanh . Các doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ti cổ phần , cũng như việc các công ti cổ phần hoà một số doanh nghiệp nhà nước thông qua bán cổ phiếu cho tư nhân, mở ra một triển vọng rất lớn trong việc huy động nguồn vốn nói trên.
4.2 CNTBNN tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
Việc sử dụng tốt các hình thức của CNTBNN sẽ thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng CNH-HĐH.
Một là: Thúc đẩy sự biến đổi cơ cáu ngành kinh tế .
Trong nền kinh tế lạc hậu thì ngành công nghiệp chiếm ưu thế cả về tỉ trọng giá trị sản phẩm , tỷ trọng lao động , còn trong nông nghiệp thì trồng trọt nhất là cây lương thực đóng vai trò chủ yếu.
Việc phát triển CNTBNN , nhất là hình thức tô nhượng giữa nhà nước và tư bản tư nhân trong và ngoàI nước sẽ tăng nhanh tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ , giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trên các mặt nói trên ; tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôI ,của cây công nghiệp và cây ăn quả , giảm tỷ trọng cây lương thực.
Các doanh nghiệp nhà nước lại thường hướng vào những lĩnh vực có trình độ công nghệ cao, do đó còn làm biến đổi cả chất lượng hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm .
Hai là: Làm biến đổi cơ cấu vùng kinh tế.
Việc phân bố các doanh nghiệp kinh tế tư bản nhà nước nhất là trong các khu chế xuất và khu công nghiệp hay các khu kinh tế trên nhiều vùng của đất nước sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt của từng địa phương , hình thành nhiều đô thị mới làm trung tâm kinh tế xã hội lôI cuốn cả vùng phát triển theo. Việc đó góp phần khắc phục tình trạng tập trung quá mức dân cư và công nghiệp vào những đô thị lớn tới mức quá tảI về giao thông về chỗ ở , về ô nhiễm môI trường .. . đồng thời giảm bớt khoảng cách chênh lệch quá xa về trình độ phát triển giữa đô thị lớn với những vùng khác có đIều kiện thu hút các dự án đầu tư.
Ba là: Đổi mới kết cấu thành phần kinh tế: Đổi mới kết cấu thành phần kinh tế cũng chính việc mở rộng các hình thức của CNTBNN đã tạo ra sự cạnh tranh và hợp tác mới ,buộc các đơn vị kinh tế khác phảI cảI tiến để nâng cao hiệu quả nhằm đứng vững trong canh tranh và thúc đẩy kinh tế nhà nước phảI thật sự vươn lên để giữ vai trò chủ đạo , nhờ đó mà giảI phóng được lực lượng sản xuất ,huy động được các nguồn lực tiềm tàng của đất nước mình .
4.3 CNTBNN là hình thức tốt nhất để kết hợp ngoại lực với nội lực.
Thứ nhất: Tranh thủ nguồn vốn từ nứơc ngoàI .
Thông thường , trong quá trình CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân ,nhu cầu vốn ngày càng tăng lên , trong khi tích thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân còn thấp . Bởi vậy ,nếu không thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoàI thì sẽ không đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Thứ hai: Tiếp nhận công nghệ mới.
Trong xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ diễn ra sôI động các nước lạc hậu về kinh tế đứng trước thử thách và thời cơ , tức là giữa có nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế kỹ thuật lại vừa có đIều kiện thuận lợi đón nhận việc chuyển giao công nghệ từ nươc ngoàI . Vệc thu hút vốn từ nước ngoàI thường kèm theo việc chuyển giao công nghệ mới. Bởi vậy phảI biết thông qua các hình thức của CNTBNN mà tiếp thu công nghệ mới , học tập công nghệ quản lý tiên tiến .
Thứ ba: Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu:
Các doanh nghiệp nhà nước ,nhất là tô nhượng và liên doanh thường chủ yếu hướng vào xuất khẩu hoặc qui định tỷ lệ hàng hoá bắt buộc hay chí ít là sản xuất thay thế nhập khẩu . Vì thế ,phát triển CNTBNN là một giảI pháp để tận dụng các lợi thế trong nước nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, giảm bớt nhập siêu.
5.ĐIều kiện cần có để sử dụng tư bảnnước ngoài.
Đề cập đến vấn dề này, Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh đến những đIều kiện đảm bảo vận dụng thành công CNTBNN ở một nước có nền kinh tế chậm phát triển . Từ đó chúng ta có thể nêu nên một số đIểm đáng chú ý để sủ dụng có hiệu quả CNTBNN trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.
Trước hết , xây dựng đựơc một nhà nước vững mạnh, đặt dưới sự lãnh đạo không chia sẻ của đảng cộng sản , thực sự dân chủ và biết quản lý có hiệu quả các quá trình kinh tế xã hội.Muốn sử dụng CNTBNN – như Lênin thường nhắc nhở – phảI có chính sách thật mềm dẻo , khi chính sách mềm dẻo thì bộ máy nhà nước phảI thật vững mạnh. Sự vững mạnh ấy được tạo nên từ sức mạnh kinh tế ,nhà nước nắm và sử dụng hiệu quả các đàI chỉ huy kinh tế , các khối lượng vật tư , hàng hoá , các cơ sở kinh tế thuộc sở hữu công cộng , công nghiệp và giao thông vận tảI …Trong nền kinh tế hàng hoá có sự hiện diện của CNTBNN , sức mạnh của nhà nước biểu hiện tập trung ở sức mạnh tàI chính ngân hàng, cơ sở công nghiệp lớn , các tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội . không những thế nhà nước còn phảI biết sử dụng thành thạo các công cụ quản lý vĩ mô để đIều tiết có hiệu quả quá trình kinh tế, kiểm soát có hiệu lực mọi hoạt động của các khu vực kinh tế tư nhân theo định hướng của nhà nước vô sản.
Thứ hai: Cần có quan niệm đúng về CNTBNN đối với một nước tiểu nông đI lên CNXH đó là “chiếc cầu phảI bắc”. Không có nó , không thể tiến thêm được bước nào trên con đường XHCN .
Thứ ba: Cần phảI phát triển mạnh kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , theo mục tiêu XHCN.ĐIều quan trọng ở đây là có chính sách hợp lý để giảI phóng và phát triển ở mức độ cần thiết những hình thức kinh tế tư nhân nói chung , tư bản tư nhân nội địa nỏi riêng , vừa để phát triển lực lượng sản xuất ,vừa tạo vốn đầu tư bên ngoài.
Thứ tư: Cần có chính sách xã hộivà công tác chính trị, tư tưởng tương ứng với nền tiến trình thực hiện CNTBNN ở nước ta , mà cáI nút cuả vấn đề là giảI quyết hợp lý sự chênh lệch về thu nhập giữa người làm trong các cơ sở kinh tế TBNN với người làm trong các xí nghiệp còn lại.
6. Kết quả thực hiện CNTBNN thời Lênin , những kinh nghiệm ban đầu.
6.1. Sử dụng CNTBNN ở nước Nga Xô Viết.
Sau một thời gian thi hành chính sách kinh tế mới , tình hình kinh tế ở nước Nga Xô Viết đã đựơc cảI thiện nhanh chóng . Nông dân chẳng những thoát được nạn đói mà còn nộp thuế lương thưc hàng triệu pút. Công nghiệp nhẹ có đà phát triển , đời sống công nhân đựơc cảI thiện . Nhờ tô nhượng với ngành công nghiệp quan trọng . Tô nhượng cùng với công ti hợp doanh đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển , tăng thêm dự trữ ngoại tệ, mở rộng quan hệ thị trường .
Tuy nhiên ,kết quả thuđược còn nhiều hạn chế so với dự định ban đầu. Mặc dù chính quyền Xô Viết đã “nhượng bộ ” đến mức tối đa, tạo những đIều kiện thuận lợi để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoàI song tháI độ thiếu thiện chí hợp tác cùng với mưa đồ của các nước đế quốc cầu kết với nhau chống lại nhà nước Xô Viết non trẻ đã cản trở việc áp dụng rộng rãI các hình thức CNTBNN.
Thời gian thực hiện CNTBNN tuy ngắn ngủi và còn nhiều hạn chế , song điều quan trọng là lần đầu tiên trong lịch sử , giai cấp vô sản Nga dưới sự lãnh đạo thiên tàI của Lênin đã tìm ra một phương thức, con đường đI lên CNXH ở một nước tiểu nông sau khi áp dụng trực tiếp các phương pháp không thành công.
6.2> Sử dụng CNTBNN ở một số nước Đông Âu.
Thắng lợi quân sự của Hồng quân Liên Xô , sau chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến sự ra đời của một loạt nước đI theo con đường CNXH ở Đông Âu được sự giúp đỡ của Liên Xô , chỉ sau một thời gian ngắn , giai cấp vô sản ở nước Đông Âu cơ bản đẫ dược cảI tạo bằng các hình thức khác nhau của CNTBNN, nhưng phổ biến nhất vẫn là hình thức công ty hợp doanh.
6.3. Sử dụng CNTBNN ở những nước đang phát triển.
Sẽ là thiếu xót nếu không đề cập đến việc sử dụng CNTBNN ở các nước đang phát triển , bởi CNTBNN vốn là một phạm trù kinh tế của CNTB.
Có thể rút ra những bàI học kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực trong quá trình xây dựng nền kinh tế .
Thứ nhất: phảI tạo ra một nhà nước mạnh, một nhà nước có khả năng đưa ra một định hướn chiến lược cơ cấu kinh tế có triển vọng , kèm theo đó là hệ thống luật pháp và các biện pháp kinh tế có tính chất khuyến khích và ràng buộc cao . Một nhà nước mạnh với bộ máy gọn nhẹ, có nằng lực, với chính sách cởi mở sẽ là đIều quan trọng thu hút các nhà đầu tư.
Thứ hai: Đưa ra và thực hiện thành công chiến lược kinh tế mở . Vấn đề mấu chốt là làm sao vừa thu hút được nhiều vốn , kỹ thuật của nước ngoàI , sử dụng chúng một cách hợp lý có hiệu quả vừa đảm bảo được tính tự chủ của nền kinh tế.
II. Sự vận dụng lý luận của Lênin về CNTBNN ở Việt Nam
1. Sự cần thiết và khả năng sử dụng kinh tế TBNN ở nước ta
Việc tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan. Trong đó, kinh tế TBNN rất quan trọng, nó biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo là kinh tế Nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân. Thông qua quan hệ này, kinh tế TBNN thực hiện vai trò là cầu nối giữa sản xuất nhỏ với sản xuất lớn, là trung gian chuyển từ kinh tế TBCN lên kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Trong đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thành phần kinh tế TBNN được coi trọng và khuyến khích phát triển mạnh mẽ, nó đóng góp một phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội, biểu hiện ở những kết quả sau :
a) Góp phần huy động vốn cho phảt triển kinh tế và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Để phát triển kinh tế và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vấn đề là huy động được nguồn vốn tư nhân trong nước và đặc biệt là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài là hết sức quan trọng. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, dẫn đến luồng chảy của nguồn vốn FDI ( đầu tư trực tiếp nước ngoài) rất đa dạng, với quy mô ngày càng rộng lớn không chỉ ở các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển mà các nước đang phát triển cũng đầu tư trực tiếp vào nhau. ở nước ta, theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư thì kế hoạch 5 năm 1996 -2000 cần số vốn cho đầu tư phát triển từ 41- 42 tỷ USD, trong đó từ ngân sách nhà nước đảm bảo 21%. Huy động từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 31% (thông qua các hình thức kinh tế TBNN). Từ các nguồn khác như vay ODA, huy động tiết kiệm, đầu tư từ các doanh nghiệp và của dân cư khoảng 48%. Trong thực tế 10 năm kể từ năm 1989 - 1999, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đăng ký trong giấy phép là 35 tỷ USD tăng bình quân gần49% một năm và thực tế vốn đã được giải ngân khoảng 12 - 14 tỷ USD bằng30% tổng sốvốn đầutư phát triển toàn xã hội, một kết quả có ý nghĩa to ớn trong giai đoạn mở đầu của thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
b. Kinh tế TBNN góp phần đẩy mạnh phát triển kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý nền kinh tế đất nước.
Khi khoa học kỹ thuật công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì những nước lạc hậu như nước ta phải tiếp cận, đuổi bắt đi trước đón đầu như thế nào cho phù hợp và không bị tụt hậu. Với lợi thế về vốn đầu tư và khả năng kỹ thuật công nghệ của các nước phát triển và các nước NICS (các nước đang phát triển) sẽ góp phần đổi mới nhanh chóng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời gián tiếp thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phải đổi mới kỹ thuật công nghệ thông qua cạnh tranh và hợp tác. Thực tế qua 10 năm 1989 - 1999 cho thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung có kỹ thuật công nghệ cao hơn so với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong ngành công nghiệp. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm tốt hơn, mẫu mã đa dạng phong phú hơn, một số ngành công nghiệp mới đòi hỏi công nghệ cao ra đời từ những doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài như : Ngành công nghiệp dầu khí, sản xuất ô tô, xe máy, công nghệ điện tử, viễn thông, thiết bị chính xác.
c. Phát triển kinh tế TBNN cũng có nghĩa là phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập, tạo ra việc làm mới cho xã hội.
Tuy mới ra đời nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn mức tăng chung của nền kinh tế, giữ vai trò quyết định mức tăng trưởng cao và ổn định của ngành công nghiệp, làm tăng thêm quy mô, tốc độ tăng trưởng và phong phú đa dạng các loại hình dịch vụ, du lịch nước ta. Tính đến hết năm 1999 đã giải quyết trên 35 vạn xuất việc làm, đảm bảo thu nhập bình quân 65USD một tháng.
d. Hoạt động của kinh tế TBNN, mà chủ yếu là thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ làm cho sợi dây liên kết giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới chặt chẽ làm tạo điều kiện và giúp đỡ các thành phần kinh tế trong nước phát triển và mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu.
Đến năm 1998, đã có trên 700 Công ty lớn thuộc 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, giá trị trao đổi kinh tế thông qua hoạt động nhập khẩu trong 10 năm trở lại đây (1988 - 1998) phát triển bình quân 20% một năm, trong đó kinh tế TBNN phát triển 28% một năm, chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước.
e. Từ vị trí quan trọng trong sản xuất, kinh tế TBNN có vai trò hết sức tích cực đối với ổn định và làm lành mạnh hoá xã hội.
Thông qua giải quyết công ăn việc làm, giảm bớt tình trạng thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần giảm nhẹ áp lực của tiêu cực xã hội. Mặt khác những hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho xã hội tăng lên, chủng loại phong phú đa dạng, chất lượng được nâng cao, phong cách phục vụ thuận tiện, văn minh, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống toàn xã hội.
2. Những hình thức cụ thể của kinh tế TBNN đang được vận dụng ở nước ta
Quan điểm của Đảng ta là áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế TBNN “mở rộngcác hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước, áp dụng nhiều phương thức góp vốn liên doanh giữa Nhà nước với các nhà kinh doanh tư nhân trong nước” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, tr 92, 95). Đến nay các hình thức biểu hiện chủ yếu của kinh tế TBNN ở nước ta là :
2.1. Góp vốn cổ phần.
Là hình thức tham gia góp vốn giữa Nhà nước với tư nhân trong và ngoài nước mà đại diện cho Nhà nước là các doanh nghiệp Nhà nước, tổng Công ty và các tổ chức khác của Nhà nước như Viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, đơn vị sự nghiệp. Đây là hình thức phổ biến chiếm khoảng 65% về số dự án và 75% về vốn đầu tư của thành phần kinh tế này.
2.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Là hình thức liên kết sản xuất kinh doanh giữa cơ sở kinh tế có tư cách pháp nhân của Nhà nước với tư nhân nước ngoài để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh theo hợp đồng thoả thuận giữa các bên.
Hình thức này thích hợp với những hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn ít, thời gian liên kết hoạt động giữa các bên ngắn, thường dưới 5 hoặc 10 năm, thậm chí vài tháng. Hình thức này ít phổ biến, chiếm khoảng 5% về số dự án và 3% về vốn đầu tư trong thành phần kinh tế TBNN.
2.3. Đầu tư 100% vốn nước ngoài.
Là các doanh nghiệp do tư nhân nước ngoài đầu tư 100% vốn. Thực chất đây là hình thức liên kết giữa Nhà nước XHCN với tư bản tư nhân nước ngoài dưới hình thức tô nhượng.
Các tài nguyên khoáng sản, đất đai và các dịch vụ của Nhà nước cho tư bản nước ngoài thuê, mua sử dụng vào sản xuất kinh doanh và chịu sự quản lý của Nhà nước XHCN. Hình thức này thích hợp với những ngành sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao hoặc ít rủi ro. Tỷ trọng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài ở những năm 1990 chỉ từ 10 - 15% thì nay chiếm gần 30% về số dự án và trên 20% về vốn đầu tư.
2.4. Ngoài ba hình thức kể trên, trong luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam còn cho phép các hình thức khác như : đầu tư, kinh doanh, chuyển giao BOT. Những hình thức này đã được áp dụng, nhưng còn đang thăm dò, thử nghiệm nên tỷ trọng nhỏ chưa đáng kể.
3. Những tồn tại và hạn chế chủ yếu trong phát triển và hoạt động của thành phần kinh tế TBNN.
Quan điểm về phát triển kinh tế TBNN được đặt ra từ đại hội VI, nhưng thực tế đi vào đời sống kinh tế xã hội nước ta chỉ từ sau đại hội VII (nghĩa là từ năm 1991 lại đây). Tuy thời gian chưa nhiều, trong điều kiện vừa làm vừa rút kinh nghiệm bổ sung song đã đạt được những kết quả đáng kể, đồng thời cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế.
Một là, chủ trương phát triển nguồn vốn FDI thông qua hình thức kinh tế TBNN là đúng đắn và cần thiết, song phát triển tràn lan, thiếu sự hướng dẫn định hướng đầu tư, dẫn đến hiện tượng mất cân đối trong đầu tư, ảnh hưởng đến quan hệ hỗ trợ thúc đẩy các thành phần kinh tế khác trong nước phát triển.
Chỉ trong thời gian ngắn đã cho đầu tư quá lớn vào một số ngành, tạo ra năng lực sản xuất vượt xa sơ với nhu cầu trong nước, trong khi đó tiềm năng xuất khẩu không có, gây ra sự lãng phí về vốn, làm giảm hiệu quả kinh doanh của toàn ngành.
Những ngành đầu tư có khả năng thu hồi vốn nhanh, tỷ lệ lãi suất cao, sử dụng nhiều lao động, thì đầu tư 100% vốn nước ngoài là chủ yếu, như ngành dệt 91% vốn là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài : ngành may 89,4% ngành giấy 83,3%…
Hai là, tuy mới phát triển mạnh ở vài năm gần đây, nhưng cho thấy hiệu quả đầu tư thấp. Trong quá trình đầu tư góp vốn, không ít dự án nước ngoài đưa vào liên doanh với giá thiết bị, vật tư quá cao so với mặt bằng giá thị trường quốc tế, nhiều dự án đưa vào kinh doanh, nhưng cả chi phí đầu vào và giá đầu ra do phía nước ngoài thao túng, đưa vào nhiều chi phí không hợp lý, mà phía Việt Nam không kiểm soát được.
Ba là, chủ trương phát triển kinh tế TBNN theo quan điểm coi nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng, nhưng trong liên doanh hợp tác với nước ngoài thì phần vốn của Nhà nước đã thấp lại đang có xu hướng giảm.
Bốn là, cơ chế quản lý đối với thành phần kinh tế TBNN chưa hoàn thiện còn nhiều lúng túng và sơ hở : quan hệ quản lý và phân phối lợi ích có nhiều vấn đề bất cập. Những hiện tượng sơ hở trong quản lý mà phần yếu kém thua thiệt đều về phía Việt Nam : Hiện tượng tranh chấp lao động, đình công trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên, hiệu quả đầu tư thấp… là kết quả của mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất chưa được củng cố với lực lượng sản xuất đã ở trình độ khá tiên tiến.
4. Những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả thành phần kinh tế TBNN.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của thành phần kinh tế TBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta và vị trí đặc biệt của nó trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách nhằm khuyến khích phát triển thành phần kinh tế TBNN, coi trọng thu hút nguồn vốn FDI, mở rộng hình thức tham gia cổ phần với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhờ vậy chỉ có hơn 10 năm (1989 -1999), hoạt động của thành phần kinh tế TBNN đã đạt được kết quả to lớn, khẳng định vai trò tất yếu và vị trí quan trọng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Song để tạo thuận lợi cho thành phần kinh tế TBNN tiếp tục phát triển nhanh, vững chắc có hiệu quả, thì ở tầm quản lý vĩ mô phải quan tâm đến những giải pháp sau :
4.1. Về nhận thức :
Phải coi sự tồn tại của thành phần kinh tế TBNN trong nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan, thấy được đó là con đường để tranh thủ tiềm năng của tư bản nước ngoài và khai thác tiềm năng tư bản tư nhân trong nước cho xây dựng CNXH. Có nhận thức đúng đắn quan điểm đường lối đó của Đảng thì mới đặt đúng vị trí của nguồn vốn FDI, mới chủ động có nhiều hình thức liên doanh liên kết của Nhà nước với tư nhân trong nước, khiến họ yên tâm tự nguyện, tiến tới cần thiết và mong muốn tham gia liên doanh cổ phần với Nhà nước.
4.2. Những giải pháp về chính sách và luật pháp
Đảng và Nhà nước đã cố gắng tạo ra khung pháp lý chung cho hoạt động thu hút nguồn vốn FDI đó là luật đầu tư nước ngoài và kịp thời bổ sung sửa đổi cho luật đi vào cuộc sống sinh động hơn. Bên cạnh luật đầu tư nước ngoài là hàng loạt chính sách của chính phủ đều nhằm mục đích khuyến khích thu hút nguồn vốn FDI. Nhưng thực tế cho thấy vẫn chưa đủ và chưa đồng bộ, đòi hỏi phải có sự bổ sung hoàn chỉnh hơn về mặt chính sách luật pháp.
Trước hết tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, tạo khung pháp lý thật an toàn cho các nhà đầu tư an tâm bỏ vốn kinh doanh. Các chính sách như :Chính sách đất đai, chính sách thuế, tài chính, chính sách giá cả, xuất nhập khẩu…. không những yêu cầu phải đồng bộ, kịp thời, không mâu thuẫn, mà còn phải ưu tiên khuyến khích đủ mạnh tạo lực hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
4.3. Giải pháp về tạo dựng điều kiện cơ sở hạ tầng cho kinh doanh
Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện quan trọng quyết định sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Cần phải có nhiều khu công nghiệp tập trung, ở đó được đảm bảo tốt về mặt bằng sản xuất, hệ thống dịch vụ đầy đủ như : Dịch vụ điện nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và thuận lợi cho xây dựng hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Cần xây dựng những khu công nghệ cao làm nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới tiên tiến hiện đại vào sản xuất kinh doanh.
Trong sản xuất kinh doanh yếu tố con người là quyết định. Con người của nền sản xuất dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ cao, tính chất của sản xuất phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì yêu cầu về thể chất phải cường tráng, kỹ năng, kỹ xảo lao động cao, tay nghề giỏi và phải có trình độ văn hoá nhất định.
Do vậy, để sẵn sàng tiếp cận nắm bắt được công nghệ mới, sử dụng có hiệu quả nó vào sản xuất, cũng như thích ứng với mô hình quản lý ở trình độ cao,thì con người lao động phải được quan tâm trên tất cả các lĩnh vực như : Nâng cao mức sống, chăm sóc sức khoẻ nhằm nâng cao thể lực, giáo dục văn hoá nhằm nâng cao trình độ văn hoá và học vấn, đào tạo tay nghề, hướng mọi người lao động vào những ngành nghề thích hợp với năng lực sở trường của họ.
4.4. Phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế TBNN
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế TBNN mà chủ yếu là hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài là :
- Cơ cấu đầu tư hợp lý, khắc phục được tình trạng đầu tư tràn lan, nhằm tránh tình trạng lãng phí vốn, đầu tư mà không huy động hết công suất.
- Kiểm soát chặt chẽ công nghệ kỹ thuật đưa vào, loại bỏ những công nghệ kỹ thuật cũ lạc hậu và những thiết bị cũ tân trang lại.
- Giảm chi phí bất hợp lý, nhất là các doanh nghiệp liên doanh, khắc phục được tình trạng lỗ giả lãi thật, lỗ ở các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam, nhưng đối tác nước ngoài lại thu lãi lớn từ cung cấp đầu vào và dịch vụ đầu ra cho doanh nghiệp.
- Hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phải hướng mạnh vào xuất khẩu, hướng mạnh xuất khẩu sẽ mở rộng thị trường đầu ra, là yếu tố quan trọng đảm bảo cho tái sản xuất mở rộng.
4.5. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước
Trong những năm đổi mới, quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đã có những cố gắng nhất định tạo môi trường pháp lý và đề ra những chính sách khuyến khích thu hút được một lượng vốn đáng kể của các đối tác đầu tư nước ngoài. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước nhằm phát triển thành phần kinh tế TBNN, thì trước hết phải cải cách hành chính, đảm bảo sự quản lý thông thoáng theo thông lệ quốc tế như : Đơn giản các thủ tục cấp phép, quy định rõ ràng tránh trùng chéo giữa các cơ quan chính phủ trong việc quản lý nhà nước từng lĩnh vực, từng chuyên ngành.
Nhà nước thực hiện hướng dẫn đầu tư theo quy hoạch ngắn hạn và dài hạn đã đề ra, tạo dựng môi trường thuận lợi và khung pháp lý rõ ràng cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước hoạt động.
Quản lý Nhà nước phải thể hiện nguyên tắc, công bằng bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế. Khắc phục yếu kém về trình độ và kiến thức quản lý Nhà nước, chống tham nhũng, đó là những tiêu cực cản trở rất lớn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
C. Phần kết luận
Việt Nam thực hiện công cuộc xây dựng CNXH trong nước và quốc tế có nhiều điểm khác với nước Nga Xô viết hồi đầu thế kỷ, song việc khai thác, vận dụng sáng tạo lý luận về CNTBNN của Lê nin để đẩy nhanh quá trình đi lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ vẫn là một tất yếu.
Từ việc tiếp cận có hệ thống những vấn đề lý luận chung về CNTBNN nêu lên những quan điểm, những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và sử dụng có hiệu quả các hình thức CNTBNN theo định hướng XHCN. Đặc biệt là việc sử dụng dụng kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta. Đảng ta đã khẳng định kinh tế TBNN là thành phần kinh tế quá độ nhiều thành phần. Nó có vị trí quan trọng và xếp ở vị trí thứ ba sau thành phần kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tập thể coi đó là con đường sử dụng vốn, thành tựu khoa học công nghệ và kỹ năng kinh nghiệm quản lý của CNTBNN vào xây dựng CNXH ở nước ta. Quan điểm đúng đắn và sáng tạo của Đảng đã được thể hiện cụ thể trong từng nội dung, bước đi trong xu hướng hội nhập toàn cầu hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của thành phần kinh tế TBNN trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung nền kinh tế, đổi mới kỹ thuật công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã đề ra, qua đó khẳng định vị trí vai trò không thể thiếu được của thành phần kinh tế TBNN.
Nhưng nội dung, cách làm và quản lý thành phần kinh tế TBNN lại là vấn đề rất khó, phức tạp, chưa có một mô hình cụ thể trên thực tế, ngay cả trong chính sách kinh tế mới của Lênin, kinh tế TBCN cũng chỉ thể hiện trên quan điểm lý luận, chưa trở thành hiện thực đầy đủ ở Liên Xô lúc đó. Vì vậy, cần phải có quan điểm nhất quán, mạnh dạn, quyết tâm thực hiện, vừa vào tổng kết rút kinh nghiệm vừa bổ sung hoàn thiện hơn về mặt lý luận. Bên cạnh đó, phải biết kết hợp với nhiều biện pháp khác về kinh tế, hành chính, luật pháp, văn hoá tư tưởng. Chúng ta sẽ hoà nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới, khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế, giữ vững độc lập chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
D. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, NXB CTQG
2. VI. Lê nin : bàn về thuế lương thực, toàn tập, NXB Tiến bộ, Mát - Xcơ - va 1984 tập 43.
V.I Lê Nin : Chính sách kinh tế mới và những nhiệm vụ của ban giáo dục chính trị. Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Mat - Xcơ -va, 1984, tập 44
V.I Lênin toàn tập : tập 32,45,34
3. Tạp chí cộng sản, số 8 tháng 7/1995
Tạp chí cộng sản số 9 tháng 9/1992
Tạp chí cộng sản các số 1,6,19,21,24 năm 1998 và các số 2,8, năm 1999.
4. Vũ Hữu Ngoạn -Khổng Doãn Hợi, một số vấn đề về chủ nghĩa tư bản nhà nước, NXB CTQG 1993.
5. Niên giám của Tổng cục Thống kê các năm 1997, 1998 và các báo cáo số liệu về điều tra khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
6. Các mác - ph Ănghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia năm 1995, tập 4.
7. Tạp chí nghiên cứu lý luận số 3, 3/1998, số 5/1998.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29323.doc