Trong xu thế của tiến trình hội nhập khu vực và thế giới đang diễn ra hàng ngày hàng giờ mà cụ thể là sự phát triển không ngừng của hoạt động ngoại thương thì công tác thanh toán quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu công tác thanh toán quốc tế được thực hiện tốt thì uy tín của các công ty xuất nhập khẩu, của các ngân hàng nói riêng và của Việt Nam nói chung sẽ được nâng cao trên chính trường quốc tế.Với tầm quan trọng như vậy, thanh toán quốc tế cần phải được hiểu và được sử dụng hợp lý linh hoạt để có thể phát huy hết những lợi thế của mình.
Vấn dề thanh toán quốc tế không phải là vấn đề mới, song có không ít người còn chưa hiểu một cách hoàn toàn chính xác về nó.Thông qua đề án này em muốn khái quát lại những vần đề cơ bản về thanh toán quốc tế cũng như việc thực hiện thanh toán quốc tế ở Việt Nam trong thời gian qua, qua đó mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế trong thời gian tới.
Tuy nhiên, với lượng kiến thức có hạn đề án này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự đánh giá phê bình của các thầy giáo, cô giáo để đề án này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô giáo Phạm Hồng Vân- người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
71 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thanh toán quốc tế và một số phương thức thanh toán quốc tế được vận dụng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số và bằng chữ, đồng thời phải ghi rõ đơn vị tiền tệ. Đặc biệt là UCP 500 có quy định ghi số tiền của L/C ở dạng “khoảng chừng”, nghĩa là chênh lệch cho phép là ± 10%; còn nếu L/C không ghi số tiền ở dạng “khoảng chừng” thì chênh lệch cho phép là ± 5%.
+ Thời hạn hiệu lực của L/C ( Date of issue/ expiry day ): là thời hạn ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình đầy đủ bộ chứng từ trong thời hạn đó và bộ chứng từ đó phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.
+ Thời hạn trả tiền của L/C: liên quan đến việc trả tiền ngay ( D/P ) hay trả tiền sau ( D/A ), phụ thuộc quy định của hợp đồng.
+ Thời hạn giao hàng ( Date of delivery ): do hợp đồng ngoại thương quy định; thời hạn bên bán phải giao hàng cho bên mua trong thời hạn hiệu lực của L/C. Trong trường hợp hai bên mua bán thoả thuận kéo dài thời hạn giao hàng thì ngân hàng mở L/C cũng phải hiểu là kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C.
+ Ngoài ra, trên L/C cũng phải ghi chi tiết các nội dung liên quan đến hàng hoá: tên hàng, số lượng hàng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu,...
+ Các nội dung liên quan đến vận chuyển, giao nhận hàng hoá: điều kiện gửi hàng ( FOB, CIF, C&F...), nơi gửi hàng, giao hàng, phương tiện vận chuyển, cách giao hàng.
4.6. Các hình thức của thư tín dụng:
4.6.1. Các hình thức cơ bản của thư tín dụng:
+ Thư tín dụng có thể huỷ ngang ( revocable L/C ): là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C và tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi. Loại thư tín dụng có thể huỷ ngang này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể huỷ bỏ chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Do tính chất bấp bênh trong thanh toán của loại thư tín dụng này mà hiện nay nó rất ít được sử dụng.
+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang ( irrevocable L/C ): là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không được quyền đơn phương tự sửa dổi hay huỷ bỏ thư tín dụng đó. Loại L/C không thể huỷ bỏ đảm bảo quyền lợi cho tổ chức xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Nó có tính chất vững chắc, không thể sửa đổi hoặc huỷ đi nếu không có sự đồng ý của các bên có liên quan tham gia.
Trong điều khoản 3 của UCP 500, trong trường hợp thư tín dụng không ghi rõ là khả huỷ hay bất khả huỷ thì thư tín dụng đó là bất khả huỷ.
+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận ( Confermed irrevocable L/C ): là loại thư tín dụng không huỷ ngang và được một ngân hàng khác có uy tín hơn đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Nghĩa là ngân hàng chịu trách nhiệm thanh toán cho tổ chức xuất khẩu nếu như ngân hàng mở L/C đó không thể trả tiền được. Nguyên nhân có loại L/C không thể huỷ bỏ có xác nhận là do tổ chức xuất khẩu không hoàn toàn tin tưởng vào ngân hàng mở L/C và L/C có giá trị tương đối lớn. Trong L/C này, trách nhiệm của ngân hàng xác nhận lớn hơn trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. Do đó, để đảm bảo, có khi ngân hàng xác nhận yêu cầu ngân hàng mở L/C phải ký quỹ trước đó ( có thể là 100% gía trị của L/C ) và thủ tục phí cho ngân hàng hàng xác nhận thường rất cao. Thông thường ngân hàng mở L/C sẽ nhờ ngân hàng thông báo đóng luôn vai trò của ngân hàng xác nhận.
Trong trường hợp này, người xuất khẩu được đảm bảo hơn, người xuất khẩu chắc chắn thu hồi được tiền do được hưởng hai bảo lãnh: trước hết, đó là bảo lãnh của ngân hàng phát hành và thứ đến là bảo lãnh của ngân hàng xác nhận. Có thể nói, hình thức này tạo ra đảm bảo tối đa cho người thụ hưởng.
+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang và miễn truy đòi ( Irrevocable without recourse L/C ): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ mà trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho người xuất khẩu thì không có quyền truy đòi lại số tiền trong bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng loại L/C này, người xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “Không được truy đòi lại tiền người ký phát”(Without recourse to Drawers )
4.6.2.Các hình thức đặc biệt về kỷ thuật ngân hàng của thư tín dụng:
+ Thư tín dụng có thể chuyển nhượng ( Transferable L/C ): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ trong đó quy định quyền được chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần mà thôi. Chi phí chuyển nhượng thường là người được hưởng đầu tiên phải trả ( điều 48, 49 trong UCP 500 ).
Loại thư tín dụng này thường đựơc áp dụng trong trường hợp người hưởng lợi đầu tiên không thể tự cung cấp được hàng hoá mà họ chỉ là một nhà môi giới mà thôi. Họ muốn chuyển nhượng một phần hay toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho người cung cấp hàng hoá. Sự chuyển nhượng này phải tuân theo các điều khoản của L/C gốc.
+ Thư tín dụng tuần hoàn ( Revoling L/C ): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ trong đó quy định rằng khi L/C sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hêtài sản hạn hiệu lực của L/C thì nó tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng.
Loại L/C này được áp dụng khi cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi. Khi áp dụng L/C tuần hoàn người nhập khẩu có lợi ở hai điểm lớn: không bị đọng vốn và giảm được phí tổn do mở L/C.
Có hai loại L/C tuần hoàn:
L/C tuần hoàn tích luỹ ( Revoling cumulative L/C ): L/C này cho phép chuyển số dư sang giai đoạn tiếp theo, cứ như vậy cộng dồn cho đến L/C cuối cùng.
L/C tuần hoàn không tích luỹ ( Revoling non- cumulative L/C ): L/C này không cho phép kết chuyển số dư của giai đoạn trước sang giai đoạn sau.
Thư tín dụng tuần hoàn theo ba cách:
Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị, không cần có sự thông báo của ngân hàng phát hành L/C.
Tuần hoàn không tự động: chỉ khi nào ngân hàng phát hành L/C thông báo cho người bán thì L/C sau mới có hiệu lực.
Tuần hoàn hạn chế: nếu sau một vài ngày kể từ ngày L/C cũ hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà không có ý kiến gì của ngân hàng phát hành thì L/C kế tiếp tự động có giá trị hiệu lực.
+ Thư tín dụng giáp lưng ( Back to back L/C ): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ được mở ra căn cứ vào một L/C khác làm đảm bảo. Theo L/C này, người xuất khẩu căn cứ vào thư tín dụng của người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu khác hưởng.
Thư tín dụng giáp lưng chỉ được sử dụng trong các trường hợp:
L/C gốc ( Master L/C ): không cho phép chuyển nhượng.
Khi các chứng từ của L/C gốc không trùng khớp với các chứng từ của L/C thứ hai.
Khi người trung gian muốn giữ bí mật một số thông tin.
Khi áp dụng thư tín dụng giáp lưng, cần thoả mãn một số điều kiện sau:
Khi thư tín dụng giáp lưng phải thông qua một ngân hàng trực tiếp phục vụ người xuất khẩu.
Số tiền L/C thứ nhất phải bằng hoặc lớn hơn kim nghạch của L/C thứ hai, người xuất khẩu trung gian hưởng phần chênh lệch này.
L/C thứ nhất phải được mở sớm hơn L/C thứ hai và thời hạn giao hàng của L/C thứ hai phải lớn hơn L/C thứ nhất.
Loại L/C này thường được áp dụng trong trường hợp người mua muốn mua hàng của một khách hàng nước ngoài nhưng không thể mở được L/C trực tiếp cho người đó hưởng mà phải thông qua trung gian. Do đó, loại L/C này thường được sử dụng trong mua bán chuyển khẩu.
+ Thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal L/C ): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ trong đó quy định nó chỉ có hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Điều đó có nghĩa là khi người xuất khẩu nhận được L/C do người nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng, khi đó nó mới có giá trị.
Loại L/C đối ứng được sử dụng giữa hai bên xuất nhập khẩu có quan hệ thanh toán trên cơ sở mua bán hàng đôỉ hàng hoặc gia công. Loại L/C này đảm bảo quyền lợi cho người gia công vì sản phẩm làm ra có tính đặc thù do người đặt hàng quy định nên hầu như chỉ có người đặt hàng tiêu thụ. Nếu trong gia công thì L/C nhập thành phẩm là L/C trả ngay còn L/C nhập nguyên liệu vật liệu là L/C trả chậm.
+ Thư tín dụng trả chậm ( Deferred payment L/C ): là loại thư tín dụng không huỷ bỏ trong đó quy định ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền của L/C vào thời hạn cụ thể ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu.
+ Thư tín dụng điều khoản đỏ ( Red clause L/C ): là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ở điều khoản đặc biệt này ( nên được gọi là thư tín dụng điều khoản đỏ ). Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người mở L/C cho phép người xuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất định trước khi giao hàng, nghĩa là người hưởng được phép hưởng trước một số tiền nhất định từ ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận khi họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ .
+Thư tín dụng dự phòng ( Stand by L/C ): để đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu, trong trường hợp người xuất khẩu không giao hàng theo đúng hợp đồng, người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phòng, trong đó quy định rằng nếu người xuất khẩu không thực hiện đúng hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho người nhập khẩu.
4.7 Trình tự thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ :
Phương thức này áp dụng khi có sự mua bán theo hợp đồng giữa hai công ty ở hai nước khác nhau. Nó là hình thức tốt nhất đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên mua và bán khi trong quan hệ mua bán chưa có độ tin cậy nhau hoàn toàn.
Giả sử có một người muốn mua hàng hoá của một người bán ở một nước. Sau khi ký kết hợp đồng có sự thoá thuận giữa hai bên về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, người mua sẽ phải xin mở một L/C tại ngân hàng cho người bán được hưởng. Và như vậy quá trình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo sơ đồ sau:
Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
NH
xác nhận
(7)NH
thông báo
NH
mở L/C
(6)
(2)
(9) (10) (1) (3) (5) (8)
Người
xuất khẩu
Người
nhập khẩu
Hãng
vận tải
(4) (4)
Trình tự các bước:
(1): Người nhập khẩu, căn cứ vào hợp đồng mua bán, làm đơn xin mở thư tín dụng tại ngân hàng phục vụ mình cho người xuất khẩu được hưởng.
Lưu ý: khi viết đơn xin mở thư tín dụng,người xuất khẩu cần phải chú ý các điểm cơ bản sau:
Viết đúng nội dung theo mẫu đơn xin mở thư tín dụng do ngân hàng mở thư tín dụng ấn hành.
Người nhập khẩu cần phải thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra những điều kiện ràng buộc người xuất khẩu vào thư tín dụng, làm thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi của mình, vừa để bên bán có thể chấp nhận được.
Khi viết đơn xin mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải tôn trọng những điều kiện trên hợp đồng, tránh tình trạng mâu thuẫn trái ngược nhau. Tuy nhiên, khi cần điều chỉnh hợp đồng thì cũng có thể thay đổi được một số nội dung đã ký trên hợp đồng.
Đơn xin mở thư tín dụng được viết tối thiểu là hai bản. Sau khi ngân hàng đóng dấu, ký xác nhận và gửi trả lại cho người nhập khẩu một bản.
Đơn xin mở thư tín dụng là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa người xin mở thư tín dụng với ngân hàng mở thư tín dụng và là cơ sở để ngân hàng viết thư tín dụng gửi bên bán
(2). Căn cứ vào yêu cầu xin mở thư tín dụng của người nhập khẩu và các chứng từ có liên quan. Nếu đồng ý, ngân hàng trích tài khoản của người nhập khẩu ( thường là ngân hàng yêu cầu người nhập khẩu ký quỹ 100%trị giá thư tín dụng trong trường hợp thanh toán ngay hoặc x% trị giá thư tín dụng trong trường hợp thanh toán có kỳ hạn ).Sau đó, ngân hàng lập thư tín dụng gửi cho người bán thông qua ngân hàng thông báo tại nước của người bán. Việc mở thư tín dụng qua bên bán có thể được thực hiện bằng đường hàng không bưu chính (air mail ) hoặc L/C băng điện tín ( lelex).
(3). Khi ngân hàng thông báo nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gửi đến, tiến hành kiểm tra, xác nhận điện báo mở L/C rồi chuyển bản
chính L/C cho bên bán dưới hình thức văn bán nguyên văn ( nhận thế nào
gửi thế đó). Nếu gửi băng thư thì kiểm tra chữ ký, gửi bằng điện thì kiểm tra mã (được quy định tại điều 7 UCP 500 ).
(4). Khi nhận được bản L/C chi tiết các điều khoản,người bán tiến hành giao hàng sau khi đã kiểm tra nội dung L/C và đối chiếu với hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký trước đây. Đây là một khâu quan trọng của người bán vì thư tín dụng có thể giống với hợp đồng và cũng có thể khác với hợp đồng,nhưng khi thanh toán thì lại thực hiện các điều khoản của thư tín dụng. Vì vậy sau khi kiểm tra chặt chẽ L/C,nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho
người nhập khẩu, nếu không đồng ý thì đề nghị người nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ sung cho đến khi hoàn chỉnh thì mới giao hàng.
(5). Sau khi tiến hành việc giao hàng,người bán lập bộ chứng từ và các điều khoản liên quan ( nếu có ) để nộp vào ngân hàng phục vụ mình chờ thanh toán .Có thể xin ứng trước tiền hàng bằng cách vay thế chấp bộ chứng từ hoặc thương lượng chiết khấu bộ chứng từ chờ ngân hàng trả tiền báo Có.
(6).Ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra các chứng từ so với các điều kiện quy định trong thư tín dụng và sự phù hợp lẫn nhau giữa các chứng từ. Ví dụ: Kiểm tra hối phiếu, hoá đơn,vận đơn ... Nếu đúng thì tiến hành đòi tiền ngân hàng mở L/C (hoặc ngân hàng được uỷ quyền trả tiền đã ghi trong thư tín dụng ).Số tiền đòi bằng trị giá hối phiếu hoặc trị giá hoá đơn, đồng thời có xác nhận chứng từ phù hợp và chỉ thị thanh toán, yêu cầu ngân hàng trả tiền xác nhận lại việc trả tiền.
(7). Khi nhận được điện và bộ chứng từ đòi tiền của ngân hàng phục vụ người bán, ngân hàng mở L/C phải kiểm tra tính chính xác phù hợp của các chứng từ. Nếu chấp nhận thì lập lệnh trả tiền theo chỉ thị của họ và báo cho họ biết. Nếu phát hiện thấy sai sót phải điện báo ngay cho ngân hàng thông báo, chờ xử lý và báo cho người mở L/C biết.
(8). Nhận được điện báo Có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất, ngân hàng thông báo báo Có cho người bán hoặc thông báo hối phiếu có kỳ hạn đã được chấp nhận thanh toán và cũng có thể nhận được thông báo về
sự từ chối của ngân hàng mở L/C.
(9).Đối với bộ chứng từ được người mua chấp nhận thanh toán, ngân hàng mở chuyển giao toàn bộ chứng từ thanh toán và giấy báo về phí tổn nghiệp vụ ngân hàng cho người mua để họ đi lấy hàng đồng thời thu hồi số tiền đã trả cho người bán.
(10). Người mua sau khi nhận được bộ chứng từ từ phía ngân hàng mở L/C, sẽ cầm bộ chứng từ để đi lấy hàng hoá. Người mua có quyền từ chối thanh toán và báo cho ngân hàng mở biết nếu thấy chứng từ không phù hợp. Trong trường hợp này, tuỳ theo mà ngân hàng mở L/C sẽ giải quyết, cơ sở pháp lý để giải quyết sự tranh chấp này là đơn xin mở L/C .
4.8. Ưu- nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Ưu điểm:
Đối với người bán:
Đảm bảo việc thanh toán do có ngân hàng mở đứng ra cam kết, do đó việc thanh toán không còn phụ thuộc vào thiện chí của người mua như phương thức chuyển tiền và nhờ thu.
Ngân hàng khống chế bộ chứng từ, vì thế không sợ mất quyền sở hữu đối với hàng hoá hoặc phí tổn vận chuyển nếu làm đúng yêu cầu.
Người xuất khẩu còn tránh được rủi ro do sự quản lý ngoại hối của người nhập khẩu vì khi làm đơn xin mở L/C, người nhập khẩu phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối cộng với biện pháp đảm bảo hối đoái trong phương thức thanh toán này, người xuất khẩu giảm được rủi ro do sự biến động tỷ giá.
Người xuất khẩu còn có thể nhận được tài trợ ngoại thương từ ngân hàng hoặc từ tài trợ của người nhập khẩu. Ví dụ: red-clause L/C hay discount L/C...
Đối với người mua:
Có thể tận dụng đựoc tín dụng của ngân hàng, từ đó giúp tránh đọng vốn do phải ký quỹ 100% nếu vận chuyển khoảng cách xa, do đó nếu có mối quan hệ tín nhiệm và lâu dài có thể giảm được tiền ký quỹ.
Đảm bảo được hàng hoá mà mình đã ký hợp đồng đúng số lượng, thời hạn giao hàng,...
Khoản ký quỹ được hưởng lãi suất.
Được hưởng tài trợ ngoại thương như việc bao thanh toán hoặc sử dụng L/C đối ứng ( reciprocal L/C ).
Được ngân hàng giúp kiểm tra bộ chứng từ, mọi sai sót chứng từ đều do ngân hàng xuất khẩu chịu trách nhiệm, do đó người nhập khẩu đã chuyển bớt rủi ro về chứng từ sang cho ngân hàng. Người nhập khẩu có thể trả một phần hoặc toàn bộ giá trị của L/C nếu bộ chứng từ đó không phù hợp với quy định của L/C, mặc dầu do sơ suất ngân hàng đã chấp nhận thanh toán.
Ngân hàng giúp kiểm tra chứng từ, nhờ đó người nhập khẩu đã đựơc đảm bảo trên giấy tờ là hàng hoá của mình được giao đúng số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng. Và họ chắc chắn chỉ phải trả tiền khi nhận được hàng, tức là họ có được sự đảm bảo của người xuất khẩu trong việc hoàn thành và thực hiện hợp đồng thương mại.
Đối với ngân hàng:
Mở rộng nghiệp vụ kinh doanh, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghiệp vụ của ngân hàng. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một dịch vụ của ngân hàng. Khi thực hiện mỗi khâu trong phương thức này, ngân hàng đều thu đựoc phí: phí mở L/C; phí bổ sung, sửa chữa L/C; phí thông báo L/C; phí xác nhận L/C. Tuy rằng những khoản phí này không nhiều ở một L/C, nhưng do số lượng L/C khá nhiều nên khoản phí này cũng góp phần đáng kể làm tăng thu nhập của ngân hàng.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Phương thức tín dụng chứng từ đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao, nắm chắc các kiến thức về thanh toán, hiểu và vận dụng linh hoạt các văn bản pháp luật của nhà nước, đồng thời phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thông qua nghiệp vụ kinh doanh, ngân hàng sẽ góp phần giúp đỡ các khách hàng xuất nhập khẩu của mình, đồng thời góp phần thúc đẩy thanh toán quốc tế phát triển.
Tóm lại, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi của cả người mua và người bán, giải quyết được mâu thuẫn, dung hoà quyền lợi các bên trong quan hệ xuất nhập khẩu. Hơn nữa, phương thức này cũng góp phần nâng cao vai trò của hệ thống ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, khắc phục được mâu thuẫn của những phương thức khác, góp phần đẩy mạnh mối quan hệ ngoại thương.
Nhược điểm:
Đối với người xuất khẩu:
Người bán đôi khi đem lại rủi ro cho chính bản thân họ. Ví dụ: không lập và nộp đủ bộ chứng từ theo quy định của L/C vào đúng thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu không đựơc thanh toán theo tín dụng chứng từ sẽ thiệt cho người bán vì thu tiền chậm trễ, đôi khi người nhập khẩu không có thiện chí trả tiền.
Việc kiểm tra chứng từ mang tính chất máy móc do đó nếu người xuất khẩu và người nhập khẩu không có thiện ý với nhau sẽ dễ tìm ra các sai sót của nhau để không thanh toán.
Ngân hàng trả tiền đặt ở nước người nhập khẩu, vì thế kéo dài thời gian thanh toán ( thời gian luân chuyển bộ chứng từ ) và phát sinh rủi ro về tỷ giá ( nếu tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ giảm thì người xuất khẩu sẽ phải chịu thiệt )
Đối với người nhập khẩu:
Khi ngân hàng kiểm tra chứng từ, ngân hàng sẽ chỉ kiểm tra sự phù hợp và đúng đắn về mặt chứng từ chứ không dựa trên hàng hoá, do đó, tiền hàng đã trả theo bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng có thể phù hợp cả về số lượng, chất lượng và thời gian, nhưng trên thực tế lại có thể không đúng như trong hợp đồng ngoại thương. Trường hợp này ngân hàng không phải chịu trách nhiệm vì chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện, điều khoản của L/C và do đó ngân hàng phải thanh toán tiền, lúc đó người mua đã bị rủi ro do bạn hàng không trung thực.
L/C là một phương pháp rắc rối, phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao so với những phương thức thanh toán khác như chuyển tiền hay nhờ thu. Phương thức này chỉ được sử dụng khi người xuất khẩu và người nhập khẩu không có độ tín nhiệm hay giá trị L/C lớn, còn khi đã là bạn hàng quen thuộc, các bên trong quan hệ hợp đồng thường sử dụng hình thức chuyển tiền hoặc nhờ thu để đỡ rắc rối và giảm chi phí.
Trong khi mở L/C, bên nhập khẩu phải ký quỹ theo một tỷ lệ % nhất định của L/C, do đó nếu L/C lớn, giá trị ký quỹ lớn, tức là vốn của người nhập khẩu bị ứ đọng. Đây là nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ so với các phương thức thanh toán khác.
Đối với ngân hàng:
Ngân hàng mở L/C: thay mặt người nhập khẩu trả tiền có điều kiện cho người xuất khẩu ( hay người được hưởng L/C để chuyển nhượng ) để người xuất khẩu tin tưởng và yên tâm giao hàng. Từ đó xuất hiện khả năng rủi ro cho ngân hàng mở.
+ Rủi ro do chính ngân hàng mở gây ra:
ã Không hoạt động theo đúng điều khoản của UCP 500 mà L/C dẫn
chiếu.
ã Thông báo bất hợp lệ và từ chối chứng từ vượt quá 7 ngày làm việc của
ngân hàng.
ã Làm mất chứng từ, chuyển giao chứng từ cho người mở, chấp nhận
thanh toán đối với bộ chứng từ không hợp lệ, không đúng quy định của
L/C.
+ Rủi ro do người mở L/C đem lại:
ã Ngân hàng không nắm được thực sự khả năng thanh toán của họ.
ã Quá trình sản xuất kinh doanh gặp rủi ro dẫn đến thua lỗ, phá sản.
Đây là loại rủi ro đem lại thiệt hại lớn nhất cho ngân hàng mở vì ngân hàng buộc phải thanh toán cho người xuất khẩu khi có bộ chứng từ hợp lệ nhưng lại không thu hồi được vốn do bị ứ đọng bởi người nhập khẩu.
Ngân hàng thông báo: ngân hàng thông báo xác nhận được mã hoá trên L/C gửi đến là đúng hoặc ngân hàng có quan hệ mã hoá với ngân hàng mở xác nhận là đúng thì ngân hàng thông báo sẽ tiến hành thông báo L/C. Rủi ro cho ngân hàng thông báo là một L/C giả ( hoặc một sửa đổi, bổ sung L/C không có hiệu lực ). Hay là khi ngân hàng quy định không thông báo L/C mà lại không gửi quy định đó cho ngân hàng mở.
ã Rủi ro do không thực hiện đúng theo UCP 500, dẫn tới việc thông báo
L/C, sửa đổi L/C, huỷ L/C quá chậm trễ.
ã Rủi ro không nhận được thanh toán của ngân hàng mở nếu ngân hàng
thông báo làm mất bộ chứng từ, hay lỗi L/C, hay do hành vi lừa đảo.
Ngân hàng xác nhận: Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn có uy tín hoặc là ngân hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay đối với ngân hàng mở, được ngân hàng mở yêu cầu xác nhận L/C và cam kết trả tiền cho người xuất khẩu và nếu người xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ của mình, do đó rủi ro đối với ngân hàng xác nhận là không nắm đựoc năng lực tài chính của ngân hàng mở, vội vàng xác nhận, vì thế có thể phải lãnh trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở do ngân hàng mở thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản.
Ngân hàng chiết khấu chứng từ, ngân hàng chấp nhận thanh toán hoặc ngân hàng thanh toán: phần lớn trên các tín dụng chứng từ có ghi rõ tên một ngân hàng thanh toán ( paying bank ) để chi trả tiền cho người bán hoặc một ngân hàng chấp nhận trả tiền các hối phiếu ( accepting bank ) hoặc cho phép chiết khấu hối phiếu trả chậm để lấy tiền ở bất kỳ một ngân hàng nào gọi là ngân hàng thương lượng ( negotiating bank ). Rủi ro của các ngân hàng này phụ thuộc chủ yếu vào thiện ý của ngân hàng mở và người nhập khẩu. Theo UCP 500, ngân hàng mở được miễn trách nhiệm thanh toán trong trường hợp bộ chứng từ có lỗi mà hầu như các trường hợp từ chối đều xuất phát từ sự thiếu thiện ý của người mở L/C. Mặc dầu điều kiện chiết khấu cho phép ngân hàng thanh toán truy đòi người xuất khẩu ( chiết khấu có truy đòi ) nhưng nếu người xuất khẩu không có đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng chiết khấu sẽ gặp rủi ro.
Các rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể gặp là:
ã Rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng như các sự kiện về thiên tai, nổi loạn, bạo động,chiến tranh.nếu ngày xuất trình chứng từ hay ngày hết hạn hiệu lực của L/C rơi vào những ngày đó, UCP 500 cho phép ngân hàng mở được miễn trách nhiệm hoàn trả.
ã Rủi ro do người nhập khẩu mất khả năng thanh toán bộ chứng từ.
ã Rủi ro do ngân hàng mở bị phá sản.
ã Rủi ro do người nhập khẩu có hành vi lừa đảo, chèn ép. Ngoài ra, rủi ro cũng có thể do chính ngân hàng mang lại, chẳng hạn như chiết khấu không theo đúng quy định của UCP 500 như đòi tiền không theo đúng quy định 7 ngày, làm mất chứng từ .
4.9. Một số điểm cần chú ý về UCP 500:
UCP-DC: Uniform custom and practice for documentary. Do phòng thương mại quốc tế ( ICC ) ban hành nhằm tiêu chuẩn hoá nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ, năm 1933 UCP đầu tiên được ban hành sau đó được sửa đổi vào các năm1954, 1963, 1974, 1983 UCP 400, 1993 UCP 500.
UCP 500 bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/1994. Cùng với các ngân hàng trên toàn thế giới, các ngân hàng nước ta và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc UCP này như văn bản pháp lý điều chỉnh thư tín dụng chứng từ giữa nước ta và nước ngoài, khi áp dụng ta cần lưu ý những điểm sau:
+ UCP là văn bản pháp lý mang tính chất tuỳ ý, các bên muốn áp dụng thì phải dẫn chiếu vào hợp đồng mua bán và L/C.
+ UCP 500 nếu có xung đột trong tranh chấp và các nguồn luật quốc gia thì áp dụng luật quốc gia trước, sau đó áp dụng UCP 500.
+ UCP 500 ra đời sau không có tác dụng huỷ bỏ các UCP trước đó.
Các bản UCP tồn tại độc lập với nhau và các bên muốn sử dụng bản nào của UCP thì sẽ phải nêu số hiệu của bản đó. Khi áp dụng UCP các bên không nhất thiết phải tuân thủ mọi nội dung của UCP mà có thể quy định khác đi và phải được ghi rõ trên L/C thì mới có gía trị pháp lý. Ví dụ: điều 33a UCP 500 quy định các ngân hàng sẽ chấp nhận những chứng từ vận tải có ghi cước, hoặc phí vận tải chưa được trả nếu không có quy định khác trên L/C. Còn nếu L/C quy định cước phí phải trả trước thì chứng từ vận tải trên được coi là không hợp lệ.
+ UCP 500 do ICC xuất bản bằng tiếng Anh mới có gía trị pháp lý thực hiện và giải quyết các tranh chấp, các bản dịch chỉ có ý nghĩa tham khảo.
+ UCP chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM.
Hoạt động kinh tế quốc tế nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. Chỉ có thông qua hoạt động kinh tế quốc tế, chúng ta mới thu được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước. Qua đó chúng ta mới có thể phát huy được tiềm năng, thế mạnh của đất nước, đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ hiện đại của các nước công nghiệp phát triển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Kinh tế quốc tế mở rộng dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc tế vừa về chất, vừa về lượng là một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế như thanh toán xuất nhập khẩu, các giao dịch trên thị trường vốn quốc tế...
Để hiểu rõ hơn về tình hình thanh toán quốc tế trong giai đoạn hiện nay, những khó khăn và định hướng phục vụ, trước hết chúng ta hãy phân tích sơ bộ về xu thế, tiềm năng cũng như sự chuyển dịch thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây.
Trong những năm đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã được đổi mới và đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Chính sách nhà nước độc quyền về ngoại thương bị bãi bỏ, nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu; giảm mạnh việc quản lý theo hạn ngạch, thu hẹp tối thiểu diện mặt hàng cấm nhập, cấm xuất; bãi bỏ các thủ tục phiền hà trong xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tham quan du lịch, môi giới, hợp tác và liên doanh; xoá bỏ chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương.
Trong việc chuyển hướng mặt hàng xuất khẩu, chúng ta đã gặt hái được những thành công lớn. Chỉ riêng 7 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất là dầu thô, dệt và may mặc, giày dép, gạo, thuỷ sản, cà phê và hàng điện tử đã đem lại nguồn thu lớn trên dưới 6,5 tỷ USD mỗi năm hiện nay.
Xét về cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, nếu như kim ngạch buôn bán với thị trường Châu Âu năm 1989 chiếm 58,88% và năm 1990 còn chiếm 55,38% tổng kim ngach xuất nhập khẩu của cả nước thì năm 1994 giảm xuống còn 16% và liên tục giảm, cho đến năm 1997 khi Việt Nam đã quen dần với thị trường Tây Âu thì tỷ lệ này đã tăng lên 20%. Bên cạnh đó, với chính sách mở cửa của nhà nước ta, với việc bãi bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước được tiến hành khá suôn sẻ và tốt đẹp mà thành công gần đây nhất là hiệp định thương mại Việt-Mỹ, kim ngạch buôn bán xuất nhập khẩu của nước ta dần chuyển từ thị trường các nước XHCN cũ sang thị trường Hoa Kỳ và các nước có nền kinh tế phát triển như Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản,...
Như vậy hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây chủ yếu được trao đổi với các nước TBCN theo phương thức sòng phẳng trong quan hệ thanh toán, điều này dẫn tới việc thanh toán quốc tế cũng phải chuyển hướng theo để phục vụ.
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM.
Trong quá trình đổi mới và hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng có những thay đổi và cải tiến trong các loại hình sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung ứng nói chung. Riêng về thanh toán quốc tế, ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng một số phương thức thanh toán sau:
Nhờ thu.
Nhờ thu là một phương thức thanh toán mà người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó.
Đây là một phương thức thanh toán mà hầu hết các ngân hàng có nghiệp vụ thanh toán quốc tế như Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương,... hay một số ngân hàng ngoài quốc doanh như Ngân hàng Đông Á,Citibank,.. đều sử dụng và các ngân hàng luôn có những cải cách sao cho trình tự tiến hành nghiệp vụ ngày càng đơn giản mà vẫn đảm bảo được yêu cầu an toàn và có lợi nhuận trong kinh doanh. Ví dụ: đối với Ngân hàng công thương Việt Nam, để thanh toán bằng hình thức nhờ thu hàng xuất khẩu, sau khi giao hàng, bạn chỉ cần mang chứng từ đến Ngân hàng công thương Việt Nam kèm theo giấy yêu cầu nhờ thu ghi chi tiết về loại nhờ thu ( thanh toán ngay-D/P hay chấp nhận-D/A ), số tiền, loại tiền, tên-địa chỉ của người trả tiền và tên-địa chỉ ngân hàng của người trả tiền, thời hạn thanh toán đối với D/A. Ngân hàng sẽ có trách nhiệm gửi bộ chứng từ đi nhờ thu và chuyển tiền cho bạn khi được ngân hàng phục vụ người nhập khẩu thanh toán.
Để nhờ thu hàng nhập khẩu qua Ngân hàng công thương Việt Nam, bạn chỉ cần đưa Ngân hàng công thương Việt Nam vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương. Theo đó, ngân hàng của người xuất khẩu sẽ gửi chứng từ đến Ngân hàng công thương Việt Nam nhờ thu. Để lấy được bộ chứng từ để đi nhận hàng, bạn cần thanh toán ( nếu là nhờ thu D/P ) hoặc chấp nhận thanh toán ( nếu là nhờ thu D/A ). Ngân hàng sẽ trích tài khoản tiền gửi, tài khoản ký quỹ hay tài khoản tiền vay của bạn để thanh toán cho người xuất khẩu.
Chuyển tiền.
Chuyển tiền là phương thức thanh toán mà trong đó khách hàng ( người trả tiền ) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng ) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu và thường là khâu cuối cùng trong các phương thức thanh toán khác.
Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có một hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ, ngoài ra một số ngân hàng lớn như Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam,... đã gia nhập hệ thống thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu ( SWIFT ), có thể liên hệ nhanh chóng với hơn 6000 ngân hàng và tổ chức tài chính trên thế giới.
Đặc biệt với ngân hàng ngoại thương Việt Nam ( VCB ) thông qua mang SWIFT được coi như trung tâm thanh toán ngoại tệ của các ngân hàng tại Việt Nam. Năm 1999 là năm thứ 4 liên tiếp VCB được công nhận là ngân hàng có chất lượng thanh toán tốt nhất với tỷ lệ trên 95% điện được hoàn toàn xử lý tự động với độ an toàn và bảo mật cao.
Các phương thức chuyển tiền cũng được đa dạng hoá bằng SWIFT, liên ngân hàng và Moneygram. Chuyển tiền bằng SWIFT nhanh, với chất lượng cao, chính xác ( theo sự đánh giá của ngân hàng nước ngoài, chất lượng giao dịch qua mạng SWIFT của VCB Việt Nam đạt 98% chính xác và nhanh chóng ), phí cạnh tranh, chuyển tiền Moneygram chủ yếu cho dịch vụ chuyển tiền kiều hối với ưu điểm của dịch vụ này là nhanh, thuận tiện và an toàn cao.
Nếu chuyển tiền do thân nhân hoặc bạn chuyển về cho bạn, bạn có thể rút bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ đã được chuyển từ nước ngoài về. Còn nếu ngoại tệ được chuyển để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ xuất khẩu, theo quy định về quản lý ngoại hối, trong vòng 15 ngày kể từ ngày ngoại tệ được ghi Có vào tài khoản của bạn, 50% số tiền sẽ chuyển sang đồng Việt Nam.
Ghi sổ.
Với hình thức này, người bán mở một tài khoản ( hoặc một quyển sổ ) để ghi nợ người mua sau khi người bán hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ ( tháng, quý hay nửa năm ) người mua trả tiền cho người bán.
Đây là phương thức thanh toán thường được áp dụng trong thanh toán nội địa, nếu có áp dụng trong thanh toán quốc tế thì áp dụng đối với tiền gửi bán hàng ở nước ngoài. Trong phương thức này chỉ có hai bên tham gia thanh toán là người bán và người mua, không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán mà ngân hàng chỉ tham gia khi hết một định kỳ ( tháng, quý hay nửa năm ), người mua ( hay là người làm đại lý bán hàng ở nước ngoài ) trả tiền hàng cho người bán qua phương thức chuyển tiền.
Phương thức tín dụng chứng từ.
Đây là phương thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ở các ngân hàng thương mại Việt Nam, giá trị thanh toán L/C liên tục tăng mạnh trong các năm qua và chiếm tỷ lệ lớn trong thanh toán quốc tế- xấp xĩ 90%. Có thể nói, bất cứ ngân hàng nào có thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế đều có sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Có những lúc, do ưu thế của việc chi phí thấp và thanh toán nhanh gọn của phương thức chuyển tiền và nhờ thu nên khách hàng chuyển sang thanh toán theo hai phương thức đó. Tuy nhiên, trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực những năm 1997, 1998, để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, phương thức tín dụng chứng từ lại thường được sử dụng bất chấp chi phí cao và thủ tục phiền hà.
Những loại L/C mà các ngân hàng thương mại Việt Nam thường mở là những loại L/C thông dụng nhất như L/C không huỷ ngang, L/C không huỷ ngang có xác nhận. Đôi khi, có ngân hàng cũng mở các loại L/C huỷ ngang hay L/C giáp lưng nhưng số lượng rất hạn chế, thậm chí hầu như không có. Nguyên nhân thường là do khách hàng không hiểu hết tác dụng của các loại L/C đặc biệt, sự rủi ro đối với các loại L/C này mà về phía ngân hàng, các nhân viên cũng không có điều kiện để giải thích và tư vấn cho khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có những nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ như chiết khấu bộ chứng từ, cho vay ứng trước bộ chứng từ trong những trường hợp khách hàng có nhu cầu về vốn trước ngày thanh toán. Những nghiệp vụ này một mặt làm tăng lợi nhuận và làm tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng, mặt khác tạo điều kiện cho khách hàng trong những lúc gặp khó khăn về vốn, từ đó tạo được mối quan hệ với khách hàng.
ĐÁNH GIÁ.
Điểm qua hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, nổi lên một số tồn tại chính là:
+ Công nghệ thanh toán của các ngân hàng còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Ngoài một số ngân hàng lớn và có uy tín như Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương và một số ngân hàng nước ngoài hay ngân hàng liên doanh là luôn có những cố gắng trong đổi mơí và trang bị các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế, hầu hết những ngân hàng còn lại đều chưa có sự đầu tư đúng mức cho máy móc công nghệ hiện đại.
+ Chất lượng nghiệp vụ thanh toán chưa cao, sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa đáp ứng hết đòi hỏi của khách và đòi hỏi của thương mại quốc tế trong tình hình hiện nay. Trong điều kiện thương mại quốc tế ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc đa dạng hoá cung cấp các sản phẩm thanh toán quốc tế mới là rất cần thiết.
+ Tình trạng sử dụng mở L/C trả chậm như kênh tạo tiền nhập khẩu hàng hoá, quản lý kém hiệu quả đã tạo nên gánh nặng công nợ cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nói đến tồn tại trong thanh toán quốc tế thời gian qua ở các ngân hàng thương mại, không thể không nói đến tình trạng mở L/C trả chậm một cách tràn lan, kém hiệu quả. Tuy nhiên, thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ra quyết định số 711/ 2001/ QĐ-NHNN ngày 25/5/2001 về việc ban hành quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm. Theo quy chế này, doanh nghiệp được ngân hàng xem xét mở L/C trả chậm ngắn hạn ( thời hạn một năm ) khi có đủ các điều kiện bao gồm: có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết theo quy định của ngân hàng; có cam kết bằng văn bản về lịch chuyển tiền cho ngân hàng dể ngân hàng thanh toán cho nước ngoài ( lịch chuyển tiền này phải phù hợp với nghĩa vụ của ngân hàng cho nước ngoài đối với L/C sẽ mở ); không vi phạm cam kết chuyển tiền thanh toán đối với các L/C trả chậm được mở trước đó; có đảm bảo hợp pháp ( bằng một hoặc nhiều hình thức như ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản hoặc được bên thứ ba bảo lãnh ); đáp ứng được điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn do thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định.
Để được mở L/C trả chậm trung dài hạn ( thời hạn trên một năm), ngoài các điều kiện trên, doanh nghiệp còn phải có văn bản của Ngân hàng nhà nước xác nhận đã dăng ký vay trả nợ nước ngoài. Nếu đảm bảo mở L/C bằng hình thức ký quỹ, doanh nghiệp không được ký quỹ bằng vồn vay ngân hàng hoặc các khoản vốn đang được ngân hàng bảo lãnh. Những quy định này phần nào làm giảm bớt rủi ro cho các ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ đầy rủi ro này.
+ Vấn đề các mức phí mà các ngân hàng Việt Nam quy định cũng còn nhiều bất cập. Các ngân hàng quy định mức phí tối đa và tối thiểu cho mỗi lần giao dịch, do đó nếu số giao dịch không tăng lên trong khi giá trị thanh toán tăng lên thì cũng không làm cho doanh thu của ngân hàng tăng lên được mà hơn nữa, với giá trị của mỗi giao dịch lớn hơn so với trước, khi xảy ra rủi ro thì trách nhiệm của ngân hàng là rất lớn.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM.
Thanh toán quốc tế- một lĩnh vực hoạt đọng rất phong phú và đa dạng nhưng cũng đầy phức tạp. Đây là một hoạt đọng không chỉ liên quan đến các đối tác trong nước mà còn gắn với các đối tác nước ngoài. Trong những năm qua, công tác thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng được hoàn thiện và nâng cao hơn và trong các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng thì phương thức tín dụng chứng từ chiếm khoảng 90% giá trị thanh toán. Tuy nhiên, vẫn có những tồn tại và hạn chế trong quá trình thực hiện, đòi hỏi những giải pháp cụ thể, phù hợp để công tác thanh toán quốc tế ở các ngân hàng nước ta được nâng cao cả về chất lẫn về lượng, đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn cầu hoángày càng mạnh mẽ. Trong bài viết này em xin nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ở Việt Nam hiện nay mà trên phương diện nào đó, những biện pháp này cũng góp phần nâng cao chất lượng của các nghiệp thanh toán
quốc tế nói chung.
Nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán.
Trong thanh toán hàng nhập khẩu.
+ Tiến hành thẩm định để nắm vững tình hình khách hàng : nguy cơ người nhập khẩu không thanh toán được lô hàng nhập khẩu hoặc bị phá sản sẽ mang lại rủi ro lớn cho ngân hàng đây chính là một khó khăn lớn của phương thức tín dụng chứng từ. Vì vậy, cần nắm vững tình hình tài chính và khả năng thanh toán của người nhập khẩu để tránh những tổn thất không đáng có cho ngân hàng. Chẳng hạn, về mặt tài chính, các ngân hàng cần tiến hành kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán bởi nó phản ánh khối lượng giao dịch cũng như quy mô kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần dựa vào bản kết quả lổ lãi để xác định hiệu quả kinh doanh. Đồng thời cần thiết phải căn cứ vào bảng tổng kết tài sản để xác định hai yếu tố quan trọng là sự biến động về quy mô nguồn vốn và quy mô vốn, khả năng thanh toán của đơn vị.
+ Xác định mức ký quỹ hợp lý: ngân hàng nên xem xét xác định tỷ lệ ký quỹ mở L/C là một chiến lược kinh doanh để hấp dẫn khách hàng, vấn đề còn lại là ngân hàng phải xác định hạn mức tín dụng cấp cho ngân hàng là bao nhiêu và dựa trên cơ sở nào.
Về phía ngân hàng, cần thiết phải có sự gắn bó mật thiết giữa hai phòng tín dụng và thanh toán quốc tế vì việc xác định hạn mức tín dụng cho các khách hàng mở L/C sẽ do các cán bộ tín dụng xem xét. Đây cũng phải là những cán bộ có trình độ cao bởi chính những cán bộ này sẽ là người xác định hạn mức tín dụng là bao nhiêu cho từng khách hàng để đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị khách hàng vừa đảm bảo giảm rủi ro cho ngân hàng. Về phía khách hàng, khi xem xét mức ký quỹ của họ, ngân hàng cần phải dựa trên các yếu tố như: uy tín và khả năng thanh toán của người nhập khẩu, khả năng tiêu thụ sản phẩm của người nhập khẩu hay tỷ lệ lạm phát. Đối với từng loại L/C khác nhau thì mức ký quỹ cũng khác nhau, với L/C trả chậm thì mức ký quỹ thường cao hơn L/C trả ngay do rủi ro về thanh toán cao hơn.
Trong thanh toán hàng xuất khẩu.
Lúc này, ngân hàng có thể đóng vai trò là ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu hay ngân hàng xác nhận tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
+ Với tư cách là ngân hàng thông báo : khi đó, ngân hàng là người cung ứng dịch vụ và thu phí, không bị ràng buộc vào trách nhiệm phải thanh toán. Do vậy, mọi hoạt động của ngân hàng cần tuân thủ đúng theo điều 7 của UCP 500.
+ Với tư cách là ngân hàng xác nhận: ngân hàng chỉ xác nhận L/C khi :
Ngân hàng mở thể hiện được khả năng thanh toán của mình, chẳng hạn như cho phép ghi nợ tài khoản của nó.
Ngân hàng mở đã ký quỹ đủ số tiền của L/C.
+ Với tư cách là ngân hàng chiết khấu: khi đó ngân hàng cần phải nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị của đất nước người nhập khẩu để quyết định chiết khấu bộ chứng từ, xem xét kỹ các yếu tố trước khi đưa ra quyết định chiết khấu, ví dụ như: uy tín và khả năng thanh toán của người nhập khẩu, khả năng thanh toán của ngân hàng mở, mối quan hệ giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu, tuân thủ đúng các quy định của UCP...
Đa dạng hoá các loại hình L/C được mở.
Như đã nói, việc các ngân hàng sử dụng các loại L/C đặc biệt với các điều khoản ưu đãi đi kèm là rất hạn chế. Do đó, việc đa dạng hoá các loại hình L/C được mở để tận dụng các đặc điểm có lợi của các L/C đặc biệt là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
L/C có thể chuyển nhượng.
Loại L/C này được áp dụng rất rộng rãi và phổ biến trong thanh toán quốc tế và nhất là khi hoạt động mua bán thông qua trung gian ở nước ta cũng đang phát triển. Vì thế, các ngân hàng nên tích cực nghiên cứu và áp dụng để đa dạng hoá sản phẩm phục vụ và bắt kịp với hoạt động thanh toán quốc tế của thế giới.
L/C giáp lưng.
Thường thì khách hàng yêu cầu ngân hàng mở L/C giáp lưng trên cơ sở lấy L/C gốc làm vật thế chấp hoặc sự đảm bảo cho việc thanh toán L/C giáp lưng để tiết kiệm tiền ký quỹ. Thế nhưng việc thanh toán cho người cung cấp ( người hưởng lợi L/C giáp lưng ) được tiến hành trước, ngân hàng mở L/C giáp lưng phải tài trợ cho người mở trong thời gian chưa được ngân hàng mở L/C gốc thanh toán. Do đó, trong trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C giáp lưng thì ngân hàng cũng phải lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Vậy nên cần phải tìm hiểu kỷ L/C gốc để phát hiện kịp thời những điểm bất hợp lý trong các điều khoản, điều kiện của nó. L/C gốc càng đơn giản càng tốt để nó không chứa đựng quá nhiều chi tiết liên quan đến chứng từ và mô tả hàng hoá. Điều này có thể giúp giảm bớt nguy cơ là ngân hàng mở L/C gốc khiếu nại hoặc phát hiện ra điểm sai khác do sự khác nhau trong cách giải thích hoặc làm rõ nghĩa mà ngân hàng mở L/C giáp lưng không nhận thấy.
L/C tuần hoàn.
Việc mở L/C tuần hoàn vừa mang lại lợi ích cho ngân hàng như được thu phí, tăng lợi nhuận do đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tạo được thiện cảm và uy tín đối với khách hàng. Đối với khách hàng việc mở L/C tuần hoàn sẽ đáp ứng được yêu cầu nhập hàng thường xuyên có số lượng lớn, tiết kiệm được chi phí mở L/C và tiền ký quỹ, không tốn nhiều thời gian và công sức để mở nhiều lần L/C.
Xây dựng chính sách khách hàng.
Chính sách khách hàng phải là một trong những chính sách quan trọng và cần thiết đối vói các ngân hàng thương mại Việt Nam và phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc xứng đáng bởi vì đây là một chính sách quan trọng trong chiến lựơc cạnh tranh của các ngân hàng trong khi các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã thực hiện thì các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa có sự quan tâm thấu đáo đến vấn đề này. Để làm được điều này, về lâu dài, cần thiết phải xây dựng một trung tâm thông tin và nghiên cứu thị trường. Nhiệm vụ của trung tâm này là cung cấp một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ những thông tin cần thiết về khách hàng mà các phòng ban yêu cầu. Còn trước mắt, các ngân hàng phải tích cực tiếp xúc với các khách hàng, nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh và nhu cầu của họ, đồng thời tiến hành quảng bá cho các dich vụ ngân hàng và động viên hợp tác. Các chính sách khách hàng cần xây dựng có thể là phân loại khách hàng hay xây dựng và đẩy mạnh công tác tư vấn khách hàng.
Đổi mới công nghệ ngân hàng.
Sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Trong điều kiện hiện nay, các phương thức thanh toán truyền thống đã và đang được thay thế bởi các phương thức thanh toán mới, trong đó nổi bật lên là phương thức thanh toán điện tử. Do vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam nên quan tâm đến việc tăng cường đổi mới công nghệ theo các tiêu chuẩn quốc tế với trang thiết bị hiện đại và có trình độ tự động hoá cao, nhằm phục vụ ngân hàng tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Trước hết, đó là việc củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng cho tin học ngân hàng, bao gồm thiết bị, phần mềm, kỹ năng vận hành theo kịp trình độ thế giới.
Đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là một hoạt động có độ an toàn cao, ít chứa đựng các yếu tố rủi ro nhưng không phải là không có. Các rủi ro này có thể là từ phía ngân hàng hoặc từ phía khách hàng. Tuy nhiên, dù là rủi ro từ phía khách hàng thì nó cũng chính là yếu tố tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng vì ngân hàng là người tài trợ cho hoạt động của họ. Vì vậy, đảm bảo an toàn trong thanh toán quốc tế là một trong những giải pháp quan trọng không thể thiếu.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên.
Trang bị cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho công tác thanh toán theo hướng cố gắng trang bị cho mỗi thanh toán viên một máy tính để tiến hành xử lý nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cũng cần tuyển thanh toán viên có trình độ và kiến thức sâu về thanh toán quốc tế vào làm việc trong các phòng thanh toán. Để có thể tiếp cận được với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn ngân hàng cao, nghĩa là có đầu vào đủ có thể đảm đương được công việc của phòng thanh toán quốc tế thì các ngân hàng cần phải có chiến lược thu hút những sinh viên giỏi, có tiềm năng của các trường đại học có chuyên ngàng ngân hàng. Có thể thông qua việc thường xuyên có những cuộc hội thảo với sinh viên, qua đó định hướng cho sinh viên phấn đấu hoặc thông qua đó tiếp thu những đánh giá và sáng kiến của sinh viên. Cũng có thể cấp những học bổng định kỳ cho những sinh viên giỏi của các trường đại học để qua đó phát hiện nhân tài cho ngân hàng.
Cử cán bộ thanh toán đi học các lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ, mời các chuyên gia trong và ngoái nước đến để hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ của các thanh toán viên, bởi trong các giao dịch thanh toán ngày nay phần lớn đều sử dụng tiếng Anh. Tiến hành kết hợp đào tạo tại chổ và đào tạo tại nước ngoài để tăng thêm kiến thức thực tiển trên thế giới, đóng góp cho sự phát triển của hệ thông ngân hàng thương mại Việt Nam.
Năng động trong tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Cán bộ thanh toán cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Tìm mọi cách để mở rộng mối quan hệ giao dịch trên thị trường truyền thống, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường truyền thống, đồng thời tìm hiểu và tìm mọi cách xâm nhập vào thị trường mới. Cần phải đa dạng hoá cả về số lượng lẫn chất lượng khách hàng.
Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để hiểu được mặt mạnh và yếu của đối thủ, trên cơ sở các thông tin đó, xây dựng chiến lược về sản phẩm và giá cả sao cho phù hợp, nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, đây có thể coi là một trong những nhân tố khá quan trọng để mở rộng thị trường.
KẾT LUẬN
T
rong xu thế của tiến trình hội nhập khu vực và thế giới đang diễn ra hàng ngày hàng giờ mà cụ thể là sự phát triển không ngừng của hoạt động ngoại thương thì công tác thanh toán quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu công tác thanh toán quốc tế được thực hiện tốt thì uy tín của các công ty xuất nhập khẩu, của các ngân hàng nói riêng và của Việt Nam nói chung sẽ được nâng cao trên chính trường quốc tế.Với tầm quan trọng như vậy, thanh toán quốc tế cần phải được hiểu và được sử dụng hợp lý linh hoạt để có thể phát huy hết những lợi thế của mình.
Vấn dề thanh toán quốc tế không phải là vấn đề mới, song có không ít người còn chưa hiểu một cách hoàn toàn chính xác về nó.Thông qua đề án này em muốn khái quát lại những vần đề cơ bản về thanh toán quốc tế cũng như việc thực hiện thanh toán quốc tế ở Việt Nam trong thời gian qua, qua đó mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế trong thời gian tới.
Tuy nhiên, với lượng kiến thức có hạn đề án này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự đánh giá phê bình của các thầy giáo, cô giáo để đề án này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô giáo Phạm Hồng Vân- người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương. ( PGS. Đinh Xuân Trình- Đại học ngoại thương.)
Giáo trình thanh toán & tín dụng quốc tế.( Trường cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng, khoa Ngân hàng-Trường ĐH KTQD, PGS. Phan Quang Tuệ chủ biên- 1993.)
Tạp chí thông tin tài chính: Số 20.
Tạp chí ngân hàng: số 8/2000, số 9/2000.
Tạp chí ngoại thương: số 20/2000, số 25/2000, số 11/2001.
Công báo: số 25-8/7/2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0685.doc