Qua phân tích thực trạng dân số và ảnh hưởng của nó đến thị trường lao động em nhận thấy: Yếu tố con người phải được coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển. Chiến lược và các chính sách dân số có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và thị trường lao động nói riêng. Từ thực trạng dân số thấy được các tác động trước mắt cũng như để dự báo và có chính sách phát triển nguồn nhân lực trong tương lai để đáp ứng được các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời qua đó Nhà nước có các chính sách để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phát triển của dân số và nguồn nhân lực.
Mặt khác, khẳng định phát triển thị trường lao động đúng hướng là vấn đề cấp bách nhằm giải phóng mọi tiềm năng lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và thực hiện thành công các mục tiêu lao động việc làm đặt ra trong thời kỳ tới. Lao động Việt Nam có thể có trở thành nguồn lực quyết định sự thành công trong tham gia vào hội nhập quốc tế hay là rào cản cho tiến trình đuổi kịp các nước tiên tiến, điều đó phụ thuộc vào ý chí vươn lên của dân tộc, của từng doanh nghiệp, từng người dân Việt Nam.
49 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng dân số và ảnh hưởng của nó đến thị trường lao động Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a theo trình độ
Sơ cấp/chứng chỉ
CNKT không bằng
CNKT có bằng
THCN
CĐ,ĐH trở lên
Cả nước
80,38
19,62
3,33
3,85
4,42
3,85
4,16
Nữ
84,33
15,67
2,58
2,49
2,52
4,22
3,86
ĐBSH
75,21
24,67
4,10
5,40
3,86
4,91
6,51
Đông Bắc
84,76
15,24
2,42
1,63
2,70
5,20
3,28
Tây Bắc
90,18
9,82
1,23
0,89
1,63
3,83
2,25
BTB
81,11
18,89
6,24
3,36
2,25
4,17
2,87
DH NTB
81,18
18,82
1,74
6,39
2,72
3,46
4,52
Tây nguyên
86,26
13,74
1,26
3,19
1,84
4,28
3,19
ĐNB
68,19
31,81
4,14
3,90
14,41
3,33
6,04
ĐBSCL
88,60
11,40
2,27
3,29
1,79
2,24
1,96
Nguồn: Tổng điều tra về lao động- việc làm1/7/2002.TTTT- Thống kê Lao động- Xã hội
Trình độ học vấn của dân số trong học vấn đã tăng lên, nhưng có sự chênh lệch rất đáng kể giữa các vùng. Tỷ lệ biết chữ chung cả nước năm 2001 là 96,2% trong đó cao nhất là vùng ĐBBB là 99,4%; BTB là 98,6% và ĐNB…TB ít nhất là 76,5% người biết chữ, chưa biết chữ gấp 7,5 lần trung bình cả nước. Số tốt nghiệp trung học trở lên cao nhất là ĐBSH chiếm gần 23,5% trong tổng LLLĐ của vùng. Tuy nhiên đây lại là vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước. Xét theo giới, trình độ học vấn của LLLĐ nữ thấp hơn so với nam giới từ trình độ tốt nghiệp tiểu học trở lên, các tỷ lệ nam giới đều cao hơn so với nữ, nhất là tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học trở lên, các tỷ lệ nam giới đều cao hơn so với nữ, nhất là tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học thể hiệ qua biểu trên
b. Cơ cấu LLLĐ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật(CMKT).
Lao động có trình dộ CMKT tăng nhưng giữa đào tạo dài hạn và ngắn hạn không hợplý. Tính đến năm 2000 số lao dộng có trình độ CMKT cả nước chiếm 15,51%, (nữ chiếm 15,67%) tổng LLLĐ so với năm 1996 tăng bình quân trên 7% năm. Trong tổng số lao động trình độ CMKT, công nhân có bằng trở lên chiếm11,73%; tăng 3,3% so với năm 1996. Cả nước hiện chỉ có 9000 công nhân lành nghề.
Nhìn chung trong thời kỳ 1996-2000, lao động có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học tăng mạnh nhất, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lao động kỹ thuật.
Bảng 17: Tỷ lệ lao động của trình độ cao đẳng, đại học trở lên (ĐH)-trung học chuyên nghiệp (THCN)-công nhân kỹ thuật(CNKT)
Chỉ tiêu
1979
1989
1995
2000
2002
CĐ,ĐH và trên ĐH
1
1
1
1
1
THCN
2,25
1,68
1,6
1,31
0,93
CNKT
7,1
2,3
3,6
4,8
1,06
Nguồn: Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra lao động việc làm qua các năm.
Qua biểu trên ta thấy xu hướng cho thấy sự thiếu hụt lớn về lao động kỹ thuật dẫn đến tình trạng thừa thày, thiếu thợ. Mà cơ cấu lao động hợp lý phải là 1:4:10. Mặc dù trình độ học vấn tương đối cao, song trình độ CMKT của LLLĐ Việt Nam lại rất thấp. Tính chung cả nước chỉ chiếm 19,62% năm 2002, riêng nữ chỉ có 15,67 %.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ giữa lao động thành thị và nông thôn đều có khuynh hướng tăng song quy mô và tốc độ tăng của khu vực thành thị lớn hơn hẳn so với khu vực nông thôn và tiếp tục gây bất lợi cho khu vực này. Đến năm 2000, tỷ lệ này ở nông thôn khoảng 2,77 triệu người chiếm 40 % tổng lao động kỹ thuật trong cả nước và chiếm khoảng 9,2% so với lao động nông thôn. Tốc độ tăng bình quân khoảng 3% một năm trong cả thời kỳ 1996-2000.Tổng số lao động kỹ thuật ở khu vực thành thị chiếm 60% tổng lao động kỹ thuật trong cả nước, chiếm 36,90% tổng LLLĐ thành thị. Tốc độ tăng khoảng 9,31% /năm.
Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của LLLĐ có sự khác biệt lớn giữa các vùng được thể hiện qua biểu 2002. Năm 2002, vùng Trung nam bộ có tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất là 31,81 %, tiếp đến là ĐBSH là 24,19%, BTB là 18,89%, thấp nhất là Tây Bắc là 9,82%, các vùng còn lại dao động từ 12% đến 15%.
5. Lao động khoa học kỹ thuật.
a. Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế công nghệ và tri thức với quá trình hội nhập quốc tế, một trong những chỉ số quan trọng của LLLĐ là đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Thời kỳ 1989-1999, số người có trình độ ĐH trở lên tăng nhanh từ 741000 lên 1.346.000 người, trong đó có 17.200 thạc sĩ và 11.300 tiến sĩ. Hiện nay có hơn 4500 cán bộ làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu triển khai (R&D) và khoảng 200.000 người làm việc trong các trường ĐH, CĐ. Số cán bộ R&D tính trên dân số của Việt Nam đạt tỷ lệ 4/10.000 dân, cao hơn ấn Độ (1,1), Trung Quốc (2,5), tương đương với Malaysia, nhưng thấp xa so với Singapore (400), Hàn Quốc (47), Nhật Bản (81)…
b. Cấu trúc theo trình độ đào tạo của cán bộ khoa học, công nghệ cho thấy bình quân 1 tiến sĩ thì có 17 thạc sĩ và 51 ĐH. Cấu trúc ngành nghề đào tạo ĐH, CĐ cho thấy quy mô đào tạo các chuyên ngành khoa học-công nghệ có xu hướng tăng nhưng còn quá ít: nông nghiệp 8,1%, kinh tế và QLNN 10,3%, GD-ĐT 43,8%, Y dược chỉ có 15,4%.
Đội ngũ cán bộ khoa học có tiềm năng trí tuệ cao, tiếp thu nhanh tri thức mới nhưng còn thiếu liên kết, thiếu tinh thần hợp tác và rất thiếu cán bộ đầu đàn, cán bộ kinh tế, quản lý, tài chính, ngân hàng, những công trình sư, nhà công nghệ, kỹ sư thực hành giỏi và chuyên môn sâu.
c. Phân bố sử dụng cán bộ KHCN còn nhiều bất hợp lý: các cơ quan hành chính sự nghiệp chiếm quá nhiều quá nhiều 63,7%, trong đó GD 43%, các ngành SXKD chỉ có 32,7% (mà Thái Lan 58,2%, Hàn Quốc 48%, Nhật Bản 64,4%). Trong số cán bộ có trình độ ĐH trở lên 94% tập trung chủ yếu ở các trường ĐH, các cơ quan Trung ương và hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Với một nước nông nghiệp chủ yếu 75% dân số nông thôn, 63% lao động nông nghiệp. Cơ cấu lao động như vậy sẽ tạo ra những phân mảng lớn về TTLĐ giữa các khu vực, các cấp dẫn đến sự chia cắt của TTLĐ.
6. Di chuyển lao động trên thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam tác động lên TTLĐ theo quy luật cung cầu và giá trị sức lao động đã làm xuất hiện dòng di chuyển lao động giữa các khu vực trong nền kinh tế. Dòng di chuyển chủ yếu là dòng di chuyển lao động nông thôn đi xây dựng vùng kinh tế mới, dòng di chuyển nông thôn- đô thị, dòng di chuyển lao động từ Bắc vào Nam và nhất là dòng di chuyển lao động có trình độ cao từ khu vực kinh tế Nhà nước sang các khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt là dòng di chuyển lao động ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tức xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một trong những hướng đi cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Trong thập niên 90 chúng ta đã đưa gần 90.000 người đi làm việc tại khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, thấp hơn nhiều so với 30.000 trong thập niên 80. Mang lại cho Nhà nước khoảng 700 triệu USD mỗi năm, đồng thời tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng đầu tư tạo việc làm mới. Hiện nay, cùng với việc đa dạng hoá TTLĐ, đa dạng hoá ngành nghề xuất khẩu lao động đã thực hiện đa dạng hoá hình thức và thành phần xuất khẩu lao động: cung ứng lao động và chuyên gia; hợp tác liên doanh; nhận thầu công trình; thí điểm cho một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia hoạt động xuất khẩu lao động. Từ năm 1999, nhiều thị trường cũ đã được phục hồi đồng thời mở thêm được một số thị trường mới. Thực hiện giải pháp mở rộng ổn định các thị trường đã có: Nhật bản, Đài Loan, Hàn quốc, lao động trên biển … mở các nhóm nghề mới do đó số lượng lao động đi tăng. Tập trung mọi giải pháp, mọi nguồn lực để mở thị trường mới như Malaysia, có bước đi phù hợp, có sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành hữu quan từ cấp tỉnh, thành phố; từ Trung ương đến địa phương. Tổ chức quán triệt chỉ thị 41/CT-TW của Bộ Chính trị và NĐ số 152/1999 NĐ-CP của Chính phủ vào cuộc sống. 35 tỉnh, thành phố có kế hoạch triển khai và chỉ đạo cụ thể đã giới hạn được tối đa cò mồi, lừa đảo. Mô hình chỉ đạo liên thông xuất khẩu lao động ở Hải Dương, Phú Thọ đang được các tỉnh áp dụng. Với sự đổi mới trên đã đưa 46.000 người đi làm việc ở nước ngoài năm 2002, vượt 15 % kế hoạch nâng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 31 vạn người, thu nhập của họ đạt 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên, công tác xuất khẩu lao động còn nhiều bất cập, chất lượng nguồn nhân lực thấp, số chuyên gia đi chưa đáng kể, nhiều doanh nghiệp xuất khâủ lao động vẫn vi phạm về thu phí, tổ chức quản lý, công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế, chưa phối hợp xử lý kịp thời các vi phạm nghiêm trọng. Trình độ chuyên môn kỹ thuật và ngoại ngữ là những hạn chế cơ bản cho mở rộng thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Các dòng di chuyển lao động trên đã góp phần không nhỏ vào việc điều chỉnh quan hệ cung- cầu trên TTLĐ, nó có tác động thúc đẩy sự phát triển của thị trường, làm cho TTLĐ Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và đa dạng hơn.
7. Xu thế tiền lương và các thể chế thị trường thay đổi.
Nhìn chung mức tiền lươngcủa người lao động đã tăng nhanh, tốc độ tăng đạt 9,4%/năm thời kỳ 1998so với 1996, cao hơn mức tăng năng suất lao động trong cùng thời kỳ (6,54%). Mức tiền lương đã phản ánh rõ nét hơn tương quan giữa trình độ kỹ thuật và chuyên môn kỹ thuật của người lao động.
Tỷ lệ người lao động làm công ăn lương cao. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư của Tổng cục thống kê 1992-1993, tính chung cả nước việc làm công ăn lương chiếm 17,9% trong tổng việc làm; đến năm 1997-1998 tỷ lệ này tăng lên là 19,48%. Trong đó khu vực thành thị tăng từ 41,69% lên 45,28%; khu vực nông thôn tăng từ 12,16 lên 13,14%. Bình quân hàng năm, tỷ lệ này tăng thêm gần 0,2% với khu vực nông thôn, 0,72% với khu vực thành thị, 0,3% cho cả nứơc. Mức tiền công ăn lương cũng ngày càng tăng ở tất cả các vùng lãnh thổ. Sự gia tăng khoảng cách về mức tiền lương giữa khu vực nông thôn và thành thị cũng như giữa các khu vực kinh tế khác nhau cho thấy sự phân mảng về TTLĐ theo khu vực và theo ngành kinh tế vẫn tiếp tục tăng. Đặc biệt sự giảm sút các mức tiền lương thực tế ở khu vực là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dòng di dân của lao động nông thôn và thành thị trong thời gian qua.
Bảng 18: Tiền lương bình quân / tháng theo khu vực và theo ngành kinh tế 1992-1993, 1997-1998.
Đơn vị: nghìn đồng(giá năm 1998)
Nhóm ngành
1992-1993
1997-1998
Mức tăng tiền lương (lần)
NT
TT
Chung
NT
TT
Chung
NT
TTLĐ
Chung
NN
445
476
450
402
471
406
0,90
0,99
0,90
CN
427
416
422
417
481
451
0,98
1,16
1,07
DV
387
378
383
591
767
686
1,53
2,03
1,80
Tổng số
427
405
418
597
738
655
1,40
1,82
1,57
Nguồn: Kết quả điều tra mức sống dân cư 1992-1993 và 1997-1998.
So sánh giữa các khu vực kinh tế theo hình thức sở hữu, tốc độ tăng tiền lương và các doanh nghiệp tư nhân cao hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua. Mức chênh lệch tiền lương bình quân giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước giảm tư 1,4-1,07-1 và năm 1992 xuống còn 1,12-1,04-1 vào năm 1998, chứng tỏ mức độ cạnh tranh của TTLĐ giữa các khu vực cao hơn, sự phân cực TTLĐ giữa các khu vực kinh tế có xu hướng giảm.
Tiền lương tối thiểu đã đượcNhà nước điều chỉnh liên tục trong nhiều năm, hiện nay là 290.000/tháng. Và quy định nhiều hệ số điều chỉnh lương tối thiểu khác phù hợp với chỉ số trượt giá. Tuy nhiên tiền lương chỉ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt bình thường của người lao động chưa thực sự tạo ra động lực. Tiền lương còn rất khác nhau trong các khu vực kinh tế, và trong mỗi ngành, và phân hoá theo cả trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tiền lương khu vực ngoài Nhà nước cao hơn nhưng không ổn định, còn ở khu vực Nhà nước thấp nhưng ổn định.
Nói chung cơ chế chính sách tiền lương của Việt Nam còn rất nhiều bất cập về mức lương, thang lương mặc dù nó có rất nhiều cải tiến có hiệu quả nhưng chưa có sức bật trong cải cách tiền lương. Quan điểm cơ bản hiện nay về cải cách tiền lương là thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương phải được tính đúng, tính đủ, trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động; thực hiện tiền tệ hoá triệt để hơn.
III. Những đánh giá về TTLĐ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.
Thực hiện chủ trương của đảng về vịec đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá lao quan hệ kinh tế…gia nhập vào các tổ chức và cáchiệp hội kinh tế quốc tế. Khi có điều kiện, nước ta đã trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN và AFTA vào năm 1995, của ASEM vào năm1996 và của APEC vào năm1998. Với WTO, ta trở thành quan sát viên từ năm 1995 và hiện đang trong quá trình đàm phán để gia nhập tổ chức này. Gần đây sau 4 năm đàm phán, hiệp định thương mại Việt –Mỹ đã được kí kết theo những tiêu chuẩn của WTO, dã đánh dấu một bước mới trong quá trình HNKT Quốc Tế của nước ta.
HNKT tạo điều kiện cho mỗi Quốc Gia tận dụng tăng khả năng cạnh tranh vầ phân bổ NNL hiệu quả và bền vững hơn. Đồng thời đặt ra những thách thức rất lứon trong quá trình phát triển kinh tế. Sự hội nhập Quốc Tế của nước ta trong lĩnh vực lao động xã hội nằm trong tiến trình hội nhập chung của Việt Nam. Dưới tác động của dân số và HNKT,TTLĐ Việt Nam có những biến đổi về chất và cũng gây ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động quốc tế.
1. Thành tựu đạt được.
Trong hưon 10 năm qua với việc thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách phù hợp của nhà nước về phát triển kinh tế xã hội nói chung và về lĩnh vực lao động nói riêng đã tạo được sự chuyển biến cơ bản về nhạn thức của xã hội, của các cấp, các ngành và của người l;ao động về TTLĐ và các quan hệ TTLĐ, các qui luật kinh tế.
a. Làm tăng mức cung, cầu lao động đặc biệt là lao động có trình độ CMKT do sự phát triển mạnh của ngành nghề mới, ngành nghề công nghệ hiện đại, thủ công nghiệp dưới tác động trực tiếp của yếu tố nước ngoài (ngành công nghệ thông tin, viễn thông, dầu khí, lấp ráp và chế tạo ô tô, xe máy…). Nguồn lao động đông đảo và gia tăng với tốc độ nhanh do sức ép dân số đã,đang và sẽ tạo nên cung lao động lớn.
b. Thúc đẩy phát triểnt bộ phận có thu nhập cao trong các lĩnh vực dịch vụ hiện đại với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm các lĩnh vực: kinh doanh du lịch, khách sạn, thương nghiệp siêu thị, dịch vụ viễn thông, internet, bảo hiểm, ngân hàng, giải trí, y tế quốc tế…
c. Làm tiền lương tăng nhanh hơn, tạo thêm việc làm cho lao động có kỹ năng, thất nghiệp rơi vào phần lớn lao động không có tay nghề. Tăng cương độ di chuyển lao động ra các TTLĐ nước ngoài và tăng di chuyển lao động đến các vùng phát triển TTLĐ trong nước. Đồng thời làm tăng tàn số thay đổi chỗ làm việc, đặc biệt là trong doanh nghiệp nhà nước.
Gây ra phân hoá tiền lương, tiền công giữa lao động có kĩ năng và lao động không có kĩ năng, giữa lao động kĩ năng cao và thấp. Tốc độ phân hoá tiền lương và tiền công diễn ra nhanh, một bộ phận lao động kĩ năng cao có cơ hội tiếp cận với những hình thức quản lý tiên tiến đã vươn lên vị trí mới trong xã hội.
Tác động đến thị trường lao động nông thôn, đặc biệt là vùng liên quan đến cung cấp nguyên liệu, sản phẩm thô cho các ngành công nghiệp của khu vực FDI và cho xuất khẩu, tại các vùng kinh tế cửa khẩu. Cơ cấu lao động đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng giảm lao động ở khu vực nông nghiệp, tăng lao động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm, tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng lên. Điều đó thúc đẩy quá trình hội nhập thị trường trong nước và khu vực với thế giới. Năng suất lao động và trình độ kĩ năng của người lao động ngày càng được nâng lên phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
Các chính sách thị trường lao động được chính phủ quan tâm hơn và ngày càng được hoàn thiện.Chính sách chủ động được áp dụng đưa người lao đọng bị thất nghiệp hoặc bị mất việc làm có việc làm mớivà thu nhập, hoặc duy trì việc làm cũ, điều hoà cầu về lao động, bảo đảm tính công bằng xã hội trong điều kiện tác độn gcủa TCH_HNKT.Cụ thể là:
Chính sách đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp và cho lao động đang có việc làm, cho lao động mất việc làm, định hướng và đào tạo cho lao động trẻ, đặc biệt đối với lao động tốt nghiệp phổ thông, đào tạo cho người tàn tật.
Chính sách giới thiệu việc làm, tạo các cơ chế, phương tiện, môi trường pháp lý để môi giới người sử dụng lao động và người lao động gặp nhau. Các trung tâm giới thiệu việc làm tư nhân và nhà nước đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Hàng năm đã giới thiệu việc làm cho hàng ngàn người lao động, trong đó có một bộ phận đưa đi lao động ở nước ngoài.
Bảng 19: Kết quả hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm
(1000 người)
Nội dung hoạt động
1997
1998
1999
2000
2001
Tư vấn nghề nghiệp
342.3
332.7
456.8
492.8
150
Giới thiệu việc làm, cung ứng lao động
168.8
175.9
220.9
272.8
170
Đào tạo nghề
121.5
132.9
144.2
155.2
150
Chuyển giao công nghệ
4
36.6
2.9
32.4
Nguồn: vụ chính sách lao động_việc làm, Bộ LĐTBXH
Chính sách phát triển việc làm theo các trương trình phát triển kinh tế của nước ta là phát triển các ngành mũi nhọn và công nghệ cao…các trương trình được triển khai đã có tác dụng lớnđối với phát triển TTLĐ linh hoạt hơn.
Các chính sách TTLĐ thụ động gồm việc ban hành, hoàn thiện và áp dụng sác chính sách hướng vào giảm các rủi ro của một bộ phận người lao động dưới rác động của toàn cầu hóa-HNKT ngày càng được cải thiện và có tác dụng tích cựcđối với người lao động. Đã tạo ra cơ chế hoạt động tốt hơn cho người lao động và người sử dụng lao động; gặp nhau và ràng buộc các điều kiện có điều kiện hơn cho người lao động: đó là tạo việc làm cho người lao động ở khu vực công, cho đối tượng lao động yếu thế,trợ cấp, bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp đang được triển khai với mục đích điều hoà thu nhậpcho người lao động, đảm bảo nguồn thu nhập cho họ khi tìm kiếm việc làm và ổn định kinh tế ở tàm vĩ mô trong quá trình hội nhập.
2. Các mặt hạn chế và thách thức của thị trường lao động.
So với yêu cầu phát triển khi chuyển sang giai đợn CNH_HĐH, trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá, TTLĐ cũng bộc lậo những mặt yếu kém và bất cập. Đồng thời cũng ngày càng tạo ra sự cạnh tranh gay gát giữa thị rtrường khu vực và thị trường thế giới. Cụ thể:
- Đòi hỏi về việc làm vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao. Cơ cấu và chất lượng lao động chuyển dịch còn chậm, năng suất lao động còn thấp so với khu vực và thế giới do tốc độ tăng dân số quá nhanh trong thời gian vừa qua so với tốc độ tăng GDP. Sự biến chuyển nhận thức về lao động, việc làm chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là trong bố trí chiến lược, kế hoạch và đầu tư.
- Nguồn nhân lực có quy mô qua đào tạo nhỏ, chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật và ngành nghề còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của TTLĐ và có khoảng cách lớn so với các nước. Trình độ văn hoá bình quân của người lao động là 7,4 năm/12năm thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực. Tình trạng rất nghiêm trọng thiếu công nhân lành nghề cao, cả nước chỉ có 8000 công nhân bậc cao tương đương với bậc 6, bậc 7. Thị trường lao động chưa đáp ứng được yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp FDI. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đào tạo các khu công nghiệp, khu chế suất, khu công nghệ cao, khu vực FDI và xuất khẩu lao động còn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động để đáp ứng chuyển giao khoa học kỹ thuật. Theo đánh giá của tổ chức quốc tế ILO: Trình độ lao động Việt Nam so với các nước:
Bảng 20:
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Việt Nam
Các nước
LĐ lành nghề
52
35
LĐ không lành nghề
88
35
Chuyên viên kỹ thuật
3,5
24,5
Kỹ sư
3,2
5
Nhà khoa học & giáo sư
0,3
0,5
Như vậy ưu thế cạnh tranh của lao động nước ta là rát thấp so với quốc tế, lạo thế về lao động rẻ cũng đang mất dần do năng suất lao động thấp và tốc độ tăn gtiền lương trong giá trị ngày càng cao.
-Thị trường mất cân đối cung cầu lao động: toàn cầu hoá và HNKT tác động tạo ra sự phát triển một số ngành nghề mới tạo ra xu hướng đào tạo chạy theothị hiếu của người lao động, thiếu định hướng, phân luồng dẫn đếnhậu quả là đào tạo chưa gắn với nhu cầu của các khu vực kinh tế và các ngành, mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo. Thực tế cung lao động thường xuyên lớn hơn cầu lao động do tốc độ tăng nhanh nguồn nhân lực và do cơ cấu lao động giản đơn nhiều, lao động lành nghề và chuyên môn kỹ thuật thiếu. Sự mất cân đối trên của TTLĐ gây ra tình trạng thất nghiệp cao ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn, người lao động thường ở thế yếu trên TTLĐ. Thương mại hoá giáo dục và đào tạo là xu hướng rõ nét của phát triển nền KTTT mở cửa ra thế giới. Xu hướng này giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước nhưng chất lượng đào tạo chưa cao, chạy theo quy mô không đáp ứng được cầu lao động. Đồng thời tác động xấu đến các hộ nghèo trong tất cả các dịch vụ giáo dục và đào tạo do thu nhập thấp.
-Tỷ lệ tham gia vào thị trường thấp: TTLĐ chỉ thực sự hoạt động ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng và các khu vực công nghiệp mới. Mức độ sôi động của TTLĐ chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa khu vực dân doanh, liên doanh và khu vực Nhà nước. Lao động làm công ăn lương chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung chủ yếu ở khu vực Nhà nước. Tỷ lệ tham gia tích cực vào TTLĐ thấp khoảng 15%- 20% tổng LLLĐ.
- Trình độ tổ chức, quản lý còn kém; công nghệ lạc hậu; phong cách làm việc công nghiệp, tính tự chủ, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng chuyển đổi việc làm, khả năng làm việc trong môi trường đa văn hoá, đa sắc tộc, chính trị còn yếu; khả năng hội nhập chưa cao so với thế giới.
- Thiếu nguồn lực vật chất cho phát triển đào tạo, dạy nghề theo chuẩn mực lao động quốc tế. Trong khi yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của hội nhập quốc tế không ngừng tăng. Đồng thời chỉ tập trung ở các thành phố lớn tạo ra cung lớn hơn cầu, trong khi nhiều địa phương, nhiều vùng thiếu cơ sở đào tạo, thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật…Đây là khó khăn cho phát triển kinh tế, thu hút FDI, khai thác tiềm năng xuất khẩu tại các vùng kém phát triển.
- Tiền công, thu nhập còn thấp, đang có xu hướng tăng nhưng chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường.Cơ cấu nguồn thu còn chuyển biến chậm và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, các khu vực, giữa người có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động giản đơn, ngay cả cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi, cơ cấu giới…ảnh hưởng tiêu cực đến phân hoá xã hội. Tiền lương chưa thực sự là động lực của người lao động.
- Tính tự phát của thị trường còn cao: TTLĐ vẫn là một thị trường mang nặng tính phi chính quy, còn mang nặng tính manh nha và tự phát, thiếu sự kiểm tra, giám sát và hỗ trợ của Nhà nước. Xã hội vẫn chưa quenvà còn có những mặc cảm xấu với những cụm từ như “ông chủ”, “người làm thuê”, “ mua và bán lao động”… Tính linh hoạt của TTLĐ thể hiện qua khả năng dịch chuyển lao động còn rất kém, chủ yếu do các thể chế pháp luật liên quan đến TTLĐ còn cứng nhắc, chưa phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, người lao động vẫn có tư tưởng dựa vào nhà nước, chưa đủ năng lực trình độ, thiếu tự tin để sẵn sàng cạnh tranh trong nước và trên thị trương quốc tế.
- Sự hạn chế của thể chế TTLĐ nước ta đã làm cản trở sự phát triển của TTLĐ vốn đã bị phân tán, di chuyển yếu và kém linh hoạt. Còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đâù tư, huy động mọi nguồn lực, cho phát triển và nâng cao sức cạnh tranh các thị trường để tăng trưởng kinh tế và tạo mở việc làm(các chế độ chính sách về lao độngvà tiền lương, BHXH,trợ cấp mất việc, thôi việc…)
Thất nghiệp chưa đồng bộ, chưa quán triệt sâu rộng và kịp thời, hệ thống bộ máy quản lý đang trong quá trình điều chỉnh, như tổ chúc quản lý dạy nghề, toà án lao động, dịch vụ việc làm.. làm cho việc tổ chức thực hiện các chủ trương, quyết định còn hạn chế, hệ thống thông tin TTLĐ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu. Cho dến nay các thông tin về cầu vẫn là đòi hỏi lớn nhưng chưa được đáp ứng, dẫn đến một sự gặp gỡ thực sự chưa kịp thời giữa cung và cầu lao động trên thị trường.
Phần III: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế.
Để có những giải pháp phát triển TTLĐ Việt Nam đúng hướng cần phải căn cứ vào các định hướng chiến lược và xu thế phát triền của nền kinh tế, của dân số và nguồn lao động.
I. Định hướng chiến lược.
1. Chiến lược phát triển kinh tế.
Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã đề ra trong thập niên đầu của thiên niên kỷ đặt ra những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của TTLĐ Việt Nam thời kỳ 2001-2010 đó là:
- Tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao thời kỳ 2001-2010 là 7,5%/năm. Tăng trưởng kinh tế cao là yếu tố quan trọng bảo đảm tạo công ăn việc làm bền vững, giảm thất nghiệp và đói nghèo.
- Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội. Phấn đâú đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành 1 nước công nghiệp. Từ đó tạo điều kiện để tái bố trí lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp.
- Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ đáp ứng yêu cầu.
- Khẩn trương tổ chức thị trường khoa học và công nghệ.
- Phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn, hình thành thị trường bất động sản.
- Tiếp tục cải cách kinh tế tạo mở môi trường kinh doanh thông thoáng, có chiến lược phát triển kinh tế theo vùng.
- Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế.
2. Chiến lược phát triển dân số 2001-2010.
Tiếp tục giảm sức ép của sự gia tăng dân số nhằm sớm ổn định ở mức hợp lý. Giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm yếu tố của chất lượng dân số, cơ cấu và sự phân bố dân cư để nguồn nhân lực thực sự trở thành thế mạnh là tài sản vô giá của đất nước cho cả hiện tại và thế hệ mai sau. Xây dựng và kiện toàn hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm tận dụng thế mạnh của yếu tố dân số và lồng ghép nó trong việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch.
Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010:
- Tổng tỷ suất sinh đạt mức sinh thay thế, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,1%, dân số cả nước không quá 88 triệu người, hạ tỷ suất chết trẻ sơ sinh xuống còn 25‰, hạ tỷ suất chết xuống 70/100.000 ca đẻ sống, giảm tỷ lệ nạo phá thai xuống còn 50%.
- Phấn đấu nâng chỉ số phát triển con người từ 0,664 năm 1998 lên mức trung bình tiên tiến khoảng 0,7- 0,75 điểm. Tuổi thọ trung bình của dân số tăng lên là 72 tuổi.
3. Mục tiêu chiến lựơc phát triển nguồn nhân lực và lao động việc làm đến 2010 (Trích Văn kiện Đại hội Đảng IX).
3.1. Mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực.
- Đào tạo người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ.
- Tiến hành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước, phần lớn thanh thiếu niên trong độ tuổi ở thành thị và nông thôn đồng bằng được học hết trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề.
- Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo nhiều cấp trình độ; phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và sau ĐH.
- Coi trọng đội ngũ công nhân tay nghề cao, kỹ sư thực hành và các nhà kinh doanh giỏi. Ưu tiên đào tạo nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, miền núi, xuất khẩu lao động, một số ngành mũi nhọn.
- Đổi mới chương trình đào tạo ĐH, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề theo hướng thiết thực, hiện đại.
- Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài. Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển giáo dục và đào tạo. Dành một lượng kinh phí thích đáng từ ngân sách Nhà nước để tăng nhanh số học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh được đào tạo ở một số nước phát triển.
- Đến 2010 nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%. Nâng đáng kể chỉ số HDI của nước ta.
3.2. Mục tiêu về lao động việc làm.
Trong 5 năm tới, dự tính thu hút và tạo việc làm thêm cho khoảng 7,5 triệu lao động trong các ngành kinh tế xã hội, bình quân mỗi năm khoảng trên 1,5 triệu người.
Để giải quyết việc làm cho người lao động, phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm.
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế, chính sách về nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài…
Đến năm 2010 nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên khoảng 80%, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5%.
Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và an sinh XH. Tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân.
Tăng cường kiểm tra giám sát môi trường. áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất ít chất thải, ít gây ô nhiễm môi trường. Chú trọng đảm bảo an toàn lao động.
II. Giải pháp định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Xu thế toàn cầu hoá ngày càng mở rộng, tiến gần đến và không loại trừ bất kỳ Quốc gia nào ra khỏi quy luật đó. Để chủ động hội nhập và đứng vững trong mối quan hệ quốc têsong phương và đa phương thì cần có chiến lược phát triển NNLlà yếu tố mũi nhọn tạo động lực mới khi nước ta ra nhập các tổ chức AFTA, và ƯTO… với nhiều tổ chức khác
Từ những phân tích về thực trạng dân số và TTLĐ, những ưu điểm và hạn chế với xu hướng phát triển NNL, tạo việc làm cần có các giải pháp.
1. Nâng cao chất lượng cung lao động
Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với tư cách là một nước có dân số đông, song đã bước vào thời kỳ ổn định. Đây là những thuận lợi rất căn bản và có những tác động tích cực đến TTLĐ.
Tập trung nguồn lực để để thực hiện thành công chiến lược phát triển dân số. Chíên lược dân số đật được sẽ đem lại được kết quả khả quan do chién lược đã chú ý tới đồng thời đến mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng dân số cũng như không ngừng nâng cao chất lượng NNL của dân số.
Tập trung nguồn lực để giảm tỷ lệ sinh, chết trong khu vực nông thôn, vùng núi, vùng nghèo, vùng ven biển- nơi đông dân nhưng tình trạng dân trí thấp, lại bị ảnh hưởng bởi các phong tục, tập quán lạc hậu. Để từ đó giảm mức tăngdân số cũng như thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng với nhau đạc biệt là Tây Nguyên và Đông. 1.3 Hướng tới thực hiện chính sách di dân và kiểm soát việc di chuyển của dân cư có hiệu quả hơn.
a. Hoàn thiện các biện pháp điều tiết vi mô thay cho chính sách kiểm soát hành chính. Trong nền KTTT, di dân là do tác động của lực hút về kinh tế. Các nghiên cứu về di dân đã chứng minh rằng, các chính sách di dân hoặc ngăn cản di dân trực tiếp hoặchcó tác dụng thấp hưon nhiều so với các chính sách di dân gián tiếpthông qua việc nâng cao điều kiện sốngvà làm việc tại nơi đi, hoặc phát triển vùng muốn khuyến khích dân đến.
b. Giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống và cơ hội việc làm giữa nông thôn và thành thị qua các giải pháp sau:
- Phát triển nông thôn,khuyến khích phát triển các nghành nghề tại chỗ;
- Cải cách chính sách đất đai, các chính sách đăng ký hộ khẩu.
- Xây dựng các chương trình tín dụng, trợ giá và thu nhập cho người nông dân trong thời kỳ giáp hạt.
- Phi tập trung hoá các khu công nghiệp.
- Phát triển các cụm đo thị,các đô thj vệ tinh bên cạnh các đô thị mới
c) Đối với các chương trình di dân có tổ chức, cần tập trung vào: đầu tư đồng bộ bảo đảm các điều kiện sống và làm việc cho người dân di cư đến; Giải quyết tốt vấn đề đất đai,các chính sách về nhà ở, về các điều kiện văn hoá giáo dục và bản sắc của người di cư.
1.4. Chính sách đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực
Phát triển thị trường lao động đúng hướng trong bối cảnh hội nhập, yêu cầu đội ngũ lao động có chất lượng cao về trình độ văn hoá, trình độ đào tạo, kỹ năng tay nghề, kỹ luật làm việc...Trong điều kiện thị trường,chất lượng lao động còn bao gồm cả khả năng thích ứng cao với các yêu cầu không ngừng thay đổi của kỹ thuật cũng như khả năng chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng.Để tiếp tục hệ thống dạy nghề đáp ứng một cách hiệu qủa nhất các mục tiêu về đào tạo và nhu cầu củaTTLĐ, cần phải thực hiện các chiến lược sau:
Nâng cao chất lượng của thị trường và định hướng thị trường của hệ thống đào tạo ở tất cả các cấp; Xây dựng hệ thống đánh giá đào tạo theo các chuẩn mực quốc gia. Các tiêu chuẩn sử dụng cần phản ánh chất lượng quá trình, đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo hơn là các chỉ tiêu đầu vào. Cải cách nội dung và nâng cao phương pháp đào tạo; Cần tập trung đánh giá các kỹ năng mà người học có thể thu nhận được.
b. Đổi mới vai trò của chính phủ trong lĩnh vực đào tạo
- Trong khuôn khổ của nguồn tài chính có hạn, vai trò của chính phủ nên tập trung vào chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học để thực hiện nhà nước cần ăng chi ngân sách cho giáo dục ở hai cấp đó.
- Kế hoạch chi tiêu cho giáo dục cần chú ý đặc biệt đến các vùng nông thôn,vùng kém phát triển, nhóm nguời yếu thế trong xã hội, các đối tượng được ưu tiên...
- Đổi mới chính sách đầu tư, chính sách học phí, tài chính trong đào tạo, đặc biệt là chương trình đào tạo kỹ thuật hoặc bậc cao.
- Chính sách tài chính trong đào tạo cần đánh giá trên cơ sở tính toán một cách đầy đủ tỷ lệ hoàn trả của các chương trình đào tạo, cũng như dựa trên sự phát triển của hệ thống thông tin TTLĐ về các nhu cầu đào tạo nghề cho tương lai để làm cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ và người có nhu cầu đào tạo.
c. Xã hội hoá công tác đào tạo.
Hiện tại hệ thống đào tạo chủ yếu do nhà nước định hướng, quản lý và tài trợ. Sự phối hợp giữa các thành viên trong xã hội còn thiếu một cơ chế. Vì thế cần phải có một phương thức hiệu quả hơn để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực.
d. Hoàn thiện hệ thống đào tạo, nâng cao tính linh hoạt, khả năng liên thông của các chương trình đào tạo.
- Trước hết cần cải tiến quản lý nhà nước về đào tạo. Cần có một cơ quan quản lý nhà nước thống nhất về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực quốc gia; Tăng cường được mối liên kết giữa các cấp, các ngành, các vùng và các bậc đào tạo trong giải quyết các vấn đề phát triển giáo dục nghề ngiệp đặc biệt là đào tạo nghề để bảo đảm cho người lao động có thể học suốt đời.
- Quy hoạch và cơ cấu lại hệ thống đào tạo theo trình độ và cơ cấu ngành nghề, vùng phù hợp với phát triển kinh tế xã hội. Chuyển mạnh hướng phân luồng học sinh; rà soát và quy hoạch lại hệ thống các chương trình trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học; đa dạng hoá các hình thức giáo dục đào tạo nghề nghiệp.
- Nghiên cứu quỹ đào tạo quốc gia và thiết kế các chương trình đào tạo lại nghề cho những người có nhu cầu, chuyển đổi nghề nghiệp hoặc thúc đẩy sự linh hoạt của TTLĐ
e. Tập trung cho công tác đào tạo theo định hướng thị trường
Công tác dạy nghề cần được coi là trọng tâm nhằm tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH đất nước. Muốn vậy cần:
- Mở rộng quy mô đào tạo nghề của công nhân kỹ thuật ở các cấp trình độ, các mục tiêu và hình thức khác nhau như: đào tạo chính quy, dài hạn, ngắn hạn trong nông thôn, cho các làng nghề, phố nghề...
- Xây dựng có hiệu quả mối quan hệ chiều ngang giữa trường học,trường dạy nghề và các nhà đầu tư, cũng như mối quan hệ dọc giữa các trường dạy nghề với cơ quan nhà nước. Làm tốt công tác hướng ngiệp cho các trườn phổ thông.
- Tăng cường cơ sơ vật chất, nhân sự và điều kiện khác cho công tác dạy nghề
f. Coi trọng công tác đào tạo nghề phục vụ chương trình xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động được coi là một trong những công cụ để giảm sức ép về lao động, đồng thời tạo cho người lao động có được cơ hội việc làm có năng suất và thu nhập cao vì thế công tác đào tạo nghề phải trang bị cho người lao động những kỹ năng,phẩm chất và phương pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu về thị trường lao động quốc tế, bảo đảm được mỗi năm đưa được 20 - 25 vạn lao động đi làm việc ngắn hạn ở nước ngoài.
2. Phát triển nâng cao chất lượng cầu lao động
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam có hai con đường để tăng việc làm. Một là giảm thiểu chi phí tiền lương trong những chừng mực có thể tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến mức sống của người lao động. Hai là tăng cầu lao động sẽ dẫn đến tăng việc làm. Đây là hướng tích cực, nhưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sự lựa chọn chiến lược, giải pháp trong những điều kiện dân số, kinh tế xã hội nhất định.
2.1. Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp
Theo kinh nghiệm của các nước chiến lược phát triển kinh tế sử dụng nhiều nguồn nhân lực cần dựa trên:
Tạo ra những cực tăng trưởng kinh tế nhanh và hiện đại kết hợp với chiến lược tăng trưởng một cách đồng đều
Đối với các cực tăng trưởng: cần xác định rõ ràng các ưu tiên trong việc đầu tư tăng trưởng cho các vùng(Hà Nội, Hải Phong,Đà Nẵng, TPHCM).Vì các chính sách đầu tư đó có lợi đối với người dân vốn đã sống ở các vùng khá giả, do vậy phải có các chính sách thu phí sử dụng và dần tiến tới tài trợ các dự án đầu tư bằng các khoản cho vay thay cho hình thức cấp vốn, đồng thời có cơ chế khuyến khích tư nhân, đặc biệt là đối tác đầu tư nước ngoài.
Đối với các vùng không thuộc cực tăng trưởng: chính phủ cần tập trung nhiều hơn cho các vùng tăng trưởng chậm, các vùng nghèo nhất, vùng sâu, vùng xa. Trong hệ thống giải pháp cần nâng cao năng suất lao động phổ biến thôn tin cho người dân, giao quyền sử dụng ruộng đất thúc đẩy phát triển của lực lượng sản xuất
b. Lựa chọn phát triển các ngành kinh tế hiện đại kết hợp với duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề có nhiều lợi thế trong xuất nhập khẩu và khai thác các thế mạnh của lao động Việt Nam.
Đây là một trong những bài toán rất khó giải quyết trong hầu hết các nước đang phát triển. Do việc tập trung vào các ngành công nghiệp khai thác được thế mạnh về tiềm năng, tài nguyên của đất nước, đem lại lợi ích kinh tế nhanh như năng lượng, dầu mỏ, khai thác... Thông thường bỏ qua mối liên kết về kinh tế lao động đối với những nghành truyền thống. Kết quả là việc làm trong các ngành truyền thống dần bị thu hẹp và mai một, các ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động cũng không được chú ý đến. Do vậy trong tương lai phải phát triển các ngành có nhiều lợi thế trong xuất khẩu như chế biến hải sản, nông sản và các ngành công nghiệp nhẹ. Đối với các ngành truyền thống cần phát triển hơn nữa các chính sách đó là: phân bố đầu tư hợp lý hơn và hỗ trợ đầu tư với cơ chế đặc thù; xoá bỏ các bao cấp về thuế quan và hàng rào thuế quan để nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành này, chính sách tiền tệ hoá, tài chính và lãi suất linh hoạt để đảm bảo sử dụng chi phí một cách có hiệu quả. Chính sách đào tạo nghề và các chính sách phát triển thị trường lao động để nâng cao hiệu quả của TTLĐ.
2.2. Chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.
a. Cần phải tạo điều kiện tói đa về cơ chế chính sách cũng như đầu tư để có thể nhanh chóng thiết lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn ở nông thôn. Với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật giá trị cận biên của năng suất lao động đã đạt đến đỉnh điểm và có khả năng tiếp tục tăng trong tương lai. Lao động nông nghiệp đang bị dồn nén không cân đối với các nguồn lực sản xuất khác như đất đai,vốn... Do vậy cần phải tiếp tục phát triển quan hệ sản xuất để thúc đẩy quá trình phân công lại lao động và tích tụ tư bản. Các hình thức mới như kinh tế trang trại, kinh tế tiểu thủ nông, kinh tế hợp tác cần được tạo điều kiện sớm hình thành để tiếp tụcthu hút thêm lao động ở nông thôn.
b. Thúc đẩy công nghiệp hoá nông thôn
Hiện naychúng ta có rất ít kinh nghiệm về công ngiệp hoá nông thôn. Việc thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa làm động lực phát triển cho quá trình này đòi hỏi phải có các chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân trong tất cả các lĩnh vực ngoài ra phải tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông ở nông thôn. Các biện pháp gồm:
- Cung cấp cho người nông dân, người tiểu chủ nông càng nhiều thông tin càng tốt với hình thức dễ hiểu nhất và chi phí thấp nhất và tạo điều kiện tham gia vào thị trường lao động quốc tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh chính sách tín dụng nông thôn,với lãi suất thực dương, tiến tới xoá bỏ tín dụng ưu đãi đối với đa số người đi vay.
- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn
- Thực hiện đa dạng hoá sản xuất, tập trung nghiên cứu ứng dụng, triển khai để tiếp tục nâng cao năng suất lao động.
- Các cấp chính quyền tỉnh và huyện có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ, có các chính sách kêu gọi đầu tư và tạo cầu nối giữa công nhân và các cơ quan chức năng hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân.
c. Phát triển và khôi phục các ngành nghề truyền thống của khu vực nông thôn bằng các biện pháp:
- Nâng cao năng suất lao động,nâng cao thu nhập của người lao động. Các quan hệ sản xuất mới xác lập ở nông thôn sẽ tạo điều kiện tăng quy mô của lao động làm công ăn lương, giảm quy mô của lao động tự làm;
- Giảm áp lực di cư từ nông thôn ra thành thị, thông qua đó giảm quy mô của thị trường lao động phi chính thức trong khu vực đô thị.
- Tăng nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật của khu vực nông thôn,cải thiện chất lượng lao động.
- Giảm nhu cầu sử dụng lao động vị thành niên và lao động trên tuổi của người già,thông qua đó mà nâng cao chất lượng sống cho mọi thành viên trong xã hội’
2.3. Tiếp tục cải cách các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm phát triển và thu hút việc làm
Trong chiến lược 10 năm tới chúng ta vẫn phải tiếp tục chiến lược tăng trưởng dựa vào nhà nước trong khi chiến lược việc làm lại dựa vào sự phát triển của khu vực tư nhân. Để đạt được điều này, đòi hỏi trong tương lai cần phải:
- Tiếp tục cải cách DNNN theo hướng tăng nhanh về quy mô và chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc giải thể các doanh nghiệp hoạt động không có lãi để nâng cao hiệu quả sử dung đồng vốn tạo đà tiếp tục tăng trưởng thu hút việc làm; xúc tiến việc thành lập các công ty tài chính.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước, giảm dần các bảo hộ,ưu đãi đối với khu vực này để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và lành mạnh hóa môi trường kinh doanh. Cần phải có cơ chế bảo đảm tính minh bạch, sự độc lập trong quản lý để có thể đưng vững trong thị trường có tính cạnh tranh ngày càng cao. Tạo ra một sự liên kết chặt chẽ giữa việc tăng trưởng kinh tế và cơ chế tự chủ về giá và tiền lương.
- Tăng cường tính trách nhiệm, tính minh bạch và khả năng thích ứng của chính phủ để đảm bảo phát triển khu vực kinhtế nhà nước mà không gây tổn hại cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sáchvề vấn đề giải quyết lao động dôi dư trong quá trình cơ cấu lại. Cần phải xây dựng chính sách và trương trình giải quyết dôi dư sao cho vừa đạt mục tiêu giảm lao động, vừa phải giảm thiềur những tác động tiêu cực cho người lao động trong quá trình này.
2.4. Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh ngiệp vừa và nhỏ, mở rộng quy mô của thị trường chính thức.
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là phát triển tỷ lệ những người làm công ăn lương và giảm quy mo của thị trường lao động phi chính thức. Trong tương lai phỉ có các biện pháp sau:
Tiếp tục củng cố môi trường pháp lý cho doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ: đơn giản hoá các thủ tục; tiếp tục tự do hoá thị trường lao động, đất đai, tài chính...; tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tiếp tục củng cố thể chế hiện hành, phát triển các thể chế phù hợp hơn: các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ khó tiếp cận thông tin, kỹ thuật, thiếu lao động có tay nghề cao, do vậy các cơ quan sau đấy sẽ có tác dụng rất lớn: Cơ quan quốc gia về doanh nghiệp nhỏ và vừa; hội đồng thúc đẩy khu vực tư nhân đẻ tăng cường trao đổi giũa các bên có liên quan; trung tâm trợ giúp kỹ thuật; trung tâm thông tin cho doanh nghiệp tư nhân; dịch vụ phát triển kinh doanh giúp các doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận với các nguồn lực,thị trường, công nghệ mới, lao động có tay nghề...
Tăng cường đầu tư vốn cho khu vực tư nhân tạo mở việc làm
Xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân:ngoài việc thiếu thông tin,khả năng cạnh tranh thấp, năng lực hạn chế trong thị trường đặc biệt là kinh nghiệm về thương mại toàn cầu là một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp nhỏ.
Nâng cao uy tín và vị trí của tư nhân trên thị trường: vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc tạo việc làm cần phải được thừa nhận và truyền bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.5. Khuyến khích và tạo môi trường cho các nhà đầu tư nước ngoài vào việt nam, và hợt động hiệu quả.
Đồng thời nghiên cứu luật đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực cũng như các nước có chính sách đạt hiệu quả tốt trong chiến lược phát triển kinh tế. Mạt khác hướng các nhà đàu tư nước ngoài sản xuất kinh doanh cxác ngành nghề theo chính sách phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.
3. Hoàn thiện thể chế thị trường lao động nước ta.
Thị trường lao động có hiệu quả được đo bằng sự năng động của LLLĐ trong thị trường. Cùng với việc hội nhập AFTA, thực hiện CEPT, cũng nhửtong tiến trình ra nhập APEC và WTO, thị trường lao động nước ta sẽ chịu tác động lớn. Do đó việc tiếp tục gỡ bỏ rào cản, tự do hoá TTLĐ cũng như nâng cao định hướng xã hội của TTLĐ Việt Nam trong thời kỳ 2001-2010 là một vấn đề cấp bách.
Để TTLĐ được linh hoạt, thông thoáng và năng động hơn, cần có những chính sách cho người lao động tự do tìm việc làm, không phụ thuộc vào quyết định hành chính và nơi cư trú:
-Thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động, trả lương theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể cho người lao động nghỉ việc khi qui mô sản xuất thu hẹp.
- Nhà nước chỉ nên có những văn bản mang tính chất định hướng trong việc trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Với các doanh nghiệp chỉ nên giao chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu pháp lệnh hành năm, tránh hiện tượng lkhống chế mức lương tối đa, nên giao quyền trả lương cho người lao động hoàn toàn cho doanh nghiệp nâng cao trương trình giải quyết vịêc làm.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách thị trường bị động: đổi mới chính sách bảo hiểm, ngiên cứu và sớm ban hành chính sách trợ cấp cho ngưòi thất nghiệp để kịp thời trợ giúp thường xuyên nhu cầu sinh hoạtthiết yếu cho người lao động mất việc và thiéu việc làmTăng cường vai trò của tổ chức đoàn thể trong việc điều tiết TTLĐ và bảo vệ quyền lợi các bên có liên quan.
Kết luận
Qua phân tích thực trạng dân số và ảnh hưởng của nó đến thị trường lao động em nhận thấy: Yếu tố con người phải được coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển. Chiến lược và các chính sách dân số có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và thị trường lao động nói riêng. Từ thực trạng dân số thấy được các tác động trước mắt cũng như để dự báo và có chính sách phát triển nguồn nhân lực trong tương lai để đáp ứng được các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời qua đó Nhà nước có các chính sách để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phát triển của dân số và nguồn nhân lực.
Mặt khác, khẳng định phát triển thị trường lao động đúng hướng là vấn đề cấp bách nhằm giải phóng mọi tiềm năng lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và thực hiện thành công các mục tiêu lao động việc làm đặt ra trong thời kỳ tới. Lao động Việt Nam có thể có trở thành nguồn lực quyết định sự thành công trong tham gia vào hội nhập quốc tế hay là rào cản cho tiến trình đuổi kịp các nước tiên tiến, điều đó phụ thuộc vào ý chí vươn lên của dân tộc, của từng doanh nghiệp, từng người dân Việt Nam.
Thách thức lớn nhất của thị trường lao động còn thể hiện ở năng lực của chính phủ trong việc phát triển các chính sách và chương trình thị trường lao động để giảm thiểu mất cân đối cung cầu lao động, các phúc lợi xã hội... Phải phát triển thị trường lao động đồng bộ với các thị trường khác và là cơ sở để thúc đẩy các thị trường phát triển và hoàn thiện. Vai trò của ngành lao động thương binh và xã hội tạo môi trường quản lý vĩ mô về thị trường lao động cũng như phát triển các cơ sở hạ tầng dịch vụ của thị trường lao động.
Danh mục tài liệu tham khảo
1) Mạc Tiến Anh - Đa dạng hoá nguồn lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề - Tạp chí Thông tin thị trường lao động, tháng 1/2003.
2) TS.Doãn Mậu Diệp/Thực hiện AFTA các vấn đề đặt ra với lĩnh vực lao động và việc làm/Lao động và xã hội số 212
3) TS.Hoàng Hữu Dũng/Nâng cao năng lực cạnh tranh xét từ góc độ nguồn nhân lực/Lao động và xã hội số209
4) Lê Duy Đồng/Thực trạng thị trườngl ao động ở Việt Nam và phương hướng phát triển trong giai đoạn 2001-2010/Thông tin thị trường lao động số 1/2000
5) Nguyễn Đại Đồng - Vụ trưởng Vụ Chính sách lao động việc làm - Một số giải pháp cơ bản thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 - Tạp chí Lao động xã hội số 210, tháng 3/2003.
6) TS.Trần Văn Hằng /Xuất khẩu lao động cơ hôị và thách thức/Lao động và xã hội số 206+207+208
7) Trần Văn Hoan/Tác động của dân số đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực và việc làm/Thông tin thị trường lao động số 2/2003
8) Nguyễn Thị Lan Hương/Thị trường lao động định hướng và phát triển/Nhà xuất bản lao động xã hội năm 2002
9) TS.Nguyễn Bá Ngọc-KS TRần Văn Hoan/Toàn cầu hóa cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam /Nhà xuất bản lao động xã hội năm 2002
10) THS.Lưu Bích Ngọc /Nguồn nhân lực cho phát triển ở Việt Nam những thách thức trong cuộc cạnh tranh quốc tế về trí tuệ/Kinh tế và phát triển số 72 tháng 6/2003
11) GS.TS Nhà giáo Phạm Đức Thành và TS Mai QuốcChánh/Giáo trình kinh tế lao động và dân số/Nhà xuất bản giáo dục năm 1998
12) GS.TS Phạm Đức Thành /Mấy vấn đề về thị trường lao động/Kinhtế và phát triển số 73/Tháng 07/2003
13) Đinh Trọng Thắng/Vai trò của thị trường lao động trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay/Thông tin thị trường lao động số 1/2003
14) TS. Mạc Văn Tiến/Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá/Thông tin về thị trường lao động số 4/2002
15) Tổng cục thống kê/Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 1/4/2001 và 1/4/2002,những kết quả chủ yếu.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35511.doc