Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng đòi hỏi vốn lớn độ rủi ro cao, hiện nay khả năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào sản xuất kinh doanh của Việt Nam còn hạn chế. Song trong tình hình kinh tế phát triển nhanh, công nghệ kỹ thuật thay đổi liên tục nhu cầu đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng khoa học sẽ ngày càng tăng. Sau đây là môt số giải pháp cơ bản
+ Tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh và có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp. Giúp cho DN có được công nghê thích hợp với đặc thù của mình và tạo ra sự độc quyền về công nghệ đó cho DN
+ Liên kết với các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, đặt hàng hợp tác nghiên cứu khoa học. Biện pháp này tận dụng được nguồn chất xám của các tổ chức nghiên cứu khoa học ngoài DN. Biện pháp này rất phù hơp với tình hình Việt Nam khi mà nhập cả một dây chuyền thiết bị ở nước ngoài thì quá đắt trong khi chung ta rất dồi dào về bộ máy nghiên cứu khoa học thuộc các bộ, các trường ĐH, sự hợp tác giữa DN với các tổ chức khoa học trong nước vừa giúp DN tiết kiệm chi phí vừa giúp thúc đẩy khoa học trong nước.
48 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp xây dựng nhà nước những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất định.
Để đáp ứng nhu càc quản lý và nghiên cứu thì có thể phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau đây:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kĩ thuật hiệu quả quốc phòng.
- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế-xã hội .Hiệu quả tài chình là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp còn hiệu quả kinh tế-xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.
-Theo cách tình toán, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối .Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Còn hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư
Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kì khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung .
Etc được coi là hiệu quả khi Etc >Etc0.
Trong đó:
Etc0 – chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kỳ khác mà cơ sở đạt được chọn làm cơ sở so sánh, hoặc của đơn vị khác đạt tiêu chuẩn hiệu quả.
Để đánh giá hiệu quả tài chính chúng ta phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu.
Mỗi một chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và sử dụng trong những điều kiện nhất định. Các chỉ tiêu này được xét trên hai phương diện khác nhau là đối với dự án đầu tư và đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư.
* Đối với dự án đầu tư:
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư bao gồm :
+1 Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tuyệt đối của dự án đầu tư. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần tình cho từng năm của đời dự án, phản ánh hiệu quả hoạt động trong từng năm của đời dự án. Chỉ tiêu thu nhập thuần phản ánh hiệu quả hoạt động của toàn bộ công cuộc đầu tư .Các chỉ tiêu này phải được tính chuyển về mặt bằng tiền tệ theo thời gian.
+2 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư:
Trong đó :
RRi là mức sinh lời của vốn đầu tư năm i
Wipv là lợi nhuận năm I tính chuyển về thời điểm hiện tại .
Iv0 là vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại (tại thời điểm dự án bắt đầu hoạt động)
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được từng năm trên một đơn vị vốn đầu tư (1000đ, 1000000đ,…).
Trong đó:
NPV - là thu nhập thuần tính về thời điểm hiện tại .
Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập thuần tính cho một đơn vị vốn đầu tư.
+3 Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)
Chỉ tiêu này cho biết thời gian ma dự án cần hoạt động để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra từ lợi nhuận và khấu hao thu được hàng năm . Dự án có hiệu quả khi T T định mức. Thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả của dự án càng cao.
+4 Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) :
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu cân bằng với tổng chi. Dự án có hiệu quả khi IRR r giới hạn .Tỷ suất giới hạn được xác định căn cứ vào cấc ngườn vốn huy động của dự án .Chẳng hạn dự án vay vốn đầu tư thì tỷ suất giới hạn là lãi suất vay; nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thi tỷ suất giới hạn là mực chi phí cơ hội của vốn; nếu huy động vốn từ nhiều nguồn, tỷ suất giới hạn là tỷ suất bình quân từ các nguồn huy động v.v…
* Đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư:
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính như sau:
+1 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư:
Tính cho từng năm:
Trong đó:
Wi là lợi nhuận thuần của dự án j
() với j=1,2,…,m là tổng lợi nhuận thuần của các dự án hoạt động năm i .
Ivb là vốn đầu tư thực hiện trong năm i của doanh nghiệp .
Ivr là vốn đầu tư thực hiện chưa phát huy tác dụng ở cuối năm của doanh nghiệp.
Ive là vốn đầu tư phát huy tác dụng ở cuối năm i.
Tình bình quân:
Trong đó:
là vốn đầu tư được phát huy tác dụng bình quân năm thời kì nghiên cứu tính theo mặt bằng với lợi nhuận thuần .
là lợi nhuận bình quân năm của thời kì nghiên cứu tính theo giá trị ở mặt bằng hiện tại của tất cả các dự án hoạt động trong kì .
+2 Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư giảm kì nghiên cứu (t) so với kỳ trước (t-1):
K là hệ số mức ảnh hưởng của đầu tư.
+3 Chỉ tiêu mức tăng năng suất lao động của từng năm hoặc bình quân năm thời kì so trước thời kỳ do đầu tư:
Trong đó:
là mức tăng năng suất lao động bình quân năm thời kỳ t so với thời kỳ t-1.
là mức tăng năng suất lao động năm i so với năm i-1.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
+1 Giá trị gia tăng thuần túy ký hiệu là NVA (Net value added):
Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế -xã hội của hoạt động đầu tư .NVA là mức chêng lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính toán như sau:
Trong đó
NVA lá giá trị gia tăng thuần túy do đầu tư mang lại .
O(Output) là giá trị đầu ra của dự án .
MI(Material input) là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên .
Iv là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị …NVA bao gồm 2 yếu tố:chi phí trực tiếp trả cho người lao động ký hiệu là Wg(wage) (tiền lương, tiền thưởng kể cả phụ cấp ).Và thặng dư xã hội ký hiệu là SS (social surplus).Thặng dư xã hội thể hiện thu nhập của xã hội từ dự án thông qua thuế gián thu, trả lãi vay, lãi cổ phần, đóng bảo hiểm, thuê đấtm, tiền mua phát minh sáng chế …
Đối với các dự án có liên quan đền các yếu tố nước ngoài (liên doanh, vay vốn từ bên ngoài, thuê lao động nước ngoài ), thì giá trị gia tăng thuần túy quốc gia (tíng cho cả đời dự án (NNVA) được tính như sau :
Trong đó:
PR là giá tri gia tăng thuần túy được chuyển ra nước ngoài.
+2 Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án:
Ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án khác được thực hiện do do đòi hỏi của sự án đang được xem xét. Trong khi tạo việc làm cho một số lao động, thì sự hoạt động của dự án mới cũng có thể làm cho một số lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với sản phẩm của dự án mà phải thu hẹp sản xuất. trong số những lao động của dự án, có thể có một số là người nước ngoài .Do đó số lao động của đất nước có việc làm từ việc sẽ chỉ bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi số lao động mất việc ở các cơ sở có liên quan và số người nước ngoài làm việc cho dự án.
+3 Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư:
Chỉ tiêu này phản ánh tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ. Để xác định chỉ tiêu này trước hết phải xác định nhóm dân cư hoặc vùng được phân phối giá trị tăng thêm (NNVA) của dự án. Sau đó xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ thu được .Cuối cùng tình chỉ tiêu tỷ lệ giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư hoặc mỗi vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt đọng bình thường của dự án.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DNXD NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Số DNXD đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo thành phần kinh tế ở nước ta có thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Số DNXD hoạt động tại thời điểm 31/12/2002 đến 31/12/2006
Năm
Ngành
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
62908
72012
91755
112950
131318
Nông nghiệp và lâm nghiệp
972
939
1015
1071
1093
Thủy sản
2407
1468
1354
1358
1307
Xây dựng
7845
9717
12315
15252
17783
Tài chính, tín dụng
1043
1054
1129
1139
1741
Công nghiệp khai thác mỏ
879
1029
1193
1277
1369
Công nghiệp chế biến
14794
16916
20531
24017
26863
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
3242
3976
5351
6754
7695
…..
…..
…..
……
…..
…..
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
Từ bảng số liệu chúng ta thấy rằng số DNXD có xu hướng tăng dần theo thời gian, với một tốc dộ tăng tương đối ổn định (mỗi năm có thêm khoảng 2000 đến 3000 DNXD được thành lập mới để tham gia vào lĩnh vực hoạt động này). Tổng số DNXD hoạt động đứng thứ 2 về số lượng trong tổng số các DN của cả nước chỉ sau lĩnh vực mũi nhọn của nước ta là công nghiệp chế biến. Tỷ trọng số DNXD luôn dao động từ 12% đến 14% trên tổng số DN cả nước. Tất cả các chỉ dẫn trên đều nhằm thể hiện tính chất quan trọng của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân. Không những thế, chúng còn thể hiện sự phù hợp với định hướng phát triển của đất nước ta là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, xây dựng phải là quá trình đi tiên phong để tạo nên hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa đất nước. Trong những năm gần đây, phần lớn các DNXD đã và đang được sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh tế, sản xuất kinh doanh đã có lãi, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư đổi mới côn nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khắc phục tình trạng lỗ lũy kế và có vốn tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Trong đó vốn là nguồn lực để thực hiện đầu tư phát triển. Việc sử dụng vốn như thế nào không chỉ có ý nghĩa quan trọng với DN mà còn tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Ngành xây dựng với đặc trưng là chi phí một nguồn vốn khá lớn của quốc gia và xã hội vì vậy việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu chi phí sử dụng vốn cua các DNXD cũng là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 2: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hằng năm của các doang nghiệp phân theo ngành kinh tế.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Ngành
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
1352076
1567179
1966512
2430727
3062704
Nông nghiệp và lâm nghiệp
30174
32979
37145
42116
47034
Thủy sản
2738
2700
3539
3661
3496
Xây dựng
97027
117915
157791
204178
248268
Tài chính, tín dụng
362391
506798
663109
817277
1051508
Công nghiệp khai thác mỏ
52523
64490
81748
88087,58
103499
Công nghiệp chế biến
320720
388730
488367
594969
709443
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
78811
101985
1212179
158389
198414
…..
…..
…..
……
…..
…..
(Nguồn: Niêm giám thống kê 2007)
Từ bảng số liệu, chúng ta thấy rằng vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các DNXD cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế (giao động xung quanh mức từ 7,5% đến mức 8,4% tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân của cả xã hội) và chỉ đứng thứ hai so với các DN trong ngành tài chính – ngân hàng. Điều này càng thể hiện rõ hơn nữa vai trò của các DNXD trong tiến trình công nghiệp hóa của đất nước, đồng thời cũng lkaf một chú ý quan trọng đối với các nhà quản lý bởi những sai lầm trong xây dựng thường gây nên những thiệt hại khá lớn và rất khó sửa chữa trong nhiều năm. Thứ hai nữa là các số liệu trên mới chỉ thể hiện được phần bên ngoài trong việc sử dụng vốn của các DNXD, điều quan trọng hơn mà chúng ta quan tâm là với lượng vốn sản xuất bình quân lớn như vậy thì các DNXD sử dụng như thế nào, hiệu quả ra sao và các kết quả đạt được từ việc sử dụng các nguồn vốn đó. Đi ssaau vào phân tích hoạt động sử dụng vốn vào SXKD và quan trọng hơn là mảng sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của các DNXD, chúng ta có thể bắt gặp một số tồn tại cơ bản sau:
1.Về đầu tư xây dựng cơ bản.
Xây dựng cơ bản luôn là quá trình đi tiên phong của bất cứ quá trình đầu tư nào. Nó tạo ra các cơ sở vật chất mới làm tiền đề cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 3: Quyết toán chi ngân sách nhà nước (tóm lược)
Tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
TỔNG CHI
108961
129773
148208
181183
214176
Trong tổng chi
Chi đầu tư phát triển
29624
40236
45218
59629
66115
Trong đó: Chi XDCB
26211
36139
40740
54430
61746
Cơ cấu (%)
88,48
89,82
90,10
91,28
93,39
Tốc độ tăng của vốn chi XDCB
%
2000
2001
2002
2003
2004
Tốc độ phát triển liên hoàn
100
137,87
112,73
133,60
113,44
Tốc độ phát triển định gốc
100
137,87
155,50
207,66
235,57
(Nguồn: Quyết toán chi ngân sách nhà nước-Tổng cục thống kê)
Từ bảng số liệu chúng ta thấy rằng chi cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi cho đầu tư phát triển (luôn đạt mức trên 85%), qua đó chúng ta mới thấy được vai trò quan trọng xây dựng cơ bản trong đầu tư phát triển. Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy rằng quy mô tăng của vốn xây dựng cơ bản lại đang có xu hướng giảm qua các giai đoạn, cụ thể là giai đoạn 2002-2003 vốn tăng 13650 tỷ đồng nhưng giai đoạn 2003-2004 vốn chỉ tăng 7316 tỷ đồng. Điều này có thể giải thích là giai đoạn đầu các doanh nghiệp phải đầu tư mới hoàn toàn vì vậy vốn xây dựng cơ bản đòi hỏi lớn, đến giai đoạn vận hành sản xuất thì doanh nghiệp chỉ phải đầu tư sửa chữa và mở rộng sản xuất do đó lượng vốn cho xây dựng cơ bản không cần nhiều như ban đầu.
Không chỉ huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ngành xây dựng còn thu hút được một lượng khá lớn vốn đầu tư trục tiếp nước ngoài. Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.
Bảng 4: Vốn FDI vào một số ngành tiêu biểu
Đơn vị: USD
(Nguồn: Cục xúc tiến đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư)
Mặc dù xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng quá trình tiến hành hoạt động này của các DNXD lại chưa thực sự coi trọng nó. Có thể đề cập ở đây chính là vấn đề thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Lãng phí và thất thoát, tiêu cực trong đầu tư và xây dựng đang là vấn đề nhức nhối, cả xã hội quan tâm; kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng mà đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế. Không có một bộ số liệu chính thức nào thống kê được chính xác tỷ lệ thất thoát trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhưng có thể khẳng định rằng: “Mọi dự án đầu tư xây dựng cơ bản đều có sai phạm”.
Kết quả kiểm tra năm 2002 của 995 dự án với tổng vốn đầu tư 20.736 tỷ đồng, đã phát hiện sai phạm về tài chính và sử dụng vốn đầu tư là 1.151 tỷ đồng, bằng khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư các công trình được kiểm tra. Riêng 17 công trình do Thanh tra Nhà nước thực hiện kiểm tra phát hiện sai phạm tài chính lên tới 13%. Đó là chưa kể đến các lãng phí lớn do chậm triển khai công trình và nhất là do sai sót trong chủ trương đầu tư mà hiện chưa có cách đánh giá thống nhất
(Nguồn:Báo cáo tại hội nghị toàn quốc về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản)
Theo kết quả thanh tra quản lý đầu tư xây dựng, tất cả các dự án đều có sai phạm, diễn ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn đầu tư, đặc biệt là công tác lập dự án, thiết kế sơ sài dẫn tới vượt dự toán rất cao.
Qua thống kê 36 tỉnh, thành phát hiện tổng giá trị sai phạm lên tới 113,913 tỷ đồng, chủ yếu là thất thoát, lãng phí do chất lượng khảo sát, thiết kế không phù hợp, thay đổi chủng loại vật liệu, trang thiết bị không đảm bảo… Trong công tác đấu thầu, các sai phạm thường gặp như chỉ định thầu, xét thầu, áp dụng kết quả đấu thầu sai qui định, bán thầu...
Đây là một kết quả đáng chú ý của việc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hành chính, chuyên ngành năm 2006. Đến nay, toàn ngành thanh tra đã cơ bản kết thúc 12.636 cuộc trong tổng số 14.167 cuộc đã triển khai; phát hiện sai phạm với tổng giá trị 6.382,961 tỉ đồng và 5.478,583 triệu USD, hơn 11.346ha đất. Qua thanh tra, kiểm tra, ngoài kiến nghị xử lý, khắc phục phần có giá trị sai phạm, giảm trừ, loại khỏi quyết toán..., các tổ chức thanh tra nhà nước đã kiến nghị thu hồi 447,712 tỉ đồng và 207.923 USD; kiểm tra xử lý hành chính gần 3.000 trường hợp và kiến nghị cơ quan điều tra xử lý 95 vụ với 201 người.
Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề náy chúng ta thấy rằng: Vốn đầu tư thất thoát diễn ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và xây dựng. Tình trạng đầu tư không theo quy hoạch được duyệt; khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ, không đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, điều tra thăm dò thị trường không kỹ; chủ trương đầu tư không đúng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Việc thẩm định và phê duyệt chỉ quan tâm tới tổng mức vốn đầu tư, không quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng không phát huy tác dụng, gây lãng phí rất lớn.
Ngoài ra, do năng lực quản lý điều hành kém của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn cũng là nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.
Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoát nằm ở chính những cơ chế kiểm soát hiện có; vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình nhưng không thể xác định được trách nhiệm chính thuộc về ai, do đó không thể quản lý được hoặc quản lý rất kém hiệu quả.
2. Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Theo đánh giá của nhiều quốc gia thì Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào, đa phần là lực lượng trẻ có khả năng thích ứng nhanh trước những ngành nghề mới. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận: lực lượng lao động nhiều nhưng chất lượng lao động thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong hiện tại và những năm tiếp theo. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của những người lao động còn thấp và cơ cấu các loại trình độ chưa hợp lý, cơ cấu ngành nghề phân bố cũng chưa hợp lý, có nhiều ngành nghề đào tạo thừa không sử dụng hết, song lại có nhiều ngành nghề quá thiếu, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật thiếu hầu hết ở các ngành, khu vực kinh tế. Tình trạng lao động có trình độ cao trong các ngành nghề cung cấp không đủ những vùng đô thị hoá, các khu công nghiệp, khu chế xuất đang diễn ra gay gắt, làm cản trở quá trình chuyển đổi và phát triển nền kinh tế. Nguồn nhân lực hiện nay thể hiện rất rõ trạng thái mất cân bằng, trong đó cung lớn hơn cầu, đại bộ phận lao động nông thôn thiếu việc làm.
Bảng 5: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: người
Năm
Ngành
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
4657803
5175092
5770671
6237396
6715166
Nông nghiệp và lâm nghiệp
225064
220221
223458
227577
225893
Thủy sản
40746
31911
32653
31505
30469
Xây dựng
799001
861791
939186
1005981
996720
Tài chính, tín dụng
77545
84406
99580
113724
122407
Công nghiệp khai thác mỏ
155470
162736
165746
175220
180155
Công nghiệp chế biến
2202943
2557404
2893080
3099386
3401627
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
382841
408247
426750
431061
455358
…..
…..
…..
……
…..
…..
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
Chúng ta nhận thấy rằng số lao động hoạt động trong ngành xây dựng là rất đông, chỉ xếp sau số lao động hoạt động trong lĩnh vực chế biến. Điều này cũng dễ dàng lý giải được bởi hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của các DNXD chính là việc tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản, mà loại công việc này yêu cầu một lượng tương đối lớn lao động do đó tỷ trọng lao động trong các DNXD luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động của các ngành, giao động quanh mức 17%.
Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực và nhân tài trong quản lý kinh doanh hơn bao giờ hết đang là một vấn đề cần được đặc biệt chú trọng. Với ý nghĩa này, các nhân tố phát năng sự phát triển nguồn nhân lực được đề cập là: giáo dục và đào tạo; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi trường và việc làm.
Riêng đối với khu vực kinh tế nhà nước đặc biệt là các DNXD trong những năm qua đã tiến hành rất nhiều lần cải cách nhằm thanh lọc những cán bộ yếu kém về năng lực, chủ động và mạnh dạn sử dụng các cán bộ trẻ có năng lực-trình độ, cộng với hoài bão lớn và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Tuy nhiên vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong quản lý kinh doanh của các DNXD vẫn chưa thực sụ được quan tâm đúng mức. Có một thực trạng là các học sinh-sinh viên ra trường với bằng ưu thường được các DNXD thuộc nhà nước chủ động nhận về làm việc nhưng trong quá trình làm việc họ ít được quan tâm theo dõi sát sao để phát triển các năng lực thế mạnh của mình.
- Đầu tiên là vấn đề giáo dục-đào tạo, các DNXD nhà nước ít khi chủ động liên hệ với các cơ sở đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên,để tiếp cận tri thức khoa học mới, có chăng là họ cũng chỉ tổ chức những buổi tọa đàm-nói chuyện về kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Thứ hai là vấn đề chế độ đãi ngộ: có một cái khó cho các DN nói chung ở đây là mức lương thì do Quốc hội và Bộ tài chính thông qua, các DNXD không thể tự điều chỉnh được do đó với chế độ lương hiện tại thì không thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể lấy lợi nhuận sau thuế làm tiền thưởng cho cán bộ nhưng với các DNXD khoản lợi nhuận thường là âm do vẫn còn dư âm của chế độ bao cấp nên các DNXD chưa thực sự hoạt động hết mình.
- Thứ ba là môi trường làm việc còn sắp xếp thiếu khoa học, không có tính cạnh tranh cao, không thúc đẩy được người lao động tham gia sản xuất với hiệu quả cao nhất.
Thực trạng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của các DNXD nhà nước trên các mặt giáo dục-đào tạo,y tế,văn hóa thể thao có thể được trình bày dưới bảng số liệu sau:
Bảng 6: Vốn đầu tư từ ngân sách theo giá thực tế
Tỷ đồng
2002
2003
2004
2005
Tổng số
112238
125128
147500
175000
Giáo dục và đào tạo
4332
5535
6500
7700
Y tế và hoạt động cứu trợ XH
2425
3130
3700
4400
Hoạt động văn hóa thể thao
2565
3547
4200
5000
Bảng 7: Cơ cấu vốnđầu tư từ ngân sách theo giá thực tế
%
2002
2003
2004
2005
Cơ cấu
100
100
100
100
Giáo dục và đào tạo
3,86
4,42
4,41
4,40
Y tế và hoạt động cứu trợ XH
2,16
2,50
2,51
2,51
Hoạt động văn hóa thể thao
2,29
2,83
2,85
2,86
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006)
Từ bảng số liệu, chúng ta thấy rằng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của các DNXD nhà nước có xu hướng tăng đều qua các năm và tăng trên cả 3 mặt cần quan tâm là giáo dục – y tế - văn hóa thể thao. Điều này chứng tỏ các DNXD cũng có quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực tuy nhiên chúng ta cũng thấy rằng tỷ trọng vốn dành cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực vẫn còn ở mức thấp tức là ở cả 3 mảng cần quan tâm thì tỷ trọng đầu tư chiếm chưa đến 5% tổng vốn đầu tư của DN. Các DNXD với tỷ trọng khoảng 12% trong tổng số DN cả nước thì mức đâu tư cho hoạt động này chắc chắn còn ở mức thấp hơn nhiều. Điều này thực sự là chưa hợp lý bởi vì trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì mọi loại cạnh tranh đều có xu hướng quy về cạnh tranh chất xám, tức là DN nào có nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có được nhiều ưu thế trên thị trường.
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, hơn bao giờ hết đang là vấn đề rất bức thiết, đòi hỏi phải có cả một chiến lược để giúp cho họ thích ứng được trong sự phát triển hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, trong cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu diễn ra sôi nổi cùng với tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Những vấn đề về kiến thức, kỹ năng quản lý, quản trị kinh doanh, khả năng tiếp thu các thành tựu mới tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thế giới, trình độ nhận thức về pháp luật, phong cách giao tiếp phù hợp với quy mô, tính chất và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng, linh hoạt và năng động.
Từ thực tiễn hoạt động, cần phát hiện những nhân tài trong kinh doanh với sự liên kết về tố chất của một nhà kinh doanh tài năng. Năng lực trí tuệ cao trong điều kiện cần có một định chuẩn thống nhất về phẩm chất và nhân cách nhà kinh doanh với các phương pháp đánh giá tuyển chọn sao cho phù hợp với đặc trưng của ngành.
3. Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ.
Thực tế hiện nay của phần lớn các DN trong đó có các DNXD là năng lực tài chính hạn chế do đó chưa thực sự chú trọng tới việc đầu tư cho khoa học, công nghệ (KHCN). Còn các DN có khả năng tài chính thì lại chưa dự báo được sự cạnh tranh mạnh mẽ của KHCN trong thời kỳ hội nhập. Các DN chấp nhận vốn đầu tư ban đầu để mua công nghệ nhằm mục đích thu hồi vốn nhanh. Điều này trước mắt có thể có lợi cho doanh nghiệp song đây sẽ là điểm hạn chế khi thực hiện chủ trương từng bước hiện đại hóa công nghệ.
Những người trong ngành thừa nhận sự trì trệ của cả doanh nghiệp lẫn giới nghiên cứu công nghệ là một nguyên nhân quan trọng khiến năm nay, Diễn đàn kinh tế thế giới chỉ xếp Việt Nam đứng thứ 92 về công nghệ (trong số 104 nước tham gia xếp hạng), tụt hậu xa so với Trung Quốc (62) và Thái Lan (43).
Việt Nam hiện có 160.000 doanh nghiệp, trong đó 80% là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khoảng gần 6.000 doanh nghiệp nhà nước, hầu hết đều chưa quan tâm đến đầu tư khoa học công nghệ. Thậm chí 47% doanh nghiệp không có chiến lược dài hạn, không phân tích thị trường và không biết đối thủ cạnh tranh.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên viên cấp cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, kết quả kiểm toán 9 tổng công ty cho thấy, các giám đốc doanh nghiệp nhà nước không có động lực để cải tiến doanh nghiệp. "Bởi nếu cải tiến thành công, họ có thể được tăng lương chút ít, hoặc được thưởng, nhưng nếu thất bại (mà nguy cơ rủi ro không phải là nhỏ) thì thiệt hại đối với họ là rất lớn, như mất chức, giảm bậc lương.... Do vậy, các giám đốc thường yên phận với hoạt động hiện tại của công ty, mà không cần quan tâm đến thị trường và khách hàng", ông nói. Ông cho biết thêm, tình trạng thua lỗ thường chỉ bộc lộ sau thời gian dài trì trệ và trở nên nghiêm trọng, làm cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới tiềm năng, và kém phát triển nhất trong số các loại hình doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Ông Lý Đình Sơn, Giám đốc Trung tâm xây dựng năng lực doanh nghiệp, cho biết, điều tra của Trung tâm trên 200 cơ sở cho thấy, khó khăn lớn nhất đối với việc cải tiến công nghệ là chủ cơ sở nhận thức không rõ về tầm quan trọng đặc biệt của công nghệ trong sản xuất và cạnh tranh. Trong số 150 doanh nghiệp, chỉ có 11 cơ sở có cán bộ kỹ thuật. Doanh nghiệp cũng thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, lựa chọn công nghệ, dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở phải phá sản vì mua không đúng thiết bị, hết kinh phí. Công nghệ lạc hậu kéo theo hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp. Ông Sơn cho biết để sản xuất ra 1 đôla GDP, người Thái Lan chỉ cần đến 1 đồng, thì Việt Nam phải cần đến 3 đồng.
Bảng 8: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước theo giá thực tế
Tỷ đồng
2002
2002
2002
2002
Tổng số
112238
125128
147500
175000
Hoạt động khoa học và công nghệ
398
837
1000
1200
%
2002
2002
2002
2002
Cơ cấu
100
100
100
100
Hoạt động khoa học và công nghệ
0,35
0,67
0,68
0,69
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006)
Bảng 9: Số lượng doanh nghiệp đầu tư KHCN qua các kỳ điều tra
2000
2002
2004
DN
Tỷ trọng(%)
DN
Tỷ trọng(%)
DN
Tỷ trọng(%)
Chung
372
7,53
444
6,14
293
3,86
DNNN
250
16,74
224
16,36
181
14,75
NQD
85
3,31
156
3,43
80
1,79
ĐTNN
37
4,21
64
4,87
32
1,69
(Nguồn: Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia)
Từ bảng số liệu chúng ta có nhận xét rằng vốn đầu tư của các DNNN phân bổ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học-công nghệ ngày càng tăng cả về quy mô vốn và tỷ trọng. Tuy nhiên tốc độ tăng của vốn đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước. Thứ hai là tỷ trọng của vốn đầu tư cho hoạt động KH-CN còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 1% tổng vốn đầu tư của DNNN chứng tỏ các DNNN chưa hề quan tâm đến mảng đầu tư này.
4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các DNXD nhà nước.
4.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bảng 10: Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Ngành
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
1194902
1436151
1720339
2157785
2684340,9
Nông nghiệp và lâm nghiệp
9532
11214
14313
17539
22545,6
Thủy sản
2218
1996
2912
3047,2
3602
Xây dựng
84426
111424
107267
127299,8
147934
Tài chính, tín dụng
40637
50897
82682
117548,3
155854,4
Công nghiệp khai thác mỏ
57191
70688
97934
130500
151057,5
Công nghiệp chế biến
368310
462977
600548
725444,9
892312
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
64737
80667
93475
122630,2
154735
…..
…..
…..
……
…..
…..
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
Về mảng hoạt động sản xuất kinh doanh, các DNXD vẫn thể hiện dược vai trò của mình trong nền kinh tế. Với số lượng DN hoạt động đông thứ hai trong các ngành của cả nước cộng với chi phí sử dụng vốn lớn thứ hai trong tổng số các DN thì các DNXD vẫn duy trì được mức doanh thu thuần cao thứ hai của các ngành, và đặc biệt chỉ sau ngành công nghiệp chế biến. Mức doanh thu thuần tăng đều và ổn định qua các năm thể hiện những nỗ lực vượt bậc của ngành này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước cũng như đóng góp vào thu nhập chung của toàn bộ nền kinh tế đặc biệt là trong những năm gần đây khi mà lạm phát có xu hướng tăng nhanh, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của các DNXD.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận với số lượng DN chiếm tới 14% tổng số DN của cả nước mà tỷ lệ doanh thu thuần chỉ chiếm mức cao nhất là 7,8% (năm 2003) trong tổng doanh thu thuần của các DN là chưa thực sự tương xứng với những gì mà đất nước đã ưu ái cho “ngành đi tiên phong” trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Nhưng do tính đặc thù của ngành như đã đề cập ở trên nên tỷ suất sinh lời của vốn của ngành thường ở mức thấp mà quá trình đầu tư kéo dài lại chứa đựng nhiều rủi ro do đó chúng ta cũng cần có những đánh giá thực sự khách quan về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành này.
4.2. Hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 11: Tỷ suất lợi nhuậnbình quân của vốn đầu tư ()
Đơn vị:%
Năm
Ngành
2002
2003
2004
2005
2006
Nông nghiệp và lâm nghiệp
31,59
34
38,5
41,6
47,9
Thủy sản
81
73,9
82,3
83,2
103
Xây dựng
87
94,5
67,9
62,3
59,6
Tài chính, tín dụng
11,2
10
12,5
14,4
14,8
Công nghiệp khai thác mỏ
108,9
109,6
119,8
148,2
146
Công nghiệp chế biến
114,8
119,1
123
122
125,8
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
82,1
79,1
76,5
77,4
78
…..
…..
…..
……
…..
…..
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
Bảng số liệu 11 chỉ cho chúng ta thấy rõ hơn nữa về đặc trưng cơ bản của ngành xây dựng đó là tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư là rất thấp và lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong tổng số các ngành đã đề cập trong đề án này thì tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư của ngành xây dựng nằm ở nhóm dưới và còn có thể tiếp tục giảm nếu dựa vào xu hướng của bảng trên. Có thể lý giải vấn đề trên là do mặc dù doanh thu thuần cao nhưng chi phí vốn sử dụng vốn cũng ở mức lớn vì vậy tỷ suất lợi nhuận không được cao. Chi phí sử dụng vốn của ngành xây dựng chủ yếu tập trung vào mua sắm máy móc thiết bị (chiếm tỷ trọng lớn do máy móc của ngành này yêu cầu khá nhiều và các Dn trong nước vẫn chưa tự sản xuất được), tiền mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như xi măng, sắt thép….chịu tác động tăng cao của lạm phát, nguồn cung hạn chế do thiếu hàng và các DN đầu mối đầu cơ do đó chi phí vốn bỏ ra tăng nhanh hơn doanh thu thuần. Ngoài ra máy móc chủ yếu hoạt động ở điều kiện ngoài trời do đó mức độ khấu hao cũng nhanh hơn các ngành khác và vấn đề đầu tư mới tài sản cố định cũng cấp thiết hơn.
4.3. Hiệu quả xã hội.
Bảng 12: Mức độ gia tăng chỗ việc làm trong các ngành
Đơn vị: chỗ làm.
Năm
Ngành
2002
2003
2004
2005
2006
Nông nghiệp và lâm nghiệp
-
-4843
3237
4119
-1684
Thủy sản
-
-8835
742
-1148
-1036
Xây dựng
-
62790
77395
66795
-9261
Tài chính, tín dụng
-
6861
15174
14144
8683
Công nghiệp khai thác mỏ
-
7266
3010
9474
4935
Công nghiệp chế biến
-
354461
335676
206306
302241
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
-
25406
18503
4311
24297
…..
…..
…..
……
…..
…..
Qua các thời kỳ nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2006, ngành xây dựng đã góp phần tạo ra một lượng lớn việc làm cho người lao động cụ thể là năm 2003 tạo ra thêm 69395 việc làm, 2004 tạo ra thêm 77395 việc làm… Điều này không những góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động mà còn tạo ra thu nhập ổn định cho một bộ phận lớn dân cư (~1triệu người), góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội, góp phần giúp đất nước đạt được các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Quá trình đào tạo, thực nghiệm và các khóa tập huấn nâng cao đã góp phần nâng cao trình độ của người lao động, hướng ra cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Ngoài ra, ngành còn góp phần nang cao vị thế và uy tín của quốc gia thông qua các công trình xây dựng với chất lượng tốt ở các nước bạn Lào, Campuchia về các lĩnh vuwcjnhuw xây dựng nhà dân cư hay các công trình điện….
Hơn nữa do đặc thù của ngành là các thành quả xây dựng thường phát huy tác dụng lâu dài vì vậy chúng ta không thể đánh giá được hết các tác động của ngành xây dựng đối với sự phát triển kinh tế của các nhóm dân cư cũng như sự phát triển của đất nước trong ngắn hạn mà chỉ có thể đưa ra được các đánh giá trong từng thời kỳ nhất định mà tác động của mỗi thời kỳ lại là khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định rằng ngành xây dựng trong những năm gần đây luôn là một trong những ngành đi đầu trong công cuộc xay dựng đát nước. Mặc dù ngành vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục song với quyết tâm của toàn ngành cộng với sự giúp đỡ của các ngành khác cũng như toàn xã hội thì trong tương lai gần ngành sẽ có những bước phát triển vững mạnh hơn.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG
1. Trong đầu tư XDCB
Đầu tư XDCB là hoạt động nhằm tái tạo tài sản cố định của DN. Hoạt động này đòi hỏi vốn lớn chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư phát triển của DN.
Thứ nhất gắn trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan đến việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư của công trình. Trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước, tình trạng yếu kém trong quản lý, gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng, làm giảm hiệu quả đầu tư được phân chia tới mỗi cá nhân, tổ chức liên quan đến khâu thực hiện. Cụ thể, đó là trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan đến việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư của công trình, trong đó bao gồm cả trách nhiệm của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, đơn vị khảo sát thiết kế và đơn vị thi công.
Ngoài ra để giảm bớt phí tổn về vốn cần lựa chọn các nguồn vốn có phí tổn thấp nhất và tối thiểu hoá lượng vốn sử dụng cho việc sản xuất ra một đơn vị sản lượng, hoặc thực hiện một khối lượng dịch vụ nhất định. Do đó, cần khai thác các nguồn vốn khác nhau, đặc biệt nguồn vốn nợ, vì đó là một nguồn vốn đòi hỏi tưong đối thấp đối với các DN và tạo khả năng mang lại thu nhập cao hơn. Ngoài ra, cần tìm các biện pháp giảm bớt nhu cầu về vốn, như giảm nhu cầu về vốn dự trữ, giải quyết tốt khâu thanh toán, rút ngắn chu kì sản xuất trong phạm vi công nghệ cho phép.
Thứ hai là nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Muốn nâng cao hiệu quả đâu tư không cách nào hay hơn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản được đầu tư. Mà muốn nâng cao hiệu quả thì cần khai thác tối đa năng suất, giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị, áp dụng chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm đối với quản trị và sử dụng tài sản cố định. Đồng thời doanh nghiệp cần tổ chức tốt quá trình sản xuất theo nguyên tắc cân đối, nhịp nhàng và liên tục.
Trong đó yêu tố quan trong nhất là khai thác tối đa công suất .Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nhiều nhà máy, nhiều dây chuyền, thiết bị sau khi đầu tư xong chỉ sử dụng được 2/3; 1/3 thậm chí là bỏ không. Nguyên nhân thì có lý do cơ bản là thiếu thị trường và thiếu vùng nguyên liệu (đối với các nhà máy chế biến nông sản ).
Để khắc phục vấn đề thị trường DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đẩy mạnh công tác Marketing (khâu này hiện nay rất yếu trong các DNNN ), mặt khác tích cực tìm kiếm thị trường, vươn ra thị trường bên ngoài nước để ổn định sản xuất kinh doanh do thị trường nước ngoài thường có nhu cầu lớn. Tuy nhiên, thị trường nước ngoài luôn đòi hỏi “sản phẩm” chất lượng với mẫu mã đẹp đồng thời mức độ cạnh tranh lại cao hơn. Đồng thời với việc mở rộng hơn nữa thị trường sản phẩm của DN, các DN cần cân đối không để các chế độ khuyến vật chất đối với người quản lý và sử dụng tài sản cố định.
Thư ba là Tăng cường đầu tư đổi mới tài sản cố định đặc biệt là đổi mới, hiện đại hoá máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho sản xuất.
Đa số các DNNN hiện nay trang bị những máy móc kém chất lượng, lạc hậu cũ kĩ dẫn đến sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp, chi phí cao, mẫu mã không phù hợp do đó không cạnh tranh đựơc với hàng hoá của tư nhân, của nước ngoài, không tạo được thương hiệu cũng như chỗ đứng trên thị truờng. Vì thế nên nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn . Trong khi hiện tại nhà nứoc đang cắt giảm dần ngân sách cho các DNNN để tăng tính tự chủ, vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì có lãi suất cao gây khó khăn lớn cho các DN. Họ không có đủ vốn để thay đổi công nghệ hay tạo ra bước ngoặt mà chỉ có thể vay một lượng vốn nhỏ để mua sắm sửa chữa bổ xung .
Như vậy các DN cần phải tìm tòi, nghiên cứu xây dựng các dự án phương án đầu tư tối ưu có hiệu quả cao nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của nhà nước, có lợi nhuận trên vốn lớn (IRR > r) để tận dụng các khoản vay ngân hàng. Mặt khác thì phải mở rộng quan hệ tích cực tìm kiếm các đối tác đặc biêt là đối tác nước ngoài nhằm huy động nguồn vốn của họ tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại tiên tiến có năng suất hiệu quả cao, cũng như tiếp thu kĩ thuật - kinh nghiệm quản lý.
2. Trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vị trí quan trọng đặc biệt trong doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh. Do vậy đầu tư một cách có hiệu quả cho phát triên nguồn nhân lực là hoàn toàn cần thiết.
+ Đào tạo và đào tạo lại các nhà quản trị doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập.
Lâu nay, nước ta chưa thật sự coi trọng vấn đề này, vẫn ít nhiều coi giám đốc DNNN như là một chức “quan”, mà chưa thực sự coi giám đốc DNNN là một nghề chuyên môn có yêu cầu rất cao. Do đó, trong thực tế sử dụng cán bộ quản lý DNNN vẫn còn tình trạng tuỳ tiện, lúc điều chuyển làm ở doanh nghiệp này, khi điều chuyển làm ở doanh nghiệp khác, thậm chí điều lên làm cán bộ quản lý nhà nước hoặc ngược lại. ở các nước có nền kinh tế phát triển, các trung tâm đào tạo cán bộ quản lý, về cơ bản, đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước theo các chương trình khác nhau. Để tạo lập được nguồn cán bộ quản lý doanh nghiệp tài giỏi, cần tiến hành nghiên cứu phân tích quy trình đào tạo và sử dụng hai loại cán bộ quản lý như đã đề cập ở phần trên.
Ngoài các yêu cầu chung như mọi cán bộ quản lý doanh nghiệp khác, cán bộ quản lý DNNN còn có những đặc thù riêng, mà việc am hiểu cũng như hoá giải được các đặc thù đó theo hướng có lợi cho DNNN chính là cơ sở hàng đầu để đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý DNNN.
Đặc thù thứ nhất là cơ chế gắn kết lợi ích cá nhân của cán bộ quản lý với hiệu quả hoạt động của DNNN không đủ mạnh và không rõ ràng. Không có một nước nào cho phép các DNNN tự trả lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp đủ mức kích thích họ quan tâm đến lợi nhuận của DNNN như các doanh nghiệp tư nhân. Thậm chí ở Việt Nam, lương của giới quản lý DNNN là bản sao có điều chỉnh không đáng kể thang bảng lương công chức nhà nước và cơ bản là thấp hơn lương cán bộ quản lý doanh nghiệp tư nhân cùng loại, cùng quy mô, nhất là so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do thực tế đó, nhiều cán bộ quản lý DNNN giỏi có xu hướng chuyển qua làm việc cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Đặc biệt, DNNN khó tuyển được các sinh viên giỏi. Nhiều nước trên thế giới tìm cách tách chế độ tiền lương của cán bộ quản lý DNNN ra khỏi bảng lương công chức, viên chức dưới hình thức các hợp đồng, giao khoán trách nhiệm quản lý. Việt Nam có lẽ cũng nên làm như vậy. Một phần ý tưởng này đã được thể hiện ở Luật DNNN sửa đổi (năm 2003), nhưng cơ chế thực hiện chưa đầy đủ và rõ ràng. Nên chăng, Nhà nước cần quy định rõ mức lương, thưởng của cán bộ quản lý DNNN gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp này (lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước hoặc các mục tiêu định lượng khác về doanh số, lợi nhuận trên vốn sở hữu hoặc quy mô dịch vụ xã hội v.v...) theo cả hai hướng: nếu tốt thì thưởng luỹ tiến, nếu yếu kém thì phạt theo mức yếu kém. Hơn nữa, cần chuẩn hoá và công khai trách nhiệm, lợi ích của cán bộ quản lý DNNN theo các hợp đồng khoán hoạt động (hoặc khoán quản lý) các DNNN; quy định rõ các cam kết trách nhiệm về phương thức hoạt động và lợi ích cụ thể giữa cán bộ quản lý DNNN và cơ quan quản lý nhà nước, thậm chí nên xác định rõ hơn, chế tài thực thi các cam kết đó cả về phía cơ quan nhà nước và cán bộ quản lý DNNN. Đã có nhiều nước trên thế giới thực thi cơ chế hợp đồng trách nhiệm này. Nếu Nhà nước quyết tâm thực hiện cam kết và áp dụng cơ chế cạnh tranh giữa các DNNN với nhau hoặc với doanh nghiệp tư nhân, thì cơ chế gắn kết lợi ích này tuy chưa hoàn thiện, nhưng cũng cho thấy đây là hình thức hữu hiệu có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý trong DNNN. Để cơ chế hợp đồng có hiệu quả, cần bổ sung quy chế giám sát (thông qua các cơ quan độc lập và có đủ thẩm quyền của Nhà nước) nhằm hạn chế tình trạng cơ quan quản lý nhà nước không nắm chắc thông tin của DNNN.
- Tính đặc thù thứ hai hiện nay là cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý chưa rõ ràng. Do các DNNN thường được thành lập và vận hành phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nên mặc dù ngày nay, Nhà nước ta cố gắng tách chức năng kinh tế thuần tuý của DNNN ra khỏi chức năng chính trị xã hội, nhưng trong thực tế, không có DNNN nào hoàn toàn thoát khỏi các sức ép từ phía Nhà nước. Ví dụ như ngân hàng thương mại quốc doanh bị ép cho các DNNN khác vay tín chấp. Hoặc các DNNN khó tổ chức hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động do không có quyền tự do sa thải lao động dôi dư... Vì thế, cán bộ quản lý DNNN dễ lợi dụng các nhiệm vụ chính trị xã hội này để lẩn tránh trách nhiệm quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Để khắc phục, rất nhiều nước có khuynh hướng tách biệt hoàn toàn hoạt động kinh doanh thuần tuý của DNNN với các trách nhiệm chính trị, xã hội mà nhà nước có trách nhiệm đảm nhiệm như: chuyển các hoạt động cung cấp dịch vụ công ích thành các cơ quan sự nghiệp của Nhà nước, hoạt động theo quy chế riêng, không coi là DNNN, hoặc giải quyết vấn đề sa thải lao động bằng hệ thống bảo hiểm xã hội... Khi trách nhiệm phải hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được quy định rõ ràng (DNNN hoạt động theo một luật chung của các doanh nghiệp khác và trách nhiệm của cán bộ quản lý DNNN với nhà nước được thiết kế như trách nhiệm đối với cổ đông) thì việc đánh giá thành tích và trách nhiệm của cán bộ quản lý DNNN sẽ cụ thể hơn, cơ chế khuyến khích lợi ích cũng có hiệu quả hơn.
- Tính đặc thù thứ ba là, việc kiểm soát hoạt động của cán bộ quản lý DNNN do nhiều cơ quan tiến hành với các luật lệ khác nhau (kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước, đại hội công nhân viên chức, tổ chức Đảng (nếu cán bộ là đảng viên), thậm chí cả tổ chức công đoàn, cơ quan chủ quản.... trong đó kiểm soát của cơ quan chủ quản có vai trò quyết định). Tuy nhiên, các tổ chức kiểm soát này hoạt động theo các quy định chuyên ngành rất khác nhau, thường ít phối hợp và thống nhất với nhau, tạo ra sự thiếu chặt chẽ đối với cán bộ quản lý DNNN, dẫn đến thực tế đáng buồn là mức lương quy định theo chính sách của Nhà nước cho cán bộ quản lý DNNN không cao, DNNN hoạt động không hiệu quả, mà cán bộ quản lý DNNN vẫn giàu có một cách công khai, làm mất lòng tin của dân chúng. Nên chăng, cần thống nhất sự kiểm soát của Nhà nước đối với cán bộ quản lý DNNN thành một luật chung, là Luật Quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hiện nay, Chính phủ đã thành lập Cục Chống tham nhũng. Tuy nhiên, vẫn rất cần quy định rõ trong Luật Chống tham nhũng là cán bộ quản lý DNNN phải có trách nhiệm kê khai tài sản hợp pháp trước và trong khi thực thi quản lý DNNN, để cơ quan chống tham nhũng có cơ sở kiểm soát, kiểm tra các thu nhập bất chính của cán bộ quản lý DNNN, góp phần hướng đội ngũ này đi vào con đường đúng đắn, trong sạch.
Ngoài các giải pháp đã nêu, cần nhấn mạnh giải pháp xây dựng lập trường, quan điểm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lý DNNN. . Chính sách cán bộ quản lý DNNN phải bắt đầu từ xây dựng hệ thống đạo đức chuẩn mực của đội ngũ cán bộ này, phát hiện các tài năng kinh doanh, cảm hoá họ bằng lý tưởng cao đẹp và tiêu chuẩn đạo đức trong sáng của cán bộ kinh doanh XNCN, giáo dục và rèn luyện kỹ năng kinh doanh của họ để hình thành đội ngũ cán bộ quản lý DNNN vừa tài giỏi, vừa trung thành với đất nước.
Ngoài ra cũng như các DN tư nhân, DNNN cũng phải quan tâm đến những điểm khác
+ Liên kêt với các trường ĐH, các tổ chức đào tạo, dạy nghề để tạo nguồn cung ổn định về lao động cho DN. Cấp học bổng, tài trợ cho các sinh viên có triển vọng để họ phục vụ DN sau khi ra trường. Thương xuyên tổ chức cho lao động đi đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc.
+ Thu hút chất xám bằng mức lương thưởng hợp lý. Thực tế các bạn trẻ hiện nay khi ra trường đều muốn vào làm tại các DN tư nhân hoặc công ty nước ngoài hơn là các DNNN. Bởi một lẽ đơn giản mức thu nhập ở các DNNN là quá thấp so với khối ngoài quốc doanh. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh, đời sống ngày càng được nâng cao thì chính sách lương của nhà nước đã lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu thực tế, gây ra hiện tượng chảy máu chất xám, thiếu hụt lao động trình độ cao tại các DNNN.
Một chính sách lương thưởng hợp lý linh hoạt sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Nhờ đó các DN sẽ có một đội ngũ lao động chất lượng cao, tăng tính cạnh tranh của DN
+ Chính sách y tế,chăm sóc sức khoẻ, cải thiện môi trường làm việc. Chính sách này nhằm bảo vệ sức khoẻ cho công nhân viên, thể hiện sự quan tâm của DN với công nhân viên, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa DN và CNV. Từ đó CNV sẽ cố gắng cống hiến hết sức cho DN, giúp DN tăng năng suất, tăng hiệu quả công việc.
a. Môi trường làm việc
Doanh nghiệp cần cải thiện tình trạng môi trường, an ninh nơi làm việc cho phù hợp bằng các biên pháp cụ thể như cải thiện môi trường, khử bụi khử chất độc hại. Chọn các quy trình sạch không ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động
Tổ chức các phong trào khuyến khích công nhân viên hiểu và tham gia làm sạch môi trường để bảo vệ cho chính bản thân họ.
b.Chăm sóc sức khoẻ: Thường xuyên tổ chức khám chữa bệnh định kỳ. Nhất là kiểm tra các bệnh có liên quan tới đặc thù nghề nghiệp.
3. Trong đầu tư nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng đòi hỏi vốn lớn độ rủi ro cao, hiện nay khả năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào sản xuất kinh doanh của Việt Nam còn hạn chế. Song trong tình hình kinh tế phát triển nhanh, công nghệ kỹ thuật thay đổi liên tục nhu cầu đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng khoa học sẽ ngày càng tăng. Sau đây là môt số giải pháp cơ bản
+ Tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh và có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp. Giúp cho DN có được công nghê thích hợp với đặc thù của mình và tạo ra sự độc quyền về công nghệ đó cho DN
+ Liên kết với các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, đặt hàng hợp tác nghiên cứu khoa học. Biện pháp này tận dụng được nguồn chất xám của các tổ chức nghiên cứu khoa học ngoài DN. Biện pháp này rất phù hơp với tình hình Việt Nam khi mà nhập cả một dây chuyền thiết bị ở nước ngoài thì quá đắt trong khi chung ta rất dồi dào về bộ máy nghiên cứu khoa học thuộc các bộ, các trường ĐH, sự hợp tác giữa DN với các tổ chức khoa học trong nước vừa giúp DN tiết kiệm chi phí vừa giúp thúc đẩy khoa học trong nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – Nhà xuất bản ĐH kinh tế quốc dân.
2. Giáo trình Lập dự án dự án đầu tư – Nhà xuất bản thống kê.
3. Luật đầu tư – Nhà xuất bản Thống kê 2005.
4. Luật doanh nghiệp 2005.
5. Luật xây dựng 2003.
6. Website Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn
7. Website Bộ kế hoạch và đầu tư www.mpi.gv.vn
8. Website Vietnamnet www.vnn.vn
9. Quyết toán chi ngân sách nhà nước - Tổng cục thống kê.
10. Lãng phí và thất thoát trong đầu tư và xây dựng, tỷ lệ vốn đầu tư đưa vào công trình thấp – Bộ kế hoạch và đầu tư.
11. Báo cáo kiểm toán chẩn đoán 42 doanh nghiệp nhà nước thuộc 9 tổng công ty 20/10/2004.
12. Báo cáo tại hội nghị toàn quốc về Quản lý đầu tư và Xây dựng Cơ bản 2003
13. Niên giám thống kê 2006, 2007.
14. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư – Nguyễn Vũ Bích Uyên
15. Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhà nước, chính sách và giải pháp tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta - Viện Thông tin Khoa học Xã hội.
16. 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Cục xúc tiến đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư.
17. Sách tính toán kinh tế dự án xây dựng cầu đường – ĐH xây dựng.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số DNXD hoạt động tại thời điểm 31/12/2002 đến 31/12/2006 19
Bảng 2: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hằng năm của các doang nghiệp phân theo ngành kinh tế. 21
Bảng 3: Quyết toán chi ngân sách nhà nước (tóm lược) 22
Bảng 4: Vốn FDI vào một số ngành tiêu biểu 23
Bảng 5: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế 26
Bảng 6: Vốn đầu tư từ ngân sách theo giá thực tế 28
Bảng 7: Cơ cấu vốnđầu tư từ ngân sách theo giá thực tế 28
Bảng 8: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước theo giá thực tế 31
Bảng 9: Số lượng doanh nghiệp đầu tư KHCN qua các kỳ điều tra 31
Bảng 10: Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế 32
Bảng 11: Tỷ suất lợi nhuậnbình quân của vốn đầu tư () 34
Bảng 12: Mức độ gia tăng chỗ việc làm trong các ngành 35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22467.doc