Đề án Thực trạng, phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam thời kì quá độ

Kinh tế nông thôn nói chung, nông nghiệp nói riêng không phải là 1 ngành đơn thuần mà con là một hệ thống sinh vật kỹ thuật, kinh tế nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của các nuớc phát triển và các nước đang phát triển, các nuớc chưa phát triển. Tất cả các nước trên thế giới muốn tồn tại và phát triển thì phải có những giải pháp để bảo đảm phát triển phát triển Kinh tế Nông thôn. Nước ta là một nước nghèo đi lên chủ nghĩa xã hội không còn cách nào khác là sản xuất và kinh doanh phải có hiệu quả. Quản điểm hiệu quả không thể chấp nhận việc phát triển Kinh tế Nông thôn băng bất cứ giá nào. Việc phát triển Kinh tế Nông thôn là một vấn đề phức tạp và rộng lớn phải đầu tư nhiều của cải và sức lao động nên đòi hỏi phải có hiệu quả. Nông thôn Việt Nam trải rộng trên 7 vùng nông nghiệp khác nhau với khoảng 600 huyện, trên 900 xã, trên 7 triệu ha đất nông nghiệp, 20 triệu ha đất lâm nghiệp và là nơi sinh sống của hơn 80% dân số, 75% lực lượng lao động xã hội, qua 15 năm đổi mới do đảng đề xướng và lãnh đạo nông nghiệp và Nông thôn nươc ta có những tiến bộ, tích cực. Sản xuất nông nghiệp đã vượt của ai lương thực, cơ cấu Kinh tế nông nghiệp, Nông thôn nước ta đã có sự thay đổi, đời sống nhân dân đã được cải thiện hơn so với các nước trong khu vực thì nền nông nghiệp nước ta vẫn con yếu kém, còn nhiều trở lực, nhiều khó khăn và nhiều mâu thuẫn làm hạn chế tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu Kinh tế Nông thôn. Do đó cần phải có những giải pháp cơ bản để phát triên nên Kinh tế Nông thôn nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH để thúc đẩy nền Kinh tế phát triển đảm bảo đời sống cho người dân, và dần dần sẽ xuất khẩu được nhiều sản phẩm nông nghiệp.

doc25 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng, phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam thời kì quá độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần ban hành các chính sách khuyến khích , ưu đải và đầu tư về vốn và công nghệ vào khu vực nông thôn tạo điều kiện cho khu vực nông thôn phát riển một cách toàn diện , đảm bảo cho nhu cầu không ngừng ngày một tăng của khu vực nông thôn , giảm khoảng cách dần giữa khu vực nông thôn và thành thị . Mặt khác nước ta lại có địa hình khí hậu không thuận làm ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng của cây trồng ,vật nuôi , thuỷ sản … Việc chuyển giao khoa học công nghệ và ứng dụng nó vào sản xuất còn hạn chế do thói quen hoặc do trình độ trong khu vực nông thôn còn hạn chế . Vì vậy phát triển nông thôn một cách hiệu quả nhà nước cần đào tạo bồi dưỡng để nâng cao sự hiểu biết cho người dân để nắm bắt nhanh chóng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới . Cần xây dựng các nhà máy gần các vùng nguyên liệu để tiêu thụ hàng hoá nông sản kịp thời cho nhân dân , cần quy hoạch hợp lý theo vùng và theo khu vực để tận dụng tối đa những thế mạnh của khu vực đó , cần khuyến khích hộ nông dân làm ăn theo mô hình vườn – ao – chuồng để tận dụng tối đa mọi chi phí nhỏ nhất , có chính sách phát triển khu vực vùng núi , vùng sâu vùng xa để mọi người dân được ấm no tạo ra niềm tin của nhân dân vào đường lối chủ trương chính sách của Đảng . Để quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá diển ra thành công đòi hỏi toàn Đảng toàn dân phải ra sức nổ lực thi đua lao động sản xuất để đạt được năng suất sản lượng cao nhất , đưa kinh tế đất nước tiến lên theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới , tạo ra công bằng , trật tự xã hội , dân chủ và văn minh . Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Thành đã hướng dẩn và giúp đở tận tình em trong quá trình thực hiên đề tài này. B. Nội dung I- Kinh tế nông thôn và sự cần thiết phải phát triển kinh tế nông thôn. 1- Khái niệm Cho đến nay chưa có định nghĩa nào chính xác và được chấp nhận một cách rộng rải về nông thôn . Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với thành thị Nông thôn được hiểu là vùng đất đai rộng lớn với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (nông , lâm , ngư nghiệp) có mật độ dân cư thấp , cơ sở hạ tầng kém phát triển , có trình độ văn hoá khoa học kĩ thuật , trình độ sản xuất hàng hoá thấp và thu nhập mức sống dân cư thấp hơn đô thị Như vậy về tự nhiên nông thôn là vùng đất đai rộng lớn thường bao quanh các đô thị , những vùng đất đai này khác nhau về địa hình , khí hậu , thuỷ văn … Về kinh tế nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp ( nông , lâm , ngư ngiệp ) . Cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn lạc hậu kém hơn đô thị . Trình độ phát triển cơ sở vật chất và kĩ thuật (điện , cơ khí , hoá chất ) trình độ sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường củng thấp kém hơn đô thị Về xã hội trình độ học vấn khoa học kĩ thuật , y tế giáo dục và đời sống vật chất tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn đô thị . Tuy nhiên những di sản văn hoá , phong tục tập quán cổ truyền ở vùng nông thôn lại phong phú hơn vùng đô thị . Mật độ dân cư thấp hơn đô thị Như vậy khái niệm nông thôn phải được hiểu tổng hợp nhiều mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau, từng mặt riêng lẻ không thể tách rời. 2- Vai trò và tác dụng của phát triển kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước vì vậy kinh tế nông thôn có vai trò và tác dụng rất quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Trong quá trình phát triển , một số nước trước đây chỉ chú ý phát triển các đô thị các khu công nghiệp hiện đại mà ít chú ý đến phát triển nông thôn do đó đã làm cho khoảng cách về kinh tế và xã hội , giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước làm tăng thêm sự mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp , giữa sản xuất và tiêu dùng tạo nên mâu thuẩn trong nội bộ của cơ cấu kinh tế Cùng lúc đó một số nước khác có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh như là Đài Loan , Trung Quấc , Hàn Quấc họ đã quan tâm phát triển nông thôn ngay từ đầu thời kì công nghiệp hoá coi nông nghiệp nông thôn là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quấc dân . Phát triển nông thôn không phải chỉ là lợi ích riêng của nông thôn mà vì lợi ích chung của đất nước . Ngày nay việc phát triển nông thôn không còn là việc riêng của các nước đang phát triển mà còn sự quan tâm của cộng đồng thế giới Việt Nam là một nước đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu , nông thôn lại càng có vai trò vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển đất nước Nông thôn là nơi sản xuất lương thực phẩm cho nhu cầu cơ bản của nhân dân , cung cấp nông sản nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu . Trong nhiều năm nông nghiệp sản xuất ra 40% thu nhập quấc dân và trên 40% giá trị xuất khẩu góp phần tạo nguồn tích luỷ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho xã hội chiếm trên 70% lao động xã hôị . Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp chuyển dần sang làm công nghiệp , dịch vụ chuyển dần lao động nông thôn vào các khu đô thị và các khu chế xuất công nghiệp Nông thôn chiếm 80% dân số cả nước . Đó là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ , nông thôn phát triển cho phép nâng cao đời sống và thu nhập của dân cư , nông dân tao ra điều kiện mở rộng thị trường để phát triển sản xuất trong cả nước Ơ nông thôn có 52 dân tộc khác nhau sinh sống bao gồm nhiều thành phần , nhiều tầng lớp có các tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau là nền tảng quan trọng để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước , để tăng cường sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Nông thôn nằm trên địa bàn rộng lớn của đất nước có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khác nhau . Đó là tiềm lực to lớn về tài nguyên đất đai , khoáng sản để phát triển bền vững đất nước . 3- Sự cần thiết phải phát triển king tế nông thôn Việt nam là nước đang đi lên từ 1 nước nông nghiệp lac hậu, Nông thôn lại có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển đất nước. Vì sao vậy?. Nông thôn là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm cho nhu cầu cơ bản của nhân dân, cung cấp nông sản, nguyên vật liệu cha công nghiệp và xuất khẩu. Trong nhiều năm nông nghiệp sản xuất ra khoảng 40% thu nhâp quốc dân và trên 40% giá trị xuất khẩu góp phần tạo nguồn tích luỹ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho xã hội, chiếm trên 70% lao động xã hội. Trong quá trìng CNH-HĐH, lao động nông nghiệp chuyển dần sang làm công nghiệp, dịch vụ, chuyển dần lao động Nông thôn vào thành thị, các khu công nghiệp. Nông thôn chiếm 80% dân số cả nước. Đó là thị trường rộng lơn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ,. Nông thôn phát triển cho phép nâng cao đời sống và thu nhập của dân cư Nông thôn, tạo điều kiện mở rộng thị trường để phát triển sản xuất trong cả nước. ở Nông thôn có trên 50dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm nhiều thành phần, nhiều tầng lớp, các tôn giáo và tín ngưỡng khavs nhau, lả một nền tảng quan trọng đẻ bảo đảm ổn địng tình hình Kinh tế - xã hội của đất nước, để tăng cường sự đoàn kết của cộng đòng các dân tộc. Nông thôn nằm trên địa bàn rộng lớn của đất nước có điều kiện tư nhiên, Kinh tế, xã hội, khác nhau. đó là tiềm lực to lớn về tài nguyên đất đai, khoáng sản, thuỷ sản đẻ phát triển bền vuững đất nước. Kinh tế Nông thôn là một trong hai khu vực đặc trưng của nền Kinh tế quốc dân đó là: Kinh tế Nông thôn và Kinh tế đô thị, Kinh tế Nông thôn là một khái niệm dùng để thể hiện một tổng thể các hoạt động Kinh tế - xã hội diễn ra trên địa bàn đó. Việc xác định cơ cấu Kinh tế Nông thôn hợp lí là vấn đề cơ bản hết sức quan trọng để phát triển Kinh tế xã hội trong khu vực Nông thôn. Trong nhiều thập kỷ qua, Nông thôn là nơi thực nghiệm nhiều chủ trương lớn, thắng lợi thì thành quả mang lại cho cả nước, nhưng thất bại thì phần lớn người nông dân phải chịu. Trong những chủ trương ấy có cái được có cái không được đều bỏ lại cho nông dân ngổn ngang những suy nghĩ về hướng chưa trọn vẹn. Thời gian trôi đi, người dân phải đối mặt với thực tiễn bao truân để tự cứu mình”, trông vào thị trường luôn thay đổi tíng như trở bàn tay, nay được mai thua, chấp nhân sụ may rủi của cung-cầu. Từ ngày có chíng sách đổi mới trong nông nghiệp, dù đứng ở góc độ nào để đánh giá thì đại bộ phận người nông dân không chỉ nuôi dược mình mà còn bao được cả xã hội, sản phẩm phong phú đa dạng theo hướnh yêu cầu của thị trường. Nhưng quy luật giá trị vẫn hoạt động ngay sau lưng người sản xuất, sự thất bại đan xen thừa thải luôn đeo bán người nông dân bất kỳ lúc nào cũng ập có thể đến, chỉ còn cầu xin trời đất cho mưa thuận gió hoà. Do đó, nông nghiệp Nông thôn Việt Nam chiếm vị trí rất quan trọng trong phát triển Kinh tế xã hội của đất nước. Trong sự nghiệp CNH –HĐH nông nghiệp và Nông thôn, coi đó là nền tảng để phát triển Kinh tế xã hội, ổn định chính trị. Hiện trong nông nghiệp nông thôn nước ta còn gặp nhiều khó khăn. bình quân diện tích đất canh tác nhỏ, tỉ lệ tăng dân số còn cao, kỹ thuật canh tác lạc hậu quy mô sản xuất nhỏ, tiểu công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, điều kiện văn hoá thấp kém, cuộc sống gặp nhiều khó khăn...dẫn tới tổng sản phẩm từ nông nghiệp đến tỉ lệ nhỏ 25% trong tổng thu nhập quốc dân. thu nhập bình quân đầu người và mức sống ở nông dân quá thấp so với thành thị, còn chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Hạ tầng cơ sở nông thôn ở nước ta còn thấp kém không đáp ứng sự phát triển Kinh tế nông nghiệp và nông thôn, càng không đáp ứng được yêu cầu CNH-HDH. Vì vậy để phát triển Kinh tế đát nước, để nước ta sánh vai cùng vói các nước trên thế giới thì điều kiện tiên quyết nước ta phải chú trọng phát triển Kinh tế Nông thôn. bởi nước ta là một nước nông nghiệp, nền Kinh tế đi từ nông nghiệp, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu đều là sản phẩm của nông nghiệp, của tài nguyên đất nước. II. Thực trạng, phương hướng và giải pháp để phát triển Kinh tế Nông thôn ở Việt Nam thời kì quá độ. 1. Thực trạng Trong những năm đổi mới, Nông thôn ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể trên nhiều mặt chủ yếu sau: Sản xuất lương thực đã tăng khá nhanh và vưỡng chắc bảo đảm được nhu cầu lương thực trong nước, ngoài ra còn có dư để xuất khẩu hàng năm khoảng 2-3 triệu tấn lương thực các mặt hàng sản xuất nông sản khác như cây công nghiệp, cây thực phẩm, chăn nuôi thuỷ sản cũng đều tăng nhanh. Hiện nay nước ta chỉ còn nhập khẩu một số nông sản chủ yếu gồm bông,dầu thực vật, sữa bò, bột giấy... Đã hình thành trong Nông thôn các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh nhu các vùng lúa, cao su, cà phê... Nông thôn từng bước được thủ lợi hoá, cơ khí hoá, hoá học hoá, điện khí hoá và áp dụng các thành tựu cảu cách mạng sinh học đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và điều kiện làm việc của người lao động được từng bước cải thiện. Cơ sở hạ tầng trong Nông thôn như thuỷ lợi giao thông, công nghiệp chế biến nông sản đã có những tiến bộ đáng kể. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong Nông thôn đã và đang được phục hồi và phát triển góp phần quan trọng vào việc làm và tăng thu nhập ở Nông thôn. Đời sống vât chất và tinh thần của nhiều vùng Nông thôn đã được cải thiện rõ rệt... điều kiện ăn ở, học hành chữa bệnh ở nhiều noei đưởc tiến bộ hơn trước. Số hộ nghèo giảm rõ rệt số hộ khá và giàu trong Nông thôn tăng lên. Trình độ học vấn của nhân dân ở Nông thôn được nâng lên rõ rệt. Nhìn chung bộ mặt Nông thôn có nhiều thay đổi. Mặc dù có những thay đổi trên nhưng Nông thôn Việt Nam vẫn có nhiều mặt tồn tại yếu kém. Có thể nêu lên những mặt tồn tại yếu kém chủ yếu sau: + Kinh tế Nông thôn vẫn còn mang tính chất thuần nông. Nếu xét về cơ cấulao động cơ cấu nhân khẩu cơ cấu đầu tư cơ cấu sản phẩm vả sản phẩm hàng hoá thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tuyệt đối, còn công nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ bé. Tính chất thuần nông đó còn làm cho sản xuất tự cấp tự túc là chủ yếu sản xuất hàng hoá năng suất đất đai năng suất lao động thu nhập và đời sống trong Nông thôn còn thấp. Trong Nông thôn lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọngthấp. Việc tiêu thụ nông sản phẩm gặp nhiều khó khăn. + Kết cấu hạ tầng trong Nông thôn còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu cuar sản xuất và đời sống. Giao thông đặc biệt là giao thông miền núi còn gặp nhiều khó khăn gây trở ngại cho viếc sản xuất và lưu thông hàng hoá. Mạng lưới thuỷ lợi tuy đã cónhững tiến bộnhưng không đồng bộ và hoàn chỉnh nên hiệu quả dụng còn thấp. Việc cung ứng điện có khá hơn nhưng chỉ mới phụcvụ cho đời sống và cho thuỷ lợi còn phục vụ cho các mặt sản xuất khác thấp. Mặt khác mạng lưới điện ở Nông thôn còn thiếu quy hoạch thiếu an toàn tổn thất điện khá nhiều làm cho giá điện tăng cao. Cơ sở chế biến và bảo quản nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu, làm cho việc thất thoát nông sản phẩm càng cao. Cơ sở vật chất và kỹ thuật như máy móc thiết bị khoa học và thiết bị, khoa học và kỹ thuật... thấp lao động trong Nông thôn và nông nghiệp chủ yếu là thủ công. Những yếu kém này đã ảnh hưởng khá nhiều đến tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng năng suất lao độngtrong Nông thôn. thêm vào đó đất đai nông nghiệp còn khá manh mún phân tán nên đã gây trở ngại cho quá trình hình thành sản xuất tập trung chuyên môn hoá hiện đại hoá. + Tỷ lệ tăng dân số và lao độngở Nông thôn còn khá cao gây sức ép khá lớn về việc làm về ruộng đất về y tế về giáo dục. Tình trạng thất nghiệp hoàn toàn ở Nông thôn không nhiều nhưng tình hình thiếu việc làm và chưa việc làm trong thời gian nông dân là phổ biến. Khó khăn lớn hiện nay là khoảng 1/4 quỹ thời gian của người lao động trong Nông thôn chưa được sử dụng. Thiếu việc làm đã ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống đến trật tự tri an xã hội. Đến việc di dân tự phát ồ ạt vào các đô thị. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ở Nông thôn tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhìn chung số hộ nghèo và trung bình còn chiếm tuyệt đại đa số. Số hộ giàu và khá tuy có tăng song còn chiếm tỷ lệ thấp. Về trình độ học vấn của nhân dân tuy có được nâng lên nhưng vẫn còn thấp số mù chữ vẫn còn đặc biệt ở các vùng xa và vùng cao. Mạng lưới y tế tuy có phát triển nhưng vẫnnhiều vùng vẫncònđang bất cập đặc biệt ở những vùng đang khó khăn, số bệnh nhân thường muốn về các đô thị thành phố. Tỷ lệ suy dinh dưỡng đặc biệt ở các bà mẹ và trẻ em ở các vùng sâu vùng cao còn nhiều. +Tình hình trật tự an ninh ở Nông thôn có nhiều tiến bộ tuy nhiên tình hình dân chủ, công bằng xã hội kỷ cương pháp luật chưa đảm bảo. Thực trạng Kinh tế Nông thôn thể hiên rõ nét nhất là những thành tựu cũng như những hạn chế còn tồn tại trong các thành phần Kinh tế Nông thôn. Trước hết, điều đó thể hiện rõ nét nhất ở nông nghiệp Nông thôn. Đó là vốn đầu tư cho nông nghiệp tuy có tăng lên về giá trị tuyệt đối nhưng giảm nhanh về tỷ trọng. Trong khi đó, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp đã giảm đi nhờ việc chuyển dịch cơ cấu Kinh tế nhưng nó vẫn đóng góp 24,3% (2000) vào giá trị tổng sản phẩm trong nước. Do đầu tư chưa đủ độ nên cơ sở vật chất Kỹ thuật của nông nghiệp. Chậm được cải thiện. Thị trường nông sản không ổn định, giá cả hình thành theo xu hướng bất lợi cho nông dân. Thị trường Nông thôn phát triển yếu kém và vai trò của nhà nước nơi đây còn mờ nhạt có thể nói trong thập niên vừa qua hoạt động của thị trường đã chi phối hầu như toàn bộ thị trường Nông thôn, kể cả việc cung ứng vật tư thu mua nông sản. Giá cũ nông sản không ổn định và biến động theo xu hướng bất lợi cho nông dân, nhất là người trồng lúa. Tình trạng nông sản phẩm khó tiêu thụ giá thấp xảy ra phổ biến kéo dài. Thu nhập của người nông dân tăng không tương ứng đó là hệ quả tất yếu của tình hình trên, mặc dù trong những năm qua nông nghiệp tăng trưởng liên tục. Xuất hiện một số vướng mắc trong hoạt động của ngành ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn là một vấn đề bức xúc. Mặc dù chương trình quốc gia giải quyết việc làm trong những năm qua đã tạo hơn 1 triệu chỗ làm mới mỗi năm. Đối với khu vực Nông thôn ngoài số người không có việc làm còn nhiều người thiếu việc làm. chủ yếu là do dân số tăng nhanh hơn sự phát triển Kinh tế đất nước. So với yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp Nông thôn thì quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và lao động của hộ Nông thôn còn chậm và không đều. Mô hình trang trại gia đình được nhân rộng trong nước, từ đồng bằng ven biển miền núi, tây nguyên lấy sản xuất hàng hoá đa ngành làm sản xuất chính. Các trang trại đã thu được một lực lượng lao động Nông thôn giải quyết công ăn việc làm. các trang trại không ngừng đầu tư phát triển sản xuất. Tuy các trang trại ở nước ta mới ra đời và phát triển trong những năm qua đã tạo ra một số lượng tương đối lớn: Hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp và hoàn thiện nhất là điện đường trường họ, trạm y tế. Giao thông Nông thôn có bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Hệ thống các cơ sở giáo dục, trạm y tế, chở Nông thôn tiếp tục được tăng cường và mở rộng. Như vậy, nhìn khái quát sự phát triển của khucực nông nghiệp Nông thôn nước ta từ 1996 đến nay đang chịu sự tác động của những yếu tố bất lợi: Đầu tư của nhà nhà nước chưa đủ độ, năng lực tự đầu tư của người sản xuất còn thấp do thu nhập và vay tín dụng có khó khăn thị trường nông sản chưa ổn định với giá nông sản thấp trình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp cao chậm được khắc phục, giá cả nông sản phẩm thấp một cách phổ biến trong bối cảnh giảm phát nói chung của nền Kinh tế đòi hỏi phải có chính sách phù hợp hơn với tình hình mới. Về công nghiệp Nông thôn, trong những đổi mới vừa qua nhờ tác động phát triển Nông thôn và chính sách phát triển Kinh tế nhiều thành phần công nghiệp Nông thôn đã có sự phát triển thông thoáng và sôi động. Công nghiệp Nông thôn phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu trong đó phát triển theo chiều rộng là chủ yếu. Theo chiều rộng Nông thôn phát triển về sản lượng và quy mô đạt loại khá. Theo chiều sâu: phát triển công nghiệp Nông thôn đã đung hướng theo thị trường. Các làng nghề là lực lượng chủ yếu của công nghệ đã có sự phát triển khá nhanh công nghiệp Nông thôn một số năm lại đây đã xuất hiện một số nhân tố mới như hình thành khu công nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển công nghiệp nông thôn. Ngành nghề nông nghiệp đang phát triển nhanh đóng góp phần quan trọng trong việc tạo ra việc làm và tăng thu nhập ở nông thôn , nhưng qui mô nhỏ bé công nghệ kỉ thuật chất lượng kỉ thuật còn thấp . Theo kết quả điều tra ở 9 tỉnh và khảo sát trên mật số địa bàn khác thì trong nông thôn hiện có 17,62% thuộc nhóm chế biến nông lâm thuỷ sản , 32,5% thuộc nhóm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp xây dựng và 49,88% thuộc nhóm dịch vụ . Nhiều ngành nghề truyền thống được phục hồi . Hiện nay cả nước có khoảng 1450 làng nghề đang hoạt động sôi nổi , tốc độ phát triển số hộ và ngành nghề nông thôn từ năm 1989 lại đây bình quân hàng năm từ 8,6-9,8% ( năm 1993-1996 bình quân tăng 10%). Từ năm 1990-1994 số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp giảm từ 13087 xuống còn 1648, xí nghiệp quấc doanh dịa phương giảm từ 2,37 xuống còn 14,4. Doanh nghiệp tư nhân tăng 770 lên 4909 các ngành nghề chế biến nông lâm thuỷ sản , sản xuất vật liệu xây dựng , hàng tiêu dùng đặc biệt cấc ngành dịch vụ phát triển nhanh . Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã có bước chuyển biến nhưng chậm, tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu còn cao 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Nông nghiệp 84,5 84,7 84,5 85,3 84,3 84,8 84,6 85 Lâm nghiệp 7,7 6,8 7,0 6,5 6,8 6,0 5,5 5 Thủy sản 9,2 8,5 8,5 8,2 8,9 9,2 9,9 10 Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản cả nước ( %) 1996 1997 1998 Nông nghiệp 71 70,8 70,3 Công nghiệp 14,7 15,5 15,9 Dịch vụ 13,8 13,7 13,8 Cơ cấu kinh tế nông thôn (%) Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Công nghiệp 9,0 14 3,1 14 13,9 15 Tiểu thủ CV 5,2 4,6 8,9 11,5 7,7 7,8 Miền núi 9,5 0,9 4,9 2,5 3,5 3,9 ĐB sông Hồng 0,3 2,2 5,3 3,2 7,2 3,7 Khu 4 củ 1,6 2,7 2,3 5,6 6,9 4 Duyên hải MT 6,4 10,4 1,3 15,1 9,1 3,2 Tây nguyên 3,6 1,6 20 3,8 5,4 5,6 Đông Nam Bộ 21,7 20,3 21,9 16,4 8,3 18,2 ĐB sông CLong 1,3 55,4 7,9 17,1 9,0 8,1 Cơ sở hạ tầng kinh tế có bước phát triển mạnh mẻ do đó đã thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển ổn định vượt qua mọi khó khăn thời tiết và thiên tai . Thủy lợi hiện nay cả nước có 8,265 công trình các loại trong đó có 754 hồ chứa nước loại vừa và lớn , hành chục nghìn hồ đập nhỏ , có 1017 đập , 4712 cống tưới tiêu loại vừa và lớn , gần 2000 trạm bơm điện các loại , tổng giá trị hiện tại khoảng 60000 tỉ đồng . Hệ thống đường giao thông nông thôn phát triển nhanh bằng cơ chế “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” từ năm 1991-1997 cả nước huy động 7890,3 tỉ đồng đầu tư phát triển giao thông nông thôn ( dân đóng góp 4485,5 tỉ chiếm 56,58% và hơn 210 triệu ngày công) . Đã xây dựng mới 26599 Km đường , 28313 cầu các loại . Hiện nay có 22/61 tỉnh có 100% đường ô tô đi tới trung tâm xã nhưng còn hơn 500 xã chưa có đường ô tô đến . Hệ thống lưới điện quấc gia ngày càng lan toả vào các vùng nông thôn . Tổng công ty điện kực Việt Nam từ 1995 đến 1999 đã đầu tư 1546,802 tỉ đồng cho phát triển mạng lưới nông thôn , miền núi và hải đảo đã xây dựng 16986 Km đường dây trung thế , 9536 trạm biến áp có dung lượng 718.858 KVA , 6979 Km đường dây hạ thế , cung cấp 249.178 công tơ , cấp điện cho 1540000 hộ đến cuối năm 1999 điện lưới quấc gia đã đến tận tất cả các tỉnh , 95,7% số huyện , 77,2% số xã và 68,1% số hộ trong cả nước . Hệ thống chợ được hình thành ở các tụ điểm kinh tế nông thôn có tác dụng thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Tuy nhiên bên những thành tựu đạt được song kinh tế nông thôn vẩn còn một số khó khăn , nhìn chung kinh tế nông thôn vẫn cồn nằm trong tình trạng trì trệ non kém , chua đáp ứng nhu cầu đời sống không ngừng một tăng lên , thu nhập của dân cư còn thấp ( 90%số ngưòi nghèo đói tập trung ở nông thôn , còn 1500 xã còn trong diện đói nghèo ) các nhu cầu về ăn , ở , đi lại , học tập , chữa bệnh , nâng cao dân trí… mới được đáp ứng ở mức độ thấp . Có thể nói nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa qua chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ , tự cấp tự túc , năng suất thấp , chất lượng sản phẩm chưa cao, công nghệ sau thu hoạch yếu kém và tiình trạng đó đặc biệt xảy ra ở vùng sâu , vùng xa , vùng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt Thị trường tiêu thụ nông sản và hàng hoá nông thôn phát triển không ổn định .Sản xuất nông nghiệp tăng hầu hết cắc mặt nhưng thị trường tiêu thụ khó khăn , nông sản hàng hoá bị ứ đọng , giá cả tụt xuống thấp mặc dù nhà nước đã có nhiều giải pháp tực tiếp củng như gián tiếp để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản như :Trợ giá nông sản , xúc tiến xuất khẩu , đầu tư cơ sở chế biến Cơ cấu sản xuất nông thôn chuyển dịch chậm không đủ sức thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp , đả hạn chế nhiều trong việc tập trung đất đai để cơ giới hoá , tạo năng suất lao động cao Vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu nông nghiệp nông thôn.Trước 1990 tỉ trọng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước chiếm 20% vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế, thì nhiều năm giảm xuống còn 11-12% năm 1998 tăng lên khoảng 15%,song chủ yếu đầu tư cho thủy lợi và đê điều (chiếm khoảng 70%) đầu tư cho công nghệ còn thấp . Có tỉnh vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn giảm cả về số lượng tuyệt đối và tỉ trọng như Đồng Nai 48,5 tỉ đồng (năm 1995) xuống còn 44,2 tỉ đồng(19960 và 38,8 tỉ đồng (1997) tỉ trọng từ 10% xuống còn 6,3% và4,8% trong 3 năm tương ứng Dân cư nông thôn nói chung nghèo, thu nhập thấp, tích luỹ ít không đủ khả năng tự đầu tư theo yêu cầu thâm canh cao và phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn nhất là đầu tư vào công nghệ tiên tiến công nghiệp nông thôn phần lớn sử dụng công nghệ thải loại từ công nghiệp thành phố,hoặc công nghệ tự tạo , nên công nghệ lạc hậu.Việc vay vốn phát triển công nghiệp nông thôn còn rất hạn chế thời gian ngắn, mức vốn vay ít không có tài sản thế chấp. Các trang trại và doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và đổi mới công nghệ. Vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) dưạ vào các dự án nông nghiệp nông thôn vừa ít về số lượng vừa bé về quy mô. Đến tháng 9/1998 mới có 237 dự án với tổng mức vốn 1691 triệu USD chiếm 10% về số dự án và 5% về số vốn FDI đầu tư vào Việt nam , điều đáng quan tâm là hoạt động kém hiệu quả ( đã có 37 dự án bị giải thể với số vốn 146 triệu USD ) Phát triển sản xuất , tăng trưởng kinh tế chưa gắn bảo vệ tài nguyên và môi trường .Tình trạng tài nguyên thiên nhiên như : Đất , nước ,rừng , biển bị khai thác vượt quá mức cho phép dẩn đến nghèo kiệt , ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái là thực tế tồn tại đáng lo ngại . Tình trạng ô nhiểm môi trường và vệ sinh thực phẩm ở các làng nghề rất cần báo động và sớm có biện pháp xử lý . Công nghiệp hóa và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là hướng đi tất yếu của nước nông nghiệp . Những tồn tại trên cần có biện pháp sớm khắc phục trước mắt dồn sức công phá những chương trình trọng điểm đổi mới công nghệ từng bước hiện đại một số lỉnh vực mủi nhọn sớm tiếp cận trình độ chung của khu vực và trên thế giới , tạo ra bước phát triển vượt bậc năng suất và chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. 2. Những quan điểm phát triển Kinh tế Nông thôn. 2.1 Phát triển Kinh tế Nông thôn nhất thiết phải có hiệu quả Kinh tế - xã hội và môi trường. Nước ta là một nước nghèo đi lên chủ nghĩa xã hội không còn cách nào khác là sản xuất và kinh doanh phải có hiệu quả. Quản điểm hiệu quả không thể chấp nhận việc phát triển Kinh tế Nông thôn băng bất cứ giá nào. Việc phát triển Kinh tế Nông thôn là một vấn đề phức tạp và rộng lớn phải đầu tư nhiều của cải và sức lao động nên đòi hỏi phải có hiệu quả. Quan diểm hiệu quả bao gồm 3 mặt gắn bó với nhau: Hiệu quả Kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Hiệu quả Kinh tế đòi hỏi phải sản xuất ngày càng nhiều nông sản phẩm và sản phẩm hàng hoá với giá thành thấp, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động cao, tích luỹ và tái sản xuất mở rộng không ngừng. Hiệu quả xã hội đòi hỏi đời sống của Nông thôn không ngừng được nâng cao, lao động có việc làm với thu nhập ngày càng tăng, thực hiện việc xoá đói giảm nghèo, số hộ khá và giàu ngày càng tăng, thực hiện được công bằng, dân chủ, xã hội văn minh, xoá bỏ được tệ nạn xã hội, phát huy những truyền thống tốt đẹp của công đồng nông thôn. Hiệu quả môi trường đòi hỏi môi trương sinh thái ngày cáng được bảo vệ và cải thiện. Thật là không đầy đủ khi đánh giá sự phát triển của Nông thôn mà chỉ dựa vào sự tăng trưởng Kinh tế, còn đất đai bị xói mòn, rừng bị tàn phá, nguông nước và không khí bị ô nhiễm các tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi không có sự quản lý rõ ràng khoa học. Có đảm bảo cả 3 mặt hiệu quả Kinh tế, xã hội và môi trường thì phát triển Nông thôn mới bền vững. Quan điểm này phải chỉ đạo toàn bộ phương hướng, nội dung và giả pháp phát triển Nông thôn. Tuỳ theo từng vùng Nông thôn, từng thời gian mà xem xét và giả quyết các mặt hiệu quả sao cho thích hợp. 2.2 Phát triển Nông thôn với Kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chúng ta phát triển Kinh tế Nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng cao. Muốn vậy đi đôi cới phát triển sản xuất thì phải mở rộng thị trường. Việc hình thành và phát triển các yếu tố thị trường như thị trường nông sản phẩm, thị trường đấ đai, vật tư, vốn, sức lao động, khoa học và công nghệ, dịch vụ kỹ thuật... ở Nông thôn là hết sức quan trọng. Mở rộng tự do cạnh tranh sẽ tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá trong Nông thôn, cũng như giữa Nông thôn và đô thị, trong nước và nước ngoài. Người sản xuất có thể mua bán những thứ cần thiết phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng theo giá thị trường, tránh tình trạng bị ép cấp ép giá. Tham gia vào thị trường có nhiều thành phần Kinh tế: Kinh tế nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước, Kinh tế tập thể, cá thể và tiểu chủ, Kinh tế tư bản tư nhân, Kinh tế tư bản nhà nước, Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Việc phát huy đầy đủ mọi tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn, cơ sở vật chất và kỹthuật của các thành phần Kinh tế là động lực rất quan trong để phát triển Nông thôn. Việc quan tâm đầy đủ lợi ích của hàng triệu nộng hộ,của các trang trại và hàng vạn tổ Kinh tế hợp tác đa dạng là hết sức quan trọng đối với phát triển Nông thôn. Trong cơ chế thị trường đó các thành phần Kinh tế hợp tác liên kết, liên doanh một cách đa dạng về hình thức, quy mô và trình độ khác nhau. Cơ chế thị trường đòi hỏi phải chấp nhận không chỉ hợp tác với nhau mà còn có sự cạnh tranh của các thành phần Kinh tế, chấp nhận những cơ may và rủi ro theo luật cung cầu và giá cả của thị trường. Mặt khác phải có sự quản lý của nàh nước đối với thị trường để đảm bảo cho sản xuất và đời sống của Nông thôn hoạt động bình thương. Dựa vào hệ thống quy hoạch, kế hoạch định hướng, dựa vào các công cụ quản lý như kế hoạch tài chính, tín dụng, ngân hàng, thuế, bảo hiểm và các biện pháp Kinh tế, tổ chức hành chính, pháp luật. Nhà nước quản lý, điều tiết các quá trình phát triển Kinh tế-xã hội Nông thôn, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần Kinh tế hoạt động một cách bình đẳng và có hiệu quả. Nhà nước có chính sách xoá đói giảm nghèo nhưng cung khuyến khích các hộ tiến lên khá và làm giàu. Nhà nước có các chính sách khuyến khích sản xuất đồng bộ đồng thời có chính sách tiêu thụ sản phẩm kịp thời với giá cả hợp lý.có chính sáh đối với những vùng khó khăn và thuận lợi, đối với những năm được mùa và những năm mất mùa đồng thới có nhứng chính sách điều chỉnh thích hợp khi các quan hệ cung cầu và giá cả thay đổi ở thị trường trong nước và thị trường thế giới. 2.3 phát triển Nông thôn một cách toàn diện có tính đến lợi thế so sánh của những vùng khác nhau. Phát triển Nông thôn không chỉ về mặt Kinh tế mà cả về mặt xã hội an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Trong Kinh tế không chỉ phát triển nông nghiệp mà cả công nghiệp và dịch vụ. Trong nông nghiệp không chỉ phát triển trồng trọt mf cả chăn nuôi lâm nghiệp thuỷ sản. Việc phát triển một cách toàn diện Nông thôn là một tất yếu khách quan đẻ đáp ứng nhu cầu cho mọi hoạt động Kinh tế xã hội của công đồng nông thôn . Mỗi vùng, nỗi ngành riêng lẻ không thể tự minh có thể phát triển được một cách bìnhthường mà phảỉ có sự tác động hỗ trợ của các vùng các ngành khác mới có hiệu quả. Nông nghiệp không thể phát triển được có hiệu quả nếu không có công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ.sự tách rời giữa nông nghiệp lâm nghiệp và thuỷ sản sẽ đẻ ra tình trạng phá rừng làm tăng diện tích đồi núi trọc như trong thực tế đã xẩy ra. Mặt khác Nông thôn có nhiều nguồn lực đất đai, mặt nước, khoáng sản khác nhau, có nhuồn lực lao động đồi dào, có nguồn lực cơ sở vật chất và kỹ thuật đa dạng. Muốn sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực trên trong Nông thôn phải phát triển một cách đa dạng nhiều cây trồng, vật nuôi, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khác nhau. Nông thôn thuần nông không thể có hiệu quả cao được. Tuy nhiên phát triển nông nghiệp một cách toàn diện phải tính đến lợi thế của các điều kiện tự nhiên Kinh tế của các vùng khác nhau như vùng đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển, các vùng xung quanh đô thị, các khu công nghiệp. Mỗi vùng đều có thế mạnh nhất định, thế mạnh của trung du miền núi là phát triển rưng cây công nghiệp lâu măm, chăn nuôi đại gia súc. Ngược lại các vùng ven biển ven sông, các vùng có ao hồ đầm nhiều có thế mạnh phát triển thuỷ sản. các vùng xung quanh đô thị và các khu công nghiệp có lợi thế phát triển các loại rau qủa, các vật cảnh... Từ đó phải có quy hoặch định hướng phát triển các vùng Nông thôn khác nhau thích hợp với từng điều kiện từng vùng. Các vùng trên gắn bó hỗ trợ nhảutong tổng thể phát triển Nông thôn cả nước. 2.4 Phát triển Nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Muốn xoá bỏ dần sự lạc hậu của Nông thôn, xây dựng Nông thôn giàu đẹp và văn minh phải phát triển Nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trước tiên phải chuyển dịch cơ cấu Kinh tế Nông thôn theo hướng xoá bỏ dần tính chất thuần nông, phát triển công nghiệp dịch vụ. Việc phát triển công nghiệp, dặc biệt công nghiệp chế biến nông sản cho phép nâng cao giá trị nông sản phẩm và nông sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp phải đi đôi với phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản.còn trong nông nghiệp phải giảm bớt tính độc canh phát triển cây công nghiệp, rau quả, chăn nuôi. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội, như giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, văn hoá y tế, giáo dục làm thay đổi dần bộ mặt Nông thôn. Việc áp dụng khoa hoc và công nghệ tiến bộ gắn liền với thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá, công nghệ sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản ngành nghề nhằm tăng năng suất, tăng sản lượng tăng chất lượng cây trồng, vật nuôi với giá thành sản phẩm hạ và boả vệ được môi trường sinh thái bền vững trong Nông thôn. 3. Phương hướng phát triển Kinh tế Nông thôn. Phương hướng phát triển Kinh tế Nông thôn bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu Kinh tế Nông thôn theo hướng giảm dần tính chất thuần nông, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và nâng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong Nông thôn. Cơ cấu Kinh tế Nông thôn là nhân tố hàng đầu để tăng trưởng và phát triển kinh tế Nông thôn bền vững. Nó quyết định việc khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên đất đai vốn cơ sở vật chất và kỹ thuật, nguồn lao động, quyết định chiều hướng và tốc độ phát triển Nông thôn từ tự túc tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá và xuất khẩu, góp phần tăng tích luỹ tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống vật chất tinh thần ở Nông thôn. Phương hướng chuyển dịchcơ cấu Kinh tế Nông thôn như trên góp phần thúc đẩy tạo nên sự phân công lao động xã hội trong Nông thôn, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế Nông thôn phải gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu Kinh tế nông nghiệp. Nếu cơ cấu Kinh tế nông nghiệp không có chuyển dịch tích cực và hợp lý thì không có chuyển dịch cơ cấu Kinh tế Nông thôn. Phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và ngày càng đi vào liên kết giữa các vùng Nông thôn, theo quy mô thích hợp kết hợp giữa quy mô nhỏ, vừa và lớn, mang tính chất đồng bộ theo quy hoặch thống nhất, kết hợp giữa ngành và lãnh thổ. Kết cấu hạ tầng ở Nông thôn là nền tảng cho sự phát triển Kinh tế -xã hội Nông thôn.kết cấu hạ tầng Kinh tế ở Nông thôn bao gồm hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện thông tin liên lạc cơ sở bảo quản chế biến nông sản. ngoài ra còn có kết cấu hạ tầng xã hội. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng như trên cho phép tiết kiệm được vốn đầu tư và sức lao động, nâng coa hiệu quả trong xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng. Khoa học và công nghệ là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển Kinh tế Nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không rơi vào nguy cơ tụt hậu so với các nước trên thế giới va ftrong khu vực. Việc áp dụngkhoa học và công nghệđể tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất hàng hoá. Việc hoàn chỉnh mạng lưới thuỷ lợi, thực hiện tưới tiêu chống úng, hạn, lũ và tưới tiêu khoa học, việc áp dụng hệ thống công cụ cơ khí thích hợp để tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện lao động, giải ohóng lao động nông nghiệp, từng bước bổ sung cho các ngành Kinh tế khác. Việc sử dụng phân hoá học thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi một cách hợp lý là điều kiện để tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi. Việc áp dụng khoa học và công nghệ để bảo vệ tài nguyên đất đai, môi trường sinh thái là điều hết sức cần thiết chont phát triển bền vững. Việc áp dụng khoa học và công nghệ trong công tác tổ chức quản lý Kinh tế và đời sống ở Nông thôn phù hợp với trình độ phát triển của từng vùng là một hướng không thể thiếu được. Hoàn thiện các chính sách Kinh tế xã hội là một phương hướng quan trọng để phát triển Nông thôn. Phương hướng chung của việc nghiên cứu, thực hiện các chính sách là nhằm đẩy mạnh Kinh tế và cải thiện đời sông Nông thôn, bảo đảm tự do dân chủ, công bằng ở Nông thôn. Để thực hiện tốt các chính sách Kinh tế xã hội ở Nông thôn cần phải kết hợp các nguồn lực vừa do ngân sách của trung ương, vừa do ngân sách của địa phương và cơ sở, vừa có sự giúp đỡ hỗ trợ của cộng đồng Nông thôn. Hoàn thiện việc tổ chức quản lý nhà nước đối với Nông thôn là phương hướng quan trọng để tổ chức và quản lý một cách hợp lý mọi hoạt động của nhà nước ở Nông thôn về các mặt Kinh tế chính trị, xã hội. Phương hướng nghiên cứu ở đây là làm rõ hệ thống tổ chức các làng xã, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nông thôn, hệ thống thông tin, hệ thống công cụ quản lý nhà nước đối với Nông thôn. Phương hướng phát triển hệ thống tổ chức quản lý Nông thôn là tìm ra được những hình thức tổ chức quản lý thích hợp với phân định rõ ràng và chính xác chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi của các tổ chức để nâng caohiệu lực quản lý và nâng cao sự tham gia của cộng đồng để xác xây dựng Nông thôn. Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái ở Nông thôn là một trong những phương hướng khong thể thiếu dược để phát triển Nông thôn một cách bền vững. Quy hoạch Nông thôn là một phương hướng không thể thiếu được của việc phát triển Nông thôn thôn theo quy hoạch và kế hoạch định hướng, kết hợp giữa phát triển trước mắt và phát triển lâu dài, kết hợp giưa phát triển trên phạm vi chung của cả nước với phát triển từng vùng từng địa phương. Phương hướng phát triển Nông thôn trên đây mang tính chất toàn diện bao gồm nhiều mối quan hệ chặt chẽ với nhau và không thay thế nhau. Tuỳ theo điều kiện từng vùng và địa phương khác nhau mà việc phát triển có mức độ và phạm vi khác nhau. Điều quan trọng cần chú ý trong quản lý vĩ mô là phải tính đến điều kiện tự nhiên, Kinh tế và xã hội của từng vùng địa phương khác nhau mà có quy hoạch và kế hoạch phát triển phù hợp, toạ điều kiện cho các vùng, đặc biệt các vùng có nhiều khó khăncũng có điều kiện phát triển, giảm khoảng cách về Kinh tế, xã hội quá nhiều giữa các vùng. 4. Giải pháp. Đẩy nhanh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp phát triển nông nghiệp Nông thôn. Phát triển lực lượng sản xuất chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Nông thôn. Về chuyển dịch cơ cấu Kinh tế nông nghiệp tập trung giải quyết 3 vấn đề chính đó là: Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, giá thành hạ gắn với chế biến và tiêu thụ. Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế như lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè, cao su, rau quả nhiệt đới, thịt lợn. Bố trí sản xuất các mặt hàng đang nhập khẩu như ngô, đậu tương, thuốc lá, dầu ăn, sữa bột, bột giấy ở những vùng có điều kiện sinh thái để từng bước thay thế coi trọng hiệu quả Kinh tế. Đối với cây lương thực: xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa gạo ở đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sông hồng, vùng ngô ở đông nam bộ, tây nguyên trung du miền núi, không sử dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng với yêu cầu thị trường áp dụng các biện pháp đồng bộ để hạ giá thành phát triển công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản. Đối với cây công nghiệp và rau quả hình thành các vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân giống, kết hợp với nhập khẩu giống và công nghệ để sản xuất giống cây trồng có năng suất chất lượng cao, thực hiện cơ giới hoá các khâu trước và sau, trong khi thu hoạch phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Đối với cây cà phê: Duy trì và đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê hiện có, hàng năm chỉ trồng mới thay thế luân phiên diện tích cà phê già cỗi, bảo đảm diện tích cà phê kinh doanh ổn định tiếp tục trồng đủ 1000ha Arabica cà phê cả những nơi có điều kiện thích hợp đảm bảo thường xuyên có 450000ha, cà phê cho kinh doanh cho sản lượng 650000 đến 700000 tấn cà phê nhân với chất lượng tốt, đạt kim ngạch xuất khẩu từ 0,8 đến 1,2 tỷ USD/năm. Cây điều tiếp tục mở rộng riện tích ở nơi có điều kiện thay thế toàn bộ giống cây điều có năng suất thấp bằng giống có năng suất cao, phát triển công nghiệp chế biến, để hàng năm xuất khẩu 100000 tấn điều nhân, kim ngạch xuất khẩu khoảng 500 triệu USD/năm. Cao su: Tiếp tục thâm canh cao su hiện có, mở rộng ở những nơi có điều kiện, đa dạng hoá chế biến cao su để đến năm 2010 xuất khẩu khoảng 500000 tấn cao su, kim ngạch xuất khẩu khoảng 500 triệu USD/năm. Cây chè: Đầu tư mở rộng diện tích đến năm 2010 đạt 1000ha, thay thế giống chè năng suất cao, chế biến đa dạng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh để xuất khẩu. Đối với chăn nuôi: Trong 10 năm tới chủ yếu sản xuất đủ nhu cầu trong nước thực hiện công tác thú y, phòng chống dịch bệnh, xây dựng khu vực an toàn dịch bệnh, cải tạo giống nhất là giống lợn hướng nạc, bò sữa, bò thịt, gà vịt để mở rộng sản xuất thịt chất lượng cao, an toàn thực phẩm, hạ giá thành, đẩy mạnh tiếp thị, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 600triệu USD, phát triển đàn bò sữa khoảng 200000 con trong đó có 100 con vắt sữa, sản xuất 200000 tấn sữa giảm tỷ lệ nhập khẩu sữa từ 93% hiện nay xuống còn 70%. Đối với lâm sản: Hiện có khoảng 11,5 triệu ha rừng (rừng tự nhiên 10 triệu ha) cần tiếp tục đẩy nhanh khoanh nuôi tái sinh rừng, kết hợp trồng mới , đưa độ che phủ lên 43%. Đảm bảo tiêu dùng nguyên liệu rừng trong nước, phấn đấu xuất khẩu đạt1-1,5 tỷ USD/năm vào năm 2010. Bảo vệ và làm giàu rừng hiện có nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, phát triển trồng rừng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến hiện đại hoá sản xuất giống, cơ giới hoá các khâu trồng khai thác, vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản, phát triển các cơ sở chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo, đồ gỗ gia dụng và thủ công mỹ nghệ. Đối với thuỷ sản: Đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản gắn với chế biến hiện đại và bảo đảm chất lượng thực khai thác tốt diện tích mặt nước, bao gồm cả một số diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi để nuôi trồng thuỷ sản, chú trong nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi sinh thái kết hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng. Đối với ngành muối: Quy hoạch và từng bước đầu tư thực hiện hiện đại hoá các đồng muối, sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, để đạt năng suất và chất lượng cao, nâng cao năng lực chế biến, bảo đảm cho tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp ở Nông thôn nhất là công nghiệp chế biến để thu hút và thực hiện phân công lao động trước hết là các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ , cần nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ, cơ khí lắp giáp ...hình thành các khu công nghiệp ở Nông thôn. Khuyến khích và hỗ trợ các ngành nghề Nông thôn trong sử dụng đất đai, máy móc công cụ cải tiến thực hiện cơ khí hoá các khâu sản xuất nâng cao anưng suất chất lượng cạnh tranh thị trường. Hiện đại hoá các cơ sở công nghiệp cơ khíchế tạo máy móc. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Kinh tế hộ nông dân và nền Kinh tế nhiều thành phần tồn tại lâu dài trong quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp Nông thôn. Mọi thành phần đều có vị trí quan trọng và đều được khuyến khích phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trai phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn, khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển Kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Doanh nghiệp nhà nước tập trung thực hiện những việc mà các thành phần kinh tế khác chưa làm được, thực hiện tốt vai trò trong kinh doanh lúa gạo, phân bón... thực hiện liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến tiêu thụ và giữa các thành phần Kinh tế tạo điều kiện để nông dân và hợp tác xã tham gia cổ phần ngay từ đầu với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần Kinh tế với nông dân: doanh nghiệp hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra với giá cả hợp lý. Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá Nông thôn: Tập trung chủ yêu vào xây dựng các công trình thuỷ lợi, phát triển giao thông và hệ thống điện Nông thôn. Các khâu này phải đi trước một bước bảo đảm cho sản xuất hàng hoá và phục vụ đời sống, sinh hoạt cho cư dân Nông thôn. Về thuỷ lợi: tiếp tục phát triển thuỷ lợi theo hướng lơi dụng tổng hợp, khai thác theo lưu vực sông cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối, thuỷ sản... trong nông nghiệp chuyển mạnh sang đầu tư làm thuỷ lợi phục vụ tưới cho cà phê, mía đưòng, cây ăn quả... Hiện đại hoá hệ thống đê sông hồng, sông Thái Bình để chống được mức lũ thiết kế; xây dựng các hồ chứa thuỷ lợi tổng hợp ở miền trung... Về hệ thống điện: Đến năm 2010 100% số xã được cung cấp điện lưới quốc gia. Phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông và các điểm văn hoá đến tất cả các xã, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp và Nông thôn. Phát triển các thị tứ, thị trấn trên địa bàn Nông thôn, đầu tư thoả đáng cho các vùng nghề nhất là miền núi, đồng bào dân tộc ít người để đạt mục tiêu công bằng xã hội. Phân công lại lao động nông nghiệp Nông thôn. Hiện nay lao động trong Nông thôn còn bị lãng phí lớn, 30% thời gian lao động còn nhàn rỗi. Vì vậy cần tìm mọi cách để giải quyết tình trạng dư thừa lao động đó. Rút bớt lao động khỏi nông nghiệp Nông thôn cần dựa vào nhu cầu lao động của công nghiệp và các lĩnh vực phi sản xuất nông nghiệp ngay tại các địa phương khi chuyển sang công nghiệp, lao đông nông nghiệp cần được đào tạo nghề theo yêu cầu kỹ thuật công nghiệp. Vì vậy trong lĩnh vực dạy nghề nên có các dự báo về nhu cầu lao động kỹ thuật của xã hội để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp. Kiển trì chủ trương khai hoang nhằm tiếp tục điều chỉnh mức độ dân số giữa các vùng trên cơ sở làm tốt công tác cho quy hoạch khai hoang và rút kinh nghiệm từ thực tế trong thời gian qua. Tăng sức cạnh tranhcủa các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. Hướng dẫn hình thành thói quen tiêu dùng sản phẩm chế biến trong dân chúng. Sử dụng đất nông nghiệp có hiêu quả. Hiện nay ruộng đất của xã viên trong các HTX sản xuất nông nghiệp còn quá manh mún, có tới hơn 72 triệu thửa ruộng cho trên 10 triệu hộ nông dân. Cần kịp thời tổng kết kinh nghiệm chuyển đổi ruộng đất ở các địa phương để đưa ra các chính sách đáp ứng yêu cầu chuyển đổi đất nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất ở Nông thôn và cần sử dụng đất đai theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển HTX theo luật. Theo đánh giá của Uỷ viên Bộ Chính trị, trưởng ban Kinh tế TW Trương Tấn Sang thì hiện tại kinh tế hộ, kinh tế tranh trại đang phát huy hiệu quả, song 5-10 năm tới nếu không phát triển các hình thức hợp tác tổ chức sản xuất, kinh doanh chế biến, tiêu thụ sản phẩm... thì nền nông nghiệp của nước ta khó có thể phát triển được. Thu hút đầu tư vốn về Nông thôn. Đầu tư khai thác các nguồn lực trong Nông thôn là một trong các hướng tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Với ưu thế về vốn, trình độ quản lý trang thiết bị, công nghệ và thị trường, các nhà đầu tư, đặc biệt với các xí nghiệp vừa và nhỏ có rất nhiều thuận lợi khi đầu tư về nông thôn. Các hướng đầu tư chủ yếu hiện nay là các sản phẩm phi nông nghiệp trên cơ sở tận dụng nguồn lao động rồi rào trong Nông thôn để vừa tạo ra sản phẩm tieu dùng trong nước vừa tạo ra hàng xuất khẩu. Để thu hút đầu tư cho nông dân nhà nước cần tạo ra các chính sách thông thoáng, các địa phương nên bỏ bớt “lệ làng” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật phải xuất phát từ yêu cầu hiêu quả chất lượng của sản xuất và nhu cầu thực tế của nông dân để nghiên cứ chuyển giao công nghệ nhằm tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Rà soát điều chỉnh lại quy hoạch và cơ cấu đầu tư thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu mới , trước hết là công tác thuỷ lợi theo hướng không chỉ mục tiêu phục vụ sản xuất lúa ma đa mục tiêu cho tưới tiêu cây trồng . Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn chỉnh một số cơ chế chính sách nhằm mục tiêu thúc đẩy và tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp, thu hút chất xám về Nông thôn. Tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp C. Kết luận Kinh tế nông thôn nói chung, nông nghiệp nói riêng không phải là 1 ngành đơn thuần mà con là một hệ thống sinh vật kỹ thuật, kinh tế nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của các nuớc phát triển và các nước đang phát triển, các nuớc chưa phát triển. Tất cả các nước trên thế giới muốn tồn tại và phát triển thì phải có những giải pháp để bảo đảm phát triển phát triển Kinh tế Nông thôn. Nước ta là một nước nghèo đi lên chủ nghĩa xã hội không còn cách nào khác là sản xuất và kinh doanh phải có hiệu quả. Quản điểm hiệu quả không thể chấp nhận việc phát triển Kinh tế Nông thôn băng bất cứ giá nào. Việc phát triển Kinh tế Nông thôn là một vấn đề phức tạp và rộng lớn phải đầu tư nhiều của cải và sức lao động nên đòi hỏi phải có hiệu quả. Nông thôn Việt Nam trải rộng trên 7 vùng nông nghiệp khác nhau với khoảng 600 huyện, trên 900 xã, trên 7 triệu ha đất nông nghiệp, 20 triệu ha đất lâm nghiệp và là nơi sinh sống của hơn 80% dân số, 75% lực lượng lao động xã hội, qua 15 năm đổi mới do đảng đề xướng và lãnh đạo nông nghiệp và Nông thôn nươc ta có những tiến bộ, tích cực. Sản xuất nông nghiệp đã vượt của ai lương thực, cơ cấu Kinh tế nông nghiệp, Nông thôn nước ta đã có sự thay đổi, đời sống nhân dân đã được cải thiện hơn so với các nước trong khu vực thì nền nông nghiệp nước ta vẫn con yếu kém, còn nhiều trở lực, nhiều khó khăn và nhiều mâu thuẫn làm hạn chế tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu Kinh tế Nông thôn. Do đó cần phải có những giải pháp cơ bản để phát triên nên Kinh tế Nông thôn nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH để thúc đẩy nền Kinh tế phát triển đảm bảo đời sống cho người dân, và dần dần sẽ xuất khẩu được nhiều sản phẩm nông nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34603.doc
Tài liệu liên quan