Đề án Thực trạng và giải pháp chủ động ứng phó các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu

Nghiên cứu nắm vững luật chống bán phá giá của các nước nói chung và các nước phát triển nói riêng như Mỹ, EU, đặc biệt là hiệp định chống bán phá giá của WTO về những quy định và trình tự thủ tực chống bán phá giá hang nhập khẩu và các phương pháp xác định mức phá giá, mức độ thiệt hại từ đó có được những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.Riêng với các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU,thì đây là các thị trường mà hang xuất khẩu của Việt Nam bị kiện phá giá nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại. Các doanh nghiệp phải có chiến lược tiếp thị phù hợp nhằm làm cho người tiêu dùng ở các thị trường này hiểu đúng hơn về sản phẩm của chúng ta từ đó họ sẽ bảo vệ cho sản phẩm của Việt Nam khi bị kiện bán phá giá. Bên cạnh đó, cần quan tâm để giữ vững và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã hang chú trọng việc đăng ký nhãn hiệu sẩn phẩm, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định pháp luật của nước ta, cũng nhu của thị trường xuất khẩu. Ngoài ra,các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về xuất khẩu sản phẩm phù hợp với những đòi hỏi và những đặc tính của từng thị trường. Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phái giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích doanh nghiệp. tránh thực hiện những hành động tạo cớ cho phía đối tác kiện tụng. Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp chủ động ứng phó các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là một hình thức để hiệp đinh chế những hành vi bán phá giá.Và trong WTO,vấn đề này được quy định tại : “Hiệp định chung về chống bán phá giá (ADA)”.Hiệp định có quy định một số điều cơ bản sau: Hiệp định quy định các cách thức tính giá xuất khẩu khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể: - Phương pháp 1: Giá xuất khẩu là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu, - Phương pháp 2: Giá xuất khẩu là giá tính toán (constructed export price)trên cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu đó cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu, hoặc một trị giá tính toán theo những tiêu chí hợp lý do cơ quan thẩm quyền quyết định. Việc bán phá giá được xác định thông qua việc so sánh về giá giữa giá thông thường và giá xuất khẩu theo công thức: Giá thông thường- Giá xuất khẩu = X ( Trong đó các giá này phải đưa về cùng một cấp độ thương mại mà thường lại “giá xuất xưởng” ). Nếu X > 0 thì có hiện tượng bán phá giá. Ngoài ra,điều quan trọng cần ghi nhận trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, những cuộc điều tra chống bán phá giá chỉ được khởi xướng trên cơ sở khiếu nại của “ngành công nghiệp nội địa hoạc của đại diện ngành”. Hơn nữa, để đảm bảo rằng việc áp dụng thuế chống bán phá giá chỉ tiến hành khi số lớn nhà sản xuất nội địa bị tác động, theo đó Hiệp đinh cũng đưa ra 2 tiêu chí sau: - Tiêu chí 1: Các nhà sản xuất ủng hộ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải chiếm trên 50% tổng sản lượng của những nhà sản xuất bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối việc điều tra, - Tiêu chí 2: Các nhà sản xuất ủng hộ việc điều tra chiếm tối thiểu 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra. 1.3. Pháp lệnh chống bán phá giá của Việt Nam Cùng với tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới:tham gia ASEAN,APEC,ký kết hiệp đinh thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ,hiệp định khung với Liên minh châu Âu (EU),ra nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO)...cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng được đơn giản hóa thông qua việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cắt giảm thuế quan.Khi đó nếu hàng nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá sẽ gây thiệt hại lớn hơn đối với ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước.Chính vì vậy,việc ban hành pháp lệnh vè chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là rất cần thiết,thể hiện tính chủ động của Việt Nam trong việc tôn trọng các chuẩn mực quốc tế chung và tạo lập công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi chính đánh của cộng đồng doanh nghiệp trong nước.Ngày 29/04/2004,Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội số 20/2004/PL-UBTVQH11,về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã được ban hành,Pháp lệnh bao gồm 29 điều trong 6 chương. Một số nội dung chính của Pháp lệnh Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam:Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bị bán phá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hóa đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường.Trong đó,giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hóa tượng tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc của vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá:Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng háo bán phá giá vào Việt Nam khi có hai điều kiện: 1.Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độbans phá giá được xác định cụ thể. 2.Việc nhập khẩu đó là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra trong pháp lệnh này cũng nói rõ thời hạn điều tra,về áp dụng các biện pháp bán phá giá,hình thức của các biện pháp chống bán phá giá.... 1.4. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là gì? Không phái cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa đó. Theo quy định chung của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu,sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá,ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 3 điều kiện sau: -Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá(với biên độ phá giá không thấp hơn 2%) -Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kẻ hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước(gọi chung là yếu tố”thiệt hại”) -Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên. 1.5. Ảnh hưởng của các biện pháp chống bán phá giá với hoạt động thương mại quốc tế Về mặt lý thuyết,có thể nhìn nhận tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với thương mại hàng hóa quốc tế dưới các góc độ như tác động tới các dòng thương mại hiện có,mở rộng thương mại và sự chênh lệch thương mại…. 1.5.1. Tác đông tới cá dòng thương mại hiện có: Ảnh hưởng tới các mặt hàng xuất khẩu:Khi một cuộc điều tra bán phá giá được tiến hành thì ngay lập tức nó sẽ gây ra sự bất ổn đối với các mặt hàng xuất khẩu bị điều tra bán phá giá của những nước nằm trong danh sách điều tra.Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó sẽ bị sụt giảm,dòng thương mại sẽ chuyển dịch sang các thị trường khác.Thông thường,các cuộc điều tra sẽ kéo dài khoảng 12-18 tháng và ngay cả trong trường hợp tại kết luận cuối cùng,cơ quan có thẩm quyền đưa ra kết luận là không có bán phá giá,hoặc biên độ phá giá không đáng kể,hoặc là không có thiệt hại và cũng không gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa thì vào thời điểm đó,các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài đã chịu khá nhiều thiệt hại liên quan đến chiến lược đầu tư,vay vốn ngân hàng,các thủ tục chứng mình và việc duy trì dòng thương mại(của mặt hàng bị kiện)liên tục,có tính ổn định cao sẽ phải đối mặt với sự bất ổn định mà kéo thoe đó là khả năng bị mất thị trường. 1.5.2. Ảnh hưởn đến mở rộng thương mại Nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia vè Hợp tác Quốc tế về ảnh hưởng của các biện pháp chống bán phá giá đối với các nước xuất khẩu cho thấy mặc dù sau khi kết thúc điều tra vụ việc và đi đến kết luận là không cần thiết phải áp dụng biện pháp chống bán phái gá thì thị phần của hàng xuất khẩu bị điều tra bán phá giá đã bị giảm từ 15- 20%.Các nước đang phát triển ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều các vụ chống bán phá giá,với những tác động tiêu cự cơ bản nêu trên,các nước đang phát triển đang có nguy cơ bị đẩy vào tình trạng bất ổn về triển vọng xuất khẩu của mình hoặc bị gạt bỏ ra khỏi thị trường tiềm năng. 1.5.3. Chệch hướng thương mại Khi xảy ra một vụ kiện chống bán phá giá và trong trường họp biện pháo chống bán phá giá được áp dụng(thuế theo tỷ lệ phần trăm và thường cao hơn nhiều lần so với mức thuế tối huệ quốc) làm cho giá trong nươc của sản phẩm tăng lên,giảm tiêu thụ hàng nhập khẩu và tăng sản xuất trong nước.Các nhà sản xuất trong nước được hươnảg lợi khi giá trị thặng dư của họ được ra tăng.Như vậy các mặt hàng xuất khẩu là đối tượng của chống bán phá giá sẽ giảm sức cạnh tranh so với các mặt hàng tương tự từ các nước không bị kiện.Sự chệch hướng nhập khẩu có thể có đồi với hoạt động thương mại hàng hóa khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá,xét trên khái cạnh tích cực là khả năng tăng cường thị phần của mặt hàng tương tự được sản xuất trong nước so với mặt hàng nhập khẩu đó. 1.6. Quy trình của các vụ kiện bán phá giá Một vụ kiênh chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa bị kiện hay không. Có thể tóm tắt các bước cơ bản của vụ kiện chống bán phá giá như sau: Bước 1:Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện(kèm theo chứng cứ ban đầu). Bước 2:Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc tù chối đơn kiện,không điều tra). Bước 3:Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại(qua bảng câu hỏi gửi cho các bên lien quan ,thu thập xác minh thông tin,thông tin do các bên tự cung cấp). Bước 4:Kết luận sơ bộ (có thể kèn theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc,kỹ quỹ….). Bước 5:Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại(có thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu ). Bước 6:Kết luận cuối cùng. Bước 7:Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá(nếu kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại). Bước 8:Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá(hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế). Bước 9:Rà soát hoàn hôn(5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá hoặc rà soát lại,cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế them 5 năm nữa). Từ bước 1 đến bước 7 của một vụ điều tra chống bán phá giá thường kéo dài khoảng 18 tháng đến 2 năm.Tuy nhiên bước 8 và 9 có thể kéo dài sau đó. 1.7. Thực trạng và giải pháp ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá ở 1 số nước trên thế giới. 1.7.1. Trung Quốc 1.7.1.1. Thực trạng bán phá giá của Trung Quốc Sức ép từ các vụ kiện chống bán phá giá đồi với Trung Quốc gia tăng sau thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO.Thực tiễn cho thấy,việc gia nhập WTO đã tạo cho các doanh nghiệp cơ hội về thị trường xuất khẩu.Tuy nhiên,cùng với tăng trưởng xuất khẩu,các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị kiện chống bán phá giá hơn.Tính trong thời kỳ WTO,từ năm 1995 – 2008,Trung Quốc là bị đơn của hơn 469 vụ kiện chống bán phá giá trong đó phần lớn các vụ kiện đều đi đến kết quả là các sản phẩm của Trung Quốc bị áp áp dụng thuế chống bán phá giá,bị buộc nâng giá hoặc bị hạn chế số lượng xuất khẩu.Điều đáng lưu ý là mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc thông thường rất cáo do Trung Quốc vẫn bị coi là một nước có nền kinh tế phi thị trường.(trong quá trình đàm phán gia nhập WTO chính phủ Trung Quốc đã chấp nhận vị thế kinh tế phi thị trường sau ít nhất 15 năm kể từ thời điểm gia nhập. 1.7.1.2.Giải pháp ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Trung Quốc Trong những năm gần đây Trung Quốc đã đặc biệt coi trọng công tác phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá với mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất,xuất khẩu Trung Quốc.Theo kinh nghiệm của Trung Quốc,để có được kết quả tích cực trong các vụ kiện chống bán phá giá,cần có sự phối hợp chặt ché giữa cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội ngành hàng cũng như các doanh nghiệp liên quan,trong đó hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo,chủ động kháng kiện.Trên thực tế,Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán với các nước khởi kiện và đã đạt được những kết quả nhất định.Trong các cuộc đàm phán Trung Quốc đều nhắm vào 2 mục tiêu chính là đình chỉ vụ kiện hoặc đầy lùi thời gian khởi kiện để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị kháng kiện tốt hơn và giảm thiệt hại do vụ kiện mang lại. Ngoài công tác đàm phán,Trung Quốc cũng đã xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp xuất khẩu.Lợi ích của thông tin cảnh báo sớm thể hiện ở chỗ nó cho phép các doanh nghiệp liên quan một khoảng thời gian dài hơn để chuẩn bị và tổ chức kháng kiện.Vì vậy,công tác cung cấp các thông tin cảnh báo sớm về vụ kiện một cách kịp thời và đầy đủ được cá hiệp hội ngành hàng cũng như các cơ quan quản lý nhà nuơcs đặc biệt chú trọng.Kênh chuyển thông tin cảnh báo sớm của Trung Quốc là các thương hội ngành hang.Ngoài ra, các công ty tư vấn luật cũng góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho quá trình kháng kiện. Nhiêu doanh nghiệp xuất khẩu đã đặt quan hệ đối tác lâu dài với các công ty luật chuyên về chống bán phá giá, “các doanh nghiệp,nhóm doanh nghiệp hoặc hiệp hội đã chủ động trích một nguồn kinh phí cố định thuê các công ty phân tích thị trường để rà soát, thu thập thông tin, đánh giá và cảnh báo sớm cho họ về nguy cơ xảy ra vụ kiện”, giúp họ định hình chiến lược phát triển dài hạn, xây dựng kế hoạch xuất khẩu và hình thành cơ chế ngăn chặn đối với các vụ kiện chống bán phá giá. Trong công tác kháng kiện,Trung Quốc cũng đặc biệt chú trọng tới việc lựa chọn các công ty tư vấn luật.Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì việc lựa chọn các công ty tư vấn luật sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả của vụ kiện.Vì vậy các doanh nghiệp bị đơn cần cân nhắc kỹ lưỡng và đặc biệt cần tham khảo ý kiến của thương hôi khi quyết định chọn thuê công ty tư vấn.Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, việc lựa chọn các công ty tư vấn luật sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả của vụ kiện. Vì vậy, các doanh nghiệp bị đơn cần cân nhắc kỹ lưỡng và đặc biệt cần tham khảo ý kiến của thương hội khi quyết định chọn thuê công ty tư vấn. Trước đây khi xảy ra vụ kiên, các doanh nghiệp Trung Quốc thường chọn các công ty luật nước ngoài tại địa bàn nước khởi kiện vì họ cho rằng chỉ có công ty luật nước ngoài mới hiểu rõ hệ thống luật pháp của nước khởi kiện. Tuy nhiên, trong quá trình kháng kiện các doanh nghiệp Trung Quốc đã gặp hai khó khăn lớn. Thứ nhất là khó khăn về chi phí thuê luật sư vì thông thường mức phí các doanh nghiệp phải trả cho hang luật nước ngoại là rấ cao. Khó khăn thứ hai là bản than các hang luật nước ngoài có kiện thức hạn chế vè luật pháp của Trung Quốc cũng như hệ thống doanh nghiệp và thông lệ sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc. Vì vậy, phương án thuê luật sư kháng kiện tốt nhất là kết hợp cả công ty luật nước ngoài và các công ty tư vấn của Trung Quốc. 1.7.2. Nhật Bản 1.7.2.1.Thực trạng Nhật Bản cũng là một trong số năm quốc gia đã và đang phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện bán phá giá.Trong giai đoạn từ 1996-2008,Nhật Bản có số vụ kiện lớn thứ 4 trên thế giới với 125 vụ.Đặc biệt trong những năm gần đâu các vụ kiện đã tăng lên một cách đáng kể.Các nước tiến hành kiện chống bán phá giá hàng hóa của Nhật Bản là Hoa Kỳ,EU,Trung Quốc và Ấn Độ….Những sản phẩm của Nhật Bản thường bị kiện chống bán phá giá lại cũng chính là những sản phẩm mà nước này có nhiều lợi thế cạnh tranh như sản phẩm hóa chất và phụ trợ :nhựa,cao su,giấy,may mặc,đá xi măng,thiết bị âm thanh điện tử….Riêng đối với các sản phẩm và thiết bị âm thanh,điện tử,Nhật Bản có số vụ kiện cao hơn hẳng,gần gấp 2 lần so với tổng số vụ kiện của các nước ASEAN(35 vụ).Mặt hàng điện tử cũng chính là một trong những sản phẩm Nhật Bản có ưu thế cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Ngoai các sản phẩm điện tử, các sản phẩm hóa chất của Nhật Bản cũng đã thu hút khá nhiều các vụ kiện bán phá giá (53/125 vụ). 1.7.2.2.Giải pháp Là một nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vị thế của các công ty Nhật Bản đã là một ưu thế trong việc giải quyết các vụ kiện bán phá giá. Sự khác biệt có thể thấy được khi xem xét tời các giải pháp cho các vụ kiện. Đó là sự chủ động đề xuất cam kết và sự hợp tác của các doanh nghiệp của các nước liên quan. Chính phủ Nhật Bản cũng đã không bỏ qua cơ hội sử dụng diền đàn giải quyết tranh chấp tại WTO nhằm có thể đảm bảo việc các nước khác áp dụng biện pháp chống bán phá giá đúng với cam kết của WTO. Trong số 50 vụ kiện lên WTO về các biện pháp chống bán phá giá từ 01/01/2005 đến 31/12/2003, Nhật Bản đã 4 lần là nghuyên đơn.Tháng 04/2005, thep đề nghị của Nhật Bản Tổng giám đốc WTO đã thành lập một ban Hội thẩm để xem xét lại nguyên tắc quy về giá không khi tính biên độ bán phá giá, trong các thủ tục rà soát của Hoa Kỳ. 1.7.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Qua nghiên cứu, phân tích thực tiễn và kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Trung Quốc,Nhật Bản,ta có thể rút ra đước những bài học bổ ích cho Việt Nam. Thứ nhất,cần nhận ra một điều là cùng với phát triển theo định hướng xuất khẩu phần lớn các nước đều phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá.Số lượng các vụ kiện bán phá giá tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế,thương mại quốc tế của mình.Phần lớn sản phẩm hàng hóa là đối tượng bị kiện thường tập trung vào những ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, giá nhân công thấp và các lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường của những nước này. Những sản phẩm này thường không chứa đựng nhiều giá trị gia tăng và tỷ lệ chất xám thấp trong những sản phẩm này thườn không nhiều và giá cả khá cạnh tranh. Thứ hai,nhiều nước cùng với trình độ phát triển kinh tế tường đương, các lợi thế cạnh tranh giống nhau sẽ có thể cùng sản xuất/ xuất khẩu một lượng hang hóa sản phẩm lớn tương tự nhau, xuất khẩu lại thường tập trung vào những thị trường lớn và cùng cạnh tranh với nhau. Ta có thể thấy rõ hiện tượng này trong các vụ kiện chống bán phá giá tôm, giầy dép, dệt may, nông sản, cơ khí…từ các nước Châu Á,Đống Nam Á.Những sản phẩm xuất khẩu chính thức của những nước nêu trên lại giống hệt hoặc tương tự với những sản phẩm và ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu khi chính những ngành này khong những là nới tập trung nhiều lao động, nhiều vốn mà còn mang gánh nặng lịch sử như gang, thép, nông sản, sản phẩm cơ điện thông thường. Thứ ba, chính vì việc xử lý và áp dụng các phương thức giải quyết trong vụ kiện đựa trên các nguyên tắc của WTO, do vậy một số bào học có thể rút ra cho Việt Nam trong việc phòng và kháng kiện với các vị kiện chống bán phá giá. Tuy nhiên các phương thức này cũng gặp phải bán sát và dựa trên cá nguyên tắc của WTO.Nhật Bản đã vận dụng khá linh hoạt phương thức cam kết giá và đã khá thành công trong phương thức này. Hơn ai hết, chính sách các doanh nghiệp và hiệp hội của họ là đối tượng hiểu rõ nhất và nắm vững nhất là họ được gì và mất gì khi vụ kiện kết thúc, những lợi thế, những bất lời của họ khi phải đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá. Để đạt được những cam kết vè giá với các doanh nghiệp nước nhập khẩu, thì họ cũng cần phải hợp tác một cách thiện chí và tìm hiểu một cách cặn kẽ những lợi ích, ý đồ của các doanh nghiệp nước nhập, thì họ cũng cần phải hợp tác một cách thiện chí và tìm hiểu một cách cặn kẽ những lợi ích, ý đồ của các doanh nghiệp nước nhập khẩu và hộ cần phải làm như thế nào để dạt được điều đó. Việc đạt được những cam kết giá và đưa ra những cam kết này vào thực thi trong thực tế đã phản ánh vai trò tích cực và sự hợp tác thiện chí của các doanh nghiệp hai bên. Ơ đây ta cũng cần quan tâm đến vị thế đàm phán cam kết giá của những nước này với các đối tác thương mại khi mà phần lớn sản phẩm của họ là những sản phẩm điện tử, máy tính và những doanh nghiệp của họ đã có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này. Việc thành lập Ban Hội thẩm chung giữa hai nước, xây dựng cơ chế, các nguyên tắc và phát huy hiệu quả vai trò của tổ chức này trong việc giải quyết tranh chấp thương mại hang hóa quốc tế nói chung và các vụ kiện chống bán phá giá nói riêng cũng có thể đưa ra những gợi mở mà Việt Nam có thể học hỏi và phát triển trong tương lai. Thứ tư, trong việc giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa quốc tế, một phương thức mà Việt Nam có thể tham khảo và nghiên cứu khi một số nước láng giềng với ta đã thực hiện bằng việc đưa các chuyên gia hàng đầu của mình tham gia tích cực trên các diến đàn, các tổ chức uy tín quốc tế để tạo ra tiếng nói mạnh mẽ hơn, chính thức hơn trên một sân chơi quốc tế. Một sân chơi mà từ trước đến nay dường như các luật chơi của nó lại được đưa ra và điều khiển bởi các nước phát triển.Bên cạnh đó sự kết hợp tốt giữa luật sư trong nước và luật sự nước ngoài trong quá trình giải quyết vụ kiện cũng là một bài học, kinh nghiệm mà Việt Nam có thể nghiên cứu. Ngoài ra, một kinh nghiệm nữa cũng sẽ có giá trị nhất định đối với chúng ta là : trong quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá Trung Quốc đã nhận thấy việc cần thiết phải có các quy hoạch định hướng, chiến lược phát triển ngành sản xuất trong nước một cách khoa học, thận trọng để hạn chế chính sự cành tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp mình nhằm giảm giá sản phẩm xuất khẩu để đẩy mạnh và mở rộng thị phần của mình trên thị trường xuất khẩu. Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng làm nảy sinh các vụ kiện chống bán phá giá trong tương lại gần. Bên cạnh đó, hiệp hôi cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của mình trong việc xây dựn và duy trì “xuất khẩu có trật tự”trong hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế. Vấn đề “kinh tế thị trường” cũng là một trong những công tác trọng tâm mà Chính phủ Trung Quốc đặc biệt triển khai trong công tác đối ngoại thời gian qua với những nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại tiềm năng và lâu dài với nước này. Việt Nam cũng hết sức chú trọng đến vấn đề này và những kinh nghiệm của Trung Quốc cũng như một số nền kinh tế bị coi là “phi thị trường” khác đã và đang được tham khảo một cách nghiêm túc. 2. THỰC TRẠNG CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM. 2.1. Tình hình các vự kiện chống bán phá giá trên thế giới Theo báo cáo của 16 nước thành viên WTO, trong suốt giai đoạn từ tháng 01 đến thàng 06/2008, những nước này đã tiến hành tổng cộng 85 vụ điều tra mới so với con số 61 vụ được tiến hành điều tra trong cùng kỳ năm 2007. Tất cả 12 nước thành viên báo cáo áp dụng mới 54 biện pháp chống bán phá giá cuối cùng trong suốt 6 tháng đầu năm 2008, tăng 6% so với 51 biện pháp mới được áp dụng bởi 17 nước thành viên trong cùng kỳ năm 2007. Các nước phát triển thành viên đã tiến hành 31/85 vụ điều tra mới và áp dụng mới 13/54 biện pháp chống bán phá giá cuối cùng trong suốt 6 tháng đầu năm 2008, so với 20 vụ điều tra mới và 13 biện pháp được áp dụng mới trong cùng kỳ năm 2007. Theo báo cáo của Ban thư ký WTO, trong suốt 6 tháng đầu năm 2008, nước thành viên tiến hành nhiều nhất các vụ kiện chống bán phá giá là Thổ Nhĩ Kỳ với 13 vụ, tiếp theo là Hoa Kỳ với 12 vụ, Ấn Độ 11 vụ, Áchentina và Liên minh Châu Âu (EU) mỗi nước 10 vụ, Braxin 7 vụ, Úc và Colombia mỗi nước4 vụ, Ukraine 3 vụ, Trung Quốc 2 vụ và sau cùng là Canada, Chile, Indonesia, Isarael và Nam Phi mỗi nước 1 vụ. Trung Quốc vẫn là đối tượng bị tiến hành điều tra chống bán phá giá thường xuyên nhất với 37 vụ ( chiến gần một nửa) trong số các vụ kiện bị tiến hành điều tra mới đồi với các sản phẩm xuất khẩu trong suốt giai đoạn từ tháng 01 đến 06/2008, con số này tăng 76% so với con số 21 vụ điều tra mới được tiến hành đối với các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc được báo cáo cùng kỳ năm 2007. Tiếp theo, Thái Lan là nước có số lượng các vụ thuộc đối tượng điều tra chống bán phá giá lớn thứ 2 sau Trung Quốc với 7 vụ việc điều tra mới. Tiếp theo là EU (bao gồm tất cả các nước thành viên riêng lẻ) và Indonesia mỗi nước có 5 vụ điều tra mới và sau đó đến Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan mỗi nước 4 vụ, Việt Nam 3 vụ. Ngoài ra, Braxin, Canada, Ấn Độ và Hoa Kỳ mỗi nước 2 vụ và cuối cùng là Áchentina, Moldova, New Zealand, Norway, Peru, Nam Phi, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ mỗi nước 1 vụ. Hình 2.1 : Số vụ bị kiện CBPG của một số quốc gia trong 6 tháng đầu năm 2008   Nguồn: www.moit.gov.vn Trong 6 tháng đầu năm 2008, các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc vẫn là đối tượng bị áp dụng các biện pháp mới nhiều nhất (13/54 biện pháp mới), giảm 40 % so với 22 biện pháp mới đc áp dụng trong cùng kỳ năm 2007. Đứng thứ 2 là các sản phẩm xuất khẩu của Đài Loan với 6 biện pháp mới so với 3 biện pháp mới được áp dụng trong cùng kỳ năm 2007. Đứng thứ 3 là các sản phẩm từ EU(bao gồm cả các nước thành viên riêng lẻ ) cùng với Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ (mỗi nước 4), tiếp theo là các nước Ấn Độ và Nhật Bản (3),Braxin, Ai Cập, Indonesia, Kazakhstan, Malaysia, Singapore, Nam Phi, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ mỗi nước bị áp dụng dưới 3 biện pháp.Liên quan đến lĩnh vực sản phẩm bị điều tra, các sản phẩm thuộc lĩnh vực hóa chất là đối tượng bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá mới nhiều nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008, chiếm 16 trong tổng số 54 biện pháp mới được áp dụng. Các lĩnh vực kim loại cơ bản đứng thứ 2 với 14 biện pháp và lĩnh vực chế tạo chất dẻo đứng thứ 3 với 13 biện pháp. Hình 2.2:Các nước dẫn đầu khởi kiện CBPG trong 6 tháng đầu năm 2008 Nguồn: www.moit.gov.vn Hình 2.3:Xu thế áp dụng các biện pháp CBPG trên thế giới giai đoạn 1998 – 2007 Nguồn : www.wto.org 2.2. Tình hình kiện chống bán phá giá của Việt Nam trong thời gian qua Trong vài năm trở lại đây các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thường đứng trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá .Ngày nay,đứng trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa,các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO,trong đó có thuế chống bán phá giá.Vì vậy,các vụ kiện bán phá giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng chủ thế tham gia và ngày càng mở rộng phạm vi hàng hóa áp dụng. Theo số liệu của Ban thư ký WTO,từ năm 1995 đến năm 2004 trên thế giới đã tiến hành 2647 cuộc điều tra về chống bán phá giá,đứng đầu danh sách là Ấn Độ(399 vụ),Hoa Kỳ (354 vụ) và EU (303 vụ).Trong số 97 nước bị kiện,các nước đứng đầu là Trung Quốc (386 vụ),Hàn Quốc (94 vụ),Hoa Kỳ (146 vụ)....Đối với Việt Nam tính đến tháng 03/2006 đã phải đối phó với 21 vụ kiện chống bán phá giá,trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá.EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ)với mức thuế cao nhất lên đến 93 % đối với mặt hàng Oxyde kẽm.Điều đáng chú ý là số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây.Nếu trong giai đoạn 1994-2001,Việt Nam chịu 1-2 vụ kiện/năm thì đến năm 2004 phải đối phó với 7 vụ kiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.Ở thời kỳ trước ,các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng thuế chống bán phá giá chưa phải là những mặt hàng chiến lược,vì vậy ảnh hưởng chưa lớn đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta .Nhưng từ vụ kiện cá tra ,cá basa năm 2002 đến nay có thể thấy không chỉ một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam :thủy sản ,giày dép .....mà cả những mặt hàng xuất khẩu có số lượng chưa lớn nhưng mới thâm nhập thị trường đều có thể trở thành đối tượng của vụ kiện bán phá giá do phương thức tính gộp tổng lượng hàng hóa liên quan từ nhiều nguồn nhập khẩu (không được quá 7%) của nước khơi kiện như :khóa Inox (EU),săm lốp xe đạp ,xe máy (Thổ Nhĩ Kỳ), đèn huỳnh quang (Ai Cập.....). Bảng 2.1:Số vụ kiện CBPG của một số quốc gia trong giai đoạn 1995 - 2004 Quốc gia Trung Quốc Hàn Quốc Hoa Kỳ Việt Nam Số vụ bị kiện 386 94 146 21 Bảng 2.2:Tình hình các vụ kiện CBPG đối với hàng hóa Việt Nam (Giai đoàn 2005-2008) Năm Mặt hàng Nước điều tra Mức thuế chống bán phá giá 2008 Sợi vải Ấn Độ Chưa có kết luận Lò xo không bọc M ĩ Chưa có kết luận 2007 Đĩa ghi Ấn Độ Ritek: (3.04 Rupi/ cái). Các công ty khác (3.23 Rupi/cái) Đèn huỳnh quang Ấn Độ Chưa có kết luận Bật lửa ga M ĩ Chưa có kết luận 2006 Giày mũ vải Peru Chưa có kết luận Dây curoa Thổ Nhĩ Kỳ 4,55 US$/kg 2005 Nan hoa xe đạp, xe máy Argentina 81% Đèn huỳnh quang Ai Cập 0,32 USD/cái Giày mũ da EU 10% Nguồn:Cục quản lý cạnh tranh-Bộ Công thương. 2.3. Một số vụ kiện bán phá giá của một số mặt hàng thủy sản tại Việt Nam 2.3.1. Vụ kiện cá tra, cá basa của Hoa Kỳ đối với Việt Nam 2.3.1.1. Tóm tắt vụ kiện. Ngày 28/06/2002 : Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đệ đơn lên Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng này vào Mỹ. Đề xuất về mức thuế chống phá giá của CFA: - Nếu VN là nước có nền kinh tế thị trường: 144% - Nếu VN là nước phi kinh tế thị trường: 190% Ngày 18/07/2002:DOC đưa ra kết luận khởi xướng điều tra và tiến hành các giai đoạn công bố, tập hợp ý kiến các bên. Ngày 19/07/2002: Bên Nguyên (CFA) và bên bị (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP) tham dự phiên điều trần đầu tiên trước ITC. Ngày 06/08/2002:ITC họp bàn, bỏ phiếu và đưa ra kết luận sơ bộ ra xem xét. Các doanh nghiệp Việt Nam bị kết luận là việc họ xuất khẩu các tra, cá basa vào thị trường Mỹ đe dọa gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất của Mỹ (sau 39 ngày kể từ ngày CFA nộp đơn khởi kiện). Ngày 09/08/2002: Vụ kiện đượcITC chuyển sang Doc để tiến hành điều tra tình trạng bán phá giá. Ngày 24/07/2002: DOC quyết định sẽ điều tra sơ bộ chống bán phá giá đối với Bên Nguyên (CFA) và xác định giai đoạn điều tra từ ngày 01/10/2001 đến 31/03/2002 (26 ngày kể từ ngày CFA nộp đơn khởi kiện. Ngày 27-28/01/2003:DOC công bố kết quả điều tra sơ bộ là các công ty Việt Nam bán phá giá cá tra tại Mỹ. Áp dụng 3 mức thuế trừng phạt dao động trong khoảng 38 %- 64 %.(Xem bảng 2.1) Ngày 27/02/2003:DOC sửa đổi mức thuế phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam (Xem bảng 2.1). Ngày 17/06/2003:DOC công bố quyết định mới,tăng trở lại cá biên độ phá giá cho hầu hết các công ty, tiếp tuc duy trì tình trạng khẩn cấp đối với công ty Nam Việt và đưa thêm 5 công ty vào trường hợp này.Sản phẩm cá tra, cá basa đông lạnh sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá từ 44,66 % - 63,88 % (Xem bảng 2.2). Ngày 18/07/2003 :DOC đưa ra mức thuế sửa đổi so với mức thuế trong quyết định cuối cùng áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam (Xem bảng 2.2). Ngày 24/07/2003: ITC đưa ra phán quyết cuối cùn : khẳng định doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành sản xuất của Mỹ, và ấn định mức thuế suất bán phá giá từ 36,84 % đến 63,88%. Mức thuế này bắt đầu có hiệu lưc từ giữa tháng 08/2003. Như vậy, mức thuế này không được áp dụng đối với cá basa nhập khẩu vào Mỹ trước 90 ngày kể từ ngày 31/01/2003. Ngày 07/08/2003: DOC chính thức công bố áp đặt thuế chống bán phá giá đối với 11 doanh nghiệp Việt Nam (theo mức thuế đã được đề xuất sửa đổi vào ngày 18/07/2003). Ngày 12/08/2003: Lệnh áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ có hiệu lực. 2.2.1.2.Kết quả vụ kiện. Bảng2.3:Mức thuế phá giá ca tra, cá basa sau khi đã được sửa đổi ngày 27/02/2003 Tên công ty Mức thuế trong quyết đinh sơ bộ(%) Mức thuế sửa đổi trong quyết định sơ bộ (% Agifish 61,88 % 31,45% CATACO 41,06 % 41,06 % Vĩnh Hoàn 37,94 % 37,94 % Nam Việt 53,96 % 38,09 % Bị đơn tự nguyện 41,16 % 36,76 % Các công ty không tham gia vụ kiện 63,88 % 63,88 % Bảng 2.4:Mức thuế phá giá cá tra, cá basa trong quyết định cuối cùng (lần 1,lần 2)đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ(ngày 17/06/2003 và ngày 18/07/2003). Tên công ty Mức thuế(sửa đổi)trong quyết định sơ bộ (%). Mức thuế sửa đổi trong quyết định cuối cùng lần 1(%) Mức thuế sửa đổi trong quyết định cuối cùng lần 1(%) Agifish 31,45 % 44,76 % 47,05 % CATACO 41,06 % 45,55 % 45,81 % Vĩnh Hoàn 37,94 % 36,84 % 36,84 % Nam Việt 38,09 % 52,09 % 53,68 % Bị đơn tự nguyện 36,76 % 44,66 % 45,55 % Các công ty không tham gia vụ kiện 63,88 % 63,88 % 63,88 %ùa 2.3.2. Vụ kiện tôm của Mỹ đối với Việt Nam 2.3.2.1.Tóm tắt vụ kiện . Ngày 31/12/2003:SSA chính thức nộp đơn kiện “chống bán phá giá tôm” lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ của mốt số nước, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 20/01/2004:DOC bắt đầu tiến hành điều tra vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam tại Mỹ.Toàn bộ các dạng tôm xuất khẩu (bao gồm tôm nước ấm đóng hộp hoắc đông lạnh, được đánh bắt tự nhiên (ngoài biển) hoặc nuôi trồng .....)từ Việt Nam đều nằm trong phạm vi điều tra,ngoại trừ tôm khô,tôm bột. Ngày 21/01/2004:ITC tổ chức phiên điều trần công khai tại Washington D.C. Đại diện của 6 nước bị kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ đến dự phiên điều trần, trong đó có các đại diện của Việt Nam. Ngày 17/02/2004:ITC họp bỏ phiếu những kết quả điều tra đầu tiên kết luận sơ bộ về vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 26/02/2004:DOC công bố danh sách bốn bị đơn bắt buộc của Việt Nam trong vụ kiện tôm. Ngày 16/07/2004 :DOC công bố quyết định sơ bộ về mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào Mỹ (Bảng 1). Ngày 30/11/2004:DOC đưa ra mức thuế đối với tôm Việt Nam.(Sửa đổi lại cuối cùng vào ngày 26/01/2005). Ngày 31/01/2005:ITC công bố phán quyết cuối cùng:Việc nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa của Hoa Kỳ . 2.3.2.2.Kết quả vụ kiện Bảng 2.5:Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết định sơ bộ (Ngày 16/07/2004) Công ty Thuế trong quyết định sơ bộ(%) Seaprodex ( Bạc Liêu) 18,68 % Minh Phú (Cà Mau) 14,89 % Kim Anh 12,11 % Caminex (Cà Mau) 19,60 % Mức trung bình cho một số doanh nghiệp thuộc nhóm “Bị đơn tự nguyện” 16,01 % Mức thuế áp dụng đối với toàn bộ các doanh nghiệp khác 93,13 % Bảng 2.6: Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo quyết định cuối cùng (ngày 30/11/2004) Công ty Thuế suất trong quyết định cuối cùng Seaprodex Minh Hải 4,30 % Minh Phú 4,38 % Camimex 5,24 % Mức thuế riêng biệt cho mức trung bình cho 29 doanh nghiệp “bị đơn tự nguyện” 4,57 % Kim Anh 25,76 % Mức thuế chung cho các công ty Việt Nam khác 25,76 % 2.4. Bài học rút ra từ các vụ kiện 2.4.1. Các nguyên nhân chính gây ra các vụ kiện 2.4.1.1.Các quy định về chống bán phá giá còn phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế tự do hóa mậu dịch, các biện pháp chống bán phá giá vẫn là công cụ đươc WTO và các nước công nhận.Chính vì vậy, hầy hết cấc nước đều ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá và coi đó là một công cụ để bảo hộ những ngành sản xuất còng non trẻ yếu kém trong nước. Theo Luật chống bán phá giá WTO hay như của một số nước khác(Hoa Kỳ,EU,Canada….)thì trong trường hợp số lượng sản phẩm nhập khẩu vào những thị trường này từ một nước cao hơn 3% tổng số lượng sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới thì số lượng nhập khẩu đó bị coi là đáng kể, có khả năng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho nganh công nghiệp nội địa nước nhập khẩu.Dó đó sẽ là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để ngành công nghiệp nội địa khởi kiện.Trong số các cuộc điều tra dẫn đến quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam hầu hết đều chiếm trên 3% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự từ các nước khác. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về chống bán phá giá của các nước nói chung còn cho phép cộng gộp thị phần xuất khẩu của các nước cùng xuất khẩu sản phẩm bị kiện vào nước nhập khẩu. Phương pháp cộng gộp này đã có những tác động tiêu cực cụ thể đến những nước xuất khẩu có thị phần nhỏ.Những doanh nghiệp với số lượng xuất khẩu chiếm chưa đến 3% thị phần ở nước nhập khẩu và không đủ để gây thiệt hạ nhưng vẫn bị điều tra chống bán phá giá bởi quy định cho phép được sử dụng phương pháp cộng dồn này. 2.4.1.2. Xu hương tự do hóa mậu dịch đã dẫn đến tình trạng lạm dụng biện pháp chống bán phá giá. Trong bối cảnh tự do hóa mậu dịch ngày càng trở nên phổ biến và đặc biệt khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang từng bước được cắt giảm, các nước có xu hướng áp dụng biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ cho sự yếu kém của ngành sản xuất nội địa. Nói cách khác, một khi việc cắt giảm thuế và giảm thiểu rào cản phi thuế quan truyền thống dường như không thể tránh khổi thì biện pháp chống bán phá giá được sử dụng như một công cụ bảo hộ mới. 2.4.1.3.Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khi các nước có xu hướng tăng cường sử dụng các biện pháp khắc phục thương mại như một công cụ bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước thì nguy cơ bị kiện thể hiện đặc biệt rõ khi có sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam khá cao và thường tập trung vào những thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Canada, EU…..với những mặt hàng chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như thủy sản, nông sản, công nghiệp chế biến, giầy dép, may mặc….Đây cũng là một trong những nguyên nhân của vụ kiện chống bán phá giá đã, đang và sẽ xảy ra. Ngoài các nguyên nhân trên thì còn nhiều nguyên nhân khác làm cho hàng hóa xuất khẩu của ta có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.Hàng Việt Nam bị điều tra bán phá giá thường bị gắn với hàng hóa xuất khẩu cùng loại của một nước khác những có kim ngạch lớn hơn. Trong phần lớn các trường hợp hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu thuế chống bán phá giá có kim ngạch xuất khẩu không cáo nên không gây thiệt hại đến các nhà sản xuất tại nước nhập khẩu. Tuy nhiên, các nước thuonf áp thêm thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam khi xem xét áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số nước khác có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn. 2.4.2. Bài họckinh nghiệm rút ra. Qua các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam trong thời gian qua mà trên đây là hai vụ kiện dẫn chứng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng: Đa dạng hóa thị trường:Bài học đầu tiên từ vụ cá da trong là khi ưu thế cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa giảm sút, thị phần của họ suy giảm, họ có thể sử dụng mọi biện pháp có thể để ngăn cản hàng nhập khẩu. Chống phá giá chỉ là một trong các biện pháp mà người sản xuất nội địa có thể sử dụng. Bài học thứ hai là :cac nhà sản xuất nọi địa có nhiều ưu thế hơn các nhà sản xuất nước ngoài trong việc vẫn động hành lang đối với ngành lập pháp. Những ưu thế này là (i)kiến thức của họ về nền chính trị tại nước họ. (ii) tính “địa phương cục bộ”của nền chính trị các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, (iii) sự hiểu biết và kinh nghiệm trong các hoạt động quan hệ quần chúng (public relations) tại quốc gia đó, và (iv) hệ thống quan hệ của họ.Do đó, các nhà sản xuất trong nước có nhiều cơ hội trong việc ngăn cản hàng ngoại nhập hơn là ngược lại. Đa dạng thị trường xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu các ảnh hưởng xấu trong việc xuất khẩu sang một quốc gia bị ngăn cản. Xây dựng thương hiệu mạnh: Vụ cá da trơn có một hệ quả mà VASEP không ngờ tới. Sau khi DOC áp dụng thuế bán phá giá đối với cá da trơn Việt Nam, lượng xuất khẩu cá da trơn của VASEP tới các thị trường khác tăng vọt(ví dụ EU, Nhật, Úc). Người Việt Nam cũng bắt đầu sử dụng cá da trơn trong bữa ăn. Lý do khá đơn giản, cá da trơn được giới truyền thông quan tâm và là đề tài nóng hổi – dù rằng chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng đủ để người tiêu dùng Mỹ và các quốc gia khác biết về sản phẩm. Kinh nghiệm này cho thấy rằng, chất lượng tốt và giá rẻ là chưa đủ cho một sản phẩm để thâm nhập thị trường nước ngoài. Thương hiệu mạnh và các biện pháp marketing phù hợp là cần thiết. Phát triển một cơ chế cảnh báo sớm:Thời gian là yếu tố quan trọng cho các bị đơn trong vụ kiện chống phá giá. Vụ cá da trơn và tôm cho thấy càng có nhiều thời gian chuẩn bị, các doanh nghiệp càng trả lời tốt hơn trong quá trình điều tra.Mặc dù không có một cơ chế lý tưởng có thể áp dụng cho mọi ngành, nhưng một có chế cảnh báo sớm có thể bao gồm các yếu tố sau: (i) phân tích kinh tế, (ii) giám sát hoạt động của các nhà sản xuất nội địa, (iii) một mạng lưới quan hệ với các công ty vận động hành lang và các công ty luật ở nước ngoài, và (iv) theo dõi báo chí, cụ thể như sau: -Thứ nhất, các phân tích kinh tế phải thể hiện cả tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào điểm hiện tại lẫn tình hình của nền công nghiệp tương ứng ở nước mà vụ kiện có thể xảy ra. Mọi sự tăng trưởng đột xuất của thị phần có thể dẫn tới một vụ kiện vì nếu thị trường bị hàng hoá nước ngoài thống lĩnh thì các nhà sản xuất nội địa cũng có thể đệ đơn kiện. Ngoài ra, sự suy giảm của thị phần cũng có thể là một trong các lý do khiến nhà sản xuất nội địa đệ đơn kiện chống bán phá giá bất chấp việc suy giảm đó là do sự cắt giảm trợ cấp của chính phủ, hay do công nghệ lạc hậu, hay do thiên tai. Có thể nói bầu cử - khi mà các nhà chính trị cần lá phiếu của cử tri nhất – là một lý do khiến cho các nhà sản xuất nội địa vững tin vào việc khởi kiện. -Thứ hai, việc theo dõi chặt chẽ các hoạt động của các nhà sản xuất nội địa có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát hiện một vụ kiện phá giá sắp xảy ra. Trước khi nộp đơn khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền, các nhà sản xuất nội địa cần phải phối hợp với nhau để tạo nguồn tài chính, thuê luật sư và chuẩn bị các thông tin cho việc kiện. Trong hầu hết các trường hợp, những hoạt động này là công khai. Vì khi các doanh nghiệp Việt Nam phát hiện các hoạt động này, họ phải lập tức chuẩn bị cho một vụ kiện. Việc theo dõi báo chí là một trong những cách hiệu quả khi các nhà xuất khẩu Việt Nam không có đại diện thường trực ở nước ngoài. -Thứ ba, xây dựng mối quan hệ với các công ty luật và các công ty vận động hành lang là một cách thức tốt cho doanh nghiệp Việt Nam để biết về các công ty này cũng như biết về các dịch vụ mà họ cung cấp. Đổi lại, họ có thể cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam các thông tin về một vụ kiện sắp xảy ra. 3. XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ VỚI CÁC VỤ KIÊN BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI NHÓM HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM. 3.1. Xu hướng phát triển của biện pháp chống bán phá giá trong bối cảnh tự do hóa thương mại Với các nguyên nhân trên có thể thấy rằng các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam sẽ gia tăng.Có hai lý do chính để tiên lượng rằng số lượng các vụ kiện chống phá giá đối với Việt Nam sẽ gia tăng trong thời gian tới: Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng không ngừng trong hai thập kỷ qua và xu hướng này vẫn tiếp tục trong tương lai.Tăng trưởng GDP của năm 2006 đạt mức 8,17% mặc dù có giảm đi 0,26% so với năm 2005 nhưng vẫn trên mức bình quân 7,51 % giai đoạn 2001-2005.Năm 2007,tăng trưởng GDP đạt mức 8,84 %,cáo thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Và năm nay, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và có nhiều giảm sút nhưng dự báo tăng trưởng GDP của ta sẽ ở mức 6,25%. Thứ hai, việc Việt Nam sẽ trở thành thành viên của WTO - được cho rằng sẽ diễn ra vào cuối năm 2005 – sẽ tạo ra một làn sóng xuất khẩu mới đối với các sản phẩm đòi hỏi công lao động cao như dệt, đồ gỗ. Sự tăng trưởng đột xuất của hàng xuất khẩu Việt Nam vào một quốc gia có thể tạo ra sức ép đối với ngành công nghiệp nội địa và kích động một vụ kiện chống bán phá giá. 3.2. Giải pháp nhằm ứng phó với các vụ kiện bán phá giá Về phía chính phủ: Theo cam kết gia nhập WTO, thì sau 12 năm thì nền kinh tế Việt Nam sẽ được công nhận là nền kinh tế thị trường mà không kèm theo điều kiện nào. Tuy nhiên trong suốt thời gian đó các doanh nghiệp của chúng ta luon có nguy cơ phải đồi mặt với cá vụ kiện chống bán phá giá. Vì thế chính phủ cần có các biện pháp để sớm chứng minh Việt Nam có một nền kinh tế thị trường. Có thể thấy một thực tế là những nước có nền kinh tế phi thị trường thường có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá nhiều hơn. Luật chống bán phá giá của EU, Mỹ và một số nước khác có quy định những nước không thực hiện nền kinh tế thị trường, trong quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá sẽ bị đối xử như sau: Giá trị thông thường trên thị trường nước xuất khẩu hang hóa đó không được thừa nhận mà sẽ được xác định trên cơ sở giá hoặc giá trị sản phẩm tính toán trong nước thứ ba có nền kinh tế thị trường…..Bên cạnh đó, chính phủ nên vận động sự ủng hộ của cá tổ chức đa phương như WB, IMF, Ngân hang phát triển và tái thiết châu Âu, cá đối tác thương mại, nhà đầu tự ủng hộ Việt Nam. Bởi lẽ đây là những nguồn thông tin đáng tin cậy để Hoa Kỳ, châu Âu và các nước thành viên WTO tham khảo thông tin về mức độ thị trường hóa của một nền kinh tế. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về phá giá và chống bán phá giá.Việc nắm bắt và có đầy đủ thông tin về các vụ kiện trong cùng ngành cũng là những lập luận của các bên trong vụ kiện, là sự chuẩn bị cần thiết để sẵn sang đương đầu với các vụ kiện phá giá trong thời gian tới. Lên danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá.Để làm được điều này, Chính phủ cần rà soát theo quốc gia và theo ngành cũng như theo tình hình sản xuất và ngoại thương của Việt Nam, song không thể tách rời với thực tế áp dụng cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia về mặt lý thuyết, Việt Nam có thể lượng hóa được khả năng bị áp đặt thuế chống bán phá giá cho mỗi mặt hàng - Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện,giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện Về phía các doanh nghiệp : Phổ biến kến thức về WTO, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia giỏi có tính tổng hợp, hình thành những tổ chứ chuyên phục vụ việc ứng phó với các tranh chấp về ngoại thương, có khả nằng tư vấn cho các doanh nghiệp và hỗ trợ cho chính phủ khi xảy ra các vụ kiện. Để ngăn chặn xu thế khiếu kiện bán phá giá gia tăng, một việc cần làm cấp bách là phổ biến các quy tắc của mậu dịch quốc tế và hoạt động thương mại quốc tế, tổ chức để các chuyên gia giỏi nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp và luật sự hành nghề. Từ đó có đầy đủ khả năng tư vấn cho doanh nghiệp và hỗ trợ cho chính phủ khi xảy ra những vụ kiện tụng. Nghiên cứu nắm vững luật chống bán phá giá của các nước nói chung và các nước phát triển nói riêng như Mỹ, EU, đặc biệt là hiệp định chống bán phá giá của WTO về những quy định và trình tự thủ tực chống bán phá giá hang nhập khẩu và các phương pháp xác định mức phá giá, mức độ thiệt hại từ đó có được những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.Riêng với các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU,thì đây là các thị trường mà hang xuất khẩu của Việt Nam bị kiện phá giá nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại. Các doanh nghiệp phải có chiến lược tiếp thị phù hợp nhằm làm cho người tiêu dùng ở các thị trường này hiểu đúng hơn về sản phẩm của chúng ta từ đó họ sẽ bảo vệ cho sản phẩm của Việt Nam khi bị kiện bán phá giá. Bên cạnh đó, cần quan tâm để giữ vững và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã hang chú trọng việc đăng ký nhãn hiệu sẩn phẩm, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định pháp luật của nước ta, cũng nhu của thị trường xuất khẩu. Ngoài ra,các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về xuất khẩu sản phẩm phù hợp với những đòi hỏi và những đặc tính của từng thị trường. Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phái giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích doanh nghiệp.... tránh thực hiện những hành động tạo cớ cho phía đối tác kiện tụng. Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu. Về phía các hiệp hội ngành hàng: Hiệp hội là cơ quan điều phối mọi hoạt động liên quan tới các vụ kiện bán phá giá. Trước khi xảy ra vụ kiện, hiệp hội là cơ quan theo dõi tình hình của ngành vận hành cơ chế cảnh báo sớm. Hiệp hội cũng chịu trách nhiệm trong tổ chức đào tạo cho các thành viên để đối phó với các vụ việc điều tra chống bán phá giá cũng như phát triển mạng lưới quan hệ ở quốc ra xảy ra vụ kiện. Vì vậy cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp. Thồng qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài. Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện. Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá....để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiểu thông tin. KẾT LUẬN Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng ta có thể nhận ra rằng xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động cả về thị trường, chủng loại mặt hàng, chất lương và kim ngạch xuất khẩu.Xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, sự cạnh tranh ở các thị trường ngày càng lớn, sẽ có không ít những khó khăn cho việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là thành viên của WTO, việc xuất khẩu càng có nhiều khó khăn. Tình trạng kiện chống bán phá giá ngày càng nhiều, các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua là một ví dụ điểm hình. Khi bị kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp xuất khẩu đều sẽ chịu những thiệt hại nhất định dù thua hay thắng kiện. Việc thua kiện trong các vụ kiên chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu ngoài tốn kém về chi phí thì hàng hóa xuất khẩu sẽ bị đánh thuế phá giá cao, ảnh hưởng đến lượng xuất khẩu cũng như doanh thu từ các sản phẩm xuất khẩu này. Mặt khác, việc thua kiện có thể làm mất đi những thị trường xuất khẩu truyền thống của hàng xuất khẩu Việt Nam và nó ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp phụ trờ, ảnh hưởng tới công ăn việc làm của hàng ngàn lao động Việt Nam. Đề có thể hạn chế và tránh được các thiệt hại trên, đề tài này có đưa ra một số giải pháp để ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với mắt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung cũng như mặt hàng thủy sản nói riêng khi xuất khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Văn Thường (2004), Bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá hàng nhập khẩu, NXB Thống kê. 2. Đinh Văn Thành (2005), Rào cản trong thương mại quốc tế, NXB Thống kê. 3. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam_Pháp luật chống bán phá giá –Những điều cần biết (VCCI). 4. PGS.TS.Đỗ Đức Bình-TS.Nguyễn Thường Lạng (Chủ biên) (2005)_Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao Động- Xã hội. 5. TS.Đinh Thị Mỹ Loan (2005)_Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong Thương mại quốc tế, NXB Khoa học – xã hội. 6. Tổng cục thống kê 1995 -2005 (2006), Niên giám thống kê 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,2007, NXB Thống kê. 7. Ngoài ra, đề tài còn thảm khảo các bài nghiên cứu tổng hợp của các chuyên gia kinh tế, tổ chức kinh tế trên các website: www.wto.org www.vietnamnet.vn www.vietbao.vn www.moit.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22681.doc
Tài liệu liên quan