Đề án Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Nghành dệt may Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò của mình kinh tế quốc dân.Giờ đây không ai có thể phụ nhận được vai trò của nghành dệt may,mà nhất là trong thời buổi kinh tế hội nhập hiện nay thì nghành dệt may càng trở lên cần thiết nhằm khai thác và huy động mọi tiềm năng của đất nước. Tuy có nhiều thuận lợi, song các doanh nghiệp dệt may cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển và hội nhập do còn nhiều hạn chế trong khả năng cạnh tranh tại những thị trường mới. Nhưng đây là một nghành có vai trò quyết định không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may nước ta không chỉ là nhiệm vụ sống còn của bản thân các doanh nghiệp mà còn là mục tiêu của đất nước trong quá trình phát triển nền kinh tế. Vì thế, trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với năng lực cạnh tranh còn ở trình độ thấp cần nỗ lực hơn nữa để khonog bị thụt lùi lại đằng sau so với các doanh nghiệp dệt may khác trên thế giới. Đồng thời, Nhà nước với vai trò điều hành nền kinh tế cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể phát huy được hết uu thế của mình,nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Hy vọng bằng chính sự nỗ lực của mình ,cùng với sự nỗ lực của Nhà nước, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình không chỉ trên trường nội địa mà cả trên thị trường quốc tế. Có như thế, nghành dệt may mới ngày càng trở thành một nghành mũi nhọn trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

doc44 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm quyết định chữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh,cạnh tranh bằng sản phảm thường được thể hiện qua các mặt sau : - Cạnh tranh về trình độ của sản phẩm - Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm - Cạnh tranh về Bao bì - Cạnh tranh về nhãn mác.uy tín ca sản phẩm - Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm Doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh tranh nếu lựa chọn một sản phẩm phù hợp với thị trường. 2.2 Cạnh tranh bằng giá Giá là một trong các công cụ quan trọng trong cạnh tranh,thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thị trường mới...Cạnh tranh bằng giá thường được thể hiện qua các biện pháp sau : - Kinh doanh với chi phí thấp - Bán với mức giá hạ hoặc mức giá thấp Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần phải xem xét hạ giá sản pẩm của đơn vị mình.có càng nhièu khả năng hạ giá sẽ có càng nhiều lợi thế so với đối thủ canh tranh.Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố sau : - Chi phí về kinh tế thấp - Khả năng bán hàng tốt,do đó có khối lượng bán lớn - Khả năng về tài chính tốt Hạ giá là phương pháp cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ tực hiện trong cạnh tranh bởi hạ giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn một thời điểm thích hợp để tiến hành sử dụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh. 2.3 Cạnh tranh về phân phối và bán hàng Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua các mọi dung chủ yếu sau đây : - Khả năng đa dạng hóa các kênh và chọn được kênh chủ lực - Tìm được những người điều khiển đủ mạnhlàm đại lý cho doanh nghiệp - Có hệ thống bán hàng phong phú - Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau - Có khả năng hợp tác giữa người bán trên thị trường,đặc biệt là trong các thị trường lớn. - Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý - Kết hợp hợp lý giữa phương thức bán và phương thức thanh toán 2.4 Cạnh tranh về thời cơ thị trường Doanh nghiệp nào dự báo đựoc thời cơ thị truờng và nắm bắt được thời cơ thị trường sẽ chiến thắng trong cạnh tranhThời cơ thị trường thường xuất hiện do các yếu tố sau : - Do thay đổi của môi trường công nghệ - Do sự thay đổi của yếu tố dân cư và điều kiện tự nhiên - Do các quan hệ tự tạo lập được của từng doanh nghiệp Cạnh tranh về thời cơ thị trừong thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo được những thay đổi của thị trường.Tù đó có các chính sách khai thác hợp lý và sớm hơn so với các doanh nghiệp khác.Tuy nhiên,cạnh tranh về thời cơ thị trường cũng còn thể hiện ở chỗ doanh ngiệp tìm ra được những lợi thế kinh doanh sớmvà đi vào khai thác thị trường và một loạt sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ sớm bị lão hóa.Yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó. 2.5 Canh tranh về không gian và thời gian Loại cạnh tranh này xuất hiện những vấn đề về chính sách sản phẩm và chính sách giá cả của sản phẩm.Giá cả của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường chênh lệch là không lớn,chất lượng sản phẩm là tương đối ổn định.Trong trường hợp như vậy,thời cơ và thời gian có vai trò qua trọng và nó quyết địn về việc buôn bán.Những doanh nghiệp nào có quá trình buôn bán thuận tiện nhất,nhanh nhất sẽ chiến thắng trong cạnh tranh.Để thực hiện được việc bán hàng nhanh và thuận tiện bhất phải sử dụng một loạt các giải pháp sau : - Ký kết hợp đồng nhanh và thuận tiện - Điều kiện bán hàng nhanh và thuận tiện - Thu tục thanh toán nhanh - Các hoạt đọng sau khi bán phong phú Song vấn đề chính là tạo được uy tín giữa người mua và người bán.Làm tốt được công tác này sẽ tạo điều kiện cơ bản cho côn tác tiêu thụ được hoàn thiện. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh Đã có nhiều nghiên cứu về vai trò tác động của các yếu tố cấu trúc quyết định cường độ cạnh tranh trên thị trường,trong đó nghiên cứu của M.E Porter là một nhận định rất rõ nét.Theo M.E Porter thì có 5 yếu tố tham gia quyết định cường độ cạnh tranh, đó là : 3.1. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong nghành Trước hết các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong nghành quyết định tính chất và mức độ tranh đua nhằm giành giật lợi thế trong nghành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có,bảo đảm có thẻ có mức lợi nhuận cao nhất.Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại có xu hướng làm tăng cường độ cạnh tranh và làm giảm mức lơi nhuận của nghành.Có nhiều hìnhthức và công cụ cạnh tranh được các đổi thủ sử dụng khi cạnh tranh trên thị trường,ví dụ như cạnh tranh về giá hay cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.Trên thực tế ,khi các đối thủ cạnh tranh với nhau thường sử dụng công cụ cạnh tranh tổng hợp,trên cơ sở cạnh tranh về giá với các hình thức và công cụ canh tranh khác như:chất lượng sản phẩm cùng với áp dụng sự khác biệt về sản phẩm,marketing... Thường thì cạnh tranh trở lên khốc liệt khi nghành ở giai đoạn bão hoà,hoặc suy thoái,hoặc có đông các đối thủ cạnh tranh bằng vai phải lứa với các chiến lược cạnh tranh đa dạnh và do những rào cản kinh tế làm cho các doanh nghiệp khó tự do di chuyển sang nghành khác. Để có thể bảo vệ khả năng cạnh tranh của mình,các doanh nghiêp cần phải thu thập đủ thông tin cần thiết về các đối thủ cạnh tranh chính có sức mạnh trên thị truờng và tình trạng nghành để làm cơ sở hoạch định chiến lược. 3.2. Nguy cơ đe doạ nhập nghành từ các đối thủ tiềm ẩn Hiểu biết đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn luôn có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp vì sự xuất hiện của các đối thủ mới, đặc biệt khi các đối thủ này có khả năng mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh thị phần,sẽ làm cạnh tranh trở lên khốc liệt và không ổn định. Để hạn chế sự đe doạ của các đối thủ tiềm ẩn các doanh nghiệp thường duy trì và không ngừng nâng cao các hàng rào bảo vệ hợp pháp, đặc biệt là về công nghệ.Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay,các công ty xuyên quốc gia hoặc các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính và công nghệ dáng kể thực sự là đối thủ “nặng ký” đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nước là những doanh nghiêp có tiềm lực rất hạn chế và sức cạnh tranh thấp. 3.3. Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người mua Đối với các doanh nghiệp thì mọi việc chỉ có ý nghĩa khi tiêu thụ được sản phẩm và có lãi.Chính vì vậy, sự tính nhiệm của khách hàn luôn là tài sản có giá trị quan trọng của doanh nghiệp và doanh nghiệp có được là do doanh nghiệp biết cách thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ canh tranh khác.Người mua luôn muốn trả giá thấp vì vậy sẽ thực hiẹn việc ép giá,gây áp lực đòi chất lượng cao hoặc đòi được phục vụ nhiều hơn đối với doanh nghiệp khi có điều kiện, điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hạn chế bớt quyền thương lượng của người mua,các doanh nghiệp cần phải phân loại khách hàng hiện tại và tương lai cùng với các nhu cầu và thị hiếu của họ làm cơ sở đinh hướng cho kế hoạch Marketing và chiến lược kinh doanh nói chung. 3.4. Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người cung ứng Người cung ứng các yếu tố đầu vào luôn muốn thu nhiều lợi nhuận,vì vậy họ có thể đe doạ tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm đặt mua, nhằm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp khi họ có điều kiện,ví dụ trong trường hơp người cung ứng có lợi thế về nguòn nguyên vật liệu hoặc sản phẩm của người cung ứng là vật tư đầu vào qan trọng của khách hàng.Trong thực tế các doanh nghiệp luôn phải ứng phó một cách thường xuyên đến nguồn cung ứng ngay trong nội bộ doanh nghiệp,có thể đó là lực lượng lao động, đặc biệt là những lao động có trình độ cao vì khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là một tiền đề quan trọng bảo đảm sự thành công của doanh nghiệp. 3.5. Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm thay thế Các sản phẩm thay thế luôn có thể có tác động lớn đến mức độ lợi nhuận tiềm năng của nghành, nhất là những sản phẩm có chu kỳ sống ngắn như máy tính , đồ điện tử...Vì phần lớn các sản phẩm thay thế làkết quả của quá trình thay đổi công nghệ,nên thường có ưu thế về chất lượng và giá thành sản phẩm, mặc dù giá thành ban đầu có thể cao hơn so với các sản phẩm có bán trên thị truờng.Biện pháp chủ yếu sử dụng để hạn chế sự tác động của sản phẩm thay thế là tăng cường đầu tư cho R&D của doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý...nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tăng cường tính độc đáo khác biệt của sản phẩm. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM I. Dệt May Việt Nam : những thành tựu đạt được Sau một hơn 1 năm gia nhập WTO, dệt may Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2007 đạt 7,78 tỷ USD, tăng 33,35% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 20% của năm 2006. Như vậy, năm 2007, ngành công nghiệp dệt may nước ta vượt 280 triệu USD so với mục tiêu. Đáng chú ý, có những tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã vượt qua dầu thô để trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. 1 . Kim ngạch xuất tới các thị trường chủ lực Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta tăng mạnh chủ yếu do xuất khẩu sang Mỹ bứt phá mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê, Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ năm đạt 4,47 tỷ USD, tămg 46,65% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng 16,97% của năm 2006. Trong 3 thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt mức tăng trưởng cao nhất. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng từ 52,18% trong năm 2006 lên 57,39% trong năm 2007. Điều này khẳng định, thị trường Mỹ đóng vai trò rất to lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may nước ta. EU là thị trường lớn thứ 2 đối với xuất khẩu hàng dệt may nước ta. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 19,74%, thấp hơn so với mức 37,46% của năm 2006 nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm từ 21,32% của năm 2006 xuống 19,14% trong năm 2007. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản tăng 12,14% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 3,93% của năm 2006. Hiện tại, Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3, chiếm 9,05% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi không phải là thị trường lớn đối với xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong năm 2007 nhưng có mức tăng trưởng kim ngạch rất cao, tăng lần lượt 563,8% và 294,27% so với năm 2006, cao hơn mức tăng trưởng 134,99% và 124,38% của năm 2006. Trong số những thị trường nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam, Đài Loan là một trong số ít thị trường bị giảm kim ngạch trong 2 năm liên tiếp. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Đài Loan giảm 0,95% so với năm 2005. Năm 2007, mức giảm là 11,18%. 2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu 2 chủng loại hàng dệt may chủ yếu của nước ta đều tăng so với năm 2006, nhất là mặt hàng áo thun. Ngoài các mặt hàng chính, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng váy, quần áo trẻ em, quần áo ngủ, găng tay, khăn, quần Jean, áo nỉ và bít tất có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với năm 2006. Bên cạnh đó, số lượng thị trường và doanh nghiệp xuất khẩu hầu hết các mặt hàng tăng mạnh so với năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại hàng dệt may của Việt Nam năm 2007 Chủng loại Năm 2006 (USD) So 06/05 (%) Tỷ trọng KN 2006 (%) Năm 2007 (USD) So 07/06 (%) Tỷ trọng 2007 (%) áo thun 945.476.760 24,55 16,21 1.535.519.704 62,41 19,74 Quần dài 1.063.976.168 27,10 18,24 1.351.295.436 27,00 17,37 áo Jacket 870.361.651 17,18 14,92 1.120.698.284 28,76 14,40 áo sơ mi  417.138.945 5,09 7,15 465.213.343 11,52 5,98 áo khoác 289.504.178 30,26 4,96 368.240.225 27,20 4,73 Quần Short 241.002.398 49,79 4,13 354.994.563 47,30 4,56 Váy 197.064.826 35,09 3,38 321.211.458 63,00 4,13 Vải 205.245.350 65,05 3,52 297.425.968 44,91 3,82 áo loại khác 338.862.772 80,44 5,81 294.460.298 -13,10 3,78 Q.áo trẻ em 131.835.535 19,89 2,26 259.926.533 97,16 3,34 Đồ lót 172.060.977 6,95 2,95 204.004.648 18,57 2,62 Quần áo Vest 111.458.210 22,68 1,91 124.735.786 11,91 1,60 Q.áo loại khác 75.515.637 -56,24 1,29 123.406.276 63,42 1,59 Q.thể thao 70.292.612 44,31 1,20 103.296.782 46,95 1,33 Hàng may mặc khác 4.808.610 -95,83 0,08 91.763.578 1808,32 1,18 áo Kimono 92.358.438 -1,33 1,58 91.522.212 -0,91 1,18 Màn 82.878.395 233,89 1,42 83.201.759 0,39 1,07 áo len  63.307.965 7,98 1,09 76.093.081 20,20 0,98 Q.áo ngủ 40.727.559 25,97 0,70 69.466.457 70,56 0,89 Găng tay 28.989.316 70,49 0,50 60.056.841 107,17 0,77 Khăn bông 71.241.576 47,78 1,22 59.350.831 -16,69 0,76 Q.áo BHLĐ 37.313.410 91,11 0,64 41.227.617 10,49 0,53 Q.áo bơi 31.095.432 0,19 0,53 41.213.208 32,54 0,53 Khăn  12.446.153 -56,85 0,21 33.801.999 171,59 0,43 Quần Jean 11.340.717 -16,23 0,19 31.250.621 175,56 0,40 áo Ghilê 28.833.288 70,52 0,49 30.345.147 5,24 0,39 áo nỉ 16.619.893 -68,29 0,28 26.242.358 57,90 0,34 Khăn lông 24.227.708 -3,61 0,42 24.111.642 -0,48 0,31 Bít tất 7.525.782 16,34 0,13 14.899.711 97,98 0,19 Q.áo y tế 13.426.165 0,17 PL may 6.921.749 17,27 0,12 10.341.383 49,40 0,13 Q.áo Jacket 12.540.725 -11,96 0,21 9.154.847 -27,00 0,12 áo gió 11.410.674 -9,70 0,20 7.293.227 -36,08 0,09 Caravat 7.369.658 -13,29 0,13 6.772.916 -8,10 0,09 Q.áo thun 5.110.638 -17,79 0,09 6.213.564 21,58 0,08 3. Số lượng và quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta tăng mạnh nhờ số lượng cũng như quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh. Theo số liệu thống kê, năm 2007, toàn ngành công nghiệp dệt may nước ta có 2.390 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tăng 85 doanh nghiệp so với năm 2006. Phần lớn, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh so với năm 2006. Năm 2007, số lượng các doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu cao tăng mạnh so với năm 2006. Cụ thể: + Có 4 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD, tăng 2 doanh nghiệp so với năm 2006. + 15 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ trên 50 triệu USD đến dưới 100 triệu USD, tăng 4 doanh nghiệp so với năm 2006. + Có 174 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ trên 10 triệu USD đến dưới 50 triệu USD, tăng 50 doanh nghiệp so với năm 2006. + Có 638 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ trên 1 triệu USD đến dưới 10 triệu USD, tăng 47 doanh nghiệp so với năm 2006. Bên cạnh những nỗ lực để tăng kim ngạch xuất khẩu, năm 2007, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu Trong năm 2007, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đã cho ra mắt hàng loạt các thương hiệu mới. Điều này thể hiện sự linh hoạt và nhạy bén của các doanh nghiệp dệt may. Với năng lực sản xuất 15 triệu sản phẩm may mặc/năm, Công ty cổ phần Dệt may Thành Công đang kinh doanh với 4 thương hiệu là TCM, GenX, Nam&Man, Novetly và vừa bổ sung thêm vào bộ sưu tập này một thương hiệu thời trang mới dành cho trẻ em mang tên F.O.C (Fashion Of Children). Sự ra đời của thương hiệu F.O.C được DN kỳ vọng sẽ tạo ra một bước đột phá vào phân khúc thị trường vốn có sức tiêu thụ rất mạnh, nhưng lâu nay chưa có nhiều DN quan tâm. Là doanh nghiệp có ưu thế về lĩnh vực hàng dệt kim, Công ty đã và sẽ tiếp tục tập trung đầu tư cho những dòng sản phẩm sử dụng các loại nguyên liệu dệt kim, cotton, như quần áo trẻ em, đồ mặc ở nhà, hoặc đồ thể thao... Như vậy, ngoài GenX là dòng sản phẩm thể thao, Nam&Man chuyên dành cho phái mạnh..., dòng sản phẩm F.O.C sẽ được sản xuất hoàn toàn từ chất liệu cotton pha sợi spandex, giúp quần áo mềm mại và co giãn tốt, thích hợp cho trẻ nhỏ. Cùng với Thành Công, Tổng công ty May Việt Tiến, vốn đã thành công với các thương hiệu T-up, Vee Sendy...cũng đã giới thiệu đến người tiêu dùng hai thương hiệu mới là San Sciaro và Manhattan. Trong đó, San Sciaro là thương hiệu thời trang nam cao cấp mang phong cách Italy, còn Manhattan là thương hiệu thời trang cao cấp thuộc Tập đoàn Perry Ellis International và Perry Ellis International Europe của Mỹ. Đối tượng khách hàng mà hai dòng sản phẩm cao cấp này hướng tới chính là các doanh nhân, những người thành đạt, nhà quản lý... Bên cạnh Thành Công và Việt Tiến, Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn, dù đã tạo dựng được thương hiệu Thái Tuấn khá vững chắc trên thị trường từ nhiều năm nay, cũng đã quyết định phát triển thương hiệu theo từng đối tượng tiêu dùng riêng. Cụ thể, ở Thái Tuấn, Rosshi là thương hiệu của dòng sản phẩm may sẵn cao cấp dành riêng cho nữ giới; Lench là dòng sản phẩm vải áo dài nữ sinh cao cấp; Mennis là dòng sản phẩm may sẵn cao cấp dành cho nam sinh; còn Thatexco là dòng sản phẩm vải phi bóng dành cho nữ. Và giờ đây, Thái Tuấn lại cho ra đời thêm một thương hiệu mới: Happiness - dòng sản phẩm vải áo dài cưới với những hoa văn chuyên biệt. 4. Dệt may chú trọng thị trường nội địa Sức tiêu thụ hàng dệt may của thị trường nội địa Việt Nam khá lớn với hơn 84 triệu dân và khoảng 4 triệu khách du lịch mỗi năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh rất gay gắt với hàng hoá nhập khẩu. Để tăng sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia và bảo vệ thị phần hàng dệt may tại thị trường nội địa. Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã đưa siêu thị Vinatex Mỹ Phước I tại Khu Công nghiệp Mỹ Phước I (Bình Dương) đi vào hoạt động. Đây là siêu thị thứ 45 thuộc hệ thống siêu thị Vinatex. Dự kiến đến năm 2010, Vinatex sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng mạng lưới VinatexMart tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước với 80 cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại. 5. Năm 2008,dự kiến kim ngạch 9,5 tỷ USD Với kết quả đã đạt được năm 2007, ngành Dệt May phấn đấu năm 2008 đạt chỉ tiêu xuất khẩu là 9,5 tỷ USD, vượt qua dầu thô (dự kiến đạt 9 tỷ USD). Như vậy, xuất khẩu hàng dệt may sẽ về đích trước gần 2 năm so với kế hoạch đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2010. Mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may tới các thị trường chính trong năm 2008 là Mỹ đạt 5,3 - 5,5 tỷ USD, thị trường EU đạt 1,6 - 1,8 tỷ USD và thị trường Nhật đạt khoảng 800 triệu USD. Năm 2007, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ diễn ra khá suôn sẻ. Tất cả 5 Cat hàng dệt may bị áp dụng cơ chế giám sát không có biểu hiện nào đáng lo ngại và phía Mỹ cũng tuyên bố chưa bán phá giá vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì cơ chế giám sát cho đến hết năm 2008. Trước tình hình này, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn của Mỹ, thực hiện các đơn hàng có chất lượng và giá cao, tránh những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến mức giá bình quân của cả nước, là cơ sở để phía Mỹ tự khởi kiện chống bán phá giá. Hơn nữa, bắt đầu từ 1/1/2008, Hiệp hội dệt may Việt Nam sẽ nhờ Hải quan thu phí trị giá 0,01% kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp đi Mỹ để lấy kinh phí thuê tư vấn chống lại các vụ kiện. Là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 đã tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,245 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,49 tỷ USD, tăng 19,74% so năm 2006, tăng 62,2% so năm 2005, gấp gần 3 lần so năm 2003. Theo các chuyên gia Vụ Xuất- nhập khẩu, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường “ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam. Tuy nhiên, việc mất giá của đồng đôla Mỹ so với đồng euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2008, EU cũng sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU. So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU sẽ thuận lợi hơn. Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng dệt may của các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh cao do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. Hiện nay Mỹ và EU đang có đề xuất trong khuôn khổ WTO dự thảo thỏa thuận quy định về nhãn mác đối với hàng dệt may, giày dép và hàng du lịch. Theo đó, hàng dệt may xuất khẩu cần phải có nhãn mác nêu rõ xuất xứ hàng hóa, thành phần vải và hướng dẫn sử dụng. Với đề xuất này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nghiên cứu kỹ và chuẩn bị cho việc nhận đơn hàng và lên kế hoạch sản xuất của mình cho phù hợp. Ngoài 2 thị trường lớn trên, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may cần đẩy mạnh xuất khẩu tới Nhật Bản, Mêhicô, Đài Loan...Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú trọng mở rộng tới các thị trường nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch rất cao trong 2 năm 2006 và năm 2007 như Arập Xê út, Singapo, Ucraina, Campuchia, Brazil, Thái Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ... Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tới một số thị trường Thị trường Năm 2006 (USD) So 06/05 (%) Tỷ trọng KN năm 2006 Năm 2007 (USD) So 07/06 (%) Tỷ trọng KN năm 2007 Mỹ 3.044.578.648 16,97 52,18 4.464.846.921 46.65 57,39 EU 1.243.802.232 37,46 21,32 1.489.358.989 19.74 19,14 Nhật Bản 627.631.744 3,93 10,76 703.846.323 12.14 9,05 Đài Loan 181.411.982 -0,95 3,11 161.137.224 -11.18 2,07 Canada 97.304.524 20,23 1,67 135.495.465 39.25 1,74 Hàn Quốc 82.900.300 67,55 1,42 84.962.558 2.49 1,09 Nga 62.438.296 30,33 1,07 79.040.130 26.59 1,02 Mêhicô 0,00 54.531.325 0,70 Trung Quốc 29.695.879 265,92 0,51 43.109.281 45.17 0,55 Thổ Nhĩ Kỳ 5.696.843 134,99 0,10 37.815.679 563.80 0,49 Hồng Kông 31.144.900 148,75 0,53 36.627.356 17.60 0,47 UAE 27.406.316 351,44 0,47 28.543.848 4.15 0,37 Campuchia 18.516.032 5,640 0,32 28.541.830 54.15 0,37 Malaysia 33.684.586 37,78 0,58 25.333.409 -24.79 0,33 Singapore 19.108.360 285,40 0,33 24.152.919 26.40 0,31 Inđônêxia 17.417.452 1.036 0,30 24.802.963 42.40 0,32 ả Rập Xê út 18.142.725 166,95 0,31 27.197.926 49.91 0,35 Ôxtrâylia 23.677.017 -4,54 0,41 24.169.316 2.08 0,31 Ukraina 12.232.452 284,32 0,21 21.430.912 75.20 0,28 Thái Lan 10.711.086 367,75 0,18 16.413.745 53.24 0,21 Nam Phi 3.372.915 124,38 0,06 13.298.430 294.27 0,17 Thụy Sỹ 10.826.785 31,97 0,19 11.345.936 4.80 0,15 Philipine 6.361.150 373,29 0,11 11.204.768 76.14 0,14 II. Dệt may Việt Nam: khó khăn Dệt may Việt Nam đã vượt qua dầu khí, trở thành ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu (XK) với tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Tuy nhiên do phần lớn là gia công, phải phụ thuộc đến 70% - 80% vào nguồn nguyên phụ liệu (NPL) nhập khẩu nên giá trị XK vẫn rất thấp. Trong khi đó, mục tiêu mà ngành dệt may Việt Nam đưa ra là đến năm 2010 phải chủ động 50% nguồn nguyên liệu để “tăng chất” XK, đang có nguy cơ không thành hiện thực. 1. Sản lượng cao nhưng chất lượng thấp Theo số liệu từ Bộ Công thương, kim ngạch XK dệt may của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2007 đạt 5,8 tỷ USD, nhưng riêng chi phí để nhập khẩu vải sợi và phụ kiện dệt may đã chiếm đến 4,9 tỷ USD. Trong khi tốc độ và giá trị tăng trưởng của ngành dệt may phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất FOB (mua NPL, bán thành phẩm) và khả năng chủ động nguồn NPL thì tỷ lệ sản xuất hàng FOB ở Việt Nam đến nay chỉ chiếm khoảng 20% - 25%. Nếu hiểu đúng nghĩa của sản xuất FOB thì các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng mới dừng lại ở dạng sản xuất FOB “cấp 2” (một hình thức gia công thông qua hợp đồng trung gian). Do không đủ năng lực để tự thiết kế mẫu, chủ động lựa chọn NPL, tự chào bán sản phẩm, nên các DN Việt Nam phải nhận sản xuất lại hàng theo chỉ định của nhà sản xuất FOB “cấp 1”. Trên thực tế, các DN sản xuất FOB của Việt Nam tự mua NPL, nhưng phải mua theo mẫu của FOB “cấp 1” đưa ra (với đơn hàng FOB này DN được hưởng thêm 5% - 10% trên giá trị NPL). Trong khi đó, theo tổng giám đốc một DN dệt may lớn tại TPHCM, ở thời điểm này, khi Trung Quốc đã chào hàng cho thị trường năm 2009 - 2010 thông qua những catalogue về mẫu mã, chất liệu vải may, xu hướng thời trang, thì các DN Việt Nam đang phải tìm mua lại các tài liệu này để… nghiên cứu thị trường! Còn theo tìm hiểu của phóng viên, trong các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam trong XK dệt may đã đặt ra những tham vọng rất lớn (đến năm 2010, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng XK lên 50%, Ấn Độ là 25 tỷ USD, Bangladesh là 18 tỷ USD - tăng gấp đôi so với hiện nay) thì Việt Nam chỉ dám đưa ra chỉ tiêu khiêm tốn là đến năm 2010 kim ngạch XK vào khoảng 10 - 12 tỷ USD. 2.Chủ động nguồn nguyên liệu : nguy cơ vỡ kế hoạch Trước tình hình trên, để chủ động nguồn NPL, thời gian qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cùng nhiều DN dệt may trong nước đã liên doanh hợp tác với nhiều tập đoàn nước ngoài để đầu tư các dự án sản xuất NPL dệt may, hướng đến mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa NPL lên 50% vào năm 2010. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong khi số dự án đầu tư vào ngành dệt may hiện nay chỉ “đếm trên đầu ngón tay” thì tốc độ triển khai các dự án cũng rất chậm, thậm chí không ít dự án vẫn còn trên giấy. Tại KCN dệt may Phố Nối B (Hưng Yên), tính đến nay Vinatex mới đưa vào hoạt động 3 nhà máy sản xuất chỉ khâu, dệt kim và nhuộm. Công ty liên doanh Phong Phú – ITG (Mỹ) dù đã đầu tư xây dựng khu liên hợp dệt nhuộm tại KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng) với tổng vốn đầu tư trên 80 triệu USD để sản xuất các loại vải cotton cao cấp xuất khẩu, nhưng đến năm 2008 mới có thể hoạt động. Ở phía Nam, cụm nhà máy do Công ty cổ phần Việt Tiến Đông Á liên kết với Tập đoàn Tung Shing (Hồng Công) xây dựng tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng mới hoàn thành giai đoạn 1 (sản xuất lắp ráp thiết bị, linh kiện may công nghiệp). Dự kiến đến năm 2009 - 2010, liên doanh này mới tiếp tục xây dựng nhà máy sản xuất chỉ khâu (sản lượng 10 triệu cuộn chỉ/năm và nhà máy wash công nghiệp có công suất 10 triệu sản phẩm/năm) để cung cấp cho các DN trong nước… Đối với các dự án xây dựng trung tâm giao dịch NPL dệt may, đến nay vẫn chưa có trung tâm nào hoàn thành theo kế hoạch. Trong khi các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đã có nhiều cơ sở vững chắc cho bước nhảy vọt trong XK dệt may, thì xem ra, Việt Nam chỉ có thể nỗ lực để nâng tỷ lệ “gia công giá cao” chứ chưa thể thực hiện được việc chủ động nguồn NPL theo mục tiêu đã định. Điều đó cũng có nghĩa, việc nâng chất XK của ngành dệt may Việt Nam còn lâu mới trở thành hiện thực. 3. Thua thiệt vì lo cạnh tranh nhau Dệt may đã vươn lên thành mặt hàng xuất khẩu (XK) số 1 của Việt Nam trong năm 2007.Nhưng giá trị mang lại vẫn còn thấp. Ngoài nguyên nhân là các DN đều phải chi phí quá lớn cho việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, thì một yếu tố quan trọng dẫn đến thực tế trên là sự thiếu “đoàn kết” giữa các doanh nghiệp (DN) trong nước.Việt Nam đã lọt vào top 10/156 nước xuất khẩu hàng dệt may của thế giới. Tăng trưởng XK hàng dệt may Việt Nam năm sau cao hơn năm trước. Sự phát triển trong XK hàng dệt may là điều đáng mừng, tuy nhiên, hàng gia công vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn trong XK hiện nay; hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) vẫn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 25%-30% lượng hàng xuất khẩu. Các DN Việt Nam đang nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất để gia tăng tỷ lệ sản xuất FOB. Nhưng việc cạnh tranh lẫn nhau giữa các DN trong nước, đã tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu ép giá, thậm chí chuyển từ đơn hàng sản xuất FOB trước đây sang gia công. Theo tính toán của các DN, lợi nhuận của đơn hàng sản xuất FOB gấp 3 lần so với gia công, vì lợi nhuận từ việc làm hàng gia công rất thấp. Thực tế này đang xảy ra với các DN dệt may tại TPHCM. Một nhà nhập khẩu Pháp chuyên đặt hàng sản xuất FOB trước đây đã chuyển sang đặt hàng theo hình thức gia công. Điều này đang đi ngược lại mong muốn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Một DN nhận gia công cho nhà nhập khẩu này cho biết, hiện nay mỗi DN tự đưa ra một mức giá riêng, nên nhà nhập khẩu “chảnh”, ép giá, sẵn sàng chuyển đơn hàng sang công ty khác nếu DN không chịu mức giá thỏa thuận. Vì sự sống còn của DN và để có việc làm cho công nhân, DN đành phải chấp nhận gia công với cái giá không mong muốn. Nhà nhập khẩu đã nắm được điểm yếu này và cũng biết rõ là đang có nhiều DN xếp hàng để nhận làm với giá thấp hơn. Đó là nỗi bức xúc rất lớn, nhưng tự một vài DN không thể làm thay đổi được điều này. Thực tế đó cho thấy, rõ ràng, các DN trong nước đang tự giết nhau, nhận phần thiệt về mình, còn cái lợi thì để cho nhà nhập khẩu hưởng.Điều này cũng đang làm ảnh hưởng đến việc XK hàng dệt may vào thị trường Mỹ, khi Bộ Thương mại Mỹ đưa ra cơ chế giám sát chống phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam. Bộ Công thương và Hiệp hội Dệt may đã kêu gọi các DN trong nước không ký những đơn hàng giá thấp, đừng vì cái lợi trước mắt mà làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của Việt Nam. 4. Những thách thức khác Một hạn chế khác không kém phần quan trọng, đó là thị trường lao động của ngành dệt may hiện chưa ổn định, phần nhiều là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chưa có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp tạo ra các mẫu mã phong phú phù hợp với thị hiếu. Thực tế cho thấy phần lớn doanh nghiệp Nhà nước trong ngành dệt may sau khi cổ phần hoá đã tăng trưởng đáng kể với cơ chế quản trị mới. Tuy nhiên, đến cuối 2008 chế độ này sẽ bị bãi bỏ và ngành dệt may Việt Nam sẽ lại đứng trước những thử thách mới : còn một bộ phận doanh nghiệp vẫn lúng túng, chưa xác định được mặt hàng và thị phần cốt lõi phù hợp với điều kiện của mình”… Song song đó, năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn thấp hơn 30% - 50% so với mức bình quân của doanh nghiệp các nước trong khu vực, 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn còn xa lạ với ba chữ ERP (hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực)… Ngoài ra trong năm 2008, ngành dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với 4 lực cản lớn. Đó là: sự tăng trưởng lớn của 4 “đại gia”: Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia và Ấn Độ; nguy cơ tiềm ẩn từ thị trường Hoa Kỳ, do lần đánh giá thứ 2 (vào tháng 3-2008) sẽ khó khăn hơn rất nhiều, bởi trong 6 tháng cuối năm 2007, tốc độ tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã lên tới 40%; vấn đề đình công và thiếu công nhân ngành dệt may đang ngày một trầm trọng; cần phải giải quyết vấn đề tiền lương ngành dệt may cho tương xứng với những ngành khác. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM I. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp. Hàng dệt may Việt Nam hiện đang phải đối đầu với những nước có khả năng cạnh tranh cao, có nhiều thuận lợi và kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường về các mặt như: vật tư, thiết bị, quản lý, tài chính, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển. Sản phẩm của các nước rất đa dạng, có thể thoả mãn các nhu cầu từ cấp thấp đến cấp cao của người tiêu dùng.Vì vậy để nâng cao sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam,các doanh nghiệp trong ngành cần thực hiện những giải pháp đồng bộ manh tính chiến lược sau : Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hoàn chỉnh vào các cụm Công nghiệp Dệt may theo hướng tập trung vào lĩnh vực dệt - nhuộm, đầu tư hoàn tất khâu vải và phụ liệu để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho may xuất khẩu nhằm tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may mặc xuất khẩu từ 30% lên 60%, giảm dần tỷ lệ hàng gia công; Bên cạnh đó, đầu tư mở rộng sản xuất tại các địa phương có tiềm năng, có nguồn nhân lực dồi dào; phối hợp liên doanh - liên kết và giúp đỡ các địa phương phát triển ngành dệt may và cùng thực hiện các đơn hàng lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp may địa phương đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có tiềm năng khác. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần tập trung vào thực hiện đề án Thời trang hóa sản xuất và kinh doanh ngành Dệt may Việt Nam cùng với việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm trong nước và khu vực. Vào thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp dệt may không nên quá tập trung vào một thị trường mà cần chuyển hướng sang các thị trường còn nhiều tiềm năng như Trung Cận Đông, châu Phi, châu Úc… Các doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở sản xuất kỹ thuật, tận dụng lợi thế sân nhà, củng cố và mở rộng mạng lưới phân phối để giữ vững thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với các đối tác để đầu tư mạnh hơn vào việc sản xuất vải, phụ liệu ngay ở trong nước… Thực hiện chuyên môn hoá các sản phẩm và xác định quy mô sản xuất của các doanh nghiệp lớn theo mô hình “công ty mẹ, công ty con” đủ mạnh về tài chính, công nghệ, khả năng điều hành nhằm đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời chú trọng khuyến khích phát triển sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng đa dạng hoá (sản phẩm phổ biến với nhiều màu sắc, hoa văn kiểu cách, chủng loại vật liệu thích hợp), thực hiện cơ chế linh hoạt trong sản xuất nhằm thích nghi với sự thay đổi và biến động của thị trường như: thay đổi mẫu mã, sản xuất đơn hàng nhỏ, ứng dụng công nghệ mới và cải tiến kỹ thuật,… để tăng năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Các doanh nghiệp Dệt may cần coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, tiếp thị và quản trị doanh nghiệp chuyên ngành dệt may, đồng thời có chính sách để thu hút thêm nguồn nhân lực giỏi…Cần hạn chế xuất khẩu đối với các đơn hàng đẳng cấp thấp có giá trị quá thấp, chuyển sang sản xuất sản phẩm có chất lượng cao và thương hiệu có đẳng cấp cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu luật chống bán phá giá của đối tác để kiện toàn hệ thống sổ sách, rõ ràng, minh bạch về xuất xứ hàng hóa, chi phí và giá thành sản phẩm xuất khẩu. Để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất (ở Việt Nam thường cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong khu vực), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường. Triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với hàng dệt may Trung Quốc. Chỉ có làm như vậy, các doanh nghiệp dệt may mới tạo được giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Tổ chức tốt các hoạt động thông tin về thị trường, về đầu tư, về sản xuất, về nhập khẩu của ngành dệt may trên các website và các bản tin hàng tháng. Thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại, nhằm giới thiệu sản phẩm, trực tiếp với người tiêu dùng và qua đó tìm các biện pháp để thâm nhập thị trường. Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam theo phương châm “chất lượng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội” thông qua việc: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 14000, SA 8000; Tham gia các cuộc triển lãm hội chợ quốc tế; Xác định cấp tiêu chuẩn sản phẩm trên cơ sở tiêu chuẩn của các thị trường chính. Qua đó, xác định cơ cấu mặt hàng và định hướng cho các doanh nghiệp. Thành lập Trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may nhằm đào tạo các chuyên viên cao cấp về: Thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng, tiếp thị hàng hoá, tổ trưởng - chuyền trưởng, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu. Tiếp tục phát triển mạng lưới tiêu thụ để chiếm lĩnh thị trường nội địa, Tổng công ty dệt may (VINATEX) có thể là đầu mối tập hợp các doanh nghiệp dệt may trong cả nước để hình thành hệ thống cửa hàng - siêu thị kinh doanh hàng thời trang dệt may, trước hết mở tại các thành phố lớn để trong một vài năm tới hệ thống cửa hàng siêu thị này sẽ có mặt hầu hết tại các tỉnh thành, thành phố lớn trong cả nước. Nâng cao vai trò và tăng cường hơn nữa chức năng hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) trong việc tổ chức thông tin kịp thời tình hình thị trường cho doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành dệt may Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm, xúc tiến xây dựng một số thương hiệu nổi tiếng mang tính quốc gia tại các thị trường xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xâm nhập mạng lưới bán lẻ tại thị trường nước ngoài, đề xuất các chế độ, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành.Nghiên cứu và thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp thông lệ quốc tế để bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước. Có những giải pháp chiến lược tổng thể giúp doanh nghiệp chống lại những vụ kiện bán phá giá phi lý II. Định hướng phát triển của chính phủ đối với dệt may Hiểu được tầm quan trọng của nghành dệt may trong việc phát triển kinh tế đất nước, Chính phủ đã xây dựng và phê duyệt Chiến lược phát triển nghành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. 1. Quan điểm phát triển 1.1 Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu vừa không kịp thời. 1.2. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị 1.3. Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn. 1.4. Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm. 1.5. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu. 2. Định hướng phát triển 2.1. Sản phẩm a) Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. b) Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành. c) Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này. d) Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt. 2.2 Đầu tư và phát triển sản xuất a) Đối với các doanh nghiệp may: Từng bước đi dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. b) Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải: Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường. c) Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ. 2.3 Bảo vệ môi trường a) Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt May và các quy định pháp luật về môi trường. b) Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp. c) Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt may, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000. d) Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt May theo hướng thân thiện với môi trường. e) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường. g) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Các giải pháp thực hiện chiến lược 3.1 Giải pháp về đầu tư a) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. b) Xây dựng các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt, nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo, sản xuất nguyên phụ liệu, để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó ưu tiên các dự án sản xuất vải dệt thoi phục vụ cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. c) Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt May có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lao động có khả năng đào tạo. d) Phối hợp với các địa phương đầu tư phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng vùng bông có tưới, từng bước đáp ứng nhu cầu bông cho ngành dệt, sợi. 3.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May Việt Nam theo các nội dung sau: a) Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt May, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm. b) Mở các khoá đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm tiêu chuẩn môi trường và lao động). c) Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khoá đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. d) Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo. e) Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt May, xây dựng Trường Đại học Dệt May và Thời trang để tạo cơ sở vất chất cho việc triển khai các lớp đào tạo. g) Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành. 3.3 Giải pháp về khoa học công nghệ a) Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. - Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu. - Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam. b) Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Dệt May. c) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm Dệt May, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Dệt May trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật. d) Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái Dệt May và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010. e) Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Dệt May, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử. g) Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành Dệt May. 3.4 Giải pháp thị trường a) Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường Dệt May trên thị trường quốc tế. b) Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục. c) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại. d) Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế. Chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. e) Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành Dệt May Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. g) Bố trí đủ cán bộ pháp chế cho các doanh nghiệp trong ngành để tham gia soạn thảo, đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế. 3.5 Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu a) Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành. b) Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý. 3.6 Giải pháp về tài chính a) Vốn cho đầu tư phát triển Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, ngành Dệt May Việt Nam huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hoá các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ. b) Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử tý môi trường Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành Dệt May Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Nhà nước cho doanh nghiệp Dệt May được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường. KẾT LUẬN Nghành dệt may Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò của mình kinh tế quốc dân.Giờ đây không ai có thể phụ nhận được vai trò của nghành dệt may,mà nhất là trong thời buổi kinh tế hội nhập hiện nay thì nghành dệt may càng trở lên cần thiết nhằm khai thác và huy động mọi tiềm năng của đất nước. Tuy có nhiều thuận lợi, song các doanh nghiệp dệt may cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển và hội nhập do còn nhiều hạn chế trong khả năng cạnh tranh tại những thị trường mới. Nhưng đây là một nghành có vai trò quyết định không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may nước ta không chỉ là nhiệm vụ sống còn của bản thân các doanh nghiệp mà còn là mục tiêu của đất nước trong quá trình phát triển nền kinh tế. Vì thế, trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với năng lực cạnh tranh còn ở trình độ thấp cần nỗ lực hơn nữa để khonog bị thụt lùi lại đằng sau so với các doanh nghiệp dệt may khác trên thế giới. Đồng thời, Nhà nước với vai trò điều hành nền kinh tế cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể phát huy được hết uu thế của mình,nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Hy vọng bằng chính sự nỗ lực của mình ,cùng với sự nỗ lực của Nhà nước, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình không chỉ trên trường nội địa mà cả trên thị trường quốc tế. Có như thế, nghành dệt may mới ngày càng trở thành một nghành mũi nhọn trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do hạn chế về thời gian và năng lực nên bài viết này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý, nhận xét và chỉ bảo của thầy cô. Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn thầy Cấn Anh Tuấn đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10909.doc
Tài liệu liên quan