Đề án Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự thay thế nhau của các phương thức sản xuất xã hội, đầu tư nước ngoài cũng có sự chuyển biến, thay đổi về phương thức, quy mô cũng như xu hướng vận động. Xu hướng vận động của nó tuy là khách quan xuyên suốt lịch sử phát triển lâu dài của đầu tư trực tiếp nước ngoài, song những diễn biến cụ thể lại chịu sự chi phối của rất nhiều nhân tố chính trị- xã hội khác nữa. hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở thành phổ biến trên thế giới. Nó không những có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển mà còn đối với ngay cả nền kinh tế của các nước phát triển.Xu hướng tiến nhanh về thời lượng và các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới là một tất yếu kinh tế, là sự bắt buộc về điều kiện phát triển của thưòi đại ngày nay.

doc50 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào các thành phố lớn, thuận lợi giao thông, cơ sở hạ tầng và điều kiện sản xuất . Các quốc gia Đông á vẫn chiếm tỷ trọng lớn vốn đầu tư vào Việt Nam: Đài Loan (188 dự án với 286 triệu USD), Hàn Quốc (147 dự án với 269 triệu USD), Hồng Kông (55 dự án với 141 triệu USD), tiếp sau là Hoa Kỳ (31 dự án với 137 triệu USD). Đứng đầu vực Đông Nam á đầu t vào Việt Nam là Malaixia (26 dự án với 94 triệu USD) kế tiếp là Thái Lan (14 dự án với 94 triệu USD). Có một điều lưu ý là cac nước lớn của châu Âu cha có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam trong năm 2002. Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 4.5 tỷ USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này là 23% so với năm 2001 (kim ngạch bình quân của cả nước tăng 12.6%). Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp FDI mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới với nhiều mặt hàng xuất khẩu mới. Tuy vậy, tốc độ thu hút FDI năm 2002 không đạt đợc kế hoạch dự kiến và thấp hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt so với Trung Quốc. Mặt khác, số dự án đợc cấp giấy phép tạm dừng hoặc chưa triển khai còn chiếm đến 23% tổng dự án đầu tư và gần 20% tổng số vốn đăng ký. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cha thực sự yên tâm và tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam vì một số cơ chế chính sách thay đổi không có lợi cho các nhà đầu tư, trong đó có chính sách thuế. Môi trường đầu tư của Việt Nam đợc cải thiện đáng kể nhưng tính cạnh tranh lại thấp hơn so với các nước trong khu vực như: chi phí dịch vụ còn cao, vẫn tồn tại cơ chế hai giá, hạ tầng cơ sở chậm cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, một vài loại thuế vẫn còn cao hơn các nước. 1.2.2. 8 tháng đầu năm 2003. Các thống kê cho thấy, 8 tháng đầu năm cả nước đã có 385 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 1.059,1 triệu USD, tuy giảm 6.8% về số dự án nhưng đã tăng 37.3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Quy mô FDI trong 8 tháng đầu năm 2003 tăng trưởng khá là nhờ mức vốn đầu tư đăng ký bình quân 1 dự án đã cao hơn cùng kỳ năm 2002 (2.751 nghìn USD so với 1867 nghìn USD). Đó là chưa kể cũng trong 8 tháng đầu năm nay đã có 243 lợt dự án được điều chỉnh tăng vốn với số vốn 554 triệu USD (tăng 8%) đa tổng số vốn đăng ký mới và tăng vốn lên 1.623,1 triệu USD , tăng 25.6% so với 8 tháng đầu năm 2002. Đó là tốc độ tăng khá cao, góp phần quan trọng để có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra cho năm 2003 là tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP đạt 35%, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14-14.5%, tăng trưởng GDP đạt 7-7.5%. Theo đối tác, trong 8 tháng đầu năm đã có 31 nước và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Có 13 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 4 đối tác đạt trên 100 triệu USD là Đài Loan, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Hàn Quốc, Australia. Theo ngành kinh tế, vốn FDI đăng ký nh sau: Khu vực nông- lâm nghiệp thuỷ sản có 42 dự án, với 172.7 triệu USD bình quân 1,164 triệu USD /1dự án, trong đó nông- lâm nghiệp 30 dự án , 56, 6 triệu USD bình quân 1,887 triệu USD/1 dự án, thuỷ sản có 12 dự án bình quân 2,854 triệu USD/1 dự án và tổng vốn là 34.2 triệu USD. Khu vực công nghiệp xây dựng có 277 dự án với 697.7 triệu USD , bình quân 1 dự án 2,591 triệu USD, trong đó công nghiệp 256 dự án với 634.3 triệu USD bình quân 2,478 triệu USD/1 dự án, xây dựng 21 dự án với 63.4 triệu USD và bình quân 3.020 triệu USD/ 1 dự án. Khu vực dịch vụ có 66 dự án với số vốn 270.5 triệu USD và bình quân 4.099 triệu USD /1 dự án. Như vậy, lượng vốn FDI chủ yếu đầu tư vào công nghiệp xây dựng (65.9%), tiếp đến là dịch vụ (chiếm 25.5%), còn khu vực nông- lâm- thuỷ sản vẫn thấp (chỉ có 8.6%). Theo địa bàn thì đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh với 206.1 triệu USD, tiếp đến là Bà Rịa- Vũng Tàu với 147.1 triệu USD, Bình Dương 146.6 triệu USD, thứ năm là Hải Phòng với 91.6 triêu USD, tiếp theo là Hà Nội 63.9 triệu USDNhư vậy, vốn FDI vẫn tập trung vào các tỉnh thuộc vùng động lực phía Nam, tiếp đến là vùng động lực phía Bắc. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, với lợi thế về vốn, thiết bị kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, tiêu thụ đã trở thành bộ phận quan trọng và đóng góp tích cực cho tăng trởng kinh tế nước ta. Tỷ trọng GDP của khu vực này đã tăng lên 2 lần, từ 6.3 năm 1995 lên 13.91% năm 2002 và có khả năng vợt 14% trong năm 2003, khu vực này cùng với khu vực ngoài quốc doanh ở trong nước đã chiếm 62% GDP. Trong quá trình sản xuất toàn ngành công nghiệp tính theo giá so sánh khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tăng nhanh từ 25% trong năm 1995 lên 37% trong 8 tháng đầu năm 2003, vợt lên đứng thứ nhất, cao hơn tỷ trọng 36.6% khu vực quốc doanh ở một số địa bàn. Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện đã chiếm 50% bằng tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước. Đáng lưu ý là trong 8 tháng đầu năm 2003 trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu lớn lên đến 3.882 triệu USD, bằng 58.3% kim ngạch xuất khẩu thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại xuất siêu 967 triệu USD bằng 17% kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời khu vực này cũng đã thu hút thêm khoảng 40 000 lao động, đa tổng số lao động đang trực tiếp làm việc trong khu vực này lên 640 000 người. Thu ngân sách trong 8 tháng đầu năm từ dầu thô đã đạt 85.8% dự toán cả năm và tăng 20.7% so với cùng kỳ năm 2002, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu t nước ngoài cũng đạt 69.7% và tăng 13.1% thuộc loại tương đối cao so với tổng thu ngân sách và một số khoản thu khác . 2.Một số đối tác có tiềm lực lớn của Việt Nam trong hoạt động FDI trong thời gian qua. 2.1.Đầu tư  trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam thời kỳ trước năm 1996. Các nước ASEAN tuy xuất hiện muộn hơn trên thị trường đầu tư ở Việt Nam nhưng đã có những bước tiến khá dài về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Từ một số ít dự án mang tính chất thăm dò thị trường đầu tiên của Thái Lan, Xingapo, Philippin, Inđônêxia trong những năm đầu thập kỷ 90 tính đến hết năm 1995, 4 nước ASEAN gồm Thái Lan, Xingapo, Inđônêxia, Maliaxia đã có tới 229 dự án với số vốn đăng ký 3.038 tỷ USD. Trong đó Xingapo xếp thứ tư trong tổng số vốn FDI tại Việt Nam, Malaixia xếp thứ 7, Thái Lan xếp thứ 14 và Inđônêxia xếp thứ 17 trong tổng vốn FDI tại Việt Nam. Đầu tư của ASEAN vào Việt Nam thời kỳ này là sự thực hiện chuyển dịch các ngành sản xuất dùng nhiều lao động sang Việt Nam. Quy mô dự án đầu tư còn khiêm tốn, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản, chưa có những dự án đầu tư vốn lớn, kỹ thuật công nghệ cao. Thời kỳ từ năm 1996 đến nay Do mới chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN mở cửa hội nhập kinh tế và tham gia AFTA, FDI của ASEAN tại Việt Nam đã đạt được một bước chuyển biến tích cực. Theo số liệu thống kê từ năm 1996 đến tháng 6/1997 tốc độ thu hút FDI đã tăng lên nhanh chóng. Tổng số dự án đầu tư của ASEAN đã tăng lên 328 dự án với tổng vốn cam kết lên tới 7.815 triệu USD, hơn 2 lần so với thời kỳ trước 1/1/1996. Tổng mức đầu tư của toàn ASEAN đã chiếm tỷ trọng gần 30% tổng mức đầu t của tất cả các quốc gia và lãnh thổ đầu t vào Việt Nam. Ba quốc gia gồm Xngapo, Malaixia và Thái Lan chiểm giữ các vị trí lần lượt thứ 1, thứ 7 và thứ 8. Nhưng từ cuối năm 1997 trở đi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ ở khu vực Châu á làm cho dòng chảy FDI vào Việt Nam giảm mạnh, và những năm 1998, 1998, 2000 do tiếp tục bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên đầu tư của ASEAN vào Việt Nam có giảm sút. Nếu như đến hết năm 1999 số dự án của ASEAN là 409 chiếm 18.5% tổng số dự án với 7.381,8 triệu USD chiếm 23.4% tổng vốn FDI tại Việt Nam thì đến năm 1999 số dự án của ASEAN là 495 chiếm 17.6% tổng số dự án FDI tại Việt Nam với số vốn đăng ký là 8622.1 triệu USD, chiếm 23.2% . Đến hết năm 2001 toàn ASEAN chỉ có 883 dự án, chiếm 21.7% tổng vốn FDI tại Việt Nam. Như vậy, lượng FDI vào Việt Nam thời gian qua liên tục giảm sút và cho đến nay mới có dấu hiệu phục hồi. Nhìn chung, FDI của AESAN ở Việt Nam sau cam kết AFTA đã được triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, doanh thu đạt lớn, mang lại nhiều việc làm cho người lao động và các dự án của ASEAN có mặt ở nhiều lĩnh vực, mặc dù bắt đầu xuất hiện một số dự án có quy mô lớn nhưng nhìn tổng thể chủ yếu vẫn là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Hiện nay,sự thiếu vốn và trình độ công nghệ còn thấp đang là những hạn chế lớn của các nước ASEAN khi phải trực diện với các đối thủ cạnh tranh đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có trình độ phát triển cao hơn như Nhật Bản, EU, NicsSố liệu bảng 3 chỉ tính riêng năm 2001 đã thể hiện rõ điều này. Bảng 3: 10 Nhà đầu tư trực tiếp dẫn đầu năm 2001 Nhà đầu tư Số dự án Số vốn đăng ký (triệu USD) Tổng số 502 2.503,0 1.Hà Lan 2.Đài Loan 3.Pháp 4.Singapo 5.Nhật Bản 6.Hàn Quốc 7.Hoa Kỳ 8.Hồng Kông 9.CHND Trung Hoa 10.BV. Islands 4 144 10 22 40 79 24 19 45 29 573,8 467,3 407,2 217,2 163,0 114,1 113,2 67,2 61,2 59,5 Nguồn: Tổng cục thống kê, niêm giám thống kê 2001 Mặc dù, thực trạng trên nhưng ASEAN là một khu vực kinh tế năng động, có tiềm năng lớn, do đó chúng ta cần có chính sách hợp lí để thu hút FDI từ khu vực này. 2.2. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam Với hàng trăm công ty đa quốc gia quy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Mỹ là chủ đầu tư của nhiều nước. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển ở khu vực châu á- Thái Bình Dương, nhất là các nước Nics, ASEAN. Tuy nhiên, đầu tư của Mỹ thời gian qua còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của một cường quốc thế giới. So với các đối tác khác, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam là tương đối muộn hơn. Năm 1991 Mỹ mới bắt đầu đầu tư một dự án có số vốn ít ỏi là trên 2 triệu USD, nhưng đến năm 1999 tổng số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đạt con số 1.376 triệu USD nằm trong 89 dự án. Đầu tư của Mỹ đặc biệt tăng nhanh trong các năm 1994, 1995 sau khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận cho Việt Nam và tuyên bố bình thờng hoá quan hệ hai nước. Hai năm 1996, 1997 đầu tư của Mỹ vào Việt Nam có dấu hiệu chững lại do cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ trong khu vực. Song bước sang năm 2000 đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đã giảm hẳn. Mỹ đầu t nhiều nhất vào các ngành nghề chế biến thực phẩm, giải khát, xe hơi, hoá mỹ phẩmCác dự án của Mỹ đầu tư vào Việt Nam đa số chỉ là các dự án nhỏ, quy mô một dự án thấp hơn cả mức bình quân chung của tất cả các đối tác. Mặc dù, bức tranh về đầu tư trực tiếp của Mỹ thời gian qua không mấy sáng sủa, song cùng với sự nỗ lực sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng thông thoáng hơn và hiệp định thơng mại Việt- Mỹ đã đợc ký kết và sau khi có hiệu lực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Mỹ vào làm ăn ở Việt Nam. Chúng ta cần có các biện pháp thích hợp nhằm thu hút nguồn FDI dồi dào từ Mỹ trong thời gian tới. 2.3.Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam Nhật Bản là một cờng quốc kinh tế thế giới, là một quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, có tiềm lực lớn về kinh tế. Đây cũng là nguồn cung cấp FDI lớn cho thế giới. FDI của Nhật Bản đóng vai trò quan trọng đối với các nước châu á và đặc biệt là các nước ASEAN nhưng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam còn rất thấp, đứng cuối bảng trong các nước ASEAN, chỉ trên Campuchia, Mianma. Trong năm 2001 Nhật Bản đứng thứ 5 về vốn FDI tại Việt Nam. Đồng thời Nhật Bản cũng là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. 3.Tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Tình hình triển khai các dự án FDI tại Việt Nam đang gặp không ít khó khăn trở ngại làm nhiều dự án bị giải thể trước thời hạn với số vốn FDI giải thể ngày càng lớn, đã làm nản lòng nhiều nhà đầu tư. Tình hình cụ thể nh sau: Kể từ khi luật đầu t nước ngoài được ban hành, đến hết ngày 31/12/200 đã có 3256 dự án FDI đợc cấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký đạt 38.6 tỷ USD, trong đó có 2628 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt trên 36.6 tỷ USD (9 tháng đầu năm 2001, số vốn đầu tư thực hiện đạt 1.6 tỷ USD, số dự án mới được cấp giấy phép là 336 dự án với số vốn đăng ký hơn 1.9 tỷ USD). 833 dự án đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản với số vốn 11.594 triệu USD1.292 dự án đã sản xuất kinh doanh với số vốn 18.763 triệu USD, 503 dự án đang làm thủ tục hành chính với số vốn 5.985 triệu USD, 88 dự án tạm ngừng triển khai với số vốn 5.763 triệu USD, 634 dự án giải thể với số vốn 8.168 triệu USD. Qua số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng của các dự án và vốn đầu tư cấp mới qua các giai đoạn là trên 20%,trong khi số dự án và vốn đầu tứ còn hiệu lực chỉ tăng có 7-8%. Cụ thể so với giai đoạn 1991-1995 thì giai đoạn 1996-2000 số dự án giải thể tăng 166% và số vốn đầu tư giải thể cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh. Các số liệu trên cũng cho thấy thực trạng không mấy khả quan về tình hình triển khai các dự án FDI tại Việt Nam số dự án FDI giải thể trong giai đoạn 1996- 2000 đã tăng gấp 3.5 lần so với giai đoạn trước, cho thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam đang xấu đi rất nhanh mặc dù Chính phủ đã có nhiều cố gắng tìm ra nguyên nhân cản trở các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án FDI. Có tới 23-24% số dự án và số vốn đầu tư giải thể trong tổng số dự án và vốn đầu tư đang còn hiệu lực là một tỷ lệ khá cao. Các dự án trong khối bất động sản và trong khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong triển khai thực hiện so với các dự án thuộc khối sản xuất và các dự án ngoài khu công nghiệp. Tình hình thực hiện vốn đầu tư: Do nguồn vốn trong nước còn hạn chế nên những năm gần đây Chính phủ đã chủ trương ưu tiên dành nguồn vốn tín dụng cho các dự án trong nước, còn các dự án nước ngoài chủ yếu vay từ nước ngoài hoặc vay từ công ty mẹ của bên nước ngoài.Trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, tỷ trọng vốn nước ngoài đang chiếm phần lớn (89%) trong tổng số vốn hoạt động và ngày càng có xu hướng tăng lên trong khi đó tỷ trọng vốn của Việt Nam đã thấp lại có xu hướng giảm xuống đáng kể. Tình hình rút giấy phép đầu tư, giải thể dự án trước thời hạn. Tính đến hết năm 2000 đã có 634 dự án giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký là 8.505 tỷ USD. Trong đó giai đoạn 19988-1990 có 6 dự án giải thể, giai đoạn 1991-1995 có 236 dự án giải thể, giai đoạn 1996-2000 có 392 dự án giải thể, tăng 166% và với số vốn đăng ký tăng 466% so với giai đoạn trước. Như vậy, trong những năm gần đây số dự án và số vốn đầu tư bị giải thể trước thời hạn có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân của tình hình này, một mặt là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ suy thoái, thị trường không ổn định, đồng tiền giảm giá nghiêm trọng và dẫn đến sự phá sản của các công ty nước chủ nhà nên không có tiềm lực tài chính để thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam. Mặt khác, do môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều yếu kém làm cho các dự án hoạt động khó khăn hơn, rủi ro cao hơn nên nhiều dự án không thể tiếp tục đợc và một số trường hợp có thể tính khả thi không cao nhưng vẫn đợc cấp giấy phép đầu tư do “cả nể” của các cơ quan có thẩm quyền. Về cơ cấu hình thức đầu tư giải thể đầu tư trước thời hạn. Hình thức liên doanh chiếm tỷ trọng cao nhất về số dự án (468 dự án chiếm tỷ trọng 73.8%) và về vốn đầu tư (5.629 tỷ USD chiếm 69.4%) trong tổng số dự án được cấp giấy phép. Hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 9.8% dự án và 8.4% vốn đầu tư. Nhưng trong 634 dự án FDI bị giải thể trước thời hạn thì có tới 468 dự án liên doanh bị giải thể, chiếm tới 73.6% về số dự án bị giải thể và hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ có 62 dự án, chiếm 10% số dự án bị giải thể trước thời hạn. Sở dĩ các doanh nghiệp liên doanh chiếm tỷ trọng cao như vậy là vì. Thứ nhất do khả năng góp vống của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp, bình quân chiếm 23% vốn pháp đinh và khoảng 10% vốn pháp định của các doanh nghiệp liên doanh. Trong đó góp vốn chủ yếu bằng quyền sử dụng đất và nhà xởng sẵn có. Thứ hai, vấn đề cán bộ Việt Nam trong các liên doanh, một bộ phận lớn cán bộ Việt Nam cha đủ năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ dẫn đến tình trạng gây mâu thuẫn cá nhân trong doanh nghiệp hoặc chỉ thu vén lợi ích cá nhân, thụ động theo sự điều hành của bên nước ngoài. Thứ ba, một số đối tác nước ngoài trong liên doanh đã khai khống các chi phí đầu t nh nâng giá thiết bị công nghệ đa vào góp vốn, tăng giá đầu vào,hạ giá đầu ra thông qua chuyển giá với công ty mẹ để thu lợi nhuận ngay từ đầu hạch toán lỗ cho các liên doanh mà Việt Nam trong liên doanh không kiểm soát đợc. Ngoài ra bên nước ngoài còn có mục tiêu là chiếm lĩnh thị phần nên họ thực hiện chính sách khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo với chi phí rất lớn và giá bán thấp nhằm tăng khả năng cạnh tranh và thậm chí chấp nhận lỗ những năm đầu. Bên Việt Nam trong liên doanh không đủ sức theo đuổi chiến lược này của họ, trong khi Việt Nam cha có luật chống độc quyền, chống bán phá giá và cha đủ sức quản lý, kiểm soát được các hoạt động này của bên nước ngoài. Thứ tư, giữa các bên trong liên doanh nảy sinh nhiều bất đồng về hàng loạt vấn đề nh chiến lược kinh doanh, phương thức điều hành và quản lý doanh nghiệp dẫn đến mâu thuẫn khá phổ biến trong các liên doanh, làm ảnh hưởng đến việc triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Về cơ cấu lĩnh vực đầu tư bị giải thể: Số dự án giải thể tập trung nhiều ở một số ngành như công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, xây dựng, dầu khí, giao thông, khách sạn – du lịch.. Về cơ cấu dự án và vốn đầu tư giải thể theo đối tác: Trong số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện FDI vào Việt Nam thò Hàn Quốc là đối tác có nhiều dự án và vốn đầu tư triển khai chậm, tạm dừng và giải thể nhất. Đặc biệt trong các lĩnh vực văn phòng nông lâm nghiệp,xây dựng và khách sạn- du lịch. Trong ngành công nghiệp nặng có nhiều doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất và lắp ráp ô tố, xe máy bị giải thể chuyển đổi hình thức đầu tư hoặc phải tạm ngừng một phần sản xuất, giãn bớt công nhân. Nhiều dự án trong lĩnh vực nông –lâm- ng nghiệp gặp khó khăn về cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết đất đai và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện khí hậu thời tiết. Trong một vài năm gần đây, nhiều dự án FDI trong lĩnh vực khách sạn- du lịch gặp nhiều khó khăn, một số dự án phải ngừng hoặc giãn tiến độ triển khai, một số doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh bị thua lỗ kéo dài. Các dự án trong lĩnh vực dịch vụ chiểm tỷ trọng vốn đầu tư bị giải thể lớn nhất là 52.6% trong tổng vốn đầu tư bị giải thể, tiếp đó là công nghiệp chiếm 40% và cuối cùng là nông- lâm- ng nghiệp chiếm 7.5%. Sau đó là các đối tác ASEAN trong các dự án khách sạn- du lịch, xây dựng văn phòng cho thuê, xây dựng đô thị mớiNguyên nhân lớn nhất là do khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực châu á đã ảnh hưởng đến các chủ đầu tư ở khu vực này, làm cho họ gặp nhiều khó khăn thậm chí không đủ khả năng tài chính để tiếp tục thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam. Những vấn đề đạt ra từ thực tiễn triển khai các dự án FDI tại Việt Nam. Sốdự án triển khai chậm, tạm ngừng và giải thể có xu hướng tăng nhanh trong những năm qua. Hiện tượng này đã làm nản lòng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động và cả những nhà đầu tư đang có ý định đầu t vào Việt Nam. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau: -Các nguyên nhân từ phía môi trường đầu tư Công tác xây dựng quy hoạch nói chung và các quy hoạch cụ thể liên quan đến đầu tư thị trường trực tiếp nước ngoài nói riêng thực hiện cha tốt, chất lượng cha cao, cha cụ thể. Điều này dẫn đến hiện tượng cấp giấy phép tràn lan, kém hiệu quả, công suất khai thác thực tế đạt tỷ lệ thấp. Mặt khác, tạo khó khăn cho các nhà đầu tư đa ra các quyết định đầu tư mang tính dài hạn. Hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài nói chung và triển khai dự án FDI nói riêng còn đang trong quá trình hoàn thiện, nên cha thể tránh khỏi hiện tượng cha đồng bộ, cha đủ và thiếu nhất quán, cha phù hợp với những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Nhiều văn bản pháp luật ban hành quá chậm, lại hay thay đổi và khó dự đoán nên gây không ít khó khăn cho các dự án trong việc hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Công tác thảm định dự án còn nhiều bất cập, hiện tứợng cấp giấy phép nhiều cho các dự án trong cùng một lĩnh vực vượt xa khả năng của nền kinh tế. Vấn đề quy hoạch đào tạo lao động, bao gồm cả cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật cho các dự án FDI cha đợc quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng thiếu đội ngũ cán bộ trong các liên doanh, cha đủ sức hợp tác với các đối tác nước ngoài. Mặt khác, cơ chế tuyển dụng lao động hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế đòi hỏi phải có sự thay đổi kịp thời. Hiệu quả công tác quản lý giám sát triển khai thực hiện dự án FDI “sau giấy phép còn thấp, cha có sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động triển khai dự án FDI, còn chồng chéo, nhiều đầu mối gây không ít ảnh hưởng đến tiến độ triển khai. Mặt khác, xử lí các vấn đề phát sinh lại chậm. Một số cơ quan cha thực hiện tốt chức năng của mình, không tạo điều kiện giúp đỡ các nhà đầu t thực hiện những quyết định đã đa ra. Vấn đề giải phóng mặt bằng còn chậm, chi phí và tiến trình giải toả đền bù phức tạp, kéo dài, chi phí một số dịch vụ còn cao, chưa thực hiện đợc cơ chế một giá. Do sự biến động phức tạp của thị trường, của cạnh tranh mà các nhà đầu tư không thể lường hết đợc. - Các nguyên nhân từ phía nhà đầu tư Các chủ đầu tư nước ngoài không có năng lực về tài chính. Phần lớn các nhà đầu tư vào Việt Nam chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ, dẫn đến hiện tợng phá sản của các công ty mẹ hay hiện tượng rút vốn về không đầu tư. Khả năng huy động vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài còn hạn chế. Hầu hết các dự án liên doanh đóng góp phần vốn vay đều do bên ngoài thay mặt liên doanh chịu trách nhiệm huy động từ các nguồn ở nước ngoài, rất nhiều trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài không huy động đợc vốn vay hoặc huy động với lãi suất cao hoặc huy độn từ các công ty mẹ, dẫn đến hiện tợng ép bên Việt Nam hay làm chậm tiến độ triển khai. Các chủ đầu tư nước ngoài thiếu thiện chí làm ăn lâu dài với Việt Nam, một số bộ cơ hội tranh thủ lúc môi trường đầu tư cha ổn định để xin giấy phép đầu tư nhưng sau đó không thực hiện triển khai, bán lại giấy phép kiếm lời. Một số chủ đầu t mới của dự án lại không đủ khả năng tài chính. Khả năng dự báo biến động thị trường còn yếu kém. Có nhiều trường hợp, do trình độ còn nhiều hạn chế nên không lờng hết đợc diễn biến phức tạp của thị trường, gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thiếu những cơ sở khoa học cho việc hình thành dự án dẫn đến hiện tượng nhiều dự án sau khi đi vào triển khai mới phát hiện ra những bất hợp lí về địa điểm, quy mô dự án, nhà máy xây dựng quá xa vùng nhiên liệu, nguyên liệu không đủ đáp ứng cho dự án. II. Một số thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong thu hút và sử dụng đầu t trực tiếp nước ngoài 1.Thuận lợi -Trong bối cảnh thế giới hiện nay, các hoạt động xuất khẩu liên doanh đầu tư ra nước ngoài đã trở thành những yếu tố chi phối quyết định khả năng tồn tại và phát triển của các công ty xuyên quốc gia. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong những điều kiện chủ yếu để các công ty xuyên quốc gia thực hiện việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ để kéo dài chu kỳ kỹ thuật, chu kỳ sản phẩm nhằm tiếp tục thu lợi nhuận cao nhưng đồng thời vẫn có điều kiện để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả. Điều này cho thấy xu hướng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới ngày càng tăng lên là tương đối hiện thực. - Việt Nam trong khu vực châu á- Thái Bình Dương, đặc biệt là gần các nước Đông á – một trung tâm kinh tế thế giới trong tương lai bên cạnh Bắc Mỹ, Tây Âu, được coi là khu vực đang phát triển duy nhất tạo đợc sự phụ thuộc, tương tác hữu có và năng động, với vị trí địa lí thuận lợi về giao thông và có vị trí quan trọng chiến lược và phát triển kinh tế cũng như an ninh của khu vực như vậy cũng là một yếu tố thuận lợi để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. -Với đường lối đổi mới đúng đắn do Đảng Cộng Sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo chúng ta đã giành đợc sự thành công nhất định trong thực hiện bước chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập. Cùng với những thành tựu đạt đợc trong phát triển kinh tế- xã hội, Việt Nam đã tạo ra được một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế rộng rãi và tương đối có hiệu quả: với việc trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN và APEC. Vị thế của Việt Nam trên thế giới đang ngày càng đợc cải thiện và tăng cường về nhiều mặt. Mặt khác, việc hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết và việc mở rộng hợp tác ba trung tâm kinh tế là Mỹ, EU và Nhật Bản sẽ tạo ra cho Việt Nam đổi mới, mở cửa và hội nhập, đa dạng hoá, đa phương hoá, phù hợp với quan hệ kinh tế đối ngoại quốc tế hiện nay, mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư nước ngoài vào. Ngoài ra Việt Nam cũng đã ký hiệp định về khu vực ĐT ASEAN (AIA) cũng sẽ tạo điều kiện tăng cường hợp ĐT trong nội bộ ASEAN Đặc biệt, các nước ASEAN- 6 đã thực hiện xong chơng trình cắt giảm thuế nhập khẩu đối với đa số các mặt hàng, nếu Việt Nam tăng nhanh hơn tốc độ hội nhập thì môi trường kinh doanh rộng lớn sẽ tạo sức hấp dẫn cao hơn với các nhà đầu tư. Với việc các nội dung của hiệp đinh thương mại Việt – Mỹ đang được thực hiện thì theo đúng lộ trình tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Mỹ nói riêng. Mặc dù chưa hết những thế lực chống phá, nhưng trong thời gian qua Việt Nam cũng đã tạo được một môi trường chính trị xã hội ổn định, giữ vững được nền an ninh quốc phòng, giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài có tâm lý tin tưởng yên tâm về sự an toàn trong hoạt động đầu tư, đây cũng là một lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Cải cách toàn diện nền kinh tế mà Việt Nam đang tiến hành như hệ thống pháp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách bộ máy quản lý nhà nước và thủ tục hành chính tạo tiền đề quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra Việt Nam còn có thị trường lao động dồi dào, thị trường hàng hoá dịch vụ giàu tiềm năng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đồng thời đây cũng là thị trường tiêu thụ tiềm năng. 2. Khó khăn và các nguyên nhân của nó. Tuy chúng ta đã có những thuận lợi mới nhưng nguy cơ tụt hậu kinh tế so với nhiều nước trong khu vực chưa khắc phục được. Nền kinh tế còn nhiều yếu kém, các cân đối lớn còn chưa vững chắc, tốc độ phát triển kinh tế đã chững lại và có chiều hướng giảm sút cộng thêm các tác động của cuộc khủng hoảng khu vực và thiên tai diễn ra bất thường. Thế giới (nói chung) và Châu á (nói riêng) đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi đa số các nhà đầu tư nước ngoài dành sự chú ý nhiều hơn đến các nền kinh tế phát triển thì Việt Nam vẫn đang đứng trong hàng ngũ những nền kinh tế có trình độ phát triển thấp thuộc các nước đang phát triển. Tương quan này đã đặt nước ta trước những thách thức to lớn trong cuộc cạnh tranh đầy khó khăn và phức tạp để thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài . Nếu Việt Nam không cải thiện được tình hình thì Việt Nam dễ trở thành một thị trường chỉ chuyên sâu tiêu thu sản phẩm của ASEAN. Môi trường đầu tư ở Việt Nam có độ rủi ro cao vì môi trường chưa hoàn thiện, chính sách, luật pháp hay thay đổi và vận dụng tuỳ tiện, đặc biệt là các khâu sau cấp giấy phép đầu tư, chúng ta chưa hình thành hệ thống luật pháp đồng bộ, nhất quán và ổn định đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, chưa thực sự tạo ra đwợc sự hấp dẫn có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài còn rất thiếu, yếu và lạc hậu. Chẳng hạn,chúng ta đang rất thiếu vốn trong nước để tham gia, đối ứng vốn với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi đó thị trường vốn vừa yếu, vừa thiếu đồng bộ, các cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn rất lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất hiện đại. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều là những doanh nghiệp non trẻ, trình độ công nghệ sản xuất chưa cao, mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm thường cao nên khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp đã tồn tại lâu đời ở các nước khác trên thế giới mà công nghệ lại thường xuyên được đổi mới và nâng cấp. Mặt khác, việc chậm thực hiện chương trình cắt giảm thuế nhập khẩu (CEPT) so với các nước ASEAN –6 và chậm gia nhập WTO so với Trung Quốc cũng là nhân tố giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam. Vấn đề nợ nước ngoài của Việt Nam cũng đang là một trở ngại lớn. Việc Việt Nam tham gia AFTA có thể ngăn trở hoạt động FDI vì khi đó nền kinh tế không còn hàng rào bảo hộ mậu dịch làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ độc quyền của các công ty xuyên quốc gia. Hiện nay, chúng ta đang thiếu những nhà doanh nghiệp giỏi ( có trình độ, khả năng và kinh nghiệm trong tổ chức quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài) và những công nhân kỹ thuật lành nghề do chúng ta chưa có sự chuẩn bị tốt, chưa có quy hoạch đào tạo một cách có hệ thống cho hoạt động kinh tế đối ngoại nhất là cho lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. PHầN III mục tiêu, phương hướng, giải pháp đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI tại việt nam. I. Mục tiêu và phương hướng 1. Mục tiêu Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế xã hội ở mức độ thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn này là vượt qua tình trạng của một nước nghèo, nâng cao mức sống của người dân, tránh nguy cơ tụt hậu kinh tế và từng bước hội nhập vào quỹ đạo kinh tế thế giới. Để thực hiện được nhiệm vụ trên đây đòi hổi nền kinh tế phải đạt được những mục tiêu là tăng trưởng cao, bến vững và có hiệu quả. Trong quá trình xác định nhiệm vụ mục tiêu cho nền kinh tế- xã hội trong thời gian tới, Đảng và chính phủ đã đánh giá vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ban hành chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu tổng quát là: Tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến của các nước và mở rộng thị trường nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trên nguyên tắc của mục tiêu tổng quát, tuỳ theo từng trình độ và hoàn cảnh cụ thể chúng ta xác định liều lượng cho hợp từng mục tiêu, cho từng dự án trong từng thời kỳ. 2. FDI cần được thực hiện theo các phương hướng sau: Thứ nhất: các ngành, các lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, trồng rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu, chế biến lương thực- thực phẩm. Các vùng được ưu tiên là các tỉnh Trung du, miền núi, Tây Nguyên, Duyên hải miền trung và Tây Nam Bộ. Đối với các tỉnh và thành phố có nhiều dự án đầu tư như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đồng Nai, Hải Phòng thì cần tập trung vào việc thu hút dự án có quy mô lớn với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất là các xí nghiệp trong khu công nghiệp và khu chế xuất. Dành cho sự quan tâm thích đáng đến các dự án quan trọng trong việc góp phần vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước như khai thác và chế biến dầu khí, xi măng, liên lạc viễn thông, cảng, sân bay, sản xuất thép, công nghiệp hoá chất, phân bón, khu công nghệ cao Thứ hai: Thông qua hợp tác đầu tư nước ngoài để tiếp cận với công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến và nghệ thuật tiếp cận thị trường. Một mặt Việt Nam cần thiết phải tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, nhưng mặt khác cũng phải chú ý tới những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có sử dụng nhiều lao động tại chỗ nhằm khai thác lợi thế của mình. Về phương diện này thì chuyển giao công nghệ theo kiểu "làn sóng" có một ý nghĩa nhất định đối với Việt Nam. Thứ ba: Mở rộng các hình thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ pháp luật theo phương hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Duy trì mối quan hệ hợp tác đầu tư trong khu vực như khối ASEAN , đông thời tăng cường một bước quan hệ hợp tác đầu tư với các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Mỹ, EU, Canada, Australia coi đó là đối tác quan trọng để tranh thủ vốn, công nghệ, nhằm thu hẹp khoảng cách về kinh tế đồng thời khẳng đinh vị thế chính trị trên trường quốc tế. Thứ tư: Hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài cuối cùng cũng là để nâng cao đời sống của nhân dân vì vậy phải lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiêu chuẩn hàng đầu và đó cũng là lợi ích lâu dài của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thứ năm: Hợp tác đầu tư với nước ngoài phải góp phần mở rộng thị trường, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. II. Một số giải pháp thúc đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Trước nhiệm vụ phát triển kinh tế của kế hoạch 5 năm 2001-2005 để đạt được tăng trưởng GDP trên 7%, Việt Nam chủ động tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa, với chất lượng cao hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy nhanh CNH-HĐH đất nước. Mục tiêu 5 năm 2001-2005 đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là thu hút được 12 tỷ USD vốn đăng ký và 11 tỷ USD vốn thực hiện. Đến năm 2005. đầu tư nước ngoài sẽ góp khoảng 15% GDP, 25% kim ngạch xuất nhập khẩu và trên 10% tổng thu ngân sách. Đây là một thách thức lớn trong bối cảnh sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997, dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm, trong khi nhiều nước trong khu vực nhất là Trung Quốc đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư và trở thành nơi thu hút mạnh nguồn FDI. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải đổi mới đồng bộ khẩn trương cơ chế chính sách, nhất là khâu điều hành để thực hiện thắng lợi mục tiêu thu hút nhiều hơn và sủ dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI theo tinh thần nghị quyết đại hội IX của Đảng. Để thực hiện được các mục tiêu trên chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau: 1. Xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư: 1.1 Hoàn thiện hệ thống luật đầu tư nước ngoài Trước mắt cần sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài để có một môi trường pháp lý hấp dẫn, thông thoáng, rõ rằng, ổn định hơn so với các nước trong khu vực và tương ứng với luật của các nước phát triển giúp cho quá trình đầu tư vào Việt Nam thuận lợi hơn. Đó là Phù hợp hơn với hệ thống pháp luật chung của nước ngoài để tạo mặt bằng ưu đãi bình đằng cho các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Bảo đảm sự ổn định của pháp luật và chính sách đối với đầu tư nước ngoài nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. - Cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thế chấp tài sản gắn với giá trị quyền sử dụng đất tại các ngân hàng Việt Nam, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. - Điều chỉnh mức chịu thuế, thu nhập cao hơn cho cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để khuyến khích người Việt Nam đảm nhận các vị trí quản lý và chuyên môn cao. - Quy định chặt chẽ hơn việc ký kết hợp đồng lao động với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam tránh những xung đột làm thiện hại đến vật chất và tinh thần thường nghiên hẳn về phía người lao động Việt Nam. 1.2. Đổi mới và hoàn thiện về chính sách đầu tư nước ngoài Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư. Điều chỉnh giá phí các loại hàng hoá, dịch vụ để sau một thời gian về cơ bản áp dụng một mặt bằng giá cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trước hết thực hiện giảm giá cước viễn thông, vận tải hàng không, giảm gía thuê đất, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào để tăng sức cạnh tranh, từ đó hấp dẫn các nhà đầu tư mới. - Đối với đất đai, có thể miễn giảm tiền thuê đất trong một số năm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm tình trạng giải phóng mặt bằng đền bù thích đáng tránh ách tắc cho việc triển khai dự án. Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn về điều kiện, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất. - Cải tiến công cụ thuế tín dụng, cơ chế xuất nhập khẩu, thủ tục bảo quản Công cụ thuế, cơ chế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan phải cải tiến mạnh mẽ, linh hoạt hơn để hướng mạnh vào xuất khẩu áp dụng công nghệ cao và chuyển giao công nghệ, thu hút các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư. Chính sách tín dụng tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận chủ động hơn các nguồn vốn trong nước và thị trường vồn nước ngoài, chủ động giải quyết những vấn đề tồn tại để khai thông các giao dịch có bảo đảm ( thế chấp,thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia) Cho phép các doanh nghiệp trực tiếp tham gia thuê lao động để sản xuất, giảm dần tình trạng các doanh nghiệp FDI phải sử dụng lao động qua các tổ chức cung ứng của Việt Nam hiên nay. Tạo các điều kiện để xử lý linh hoạt hơn việc chuyển đổi các hình thức đầu tư. 1.3. Đẩy mạnh việc cải cách hành chính trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Xoá bỏ các thủ tục rườm rà, cơ chế xin cho, thực hiện cơ chế " một cửa- một dấu", tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn chính đáng ở Việt Nam. Quy hoạch rõ ràng công khai và minh bạch các thủ tục hành chính, rà soát và bãi bỏ các quy định về thủ tục đang cản trở việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngăn chặn việc ban hành văn bản pháp luật trái với thẩm quyền cản trở việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiếp tục thực hiên chủ trương phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, cải tiến việc cấp giầy phép đầu tư, thực hiên từng bước cơ chế đăng ký đầu tư, tăng cường hỗ trợ và quản lý sau giấy phép, tạo thuận lợi cho các dự án được cấp phép triển khai thực hiện có hiệu quả. 1.4. Tăng cường kết cấu hạ tầng Những trở hại cơ sở hạ tầng yếu kém, những bất cập của những yếu tố quản lý cần sớm được khắc phục. cơ sở hạ tầng ''cứng nhắc'' ở Việt Nam như đường xá, cầu, bến cảng, sân bay, điên nước, thông tin liên lạc đã được ưu tiên đầu tư và có nhiều thay đổi sâu sắc, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và các nước công nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn rất lạc hậu (trừ thông tin liên lạc, viễn thông). Trong những năm tới cũng như lâu dài đầu tư vào cơ sở hạ tầng vẫn được nhà nước khuyến khích đầu tư từ nhiều nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp nhưng cũng cần nghiên cứu cứu thu hút nguồn vốn tư nhân trong nước góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. Có thể nói xúc tiến đầu tư tác động trực tiếp tới FDI, là công cụ để chuyển những yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư thông qua các cơ chế hữu hiệu của hệ thống các khuyến khích tác động đến các nhà đầu tư tiềm tàng ở nước ngoài. Đồng thời cần phải xúc tiến đầu tư vì có quá nhiều cơ hội đầu tư mới trên thế giới, các nhà đầu tư phải lựa chọn dựa trên lượng thông tin kịp thời và chính xác trên cơ sở so sánh mức độ sinh lợi và rủi ro. Do đó chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. Thành lập cục xúc tiến đầu tư, giải pháp này đòi hỏi phải có sự quan tâm của tất cả các cơ quan nhà nước, đồng thời phải được triển khai đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, các ngành và địa phương thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại các bộ, các ngành, tổng Công ty lớn, tại một số cơ quan đại diện ở một số địa bàn trọng điểm nước ngoài để chủ động vận động đối với từng dự án, nhà đầu tư có tiềm năng lĩnh vực, địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ cao. Về ngành lĩnh vực cần tập trung vận động đầu tư cho các dự án áp dụng công nghệ thông tin, dầu khí, điện tử. Về đối tác, cần mở rộng, đa phương hoá, hợp tác với các nhà đầu tư thuộc EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước ASEAN Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường đối tác, nâng cao chất lượng thông tin. Bố trí ngân sách hợp lý phục vụ cho hoạt động đầu tư. Ngoài ra chúng ta cần đẩy mạnh tốc độ đàm phán để sớm gia nhập WTO nhằm tạo ra thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu thuận lợi cho các nhà đầu tư có vốn trong nước và nước ngoài. Và thực hiện tốt lộ trình CEPT của AFTA và có thể rút ngắn hơn lộ trình này ở những mặt hàng có điều kiện vì như vậy, một số doanh nghiệp sẽ có điều kiện cạnh tranh tốt hơn vì được mua nguyên liệu với giá rẻ và có thị trường xuất khẩu thuận lợi hơn sang các nước trong khu vực. 3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Kiện toàn đội ngũ cán bộ là vấn đề cấp bách. Trong tiến trình mở cửa và hội nhập, có người đã đưa ra hình ảnh: con tàu ( Việt Nam đã từ sông ra biển. Muốn đi xa và đến đích, thuỷ thủ phải giỏi xét về thời gian và kinh nghiệm, đoàn thuỷ thủ của chúng ta có nhiều điểm chưa bằng bạn bè đó là vấn đề mang tính quyết định, phải được đặt lên hàng đầu. Xét cho cùng luật pháp là do con người đặt ra, sự hay dở là do con người. Những ách tắc xuất hiện và có được xoá bỏ hay không cũng bởi con người quyết định. Bản chất vốn FDI không phải trời cho, bản chất của nó là lợi nhuận tối đa, chỉ có ai biết làm ăn giỏi thì hai mới đạt yêu cầu hai bên cùng có lợi. Đồng vốn FDI được sử dụng hiệu quả hay lãng phí cũng do người quản lý nó, vì vậy cần đặc biệt quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm việc quản lý đầu tư nước ngoài, từ những người làm công tác hoạch định chính sách quản ly dự án đến những đội ngũ tham gia liên doanh chính những người đó sẽ khơi thông dòng chảy FDI để hướng nó phục vụ mục tiêu CNH-HĐH đất nước. Phải đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ Việt Nam về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, không khoán trắng cho nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt cần tổ chức bộ máy cán bộ chủ động làm công tác quy hoạch và xúc tiến đầu tư , bố trí ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động này, coi trọng hoạt động đại diện thương mại của ta ở nước ngoài để tổ chức công tác xúc tiến vận động đầu tư theo chiến lược quy hoạch đã được xác định. 4. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với đầu tư nước ngoài. Việc sửa đổi, bổ xung luật cùng với các chính sách, chế độ với đầu tư nước ngoài thì một vấn đề khác khá quan trọng đó là công tác quản lý của nhà nước. Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ tổng hợp, bộ quản lý chuyên ngành và uỷ ban nhân dân các địa phương theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm của mình đối với đầu tư nước ngoài. Tránh tình trạng chồng chéo hoặc trì trệ trong việc thực hiện các chủ trương chính sách cụ thể đối với đầu tư nước ngoài trong từng vùng, từng giai đoạn và từng ngành nghề. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và ban quản lý khu công nghiệp được phân cấp uỷ quyền quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất về quy hoạch, cơ cấu, cơ chế, chính sách đồng thời tăng cường sự hấp dẫn, kiểm tra của các bộ ngành ở trung ương, nâng cao kỷ cương và kỷ luật để phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của các địa phương và cơ sở nhưng không phá vỡ quy hoạch chung và tạo ra sự năng động trong quản lý. Cần hình thành chế độ kiểm tra nghiêm túc của các cơ quan quản lý nước để tránh sự tuỳ tiện hoặc hình sự hoá các quan hệ kinh tế của các doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo giám sát được hoạt động của các doanh nghiệp và xử lý được những vi phạm của luật doanh nghiệp. 5. Đẩy mạnh thực hiện chiến lược kinh tế mở, hoàn thiện và cụ thể hoá chiến lược thu hút FDI. Thu hút đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế, vì vậy chỉ có thể thu hút được đối tác bên ngoài khi chúng ta thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế, hoà nhập vào đời kinh tế thế giới, đồng thời tăng cường mở bên trong vì giữa mở cửâ bên trong có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau, khuyến khích mọi công dân bằng nhiều hình thức thích hợp bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, mở cửa thông tin trong và ngoài nước. Mục tiêu của thu hút FDI là nhằm tranh thủ vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển kinh tế, song cần đặc biệt chú ý đến chiến lược thu hút FDI, coi nó là bộ phận tổng thể nền kinh tế nói chung và chiến lược kinh tế đối ngoại nói riêng. Vì vậy chiến lược thu hút FDI phải thống nhất với chiến lược kinh tế đối ngoại và phục vụ đắc lực chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Chiến lược thu hút FDI phải được bố trí hợp lý trên bàn cờ chiến lược chung của các nguồn vốn và FDI phải thực hiện thiết thực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH_HĐH đất nước. Đây là cách làm có hiệu qủa song thường kho khăn. Mặt khác, chấp nhận ý muốn của các nhà đầu tư trong khuôn khổ hiệp định, miễn là thu hút được nhiều dự án và vốn FDI, còn lại tìm cách huy động nguồn vốn ODA và nguồn ngân sách nhà nước chủ động đầu tư điều chỉnh cơ cấu. KếT LUậN Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự thay thế nhau của các phương thức sản xuất xã hội, đầu tư nước ngoài cũng có sự chuyển biến, thay đổi về phương thức, quy mô cũng như xu hướng vận động. Xu hướng vận động của nó tuy là khách quan xuyên suốt lịch sử phát triển lâu dài của đầu tư trực tiếp nước ngoài, song những diễn biến cụ thể lại chịu sự chi phối của rất nhiều nhân tố chính trị- xã hội khác nữa. hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở thành phổ biến trên thế giới. Nó không những có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển mà còn đối với ngay cả nền kinh tế của các nước phát triển.Xu hướng tiến nhanh về thời lượng và các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới là một tất yếu kinh tế, là sự bắt buộc về điều kiện phát triển của thưòi đại ngày nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vị trí quan trọng đối với công cuộc công nghiệp hoá của các nước đang phát triển. Đặc biệt, đối với tếin trình CNH - HĐH của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò như lực khởi động cho quá trình CNH - HĐH của Việt Nam _ đầu tư trực tiếp nước ngoài là lực lượng có đủ điều kiện để giúp chúng ta giải quyết hai vấn đề ( vốn và hỹ thuật ) được coi là cơ bản nhất, quyết định khả năng tiến hành và sự thành công của thời kỳ đầu thực hiện CNH - HĐH. Nhận thức đầy đủ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội là điều rất cần thiết đối với người tham gai quản lí hoặc có liên quan đến ciệc thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Do đó, việc duy trì được sủ ổn định về chính trị - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện, thống nhất cách đánh giá và những quan điểm cơ bản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, hình thành các giải pháp phù hợp với thực tế luôn luôn biến động là những yếu tố quyết định khả năng tồn tại và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Đảng và nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để nó ngày càng góp phần tích cực vào việt phát triển nền kinh tế- xã hội của đất nước. TàI LIệU THAM KHảO 1. Luật ĐTNN tại Việt Nam và nghị định hướng dẫn thi hành. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2000 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam NXB thống kê, 1997, PTS Vũ Trường Sơn 3. ĐTTTNN với công cuộc CNH-HĐH ở Việt Nam NXB khoa học xã hội, 2002 4. Những giải pháp kinh tế, chính trị nhằm thu hút có hiệu quả vốn ĐTTTNN vào Việt Nam NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 5. Giáo trình kinh doanh quốc tế TS Nguyễn Thị Hường NXB thống kê 6. Tạp chí tài chính tháng 6/2001, 5/2003 7. Tạp chí phát triển kinh tế tháng giêng 2003, 6/2001, số 130/2001 8. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 274- tháng 3/2002, 8/2002, 5/2003 9. Tạp chí kinh tế và phát triển Số 68(2/2003) Số 65 (11/2002) Số 62 ( 8/2002) Số 53 ( 11/ 2001) 10. Tạp chí kinh tế và dự báo 3/2001 11. Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới 2001-2003 Số 6/2003 Số 4/2003 MụC LụC Lời nói đầu 1 Phần I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 1. khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 2. Xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay 4 3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 3.1. Đối với nước đi đầu tư 8 3.1.1. Tác động tích cực 8 3.1.2. Tác động tiêu cực 10 3.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư (nước sở tại) 10 3.2.1. Tác động tích cực 10 3.2.2. Tác động tiêu cực 11 4. Quan điểm của Việt Nam về tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước 12 Phần II: Thực trạng của hoạt động FDI tại Việt Nam 16 I. Tình hình hoạt động FDI thời gian qua 16 1. Tình hình chung 16 1.1. Giai đoạn 1988 - 2001 16 1.2. Năm 2002 và 8 tháng đầu năm 2003 21 1.2.1. Năm 2002 21 1.2.2. Tám tháng đầu năm 2003 23 2. Một số đối tác có tiềm lực lớn của Việt Nam trong hoạt động FDI những năm qua 25 2.1. Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam thời kỳ trước năm 1996 25 2.2. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam 27 2.3. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 27 3. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI 28 II. Một số thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI 33 1. Thuận lợi 33 2. khó khăn và nguyên nhân của nó 35 Phần III Mục tiêu, phương hướng, Giải pháp đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI tại Việt Nam 38 I. Mục tiêu và phương hướng 38 1. Mục tiêu 38 2. FDI cần được thực hiện theo các phương hướng sau 38 II Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI 40 1. Xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư 40 1.1. Hoàn thiện hệ thống luật đầu tư nước ngoài 40 1.2. Đổi mới và hoàn thiện về chính sách đầu tư nước ngoài 41 1.3. Đẩy mạnh việc cải cách hành chính trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài 42 1.4. Tăng cường kết cấu hạ tầng 42 2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 43 3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 44 4. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với đầu tư nước ngoài 44 5. Đẩy mạnh thực hiện chiến lược kinh tế mở, và cụ thể hoá chiến lược thu hút FDI 45 Kết Luận 47 Tài Liệu Tham khảo 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV473.doc
Tài liệu liên quan