Đại hội VI đánh dấu bước ngoặt trong đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế nói chung, thị trường và thương mại dịch vụ nói riêng
Công cuộc đổi mới sau những bước thăng trầm đã từng bước làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Sau nhiều năm nền kinh tế trì trệ, lạm phát trên 3 con số, thương mại đình đốn, nền kinh tế Việt Nam đã dàn khôi phục và phát triển.
Từ những năm 1990 nền kinh tế Việt Nam đã tạo được những bước đi vững chắc. Thương mại phát triển mạnh. Kim ngạch xuất khẩu tăng. Năm 1991, Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường và thương mại dịch vụ nói riêng. Nghị quyết đã cho phép thực hiện chính sách thương mại nhiều thành phần, xoá bỏ các hàng rào ngăn cản lưu thông hàng hoá, khuyến khích liên doanh liên kết kinh tế, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá ngoại thương.
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp Thị trường bán lẻ hàng hoá ở nước ta trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp tục tăng nhưng khả năng xảy ra cơn sốt trên thị trường như thời điểm 2/2003 là khó vì những lý do sau :
- Là nguồn cung cấp gas từ nhà máy Dinh Cố và nguồn gas nhập khẩu của các công ty cung ứng vẫn khá ổn định khiến lượng cung về gas sẽ không thiếu.
- Là tình hình thế giới đã có dấu hiệu đỡ căng thẳng hơn nên giá dầu thô cũng khó có khả năng tăng ở mức giá cao, vì các nước OPEC đã thực hiện viẹc tăng sản lượng khai thác để đưa gía dầu trở về ở mức hợp lý . Thị trường gas mới tăng giá nhẹ cung không có dấu hiệu của đầu cơ tích trữ.Do đó, giá bansler có thể tăng nhẹ nhưng khả năng sốt giá và khan hiếm gas là khó xẩy ra, người tiêu dùng có thể yên tâm về mặt hàng này.
5. Cao su
Năm 2003 giá cao su xuất khẩu liên tục tăng bắt đầu từ tháng 4/2003 ở mức 4600 NDT/T, đến đầu tháng 12/2003 gias này dường như cũng chững lại và giảm chút ít nhưng vẫn đạt 10000-10200 NDT/t.
Dự báo thị trường cao su năm 2004 sẽ tiếp tục ổn định ở mức cao vì hiện tại nhiều công ty của Nga ,Mỹ ,Trung quốc ..Đang đàm phán với các công ty Việt Nam để tăng lượng mua cao su nguyên liệu trong quý 1 /2004.
Trong khi đó sản lượng mủ cao su khai thác của Việt Nam trong năm 2004 dự kiến sẽ giảm từ 8-10% do thời tiết không thuận lợi.
Tính đến hết tháng 12/2003 sản lượng dành cho xuất khẩu có su hướng tăng nhẹ ,ước đạt 318.700 tấn ,tăng 7% so với năm 2002. Mặc dù vậy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thiếu hàng ,chưa mạnh dạn ký các hợp đồng lớn và dài hạn với đối tác.
Dự đoán giá cao su trong năm 2004 vẫn ở mức hiện nay và chắc chắn sẽ không xuống dưới mức hỗ trợ là 1USD /k g . Ngành ôtô Trung quốc đang có nhu cầu rất lớn . Vì vậy nhu cầu cao su có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2004.
Chương III: Giải pháp đối với thị trường hàng hoá bản lẻ trong nước những năm gần đây(1986 đến nay)
I.Những việc cần làm và giải pháp cấp bách nhằm phát triển thị trường nội địa trong thời gian tới
1.Nhóm giải pháp chung về phát triển thị trường
Phát triển thị trường của 80 triệu dân. Phát triển thị trường theo định hướng XHCN đòi hỏi phải tổng kết đúc rút kinh nghiệm, xây dựng và hoàn thiện lý luân vè mô hình , bản chất , sự vận động của thương nghiệp , thị trường định hướng XHCN để làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược ,xây dựng quy hoạch chính sách và cơ chế.
Xác định mô hình phát triển thị trường phù hợp. Việc tổ chức thị trường trên các địa bàn đo thi nông thôn và miến núi, phải phù hợp với đặc điểm yêu cầu của từng địa bàn lấy thị trường trọng điểm , đô thị nôi kéo các thi trường kém phát triển hơn cùng phát triển.
Cần có chiến lược phát triển thi trường nội địa làm cơ sở xây dựng các đề án phát triển thị trường nội địa trong từng giai đoạn đối với thị trường cụ thể . chú ý phát triển đồng bộ các loại thị trường : thị trường hàng hoá và dịch vụ ,thị trương lao động đặc biệt phải chú ý đến thi trường tiêu thụ sản xuất, thị trường bất động sản thị trương tài chính và các loại thị trường dịch vụ khác.
Hương tới hình thành một hệ thống thị trường liên hoàn, trong đó thị trường các vùng phát triển là các đầu tàu lôi kéo các thi trường khac cùng đi lên.
Phát triển đồng bộ các loại thi trường, thực hiện có hiệu quả các chức năng Marketing trong cơ chế thị trường .Tăng chủng loại nông sản đồng thời nâng cao chất lượng hàng hoá. Tổ chức hệ thống doanh nghiệp nhà nước về lưu thông tiêu thụ nông sản phẩm.
2 .Nhóm giải pháp về chính sách phát triển thương nhân và chính sách mặt hàng
Tạo hành lang pháp luật bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia thi trường ,không phân biẹt thành phần ,hình thức tổ chức kinh doanh.
Nhà nước định ra luật chơi và kiểm soát cuộc chơi theo hướng một chủ thể tham gia thị trường đến bình đẳng.Tạo ra cơ chế khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền.
Điều chỉnh chính sách nhằm giảm sự phân biệt đối sử giữa các doanh nghiệp sản xuấ trong nước và xuất khẩu.
Hỗ trợ ,tạo điều kiện cho các thương nhân khi cần thiết trong việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.
Khuyến khích thương nhân tham gia hiệp hội ngành nghề nhằm bảo vẹ lợi ích lẫn nhau bảo hiểm rủi ro và hài hoà lợi ích.
Đẩy mạnh hơn nữa cải cách doanh nghiệp thương mại quốc doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tăng cường công tác đăng ký thương hiệu nhãn hiệu hàng hoá.
Hỗ trợ các nhà sản xuất, thương nhân đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quyền sở hữu công nghiệp .
Có chính sách quy định rõ ràng hơn về các loại hàng hoá kinh doanh trên thị trường : mua bán cổ vật mua bán nhà đất ...đối với một số mặt hàng và trong những trường hợp cần thiết chỉ nên sử dụng độc quyền nhà nước caanf phải xoá bỏ độc quyền của một số doanh nghiệp .
Có chinh sách quy định rõ ràng hơn về các loại hàng hoá kinh doan.
3. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng thương mại
+ Tăng cường đầu tư của nhà nước cho các công trình phúc lợi ở nông thôn (giao thông trường học, trạm y tế, hệ thống thuỷ nông .. ).
+ Theo phương trâm nhà nước và doanh nghiệp cùng làm đế đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống chợ , trung tâm thương mại , siêu thi hệ thống kho bến bãi , các phương tiện kinh doanh khác..
+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng cơ sở hạ tầng phát triển đến đâu thị trường phát triển đến đấy. Nhà nước bố trí một khoản ngân sách cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại. Xây dựng chương trình phát triển chợ đến năm 2010. Phát triển kết cấu hạn tầng phục cụ hoạt động kinh doanh thương mại.
+Tiếp tục đầu tư cải tạo mạng lưới giao thông nông thôn nhằm tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá. Quy hoạch và phát triển mạng lưới chợ nông thôn. Bước đầu hình thành và phát triển các trung tâm thương mại nông thôn.
+Khuyến khích các thương nhân đầu tư ,cải tạo mạng lưới mua bán cố định và lưu thông.
+Nhà nước có thể miến hoặc giảm thuế sử dụng đất, giao đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng thương mại quan trọng như chợ đầu mối , kho đầu mối, bến bãi giao nhận hàng hoá, cung cấp thông tin xúc tiến thương mại.
+Có chính sách thuế hợp lý và ưu đãi đối với các công trình hạ tầng thương mại nông thôn. Đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng thương mại là sự nghiệp lâu dài .
4. Nhóm giải pháp tiêu thụ sản phẩm ,xây dựng kênh lưu thông
+ Các bộ quản lý sản xuất và bộ thương mại,các hiệp hội ngân hàng thúc đẩy quá trình hình thành mạng lưới tiêu thụ những sản phẩm do nghành mình sản xuất ra.
+ Hình thành các kênh lưu thông hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ nông sản, gắn người sản xuất với hệ thống hợp tác xã ,các đại lý làm thí điểm mô hình. Các chợ đầu mối.
+ Lựa chọn một số nghành hàng và lĩnh vực quan trọng để xác định một số hệ thống mạng lưới phân phối.
+Cùng với sự phát triển mạng lưới mua bán và đại lý mua bán của doanh nghiệp cần mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế ổn định lâu dài giữa các doanh nghiệp thương mại với nhà sản xuất để tạo thị trường ổn định và các kênh lưu thông hàng hoá hợp lý.Phát triển chế độ hợp đồng hai chiều trong tiêu thụ sản phẩm, thực hiện có hiệu quả quyết định 80/2002 QG—TT9 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản phẩm thông qua hợp đồng cho nông dân.
Xây dựng và phát triển liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI nhằm phát triển thị trường nội địa .
Nhà nước cần xây dựng các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh donh siêu thị . Nhà nước cần có chiến lược , quy hoạch tổng thể mạng lưới tiêu thụ. Chính sách thu hút vốn đầu tư FDI để phát triển siêu thị .
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trên thị trường nhất là đối với thị trường hàng hoá trong siêu thị. Tạo điều kiện cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp để họ tiếp cận với siêu thi qua mạng Internet .Thiết lập hệ thống mạng lười thanh toán bằng thẻ điện tử.
+Hiện đại hoá phương thức và công nghệ hoạt động thương mại.
5. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước
+ Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại và thị trường đòi hỏi hoàn thiện môi trường pháp luật ,cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa ,trước hết phải xây dựng được bộ maý công quyền trong sạch không kỳ thị hướng vào phục vụ doanh nghiệp.
+ Không can thiệp sâu vào các quan hệ thị trường bằng các biện pháp như trực tiếp quy định giá mà tác động vào thị trường bằng các công cụ,biện pháp kinh tế là chủ yếu.
+ Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển thị trường và thương mại.
- Hoàn thiện khung pháp luật , tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế chính sách và thủ tục pháp luật.
- Hoàn thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho thương mại và thị trường phát triển phát triển kết cấu hạ tầng.
- Tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố của thi trường, tieepstucj phát triển các loại thị trường hàng hoá và dịch vụ, thi trường sức lao động , thị trường công nghệ , thông tin , sở hữu trí tuệ, thị trường bất động sản.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính –tiền tệ quốc gia
+ Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế
- Xây dựng thể chế kinh tế thị trường bao gồm: Xây dựng hệ thống thị trường ,cơ chế vận hành thị trường và giá cả, hệ thống điều tiết vĩ mô, quản lý và điều hành ;chế độ quản lý doanh nghiệp;chế độ và cơ chế phân phối ; chế độ và cơ chế bảo đảm phúc lợi xã hội.
- Tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định ,hợp lý
- Đổi mới bộ máy quản lý và cán bộ
- Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi ,an toàn và bình đẳng
- Thực hiện vai trò bảo hộ
- Can thiệp ,điều chỉnh ,bổ xung thị trường
+ Muốn chống gian lận thương mại có hiệu quả phải hạn chế kẽ hở của cơ chế chính sách , làm trong sạch đội ngũ hải quan, thuế vụ, công an ,quản lý thị trường ..
Rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam thời kỳ đến năm 2010
6. Nhóm giải pháp về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại:
Một là : Tăng cường công tác xúc tiến thương mại cả về nguồn nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật để tổ chức các hội chợ triển lãm ,quảng cáo hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước.
Hai là: Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, công tác cung cấp thông tin thương mại và thị trường. Cập nhật tình hình ,thu nhập các thông tin về diễn biến thị trường trong và ngoài nước để có giải pháp kịp thời tác động vào thị trường giúp các nhà sản xuất điều chỉnh kế hoạch chiến lược kinh doanh trái, tránh được những cú sốc, cơn sốt gây thiệt hại.
Ba là: Bộ thương mại càn xây dựng hệ thống thông tin thị trường và cung cáp thông tin dự báo cho các cơ sở thương mại, sở thương mại dự về thi trường địa phương ;phối hợp với các cơ quan quản lý sản xuất theo dõi, đánh giá định hướng sản xuất, khắc phục ứ đọng sản xuất sản phẩm .
Bốn là : Xây dựng mạng lưới cung cấp thông in đầy đủ, kịp thời và đội ngũ nhân lực mạnh, tạo bình đẳng cho các chủ thể tham gia thị trường.
Năm là : nhà nước và thương nhân đẩy mạnh công tác thông tin dự báo thị trường , xúc tiến thương mại và xây đựng thương hiệu
Sáu là: Cần mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm thông tin ,trung tâm xúc tiến thương mại trong việc cung cáp thông tin cho các doanh nghiệp
7. Nhóm giải pháp phát triển cân đối cung cầu
Một là: Nhà nước cần tiép tục đẩy mạnh các biện pháp kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng.
Hai là : Nhóm giải pháp phát triển cung ;thực hiện quy hoạch phát triển các nghành sản xuất theo hướng kết hợp giữa lợi thế so sánh của từng vùng và gắn vói nhu càu của từng thị trường. Tăng cường đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các nghàn sản xuát ở nông thôn. Tăng cường công tác thông tin thị trường
Ba là: Nhóm giải pháp phát triển cầu . Triển khai các trương trình tạo việc làm ,phát triển nghành nghề,tăng thu nhập cho dân cư. Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu. Mở rộng phương thức mua bán trả góp , trả chậm giữa các doanh nghiệp và hệ nông dân.
Bốn là:Cần mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại trong viẹc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp
8. Nhóm giải pháp về tài chính tiền tệ.
- Một là: mở rộng tín dụng cho nông thôn ( sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, tiêu thụ sản phẩm) thông qua các tổ chức tín dụng.
- Hai là : sửa đổi bổ sung chính sách đối với thương nhân, đối với mặt hàng, chính sách tài chính- tín dụng.
- Ba là: tiếp tục áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý, hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. áp dụng các biện pháp hàng rào thuế quan phù hợp với yêu cầu của WTO.
9. Nhóm giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm.
a. Đối với nhà nước:
+ cần nhanh chóng xây dựng chính sách Quốc gia về chất lượng, định hướng phát triển chiến lược về chất lượng
+ Cần đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hoá trong ngành thực phẩm.
+ Tăng cường thúc đẩy phong trào chất lượng Quốc gia.
+ Chỉ đạo các chương trình trọng điểm và tổng hợp Quốc gia để đảm bảo vẹ sinh an toàn thực phẩm.
b. Đối với doanh nghiệp
+ Cần đổi mới nhận thức kinh doanh định hướng vào thị trường, định hướng vào khách hành.
+ Cần chú trọng đầu tư nâng cấp điều kiện sản xuất, kinh doanh. + Tăng cường việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.
+ Chú trọng kiểm soát nguyên liệu đầu vào.
+ Tăng cường hoạt động quảng bá việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
10. Nhóm giải pháp đối với các mặt hàng chính sách.
- Một là: đổi mới chính sách trợ giá, trợ cước hàng hoá ở miền núi theo hướng thu hẹp địa bàn và đối tượng được hưởng theo nguyên tắc địa bàn nào lưu thông bình thường mà giá cả không biến động nhiều thì chuyển sang lưu thông bvinhf thường, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ giá đối với những mặt hàng hiện đang thực hiện trợ cước.
- Hai là: đổi mới chính sách trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm ở một số khu vực miền núi đặc biệt khó khăn theo hướng thực hiên các dự án tổng hợp khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
II. giải pháp để chống hàng giả và gian lận thương mại hiện nay ở nước ta:
1 Về phía doanh nghiệp:
Một mặt cần làm cho các doanh nghiệp nhận thức được rằng sản xuất kinh doanh theo đúng quy tắc của thị trường là biện pháp cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, mặt khác phải nâng cao trách nhiệm của cơ sở sản xuất , kinh doanh trong việc ngăn ngừa và chống hàng giả. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước phải chủ động trong việc phòng chống hàng giả đối với những mặt hàng do mình sản xuất, kinh doanh bằng những biện pháp kinh tế kỹ thuật? Kịp thời xây dựng và đăng ký các nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường; tích cực tham gia phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc phát hiện, khám phá các hiện tượng giả sản phẩm của mình. Đây không chỉ là trách nhiệm mà cồn là lợi ích của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp như: phát hiện, tố cáo các hành vi của đối tượng làm giả,tuyên truyền phổ biến kiến thức cần thiết để người tiêu dùng nắm và phan biệt được hàng thật, hàng giả, thông tin kịp thời những mặt hàng giả đang lưu thông trên thị trường để biết đề phòng.
2. Biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ .
Nghiên cứu áp dụng các biện pháp phát hiện nhanh hành giả và gian lận thương mại đơn giản, dễ sử dụng để phổ biến cho người tiêu dùng để tự kiểm tra lấy khi mua bán hàng hoá. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện hiện đại cho cán bộ và cơ quan làm nhiệm vụ chống hàng giả và gian lận thương mại, toạ điều kiện cho họ kiểm tra, kieer soát nhanh chónh và đối phó kịp thời với những hành vi trong buôn bán hàng giả và gian lận thương mại.
Việc lâu dài, cần tăng cường các biện pháp kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hoá ở các khâu giao nhận tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các đầu mối xuất nhập khẩu.
3. Biện pháp tổ chức và quản lý
Việc kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả không nên triển khai dàn trải mà nên tập trung vào các địa bàn trọng điểm ( cửa khẩu, chợ, trung tâm mua bán, các đại lý...), ở các mặt hàng trọng điểm thường hay bị làm hàng giả, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, an toàn và sức khoẻ của người tiêu dùng ( thực phẩm, đồ uống, giải khát). Cần phát triển thành phong trào quần chúng tham gia công tác chống hàn giả và gian lận thương mại, mở rộng các hình thức thanh tra, kieemr tra của nhân dân, đề cao vai trò của hội người tiêu dùng; thực hieenjvieecj đăng ký cho các đơn vị sản xuất , kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ tư nhân trên thị trường. Tổ chức hợp tác với các tổ chức phòng chống hàng giả và gian lận thương mại trên thế giới và liên minh chống hàng giả và gian lận thương mại quốc tế để học hỏi kinh nghiệm phối hợp hành động trao đổi thông tin về lĩnh vực này; có hình thức lôi cuốn các doanh nghiệp làm ăn theo đúng quy tắc thị trường tham gia tích cực vào công việc chống hàng giả và gian lận thương mại bằng biện pháp tự mình quản lý chặt chẽ, giúp đỡ các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả và gian lận thương mại.
Cần phân định rõ trách mhiệm, thẩm quyền của từng ngành từng cấp và quy định cơ chế phối hợp cụ thể của các lực lượng kiểm tra sử lý hàng giả và gian lận thương mại: sử lý thật nghiêm minh những người vi phạm tăng cường các hoạt động, kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng đang lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó phải nâng cao trình độ bồi dưỡng và đào toạ tay nghề cho các cán bộ làm công tác này, nâng cao ý thức trách nhiệm, tận tình với công việc, xây dựng một đội ngũ chông buôn bàn hàng giả và gian lận thương mại đủ về số lượng , mạnh về chất lượng, trong sáng về đạo đức.
4. Biện pháp hoàn thiện môi trường pháp lý.
Tôi cho rằng đây là biện pháp hàng đầu trong tình hình hiện nay ở nước ta. Bởi vì hệ thống luật pháp, nhất là trong lĩnh vực quản lý thuế còn nhiều sơ hở, chậm được bổ sung, sửa đổi.
Hiệu quả và hiệu lực của các văn bản pháp quy thấp. Cần tiến hàng rà soát văn bản pháp quy đã ban hành để bổ sung , sửa đổi hoặc thay thế, tích cực triển khai và thực hiện các biện pháp khắc phục gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Đồng thời thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 31/TTD ngày 27/10/1999 về đấu tranh sản xuất và buôn bán hàng giả và các văn bản có liên quan về phòng chống tệ nạn gian lận, thuế... .
Chính phủ cần có biện phap chế tài để nâng cao hiệu lực bảo hộ của nhà nước đối với các loại hinhf sở hữu công nghiệp đã đăng ký. Mặt khác , nhà nước cần điều chỉnh chính sách thuế , thưởng hợp lý, tăng cường quản lý nhà nước đối với loại hình sở hữu công nghiệp đã đăng ký. Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước đối với các loại hàng lưu thông trên thị trường, sử lý thật nghiêm những vụ làm hàng giả và gian lận thương mại đã được phát hiện.
5. biện pháp về phía người tiêu dùng.
Thực tế không có gì gắn bó trực tiếp với hàng hoá hơn người tiêu dùng cũng không có gì quan tâm sâu sắc, cụ thể với hàng hoá thật, giả hơn người tiêu dùng . Trong điều kiện lực lượng các cơ quan có chức năng chống hàng giả vừa thiếu, vừa yếu thì việc tham gia tích cực của người tiêu dùng sẽ giải quyệt được mâu thuẫn này, lúc này lực lượng người kiểm tra, kiểm soát sẽ có mặt ở khắp nơi, bất cứ chỗ nào có. Càng nâng cao hiệu quả và hiệu lực của việc triển khai pháp lện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như các văn bản pháp quy liên quan vào cuộ sống.
III. Một số kiến nghị về phương hướng giải quyết và giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam.
1. Phương hướng hoàn thiện.
Cần quán triệt bốn quan điểm có tính chỉ đạo khi hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam.
Mục địch hoàn thiện của pháp luật thương mại Việt Nam là nhằm đáp ứng yêu cầu Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, là nhằm loại bỏ những điểm bất cập, cản trở tiến hàng hội nhập của Việt Nam, là nhằm giảm bớt sự cách biệt quá xa giữa pháp luật thương mại Việt Nam so với “luật chơi” chung của thế giới, so với các quy định của WTO, ... Tuy nhiên khác với nhiều nước đang phát triển khác trong tiến trình hội nhập này, Việt Nam là một nước XHCN, là một nước đang phát triển có trình độ phát triển thấp, đang trong quá trình chuyển đổi. Do đó , chúng ta không thể sửa đổi , không thể “rập khuân” pháp luật Việt Nam 100% theo “ luật chơi” chung quốc tế được. Với đặc thù của Việt Nam, theo quan điểm của tôi , việc hoàn thiện pháp luật thương mại việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần phải quán triệt bốn quan điểm cơ bản, có tính chỉ đạo sau đây:
Quan điểm 1: Giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là vấn đề trung tâm, cốt lõi, liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị của đảng, chi phối mọi hoạt động chính trị, kinh tế , xã hội, đối ngoại, quốc phòng... và cả công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật của đảng và nhà nước ta. Ngay từ khi mới thành lập năm 1930 và cho đến tận ngày nay, đảng ta đã khẳng định lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của Việt Nam là độc lập dân tộc và CNXH.
Bước sang thế kỷ XXI, mục tiêu này tiếp tục được khẳng định và ghi rõ trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX: “ đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mac-lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội IX cũng chỉ rõ mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH là phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam “dân giau, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, độc lập dân tộc gắn với CNXH”. Đây là đường lối , chủ trương, là quan điểm của đảng và nhà nước ta về chế độ chính trị.
Chủ quyền quốc gia là khái niệm được nói nên quyền lực của mỗi quốc gia khi tham gia vào mối quan hệ quốc tế. Chủ quyền quốc gia là quyền quyết định tối cao của quốc gia về đối nội , đối ngoại.
Một quốc gia có chủ quyền là một quốc gia có quyền quyết định vận mệnh của mình, chế độ chính trị cũng như chế độ kinh tế của mình mà không có sự can thiệp của nước ngoài. Về điều này, Đại hội đồng LHQ đã từng nêu rõ, một quốc gia có chủ quyền là “ một quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá riêng của mình”, đông thời LHQ cũng khẳng định, chủ quyền quốc gia cũng gắn liền với độc lập dân tộc: “ trong mối quan hệ giữa các quốc gia, chủ quyền quốc gia đồng nghĩa với độc lập dân tộc. Quyền độc lập của mỗi quốc gia là quyền được thực hiện trong một vùng lãnh thổ nhất định, tất cả những chức năng liên quan đến quản lý nhà nước mà không một quốc gia nào khác được can thiệp”.
Như vậy vấn đề chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc là vấn đề đã được luật quốc tế thừa nhận. Còn vấn đề chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là vấn đề thuộc về đường lối, là vấn đè thuộc về chế độ chính trị , truộc về quan điểm có tính chỉ đạo quá trình xây dựng tổ quốc, quá trình CNH, HĐH đất nước và cả quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Trong quá trình hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam, chúng ta cũng phải quán triệt quan điểm cơ bản có tính chỉ đạo này. Việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng và tiếp tục hoàn thiẹn pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật thương mại Việt Nam noi riêng, phải đi đúng định hướng XHCN. Dù pháp luật thương mại Việt Nam có được sửa đổi , thiết kế theo hướng “ mở”, theo hướng “ mềm dẻo”..., như thế nào thì cũng không được đi chệch hướng XHCN mà đảng ta đã khẳng định.
Quan điểm 2: Tôn trọng tính kế thừa, , sự đổi mới và tiếp tục phát triển của pháp luật thương mại Việt Nam.
Hoàn thiện pháp luật thương mại đòi hỏi phải có sự sửa đổi, phải có sự loại bỏ những quy định có tính bất cập, cản trở quá trình đổi mới, thậm trí phải có sự phủ định hàng loạt các văn bản đã trở nên lỗi thời, đây là việc làm tất yếu. Tuy nhiên, cũng như pháp luật nói chung, pháp luật thương mại Việt Nam có tính kế thưà phát triển.
Kế thừa những thành tựu, những mặt tích cực của hệ thống luật pháp hiện hành tức là kế thừa những truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được kết tinh, đã được phản ánh trong các quy phạm pháp luật.
Những giá trị truyền thông tốt đẹp của dân tộc ta trong các hoạt động thương mại có tính truyền thống thì phải được duy trì, phải được giữ gìn và phải được kế thừa tiếp tục phát triển. Đó chính là thực tiễn có tính chất tích cực trong các hoạt động thương mại. Pháp luật thươnh mại Việt Nam phải có nghĩa vụ phản ánh thực tiễn khách quan đó, phải có nghĩa vụ “ luật hoá” những giá trị tốt đẹp, riêng có đó của Việt Nam, thậm trí những giá trị tốt đẹp đó là cái gốc làm nên bản chất của pháp luật thương mại Việt Nam.
Quan điểm 3 ; Hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam là một quá trình nâu dài với nhiều dai đoạn khác nhau.
Con đường đi nên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng từng TBCN, xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để đi đến thàng công của CNXH là một sự nghiệp đầy phức tạp và khó khăn, là một sự nghiệp lâu dài không chỉ trong ngày một ngày hai mà là một sự nghiệp “ phải trải qua một thời kỳ lâu dài với nhiều chặng đường”. Như vậy, đảng và nhà nước ta chủ chương thực hiện thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Căn cứ vào chủ trương nhất quán nêu trên của đảng, có thể lấy mốc từ năm 1986 đại hội Đảng toàn quốc lần XI đến năm 2020 làm mốc để tính xuất phát của thời kỳ quá độ đi lên CNXH của Việt Nam. Còn giai đoạn từ sau năm 2020 là giai đoạn mà Việt nam về cơ bản , đã trở thành một nước công nghiệp với nền kinh tế thị trường thật sự . việc sửa đổi và hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam cũng phải tính đén sự phân chia theo hai giai doạn này. Giai đoạn của thời kỳ quá độ và giai doạn sau năm 2020.
Mặc dù có mối quan hệ cơ nhưng những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật thương mại việt Nam trong giai đoạn của thời kỳ quá độ có nhiều đặc điểm khác với yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật thương mại trong giai đoạn sau năm 2020. khi Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp.
Ơ mỗi gia đoạn khác nhau mục đích, định hướng và kế hoạch hoạn thiện pháp luật thương mại cũng không hoàn toàn giống nhau.
d. Quan điểm 4: Hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam nhằm tạo điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập có hiệu quả vào các hoạt động thương mại.
Ngày nay, hoạt động thương mại trên thế giới đang có nhiều thay đổi lớn, các nước đang phát triển không ngừng mở rộng thị trường hàng hoá và dịc vụ ra các nước nhằm mục đích thu lợi nhuận. xu hướng tự do hoá thương mại và hàng hải trong phạm vi quốc gia và toàn cầu là tất yếu khách quan, không một nước nào có thể đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá thương mại nếu muốn tranh thủ cơ hội phát triển, đặc biệt là Việt Nam...
Tuy nhiên ảnh hưởng phi tích cực của toàn cầu hoá không phải là ít:
Tình trạng cùng cực của một số nước cũng tăng lên cùng với toàn cầu hoá.
Trên thế giới , hiện vẫn còn 3 tỷ người sống dưới mức 2 USD mỗi ngày. các hiệp định của WTO đã có các điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển nhưng vẫn phải lỗ lực hơn nữa để các nước này hội nhập tốt hơn vào hệ thống thương mại và toàn cầu. Bên cạnh đó , mỗi nước , đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cũng cần chú ý hơn trong việc điều chỉnh toàn cầu hoá theo cách của mình, thông qua việc nêu rõ những khác biệt của mình và trong trường hợp cần thiết, phải áo đặt các giá trị của mình bằng việc ban hành các luật lệ thương mại mang tính mềm dẻo hơn và sự thích nghi hơn.
Trong bối cảnh như vậy, pháp luật thương mại Việt Nam phải được bổ sung, sửa đỏi, hoàn thiện nhằm “ phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả...”. Như văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định.
2. Một số giải pháp cụ thể
a.Sửa đổi , bổ sung luật thương mại Việt nam năm 1997 theo hướng:
Thứ nhất: mở rộng đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật.
Điều 1: luật thương mại Việt Nam năm 1997 ( sau đây gọi tắt là luật) quy định phạm vi điều chỉnh của luật là “ các hành vi thương mại , địa vị pháp lý của thương nhân và những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại nước cộng hoà XHCN Việt Nam”. Tại điều 45 luật giới hạn phạm vi điều chỉnh của luật là chỉ có 14 hành vi thương mại. Nói cách khác, khi giải quyết về hàng vi thương mại, luật nêu rõ “ hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại” (điều 5 điểm 1 của luật) và hoạt động thương mại là “ hành vi của thương nhân liên quan đến mua bán hàng hoá , cung ứnh dịch vụ và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận” (điều 5 điểm 2). Khi giải thích về khái niệm về dịch vụ thương mại, luật giới hạn chỉ ở những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá ( điều 5 điểm 4). Như vậy, phạm vi điều chỉnh của luật rất hẹp, luật chỉ giới hạn phạm vi điều chỉnh của mình chỉ ở 14 hành vi thương mại cụ thể là: “mua bán hàng hoá, đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác hàng hoá, đại lý mua bán hàng hoá, gia công trong thương mại, đấu thầu hàng hoá, đấu giá hàng hoá, dịch vụ giao nhận hàng hoá, dịch vụ giám định hàng hoá, khuyến mại, quảng cáo thương mại, chưng bày giới thiệu hàng hoá và hội chợ triển lãm thương mại” (điều 45 của luật).
Việc giới hạn phạm vi điều chỉnh như nói trên là phù hợp vào năm 1997, khi luật thương mại lần đầu tiên được ban hành. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình thực tiễn thương mại của Việt Nam đã có nhiều thay đổi.
Ngoài các hoạt động thương mại hàng hoá, hoạt động thương mại dịch vụ đang được hình thành, đang phát triển và đang tự khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nên kinh tế quốc dân. Rất nhiều các hoạt động thương mại dịch vụ không được thừa nhận trong thời kỳ bao cấp thì hiện nay đang được xã hội thừa nhận và đánh giá cao. Đặc biệt, Việt Nam nay đã là thàng viên của ASEAN, đã ký kết và phê chuẩn hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ, đã và đang tích cực đàm phán để gia nhập WTO. Vì vậy , theo quan điểm của tôi, vào thời điển hiện nay, việc giới hạn đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật ở 14 hành vi thương mại cua thương nhân là quá hẹp, là không phù hợp với thực tiễn hoạt động đa dạng, phong phú của các hoạt động thương mại Việt nam. Việc giới hạn phạm vi điều chỉnh của luật như vậy cũng sẽ có những ảnh hưởng phi tích cực tới hoạt động thương mại ở Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc cả 6 thành phần kinh tế hiện hành tại Việt Nam.
Để luật phù hợp hơn, theo tôi, cần mở rộng đối tượng và pahmj vi điều chỉnh của luật bằng cách khẳng định ngay ở điều 1, rằng đối tượng điều chỉnh của luật là tất cả các quan hệ phát sinh từ các hoạt động thương mại , bất kể đó là hoạt động thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại trong sở hữu trí tuệ hay thương mại trong đầu tư... đồng thời, luật phải quy định những nguyên tắc cơ bản có tính xuyên suất tất cả các hoạt động thương mại tại Việt Nam mà không phân biệt đó là thương mại hàng hoá hay thương mại dịch vụ.
Tuy nhiên, vì thương mại dịch vụ có nhiều điểm khác biệt với thương mại hàng hoá, thương mại trong sở hữu trí tuệ cũng khác với thương mại hàng hoá... . Do đó , khi quy định phạm vi điều chỉnh cụ thể về phạm vi điều chỉnh theo hướng mở rộng hơn luật năm 1997 và cũng có những quy định chỉ rõ một số lĩnh vực hoạt động thương mại sẽ điều chỉnh bằng luật chuyên ngành.
Tôi cho răng, từ nay đến năm 2020, luật thương mại Việt Nam sẽ được hoàn thiện theo hướng trên là phù hợp hơn cả. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn ban hành và xây dựng luật thương mại thực định của các nước phát triển.
* Bổ sung khái niệm về thương mại vào luật, để thay thế cho khái niệm hành vi thương mại.
Luật thương mại năm 1997 có nêu khái niệm về hành vi thương mại ( điều 5 điểm 1) nhưng lại không nêu định nghĩa về thương mại. Khái niệm về hành vi thương mại và hoạt động thương mại được quy định không rõ , tạo sự chồng chéo, lẫn lộn, thậm trí tối nghĩa, khiến cho trong thực tế rất khó phân biệt đau là hành vi thương mại, đau la hoạt động thương mại. Thật vậy, luật quy định: hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại... . Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân... . Các quy định này làm người ta lẫn lộn, khó phân biệt. Sở dĩ như vậy, bởi vì , theo tôi, trrong thực tế người ta thường cho rằng, hành vi và hoạt động thực chất là một.
Hành vi thương mại hay hoạt động thương mại không có nội dung khác nhau. Do vậy, theo tôi, thay vì quy định khái niệm về hành vi thương mại, thì chỉ cần bổ sung khái niệm về thương mại là đủ.
* Bổ sung khái niệm về thương nhân vào luật.
Luật thương mại năm 1997 quy định rõ , đối tượng áp dụng của luật là thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam (điều 2 điểm 1 của luật). Tuy nhiên , luật lại không đưa ra khái niệm về thương nhân mà chỉ liệt kê thương nhân gồm những ai. Cụ thể là điều 5 điểm 6 của luật quy định: “Thương nhân là các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên”. Theo tôi, các quy định trên là không mang tính bao quát, không hẳn là một định nghĩa, mà cũng không hoàn toàn là sự liệt kê. Điều 5 có tên gọi là giải thích từ ngữ nhưng điểm 6 của điều 5 lại không hoàn toàn là sự giải thichas từ ngữ của khái niệm thương nhân, mà ở đoạn đầu là sự liệt kê, sau khi liệt kê lại đưa ra điều kiện để trở thành thương nhân. Vì vậy, theo tôi, nên bổ sung khái niệm thương nhân bằng một định nghĩa,vừa có tính bao quát vừa có tính cô đọng, ở ngay tại điểm 6 của khoản 5 này. Cụ thể “thương nhân là tất cả những người tiến hành các hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và coi đó là nghề nghiệp của mình”.
Định nghĩa này có tính bao quát vì nó không đi vào cụ thể, có tính liệt kê, nó cũng không đi vào điều kiện chi tiết mà nó đưa ra một cách hiểu bao trùm. Đó là, tất cả những ai tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên với ý nghĩa là một nghề thì được coi là thương nhân. Trên cơ sở khái niệm này , luật sẽ cụ thể hoá các điều kiện để trở thành thương nhân, kể cả điều kiện về nghề nghiệp, điều kiện về pháp lý, cũng như điều kiện có tính bản chất của thương mại.
Một khái niệm với cách hiểu về thương nhân như vậy cũng là phù hợp với luật pháp của nhiều nước cũng như phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.
* Nên làm rõ vị trí của vấn đề sản nghiệp thương mại trong luật.
Tại điểm 7 của điều 5 năm 1997 có giải thích về khái niệm sản nghiệp thương mại theo đó, sản nghiệp thương mại là “ toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động thương mại như: trụ sở, cửa hàng, kho hàng, trang thiết bị, hang hoá, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịc vụ”.
Trong hệ thông pháp luật thương mại của các nước có nền kinh thị trường phát triển, sản nghiệp thương mại có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện bắt buộc thương nhân để hành nghề thương mại. VD: trong bộ luật thương mại của Pháp, sản nghiệp thương mại có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là điều kiện bắt buộc về mặt pháp lý, mà một doanh nghiệp, một công ty, một cá nhân bắt buộc phải thoả mãn nếu muốn đăng ký để trở thành thương nhân. Vì vậy, pháp luật thương mại thường dành một “ tỷ trọng” đáng kể để quy định, để hướng dẫn cho thương nhân hiểu vấn đề liên quan đến sản nghiệp doanh nghiệp.
Trong khi đó, luật thương mại việt Nam năm 1997, vấn đề này chỉ chiếm một điểm nhỏ khiêm tốn trong điều 5. Chính vì vậy, trong thực tiễn thương mại Việt Nam thời gian qua, người ta hầu như không quan tâm đến vấn đề sản nghiệp doanh nghiệp. Vì vậy, để tạo tính phù hợp giữa luật thương mại Việt Nam với luật thương mại các nước tôi đề nghị sửa đổi điểm 7 điều 5 của luật như sau:
+ Đưa thêm một điều nữa, điều 6, vào sau điều 7 của điều 5, là quy định rõ ràng sản nghiệp doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc của thương nhân.
+ Giải thích ý nghĩa của từng khái niệm liên quan đến các yếu tố của sản nghiệp doanh nghiệp như : tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá , mạng lưới tiêu thụ hàng hoá, trụ sở , cửa hàng, kho hàng...
* Bổ sung các quy định về chế tài trong thương mại.
Trách nhiệm do vi phạm các hợp đồng thương mại được quy định tại chương IV, mục 1, từ điều222 đến điều 237 của luật thương mại năm 1997, theeo đó bên vi phạm phải gánh chịu chế độ trách nhiệm thông qua 4 chế tài cụ thể là : Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đông, chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài huỷ hợp đồng. Tuy nhiên, luật thương mại quy định rất chung chung về chế tài huỷ hợp đồng cũng như điều kiện áp dụng chế tài này. Điều 235 quy định :“bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận”. Việc quy định chung chung như vậy đã dẫn đến thực tế là chế tài này hầu như không áp dụng được , kể cả trong hợp đồng thương mại trong nước, cũng như hợp đồng mua bán quốc tế. Đặc biệt trong quá trình giải quyết về tranh chấp thương mại quốc tế, các cơ quan xét sử của Việt Nam rất khó áp dụng chế tài huỷ hợp đồng, nếu như luật áp dụng cho hợp đồng, nếu như luật áp dụng cho hợp đồng được bên kia lựa chọn là luật thương mại Việt Nam. Có thể nói, các quy định chung chung, thiếu rõ ràng như vậy, điều 235 của luật thương mại Việt Nam năm 1997 hầu như “không tồn tại trong thực tiễn”.
Vì vậy, theo quan điểm của tôi, điều 235 về chế tài huỷ hợp đồng cần được sửa đổi theo hướng quy định rõ những vi phạm như thế nào thì chế tài huỷ hợp đồng sẽ được áp dụng. Chẳng hạn có thể khẳng định rõ ràng nếu một bên vi phạm các diều khoản liên quan đến 6 nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán ( được quy định tại điều 50 ) thì bên kia có quyền huỷ hợp đồng.
Ngoài ra, theo ý kiến của tôi, mục một của chương IV có tên gọi là chế tài trong thương mại, nhưng 4 chế tài được liệt kê ở điều 222 và việc giải thích cụ thể về các chế tài đó ở những điều tiếp theo lại là các chế tài áp dụng đối với việc vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá.Trong khi do ,hành vi thương mại khác như ủy thác, đấu giá,đấu thầu... lại có những nội dung chủ yếu khác nhau với những yêu cầu không giống nhau. Vì vậy, để tạo sự lôgic cho luật, mục một nên sửa là chế tài trong hợp đồng mua bán và đưa mục này lên tiếp sau mục 2 của chươn II. Như vậy, chương IV của luật nên gọi là “ giải quyết tranh chấp trong thương mại”. Để tương ứng với các chế tài trong hợp đồng mua bán, cần bổ sung các quy định về các loại chế tài được áp dụng khi có sự vi phạm 13 hành vi còn lại ( ngoài hành vi mua bán hàng hoá).
* Chuẩn bị mọi điều kiện để đến năm 2020 ban hành bộ luật thương mại đầu tiên của Việt Nam.
Như đã trình bày, sau năm 2020 Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hóa đất nước. Việt Nam, lúc đó đã trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong điều kiện đó, công tác lập pháp của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, kỹ thuật lập pháp của ta cũng phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tâng cho các hoạt động thương mại đã vào thế ổn định.
Việt Nam chắc chắn đã hội nhập có hiệu quả vào các lĩnh vực hoạt động thương mại của khu vực và trên thế giới. Do đó, điều kiện để ban hành bộ luật thương mại đã trở nên chín muồi.
Để tạo sự thống nhất cao, tránh chồng chéo, tản mạn, chắp vá. Tôi cho rằng, việc ban hành bộ luật thương mại của Việt Nam vào gia đoạn từ năm 2020 là phù hợp.
b.Cần khẩn trương ban hành đày đủ các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành luật thương mại Việt Nam năm 1997.
Trong thời gian 1998 tới nay , rất nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành luật thương mại Việt Nam năm 1997 đã được ban hành. Tuy nhiên, còn nhiều văn bản dưới luật hiện nay vẫn còn bỏ trống. VD: vấn đề đấu gia hàng hóa. Mục 8 của chương II của luật thương mại năm 1997 về đấu giá chỉ quy định có hai điều: điều 139 về kinh doanh dịch vụ về đấu giá hàng hóa và điều 140 về đấu giá hàng hoá. Chỉ với hai điều khoản này thì hoạt động đấu giá hàng hóa và hoạt động kinh doanh dịc vụ đấu gia hàng hoá khó mà thực hiện được trong thực tế. Do đó , theo ý kiến của tôi , cân khẩn trương ban hành văn bản dwowis luật về: đấu giá hàng hóa, thương phiếu, hối phiếu, lệnh phiếu. Đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại.
Tích cực , chủ động tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về thương mại.
Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nói chung và các lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Trong su thế tự do hoaas thương mại hiện nay, các quốc gia trên thế giới , dù là các nước phát triển hay các nước kém phát triển đang lỗ lực đàm phán để ký các điều ước quốc tế đa phương về thương mại. Mục tiêu của các điều ước đa phương về thương mại là xây dựng các quy tắc pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động thương mại trong phạm vi toàn cầu; là làm giảm bớt sự sung đột pháp luật các nước khác nhau; là tạo môi trường pháp lý ổn định, bình đẳng cho các doanh nghiệp của tất cả các nước trong các hoạt động thương mại quốc tế, là có thể tiến tới đạt được những “luật chơi chung” cho các lĩnh vực hoạt động thương mại.
Vì vậy, tôi cho rằng chính phủ cần xúc tiến một cách tích cực nhất các công việc gia nhập WTO. Theo tôi, từ nay đến năm 2005, gia nhập GATT1994 và GATS. Từ năm 20025 đến năm 2007 gia nhập TRIPS và TRIMS. Chậm nhất đến năm 2010, gia nhập các hiệp định đa phương còn lại của WTO.
Trong số các điều ước quốc tế cụ thể về thương mại, đáng kể là công ước Việt Nam năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên, điều đáng tiếc là Việt Nam cũng chưa phê chuẩn công ước này. Do đó, theo tôi đã đến lúc chung ta cần tham gia công ước viên 1980. một cách khách quan, công ước này bảo vệ quyền bình đẳng nghĩa vụ giữa người bán và người mua. Công ước cũng có những quy định cho phép các nước tham gia được quyền bảo lưu một số điều khoản. Đây là công ước đa phương, có tính chất chuyên môn hẹp, không “màu sắc chính trị”, vì thế, theo quan điểm cuả tôi, chậm nhất đến năm 2005, Việt Nam nên tham gia công ước này.
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung và văn bản pháp luật chuyên ngành nói riêng.
Cùng với việc hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam, cần rà soát tất cả các văn bản pháp luật hiện hành để sửa đổi , bổ sung theo hướng tích cực, chủ động hội nhập. Đồng thời, cần xây dựng lộ trình cụ thể về ban hành mới, về sửa đổi các văn bản hiện hành, liên quan đến hoạt động thương mại ở Việt Nam. Cụ thể:
Một là:khẩn trương ban hành luật cạnh tranh Việt Nam.
Hai là: sửa đổi luật phá sản năm 1993.
Ba là: tiếp tục sửa đổi luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995.
Bốn là: tiếp tục sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994. Tiến tới thống nhất vào năm 2007 hai văn bản này thành một. Gọi là luật đầu tư của Việt Nam.
Năm là: tiếp tục sửa đổi luật doanh nghiệp năm 1999. Tiến tới, đến năm 2010 ban hành luật doanh nghiệp Việt Nam (trên cơ sở thống nhất luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 với luật doanh nghiệp năm 1999).
IV. một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường trong nước trong thời gian tới.
1. Một số kiến nghị đối với chính phủ
+ Nhà nước cần đầu tư thêm kinh phí cho hoạt động thông tin thị trường, dự báo, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Hơn nữa nhà nước cần có chính sách khuyến khích thương nhân tăng vốn đầu tư cho các hoạt động thị trường và thương mại nói chung.
+ Đề nghị chính phủ hỗ trợ một số dự án nghiên cứu, triển khai về cả hoạt động xúc tiến thương mại và dịch vụ.
+ Chính phủ chỉ đạo để cho công tác quy hoạch định hướng phát triển sản xuất nông sản hàng hóa phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường.
+ Có cơ chế chính sách nhằm thiết lập các quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
+ Chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá.
+ Có cơ chế, chính sách nhằm đa dạng hoá hình thức tiêu thụ và tổ chức hợp lý mạng lưới tiêu thụ nông sản.
2. Một số kiến nghị với bộ thương mại, đặc biệt là hội đồng khoa học bộ thương mại, cho nghiên cứu và triển khai trong công tác quản lý và nghiên cứu khoa học cho đến 2 - 3 năm tới một số nhiệm vụ, đề tài về:
+ thị trường định hướng XHCN.
+ Thị trường theo sự quản lý của nhà nước.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về thương mại trong điều kiện chủ động hội nhập.
+ Quản lý xuất nhập khẩu trong điều kiện mở cửa, hội nhập nhưng vẫn bảo đảm được độc lập tự chủ.
+ Hoàn thiện chính sách vĩ mô đối với quản lý và điều tiết thị trường.
+ Tổ chức thị trường nội địa.
+ Hoạt động của các thành phần kinh tế trên thị trường trong bối cảnh hội nhập.
+ Tác động qua lại giữa các loại thị trường trong quá trình phát triển thị trường nội địa.
Kết luận
Đại hội VI đánh dấu bước ngoặt trong đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế nói chung, thị trường và thương mại dịch vụ nói riêng
Công cuộc đổi mới sau những bước thăng trầm đã từng bước làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Sau nhiều năm nền kinh tế trì trệ, lạm phát trên 3 con số, thương mại đình đốn, nền kinh tế Việt Nam đã dàn khôi phục và phát triển.
Từ những năm 1990 nền kinh tế Việt Nam đã tạo được những bước đi vững chắc. Thương mại phát triển mạnh. Kim ngạch xuất khẩu tăng. Năm 1991, Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường và thương mại dịch vụ nói riêng. Nghị quyết đã cho phép thực hiện chính sách thương mại nhiều thành phần, xoá bỏ các hàng rào ngăn cản lưu thông hàng hoá, khuyến khích liên doanh liên kết kinh tế, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá ngoại thương.
Từ cuối năm 1998, nhà nước đã ban hành hàng loạt các quyết định quan trọng thông qua các nghị định nhằm khuyến khích, mở rộng lưu thông hàng hoá, tạo điều kiện cho thương mại trong nước và quốc tế phát triển. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa nền kinh tế đã khuyến khích rất nhiều nhà đàu tư vào thành phẩm , mở cửa nền kinh tế đã khuyến khích rất nhiều nhà đầu tư vào sản phẩm kinh doanh và tăng lên một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp trên thuộc rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Theo số liệu tổng hợp của 3450 doanh nghiệp nhà nước trong năm 1997 cho thấy có tới 21%trong tổng số doanh nghiệp kém hiệu quả, 58%tổng số doanh nghiệp là chưa có hiệu quả. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và thích ứng dần với cơ chế thị trường. Do đó hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn tốt cũng không ngừng tăng lên. Năm 1999 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương thì số các doanh làm ăn có hiệu quả đạt 40%.
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khá ổn định, tình trạng suy thoái, trì trệ đã được khắc phục, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 1995 tăng trưởng GDP đạt tới 9,5% . Năm 1998 mặc dù một số nước trong khu vực có tốc độ tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng là 5,8%.
Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, kết quả hoạt động của ngành thương mại đóng góp một phần quan trọng vào việc ổn định đời sống của dân cư trong nước cũng như phát triển nền kinh tế nước nhà. Sự phát triển của thị trường hàng hoá dịch vụ được đánh giá trên các mặt sau:
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ: Chúng ta thấy tổng mức bán lẻ trên thị trường nội địa tăng nhanh đặc biệt là từ sau năm 1985, Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tăng nhanh về tổng sản lượng hàng hoá bán lẻ là do đổi mới cơ chế kinh tế, sự nỗ lực không mệt mỏi của các doanh nghiệp. Trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu cũng không ngừng tăng đã đóng một phần quan trọng vào công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Trong thời kỳ (1991-1995) tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng trên 30%/năm, tạo ra sự sôi động và những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, dịch vụ, góp phần cơ cấu lại các khu vực và thị trường trong nước.
Việc lưu thông hàng hoá đã từng bước chuyển sang theo cơ ché thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở quan hệ cung-cầu. Thị trường từ trạng thái chia cắt, khép kín “tự cung tự cấp” sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật, với sụ tham gia của nhiều thành phần kinh tế đẫ huy động được các tiềm năng về vốn, kỹ thuật vào lưu thông hàng hoá, làm thị trường trong nước sôi động và phát triển, tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng nhanh.
Từ năm 1996 trở lại đây, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ xã hội chỉ ở mức 10-12% ( kể cả tốc độ tăng giá) trong đó năm 1996 tăng 12%, năm 1997 tăng 10,08%, năm 1998 tăng 11,3%... năm 2001 tăng 8%. Tình trạng khó tiêu thụ một số mặt hàng trên thị trường đã khiến cho một số doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng. Trước tình hình đó nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về củng cố phát triển thị trường nội địa, đây là thị trường lớn để phát triển sản xuất. Sau khi có nghị quyết 12 của Bộ chính trị việc lưu thông hàng hoá ở thị trường nội địa có chất lượng hơn. Nhìn chung tốc độ tăng tổng mức bán lẻ đạt 10%/năm.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại:
GS.TS: Hoàng Minh Đường – PGS.TS: Nguyễn Thừa Lộc
Giáo trình kinh tế thương mại:
GS.TS Đặng Đình Đào ---- GS.TS : Hoàng Đức Thân
Giáo trình kinh tế thương mại:
Chủ biên: GS.TS: Nguyễn Duy Bột ; GS.TS: Đặng Đình Đào.
Tổ chức và kinh doanh trên thị trường hàng hoá và dịch vụ ở Việt Nam
GS.TS: Hoàng Đức Thân
Tìm hiểu luật thương mại Việt Nam:
TS: Phạm Duy Nghĩa
Giáo trình thống kê kinh tế
PGS. TS: Phan Công Nghĩa
Tạp chí kinh tế đối ngoại : số 1/2002
Tạp chí thương mại: số 1+2 tháng 1/2004
Tạp chí kinh tế phát triển : số 141 tháng 7/2002
Kinh tế Việt Nam: số 30- năm thứ 3, tháng 7/2003
Tạp chí kinh tế và phát triển: số 64 tháng 10/2002
Tạp chí thương mại: số 1 tháng 6/2003
Tạp chí thương mại: số 2 tháng 7/2003
Tạp chí thương mại: số 1+2 tháng 10/2003
Tạp chí thương mại: số 1+2 tháng 4/2003
Tạp chí thương mại: số cuối năm
Tạp chí thương mại: số 1+2 tháng 1và 2/2004
Số liệu từ nguồn liên giám thống kê
Webside:www.mot.gov.vn
mục lục
lời nói đầu………………………………………………………………1
kết luận…………………………………………………………………..71
tái liệu tham khảo……………………………………………………74
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33781.doc