Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn để nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các kho tàng, phương tiện bảo quản cà phê, phương tiện vận chuyển để giảm bớt hao hụt sản phẩm khi thu hoạch, đảm bảo an toàn cho cà phê xuất khẩu.
Thông qua hệ thống ngân hàng, nhà nước cung cấp đủ vốn tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu khi vụ thu hoạch đến với lãi suất ưu đãi để đảm bảo thu mua hết sản phẩm cho nông dân, tránh hiện tượng nông dân bị ép giá gây ra thua thiệt.
Xuất phát từ tính thời vụ của sản xuất cà phê, nhà nước cần thực hiện biện pháp ổn định giá cả đầu ra thông qua việc qui định giá sàn thu mùa cà phê tránh thua thiệt cho người nông dân khi giá thị trường hạ dưới chi phí sản xuất.
Nhà nước cần thông qua quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cà phê để hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu cà phê theo hình thức bán chịu, trả chậm, đền bù một phần giá trị hàng hoá xuất khẩu cho doanh nghiệp khi gặp rủi ro và sử dụng vào các trường hợp khác.
37 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp xuất khẩu cà phê của Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng cục Thống kê ở Hà Nội, năm 2005 Việt Nam xuất khẩu 885 ngàn tấn cà phê, thu về 725 triệu đô la.Con số trên thể hiện sự tăng lên đáng kể của xuất khẩu cà phê so với năm 2004, tăng trên135 triệu đô la,một con số không nhỏ so với tình hình kinh tế của chúng ta hiện nay.Thực tế năm 2005 đã khác với dự báo ban đầu của các chuyên gia kinh tế, đó là vụ thu hoạch cà phê của năm 2005 sẽ thấp hơn nhiều so với niên vụ 2003-2004 và lượng xuất khẩu năm 2005 chỉ đạt 800 ngàn tấn.Số liệu trong bảng cho thấy sản lượng xuất khẩu đã vượt 85 ngàn tấn so với dự kiến ban đầu
Xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2005/06 đạt những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ đô làm tăng đóng góp của ngành cà phê vào nền kinh tế chung của đất nước, giúp tăng vị thế của cà phê trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo. Thị trường xuất khẩu tăng ổn định và từng bước mở rộng, chứng tỏ uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Chất lượng cà phê vối được cải thiện, cà phê chè (arabica) tuy chưa nhiều nhưng đã thể hiện rõ ưu thế về chất lượng. Mặc dù sản lượng vụ cà phê 2005/06 giảm do ảnh hưởng của hạn hán đầu vụ, nhưng nhờ cà phê xuất khẩu tăng giá nên thu nhập từ sản xuất xuất khẩu toàn ngành cà phê Việt Nam được cải thiện đáng kể. Chỉ tính riêng năm 2006 xuất khẩu 808.375 tấn, đạt kim ngạch 956.903.769 USD với giá bình quân 1183,7 USD/tấn.Vụ 2005/06, cả nước xuất khẩu được 774.457 tấn, trị giá 826.994.798 USD với giá bình quân 1066,5 USD/tấn.
Sau một thời gian giá cà phê thế giới rớt giá do tác động của khủng hoảng cung cấp thừa cà phê trên toàn cầu, giá cà phê thế giới niên vụ 2006/06 tăng trở lại. Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu luôn bám sát giá thị trường thế giới, và thường chỉ thấp hơn giá chỉ thị của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) khoảng 25%. Trong quý II năm 2006, giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, chỉ thấp hơn giá chỉ thị của ICO khoảng 15%. Đó là thời kỳ giáp hạt của Braxin, Indonesia, chứng tỏ dự trữ của các nhà rang xay trong vụ này khá thấp. Vào quý III, giá lại tăng chậm, đến quý IV giá tăng trở lại. Trong năm 2006, giá trị đồng đô la Mỹ giảm 11,25% so với đồng Euro và 13,8% so với đồng bảng Anh. Điều này cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Chủng loại và thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam
Trong niên vụ 2005/06, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê nhân sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài cà phê nhân sống, Việt Nam còn xuất khẩu được 869,7 tấn cà phê hoà tan, trị giá 2.770.341 USD, bình quân 3.190USD/tấn sang 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản: 232 tấn; Mỹ 192 tấn; Đài Loan: 141,5 tấn và Đức: 104,6 tấn.
Bảng 2: Các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2005/06
STT
Loại cà phê
Khối lượng (tấn)
Trị giá (USD)
1
Nhân sống
785,146,773
837,771,354
2
Hoà tan
869,705
2,770,341
3
Khác
8,890
92,996
Tổng
786,025,368
840,634,691
Thị trường nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Đặc biệt là một số nước sản xuất cà phê ở Châu Mỹ La tinh cũng mua cà phê Việt Nam như: Ecuador: 18.492 tấn, Mỹ: 87.932 tấn. Tiếp theo là Ý, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Bỉ và Pháp. Đó là 10 nước hàng đầu trong vụ cà phê 2005/06 (Biểu 1) Cà phê Arabica của nước ta chưa nhiều nhưng đã thể hiện rõ ưu thế về chất lượng. Chất lượng cà phê arabica khác nhau tuỳ theo điều kiện địa lý, dẫn đến chênh lệch giá. Ở Sơn La, do ở cao hơn cả về độ cao mặt biển (600m) và vĩ độ (220 vĩ độ bắc), cà phê Sơn La bán được giá cao hơn cà phê Hướng hoá Quảng trị, nơi thấp hơn cả về độ cao mặt biển (hơn 400m) và vĩ độ (khoảng 16050’), giá cà phê chè hai nơi chênh lệch tới 8,8%. Cà phê Arabica ở Việt Nam chưa nhiều nhưng cũng có thể bán được với giá cao hơn như cà phê Arabica ở Sơn La, công ty cà phê và cây ăn quả Sơn La xuất 307,2 tấn, thu 692.448 USD, giá bán bình quân 2250 USD/tấn. Công ty cổ phần nông sản Tân Lâm xuất khẩu 526 tấn cà phê Arabica, thu 1.097.161 USD, giá bán bình quân 2050 USD/tấn.
Biểu 1 (dựa vào số liệu của 10 nước nhập khẩu cà phê Việt Nam hàng đầu vụ 2005-2006 (Theo C/O)
Trong nội khối các nước ASEAN, Philippines nhập khẩu cà phê Việt Nam với số lượng 16.547 tấn; Malaysia 12.367 tấn; Singapore 5.690 tấn và Indonesia 806 tấn. Với thị trường Trung Quốc, số lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở mức 12.865 tấn. .
Với thị trường Nga và Đông Âu, Nga nhập của Việt Nam 14.175 tấn; Romania 7567 tấn; Bulgaria 5343 tấn; Slovenya 3417 tấn; Estonia 3.199 tấn; Cộng hoà Czech 3064 tấn; Gruzia 1875 tấn; Hungary 1787 tấn; Yugoslavia 1684,6 tấn; Slovakia 326,4 tấn; Ucraina 153 tấn; Latvia 216,5 tấn; Armenia 38, 4 tấn. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam.
Năm 2007, sau khi sụt giảm vào cuối tháng 8, trong tháng 9 giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam phục hồi mạnh. Giá trung bình tháng 9 ở mức 1738 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn so với giá mức trung bình 1679 USD của tháng 8. Giá xuất khẩu bình quân chung 9 tháng đầu năm đạt 1.507 USD/tấn, tăng 29% cùng kỳ năm trước (khoảng 340 USD/tấn). Hiện nay cà phê xuất khẩu của Việt Nam được định giá dựa theo biến động giá trên thị trường robusta kỳ hạn tại Luân Đôn. Giá cà phê tại Luân Đôn tăng cao kéo giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng theo. Nguyên nhân tăng giá do lo ngại về tình trạng thiếu hụt cung robusta trong ngắn hạn trước vụ thu hoạch mới của Việt Nam. Thu hoạch cà phê ở nước ta, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới bắt đầu vào cuối tháng 10 trong khi những dự báo cho thấy La Nina đang hình thành ở khu vực Cao nguyên Trung bộ kèm theo mưa và lũ, có thể sẽ gây khó khăn cho việc phơi khô và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cà phê. Nguy cơ trời sẽ mưa vào giai đoạn cuối cuả vụ thu hoạch kèm theo dự báo về việc thâm hụt cà phê trên thế giới khiến giới kinh doanh trên thị trường Luân Đôn đẩy giá cà phê robusta lên cao. Thêm vào đó đà tăng giá mạnh trên thị trường arabica kỳ hạn tại Niu Yóoc trong bối cảnh mùa vụ cà phê của Braxin có thể bị thiệt hại do hạn hán kéo dài đã tác động đáng kể lên giá cà phê robusta của Việt Nam. Tại thị trường Đắk Lắk, giá cà phê nhân xô trong tháng 9 tăng so với tháng 8 nhưng biến động thất thường. Vào những ngày đầu tháng, giá cà phê đứng ở mức 25.850 đồng/kg (4/9/07) và tăng ở giữa tháng, đạt 26.900 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày đầu tháng nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ vào cuối tháng. Tính chung giá bình quân tháng 9 đạt mức 26.691 đồng/kg, tăng 304đồng/kg so với tháng trước và tăng 4.844 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.Ư ơc t ính xuất khẩu cà phê tháng 9/2007 đạt khoảng 40 ngàn tấn, kim ngạch đạt 67 triệu USD, so cùng kỳ năm trước lượng giảm khoảng 17%, kim ngạch tăng gần 9%. Xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2007 thuận lợi về giá cả và thị trường, giá cà phê tuy có biến động ngắn hạn nhưng ở xu hướng chung là tăng về dài hạn. Năm 2007 là năm đầu tiên kim ngạch XK cà phê vượt kim ngạch XK gạo với mức 13%. Ước lượng cà phê XK 9 tháng đạt 975 ngàn tấn, kim ngạch 1,47 tỉ USD. So cùng kỳ năm trước lượng tăng 45%, kim ngạch tăng 87%.
Tuy đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước sản xuất cà phê khác khoảng 50-70 USD/tấn. Theo phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam Đoàn Triệu Nhạn: ‘’nguyên nhân là do Việt Nam mua bán cà phê không theo qui trình, tiêu chuẩn của thị trường thế giới. Nông dân trồng cà phê vẫn chưa bỏ thói quen thu hái cà phê cả hạt xanh lẫn hạt chín, phơi và chế biến thủ công khiến chất lượng giảm. Cả người bán và người mua vẫn có thói quen sử dụng tiêu chuẩn cũ chỉ đánh giá chất lượng cà phê dựa trên ba tiêu chí là hàm lượng ẩm, hạt đen vỡ và tạp chất. Trong khi đó, tiêu chuẩn mới đánh giá theo số lỗi của hạt cà phê. Việc chưa áp dụng tiêu chuẩn mới phù hợp với quốc tế phản ánh những yếu kém trong quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam. Trước sự bất cập này, Nhà nước cần đưa mặt hàng cà phê vào danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất l ư ợng s ản ph ẩm tr ư ớc khi th ông qua.
Đến năm 2008,từ những tháng đầu năm giá cà phê đã có những biến động mạnh.Giá cà phê kỳ hạn gần nhất đã tăng lên đến 157,2 Uscent/lb (3.462,48 USD/tấn) – mức cao kỷ lục trong 10 năm qua, tăng 16,5% so với trung tuần tháng trước và tăng 37,89% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với những diễn biến trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta xuất khẩu của nước ta tiếp tục tăng rất mạnh. Cụ thể, giá cà phê robusta loại II của nước ta đã vượt ngưỡng 2.000 USD/tấn, lên mức 2.130 – 2.150 USD/tấn, tăng 21,13% so với đầu năm 2008 và tăng 19,44% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, sau khi vượt ngưỡng 30,000 đồng/kg vào trung tuần tháng 01/2008, trung tuần tháng 02/2008, giá thu mua cà phê nhân trong nước tiếp tục tăng từ 1.500 – 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 01/2008, lên mức 33.000 – 33.200 đồng/kg, và tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.Theo số liệu thống kê, trong 20 ngày đầu tháng 01/2008, cả nước đã xuất khẩu 108 nghìn tấn cà phê với trị giá 193,93 triệu USD, giảm 32,27% về lượng và giảm 15,45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.Những diễn biến mới về giá đã làm thị trường cà phê trong nước trở nên sôi động hơn bao giờ hết.Ngày 20/02/2008 Giá cà phê trong nước đã leo lên mức cao mới: 32.000-35.000 đồng/kg. Nhiều chuyên gia dự báo, do sản lượng cà phê Việt Nam sụt giảm nên mức giá này có thể đạt mức 40.000 đồng/kg. Chính những biến động quá nhanh và bất ngờ dẫn đến doanh nghiệp găm hàng, chờ giá lên cao hơn mới bán.Còn nông dân thì thấp thỏm không biết nên vui hay là lo lắng.Nguyên nhân khiến giá cà phê leo thang ngay trong những ngày đầu năm là do sản lượng cà phê Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới, niên vụ 2007-2008 hao hụt 20-30% so với dự tính. Hạn hán đầu vụ cộng với mưa lũ trong tháng 8/2007 đã làm nhiều vườn càphê ở thủ phủ Đắk Lắk bị hư hại, chất lượng kém, năng suất giảm từ 30-70%. Việc thiếu hụt cà phê do sản lượng giảm sút mạnh trong niên vụ này đã đẩy giá thị trường cà phê thế giới lên rất cao. Đã vậy, thấy giá cao, nhiều hộ kinh doanh cà phê “găm” hàng không bán. Theo đà, giá cà phê trong nước cũng tăng lên mức kỷ lục.
Những tháng cuối năm 2007 đầu 2008 ở Tây Nguyên, giá mua vào cà phê rubusta nhân có lúc đạt mức 42.000 đồng/kg, đạt mức giá cao nhất trong 14 năm qua. Trong khi đó, giá cà phê robusta trên sàn London vào ngày 3/3 ở mức 2.757 USD/tấn, tăng 34 USD/tấn so với cuối tuần trước; giá cà phê robusta giao tại cảng Tp.HCM đạt mức 2.635 USD/tấn, tăng 30 USD/tấn so với cuối tuần trước đó.Giá cà phê những ngày này được ví như giá cổ phiếu một thời, tăng dần lên từng ngày.Chỉ sau một thời gian ngắn giá cà phê thế giới bất ngờ giảm tình trạng đó kéo dài đến tận bây giờ…vượt ngoài dự đoán của doanh nghiệp và những nhà đầu cơ. Bất ngờ sau một đêm, giá cà phê giao dịch tại London đã giảm 146 USD/tấn từ 2.774 USD/tấn xuống còn 2.628 USD/tấn, từ đó kéo theo giá xuất khẩu tại cảng Tp.HCM cũng đã giảm mạnh gần 190 USD/tấn từ 2.635 USD/tấn xuống còn 2.445 USD/tấn. Theo đà giảm, giá cà phê trên địa bàn Gia Lai đã giảm mạnh chỉ trong vòng 4 ngày, từ mức cao kỷ lục 42.000 đồng/kg trong ngày 6/3 về mức 34.000 đồng/kg trong ngày hôm qua, khiến các chủ cơ sở kinh doanh cà phê dao động, lúng túng. Lo lắng, nhiều người dân đã ồ ạt bán ra làm cho thị trường càng trở nên khó dự đoán và đặc biệt, trong thời gian này, hầu hết các ngân hàng thương mại đang thắt chặt họat động cho vay dẫn đến tình trạng thiếu tiền mặt trong thu mua cà phê.Nhiều người dân ở thành phố Buôn Ma Thuột khi thấy giá cà phê chững lại ở mức cao và bắt đầu có dấu hiệu giảm vội vàng bán ra với mức giá 39.500 đồng/kg nhưng nhiều đại lý không mua với lý do không có tiền mặt. Có người không kịp bán họ đã mất trắng 2,5 triệu đồng/tấn.Những tháng đầu năm 2008 càng giúp ta thấy rõ sự tác động của hội nhập kinh tế đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam.Chúng ta cần có những biện pháp nâng cao chất lượng cà phê,tìm hiểu thị trường để việc xuất khẩu cà phê trong tương lai không còn bị chênh vênh và chịu ảnh hưởng quá nhìu của sự biến động của thị trương quốc tế như hiện nay.Góp phần bình ổn giá thị trường,giúp cho nông dân yên tâm chăm chút từng gốc cây cà phê để cho được năng xuất chất lượng cao nhất.Với dự báo kim ngạch xuất khẩu cà phê của ta trong năm 2008 là 1800 triệu đô là cũng có thể nói cũng là một con số khả quan so với những biến động bất ngờ trong những tháng đầu năm.
2.2_ Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
2.2.1_Một số thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu cà phê
2.2.1.1_Thuận lợi.
“Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối xử không công bằng”nhân định trên hoàn toàn đúng trong bối cảnh kinh tế của Việt nam hiện nay,nó đúng cả trong từng ngành cụ thể.Khi nghiên cứu về tình hình xuất khấu cà phê của chúng ta trong những năm vừa qua ta có thể chỉ ra những thuận lợi cơ bản do tác động của hội nhập kinh tế.Hiện nay,tổ chức thương mại thế giới WTO đã thao túng tới 95% kim ngạch buôn bán thế giới, nên khi đã trở thành thành viên chính chức vào đầu năm 2007 chúng ta đã có rất nhiều thuận lợi trong xuất khẩu cà phê trên thị trường quốc tế. Nhờ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe của hiệp hội cà phê.Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mở cửa hội nhập do đó, không chỉ là để các doanh nghiệp của ta vươn ra, mà còn để các doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất và kinh doanh ở nước ta. Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của bản thân nền kinh tế nước ta, chứ không phải do chúng ta bị o ép, bị bắt buộc. Thời cơ đang đến, yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi, không còn sự lựa chọn ưu việt nào hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta lựa chọn như thế nào để vẫn hội nhập phát triển mà vẫn bảo đảm hội nhập lành mạnh và cùng phát triển giữa các nước xuất và nhập khẩu cà phê.Có thể nói rằng trong những năm đầu hội nhập,thị trường xuất khẩu cà phê của chúng ta đã có nhiều gợi mở.Với những thị trường khắt khe và khó tính hơn đòi hỏi chúng ta cần nỗ lực đáp ứng nhu cầu để có được sự tin tưởng và mối quan hệ làm ăn lâu dài trong tương lai.Mặt khác khi hội nhập kinh tế ,tức là hoà mình vào thị trường chung,cùng ganh đua với những nước có lịch sử phát triển kinh tế từ lâu đời,với tìêm lực mạnh hơn hẳn. Đặt ra những bài toán lớn khiến chúng ta phải không ngừng cải tiến về khoa học trình độ,về kĩ thuật trồng thu hoạch,chế biến cà phê để cạnh tranh lành mạnh xứng đáng với những ưu đãi của thiên nhiên và sự nỗ lực cố gắng của nhà nước ta.
Mặt khác chúng ta có thế mạnh về con người, về lao động với trí thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ, ..nguồn nhân công giá rẻ là một ưu thế giúp cho giá cà phê của ta có khả năng cạnh tranh với các nước trong cùng ngành.Các vùng đất trồng cà phê ngày càng được mở rộng chỉ còn bó hẹp trong các vùng của Tây nguyên.Bên cạnh đó đã có rất nhiều giống cây cà phê với khả năng chống sâu bệnh tốt hơn ,năng xuất cao hơn đang được nghiên cứu và đưa vào gieo trồng .Đó là những tín hiệu tốt cho xuất khẩu cà phê của ta trong tương lai.
2.2.1.2. Khó khăn
Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay đó chính là tiêu chuẩn khắt khe của hiệp hội cà phê thế giới, đây là yêu cầu cấp thiết cần phải thay đổi sau khi gia nhập các tổ chức thế giới đặc biệt là trở thành thành viên chính thức của WTO. Tiêu chuẩn mới cho cà phê (TCVN 4193-2005) ban hành từ 2005, đến nay mới có 10% số DN áp dụng, với khoảng 1-1,5% lượng cà phê xuất khẩu hàng năm. Vụ cà phê mới đã bắt đầu, song các DN vẫn lấn cấn vì chưa có quyết định về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn mới từ Bộ KH-CN. Từ tháng 3/2007 về trước, cà phê có nguồn gốc từ Việt Nam bị thải loại chiếm tới 88% tổng số cà phê bị thải loại của thế giới, tăng 19% so với 6 tháng trước đó. Không chỉ mất tiền tỷ, cà phê Việt Nam còn bị mang tiếng xấu về chất lượng, uy tín sụt giảm. Điều đó nói lên sự cấp thiết về việc áp dụng tiêu chuẩn mới cho cà phê Việt Nam. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm nghiệm càphê (CAFECONTROL):’’ Chất lượng cà phê do người nông dân sản xuất sấy không đảm bảo, mùi hóa chất sản sinh trong quá trình chế biến. Thực trạng thu hoạch cà phê cũng là điều đáng lo ngại khi tình trạng “vơ tuốt” quả xanh, quả chín vẫn diễn ra phổ biến; thậm chí tỷ lệ quả xanh khi thu hái còn chiếm tới 50-70%.Nguyên nhân của thực trạng trên là do người nông dân thường thu hoạch sớm (trước Tết Nguyên đán), điều này đã làm dịch chuyển lịch thời vụ về gần mùa mưa, khiến hạt càphê bị đen, mốc, sản lượng giảm, mất đi hương vị đích thực’’. Đây là nguyên nhân, nhiều nhà nhập khẩu e ngại khi mua càphê Việt Nam, mặc dù vẫn công nhận hương vị thuộc loại hàng đầu thế giới. Đã đến lúc người nông dân phải thực sự thấy rõ việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu cấp bách, không thể phó mặc cho doanh nghiệp hoặc trông chờ vào sự ăn may như lâu nay. Tuy nhiên, để khuyến khích nông dân thay đổi phương thức sản xuất, từ bỏ cách làm ăn cũ, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có những bước đi đồng hành trong việc đề ra chính sách thu mua hợp lý, không nên đánh đồng mọi sản phẩm bằng nhau về giá cả. Đồng thời mạnh dạn đặt ra những điều kiện ràng buộc về chất lượng sản phẩm đối với người bán, gắn việc xuất khẩu với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến ở cơ sở. Nếu để tình hình sản xuất càphê như hiện nay, người sản xuất rất khó thực hiện được yêu cầu kỹ thuật từ thu hái đến bảo quản. Cây càphê không chỉ là lợi thế của Tây Nguyên mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chính vì thế, bên cạnh những chính sách vĩ mô, chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ nhất: Thay đổi nhận thức của nông dân, bởi chỉ có họ mới quyết định được chất lượng càphê xuất khẩu.
Trong thời gian gần đây ,xuất khẩu cà phê của Việt nam lại gặp phải những khó khăn mới. Đó là hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở Đắk Lắk đang gặp khó khăn do lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao trong khi doanh số, lợi nhuận từ xuất khẩu đang giảm.
Thực tế là nguồn vốn kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp lâu nay chủ yếu dựa vào vốn vay ngắn hạn của ngân hàng. Trong vài tháng qua, do biến động tài chính toàn cầu mà lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng ở Đắk Lắk tăng cao, hiện lên đến 13% - 22%/năm, so với mức lãi suất trước đây khoảng 11,4% - 15%/năm. Muốn có vốn để thu mua cà phê xuất khẩu, doanh nghiệp không còn cách nào khác phải cố gắng đi vay.
Theo nhận định của các nhà đầu tư thì chưa bao giờ hoạt động xuất khẩu cà phê lại gặp khó khăn như hiện nay, ông đánh giá, mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu đã có nhiều kinh nghiệm đối phó với việc biến động giá cà phê trên thị trường thế giới nhưng với lãi suất ngân hàng cao như hiện nay, doanh nghiệp gần như "bó tay". Theo quy định mới, doanh nghiệp xuất khẩu không được vay ngoại tệ mà chỉ được vay tiền đồng,mặt khác tiền đồng lại đang trở nên khan hiếm nên lãi suất vay đã trở thành sức ép lớn. Với việc trả lãi vay ngân hàng từ 1,3 - 1,5%/tháng, giá thành hàng xuất khẩu đã đội lên rất nhiều, trong khi giá xăng dầu, chi phí lưu thông cũng tăng cao. Theo tính toán, với giá cà phê hiện nay khoảng 33.000 đồng/kg thì mỗi kg doanh nghiệp phải mất gần 500 đồng tiền trả lãi vay vốn mua hàng, trong khi trước đây chỉ trả khoảng 200 đồng khi vay ngoại tệ (với lãi suất 0,5 - 0,6%/tháng). Thực trạng này khiến nhiều doanh nghiệp giảm xuất khẩu.Dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê nước ngoài với lợi thế lớn về vốn đã mở đại lý mua cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, thu hút mạnh lượng cà phê trong dân đưa ra giá mua cao, các doanh nghiệp "bản địa" không thể cạnh tranh về giá mua hàng đành giảm lượng xuất khẩu. Không chỉ có vậy nhiều người dân ký gửi cà phê còn bị ‘’ ăn chặn’’ .Bao nhiêu mồ hôi công sức đều bị một số doanh nghiệp vơ vét,lợi dụng giai đoạn khó khăn này làm lợi bất chính. Số lượng xuất khẩu cà phê trong năm nay được dự tiính giảm rõ rệt so với năm trước,có thể sẽ không đạt được con số ước tính từ những tháng đầu năm 2008 bởi khó khăn trong vay vốn.Trong thời điểm hiện tại, doanh nghiệp phải tìm cách xoay xở, tự cứu mình là chính, bằng mối quan hệ với các ngân hàng cho vay với lãi suất có lợi nhất, giảm các chi phí không cần thiết để hạ giá thành đầu vào, nếu không sẽ không thể bảo đảm hiệu quả kinh doanh, giữ được tiến độ xuất khẩu.
Thấy được những khó khăn trước mắt,chúng ta chỉ còn cách đối diện với nó,tìm ra những giải pháp tạm thời bình ổn lại giá cà phê xuất khẩu,vượt qua khó khăn với những nỗ lực hết mình của nhà nước ,doanh nghiệp và những người nông dân giữ vững vị trí trong xuất khẩu cà phê trên thế giới.
2.3. Những kết luận đánh giá rút ra từ nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cà phê.
2.3.1.Ưu điểm.
Ưu điểm nổi bật của xuất khẩu cà phê ở nước ta đó là sự phát triển trên diên rộng của cà phê với khí hậu và thời tiết ở các đồn điền trồng cà phê tốt, thích hợp với sự tăng trưởng phát triển của loại cây này.Mặt khác các chủ trang trại thường xuyên tăng cường nhiều biện pháp chăm sóc hiệu quả nhằm kích thích quá trình tăng trưởng của cà phê.Theo số liệu nghiên cứu thì diện tích trồng cà phê tại Việt Nam năm nay cũng được mở rộng, đạt tới 515.000 hecta, tăng 4% so với năm ngoái . Một báo cáo đăng trên website của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, hiện Việt Nam đang tiếp tục trồng và thử nghiệm nhiều hạt giống cà phê mới, thơm ngon hơn, năng xuất cao hơn và rất thích hợp với việc sản xuất, tinh chế cà phê tan.Cùng với chất lượng ngày càng được nâng cao thì với nguồn nhân lực sẵn có,chăm chỉ,chịu khó…nên giá cà phê của ta cũng tạo điều kiện lựa chọn cho các nhà nhập khẩu.
Bên cạnh đó,cơ chế mở cửa và hội nhập kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO sẽ càng làm cho thị trường xuất – nhập khẩu cà phê của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, gây được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài.Trước những điều kiện này, Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá rất cao về thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới trong bối cảnh, giá cà phê thô ở thị trường Mỹ và nhiều nước châu Âu đang đội lên rất cao do nhu cầu tiêu thụ tăng nhưng sản lượng nhập khẩu chưa đáp ứng đủ.
2.3.2.Nhược điểm.
Ngoài những ưu điểm nổi bật thì xuất khẩu cà phê cũng không tránh khỏi những nhược điểm, mà cho đến nay đó vẫn là những trăn trở của các nhà kinh doanh cà phê của Việt Nam.
Thứ nhất cà phê vẫn chủ yếu là xuất thô.
Cà phê vốn là một sản phẩm nông nghiệp gắn liền với cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Mỗi năm cả nước xuất khẩu trên dưới 900.000 tấn cà phê với kim ngạch xấp xỉ 1,5 tỷ USD, trong đó riêng tỉnh Đắk Lắk đã chiếm 50% tổng số lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Cà phê hiện nay là nguồn thu nhập chính trong đời sống của đa số hộ đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, là mặt hàng chiếm tới trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk mỗi năm. Chúng ta đã xây dựng được những thương hiệu nổi tiếng như Trung Nguyên, Café Moment, cà phê Buôn Ma Thuột... Tuy nhiên, dù Việt Nam là một nước sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế giới nhưng có một thực tế đáng buồn là trên 90% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn là cà phê nhân thô ...
Thứ2 :Năng suất cao nhất thế giới nhưng chất lượng kém xa chuẩn quốc tế.
Theo Công ty Giám định cà phê và Nông sản Xuất nhập khẩu CafeControl, việc đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện được mô tả đơn giản hơn hẳn tập quán quốc tế, và lại tồn tại đã 10 năm nay. Khi đó Việt Nam còn chủ yếu bán cà phê cho các nước châu Á lân cận, khách hàng mua dưới dạng nguyên liệu và tái xuất. Đơn giản nhất, khâu thử nếm của Việt Nam chỉ ''khi có yêu cầu'' trong khi quốc tế là bắt buộc, tạp chất theo quy định Việt Nam là 1% trong khi quốc tế là 0,2%. Chất lượng không được nâng cao trong khi hàng hoá qua các nhà nhập khẩu trung gian vẫn đi thẳng tới thị trường tiêu thụ. Đến lúc này, các điểm yếu của chất lượng cà phê Việt Nam mới bộc lộ, gây hậu quả lớn về kinh tế lẫn uy tín cho ngành cà phê Việt Nam. Bởi thế, người mua thường mua hàng Việt Nam với giá thấp hơn so với cà phê của Braxin, Indonesia...
Ngoài ra, người nông dân còn chưa có ý thức tạo sản phẩm tốt. Nguyên nhân chính là sản phẩm tốt hay xấu đều bán được cho các cơ sở chế biến mà giá cả không chênh lệch. Theo ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk, nông dân hiện nay thu hoạch cà phê có tới 60-70% là xanh. Việc thu hoạch xanh như vậy thậm chí đã làm đảo lộn chu kỳ sinh trưởng của cà phê (ra hoa sớm hơn 1 tháng). Mỗi năm, tỉnh Đăk Lăk lãng phí tới 60 tỷ đồng do bón phân thừa, tưới nước thừa, tuy làm tăng năng suất (năng suất cà phê cao nhất thế giới), nhưng lại làm giảm chất lượng cà phê.
Thứ 3:Trên thị trương hiện tại diễn ra tình trạng tranh mua, tranh bán cà phê.
Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), cả nước hiện có khoảng 130 DN tham gia xuất khẩu cà phê. Việc có nhiều DN tham gia xuất khẩu cà phê có mặt tích cực là góp phần tiêu thụ hết cà phê cho dân, nhưng cũng tạo ra tình trạng tranh mua, tranh bán, dễ bị khách nước ngoài ép giá, nhất là trong điều kiện khách hàng nhập khẩu lớn của VN chỉ có trên dưới 10 hãng. Do tiềm lực tài chính mạnh, nhiều hãng nước ngoài tiến hành mua cà phê tại thời điểm giá rẻ, sau đó đưa vào kho ngoại quan tại Việt Nam để chờ xuất khẩu. Thậm chí, có trường hợp DN Việt Nam không đủ chân hàng phải nhập khẩu lại cà phê từ kho ngoại quan với giá cao hơn để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu khác.
Ngoài ra, khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt, dẫn đến đầu vụ, nhiều hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo thường phải bán vội cà phê với giá thấp để trang trải chi phí. Tâm lý vội bán cà phê, kết hợp với việc thu hái không đảm bảo quy trình, nên cà phê bán ra thị trường thường bị ép giá. Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh, dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu.
Mặt khác, các DN Việt Nam vẫn phổ biến bán cà phê theo phương thức trừ lùi, chốt giá sau. Đây là một hình thức đầu cơ giá nên có rất nhiều rủi ro. Trong khi đó, giá giao dịch cà phê diễn biến từng ngày, từng giây, từng phút, đòi hỏi người giao dịch quyết định mua bán hết sức nhạy bén, vì từng lô hàng mua bán có trị giá rất lớn, thậm chí có thể khiến DN bị lỗ, hay phá sản ngay lập tức.
Chương III
Phương hướng và giải pháp cho xuất khẩu cà phê trong thời gian tới
3.1.Mục tiêu phương hướng phát triển xuất khẩu cà phê trong thời gian tới.
Mục tiêu trước mắt của chúng ta đó là tăng năng xuất và chất lượng của cây cà phê bằng cách dần thay đổi những tập quán thu hoach chế biến cà phê, đầu tư cải tiến máy móc trang thiết bị hiện đại nhằm mục đích đáp ứng tốt yêu cầu về tiêu chuẩn của thế giới.Ngoài rat a còn có những mục tiêu mới cho tương lai vô cùng táo bạo của các doanh nghiệp và nhà nước nhưng ta có những cơ sở để tin tưởng có thể thực hiện được trong tương lai. Đó là việc xây dừng một vùng đất riêng nơi được gọi là ‘’Thi ên đường cà phê’’ nơi mà không chỉ những tín đồ và tất cả mọi nguời -những ai quan tâm đến cà phê có điều kiện tìm hiểu ,thưởng thức cà phê…Đây sẽ trở thành khu truyền bá văn hoá cà phê không chỉ trong nước mà ra toàn thế giới…mang những trọng trách và nhiệm vụ cao cả thể hiện tònh yêu với cà phê và với đất nước.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh trạnh trong xuất khẩu cà phê của Việt nam,trong một số đề án nghiên cứu đã đưa ra mục tiêu : cần đưa cà phê VN lên sàn giao dịch quốc tế, đặc biệt ở Anh và Mỹ. Không chỉ nắm tình hình giá cả thị trường thế giới, sàn giao dịch còn đảm bảo kỹ thuật trồng cao so với cà phê thế giới. Ngoài ra, sàn sẽ tác động lại việc sản xuất, đặc biệt là giống. Để thực hiện những mục tiêu trên thì cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và chính sách nhà nước tạo nên một khối thống nhất,vững mạnh trong xuất khẩu cà phê ra thế giới.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
3.2.1. Nghiên cứu xâm nhập thị trường thế giới về xuất khẩu cà phê.
Tình hình Thế giới.
Thời vụ thu hoạch cà phê ở phía Bắc bán cầu là từ tháng 10 đến hết tháng 12, vì vậy niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau. Ở phía Nam bán cầu thời vụ thu hoạch cà phê từ tháng 4 đến hết tháng 7, niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 4 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở phía Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế của cà phê Việt Nam. Nhất là trong niên vụ 2007-2008, các nước phía Nam bán cầu bị mất mùa cà phê trong đó Brazil giảm tới 23%, Indonesia giảm 19%... Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng tại các nước sản xuất cà phê cũng đang tăng cao khiến một số nước như Indonesia dự kiến phải nhập khẩu khoảng 60.000 tấn cà phê trong quý 1/2008. Sản lượng thiếu cũng dẫn đến nhiều quỹ đầu tư và các nhà rang xay sẽ tăng mua để dự trữ. Đây là một ưu thế đầu tiên của Việt nam do khách quan thị trường thế giới đem lại.
Nói tới thị trường xuất khẩu cà phê, chúng ta không thể không nhắc tới Brazil- đối thủ cạnh tranh trực tiếp với vị trí đầu bảng về xuất khẩu cà phê trên thế giới .Nguy cơ hạn hán trong giai đoạn ra hoa của các đồn điền cà phê Braxin đang trở thành mối lo chính suốt hai tháng qua, và đặc biệt tác động mạnh lên thị trường cà phê thế giới trong hai tuần cuối tháng 9. Tình trạng khô hạn từ tháng 7 đến tháng 9 là hiện tượng rất bình thường ở Braxin, thậm chí còn có lợi cho việc ra hoa và chín đồng đều của quả, những yếu tố cần thiết để tạo nên chất lượng tốt cho hạt cà phê. Mưa lớn vào tháng 7 làm tăng độ ẩm của đất, thêm vào đó vụ mùa năm 2008/09, được dự báo là sẽ đạt mức cao kỷ lục, có thể vượt qua mức 48 triệu bao đã từng thu được trong vụ mùa năm 2002/03. Nhưng người trồng cà phê ở một số nơi lại nhìn nhận tình hình hiện nay một cách ảm đạm, họ cho rằng vụ mùa tới đã bị thiệt hại và tình thế này sẽ chẳng thể cải thiện được ngay cả khi trời sẽ mưa.
Thời tiết đang là yếu tố chi phối thị trường cà phê kỳ hạn tại Luân Đôn và Niu Yóoc. So với tháng 8, giá cà phê tháng 9 tăng rất mạnh. Trong phiên giao dịch ngày 20/9 giá cà phê arabica đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hai năm rưỡi (1,3315 USD/lb). Nguyên nhân chính là do hoạt động mua vào của các quỹ và của giới đầu cơ tăng mạnh trước triển vọng nguồn cung cà phê khan hiếm ngày càng rõ nét. Giới kinh doanh cho biết thời tiết khô hạn kéo dài ở Braxin, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và động đất mạnh 6,8 độ ricte tại Colombia, nước sản xuất lớn thứ ba thế giới là nguyên nhân chính đẩy giá cà phê tăng cao. Vành đai cà phê của Braxin đã trải qua những ngày cực kỳ khô hạn trong suốt tháng 8 và đến cuối tháng 9 vẫn chưa có mưa. Thêm vào đó, nguồn cung robusta có dấu hiệu khan hiếm trong ngắn hạn, đặc biệt với hợp đồng tháng 11 vì Việt Nam nước sản xuất robusa lớn nhất thường bắt đầu thu hoạch cà phê vào tháng 10 nhưng năm nay phần lớn sản lượng sẽ không được thu hoạch đúng hạn để giao hàng vào tháng 11 như mọi năm.
Các chuyên gia cho biết từ nay cho đến giữa năm 2008, cung cà phê thế giới sẽ eo hẹp do sản lượng cà phê của Braxin giảm mạnh, giảm gần 10 triệu bao so với vụ trước. Xuất khẩu cà phê trong tháng 8 của Braxin đã giảm 23% so với tháng 8 năm ngoái. Trong tháng 9, Braxin xuất khẩu được 1,93 triệu bao cà phê nhân, giảm 16,9% so với mức 2,32 triệu bao của tháng 9 năm 2006. Khối lượng hàng giao trong tháng 9 gồm 1,71 triệu bao cà phê Arabica, giảm 19,4% so với 2,13 triệu bao năm ngoái; và 213.195 bao cà phê robusta, tăng 10,6% so với 192.680 bao năm trước. Xuất khẩu cà phê hòa tan đạt 281.140 bao, tăng 46,6% so với 191.754 bao của tháng 9 năm 2006. Tính chung, tổng khối lượng xuất khẩu giảm 12,1% xuống mức 2,21 triệu bao nhưng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 9 tăng 2% lên 304,58 triệu đô la Mỹ.
Bảng3:Xuất khẩu cà phê tháng 9/2007 của Braxin (60-kg/bao)
Robustar
Arabica
Cà phê nhân
Cà phê hoà tan
Tổng khối lượng
Tổng kim ngạch ( Triệu USD)
Tháng 9/07
213.195
1712891
1.926.086
281.140
2.207.226
304,577
Tháng 9/06
192.680
2.126.034
2.318.714
191.754
2.510.468
298,617
Mức thay đổi
20.515
-413.143
-392.628
89.386
-303.242
59,60
% thay đổi
10.6
-19,4
-16,9
46,6
-12,1
2,0
Nguồn: Trích báo cáo tài chính ngành hàng năm 2007
Uganda hiên nay là nước trồng cà phê lớn thứ hai của Châu lục sau Ethiopia, nước chủ yếu sản xuất cà phê Arabica. Xuất khẩu của Uganda năm nay tăng 32% lên 2,63 triệu bao loại 60kg/bao nhờ thời tiết thuận lợi và giá cà phê đang tăng cao. Chất lượng cà phê đươc cải thiện đáng kể nhờ thời tiết tốt, giá lại cao nên đã khuyến khích người trồng cà phê chăm sóc đồn điền và trồng mới cây cà phê . Uganda đang trở thành nước sản xuất chính sản phẩm cà phê robusta chất lượng cao sau khi Bờ Biển Ngà, quốc gia dẫn đầu trước kia đã cắt giảm sản xuất xuống còn một nửaTrong tháng 8/2007, nước này đã xuất khẩu được 230.849 bao, trị giá 23,9 triệu đô la Mỹ, tăng so với 175.526 bao, với kim ngạch xuất khẩu đạt 14,4 triệu đô la Mỹ của cùng kỳ năm trước.Trong năm 2006/07, xuất khẩu cà phê của Ethiopia đạt 1,2 tỉ đô la Mỹ. Girma cho biết tăng trưởng xuất khẩu nông sản hàng năm Ethiopia đạt 25% trong suốt 4 năm qua. Trong khi khối lượng nhập khẩu tăng 15-17% một năm, trong cùng giai đoạn. Đức là nước nhập khẩu lớn nhất cà phê của Ethiopia, chiếm 13% tổng khối lượng xuất khẩu năm trước của nước này. Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan cũng đang tăng cường mua các sản phẩm của Ethiopia.
Các đồn điền trồng cà phê của El Salvador bị thu hẹp 4,3% trong 5 năm qua chủ yếu do nông dân bỏ đất đai khi thấy cà phê liên tục rớt giá trong giai đoạn 2001-2003. Nhưng nay sản xuất cà phê của nước này đang hồi phục trở lại. Đất trồng cà phê, một trong yếu tố kinh tế quan trọng của nền kinh tế El Salvador giảm xuống 379.890 acres (tức là 153.700 hecta) trong năm 2006. Vào những năm 2001-2003, khủng hoảng thừa cung cà phê thế giới đã đẩy giá cà phê xuống các mức thấp nhất trong vòng 30 năm. Nhiều khi giá bán ra trên thị trường không bù đắp nổi chi phí sản xuất dẫn đến nhiều nông dân bị thua lỗ. Thêm vào đó sự xuất hiện của bão nhiệt đới, lũ lụt, núi lửa cũng là nguyên nhân khiến nông dân bỏ đất trong những năm tiếp theo 2002-2006. Nay giá cà phê thế giới phục hồi đang thúc đẩy El Salvador tăng cường sản xuất trở lại vì nông dân đã có tiền để đầu tư, chăm sóc các đồn điền cà phê của họ. Theo dự báo của Quỹ cà phê tư nhân El Salvador (Procafe), niên vụ 2007/08, sản xuất cà phê của nước này sẽ tăng gần 14% so với vụ trước, và sản lượng có thể tăng 20%, tức là ở mức 1,51 triệu bao, loại 60kg/bao. Trong khi vụ trước con số này là 1,33 triệu bao.
Điểm qua một số nước xuất khẩu cà phê lớn ta có thể thấy tình trạng biến động chung của cà phê trên toàn thế giới cả về diện tích gieo trồng,lẫn giá cả.Hoà chung vào dòng chảy đó nước ta không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định trong xuất khẩu cà phê hiên tại và tương lai.Có thể nói đây là điều tất yếu ,vấn đề chỉ là chúng ta sẽ vượt qua thời điểm này như thế nào mà thôi.
3.2.2. Đối thủ cạnh tranh.
Trong mục này chúng ta đề cập tới tình hình xuất khẩu cà phê của một số nước được coi là đối thue cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu cà phê thời gian qua.
Xuất khẩu cà phê của Brazil.
Theo thông báo của Hội đồng xuất khẩu cà phê nhân Brazil hôm 05/11, Brazil đã xuất khẩu 2,51 triệu bao cà phê nhân loại 60kg trong tháng 10, giảm 2% so với 2,56 triệu bao xuất khẩu 1 năm trước đó.
Tuy nhiên, mức xuất khẩu trên vẫn cao hơn trong tháng 9 khi nước này chỉ xuất ra 1,94 triệu bao. Khối lượng xuất khẩu tháng 10 bao gồm 2,27 triệu bao cà phê nhân arabica, giảm 2,1% so với 2,32 triệu bao cùng kỳ năm trước. Cà phê robusta xuất khẩu cũng giảm 1,4% từ 222.967 bao của tháng 10/06 xuống còn 238.309 bao.Tính chung cho ngành xuất khẩu cà phê của Brazil, tổng khối lượng xuất ra trong tháng 10/07 đã tăng 0,3% lên 2,79 triệu bao, với kim ngạch tăng tới 26,6% lên 423,2 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Guatemala:
Xuất khẩu cà phê của Guatemala trong tháng 10 – tháng đầu tiên của niên vụ 2007/08 đạt 111.146 bao loại 60kg, tăng 14,15% so với cùng kỳ năm ngoái. Anacafe cho biết trong tháng 10 năm 2006, xuất khẩu của Central American Arabica là 97.369 bao.
Costa Rica:
Theo tổ chức cà phê Costa Rican, xuất khẩu cà phê trong tháng 10 của nước này đạt 34.018 bao loại 60 kg, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Honduras:
Tổ chức cà phê Honduras cho biết xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 10 đạt 47.488 bao loại 60kg, tăng 88%.Nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 trung Mỹ này đang có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm lên khoảng 7,7 triệu bao loại 60kg vào năm 2010/2011 nhờ giá sản xuất thấp và nguồn đất trồng rộng.
Uganda:
Uỷ ban Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) cho biết, xuất khẩu cà phê robusta của nước này trong 5 tháng đầu vụ 2007/08 (tháng 10/07 – tháng 2/08) đạt 1,14 triệu bao loại 60kg, tăng 24% so với cùng kỳ vụ trước.
Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê arabica trong cùng thời gian này lại giảm 33% xuống còn 269.444 bao, chủ yếu do yếu tố chu kỳ mùa vụ. Cà phê arabica của Uganda chiếm 15% trong tổng sản lượng hàng năm.Từ năm 1993, cà phê robusta của Uganda bị sụt giảm trầm trọng bởi sâu bệnh, tuy nhiên sau đó UCDA đã có những biện pháp phù hợp ngăn chặn được sự phát triển của sâu bệnh.Đến năm 2001, Uganda đã đề ra chương trình trồng lại cây cà phê và sản lượng tại quốc gia sản xuất cà phê robusta hàng đầu châu Phi này đã tăng kể từ vụ 2005/06.Trong vụ 2007/08, sản lượng cà phê robusta của Uganda dự đoán đạt 3 triệu kiện, tăng so với 2,7 triệu kiện của vụ 2006/07.
Cameroon
Theo số liệu của Uỷ ban Cà phê và Cacao Quốc gia Cameroon (NCCB), trong 5 tháng đầu vụ 2007/08 (tháng 10/07-tháng 2/08), cameroon đã xuất khẩu 340 tấn cà phê arabica, giảm mạnh so với 584 tấn cùng kỳ vụ trước.Chỉ tính riêng tháng 2/08, Cameroon xuất khẩu 101 tấn cà phê arabica, trong khi cùng tháng năm 2007 con số là 584 tấn. Trong giai đoạn từ tháng 10/06 đến tháng 01/07 Cameroon không xuất khẩu cà phê arabica và NCCB cũng không đưa ra lý do.Dưới đây là số liệu chi tiết về tình hình xuất khẩu cà phê arabica của Cameroon trong 5 tháng đầu vụ 2007/08:
Tháng
Vụ 2007/08 (tấn)
Vụ 2006/07 (tấn)
10
18
- -
11
- -
- -
12
- -
- -
01
221
- -
02
101
584
Tổng
340
584
Mexico
Bộ Nông nghiệp Mexico cho biết, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 2/08 – tháng thứ 5 của vụ 2007/08 - đạt 218.281 bao loại 60 kg, giảm 16% so với cùng tháng vụ trước.Kể từ đầu vụ tới nay (tháng 10/07 – tháng 2/08), Mexico đã xuất khẩu tổng cộng 892.211 bao cà phê, giảm 1% so với 901.495 bao cùng kỳ vụ trước. Cả vụ 2006/07, Mexico đã xuất khẩu được 2.893.351 bao, tăng 15% so với 2.507.694 bao của vụ 2005/06.Khối lượng xuất khẩu trong tháng 2 của Mexico bao gồm 167.366 bao cà phê tươi, 1.264 bao cà phê rang xay và 49.651 bao cà phê hoà tan.
El Salvador
Theo nguồn tin Dow Jones, xuất khẩu cà phê của El Salvador trong tháng 2 – tháng thứ 5 của vụ 2007/08 – đã tăng 12% so với cùng kỳ vụ trước, đạt 146.082 bao loại 60 kg.Hội đồng Cà phê El Salvador cho biết, trong 5 tháng đầu vụ, El Savador đã xuất khẩu tổng cộng 401.925 bao cà phê, tăng 10% so với cùng kỳ vụ trước.Trong vụ 2006/07, El Salvador chỉ xuất khẩu 1.220.765 bao cà phê, giảm 19% so với vụ trước đó và là mức thấp nhất trong vòng 100 năm qua của nước này.Vụ 2007/08, sản lượng cà phê của El Salvador dự đoán sẽ tăng 19% lên 1.479.046 bao.
3.2.3. Biện phấp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.
3. 2.3.1. Chất lượng hiện tại.
Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 40 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam là các nước: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Trung Quốc, Hà Lan, Ba Lan… trong đó Đức và Mỹ luân phiên là 2 thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn thấp và bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường quốc tế.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chất lượng sản phẩm thấp hơn các nước khác và do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn đứng ngoài sàn giao dịch quốc tế.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do công nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó nông dân có thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn cả trái chín lẫn xanh. Vì thế, ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì cà phê hạt xuất khẩu của Việt Nam vẫn kém hơn các nước khác.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, ngoài việc nâng cao chất lượng cà phê hạt xuất khẩu để có mức giá xuất khẩu tốt hơn, Việt Nam cần gia tăng giá trị xuất khẩu của cà phê thông qua chế biến, thúc đẩy tiêu thụ trong nước, giảm sự phụ thuộc của ngành cà phê vào các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngành chế biến cà phê của Việt Nam mới chỉ phát triển ở một mức độ nhất định nên chưa phát huy được hết lợi thế của mình.
Một điểm hạn chế nữa là trong suốt hơn 10 năm qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán lại của hãng tin Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đoái rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi từ cả trăm năm nay, doanh nghiệp cà phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như LIFFE (Luân Đôn), NYMEX (Niu Yooc). Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực tế, nhờ vào sự phán đoán thị trường và dùng hợp đồng kỳ hạn như một công cụ phần nào đã hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
Một thuận lợi là Luật Thương mại có hiệu lực vào đầu năm 2006 cũng đã cho phép các doanh nghiệp được mua bán hàng hoá qua sàn giao dịch nước ngoài và doanh nghiệp được phép chọn ngân hàng uy tín để bảo lãnh.
3. 2.3.2 Các biện pháp.
Nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian tới, phương hướng chính không phải là tăng diện tích, quy mô, doanh số mà cần tập trung đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt và khép kín thu mua, chế biến, nâng cao sức cạnh tranh cũng như ổn định thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam.Măt khác chúng ta cũng cần có những thay đổi dần dần theo lộ trình tăng chất lượng cà phê phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Một số giải pháp cụ thể:
a. Hoàn thiện việc tổ chức khâu trồng và chế biến cà phê cung cấp cho xuất khẩu.
Giải pháp đầu tiên là phải thay đổi cơ cấu chủng loại cà phê, nhanh chóng quy hoạch và phát triển loại cà phê ARABICA. Đây là một vấn đề bức xúc đặt ra đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc hoạt động trong nền kinh tế thị trường là “bán những thứ mà thị trường cần chứ không chỉ bán những thứ mà mình có’’ . Bên cạnh việc thay đổi chủng loại thì việc đầu tư khoa học kỹ thuật, chăm bón cũng là một vấn đề cần thiết. Hiện nay người nông dân phải tự lo toàn bộ các khâu phân bón, thuốc trừ sâu... nên đã gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình sản xuất. Do đó nhà nước cần tổ chức mạng lưới cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã thương mại - dịch vụ, tư nhân đảm bảo cung ứng đủ và an toàn cho sản xuất, tạo sự yên tâm cho sản xuất và cung ứng hàng xuất khẩu. Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến công nghệ sau thu hoạch, bằng nhiều biện pháp khác nhau
- Khuyến khích người nông dân sử dụng máy móc trong khâu thu hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và giảm tỷ lệ hao hụt.
- Phát triển các hình thức sơ chế, bảo quản tại chỗ nhằm khắc phục tình trạng phải vận chuyển xa, khó bảo quản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này.
- Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, đổi mới trang thiết bị đồng bộ để tạo ra các sản phẩm chế biến phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới. - Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm nhiệm vụ thu mua cà phê xuất khẩu về vốn, cơ sở hạ tầng (đường xá, kho tàng bến bãi, phương tiện bảo quản và vận chuyển hàng hoá), giúp cho họ có đủ điều kiện tổ chức mạng lưới thu mua rộng rãi, mua hết hàng cho người sản xuất, không để tình trạng tư thương lũng đoạn thị trường, ép giá người sản xuất.
- Nhà nước cần phải xác định rõ vai trò của tư thương trong điều kiện hiện nay. Tư thương là lực lượng đông đảo, luôn năng động nhạy bén nhưng cũng có hạn chế về vấn đề tư hữu. Do đó cần phải sử dụng tư thương như các đại lý cho doanh nghiệp nhà nước sẽ tận dụng được thế mạnh của họ đồng thời hạn chế sự lũng đoạn cũng như ép giá của tư thương.
b. Giải pháp thuộc về trợ cấp cho xuất khẩu.
Đây là giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng, nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp. Trợ cấp xuất khẩu là những ưu đãi chính mà Nhà nước dành cho người xuất khẩu khi họ bán được hàng hoá ra thị trường nước ngoài.
- Các giải pháp hỗ trợ đầu vào cho sản xuất cà phê:
Nhà nước hỗ trợ một phần vốn thông qua tín dụng để các hộ nông dân có điều kiện thuận lợi mở rộng diện tích và thâm canh. Các khoản tín dụng cần thiết được thực hiện thông qua hệ thống tín dụng nhà nước, các tổ chức kinh tế hợp tác và tổ chức tự nguyện của nông dân, trong đó tín dụng nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhờ đó họ có điều kiện mở rộng sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, sản lượng hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Trong khi thực hiện giải pháp này cần lưu ý vấn đề giám sát để đảm bảo trợ cấp đúng đối tượng và vấn đề thời gian để đảm bảo chu kỳ sản xuất (tránh bán non sản phẩm gây thiệt hại cho người nông dân). Nhà nước hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu để tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tăng năng suất cây trồng và giảm thiểu sự tàn phá của dịch bệnh. Đây cũng là một giải pháp cần thiết đối với việc sản xuất để tránh tình trạng người nông dân mất tiền mà không được hàng thật. Nhà nước quan tâm đến vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, điện cho sản xuất trong đó vấn đề nước tưới cho cây cà phê là vấn đề cấp bách hiện nay. Giải pháp này tạo sự chủ động cho người nông dân, từ đó kích thích sản xuất phát triển, tăng khối lượng cà phê cho xuất khẩu. Tăng cường các biện pháp khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật mới cho người nông dân để họ nhanh chóng tiếp cận với thị trường trong nước và ngoài nước. Cung cấp hệ thống tin đầy đủ, kịp thời, chính xác để người sản xuất nắm được thông tin, yên tâm đầu tư sản xuất, tránh được những thua thiệt không đáng có.
c. Các giải pháp hỗ trợ đầu ra cho nông dân:
Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn để nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các kho tàng, phương tiện bảo quản cà phê, phương tiện vận chuyển để giảm bớt hao hụt sản phẩm khi thu hoạch, đảm bảo an toàn cho cà phê xuất khẩu. Thông qua hệ thống ngân hàng, nhà nước cung cấp đủ vốn tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu khi vụ thu hoạch đến với lãi suất ưu đãi để đảm bảo thu mua hết sản phẩm cho nông dân, tránh hiện tượng nông dân bị ép giá gây ra thua thiệt.
Xuất phát từ tính thời vụ của sản xuất cà phê, nhà nước cần thực hiện biện pháp ổn định giá cả đầu ra thông qua việc qui định giá sàn thu mùa cà phê tránh thua thiệt cho người nông dân khi giá thị trường hạ dưới chi phí sản xuất.
Nhà nước cần thông qua quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cà phê để hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu cà phê theo hình thức bán chịu, trả chậm, đền bù một phần giá trị hàng hoá xuất khẩu cho doanh nghiệp khi gặp rủi ro và sử dụng vào các trường hợp khác.
d. Những bước trong lộ trình nhằm áp dụng tiêu chuẩn mới
Cục Trồng trọt đưa ra lộ trình áp dụng TCVN 4193:2005, gồm 3 bước:
- Bước 1 (từ nay đến tháng 12/2008), tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích và có thưởng các doanh nghiệp xuất khẩu nhân cà phê tự nguyện áp dụng toàn bộ hoặc một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân theo tiêu chuẩn này ngay từ niên vụ 2007-2008; hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh bổ sung tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành đã có để xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển cà phê nhân xuất khẩu; đồng thời hoàn chỉnh việc xây dựng và phê duyệt đề án nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020.
- Bước 2 (từ tháng 1/2009 đến 3/2010), phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cà phê nhân xuất khẩu tới các doanh nghiệp
người sản xuất, thu mua, chế biến cà phê; tiến hành xây dựng mô hình mẫu áp dụng quy chuẩn kỹ thuật này; tổ chức kiểm tra chất lượng đối với cà phê trước khi thông quan bằng một số chỉ tiêu chất lượng quan trọng, dễ thực hiện như ẩm độ, các khuyết tật về tạp chất, hạt mốc.
- Bước 3 (từ tháng 4/2010 trở đi), tiếp tục áp dụng toàn diện các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cà phê nhân xuất khẩu và thực hiện kiểm tra toàn diện các chỉ tiêu chất lượng cà phê xuất khẩu theo TCVN 4193:2005 trước khi thông quan.
TCVN 4193:2005 (mới) hạng R3
-Màu sắc: màu đặc trưng từng loại cà phê nhân
-Mùi: không có mùi vị lạ
-Độ ẩm: < + 12,5%
-Tạp chất, hạt đen, nâu, sâu, vỡ và hạt khuyết tật… bắt theo lỗi
* Xác định trị số lỗi cho phép: tối đa 250 lỗi trong 300 gam mẫu đối với cà phê vối và 150 lỗi trong 200 gam mẫu đối với cà phê chè.
-Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại: (% khối lượng)
+Cà phê Arabica: được lẫn R: < = 5% + C: < = 1%
+Cà phê Robusta: được lẫn C: < = 5% + A: < = 5%
-Tỷ lệ trên sàng 4,75 ly/4 ly tối thiểu (%): 90/10
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về tình hình xuất khẩu cà phê của Việt nam trong bối cảnh gia nhập kinh tế quốc tế.Thấy được những thuận lợi và khó khăn của cà phê việt nam đồng thời cũng nhìn nhận được những mặt yếu kém cần khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu cà phê.Chúng ta cần có thời gian sự nỗ lưc cố gắng nắm bắt nhu cầu thị trường, đẩy mạnh việc cải tiến khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng cà phê đảm bảo tiêu chuẩn thế giới,tạo long tin với đối tác xuất khẩu. Khẳng định xuất khẩu cà phê trong thời kỳ hội nhập đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.Khẳng định vị trí của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình thương mại quốc tế _NXB trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
2. Các bảng báo cáo tài chính của ngành xuất khẩu cà phê năm 2007
3. Các trang báo điện tử
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10927.doc