Sau hơn hai năm hoạt động của Thị trường Chứng khoán vừa qua đã thu được những thành công bước đầu đáng khích lệ. Chặng đường phía trước còn rất nhiều khó khăn thử thách. Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, cùng với sự phối hợp có hiệu quả của các Bộ, nghành địa phương liên quan, sự quan tâm tin tưởng của các nhà đầu tư và sự trưởng thành của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán, sự phát triển không ngừng của các công ty niêm yết. Thị trường Chứng khoán Việt nam nhất định trở thành mộ kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả của nền kinh tế, đóng góp vai trò ngày càng to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nền kinh tế Việt nam hội nhập và phát triển trong tương lai.
35 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và phương hướng để tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng những người này rất đông gồm các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, các quỹ đầu tư...
2.4.3. Các tổ chức trung gian.
Nhà kinh doanh và môi giới chứng khoán: Là những người hoạt động dưới danh nghĩa của một công ty chứng khoán. Họ là những người có chuyên môn cao và rất thành thạo trong phân tích và giao dịch chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán chỉ có các nhân viên của các công ty chứng khoán mới được phép trực tiếp giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trườn tập trung. Trong những người này có hai loại hoạt động: Loại chuyên mua bán chứng khoán cho người khác để ăn hoa hồng gọi là môi giới chứng khoán: Loại mua bán chứng khoán cho chính mình gọi là kinh doanh chứng khoán.
Người tổ chức thị trường và nguòi điều hoà và quản lý thị trường: là những tổ chức chủ yếu tạo nên thị trường chứng khoán, bảo đảm toàn bộ về phương diện kỹ thuật và nghiệp vụ của nghành công nghiệp chứng khoán.
3. chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán.
3.1. Chức năng của thị trường chứng khoán.
Thứ nhất: Thị trường chứng khoán là cầu nối liền giữa những người thừa vốn và những người thiếu vốn thông qua mua bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường. Thị trường chứng khoán sinh ra để huy động vón nhàn dỗi phát triển sản xuất góp phần tạo công ăn việc làm ổn định đời sống dân cư, ổn định xã hội.
Thư hai: Thị trường chứng khoán tự động điều hoà giữa những nơi thừa sang nơi thiếu vốn góp phần giao lưu và phát triển kinh tế.
Thứ ba: Thị trường chứng khoán đảm bảo thông tin chính xác kịp thời cho các nhà đầu tư và nhà kinh doanh chứng khoán về tình hình cung - cầu, thị giá của chứng khoán trên thị trường mình và trên thị trường chứng khoán hữu quan.
Thứ tư: Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các loại chứng khoán được phép lưu hành có nơi mua bán thuận tiện theo quy luật cung cầu như mọi hàng hoá khác.
3.2. Vai trò của thị trường chứng khoán.
3.2.1. Những mặt tích cực.
Thứ nhất: Là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiếc kiệm vào công cuộc đầu tư: Thị trường chứng khoán ra đời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở tài chính, tín dụng huy động dài hạn nguồn vốn tiết kiệm và để dành trong dân chúng. Vì thị trường chứng khoán, một định chế giải quyết được các yếu điểm các tổ chức tài chính tín dụng: Người có chứng khoán khi cần tiền có thể đưa chứng khoán ra thị trường bán lại.
Thứ hai: Giúp Nhà nước thực hiện chương trình phát triển xã hội: Bất cứ nhà nước nào cũng phải có ngân sách để thực hiện chương trình phát triển kinh tế
xã hội. Để có vốn cho chi tiêu Nhà nước phải thu thuế, thu phí...Nhưng thông thường không đủ chi tiêu do đó Nhà nước phải phát hành chứng khoán (trái phiếu) trên thị trường chứng khoán _một hình thức Nhà nước vay tiền của dân.
Thứ ba: Là công cụ giảm áp lực lạm phát: Ngân hàng Nhà nước với vai trò điều hoà lưu thông tiền tệ, khi xuất hiện hiện tượng lạm phát Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra bán các loại kỳ phiếu trên thị trường chứng khoán với laĩ suất cao để thu hút bớt số tiền lưu thông từ đó làm giảm lạm phát.
Thứ tư: Thu hút vốn từ nước ngoài: Thông qua thị trường chứng khoán các nhà đầu tư nước ngoài có thể bỏ vốn đầu tư bằng cách mua bán chứng khoán ăn chênh lệch hoặc các doanh nghiệp trong nước thành lập công ty cổ phần rồi đem bán cổ phần trên thị trường chứng khoán. Như vậy thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán là một phương thức đầu tư rất hữu hiệu.
Thứ năm: Thị trường chứng khoán lưu động hoá mọi nguồn vốn trong nước, các cổ phiếu, trái phiếu tượng trưng cho một số vốn được mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán như một thứ hàng hoá. Người có vốn người (người sở hữu chứng khoán) không sợ vốn của mình bị bất động vì khi cần họ sẽ bán lại các cổ phiếu, trái phiếu này để thu tiền về để chi tiêu hoặc đầu tư vào loại cổ phiếu trái phiếu khác.
Một khi đầu tư vào chứng khoán dễ dàng và có lợi đối với mọi tầng lớp dân chúng thì các món tiền tiết kiệm lớn nhỏ đều sẵn sàng từ bỏ lĩnh vực bất động hoá để tham gia vào quá trình đầu tư.
Thứ sáu: Thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng hơn.
Nhờ có thị trường chứng khoán các doanh nghiệp mới có thể đem bán, phát hành các cổ phiếu, trái phiếu của họ. Ban quản lý thị trường chứng khoán chỉ chấp nhận những cổ phiếu, trái phiếu của những công ty có đủ điều kiện kinh doanh hợp pháp, tài chính lành mạnh có doanh lợi ...và công chúnh cũng chỉ mua cổ phiếu của những công ty thành đạt. Với sự lựa chọn tự do cuả người mua cổ phiếu, để bán được cổ phiếu những nhà quản lý các doanh nghiệp phải tính toán làm ăn đàng hoàng có hiệu quả kinh tế. Hơn nữa luật lệ của thị trường chứng
khoán bắt buộc các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán phải công bố công khai báo cáo cân đối tài chính, kết quả kinh doanh hàng quý, hàng năm...qua đó công chúng có cơ hội nhận định, đánh giá được công ty.
Việc mua cổ phiếu của công ty một cách tự do khiến người có cổ phiếu trở thành chủ sở hữu công ty, họ có thể kiểm soát công ty mộ cách dễ dàng qua các cơ quan quản lý công ty và nhận biết được khả năng hoạt động của công ty qua sự chấp nhận của thị trường chứng khoán. Từ đó thúc đẩy công ty phải làm ăn đàng hoàng hơn, tốt hơn.
3.2.2. Những mặt tiêu cực.
Thương gia chứng khoán thường đẩy giá lên hoặc dìm giá xuống để thu lợi gây thiệt hại cho những người chỉ có số chứng khoán ít ỏi vì trên thị trường chứng khoán giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu auyết định qua sự thoả thuận giữa người mua và người bán.
Mặt khác, có tình trạng đầu cơ hàng hoá gây nên sự khan hiếm hàng hoá một cách giả tạo, dẫn đến giá cả chứng khoán tăng gấp nhiều lần giá trị chính thức của nó. Khi sự việc được làm sáng tỏ thì hầu hết các loại chứng khoán đều được đăng ký bán ra nhưng không có người mua dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.
phần II
thực trạng và phương hướng để tiếp tục
phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam.
1. Thực trạng thị trường chứng khoán việt nam
trong thời gian quA.
Sự ra đời và đi vào hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính ở Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt nam, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống nhân hàng khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước thực hiện đường lối "xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Tuy quy mô thị trường còn nhỏ bé vai trò tác động đến nền kinh tế chưa lớn nhưng đây là bước thí điểm, tập dược quan trọng để các cơ quan quản lý điều hành, các tổ chức quốc gia thị trường và công chúng đầu tư làm quen với một lĩnh vực đầu tư mới, điều đó tạo nên tiền đè vững trắc cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của thị trường chứng khoán Việt nam.
Tình hình biến động của thị trường chứng khoán.
Ngày 20/07/2000 Trung tâm Giao dịch chứng khoán đầu tiên ở Việt nam chính thức khai trương đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và trung tâm thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Đến nay Trung tâm đã hoạt động được gần 3 năm. Vậy trong gần 3 năm qua hoạt động thị trường chứng khoán Việt nam biến động như thế nào? Giá cả và khối lượng hàng hoá biến động ra sao? Và đến nay đã đạt được những kết quả và có những hạn chế gì?... Để giải đáp được những câu hỏi này theo ý kiến chủ quan của tôi sự biến động của thị trường chứng khoán trong thời gian qua có thể chia làm các giai đoạn như sau:
Từ ngày giao dịch đầu tiên 28/07/2000 - 28/10/2000.
Về hàng hoá: Tính đến ngày 28/10/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán có 7 loại chứng khoán được niêm yết.Tổng giá trị của 4 công ty niêm yết đạt đến 302,80 tỷ đồng trong đó: Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) 150 tỷ đồng, công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SACOM) 120 tỷ đồng, công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO) 10,8 tỷ đồng, công ty cổ phần giao nhận ngoại thương (TMS) 22 tỷ đồng. Về trái phiếu: Tổng giá trị trái phiếu chính phủ niêm yết 1.100 tỷ đồng bao gồm 3 loại:
Loại đấu thầu đợt một (CP1-0100) 300 tỷ đồng lãi suất 6,5%/năm.
Loại đấu thầu đợt hai (CP1-0200) 300 tỷ đồng lãi suất 6,6%/năm.
Đợt một bảo lãnh phát hành (C P1A0100) 500 tỷ đồng lãi suất 6,6% năm.
Tất cả các loại trái phiếu trên đều có kỳ hạn 5 năm.
Hoạt động giao dịch cổ phiếu: Giá chứng khoán bị đẩy giá tăng cao liên tục trong từng phiên giao dịch, số lượng cổ phiếu đã giao dịch sau 33 phiên là 1.459.600 cổ phiếu của cả 4 công ty niêm yết và tổng giá trị giao dịch là 28.898,91 triệu đồng. Chỉ số Việt nam index tăng 28.27 điểm trong đó giá cả của các loại cổ phiếu điển hình biến động trong thời gian qua như sau: Với 5 loại cổ phiếu là REE, SAM, HAP, TMS, LAF.
Bảng 1
So sánh mức giá cổ phiếu
giá đóng cửa ngày 27/04/2000 so với giá tham chiếu
Loại cổ phiếu
Giá tham chiếu
Giá đóng cửa ngày 27/10/2000
Tỷ lệ tăng (%)
Mức giá (đ)
Ngày
REE
SAM
HAP
TMS
LAF
16.000
17.000
16.000
14.000
17.000
28/07/2000
28/07/2000
04/08/2000
04/08/2000
15/08/2000
19.100
22.800
25.000
19.500
20.500
19,4
34,1
56.25
16
20
Qua bảng số liệu trên nhận thấy giá cả của tất cả 5 loại cổ phiếu đều tăng hướng tốt phản ánh đúng cung cầu thị trường và tâm lý người đầu tư. Vậy tại sao lại có sự tăng giá đó? Nguyên nhân là do khái niệm đầu tư chứng khoán còn rất mới mới mẻ với chúng ta, sự hiểu biết về thị trường chứng khoán còn hạn chế, người đầu tư tìm cách mua cổ phiếu bằng mọi giá họ chỉ muốn nhanh chóng tham gia vào thị trường chứng khoán còn những người nắm giữ cổ phiếu lại chưa muốn bán vì chờ diễn biến thị trường.
Hoạt động giao dịch trái phiếu: Tính đến tháng 10/2000 tổng khối lượng giao dịch là 390 trái phiếu đạt 39,2 triệu đồng. Giá trái phiếu vẫn ở mức 100.800 đồng. Thời gian này thị trường trái phiếu tăng rất chậm nguyên nhân do người đầu tư không thực sự hiểu biết về lợi ích của đầu tư trái phiếu và do đầu tư vào trái phiếu không hấp dẫn bằng đầu tư vào cổ phiếu: lãi suất thấp mà phí giao dịch lại cao 0,5%. Trong thời kỳ này giá cổ phiếu HAP (56,25%) là tăng cao nhất và thấp nhất giá cổ phiếu của TMS (16%). Nhìn chung giá cả cổ phiếu trong thời kỳ này biến động theo chiều
Nhận xét: Thời kỳ này hoạt động giao dịch cổ phiếu nói chung ổn định giá cả chứng khoán được quản lý trong phạm vi cho phép. Tình hình nhu cầu chứng khoán vượt cung cho thấy dấu hiệu tốt về khả năng thu hút đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các công Tổng công ty lựa chọn niêm yết, hoạt động kinh doanh tốt và có lãi cổ phiếu được trả cổ tức cao hấp dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên hàng hoá trên thị trường còn quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu mua bán trên thị trường.
1.1.2. Từ ngày 28/10/2000 - 28/04/2001.
Tính đến ngày 28/04/2001 Trung tâm Giao dịch chứng khoán-Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện được 80 phiên giao dịch đưa tổng số phiên giao dịch lên 113 phiên với tổnh giá trị giao dịch là 338,03 tỷ đồng. Có thêm hai loại chứng khoán được niêm yết đưa tổng số chứng khoán niêm yết lên 9 loại trong đó có 5 cổ phiếu của doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hoá. Và trong thời kỳ này có thêm hai công công ty tham gia niêm yết đó là: Công Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương Sài Gòn-Transimex và công Tổng công ty chế biến nông
sản xuất khẩu Long An- Lafooco, với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết 321,17 tỷ đồng. Trái phiếu phát hành thông qua đấu thầu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán kỳ hạn 5 năm, lãi suất 6,5%; 6,6% với khối lượng là 1.100 tỷ đồng, đợt một đưa vào niêm yết 83,07 tỷ đồng, đợt hai đưa vào niêm yết 75 tỷ đồng.
Hoạt động giao dịch cổ phiếu: Trong 113 phiên giao dịch với giá trị thị trường được giao dịch 9.053.300 cổ phiếu tăng so với thời kỳ trước 520,26% với giá trị cổ phiếu giao dịch 327,225 tỷ đồng chiếm 96,8% và tình hình biến động giá cổ phiếu trong giai đoạn này được thể hiện rõ ở bảng dưới đây:
Bảng 2
So sánh mức giá cổ phiếu
giá đóng cửa ngày 27/04/2001 so với giá tham chiếu
Loại cổ phiếu
Giá tham chiếu
Giá đóng cửa ngày 27/04/2001
Tỷ lệ tăng (%)
Mức giá (đ)
Ngày
REE
SAM
HAP
TMS
LAF
16.000
17.000
16.000
14.000
17.000
28/07/2000
28/07/2000
04/08/2000
04/08/2000
15/08/2000
48.600
47.000
87.000
75.000
40.600
204
176
444
439
139
Nhìn chung tất cả các loại cổ phiếu đều tăng giá rất nhanh so với giá tham chiếu. mức giá tăng cao nhất là của HAP với mức giá đạt 87.000 đồng/cổ phiếu tương đương mức tăng 444% và giá cổ phiếu tăng ít nhất là của LAF đạt 40.600 đồng/cổ phiếu tương mức tăng 139%. Nguyên nhân của sự tăng giá này do: cung chứng khoán thấp hơn cầu chứng khoán; hiện tượng đầu tư theo trào lưu; mua chứng khoán để biết; cách thức phát hành cổ phiếu khi cổ phần hoá còn bát cập; việc định giá cổ phiếu quá thấp so với thực tế; một số các công Tổng công ty niêm yết trả cổ tức quá cao không chú trọng đến việc tích luỹ, tái đầu tư mở rộng sản suất, đã làm cho các nhà đầu tư đổ sô vào mua cổ phiếu với kỳ vọng nhận được cổ tức cao mà bất chấp những nguy cơ tiềm ẩn phía trước.
Hoạt động giao dịch trên thị trường trái phiếu: Tính đến tháng 4/2001 khối lưọng trái phiếu giao dịch tăng thêm 107.600 trái phiếu đạt 107.990 nâng giá trị giao dịch lên 10,818 tỷ đồng chiếm 3,2% tổng giá trị giao dịch. Vào phiên thứ 105 giá trị trái phiếu khoảng 5,2 tỷ đồng và vào phiên thứ 115 với giá trị 1 tỷ đồng. Điều này có thể thấy rằng trái phiếu Chính phủ chưa thực sự hấp dẫn đối với người đầu tư. Mặc dù có độ an toàn cao nhưng lãi suất lại thấp hơn mặt bằng lãi suất thị trường (lãi suất ngân hàng khoảng 7% đến 8%/năm) nên không kích thích người mua. Mặc dù chúng ta đã cải tiến phương thức phát hành trên thị trường sơ cấp đảm bảo đủ tiêu chuẩn đưa vào niêm yết, nhưng lại xem nhẹ tính đại chúng của trái phiếu do đó trái phiếu tập trung vào một số Ngân hàng Thương mại lớn. Trong đó Ngân hang này chưa đẩy mạnh được dư nợ tín dụng nên chưa có nhu cầu bán ra dẫn đến trái phiếu Chính phủ gần như không giao dịch được.
Nhận xét: trong thời kỳ này tình hình biến động chứng khoán (cổ phiếu) khá sâu sắc tăng cả về giá cả và số lượng cổ phiếu giao dịch. Điểm nổi bật trong thời kỳ này là giá của hầu hết các loại cổ phiếu tăng rất nhanh mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do yếu tố tâm lý và tình trạng cung chứng khoán nhỏ hơn cầu chứng khoán. Trong khi đó giá trái phiếu lại không có xu hướng biến động tốt mà giậm chân tại chỗ. Tuy nhiên tổng khối lượng trái phiếu giao dịch trên thị trường có tăng nhưng mức yăng còn quá thấp do trái phiếu Chính phủ chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Từ ngày 28/04/2000 - 28/07/2001.
Hàng hoá trên thị trường: tính đến ngày 28/07/2001 Thị trường Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thêm được 38 phiên giao dịch so với thời kỳ trước nâng tổng số phiên giao dịch lên 151 phiên với 14,2 triệu cổ phiếu và trên 500 trái phiếu đạt tổng giá trị giao dịch là 727 tỷ đồng. Đến thời điểm này có 5 loại trái phiếu chính phủ và hai loại trái phiếu công ty được niêm yết và giao dịch trên thị trường. Đã thực hiện được 8 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ thông qua thị trường giao dịch chứng khoán, trong đó đã tổ chức thành
công 3 đợt đấu thầu tổng giá trị trái phiếu chính phủ trúng thầu là: 805 tỷ thời hạn lãi suất từ 6,5%/năm đến 7,3%/năm. Có 5 đợt đấu thầu không thành công vì lãi suất đặt thầu cao hơn lãi suất chỉ đạo. Bên cạnh đó Kho bạc Nhà nước đã phát hành 2 đợt trái phiếu chính phủ theo hình thức bảo lãnh phát hành với tổng giá trị 700 tỷ đồng. Như vậy đến thời điểm này đã có 1500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ được niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán. Nhìn chung giá cả trái phiếu ít có sự biến động đáng kể, xu hướng giá trái phiếu đi vào ổn định.
Hoạt động giao dịch cổ phiếu: Tại thời điểm này trên thị trường có 6 công Tổng công ty niêm yết với tổng số cổ phiếu đăng ký niêm yết là 33,8 triệu cổ phiếu đạt giá trị là 338 tỷ đồng. Trong 151 phiên giao dịch với giá trị thị trường được giao dịch 14.2 triệu cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch là 654,3 tỷ đồng chiếm 90%. Thị trường có xu hướng tăng giá. Các loại cổ phiếu tăng từ 4 đến 7 lần so với phiên giao dịch đầu tiên. Chỉ số Việt nam index tăng cao là 571 điểm, giá trị thị trường của 5 loại cổ phiếu đạt 2.301 tỷ đồng. Sự biến động giá cả của 5 loại cổ phiếu REE, SAM, HAP, TMS, LAF được thể hiện rõ dưới bảng sau đây:
Bảng 3.
So sánh mức tăng giá cổ phiếu
( Giá đóng cửa )
Loại cổ phiếu
Giá ngày 27/4/2001
(đ)
Giá ngày 01/7/2001
(đ)
Tỷ lệ tăng
(%)
REE
SAM
HAP
TMS
LAF
48.600
47.000
87.000
75.000
40.600
82.500
64.500
109.000
115.000
82.000
70,75
32,23
25,29
52,32
101,97
Nhận xét: Trên bảng 3 cho thấy giá cả của 5 loại cổ phiếu đều tăng trong thời kỳ này, tuy nhiên mức độ tăng khác nhau của từng loại cổ phiếu.
Giá ngày 01/07/2001 so với giá ngày 27/04/2001 mức tăng giá của cổ phiếu LAP là cao nhất với mức giá 82.000 đồng/cổ phiếu đạt mức tăng 101,97%, mức tăng giá của cổ phiếu HAP là thấp nhất với mức giá 109.000 dồng/cổ phiếu đạt mức tăng 25,29%. Trong thời kỳ này mức tăng của các loại cổ phiếu khá cao, nguyên nhân vẫn do thiếu hàng hoá trên thị trường dẫn tới tình trạng cầu lớn hơn cung làm cho giá cổ phiếu tăng lên nhanh chóng. Trong thời kỳ này giá cả trái phiếu ít có sự biến động so với thời kỳ trước nhìn chung giá cả có xu hướng đi vào ổn định.
Sự biến động của thị trường chứng khoán trong tháng 8/2001.
Về hàng hoá trên thị trường: Trong tháng 8, về khối lượng giao dịch chứng khoán trên thị trường, tổng khối lượng giao dịch là 2.114.890, trong đó cổ phiếu là 2.103.200 chiếm 99.4%, trái phiếu là 11.690, chiếm gần 0.5% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường. Tháng 8 là tháng có số lượng trái phiếu giao dịch ít nhất từ trước tới nay, về giá trị chứng khoán giao dịch trên thị trường tổng giá trị giao dịch là 107,44 tỷ đồng, giá trị cổ phiếu thực hiện trong giao dịch đạt 106,3 tỷ đồng và giá trị trái phiếu là 1,1 tỷ đồng. Cũng trong tháng 8 thị trường trái phiếu có thêm hai mặt hàng mới là CP1A0101 và CP10401, nâng tổng số trái phiếu giao dịch trên thị trường lên 9 loại, với tổng giá trị niêm yết là 1.626,838 tỷ đồng.
Hoạt động giao dịch cổ phiếu trên thị trường: Thực trạng diễn biến của thị trường chứng khoán trong tháng 8 có thể đấu thầu chi tiết như sau: trong tổng số 14 phiên giao dịch, chỉ duy nhất có một phiên thứ 156 ngày 8/8là giá 5 loại cổ phiếu tăng kịch trần còn lại hầu như tất cả các phiên giá đều giảm. Và sự biến động nay được thể hiện rõ trong bảng 4 dưới đây.
Bảng 4
So sánh mức tăng giá cổ phiếu
(Giá đóng cửa)
Loại cổ phiếu
Giá ngày 01/7/2001
(đ)
Giá ngày 24/8/2001
(đ)
Tỷ lệ tăng
(%)
REE
SAM
HAP
TMS
LAF
82.500
64.500
109.000
115.000
82.000
45.300
42.300
90.000
55.500
42.800
- 45,09
- 34,42
- 17,43
- 51,74
- 47,81
Qua bảng 4 cho thấy giá cổ phiếu giảm mạnh nhất là TMS, giảm 59.500 đồng/cổ phiếu tương đương mức giảm 51,74% (tính từ phiên giao dịch ngày 01/07/2001 đến ngày 24/08/2001); tiếp theo đến giá cổ phiếu LAF giảm 39.200 đồng/cổ phiếu tương đương mức giảm 47,81%; cổ phiếu REE giảm 37.200 đồng/cổ phiếu tương đương mức giảm 45,09%; cổ phiếu SAM giảm 22.200 đồng/cổ phiếu tương đương mức giảm 34,42%; và cổ phiếu giảm ít nhất là HAP 19.000 đồng/cổ phiếu tương đương mức giảm 17,43%.
Sự biến động trên thị trường trái phiếu: Các loại trái phiếu mới chưa có giao dịch nên cũng chưa hình thành giá hiện thời. Các giao dịch chủ yếu tập trung vào 2 loại BID1-100 và BID1-200 của Ngân hành Đầu tư và Phát triển Việt nam. Trong đó, riêng BID1-100 có 8.750 trái phiếu được giao dịch chiếm 74,85% tổng khối lượng trái phiếu giao dịch trong tháng. Nhìn chung giá các loại trái phiếu có tăng nhẹ.
Nhận xét: trong thời kỳ này giá của 5 loại cổ phiếu trên đều giảm giá nhìn chung do những nguyên nhân cơ bản sau đây: do trong một thời gian dài giá chứng khoán đã tăng liên tục và cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó; nguyên nhân trực tiếp, đó là trong thời gian qua một số tổ chức cầm cố chứng khoán hiện nay ồ ạt bán ra một lượng lớn cổ phiếu đang cầm cố làm tăng đột biến lượng
chứng khoán bán ra trên thị trường và đã tác động đến giá chứng khoán theo quy luật cung cầu; Còn có một nguyên nhân khác là do yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư khi đón nhận xu hướng chứng khoán sẽ giảm giá do đó làm tăng thêm độ sụt giảm của giá cổ phiếu trên thị trường khi họ chủ động bán tháo cổ phiếu hòng tránh tổn thất. Giá cả cổ phiếu trong thời kỳ này giảm rất mạnh, xu hướng biến động này ảnh hưởng không xấu đến thị trường chứng khoán trong tương lai do đó Nhà nước cần phải có biện pháp can thiệp để khắc phục hiện tượng này.
Từ đầu tháng 9/2001 - 02/2002.
Sau sự biến động sụt giảm giá của các loại cổ phiếu trong tháng 8/2001, cho đến tháng 10/2001 thị trường chứng khoán Việt nam đã có những chuyển hướng tích cực: giá của 6 loại cổ phiếu trên thị trường đều tăng trở lại qua từng phiên giao dịch sau một thời gian dài sụt giảm. Từ phiên giao dịch thứ 182 ngày 10/10/2001 biên độ giao dịch chứng khoán thu hẹp từ ± 7% trở về ± 2%. Cũng trong tháng 10 này thị trường xuất hiện thêm chủng loại hàng hoá. Đó là cổ phiếu của công Tổng công ty cổ phần Đồ hộp Hạ long (công Tổng công ty CANFOCO với mã hiệu giao dịch cổ phiêú CAN) và hai chủng loại trái phiếu Chính phủ mới là CP1 - 0701 và CP1 - 0801. Sau một thời gian dài thay đổi thị trường chứng khoán trong trạng thái trầm lắng và mặc dù từng bước phục hồi trở lại từ những phiên giao dịch vaò trung tuần tháng 10 nhưng chỉ ở mức cầm chừng. Trong tháng 10 tổng khối lượng chứng khoán được thực hiện giao dịch đạt 2.475.880 chứng khoán tăng 38,5% so với tháng 9, tương đương 688.000 chứng khoán và tổng giá trị giao dịch là 87,3 tỷ đồng tăng 13% tương đương 10,6 tỷ đồng.
Trong tháng 11/2001 thị trường chứng khoán Việt nam xuất hiện thêm hai loại cổ phiếu mới được cấp giấy phép niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là cổ phiếu của công Tổng công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng (mã chứng khoán là DPC) chính thức được giao dịch vào phieen thứ 203 ngày 28/11 và cổ phiếu của công Tổng công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà và sẽ được giao dịch vào tháng 12/2001. Sự xuất hiện của hai loại cổ phiếu
cung cấp cho thị trường thêm 7,18 triệu chứng khoán, trị giá 71,8 tỷ đồng. Trên thị trường đã có 9 loại cổ phiếu được niêm yết. Tổng khối lượng chứng khoán giao dịch trêntt là 1.279.630 chứng khoán trong đó: cổ phiếu 1.227.300, trái phiếu 52.330. Thời kỳ này trên thị trường có thêm 3 loại trái phiếu Chính phủ: CP1 - 0901; CP1A0201; CP1 - 1001, nâng chủng loại hàng hoá trên thị trường hiện nay lên 24 loại bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu, nhìn chung không có sự biến động lớn về giá cả trái phiếu trên thị trường.
Sự biến động giá cả và số lượng cổ phiếu trên thị trường trong tháng 1 và 2/2002 nhìn chung không có sự biến động lớn và dưới đây là giá của 5 loại cổ phiếu biến động so với thời kỳ trước như sau:
Bảng 5
So sánh mức tăng giá cổ phiếu
(Giá đóng cửa)
Loại cổ phiếu
Giá ngày 24/8/2001
(đ)
Giá ngày 28/2/2002
(đ)
Tỷ lệ tăng
(%)
REE
SAM
HAP
TMS
LAF
45.300
42.300
90.000
55.500
42.800
85.600
63.400
112.000
124.000
85.000
88,96
49,88
24,44
123,42
98,6
Nhận xét: Trong thời kỳ này có sự chuyển biến đáng lưu ý là trên thị trường giao dịch chứng khoán đã xuất hiên sự tăng giá trở lại của 5 loại cổ phiếu sau một thời gian dài đồng loạt sụt giá. Bảng trên cho thấy mức giá tăng trở lại mức tăng cao nhất là giá của cổ phiếu TMS đạt 124.000 đ/cổ phiếu tương đương tăng 123,42% và mức tăng giá thấp nhất là giá cổ phiếu HAP đạt 112.000 đ/cổ phiếu tương đương mức tăng 24,44%. Nguyên nhân của sự tăng giá này là do sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư nước ngoài làm tăng lượng cầu cho hàng hoá dẫn đến sự tăng giá trở lại nhanh chóng...trong thời kỳ này có sự xuất hiện của nhà đầu tư
nước ngoài đây là cơ hội tốt có thể thu hút nguồn vốn từ nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán để tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh. Chủng loại hàng hoá trên thị trường cũng đa dạng so với ngày đầu khai trương nhưng số lượng vẫn còn hạn chế, thời kỳ này giá chứng khoán trên thị trường có xu hướng tăng dự báo một thị trường chứng khoán Việt nam phát triển hơn nữa trong tương lai.
Những hạn chế của thị trường chứng khoán Việt nam
trong thời gian qua.
1.2.2. Những hạn chế của thị trường chứng khoán trong thời gian qua.
Trong thời gian qua thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động tuy thời gian hoạt động không phải là dài nhưng thị trường chứng khoán đã từng bước trở thành kênh huy động vốn quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay thị trường chứng khoán đã hoạt động được 3 năm, bên cạnh những thành công kết quả to lớn ở trên thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tồn taị những hạn chế cơ bản sau:
Thứ nhất: Về hàng hoá, đã nói đến thị trường là phải nói đến hàng hoá cho thị trường đó, song trên thực tế hàng hóa của TTCK Việt nam còn rất nghèo nàn cả về số lượng và chủng loại: có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng khan hiếm này ví dụ như những công ty cổ phần có đủ tiêu chuẩn tham gia niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán còn rất hạn chế , một phần do thị trường chứng khoán Việt nam còn mới hình thành trong thời gian ngắn nên dẫn đến chưa có nhiều chủng loại hàng hoá, nguồn cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán chủ yếu là từ các công ty cổ phần mà tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước vẫn diễn ra chậm chạp.
Khối luợng hàng hoá niêm yết giao dịch trên thị trường chưa nhiều, phạm vi hoạt động của thị trường còn hẹp, rất ít cổ phiếu được niêm yết trong khi đó nhu cầu đầu tư cổ phiếu của công chúng lại lớn, tạo ra sự mất cân đối giữa cung và cầu. Mặc dù Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã phối hợp giữa các bộ nghành liên quan và trực tiếp làm việc với một số doanh nghiệp để hướng dẫn việc tham gia
niêm yết nhưng kết quả đến nay vẫn còn rất han chế . Nhiều doanh nghiệp chưa tham gia niêm yết vì thực tế họ chưa có nhu cầu về vốn ( một số doanh nghiệp được ngân sách cấp hoặc được vay ưu đãi ).Tâm lý còn ngại kiểm toán công khai tài chính và công bố thông tin. Mặt khác các doanh nghiệp hầu như chưa thấy hết dược lợi ích của việc tham gia niêm yết.
Trái phiếu chính phủ tuy đã được đưa ra niêm yết nhưng số lượng giao dịch còn thấp nguyên nhân chính là do lãi suất trái phiếu thấp hơn mặt bằng lãi suất hiện nay nên không hấp dẫn các nhà đầu tư. Trái phiếu phát hành qua đấu thầu và bảo lãnh phát hành, đều do các tổ chức tín dụng, bảo hiểm mua và nắm giữ. Các tổ chức này trong tình trạng thừa vốn nên họ nắm giữ trái phiếu không có nhu cầu bán lại nên hàng hoá khan hiếm.
Trong thời gian qua giá cả của các hàng hoá luôn biến động theo chiều hướng tăng lên( rất tăng so với ngày đầu phát hành ) nguyên nhân do mất cân đối giữa cung và cầu hàng hoá ( cung quá nhỏ so với cầu )... Người mua nhiều nhưng người bán lại ít do đó giá chứng khoán bị đẩy lên cao là tất yếu. Mặt khác do nhà đầu tư không muốn bán non cổ phiếu nên tiếp tục găm giữ để hy vọng tăng giá.
Thứ hai: Năng lực của đội ngũ nhân viên còn yếu về nghiệp vụ. Chính vì khái niệm và hình thức đầu tư chứng khoán ở Việt Nam còn rất mới mẻ nên nhìn chung thực tế hoạt động của các công ty chứng khoán trong thời gian vừa qua cho thấy có rất nhiều nhân viên môi giới tại đây chưa được đào tạo đầy đủ một cách có hệ thống. Có người mới trải qua những lớp học ngắn hạn hoặc chỉ vừa mới ra trường. Hơn nữa thị trường chứng khoán mới lần đầu xuất hiện ở Việt Nam nên kinh nghiệm và thực tiễn của những nhân viên này còn rất hạn chế khi có những biên động hay sự cố trên thị trường chứng khoán họ cũng lúng túng không kém gì nhà đầu tư.Trong khi đó số người được đi đào tạo từ nước ngoài về còn rất ít không có đủ khả năng làm thay đổi bộ mặt của TTCK Việt Nam vì họ cũng chưa tinh thông luật và thực tế thị trường cụ thể ở đây. Nếu đội ngũ này tăng lên đông đảo thì chắc chắn TTCK Việt Nam sẽ có những thay đổi đáng kể và nhà đầu tư sẽ mạnh dạn hơn trong đầu tư chứng khoán .
Mặt khác trên thị trường chứng kháon vẫn có một số nhà đầu tư chưa hiểu rõ và chưa phân tích kỹ các yếu tố tham gia đầu tư nên có xu hướng mua và găm giữ nên giá cổ phiếu tăng quá cao không phản ánh đúng giá trị đích thực của nó.
Thứ ba: Hệ thống pháp lý còn lỏng lẻo và còn nhiều bất cập.
Thị trường chứng khoán là một hình thức đầu tư rất mới ở Việt Nam do đó cần có pháp luật để điều chỉnh để đảm bảo an toàn công bằng và hợp pháp. Mặc dù trong lĩnh vực hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoan đã có những văn bản pháp quy điều chỉnh như Nghị định số 44/1998/NĐ_CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định số 22/2000/NĐ_CP về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và nhiều quyết định thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện NĐ do các bộ ngành liên quan ban hành nhưng cho tới nay ta vẫn chưa ban ban hành bộ luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán một cách có hệ thống.Trong khi đó một số quyết định trên lại có những điều khoản mâu thuẫn và nhiều điều khoản chưa quy định hình phạt cụ thể .Chính điều này đã làm cho nhiều nhà đầu tư cảm thấy không được bảo vệ. Bên cạnh đó vẫn còn khe hở pháp luật từ những văn bản pháp quy trong lĩnh vưc này.
Mặt khác, còn có sự chậm chễ cồng kềnh trong công tác triển khai. Sự yếu kém chậm chễ không theo kịp chuyển biến của xã hội là trở ngại lớn cho việc phát triển thị trường, công tác thực thi pháp luật còn chưa nghiêm việc xử lý phạt còn nhiều vận dụng tuỳ tiện của một số cán bộ công chức nhà nước.
Thứ tư: Hoạt động công bố thông tin và giám sát trên thị trưòng chứng khoán tuy đã đạt được một số kết quả nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường do quy mô nhỏ nguồn vốn đầu tư ban đầu ít. Việc cung cấp thông tin và giám sát thị trường vẫn còn nhiều hạn chế.
Thứ năm: Công tác tuyên truyền phổ cập kiến thức cho công chúng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tạo cho người đầu tư nắm rõ nguyên tắc cơ chế hoạt động của thị trường, hiểu được lợi ích cũng như rủi ro khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thời gian qua Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã phối hợp với các
phương tiện thông tin đại chúng phổ biến kiến thức cho công chúng mở lớp học miễn phí nhưng chưa làm được nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu đông đảo của quần chúng. Do đó, hầu hết người dân có tiền đều gửi tiết kiệm mà không nghĩ đến đầu tư chứng khoán vì họ không biết nguyên tắc và cách thức đầu tư, còn rất mơ hồ về thị trường chứng khoán, chính vì thế mà thị trường chứng khoán Việt nam trong thời gian qua chưa trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả.
Thứ sáu: Do sự phối hợp không đồng bộ giữa thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ.
Có thể nói thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ được coi là kết cấu của hai chiếc bình thông nhau nên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng ở thị trường chứng khoán Việt Nam điều này hoàn toàn chưa có. Thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ vẫn đi trên hai con đường khác nhau và ít có mối quan hệ. Điều này dẫn đến một khó khăn lớn là người ta khó có thể dự đoán được tình hình của thị trường chứng khoán dựa trên động thái của thị trường tiền tệ.
Mối quan hệ tách bạch giữa hai thị trường này làm cho hoạt động của chúng trở nên rời rạc và không có sư hỗ trợ lẫn nhau. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán dễ bị chi phối bởi những người nắm trong tay một lượng lớn cổ phiếu và hơn nữa khi có biến động xảy ra người ta khó có thể sử dụng những nghiệp vụ của thị trường tiền tệ để tác động gián tiếp hay trực tiếp để bình ổn hoạt động của thị trường chứng khoán.
2.3. Giải pháp hoàn thiện để tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán ở Việt nam.
Qua hơn hai năm đi vào hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh cũng là thời gian vừ vận hành vừa thử nghiệm, vừa điều chỉnh khung pháp lý phù hợp với thực tiễn thị trường nhưng có thể đánh giá rằngTTCKVN đã từng bước đi vào ổn định và phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường xuất phát từ thực tiễn hoạt động thị trường chứng
khoán thời gian qua. Trong đề án này tôi xin đề xuất một số giải pháp sau để tiếp tục hoàn thiện và phát triển TTCK ở Việt Nam.
1.3.1. Giải pháp trước mắt
Thứ nhất : Giải pháp về hàng hoá cho thị trường.
Số lượng hàng hoá: Để tạo ra một khối lượng hàng hoá đủ lớn bên cạnh việc khuyến khích các tổ chức niêm yết bằng công cụ đòn bẩy kích thích như: thuế, phí...
Nhà nước cần phải có những chế tài mạnh hơn nữa đối với các tổ chức có điều kiên niêm yết phải đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường tập trung. Từng bước xem xét hạ thấp tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu của Nhà nước. Đối với những công ty đã niêm yết mà Nhà nước cảm thấy không cần thiết phải nắm giữ cổ phần hoặc có thể chuyển qua lại cổ phần ưu tiên có biểu quyết.Kết hợp hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước với phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện niêm yết ngay cổ phiếu sau khi cổ phần hoá, áp dụng hình thức bảo lãnh phát hành cổ phiếu và đấu thầu giá cổ phiếu khi thực hiên cổ phần hoá nhằm đảm bảo việc định giá cổ phiếu xác thực với giá thường và rút ngắn qui trình cổ phần hoá. Ngoài ra, chính phủ cần xem xét việc lựa chọn một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vốn lớn, đang hoạt động có hiệu quả để thí điểm chuyển sang công ty cổ phần và niêm yết cổ phiếu trên thị truờng.
Đối với trái phiếu chính phủ nhà nước có sự điều chỉnh và đưa ra nhiều phương thức phát hành thông qua đấu thầu và bảo lãnh phát hành với nhiều đối tượng tham gia khác nhau với mức lãi suất được thị trường chấp nhận.
Chất lượng hàng hoá : Nhằm tạo hàng hoá có chất lượng cho thị trường trên nguyên tắc chặt chẽ vì lợi ích toàn cục, phân định phạm vi huy động vốn trên thị trường chứng khoán và đầu tư của ngân hàng. Do đó phải xử lý lãi xuất phương thức bảo lãnh và phương thức giao dịch như thế nào để các loại trái phiếu là nguồn hàng hoá quan trọng giao dịch trên thị trường chứng khoán quy định những nguyên tắc tham gia niêm yết.
Trong thời gian qua trên thị trường chứng khoán luôn có sự biến động lên giá rất nhanh của các loại cổ phiếu nguyên nhân chính là do cung hàng hoá nhỏ hơn cầu hàng hoá. Chính về thế mà giải pháp tăng cường cả số lượng và chất lượng hàng hoá giảm được sự mất cân đối quá lớn giữa cung và cầu để từng bước đi vào ổn định và phát triển thị trường chứng khoán.
Thứ hai: Hoàn chỉnh củng cổ nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán hiên có là chủ yếu, phát triển thêm công ty chứng khoán mới. Vấn đề quan trọng là công ty chứng khoán phải vươn lên phát triển thực hịên đầy đủ chức năng môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ hiên đang hạn hẹp của đội ngũ cán bộ. Tiếp tục nâng cao dịch vụ đầu tư phát triển phương tiện hoạt động đảm bảo thực hiên đủ đúng đắn các qui chế, qui tắc qui trình hoạt động thực hiện đầy đủ hoạt động chế độ công bố thông tin, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, phát hiên và ngăn ngừa các hành vi, vi phạm luật chứng khoán, đảm bảo trật tự an toàn và hiệu quả.
Củng cố và phát triển thích hợp các chủ thể tham gia, đẩy mạnh và hoàn thiên hệ thống kinh doanh đảm bảo chi phí hợp lý, thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh tế và kinh doanh có lãi trong từng ngành chứng khoán.Tăng cường mở các lớp các khoá học ngắn dài hạn cho các nhà đầu tư chứng khoán để có chất lượng và hướng đi hiệu quả nhất.
Thứ tư: Ban hành luật chứng khoán.
Việc ban hành luật chứng khoán phải cần được làm ngay vì những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh chứng khoán và thị trường chứng khoán hiên nay đã bộc lộ khá nhiều bất cập và chưa đủ “hiệu lực “ . Sửa đổi bổ sung hoàn thiện hệ thống các quy chế quy tắc quy trình hoạt động giao dịch và quản lý một cách đồng bộ hoạt động của thị trường chứng khoán trên cơ sở bổ sung hoàn thiện nâng cao hệ thống văn bản pháp quy thích hợp với giai đoạn phát triển mới.
Sửa đổi và hoàn thiên giao dịch thanh toán, lưu ký, niêm yết và công bố thông tin nghiên cứu và cho phép tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài ít hơn 50% được niêm yết chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán, phát triển và hoàn thiên hệ thống thông tin nghiên cứu và thành lập các công ty chứng khoán của một số tổng công ty mạnh, thành lập công ty chứng khoán nhà nước. Nghiên cứu và thực hiện phương thức khớp lệnh liên tục sử dụng lệnh thị trường trong giao dịch, sử dụng lệnh thị trưòng trong giao dịch. Thay đổi thời gian giao dịch phù hợp với qui mô thị trường nghiên cứu và tăng số nhà đầu tư có tổ chức.
Ban hành khung pháp lý mức xử phạt nghiêm minh công bằng đối với các cá nhân tổ chức vi phạm trong quá trình đầu tư chứng khoán, từ đó tạo môi truờng kinh doanh an toàn và tạo được sự tin tưởng cho nhà đầu tư , nhà đầu sẽ cảm thấy thực sự được bảo vệ. Chúng ta phải làm sao cho thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng thực sự phát triển nhanh mạnh, nhưng sự phát triển đó phải luôn chịu sự chi phối của pháp luật Nhà nước.
Thứ năm: Nâng cao năng lực hiệu quả của quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán bảo đảm cho thị trường hoạt động sôi động lành mạnh có trật tự và có hiệu quả trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước kết hợp đúng đắn giữa tự quản và thanh tra giám sát các cơ quan nhà nước nhằm đưa thị trường chứng khoán phát triển đúng quỹ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Nâng cao năng lực và qui trình tổ chức việc thanh tra giám sát thị trường của các chủ thể tham gia thị trường kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm đảm bảo cho thị trường hoạt động lành mạnh hiệu quả.
Thứ sáu: Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.
Cần phải nâng cấp ngay hệ thống giao dịch hiện đại hơn với yêu cầu phát triển kĩ thuật của thị trường. Khẩn trương nâng cấp và tu sửa cơ sở hạ tầng của TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, mở rộng hoạt động các trung tâm đào tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
1.3.2. Giải pháp mang tính lâu dài ( dài hạn):
Một là: Tiến tới thành lập công ty phân tích chứng khoán và thị trường chứng khoán chuyên nghiệp. Những công ty này có thể được khởi đầu bằng những công ty kế toán kiểm toán đã được hình thành taị nước ta. Tuy nhiên ở đây công ty này không chỉ đảm nhiệm vai trò phân tích doanh nghiệp mà còn phải đảm nhận một vai trò khác khó khăn hơn nhiều, đó là phân tích chứng khoán và phân tích thị trường chứng khoán. Đây là loại hình dịch vụ mà rất nhiều nứơc trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Nhà đầu tư thay vì phải tư phân tích báo cáo tài chính và tình hình thị trường thì họ sẽ đến những công ty này, nơi mà tính chuyên nghiệp và trách nhiệm phân tích chứng khoán đòi hỏi cao hơn nhà tư vấn. Để có được sự cung cấp dịch vụ của các công ty này, nhà đầu tư phải trả một khoản phí nhất định thay vì những chi phí mất đi do rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời trong công ty phân tích chứng khoán nhân viên phải có trình độ chuyên môn cao và là người rất quan trọng trọng trong việc đưa ra kết luận điều đó đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có đạo đức nghề nghiệp.
Hai là: Tiến tới thành lập mô hình giao dịch trực tuyến qua mạng.
Với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin giao dịch trực tuyến qua mạng rút ngắn đực nhiều thời gian và tiết kiêm được nhiều chi phí cho nhà đầu tư.Tuy vậy đẻ thực hiên được điều này thì cơ sở hạ tầng thông tin mà mạng lưới kỹ thuật số cần phải được hỗ trợ thêm rất nhiều. Hiện tại tại Việt Nam là một trong những nước có cước phí truy nhập Internet rất đắt nên việc giao dịch qua mạng còn xa lạ với quần chúng. Nếu khắc phục được nhược điểm này thì việc giao dịch trực tuyến được dễ dàng hơn.Với đà phát triển của công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay.Tôi hy vọng rằng một tương lai không xa sẽ xuất hiện mô hình giao dịch chứng khoán này.
Ba là: Thành lập nhiều hơn nữa trung tâm giao dịch chứng khoán ở các thành phố lớn trên cả nước để mọi người dân có thể tham gia thị trường chứng khoán, nhằm khai thác tối đa lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Bốn là: Mở rộng mạng lưới phổ cập kiến thức chứng khoán cho toàn dân.
Thị trường chứng khoán không những có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn mà còn có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước hội nhập khu vực và thế giới. Tiến tới một nền kinh tế hợp tác liên kết hỗ trợ cùng phát triển . Chính vì tầm quan trọng của TTCK như vậy nên sự hiểu biết về TTCK của người dân là càng quan trọng, cấp thiết. Đặc biệt khi TTCK ở Việt Nam còn đang trong giai đoạn sơ khai, giai đoạn vừa hoạt động vừa thực nghiêm, kinh nghiêm thực tiễn của chúng ta còn quá non trẻ. Để đạt được một TTCK phát triển và hoàn thiện điều quan trọng là chúng phải có những phương pháp giúp người quản lý nói riêng và người dân nói chung hiểu biết về đầu tư chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nhà nước cần có những biên pháp như phổ cập kiến thức về TTCK cho các sinh viên trong các trường đại học nhằm đào tạo những cán bộ nhân viên quản lý đầu tư chứng khoán trong tương lai .
Trong thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các sinh viên khi được hỏi về TTCK thì đều trả lời hết sức mập mờ và không hiểu rõ về TTCK, kể cả những sinh viên các trường khối kinh tế . Đây là điều đáng buồn vì đây là những người tương lai sẽ nắm quyền quyết định vân mệnh của đất nưóc mà lại không hiểu về TTCK... Để tránh khỏi một tương lai như vậy, theo kiến nghị của cá nhân tôi trước mắt phải phổ cập kiến thức về TTCK trong sinh viên các trường đại học khối kinh tế và sau đó là cho toàn bộ sinh viên các trường đại học. Bởi lẽ thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng.
2. Những phương hướng để tiếp tục hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt nam.
Phương hướng phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới của Việt nam được nêu rõ trong văn kiện đại hội Đảng IX:"đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao đời sống rõ dệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng , nguồn lực con người, nguồn lực khoa học, kết cấu hạ tầng tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường vững mạnh. thể chế kinh tế xã hội được hình thành về cơ bản, vị thế nước ta trong quan hệ quốc tế được nâng cao". Để thực hiện được các tiêu đó vấn đề xây dựng phương hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung và phương hướng phát triển thị trường Tài chính nói riêng trong đó có thị trường chứng khoán bao gồm những phương hướng sau:
Thứ nhất: Tăng cường hàng hoá cho thị trường chứng khoán về số lượng, chất lượng và chủng loại:
Về số lượng, trong một vài năm tới có thể đưa ít nhất 100 loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán thông việc thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, thí điểm cho phép các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và đã cổ phần hoá đưa chứng khoán vào niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán. Đa dạng các tiêu chí niên yết theo nhiều lĩnh vực để tạo điều kiện nâng cao chất lượng và số lượng công ty niêm yết.
Về chất lượng, nâng cao chất lượng chứng khoán niêm yết thông qua việc tăng cường hoặt động quản lý phát hành và niêm yết để chọn những công ty đủ chất lượng đưa vào thị trường, loại ra những công ty kém chất lượng hoặc có dấu hiệu lừa đảo, hỗ trợ áp dụng các biện pháp quản trị doanh nghiệp hiện đại, chế độ kế toán kiểm toán và thúc đẩy việc công bố thông tin đầy đủ của các công ty phát hành - niêm yết.
Về đa dạng hoá chủng loại chứng khoán trên thị trường, trước mắt thành lập các quỹ đầu tư chứng khoán. Phấn đấu đến năm 2005 có từ 5 đến 10 quỹ tham gia hoặt động trên thị trường.
Thứ hai: Xây dựng thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mô hình thị trường tập trung bảng II kết hợp với giao dịch thoả thuận phi tập trung, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ huy động vốn qua thị trường và tạo phương tiện thuận lợi, tin cậy cho các nhà đầu tư.
Thứ ba: Tiếp tục hiện đại hoá một bước các hệ thống của trung tâm giao dịch chứng khoán:
Nâng cấp hệ thống giao dịch, nâng cấp tính năng hệ thống giao dịch để phù hợp với tốc độ phát triển của thị trường, thể hiện ở các mặt như: có thể khớp lệnh liên tục hoặc khớp lệnh định kỳ, tăng phiên giao dịch lên 5 phiên một ngày, phù hợp với quy mô giao dịch lớn hơn, cho phép các cônh ty chứng khoán nhận lệnh giao dịch bằng nhiều phương thức như fax, điện thoại , e-mail, kết nối mạng nhập lệnh giao dịch với tất cả các công ty chứng khoán thành viên
Hiện đại hoá các hệ thống giám sát thị trường, xây dựng hệ thống giám sát tự động kết nối với các hệ thống giao dịch, công bố thông tin, lưu ký, thanh toán. Hệ thống giám sát tự động thường bao gồm các hệ thống giám sát bộ phận như:hệ thống cảnh báo khi có dấu hiệu bất thường, hệ thống giám sát đặt lệnh của các nhà đầu tư, hệ thống giám sát thành viên, hệ thống giám sát thanh toán bù trừ, hệ thống tra cứu và phân tích thông tin chứng khoán, hệ thống phân tích thông tin thị trường ...Hệ thống giám sát phải có tính năng tương thích với hệ thống giao dịch về khối lưọng lệnh có thể giám sát kịp thời.
Nâng cấp hệ thống công bố thông tin, đảm bảo có hệ thống công bố thông tin có thể truyền phát rộng và truy cập dễ dàng cho các đôla tượng tham gia thị trường. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ bao gồm thông tin giao dịch trên thị trường, thông tin về các công ty nêm yết, thông tin về các tổ chức trung gian thị trường và thông tin quản lý thị trường.
Xây dựng trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ độc lập, tự động hoá một bước hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.
Thứ tư: Nâng cấp, mở rộng hoặt động của công ty chứng khoán.
Về số lượng, nâng số lượng công ty chứng khoán lên20 công ty đến năm 2005.
Về chất lượng, chất lượng của các công ty chứng khoán gắn với chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, dự kiến được phát triển trên các mặt như: mở rộng mạng lưới chi nhánh nhận lệnh của khách hàng ở ít nhất 30/56 tỉnh, thành phố trong cả nước, hiện đại hoá hệ thống giao dịch và cung cấp thông tin để phục vụ cho hoạt động nhận và thực hiện lệnh cho khách hàng, cung cấp thông tin cho khách hàng, tăng cường kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên hành nghề.
Thứ năm: Hoàn thiện một bước hệ thống quản lý thị trường với trọng tâm là hoàn thiện hệ thống pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Định hướng này thể hiện trên các nội dung cơ bản sau: Trước mắt tập trung rà soát, chỉnh sửa Nghị định 48/1998/NĐ-Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các quy chế hướng dẫn theo, hướng bao quát rộng hơn mọi hoạt động của thị trường, phù hợp hơn với những vấn đề phát sinh trong hoạt động thực tiễn và mang tính hệ thống hơn.
Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động ở Việt nam trong vòng gần 3 năm, thời gian này không phải ít nhưng cũng không nhiều lắm. Chính vì vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh trên thị trường chứng khoán còn rất nhiều hạn chế, bất cập gây bất lợi cho những nhười tham gia đầu tư chứng khoán ...Do đó một phương hướng quan trọng trong thời gian tới là tiến tới triển khai xây dựng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thứ sáu: Chiến lược hội nhập quốc tế, nằm trong xu thế chung khi Việt nam chuẩn bị tham gia vàocác tổ chức quốc tế quan trọng (AFTA,WTO...) thì việc tham gia vào các tổ chức quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán được đạt ra như một nhân tố cần thiết nhằm tạo ra một cơ chế hợp tác quốc
tể trong quản lý các hoạt động đầu tư xuyên biên giới. Điều đó cũng có nghĩa là thị trường chứng khoán Việt nam cần phải có sự chuẩn bị về nhiều mặt cho việc hội nhập mà trước hết là chiến lược đúng đắn phù hợp.
Thứ bẩy: Đào tạo nâng cao dân trí trong lĩnh vực thị trường chứng khoán.
Chiến lược đào tạo nâng cao dân trí trong lĩnh vực thị trường chứng khoán gồm đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết với sự nghiệp của nghành chứng khoán, đồng thời với sự tăng cường hiểu biết dân chúng về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà trước hết là phổ cập kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Để có thể đảm đương tốt công tác đào tạo cho toàn nghành chứng khoán, trong mục tiêu phát triển chiến lược từ nay đến năm 2010, cần xây dựng và mở rộng phạm vi cũng như nâng cao chất lượng hoặt động của Trung tâmNghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán hiện nay ngang tầm với Học viện nghiên cứu và đào tạo chứng khoán của thị trường chứng khoán các nước trên thế giới và trong khu vực.
Việt nam muốn thực hiện công nghiêp hoá-hiện đại hoá một cách đồng bộ và hiệu quả thi phải xây dựng một nền móng vững trắc cho thị trường chứng khoán. Để thực hiện được điều này, theo tôi trong một vài năm tới Nhà nước nên có chính sách đưa thị trường chứng khoán là môn học phổ cập cho các sinh viên trong trường đại học để đào tạo những cán bộ nhân viên quản lý đầu tư chứng khoán trong tương lai.
kết luận
Thị trường chứng khoán Việt nam với sự ra đời và đi vào hoạt động của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27/07/2000 vừa qua đã đánh dấu một bước chuyển biến mới trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và đến nay sau hơn hai năm đi vào hoạt động Thị trường chứng khoán đã có những bước tiến đáng kể về quy mô thị trường: cả về số lượng và chất lượng chứng khoán. Số lượng các công Tổng công ty niêm yết tăng nhanh.Trái phiếu Chính phủ huy động qua Trung tâm với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu hàng hoá trên thị trường. Qua hơn hai năm hoạt động có thể nhận thấy tình hình hoạt động khá suôn sẻ và ổn định, giá chứng khoán có xu hướng biến động ngày càng tăng
Sau hơn hai năm hoạt động của Thị trường Chứng khoán vừa qua đã thu được những thành công bước đầu đáng khích lệ. Chặng đường phía trước còn rất nhiều khó khăn thử thách. Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, cùng với sự phối hợp có hiệu quả của các Bộ, nghành địa phương liên quan, sự quan tâm tin tưởng của các nhà đầu tư và sự trưởng thành của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán, sự phát triển không ngừng của các công ty niêm yết. Thị trường Chứng khoán Việt nam nhất định trở thành mộ kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả của nền kinh tế, đóng góp vai trò ngày càng to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nền kinh tế Việt nam hội nhập và phát triển trong tương lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33664.doc