Đề án Thực trạng và xu hướng biến động của các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may thời gian qua

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành xuất khẩu nói chung và của các ngành xuất khẩu dệt may nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Tiến trình hội nhập thế giới WTO đang tới gần, Việt Nam cần phải tranh thủ mọi nỗ lực, thời cơ để bắt kịp thời đại. Đứng trước những thách thời đại và có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế đất nước, ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam không những phải tự làm bản thân mình lớn mạnh mà còn vì mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Làm được điều đó, vấn đề trước mắt và lâu dài của các ngành dệt may của Việt Nam là tạo dựng được vị thế của mình, xây dựng một hệ thống hoạt động xuất khẩu có sức cạnh tranh mạnh mẽ không những đối với khu vực thị trường khu vực mà còn phát triển ra thế giới. Đó chính là điều kiện tiên quyết đưa Việt Nam tiếp tục phát triển đi lên trở thành một nước công nghiệp hiện đại, có một nền kinh tế vững mạnh, xã hội ổn định.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và xu hướng biến động của các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến tướng của giá trị. Dưới tác động của các quy luật kinh tế, giá cả của một sản phẩm - hàng hoá có thể biến động lên, xuống xoay quanh giá trị. Giá cả chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố, tuy nhiên có thể nói những nhân tố quan trọng nhất tác động đến giá cả đó là: Chi phí đầu vào (C + V), bao gồm tư bản bất biến (máy móc, tài sản cố định) và tư bản khả biến (tiền lương nhân công, nguồn nguyên, vật liệu...). Bên cạnh đó, giá cả hàng hoá chịu sự tác động rất lớn của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật cung- cầu. Giá cả là một trong những yếu tố quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm. Một doanh nghiệp có sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì luôn chiếm ưu thế trên thị trường. Một doanh nghiệp nếu biết áp dụng những chính sách định giá linh hoạt, đa dạng... đó sẽ là nhân tố quan trọng tạo nên thành công trong tiêu thụ sản phẩm. Sách lược định giá sản phẩm chủ yếu phải căn cứ vào giá thành sản phẩm, nhu cầu thị trường và nhu cầu cạnh tranh của thị trường để xác định. Cạnh tranh bằng giá cả phải tuỳ thuộc vào tình hình và phải lấy giá thị trường làm chuẩn. 1.2.Về chất lượng, mẫu mã Chất lượng, mẫu mã của sản phẩm là những tính chất, thuộc tính vốn có của sản phẩm. Nó là một phần trong bản chất của hàng hoá với hai thuộc tính vốn có (giá trị và giá trị sử dụng). Giá trị sử dụng (bao gồm chất lượng và mẫu mã của hàng hoá) được biểu hiện ra bằng việc thoả mãn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chất lượng, mẫu mã của sản phẩm là một yếu tố quan trọng không thể thiếu của hàng hoá, có tác động rất lớn tới nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà đời sống và nhu cầu con người ngày càng nâng cao, thì vấn đề chất lượng, mẫu mã càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa đối với việc tiêu thụ sản phẩm - hàng hoá. 1.3. Về thị trường tiêu thụ Thị trường theo cách hiểu đơn giản là một không gian, trong đó sản phẩm của các ngành được trao đổi và thực hiện khâu cuối cùng trong việc thực hiện giá trị hàng hoá (đó là lưu thông, phân phối). Bất kỳ một hàng hoá nào cũng phải có thị trường tiêu thụ của mình. Có nghĩa là trong phạm vi đó các doanh nghiệp có thể cạnh tranh hàng hoá với giá cả thấp hơn so với giá các đối thủ khác. Mỗi một sản phẩm có một thị trường tiêu thụ riêng, tuy nhiên giữa các thị trường của các nhà sản xuất vẫn có chỗ trống nên các hãng vẫn có thể tăng sản lượng và mở rộng đầu tư và như vậy khoảng cách thị trường sẽ thu hẹp lại. 2. Các yếu tố chi phối tới sự biến động của các nhân tố 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả - Quan hệ cung cầu: Đây là nhân tố cơ bản bao trùm nhất chi phối trực tiếp giá cả, đặc biệt đối với dệt may, một mặt hàng rất nhạy cảm vì may mặc không những là mặt hàng thiết yếu hàng ngày đối với mọi người, mà hàng dệt may còn là mặt hàng cao cấp đối với thị hiếu ngày càng cao của đại đa số người dân trên thế giới. Trong quan hệ cung cầu này, cần quan tâm tới ảnh hưởng của cách mạng khoa học, nhất là hoá học và ảnh hưởng của tốc độ tăng dân số đang chi phối giá dệt may. - Giá nhân công và nguyên vật liệu đầu vào: Giá nhân công và nguyên vật liệu đầu vào có ý nghĩa quan trọng tới lợi thế cạch tranh của hàng hoá. Nếu giá nhân công và nguyên vật liệu cao sẽ làm cho giá đầu vào cao lên, điều đó dẫn tới giá của hàng hoá đó trên thị trường sẽ cao lên và sẽ ảnh hưởng tới thị trường hàng hoá đó. - Nhu cầu khách hàng: Hàng dệt may có yêu cầu phong phú và đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng tiêu dùng, người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác… sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu tiêu dùng của từng nhóm người trong các bộ phận thị trường khác nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định giá của sản phẩm tiêu thụ. - Sự canh tranh của các đối thủ khác: Xu thế toàn cầu hoá đang diến ra mạnh mẽ, sự thâm nhập cũng như sự bành trướng của rất nhiều các đối thủ khác đã là cho sức ép cạnh tranh được nâng cao. Điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới giá cả tiêu thụ. Để đảm bảo tính cạnh tranh đó thì các ngành phải hạ thấp giá cả của mình dựa trên cơ sở hạ thấp gía thành sản phẩm. 2.2. Các yếu tố tác động tới mẫu mã chất lượng - Công nghệ: Ngày nay công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa “phần cứng” và “phần mềm”. Phần cứng đó là trang thiết bị, khí cụ, nhà xưởng. Phần mềm bao gồm: Thành phần con người có kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm của người lao động; thứ hai là thành phần thông tin, bao gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp, các dữ liệu và các bản thiết kế; thứ ba là thành phần tổ chức, thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối, quản lý. Bất kỳ quá trình nào cũng cần 4 thành phần nói trên. Sự kết hợp 4 thành phần trên đây là điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, ngày càng được áp dụng nhiều và hoạt động sản xuất. Với việc vận hành các loại máy móc kỹ thuật cao, đội ngũ cán bộ quản lý hiệu quả, đội ngũ công nhân lành nghề…đã làm cho sản xuất ngày càng nâng cao hơn, chất lượng được tăng lên đáng kể, mẫu mã thêm đa dạng hơn phong phú hơn. - Chất lượng của nguyên vật liệu: Chất lượng nguyên vật liệu vó vai trò lớn trong việc nâng cao chất lượng của sản phẩm. Để một sản phẩm sản xuất ra thì điều tiên quyết là có được đầu vào tốt. Muốn đầu ra có chất lượng cao thì ngoài yếu tố công nghệ ra yếu tố chất lượng nguyên vật liệu có tác động rất mạnh. Thực tế cho thấy các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam vì không có nguyên liệu đầu vào chất lượng cao, phong phú nên ngành dệt may phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Chính điều này đã làm giảm lợi thế so sánh về chất lượng của ngành dệt may nước ta. - Kinh nghiệm, tay nghề của công nhân: Ta biết rằng hàng dệt may phụ thuộc phần lớn vào lao động thủ công tay nghề là chính. Dệt may Việt Nam với một cơ sở hạ tầng và trang thiết bị củ kỹ lỗi thời với đại đa số sản xuất theo lối truyền thống là chính thì trình độ và sự khéo léo của các công nhân có một ý nghĩa rất lớn trong công tác tạo ra những mặt hàng chất lượng cao. Trong tương lai chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công nhân có nghiệp vụ, chuyên môn cao nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sản xuất hiện đại, sản xuất chất lượng cao. 2.3. Các yếu tố tác động tới thị trường - Dân số: Hầu hết nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may là của con người, chính vì vậy mọi sự tăng lên hay giảm đi của dân số sẽ ảnh hưởng một các rất trực tiếp tới nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Mỗi một loại hàng hoá đều có phạm vi thị trường của mình, và ngành dệt may muốn hàng hoá của mình được tiêu thụ nhanh thì công tác mở rông thị trường ra các nước, các khu vực có lượng dân cư lớn là rất cần thiết vì tại đây sẽ có lượng cầu lớn. - Các chính sách khuyến khích của nhà nước: Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn và có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao, được xếp vào lĩnh vực khuyến khích đầu tư phát triển. Nhiều chính sách thương mại và đầu tư được ban hành trong thời gian đã có tác dụng thiết thực trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi , tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp dệt may và thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Các quy định cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được Xuất nhập khẩu hàng hoá theo mã số kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được phép nhận gia công, trực tiếp xuất khẩu thành phẩm, không phải đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu theo tinh thần Nghị định số 02/1998/NĐ-CP và Nghị định số 57/1998/NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) theo Nghị định số 07/1998/NĐ-CP cũng như Luật đầu tư nước ngoại (sửa đổi ) theo nghị định 10/1998/ NĐ-CP đã quy định các chế độ ưu đãi đầu tư, về giảm thuế, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, về tín dụng ưu đãi…, với các dự án sản xuất nguyên phụ liệu may, các dự án có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao đã thao gỡ phần nào những khó khăn về tài chính của doanh nghiệp cũng như khuyến khích về đầu tư vào ngành dệt may. Các thời hạn tăng thời hạn hoàn thuế, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; về đơn giản hoá thủ tục thanh lý hợp đồng gia công cũng như các quy định về hàng xuất khẩu, thưởng hạn ngạch cho các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao và xuất khẩu sang các thị trường không hạn ngạch đã giải quyết được những khó khăn trong tổ chức kinh doanh xuất khẩu và khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu. - Xu hướng tự do hoá mậu dịch thế giới: Ngày nay trong tiến trình toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra gay gắt và Việt Nam cũng không ngoài vòng xoáy đó. Tham gia hội nhập khu vực và thế giới , ngành dệt may Việt Nam đứng trước những cơ hội lớn của một thị trường thế giới rộng lớn với tiềm năng lớn về khoa học công nghệ cũng như về vốn…và những thách thức đặt ra cũng rất lớn cần phải vượt qua. Tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới như AFTA, APEC, ASEM, WTO…ngoài các quy chế tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT), ta còn có cơ hội được hưởng ưu đãi về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác mà các nước thành viên của tổ chức này dành cho nhau. Các tổ chức ASEAN/AFTA, APEC, ASEM,WTO,… dành những ưu đãi riêng về miễn trừ, ân hạn trong việc thực hiện các nghĩa vụ cho các nước đang phát triển, chậm phát triển và các nước trong thời kỳ chuyển đổi (có mức thu nhập dưới 1000USD/người ) ở tất cả các lĩnh vực. Các nước đang phát triển sẽ được hưởng đối xử ưu đãi về mức độ cam kết mở cửa và về thời hạn thực hiện các nghĩa vụ để bán sản phẩm của mình. Gia nhập WTO, tham gia AFTA, APEC… sẽ tạo thế và lực giúp ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam vươn mạnh ra nước ngoài, mở rộng thị trường. - Công tác quảng cáo, Marketing: Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là những hoạt động nhằm giới thiệu và thông tin cho khách hàng về các sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời lôi kéo khách hàng tiêu dùng những sản phẩm đó. Quảng cáo, đó là hoạt động thông qua các phương thức để tuyên truyền một cách rộng rãi các loại hàng hoá, các thông tin dịch vụ nhằm đạt mục đích và mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh của ngành. Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá phát triển, phần lớn hàng hoá, dịch vụ đều phải được quảng cáo, đặc biệt là những sản phẩm mới vì chúng chưa được mọi người biết đến. Với hàng dệt may Việt Nam, là một sản phẩm tuy đã có tiếng nói của mình trên thị trường thế giới, nhưng nhìn chung mức độ ảnh hưởng của mình còn rất nhỏ. Dệt may Việt Nam chỉ mới được biết đến ở những thị trường truyền thống như EU, Nhật, Nga…chính vì thế công tác Marketing, công tác quảng cáo là rất cần thiết để quảng bá sản phẩm của mình nhằm mở rông hơn nữa thị trường tiêu thụ của mình. - Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệcủa một quốc gia tính bằng tiền tệ của một nước khác hay là quan hệ của so sánh giữa hai đồng tiềncủa các quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh về mặt giá trị của các chi phí xản xuất của một ngành nào đó với giá cả thị trường thế giới. Khi tỷ giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ tăng tức là sức mua của đồng nội tệ tăng so với ngoại tệ, thì gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Sở dĩ như vậy và, khi đồng nội tệ lên giá, giả sử các nhân tố khác không thay đổi, giá cả của hàng hoá sản xuất trong nước tính đổi ra ngoại tệ sẽ rở nên đắt hơn so với trước đây và điều đó làm giảm sút sự cạnh tranh của hàng hoá trong nước trên thị trường thế giới. Trong khí đó đồng nội tệ lên giá, giá cả của hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài sẽ trở nên rẻ hơn trước nếu như các điều kiện khác không thay đổi và điều đó sẽ tạo thuận lợi cho nhập khẩu. II. Thực trạng và xu hướng biến động của các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may thời gian qua 1. Thực trạng và nguyên nhân của các yếu tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may thời gian qua 1.1.Thực trạng của những nhân tố tác động tới giá cả - Về quan hệ cung-cầu: Đối với ngành dệt may Việt Nam, thực trạng của nó trong những năm gần đây rất đáng báo động. Với những công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, quy mô của những nhà cung cấp bé nhỏ, chất lượng chưa đạt yêu cầu của ngành may mặc xuất khẩu. Mặt khác có nhiều nhà máy dệt đã bị thua lỗ và có những thông tin không tốt của khách hàng về ngành dệt may trong nước đã khiến cho các khách hàng chuyển sang tiêu thụ hàng dệt may nước ngoài. Như vậy có thể nói, ngành dệt may trong nước đang trong tình trạng đáng lo ngại, quyền lực đàm phán của nhà cung cấp trong nước hầu như không có. Trong khi đó, ngành dệt may hiện nay phát triển hầu hết ở tất cả các nước với chất lượng chủng loại rất đa dạng tất cả đều được sản xuất và phân phối trên phạm vi toàn cầu. Cầu của sản phẩm dệt may Việt Nam tương đối lớn kể từ khi các chính sách kinh tế mở cửa và hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết tạo điều kiện cho người tiêu dùng trên thế giới biết được sản phẩm may Việt Nam. Nhưng Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ nội địa hoá chưa cao, vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu với tỷ lệ lớn và nguyên liệu phải chịu thuế nhập khẩu. Điều này dẫn đến là tăng giá thành sản phẩm, là giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhưng Việt Nam luôn có chính sách giải quyết vấn đề này, nên giá trị xuất khẩu của ngành may Việt Nam vẫn có xu hướng tăng tức là cầu của sản phẩm này có xu hướng tăng (Biểu) - Nhu cầu khách hàng: Xu thế xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu ăn mặc của con người càng tăng lên. Bên cạnh đó, công tác marketing cũng đã được các doanh nghiệp trong và ngoài nước chú trọng nên thông tin khách hàng rất cụ thể và chính xác. Do đó khách hàng có quyền chọn lựa, quyết định và gây sức ép lớn về chất lượng, giá cả sản phẩm. Tuy vậy, ngành dệt may nước ta cũng chưa chú trọng tới công tác thiết kế mẫu mốt, mẫu mã thiết kế chưa thực sự đi vào cuộc sống, chủ yếu còn nặng về phần trình diễn, còn thời trang hàng ngày phần lớn được sưu tầm từ các Catologue nước ngoài, khâu thiết kế còn nhiều hạn chế, mẫu mã nghèo nàn, chưa xây dựng được thương hiệu đặc trưng và đạt tầm cỡ quốc tế. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam khó đứng vững trên thị trường quốc tế. Hiện nay khách hàng thường lựa chọn những sản phẩm đã có tiếng tăm, nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên thị trường. Do đó muốn xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may mặc phải tạo lập được tên tuổi riêng, nhãn mác riêng cho các sản phẩm. Nếu không ngành may Việt Nam vẫn mãi chỉ là “dệt may gia công”. Phần lớn các sản phẩm của ngành hiện nay chưa có tên tuổi trên thế giới, nên cách tốt nhất để thâm nhập thị trường nước ngoài là mua bằng sáng chế, nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất ra các sản phẩm có giá thành rẻ hơn, để có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài bằng “sản xuất tại Việt Nam”. - Về giá nhân công và nguyên vật liệu đầu vào: Ngành dệt may Việt Nam với đội ngũ lao động trình độ văn hoá khá, có trình độ tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Hơn nữa giá nhân công lao động Việt Nam rẻ, rẻ hơn rất nhiều các nước khác trên thế giới ( Giá nhân công của Việt Nam rẻ nhất khu vực Châu á, từ 0,16-0,35 USD/giờ so với 0,32 USD/giờ của Inđônêsia, 1,13 USD/giờ của Malaixia, 1,18 USD/giờ của Thái Lan, 3,16 USD/giờ của Singapore). Như vậy với chi phí nhân công rẻ hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy ngành dệt may có lợi thế rất lớn trong việc giảm giá thành sản xuất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may của mình trên thị trường khu vực và quốc tế. Tuy Việt Nam có được lợi thế như vậy nhưng sức cạnh tranh của ngành dệt may hiện nay còn thấp khi tiến hành hội nhập khu vực và thế giới. Nguyên nhân là hầu hết các loại chi phí cho một đơn vị sản phẩm đều cao hơn từ 15%-20% (trừ giá nhân công), nên giá thành dệt may chưa cạnh tranh được với hàng các nước trong khu vực và trên thế giới. Các chi phí về nguyên phụ liệu đều cao do chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, do công nghệ lạc hậu, mức tiêu hao lớn, hệ thống cung cấp đầu vào chưa kiểm soát chặt chẽ, chi phí trung gian cao và chủ yếu Việt Nam làm gia công xuất khẩu thông qua nước thứ 3 nên dễ bị ép giá gây nhiều thua thiệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu nên giá thành cao làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. - Cạnh tranh của các đối thủ trên thế giới: Trên thị trường dệt may thế giới có nhiều sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, kích thước, màu sắc…tuy nhiên cũng chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chỉ có sản xuất một ít kiểu hàng, mẫu mã lại không phong phú, không linh hoạt đối với nhu cầu thị trường. Trong khu vực hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh rất mạnh với các đối thủ như Indonesia, Thái lan... Hiện nay thị trường xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam là EU và Nhật Bản, nhưng thời gian qua ta bị hàng hoá của Trung Quốc cạnh tranh rất gay gắt về giá do Trung Quốc đã gia nhập WTO nên có rất nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu. Đối với thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới trong những năm qua, nhưng do chuea có tối huệ quốc (MFN) nên hàng dệt may việt Nam vẫn còn chịu thuế xuất nhập khẩu cao nên rất khó cạnh tranh với cacs đối thủ của nước khác. Dệt may Việt Nam muốn có thị trường rộng phải có những kiều hàng thích hợp cho tất cả các loại tuổi, tất cả các khổ người, từ những đàn ông, đàn bà, trẻ em cho đến những người già, từ những công nhân áo xanh tới những thuỷ thủ, các tài xế đến các sinh viên, nữ sinh hay em bé. Ngoài quần áo may sẳn nên phát triển cả mùng mền, chăn gối, drap trải giường…Việc đa dạng hoá này sẽ giúp cho ngành dệt may Việt Nam phát triển mở rộng cả trên thị trường thế giới, tạo cho người tiêu dùng thoả mãn nhu cầu hơn nữa. Như vậy: Từ những nhân tố tác động tới giá của hàng dệt may Việt Nam trên ta thấy rằng giá của các sản phẩm dệt may Việt Nam thời gian qua trên thị trường xuất khẩu giảm là điều dễ hiểu. Đây có thể là lợi thế cạnh tranh về giá thấp, nhưng cũng cho thấy rằng chất lượng của dệt may Việt Nam còn thấp so với các đối thủ trên thế giới, nó làm giảm kim ngạch của xuất khẩu dệt may Việt Nam. 1.2. Thực trạng của những nhân tố tác động tới chất lượng, mẫu mã - Về công nghệ: Trong lĩnh vực dệt may hiện nay trang thiết bị máy móc và công nghệ sử dụng còn lạc hậu, gần 50% máy móc thiết bị đã hết hạn sử dụng trên 20 năm do đó ngành dệt may Việt Nam chưa tạo được lợi thế cạnh tranh về chất lượng so với các nước khác. Ngành dệt hiện có 868.000 cọc sợi, cả sợi bông và sợi pha (bông pha với xơ PE) với chỉ số Nm (Chỉ số Quốc tế ) tử sợi Nm10 đến Nm102 bao gồm cả sợi chải kỹ, 43200 máy dệt, trong đó các xí nghiệp Quốc doanh T.W quản lý 11000 máy, xí nghiệp Quốc doanh địa phương - 3200 máy và Hợp tác xã tư nhân 29000 máy, các thiết bị nhuộm hoàn tất có thể nhuộm 450 m / năm với các loại vải từ nguyên liệu dệt khác nhau và các công nghệ nhuộm cũng như công nghệ in hoa khác nhau, các thiết bị dệt kim có thể sản xuất 20900 tấn sản phẩm / năm, bao gồm 19500 tấn dệt kim tròn / năm và 1400 tấn dệt kim dọc/năm. Tuy nhiên, phần lớn số thiết bị ngành dệt hầu hết đã rất cũ và sự thiếu đồng bộ giữa các khâu. Thiết bị dệt còn quá ít so với thiết bị kéo sợi phần lớn lại là máy dệt thoi khổ hẹp, chủng loại nghèo nàn, vải làm ra không đáp ứng nhu cầu thị trường … Về thiết bị kéo sợi cũng có tới hơn 60% là cọc sợi chải thô, chỉ số chất lượng bình quân thấp chỉ có khoảng 26-30% là cọc sợi chải kỹ chỉ số cao dùng cho dệt kim và vải cao cấp dây chuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu phần lớn là thiết bị khổ hẹp, tiêu hao nhiều hoá chất, thuốc nhuộm, dẫn đến chi phí cao. Trong khi đó, trang thiết bị ngành may đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhất là về tính năng công dụng, từ máy đạp chân C22 của Liên Xô cũ, máy 8322 của Đức đến JUKI của Nhật Bản và FFAP của CHLB Đức. Số máy chuyên dùng cũng tăng lên đáng kể để đáp ứng với yêu cầu của sản xuất và của chủng loại mặt hàng như máy vắt năm chỉ, máy thùa đính, trần dầy pasant, may cạp bốn kim, bàn là treo, bàn là hơi có đệm hút chân không ... Trong từng công đoạn sản xuất may cũng được trong bị thêm máy mọc mới với tính năng công dụng mới nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm trên mỗi công đoạn của chu trình sản xuất. Một số năm gần đây, ngành dệt may đã có một số dây chuyền kéo sợi mới, sử dụng công nghệ hiện đại tự động cao, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra chất lượng sợi…Trong khâu dệt vải bông, nhờ sử dụng các thiết bị xe, hấp, giảm trọng lượng... nhiều sản phẩm giả tơ, giả len, sản phẩm từ microfiber đã bắt đầu được sản xuất và tạo uy tín trên thị trường. Trong khâu dệt kim, do phần lớn máy móc được nhập chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức... thuộc thế hệ mới, có nhiều chủng loại đã được trang bị Computer nên đạt năng suất chất lượng cao, tính năng sử dụng rộng. Trong lĩnh vực may, công nghệ đã có những chuyển biến khá kịp thời. Các dây chuyền may được bố trí vừa và nhỏ (25-26 máy), sử dụng 34-38 lao động cơ động nhanh và có nhân viên kiểm tra thường xuyên, có khả năng chấn chỉnh sai sót ngay nên đảm bảo được sản phẩm sản xuất chất lượng. Như vậy, nhìn chung thì công nghệ, thiết bị của ngành dệt may Việt Nam đã được đổi mới khá nhiều nên đã có thể cạnh tranh được với các sản phẩm chất lượng khác. - Về chất lượng nguyên vật liệu đầu vào: Trong sản xuất của ngành dệt may, nguyên liệu đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Ngành dệt may Việt Nam sử dụng các nguyên liệu chính là: Bông xơ, xơ sợi tổng hợi, len đay, tơ tằm. các loại hoá chất khác và các thuốc nhuộm…Tuy nhiên Việt Nam không chủ động được trong trong nguồn nguyên liệu này (90% nguyên liệu sử dụng cho ngành dệt phải nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn nguyên vật liệu trong nước không sẵn có hay có thì chất lượng lại kém) nên ngành dệt Việt Nam thường xuyên phải chịu sức ép nặng nề của nhà cung cấp nguyên vật liệu trên thế giới. Bên cạnh đó dệt may Việt Nam không có sự đồng bộ trong công tác nhập khẩu và phân phối nguyên liệu dẫn tới sự không ổn định của giá khiến cho đầu ra không ổn định theo… - Về kinh nghiệm tay nghề của công nhân: Mặc dù truyền thống của con người Việt Nam là cần cù, chịu khó và khéo léo. điều đó đã có tác động phần nào tới chất lượng của sản phẩm ( điều này cũng đúng với tý thuyết “Đường cong kinh nghiệm” ). Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu thụ ngày càng tăng lên và rất khắt khe, chính vì lẽ đó kinh nghiệm không phải là tất cả mà cần phải có nghiệp vụ chuyên môn cao. Trong khi ngành dệt may Việt Nam trình độ công nhân qua đào tạo còn rất hạn chế, sản xuất phụ thuộc lớn vào lao động thủ công làm cho chất lượng sản phẩm kém, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. - Về nghiên cứu phát triển: Xét về hình thức và mẫu mã, hàng may mặc của nước ta tuy đã có những thay đổi tương đối nhanh do công nghệ tin học đã được đưa vào một số khâu thiết kế, tạo mẫu…, công tác đào tạo cán bộ thiết kế chuyên nghiệp chất lượng cao cũng đã rất được chú trọng ở một số công ty lớn.Tuy nhiên, nhìn chung mẫu mã dệt may Việt Nam vẫn chưa đa dạng và phong phú nên chưa gây được thiện cảm cho khách hàng. Sản phẩm Việt Nam còn rất đơn điệu, nhàm chán, chưa có sự thay đổi lớn vì chưa cập nhật thông tin kịp thời trong khi thị hiếu may mặc của khách hàng rất khác nhau và khó tính, luôn thay đổi theo mốt và thời gian. Đây cũng chính là một trở ngại nữa ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành dệt may mà sắp tới chúng ta cần phải khắc phục. Tóm lại, từ thực trạng của những nhân tố trên, đây là những nhân tố chủ đạo nhất ảnh hưởng tới chất lượng, mẫu mã của hàng dệt may Việt Nam, ta có thể đi đến một kết luận rằng chất lượng hàng dệt may Việt Nam hiện nay còn kém, mẫu mã còn đơn điệu, thiếu sự đa dạng… điều đó đã làm cho sức mua của hàng dệt may Việt Nam kém đi, ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. 1.3. Thực trạng của những nhân tố ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ Đối với thị trường nội địa, sản phẩm dệt may của Việt Nam đang dần tạo dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam ngày càng khắt khe hơn cả về chất lượng, mẫu mã, giá cả. Bên cạnh đó do sự thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh đến từ các nước (Trung quốc, Hàn Quốc, Hồng Công, Thái Lan…) làm cho sức ép về cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Thực tế đã cho thấy, sản phẩm dệt may Việt Nam đang đứng trước những khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Chất lượng hàng dệt may Việt Nam nhìn chung đã có nhiều tiến bộ, nhưng chất lượng, mẫu mã của hàng nhập khẩu luôn đạt tiêu chuẩn cao và phong phú về chủng loại hơn. Từ thực tế đó, chúng ta đã tăng cường nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, đa dạng về chủng loại sản phẩm. Người tiêu dùng Việt Nam đã tin tưởng và có cách nhìn tích cực hơn đối với hàng trong nước. Vì thế chúng ta đã cải thiện được vị trí của mình trong thị trường nội địa. - Chính sách của nhà nước: Với những thành tựu đã đạt được cũng cần lưu ý một thực tế là từ đầu những năm 1990, Việt Nam đã phải chuyển quan hệ thương mại từ khối các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế trước đây (COMECOM) sang hướng khác. Đây là điều quan trọng cần tính đến trong ngành dệt may với quy định chặt chẽ trên thị trường quốc tế hiện nay. Trong thời kỳ hậu COMECOM, vào tháng 12 năm 1992, Việt Nam đã đàm phán Hiệp định về buôn bán hàng dệt đầu tiên và đã kỹ một khuôn khổ về buôn bán hàng dệt với EU, cho phép lần đầu tiên Việt Nam được hưởng hạn ngạch MFA ( Hiệp định đa sợi ). Tuy nhiên, ngành dệt Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được với thị trường Mỹ rộng lớn, và là một nhà xuất khẩu non trẻ, nên ngành dệt Việt Nam buộc phải tiến vào các thị trường phi hạn ngạch có tính cạnh tranh rất cao, chủ yếu là ở Đông á . - Xu hướng tự do hoá: xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là sang thị trường Châu Âu và Nhật Bản, hai thị trường này chiếm 43% và 42% tổng xuất khẩu trong năm 1996. Đây là mô hình không bình thường về xuất khẩu. Nét đặc trưng trong giai đoạn đầu về xuất khẩu hàng may mặc của Đông á là phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Mỹ, trong khi đó thị trường Nhật Bản đóng vai trò không quan trọng. Mỹ là một thị trường rộng lớn, có thể tiêu thụ hàng hoá của hầu hết các loại thị trường (về mặt giá cả, chất lượng và mode) và khi được đảm bảo bằng hạn ngạch, đó là một thị trường tương đối mở và không phức tạp. mặc dù không có hạn ngạch, Nhật Bản được xem như một thị trường khó thâm nhập hơn về mặt tiêu chuẩn chất lượng và do các kênh tiếp thị phức tạp. Những khác biệt giữa các thị trường đang được thu hẹp dần, nhưng trên thực tế mô hình xuất khẩu của Việt Nam hoàn toàn khác so với các nước láng giềng. Các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa thâm nhập được vào thị trường Mỹ, ban đầu là do chưa có quan hệ ngoại giao và gần đây là do chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc của thị trường nay ( Most Favour Nation ). Chính vì vậy hàng Việt Nam bán sang Mỹ mới chỉ chiếm 2% giá trị xuất khẩu. Ngược lại, Nhật Bản là một thị trường lớn của Việt Nam ngay từ khi bắt đầu xuất khẩu trong những năm 90s kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam rất gây ấn tượng. Tuy được hưởng chế độ hạn ngạch khá ưu đãi của EU, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn và không được hưởng một lợi thế nào về hạn ngạch XNK trên thị trường Đông á . Bảng: Những thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam (đơn vị : triệu USD) Thị trường 1997 1998 9T/1999 Thị trường không Quota Nhật Bản 325 252 280 Đài Loan 198 200 160 Nga 42 52 53 Hàn Quốc 76 40 31 Singapore 56 26 38 Mỹ 23 24 23 Australia 17 10 14 Hồng Kông 27 13 7 Malaixia 8 4 6 Ba Lan 10 14 16 Lào 3 3 5 Thuỵ Sỹ 34 22 20 Thị trường cần Quota nước nhập khẩu Đức 165 182 177 Pháp 32 55 40 Anh 32 55 40 Hà Lan 43 43 35 Bỉ 18 25 32 Italia 27 30 22 Tây Ban Nha 14 24 20 Canada 18 22 18 Thuỵ Điển 11 11 10 Đan Mạch 6 19 7 Na Uy 6 6 4 Nguồn: Tổng cục Hải quan Hiện nay, thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chủ yếu là EU và Nhật Bản, nhưng thời gian qua ta đang bị cạnh tranh mạnh về giá của hàng Trung Quốc, hơn thế nữa lại phải chịu sức ép của các nhà sản xuất ở Nhật Bản. Mặt khác, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu theo phương thức gia công nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng của nước ngoài hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3, hơn nữa do bị khống chế về hạn ngạch nên kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm gần đây chỉ dao động ở mức 500- 600 triệu USD/năm. Việc EU tiến tới bỏ dần hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước WTO vào cuối năm 2004 là một bất lợi lớn đối với hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam do nước ta vẫn còn chịu chế độ hạn ngạch do chưa gia nhập WTO. Đối với thị trường phi hạn ngạch như Nhật, Châu úc, Nam Mỹ, đông âu…hàng dệt may Việt Nam khó cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Còn đối với thị trường Mỹ, thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới trong những năm qua, do chưa có tối huệ quốc (MFN) nên hàng dệt may Việt Nam vẫn còn chịu thuế xuất nhập khẩu cao nên khó cạnh tranh với các nước khác. - Về tỷ giá hối đoái: Trong hơn 10 năm qua, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ cơ chế điều hành tỷ giá. Từ năm 1994, cùng với sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Nhân hàng nhà nước đã bắt đầu thực hiện điều hành tỷ giá theo cơ chế mới thay cho chế độ đa tỷ gía trước đây. Theo đó, Ngân hàng nhà nước bắt đầu công bố chính thức giữa ngoại tệ và đồng Việt Nam, tỷ giá mua bán trên thị trường được phép giao động trong biên độ cho phép. Trên thực tế, trong các năm 1997-1998, việc NHNN chủ động điều chỉnh biên độ giao dịch và tiếp theo việc NHNN ấn định tỷ giá chính thức trên cơ sỏ tỷ giá mua bán trên thị trường ngoại tệ khiến cho tỷ giá phù hợp hơn với tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Do đó góp phần hạn chế ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng nền kinh tế Việt Nam. Năm 1999, NHNN thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều hành tỷ giá theo nguyên tắc thị trường đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của xuất khẩu dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay. Như vậy, từ những thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường trên ta có thể thấy rằng tuy trong thời gian qua thị trường xuất khẩu dệt may đã có những bước lớn mạnh, nhưng nhìn chung cũng không phải làcó một thị trường rộng lớn lắm để từ đó có thể bành trường sự chi phối thị trường của mình (tức là thị trường vẫn còn hạn chế). 2. Dự báo xu hướng biến động của các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2001-2010 2.1. Xu hướng biến động của nhân tố giá cả - Dưới tác động của quan hệ cung- cầu: Ta biết rằng trong tương lai, để phát triển và tồn tại, để đáp ứng các đòi hỏi của nhu cầu người tiêu dùng thì ngành dệt may Việt Nam sẽ mỡ rộng quy mô của mình hơn nữa. Ngành dệt may sẽ có những chuyển biến đáng kể trong việc chuyển giao những công nghệ hiện đại tiên tiến và sản xuất. Bên cạnh đó, trong thời gian tới dệt may là một mặt hàng cao cấp, doanh thu của việc tiêu thụ là rất cao, điều đó chắc chắn sẽ làm cho nhiều nhà doanh nghiệp, nhiều quốc gia khác sẽ nhảy vào hình thức kinh doanh này. Như vậy trong tương lai cung của hàng dệt may Việt Nam là tăng lên rất đáng kể. Nhu cầu con người ngày càng tăng lên, người ta luôn thích sử dụng những mặt hàng coá giá trịn sử dụng cao. Dệt may là một mặt hàng cao cấp, chính vì vậy trong tương lai dệt may sẽ là đối tượng của người tiêu dùng. Mặt khác, hội nhập quốc tế đang dần hoàn thiện, thị trường dệt may Việt Nam còn rất hạn hẹp chính vì thế trong thời gian tới chúng ta có rất nhiều cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình. Tại thị trường này tiềm năng tiêu thụ là rất lớn hay và có thể nói là nhu cầu ở đây đang chờ đón chúng ta tới khai thác. Thế kỷ 21 là thế kỷ mà công nghệ thông tin rất phát triển; công tác Marketing lại phát triển, con người sẽ có được rất nhiều thông tin , nhiều sự lựa chọn về những loại hàng hoá người ta sẽ sử dụng. Như vậy là, trong tương lai cầu của dệt may Việt Nam tăng lên tương đối so với thế giới; nhu cầu tiêu dùng của người sử dụng sản phẩm dệt may cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên tốc độ của tăng nhu cầu sẽ cao hơn so với cung điều đó ssẽ là rất có lợi cho ngành dệt may Việt Nam để mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá bán của mình trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển và đảm bảo sự cạnh tranh của mình chúng ta cần có các liến lược phát triển thính hợp hơn nữa. - Dưới tác động của giá nhân công và chi phí nguyên vật liệu đầu vào: Theo Mác, trong công thức (V/C), tốc độ tăng của tư bản khả biến (V) lớn hơn so với tốc độ tăng của tư bản bất biến trong cấu thành giá trị sản phẩm, mặc dù cả hai đều có xu hướng là tăng lên theo thời gian. Trong thực tế, như đường cong kinh nghiệm đã nói, trình độ tay nghề và năng suất của người lao động có xu hướng tăng khi mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, nhu cầu về các sản phẩm-hàng hoá cao cấp tăng mạnh hơn so với thiết yếu ( theo quy luật....), Thu nhập quốc dân và Thu nhập bình quân /người của các quốc gia cũng có xu hướng tăng mạnh. Chính vì vậy, tiền lương nhân công chắc chắn sẽ tăng trong thời gian tới. Điều đó sẽ đẩy giá cả hàng hóa tăng lên. Riêng trong lĩnh vực dệt may, mặc dù chúng ta hết sức tận dụng máy móc thiết bị có trình độ trung bình để sử dụng nguồn lao động rẻ, nhưng trong tương lai chúng ta cũng không tránh khỏi xu thế chung đó. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển vũ bảo của khoa học công nghệ như hiện nay cộng với những thành tựu trong khai thác và sáng chế những vật liệu mới sẽ làm thay đổi cơ bản nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Biểu hiện bằng việc thay thế các nguyên vật liệu mới kết tinh nhiều chất xám hơn so với nguyên vật liệu truyền thống. Qua đó sẽ làm tăng chi phí đầu vào về mặt lượng nhưng tốc độ tăng của giá thành sẽ giảm tương đối so với hiện nay. Tiền lương nhân công và giá trị nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với giá cả sản phẩm-hàng hoá, từ đó sẽ tác động rất lớn tới khả năng xuất khẩu. Như vậy, theo xu hướng này giá cả của các sản phẩm dệt may sẽ tăng về lượng, nhưng tốc độ tăng sẽ giảm dần và ổn định. Qua đó cho thấy tiền lương nhân công và chi phí nguyên liệu đầu vào có xu hướng tác động ngày càng lớn đối với giá cả hàng dệt may xuất khẩu. - Dưới tác động của thị hiếu người tiêu dùng: Với xu hướng thu nhập của người dân ngày càng tăng, mức sống tăng đòi hỏi sự thoả mãn hay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao hơn, khắt khe hơn. Mà tôn chỉ của mọi nhà sản xuất, xuất khẩu là phải đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng. Do đó, muốn tồn tại và cạnh tranh các nhà sản xuất, xuất khẩu phải tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm. Điều đó sẽ làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm-hàng hoá. Nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay, ngành dệt may Việt Nam cần phải chiếm lĩnh rất nhiều thị trường với những nhu cầu phong phú, đa dạng thì yếu tố thị hiếu của người tiêu dùng càng trở nên có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên đó cũng là cơ hội cho chúng ta nếu biết tận dụng hết khả năng sáng tạo, thích ứng tốt nhất với mỗi loại thị trường. Nếu thành công, chúng ta có thể xuất khẩu với giá cao mà không sợ mất năng lực cạnh tranh. Ngược lại, nếu không đáp ứng được thị hiếu của các thị trường các nước bạn, chúng ta buộc phải hạ giá bán sản phẩm nhưng điều đó vẫn không đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm-hàng hoá. Như vậy thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng tăng và có xu hướng tác động mạnh tới giá cả hàng dệt may xuất khẩu. Thị hiếu người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu hàng dệt may của ta rất khắt khe, thế nên chúng ta có thể áp dụng mức giá cao nhưng phải đảm bảo chất lượng tốt. Ngược lại nếu không đáp ứng tốt thì hàng xuất khẩu của ta sẽ bị đào thải ngay tại các thị trường đó, hoặc chúng ta buộc phải giảm giá bán để đảm bảo khả năng cạnh tranh (điều này gây ra rất nhiều bất lợi cho hoạt động sản xuất). - Dưới tác động của các đối thủ cạnh tranh: Tiến trình hội nhập quốc tế hoàn tất, dệt may Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển và mỡ rộng thị trường tiêu thụ của mình. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn đối với sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh của các quốc gia xuất khẩu dệt may khác (nhất là Trung Quốc khi sắp hoàn tất thủ tục gia nhập WTO). Sự cạnh tranh khốc liệt đó, các chiến lược cạnh tranh bằng giá sẽ được sử dụng một cánh linh hoạt nhưng xu hướng chung là giảm giá bán trên cơ sở giảm giá thành. Tóm lại: Trong sự cạnh tranh gay gắt của hàng dệt may thì nhìn chung giá cả có xu hưóng biến động giảm. 2.2. Xu hướng biến động của nhân tố chất lượng, mẫu mã - Dưới tác động của khoa học công nghệ: Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ gắn liền vơí sự phát triển của nền kinh tế tri thức cho phép sản xuất ra ngững mặt hàng dệt may có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã nhằm thích ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Trong xu thế chung đó ngành dệt may Việt Nam cũng rất nỗ lực đầu tư và tiếp nhận chuyển giao các công nghệ hiện đại mang tính tự động hoá cao. Do vậy có thể nói chất lượng mẫu mã của dệt may Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới. - Dưới tác động của chất lượng nguyên vật liệu: Sự ra đời của các nguyên vật liệu mới, nhất là nguyên vật liệu nhân tạo với những tính năng mới sẽ cho phép tạo ra những sản phẩm mới với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Riêng nước ta, với sự khuyến khích phát triển của nhà nước trong công tác tạo nguồn nguyên liệu trong nước như đầu tư trồng Bông, Đay phục vụ sản xuất hàng dệt may. Do đó, chất lượng và mẫu mã của chúng ta chắc chắn sẽ được cải thiện trong thời gian tới. - Dưới tác động của kinh nghiệm tay nghề công nhân: Theo lý thuyết đường cong kinh nghiệm, với xu hướng mở rộng quy mô của ngành, năng lực và trình độ của công nhân cũng được tăng lên do việc tích luỹ kinh nghiệm nhiều hơn. Bên cạnh đó ngành dệt may có các chính sách đào tạo nguồn nhân công có trình độ tay nghề cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu Từ đó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự nâng cao chất lượng của sản phẩm và làm phong phú thêm về mẫu mã. - Dưới tác động của nghiên cứu phát triển: Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khắt khe, ngành dệt may Việt Nam cũng rất tích cực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển. Qua đó cho phép ứng dụng các công nghệ mới, cải tiến phương thức sản xuất, hiện đại hóa các hình thức quản lý. Từ đó sẽ làm tăng chất lượng của hàng dệt may Việt Nam. Đồng thời, nó sẽ thúc đẩy cho ra đời những mẫu mã, kiểu dáng hiện đại phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nhằm thực hiện chiến lược khác biệt hoá sản phẩm của mình. Tóm lại, qua phân tích ở trên ta có thể khẳng định rằng chất lượng hàng dệt may sẽ tăng mạnh, kiểu dáng và mẫu mã được cải thiện phù hợp và phong phú hơn. 2.3. Xu hướng biến động của nhân tố thị trường - Dưới tác động của dân số: Ta biết rằng Trái Đất đang chịu sức ép của nạn tăng dân số ồ ạt ở một số các quốc gia. Thế giới đang rất nỗ lực kêu gọi các quốc gia kiềm chế lại tỷ lệ gia tăng của việc sinh đẻ. Bên cạnh đó với xu thế phát triển của khoa học, cảu y tế... làm cho tuổi thọ trung bình của người dân cao lên (tức là tỷ lệ tủ vong giảm xuống). Như vậy có thể nói, quy mô dân số thế giới trong thời gian tới là tương đối ổn định, làm cho nhu cầu tiêu thụ trên một đầu người là không thay đổi nhiều. Tức là nhu cầu thị trường là tương đối ổn định. - Dưới tác động của chính sách của nhà nước: Hoạt động xuất khẩu là một khâu quan trọng trong kinh tế đối ngoại. Do đó đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu là cần thiết và cấp bách. Cần thống nhất quan điểm để thiết kế phù hợp với hệ thống kinh tế mở và phù hợp với chủ trương đưa nền ngoại thương Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới, tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực-một xu thế khách quan đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin ở tầm vĩ mô, bao gồm thu thập thông tin một số nước trên thế giới để phân tích, dự báo và đưa ra định hướng kịp thời, tổ chức ký các cam kết hiệp định, các cam kết quốc tế để tạo cơ sở hàng lang pháp lý và bảo hộ, khuyến khích hoạt động mang lại lợi ích cho các ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam . Để thành công được trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành xuất khẩu chủ lực sắp tới, nhà nước cần thực hiện các chính sách khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu, xoá bỏ các cản trở nhất là về tổ chức cơ chế, thể chế và các thủ tục đang tác động xấu đến xuất khẩu dệt may Việt Nam. NHư vậy trong thời gian tới với các chính sách khuyến khích rất tích cực của nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu dệt may nói chung ta có thể chắc chắn rằng thị trường tiêu thụ của dệt may Việt Nam sẽ được mỡ rộng rất nhiều. - Dưới tác động của xu hướng tự do hoá quốc tế: Xu hướng quốc tế hoá đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Sắp tới (2006) Việt Nam sẽ hoàn tất gia nhập AFTA và đần dần sẽ gia nhập WTO. Khi gia nhập và tiến trình hội nhập đó, chúng ta sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi thuế quan (CEP), và như thế rất có lợi cho chúng ta trong hoạt động xuất khẩu. Đó chính là những thời điển mà dệt may Việt Nam có rất nhiều cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ cuả mình ra thế giới. - Dưới tác động của công tác Marketing, quảng cáo: Công tác Marketing nàg càng được các ngành các doanh nghiệp chú trọng. Để cho sản phẩm của mình được mọi người biết đến và tin tưởng thì công tác Marketing, quảng cáo là một khâu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phân phối. Trong xu thế cạnh trang gay gắc giữa các đối thủ với nhau trên thế giới đó, để thàng công được thì yêu cầu đòi hỏi của ngành dệt may Việt Nam là tăng cường hơn nữa công tác Markting và quảng cáo. Vì vậy trong tương lai, công tác này sẽ rất phát triển và đây cũng chính là yếu tố quan trọng sẽ làm cho thị trường tiêu thụ và uy tín sản phẩm dệt may Việt Nam cũng được tăng lên. - Dưới tác động của tỷ giá hối đoái: Có thể nói rằng tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: Chính trị, xã hội, tốc độ tăng trưởng, khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát không những của trong nước mà còn kể cả quốc tế nữa. Chính vì thế, để dự báo tỷ giá hối đoái trong thời gian tới là rất khó khăn. Các nhân tố tác động tới tỷ giá hối đoái đó luôn thay đổi không theo một quy luật nào cả. Vì thế với khả năng có hạn của mình em không dám đưa ra dự báo của mình, chỉ hy vọng rằng tỷ giá hối đoái trong thời gian tới sẽ được ổn định. Như vậy, từ những dự báo của các nhân tố tác động trên ta có thể dự đoán rằng trong thời gian tới thị trường tiêu thụ của dệt may Việt Nam sẽ tăng lên. III. Giải pháp 1. Những giải pháp của ngành dệt may Việt Nam Qua phân tích thực trạng và phân tích bối cảnh quốc tế có thể nhận định rằng, ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa khả năng xuất khẩu của mình trên thị trường quốc tế và khu vực. Để làm được điều đó cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: - Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật sản xuất: Phải xác định chính xác và chỉ cải tiến và đổi mới các công nghệ, kỹ thuật thực sự cần thiết, có ý nghĩa quyết định đối với việc hạ thấp chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm; Mạnh dạn chủ động hợp tác, chuyển giao công nghệ, cải tiến kỹ thuật, tận dụng lợi thế đi sau của mình để ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. - Lựa chọn yếu tố đầu vào thích hợp: Lựa chọn nhà cung cấp các yếu tố đầu vào có chất lượng cao, ổn định, có uy tín, giá thành rẻ, có địa điểm cung cấp thuận lợi. Bên cạnh đó, sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh, đồng thời dự phòng nguồn nguyên liệu bổ sung, thay thế nhằm ổn định sản xuất khi tình hình thị trường biến động.Tiến hành sản xuất các mặt hàng xuất khẩu phải căn cứ vào tiềm năng phát triển các vùng nguyên liệu. - Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: Việt Nam cần khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO ( ISO 9000, ISO 14000 ) và một số hệ thống quản lý chất lượng, môi trường ngoài ISO ( GMH, HACCP, Q – Base, TQM...); cần nghiêm túc trong công tác đánh giá chất lượng sản phẩm và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, tránh để tình trạng chứng chỉ ISO chỉ là “hữu danh vô thực”. Ngoài ra, cần chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm để sản phẩm của mình có tính độc đáo riêng biệt. - Xúc tiến đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, marketing: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và các yếu tố tác động tới thị trường và xu hướng thị trưòng.Tiến hành nghiên cứu, cải tiến, đổi mới bao bì, mẫu mã, thương hiệu sản phẩm theo hướng ấn tượng độc đáo nhằm tạo sự thu hút của khách hàng đối với sản phẩm. - Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, công nhân có kỹ thuật cao: Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, đội ngũ công nhân viên lành nghề, nhiệt tình, trách nhiệm, có trình độ chuyên môn cao. - Mở rộng hợp tác và liên kết ngành trong nước và quốc tế: Cần phải có sự hỗ trợ lẫn nhau, đây hiện đang là một điểm yếu của các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chúng ta cũng cần phải hạn chế dần việc hợp tác dựa trên lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên đồng thời cần phải tăng cường việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng của người lao động, bởi đó không phải là những yếu tố chủ yếu (chuyên ngành) cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay. 2. Kiến nghị đối với Nhà nước - Đổi mới hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu: Để thành công được trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành xuất khẩu chủ lực sắp tới, nhà nước cần thực hiện các chính sách khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu, xoá bỏ các cản trở nhất là về tổ chức cơ chế, thể chế và các thủ tục đang tác động đến xuất khẩu. Đồng thời cần tăng cường hơn nữa công tác hoàn thiện hệ thống luật pháp. - Hình thành và phát triển đồng bộ các thị trường: Hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển, hoàn thiện các loại thị trưòng đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế, để thị trường hoạt động năng động có hiệu quả, có trật tự kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Nhà nước tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của thị trường, tạo điều kiện phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường. Mở rộng thị trường tiêu thụ ra khắp toàn cầu chứ không nên gói gọn và những thi trường trọng điểm và những thị trường truyền thống. - Tiếp tục cải cách, hoàn thiện hoạt động của hệ thống ngân hàng: Thực hiện cơ cấu lại các ngân hàng thương mại quốc doanh, tập trung vào cải cách thẩm định thủ tục tín dụng, cải tiến dịch vụ ngân hàng. Đẩy mạnh hướng các ngân hàng trở thành “người bạn đồng hành” cùng các ngành trong hoạt động kinh doanh hơn là chỉ coi ngành là nguồn cần mình. NHNN cần có các chính sách về tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với yêu cầu của ngành dệt may là tăng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới./. Kết luận Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành xuất khẩu nói chung và của các ngành xuất khẩu dệt may nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Tiến trình hội nhập thế giới WTO đang tới gần, Việt Nam cần phải tranh thủ mọi nỗ lực, thời cơ để bắt kịp thời đại. Đứng trước những thách thời đại và có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế đất nước, ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam không những phải tự làm bản thân mình lớn mạnh mà còn vì mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Làm được điều đó, vấn đề trước mắt và lâu dài của các ngành dệt may của Việt Nam là tạo dựng được vị thế của mình, xây dựng một hệ thống hoạt động xuất khẩu có sức cạnh tranh mạnh mẽ không những đối với khu vực thị trường khu vực mà còn phát triển ra thế giới. Đó chính là điều kiện tiên quyết đưa Việt Nam tiếp tục phát triển đi lên trở thành một nước công nghiệp hiện đại, có một nền kinh tế vững mạnh, xã hội ổn định. Hy vọng rằng những phân tích, đánh giá, giải pháp chúng tôi nêu trong đề tài này có tính khoa học và thực tiển cao và hy vọng, trong tương lai các ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới./. Tài liệu tham khảo - Tạp chí kinh tế & phát triển cac số năm 2000-2002 -Tạp chí phát triển kinh tế các số năm 2000-2002 -Tạp chí nghiên cứu kinh tế các số các năm 2000-2002 -Tạp chí kinh tế và dự báo -Tạp chí xuất nhập khẩu các số các năm 1999-2002 -Giáo trình kinh tế phát triển khoa KH&PT- ĐHKTQDHN -Giáo trình khinh tế quốc tế khoa Kinh Té Quốc Tế- ĐHKTQDHN -Một số các loại sách boá chuyên ngành khác và tài liệu Internet mục lục Lời mở đầu 1 I. Cơ sở lý luận 3 1. Khái niệm bản chất và vai trò của các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may 3 1.1. Về giá cả 3 1.2. Về chất lượng mẫu mã 3 1.3. Về thị trường tiêu thụ 4 2. Các yếu tố chi phối sự biến động của các nhân tố 4 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá 4 2.2. Các yếu tố tác động tới mẫu mã chất lượng 5 2.3. Các yếu tố tác động tới thị trường 6 II. Thực trạng và xu hướng biến động của các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may thời gian qua 9 1. Thực trạng và nguyên nhân của các yếu tố tác tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may thời gian qua 9 1.1. Thực trạng của những nhân tố tác động tới giá 9 1.2. Thực trạng của những nhân tố tác động tới chất lượng mẫu mã 12 1.3. Thực trạng của những nhân tố ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ 15 2. Dự báo xu hướng biến động của các nhân tố tác động tới thị trường xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2001 - 2010 19 2.1. Xu hướng biến động của nhân tố giá cả 19 2.2. Xu hướng biến động của nhân tố chất lượng mẫu mã 22 2.3. Xu hướng biến động của nhân tố thị trường 23 III. Giải pháp 25 1. Những giải pháp của ngành dệt may Việt Nam 25 2. Kiến nghị đối với Nhà nước 26 Kết luận 28 Tài liệu tham khảo 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29536.doc
Tài liệu liên quan