Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, chuẩn mực 17_chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời là cần thiết và phù hợp với yêu cầu của thực tế. Lần đầu tiên trong lịch sử có một chuẩn mực kế toán về thuế thu nhập doanh nghiệp đã giúp cho công tác hạch toán thuế thu nhập được thuận tiện, khoa học. Đặc biệt đối với các khoản chênh lệch thuế thu nhập (do sự khác nhau trong quy định của thuế và kế toán đối với việc ghi nhận doanh thu, chi phí) từ trước tới nay chưa được chú ý cũng đã được đề cập tới, giúp cho các doanh nghiệp có cách hiểu và ứng xử phù hợp trong việc hạch toán, trình bày các khoản chênh lệch này. Điều đó không những góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam, giúp cho các thông in trên báo cáo tài chính được phản tốt hơn, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, cũng như các nhà đầu tư mà còn góp phần vào việc nâng cao công tác quản lý thuế của nhà nước.
Mặc dù, trong năm đầu tiên áp dụng chuẩn mực này vẫn còn nhiều bất cập, và mang nặng tính hình thức. Nhưng đó chỉ là sự nhất thời, còn trong tương lai, chuẩn mực này sẽ phát huy tác dụng, góp phần quan trọng trong việc hạch toán các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp và từ đó cùng góp phần hoàn thiện công tác kế toán.
VAS 17 đã có sự kế thừa IAS 12 và vận dụng phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Đó có thể coi là một bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam trong xu thế hội nhập Quốc tế hiện nay.
44 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tìm hiểu việc hạch toán và trình bầy chênh lệch Thuế thu nhập doanh nghiệp trong VAS 17- Chuẩn mực Thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả trên báo cáo tài chính riêng.
- “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” là bảng tổng hợp để xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm và xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm do hoàn nhập các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế của các năm trước.
Bảng 2
Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Năm…
Diễn giải
Chênh lệch tạm thời chiu thuế trong năm
thuế suất (%)
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi giảm (hoàn nhập) trong năm
Tăng
Giảm
Chênh lệch
Được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại
Được ghi giảm vốn chủ sở hữu
Được ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại
Được ghi tăng vốn chủ sở hữu
Tăng
Giảm
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1/Phát sinh (hoặc hoàn nhập)từ các giao dịch trongnăm
2/Phát sinh từ việc hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước
Cộng
Phương pháp lập bảng số 2.
Căn cứ để lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” là “Bảng xác định chênh lệch tạmt hời chịu thuế”.
Căn cứ để ghi vào cột 1-“Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm tăng” là cột 3 và cột 4 trong “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”phát sinh trong năm hiện tại.
Căn cứ để ghi vào cột 2- “Chêch lệch tạm thời chịu thuế trong năm giảm” là cột 5 và cột 6 trong “Bảng xác định chênh lệch chịu thuế của năm hiện tại.
Cột 3 và cột 4 “Chênh lệch tăng”, “Chênh lệch giảm” là số chênh lệch giữa cột 1 và cột 2.
Cột 6 được lập căn cứ vào cột 3 và cột 5 trên dong diễn dãi số 1: Cột 6= Cột 3 x Cột 5, làm cơ sở ghi vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp oãn lại và ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Cột 7 được lập căn cứ vào cột 3 và cột 5 trên dòng diễn giải số 2: Cột 7= Cột 3 x Cột 5, làm cơ sở ghi giảm vốn chủ sở hữu và ghi nhận vào thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Cột 8 được lập căn cứ vào cột 4 và cột 5 trên dòng diễn giải số 1: Cột 8= Cột 4 x Cột 5, làm cơ sở ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Cột 9 được lập căn cứ vào cột 4 và cột 5 trên dòng diễn giải số 2: Cột 9= Cột 4 x Cột 5, làm cơ sở ghi tăng vốn chủ sở hữu và ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
2.1.2. Xác định “tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
a. Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ .
- Cuối năm tài chính, kế toán phỉa xác định cơ sở tính thuế của tài sản và các khoản nợ phải trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được thực hiện theo mục I tại thông tư hướng dẫn thực hiện “chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp”
- Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được sử dụng làm căn cứ xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong nẳmtên báo cáo tài chính riêng( Không bao gồm các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ các khoản đàu tư vào công ty con, công ty liên kêt, công ty liên doanh,và việc chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài) phải được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” phát sinh trong năm (Bảng 3) làm cơ sở xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại nếu doanh nghiệp dự tính là chắc chắn sẽ có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong năm tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ đó.
- “Bảng xác định chênh lệch tạm thời khấu trừ” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm làm cơ sở xác định và phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại vào “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (Bảng 5).
Bảng3
Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
Năm…
STT
Diễn giải
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm
Tăng
Giảm
Phát sinh từ các giao dich trong năm hiện hành
Phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước.
Hoàn nhập từ các giao dịch trong năm hiện hành
Hoàn nhập do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước.
1
2
3
4
5
6
I
Chênhlệch tạm thời phát sinh
1
Phát sinh từ
2
Phát sinh từ
3
Phát sinh từ
…
II
Chênh lệch tạm thời được hoàn nhập
1
Hoàn nhập do…
2
Hoàn nhập do…
…
Tổng cộng
Căn cứ để lập bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ là số chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm liên quan đến từng tài sản hoặc khoản nợ phải trả hoặc từng giao dịch.
Dòng tổng cộng chênh lệch tạm thời được phát sinh trong năm là căn cứ để ghi vào cột “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng” hoặc cột “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ giảm” trong “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (Bảng 5).
Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng chắc chắn sẽ có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các hoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm. Toàn bộ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này đưựoc theo dõi riêng trên “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng” (Bảng 4) làm căn cứ xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong các năm sau, khi doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế thu nhập để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại này.
Bảng4.
Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được
khấu trừ chưa được sử dụng
Năm…
STT
Diễn giải
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng
Phát sinh từ các giao dịch trong năm
Phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi các chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước.
1
Phát sinh từ
2
Phát sinh từ
3
Phát sinh từ
…
Cộng
b. Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng.
- Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng.
Cuối năm tài chính, căn cứ vào số lỗ hoạt động kinh doanh được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế các năm tiếp sau theo quy định chuyển lỗ của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm hiện hành, nếu doanh nghiệp dự tính là chắc chắn có đủ lợi nhuận để tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng từ các năm trước đó. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản ưu đãi thuế chư sử dụng trong năm tài chính hiện hành được xác định theo công thức:
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Giá trị được khấu trừ vào các thuế suất thuế thu
tính trên các khoản lỗ tính = năm tiếp sau của các khoản lỗ x nhập doanh nghiệp
thuế chưa sử dụng tính thuế chưa sử dụng. hiện hành.
Xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
Cuối năm tài chính, căn cứ các khoản ưu đãi thuế theo luật định ( nếu có) chưa sư dụng kế toán xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm hiện hành, nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng từ các năm trước đó. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản ưu đĩa thuế thu chưa sử dụng trong năm tài chính hiện hành được xác định theo công thức:
Tài sản thuế thu nhập hoãn Giá trị được khấu trừ của Thuế suất thuế thu
lại tính trên các khoản ưu = các khoản ưu đãi thuế chưa x nhập doanh nghiệp
đãi thuế chưa sử dụng sử dụng hiện hành
c. Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm.
- Cuối năm tài chính, kế toán lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (Bảng5_ làm căn cứ ghi nhận và trình bày tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trên báo cáo tài chính. Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại là bảng tổng hợp để xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm.
Bảng 5.
Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Năm…
Diễn giải
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm
Các khoản
lỗ tính thuế
Các khoản ưu đãi thuế
Thuế suất(%)
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm
Tăng
Giảm
Chênh lệch
Tăng
Giảm
Tăng
Giảm
Tăng
Giảm
Được ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại
Được ghi tăng vốn chủ sở hữu
Được ghi vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại
Được
ghi giảm vốn chủ sở hữu
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1 - 1) Phát sinh từ các giao dịch trong năm hiện tại
2 - 2) Phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước
Cộng
Phương pháp lập bảng 5.
Căn cứ để lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhâp hoãn lại” là “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” (Bảng 3), giá trị được khấu trừ của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi chưa sử dụng từ các năm chuyển sang năm hiện tại;
Căn cứ để ghi vào côt 1-“Chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm tăng” là cột 3 và cột 4 trong “ Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” phát sinh trong năm;
Căn cứ để ghi vào côt 2- “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm giảm” là cột 5, cột 6 trong “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” phát sinh trong năm;
Cột 3, cột 4 “Chênh lệch tăng”, “Chênh lệch giảm” là số chênh lệch giữa cột 1 và 2.
Cột 5 được lập căn cứ vào số lỗ phát sinh trong năm nay hoặc các năm trước được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau (theo quy định chuyển lỗ tính thúe của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp được chuyển lỗ)
Cột 7 được lập căn cứ vào giá trị ưu đãi thuế chưa sử dụng trong năm nay được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau.
Cột 8 được lập căn cứ vào giá trị ưu đãi thuế của năm trước đã được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế năm nay.
Cột 10 được lập căn cứ vào cột 3, cột 5, cột 7, cột 9 trên dòng diễn giải số1: Côt10 = (Cột 3 + Cột 5 + Cột 7) x Cột 9, làm cơ sở ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong năm, ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Cột 11: Căn cứ vào cột 3 và cột 9 trên dòng diễn giải số 2: Cột 13 = Cột 4 x Cột 9, làm cơ sở ghi giảm lợi nhuận chưa phân phối ( Chi tiết lợi nhuận chưa phân phối năm trước) và ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Cột 12 được lập căn cứ vào cột 4, côt 6, cột 8 và cột 9 trên dòng diễn giải số 1: Cột 12 = ( Cột 4 + Cột 6 + Cột 8) x Cột 9, làm cơ sở để ghi vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại trong năm và ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Cột 13: căn cứ vào cột 4 và cột 9 trên dòng diễn giải số 2; Cột 13 = Cột 4 x Cột 9, làm cơ sở ghi giảm lợi nhuận chưa phân phối ( Chi tiết lợi nhuận chưa phân phối năm trước) và ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
2.2. Hạch toán chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2.1. Các tài khoản sử dụng.
Tài khoản 8212: “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại”
Bên Nợ: - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm);
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được ghi nhận từ số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm;
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Có tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có: - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm).
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm).
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Nợ tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
* Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số nội dung sau
- Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả để ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Đồng thời phải xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại để ghi nhận vào thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại).
- Kế toán không được phản ánh vào Tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu
- Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào Tài khoản911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 347: “thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
*Kết cấu và nội dung hạch toán
Bên Nợ:Thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm (được hoàn nhập) trong kỳ.
Bên Có: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong kỳ.
Số dư bên Có: - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả còn lại cuối kỳ.
- Điều chỉnh số dư đầu năm đối với thuế thu nhập hoãn lại phải trả do áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước.
*Hạch toán tai khoản này cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
- Tại ngày kết thúc năm tài chính, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm hiện tại làm căn cứ xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm.
- Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nay với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), theo nguyên tắc:
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm; + Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm.
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm không liên quan đến các khoản mục được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm.
- Kế toán phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế (Khi tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán). - Trường hợp việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu phát sinh từ các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải điều chỉnh tăng khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng cách điều chỉnh giảm số dư Có (hoặc tăng số dư Nợ) đầu năm của TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước) và điều chỉnh số dư Có đầu năm TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Tài khoản 243: “ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản:
Bên Nợ: Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng.
Bên Có: Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại giảm.
Số dư bên Nợ: - Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại còn lại cuối năm;
- Điều chỉnh số dư đầu năm đối với tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận (hoặc hoàn nhập) trong năm do áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước.
Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số nguyên tắc.
- Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại đối với các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại trong trường hợp doanh nghiệp dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng.
- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”, giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng làm căn cứ lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” để xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận hoặc hoàn nhập trong năm.
- Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại, cụ thể là:
+Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, nếu chắc chắn rằng trong tương lai doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại. Trường hợp doanh nghiệp không chắc chắn sẽ có được lợi nhuận chịu thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm.
+ Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm. Việc ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được thực hiện phù hợp với thời gian mà các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ (phát sinh từ các năm trước) được hoàn nhập kể cả khi doanh nghiệp không có lợi nhuận.
- Trường hợp việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu phát sinh từ các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế toán phải ghi nhận bổ sung tài sản thuế thu nhập hoãn lại của các năm trước bằng cách điều chỉnh tăng số dư Có (hoặc giảm số dư Nợ) đầu năm TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay) và điều chỉnh tăng số dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
- Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá các tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận từ các năm trước khi dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để cho phép tài sản thuế hoãn lại được thu hồi.
2.2.2. Hạch toán.
a. Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả.
(i) Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm được ghi nhận vào chi phí tuế thunhập doanh nghiệp hoãn lại: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “ Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” để ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm:
Nợ TK8212 : Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Có TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Ngược lại, ghi:
Nợ TK 347: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả.
Có TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
(ii) Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” đã được làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước.
Trường hợp phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả:
Tăng số dư Nợ đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK4211 có số dư Nợ), hoặc
Giảm số dư Có đầu năm TK 4211 - lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK 4211 có số dư Có)
Tăng số dư Có đầu năm TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phỉa trả.
Trường hợp phỉa điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả:
Giảm số dư Có đầu năm TK 347- Thuế nhu nhập hoãn lại phải trả.
Tăng số dư Có đầu năm TK 4211- lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK 4211 có số dư Có), hoăc
Giảm số dư nợ đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK 4211 có số dư Nợ).
b. Hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
(i) Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “ Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại:
Nếu tài sản thuế thu nhập phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, nếu chắc chắn rằng trong tương lai doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại:
Nợ TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Có TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Ngược lại, ghi:
Nợ TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Có Tk 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
(ii) Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh tùe việc áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ: “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước:
Trường hợp phải điều chỉnh tăng tài ản thuế thu nhập hoãn lại:
Tăng số dư Nợ đầu năm TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số dư Có đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm
trước (Nếu TK 4211 có số dư Có), hoặc
Giảm số dư nợ đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước ( Nếu TK 4211 có số dư nợ )
Trường hợp phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại,
Tăng số dư Nợ đầu năm TK 4211- Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK 4211 có số dư Nợ)
Giảm số dư Có đầu năm TK 4211 -Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK 4211 có số dư Có)
Giảm số dư nợ đầu năm TK 243- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
c. Cuối năm tài chính,kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên nợ và số phát sinh bên có của TK 8212 vào TK 911:
Nếu số phát sinh bên nợ lớn hơn số phát sinh bên có TK 8212:
Nợ TK 911: Chênh lệch giữa số phat sinh bên nợ
Có TK 8212: và số phát sinh bên có của TK 8212.
Nếu số phát sinh bên có lớn hơn số phát sinh bên nợ TK 8212:
Nợ TK 8212: Chênh lệch giữa số phát sinh bên có
Có TK 911: và số phát sinh bên nợ TK 8212.
Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
TK347
TK8212
TK911
TK243
1a
1b
2b
2a
3a
3b
(1a) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh > thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập.
(1b) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh < thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập.
(2a) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm > tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong kì.
(2b) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm < tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong kì.
(3a) Kết chuyển bên có TK 8212
(3b) Kết chuyển bên nợ TK 8212
3.Trình bày báo cáo tài chính.
3.1- Trình bày trong Bảng Cân đối kế toán
3.1.1- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được trình bày trong chỉ tiêu “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” – Mã số 262 trên Bảng cân đối kế toán.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”, trên Sổ Cái.
3.1.2- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được trình bày trong chỉ tiêu “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” – Mã số 335 trên Bảng cân đối kế toán.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có Tài khoản 347 – “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”, trên Sổ Cái.
3.2- Trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Sửa đổi chỉ tiêu “Thuế thu nhập doanh nghiệp” (Mã số 51) thành 2 chỉ tiêu: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số 51” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại – Mã số 52” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
3.2.1- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số 51
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)).
3.2.2- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, trên sổ kế toán chi tiết TK 8212 (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)).
3.3- Trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính
3.3.1- Bổ sung mục 21 Phần V. của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
a- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
Cuối năm
Đầu năm
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng
- Khoản hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
b- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế
- Khoản hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
3.3.2- Bổ sung mục 31 Phần VI. của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
31- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành
- Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay
- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Năm nay
…
…
…
Năm trước
…
…
…
3.3.3- Bổ sung mục 32 Phần VI. của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
32- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Năm nay
…
…
(…)
(…)
(…)
…
Năm trước
…
…
(…)
(…)
(…)
…
3.3.4- Doanh nghiệp phải giải trình riêng rẽ các thông tin sau trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
a) Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu;
b) Giải thích mối quan hệ giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán theo một hoặc cả hai hình thức sau:
(i) Đối chiếu bằng số giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế TNDN và tích số của lợi nhuận kế toán nhân (x) với thuế suất áp dụng; hoặc
(ii) Đối chiếu bằng số giữa thuế suất hiệu quả bình quân với thuế suất áp dụng.
c) Giá trị (ngày đáo hạn, nếu có) của các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ tính thuế chưa sử dụng và các ưu đãi thuế chưa sử dụng mà chưa tài sản thuế thu nhập hoãn lại nào được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán;
d) Chênh lệch tạm thời, mỗi loại lỗ tính thuế chưa sử dụng cũng như các ưu đãi thuế chưa sử dụng;
e) Giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của từng năm sử dụng;
f) Giá trị thu nhập hoặc chi phí thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nếu điều này không được phản ánh rõ từ các thay đổi của các giá trị được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán;
g) Doanh nghiệp phải trình bày giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và bằng chứng cho việc ghi nhận, khi:
- Việc sử dụng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phụ thuộc vào lợi nhuận tính thuế trong tương lai vượt quá mức lợi nhuận phát sinh từ việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời chịu thuế hiện tại; và
- Doanh nghiệp chịu lỗ trong năm hiện hành hoặc năm trước do qui định pháp lý về thuế mà tài sản thuế hoãn lại có liên quan.
III. “Sức sống” của chuẩn mực 17 trong thực tế.
Chuẩn mực 17 ra đời đã đáp ứng yêu cầu bức thiết trong việc hạch toán, trình bày các khoản chênh lệch thế thu nhập doanh nghiệp. Quy định về việc hạch toán chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp trong Chuẩn mực 17 đã đưa ra cách ghi chép, xử lý, phản ánh số liệu về các khoản chênh lệch thuế thu nhập, giúp cho việc phản ánh các khoản chênh lệch này được đễ dàng thống nhất.
Trước đây khi chưa có chuẩn mực: Các doanh nghiệp theo dõi các khoản chênh lệch tạm thời này theo những cách khác nhau, không thống nhất và những thông tin về các khoản chênh lệch này chỉ dùng trong nội bộ doanh nghiệp.
Trước đây, sau khi quyết toán thuế, kế toán doanh nghiệp sẽ xem xét các khoản chênh lệch doanh thu, chi phí trong cách xác định giữa thuế và kế toán, sau đó sẽ ghi chép theo dõi từng khoản mục trên một quyển sổ riêng của họ.
Cách ghi chép này khá cồng kềnh, khó cho việc kiểm tra theo dõi các khoản chênh lệch thuế thu nhập tạm thời.
Ở một số doanh nghiệp, họ sử dụng tài khoản 1388 và tài khoản 3388 để hạch toán các khoản chênh lệch tạm thời này:
TK 1388: Chênh lệch tạm thời thuế thu nhập doanh nghiêp phải thu ( Tài sản thuế thu nhập hoãn lại).
TK 3388: Chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả ( Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả).
Và hạch toán như sau:
Hạch toán chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp phải thu:
Nợ TK 421: Lãi chưa phân phối
Nợ TK 1388: Chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên báo
cáo thuế
Hạch toán chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả:
Nợ TK 421: Lãi chưa phân phối
Có TK 3334 : Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên báo
cáo thuế
Bút toán kết chuyển chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp phải thu và chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả giưa các kì kế toán:
Nợ TK 3388:
Có TK 1388:
Cách vận dụng các tài khoản 1388, và tài khoản 3388 để theo dõi, xử lý các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp là cách làm khá hay trong điều kiện ở Việt Nam chưa có một chuẩn mực hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Cách làm này đã học hỏi được cách hạch toán, xử lý các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp của các Quốc gia phát triển trên thế giới:
Như ở kế toán Pháp sử dụng tài khoản chênh lệch thuế thu nhập hoãn lại “impôt différé”, kế toán Mỹ sử dụng tài khoản “deferred income tax”. Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên nợ ghi nhận khoản chênh lệch tạm thời tăng thêm, gọi là chênhlệch thuế phải thu, phát sinh khi thuế thu nhập doanhnghiệp theo cách tính của kế toán thấp hơn thuế thu nhập doanh nghiệp theo cách tính của thuế.
Bên có ghi nhận chênh lệch tạm thời giảm gọi là chênh lệch thuế phải trả, phát sinh khi thuế thu nhập theo cách tính của kế toán lớn hơn thuế thu nhập doanh nghiệp theo cách tính của thuế.
Bút toán ghi nhận chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Nợ TK chi phí thuế : Thuế TNDN phải nộp theo
cách tính của kế toán.
Nợ TK chênh lệch thuế thu nhập: Chênh lệch thuế TNDN
phải thu.
Có TK Thuế phải nộp nhà nước: Thuế TNDN theo cách
Tính của thuế.
Có TK chênh lêch thuế thu nhập: Chênh lệch thuế TNDN
phải trả.
Tuy nhiên việc sử dụng tài khoản 1388, tài khoản 3388 sẽ khó cho việc theo dõi. Đã có quá nhiều khoản phải thu khác được theo dõi trên các tài khoản này, do vậy sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát các thông tin kế toán về các khoản chênh lệch tạm thời thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mặt khác, trước khi ban hành VAS 17, các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lêch tạm thời, khi phát sinh được ghi nhận tăng/giảm lợi nhuận chưa phân phối và ghi giảm/ tăng thuế thu nhập phải nộp một cách tương ứng. Như vậy trong kì kế toán các chênh lệch tạm thời được đánh đồng với các chênh lệch vĩnh viễn, điều này chưa phản ánh được đúng bản chất của các khoản chênh lêch và làm sai lệch tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp.
ðCó thể thấy rằng, các cách xử lý các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp khi chưa có một quy định chung hướng dẫn đã gây ra nhiều bất cập, khó cho các doanh nghiệp trong việc xử lý, theo dõi, phản ánh các thông tin về các khoản chênh lệch này.
Khi có VAS 17:
Sự ra đời của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2006 và thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết chuẩm mực này giúp các doanh nghiệp có cở sở hiểu và cách ứng xử phù hợp nhất quán đối với các khoản chênh lêch thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không còn phải “mò mẫm” trong việc thiết kế cách hạch toán các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc hạch toán các khoản chênh lệch này từ khi có VAS17 dễ dàng thuận tiện hơn, các khoản chênh lệch thuế được phản ánh đúng bản chất, các khoản chênh lệch tạm thời và chênh lệch viễnh viễn không còn bị đánh đồng. Điều này giúp cho việc theo dõi , kiểm tra các khoản chênh lệch này trở nên thuận tiện, đễ dàng hơn, các thông tin trên báo cáo tài chính được hoàn thiện hơn.
Mặt khác VAS 17 cũng đã kế thừa và phát huy IAS 12, vận dụng vào hệ thống kế toán Việt Nam. Về cơ bản các quan niệm về: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả (Deferred tax liability), tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Deferred tax asset ), chênh lệch tạm thời chịu thuế (Taxable Temporary Difference), chênh lệch tạm thời được khấu trừ (Deductible Temporary Difference) , cơ sở tính thuế của công nợ và tài sản trong VAS 17 trùng với quan điểm của IAS 12. Điều đó đã giúp cho việc hạch toán và trình bày các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng tinh thần quốc tế và phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam. Giúp cho các thông tin kế toán của doanh nghiệp được phản ánh tốt hơn, những thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính được hoàn thiện và phản ánh đúng được thực trạng của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tốt hơn hoạt động của đơn vị mình, các nhà đầu tư biết rõ hơn về tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay việc vận dụng VAS 17 trong việc hạch toán các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp còn có nhiều bất cập, chuẩn mực vẫn chưa thực sự có “sức sống” trong thực tế.
Vì đây là lần đầu tiên có một chuẩn mực về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam nên có nhiều khái niệm còn khá mới, khá khó hiểu đế các doanh nghiệp có thể áp dụng .Trong các doanh nghiệp, thực tế họ vẫn chưa quen với cách làm mới, vẫn duy trì cách làm cũ theo thói quen. Một phần khác là do trình độ kế toán trong doanh nghiệp chưa thực sự cao, thiếu sự cập nhập chủ động trong việc vận dụng áp dụng các chính sách quy định mới.
Một số khái niệm trong chuẩn mực mới chỉ mang tính lý thuyết. Chẳng hạn như đối với các khoản Chênh lệch tạm thời và Chênh lệch vĩnh viễn trong thực tế làm thế nào để xác định được. Hoặc như chuẩn mực có đề cập tới “quyền lợi hợp pháp” để doanh nghiệp có quyền để bù trừ các khoản chênh lệch thuế nhu nhập doanh nghiệp, nhưng quyền hợp pháp đó là gì, khi nào thì doanh nghiệp được coi là có quyền hợp pháp?
Chuẩn mực 17 cũng chưa đề cập tới vấn đề lợi thế kinh doanh, và sáp nhập kinh doanh trong việc hạch toán các khoản công nợ có liên quan. Thiết nghĩ trong tình hình hiện nay, cùng với việc tăng cường hợp tác kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì việc xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị lợi thế kinh doanh, hạch toán công nợ trong các trường hợp sáp nhập kinh doanh cũng là những vấn đề gây nhiều tranh cãi, cần có những quy định điều chỉnh. Trong IAS 12 cũng đã đề cập tới vấn đề này trong các mục 15, 19, 21,22, 24a, 26, Chuẩn mực về thuế thu nhập doanh nghiệp nên dựa vào những nội dung này trong IAS 12 để có những quy định cụ thể hơn cho những nội dung này.
Bên cạnh đó, khác với một số quốc gia như Anh, Mỹ có hệ thống kế toán khá linh động, doanh nghiệp có thể chủ động trong các khoản ước tính về doanh thu , chi phí, ở Việt Nam hiện nay các chế độ kế toán cũng như các chính sách thuế đều do bộ tài chính ban hành, do đó việc xác định doanh thu và chi phí giữa thuế và kế toán là khá đồng nhất. Hơn thế nữa Chúng ta vẫn dùng hệ thống Classical system income tax, khi đó các khoản thu nhập nhận được do đầu tư vào các doanh nghiệp khác không bị đánh thuế, cũng như những khoản phải trả cho các nhà đầu tư từ lợi nhuận sau thuế không cần phải tính đến các khoản thuế tín dụng (credit tax), và các khoản thuế trả trước (advanced tax) như hệ thống imputation system income tax được dùng rộng rãi ở các nước phát triển, kế toán không phải theo dõi các khoản thuế đã trả hộ cho các nhà đầu tư (advanced tax), cũng như không phải theo dõi những khoản thuế đã được các đối tác trả hộ (credit tax). Do vậy các khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong cách xác định của thuế và kế toán là không nhiều. Vì vậy mà việc có thêm những tài khoản mới để hoạch toán các khoản chênh lệch này khiến cho các doanh nghiệp cảm thấy khá cồng kềnh, phức tạp và không cần thiết.
Mặt khác, chuẩn mực này thực sự mới chỉ có lợi ích đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cách xử lý, theo dõi, kiểm soát các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp tốt hơn. Đối với cơ quan thuế, mặc dù các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp có thể là một căn cứ để họ xem xét độ trung thực của các doanh nghiệp trong các quyết toán thuế mỗi kì, nhưng họ chỉ thực sự quan tâm tới phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kì. Thêm vào đó thị trường chứng khoán ở Việt Nam cũng chưa thực sự phát triển, các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính cũng còn chưa được quan tâm đúng mức. Sự hiểu biết của các đối tượng quan tâm bên ngoài về các thông tin trên báo cáo tài chính còn nhiều hạn chế. Chính vì không có sự “tác động” từ các đối tượng bên ngoài nên các doanh nghiệp cũng chưa thực sự quan tâm tới việc hạch toán, phản ánh các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp. Chưa hiểu được ý nghĩa của việc phản ánh các khoản chênh lệch này trên báo cáo tài chính.
Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp vẫn duy trì cách làm cũ, trước đây họ ghi chép, xử lý, phản ánh các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào, thì họ vẫn giữ cách làm cũ đó. Phải tới khi có kiểm toán đi kiểm toán, họ mới chỉnh sửa làm lại theo đúng chế độ kế toán mới đã ban hành. Việc vận dụng VAS 17 trong năm đầu này vẫn còn mang tính hình thức, đối phó, chưa được quan tâm đúng mức cả từ phía doanh nghiệp, và cả từ phía những đối tượng quan tâm khác từ bên ngoài doanh nghiệp
IV. Hướng phát triển và giải pháp.
*Hướng phát triển
Trước hết, ta thấy rằng chuẩn mực 17- chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp đã đưa ra những quy định cụ thể, thống nhất giúp cho việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp được thuận tiện, dễ dàng, doanh nghiệp có cách ứng xử phù hợp với các khoản chênh lệch thuế thu nhâp. Do đó, chuẩn mực này trong tương lai phải được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức và thực hiện một cách nghiêm túc.
Sự mở rộng hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới, tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hệ thống kế toán của mình. Hệ thống kế toán phải được xây dựng vừa phải theo đúng thông lệ chung của hệ thống kế toán Quốc tế vừa phải phù hợp với tình hình Việt Nam, để có thể cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác hơn cho các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp, các nhà đầu tư, và những người quan tâm bên ngoài doanh nghiệp. Các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng khá nhiều tới việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và thực tế ở các nước phát triển họ cũng đã quan tâm tới việc xử lý các khoản chênh lệch này. Trong IAS 12 cũng đề cập khá kĩ tới vấn đề này. Chính bởi vậy VAS 17 ra đời là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thực tế và xu hướng phát triển của nền kinh tế, cũng như tình thần chung của Chuẩn mực kế toán Quốc tế.
Cùng với sự hợp tác mở rộng giao lưu kinh tế, xu hướng mở rộng, đa dạng hoá các hình thức, ngành nghề kinh doanh ngày càng nhiều làm phát sinh nhiều giao dịch kinh tế phức tạp. Việc xác định các khoản doanh thu, chi phí, cũng như thời điểm xác định các khoản doanh thu, chi phi đó cũng trở nên phức tạp hơn. Đứng trên góc độ thuế và kế toán sẽ có cách nhìn nhận, quan điểm khác nhau trong việc xác định các khoản doanh thu, chi phí, thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí đó. Chính vì lẽ đó, việc theo dõi các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp là cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể đễ dàng theo dõi, quản lý tốt hơn nguồn vốn của mình.
Mặt khác trong tương lai, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển, sự sôi động trên thị trường tài chính để thu hút vốn đầu tư sẽ làm cho doanh nghiệp phải quan tâm tới việc hoàn thiện các báo cáo tài chính. Thông tin về các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng tới việc xác định kết quả, tình hình lãi lỗ thật sự của doanh nghiệp trong từng kì. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong tương lai gần các doanh nghiệp sẽ phải chú ý tới việc hoàn thiện xử lý, phản ánh, trình bày các thông tin về các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc hạch toán các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp cũng góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý thuế, chuyển sang hình thức tự kê khai nộp thuế. Sử dụng các tài khoản này là để trình bày rõ ràng các khoản chênh lệch do khác biệt giữa chính sách kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn và chính sách thuế tạo ra. Các khoản chênh lệch này do kế toán tự ước tính, nó góp phần làm giảm thiểu chênh lệch khi quyết toán thuế.
Hơn nữa chuẩn mực 17- chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp đã đưa ra những quy định cụ thể, thống nhất giúp cho việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp được thuận tiện, dễ dàng, doanh nghiệp có cách ứng xử phù hợp với các khoản chênh lệch thuế thu nhâp.
*Giải pháp:
Để hoàn thiện việc hạch toán và trình bày các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp, đưa chuẩn mực 17 - chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp “đi vào cuộc sống” chúng ta cần tăng cường công tác tuyên tuyền những quy định mới, chỉ ra những ưu điểm giúp doanh nghiệp ý thức được quyền lợi cũng như nghĩa vụ khi thực hiện theo những quy định kế toán mới, đào tạo, nâng cao trình độ kế toán, đổi mới tư duy làm việc.
Làm rõ các thuật ngữ trong chuẩn mực, hướng dẫn, giải thích cách làm, làm cho các quy định trở nên rõ ràng, để người làm kế toán, các cơ quan chức năng, những người quan tâm có cách hiểu thống nhất, thuận tiện cho công tác kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp,và việc sử dụng những thông tin kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp được phản ánh trên cơ sở áp dụng những quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp trong chuẩn mực 17. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải quan tâm tới công tác kiểm toán, phải tăng cường công tác kiểm toán, nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán.
Các quy định chế độ về kế toán chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng cũng như của hệ thông kế toán nói chung phải liên tục được cập nhât, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
Dựa trên nội dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS 12 tiếp tục bổ sung hoàn thiện chuẩn mực về thuế thu nhập doanh nghiệp. Đưa thêm những quy định đối với các vấn đề về “lợi thế kinh doanh” và “sáp nhập” vào chuẩn mực 17 - chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chúng ta cũng nên học hỏi, kế thừa kinh nghiệm của các Quốc gia phát triển trên thế giới (như Pháp,Mỹ, Anh…) trong việc hạch toán các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp. Bởi vì, ở các nước này, họ đã có nhiều kinh nghiêm thực tế trong việc áp dụng chuẩn mực về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nghiên cứu việc vận dụng các quy định của chế độ kế toán về chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp chúng ta thấy được ưu, nhược điểm, hạn chế từ đó có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường công tác quản lý thuế, nâng cao hiệu quả của cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán, có những quy định cụ thể về các báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, đồng thời có cơ chế kiểm soát đối với những thông tin trên báo cáo tài chính.
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng phải tự tìm hiểu, tổ chức hoàn thiện hệ thống kế toán trong doanh nghiệp của mình để đáp ứng yêu cầu chung. Mặt khác, để có thể thu hút vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp tự ý thức được phải hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính, chú ý đến việc phản ánh các thông tin trên báo cáo tài chính một cách rõ ràng minh bạch, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, những người quan tâm bên ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp, là những khoản có thể gây ra những sai lệch trong việc phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh trong kì, làm giảm sức hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư sẽ được các doanh nghiệp chú ý tới nhiều hơn. Các thông tin kế toán sẽ ngày một hoàn thiện để bảo đảm quyền lợi của chính các doanh nghiệp.
Kết luận.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, chuẩn mực 17_chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời là cần thiết và phù hợp với yêu cầu của thực tế. Lần đầu tiên trong lịch sử có một chuẩn mực kế toán về thuế thu nhập doanh nghiệp đã giúp cho công tác hạch toán thuế thu nhập được thuận tiện, khoa học. Đặc biệt đối với các khoản chênh lệch thuế thu nhập (do sự khác nhau trong quy định của thuế và kế toán đối với việc ghi nhận doanh thu, chi phí) từ trước tới nay chưa được chú ý cũng đã được đề cập tới, giúp cho các doanh nghiệp có cách hiểu và ứng xử phù hợp trong việc hạch toán, trình bày các khoản chênh lệch này. Điều đó không những góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam, giúp cho các thông in trên báo cáo tài chính được phản tốt hơn, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, cũng như các nhà đầu tư mà còn góp phần vào việc nâng cao công tác quản lý thuế của nhà nước.
Mặc dù, trong năm đầu tiên áp dụng chuẩn mực này vẫn còn nhiều bất cập, và mang nặng tính hình thức. Nhưng đó chỉ là sự nhất thời, còn trong tương lai, chuẩn mực này sẽ phát huy tác dụng, góp phần quan trọng trong việc hạch toán các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp và từ đó cùng góp phần hoàn thiện công tác kế toán.
VAS 17 đã có sự kế thừa IAS 12 và vận dụng phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Đó có thể coi là một bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam trong xu thế hội nhập Quốc tế hiện nay.
Các vấn đề xung quanh VAS 17- Chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp còn nhiều điều đáng bàn để có thể hoàn thiện và phát huy tác dụng trong thời gian tới. Trên đây chỉ là những tìm tòi bước đầu của em, với mong muốn hiểu rõ hơn về IAS 17, và có thể có một chút đóng góp nhỏ trong việc hoàn thiện, “đưa chuẩn mực IAS 17 vào cuộc sống”. Hẳn trong đề án còn nhiều hạn chế, mong thầy cô chỉnh sửa góp ý, giúp em có thể tiếp cận, hoàn thành tốt hơn đề tài này.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2006
Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết chuẩm mực Thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam.
Chuẩn mực kế toán Quốc tế 12 ( IAS 12)
www.mof.gov.vn Trang web của Bộ Tài chính.
www.webketoan.com Diễn đàn kế toán
www.tapchiketoan.info Trang web của tạp chí kế toán
www.thuychung.net Diễn đàn kế toán, kiểm toán
Chepter 9. ACCA 2.5
Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17)- Phan Long, CPA
Một số ý kiến về phương pháp hạch toán và trình bày chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp.-Ts Trần Thị Giang Tân, Thạc sĩ Phạm Quốc Thuấn- Tạp chí kinh tế phát triển.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35824.doc