Đề án Tìm hiểu việc thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty Kiểm toán Việt nam

Qua lý luận và thực trạng thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty kiểm toán Việt nam (VACO), chúng ta có thể thấy rằng việc thiết kế chương trình kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quá trình lập kế hoạch kiểm toán và là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của mỗi cuộc kiểm toán đồng thời nó còn là bằng chứng cho việc thực hiện kiểm toán của KTV. Vì vậy việc tìm hiểu việc thiết kế chương trình kiểm toán là điều cần thiết đối với mọi Sinh viên chuyên ngành Kế toán –Kiểm toán và những người chưa có kinh nghiệm trong kiểm toán. Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt nam không những phải cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải cạnh tranh với các công ty kiểm toán trong khu vực. Chính vì vậy các công ty kiểm toán phải hoạt động làm sao có hiệu quả nhằm nâng cao uy tín của mình với khách hàng. Để đạt được điều đó các công ty kiểm toán phải có kế hoạch nâng cao chất lượng việc thiết kế chương trình kiểm toán tạo ra một sự chỉ dẫn sát thực hơn cho KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán.

doc36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tìm hiểu việc thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty Kiểm toán Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn người bán và biên bản giao nhận hàng hoá hay dịch vụ. Tính đúng đắn trong việc phân loại và trình bày các tài sản mua vào cũng như các khoản phải trả người bán với ý nghĩa tuân thủ các quy định trong việc phân loại các tài sản và công nợ cùng việc thực hiện chúng qua hệ thống tài khoản tổng hợp và chi tiết. Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ với ý nghĩa tài sản mua vào phản ánh trên Báo cáo tài chính phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và nợ phải trả người bán thể hiện đúng nghĩa vụ của đơn vị này. Tính chính xác về cơ học trong việc tính toán, cộng dồn, chuyển sổ, đối với các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán. Các mục tiêu kiểm toán nêu trên chính là khung tham chiếu cho việc xác định các thủ tục kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán để thu thập bằng chứng kiểm toán. Căn cứ vào các mục tiêu đó, KTV phải thiết kế các khảo sát tuân thủ để nhận diện được cơ cấu, các quá trình kiểm soát hiện có và các nhược điểm theo từng mục tiêu. Từ đó đánh giá lại rủi ro kiểm soát theo từng mục tiêu và xây dựng các thủ tục kiểm tra chi tiết các số dư và nghiệp vụ một cách tương ứng. Hay nói cách khác căn cứ vào các mục tiêu kiểm toán của chu trình mà KTV xây dựng một chương trình kiểm toán phù hợp, nhằm phân bổ nhân viên của mình vào các phần công việc cụ thể một cách hợp lý để thu thập được những bằng chứng kiểm toán có chất lượng cao, trong một thời gian ngắn, tạo hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán. a. Thiết kế khảo sát công việc trong chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán. Khảo sát công việc trong chu trình mua hàng và thanh toán là cách thức và trình tự rà soát các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, trước hết là hệ thống kế toán. Thông thường, khảo sát công việc được sử dụng để xác định tính đúng đắn trong hệ thống kế toán từ việc tuân thủ các quy định về việc lập, xét duyệt và kiểm tra, sử dụng chứng từ kế toán đến ghi sổ chi tiết mua hàng và thanh toán với người bán hoặc nhật ký mua hàng đến kết chuyển các số phát sinh vào sổ cái. Khảo sát công việc hướng vào hai mặt của tổ chức kế toán là thủ tục kế toán và độ tin cậy của các thông tin kế toán, từ đó KTV sẽ thực hiện hai loại khảo sát trong khảo sát công việc là khảo sát đạt yêu cầu và khảo sát độ vững chãi trong chu trình kiểm toán mua hàng và thanh toán. Khảo sát đạt yêu cầu trong nghiệp vụ mua hàng và thanh toán là trình tự rà soát các thủ tục của kế toán chu trình mua hàng và thanh toán hay thủ tục quản lý có liên quan đến việc mua hàng và thanh toán. Khảo sát độ vững chãi là trình tự rà soát các thông tin về giá trị trong phần hành mua hàng và thanh toán của kế toán.Trong trường hợp này KTV phải tính toán lại số tiền trên chứng từ kế toán như kế toán viên đã làm và so sánh số tiền trên các chứng từ kế toán với sổ sách kế toán khác có liên quan như sổ chi tiết nợ phải trả người bán, sổ nhật ký mua hàng... Qua đó KTV có thể khẳng định mức độ thoả mãn mục đích “bảo đảm độ tin cậy của thông tin”của hệ thống kiểm soát nội bộ. Do nghiệp vụ mua hàng và thanh toán xảy ra thường xuyên nên KTV không thể soát xét toàn bộ thủ tục của kế toán hay thủ tục quản lý cho tất cả các lần mua bán đặc biệt lại càng không thể tính toán lại số tiền trên các chứng từ như kế toán viên đã làm vì nó mất quá nhiều thời gian, không đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán. Để thiết kế thủ tục khảo sát công việc trong chu trình mua hàng và thanh toán KTV phải tiến hành chọn mẫu sau đó rà soát các thủ tục kiểm soát và kiểm tra giữa số hiệu trên chứng từ và sổ sách kế toán. Theo VSA 530 “lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác” khi thiết kế các thủ tục kiểm toán, KTV phải xác định các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử kiểm tra. Các phương pháp có thể được lựa chọn là: - Chọn toàn bộ - Lựa chọn các phần tử đặc biệt - Lấy mẫu kiểm toán Trong mua hàng và thanh toán người ta chia ra làm hai loại: - Mua và thanh toán với nhà cung cấp máy móc thiết bị (TSCĐ). - Mua và thanh toán với nhà cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các dịch vụ khác. Với việc mua và thanh toán với nhà cung cấp máy móc thiết bị các nghiệp vụ thường ít xảy ra mặt khác khi xảy ra thì số tiền phát sinh thường rất lớn nên với nghiệp vụ này KTV phải tiến hành lấy mẫu là toàn bộ tổng thể. Với mua và thanh toán với nhà cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ...các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên thì KTV sử dụng phương pháp lấy mẫu kiểm toán phi xác suất để rà soát và kiểm tra các thủ tục kế toán được kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Các rủi ro cơ bản liên quan đến nghiệp vụ mua hàng và thanh toán là các khoản mua có thể bị ghi tăng một cách giả tạo để hình thành các khoản thanh toán phụ trội hoặc chính sách của công ty khách hàng muốn điều hoà lợi nhuận giữa các năm tài chính, từ đó vào sổ các chi phí mua hàng không đúng kỳ kế toán. Các khảo sát công việc đối với nghiệp vụ mua hàng và thanh toán được thể hiện qua các bảng sau: Các khảo sát công việc đối với nghiệp vụ mua hàng MụC TIÊU KIểM TOáN QUá TRìNH KIểM SOáT NộI Bộ CHủ YếU TRắC NGHIệM ĐạT YÊU CầU TRắC NGHIệM Độ VữNG CHãI Các nghiệp vụ mua hàng ghi sổ là của hàng hoá và dịch vụ nhận được (tính có căn cứ hợp lý) - Sự có thật của yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng mua, báo cáo nhận hàng và hoá đơn của người bán. Sự phê chuẩn các nghiệp vụ mua hàng ở cấp có thẩm quyền. Huỷ bỏ các chứng từ phòng ngừa việc sử dụng lại. Kiểm soát nội bộ hoá đơn của người bán, báo cáo nhận hàng, đơn đặt mua và các yêu cầu mua hàng. - Kiểm tra sự hiện diện của các chứng từ Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn. Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ. Kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ. Xem xét lại sổ nhật ký mua hàng, sổ cái tổng hợp, và sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả đối với các số tiền lớn và không bình thường. - Kiểm tra tính hợp lý và tính xác thực của các chứng từ chứng minh (hoặc đơn của người bán, báo cáo nhận hàng, đơn đặt hàng, và yêu cầu mua hàng). Đối chiếu hàng tồn kho mua vào với các sổ sách kế toán. Kiểm tra các tài sản mua vào. Các nhiệp vụ mua hàng được phê chuẩn (sự phê chuẩn) Sự phê chuẩn các nghiệp vụ mua hàng ở đúng cấp có thẩm quyền Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn. Kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ chứng minh. Các nghiệp vụ mua hàng hiện có đều được vào sổ (tính đầy đủ) Các đơn đặt mua đều được đánh số trước và theo dõi. Các báo cáo nhận hàng đều được đánh số trước và theo dõi. Theo dõi một chuỗi các đơn đặt mua. Theo dõi một chuỗi các hoá đơn nhận hàng. Đối chiếu một hồ sơ các báo cáo nhận hàng với sổ nhật ký mua hàng. Các nghiệp vụ mua hàng được ghi sổ đều được đánh giá đúng (tính giá) Kiểm tra nội bộ các quá trình tính toán và các số tiền Kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ. So sánh các nghiệp vụ ghi sổ trên nhật ký mua hàng với hoá đơn của người bán, báo cáo nhận hàng và các chứng từ chứng minh khác và thực hiện tính toán lại các thông tin tài chính trên hoá đơn người bán Các nghiệp vụ mua hàng được phân loại đúng đắn (sự phân loại) Doanh nghiệp có sơ đồ tài khoản đầy đủ. Kiểm tra nội bộ quá trình phân loại. Kiểm tra các thủ tục vào sổ thủ công và sơ đồ tài khoản. Kiểm tra dấu hiệu của sự kiểm tra nội bộ. - So sánh sự phân loại nghiệp vụ mua hàng với sơ đồ tài khoản tham chiếu theo hoá đơn của từng người bán. Các nghiệp vụ mua hàng được ghi sổ đúng lúc (tính đúng thời gian) Doanh nghiệp có các thủ tục quy định việc ghi sổ nghiệp vụ càng sớm càng tốt sau khi nhận được hàng hoá và dịch vụ. Quá trình kiểm tra nội bộ. Kiểm tra các thủ tục vào sổ thủ công và quan sát liệu có hoá đơn nào của người bán chưa được ghi sổ hay không. Kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ. - So sánh ngày của báo cáo nhận hàng và hoá đơn của người bán với ngày trên sổ nhật ký mua hàng. Các nghiệp vụ mua hàng được ghi sổ đúng đắn trên sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả và sổ kho; chúng được tổng hợp đúng đắn (chuyển sổ và tổng hợp). - Quá trình kiểm tra nội bộ. - Kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ. - khảo sát tính chính xác về mặt giấy tờ bằng cách cộng tổng số trong sổ nhật ký và theo dõi quá trình chuyển sổ vào sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả và sổ kho. Các trắc nghiệm công việc đối với nghiệp vụ thanh toán. MụC TIÊU KIểM TOáN QUá TRìNH KIểM SOáT NộI Bộ CHủ YếU TRắC NGHIệM ĐạT YÊU CầU TRắC NGHIệM Độ VữNG TRãI Các khoản thanh toán ghi sổ là của hàng hoá và dịch vụ thực tế nhận được (có căn cứ hợp lý) Sự tách biệt trách nhiệm giữa nhân viên ghi sổ các khoản phải trả với người ký phiếu chi và các chứng từ thanh toán. Kiểm tra các chứng từ chứng minh trước khi lập phiếu chi và các các chứng từ thanh toán do một nhân viên có thẩm quyền thực hiện. Sự kiểm soát nội bộ. Thảo luận với người ghi sổ và quan sát các hoạt động. Thảo luận với người ghi sổ và quan sát các hoạt động. - Kiểm tra dấu hiệu của quá trình kiểm tra nội bộ Xem xét lại sổ nhật ký chi tiền, sổ cái tổng hợp và các sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả đối với các số tiền lớn và bất thường. Đối chiếu các phiếu chi và các chứng từ thanh toán đã thực hiện với bút toán trong nhật ký mua vào liên quan và kiểm tra tên và số tiền của người được thanh toán. Kiểm tra chữ ký phê chuẩn tính đúng đắn của các phiếu chi và các chứng từ thanh toán đã thực hiện. Nghiệp vụ thanh toán được ghi sổ và được phê chuẩn đúng đắn (sự phê chuẩn). - Sự phê chuẩn các khoản chi trên chứng từ vào thời điểm lập phiếu chi và các chứng từ thanh toán - Kiểm tra dấu hiệu của sự thanh toán. - Kiểm tra các chứng từ đi kèm. Các nghiệp vụ thanh toán hiện có đều được ghi sổ (tính đầy đủ) Phiếu chi và các chứng từ thanh toán (sec, uỷ nhiệm chi) được đánh số trước và theo dõi. Bảng đối chiếu với ngân hàng được lập hàng tháng bởi một nhân viên độc lập với việc ghi sổ các khoản chi tiền mặt và thanh toán. Theo dõi một chuỗi các phiếu chi và các chứng từ thanh toán. - Kiểm tra các bảng đối chiếu với ngân hàng và quan sát quá trình chuẩn bị cho việc đối chiếu. Cân đối các khoản chi tiền ghi sổ với các khoản chi trên bảng kê (sổ phụ) của ngân hàng và sổ sách của kế toán tiền mặt (bằng chứng của các khoản thanh toán). Các nghiệp vụ thanh toán được đánh giá một cách đúng đắn (sự đánh giá) Kiểm tra nội bộ các quá trình tính toán và các số tiền. Hàng tháng lập một bảng đối chiếu với ngân hàng do một cá nhân độc lập thực hiện. Kiểm tra dấu hiệu của sự kiểm tra nội bộ. Kiểm tra các bảng đối chiếu với ngân hàng và quan sát quá trình chuẩn bị cho việc đối chiếu. So sánh các phiếu chi đã lĩnh tiền, các chứng từ thanh toán đã thực hiện với sổ nhật ký mua hàng và các bút toán chi tiền liên quan. Lập một bằng chứng khẳng định các khoản chi tiền được định giá đúng. Các nghiệp vụ thanh toán được phân loại đúng đắn (sự phân loại) Doanh nghiệp có sơ đồ tài khoản đầy đủ. Kiểm tra nội bộ quá trình phân loại. Kiểm tra các thủ tục vào sổ thủ công và kiểm tra sơ đồ tài khoản. Kiểm tra dấu hiệu của sự kiểm tra nội bộ. - So sánh sự phân loại phù hợp với sơ đồ tài khoản bằng cách tham chiếu với sổ theo dõi chi tiết vốn bằng tiền, các hoá đơn của người bán và sổ nhật ký mua hàng. Các nghiệp vụ thanh toán được vào sổ đúng lúc (tính thời gian) Doanh nghiệp có các thủ tục quy định ghi sổ ngay sau khi phiếu chi và các chứng từ thanh toán đã được thực hiện. Quá trình kiểm tra nội bộ. Kiểm tra các thủ tục thủ công và quan sát liệu các phiếu chi và các chứng từ thanh toán có khả năng chưa được vào sổ không. Kiểm tra dấu hiệu của quá trình kiểm tra nội bộ. So sánh ngày trên các phiếu chi đã thực hiện với sổ nhật ký chi tiền mặt. So sánh ngày trên các chứng từ thanh toán đã thực hiện với ngày ghi giảm các khoản tiền tại ngân hàng. Các nghiệp vụ thanh toán được phản ánh đúng đắn vào các sổ hạch toán chi tiết tương ứng và chúng được tổng hợp đúng đắn trong sổ hạch toán tổng hợp (chuyển sổ và tổng hợp) - Kiểm tra nội bộ. - Kiểm tra dấu hiệu của sự kiểm tra nội bộ. - Khảo sát tính chính xác về mặt giấy tờ bằng cách cộng tổng số trong nhật ký và theo dõi các quá trình chuyển sổ vào sổ hạch toán chi tiết vốn bằng tiền và các khoản phải trả. b. Thiết kế các thủ tục phân tích trong chu trình kiển toán mua hàng và thanh toán. Theo chuẩn mực Việt nam 520 “Quy trình phân tích” thì trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán KTV phải áp dụng quy trình phân tích để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có rủi ro. Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán quy trình phân tích là những dự kiến công việc phân tích phải thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán dựa trên nền tảng của những thủ tục phân tích của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và các thủ tục khảo sát công việc đã thực hiện. Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến. Trong chu trình mua hàng và thanh toán các thủ tục phân tích được thực hiện dựa trên những cơ sở sau: Các thủ tục phân tích với giai đoạn mua hàng: Thường được thực hiện qua việc so sánh đối chiếu các chi phí mua hàng giữa các năm tài chính trong điều kiện ít có thay đổi trong kế hoạch kinh doanh. Cũng có thể liên hệ các chỉ tiêu này với doanh số hoặc những chỉ tiêu phi tài chính khác như giờ công của công nhân sản xuất trên tổng số nguyên vật liệu mua vào để phát hiện những biến động bất thường, hoặc có thể so sánh định mức hao phí của nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm rồi so sánh nó với những đơn vị khác cùng ngành để tìm ra những bất hợp lý trong việc mua nguyên vật liệu. So sánh mật độ mua hàng giữa các kỳ kế toán rồi đối chiếu với kế hoạch dự trữ, kế hoạch sản xuất kinh doanh giữa các kỳ cũng có thể tìm ra những bât hợp lý trong việc mua hàng. Các thủ tục phân tích với nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp: Thường được thực hiện qua việc so sánh đối chiếu nợ phải trả (số dư có tài khoản 331)giữa các năm tài chính hoặc xem xét tỷ lệ nợ phải trả trên tổng số hàng mua vào giữa các năm trong điều kiện ít thay đổi trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định số chênh lệch giữa thực tế trên số dư tài khoản 331, và các tài khoản liên quan đến mua hàng và thanh toán với số ước tính của KTV. So sánh số chênh lệch vừa tính được với mức trọng yếu đã được phân bổ cho tài khoản này trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán để có kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện thủ tục khảo sát chi tiết số dư. Do thủ tục phân tích rất phức tạp đòi hỏi nhiều ở kinh nghiệm của KTV, nên các thủ tục phân tích thường do chủ nhiệm kiểm toán thực hiện, hoặc do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. c. Thiết kế các thủ tục khảo sát chi tiết số dư trong chu trình kiểm toán mua hàng và thanh toán. Chu trình mua hàng và thanh toán có liên quan rất nhiều đến các khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều khoản mục trong đó có liên quan đến các chu trình kiểm toán khác như chu trình hàng tồn kho, chu trình tài sản cố định...duy chỉ có khoản mục thanh toán với nhà cung cấp chịu ảnh hưởng trực tiếp của chu trình mà không chịu ảnh hưởng của các chu trình khác. Do giới hạn nội dung bài viết nên em chỉ đề cập đến khoản mục thanh toán với nhà cung cấp trong thủ tục khảo sát chi tiết số dư chu trình mua hàng và thanh toán. Để tiến hành khảo sát chi tiết trước hết KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục cần kiểm tra (khoản mục thanh toán với nhà cung cấp). Trọng yếu là khái niệm chỉ tầm cỡ của sai phạm của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm. Mức trọng yếu thường được quy định chủ quan bởi các công ty kiểm toán. Các tỷ lệ mà các công ty đưa ra dựa trên những kinh nghiệm thu được trong quá khứ, thông qua phân tích thống kê để từ đó đưa ra một tỷ lệ mà họ cho là phù hợp cho tất cả các cuộc kiểm toán. Chẳng hạn mức trọng yếu được quy định bởi công ty kiểm toán X như sau: Vị trí của các khoản mục Không trọng yếu Có thể trọng yếu Chắc chắn trọng yếu Báo cáo kết quả kinh doanh <5% lãi trước thuế 5%-10% lãi trước thuế >10% lãi trước thuế Bảng cân đối kế toán <10% giá trị tài sản 10%-15% giá trị tài sản. >15% giá trị tài sản. Tuy nhiên mức trọng yếu cũng được điều chỉnh dựa vào mục đích kiểm toán của khách hàng. Nếu mục đích kiểm toán là để phục vụ cho việc quản lý nội bộ thì mức trọng yếu có thể được đánh giá cao hơn, nếu mục đích kiểm toán là để phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau thì mức tỷ lệ trọng yếu có thể được đánh giá thấp hơn. Như vậy hiệu quả của cuộc kiểm toán sẽ cao hơn. Ước lượng mức độ trọng yếu càng thấp nghĩa là độ chính xác của các số liệu trên trên báo cáo tài chính càng cao và như vậy số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại. Dựa vào mức trọng yếu ước lượng cho báo cáo tài chính KTV phải phân bổ nó cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính mà cụ thể ở đây là phải phân bổ cho khoản mục thanh toán với nhà cung cấp.Việc phân bổ này KTV thường dựa vào một số chỉ tiêu sau: Chi phí kiểm toán liên quan: Chi phí cho việc thu thập bằng chứng cho các khoản mục càng cao thì mức độ trọng yếu phân bổ cho khoản mục đó càng cao và ngược lại nhằm tiết kiệm chi phí cho cuộc kiểm toán. Những thông tin thu được từ những bước tiến hành trước như trao đổi với KTV tiền nhiệm, tính liêm khiết của ban quản trị với chu trình mua hàng và thanh toán. .. Dựa vào những kinh nghiệm bản thân của KTV. Sau khi thực hiện các thủ tục phân tích KTV lại dự tính được khoản mục thanh toán với người bán chứa đựng sai sót bao nhiêu trên cơ sở của tính trọng yếu. Lúc này KTV tiến tiến hành đánh giá rủi ro cho nghiệp vụ cần kiểm tra (Nghiệp vụ thanh toán với người bán).Rủi ro đối với chu trình này thường được biểu hiện như sau: Phản ánh nợ phải trả người bán không đầy đủ do cố tình ghi giảm nợ phải trả người bán hoặc nhận hàng hoá hay dịch vụ mà không phản ánh nợ phải trả người bán. Sai phạm này thường sảy ra do không tuân thủ các nguyên tắc kế toán cơ bản và thường dẫn tới các sai lệch trên báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (do chi phí phản ánh không đúng kỳ) và làm tăng một cách giả tạo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phản ánh nợ phải trả người bán không có thật (phản ánh khống )cũng làm thay đổi các tỷ suất tài chính cơ bản và là một dấu hiệu của hành vi gian lận, rút tiền công quỹ đang thực hiện. Không phân loại và trình bày đúng nợ phải trả hay nợ phải thu khi lập báo cáo tài chính: sai sót này không gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của kỳ kế toán nhưng làm người sử dụng báo cáo tài chính hiểu sai khả năng thanh toán thực tế của đơn vị được kiểm toán. Dựa vào nền tảng của tính trọng yếu và rủi ro KTV tiến hành chọn mẫu cho việc kiểm tra chi tiết. Chọn mẫu kiểm toán trong trắc nghiệm trực tiếp số dư thường là chọn mẫu thống kê. Đối với chu trình mua hàng và thanh toán KTV thường lấy mẫu như sau: - Với nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp tài sản cố định mẫu kiểm tra là toàn bộ tổng thể (kiển tra 100%). Với nghiệp vụ mua hàng hoá của những nhà cung cấp không phải thường xuyên của doanh nghiệp mẫu kiểm ra là 100% giá trị tổng thể. Với nghiệp vụ mua hàng hoá hay dịch vụ của nhà cung cấp thường xuyên của doanh nghiệp thì KTV lấy mẫu kiểm toán theo bảng số ngẫu nhiên quy mô mẫu lớn hay nhỏ tuỳ theo mức độ trọng yếu phân bổ cho chu trình này. Dựa vào mẫu kiển toán đã chọn, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết. Việc thiết lập khảo sát chi tiết số dư được tiến hành như sau: MụC TIÊU KIểM TOáN KIểM TRA CHI TIếT Số DƯ Nợ PHảI TRả NGƯờI BáN Tính hợp lý chung Số dư tài khoản phải trả người bán,các số dư chi tiết trong sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả, các tài khoản phản ánh tài sản và chi phí liên quan đều hợp lý. So sánh với tổng chi phí mua hàng năm trước. Xem xét các khoản phải trả nhằm phát hiện những bất hợp lý như không có bên bán và các khoản phải trả có chịu lãi. Đối chiếu các khoản phải trả trong sổ hạch toán chi tiết với các năm trước (theo từng khách hàng) để phát hiện các biến động. Các mục tiêu đặc thù Các khoản phải trả trong danh sách (bảng kê) thống nhất với sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả. Số tổng cộng được cộng đúng và thống nhất với Sổ cái tổng hợp. Cộng danh sách (Bảng kê) các khoản phải trả. Đối chiêu số tổng cộng với Sổ cái tổng hợp. Đối chiếu các hoá đơn của từng người bán với sổ hạch toán chi tiết nhằm kiểm tra tên người bán và số tiền. Các khoản phải trả trong sổ hạch toán chi tiết phải có căn cứ hợp lý. Đối chiếu danh sách các khoản phải trả với các hoá đơn và các bảng kê (nếu có)của người bán. Lấy xác nhận các khoản phải trả, chú trọng các khoản phải trả lớn và bất thường. Các khoản phải trả hiện có đều ở trong danh sách (Bảng kê) các khoản phải trả. - Kiểm tra chi tiết các khoản nợ quá hạn. Các khoản phải trả trong danh sách (Bảng kê) được đánh giá đúng đắn. - Thực hiện các thủ tục tương tự như với các khoản nợ quá hạn và đối với tính có căn cứ hợp lý. Các khoản phải trả trong danh sách được phân loại đúng đắn. - Kiểm tra sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả. Việc phản ánh nợ phải trả người bán trong chu kỳ mua hàng và thanh toán được vào sổ đúng kỳ. Thực hiện kiểm tra công nợ quá hạn. Đối chiếu với số liệu kiểm toánchu trình hàng tồn kho, xem xét hồ sơ mua hàng đi đường. Tài khoản nợ phải trả người bán trong chu trình mua hàng và thanh toán được trình bày đúng đắn. - Kiểm tra các khoản phải trả để đảm bảo nợ phải trả người bán, nợ ngắn và dài hạn (chịu lãi) được tách riêng. Như vậy việc thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán có thể được khái quát như sau: công ty kiểm toán: chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán Tên khách hàng:....................................................Năm tài chính:........................ Trưởng nhóm kiểm toán:.......................................Ngày:...................................... Những người trong nhóm kiểm toán:..................................................................... Người soát xét 1:....................................................Ngày:........................................ Người soát xét 2:....................................................Ngày:........................................ Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị: Yêu cầu mua hàng Đơn đặt hàng Phiếu giao hàng Báo cáo nhận hàng Hoá đơn của người bán Nhật ký mua hàng Sổ hạch toán chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp Bảng đối chiếu của nhà cung cấp Sổ cái tài khoản phải trả nhà cung cấp Bảng kê các khoản phải trả nhà cung cấp. Mục tiêu kiểm toán - Hiện hữu, đầy đủ, chính xác : Số dư tài khoản phải trả người bán và các tài khoản có liên quan đến việc mua hàng và thanh toán là có thực, được ghi chép đúng và đầy đủ. - Quyền và nghĩa vụ: Tất cả các khoản phải trả là nghĩa vụ của công ty. - Đánh giá: Số dư phải trả người bán phản ánh trên bảng cân đối kế toán được đánh giá đúng đắn. - Trình bày và công bố: Số dư tài khoản phải trả người bán phải được trình bày, phân loại và công bố đầy đủ. Thủ tục kiểm toán Trình tự kiểm toán Tham chiếu Ngoại lệ Người thực hiện ký Có/ không Đã làm rõ A/ Khảo sát công việc Giai đoạn mua hàng 1. Dấu hiệu kiểm soát mua hàng qua các giai đoạn (từ yêu cầu mua hàng đến nhận hàng) Soát xét tính hợp lý của các con số bằng việc đối chiếu giữa các chứng từ mua hàng với các sổ sách theo dõi sự mua hàng, nhằm đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội bộ với việc mua hàng. Giai đoạn thanh toán Kiểm tra sự tách biệt hợp lý giữa nhân viên ghi sổ với người ký phiếu chi. Kiểm tra sự phê chuẩn đối với nghiệp vụ thanh toán. Kiểm tra hoạt động kiểm soát đối với việc thanh toán. B/ Thủ tục phân tích Giai đoạn mua hàng. Sự biến động của chi phí mua hàng giữa các năm tài chính. Sự biến động của mật độ mua hàng. Giai đoạn thanh toán. Sự biến động của số dư tài khoản phải trả người bán qua các năm. C/ Khảo sát chi tiết Đọc lướt qua nhật ký mua hàng để phát hiện những nghiệp vụ bất thườngvà tiến hành kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc để đảm bảo việc trình bày là phù hợp. Đối chiếu danh sách các khoản phải trả với các hoá đơn và bảng kê của người bán Cộng tổng danh sách các khoản phải trả, đối chiếu số tổng cộng với sổ cái. Đối chiếu hoá đơn của từng người bán với sổ hạch toán chi tiết nhằm kiểm tra tên người bán và số tiền. Lấy xác nhận các khoản phải trả, chú trọng các khoản phải trả lớn, bất thường. Kiểm tra chi tiết các khoản nợ quá hạn. D/ Các thủ tục kiểm toán bổ sung -Xem xét sự biến động của giá cả NVL trên thị trường đối chiếu với giá trên các chứng từ kế toán. Liên hệ với các khoản mục khác có liên quan. ......................................................................... IV. Kết luận và kiến nghị Kết luận về mục tiêu kiểm toán: .................................................................................................................................................................................................................................................................. B. Kiến nghị ..................................................................................................................................................................................................................................................................C. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán tiếp sau: ................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày hoàn thành:................................. Người thực hiện:................................... Phần II: Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) Công ty kiểm toán việt nam, tên giao dịch Quốc tế: Việt nam Auditing Company (VACO) là công ty đặt nền móng cho ngành Kiểm toán nước ta phát triển, là công ty có uy tín vào bậc nhất nước ta hiện nay. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm (với 320 cán bộ công nhân viên trong đó có 90 người được cấp chứng chỉ CPA chiếm 1/3 số lượng KTV đang hành nghề ). Thêm vào đó VACO lại được chuyển giao quyền sử dụng hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 (Audit System 2) một công nghệ kiểm toán tiên tiến mới được Deloitle Touch Tohmasu (DTT) xây dựng trong thực hành kiểm toán, đã tạo nên cho VACO một bước đột phá lớn trong lĩnh vực kiểm toán. Hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 gồm 3 bộ phận cấu thành gồm: Phương pháp kiểm toán, hệ thống hồ sơ kiểm toán, và phần mềm kiểm toán. Về phương pháp kiểm toán: Quy trình kiểm toán theo phương pháp AS/2 gồm các bước sau: Mô hình 1: quy trình kiểm toán Bước 1 Công việc thực hiện trước khi kiểm toán Bước 2 Lập kế hoạch tổng quát Bước 3 Lập kế hoạch cụ thể Bước 4 Thực hiện kế hoạch kiểm toán Bước 5 Kết thúc công việc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán Bước 6 Công việc thực hiện sau kiểm toán Nội dung bao trùm cuộc kiểm toán chính là quản lý cuộc kiểm toán, đánh giá rủi ro thực hiện, thực hiện các chuẩn mực phục vụ khách hàng và lập, soát xét, kiểm soát hồ sơ, giấy tờ làm việc. Về hồ sơ kiểm toán:Phương pháp AS/2 chia hồ sơ kiểm toán thành các chỉ mục từ 1000 đến 8000 với các nội dung cụ thể như sau: 1000: Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng. 1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm toán. 1300: Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán. 1400: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. 1500: Tìm hiểu quy trình kế toán. 1600: Thực hiện các thủ tục phân tích hồ sơ. 1700: Xác định mức độ trọng yếu. 1800: Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán. 2000: Báo cáo, phần này lưu trữ các báo cáo có liên quan đến cuộc kiểm toán đã hoàn thành, ngoài ra còn có bản ghi tóm tắt hoạt động kiểm toán ghi lại các bước đã thực hiện trong quá trình kiểm toán. 3000: Quản lý cuộc kiểm toán. 4000: Hệ thống kiểm soát 5000: Kiểm tra chi tiết- tài sản 6000: Kiểm tra chi tiết- công nợ 7000: Kiểm tra chi tiết -vốn chủ sở hữu. 8000: Kiểm tra chi tiết- báo cáo lãi lỗ Trong phần kiểm tra chi tiết, mỗi số liệu được sử dụng có liên quan đến phần hành cho khách hàng đều được đánh tham chiếu theo nguyên tắc “Trái trên phải dưới” bằng mực khác màu mực viết. Điều đó có ý nghĩa là số liệu nào có số tham chiếu bên trái thì phần tài liệu để đối chiếu kiểm tra số liệu đó sẽ nằm trong phần giấy tờ phía trên, kể từ phần đó trở về đầu hồ sơ kiểm toán; tương tự với số liệu có tham chiếu đối chiếu bên phải. Trong quá trình kiểm toán BCTC, về mặt hình thức VACO sẽ tiến hành kiểm toán từng tài khoản riêng biệt như kiểm toán bằng tiền, kiểm toán hàng tồn kho. Tuy nhiên VACO luôn có xem xét các tài khoản này trong mối quan hệ mật thiết của một chu trình kiểm toán. Phần mềm kiểm toán: Dùng để hỗ trợ KTV khi làm việc, đặc biệt trong việc lấy mẫu kiểm toán và giúp KTV trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng thông qua việc đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm cho KTV trả lời rồi máy sẽ đưa ra mức rủi ro cho cuộc kiểm toán. I- Những ảnh hưởng của phương pháp kiểm toán AS/2 đến việc thiết kế chương trình kiểm toán. 1. Phương pháp AS/2 trong việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trong giai đoạn này công ty kiểm toán Việt Nam tiến hành phân công việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán. Nội dung công việc được phân công trong giai đoạn này như sau: Công việc kiểm toán Người thực hiện Thời gian thực hiện Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu môi trường kiểm soát Tìm hiểu các chu trình kế toán áp dụng. Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát. Xác định mức trọng yếu. Trong các bước công việc trên của kiểm toán ta chỉ xét đến việc tìm hiểu các chu trình kế toán áp dụng; thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát và xác định mức độ trọng yếu. Vì việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu môi trường kiểm soát, công ty VACO tiến hành giống như trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 “Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng” và nó lại không ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết kế chương trình kiểm toán. a. Tìm hiểu quy trình kế toán áp dụng Để tìm hiểu các quy trình kế toán áp dụng tại công ty khách hàng, nhóm KTV sẽ yêu cầu kế toán trưởng cung cấp các tài liệu về các chính sách kế toán, hệ thống tài khoản và sơ đồ hạch toán của đơn vị mà đã được Bộ Tài chính chấp thuận đồng thời KTV xem xét việc hạch toán thực tế hàng ngày tại phòng kế toán để đánh giá xem việc hạch toán này có tuân thủ các quyết định đã được Bộ tài chính phê chuẩn hay không. Trong bước này, KTV tìm hiểu các vấn đề sau: Cách phân loại các nhóm nghiệp vụ và sự liên hệ giữa các nghiệp vụ, tìm hiểu các nghiệp vụ được hạch toán có hệ thống và xem xét ảnh hưởng vi tính hoá công tác kế toán. b. Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát. KTV tiến hành các thủ tục phân tích tổng quát bằng cách so sánh các trị số cuối kỳ và tìm ra số chênh lệch với mục đích xác định phạm vi rủi ro, hiểu một cách tổng thể về toàn bộ nội dung của báo cáo tài chính của khách hàng, tìm tình hình kinh doanh và nguyên nhân của sự biến động bất thường để từ đó đánh giá mức độ trọng yếu cũng như xem xét khả năng hoạt dộng của khách hàng. Sau đây là ví dụ về việc phân tích của công ty VACO đối với bảng cân đối số phát sinh của công ty Bảo hiểm Tiến Thành. Mã TK Nội dung Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch Ghi chú 1111 Tiền mặt Việt nam 277591 26467 (12921) 1112 Tiền gửi Ngoại tệ 23027409 26682459 3655050 1212 Trái phiếu 138500000 - - (1) 1281 Cho vay 24200000 4800000 (19400000) 1388 Phải thu khác của khách hàng 17759193 65663569 47904376 (2) 1391 Dự phòng chi phí phát sinh năm 1998 (10761148) (9520698) 1240450 (3) 1410 Tạm ứng 492376 1140606 648230 (4) 1421 Chi phí phải trả 14179251 15226852 1087601 2113 Máy móc thiết bị - 48814 488140 (5) 2141 Hao mòn TSCĐHH (6577452) (7347534) 770082 2211 Cổ phiếu 86390778 94087778 7697000 (6) 2212 Trái phiếu, tín phiếu 199941955 426941955 263000000 2412 Xây dựng cơ bản 8875949 57730701 48854752 (7) 3311 Phải trả về hoạt động BH gốc (221421121) (162234489) 59186632 3331 Thuế VAT 737268883 247216330 (490052533) (8) 3332 Thuế doanh thu còn phải nộp 61213 61213 0000 3385 Các khoản thu giảm chi phí KD BH (38075182) (107552197) 69477015 (*) 3387 Phải trả phải nộp môi giới -689267 -326769 362468 3388 Phải trả, phải nộp khác (34077439) (11330601) 2267838 (*) 3420 Nợ dài hạn (7697771) (20720154) (13022383) (9) 4111 Nguồn vốn ngân sách nhà nước (1237690) (1237690) 0 4112 Nguồn vốn KD tự bổ sung (6175077) (11463681) (5288604) (10) 5133 Doanh thu nhượng TBH - (16219913) (16219913) 6243 Chi phí khác KD nhượng TBH - 8001 8001 7210 Các khoản thu nhập bất thường - -9091 -9091 8110 Chi phí hoạt động tài chính - 241548 241548 .... ..... ... .... Cộng Trích giải thích ghi chú: (2) Phải thu khác của khách hàng tăng 48 triệu đồng. Thực chất đây là tài khoản trung gian (3) Dự phòng cho phí phát sinh năm 1998 giảm 1.2triệu đồng do thu được phí phải thu năm 1998. (Các khoản nợ này đã kéo dài 3 năn từ 1998 đến nay và đã được xoá nợ) (5)TSCĐ thuê tài chính là toàn bộ hệ thống máy vi tính của VPCT là đi thuê của FPT. TSCĐVH là một số phần mềm kế toán và quản lý. (7) XDCB tăng 48.8 triệu đồng là do đầu tư tăng XDCB một công trình. Thực tế công trình này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng Tiến Thành chưa ghi tăng nguyên giá để tính khấu hao cho công trình trên. (*) KTV sẽ tiến hành tìm hiểu kỹ số dư các tài khoản này. c. Xác định mức trọng yếu. Hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 cung cấp cho KTV cách xác định mức độ trọng yếu theo từng loại hình doanh nghiệp đó là các công ty cổ phần tung ra trên thị trường chứng khoán, các công ty tham gia thị trường chứng khoán và các công ty là chi nhánh của công ty xuyên quốc gia mà hãng cũng được bổ nhiệm làm KTV. Đối với các công ty không tham gia thị trường chứng khoán mức trọng yếu thường dựa trên các hướng dẫn sau: + 2% tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu. + 10% lợi nhuận sau thuế với giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục. + 0.5%- 4% tổng doanh thu theo bảng tỷ lệ xác định. Đối với các công ty là chi nhánh của công ty xuyên quốc gia mà hãng được bổ nhiệm làm KTV thì mức độ trọng yếu thường được xác định trên cơ sở doanh thu và ở mức độ cao hơn 2 bậc so với doanh nghiệp không tham gia thị trường chứng khoán ở ngang bậc. Tuy nhiên, mức độ trọng yếu này luôn phải nhỏ hơn mức trọng yếu được xác định cho công ty mẹ. Mô hình 2 : Căn cứ xác định mức trọng yếu theo doanh thu Đơn vị: 1000VND hoặc USD Tổng doanh thu Tỷ lệ xác định % 500000 4% 6000 3.5% 700 3.2% 800 3% 900 2.5% 1000 2% 2000 1.5% 6000 1% 10000 0.8% 50000 0.7% 300000 0.6% >1000000 0.5% Việc xác định mức độ trọng yếu, như đã nói ở trên, là để VACO tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được cho mục đích báo cáo, còn để thực hiện kiểm tra chi tiết đối với mỗi số dư tài khoản thì cần thiết phải có một mức độ trọng yếu cụ thể hơn. Để đáp ứng thực tế đó phương pháp kiểm toán AS/2 đã cung cấp cách xác định trọng yếu chi tiết (MP – Moneytary Precision). Giá trị trọng yếu chi tiết là giá trị được tính toán dựa vào mức độ trọng yếu đã xác định nhưng nhỏ hơn (Thường bằng 80% - 90% mức trọng yếu). Giá trị trọng yếu chi tiết được sử dụng để xác định sai sót chấp nhận được đối với các giá trị chênh lệch ước tính khi kiểm tra, phân tích sản phẩm mỗi tài khoản chi tiết. 2. Phương pháp AS/2 với việc lập kế hoạch kiểm toán cụ thể a. Đánh giá rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng. Để đánh giá rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng, phương pháp AS/2 đã đưa ra ma trận định hướng như sau: Mô hình 3: Ma trận kiểm tra định hướng Tiến hành kiểm tra Hướng dẫn kiểm tra ban đầu Kết quả kiểm tra trực tiếp Kết quả kiểm tra gián tiếp TS và CP Công Nợ và Doanh Thu TS và CP Công nợ và Doanh thu Các tài khoản ghi nợ Các tài khoản ghi có o o o o u u u u o o Ghi chú: O (overstatement): Khai báo vượt kế hoạch U (understatement): Báo cáo thấp hơn số thực Đối với mỗi số dư tài khoản, có thể xảy ra một trong hai hướng sai phạm. Số dư tài khoản bị khai báo vượt số thực tế hoặc số dư tài khoản bị khai báo dưới số thực tế. KTV cần kiểm tra mỗi số dư tài khoản cả về hai hướng này. Theo ma trận kiểm tra định hướng trên, đối với tài khoản tài sản và chi phí, KTV sẽ chỉ kiểm tra trực tiếp việc khai báo vượt số thực tế của các tài khoản này mà không cần kiểm tra trực tiếp việc khai báo dưới số thực tế của chúng. Dựa vào nguyên tắc ghi sổ kép của kế toán, việc khai báo dưới số thực tế của các tài khoản tài sản và chi tiết sẽ được kiểm tra gián tiếp thông qua việc thực hiện kiểm tra các tài khoản đối ứng với các tài khoản đó ( các tài khoản đối ứng có thể là các tài khoản tài sản và chi phí khác hoặc tài khoản công nợ và doanh thu). Tương tự với tài khoản công nợ và doanh thu KTV chỉ cần kiểm tra trực tiếp việc khai báo dưới số thực tế của các tài khoản này. Việc khai báo số thực tế của các tài khoản này được kiểm tra gián tiếp thông qua việc kiểm tra các tài khoản đối ứng với tài khoản đó. b. Lập kế hoạch phương pháp kiểm toán. Để phục vụ cho việc lập kế hoạch phương pháp kiểm toán cho từng sai sót tiềm tàng, Phương pháp kiểm toán AS/2 đưa ra mô hình tin cậy kiểm toán như sau: Mô hình 4: Mô hình độ tin cậy kiểm toán Cơ sở tin cậy Rủi ro chi tiết phát hiện được Rủi ro chi tiết không phát hiện được Không tin tưởng vào hệ thống KSNB Tin tưởng vào hệ thống KSNB Tin tưởng vào hệ thống KSNB Không tin tưởng vào hệ thống KSNB Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm toán Kiểm tra các bước kiểm tra nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết phát hiện được Kiểm tra các bước kiểm tra nhằm xác định các sai sót tiềm tàng tương ứng kiểm tra các bước kiểm soát nhằm khẳng định độ tin cậy vào hệ thống kế toán Tập trung toàn bộ vào kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản Kiểm tra chi tiết ở mức độ đại diện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình Độ tin cậy mặc định 0.0 Không 0.0 Không 1.0 Tối đa 1.0 Tối đa 1.0 Tối đa Độ tin cậy kiểm soát 0.0 không 2.3 Tối đa 2.0 Trung bình 1.3 Cơ bản 0.0 Không Độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết 3.0 Tập trung 0.7 Cơ bản 0.0 Dưới cơ bản 0.7 Cơ bản 2.0 Trung bình Độ tin cậy kiểm toán 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 Mô hình độ tin cậy kiểm toán cho phép KTV lập kế hoạch phương pháp kiểm toán cho từng sai sót tiềm tàng để diễn đạt được độ tin cậy kiểm toán tối đa là 95% (ký hiệu R=3), có nghĩa là trong 100 cuộc kiểm toán có 5 cuộc kiểm toán có khả năng xảy ra sai sót tiềm tàng này. Độ tin cậy kiểm toán được xác định trên cơ sở độ tin cậy mặc định, độ tin cậy kiểm toán và độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết như sau: Độ tin cậy kiểm oán = Độ tin cậy mặc định + Độ tin cậy kiểm soát + Độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết Độ tin cậy mặc định được xác định thông qua việc đánh giá xem liệu có rủi ro chi tiết liên quan đến sai số tiềm tàng đang được xét hay không. Độ tin cậy kiểm soát được xác định thông qua nhận diện và kiểm tra các bước kiểm soát mà đơn vị khách hàng thiết lập để ngăn chặn và phát hiện ra sai số tiềm tàng. Độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết đạt được thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết để phát hiện ra sai số tiềm tàng này xảy ra nhưng không được phát hiện bởi các quá trình kiểm soát cuả khách hàng. c. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết Để hỗ trợ cho kiểm toán viên trong việc lập kế hoạch chi tiết đối với mỗi khoản trên BCTC, phần mềm AS/2 đều đưa ra một chương trình kiểm toán mẫu trong đó bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết cơ bản nhất thường được sử dụng để kiểm tra các sai sót tiềm tàng của tài khoản đó. Với sự giúp đỡ này, công việc lập kế hoạch kiểm tra chi tiết của KTV sẽ là căn cứ vào tổng hợp cụ thể của từng cuộc kiểm toán, KTV cân nhắc lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp cho cuộc kiểm toán hiện hành từ các thủ tục đã cho sẵn trong chương trình kiểm toán mẫu, sửa đổi các thủ tục kiểm toán đã có hoặc tự thiết kế bổ sung thêm các thủ tục kiểm toán được đưa ra trong chương trình mẫu nếu theo đánh giá của nhóm kiểm toán đã đưa ra trong chương trình kiểm toán mẫu chưa bao quát hết các sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc chưa đủ các hướng dẫn cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra tính trọng yếu của tài khoản này. Với số liệu đã biết, nhóm kiểm toán tính được mẫu cần kiểm tra đối với mỗi sai sót tiềm tàng của tài khoản đang được kiểm toán như sau: Số dư tài khoản cần thiết kiểm tra (P) Số mẫu cần kiểm tra(N)= Bước chọn mẫu (J) Giá trị trọng yếu chi tiết Bước chọn mẫu (J)= Chỉ số độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết Với số lựợng mẫu đã tính được, KTV tiến hành chọn mẫu dựa trên sự phán xét của KTV. Cụ thể là những khoản mục mà theo sự phán xét của KTV là có nhiều sai phạm liên quan đến rủi ro chi tiết được phát hiện thì sẽ được chọn trước và tiếp tục cho đến khi chọn đủ mẫu II- Việc thiết kế chương trình kiểm toán cho chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty kiểm toán Việt nam (VACO). Tại công ty VACO mọi khoản mục trên BCTC, mọi chu trình kế toán đều được công ty thiết kế một chương trình kiểm toán riêng. Trong đó có chu trình mua hàng và thanh toán. Chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán được công ty thiết kế sẵn cho mọi cuộc kiểm toán thông qua phần mềm AS/2. Đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể dựa vào mức độ trọng yếu và rủi ro tính được cho việc mua hàng và thanh toán mà KTV điều chỉnh lại chương trình kiểm toán cho phù hợp. ở đây chúng ta cần nhấn mạnh rằng việc phần mềm AS/2 đưa ra chương trình kiểm toán mẫu cho tài khoản thanh toán với nhà cung cấp và các tài khoản có liên quan đến việc mua hàng và thanh toán chỉ là việc mang tính hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn KTV trong việc thiết kế chương trình kiểm toán. Căn cứ để KTV ở VACO thiết lập chương trình kiểm toán chu trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán như sau: Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng với chu trình mua hàng và thanh toán. Mức trọng yếu và rủi ro được phân bổ cho chu trình. Số lượng mẫu kiểm toán dự kiến cho công tác thực hiện kiểm toán Sau khi đã có đầy đủ các tài liệu này KTV sẽ lập ra một chương trình kiểm toán để dự kiến về những công việc phải thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán như đòi hỏi công ty khách hàng phải cung cấp những tài liệu gì; nhiệm vụ của từng nhân viên trong nhóm đối với từng thủ tục kiểm toán; trong các thủ tục KTV sẽ bắt đầu từ nơi nào....Trong mỗi cuộc kiểm toán chương trình kiểm toán đều phải lập ra và đưa vào hồ sơ kiểm toán. Mẫu của chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán giống như mẫu chương trình kiểm toán đối với chu trình này trong phần lý luận đã đề cập. II- Nhận xét và kiến nghị về việc thiết kế chương trình kiểm toán tại công ty kiểm toán Việt nam (VACO) VACO là một công ty kiểm toán độc lập có uy tín hàng đầu ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay. Việc thiết kế chương trình kiểm toán theo phương pháp AS/2 với rất nhiều ưu điểm đã tạo ra cho VACO những bước đột phá lớn trong lĩnh vực kiểm toán. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này cho việc thiết kế chương trình kiểm toán tại VACO vẫn còn tồn tại một số các nhược điểm cần phải khắc phục. Những ưu, nhược điểm cùng biện pháp khắc phục được thể hiện như sau: 1. Ưu điểm. Chương trình kiểm toán mà công ty thiết lập là một chương trình khoa học đảm bảo độ hợp lý cho mỗi bước công việc mà công ty sẽ thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, đặc biệt là việc đưa ra các thủ tục kiểm toán đều dựa vào những căn cứ trọng yếu và rủi ro đã được xác định một cách rất khoa học trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Tổ chức và lưu trữ tài liệu kiểm toán là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi phải có sự bố trí và sắp sếp kế hoạch. Và điều này được VACO thực hiện hợp lý thông qua hình thức tham chiếu các chỉ mục từ 1000 đến 8000. Trong đó phần chỉ mục 1000 thể hiện phần lập kế hoạch kiểm toán, và thiết kế chương trình kiểm toán. Từ đó tạo điều kiện cho KTV trong quá trình làm việc cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho những người không thực hiện tham gia kiểm toán có thể dễ dàng kiểm tra đối chiếu các tài liệu trên hồ sơ kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro liên quan đến số dư từng tài khoản vào những sai sót tiềm tàng và sử dụng mô hình độ tin cậy kiểm toán.Phương pháp AS/2 cho phép hướng trọng tâm của các thủ tục kiểm tra chi tiết vào những sai sót tiềm tàng có khả năng xảy ra rủi ro cao (thể hiện ở quy mô mẫu chọn được xác định cụ thể để kiểm tra sẽ lớn hơn) do đó kết luận mà KTV đưa ra sẽ chính xác hơn. Điều này đến lượt nó lại góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán. 2. Nhược điểm của việc thiết lập chương trình kiểm toán và kiến nghị sửa chữa những nhược điểm đó Về vấn đề phân tích: VACO chỉ áp dụng những thủ tục phân tích ngang và phân tích dọc các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tồn tại trong doanh nghiệp bởi việc so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, mà chưa đề cập tới việc so sánh các tỷ suất này so với các đơn vị trong cùng ngành sản xuất có cùng quy mô...Trong khi đó việc phân tích này có ý nghĩa rất quan trọng nó đem lại cho KTV những dấu hiệu của sự gian lận tồn tại trong đơn vị khách hàng. Để khắc phục vấn đề này công ty kiểm toán Việt nam nên đưa ra một hướng dẫn về việc phân tích các tỷ suất tài chính và phi tài chính của đơn vị được kiểm toán với những đơn vị trong cùng ngành cho từng cuộc kiểm toán cụ thể. Có như vậy tính hiệu quả của việc kiểm toán nói chung, chương trình kiểm toán nói riêng sẽ đảm bảo hơn. Vấn đề về phương pháp chọn mẫu: Với số lượng mẫu đã tính được, KTV sẽ chọn các phần tử mẫu dự kiến theo sự phán xét của mìmh, những khoản mục nào mà theo sự xét đoán của KTV có nhiều khả năng xảy ra sai phạm liên quan đến rủi ro chi tiết được phát hiện thì sẽ được chọn trước, cách làm này được tiếp tục cho đến khi chọn được mẫu. Cách chọn mẫu như trên có ưu điểm là sẽ hướng trọng tâm của các thủ tục kiểm toán vào những vùng có độ rủi ro cao để kiểm tra, đồng thời cũng tạo điều kiện rèn luyện khả năng phân tích và tư duy xét đoán của KTV. Nên cách chọn mẫu này đòi hỏi KTV phải tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức thực tế và nâng cao nghiệp vụ đó là điều rất tích cực. Nhưng phương pháp này đem lại khả năng rủi ro cao khi sự xét đoán của KTV không phù hợp đặc biệt là trong các cuộc kiểm toán phức tạp. Cũng chính vì phụ thuộc vào sự xét đoán của KTV nên mẫu được chọn ra không khách quan và không mang tính đại diện, dẫn đến kết luận mà KTV đưa ra về tổng thể đang được kiểm toán, dựa trên cơ sở khái quát kết quả kiểm tra mẫu, có thể không chính xác.Thêm vào đó phương pháp chọn mẫu theo sự xét đoán không diễn ra theo một quy trình cụ thể nào nên có thể gây khó khăn cho người chịu trách nhiệm soát xét lại công việc của KTV. Do đó KTV nên chỉ áp dụng cách chọn mẫu dựa trên sự phán xét đối với những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh như nghiệp vụ mua TSCĐ, Nghiệp vụ mua hàng của những nhà cung cấp không thường xuyên của Doanh nghiệp. Bởi vì đối với những tài khoản này, bằng cách chọn mẫu dựa trên sự phán sét của KTV có thể nhanh chóng có được mẫu chọn trong khi mâũ chọn vẫn mang tính đại diện khá cao vì vậy đã hạn chế được nhược điểm của phương pháp này. Đối với những tài khoản có nhiền nghiệp vụ kinh tế phát sinh, KTV nên chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên- Một phương pháp chọn mẫu khách quan, khoa học và đảm bảo cho mọi phần tử của tổng thể đều có khả năng được chọn mẫu như nhau. Kết luận Qua lý luận và thực trạng thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty kiểm toán Việt nam (VACO), chúng ta có thể thấy rằng việc thiết kế chương trình kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quá trình lập kế hoạch kiểm toán và là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của mỗi cuộc kiểm toán đồng thời nó còn là bằng chứng cho việc thực hiện kiểm toán của KTV. Vì vậy việc tìm hiểu việc thiết kế chương trình kiểm toán là điều cần thiết đối với mọi Sinh viên chuyên ngành Kế toán –Kiểm toán và những người chưa có kinh nghiệm trong kiểm toán. Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt nam không những phải cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải cạnh tranh với các công ty kiểm toán trong khu vực. Chính vì vậy các công ty kiểm toán phải hoạt động làm sao có hiệu quả nhằm nâng cao uy tín của mình với khách hàng. Để đạt được điều đó các công ty kiểm toán phải có kế hoạch nâng cao chất lượng việc thiết kế chương trình kiểm toán tạo ra một sự chỉ dẫn sát thực hơn cho KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán. Công ty kiểm toán Việt nam (VACO), công ty tiên phong trong lĩnh vực kiểm toán ở nước ta, với sự trợ giúp kỹ thuật kiểm toán của DTT, một trong 5 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, đã có bề dày kinh nghiệm trong phương pháp kiểm toán trong đó có việc thiết kế chương trình kiểm toán. Quy trình thiết kế chương trình kiểm toán của công ty có rất nhiều ưu điểm mà các công khác cần phải học hỏi, song vẫn còn có một số hạn chế nhất định đòi hỏi công ty phải hoàn thiện để nâng cao và giữ uy tín cũng như hình ảnh của mình trên thị trường kiểm toán. Do đề tài “Tìm hiểu việc thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty kiểm toán Việt nam” là một đề tài khó do tính phức tạp của nghiệp vụ song được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của GS – TS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Quang Quynh – Trưởng khoa Kế toán - Kiểm toán cùng Anh Nguyễn Thanh Nam kiểm toán viên chính công ty kiểm toán Việt nam, cộng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đề án môn học này. Do hạn chế về trình độ, thời gian, lại thiếu kinh nghiệm chuyên môn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy em kính mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Kế toán Kiểm toán để em có những bước tiến xa hơn trong học tập và nghiên cứu sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35330.doc
Tài liệu liên quan