Đề án Tính giá thành sản phẩm ống nhựa PEHD tại công ty nhựa thiếu niên Tiền Phong - Hải Phòng

Có thể thấy rằng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một công việc rất quan trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và thành công của các Doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều mong muốn mình có chỗ đứng trên thị trường, đều mong muốn sản phẩm của mình sẽ là sự lựa chọn của người tiêu dùng và giá thành là một nhân tố quyết định tới điều đó do vậy việc xác định giá thành sản phẩm sao cho phù hợp là việc không phải dễ. Giá thành sản phẩm phải vừa với túi tiền của người tiêu dùng lại vừa phải tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, muốn đáp ứng đồng thời hai mục đích trên đòi hỏi công tác kế toán giá thành sản phẩm và quản lí chi phí phải hợp lí. Cần kế toán chính xác chi phí và tổ chức tính đúng, tính đủ giá thành các loại sản phẩm doanh nghiệp tạo ra, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

doc24 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tính giá thành sản phẩm ống nhựa PEHD tại công ty nhựa thiếu niên Tiền Phong - Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lời. Các nhà Doanh nghiệp phải tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ không chỉ xác định những mục tiêu cơ bản như là “sản xuất cái gì?”,”sản xuất cho ai?”,”sản xuất như thế nào?” mà đòi hỏi phải quản lí và sử dụng sao cho hợp lí về vật tư, lao động, tiền vốn, tài sản thiết bị sản xuất…, vì mục tiêu của các Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận do đó phải tính toán chi phí đầu ra và đầu vào sao cho đạt được lợi nhuận cao nhất. Quản lý các chi phí sản xuất là một công việc quan trọng bởi lẽ một đồng chi phí bỏ ra không hợp lý đều làm giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình quản trị Doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và xác định giá cả dịch vụ. Chi phí kinh doanh bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp, chi phi gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong kỳ và các khoản chi thể hiện nghĩa vụ đối với NSNN. Các chi phí này được bù đắp từ doanh thu kinh doanh của Doanh nghiệp trong kỳ. Do đó đối với việc tính giá thành sản phẩm làm sao phải tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất ra theo đúng chế độ nhà nước đồng thời vẫn phải đảm bảo được lợi nhuận đó là một vấn đề không phải dễ đối với các nhà quản trị Doanh nghiệp. Có nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm trong đó hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống công cụ quản lí kinh tế tài chính ,nó có vai trò tích cực trong việc quản lí đIều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Nhận thức được vai trò của công tác kế toán tính giá thành sản phẩm, trong thời gian kiến tập tại công ty nhựa TNTP- Hải Phòng, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Hoàng Văn Liêu và cán bộ kế toán công ty đã giúp em lựa chọn và hoàn thành đề án: “ Tính giá thành sản phẩm ống nhựa PEHD tại công ty nhựa TNTP- Hải Phòng”. Kết cấu đề án, ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính: Phần I :Những vấn đề lí luận chung về tính giá thành sản phẩm. Phần II :Khảo sát tình hình thực hiện việc tính giá thành sản phẩm ống nhựa PEHD tại công ty nhựa TNTP_ Hải Phòng . Phần III:Một số ý kiến đóng góp trong công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty. Phần I : Những vấn đề lí luận chung về tính giá thành sản phẩm 1. Khái niệm Hiện nay,thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh theo cơ chế thị trường điều quan tâm lớn nhất của các nhà quản lý kinh doanh là làm sao hạ thấp giá thành mà vẫn đảm bảo đầy đủ chi phí sản xuất và vẫn có lãi. Trong các Doanh nghiệp sản xuất ,khái niệm giá thành được hiểu là “Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công tác,sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.” 2. Các loại giá thành sản phẩm Trong lý luận cũng như trên thực tế, ta thường gặp nhiều loại giá thành khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cũng như các tiêu thức phân loại khác nhau mà giá thành được phân ra thành các loại tương ứng khác nhau. 2.1.Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành 2.1.1 Giá thành kế hoạch : Là giá thành được xác định trước khi thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, dựa vào các chi phí định mức và dự toán chi phí của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch để xây dựng. 2.1.2 Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính trước khi thực hiện việc sản xuất sản phẩm, căn cứ vào các định mức chi phí hiện hành tại thời điểm sản xuất để xây dựng. 2.1.3. Giá thành thực tế : Được xác định ở cuối kỳ kinh doanh và được tính trên cơ sở sản lượng trong thực tế và chi phí sản xuất trong từng thời kỳ. Giá thành thực tế còn có các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng, thiệt hại về ngừng sản xuất (có dự kiến hoặc không có dự kiến khi tính vào giá thành kế hoạch và giá thành định mức). 2.2. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí. 2.2.1. Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất . 2.2.2. Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân ra thành hai giai đoạn là giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí và giai đoạn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Về thực chất, xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định thành phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hayđang trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. 4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp ,tuỳ theo tính chất sản phẩm mà các Doanh nghiệp có thể lựa chọn và áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành cơ bản sau đây: 4.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn(phương pháp trực tiếp): Thường được áp dụng tại các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, theo phương pháp này chi phí phát sinh cho đối tượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó và đến cuối kỳ tổng hợp, tính giá thành đơn vị theo công thức sau đây: Z= 4.2. Phương pháp tổng cộng chi phí: Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp mà việc sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều chi tiết hoặc bộ phận chi tiết tạo thành vì vậy giá thành sản phẩm phải được xác định bằng cách tổng cộng giá thành của các chi tiết hoặc bộ phận chi tiết ( VD:DN cơ khí, lắp ráp,may mặc, chế tạo máy….) Z= Z+Z+Z+…+Z Trong đó : Z:giá thành của chi tiết hoặc bộ phận chi tiết n. 4.3. Phương pháp hệ số: Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một loại NVL,một số lượng lao động nhưng sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau mà chi phí cho từng loại không tách riêng ra được. Theo phương pháp này người ta phải qui các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm qui đổi (SP gốc)để từ đó tính giá thành sản phẩm gốc rồi từ giá thành sản phẩm gốc tính giá thành từng loại. Z =Z * hệ số qui đổi Trong đó : Z= =* hệ số qui đổi loại I 4.4 Phương pháp tỉ lệ: Thường được áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm có phẩm cấp khác nhau mà chi phí cho từng loại không tách riêng ra được . Z=Z * tỷ lệ giá thành Trong đó Tỷ lệ giá thành = 4.5. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp mà trong cùng quá trình sản xuất bên cạnh các sản phẩm chính thu được người ta còn thu được các sp phụ bán ra ngoài. Vì vậy trong giá thành của sp chính phải được loại trừ giá trị của sản phẩm phụ thu được. = gtrị spdd đkì +- gtrị spdd ckì - gtrị sp phụ 4.6.Phương pháp liên hợp: Được áp dụng đối với các DN do đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh, do tính chất sp phải kết hợp 2 trong nhiều phương pháp trên để tính giá thành. Ngoài ra còn một số phương pháp tính giá thành được áp dụng trong một số loại hình DN chủ yếu như : Đối với các DN sản xuất giản đơn tính giá thành chủ yếu là phương pháp giản đơn hoặc có thể kết hợp phương pháp giản đơn với phương pháp tỉ lệ hoặc hệ số. Đối với các DN sản xuất theo đơn đặt hàng tuỳ thuộc vào tính chất sp của đơn đặt hàng mà phương pháp tính giá thành có thể là trực tiếp, tổng cộng chi phí kết hợp với tỉ lệ và hệ số.Với các DN áp dụng hệ thống định mức thì giá thành được xác định trên cơ sở giá thành định mức điều chỉnh với chênh lệch( nếu có).Với các DN sản xuất kiểu phức tạp chế biến liên tục thường được áp dụng theo phương pháp liên hợp tuy nhiên tuỳ theo ý nghĩa của BTP và tuỳ thuộc vào DN có tiêu thụ BTP ra ngoài hay không mà việc tính giá thành có thể theo 2 phương án: * phương án phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm. * phương án phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm. 5. ý nghĩa của việc giảm giá thành sản phẩm. Có thể nói, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, chỉ tiêu giá thành còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí, giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định đúng đắn, kịp thời.Vì vậy, việc giảm giá thành và tiết kiệm chi phí có ý nghĩa rất quan trọng đối với người quản lý. Nó là mục tiêu chiến lược của mọi DN, trên cơ sở đó tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá trên thị trường. Phần II: Khảo sát tình hình thực hiện việc tính giá thành sản phẩm ống nhựa PEHD tại công ty nhựa TNTP_ Hải Phòng . I. Một số vấn đề chung của công ty. I.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Hải Phòng (Tiền thân là nhà máy Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Hải Phòng) thuộc bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) được thành lập ngày 19/5/1960 .Nhà máy xây dựng trên cơ sở một phần vốn góp của phong trào làm kế hoạch do TW Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phát động. Nhà máy do Trung quốc giúp đỡ xây dựng về thiết bị và kỹ thuật công nghệ. Nhà máy gồm hai cơ sở sản xuất: Cơ sở khu A: tại số 8 Hoàng Diệu – Hải Phòng. Cơ sở khu B: tại số 2 An Đà - Hải Phòng (là nơi vừa sản xuất cũng là nơi đặt văn phòng nhà máy). Khi thành lập nhà máy gồm các phân xưởng: Phân xưởng sản xuất đồ chơi, phân xưởng sản xuất sản phẩm nhựa đục, nhựa trong.Sản phẩm của nhà máy gồm: bóng bàn, đồ chơi, khuy cài, đồ nhựa dân dụng… Giai đoạn từ năm 1965 đến 1975: Do ảnh hưởng của chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhà máy phải di chuyển một số bộ phận sản xuất đi sơ tán trong đó có cơ sở phân tán về Hưng Yên – Hải Hưng. Năm 1975 phân xưởng nhựa của nhà máy tại Hưng Yên thành lập nhà máy nhựa Hưng Yên là đơn vị độc lập thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Giai đoạn từ năm 1976 đến 1990: Từ năm 1976 – 1978 nhà máy không ngừng phát triển, năng lực sản xuất tăng, các chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước từ 20% - 30%, nhà máy liên tục mở rộng sản xuất đa dạng hoá sản phẩm. Từ năm 1979 – 1980 do ảnh hưởng của chiến tranh biên giới phía Bắc, nguồn nguyên liệu và phụ tùng thay thế của nhà máy bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sản xuất bị đình trệ. Đứng trước tình hình đó từ năm 1981 –1989 nhà máy vẫn duy trì sản xuất đồng thời chuyển một bộ phận sang gia công hàng xuất khẩu, sản xuất lốp xe đạp và màng mỏng PE. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Từ năm 1990 đến nay nhà máy đã đầu tư sản xuất sản phẩm mới và xác định mặt hàng ống nhựa cứng PVC là mặt hàng đang có nhu cầu lớn trên thị trường. Nhà máy đã đầu tư thiết bị sản xuất ống nhựa cứng tại hai cơ sở An Đà và Hoàng Diệu và đã sản xuất thành công. Năm 1991 nhà máy đã tách phân xưởng sản xuất ở Hoàng Diệu thành Nhà máy nhựa Bạch Đằng trực thuộc Bộ Công Nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp ). Ngày 14/11/1992 Nhà máy Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Hải Phòng Được Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định đổi tên là Công ty nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. I.2. Đặc điểm hoạt động và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh . Tên Công Ty : Công Ty Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Hải Phòng. Tên giao dịch : TIFOPLAST. Trụ sở giao dịch :Số 2 An Đà - Hải Phòng. Tài khoản : Tiền Việt Nam 710A – 0003 Ngân hàng Công thương Ngô Quyền. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty : - Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nhựa gia dụng, các loại vật liệu, máy móc ngành nhựa phục vụ sản xuất. - Tổ chức nhận thầu khoán công trình sản xuất các sản phẩm ngành nhựa theo chỉ tiêu và kế hoạch Nhà nước. - Nhập khẩu các sản phẩm ngành nhựa phục vụ sản xuất của Công ty. - Sản xuất và cung cấp các sản phẩm ngành nhựa theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. - Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, máy móc ngành nhựa cho công ty. - Tổ chức các loại hình kinh doanh nhà trẻ mẫu giáo đối với con em cán bộ công nhân viên trong công ty. - Kinh doanh các ngành nghề khác nhau trong phạm vi tổng công ty nhựa Việt Nam giao và pháp luật cho phép. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm và dịch vụ : Công ty nhựa Tiền Phong là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các đồ gia dụng và kỹ thuật bằng nhựa u.PVC, PE, PA, PS … Hiện nay Công ty là Doanh nghiệp lớn nhất phía Bắc sản xuất các mặt hàng nhựa : + ống và phụ tùng u.PVC( các loại ống từ mm) + ống và phụ tùng PEHD( các loại ống từ mm) + Các loại máng luồn dây điện. + Có một số sản phẩm mới ống PPR hoặc ABS (chủ yếu là PPR có từ ) dùng để dẫn nước nóng. + Các sản phẩm nhựa kỹ thuật. * Đặc điểm của sản phẩm : - Sản phẩm cồng kềnh. - Sản phẩm không phong phú về mẫu mã. - Độ bền của sản phẩm chịu sự ảnh hưởng lớn của môi trường. - Sản phẩm mang tính đa dụng. - Sản phẩm có thể sản xuất hàng loạt hoặc đơn chiếc( thường sản xuất hàng loạt). * Máy móc thiết bị sản xuất : Đa phần nhập ngoại và giá thành của các loại máy móc đó rất đắt, trong nước chỉ có thể chế tạo được những chi tiết của dàn máy lớn hoặc cả dây chuyền nhỏ. Trong doanh nghiệp nhập phần lớn máy của hãng KraussMafei của CHLB Đức(máy ép đùn) dùng để chế tạo ra các loại ống. Đặc biệt những phụ tùng thay thế cho dàn máy(những chi tiết tinh mang tính kĩ thuật cao: vít xoắn, xi lanh, …) khi bị gãy hỏng không thể chế tạo hoặc khôi phục mà phải nhập nguyên hãng. Ngoài ra doanh nghiệp còn nhập máy của Hàn Quốc (máy ép phun) dùng để chế tạo ra những phụ tùng đi kèm với các loại ống. * Nguyên vật liệu : - Công ty hiện đang sản xuất nguyên liệu nhập ngoại 100% của Singapo, Nhật bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan… chủ yếu gồm: + Các loại hạt u.PVC, PEHD để sản xuất ống, phụ tùng, máng luồn dây điện. + Các loại u.PVC để trộn thành bột u.PVC compound sản xuất ống phụ tùng và các sản phẩm kĩ thuật. + Các hoá chất khác, phụ gia dùng để trộn bột u.PVC compound - Nguyên liệu phụ thuộc rất nhiều vào quá trình hoá dầu do đó sự thay đổi giá dầu ảnh hưởng lớn đến giá nguyên liệu. - Nguyên vật liệu nhập khẩu bằng ngoại tệ do đó giá nguyên liệu cũng chịu ảnh hưởng lớn của tỉ giá hối đoái. I.3. Đặc điểm qui trình của công nghệ sản xuất sản phẩm. Sản phẩm được sản xuất trên 4 phân xưởng sản xuất gồm có : Sản phẩm chính : ống nhựa cứng dân dụng PVC, ống nhựa phục vụ công nghiệp PEHD (sản xuất tại phân xưởng 1 và 2). Các sản phẩm khác : + Các phụ tùng hàn : được sản xuất qua giai đoạn hàn, gắn theo đúng quy cách, công dụng của nó như phễu, máng, van nước.. do phân xưởng 4 sản xuất + Các phụ tùng ép phun do phân xưởng 3 sản xuất. + Keo dán PVC do phân xưởng 4 sản xuất. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất ống nhựa cứng PVC, PEHD, máng nhựa Dàn nong In sp, cưa cắt sp vacum đầu hình Xy lanh ( nhựa hoá) Nguyên liệu Kho TP công ty KCS công ty Kho TP của phân xưởng KCS ( phân xưởng) Đạt đạt Xử lý phế phẩm không đạt không đạt với tỉ lệ cho phép Ghi chú : + Vacum : Giàn làm lạnh trên không có tác dụng định hình sản phẩm sau khi ra đầu hình ra. + Bộ phận in sp gồm có in tên công ty, địa chỉ công ty, tiêu chuẩn sản xuất ống, kích cỡ ống, phẩm cấp (class), ngày sx, máy sx, ca sx. I.4. Tổ chức nhân sự trong công ty : Stt Đơn vị Số người Kỹ sư Trung cấp Ghi chú 1 Phòng kế toán tài chính 9 4 5 2 Phòng tổ chức lao động 30 3 3 Bảo vệ 24 3 Bộ phận I 23 3 20 CN 4 Bộ phận II- KKD 23 5 12 6 CN 5 Phòng kỹ thuật sản xuất 12 12 6 Phòng KCS 9 4 5 7 Phòng hành chính quản trị 61 3 4 54 CN Công ty gồm 4 phân xưởng sản xuất và một phân xưởng cơ điện. - Phân xưởng 1 chuyên sản xuất các loại ống u.PVC và PEHD từ . Số người lao động là 200 người. - Phân xưởng 2 chuyên sản xuất các loại ống u.PVC và PEHD từ . Tổng số người là 126 trong đó trong đó có 97 lao động trực tiếp. - Phân xưởng 3 chuyên sản xuất các phụ tùng ép phun với tổng số người là 62 trong đó có 45 lao động trực tiếp. - Phân xưởng 4 chuyên sản xuất, chế tạo các loại phụ tùng nong hàn, keo dán ống u.PVC . Số người là 68 trong đó có 53 lao động trực tiếp. - Phân xưởng cơ điện phục vụ sản xuất chế tạo, thay thế sửa chữa khuân mẫu và một số chi tiết, phụ tùng máy móc với tổng số người là 78 trong đó có 67 lao động trực tiếp. Theo cơ cấu lao động như trên, ta thấy công nhân lao động trực tiếp là 670 người trong tổng số 930 người trong công ty chiếm 72% lực lượng cán bộ, cán bộ quản lí cán bộ gián tiếp chiếm 28% lực lượng cán bộ.Trong công ty không có trình độ trên Đại học( cao học), có trình độ Đại học chiếm 4,5% tỉ lệ này thấp so với một công ty có tầm cỡ như vậy. Nhưng trong tương lai số cán bộ này sẽ tăng lên và công ty còn tạo điều kiện cho một số cán bộ nhân viên bằng các hình thức như học chuyên tu hay đào tạo tại chức …Ngoài ra có 275 người có trình độ trung cấp và thợ bậc cao, 176 người có trình độ thợ bậc 3, bậc 4.Số cán bộ công nhân viên trực tiếp ít vì công ty nhập máy móc thiết bị hiện đại bằng dây chuyền sản xuất hiện đại nên số công nhân ít đi. I.5. Đặc điểm thị trường tiêu thụ: - Thị trường tiêu thụ của công ty hiện nay là các tỉnh phía Bắc, tập trung nhất là các thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định. - Ngoài ra sản phẩm của công ty bắt đầu thâm nhập vào các tỉnh phía Nam, khu chế xuất, liên doanh nước ngoài… và công ty đang có chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ ra 5 nước: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia. I.6. Khách hàng chính: Trong nước : - Toàn bộ nhân dân các tỉnh phía Bắc( chủ yếu dùng cho cấp thoát nước dân dụng). - Các khu chế xuất, khu công nghiệp như khu công nghiệp Nomura, Sài Đồng. - Các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Bưu điện (ống bảo vệ cáp quang, cáp bưu điện). - Các doanh nghiệp thuộc ngành hoá chất, khai mỏ, thuỷ sản, trồng cây công nghiệp. - Chương trình cấp nước Unicef và các đội khoan giếng nước sạch nông thôn và công nghiệp. I.7. Môi trường cạnh tranh : Hiện nay Công ty đang bị sự cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp khác cũng sản xuất các sản phẩm cùng loại.Sự cạnh tranh này không có yếu tố nước ngoài vì đặc điểm của sản phẩm ống nhựa không cho phép vận chuyển xa sẽ làm tăng giá thành, hư hao và làm giảm chất lượng.Các yếu tố cạnh tranh hiện nay chủ yếu về giá cả, chất lượng và các chủng loại ống và phụ tùng. II. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất bao gồm : Giám đốc, Phó giám đốc kĩ thuật và sản xuất, kế toán trưởng, và các phòng có chức năng : Phòng tổ chức lao động. Phòng kỹ thuật sản xuất. Phòng hành chính quản trị y tế. Phòng nghiên cứu thiết kế. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Phòng kế toán tài chính. Bộ phận I có chức năng quản lý kho bãi thành phẩm của công ty và bố trí lao động bốc xếp, xe vận chuyển Bộ phận II có chức năng theo dõi thị trường, đề xuất với lãnh đạo biện pháp chính sách tiêu thụ, đồng thời còn có chức năng lập kế hoạch nhập khẩu vật tư cho sản xuất. Các phân xưởng sản xuất : + Phân xưởng I : Chuyên sản xuất các loại ống u.PVC từ . + Phân xưởng II : Chuyên sản xuất các loại ống u.PVC từ . Sản phẩm Profile. + Phân xưởng III : Chuyên sản xuất các phụ tùng ép phun. + Phân xưởng IV : Chuyên sản xuất các loại phụ tùng nong hàn, keo dán và các loại ống u.PVC . + Phân xưởng cơ điện : Phục vụ sản xuất chế tạo, thay thế sửa chữa khuôn mẫu và một số chi tiết, phụ tùng máy móc… * Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. Việc đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh như đã nêu trên , hình thức tổ chức kế toán thích hợp ở công ty nhựa TNTP là tổ chức kế toán tập trung tại một văn phòng kế toán của công ty. Bộ phận kế toán tại văn phòng kế toán của công ty gồm 9 người , mỗi người đảm nhận một số hành kế toán trong chuỗi mắt xích công việc . Trưởng phòng Kế toán tài chính Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Phó Phòng Thủ Quỹ KT Thanh toán KT Tiêu thụ II KT VL & HĐV KT TSCĐ KT Giá thành KT Tiêu Thụ I : Quan hệ hỗ trợ công tác và chỉ đạo nghiệp vụ : Quan hệ quản lý chỉ đạo : Quan hệ phối hợp công tác hỗ trợ và nghiệp vụ *Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây : Quá trình phát triển của công ty có thể cho thấy qua một số chỉ tiêu sau đây : STT Chỉ tiêu Ghi chú Năm 2000 (VNĐ) Năm 2001 (VNĐ) Năm 2002 (VNĐ) 1 Tổng doanh thu 29 160.115.074.363 225.142.276.384 301.430.594.023 2 Các khoản giảm trừ 5.491.192.705 10.550.158.275 3 Doanh thu thuần 160.115.074.363 219.651.083.679 290.880.435.748 4 Giá vốn bán hàng 30 136.417.617.556 178.099.848.621 250.371.355.260 5 Lợi nhuận gộp 23.697.456.807 47.042.427.763 40.509.080.488 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.178.872.555 20.016.196.592 8.607.272.229 7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 5.532.048.168 5.040.833.636 5.604.284.553 8 Lợi nhuận bất thường 2.582.529.159 4.008.659.514 509.760.334 9 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.229.353.546 18.984.022.470 9.117.032.563 10 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.353.393.135 3.120.390.175 2.757.446.499 11 Lợi nhuận sau thuế 2.875.960.411 15.863.632.295 6.359.586.064 III. Phương pháp tính giá thành ở công ty 1. Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành. Xuất phát từ đặc đIểm sản xuất, quy trình công nghệ như đã trình bày, công ty xác định đối tượng tính giá thành là thành phẩm nhập kho. Cũng do qui trình công nghệ phức tạp, chế biến kiểu liên tục, nhiều loại sản phẩm, sản phẩm nhập kho liên tục nên công ty tổ chức kỳ tính giá thành hàng năm phù hợp với kỳ hạch toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.. 2. Phương pháp tính giá thành ở công ty nhựa TNTP. Sản phẩm của công ty có rất nhiều loại khác nhau ví dụ:ống nhựa u.PVC, PEHD, PPR, Máng, phụ tùng phun,…Nhưng do điều kiện thời gian hạn hẹp nên em xin được trình bày phương pháp tính giá thành một sản phẩm cụ thể đó là ống nhựa PEHD (sản xuất tại phân xưởng I). Sản phẩm ống nhựa PEDH sản xuất tại phân xưởng I gồm các loại ống từ được sản xuất theo một qui trình công nghệ liên tục, phức tạp nên công ty đã dùng phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức. Trong đó chi phí phát sinh trong kì là tất cả các chi phí có liên quan đến việc sản xuất ống nhựa. Theo chế độ kế toán mới, các chi phí náy được tập hợp vào 3 tài khoản : TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp. TK 627 : Chi phí sản xuất chung. Sau đây là ví dụ về phương pháp tính giá thành sản phẩm ống nhựa PEDH do phân xưởng I sản xuất. Do việc sản xuất của công ty có tính chất liên tục và sản xuất rất nhiều sản phẩm để thuận tiện cho việc nghiên cứu em đã chọn tính giá thành vào năm 2003 để tiến hành tính giá thành cho sản phẩm PEHD Ví dụ : Trong năm 2003, sản lượng ống nhựa PEHD do phân xưởng I sản xuất là : 1.089.943 kg. Các chi phí phát sinh trong năm là : TK 621 : 13.045.009.199 đ TK 622 : 598.202.550 đ TK 627 : 2.888.941.788 đ Từ những số liệu trên tập hợp chi phí ta có bảng tính giá thành sau: *Bảng giá thành đơn vị sản phẩm ống nhựa PEHD năm 2003 (do phân xưởng I sx) Sản phẩm Đvị tính Sản lượng Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Z CPQL+CPBH Z Z ống PEHD kg 1.089.943 13.045.009.199 598.202.550 2.888.941.788 16.532.153.537 1.650.022.795 18.182.176.332 16.681,77 Phần III: Một số ý kiến đóng góp trong công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty. Từ khi ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền văn minh nhân loại thì hạch toán kế toán với tư cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế tài chính gắn liền với đời sống kinh tế xã hội của đất nước. ở đâu có hoạt động kinh tế xã hội ở đó cần tới hạch toán kế toán. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế tài chính thì kế toán cũng phải đổi mới và hoàn thiện. Việc hạch toán giá thành sản phẩm là công việc rất quan trọng đối với hoạt động của công ty, làm sao phải tính đúng, tính đủ giá thành các loại sản phẩm do DN sản xuất ra. Muốn vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng đúng phương pháp tính giá thành hợp lí.Từ việc tham khảo phương pháp tính giá thành của công ty nhựa TNTP em thấy có một số ưu điểm sau : phương pháp này dễ tính, đơn giản chỉ cần xác định và tập hợp đúng các loại chi phí là có thể tính đúng giá thành sản phẩm trong đó chi phí NVL theo sản lượng, chi phí nhân công trực tiếp (tiền lương) theo định mức, chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương. Bên cạnh các ưu điểm còn có một số điểm chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lí trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế . Nhưng do thời gian kiến tập tại công ty hạn hẹp nên em chỉ đưa một số kiến nghị mang tính chất cơ bản như việc xây dựng lại định mức để giúp cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thiện hơn và cũng nêu ra một vài biện pháp để hạ giá thành sản phẩm . Từ việc phân tích và tính toán giá thành sản phẩm ống nhựa PEDH ta thấy rằng giá thành chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi chi phí NVL trực tiếp. Chi phí NVL trực tiếp phụ thuộc vào định mức tiêu dùng vật liệu và đơn giá của loại vật liệu đó.Từ Sự phân tích trên em thấy rằng muốn giảm giá thành sản phẩm cần tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu dùng hay ta có thể giảm định mức tiêu dùng NVL.Khi khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ thì yêu cầu đặt ra là phải luôn quan tâm đến định mức và phải thay đổi nó. Song song với việc xây dựng định mức, công ty còn có thể tác động ngay vào đơn giá vật liệu tiêu dùng bởi vì hiện nay thị trường tương đối ổn định nên DN chỉ cần có lượng dự trữ vừa đủ, không nên dự trữ nhiều quá nhất là đối với NVL phải nhập ngoại như của công ty bởi dự trữ quá nhiều không những làm đọng vốn mà công ty còn phải bỏ ra 1 khoản chi phí khác để lưu kho và bảo quản nó.Mặt khác đơn giá của vật liệu mua vào còn phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách mua vì nguyên giá của vật liệu mua vào bằng giá mua (ngoại tệ) cộng các chi phí khác như vận chuyển, chi phí nhân viên mua hàng …Do vậy chọn mua của ai? Quãng đường vận chuyển như thế nào để chi phí cho việc mua NVL nhỏ nhất là vấn đề mà công ty cần quan tâm. Mặt khác ta thấy chi phí nhân công trực tiếp khó có thể giảm được do đó đồng thời với việc giảm chi phí NVL trực tiếp ta có thể giảm chi phí sản xuất chung bằng cách sử dụng tiết kiệm điện thoại, điện nước trong phân xưởng. Những kiến nghị trên em thấy điểm mạnh là mang tính khả thi cao, công ty có thể từng bước thực hiện được nó. Khi đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn .Tuy nhiên nó cũng có điểm hạn chế như để xác định được định mức đòi hỏi phải tổ chức nghiên cứu cụ thể, chi tiết cho từng loại do vậy phải có thời gian và công cụ thực hiện .Đối với NVL phải nhập ngoại như của công ty thì việc giảm chi phí không phải là đơn giản vì nó còn phụ thuộc vào tỉ giá hối đoái của ngoại tệ trên thị trường và việc nhập khẩu cũng rất tốn kém. Để có thể thực hiện được việc tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm như trên công ty cần áp dụng một số biện pháp sau đây: Tăng NSLĐ. Đầu tư máy móc thiết bị mới hiện đại thay thế các thiết bị đã cũ và lạc hậu. Khuyến khích mọi cán bộ kỹ thuật và công nhân viên tăng cường nghiên cứu sáng tạo để đưa ra các mẫu mã sản phẩm mới, tốt, đẹp, chất lượng cao, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Khen thưởng, kỉ luật nghiêm minh, công bằng trong quá trình sản xuất . Tiết kiệm triệt để trong quá trình sản xuất, nhất là đối với NVL. Kết luận Có thể thấy rằng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một công việc rất quan trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và thành công của các Doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều mong muốn mình có chỗ đứng trên thị trường, đều mong muốn sản phẩm của mình sẽ là sự lựa chọn của người tiêu dùng và giá thành là một nhân tố quyết định tới điều đó do vậy việc xác định giá thành sản phẩm sao cho phù hợp là việc không phải dễ. Giá thành sản phẩm phải vừa với túi tiền của người tiêu dùng lại vừa phải tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, muốn đáp ứng đồng thời hai mục đích trên đòi hỏi công tác kế toán giá thành sản phẩm và quản lí chi phí phải hợp lí. Cần kế toán chính xác chi phí và tổ chức tính đúng, tính đủ giá thành các loại sản phẩm doanh nghiệp tạo ra, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Qua bài viết này em hiểu sâu hơn về công tác kế toán giá thành sản phẩm cũng như việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với các doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất đối với việc tính giá thành sản phẩm đó là việc kế toán chính xác chi phí bởi lẽ một đồng chi phí bỏ ra không hợp lí sẽ làm giảm lợi nhuận và tiết kiệm chi phí là cơ sở của việc hạ giá thành sản phẩm, song song với việc này cần thiết phải tổ chức tính đúng và tính đủ giá thành sản phẩm. Thực hiện tốt công việc này sẽ góp một phần không nhỏ vào sự thành công và phát triển của công ty. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy Hoàng Văn Liêu và các cô chú, anh chị trong công ty nói chung và trong phòng kế toán nói riêng đã giúp em hoàn thiện bài viết này. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35550.doc
Tài liệu liên quan