Đầu tư nói chung và đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng là nền tảng của sự phát triển, nó tạo ra động lực cho sự phát triển cuẩ mỗi quốc gia, mỗi ngành kinh tế mà ngành nông nghiệp cũng không loại trừ. Phát triển kinh tế nông nghiệp không những chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiêp, lương thực thực phẩm,cung cấp cho nhu cầu đời sống của người dân, cũng nhu cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, thu công Ngoài ra nó còn giúp giải quyết các vấn đề khác nhu tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo . Góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện đáp ứng nhu cầu trong nước và hương xuất khẩu.Thông qua bài viết đã dây dựng được:
- Khái quát hoá về những vấn đề cơ bản của nông nghiệp Viêt nam , cho biết vai trò và đặc điểm cuẩ nên nông hiện nay. Từ đó có cách nhìn đúng đắn hơn về vai trò của ngành nông nghiệp trong sự phát triển chung của cả nước.
- Khái quát về vai trò của đầu tư đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, cho thấy sự cần thiết phải đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Xác định phương hướng, mục tiêu cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm tới và đề ra những giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
42 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tình hình đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp Việt nam từ năm 2000 - 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hộ được coi là giàu ) đang cần một lượng lớn để phát triển sản xuất .
ở nước ta thời gian qua ngân sách Nhà nước đã dành một số vốn đáng kể để đầu tư cơ bản cho nông nghiệp ( thuỷ sản, khai khoáng, xây dựng các trạm trại kĩ thuật, các cơ sở chăn nuôi thú y ...). Nếu tính theo giá năm 1990, vốn đầu tư cho nông nghiệp bình quân mỗi năm ở giai đoạn 1976 - 1985 là 732 tỷ đồng, giai đoạn 1976 - 1980 là 704 tỷ đồng, giai đoạn 1981 - 1985 là 732 tỷ đồng, giai đoạn 1986 - 1990 là 673 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu , với sự đóng góp của nông nghiệp, nông thôn cho nền kinh tế quốc dân thì mức đầu tư là quá thấp. Trên thực tế những năm đó, hàng năm nông nghiệp, nông thôn sáng tạo ra khoảng 50% thu nhập quốc dân, nhưng tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, kể cả thuỷ lợi năm cao nhất năm cao nhất mới chiếm 21,2% ( thường ở mức 18% ). Trong khi đó, cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp còn ở trình độ rất thấp, nhất là vùng trung du và miền núi ( ở các miền này, diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu nướcchỉ đạt 26,3%, trang bị kĩ thuật đạt 27% yêu cầu ).
Đầu tư vốn qua tín dụng nông nghiệp, nông dân mới đáp ứng 50% - 60% nhu cầu. Hiện nay, đại bộ phận nông dân thiếu vốn sản xuất và có nhu cầu vay vốn,nhưng nguồn vốn cấp cho Ngân hàng nông nghiệp cho vay chủ yếu thoả mãn với điều kiện của các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước. Nhiều nông dân ( kể cả các trang trại ) chưa dám vay hoặc chưa được nguồn vốn vay. Hiện nay có hai ý kiến trái ngược nhau: phía nông dân cho rằng thủ tục vay còn phiền hà, nông dân khó vay vốn ngân hàng, phía ngân hàng cho rằng nông dân không tiếp cận và không có nhu cầu vay vốn. Nguồn vốn vay ưu đãi chủ yếu phục vụ cho các hộ nghèo, mức thu hút thấp và việc sử dụng vốn rất kém hiệu quả. Số vốn cho vay dài hạn và trung hạn dành cho nông nghiệp, nông thôn ở mức thấp ( 5% - 6% tổng vốn tín dụng cho nông nghiệp ) và chủ yếu cho các hoạt động chi phí sản xuất, thực thi các chính sách ưu đãi cho vay tôn cao nền nhà ỏ Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng giao thông nông nghiệp, nông thôn...Đây là những vấn đề rất bức xúc đòi hỏi việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư phải xem xét một cách thấu đáo và giải quyết một cách thoả đáng.
3. Nội dung đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp .
Hội nghị lần thú 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã đề ra nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kì 2001-2010” với mục tiêu tổng quát là “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiến bộ, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu”
Để đạt được mục tiêu đó, một trong những vấn đề quan trọng là phải có vốndt thoả đáng. Học thuyết kinh tế hiện đại đã nghiên cứu và giải đáp thành công mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Học thuyết khảng định: đầu tư là chìa khoá của tăng trưởng kinh tế; đầu tư là điều kiện để đạt tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia cũng nhu của mỗi ngành. Lý thuyết “ đầu tư và mô hình số nhân” đã chứng minh rằng tăng đầu tư sẽ bù đắp thiếu hụt của cầu tiêu dùng, từ đó tăng số lượng việc làm, tăng thu nhập. Trong nông nghiệp quan hệ đầu tư và tăng trưởng vận động theo chu kỳ: Tăng đầu tư – tăng thu nhập – tăng sức mua – tăng đầu ra; tăng đầu tư mới – tăng thu nhập mới – sức mua mới – tăng đầu ra mới – tăng trưởng mới.
Bổ sung vào lý thuyết “số nhân” là lý thuyết gia tốc”. Lý thuyết này không những nghiên cứu các quyết định đầu tư mà còn chứng minh mối quan hệ giữa tăng sản lượng còn làm đầu tư tăng lên thế nào và sau đó đầu tư tăng lên sẽ gia tăng sản lượng với nhịp độ ra sao. Sự tăng nhanh tốc độ đầu tư so với sự thay đổi về sản lượng nói lên ý nghĩa của lý thuyết “gia tốc” . Theo lý thuyết này, để vốn đầu tư tiếp tục tăng lên thì sản lượng bán ra phải tăng liên tục.
Với mục tiêu tổng quát là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn bền vững có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Điều đó đặt ra cho các nhà hoạch định đầu tư câu hỏi “ đầu tư vào đâu ? đầu tư vào cái gì” sao cho đạt hiệu quả nhất. Những năm trước đây chúng ta đã có những sai lầm trong nội dung và phương thức đầu tư, chỉ chú ý đầu tư cho nông nghiệp . Những năm gần đây đã có sự thay đổi về nội dung đầu tư và đã đạt được một số kết quả nhất định.
3.1 Đầu tư vào thuỷ lợi.
Do chi phí xây dựng hệ thống kênh mương thường rất cao, không thể tính vào giá nước để thu từ nông dân. Cũng không thể có biện pháp ngăn cản nông dân láy nước từ nguồn kênh mương có sắn. Do vậy, ở các nước đều thực hiên chính sách cấp phát kinh phí cho xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng sử dụng tài nguyên nước, khai thác lưu vực sông để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất vật nuôi, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Trong xây dụng và quản lý các công trình thuỷ lợi, áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ tưới tiêu tiết kiệm nước, thực hiện xã hội hoá đầu tư và quản lý công trình thuỷ lơi, phát triển các tổ chức hợp tác sử dụng nước và quản lý thuỷ nông của nông dân.
Thuỷ lợi có tầm quan trọng đặc biệt để chống úng, hạn, thau, rửa mặn, cải tạo đất, tưới tiêu cho cây trồng và cung cấp nước ngọt cho người và gia súc. Phát triển hoàn chỉnh mạng lưới thuỷ lợi một cách đồng bộ và cân đối từ kênh mương các cấp, cống đập, trạm bơm tè công trình đầu mối đến đồng ruộng. Thuỷ lợi không những phục vụ tốt cho cây lúa mà còn các cây công nghiểp rau quả, chăn nuôi, cho đến chế biến nông sản và phục vụ đời sống. Kiên cố hoá kênh mương đẻ tăng thêm công suất để sử dụng, tiết kiệm nước, tăng khả năng hạn chế thiên tai bão, lũ, hạn.
3.2 Đầu tư xây dựng trang trại.
Nhà nước hỗ trợ kinh tế trang trại cả về cơ chế chính sách và cơ sở vật chất, kĩ thuật, cơ sở hạ tầng để khuyến khích các trang trạipt sản xuất với yêu cầu của nhà nước bằng các giải pháp cụ thể. Khuyến khích các hộ nông thôn, hộ thành thị đầu tư phát triển trang trại ở ở những vùng còn có quỹ đất nông, lâm nghiệp và mặt nước chưa được sử dụng . Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo bồi đưỡng kiến thức sản xuất , kinh doanh cho các chủ trang trai; hỗ trợ vốn thông qua chính sách tín dụng ưu đái; hỗ trợ xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông, điện, thuỷ lợi, cơ sở chế biến, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
3.3 Đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi.
Chú trọng vào đầu tư vào những cây con có chất lượng cao, xây dựng và hình thành các vùng sản xuất tập trung. Xây dựng quy hoạch phát triển vùng sản xuất gắn liền với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ. Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với quy mô hợp lý; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.4. Đầu tư ứng dụng khoa học kĩ thuật cho nông nghiệp.
Tiến bộ khoa học công nghệ là động lực cơ bản, là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp vá xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Do vậy đầu tư cho khoa học công nghệ bao gồm những nội dung sau:
- Chú trọng đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch bao gồm chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp.
Tăng cường hơn nữa về đầu tư cho thuỷ lợi và hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng và phát huy tiềm lực khoa học công nghệ, tăng vốn đầu tư cho hoạt động công nghệ phục vụ sx nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học.
Tập chung xây dựng một số trung tâm nghiên cứu có tầm cỡ quốc gia, quốc tế đủ khả năng giải quyết các do thực tiễn nông nghiệp đặt ra,
Tổ chức đào tạo thêm và đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học và có chính sách sử dụng và đãi ngộ cán bộ khoa học trong nông nghiệp để họ có thẻ yên tâm công tác, phát huy tính sáng tạo trong thực tiến.
Chương II: Thực trạnh đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam
I. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp (2000 - 2003)
1. Đầu tư trong nước
Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp trong 4 năm qua đã có sự thay đổi đáng kể, có sự gia tăng qua các năm. Không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng có sự thay đổi, nhất là sự gia tăng của đầu tư của khu vực tư nhân.
Bảng 1; Vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển kinh tế nông nghiệp
( theo giá thực tế) Tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
tổng
20933,7
16441,8
17448,1
19800
Nông, lâm nghiệp
17218,2
13628,6
14528,7
16500
Thuỷ sản
3715,5
2513,2
2919,4
3300
( theo giá so sánh năm 1994)
2000
2001
2002
2003
tổng
15936
12256,2
12975,6
14285,7
Nông, lâm nghiệp
13107,6
10348,0
10804,5
11913,1
Thuỷ sản
2828,4
1908,2
2171,1
2382,6
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Qua bảng số liệu cho thấy trong những năm gần đây lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp liên tục tăng từ năm 2001-2003, tuy chưa bằng năm 2000, nhưng đã có sự chuyển biến tích cực sau khi giảm mạnh năm 2001. Cụ thể năm 2002 tăng 5,7% so với năm 2001, năm 2003 tăng 10,25% so với năm 2002 (tính trên mức giá so sánh năm 1994).
Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tăng lên đáng kể và có nhiều hình thức đầu tư, vốn đầu tư tập trung hơn.
Bảng2;Vốn đầu tư của nhà nước cho phát triển nông nghiệp (theo giá thực tế) Tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
tổng
10952,9
9208
9431,4
10920
Nông, lâm nghiệp
9227,3
8253
8503,9
9850
Thuỷ sản
1725,6
955
927,5
1070
(theo giá so sánh năm 1994)
2000
2001
2002
2003
tổng
8337,8
6991,6
7013,8
7894,2
Nông, lâm nghiệp
7024,2
6266,5
6324
7111,7
Thuỷ sản
1313,6
725,1
689,8
772,5
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Sau giảm mạnh vào năm 2001, vốn đầu tư của ngân sách nhà nước đã tăng dần qua các năm, năm 2003 tăng trên 10%.Điều đó cho thấy nhà nước đã có sự điều chỉnh trong đầu tư cho nông nghiệp. Đầu tư từ ngân sách nông nghiệp cho thuỷ sản giảm xuống nhưng thực tế tổng đầu tư cho thuỷ sản của toàn xã hội lại tăng mạnh. Do nhà nước đã có chủ chương đầu tư đúng đắn thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư . Vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành nông nghiệp tạo co sở thu hút các thành phần khác tham gia đầu tư vao nông nghiệp.
Bảng 3: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước cho nông, lâm, ngư nghiệp( tỷ đồng) .
1990
1995
1997
2002
Tổng số
409,2
2758,6
3044,0
4661,8
1) Nông nghiệp
409,2
2216,6
2384,4
4090,9
Trồng trọt
92,2
228,5
429,3
1399,4
Khai khoáng vùng kinh tế mới
29,5
82,7
80,7
83,5
Nông trường quốc doanh
55,6
131
205,1
1069,1
Cao su
20,8
7,9
11,8
47,2
Chè
0,9
4,1
3,5
19,5
Cà phê
2,6
14,3
17,9
45,5
Trạm, trại phục vụ trồng trọt
7,3
14,8
143,6
246,8
Chăn nuôi
16,9
50,5
213,4
42,4
Trạm đổi máy kéo
-
-
3,9
-
Thuỷ lợi
299,8
137,5
1737,7
2649,1
Trong đó thuỷ nông
244,4
-
-
-
2)Lâm nghiệp
-
433,7
498
370,9
3)Thuỷ sản
-
107,9
1661,6
200,0
Nguồn: tổng cục thống kê. Qua bảng số liệu cho thấy vốn đâu tư xây dựng cơ bản của nhà nước tăng dần qua các năm, năm 2002 là 4661,6 tỷ đồng tăng 11,4 lần so với năm 1990; đâu tư chủ yếu là vào ngành nông nghiệp năm 2002 chiếm 87,75% vốn xây dựng cơ bản của nhà nước
Trồng trọt: Vốn đâu tư xây dựng cơ bản cho ngành trồng trọt năm 2002 là 1399,4 tỷ đồng, chiếm 30,2% tổng vốn đâu tư của nhà nước vào nông, lâm, ngư nghiệp, trong đó chủ yếu vào các nông trường quốc doanh.
Chăn nuôi : vốn đâu tư xây dựng cơ bản cho ngành chăn nuôi năm 2002 là 42,4 tỷ đồng chỉ chiếm 0,95% tổng vốn đâu tư xây dựng cơ bản của nhà nước cho toàn bộ ngành nông nghiệp, trong đó đâu tư vào phục vụ chăn nuôi là chủ yếu là 32,8 tỷ đồng chiếm 77,35%.
Thuỷ lợi: Công trình thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng. Vốn đâu tư chủ yếu được dành cho xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi; năm 2000 khoảng 4000 tỷ đồng và năm 2002 khoảng 3800 tỷ đồng; chiếm lần lượt là 14,45 và 13,24% tổng vốn đâu tư của xã hội cho ngành nông nghiệp.
Lâm nghiệp: Vốn đâu tư của nhà nước có xu hướng giảm trong những năm gần đây, vốn đâu tư cho lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào việc xây lắp khoảng 316 tỷ đồng chiếm 85,2% tổng vốn đâu tư của ngành trong năm 2002.
Thuỷ sản: Công trình đánh bắt hải sản xa bờ được triển khai có 255 dự án được duyệt, đóng mới 251 tàu, nhiều dự án được giải ngân. Đầu tư của nhà nước cho thuỷ sản chủ yếu vào cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chế biến thuỷ sản và nghiên cứu, nhầm tạo cơ sở hạ tầng cho ngành thuỷ sản từ dố thu hút đâu tư của các thành phần khác của nền kinh tế tham gia vao đâu tư cho ngành thuỷ sản.
Đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp cũng có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là đầu tư của người nông dân thông qua các chính sách hỗ trợ cúa nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Với sự thay đổi trong cơ chế chính sách đã tạo động lực thu hut đầu tư vào nông nghiệp nhât là của tư nhân mà từ trước đến nay vẫn còn rất thấp. Năm 2001 tổng vốn đâu tư của trang trại là 8.294.723 triệu đồng, bình quân một trang trại la 136,5 triệu đồng; trong đó vốn của chủ trang trại la 7.020.950 triệu đồng còn lai là vốn vay ngân hàng.
2. Đầu tư nước ngoài.
Trong quá trình công nghiêp hoá, hiện đại hoá nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn, ngoài việc phát huy nội lực cần tận dụng nguồn lực từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế, ngành nông nghiệp cần phải chú trọng đến nó.
Vốn đầu tư nước ngoài rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, để thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cần có những chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư FDI .
Bảng 4; vốn đầu tư FDI cho nông nghiệp (1988-2003)
số dự án
tổng vốn đăng kí
(triệu USD)
Vốn pháp định
(triệu USD)
Nông , lâm nghiệp
467
2419,9
1093,5
Thuỷ sản
136
416,1
219,2
tổng
603
2836
1312,7
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Bảng 5; vốn đầu tư FDI cho nông nghiệp 2000-2003
số dự án
tổng vốn đăng kí
(triệu USD)
Vốn pháp định
(triệu USD)
Năm 2000
Nông,lâm nghiệp
35
50,9
23,1
Thuỷ sản
4
8
5,4
Năm 2001
Nông,lâm nghiệp
15
20,6
9,7
Thuỷ sản
8
9,8
5,1
Năm 2002
Nông,lâm nghiệp
18
32,8
23,2
Thuỷ sản
11
16,7
8,7
Năm 2003
Nông,lâm nghiệp
15
22,2
13,7
Thuỷ sản
14
25,1
10,1
Nguồn: Niên giám thống kê
Đầu tư FDI trong nhưng năm gần đây tăng cả về dự án lẫn vốn đầu tư .Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào trồng và chế biến cao su, cà phê, chề, mía đường, mì chính, chăn nuôi gia súc gia cẩm theo phương pháp công nghiệp
II.Đánh giá hoạt động đầu tư .
1. Kết quả đạt được
Mặc dù thời tiết không thuận lợi trong nhưng năm gần đây nhưng sản xuất nông nghiệp vấn tăng khá.
1.1.Kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp,thuỷ sản.
Sản xuất lương thực phát triển toàn diện theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản lượng phù hợp với yêu cầu thị trường.
Bảng 6: Kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp,thuỷ sản.
Đơn vị tính
2000
2001
2002
2003
1.Sản lượng cây trồng
nghìn tấn
-Lương thực có hạt
“
34535,4
34270,1
36691,2
37454,6
Trong đó:+ lúa
“
32529,5
32108,4
34447,2
34518,6
* Đông xuân
“
15571,2
15474,4
16719,6
16822,9
* Hè thu
“
8625
8328,4
9188,7
9390
* Mùa
“
8333,3
8305,6
8538,9
8305,7
+ Ngô
“
2005,9
2161,7
2511,2
2933,7
-khoai lang
“
1611,3
1653,5
1703,7
1592,1
-Sắn
“
1986,3
3509,2
4438
5228,5
-Bông
“
18,8
33,6
40
35,2
-Đay
“
11,3
14,6
20,4
12,5
-Cói
“
61,4
64,5
88
95,3
-Mía
“
15044,3
14656,9
17120
16524,9
-Lạc
“
355,3
363,1
400,4
400
-Đậu tương
“
149,3
173,7
205,6
225,3
-Thuốc lá
“
27,7
32
33,2
32,5
-Chè (búp khô)
“
69,9
75,7
94,2
94,5
-Cà phê (nhân)
“
802,5
840,6
699,5
771,2
-Cao su(mủ khô)
“
290,8
312,6
298,2
313,9
-Hồ tiêu
“
39,2
44,4
46,8
70,1
2. Số lượng chăn nuôi
-Trâu
nghìn con
2879,2
2807,9
2814,4
2834,9
-Bò
“
4127,9
3899,7
4062,9
4397,3
-Lợn
“
20193,8
21800,1
23169,5
24879,1
-Gia cầm
triệu con
196,1
218,1
233,3
254,3
3.lâm nghiệp
-Diện tích rừng trồng tập trung
nghìn ha
196,5
190,8
190
192
-sản lượng gỗ khai thác
nghìn m3
2375,6
2397,2
2504,0
2500
-Diện tích rừng bị cháy
ha
1015,9
1527,4
12333,5
4925
-Diện tích rừng bị chặt phá
ha
3342,6
2819,7
5066
2403
4.thuỷ sản
-sản lượng thuỷ sản
nghìn tấn
2250,5
2434,7
2647,7
2794,6
+ Khai thác
“
1660,9
1724,8
1802,6
1828,5
+ nuôi trồng
“
589,6
709,9
844,8
966,1
-Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
nghìn ha
64109
755,2
819,8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tổng sản lượng thực có hạt từ năm 2000 -2003 là 34,54triệu tấn; 34,7 triệu tấn; 36,96triệu tấn ; 37,5triệu tấn tăng qua các năm; năm 2002 tăng 7,85%; năm 2003 tăng 1,5%. Cơ cấu sản xuất lương thực đã chuyển dịch theo hướng tích cực: vừa đa dạng hoá, vưa tăng chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản xuất lúa tiếp tục phát triển theo hướng hàng hoá; giảm dần diện tích, tăng năng suất và chất lượng. Sản xuất ngô có bước phát triển đột biến: diện tích đạt 894 nghìn ha, tăng 9,6%, năng suất đạt 31,9 tạ/ha tăng 3,5% và sản lượng đạt 2848,,,,6 nghìn tấn, tăng 13,4% so với năm 2002 là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Sản xuất rau, đậu, cây công nghiệp ngắn ngày đều tăng trưởng khá, trong đó tăng nhanh nhất là bông, đỗ tương, rau các loại.... sản lượng hầu hết cây ăn trái đều tăng mạnh, do nhiều hộ nông dân dã chuyển đất lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển tốt và tăng trưởng nhanh, đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, vừa đa dạng hoá vật nuôi, vừa tăng chất lượng sản phẩm. Đưa đàn bò năm 2003 lên 4,4 triệu con; tăng 8,2% trong đó đàn bò sữa đạt gần 56 nghìn con; đàn lợn gần 25 triệu con; gia cầm khoảng 254 triệu con tăng đều qua các năm.
Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, người dân đã có sự chuyển đổi từ khai thac sang nuôi trồng, không chỉ phụ thuộc vào khai thác nhu trước kia, phát triển toàn diên cả nuôi trồng và đánh bắt. Sản lượng thuỷ sản năm 2001 đạt 2,43 triệu tấn, tăng 8,2% ; năm 2002 đạt 2,65 triệu tấn , tăng 8,7%. Tỷ trọng sản phẩm chất lương cao tăng nhanh nhất là tôm. Sản xuất tăng khá nên xuất khẩu thuỷ sản đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Năm 2001 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 25%; năm 2002 đạt 2tỷ USD, tăng 11,1%; năm 2003 đạt 2,22 tỷ USD, tăng trên 10%.
Về chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, trong 6 năm 1997 - 2003 cả nước tăng thêm một nghìn tàu đánh cá công suất 90CV, nâng tổng số tàu đánh cá xa bờ lên 5000 chiếc. Công suất hiện có đã tăng 265 nghìn CV so với năm 1997, tạo điều kiện thuận và an toàn cho ngư dân mở rộng phạm vi hoạt động ở các vùng biển xa, tìm luồng cá mới, từ đó tăng năng suất và sản lượng hải sản đánh bắt.Chương trình đánh bắt cá xa bờ 6 năm qua còn góp phần giải quyết được một số vấn đề xã hội vùng ven biển, trong đó rõ nhất là xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm mới, giảm tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh trật tự....
Đây là bước đột phá quan trọng mỏ ra hướng đi mới trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,cơ cấu lao động trong toàn bộ ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, toàn diên đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Bảng 7; Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông,lâm nghiệp -thuỷ sản (%)
Năm
Toàn
khu vực
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thuỷ sản
tổng số
Trong đó
Tổng số
Chia ra
Trồng trọt
chăn nuôi
Khai thác
Nuôi trồng
2000
7,3
5,4
5,3
6,4
4,9
19,3
9,9
40,4
2001
4,7
2,6
2,3
4,2
1,9
16,4
2,0
41,9
2002
6,5
6,2
5,5
9,9
1,6
8,8
2,3
17,1
2003
4,9
4,1
3,2
8,2
1,1
9,5
2,1
17,6
Nguồn: bộ nông nghiệp
1.2.Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cũng có sự thay đôi theo hướng ngày càng phù hợp hơn. Tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng lên, điều này cho thấy tiềm năng thuỷ sản của nước ta còn chưa được khai thác hết, tiềm năng còn rất lơn cần được phát huy. Thuỷ sản là ngành có giá trị sản xuất cao, năng suất cao phục vụ nhu cầu không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Cơ cấu sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng ngày càng tiến bộ phù hợp với nhu cầu thị trường, tỷ trọng chăn nuôi tăng, giảm tỷ trọng trông trọt, trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Bảng8; Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (Tỷ đồng)
2000
2001
2002
2003
Trồng trọt
101043,7
101403,1
11171,8
115887,9
78,2%
77,9%
76,7%
75,4%
Chăn nuôi
24960,2
25501,4
30574,8
34431,3
19,3%
19,6%
21,1%
22,4%
Dịch vụ
3136,6
3273,1
3274,7
3450,4
2,5%
2,5%
2,2%
2,2%
Tổng
129140,5
130177,6
145021,3
3450,4
Nguồn: niên giám thống kê
Tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 19,35 năm 2000 lên 22,4% năm 2003; trong khi đó tỷ trọng trồng trọt giảm từ 78,2% năm 2000 xuống còn 75,4% năm 2003. Đây là thời kì có tốc độ chuyển dịch cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi cao nhất từ trước tới nay.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cúng có sự thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu thị trường, phát triển các loại cây có lợi thế so sánh, xây dựng các vùng sản xuất tập trung, sử dụng các giống cây con có năng suất chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, hạ giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm . Một số sản phẩm nông nghiệp đã được nhiều người tiêu dùng chấp nhận không chỉ ở trong nước mà còn ở thị trường quộc tế.
1.3 Đã có sự chuyển dịch từ chất sang lượng.
Đây quả là điều đáng mừng, một nét nổi bật trong bức tranh nông nghiệp Việt Nam, thể hiện trong cả trồng trọt và chăn nuôi.
Trong sản xuất lúa, nhiều vùng địa phương đã thực hiện chủ trương mở rộng diện tích lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu gao, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2003 vụ đông xuân, vùng này đã gieo sạ 120 nghìn ha lúa chất lượng cao nhu; IR 64; OM 90; OM.chính sách 200; OM.270; VN.95-20......
Chất lượng và độ sạch của sản phẩm hoa, rau, quả tươi có tiến bộ, rõ nhất là dưa hấu, nho, bưởi, cam, quýt, xoài, vải trong đó một số đã được xuất khẩu với số lựơng lớn và cạnh tranh được trên thị trường trong nước. Một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã được mở rộng nhu trồng hoa, nhà vườn, trồng rau sạch....
Phong trào nuôii lợn thịt hướng nạc tiếp tục phát triển và đạt kết quả khá. Sản lượng sưa bò cả năm 2003 đạt 127 nghìn tấn, tăng 61% so với năm trước. Một số gia cầm mới được đưa vào sản xuất nhu cưu, đà điểu....góp phân đa dạng hoá nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo ra những sản phẩm chất lượng cao khô những phục vụ trong nước còn hướng tới xuất khẩu, nhằm thực hiện các mục tiêu của đất nước trong quá trình công nghiệ hoá hiện đại hoá.
1.4. Thực hiên các chính sách của nhà nước.
Với việc đầu tư vào nông nghiệp đã giúp thực hiện các chính sách của nhà nước. Thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nước, nhất là trong khi số hộ nghèo chủ yếu sống ở nông thôn và nghề chính của họ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất chất lượng thấp, chủ yếu vấn còn tình trạng sản xuất tự cấp tự túc chưa theo phương thức sản xuất hàng hoá cho thị trường. Đầu tư của nhà nước sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất chất lượng, hình thành các vùng sản xuất tâp trung, gắn sản xuất nông nghiệp với đầu ra của sản phẩm vấn đề nan giải hiện nay cần phải giải quyết.
Chuyển dần lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác. Đầu tư giúp tăng năng suất lao động thông qua việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, giảm bớt lao động chân tay, ưng dụng máy móc vào sản xuất giup giảm lao động trong nông nghiệp, tăng diện tích đất nông nghiệp trên đầu người tăng lên. Chuyển dần lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác trong quá trinh công nghiêp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Tạo công ăn việc làm tăng thu nhập của người dân; đầu tư theo các chương trình dự án, giúp tạo công ăn việc làm cho người dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa, đồng bào it người. Đồng thời tăng thu nhập cho người dân, giúp ổn định đời sống và tạo cơ hội cho người dân tiếp cập được nhưng thành tựu ưng dụng trong sản xuất.
Bảng 8; Lao động trong nông nghiệp (nghìn người)
2000
2001
2002
Nông, lâm nghiệp
24325,5
24519,8
24715,7
Thuỷ sản
719,4
785,1
856,8
Tổng
25044,9
25304,9
25572,5
Nguồn:Thống kê kinh tế Việt năm 2003
2. Tồn tại và nguyên nhân.
Bên cạnh những kết quả đạt và thành tựu đạt được, vấn đề đầu tư cho nông nghiệp cũng còn nhiều khuyết, nhược điểm cần nhận dạng và đánh già đúng mức .
Vốn đầu tư cho nông nghiệp còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Điều này thể hiện rõ ở tát cả các nguồn vốn.
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Trong những năm đổi mới, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách có tăng so với trước về số lượng, nhưng giảm về tỷ trọng mức độ tăng còn hạn chế chua đều.
Do thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ bản nên hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhất là các công trình thuỷ nông xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa với chất lượng cao, chi phi thấp. Lũ lụt , hạn hán hàng năm đã bộc lộ sự xuống cấp của hệ thống thuỷ lợi , thuỷ nông nươc ta,kể cả vùng trọng điểm sản xuất nông sản hàng hoá. Kết cấu hạ tầng nông thôn yếu kémnhưng thiếu vốn đầu tư nâng cấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm. Cũng do thiếu vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ, nên các chương trình khuyến nông , khuyến lâm, khuyến ngư được thực hiện, nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ chậm được áp dụng vào sản xuất, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giưoí còn thấp, cơ cấu sản xuất chậm đỏi mới.
Vốn nhà nước thiếu, trong khi đó vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình nông thôn tuy có nhiều hơn trước nhưng vấn còn rất hạn chế vì nói chung nông dân còn nghèo, thu nhập và tích luỹ thấp. Theo kết quả điều tra của tổng cục thống kê năm 2001, bình quân một hộ nông dân tích luỹ 1 năm 3,1 triệu đồng. Với mức tích luỹ đó, khả năng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn là rất hạn chế. Tình hình tương tự diễn ra đối với các doanh nghiệp và các chủ trang trại. Thu nhập bình quân của một trang trại một năm chỉ có 31,4 triệu đồng, mức tích luỹ khoảng 20 triệu đồng , nên mức đầu tư phát triển còn thấp hơn.
Trong khi nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế, thu hút nguồn vốn từ bên ngoảitong lĩnh vực nông nghiệp lại càng khó khăn hơn, từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1998 đến năm 2002 cả nước mới có 455 dự án với số vốn đăng ký là 2,3 tỷ USD đầu tư vào nông nghiệp , chiếm 6% vốn FDI hoạt động ở nước ta. Các dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp vừa ít về số lượng, vừa nhỏ về quy mô và điều quân trọng là hoạt động kém hiệu quả . Đã có 37 dự án đã giải thể với số vốn 146 triệu USD. Những dự án còn hoạt động cũng đã bộc lộ nhiều mặt yếu kém và có nguy cơ thua lỗ.Nguyên nhân có nhiều , sông chủ yếu là do : cơ sở hạ tầng thấp kém, quy hoạch không rõ ràng không ổn định: thủ tục cấp phép rườm rà nhất là thủ tục thuê đất, vốn quay vồng còn chậm, cán bộn kém năng lực , tính cục bộ, địa phương còn nặg nề. Vốn đối ứng của Việt Nam chủ yếu là quyền sử dụng đất, nhưng giá trị đất nông nghiệp ở vùng có dự án thấp, thiếu cơ sở chế biến nông sản có trình độ kỹ thuật cao.
Cơ cấu đầu tư chua hợp lý: Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp đã thấp so với yêu cầu, thí cơ cấu đầu tư lại chậm đổi mới theo hướng sản xuất hàng hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . Trong khi tập trung 80% - 84%vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn thì chỉ có 9 - 10% chi cho lâm nghiệp và còn lại là thuỷ sản là chưa hợp lý. Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu và lao động nông thôn là giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản , xoá bỏ tính thuần nông và độc canh lúa nước. Thực tế cơ cấu đầu tư lại chua phù hợp với yêu cầu đó, chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng rừng và biển của nước ta. Điều bất hợp lý nhất là vốn ngân sách đầu tư cho lâm nghiệp giamt từ 10,1% thời kỳ 1996 - 2000 xuống còn 9,2 % năm 2001 đã làm cho cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành này vốn yếu kém càng bất cập với yêu câù phát triển và cải tạo rừng theo hướng bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường đất nước, điều hoà không khí và phòng hộ. Cơ cấu đầu tư trong nội bộ ngành lâm nghiệp cũng chưa phủ hợp với yêu cầu tái sản xuất.Suất đầu tư cho các hoạt động lâm sinh quá thấp, chưa tạo được động lực tinh thần cho các hộ nhận khoán rừng và đất rừng để khoanh nuôi ,bao vệ và trồng rừng . Chủ trương chuyển lao động từ nông nghiệp sang lâm nghiệp trên thực tế đã không đạt được do sức hấp dẫn của ngành này con thấp, kể cả đối với đồng bào vùng dân tộc, những người sống vì rừng cũng không thiết tha với nghề rừng. Số hộ sống vào nghề rừng, muốn làm giàu từ nghề rừng quá ít so với yêu cầu và khả năng. Số trang trại lâm nghiệp cũng rất hạn chế, kể cả ở miền núi.
Quy luật đầu tư ít, tăng trưởng thấp đã và đang chứng minh trong ngành lâm nghiệp nước ta những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng liên tục giảm sút trong những năm gần đây.
Sự bất hợp lý trong cơ cấu đầu tư còn thể hiện rõ nét trong các mặt khác: Tỷ lệ đầu tư cho khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn thấp nên chưa khơi dậy tiềm năngchất xám của các nhà khoa học, nhà quản lý và các hộ trong sản xuất hàng hoá. Đầu tư cho nghiên cứu lai tạo và phổ cập giống cây, cồn có chất lượng cao, chi phí thấp để tăng sức cạnh tranh của nông sản nước tảtên hị trường trong nước và quốc tế có ý nghĩa quyết đối với tăng trưởng bền vững, nhưng chưa quan tâm đúng mức.
Vốn đầu tư cho các mục tiêu quan trọng khác phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thônchưa được đạt ra và giải quyết thoả đáng.
Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nứơc về thu hút đầu tư cho nông nghiệp còn nhiều bất cập.
Phát triển kinh tế trang trại là chủ trương đúng đắn của nhà nước trong quá trình công nghiêp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Nhà nước có hàng loạt chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển mô hình này ở những vùng có nhiều quỹ đất nông, lâm nghiệp và mặt nước chưa sử dụng để sản xuất nông sản, lâm sản và thuỷ sản hàng hoá. Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước và các bộ, ngành liên quan đã có thông tư hưỡng dẫn các đơn vị cơ sở và chính quyền địa phương phối hợp để giải quyết nhanh , gọn các thủ tục đầu tư, cho vay, hỗ trợ vốn cho các chủ trang trai. Thế nhưng chủ trương và thông tư vẫn dừng lại ở các cơ quan công quyền nhiều hơn là đi vào cuộc sống.
Trong lĩnh vực tài chính, việc ban hành thông tư hưỡng dẫn tính thuế thu nhập đối với các chủ trang trại có thu nhập cao không những thiếu tính khả thi mà còn gây tâm lý bất ổn đối với hầu hết các chủ trang trại. Hậu quả là nhiều chủ trang trại không dám đầu tưđể mở rộng quy mô sản xuất . Những hộ nông dân có khả năng vốn, đất đai, lao động cũng không muốn mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình trang trai.
Do vậy, đến nay sức hấp dẫn của các doanh nghiêp, các hộ nông dân đầu tư vốn phát triển trang trại còn ít và không đều. Thiếu vốn vẫn là khó khăn lớn của các trang trại thuộc mọi nghành, mọi địa phương nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn của nhà nước thông qua hệ thống tài chính và ngân hàng.
Bên cạnh nguồn vốn trong nước,nông nghiệp , nông thôn nước ta còn được hỗ trợ
Chương III: Định hướng và một số giải pháp về đầu tư nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp.
I. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp.
1. Định hướng
Đẩy nhanh công nghiêp hoá, hiện đại hoá theo hướng hình thànhnền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng: chuyển dịch cơ cấu ngành , nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên tị trường thế giới.
Chú trọng điện khí hoá , cơ giới hoá ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước.
Tăng đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường.
Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với chất lượng. Đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hoá và ngô làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng đièu kiện thuận lợi của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo. Có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực.
Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu, dừa, dâu tằm, bông , mía, lạc, thuốc lá ...,hình thành các vùng rau, quả có giá trị cao gắn với cơ sở bảo quản, chế biến.
Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.
Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế múi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vứng môi trương. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ, nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển và sông, nước bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản .
Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng đọ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn dịnh và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng. Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và có chính sách hõ trợ đẻ định canh, định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Ngăn chặn đốt rừng, phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu cho công nghiêp bột giấy, công nghiêp chế biến gỗ và hàng hoá mỹ nghệ xuất khẩu; nâng cao giá trị sản phẩm rừng.
Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trongnn, nhất là công nghệ sinh học kết hơp với công nghệ thông tin. Chú trọng tạo và sử dụng giống cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đẩy nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và chế biến rau quả, thực phẩm. Hạn chế sử dụng hoá chât độc hảitong nông nghiệp. Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của cán bộ khuến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
Tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát lũ, đảm bảo tưới, tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp ( kể cả cây công nghiêp, nuôi, trồng thuỷ sản ) và đời sống nông dân. Đối với những khu vực thường bị báo, lũ cùng với các giải pháp hạn chế các tai hại thiên tai, phải điều trỉnh quy hoạch sản xuất và dân cu thích nghi với điều kiện thiên nhiên. Nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năngchủ động phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại.
Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành, nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao độngnn , mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho nông dân.
Gía trị nông nghiệp ( kể cả thuỷ sản , lâm nghiệp ) tăng bình quân hàng năm 4% - 4,5%. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16% - 17%; tỷ trọng ngành chăn nuổi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên khoảng 25%. Thuỷ sản đạt sản lượng 3.0 - 3,5 triệu tấn ( trong đó khoảng 1/3 là sản phẩm nuôi, trồng). Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành chương trình trồng 5 triệu rừng. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 9 - 10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD.
2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 5 năm (2001-2005)
Tập trung chuyển đổi nhanh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng gắn chặt với thị trường trong và ngoài nước; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh năng suất cao và có khả năng xuất khẩu ổn định, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng vùng; phấn đấu đạt giá trị cao treưen một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Như vậy cũng sẽ phục vụ mục tiêu tăng trưởng xoá đới giảm nghèo trên địa bàn có khoảng 90% số hộ nghèo sinh sống.
Gía trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp dự kiến tăng bình quân 4,8 %. Đên năm 2005, ngành nông nghiệp ( bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp )chiếm khoảng 75 - 76% giá tri sản xuất toàn ngành; lâm nghiệp khoảng 5 - 6%; thuỷ sản khoảng 19 - 20%.
Cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệptrong cả nước như sau:Giá trị sản xuất nông nghiệp trong giá trị tổng sản lượng toàn ngành từ 80% hiện nay xuống còn khoảng 72 - 74% vào năm 2005; trong đó : giá trị sản xuất lương thực từ 40% xuống 32 - 33%; giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 4,2% lên 5,8 - 6%; giá trị sản xuất ngư nghiệp từ 15,1% lên 21 - 22%. Giá trị sản lượng trên đơn vị diện tích sản xuất tăng 1,25 lên đến 1,3 lần.
Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 dự kiến 34 triệu tấn, trong đó lúa ổn định 34 triệu tấn, ngô 3 triệu tấn; xuất khẩu gạo đạt bình quân 3,5 triệu tấn/năm để đảm bảo giữ vững an ninh lương thực.
Đối với cây công nghiệp; trồng mới 50 nghìn ha, sản lượng mủ khô đạt 440 nghìn tấn, năng suất đạt 13,5 tạ/ ha; đua diện tích chè năm 2005 lên khoảng 105 nghìn ha; diện tích điều từ 235 nghin ha lên 300 nghìn ha , năng suất từ 6,8 tạ/ha lên 9,8 tạ/ha, sản lượng quả đạt 240 nghìn tấn; hồ tiêu năm 2005 đưa năng suất lên 22 tạ/ha, sản lượng 55 nghìn tấn; diện tích trồng bông khoảng 60-80 nghìn ha,đưa giống bông mới vào sản xuất nhằm đạt sản lượng bông xơ 2,5-3,5 vạn tấn, bảo đảm 30% nhu cầu trong nước ...ngoài ra, cần phát triển các cây công nghiệp ngắn ngàykhác.
Về chăn nuôi, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng khoảng 6,5 - 7,5%, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 2,5 triệu tấn vào năm 2005; phát triển mạnh đàn bò sữa, đảm bảo cung cấp khoảng 205 nguyên liệu sữa cho các nhà máy chế biến.
Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện có kết quả dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Nâng độ che phủ rừng lên khoảng 38-39% vào năm 2005. Tiếp tục thực hiện việc giao đât giao rừng cho nhân dân trực tiếp quản lý, gắn bó người dân với rừng, làm cho họ có thể sống và làm giàu đươc từ rừng.
Phát triển khai thác hải sản xa bờ hợp lý và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý và điều chỉnh nghè cá ven bờ theo hướng bền vững.Chú trọng nuôi tôm xuất khẩu, đưa sản lượng tôm nuôi từ trên 100 nghìn tấn vào năm 200 lên 300 nghìn tấn vào năm 2005. Sản lượng thuỷ sản năm 2005 vào khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó khoảng 50% là từ nuôi trồng, xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 3,4 tỷ USD.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển của ngành , nhu cầu vốn đầu tư phát triển trong 5 năm (2001- 2005) khoảng 133,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư phát triển, tăng bình quân 9% hàng năm.
Tiếp tục tập trung đầu tư phát triển mạng lưới thuỷ lợi, đảm bảo cải tạo đât, thâm canh , tăng vụ và khai thác các vùng đất mới. Hoàn thành các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ. Xây dựng củng cố hệ thống đê biển và các công trình ngăn mặn, kiên cố hoá các tuyến đê thiết yếu.
Nhu cầu vốn đầu tư trong dai đoạn 2001 -2005
Bảng 9: Vốn đầu tư phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiện 2001-2005
Nghìn Tỷ đồng, giá năm 2000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
133,8
20,7
23,5
25
26,3
28,1
I.Vốn chương trình đầu tư công cộng
97,6
17,6
18,6
19,6
20,3
21,5
1.Phân theo nguồn vốn
- Vốn ngân sách nhà nước
56,6
10,9
11
11,4
11,5
11,8
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
15,4
2,9
3
3,1
3,2
3,2
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước
21
3
3,8
4,2
4,6
1,1
-Vốn duy tu, bảo dưỡng (NSNN)
4,6
0,8
0,8
0,9
1
2. Phân theo nhành kinh tế
Nông nghiệp
40,3
7,2
7,6
8,1
8,4
9
Lâm nghiệp
7,8
1,4
1,5
1,6
1,6
1,7
Thuỷ lợi
22
3,9
4,2
4,4
4,6
4,9
Thuỷ sản
17,5
3,1
3,3
3,5
3,7
3,9
Các chương trình khác có ý nghĩa liên ngành, giảm nghèo
10
2,0
2
2
2
2
II. Các nguồn vốn khác
36,2
3,1
4,9
5,4
6
6,6
II. Một số giải pháp chủ yếu để khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp.
1. Tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp.
Giải pháp này rất quan trọng vì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vừa lá yêu tố vật chất để tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nó còn tạo ra động lực tinh thần thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác trong nước và vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp.
Do vốn đầu tư cho cơ sở vật chất kĩ thuật nông nghiệp thường là rất lớn, không có khả năng thu hồi, do vậy không ai muốn đầu tư vào đó. Cần có vốn đầu tư của nhà nước để đầu tư vào cơ sở hạ tầng kĩ thuật nông nghiệp.
2. Đổi mới cơ cấu đầu tư.
Sự nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp đòi hỏi một lượng lớn vốn đầu tư lớn, mà vốn đầu tư lại có hạn cần phải có nội dung đầu tư phù họp. Do vậy cần có cơ cấu đầu tư hợp lý vào những sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, chi phí thấp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tận dụng những tiềm năng sắn có của từng vùng từng địa phương , hình thành các vùng chuyên canh lớn về sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chuyển đần sang các ngành có giá trị kinh tế cao, và có lợi thế, tăng tỷ trọng đâu tư cho lâm nghiệp và thuỷ sản. Còn trong sản xuât nông nghiệp tăng đâu tư cho chăn nuôi, vì đời sống ngày càng được nâng cao nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn. Cả trong cơ cấu vốn đâu tư cung phải thay đổi, đâu tư của nha nước chỉ nên tâp chung vào cơ sở hạ tàng để thu hút các thành phần khác tham gia vào đâu tư trong nông nghiệp .
3. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp đầu tư .
Giảm mạnh số lượng và tỷ trọng đầu tư theo chiều rộng, tăng nhánh số lượng và tỷ trọng vốn đầu tư chiều sâu để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa ngành. Cùng với đầu tư cho sản xuất nông sản hàng hoá, cần gắn với các công nghệ sau thu hoạch: vận chuyển, bảo quản, phơi sấy, chế biến, tiêu thu.
Giảm tỷ trọng đầu tư trực tiếp, tăng dần tỷ trọng đầu tư gián tiếp. Vốn ngân sách đầu tư trực tiếp chỉ tập trung vào các công trình trọng điểm và csssssơ sở hạ tầng, phần còn lại cần đầu tư gián tiếp qua tín dụng nông nghiệp và các ngân hàng thương mại khác.
4. Tăng cường đầu tư cho con người và đào tạo cán bộ nông nghiệp.
Đổi mới mạnh mẽ chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý, kĩ thuật và công nhân lành nghề để thu hút và tăng cường chât xám cho nông nghiệp; quan tâm nhiều hơn đầu tư cho dân chí ở nông thôn, điều này đặc biệt quan trọng bỏi nông dân là lao động chu yếu là nông nghiệp, phải làm cho họ thay đổi cách nhìn, suy nghĩ. Làm sao cho họ thấy được lợi ich của việc đầu tư sản xuất , xoá dần tập quán sản xuất tự cung tự cấp.
Đào tạo cán bộ kĩ thuật, vấn đề cân phải được quan tâm hàng đầu. Đào tạo phải gắn liền với sử dụng, trong thời gian qua thực tế đã cho thấy đa phần cán bộ kĩ thuật nông nghiệp được đào tạo ra đều làm văn phòng hoặc trai nghê đó là một láng phi lơn.Trong khi ở hầu hêt các địa phương đều thiếu cán bộ kĩ thuât, cần có những chính sách khuyến khích cán bộ về các địa phương làm việc.
5. Hoàn thiện và thực hiên thủ tục hành chính,chính sách đầu tư trong nông nghiệp.
Hoàn thiện thủ tục đầu tư; trong nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập nhất là trong thuê đất, nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư nhưng lai không thuê được đất , có một số trường hơp làm khó đễ cho các nhà đầu tư , nạn tham ô tham nhũng gây thất thoát vốn đầu tư của nhà nước.. ..
Chính phủ đề ra các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp phải gắn với thực tiẽn, đến được với người dân, tránh tình trạng nhà nước thì đề ra còn ở dưới thì không thực hiện hoặc có thực hiên nhưng lại rất chậm. Nhất là chính sách về tiêu thu sản phẩm điều mà nông dân quan tâm và là vấn đề bức xuc nhất hiên nay. Sản phẩm nông nghiệp phải gắn liền thị trường tiêu thụ hoặc cơ sở chế biến vì đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp không để được lâu. Ngoài ra cần phải có một số chính sách khác nhu ưu đãi vây vốn tín dụng của nhà nước phải đến được với người dân, đúng người .
6. Tăng cường đầu tư vào thuỷ lợi.
Việc đầu tư vào thuỷ lợi là hết sức cần thiết, đặc trưng của sản xuất nông nghiệp cần có nước. Hiện nay hệ thống kênh mương mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu nước cho sản xuất, tình trạng thiếu nước cho sản xuất là phổ biến nhất là ở miền trung, hạn hán hàng năm gây thiệt hại cho người nông dân hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài ra cần phải đầu tư cho hệ thống đê điều, nhất là những vung trọng yếu, hàng năm gây thiêt hại rất lớn cho đời sống của người dân.
Sản xuất nông nghiệp không thể không có nước, do vậy để sản xuát thì cần phải có nước, do vậy cần nhìn nhận đúng về vấn đề này, phải thực hiện đâu tư sao cho có hiệu quả nhât, tránh tình trạng gây lãng phí, xây dụng phải gấn liền với sản xuất. Trước mắt ưu tiên các vùng thường xuyên bị hạn hàn lũ lụt để người dân yên tâm sản xuất ở các vùng đó.
7. Đầu tư phát triển nông nghiệp phải gắn liền với đâu tư phát triển kinh tế nông thôn.
Đa phần người dân ở nông thôn làm nông nghiệp , nông thôn phát triẻn thì kinh tế nông nghiệp cũng phát triển và ngược lại. Do vậy cần quan tâm phát triển nông thôn đâu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn nhu điện đường trường trạm những cơ sở vật chất thiết yếu. Đồng thơi phải gắn với sự thay đổi về tư duy lối sống và cách làm của người dân trong sản xuất nông nghiệp, cho họ thấy được lợi ích của việc đâu tư và đâu tư nhu thế nào là có hiệu quả, xoá dần hình thức sẩn xuất tự cấp tự túc hiện nay, sản xuất phải gắn liền vơi thị trường.
Kết luận
Đầu tư nói chung và đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng là nền tảng của sự phát triển, nó tạo ra động lực cho sự phát triển cuẩ mỗi quốc gia, mỗi ngành kinh tế mà ngành nông nghiệp cũng không loại trừ. Phát triển kinh tế nông nghiệp không những chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiêp, lương thực thực phẩm,cung cấp cho nhu cầu đời sống của người dân, cũng nhu cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, thu công …Ngoài ra nó còn giúp giải quyết các vấn đề khác nhu tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo …. Góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện đáp ứng nhu cầu trong nước và hương xuất khẩu.Thông qua bài viết đã dây dựng được:
Khái quát hoá về những vấn đề cơ bản của nông nghiệp Viêt nam , cho biết vai trò và đặc điểm cuẩ nên nông hiện nay. Từ đó có cách nhìn đúng đắn hơn về vai trò của ngành nông nghiệp trong sự phát triển chung của cả nước.
Khái quát về vai trò của đầu tư đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, cho thấy sự cần thiết phải đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp.
Xác định phương hướng, mục tiêu cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm tới và đề ra những giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
Tài liệu tham khảo
1) Văn kiện đại hội đảng lần 9
2) Giáo trình kinh tế đầu tư
3)Giáo trình kinh tế nông nghiệp
4) Sách “Nông nghiệp Việt nam trên con đường công nghiêp hoá, hiện đại hoá”
5)Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn
6) Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003.
7) Sách chiến lược phát triển kinh tế Việt nam
8) Tạp chí nghiên cứu kinh tế
9)Tạp chí kinh tế phát triển
10) Thời báo kinh tế Việt nam năm 2002-2003
11) Trang Web bộ kế hoạch đầu tư, Bộ nông nghiệp
Mục lục
Lời mở đầu 1
NộI DUNG 3
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp 3
I. Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp 3
1.Vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp 3
1.1Vai trò 3
1.2 Đặc điểm của ngành nông nghiệp 4
2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 5
3. Nội dung đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp … 7
II. Đầu tư phát triển trong nông nghiệp 8
1. Vai trò của đầu tư trong ngành nông nghiệp 8
2.Đặc điểm đầu tư trong nông nghiệp 10
3. Nội dung đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp 12
3.1 Đầu tư vào thuỷ lợi. 13
3.2 Đầu tư xây dựng trang trại 14
3.3 Đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi. 14
3.4. Đầu tư ứng dụng khoa học kĩ thuật cho nông nghiệp. 15
Chương II: Thực trạnh đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp
Việt Nam 16
I. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp (2000 - 2003) 16
1. Đầu tư trong nước 16
2.Đầu tư nước ngoài 19
II.Đánh giá hoạt động đầu tư . 21
1. Kết quả đạt được 21
1.1.Kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp,thuỷ sản 21
1.2.Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp .24
1.3 Đã có sự chuyển dịch từ chất sang lượng 25
1.4. Thực hiên các chính sách của nhà nước. 26
2. Tồn tại và nguyên nhân. 27
Chương III: Định hướng và một số giải pháp về đầu tư nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp. 31
I. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp. 31
1. Định hướng 31
2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 5 năm (2001-2005) 33
II. Một số giải pháp chủ yếu để khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp .36
1. Tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp 36
2. Đổi mới cơ cấu đầu tư 36
3. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp đầu tư . 36
4. Tăng cường đầu tư cho con người và đào tạo cán bộ nông nghiệp 37
5. Hoàn thiện và thực hiên thủ tục hành chính,chính sách đầu tư
trong nông nghiệp. 37
6. Tăng cường đầu tư vào thuỷ lợi 38
7. Đầu tư phát triển nông nghiệp phải gắn liền với đâu tư phát triển kinh tế nông thôn. 38
KếT LUậN 39
tài liệu tham khảo 40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35651.doc