Đề án Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước: Thực trạng và giải pháp

Như ta đã thấy, đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư và các nguồn lực mang tính quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp muốn phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong nước cũng như nước ngoài thì phải không ngừng tiến hành đầu tư phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Đưa nền kinh tế đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường đinh hướng Xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý sửa đổi của cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn nữa.

doc53 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghệ đòi hỏi một lượng vốn lớn và độ rủi ro cao. Công nghệ được sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra. Các chương trình và dự án nghiên cứu và triển khai gắn chặt với chiến lược kịnh doanh giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ngắn hạn cũng như các mục tiêu dài hạn vềk inh tế cũng như các ảnh hưởng khác. Vì vậy, đầu tư vào khoa học công nghệ cần phải đầu tư một cách cẩn trọng. Hiện nay khả năng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn. Cùng với đà phát triển của kinh tế đất nước và doanh nghiệp, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động đầu tư này sẽ càng tăng, tương ứng với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp 4.2.3 Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường Thứ nhất là: đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp trước hết là nghiên cứu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể nói cạnh tranh là một đặc tính cơ bản nhất của thị trường của doanh nghiệp, sẽ không có thị trường nếu không có cạnh tranh, trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo mục tiêu của doanh nghiệp, người tiêu dùng là tối đa hoá lợi nhuận và sự tiện ích của chính mình, khả năng cạnh tranh là nguồn năng lượng thiết yếu để doanh nghiệp tiếp tục vững bước trên con đường hội nhập kinh tế. Thực tế cho thấy doanh nghiệp kinh doanh thành công thực hiện các kĩ năng cạnh tranh rất thuần thục, nó tạo thành phương pháp cạnh tranh đặc trưng doanh nghiệp Các kĩ năng này tập trung vào: Tạo lập và phát triển uy tín doanh nghiệp Coi trọng chiến lược mở rông thị trương Xây dựng và thực hiện đổi mới sản phẩm , mẫu mã Luôn tìm cách giảm chi phí sản xuất Sách lược tiêu thụ sản phẩm khôn khéo Thứ hai là: khi nghiên cứu thị trường trong đầu tư tài sản vô hình của doanh nghiệp ta cần phải nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng. Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu các cá nhân đưa ra quyết định thế nào đối với việc chi tiêu các nguồn tài nguyên có thẻ sử dụng của họ trong các hạng mục liên quan đến sự tiêu dùng. Qua việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất những thông tin quan trọng để họ lên kế hoạch sản xuất thiết kế cải tiến và từ đó xây dựng chiến lược Maketing lập ra những mảng thị trường mới cho một sản phẩm riêng hay một loại sản phẩm. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng được tiến hành bởi các tổ chức Maketing riêng biệt. Thấy được tầm quan trọng và cần thiết của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp đang đầu tư một cách thích đáng cho việc nghiên cứu. Việc nghiên cứu thành công giúp doanh nghiệp có chiến lược sản xuất kinh doanh đúng hướng, tiêu thụ nhanh sản phẩm quay vòng vốn nhanh thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 4.2.4 Đầu tư vào bí quyết công nghệ Ngoài máy móc thiệt bị thì bí quyết công nghệ là một phần quan trọng của công nghệ. Hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến việc mua sắm, đổi mới dây chuyền công nghệ mà không chú ý đến việc đầu tư cho bí quyết công nghệ. Trong khi đó bí quyêt công nghệ có vai trò rất quan trọng. Nó có chứa đựng trong tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất như tổ chức hợp lý hoá, điều hành sản xuất, hệ thống tài chính kế toán, khách hang, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đào tạo và thông tin, lập kế hoạch cải tiến công nghệ, sử lý môi trường… Các công nghệ hiện đại cao thì bí quyết công nghệ lại càng trở lên quan trọng bởi vì mỗi công nghệ đều có cách thức vận hành riêng và có bí quyết sao cho công nghệ hoạt động đạt hiệu quả nhất. Chính vì thế bí quyết công nghệ đóng vai trò quan trọng nó là nhân tố mà các doạnh nghiệp cần phải quan tâm và đầu tư hơn nữa. 4.2.5 Đầu tư vào hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại, củng cố uy tín, thương hiệu Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, hoạt động trong môi trường kinh tế chịu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô của môi trường đó, nhưng đồng thời hoạt động của các doanh nghiệp cũng tác động ngược trở lại môi trường. Quá trình trao đổi tác động đó ngày càng diễn ra thường xuyên, liên tục, với quy mô càng lớn. Chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Như vậy đầu tư vào hoạt động marketing, doanh nghiệp sẽ tăng cường được vị thế của mình, ngoài ra doanh nghiệp còn xác định được các bước đi tiếp theo trong kế hoạch chiến lược của mình. Hoạt động đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm: - Đầu tư cho hoạt động quảng cáo: Theo quan điểm của nhà quản lý, quảng cáo là phương sách có tính chất chiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, đầu tư cho quảng cáo là một sự đầu tư dài hạn. - Xúc tiến thương mại. Trong xu thế kinh tế toàn cầu hiện nay, quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp, các quốc gia ngày càng trở lên mật thiết. Để phát triển, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp để thúc đẩy hoạt động thương mại trên những thị trường rộng lớn hơn bằng các. - Xây dựng thương hiệu. Khi hoạt động các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng của chính doanh nghiệp mình. Mỗi doanh nghiệp phải chiếm được một thị phần nhât định trong tổng cung của toàn nền kinh tế về sản phẩm của mình. Để nâng cao thị phần đó, quảng bá hình ảnh của mình, nâng cao sự ảnh hưởng của doanh nghiệp mình cũng như mở rộng được thị trường tiêu thụ thì các doanh nghiệp phải xây dựng tốt nhất thương hiệu của doanh nghiệp mình. Vì thương hiệu chính là bước tiếp cận đầu tiên của thị trường, của người tiêu dung với doanh nghiệp Đầu tư cho các hoạt động marketing cần chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt là những năm gần đây giai đoạn 2000- 2005, Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ngày càng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội: Vai trò kinh tế: DNNN giúp khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường; đảm nhận các lĩnh vực sản xuất-kinh doanh có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đòi hỏi vốn đầu tư lớn vượt quá khả năng của tư nhân; tham gia vào những lĩnh vực khoa học-công nghệ mũi nhọn, có hệ số rủi ro cao; tham gia vào một số ngành có lợi thế cạnh tranh. Vai trò chính trị: Một là, DNNN nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng quốc gia. Hai là, DNNN tham gia chiếm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng (tuỳ theo từng thời kỳ phát triển kinh tế) để chủ động định hướng xã hội, làm đối trọng trong phát triển hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò xã hội: DNNN gánh vác chức năng và vai trò xã hội và khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác, những ngành ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị-xã hội mà tư nhân không muốn đầu tư, đảm bảo cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm nhận các ngành sản xuất hàng hoá công cộng thiết yếu. Có được những kết quả như vậy là do hiệu quả của hoạt đông đổi mới hệ thống DNNN đem lại. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng về sự đổi mới kéo theo hiệu quả của hoạt động đầu đầu tư trong hệ thống DNNN là rất cần thiết, góp phần đưa ra một cánh nhìn tồng quan về các DNNN Việt Nam hiên nay. I. Các vấn đề cơ bản về doanh nghiệp Nhà nước 1. Đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị thường. DNNN là các cơ sở kinh doanh do nhà nước sở hữư hoàn toàn hoặc một phần. Quyền sở hữu thuộc về nhà nước là dặc trưng cơ bản nhất, phân biệt DNNN với các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân. Đặc trưng này quy định sự kiểm soát của chính phủ bao gồm quyền chủ đạo và quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh. Do vậy, người quản lý DNNN không có quyền linh hoạt đối phó với những điều kiện thay đổi của thị trướng so vơi doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể: Bị chính phủ yêu cầu phải mua hàng hoá sản xuất trong nước, do vậy làm tăng chí phí đầu vào, do công viên chức trong nhà nước nhân số, luôn ổn định cố định nên khó có khả năng thay thế đầu vào về nguồn lao động của mình cho phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài. Mặt khác do quyền sở hữu thuộc về nhà nước, là tổ chức không rõ ràng của nhiệm vụ được giao cho các DNNN, trong khi các công ty của khu vực tư nhân lấy lợi nhuận làm mục đích bao trùm thì các DNNN phải hướng vào các mục tiêu khác. Có thể là các DNNN buộc phải thoả mãn yêu cầu tiêu dùng trong nước với giá ưu đãi, phải đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ nào đó ở bất kỳ đâu do nhà nước yêu cầu, cũng có thể bị yêu cầu chỉ được vay vốn từ một số định chế cho vay nào đó hoặc từ những nguồn cho vay trong nước nào đó. Do đó cũng có thể phải đầu tư phù hợp với kế hoạch quốc gia hoặc phải hy sinh lợi nhuận để thực hiện những mục tiêu xã hội. Bên cạnh đó, sự kiểm soát lỏng lẻo trong khu vực DNNN do sở hữu nhà nước (đôi lúc mang nghĩa vô chủ), vì thế mỗi công nhân, người lao động thường không có mối liên hệ lợi ích đối với DNNN, vì không thấy sự ảnh hưởng nhiều vì thế không có cá nhân nào thấy cần phải có sự giám sát, điều hành, quản lý. 2. Sự cần thiết của DNNN trong nền kinh tế thị trường Theo sự phân tích trên, DNNN gần như hoạt động kém hiệu quả so với hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, nó vẫn tồn tại và vận động, phát triển trong nền kinh tế. Ngoài lý do tạo cho chính phủ “một quả đấm mạnh” để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội to lớn trong những giai đoạn đặc biệt như cạnh tranh, khủng hoảng kinh tế…sự tồn tại và phát triển các DNNN chủ yếu còn do các mục tiêu phi thương mại của chính phủ nhằm điều tiết đời sống kinh tế xã hội. Đó là mục tiêu ngăn chặn ngăn chặn độc quyền của khu vực tư nhân trong một ngành công nghiệp nào đó có khả năng gây thiêt hại chung cho xã hội. Đó là mục tiêu phân phối lại thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm và cung cấp hàng hoá cho những thiệt hại kinh tế. Sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà sản phẩm của chúng được tiêu dùng mang tính xã hội không thương mại hoá như giao thông đường thuỷ, những công trình kiến trúc mang tính lịch sử, bảo vệ phong cảnh thiên nhiên…Những sản phẩm náy được coi là thuộc về cộng đồng, chính phủ phải chi phí đảm bảo giao thông đường thuỷ, bảo tồn các di tích lịch sử và phong canh thiên nhiên, khu vực tư nhân không thể cung cấp vì nó không có quyền sở hữu chúng, vì vậy DNNN phải đảm nhiệm. Chính phủ phải luôn có trách nhiệm trước những ngành thuộc kết cấu hạ tầng, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế trong đó có khu vực tư nhân, sản xuất những hàng hoá này đòi hỏi cũng lớn, vốn thu hồi chậm nên không hấp dân cư, các khu vực tư nhân. Chính vì phái đảm nhận việc cung cấp những loại hàng hoá này nên thu nhập tài chính của DNNN thường được đánh giá thấp hơn thu nhập thực tế, vì không tính đến những lợi ích bên ngoài doanh nghiệp. 3. Cơ chế kích thích các DNNN Về cơ chế kích thích để nâng cao hiệu quả của các DNNN: - Trong các doanh nghiệp tư nhân với mục tiêu ưư tiên là lợi nhuận dài hạn thì việc tìm ra được cơ chế kích thích không khó bằng trong DNNN. Lợi nhuận cao thường gắn với lợi ích, thành tích mà cán bộ quản lý, công nhân được hưởng. Bởi vậy do cạnh tranh khốc liệt và quyền lợi được hưởng trực tiêp do lợi nhuận đem lại khiến cho doanh nghiệp tư nhân coi đó là cơ chế kích thich trực thiếp và có hiệu quả. Song, đối với DNNN thì cơ chế kích thích đấy đôi khi không rõ ràng so với doanh nghiệp tư nhân. Bởi do, ngoài mục tiêu lợi nhuận thì những mục tiêu phi thương mại, mục tiêu xã hội. Mặt khác, cơ chể canh tranh giữa các DNNN không khốc liệt như giữa khu vực tư nhân. Do đó hạn chế tính sáng tạo trách nhiệm của các nhà quản lý, làm cho họ ỉ lại, thụ động, kém năng lực quản lý. Bên cạnh đó do quyền sở hữu trong doanh nghiệp nằm trong tay họ (họ chỉ nắm quyền quản lý mà thôi) cho nên việc làm giàu cho bản thân các nhà quản lý không hấp dẫn so với tham vọng chính trị của họ. Do đó cơ chế kích thích của DNNN còn hạn chế rất nhiều. 4. Chế độ trách nhiệm Chế độ trách nhiệm của DNNN ít nhất gồm ba khâu: Thứ nhất: Sự phân quyền và trách nhiệm giữa các ngành của chính phủ có thẩm quyền đối với DNNN (sự phân quyền). Thứ hai: Đó là hệ thống thông tin trong hệ thống tồn tại mỗi thành viên phải có trách nhiệm báo cáo một cách độc lập và thích hợp, chính xác. Hệ thống trách nhiệm bao gồm 3 loại thành phần: - Ban quản trị của DNNN- những người chuyên điều hành hoạt động của doanh nghiệp - là những người am hiểu những vấn đề và những yêu cầu của sự điều hành trong khu vực riêng của họ. - Là chính phủ - quyết định các mục tiêu dài hạn và mục tiêu phi thương mại. Thứ 3: là quốc hội-đại diện cho quyền lợi của công nhân quyết định tối hậu về ngân sách và chi ngân sách. Do vây, 3 hệ thống này hoạt động theo đúng quyền hạn, trách nhiệm của nó, tránh sự hoạt động quá quyền hạn và bộ phận của nó. Hoạt động do quyền hạn chồng chéo đẫn đến sự rối loạn trong điều hành. II. Tình hình các doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2001-2005 So với tất cả các giai đoạn trước đây, có thể khẳng định giai đoạn từ 2001-2005 là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi rõ nét nhất các DNNN và hoạt động của chúng. Trong giai đoạn này, DNNN đã được đổi mới theo các hướng chủ yếu sau: Giảm doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn Nhà nước 2. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước- con đường dài phía trước 2.1) Tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (CPH DNNN) Bảng 1: Số lượng các DNNN đã Cổ phần hoá Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng 254 212 140 198 481 830 724 Cộng dồn 370 582 722 920 1.401 2.231 2.955 Kế hoạch Số lượng 400 450 500 600 700 767 338 Cộng dồn 565 1.015 1.515 2.115 2.815 3.582 3.920 Thực hiện kế hoạch về số lượng 65,49 57,34 48,25 43,55 49,7 62,3 75,38 Nguồn: ThS Phạm Tuấn Anh: CPHDNNN giai đoạn 2001-2005,tạp chí Con số và Sự kiện số 1+2/2006 và các bài có liên quan 2.2) Mô hình công ty cổ phần nhà nước – “bình mới, rượu cũ” Cơ chế hoạt động của mô hình CTCPNN còn chưa thống nhất và bất cập. Một số DNNN sau khi CPH có tình trạng hiểu sai và làm sai mô hình CTCP, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động “y như trước”, mô hình tổ chức, tư duy, công nghệ, quản lý và triết lý kinh doanh dập theo bài bản của DNNN. Khi chuyển sang CTCPNN nhiều cán bộ vẫn còn dè dặt trong cung cách kinh doanh, nhiều cán bộ không đáp ứng được yêu cầu trong môi trường kinh doanh mới theo luật mới quy định. 3. Từ sắp xếp lại các Tổng công ty đến hình thành các tập đoàn kinh doanh 3.1. Sắp xếp lại các Tổng công ty – hai cách đánh giá trái ngược Đến nay đang tồn tại cả hai đánh giá rất khác biệt về mô hình TCTNN. Thứ nhất: các đánh giá khả quan. Nhiều tổng giám đốc các TCTNN - những người trực tiếp điều hành hoạt động của các TCTNN cho rằng TCTNN đã: Thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực, xương sống của nền kinh tế biểu hiện ở việc huy động năng lực sản xuất cao, cung cấp các sản phẩm trọng yếu để xuất khẩu và phục vụ nền kinh tế, không để xảy ra sốt hàng, sốt giá hoặc ứ đọng sản phẩm. Là đầu mối xuất khẩu chính, thu về nguồn ngoại tệ lớn góp phần cân đối ngoại tệ và duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Có nhiều biện pháp bảo toàn và phát triển vốn. Từng đơn vị đã có vốn để dầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. Hỗ trợ chi viện có hiệu quả doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Thứ hai: các đánh giá của những người bên ngoài TCTNN đều là đánh giá không mấy khả quan. Các kết quả đạt được còn khá khiêm tốn so với mục tiêu đề ra khi thành lập TCTNN. Không thực hiện được mục tiêu từng bước xoá bỏ chế độ bộ và cấp hành chính chủ quan và sự phân biệt doanh nghiệp trung ương và địa phương. Năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các TCTNN còn thấp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên ở không ít TCTNN còn rời rạc, chưa tạo lập được thực thể kinh tế thống nhất bằng cơ chế, tổ chức và điều hành. Một số tổng công ty chưa thực hiên tốt vai trò của mình trong bảo đảm cân đối kịp thời nhu cầu của một số mặt hàng thiết yếu trong sản xuất và đời sống; Chưa làm tốt chức năng thị trường, không đủ thực lực làm công cụ điều hành cũng như đầu tư hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thành viên. Các TCTNN được thành lập khá dàn trải, chưa tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt. Tiêu chí thành lập TCTNN không được tôn trọng. Ngành nào, lĩnh vực nào cũng cố thành lập cho được chí ít 1 tỏng công ty. Quy mô vốn nhỏ: Bình quân 3.900 tỷ/1 tổng công ty, 5/17 tổng công ty có mức vốn dưới 1.000 tỷ. 3.2. Hình thành mô hình các tập đoàn kinh doanh ở nước ta Đến cuối giai đoạn 2001-2005, Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chúng ta đã chuyển đổi 47 TCTNN độc lập có quy mô lớn sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh với kiểu tổ chức công ty mẹ - công ty con. Ví mô hình này còn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa có đánh giá cụ thể. 4. Giao, bán, khoán và cho thuê DNNN Đến tận năm 1999 Chính phủ mới ban hành nghị định về giao, bán, khoán, cho thuê DNNN số 103/199/CĐ-CP đến nay cũng chỉ có 359 DNNN được giao, bán, khoán và cho thuê. Những hạn chế trong những năm gần đây trong các doanh nghiệp Nhà nước: - Chất lượng của một số dự án quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, quy hoạch chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan. Các dự báo tác động của yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm… nên tính định hướng cho doanh nghiệp còn hạn chế. Tính cục bộ, xu hướng khép kín trong quy hoạch đã gây nên sự lãng phí các nguồn lực do sự phát triển chồng chéo dư thừa công suất… hoặc tạo ra độc quyền trong ngành, sử dụng quy hoạch để cản trở thành phần kinh tế khác tham gia. Quy hoạch thường xuyên chưa được cập nhập, bổ xung và điều chỉnh kịp thời, do đó có một số quy hoạch tỏ ra lạc hậu với tình hình thực tế, không đáp ứng nhu cầu, không đủ căn cứ để xây dựng kế hoạch. - Tình trạng đầu tư dàn trải chưa được khắc phục có hiêu quả. Trong những năm qua mặc dù đã có nhưng tiến bộ nêu trên nhưng tình trạng trong bố trí kế hoạch đầu tư bằng nguồn ngân sách các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ từ nhiều năm trước đây, gây lãng phí lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Một số bộ ngành địa phương vẫn chưa chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dưng, bố trí vốn cho một số công trình, dự án chưa đủ thủ tục về đầu tư. - Tình hình thất thoát lãng phí còn lớn dẫn đến hậu quả đầu tư chưa cao đang là vấn đề bức xúc. Qua các kết quả kiểm tra như trên ta thấy việc quản lý vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách, còn rất yếu kém, thiếu sót dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. - Hiệu quả sủ dụng vốn đầu tư chưa cao nhất là vốn ngân sách nhà nước. Cơ cấu đầu tư còn nhiều điểm chưa hợp lý - Việc giải ngân chậm, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục đã làm chậm đưa các công trình đi vào sử dụng. Mới chỉ chú ý đến đầu tư nhằm phát triển năng lực sản xuất mà chưa chú ý đến đầu ra sản xuất, công nghệ sử dụng, cơ sở hạ tầng…dẫn đến sản phẩm chất lượng còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao. - Sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn nhà nước kém hiệu quả, cơ chế quản lý không chặt chẽ dẫn đến tình trạng nợ nần, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. - Tình hình nợ khối lượng các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do chưa có vốn thanh toán diễn ra ở một số bộ, địa phương đang là vấn đề bức xúc. III. Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước 1. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước Vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển. Vì vậy việc sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một khâu quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt và thu hút các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển. Kinh tế Nhà nước mà nòng cốt là các DNNN đóng góp khoảng 39 % tổng sản phẩm trong nước. Đến nay, DNNN đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư nhà nước, 60% tổng lượng tín dụng ngân hàng trong nước, hơn 70% tổng vốn vay nước ngoài. Cơ cấu nguồn vốn phản ánh thành phần, tỷ trọng từng nguồn chiếm trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp tại một thời điểm. Vì vậy vai trò của giám đốc tài chính doanh nghiệp là xây dựng một cơ cấu nguồn vốn tối ưu sẽ đáp ứng được những mục tiêu quan trọng như: Tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, kết hợp hài hoà giưa các nguồn vốn và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp. Thực tế hiện nay khi đi sâu vào nghiên cứu xem xét công tác quản lí vốn của doanh nghiệp việc tạo lập vốn và sử dụng vốn trong các DNNN nhìn chung chưa hiệu quả còn nhiều bất hợp lí như cơ cấu nguồn vốn, vốn vay và vốn chiêm dụng chiếm tỷ lệ quá lớn vốn chủ sở hữu ảnh hương không nhiều đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Các chỉ tiêu sinh lời thấp. Tuy DNNN đóng góp nhiều trong GDP nhưng nó vẫn không tương xứng với vốn được đầu tư. Nguyên nhân là việc tạo lập, quản lí sử dụng vốn chưa hiệu quả. Chưa xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lí ,tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp, chưa khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp.Việc sử dụng vốn đầu tư dàn trải, bố trí vốn phân tán gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư… 2. Thực trạng đầu tư tài sản vốn vật chất Giai đoạn từ thập kỷ 80 trở lại đây đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đầu tư vào tài sản vốn vật chất. Theo đó, nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, tạo cơ chế huy động và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thực hiên chiến lược mở cửa, hội nhập kinh tế. Tuy nhiên thực tế là trong giai đoạn này, đầu tư của nhà nước vào khu vực kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ tỷ trọng cao và tăng lên khá nhiều so với các thành phần kinh tế khác, mặc dù xu hướng đóng góp của khu vực này cho GDP lại đang có xu hướng giảm đi, điều đó được thể hiên dưới bảng sau: Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế và tỷ trọng của từng khu vực trong GDP Cơ cấu đầu tư (%) Cơ cấu GDP (%) Năm 1995 2000 2003 1995 2000 2003 Khu vực nhà nước 42,0 57,5 56,5 40,2 38,5 38,3 Khu vực ngoài quốc doanh 27,6 23,8 26,7 53,5 48,2 47,8 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 30,4 18,7 16,8 6,3 11,4 14,0 Như vậy, nhìn chung để đóng góp vào GDP, khu vực kinh tế nhà nước ngày càng cần mức đầu tư cao hơn. Điều đó được lý giải bới nhiều nguyên nhân: Trước hết là trong cơ cấu đầu tư có sự mất cân đối thể hiện trong hai chương trình đầu tư quốc gia giai đoạn 1996-2000, 2001-2005. Thứ hai là tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng diễn ra khá phổ biến, gây ra thiệt hại to lớn cho nhà nước, bức xúc cho toàn xã hội. Năm 2002 2003 2004 2005 Số dự án được thanh tra 17 14 19 31 Tổng đầu tư 9385 8.193 16.65 17.3 Tổng mức vốn được thanh tra (tỷ đồng) 6.407 6.45 11.647 12.622 Thầt thoát và lãng phí (Tỷ đồng) 817 1.235 2.135 2070 tỷ lệ TTLP (%) 13,6 19,1 18,33 16,4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: Thứ nhất: do cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư còn chưa dầy đủ, thiếu sự đồng bộ. Thứ hai: chưa phân định rõ quyền lợi và trách nhiệm của từng người. Thứ ba: công tác kiểm tra giám sát các công trình không chặt chẽ. Đặc biệt là đối với các công trình sử dụng NSNN. Thứ tư: Do phẩm chất năng lực của các nhà đầu tư và các nhà quản lý còn yếu kém.tư tưởng trục lợi cho bản thân ,coi thường pháp luật. Thứ năm: Cơ cấu đầu tư không hợp lý, đầu tư dàn trải không theo quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Thứ sáu: Các văn bản pháp luật chậm sửa đổi bổ sung, thiếu tính chặt chẽ, không đồng bộ như chính sách giải phóng mặt bằng, luật đấu thấu… Thứ ba là vấn đề nợ xây dựng cơ bản, một bài toán chưa có lời giải. 3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước Sự thành công hay thất bại của DNNN do nhiều yếu tố tạo nên, có cả khách quan và chủ quan. Trong số đó có nguyên nhân cơ bản là về nguồn nhân lực. Theo số liệu thống kê giai đoạn 2001-2005, số lao động trong DNNN có xu hướng giảm đi sau 5 năm, nhưng không nhiều, tỉ lệ giảm đi sau 5 năm là 2,3% và bình quân giảm 0,3% /năm. 2001 2002 2003 2004 2005 Số DNNN 5355 5363 4845 4596 4086 Số lao động DNNN (người) 2.114.324 2.259.858 2.264.942 2.249.902 2.040.859 Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Bên cạnh đó, số vốn tính trên lao động của DNNN có sự tăng lên mạnh mẽ. Điều đó đồng nghĩa với điều kiện làm việc cũng như trình độ của cán bộ và công nhân viên trong hệ thống DNNN đã được cải thiện phần nào, đời sống của họ cũng được nâng lên ít nhiều. Song, điều đáng nói là hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực của khu vực DNNN chưa thể sánh được khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài, kéo theo đó là sự giảm khả năng cạnh tranh với của các DNNN với các khu vực DN khác do không thu hút được nhân tài vào làm việc. Như vậy, chúng ta thấy rằng giai đoạn năm 2001 - 2005 hoạt đông đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực có tăng nhưng vẫn còn rất nhiều điều hạn chế, dẫn đến việc chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp với xu thế phát triển hiện nay của đất nước. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề ở nước ta hiện đang ở mức thấp, chiếm khoảng 20%. Trong khi đó, các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như tin học, tự động hóa, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu... đều đòi hỏi lao động qua đào tạo nghề là trên 70%, trong đó trên 35% cần có trình độ trung cấp trở lên. Đạt được mức này thì các doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện cả nước có gần 600 trường và trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhưng số lượng trường và trung tâm dạy nghề vẫn còn ít, quy mô đào tạo nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra. Mặt khác, điều kiện đãi ngộ của các DNNN vẫn chưa thoả đáng không đảm bảo cho người lao động phát huy hết khả năng của mình. Vấn đề này mặc dù đã nói nhiều, sửa nhiều song bệnh không chú ý đãi ngộ thoả đáng cho người lao động vẫn là bệnh trầm kha, khó có thể giải quyết nổi. 4. Đầu tư vào nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. Giai đoạn những năm gần đây từ 2001 – 2005, bản thân các DNNN đã có sự hiểu biết hơn về tầm quan trọng cho hoạt động đầu tư vào lính vực KHCN. Điều đó đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong việc tăng năng suất lao động ở các DNNN. Dựa vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy năng suất lao động của khu vực DNNN có tăng nhưng còn chưa bằng được các khu vực khác, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Điều đó sẽ gây trở ngại rất lớn cho các DNNN trong việc cạnh tranh với các khu vực khác. Một phần là do trình độ của cán bộ công nhân viên còn thấp, phần còn lại là do sự chậm chạp trong khâu đổi mới công nghệ hay có đổi mới nhưng chưa đi đúng hướng chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Trong số DN hiện nay, hoạt động đầu tư vào nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tập trung chủ yếu ở các tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên có rát ít tổng công ty đầu tư cho nghiên cứu KHCN vượt quá 0.25% tổng doanh thu trong khi đó ở các nước khác tỷ lệ này thường là 5-6%. Đồng thời đội ngũ cán bộ thực hiện nghiên cứu KHCN chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Trong tổng số 7.580 DN sản xuất công nghiệp được điều tra, chỉ có 293 DN có đầu tư cho nghiên cứu khoa học (NCKH) và đổi mới công nghệ (ĐMCN) trong số này có 107 DN nhà nước, 64 DN ngoài quốc doanh và 14 DN đầu tư nước ngoài. Như vậy số DN có đầu tư cho NCKH chỉ chiếm tỷ lệ 2,44% tổng số doanh nghiệp công nghiệp trong cả nước. Số lượng doanh nghiệp đầu tư KHCN qua các kỳ điều tra 2000 2002 2004 DN Tỷ trọng (%) DN Tỷ trọng (%) DN Tỷ trọng (%) Chung 372 7,53 444 6,14 293 3,86 DNNN 250 16,74 224 16,36 181 14,75 Ngoài quốc doanh 85 3,31 156 3,43 80 1,79 ĐTNN 37 4,21 64 4,87 32 1,69 Như vậy có thể thấy tỷ trọng đầu tư của DNNN vào KHCN luôn cao hơn so với hai khu vực còn lại. Bởi lẽ đó, DNNN hay cụ thể hơn là các tổng công ty nhà nước sẽ giữ vai trò vô cùng quan trọng, là đội ngũ tiên phong đi đầu trong việc thúc đẩy và áp dụng KHCN vào mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. 5. Đầu tư vào tài sản trí tuệ Hiện nay đầu tư vào tài sản trí tuệ bao gồm: - Tự đầu tư nghiên cứu đê tạo ra các sáng chế giải pháp hữu ích hoặc mua lại công nghệ kèm với sáng chế và giải pháp hữu ích. Xu hướng của các doanh nghiệp là thường mua công nghệ đi kèm với chuyển giao các sáng chế và giải pháp hữu ích, còn việc tự nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở quy mô quốc gia, trong các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học hay các trường đại học. Do đó đối với hoạt động đầu tư này doanh nghiệp chưa có sự đầu tư đúng mức và chủ động. - Đầu tư vào bản quyền và các quyền cận kề trong lĩnh vực in ấn, giải trí, phát thanh truyền hình. Thực chất của hoạt động này là việc xây dựng và thực hiện và các quyền sở hữu tác phẩm, văn chương, nghệ thuật khoa học. Giá trị của nó được biểu hiện khi bán quyền sở hữu này cho người khác. Nói chung hoạt động đầu tư này đòi hỏi nhiều thời gian và chất xám và nó thường được đề cập đến với tư cách cá nhân hơn là các tổ chức doanh nghiệp. - Đầu tư nhãn hiệu thương mại. Đây là kết quả của một loạt các yếu tố được đầu tư từ tài sản hữu hình như chất lượng sản phẩm, đặc tính nổi trội của sản phẩm. Do đó tốn rất nhiều thời gian và công sức, kết quả của nó là sự tổng hợp của các yếu tố. Một nhãn hiệu như cocacola, bưởi năm roi…chỉ có thể được công chúng biết đến và tin cậy khi nó tạo được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. 6. Đầu tư vào thương hiệu Một trong những từ xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm gần đây là thương hiệu. Thương hiệu đã trở thành mối quan tâm không chỉ của doanh nghiệp mà còn cả của nhà quản lý và dư luận XH. Hiện nay khái niệm thương hiệu chưa có khái niệm thống nhất nhưng nó được khẳng định là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Thương hiệu chắc chắn không chỉ dành cho các nhà kinh doanh hàng hoá tiêu dùng. Một nhà kinh doanh, một doanh nghiệp cho dù đang kinh doanh ở lĩnh vực nào thì cũng cần phải xây dựng thương hiệu cho mình. Hàng trăm tỷ đô la đang đổ ra trên thế giới mỗi năm đầu tư cho thương hiệu có cả những doanh nghiệp sản xuất từ cây kim sợi chỉ cho tới những doanh nghiệp sản xuất máy bay. Một khoản đầu tư cho thương hiệu hiệu quả là điều nên làm cho dù có thể đánh đổi bởi lợi nhuận. Bản chất của thương hiệu là nhãn hiệu được thương mại hoá. Thương hiệu bao gồm: biểu tượng của công ty, biểu tượng, khẩu hiệu, tông màu, địa chỉ liên lạc và kể cả mùi vị đặc trưng… có nhiều loại đầu tư vào thương hiệu như đầu tư vào thương hiệu: doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tập đoàn, và nhà nước. IV. Đánh giá ưu, nhược điểm của hoạt động đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp Nhà nước 1. Các kết quả tích cực Thứ nhất, khái quát nhất có thể thấy giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn DNNN vẫn có các đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước. Kinh tế nhà nước (mà nòng cốt là các DNNN) đóng góp khoảng 39% tổng sản phẩm trong nước. Đến nay, DNNN đang nắm giữ 75% tài sản cố định ưuốc gia, 20% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư nhà nước, 60% tổng lượng tín dụng ngân hàng trong nước, hơn 70% tổng vốn vay nước ngoài, trên 90% các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiên hành (đơn vị: tỷ đồng) TT Đối tượng 2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng số 481.295 535.762 613.443 715.307 837.858 2 Kinh tế nhà nước 184.836 205.602 239.736 279.704 321.942 3 Kinh tế ngoài nhà nước 230.427 256.413 284.963 327.347 382.743 4 Có vốn đầu tư nước ngoài 66.212 73.697 88.744 108.256 133.173 1 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 2 Kinh tế nhà nước 38,40 38,38 39,08 39,10 38,42 3 Kinh tế ngoài nhà nước 47,84 47,86 46,45 45,77 45,69 4 Có vốn đầu tư nước ngoài 13,76 13,76 14,47 15,13 15,89 Nguồn: Niên giám thống kê 2004, Nxb Thống kê 2005, Biểu 28, Trang 72 và Niên giám thống kê 2005, Nxb thống kê 2006, Biểu 25, trang 62 Thứ hai, chỉ số tăng trưỏng của DNNN hàng năm của thời kỳ 2001-2004 đạt khoảng tử 7 đến 8%. Tổng sản phẩm trong nước theo giá cố định năm 1994 TT Đối tượng 2001 2002 2003 2004 Sơ bộ 2005 Số tuyệt đối (tỉ đồng) 1 Tổng số 292.535 313.247 336.242 362.435 392.989 2 Kinh tế nhà nước 119.824 128.343 138.160 148.865 159.822 3 Kinh tế ngoài nhà nước 140.978 150.898 160.496 171.659 185.723 4 Có vốn đầu tư nước ngoài 31.733 34.006 37.584 41.911 47.444 Chỉ số phát triển 1 Tổng số 106,89 107,08 107,34 107,79 108,43 2 Kinh tế nhà nước 107,44 107,11 107,65 107,75 107,36 3 Kinh tế ngoài nhà nước 106,36 107,04 106,36 106,95 108,19 4 Có vốn đầu tư nước ngoài 107,21 107,16 110,52 111,51 113,20 Nguồn: Niên giám thống kê 2004,Nxb Thống kê 2005,Biểu 30,trang 76 và Niên giám Thống kê 2005,Nxb Thống kê 2006,Biểu 27, trang 66 Thứ ba, quy mô của DNNN được điều chỉnh theo hướng ngày càng tăng, xóa bỏ dần các DNNN quy mô nhỏ, tăng dần tỷ trọng DNNN có quy mô vừa và lớn. Thứ tư, vốn của nhà nước tại các DNNN được bảo toàn và có tăng them. 2. Các hạn chế chủ yếu 2.1 Quy mô DNNN còn quá nhỏ bé Các công ty nhà nước (trừ tổng công ty) chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Một số DNNN có quy mô vốn rất nhỏ. Nguồn vốn cho kinh doanh của các DNNN thiếu, khả năng thanh toán thấp, nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế hàng năm ít. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tín phiếu hoặc nhận vốn góp liên doanh rất hạn hẹp, các DNNN chỉ “thiếu” vốn ngân sách nhà nước cấp. Quy mô lao động trong một số DNNN vẫn thấp. 2.2 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thấp, chi phí sản xuất, giá thành cao - DNNN chưa tạo ra được các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế do mẫu mã thiết kế ít, chất lượng sản phẩm không cao. - Chi phí sản xuất cao do co nghệ lạc hậu, không đồng bộ, đầu tư kém hiệu quả, công suất hoạt động thấp. - Chi phí đầu vào, chi phí sản xuất cao, bộ máy quản lý cồng kềnh, kém năng động làm cho tổng chi phí tăng cao làm cho giá thành cao. Hầu hết các sản phẩm của DNNN đều có mức giá cao hơn giá các mặt hàng cùng loại trong khu vực. Điều này ảnh hưởng rất lớn, tạo thế bất lợi rất lớn trong cạnh tranh về giá. - Bên cạnh đó, cũng có một số rất ít sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn nước ngoài song do không am hiểu tính quy luật cũng như các luật lệ giá cả thị trường nên các nhà quản trị đã tự đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu của ta vào thế bị kiện về vi phạm luật chống phá giá. 2.3 Hiệu quả kinh doanh thấp Theo số liệu thống kê, số DNNN có lãi chiếm tới 77,2% song có tới 40% có mức lãi chỉ ngang bằng hoặc nhỉnh không đáng kể so với mức lãi suất đi vay từ ngân hàng; nếu tính cả giá đất vào phí và cắt đi khoản ưu tiên, ưu đãi của nhà nước thì nhiều DNNN thua lỗ chứ không phải là có lãi. Còn nhiều DNNN để xảy ra tình trạng kinh doanh bị lỗ mất hết vốn. Hệ thống ngân hàng ước tính DNNN chiếm khoảng 80% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tỷ trọng DNNN thực sự có hiệu quả và có thể đứng vững trong quá trình hội nhập chỉ khoảng 21%. Nhiều doanh nghiệp có lãi và hoà là nhờ chính sách xoá nợ, lãi suất ưu đãi, cho lại thuế, xoá thuế nợ đọng, trợ cấp xuất khẩu của Chính phủ Nợ của các DNNN chiếm một con số rất lớn khoảng 30% GDP. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ của DNNN. TT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 1 Số lượng DNNN 5.759 5.355 5.175 4.800 2 Vốn nhà nước tại DN (tỷ đồng) 173.000 189.293 3 Tổng số nợ(tỷ đồng) 190.000 193.176 286.875 304.563 4 Chỉ số phát triển nợ hàng năm(%) 100,00 101,67 148,50 106,17 5 Tỉ suất nợ trên vốn nhà nước(%) 165,82 160,90 2.4 Đóng góp của DNNN vào Ngân sách giảm dần Số liệu thống kê cho thấy đóng góp của DNNN trong GDP không ổn định và dao động trong khoảng 33%-44%, thu ngân sách nhà nước từ DNNN có xu hướng giảm dần, từ trên 35% giảm xuống còn khoảng dưới 21%. Sự sụt giảm này là rất lớn. Nếu so sánh với mức vốn đầu tư xã hội của khu vực kinh tế nhà nước vẫn cao nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác (chiếm trên 53% tổng số vốn đầu tư xã hội) thì mới thấy đóng góp của DNNN có xu hướng giảm mạnh so với vốn đầu tư vào kinh doanh 2.5 Các vấn đề xã hội Lao động thiếu việc làm, dôi dư nhiều, khoảng 20-40% lao động trực tiếp ở các DNNN thiếu việc làm. Không ít doanh nghiệp tuỳ tiên tăng biên chế gián tiếp. Tiền công của người lao động nhận được chưa tương xứng với công sức họ bỏ ra. Tiền lương của tuyệt đại bộ phận người lao động ở các DNNN thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài và cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp dân doanh. Cho đến nay, không ít DNNN vi phạm pháp luật như buôn lậu, gian lận, thương mại, lãng phí, tham nhũng, trốn thuế,… Không ít những người đã từng có chức, có quyền ở DNNN liên quan đến các vụ án tham nhũng, hối lộ, cố ý làm trái… Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Đối với bản thân Doanh nghiệp Nhà nước Tiêp tục chuyển đổi sở hữu, tái cơ cấu bằng nhiều biện pháp: cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê hoặc giải thể. Cần xác định phạm vi và tiêu chí cụ thể các DNNN 100% vốn nhà nước, Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. - Xây dựng các liên kết kinh tế, kỹ thuật giữa các DNNN với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm phát huy sức mạnh, khai thác lợi thế, khắc phục yếu kém trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Trong điều kiện hội nhập kinh tế DNNN phải chủ động tìm hiểu , xác định những lợi thế và thách thức đối với mình đề ra những kế hoạch phát triển cho riêng mình để có thể tự tồn tại và phát triển được. - Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, thương hiệu… từng bước nâng cao năng lực quản trị trong các DNNN. Bên cạnh đó, các DNNN cũng cần đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. - Cần có bước chỉnh trang DNNN theo hướng DN hiện đại trong thời đại ngày nay tăng tốc độ chứ không chỉ là tăng qui mô, tăng hàm lượng chất xám chứ không chỉ là tăng kinh nghiệm, tăng nguyên liệu. - Nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đi đôi với cắt giảm chi phí nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng nhiều biện pháp là một trong những yếu tố “quyết định” khả năng cạnh tranh của mỗi DNNN. - Xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh, làm “trụ cột” và tạo thế chủ động trong hội nhập. - Đổi mới tổ chức quản lý, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, tăng cường kỹ năng kinh doanh hiện đại, khả năng tiếp cận và phát triển thị trường, khả năng bán hàng … - Tăng cường nhận thức của người chủ, người lao động cũng như người quản lý về cổ phần hóa và cơ chế hoạt động, cũng như những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, đảm bảo hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, để từ đó tổ chức và quản lý đúng đắn hoạt động của công ty sao cho đạt hiệu quả cao nhất. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường, lựa chọn cơ cấu sản phẩm và chiến lược sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tăng cường và nâng cao chất lượng của công tác quảng cáo tiếp thị, xây dựng, thương hiệu, nhãn mác sản phẩm. - Từng bước đổi mới trang bị kỹ thuật và công nghệ có tính đến quy mô của doanh nghiệp, để nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đáp ứng các yếu cầu hội nhập của nền kinh tế. - Tham gia thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn và cũng tạo áp lực, buộc các nhà quản lý và người lao động phải phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần. - Thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ những người lao động và quản lý, có chính sách phân phối lợi ích hợp lý đối với các thành phần bên trong công ty cổ phần, qua đó tạo động lực cho họ quan tâm đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần. Để làm được điều này cần có lộ trình đào tạo, thu hút, sử dụng nhân tài trong kinh doanh. Đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh trong các DNNN, các tập đoàn kinh tế phải thực sự nhà nghề, vừa đảm bảo yêu cầu đạo đức, văn hoá truyền thống của con người ở đơn vị mà còn biết chăm lo lợi ích cộng đồng 2. Đối với công ty cổ phần - Hoàn thiện mối quan hệ trong tổ chức điều hành giữa Đại hội cổ đông, Giám đốc điều hành và Ban kiểm soát: Trước hết phải xác định rõ và thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, tăng cường đào tạo, nâng cao sự hiểu biết và trình độ quản lý công ty cổ phần của các nhà quản trị. Phát huy vai trò của Đại hội cổ đông trong tổ chức, điều hành công ty cổ phần. Giải quyết triệt để những vướng mắc liên quan đến quyền lợi vật chất của người lao động cũng như tư tưởng và tâm lý về “chế độ biên chế suốt đời” không còn phù hợp. Đồng thời có cơ chế chính sách phù hợp đối với cán bộ quản lý cũ khi họ không còn nắm giữ những chức vụ cũng như các trường hợp tiếp tục đảm nhiệm các chức vụ mới. - Nhóm giải pháp về các vấn đề khác liên quan đến tổ chức điều hành công ty cổ phần: Đầu tiên phải giải quyết những vấn đề tồn tại từ chính khâu xây dựng và thông qua điều lệ, tạo thuận lợi cho tổ chức và điều hành công ty cổ phần. Thứ hai là lựa chọn cơ cấu hội đồng quản trị có tính đại diện cao, uy tín. Đảm bảo thể chế dân chủ minh bạch, công khai trong tổ chức điều hành. Kiểm soát được chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập. Và phải định rõ chức năng nhiệm vụ của bộ phận tài chính. Trước mắt cần chủ động vận dụng những luật và quy định hiện có về kế toán tài chính để tạo lập chính sách tài chính công khai, minh bạch đúng quy định pháp lý, nhanh chóng tham gia thị trường chứng khoán nếu đủ điều kiện, vừa tạo thuận lợi trong thu hút vốn, vừa phải thực hiện công khai tài chính, vừa tạo sức ép cho bộ máy quản lý điều hành hoạt động có hiệu quả hơn. Có cơ chế rõ ràng công khai về thành lập và phân phối các quỹ, thiết lập và cải thiện mối quan hệ với khách hàng và các tổ chức tín dụng. 3. Đối với nhà nước 3.1 Đẩy nhanh việc sắp xếp và đổi mới DNNN: - Tiếp tục sửa đổi, đổi mới Luật Doanh nghiệp nhà nước theo hướng xây dựng một Luật Doanh nghiệp thống nhất. Đảm bảo môi trường kinh doanh và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Quan hệ sở hữu và quản lý của Nhà nước đối với các DNNN trở nên rõ ràng, minh bạch hơn. Muốn vậy, cần đưa các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo hướng là một doanh nghiệp chung - Thực hiện sắp xếp lại theo phương án tổng thể: Củng cố các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên, các doanh nghiệp tham gia thực hiện các cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh, công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh quốc tế tạo thực lực cho Nhà nước, giảm mạnh các doanh nghiệp cạnh tranh. - Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê DNNN - Xây dựng các biện pháp giảm nợ và có biện pháp xử lý nợ. - Xây dựng, phát triển một số tập đoàn kinh tế với nòng cốt là các DNNN. Các tập đoàn kinh tế phải đáp ứng được về cả quy mô, về sở hữu, về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và về cả cơ cấu tổ chức theo nguyên tắc kinh tế thị trường. 3.2 Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế  - Việc đổi mới phương thức quản lý này thể hiện ở việc đổi mới các quan hệ sau: Đổi mới quan hệ đối với cơ quan quản lý nhà nước tạo môi trường kinh doanh ổn định và lành mạnh và đổi mới quan hệ của các cơ quan chức năng.  3.2.1. Cải cách bộ máy quản lý trong nội bộ doanh nghiệp  Đi đôi với việc cải tiến cơ chế quản lý cần thiết phải đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý hiện có để thích ứng với việc quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường.  - Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng cao quyền tự chủ tài chính cho các DNNN: Thực hiện tốt công tác tạo lập, huy động, quản lý và sử dụng vốn.  + Tạo lập, huy động vốn: Nhà nước phải có những chính sách tín dụng , chính sách đảm bảo vốn và nâng cao huy động vốn nước ngoài thông qua các hình thức liên doanh, liên kết và các hình thức thu hút vốn khác. + Quản lý và sử dụng vốn: Ban hành cơ chế đầu tư cho doanh nghiệp, xác định rõ quyền tự quyết của doanh nghiệp. DN sẽ tự bổ xung nguồn vốn kinh doanh Nhà nước chỉ hộ trợ phần nào. Đồng thời xác định rõ quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp, bỏ sự can thiệp của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề tài sản của doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế xử lý linh hoạt gắn với tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc thanh lý, nhượng bán tài sản, xử lý tổn thất về tài sản của doanh nghiệp. + Quản lý doanh thu, chi phí: Mở rộng quyền của người quản lý và điều hành DN quyết định chi phí. Xây dựng và ban hành cơ chế kiểm soát chi phí của các DN + Phân phối lợi nhuận một cách hiệu quả cho các hệ thống quỹ của doanh nghiệp và nộp về Nhà nước. Đồng thời cải cách chế độ tiền lương cho người lao động 3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động của DNNN trong cơ chế KTTT  - Thành lập công ty TNHH một thành viên: Quá trình chuyển đổi này sẽ tạo môi trường pháp lý bình đẳng tiến tới việc các doanh nghiêp hoạt động theo luật thống nhất. Bằng việc chuyển đổi và những tác động tích cực, các doanh nghiệp sẽ kinh doanh hiệu quả hơn, nâng cao được sức cạnh tranh của mình, đáp ứng được yêu cầu hội nhập của khu vực và quốc tế.  - Thành lập tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước sẽ giúp thực hiện quản lý thống nhất các nguồn vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước; Phân định rõ quản lý nhà nước và quyền tự chủ sản xuất  - Kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước không can thiếp trực tiếp vào hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp; Chuyển từ cơ chế cấp vốn trực tiếp cho doanh nghiệp sang hình thức đầu tư vốn vào doanh nghiệp, tiến tới xóa bỏ việc cấp vốn từ NSNN đối với DNNN không cần nắm giữ 100% vốn; Đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN và thúc đẩy thị trường vốn và thị trường chứng khoán phát triển.  - Hoàn thiện cơ chế tài chính trong mô hình tổng công ty: Đẩy mạnh viêc sắp xếp, kiện toàn Tổng công ty nhà nước và thành lập tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực then chốt nhất của nền kinh tế mà ta có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.  3.2.3 Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, trong đó đẩy nhanh quá trình phát triển thị trường dịch vụ tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản. Đây là môi trường trực tiếp giúp DN chuyển đổi cơ chế kinh doanh thúc đẩy DNNN nâng cao năng lực cạnh tranh 3.2.4 Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước   Vốn nhà nước – dễ bị coi là “của chùa”- vì vậy phải làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể trực tiếp tham gia quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư này.  - Các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan này thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, các cơ chế chính sách, thanh tra, kiểm tra.  - Chủ đầu tư: Đối với mọi trường hợp phải đồng thời là đơn vị khai thác, vận hành, sử dụng dự án đầu tư khi hoàn thành. - Những biện pháp tổng thể: + Phân công, phân cấp rõ ràng, xây dựng chế độ trách nhiệm của các chủ thể tham gia các giai đoạn của dự án. Thực hiện quản lý dự án trong mọi giai đoạn, từ giai đoạn lập - duyệt – quyêt định dự án đầu tư đến khi dự án hoàn thành kết thúc đưa vào sử dụng. + Xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan của pháp luật hiện hành: Xây dựng và sớm thông qua luật qui hoạch, luật quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước và các quy định chế tài cụ thể chi tiết đủ mạnh, đủ sức răn đe, bổ sung sửa đổi các qui định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo.... cho phù hợp với thực tế, xoá bỏ cơ chế chống khép kín, thực hiện cơ chế công khai minh bạch, cơ chế cạnh tranh cho phù hợp với xu thế hội nhập và các quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập. + Phát triển, khuyến khích hình thức tín dụng đầu tư thay cho hình thức cấp phát đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có khả năng thu hồi vốn. + Đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo các định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp. Chuyển hình thức giá xây dựng theo khu vực sang hình thức xác định giá xây dựng theo công trình xây dựng thực tế phù hợp với yêu cầu riêng và với yếu tố khách quan của thị trường. + Tăng cường vai trò giám sát, tư vấn phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội, của cộng đồng đối với các dự án lớn, quan trọng ở trung ương và địa phương. KÊT LUẬN Như ta đã thấy, đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư và các nguồn lực mang tính quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp muốn phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong nước cũng như nước ngoài thì phải không ngừng tiến hành đầu tư phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Đưa nền kinh tế đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường đinh hướng Xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý sửa đổi của cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn nữa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình “Kinh tế đầu tư”- PGS,TS Từ Quang Phương. 2. Giáo trình “Lý thuyết Hạch toán kế toán” 3. Giáo trình “Kinh tế phát triển” 4. Giáo trình “Lập dự án đầu tư”. 5. Tạp chí nghiên cứu kinh tế. 6. Tạp chí lao động và xã hội. 7. Tạp chí kinh tế và phát triển. 8. Trang web “mpi.gov.vn” 9. Trang web “Saovangdatviet.com.vn“ 10. Trang web “vietnamnet.com.vn“ MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25095.doc
Tài liệu liên quan