Đề án Tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trương có sự quản lý của Nhà nước thì đây chính là một giai đoạn mới, một thời kỳ mới, một cơ hội mới để Việt Nam có cơ hội phát triển về mọi mặt như: kinh tế, xã hội, môi trường.có thể sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để có thể thực hiện được các mục tiêu trên trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn tích tụ và tập trung thấp, thì vai trò của nguồn vốn nước ngoài lúc này là không nhỏ.' Qua các nội dung trong đề án môn học, ta có thể thấy được vai trò của nguồn vốn nước ngoài ngày càng trở nên có hiệu quả thiết thực thúc đẩy phát triển kinh tê-xã hội, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.nó chính là động lực cho sự phát triển sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Từ đó, các nhà nghiên cứu cần phải phân tích, tổng hợp và rút ra những cái được cũng như cái chưa được khi thu hút và thực hiện nguồn vốn nước ngoài. Qua đó, đưa ra các khuynh hướng cho việc sửa đổi, bổ sung cũng như đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại, để từ đó thực hiện thành công chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Vì vậy mà đầu tư nước ngoài không những góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đề ra là nhanh chóng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội theo hướng CNH-HĐH vào năm 2020 mà còn góp phần thực hiện các ý đồ, chiến lược của Nhà nước, biến nước ta trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và kĩ thuật của các nước trong khu vực.

doc46 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam vốn góp chủ yếu là cơ sở hạ tầng và các cán bộ quản lý hạn chế. Dẫn đến bên Việt Nam bị hạn chế về nhiều mặt, trong khi các đối tác nước ngoài có tiềm lực mạnh và theo đuổi các chiến lược kinh doanh toàn cầu, nên quan điểm và chiến lược kinh doanh khác nhau. II. Thực trạng thu hút ODA ở Việt Nam. Ngày nay vay nợ đã trở thành xu thế tất yếu đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó không phụ thuộc vào quốc gia đó giàu hay nghèo, chế độ chính trị thế nào...Các nhà nghiên cứu kinh tế cũng chỉ ra rằng, nếu Chính Phủ cắt giảm vay nợ cùng với cắt giảm chi tiêu cho đầu tư phát triển sẽ làm cho năng suất lao động tăng chậm lại vào thời gian sau đó. Đối với nước ta, vấn đề này lại càng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là vay nợ từ bên ngoài. Bởi lẽ, bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế buộc chúng ta phải tăng cường mở cửa và hợp tác với tất cả các quốc gia khác trên thế giới, khi đó việc huy động vốn để giải quyết những vấn đề thương mại, hợp tác, đầu tư...sẽ trở thành một tất yếu khách quan. Hơn nữa, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển chúng ta phải có vốn. Song đây lại là thứ mà Việt Nam đang thiếu. Nên việc vay nợ và viện trợ nước ngoài của Chính Phủ hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng việc thu hút nguồn vốn ODA thông qua hội nghị các nhà tài trơ cho Việt Nam hàng năm nhằm mục đích bổ sung vốn cho đầu tư phát triển của Nhà Nước. 1. Tình hình cam kết giải ngân ODA. Trong những năm qua, việc huy động vốn nước ngoài thông qua vay nợ Chính Phủ mà thể hiện cụ thể bằng các khoản vay ODA đã trở thành một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước, tạo động lực cho việc khai thác và phát huy tác dụng các nguồn lực khác trong nước. Tính đến hết 2002 tổng số vốn ODA cam kết tài trợ cho Việt Nam được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng: Cam kết vốn ODA 1993-2002( tỷ USD) 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Cam kết 1,81 1,94 2,26 2,43 2,4 2,7 2,8 2,4 2,4 2,5 Tốc độ liên hoàn (%) - 7,2 16,5 7,5 -0,01 -0.06 -0,05 11,6 0 4,2 Tốc độ tăng định gốc (%) - 7,2 24,9 34,3 32,6 24,9 18,8 32,6 32,6 38,1 Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư. Bảng số liệu cho thấy tổng vốn ODA cam kết tính đến năm 2002 đạt 23,6 tỷ USD( trong đó các khoản viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15%, còn lại là các khoản vay ưu đãi). Trong tổng số các nhà tài trợ cho Việt Nam thì Nhật Bản, WB, ADB là 3 nhà tài trợ có qui mô cung cấp vốn lớn nhất , chiếm khoảng 70% giá trị cam kết về ODA. Nhật Bản là nước có mức cam kết lớn nhất, chiếm tỷ trọng 40% giá trị cam kết ODA( trong đó 4,62 tỷ USD là vốn vay ưu đãi chiếm 98,44% và 73,22% là viện trợ chiếm 1,58%. Mức ODA cam kết tài trợ cho Việt Nam đã tăng liên tục qua các năm trong 10 năm1993-2002 từ 1,81 tỷ USD năm 1993 lên 2,5 tỷ USD năm 2002 với tốc độ tăng 38,1%. Chỉ riêng 3 năm 1997,1998,1999 do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á nên số vốn cam kết có phần giảm song không đáng kể. Nhật Bản là nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam, vốn ODA của Nhật Bản được cung cấp cho Việt Nam thông qua hai cơ quan đại diện là ngân hàng hợp tác Nhật Bản( JBIC) và cơ quan hợp tác quốc tế(JICA). Nhà tài trợ ODA lớn thứ 2 cho Việt Nam là WB, với số vốn cam kết là 2,4 tỷ USD chiếm 20,46%( trong đó 2,36 tỷ USD là vốn vay ưu đãi chiếm 97,8%, viện trợ là 53,11 triệu USD chiếm 2,25%). Bên cạnh đó thì ADB là nhà tài trợ ODA lớn thứ ba sau IBIC và WB, với hình thức là nhà tài trợ đa lĩnh vực không thể thiếu được cho Việt Nam. Thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng: Thực hiện chi tiêu( 1998-2002). Năm ADB JBIC WB 1998 127,8 306,8 220,4 1999 191,2 423,8 157,8 2000 218,9 612,7 174,3 2001 176,2 327,1 178 2002 231,7 264 260,7 Tổng 845,8 1934,4 991,1 Bảng: Tỷ lệ chi tiêu( 1998-2002). Năm 1998 1999 2000 2001 2002 ADB 17,2 23,8 22,5 19,7 26,3 JBIC 15,7 18,1 23,2 12,2 8,9 WB 20,7 12,4 12,4 12,6 16,9 2. Tình hình thực hiện cam kết ODA. Những năm qua nguồn vốn vay nợ và viện trợ nước ngoài của Chính Phủ tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển của đất nước ngày càng tăng, bước đầu thúc đẩy và duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế-xã hội, góp phần hình thành động lực và phương hướng cho các chính sách kinh tê theo hướng CNH-HĐH đất nước( Vốn vay ưu đãi của Chính Phủ được sử dụng cho các mục đích như bù đắp bội chi ngân sách, hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế và cho vay lạil đối với các doanh nghiệp trong nước thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển...Tính đến hết năm 2002 số vốn ODA giải ngân được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng: Giải ngân vốn ODA 1993-2002( triệu USD) 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Giải ngân 410 720 740 900 1000 1240 1350 1650 1500 1530 Giải ngân nhanh 89 216 203 253 153 140 120 389 341 288 GN/ CK (%) 22 37 32 37 41 46 48 68 62 61 Nguồn: Bộ KH và ĐT. Tổng vốn ODA giải ngân trong 10 năm qua mới chỉ đạt 11,067 tỷ USD bằng 66,6% so với tổng vốn ODA đã cam kết. Nếu xét theo từng năm thì trong 10 năm qua tốc độ giải ngân vốn liên tục tăng qua các năm nhưng không ổn định từ 0,41 tỷ USD năm 1993 lên 1,53 tỷ USD năm 2002và tỷ lệ vốn giải ngân so với vốn cam kết năm 1993 mới chỉ đạt 22% thì đến năm 2002 đã lên tới 61%,năm 2000 là năm có tỷ lệ vốn giải ngân lên cao nhất trong 10 năm qua là 68%.Điều này thể hiện những tiến bộ vượt bậc nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA, trong đó có vai trò quan trọng của Chính Phủ Việt Nam và nhà tài trợ. 2.1. Tình hình giải ngân ODA theo lĩnh vực đầu tư. Trong giai đoạn 1993-2002 nguồn vốn ODA được sử dụng nhiều cho hai ngành là : công nghiệp năng lượng 26% và giao thông vận tải 27,8%, tiếp theo sau là các ngành : nông nghiệp và phát triển nông thôn 14,3%, cấp nước và vệ sinh môi trường 7%, lĩnh vực xã hội( ytế, giáo dục đào tạo, dân số...) 6,8%, còn lại là các ngành khác. Hiện nay việc sử dụng vốn vay nước ngoài nói chung và ODA nói riêng, ngày càng được chú trọng hơn vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu đã góp phần tăng giá trị sản lượng nông nghiệp với nhịp độ phát triển tương đối cao trong thời gian vừa qua, đồng thời tạo ra nguồn thu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài. Nhiều thiết bị và công nghệ hiện đại tài trợ bằng nguồn vốn ODA được sử dụng cho một số dự án quan trọng, qui mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật và công nghệ cao đã tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác dầu khí và chế biến, viễn thông, điện lưc, hàng không...Qua đây là bảng thực hiện ODA của các nhà tài trợ cho Việt Nam Bảng3: Nguồn vốn ODA phân theo các lĩnh vực. ADB JBIC WB % tr USD % tr USD % tr USD  NN va NT 29 503,1 0 3.6 29 734,7  cơ sở hạ tầng 24 414 10 549 27 606,7  Giao thông/ phương tiện 37 636,1 52 2753,9 20 517,2  Ngân hàng/ tài chính/ các ngành CN 0 0 1 32,8 2 49%  Năng lượng 6 97 37 2001 22 574  Các ngành khác 4 60,1 0 0 0 0 Tổng 100 1710,3 100 5340,2 100 346 2.2. Tình hình cam kết giải ngân ODA theo vùng. Trên phạm vi toàn quốc có 617 dự án với tông số vốn ODA được tài trợ là 11,81 tỷ USD. Các dự án này chủ yếu là nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hỗ trợ xoá đói giảm nghèo và một phần được sử dụng để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao dân trí và cải thiện nguồn nhân lực. Các dự án đều được thực hiện thông qua các vùng của đất nước. Khu vực Nam Bộ với trung tâm chính là thành phố Hồ Chí Minh là khu vực được đầu tư nhiều dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Nguồn vốn này được sử dụng chủ yếu ở khu vực này là sử dụng cho hai ngành trọng điểm: ngành năng lượng và giao thông như đầu tư vào xây dựng đường dây 500KV Bắc-Nam, các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, thuỷ điện Đại Ninh với tổng số vốn đầu tư lên tới 700 triệu USD. Bên cạnh đó thì ngành giao thông ở đây cũng được đầu tư rất nhiều ở Nam Bộ như: dự án nâng cấp đường xuyên á thành phố Hồ Chí Minh đến Phnômpênh là dự án có số vốn lên tới 100 triệu USD, rồi các dự án hành lang Đông Tây, dự án giao thông đô thị ơ thành phố Hồ Chí Minh...góp phần đáng kể vào sự thay đổi bộ mặt của khu vực Nam Bộ. Khu vực đồng bằng Sông Hồng với tiêu điểm là thủ đô Hà Nội, đây là khu vực có số vốn lớn nhưng số dự án ít. Nguồn vốn ODA đầu tư vào đây chủ yếu là đầu tư vào ngành giao thông phục vụ cho thủ đô Hà Nội thông qua đầu tư vào các tuyến đường, bên cạnh đầu tư phục vụ cho Hà Nội thì nguồn vốn này cho đến nay còn tập trung đầu tư vào các tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương... để phục vụ cho các ngành công nghiệp. Còn vấn đề đầu tư cho giáo dục thì nguồn vốn này chủ yếu đầu tư ở Hà Nội thông qua việc cải thiện cơ sở vật chất, cải thiện các phương pháp giảng dạy ở các trường học... III. Đánh giá tình hình thu hút nguồn vốn nứơc ngoài. Trải qua một thời gian dài chúng ta sống trong thời kỳ bao cấp với tư duy đơn giản, cực đoan, bảo thủ, trì truệ để đi đến phủ nhận những thành quả của nhân loại, phủ định những thành tựu khoa học công nghệ, quản lý kinh tế và những gì thuộc về chủ nghĩa tư bản. Với sự đột phá mới trong tư duy nhìn thẳng vào sự thật, nói và làm trên những tiến bộ của nhân loại...Đại hội Đảng lần thứ VI là mốc đánh dấu sự kiện này, đưa chúng ta nhận thức lại các qui luật kinh tế, đồng thời đề ra đường lối phát triển của đất nước mình. Đó chính là đường lối phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Trong điều kiện ngày nay và qua thực tiễn các nước đi trước đã chứng minh rằng sự lựa chọn chính sách kinh tế mở của Đảng và Nhà Nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Và nó phải được thể hiện trên cả hai khía cạnh là mở trong nước và mở với bên ngoài( đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, thu hút đầu tư nước ngoài...). Chính sách này đòi hỏi đặc bịêt quan tâm đến nhu cầu bức thiết của khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh...mà nền kinh tế Việt Nam không thể tách rời nó. Đại hội Đảng VII đã tuyên bố:" Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự thành công. Điều đó được thể hiện phần nào qua kết quả đạt được của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 1. Kết quả đạt được của ODA. Trong những năm qua nguồn vốn huy động được từ bên ngoài qua vay nợ của Chính Phủ đặc biệt là khoản vay ODA đã trở thành nguồn vốn quan trọng bổ sung cho các mục tiêu phát triển, tạo động lực cho việc khai thác và phát huy tác dụng của các nguồn lực khác trong nứơc. Những năm qua nguồn vốn vay nợ và viện trợ nước ngoài của Chính Phủ tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển của đất nước ngày càng tăng, bước đầu thúc đẩy và duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế xã hội, góp phần hình thành động lực và phương hướng cho các điều chỉnh chính sách kinh tế theo hướng CNH-HĐH đất nước. Vốn vay ưu đãi của Chính Phủ đã được sử dụng để bổ sung, tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề và các lĩnh vực làm cho nước ta từng bước chuyển biến theo hướng của một nền kinh tế thị trường hiện đại. Nó được thể hiện phần nào qua bảng số liệu sau: Bảng: Phân phối ODA theo vùng đến năm 2002.( Tỷ USD) Vùng Vốn ODA( cam kết) Tỷ trọng(%) Vùng núi phía Bắc 0,546 21 Đồng băng Sông Hồng 0.624 24 Bắc Trung Bộ 0.26 10 Nam Trung Bộ 0.234 9 ĐB SCL 0.364 14 Tây Nguyên 0.13 5 Nam Bộ 0.442 17 Tổng 2.6 100 Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư). Qua bảng số liệu trên ta thấy được điều đáng ngạc nhiên là vùng núi phía Bắc lại có nguồn phân bổ ODA khá lớn chiếm 21% tổng vốn ODA cam kết, điều đó thể hiện sự quan tâm kịp thời và đúng mức của các nhà tài trợ và của Nhà nước đến phát triển kinh tế của các vùng nói riêng và đất nước nói chung. Qua đó cũng thể hiện trong thời gian qua các vùng đã chú trọng chủ động và tích cực thu hút các nguồn vốn phục vụ cho quá trình phát triển. Bên cạnh việc tài trợ ODA cho các vùng thì các ngành cũng được các nhà tài trợ quan tâm và qua đó bằng nguồn vốn được tài trợ của mình các ngành cũng đóng góp phần nào cho sự phát kinh tế của đất nước. Bảng: Thu hút ODA theo ngành đến năm 2002. Ngành Giá trị(Triệu USD) Tài nguyên thiên nhiên 58 Công nghiệp 59 Sức khoẻ 89 Nông nghiệp 100 Phát triển nguồn nhân lực 106 Quản lý kinh tế 117 Phát triển xã hội 122 Phát triển khu vực 126 Năng lượng 150 Giao thông 375 (Nguồn: Nghiên cứu về ODA của UNDP 2002) Qua bảng số liệu ta thây ngành giao thông chiếm một khối lượng vốn ODA áp đảo với 375 triệu USD, tiếp đến là ngành năng lượng với số vốn ODA là 150 triệu USD , hai ngành này luôn dẫn đầu về số vốn ODA được phân bổ. Nó góp phần cải thiện về điều kiện cơ sở hạ tầng của nước ta, giảm chi phí cho các nhà đầu tư khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam Bên cạnh đó thì hiện nay việc sử dụng vốn ODA ngày càng được chú trọng hơn vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu đã góp phần làm tăng giá trị sản lượng nông nghiệp với nhịp độ tương đối cao trong thời gian vừa qua, đồng thời tạo ra nguồn thu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài. Nhiều thiết bị và công nghệ hiện đại tài trợ bằng nguồn vốn ODA sử dụng cho một số dự án quan trọng , qui mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật và công nghệ cao đã tạo ra một bước ngoặt mới trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác dầu khí, viễn thông, điện lực, hàng không... Bên cạnh đó nguồn vốn ODA đã đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách về vốn để thực hiện các mục tiêu đầu tư của các doanh nghiệp qua các hình thức như cho vay lại, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và đầu tư chiều sâu nằm nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất và dịch vụ, nâng cao năng lực của nền sản xuất xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, tiếp thu được các công nghệ mới và nhận chuyển giao công nghệ mới đã giúp các doanh nghiệp có cơ hội được đào tạo và đào tạo lại nhân lực của mình , nâng cao được kĩ năng quản lý, nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ theo hướng tiếp cận với công nghệ và kỹ năng tổ chức, quản lý tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới. 2. Kết quả đạt được của FDI. Kể từ ngày 31 tháng 12 năm 1987 luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua, một phạm trù kinh tế mới mẻ đã hình thành, phát triển và trở thanh một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Số thời gian chưa đủ dài để có thể đánh giá một cách tỉ mĩ, nhưng qua đây chúng ta cũng có thể thấy được phần nào kết quả mà FDI mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. 2.1. FDI góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Nhờ thực hiện các đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Trong cơ cấu của GDP, thì tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, còn tỷ trọng nganh nông-lâm nghiệp có xu hướng giảm xuống. Bảng: Cơ cấu GDP( tính theo giá so sánh) (%). Năm Tổng số Nông-lâm nghiệp-thuỷ sản Cộng nghiệp-xây dựng Dịch vụ 1986 100 38.06 28.88 33.06 1987 100 40.56 28.36 31.08 1988 100 46.3 23.96 29.74 1989 100 42.07 22.94 34.99 1990 100 38.74 22.87 38.59 1991 100 40.49 23.79 35.72 1992 100 33.94 27.26 38.8 1993 100 29.87 28.9 41.23 1994 100 27.43 28.87 43.7 1995 100 27.18 28.76 44.06 1996 100 27.76 29.73 42.51 1997 100 25.77 32.08 42.15 1998 100 25.78 32.49 41.13 1999 100 25.43 34.49 40.08 2000 100 24.53 36.73 38.74 2001 100 23.25 38.12 38.63 2002 100 22.99 38.55 38.46 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Nhân tố quan trọng làm thay đổi cơ cấu kinh tế là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn đầu có xu hướng đầu tư vào những ngành có điều kiện thuân lợi và dễ thu lợi nhuận,thu hồi vốn đầu tư nhanh. Sau khi đã thăm dò kĩ môi trường đầu tư , họ bắt đầu đầu tư vào các ngành sản xuất, các ngành dịch vụ. Song song với nguyên nhân khách quan là các nguyên nhân chủ quan về phía chính phủ Việt Nam đã tạo ra luật đầu tư ngày càng thông thoáng với những chính sách ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi ở giai đoạn đầu trong lĩnh vực công nghiệp tạo ra các sản phẩm thay thế nhập khẩu và hiện nay ưu đãi cho các ngành hướng về xuất khẩu. Nguồn vốn FDI có ảnh hưởng khá sâu sắc và mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam, qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng của ngành nông-lâm nghiêp-thuỷ sản giảm từ 38,06% năm 1986 xuống còn 22,99% năm 2002, trong khi đó cùng với sự giảm sút tỷ trọng của ngành nông-lâm nghiệp-thuỷ sản thì hai ngành công nghiệp-xây dựng và ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên. 2.2. Giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng lao động và làm tăng kim ngạch xuất khẩu. FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không những góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập , nâng cao chất lượng lao động và làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Bảng: Số lao động và xuất khẩu của FDI ở ngành công nghiệp tính đến 30/11/2002 Ngành nghề Doanh thu ( tr USD) Xuất khẩu( tr USD) Lao động(người) Tổng cả nước 38629860853 13611122300 470227 CN nặng 16146916980 5555471979 95336 CN dầu khí 6226692 616140 4905 CN nhẹ 7763632342 6022733410 235972 CN thực phẩm 4458342758 699864000 22052 Cộng 28375118772 12278685529 358265 So với cả nước 73.45% 73.45% 76.19% Hoạt động này đã đạt doanh thu trên 28 tỷ USD , cho giá trị xuất khẩu là 12 tỷ USD, chiếm 73,45% tổng doanh thu và trên 90% tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ FDI của cả nước, FDI ngành công nghiệp đã thu hút được gần 36 vạn lao động, chiếm 76% tổng số lao động thu hút vào toàn bộ các doanh nghiệp FDI trên cả nước. Xem xét FDI theo cơ cấu ngành công nghiệp cho thấy, để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá rút ngắn, ta đã thu hút FDI được vào các ngành có lợi thế so sánh trước mắt. Đó là các ngành có hàm lượng lao động cao gồm công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Bảng: Số lao động và xuất khẩu trong FDI ở ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm tính đến 30/11/2003. Doanh thu (tr USD) xuất khẩu (tr USD) Lao động (người) Cn nhẹ 7763.63 6022.73 235972 CN thực phẩm 4458.34 699.86 22052 cộng 12221.98 8722.6 258,024 Tỷ trọng trong FDI công nghiệp 43.07% 54.75% 72,02% Tỷ trọng trong FDI cả nước 31.64% 49.39% 54,87% FDI công nghiệp 28375.12% 12278.69 358,265 FDI cả nước 38629.86 13611.12 470,227 Hai ngành này chiếm tới 72% số lao động của FDI trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 55% tổng số lao động của FDI cả nước. Hai ngành này cũng là hai ngành có giá trị xuất khẩu lớn trong số các ngành FDI công nghiệp vào Việt Nam, hai ngành này đã chiếm gần 55% tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ FDI công nghiệp, chiếm 49,39% giá trị xuất khẩu toàn bộ FDI cả nước. Do vậy, FDI đã đóng góp một phần quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá rút ngắn của Việt Nam. 2.3. Vốn FDI là nguồn vốn có vai trò quan trọng để Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Xuất phát điểm của Việt Nam để tiến hành CNH-HĐH trong hoàn cảnh khó khăn về mọi mặt, trong đó vấn đề gay cấn nhất và ảnh hưởng đến tất cả các mặt hoạt động đó là vấn đề thiếu vốn, nó thực sự đã trở thành một vấn đề cốt yếu của quá trình CNH-HĐH đất nước. Trong khi khả năng huy động và tích luỹ vốn trong nước còn khó khăn, khi trình độ quản lý cũng như các điều kiện sử dụng vốn vay còn kém hiệu quả thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ vai trò quan trọng như là lực đẩy cho quá trình CNH-HĐH. Từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời cho đến nay và có hiệu lực thì nó trở thành một bô phận không thể thiếu được của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến cuối năm 2003 trên phạm vi cả nước có khoảng 4324 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí khoảng 40,8 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 66,6% về số dự án và 56,8% về số vốn, lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,5% số dự án và 36,1% về số vốn, còn lại là thuộc khu vực nông-lâm-thuỷ sản. Tính đến cuối năm 2003, theo Bộ kế hoạch đầu tư, tổng số vốn đầu tư thực hiện của toàn bộ số dự án đang có hiệu lực đã trên 24,6 tỷ USD, gần bằng 60% tổng vốn đăng kí và tổng số dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước đã vượt trên 2200 dự án với tổng vốn đầu tư đăng kí trên 25 tỷ USD, thu hút trên 665000 lao động trực tiếp và tạo việc làm cho hàng triệu lao động gián tiếp. Đối với một nền kinh tế có qui mô như chúng ta thì đây là một lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về qui mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như chất xúc tác để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định. Bảng: Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư thời kỳ 1996-2003. ( Đơn vị: Tỷ đồng). Năm Tổng VĐT(tỷ đồng) Vốn tr.nớc Vốn đầu t FDI Số lượng Tốc độ So với tổng số 1996 87394 64694 22700 0,259743232 1997 108370 78070 30300 1,3348 0,279597675 1998 117134 92834 24300 0,802 0,20745471 1999 131170,9 108500,1 22670,8 0,933 0,172834066 2000 145333 118161,2 27171,8 1,1985 0,186962355 2001 163543 133532 30011 1,1045 0,183505255 2002 183800 149800 34000 1,1329 0,184983678 2003 217585 181125 36460 1,0724 0,167566698 Tổng 1154329,9 926716,3 227614 1,642647669 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Qua bảng số liệu ta thấy, vốn đầu tư phát triển tư nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 227614 tỷ USD, số vốn đầu tư từ trong nước là 926716,3 tỷ USD. Tức là vốn trong nước giành cho đầu tư phát triển chiếm 80,28%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 19,72% tổng số vốn đầu tư phát triển. Hay nói cách khác nguồn vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn đóng vai trò bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế cân đối, bền vững theo yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH ở nước ta. 2.4. Đầu tư FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển giao công nghệ. FDI là một trong các yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là khu vực kinh tế năng động nhất của đất nước, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao và có chiếm tỷ lệ tương đối trong GDP. (Đơn vị: tỷ đồng). 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Vốn FDI 30300 24300 22671 27172 30011 34000 36460 GDP 313600 361000 399900 441600 481300 536100 605500 Tỷ lệ so với GDP 9,662 6,7313 5,6691 6,153 6,2354 6,3421 6,0215 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Bên cạnh đó, FDI có vai trò quan trọng trong qua trình đổi mới công nghệ của Việt Nam , thông qua các hình thức đầu tư như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, BOT, BTO, BT mà qua đó Việt Nam được áp dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh, được tiếp thu các kinh nghiệm quản lý...dần dần nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới và tiến ngang bằng các nước trên thế giới. IV. Những tồn tại và nguyên nhân của nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thu hút nguồn vốn nước ngoài , thì vấn đề vay và trả nợ nước ngoài hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định. 1. Công tác qui hoạch thu hút và sử dụng vốn vay Cho các chương trình dự án cho các ngành, các lĩnh vực chưa thực sự hợp lý và còn nhiều bất cập. Bố trí sử dụng vốn còn dàn trải, trùng lắp và nhiều khi còn chưa phù hợp với mục tiêu ưu tiên sử dụng vốn trong từng giai đoạn, chưa tiếp cận đầy đủ với các qui hoạch phát triển của ngành hoặc vùng lãnh thổ. Thực tế vừa qua, tuy chúng ta đã tiến hành lập qui hoạch phát triển của các ngành, các địa phương nhưng ngay cả trong nội dung của các qui hoạch đó cũng chưa có điều kiện xác định rõ nhu cầu và cơ cấu đầu tư. Do đó mà việc xác định nhu cầu vốn đầu tư nước ngoài là chưa chính xác. Nhiều trường hợp việc hình thành và lựa chọn dự án đầu tư còn mang tính tự phát, xuất phát từ nhu cầu riêng của các bộ, ngành, địa phương hoặc theo gợi ý của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư, thiếu sự phối hợp với kế hoạch và chủ trương của nhà nước...Vì vậy mà cho đến nay tuy chúng ta có nhiều các dự án kêu gọi đầu tư và hỗ trợ đầu tư , nhưng chúng ta vẫn chưa có một qui hoạch tổng thể về thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách khoa học, thực tế và đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 2. Cơ chế quản lý chính sách còn trùng lắp, chưa đồng bộ với các chính sách khác. Bên cạnh đó, việc phân định chức năng quản lý nhà nước giữa các cơ quan tổng hợp nhà nước và bộ ngành địa phương còn nhiều chồng chéo dẫn đến việc chậm trễ trong các thủ tục phê duyệt. Trong rất nhiều trường hợp, do thời gian phê duyệt các báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kĩ thuật kéo dài dẫn đến hiệu quả là phải điều chỉnh lại thiết kế dự án cho phù hợp với tình hình thực tế. Bản thân việc chậm trễ này dẫn đến tốc độ giải ngân chậm và làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam Mặt khác, tuy môi trường đầu tư của Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, có sức hấp dẫn hơn thời gian trước. Nhưng về cơ bản vẫn tồn tại ở tình trạng: hệ thống pháp luật chưa đầy đủ , cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, các dịch vụ hậu cần yếu kém, khoảng cách giữa cam kết và thực tế còn qua xa, các thủ tục còn nhiều phức tạp( nhiều nhà đầu tư phản ánh, ở các địa phương, tại các KCN-KCX thì có cơ chế một cửa, tại chỗ, nhưng ở trung ương vẫn phải qua nhiều cửa. Điển hình là như trong cùng Bộ kế hoạch và đầu tư, nhưng Cục đầu tư nước ngoài vẫn chưa thực sự là một cửa, bởi vì Cục chỉ có thể đề nghị Bộ cấp giấy phép cho một dự án sau khi đã được Vụ thẩm định phê duyệt. Đó là chưa nói là còn phải giải trình qua nhiều bộ khác. Vì vậy, vừa làm cản trở cho hoạt động của dự án, vừa làm buông lỏng quản lý của Nhà nước với các chương trình và dự án. 3. Huy động vốn có xu hướng chạy theo số lượng, chưa đề cao tới chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả của dự án. Cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành kinh tế và vùng lãnh thổ chưa đạt được như điều mà chúng ta mong muốn. Số lượng các chương trình, dự án vay lại vốn ODA đến hạn không trả được nợ ngày càng tăng, dẫn đến nợ quá hạn phải gia hạn nợ, làm tăng nợ của ngân sách Nhà nước.' Các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào những địa bàn, những ngành có điều kiện thuận lợi, ít rủi ro, thu hồi vốn nhanh. Các nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét các quyết định đầu tư, các hình thức đầu tư hay các hình thức hỗ trợ, qui mô đầu tư nhỏ hay lớn ...thì điều mà họ quan tâm nhiều hơn cả là tình hình và chính sách của nứơc huy động vốn. Sau khi đã xác định được độ an toàn của đầu tư thì họ mới tìm kiếm địa bàn và lĩnh vực đầu tư. Nhưng ở nước ta các cấp độ ưu đãi chưa tương xứng với mức độ chênh lệch về điều kiện các ngành, các vùng nên các dự án đầu tư nước ngoài vẫn chủ yếu tập trung vào những ngành có khả năng đạt hiệu quả cao, những địa bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế xã hội. 4. Năng lực, trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý dự án và các cán bộ thực hiện dự án còn hạn chế. Chủ đầu tư của một số dự án do thiếu kiến thức, kinh nghiệm đàm phán và kí kết hợp đồng thương mại, khả năng đánh giá công nghệ thiết bị... dẫn đến những thiệt hại cho dự án và không trả được nợ. Nhìn chung, năng lực của nhiều ban quản lý dự án còn yếu, nhất là các đơn vị lần đầu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi và tài trợ. Các yếu kém này do các nguyên nhân thực tế: cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ, cở sở vật chất phục vụ công tác hạn chế, thiếu một hệ thống khuyến khích thích đáng về vật chất nên khó tuyển dụng được cán bộ có đủ năng lực làm việc cho các ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án hiện nay thường là những người không chuyên, nó là một bộ phận của chủ đầu tư tách ra nên nó thiếu tính chuyên nghiệp. Công tác đào tạo cán bộ quản lý còn nhiều yếu kém, những cán bộ làm việc trong các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập, chưa hiểu hết pháp luật, trình độ ngoại ngữ và chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu . Do đó , không có khả năng nắm bắt các điều kiện thuận lợi cũng như khoa học kĩ thuật một cách triệt để và hiệu qủa nhất mà nhà đầu tư đem lại cho chúng ta. Phần III. Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. I. Phương hướng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 1. Tranh thủ mọi nguồn vốn ODA không gắn với các rằng buộc về chính trị và phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nguồn vốn ODA có chứa đựng yếu tố ưu đãi cho nước tiếp nhận đầu tư, nhưng nguồn vốn này lại chứa đựng nhiều yếu tố chính trị và cả lợi ích của nước tài trợ. Do đó mà các nhà tài trợ luôn muốn hướng nguồn vốn này theo hướng riêng của họ, nên khi tiếp nhận nguồn vốn này chúng ta phải hết sức tỉnh táo để không bị thiệt hại. Cần có một chiến lược hợp lý để thu hút và sử dụng nguồn vốn này để vừa có thể thực hiện được các mục tiêu của nước tiếp nhận nguồn vốn này vừa đáp ứng được các mục tiêu của các nhà tài trợ. 2. Phối hợp sử dụng vốn ODA song song với các nguồn vốn đầu tư khác. Nguồn vốn ODA là một nguồn vốn quan trọng đối với các nước đang phát triển như chúng ta hiện nay. Vì vậy, nó cũng là một nguồn chi thường xuyên vào các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục...và một phần cho các chủ đầu tư vay lại để đầu tư phát triển. Do đó, nguồn vốn này là cơ sở thúc đẩy các nguồn vốn khác trong nền kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực của đất nước. 3. Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA phát triển cơ sở hạ tâng, kinh tế- xã hội, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thể chế và viện trợ không hoàn lại cho các dự án vùng sâu vùng xa. Nguồn vốn ODA có đặc điểm khác với các nguồn vốn khác như thời gian cho vay dài, có thời gian ân hạn dài... nên có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào các cơ sở hạ tâng, phát triển nguồn nhân lực...nhằm tạo điều kiện cải thiện môi trường đầu tư cho nước nhận tài trợ. 4. ODA là một trong những nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Vì vậy, tiếp nhận ODA không được làm cho Nhà nước thêm căng thẳng mà nguồn vốn này phải là nguồn lực quan trọng bổ sung cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cho nên chúng ta phải điều tiết lương ODA này sao cho phù hợp với khả năng tiếp nhận của chúng ta, tránh tình trạng gây căng thẳng cho ngân sách Nhà nước và gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của nền kinh tế. 5. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và đa phương hoá Các quan hệ đối tác nhưng có trọng tâm trọng điểm, khai thác hết các lợi thế so sánh của đất nước và vận dụng xu thế phát triển mới của thế giới và khu vực để tạo được môi trường ổn định, chú trọng các thị trường lớn. 6. Thu hút FDI thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Như chúng ta đã bíêt, bên cạnh nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định thì nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng hiện nay ở nước ta nói chung và đối với quá trình tăng trưởng kinh tế nói riêng. Đặc biệt nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò cực kỳ quan trọng, đồng thời đây cũng là nguồn vốn có rất nhiều lợi thế so với các nguồn vốn khác và nó mang lại lợi ích cho cả bên nước chủ nhà và bên đầu tư. Bên cạnh đó nó không mang lại các rằng buộc về chính trị cho nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của đất nước thì chúng ta cần phải có định hướng để hướng các nguồn vốn này vào các mục tiêu đã định, theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước như : Hướng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các vùng, các khu vực kinh tế trọng điểm để hướng sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư, đồng thời chúng ta phải đưa ra các ưu đãi để lôi kéo các nhà đầu tư vào các khu vực này, tránh tình trạng chênh lệch quá mức giữa các vùng trên cả nước và có cơ hội để các vùng có điều kiện tận dụng các lợi thế so sánh của mình. Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu trong các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn trong công nghệ và kĩ thuật, công nghệ sinh học.... Xây dựng các ngành công nghiệp then chốt như ngành điện, dầu khí... nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Qui hoạch các khu công nghiệp, các vùng đầu tư để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đồng thời tạo ra các cơ sở hạ tầng kĩ thuật nhằm đa dạng hoá các khu vực công nghệ cao. 7. Kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong quá trình thu hút FDI. 8. Xây dựng môi trường đầu tư có tính cạnh tranh. 9. Đề cao thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút càng nhiều càng tốt, nhưng không phải bằng mọi giá mà cần gắn với qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội tổng thể Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH và từng bước tiếp cận nhanh với nền kinh tế tri thức, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế, giữ vững độc lập tự chủ, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo lành mạnh xã hội và môi trường. Tóm lại, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chủ đất nước ta hiện nay nguồn vốn nước ngoài có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ Việt Nam rất coi trọng nguồn vốn này, Vì vậy, chúng ta cần có các giải pháp thu hút nguồn vốn này một cách có hiệu quả, nhưng không nên quá đề cao nguồn vốn này qua mức và tìm mọi biện pháp để thu hút bằng được nguồn vốn này, mà phải trả một cái giá quá đắt cho việc này. Vì thế, có thể tham khảo một số giải pháp thu hút nguồn vốn này dưới đây để có thể tổng kết và rút kinh nghiệm cho vấn đề thu hút nguồn vốn này. II. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. 1. Đảm bảo môi trường chính trị xã hội và hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thu hút nguồn vốn nước ngoài. Thực tế cho thấy nguồn vốn nước ngoài là một hoạt động tài chính, vì vậy mà nó rất nhạy cảm với các thay đổi về chính trị, xã hội, kinh tế và pháp luật. Do đó, giữ vững chính trị là giải pháp quan trọng nhất nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài có hiệu quả. Qua kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, một quốc gia có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, về thị trường... nhưng lại có một nền chính trị không ổn định thì khó có khả năng thu hút nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, để tạo được môi trường chính trị, xã hội ổn định và hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý thì cần : - Tăng cường hơn nữa vai trò, nâng cao năng lực đổi mới cũng như phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và coi đây là nhân tố quyết định. - Mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và nâng cao hiệu lực của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực từ quản lý kinh tế đến quản lý xã hội. - Coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng bức xúc như tham ô, tham nhũng, thất nghiệp, đói nghèo và các tệ nạn xã hôị .... - Cần nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật có tính chất pháp lý cao hơn các văn bản pháp lý hiện hành ( như: luật hay pháp luật về quản lý vay nợ và viện trợ nước ngoài...), đồng thời sớm sửa đổi các qui chê, qui định của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện các chương trình, các dự án thu hút vốn nước ngoài và đảm bảo phù hợp với tập quán thương mại quốc tế, hài hoà với thủ tục của các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vốn. - Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả một số cơ chế quản lý như: cho vay lai, chính sách thuế đối với các dự án ODA, chính sách đền bù , giải phóng mặt bằng, chính sách đối với các chuyên gia... - Xây dựng cơ chế tạo nguồn vốn dự phòng cho ngân sách Nhà nước giành riêng cho các dự án ODA nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho chuẩn bị dự án, giảm bớt tính bị động trong điều hành vốn đối ứng. - Ban hành, bổ sung một số văn bản quản lý về cơ chế thẩm định giá, định mức chi tiêu, phí tư vấn đối với các cơ quan tư vấn trong và ngoài nước, qui chế kiểm tra và kiểm soát đối với các dự án. - Nghiên cứu và ban hành các văn bản về qui chế thu hồi vốn trực tiếp và hoàn trả một phần vốn vay nước ngoài từ nguồn thu phí đối với các công trình. - Có cơ chế thực thi để tăng cường quản lý các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài, qui định bắt buộc việc đánh giá công trình, dự án sau khi đã hoàn thành để xác định hiệu quả mang lại. - Đang dạng hoá các hình thức FDI để khai thác thêm các kênh đầu tư mới, nghiên cứu và thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư như công ty hợp danh, công ty quản lý vốn, sửa đổi, bổ sung nghị định số 103/1999/NĐ-CP của chính phủ về giao , bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cho phép đầu tư nươc ngoài mua, nhận khoán kinh doanh, quản ly và thuê các doanh nghiệp Nhà nước. 2. Nâng cao chất lượng qui hoạch. - Qui hoạch cần hướng việc huy động vốn theo từng nhà tài trợ , từng nhà đầu tư trên cơ sở dự báo hạn mức cơ cấu, điều kiện của mỗi nguồn vốn nước ngoài huy động. - Qui hoạch sử dụng vốn vay nứơc ngoài theo định hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và đạt được các mục tiêu xã hội khác, việc xây dựng qui hoạch còn phải dựa trên định hướng phát triển ngành, vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn. Tổ chức thực hiện và theo dõi qui hoach một cách có hiệu quả, lựa chọn các chương trình dự án sử dụng vốn không chỉ có hiệu quả về mặt kinh tế- tài chính, mà còn phải xét tới tác động đối với nghĩa vụ nợ phải trả trong tương lai, ngân sách Nhà nước và danh mục trả nợ của Nhà nước. - Viêc qui hoạch thu hút nguồn vốn nứơc ngoài phải phát huy nội lực, đảm bảo về an ninh quốc phòng. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế, tăng cường thu hút các dự án có công nghệ thích hợp, đầu tư vào những ngành kinh tế mũi nhọn. - Cần phải nhanh chóng qui hoạch các ngành, lãnh thổ, cơ cấu kinh tê thống nhất trên phạm vi cả nước, các ngành cần hoàn chỉnh hơn một bước qui hoạch mới, phối hợp với các tỉnh, thành phố và địa phương xây dựng qui hoạch trên địa bàn lãnh thổ. Cần có chính sách, cơ chế, biện pháp để tạo ra bước chuyển cơ bản và hướng mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài vào xuất khẩu, góp phần tích cực vào chuyển biến cơ cấu nền kinh tế và phân công lao động xã hội. Từ đó, hình thành các mục tiêu và dự án kêu gọi đầu tư. 3. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về sỡ hữu trí tuệ Việt Nam. Chúng ta chưa có một dự án FDI nào trong lĩnh vực sản xuất phần mền, phát hành sách hay băng đĩa, mà nguyên nhân là quyền sở hữu trí tuệ chưa được đảm bảo ở Việt Nam, Trong tương lai cần có những luật riêng và cụ thể để điều chỉnh từng đối tượng như : luật sáng chế, luật sở hữu nhãn hiệu, Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ cần được xem xét như là một phản ứng chiến lược đặt ra những thách thức ngày càng tăng trong quá trình quốc tế hoá và vai trò ngày càng quan trọng của sở hữu trí tuệ trong môi trường phát triển dựa trên tri thức. Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng chiến lược thu hút công nghệ hiện đại, coi trọng xây dựng khu công nghệ cao, công nghệ sạch ở vùng thích hợp với hệ thống và qui chế rõ ràng. Máy móc thiết bị khi đưa vào góp vốn hay nhập khẩu phải qua giám định chất lượng. Đồng thời đối với các thiết bị đã qua sử dụng thì cần có các chính sách xử lý thoả đáng theo quan điểm là nhà đầu tư phải tự quyết đình và chịu trách nhiệm, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về đảm bảo chất lượng môi trường và an toàn lao động. Trước tiên, mở các lớp bồi dưỡng cán bộ về khoa học công nghệ, tiếp theo trong dài hạn chúng ta sẽ đào tạo các cán bộ quản lý công nghệ trong dài hạn và đưa các cán bộ này sang nước ngoài học để có điều kiện tiếp thu các khoa học công nghệ hiện đại và đem về nước vận dụng vào điều kiện của Việt Nam. 4. Tăng cường hiệu lực trong tổ chức quản lý và điều hành. - Công tác quản lý nợ nước ngoài nói chung và quản lý ODA nói riêng cần được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ chính trị, Ban bí thư và Thủ tướng chính phủ. Đồng thời cần thống nhất công tác quản lý tài chính nguồn vốn ODA của Chính phủ vào một đầu mối nhằm theo dõi, quản lý và tổng hợp tình hình và hiệu quả sử dụng vốn theo đúng qui định của ngân sách nhà nước. Nhà nứoc có thể giám sát và quản lý trên phương diện vĩ mô các hoạt động của chủ đầu tư. - Nâng cao tính tự chủ và vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư dự án ODA. Chủ đầu tư có quyền quyết định lĩnh vực đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành hay của địa phương, đồng thời chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án. - Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án là cơ sở đàm phán và kí hiệp định dự án. Do vậy, chỉ kí kết hiệp định dự án sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, vừa đảm bảo việc triển khai dự án. Tuân thủ quyết định đầu tư vừa tráng được dự án phải trả phí cam kết khống. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý FDI không chỉ nhằm cải thiện thủ tục hành chính để có giấy phép đầu tư mà trước hết là những thủ tục sau giấy phép để dự án được triển khai nhanh chóng, đồng thời tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư khi dự án đi vào vận hành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện có đúng tiến độ không và khi cần thiết có thể điều chỉnh ngay tránh phiền hà, lãng phí. Và cần có sự phối hợp chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Bộ KH và ĐT. - Cơ cấu lại bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ thực hiện nguyên tắc thống nhất một cửa, một mối. - Xây dựng qui chế phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ với các bộ tổng hợp, các bộ quản lý ngành, UBND tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo đúng thẩm quyền trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Triệt để và kiên quyết trong việc qui định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính và trách nhiệm của từng cá nhân ở mọi khâu, mọi cấp và công khai các công trình , thời hạn xử lý. 5. Nâng cao công tác thông tin và tìm kiến thông tin. Nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dung nguồn vốn nước ngoài. Thiết lập hệ thống thông tin hữu hiệu và đồng thời với việc chấn chỉnh các thông tin về nguồn vốn nứơc ngoài. Công bố các chiến lược và các hành động thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. Bởi mục tiêu của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là lợi nhuận thu được, còn của các nhà tài trợ bằng nguồn ODA thì mục tiêu lớn nhất mà họ quan tâm là sự phát triển của các nước nghèo, nhưng lại có rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc lập, kí kết, xét duyệt và cung cấp các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như nguồn tài trợ ODA. Do vậy mà các nhà đầu tư vốn và các nhà tài trợ vốn cần phải tìm hiểu và nắm chắc được các đặc điểm, các nguyên tắc và các qui định của từng đối tác để từng bước vận động và thu hút nguồn vốn nước ngoài này sao cho ngày càng có hiệu quả hơn. Đưa ra danh mục các dự án kêu gọi nguồn vốn nước ngoài và các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư một cách cụ thể và chi tiết, đưa ra các cuốn sách về các qui trình và thủ tục làm việc ở Việt Nam đối với từng nguồn vốn cụ thể. Bộ kế hoạch và đầu tư cung cấp cho các cơ quan hữu quan các điều ước quốc tế về phát triển mà ta đã kí kết với các nước để đảm bảo thi hành nhất quán và nghiêm túc các văn kiện này. Đồng thời, Bộ kế hoạch đầu tư ban hành các biểu mẫu chuẩn để thu thập các thông tin báo cáo về tình hình thực hiện các nguồn vốn đầu tư và qui định chế độ đảm bảo thông tin hai chiều đối với các bộ, các tỉnh, thành phố và các đoàn thể về nguồn vốn nước ngoài. Bên cạnh đó xây dựng qui chế thông tin cần tổ chức dịnh kỳ và mở các cuộc hội thảo quan trọng về hợp tác kinh tế bởi đây là một kênh quan trọng để thực hiện trao đổi thông tin hai chiều từ phía Việt Nam với các đối tác nước ngoài và ngược lại, nhằm mục đích mang lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho các bên, đưa ra được những vấn đề cụ thể và giải đáp về các thắc mắc, đồng thời xây dựng các kế hoạch và đưa ra các dự đinh cho tương lai. 6. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ quản lý. - Tăng cường năng lực cán bộ trong việc hoạch định các chính sách vĩ mô về quản lý Nhà nước đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nợ nước ngoài và các dự án FDI. Trên cơ sở đảm bảo sự ổn định và tài trợ có hiệu quả cho quá trình phát triển đất nước, xác định chiến lược, cơ cấu huy động vốn và cân đối giữa các nguồn vốn. - Chủ trương nâng cao năng lực cán bộ và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ , kinh nghiệm quản lý hiện đại, biên soạn những tài liệu hướng dẫn quy trình thủ tục, tập huấn chính sách nhiệm vụ về kinh nghiệm theo dõi và đánh giá các dự án... - Đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ quản lý và nâng cao phẩm chất cán bộ quản lý về chính trị đạo đức, năng lực chuyên môn. Bằng nhiều con đường khác nhau như đào tạo họ thông qua các trường đào tạo chuyên ngành trong nước và nước ngoài, thuê các chuyên gia sang đào tạo tại nước ta...Đây chính là những cách nhanh chóng để tiếp cận được những kĩ năng hiện đại một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất đáp ứng cho sự nghiệp CNH-HĐH hiện nay. - Tổ chức đào tạo chính qui và thường xuyên tập huấn cho các cán bộ Việt Nam đang làm cho cac doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp liên doanh. - Có các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo tay nghề, huấn luyện kĩ thuật cho lao động người Việt Nam đang làm việc trong các doanh nghiệp này...thông qua đó mà chúng ta có thể khắc phục được phần nào tình trạng phụ thuộc vào công nghệ và tình trạng áp đảo của người ngoại quốc trong nền kinh tế , nhất là những dự án đầu tư trung và dài hạn.' 7. Nâng cao nhận thức và mở rộng quan hệ đối tác tài trợ. - Việt Nam cần khẳng định và thể hiện quyết tâm đổi mới và cải cách để tranh thủ sự đồng tình của các tổ chức tài chính quốc tế , của chính phủ bạn và của các nhà đầu tư nước ngoài. Tăng cường các hình thức vận động tài trợ và đầu tư khác nhau như: xúc tiến đầu tư, hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ, hội nghị đối tác... - Cần tiếp tục phát triển quan hệ đối tác giữa các bên và nâng quan hệ này lên môt bước phát triển cao hơn, trên cơ sở quan tâm tới lợi ích chung của tất cả các bên tham gia với việc đề cao vai vai trò làm chủ của bên hưởng thụ. Thực hiện chính sách đa phương hoá các đối tác đầu tư nươc ngoài để tạo thế chủ động trong moi tình huống. - Tăng cường trao đổi thông tin và đối thoại giữa các nhà tài trợ, các chủ đầu tư với các cơ quan Việt Nam để cùng phân tích đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam nói chung cũng như trên một số lĩnh vực cụ thể. Đồng thời quan tâm đến việc minh bạch hoá và công khai hoá các chính sách , chế độ tiến tới hài hoà các thủ tục, giảm bớt các cản trở đối với các luồng vốn đầu tư nước ngoài. - Xây dựng hệ thống các trung tâm xúc tiến đầu tư của Bộ KH và ĐT tại các khu vực. Đề xuất với Chính phủ xây dựng một hệ thống các văn phòng của Bộ KH và ĐT đảm trách vai trò như một trung tâm xúc tiến đầu tư tại các vùng kinh tế trong cả nứơc. Có thể chia thành 8 khu vực đầu tư lớn như sau: Miền núi và trung du Bắc Bộ. Đồng bằng sông Hồng. Bắc miền trung. Duyên hải miền trung, Tây Nguyên. Đông nam bộ. Đồng bằng sông cửu long. Khu vực dầu khí ngoài khơi. Các trung tâm xúc tiến đầu tư thay mặt Bộ KH và ĐT giải quyết những vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài tại các địa phương và chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm hỗ trợ cho các địa phương đẩy mạnh hiệu quả đầu tư nước ngoài. Các trung tâm xúc tiến tại các khu vực phải được kết nối đảm bảo thông tin được cập nhật và luôn được chia sẽ giữa các văn phòng trung tâm và các văn phòng khu vực nhằm đạt được hiệu quả cao nhờ tính thống nhất và liên kết giữa các địa phương. kết luận Chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trương có sự quản lý của Nhà nước thì đây chính là một giai đoạn mới, một thời kỳ mới, một cơ hội mới để Việt Nam có cơ hội phát triển về mọi mặt như: kinh tế, xã hội, môi trường...có thể sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để có thể thực hiện được các mục tiêu trên trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn tích tụ và tập trung thấp, thì vai trò của nguồn vốn nước ngoài lúc này là không nhỏ.' Qua các nội dung trong đề án môn học, ta có thể thấy được vai trò của nguồn vốn nước ngoài ngày càng trở nên có hiệu quả thiết thực thúc đẩy phát triển kinh tê-xã hội, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo...nó chính là động lực cho sự phát triển sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Từ đó, các nhà nghiên cứu cần phải phân tích, tổng hợp và rút ra những cái được cũng như cái chưa được khi thu hút và thực hiện nguồn vốn nước ngoài. Qua đó, đưa ra các khuynh hướng cho việc sửa đổi, bổ sung cũng như đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại, để từ đó thực hiện thành công chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Vì vậy mà đầu tư nước ngoài không những góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đề ra là nhanh chóng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội theo hướng CNH-HĐH vào năm 2020 mà còn góp phần thực hiện các ý đồ, chiến lược của Nhà nước, biến nước ta trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và kĩ thuật của các nước trong khu vực. Tài liệu tham khảo 1. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, IX. 2. Giáo trình kinh tế đầu tư - Đại học kinh tế quốc dân. 3. Giáo trình quản lý dự án đầu tư-Đại học kinh tế quốc dân. 4. Tạp chí thời báo kinh tế. 5. Chuyên san thời báo kinh tế Việt Nam 2002-2003. 6. Chuyên san thời báo kinh tế Việt Nam 2003-2004. 7. Tạp chí kinh tế và phát triển. 8. Báo đầu tư. 9. Các tạp chí phát triển kinh tế. 10. Các luật đầu tư và khuyến khích đầu tư nước ngoài. 11. Tạp chí thương mại số 3+4+5 năm 2004. 12. Các bài viết, báo cáo tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài tại Vịêt Nam- www.mpo.gov.vn. 13. Trang web của Bộ kế hoạch đầu tư. 14. Trang web của bộ tài chính. 15. Trang web của tổng cục thống kê. 16. Trang web của bộ thương mại. 17. Báo con số và sự kiện. 18. Giáo trình đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ. 19. Một số tài liệu tham khảo khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35657.doc
Tài liệu liên quan