BHXH nói chung và việc thực hiện BHXH trong riêng luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Đối với nước ta, hệ thống BHXH đang trong quá trình hoàn thiện việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đang là vấn đề hết sức bức thiết thì việc triển khai BHXH trong các DNNQD càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trên thực tế việc nghiên cứu hình thành xúc tiến hỗ trợ phù hợp nhằm thúc đẩy việc tham gia BHXH trong khu vực này là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều tổ chức.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi đã phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp chủ yếu để việc thực hiện BHXH ở các DNNQD thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn. Bài viết này đã hoàn thành một số nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất, đã hệ thống hoá được một số nội dung lý luận cơ bản về BHXH, đồng thời khẳng định vai trò to lớn, lâu dài và thiết thực của BHXH trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia.
33 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội trong các DNNQD ở nước ta – Thực trạng và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ không may gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc trên được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. BHXH là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm và đến nay đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về BHXH.
Dưới góc độ thu nhập có thể hiểu: “ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống xã hội”.
Đứng trên góc độ pháp luật thì có định nghĩa “BHXH là một chế định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động (nếu có), và được sự bảo trợ, tài trợ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động hoặc hết tuổi lao động (về hưu) theo quy định của pháp luật, hoặc chết.
Trên góc độ tài chính xác định “BHXH là thuật san sẻ rủi ro và chia sẻ tài chính giữa những người tham gia hiểm theo quy định của pháp luật”.
Trên góc độ chính sách cho rằng “BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải rủi ro nhằm góp phần đảm bảo an oàn xã hội”.
1.2. Bản chất của BHXH
BHXH có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng dù được định nghĩa như thế nào thì bản chất của BHXH cũng được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.
- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.
- Những biến cố làm giảm hoặc làm mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpHoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sảnđồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động.
- Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
- Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập , mất việc làm. Mục tiêu này được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau:
+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu cuả họ.
+ Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật
+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
Với những bản chất trên, BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào “Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/02/1948: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của BHXH có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển”.
2/ Đối tượng của BHXH
Đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người tham gia BHXH .
Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động đó.
Trong thời kỳ đầu triển khai BHXH thì hầu hết các nước chỉ thực hiện BHXH với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương và Việt nam cũng không phải là một ngoại lệ, vì:
- áp dụng đối với những đối tượng này trước hết thể hiện được bản chất của BHXH là mối quan hệ ba bên
- Những người làm công ăn lương có mức thu nhập ổn định và do đó việc đóng góp của họ thường dễ dàng hơn
- Việc áp dụng đối với các đối tượng này phù hợp với trình độ tổ chức, quản lý của BHXH trong thời kỳ đầu. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức thu nhập của người dân ngày càng gia tăng thì đòi hỏi về an toàn trong cuộc sống đối với mỗi người, mỗi gia đình ngày càng được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy kể từ khi ra đời đến nay, đối tượng tham gia BHXH không ngừng được mở rộng, từ đó góp phần đảm bảo sự công bằng giữa tất cả những người lao động thuộc mọi thành phần, lĩnh vực kinh tế khác nhau.
3/ Chức năng của BHXH
BHXH có các chức năng chủ yếu sau:
Một là, chức năng thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra và suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, người lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn phải đúng với quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế hoạt động của BHXH.
Hai là, chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Theo chức năng này, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang còn làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việcThực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH đã góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Ba là, chức năng kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Chức năng này biểu hiện ở chỗ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc về già người lao động được BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất, vì thế mà cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm lao động sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
Bốn là chức năng điều hoà lợi ích giữa ba bên: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Thực hiện chức năng này tức là BHXH đã giải quyết được những mâu thuẫn nội tại giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đặc biệt là cả hai bên đều thấy nhờ có BHXH mà mình được bảo vệ và có lợi, từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Về phía Nhà nước, chi cho BHXH là cách thức chi hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết dược những khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, từ đó góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế chính trị và xã hội dược phát triển an toàn hơn.
4/ Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của BHXH
4.1/ Tính tất yếu khách quan
Trong cuộc sống hàng ngày, để có thể tồn tại và phát triển, con người luôn phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo nên những sản phẩm cần thiết phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình. Như vậy, việc thoả mãn và đáp ứng những nhu cầu đó phụ thuộc vào khả năng lao động của chính họ - những người lao động chính trong gia đình.
Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra làm cho họ bị giảm hoặc mất thu nhập gây xáo trộn cuộc sống sinh hoạt bình thường của gia đình họ. Chẳng hạn như bất ngờ bị ốm đau, tai nạn lao động, mất việc làm, hay khi tuổi già khả năng lao động và tự phục vụ bị suy giảm Trong những trường hợp đó, thu nhập của họ có thể bị giảm hoặc không còn nhưng các nhu cầu trong cuộc sống không vì thế mà giảm hoặc mất đi mà thậm chí còn tăng lên do xuất hiện những nhu cầu mới như khám chữa bệnh, điều trị, ốm đau, tai nạn
Đồng thời, sản xuất càng phát triển thì những rủi ro đối với người lao động và những khó khăn đối với người sử dụng lao động càng nhiều và trở nên phức tạp, dẫn đến mối quan hệ chủ thợ ngày càng căng thẳng. Sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, từ đó làm cho cuộc sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn.
Trên thực tế, con người đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như đùm bọc, san sẻ lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay hay dựa vào sự cứu trợ của nhà nước Nhưng rõ ràng những cách đó hoàn toàn thụ động và không chắc chắn. Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế cùng với những ưu việt của mình, sự ra đời của BHXH là hoàn toàn khách quan trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước.
4.2/ Quá trình hình thành và phát triển BHXH trên thế giới
BHXH có mầm mống từ thế kỷ XIII khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá bắt đầu phát triển. Ban đầu BHXH mang tính chất rất sơ khai và hoạt động với phạm vi nhỏ hẹp. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, khi những nghiệp đoàn thủ công ra đời, họ đã lập ra các loại quỹ nhằm bảo vệ quyền lợi, tương thân, tương ái khi ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệpTrong thời kỳ cách mạng ở châu âu, số lượng người lao động làm công ăn lương tăng lên, đời sống của họ phụ thuộc vào thu nhập nghề nghiệp và thái độ đối xử của giới chủ. Những rủi ro, tai nạn lao động xảy ra làm thu nhập của họ bị giảm hoặc mất hẳn. Do đó bên cạnh việc giúp đỡ lẫn nhau, giai cấp công nhân đã tự nhận thức và đấu tranh chống lại giới chủ, đòi giới chủ phải quan tâm đến những người lao động khi họ bị ốm đau hoặc mất khả năng lao động.
Năm 1883, nước Phổ (Cộng hoà Liên bang Đức ngày nay) đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau đầu tiên trên thế giới đánh dấu sự ra đời của BHXH. Năm 1884, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ra đời. Năm 1889 phát triển thêm bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật.
Tiếp theo Đức, BHXH lan sang các nước châu âu khác như Anh (1877), Pháp (1899), Liên Xô (1917) BHXH đã trở thành một trong những quyền của con người và được xã hội thừa nhận. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc (10/12/1948) đã ghi “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH”. Ngày 04/06/1952, tổ chức lao động quốc tế (ILO) ký công ước số 102 về “BHXH cho người lao động” đã khẳng định tất yếu các nước phải tiến hành BHXH cho người lao động và gia đình họ, đồng thời công ước cũng khuyến khích các BHXH trên thế giới phải bao gồm 09 chế độ sau:
Chăm sóc y tế
Trợ cấp ốm đau
Trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp tuổi già
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Trợ cấp gia đình
Trợ cấp sinh đẻ
Trợ cấp khi tàn phế
Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng).
Tuỳ theo điều kiện kinh tế – xã hội, các chế độ trên được thực hiện ở mỗi nước là khác nhau. Tuy nhiên, một nước được gọi là có hệ thống BHXH thì phải thực hiện ít nhất ba chế độ, trong đó ít nhất phải có một trong năm chế độ là: Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp khi tàn phế, trợ cấp cho người còn sống.
4.3. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH ở nước ta
BHXH nước ta có mầm mống dưới thời phong kiến Pháp thuộc. Tuy nhiên, trong thời kỳ này nó chỉ được áp dụng cho các công chức, quân nhân Việt nam và các lực lượng vũ trang của Pháp ở Đông dương.
Sau cách mạng tháng tám, trên cơ sở hiến pháp năm 1946 của nước Việt nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ đã quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước.
Tuy nhiên, do chiến tranh và khả năng kinh tế có hạn nên chỉ một bộ phận lao động xã hội được hưởng quyền lợi BHXH.
Ngày 27/12/1961, Nhà nước ban hành nghị định 128/CP của Chính phủ về “Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức” và được thi hành từ ngày 01/01/1962. Sau hơn 20 năm thực hiện chế độ BHXH đã bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, ngày 15/05/1985 Chính phủ đã ban hành Nghị định 236/HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung chính sách và chế độ BHXH đối với người lao động. Nội dung chủ yếu của Nghị định này là điều chỉnh mức đóng và mức hưởng.
Tuy vậy, chính sách BHXH ở Việt nam vẫn còn nhiều hạn chế, không phù hợp với cơ chế mới. Vì vậy, ngày 22/06/1993 Chính phủ đã ban hành nghị định 43/CP quy định tạm thời các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế, đánh dấu bước đổi mới của BHXH nước ta.
Sau khi bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 16/06/1994, Chính phủ đã ban hành nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 về điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế. Nội dung của bản điều lệ này đã góp phần thực hiện công bằng xã hội, làm lành mạnh hoá thị trường lao động, đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước.
Theo điều 02 của nghị định này, BHXH nước ta gồm năm chế độ sau đây:
Chế độ trợ cấp ốm đau
Chế độ trợ cấp thai sản
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chế độ hưu trí
Chế độ tử tuất.
II/ Vai trò của BHXH:
Kể từ khi ra đời, BHXH đã không ngừng được mở rộng, số đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng. Cho đến nay, khái niệm BHXH đã trở nên quen thuộc và gần gũi với mọi người lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Có được kết quả đó là nhờ vai trò hết sức to lớn của BHXH. Vai trò đó được thể hiện:
Thứ nhất, người tham gia BHXH được trợ cấp một phần thu nhập bị giảm hoặc mất đi do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sinh đẻ, tuổi già hoặc chết. Nhờ đó mà người lao động và gia đình họ có thể ổn định cuộc sống ở mức bình thường khi những sự kiện đó xảy ra. Đặc biệt, khi lao động chính trong gia đình không may gặp phải những rủi ro như: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn đến mất khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn, hoặc trong trường hợp người lao động tử vong thì lúc này trợ cấp BHXH là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là vai trò cơ bản, quan trọng và bao trùm nhất của BHXH.
Thứ hai, BHXH là chỗ dựa tinh thần cho người lao động, giúp họ yên tâm trong cuộc sống, trong sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần làm cho sản xuất kinh doanh phát triển ổn định. BHXH là loại bảo hiểm có tính cộng đồng, tương trợ và nhân văn sâu sắc nhất trong các loại hình bảo hiểm.
Thứ ba, BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách bảo đảm xã hội của nước ta, thực hiện BHXH có nghĩa là đã góp phần đảm bảo an toàn xã hội, đồng thời thể hiện được sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thứ tư, BHXH làm cho mối quan hệ giữa chủ và thợ được hài hoà hơn, hạn chế những mâu thuẫn phát sinh, đồng thời giải quyết lợi ích cơ bản giữa ba bên : người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, từ đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Thứ năm, BHXH còn tập hợp được một lượng tiền lớn thông qua sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước tạo thành quỹ BHXH. Quỹ này ngoài việc sử dụng cho hai mục đích chính là chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH, phần quỹ nhàn rỗi còn được đem đầu tư sinh lời, từ đó góp phần phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm.
Ngoài ra, hoạt động BHXH còn thu hút một số lao động nhất định, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội.
Phần II
Tình hình thực hiện BHXH trong các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt nam
I/ Khái quát về Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD)
1/ Nhận diện DNNQD
Để có thể nhận diện DNNQD một cách chính xác, chúng ta sẽ đi từ việc phân định các thành phần kinh tế ở nước ta.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc xác định các thành phần kinh tế trong nền kinh tế ở nước ta đã có sự thay đổi nhất định. Đại hội Đảng lần thứ VI và VII xác định có kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế gia đình và kinh tế tư nhân. Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định có: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân.
Với chủ chương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định “Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và phát triển lành mạnh. Théo đó các thống kê chính thức của Nhà nước Việt nam gần đây sử dụng cách phân chia: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. đồng thời có sự phân chia tổng hợp hơn thành khu vực kinh tế trong nước (gồm khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh) và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Với cách phân định hiện nay có thể xác định thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chỉ bao gồm: kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp.
Đứng trên giác độ khác cũng có thể nói thành phần kinh tế ngoài quốc doanh gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và các hộ cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông qua việc xác định thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đồng thời kết hợp với định nghĩa về doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp chúng ta có thể xác định DNNQD bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân (không bao gồm các hộ cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh).
2/ Vai trò kinh tế xã hội của DNNQD
DNNQD là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong nền kinh tế ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trước đây trong một thời gian khá dài chúng ta đã không công nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế này làm cho nó phải hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau hoặc dưới dạng kinh tế tập thể.
Những năm gần đây, với sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, các DNNQD đã thực sự khởi sắc và thể hiện vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế. Đặc biệt với điều kiện của nước ta hiện nay: kinh tế kém phát triển, ngân sách bội chi, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong điều kiện phải chịu nhiều áp lực, thêm vào đó tình trạng thất nghiệp gia tăng đang là một gánh nặng cho xã hội. Trong điều kiện đó, vai trò của NDNQD càng trở nên quan trọng, vai trò đó thể hiện:
Một là, các DNNQD có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chúng đóng góp rất lớn vào sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội. ở Việt nam, theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì hiện nay các DNNQD của cả nước đóng góp khoảng 7% GDP của cả nước.
Hai là, tác động kinh tế – xã hội lớn nhất của các DNNQD là giải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo thống kê thì số lượng lao động làm việc trong khu vực này tăng khoảng 70.000 người mỗi năm. Có thể nói đây là một sự đóng góp to lớn của các DNNQD. Nó không chỉ làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước mà từ đó còn góp phần hạn chế tệ nạn xã hội (do không có việc làm), khai thác được nguồn nhân lực dồi dào của đất nước.
Ba là, do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán và yêu cầu về số lượng vốn ban đầu không lớn nên các DNNQD có khả năng huy động được tối đa mọi nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bốn là, các DNNQD góp phần làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn. Do số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh đã làm tăng tính cạnh tranh, giảm bớt rủi ro của nền kinh tế, đồng thời làm tăng số lượng, chủng loại hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Ngoài ra, các DNNQD có khả năng thay đổi mặt hàng, công nghệ và chuyển hướng kinh doanh nhanh, điều đó làm cho nền kinh tế năng động hơn. Sự có mặt của các DNNQD trong nền kinh tế cũng có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh có hiệu quả hơn.
Năm là, các DNNQD có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Sự phát triển của các DNNQD ở nông thôn góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp và các ngành thương mại – dịch vụ phát triển. Còn ở thành thị, các DNNQD phát triển cũng làm tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Những vai trò đó chứng tỏ chính sách phát triển khu vực DNNQD của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, không những xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế nước ta mà còn đáp ứng được yêu cầu của quy luật khách quan “quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của tư liệu sản xuất”.
3/ Thực trạng phát triển các DNNQD ở nước ta hiện nay
Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986) đã đánh dấu bước ngoặt trong việc đổi mới toàn diện, sâu sắc đời sống kinh tế - xã hội, trong đó khẳng định nền kinh tế nước ta gồm nhiều thành phần tồn tại lâu dài.
Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991)và lần thứ VIII (năm 1996) tiếp tục khẳng định những tư tưởng của Đại hội VI, đồng thời nhấn mạnh: Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hoá tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có ích cho quốc tế dân sinh.
Trên cơ sở các quan điểm đổi mới của Đảng, cho đến nay các DNNQD không chỉ phát triển mạnh mẽ về số lượng, về vốn mà cả về hình thức hoạt động. Nếu như cuối năm 1991 cả nước có khoảng 130 DNNQD thì đến cuối năm 1999, con số này đã lên tới khoảng xấp xỉ 40.000 doanh nghiệp. Trong sáu tháng đầu năm 2000, khoảng 7000 doanh nghiệp đăng ký thành lập và đến cuối tháng 10/2000 đã có hơn 10.000 doanh nghiệp mới được đăng ký thành lập. Tính đến cuối năm 2000, cả nước đã có khoảng trên 50.000 DNNQD. Tốc độ tăng trưởng năm 2000 là chưa từng có so với trước đó, nó cho thấy tiềm năng phát triển của các DNNQD ở nước ta.
Biểu 1: Số lượng các DNNQD tính theo địa vị pháp lý (1996-2000)
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số DNNQD
31.143
33.713
36.753
39.915
54.915
Doanh nghiệp tư nhân
21.905
23.009
24.998
26.989
35.145
Công ty TNHH
9.316
10.420
11.384
12.473
18.122
Công ty cổ phần
276
302
371
453
1.648
Tốc độ tăng hàng năm
8,3%
9,0%
8,6%
37,5%
(Nguồn: Phát triển khu vực DNNQD – dự án VIE về chiến lược phát triển Kinh tế – xã hội 2001 – 2010)
Sau khi có luật doanh nghiệp ra đời (01/01/2001), số lượng DNNQD tăng lên nhanh chóng. Tính đến ngày 31/12/2001 đã có khoảng gần 70.000 DNNQD, tăng 1,8 lần so với năm 1998.
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các DNNQD thì số lao động được thu hút vào khu vực này cũng không ngừng tăng lên. Tính đến cuối năm 2000, số lao động làm việc trong các DNNQD đã lên tới gần 90.000 người, đây không phải là một con số lớn song lại hết sức có ý nghĩa trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay.
Biểu 2: Cơ cấu lao động ở nước ta xét theo loại hình doanh nghiệp
(Đơn vị: %)
1996
1997
1998
1999
2000
Khu vực Nhà nước
9,1
9,2
9,1
9,0
9,0
Hộ GĐ và nông dân (Kinh tế cá thể)
89,2
89
88,8
88,7
88,2
Khu vực DNNQD
1,1
1,2
1,4
1,7
2,1
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
0,6
0,6
0,7
0,6
0,7
Tổng cộng
100
100
100
100
100
(Nguồn: Phát triển khu vực DNNQD – dự án VIE về chiến lược phát triển Kinh tế – xã hội 2001 – 2010)
Có thể thấy tỷ trọng lao động làm việc trong các DNNQD tăng lên khá đều đặn qua các năm. Đặc biệt trong ba năm trở lại đây, số lượng lao động làm việc trong khu vực này tăng lên nhanh chóng. Đến cuối năm 2000, các DNNQD đã thu hút được khoảng 2,1% tổng số lao động đang làm việc trong toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù tỷ trọng này còn nhỏ song nó đã ghi nhận một sự gia tăng khá nổi bật (tăng lên gần 02 lần so với năm 1996).
Hiện nay số lao động làm việc trong các DNNQD đã lên tới trên một triệu người. Sự gia tăng nhanh chónh này là không thể phủ nhận, có thể nói đây là sự đóng góp to lớn của khu vực DNNQD trong việc giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư, đồng thời góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Cùng với sự thuận lợi hơn về môi trường chính sách so với những năm trước dây, chính phủ sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho sự tham gia của tư nhân và tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chắc chắn khu vực DNNQD sẽ phát triển nhanh chóng và số lượng lao động được thu hút vào khu vực này sẽ không ngừng gia tăng trong nững năm tới.
II/ Tình hình thực hiện BHXH trong các DNNQD ở nước ta
1/ Sự cần thiết phải thực hiện BHXH trong các DNNQD
BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động nhằm từng bước mở rộng và nâng cao đời sống cho người lao động khi gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động Mục đích cuối cùng của BHXH là về con người và cho con người. Hoạt động của BHXH mang tính chất nhân văn rất cao, vì vậy nếu BHXH chỉ được thực hiện trong công chức Nhà nước thì sẽ không tạo được sự bình đẳng quyền làm việc và hưởng phúc lợi xã hội giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế.
Cùng với sự tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây, các DNNQD đã góp phần to lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, đồng thời cũng có những đóng góp đáng kể vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Dó đó, việc thực hiện BHXH trong các DNNQD là hết sức cần thiết, nó không chỉ giúp người cho lao động trong khu vực này được đảm bảo lợi ích tương đối ổn định kể cả trong những hoàn cảnh rủi ro ngẫn nhiên mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với người lao động trong mọi thành phần kinh tế, từ đó góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Mặt khác, thực hiện BHXH trong các DNNQD cũng có nghĩa là rút ngắn khoảng cách giữa thành phần kinh tế Nhà nước với khu vực ngoài quốc doanh, tránh được sự phân biệt khi làm trong và ngoài biên chế Nhà nước, từ đó giúp cho lao động làm việc trong khu vực này yên tâm gắn bó với doanh nghiệp hơn, tạo nên động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Cuối cùng, thực hiện BHXH trong các DNNQD còn góp phần mở rộng và tăng số người tham gia BHXH, đó là cơ sở để xây dựng một nền an sinh xã hội công bằng, nhân văn và tiến bộ.
2/ Thực trạng thực hiện BHXH trong các DNNQD ở nước ta
Với nhận thức người lao động dù làm việc trong thành phần kinh tế nào cũng cần được bình đẳng về quyền lợi BHXH, vì vậy chính sách BHXH luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Nghị định 43/CP ngày 22/06/1993 quy định tạm thời về chế độ BHXH ra đời đã đánh dấu sự đổi mới trong mọi thành phần kinh tế ở nước ta. Ngay sau đó, ngày 23/06/1994, quốc hội đã thông qua bộ luật lao động, trong đó BHXH được quy định với 13 điều. Và để cụ thể hoá những quy định này, chính phủ đã ban hành điều lệ BHXH kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995, theo đó đối tượng tham gia BHXH được mở rộng đến mọi thành phần kinh tế.
Hiện nay, BHXH được áp dụng dưới hai hình thức: bắt buộc và tự nguyện. Hình thức tự nguyện đang ở quá trình thí điểm, còn BHXH bắt buộc đã được mở rộng và cụ thể hoá theo điều 03 nghị định 12/CP, trong đó bao gồm “người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên”.
Như vậy, chính sách BHXH không chỉ thực hiện cho người lao động trong các khối hành chính sự nghiệp (Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước) mà còn mở rộng đến lao động ở các thành phần kinh tế khác. Các DNNQD có sử dụng 10 lao động trở lên là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của bộ luật lao động và điều lệ BHXH.
2.1. Những kết quả đạt được
Hơn bảy năm thực hiện BHXH theo quy địnhmới đến nay việc triển khai BHXH đến các DNNQD đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Số DNNQD cũng như số lao động trong khu vực này tham gia BHXH hàng năm đều tăng lên. Nếu năm 1997 cả nước mới chỉ có 2305 DNNQD tham gia BHXH với số đối tượng tham gia là 83.587 ngươì thì đến năm 2001, con số này đã tăng lên 5388 doanh nghiệp với số đối tượng tham gia là 201.393 người.
Biểu 3: Tình hình tham gia BHXH của lao động ngoài quốc doanh (1997 - 2001)
Chỉ tiêu
ĐVT
1997
1998
1999
2000
2001
1/ Đơn vị tham gia
- Số đơn vị
- Tăng so với năm trước
DN
DN
2.305
-
3.138
833
3.888
750
4.708
820
5.388
680
2/ Đối tượng tham gia
- Số lao động
- Tăng so với năm trước
Người
Người
83.587
-
112.236
28.649
126.053
13.817
151.520
25.467
201.393
49.873
3/ Số tiền thu được
- Số tiền
- Tăng so với năm trước
Tr. đ
Tr.đ
72.375
-
101.709
29.334
146.590
44.881
199.630
53.040
268.630
69.000
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam)
Có thể thấy số lượng doanh nghiệp cũng như số lao động tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng lên khá ổn định về số đối tượng tham gia BHXH, tăng 49.873 người so với năm 2000. Đồng thời số thu BHXH trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng lên khá đều đặn, số tăng của năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2001 đã tăng lên hơn so với năm 2000 là 69 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2001 số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH tăng 2 lần, về đối tượng tham gia tăng gần 2,5 lần và số thu tăng 3,7 lần so với năm 1997.
Kết quả này đã phần nào phản ánh được sự chuyển biến tích cực trong việc tham gia BHXH ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian qua. Nó đã góp phần đảm bảo an toàn cuộc sống cho một bộ phận người lao động trong khu vực này đồng thời cũng chứng tỏ việc tham gia BHXH ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đi vào nề nếp hơn.
2.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện:
Tuy có sự gia tăng về số đơn vị cũng như số lao động tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh những năm qua nhưng hiện nay việc thực hiện BHXH trong khu vực này vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tích cực tham gia BHXH cho người lao động và chính bản thân họ. Các chủ sử dụng lao động thường trốn tránh không khai báo đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH với cơ quan BHXH, thậm chí ngay cả những doanh nghiệp đã đăng ký tham gia BHXH cho người lao động cũng chưa thực sự mang tính tự giác.
Không ít doanh nghiệp lách luật bằng cách hợp đồng lao động chỉ dưới 10 người hoặc chỉ hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng sau đó nếu cần mới tiếp tục gia hạn thêm. Do đó mặc dù số lượng doanh nghiệp cũng như số lao động tham gia BHXH qua các năm có tăng nhưng so với con số thực tế thì còn quá nhỏ bé. Theo thống kê hiện nay số doanh nghiệp ngoài quốc doanh không tham gia BHXH chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế.
Biểu 4: Cơ cấu tham gia BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Năm
Tổng số DNNQD
Số DNNQD tham gia BHXH cho người lao động
Tỷ lệ (%)
1997
33.813
2305
6,8
1998
36.753
3138
8,5
1999
39.915
3888
9,7
2000
54.915
4708
8,5
2001
67.423
5388
8,0
(Nguồn: Tổng hợp BHXH Việt Nam và dự án VIE về phát triển khu vực DNNQD)
Như vậy có thể nhận thấy tuy có sự tăng lên về số doanh nghiệp tham gia BHXH nhưng nếu xét về tỷ trọng thì con số này còn quá nhỏ bé. Năm cao nhất là năm 1999 cũng chỉ đạt tỷ lệ 9,7% so với tổng số DNNQD và đến năm 2000 tỷ lệ này còn là 8,5%. Sở dĩ có sự giảm sút này một phần là do sự gia tăng đột biến về số lượng DNNQD mới đăng ký thành lập trong khi đó số doanh nghiệp tham gia BHXH tuy có tăng nhưng không đáng kể so với số doanh nghiệp mới thành lập.
Tính đến năm 2001 số DNNQD tham gia BHXH chỉ chiếm khoảng 8%. Đồng thời khi so sánh số đối tượng lao động tham gia BHXH trong khu vực này với con số thực tế thì con số này cũng rất nhỏ. Năm 2001 số lao động trong các DNNQD tham gia BHXH mới chỉ chiếm khoảng 16% số lao động thực tế đang làm việc trong khu vực này.
Biểu 5: Cơ cấu lao động tham gia BHXH trong các DNNQD
Chỉ tiêu
Năm
Tổng số lao động làm việc trong các DNNQD (người)
Số lao động tham gia BHXH (người)
Tỷ lệ (%)
1997
394.000
83.587
21,2
1998
500.227
112.230
22,4
1999
645.580
126.053
19,5
2000
879.030
151.520
17,2
2001
1230.680
201.393
16,0
(Nguồn: Tổng hợp BHXH Việt Nam và dự án VIE về phát triển khu vực DNNQD)
Qua bảng trên cho thấy tỷ trọng lao động làm việc trong các DNNQD, tham gia BHXH so với tổng số lao động trong khu vực này liên tục giảm. Nếu năm 1998 tỷ lệ này là 22,4% thì đến năm 2000 đã giảm xuống 17,2% và năm 2001 chỉ còn 16,0%. Điều này cho thấy sự gia tăng về số lượng lao động tham gia BHXH trong các DNNQD còn rất nhỏ bé so với số lao động được thu hút vào khu vực này hàng năm.
Thực tế này cho thấy việc triển khai BHXH trong các DNNQD còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn, những kết quả đạt được còn rất khiên tốn. Với thực trạng này thì không những quyền lợi của người lao động trong khu vực này không được đảm bảo mà còn gây rất nhiều trở ngại trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2003 theo đó tất cả người lao động trong các DNNQD có sản xuất kinh doanh đều phải tham gia BHXH bắt buộc. Nhưng liệu điều này có thực hiện được không khi mà ngay cả những doanh nghiệp sử dụng trên 10 lao động cũng chưa có ý thức tham gia BHXH cho lao động của mình.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình thực hiện BHXH ở các DNNQD
Sở dĩ quá trình thực hiện BHXH trong các DNNQD còn gặp nhiều khó khăn với kết quả đạt được còn quá thấp như vậy là do các nguyên nhân sau đây:
a. Về phía chủ sử dụng lao động: chủ sử dụng lao động ở các DNNQD nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động theo luật định. Nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa có quy định về cơ chế rõ ràngvà cũng không có biện pháp ràng buộc các doanh nghiệp thực hiện, còn buông lỏng việc quản lý và sử dụng lao động dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp có đăng ký thành lập nhưng không đăng ký sử dụng lao động, khi sử dụng lao động không có hợp đồng cụ thể theo quy định của Bộ luật lao động. Do đó cơ quan BHXH không có cơ sở xác định hình thức hợp đồng lao động để khai thác đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Một số doanh nghiệp tuy có tên (giấy phép hành nghề) nhưng hoạt động theo thời vụ hoặc hợp đồng theo công trình khoán gọn do đó khó xác định số lao động cũng như việc tham gia BHXH cho những lao động thuộc diện bắt buộc.
b. Về phía người lao động: Hầu hết lao động làm việc trong các DNNQD chưa biết và chưa hiểu về Bộ luật lao động, điều lệ BHXH nên việc tuyên truyền vận động họ tham gia BHXH còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng tạo ra những kẽ hở cho chủ sử dụng lao động không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động mà bản thân họ không biết. Mặc khác trong điều kiện hiện nay hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn tìm được việc làm đã khó, nếu mất việc thì đời sống còn khó khăn hơn nhiều, nếu đòi hỏi thì sợ mất việc làm chính vì vậy họ không có sự phản kháng nào đối với chủ sử dụng lao động của mình để đòi hỏi quyền lợi BHXH. Trong khi đó đa số các DNNQD chưa có tổ chức công đoàn do đó chưa có tổ chức đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
c. Về phía cơ quan BHXH: chưa tập trung chỉ đạo và tiến hành điều tra, khảo sát, nắm tình hình thực trạng của các DNNQD, chưa đầu tư lớn cho công tác tuyên truyền chính sách BHXH với người lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh.
Do đó mặc dù đã tiến hành mở hội nghị triển khai thực hiện chế độ BHXH đối với DNNQD song chưa thực sự thu hút được đơn vị sử dụng lao động tham gia. Mặt khác cơ quan BHXH chưa chủ động phối hợp với các ban ngành liên quan đề xuất các biện pháp tích cực yêu cầu chủ doanh nghiệp tham gia BHXH.
d. Về hành lang pháp lý: Do sự phát triển và sự biến động về kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường khá sôi động, các chính sách BHXH được xây dựng thiếu đồng bộ nhưng chậm sửa đổi, một số quy định chưa khoa học, còn nhiều kẻ hở, các chế độ được quy định cụ thể nhưng lại thiếu ổn định, thiếu hoàn thiện.
Điều 11 Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của chính phủ quy định xử phạt các hành vi không đóng hoặc đóng chậm BHXH từ 30 ngày trở lên thì mức xử phạt không quá 2000.000 đồng, nhưng thẩm quyền này lại cũng không thuộc về cơ quan BHXH, thời gian qua cơ quan BHXH kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động nhưng không có chế tài yêu cầu các chủ sử dụng lao động chấp hành việc thực hiện thu nộp BHXH. Với mức xử phạt tại Nghị định 38/CP, ngay tại thời điểm nghị định được ban hành năm 1996 đã không đủ sức răn đe, chưa nói đến tốc độ phát triển kinh tế và sự trượt giá của đồng tiền. Do đó các chủ sử dụng lao động sẵn sàng vi phạm để nộp phạt.
Cũng theo điều lệ BHXH thì các DNNQD có sử dụng từ 10 lao động trở lên và có hợp đồng dài hạn từ 3 tháng trở lên thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH. Chính quy định này đã tạo kẻ hở cho một số chủ doanh nghiệp thực hiện hành vi lảng tránh nghĩa vụ thông qua " sáng kiến" chỉ tuyển lao động theo thời hạn dưới 3 tháng sau đó nếu cần mới tiếp tục ra hạn. Tuy nhiên do sự sơ hở của các văn bản pháp quy nên hành vi này lại được hợp pháp hoá.
Như vậy có thể thấy hành lang pháp lý chưa thật sự có hiệu lực đầy đủ, các chế tài chưa phát huy tác dụng do đó việc triển khai BHXH đến các DNNCP còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
e. Nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên thì còn có một số nguyên nhân mang tính khách quan đó là hiện nay có đến 30% DNNQD ở nước ta làm ăn kém hiệu quả dẫn đến tình trạng thua lỗ, nhiều doanh nghiệp không có trụ sở vốn ít, chuyên ngành kinh doanh chưa sâu nên không cạnh tranh nổi với các thành phần kinh tế khác do đó việc đóng BHXH cho người lao động chưa được quan tâm . Hơn nữa luật BHXH chưa được ban hành cũng gây trở ngại không nhỏ trong quá trình thực hiện chính sách BHXH trong khu vực này.
Phần III
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện BHXH ở các DNNQD
Để các DNNQD tự giác tham gia BHXH cho người lao động từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện BHXH trong khu vực này ngành BHXH và các tổ chức trợ giúp pháp lý cần phải tiến hành một số biện pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
I. Các giải pháp ở tầm Vĩ mô
1. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý về BHXH
Các bộ, ngành quản lý Nhà nước cần thể chế hoá kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH bằng các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, sát với thực tế tạo điều kiện cho ngành BHXH triển khai thực hiện và có thước đo chuẩn mực trong việc giải quyết và xử lý các vi phạm về chế độ BHXH. Đồng thời cần rà soát lại những văn bản quy định về BHXH sớm phát hiện những chồng chéo, mâu thuẫn, loại bỏ những văn bản hết hiệu lực thi hành, cũng như những lĩnh vực mới nảy sinh cần có văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh kịp thời. Quản lý Nhà nước trong một nền kinh tế động, các văn bản pháp luật nói chung và xử phạt hành chính nói riêng không nên quy định giá tiền tuyệt đối mà cần xử lý phạt theo tỷ lệ vi phạm của đối tượng. Nghị định 38/CP ngày 25/6/1986 quy định mức xử phạt hành chính với mức phạt quá thấp đến nay không còn phù hợp do đó chính phủ nên sớm sửa đổi để có tác dụng giáo dục và ngăn ngừa những hành vi cố tình vi phạm pháp luật.
Quốc hội cần sớm thông qua luật BHXH, tạo hành lang pháp lý thống nhất trong quá trình thực hiện chính sách BHXH đồng thời nên quy định mở rộng quyền hạn của ngành BHXH khi kiểm tra việc thực chính sách BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động.
Đối với những doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định mà không tham gia BHXH cho người lao động, cố tình tước đoạt quyền lợi hợp pháp về BHXH của người lao động thì cần phải áp dụng các chế tài với hình thức phạt nặng đủ sức răn đe chủ sử dụng lao động, buộc họ phải thực hiện chính sách BHXH cho người lao động trong đơn vị mình.
2. Kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động BHXH.
- Thứ nhất, phải cải tiến bộ máy quản lý, bảo đảm mọi cán bộ đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chính sách của Nhà nước về BHXH. Muốn vậy trước hết cần phải tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường và có kế hoạch trong việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức của ngành để đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời có tác phong làm việc tích cực, hiệu suất cao. Cùng với việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành BHXH cần phải trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu quả công việc.
- Thứ hai, cần phải cải tiến lề lối làm việc, phân công cán bộ phụ trách từng địa bàn, từng doanh nghiệp, đôn đốc thu và kiểm tra tình hình chi BHXH. Trong thời gian tới cần hình một bộ phận chức năng riêng chuyên phụ trách việc theo dõi, quản lý tình hình tham gia BHXH ở các DNNQD từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện BHXH trong khu vực này.
- Thứ ba, cần phải cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà. Nhiều năm qua, ở các DNNQD việc thu BHXH còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, do đó ngành BHXH cần đặc biệt quan tâm và cử những cán bộ có trình độ nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao phụ trách khối doanh nghiệp này.
II. Các giải pháp ở tầm vi mô
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH đến người lao động và chủ sử dụng lao động
Công tác thông tin tuyên truyền phải được thực hiện rộng rãi, nội dung tuyên truyền phải thích hợp với trình độ của người lao động và các đơn vị sử dụng lao động.
Trong đó cần đặc biệt chú trọng đến việc thâm nhập thực tế, bám sát cơ sở của đội ngũ cán bộ ngành BHXH, thông qua đó tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đa dạng về thể loại và phong phú về nội dung là yếu tố hết sức quan trọng. Mỗi cán bộ chuyên quản phải thực sự là một tuyên truyền viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi giúp cho chủ sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình để bản thân họ tự giác tham gia.
Thực tế công tác này vừa qua còn chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt là với người lao động trong khu vực ngoài quốc doanh, nên hiểu biết của họ về BHXH còn rất hạn hẹp, nhiều người không biết BHXH là gì và thường đồng nghĩa BHXH với các loại hình bảo hiểm kinh doanh khác, do vậy làm cho họ hiểu biết về BHXH để họ tự giác tham gia và đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền.
Để làm tốt công tác tuyên truyền phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, tổ chức quần chúng, các cơ quan thông tin đại chúng, trong đó các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo để công tác tuyên truyền có hiệu quả. Cuối cùng công tác thông tin tuyên truyền phải đảm bảo sao cho chủ sử dụng lao động nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH cho người lao động, về phía người lao động phải thấy được tầm quan trọng của BHXH và nhận thức được BHXH là để bảo vệ quyền lơị ích chính đáng của mình.
2. Tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH.
Song song với công tác tuyên truyền, các tổ chức dịch vụ pháp lý cũng cần phải thông qua các kênh khác nhau để mở rộng các hình thức tuy truyền pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là giới thiệu các văn bản mới về BHXH có liên quan trực tiếp đến người lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các dịch vụ tư vấn cho các chủ doanh nghiệp về lợi ích và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của bộ luật lao động, giúp họ nhận thức được rằng doanh nghiệp có phát triển được phải phụ thuộc vào hiệu quả công việc và bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng chính là bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đồng thời các tổ chức dịch vụ pháp lý sẽ thông qua đó hỗ trợ người lao động đấu tranh yêu cầu giới chủ phải bảo đảm các cam kết trong hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Các tổ chức dịch vụ pháp lý cũng có thể lồng ghép hoạt động của mình với các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động để trang bị cho họ kiến thức pháp luật cần thiết trước khi họ tham gia vào thị trường lao động. Ngoài ra còn có thể tổ chức các buổi toạ đàm giải đáp các vướng mắc về pháp luật cho người lao động. Soạn thảo in ấn và phát hành miễn phí các tờ gấp về các chế độ chính sách BHXH cho người lao động.
3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các đơn vị tham gia BHXH.
Cần tổ chức điều tra, thống kê, tổng hợp, nắm chắc số liệu về số lượng các DNNQD. Trên cơ sở đó rà soát lại toàn bộ để xác định số lượng cụ thể các đơn vị doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc , xác định cho được những vấn đề còn vướng mắc, biện pháp đã xử lý và đề xuất phương án xử lý tiếp theo. Gắn liền công tác thu với việc giải quyết chế độ chính sách BHXH, tuyệt đối không gây nhũng nhiễu, phiền hà cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Trong tiếp xúc với các đối tượng này phải hết sức mềm dẻo, tạo cho họ cảm giác an toàn và thấy lợi ích khi tham gia BHXH.
Hiện nay BHXH đã tiếp nhận thêm công tác bảo hiểm y tế với chức năng nhiệm vụ nặng nề hơn, công tác quản lý rộng hơn do đó đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan, tổ chức kiểm tra thường xuyên và đột suất, thành lập tổ chức công đoàn đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động. Đồng thời cũng cần lựa chọn những cán bộ, công chức có phẩm chất tốt, giỏi nghiệp vụ chuyên môn để đội ngũ này thực sự là công cụ hoạt động có hiệu quả.
Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm giúp việc tham gia BHXH trong các DNNQD đạt hiệu quả cao từ đó góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động trong khu vực này. Những giải pháp trên có liên quan chặt chẽ với nhau, do vậy trong quá trình thực hiện cần phải chú ý đến tính đồng bộ của nó. Tách rời các biện pháp hoặc chỉ thực hiện một cách cục bộ sẽ có khó thể đem lại những hiệu quả thiết thực lâu dài.
Kết luận
BHXH nói chung và việc thực hiện BHXH trong riêng luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Đối với nước ta, hệ thống BHXH đang trong quá trình hoàn thiện việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đang là vấn đề hết sức bức thiết thì việc triển khai BHXH trong các DNNQD càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trên thực tế việc nghiên cứu hình thành xúc tiến hỗ trợ phù hợp nhằm thúc đẩy việc tham gia BHXH trong khu vực này là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều tổ chức.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi đã phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp chủ yếu để việc thực hiện BHXH ở các DNNQD thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn. Bài viết này đã hoàn thành một số nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất, đã hệ thống hoá được một số nội dung lý luận cơ bản về BHXH, đồng thời khẳng định vai trò to lớn, lâu dài và thiết thực của BHXH trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia.
- Thứ hai, đã đánh giá một cách cụ thể, toàn diện tình hình tham gia BHXH trong các DNNQD ở nước ta. Trong đó đặc biệt đã đi sâu phân tích những khó khăn hạn chế gặp phải trong quá trình tổ chức, thực hiện BHXH ở khu vực này, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Thứ ba, trên cơ sở thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế đó, bài viết đã đưa ra một hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm giúp việc thực hiện BHXH ở các DNNQD ngoài quốc doanh thời gian tới được thuận lợi hơn. Tuy những giải pháp này chỉ mang tính định hướng, chưa đi vào cụ thể nhưng hy vọng rằng nó có thể góp một phần nhó bé vào việc thúc đẩy sự tham gia BHXH trong khu vực DNNQD.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Định đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề án này.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế bảo hiểm (chương II- TS Nguyễn Văn Định)
2. Phát triển khu vực DNNQD NXB Hà Nội
3. chế độ BHXH - NXB tài chính.
4. Nghị định 43/CP ngày 22/ 06/ 1983
5. Nghị định 12/CP ngày 26/ 01/ 1995
6. Tạp chí BHXH các số 3,5,6,7,9 /2002
7. Tap chí kinh tế phát triển số 33/ 2000
8. Tạp chí lao động - xã hội số 3/ 2000; 11/2001; 9/2001
9. Bộ luật lao động - NXB chính trị quốc gia
Mục lục
Mục lục 1
Lời nói đầu 3
Phần I: Lý luận chung về Bảo hiểm xã hội (BHXH) 5
I/ Những nội dung cơ bản về BHXH 5
Bản chất của BHXH 5
Khái niệm BHXH 5
Bản chất của BHXH 6
Đối tượng của BHXH 8
Chức năng của BHXH 8
Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển BHXH 9
Tính tất yếu khách quan của BHXH 9
Quá trình hình thành và phát triển BHXH trên thế giới 10
Quá trình hình thành và phát triển BHXH ở nước ta 12
II/ Vai trò của BHXH 13
Phần II: Tình hình thực hiện BHXH trong các DNNQD
ở nước ta 15
I/ Khái quát về DNNQD 15
Nhận diện DNNQD 15
Vai trò kinh tế xã hội của DNNQD 16
Thực trang phát triển các DNNQD ở nước ta hiện nay 17
II/ Tình hình thực hiện BHXH trong các DNNQD ở nước ta 20
Sự cần thiết phải thực hiện BHXH trong các DNNQD 20
Thực trạng thực hiện BHXH trong các DNNQD 21
2.1. Những kết qủa đạt được 21
2.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện 23
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
trong quá trình thực hiện BHXH ở các DNNQD 25
Về phía chủ sử dụng lao động 25
Về phía người lao động 25
Về phía cơ quan BHXH 26
Về hành lang pháp lý 26
Nguyên nhân khác 27
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện BHXH ở các DNNQD 28
I/ Các giải pháp ở tầm vĩ mô 28
Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý về BHXH 28
Kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động BHXH 29
II/ Các giải pháp ở tầm vi mô 29
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền
chính sách BHXH đến người lao động và chủ sử dụng lao động. 29
Tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH. 30
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các đơn vị tham gia BHXH. 31
Kết luận 33
Tài liệu tham khảo. 34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV028.doc