Đề án Tổ chức công tác hoá vận ga Văn Điển quí IV-2001

Qua một thời gian xây dựng đề án " Tổ chức công tác hoá vận ga Văn Điển quí IV-2001". Từ khi nhận đề tài đến khi lấy số liệu cụ thể kết hợp với những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt trong nhà trường cùng với sự hướng dẫn quí báu của thầy giáo "Hoàng Hải Tiến", các cô trong phòng Hoá vận ga Văn Điển, đến nay em đã hoàn thành được đề án về "Tổ chức công tác hoá vận ga Văn Điển quí IV-2001". Tuy nhiên do năng lực bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, em rất kính mong toàn thể thầy cô giáo và các bạn giúp đỡ bổ khuyết thêm. Sự góp ý của các thầy cô và các bạn sẽ là vô cùng hữu ích giúp em bước vào sự nghiệp tự tin hơn. Cũng qua bản Thuyết minh đề án tốt nghiệp này, em xin trân thành bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến toàn thể các thầy cô giáo đã đem hết tâm huyết nghề nghiệp truyền đạt kiến thức cho em trong suốt hai năm qua. Qua thời gian xuống hiện trường thực tế ở ga lấy số liệu cùng với những nội dung được xây dựng trong đề tài, em rút ra một số kết luận như sau: Ga Văn Điển, từ tháng 2 - 2001, được kí quyết định lên ga hàng hoá hạng 2 thuộc khu đầu mối Hà Nội - Sài Gòn. Do đó có khối lượng vận chuyển tương đối lớn, ở đây chủ yếu là hàng đến, ngoài số lượng xếp dỡ tại ga còn có nhiệm vụ trung chuyển hàng hoá thông qua. Như vậy ga Văn Điển giữ một vai trò quan trọng trong ngành.

doc37 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tổ chức công tác hoá vận ga Văn Điển quí IV-2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu I- ý nghĩa tầm quan trọng của vận tải đường sắt: Giao thông vận tải là một trong nhữnh ngành sản xuất chủ yếu của xã hội. Nó có nhiệm vụ cnuyên chở nguyên vật liệu từ nơi này đến nơi khác để tiếp tục quá trình sản xuất hoặc chuyên chở sản phẩm được sản xuất ra đến nơi tiêu dùng để kết thúc quá trình sản xuất. Đồng thời nó còn có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu đi lại của nhân dân. Vận tải là ngành sản xuất thứ tư trong các ngành sản xuất sản xuất sau các ngành khai thác nông nghiệp, công nghiệp. Những sản phẩm của ngành vận tải là loại sản phẩm vật chất đặc biệt không giống các ngành sản xuất vật chất khác ở chỗ nó không tạo ra sản phẩm cụ thể mà chỉ làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm cụ thể của ngành vận tải là sự di chuyển hàng hoá , hành khách đơn vị là tấn. km, hành khách. km. Vận tải đường sắt ở nước ta là một trong những ngành chủ yếu và quan trọng của nền kinh tế quốc dân là đòn bẩy mạnh mẽ để phát triển và phân tổ hợp lý lực lượng sản xuất là công cụ quan trọng để thực hiện các chính sách kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân các dân tộc trong cả nước, củng cố quốc phòng tăng cường tinh thần đoàn kết ngày càng thêm vững mạnh. Tạo điều kiện phát triển nhanh chóng lực lượng xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Vận tải đường sắt là khâu trọng yếu trong việc giao lưu văn hoá xã hội nó biểu thị mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Ngày nay do sự phát triển nền kinh tế trong cơ chế thị trường do vậy đời sống vật chất sinh hoạt và tinh thần của con người đòi hỏi nhu cầu ngày càng cao. Chính vì vậy đòi hỏi ngành vận tải đường sắt phải theo kịp và đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân . II-Đặc điểm của công tác vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt: Công tác chạy tầu xếp dỡ hàng trên đường sắt được tiến hành liên tục suốt ngày đêm cũng như trong những ngày lễ tết. Một đặc điểm quan trọng trong công tác vận chuyển hàng hoá là phần lớn các tác nghiệp được tiến hành ngoài trời như giải thể lập tầu xếp dỡ hàng hoá.Vì vậy ngành đường sắt cần phải có những trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để khắc phục các hiện tượng thiên nhiên như hạn hán, bão lụtđể đảm bảo cho công tác được liên tục và an toàn tính liên tục và nhịp nhàng trong công tác đường sắt là một trong những điều kiện chủ yếu để sử dụng có hiệu quả công suất của các thiết bị kỹ thuật và sức lao động . Từ những đặc điểm trên công tác tổ chức và quản lý chạy tầu trên đường sắt đảm bảo yêu cầu. Sự chấp hành chăt chẽ nghuyên tắc thống nhất chỉ huy chạy tầu đồng thời giao cho các đơn vị cơ sở tính độc lập thống nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ đã được giao tính chính xác và tính kỹ thuật chặt chẽ trong công tác của tất cả các nhân viên vận tải đường sắt đối tượng nghiên cứu vận tải đường sắt bao gồm những công việc sau: Giao nhận bảo quản xếp dỡ hàng hoá hành khách hành lý, là các thủ tục lập các giấy tờ có liên quan đến việc nhận chở phục vụ hành khác, làm các công tác kỹ thuật và thương vụ toa xe Công tác vận tải hàng hoá, hành khách từ ga đi tới ga đến tất cả những hoạt động của các bộ phận trong ngành đường sắt nhằm mục đích hoàn thành quá trình vận tải đường sắt gọi chung là công tác vận doanh đường sắt. Khoa học ngành đường sắt tập chung nghiên cứu các vấn đề về cầu đường, đầu máy toa xe, thiết bị thông tin tín hiệu, công trình kiến trúc và các thiết bị phục vụ hàng hoá, hành kháchMỗi lĩnh vực nêu trên tự bản thân nó cũng là một tổng thể rất phức tạp chính vì vậy để thoả mãn nhu cầu vận chuyển hàng ngày càng tăng với sự phát triển của thời đại nền kinh tế nước ta ngày càng tăng trưởng và sự đi lại của nhân dân với chất lượng và hiệu quả cao. Đường sắt nước ta cần từng bước phát triển và hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật đổi mới công nghệ, triệt để công tác quản lý phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chương i: đặc điểm tình tình trang thiết bị ga và đặc điểm luồng hàng i - Vị trí, đặc điểm,nhiệm vụ ga văn điển. 1, Vị trí : Ga Văn Điển được xây dựng ở km 9+000 trên tuyến đường sắt Hà Nội-TP Hồ Chí Minh thuộc thị trấn Văn Điển -Thanh Trì -Hà Nội, nằm song song với đường quốc lộ 1A 2-Đặc điểm của ga Văn Điển: Phía nam có đường 70 chạy qua ngang chắn Hà Đông Phía đông có đường quốc lộ 1A Các đường nhánh nối vào trong ga Phía tây của ga là nhà máy Phân Lân Văn Điển có độ dài 2000m với độ dốc là 6%0 Phía tây của ga là xí nghiệp Vận Tải thiết bị 2 có độ dài là 502m với độ dốc là 6%o Đường nhánh là tổng kho bách hoá Hà Nội với chiều dài 135m với độ dốc là 2,5%o 3-Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của ga Văn Điển là tổ trức công tác vận chuyển hàng hoá đi đến khắp tuyến đường sắt, tiến hành các tác nghiệp giải thể, lập các đoàn tầu hàng, cắt móc các toa xe hàng Cho phù hợp với các tính chất đoàn tầu hàng. Đón gửi tầu theo quy định của biểu đồ chạy tầu, đảm bảo an toàn trong công tác chạy tầu và dồn xe, làm tốt công tác nhận trở xếp dỡ, bảo quản và trao trả hàng hoá giải phóng toa xe nhanh để kịp thời quay vòng toa xe làm thủ tục chuyên chở thanh toán cước phí tạp phí.Ga Văn Điển không chỉ ngoài việc đón tiễn các đoàn tầu hàng mà còn đón tiẽn các đoàn tầu khách. Theo tính tác nghiệp và chất lượng công tác hàng ngày ga Văn Điển được xếp là ga hàng hoá hạng 2. II- Trang thiết bị ga Văn Điển: 1, Thiết bị chạy tầu a, Các đường trong ga : Ga Văn Điển có bốn đường có một đường chính tuyến là đường số II các đường khác có chiều dài và được phân công sử dụng như sau Số hiệu đường Phân công sử dụng Độ dốc Chiều dài giữa 2 MTVC Dung lượng Đườngcó cách điện II Đón gửi tàu khách và tàu hàng thông qua 2 400m 26 xe Không 1 Gửi tàu hàng, xếp dỡ và gá gửi xe 2 400m 25 xe Không 3 Đón gửi tàu khách, tàu hàng tránh vượt 2 400m 26 xe Không 4 Đường xếp dỡ và dồn dịch 2 240m 17 xe Không b, Các thiết bị về ghi: Số hiệu ghi Vị trí qui định ghi Loại ghi Liên khoá ghi Quan hệ với cột hiệu Người bảo quản chìa khoá Qui định thắp đèn đêm 1 Định vị đường chính tuyến Đuôi cá TQ Khoá điện Liên khoá với cột tín hiệu ra vào ga Trực ban khống chế điện qua đài khống chế Thắp đèn cả đêm 3 Định vị đường 3 _ _ _ _ _ 5 Định vị đường 3 _ _ _ _ _ 2 Định vị đường II _ _ _ _ _ 4 Định vị kho 6 _ Không có khoá điện _ _ _ 6 Định vị đường II _ Khoá điện _ _ _ 8 Định vị đường 3 _ _ _ _ _ N2 Định vị đường chính tuyến Thường Tín _ _ _ _ _ 7 Định vị đường 4 _ Khoá tay Không Trực ban chạy tàu _ H5 Định vị đường chính tuyến Hà Đông Khoá điện Liên khoá với tín hiệu vào ga Trực ban khống chếđiện qua đài khống chế _ _ PL1 Định vị đường PL1 Đuôi cá thấp Không Không Không Không PL2 Định vị đường PL2 _ _ _ _ _ Có 1 ghi liên động là ghi 2-4. c, Thiết bị đóng đường: Khu gian Thiết bị đóng đường cơ bản Thiết bị đóng đường thay thế Gắn chìa khoá ghi đường nhánh Thẻ đường phân đôi Thẻ đường hình chìa khoá Văn Điển-Giáp Bát Nửa tự động Máy điện thoại Không Không Không Văn Điển-Thường Tín Nửa tử động _ _ _ _ Văn Điển-Hà Đông Máy thẻ đường _ _ _ _ 2, Thiết bị phục vụ vận chuyển hành khách: *Ke ga: Ke trung gian giữa đường II và đường 3 kích thước là 280x10x0,3 Kẻ trung gian giữa đường II và đường 1 kích thước là 280x10x0,3 Phòng đợi diện tích là 50m Phòng bán vé có một cửa chính diện tích 6m có một cửa kiểm soát, một cửa bán vé. Ngoài các thiết bị trên để xây dựng nhà ga chính qui văn hoá cán bộ công nhân viên ga Văn Điển ở các bộ phận đã tự mua cây cảnh, xây bồn hoa để đóng góp xây dựng khu vực quảng trường phía trước, phía sau ga. Hàng tháng ga tổ chức làm vệ sinh để đi vào nề nếp, đảm bảo phong quang sạch đẹp. Nếp văn hoá của nhà ga cả về hình thức và trang thiết bị trong các phòng đều khang trang, điều kiện làm việc được quan tâm. Việc sửa chữa duy tu nâng cấp các phòng được nâng lên để phục vụ hành khách, chủ hàng được thuận tiện chu đáo. 3, Thiết bị phuc vụ vận chuyển hành khách: Số hiệu đường Tên thiết bị Chiều dài dung lượng diện tích m Chiều dài dung lượng sức chứa (Tấn) Chiều dài 1 Bãi phía nam 750 1600 90 4 Bãi phía nam 400 1500 100 4 Kho 200 600 50 4, Thiết bị thông tin tín hiệu và chiếu sáng: a, Thiết bị vào ga: Về phía Thường Tín: Theo đường chính tuyến từ chân cột tín hiệu vào ga ra khu gian là 800m có tín hiệu báo trước bằng đèn mầu. Về phía Giáp Bát: Theo đường chính tuyến từ chân cột tín hiệu vào ga ra khu gian là 800m có tín hiệu báo trước bằng đèn mầu Về phía Hà Đông:Theo đường chính tuyến từ chân cột tín hiệu vào ga ra khu gian là 800m có tín hiệu báo trước bằng đèn mầu Cột đèn pha chiếu sáng hoá trường của cả hai phía đặt ở giữa ke đường II và đường 4 ngang phòng trực ban gồm 8 bóng. 5, Các thiết bị khác: Ga Văn Điển được trang bị các dụng cụ như bình cứu hoả, thiết bị phòng cháy III- Sơ đồ ga: IV- Cơ cấu tổ chức ga Văn Điển: Trưởng ga Chắn Gác ghi Trưởng dồn Phó ga Bảo vệ KHách vận Hoá vận Trực ban chạy tầu V- Đặc điểm luồng hàng: Ga Văn Điển là ga hàng hoá thuộc ga hạng 2 vì vậy khối lượng hàng hoá vận chuyển hàng năm ở ga rất lớn bao gồm hàng xếp dỡ ở ga và hàng thông qua. Những mặt hàng chủ yếu đi và đến ga xếp dỡ nhiều nhất là lân và apatít. Do nhà ga nằm gần vị trí nhà máy phân lân và có đường nhánh vào nhà máy phân lân. Ngoài ra Ga còn xếp dỡ các loại hàng khác như đá 1x2, đá xa thạch , vỏ chai, bách hoá xi măng, đạm cám Tuỳ thuộc vào thời vụ mà khối lượng hàng tăng. Cụ thể, dưới đây là con số thống kê nhà Ga thực hiện được trong năm 2000: Tên hàng Tấn Xếp Tấn Dỡ Tấn Xe Tấn Xe Lân 55800 1800 Hàng khác 15325 547 7128 229 Apatit 62135 2254 Đá 1.2 50030 1563 Đá Xa thạch 35416 1106 Xi Măng 15297 478 Bách Hoá 11852 423 Vỏ Chai 13235 441 Cám 17143 612 Đạm 10351 345 Cộng 71125 2347 222587 7451 VI- Phân tích tình hình thực hiện hoá vân Ga Văn Điển : 1, Phân tích tình hình thực hiện quí IV-2001: a, Chỉ tiêu tấn xếp dỡ: Tháng Chỉ tiêu Tấn xếp dỡ Kế hoạch Thực hiện % Thực hiện 10 Xếp 1000 975 97,5 Dỡ 17000 17008 101 Tổng 18000 17983 99 11 Xếp 1800 1710 95 Dỡ 24000 23495 97,8 Tổng 25800 25205 97,6 12 Xếp 1540 1490 96,6 Dỡ 30000 28650 95,5 Tổng 31540 30140 95,5 Quí IV Xếp 4340 4175 98 Dỡ 71000 70643 97 Tổng 75340 74818 97,4 b, Chỉ tiêu doanh thu. Tháng Doanh thu (đơn vị đồng) Kế hoạch Thực hiện %Thiệc hiện 10 1 250 460 000 1 250 160 000 96 11 1 347 870 000 1 347370 000 94 12 1 671310 000 1 670 102 800 97 Quí IV 4 269 640 000 4 267 632 800 95 2, Phân tích tình hình thực hiện quí I-2001 a, Chỉ tiêu tấn xếp dỡ: Tháng Chỉ tiêu Tấn xếp dỡ Kế hoạch Thực hiện % thực hiện 1 Xếp 1000 1000 100 Dỡ 13500 12870 94 Tổng 14500 138700 96,6 2 Xếp 1050 988 95 Dỡ 21000 20123 96 Tổng 22050 21111 95,3 3 Xếp 1300 1189 91 Dỡ 23000 22450 97,6 Tổng 24300 23639 94 Quí Xếp 3350 3177 94 Dỡ 57500 55443 95,8 Tổng 60850 58620 95 b, Chỉ tiêu doanh thu Tháng Doanh thu (đơn vị đồng) Kế hoạch Thực hiện % thực hiên 1 1 270 840 000 1 268 840 000 97 2 1 387 542 000 1 367 940 000 96 3 1 396 050 000 1 393 945 000 93 Quí I 4 084 432 000 4 030 735 000 95 3, Phân tích tình hình thực hiện quí II-2000: a, Chỉ tiêu xếp dỡ: Tháng Chỉ tiêu Tấn xếp dỡ Kế hoạch Thực hiện % thực hiên 4 Xếp 1200 1080 96 Dỡ 18000 18000 100 Tổng 19200 19080 97 5 Xếp 1500 1397 93 Dỡ 21000 20803 98 Tổng 2250 22200 96 6 Xếp 1700 1700 100 Dỡ 23000 23050 98,8 Tổng 24700 247500 99 Quí II Xếp 4400 4177 98 Dỡ 62000 61853 98 Tổng 66400 66030 98 b, Chỉ tiêu doanh thu: Tháng Doanh thu (đơn vị đồng) Kế hoạch Thực hiện % thựchiện 4 1 308 300 000 1 303 670 000 96 5 1 375 400 000 1 367 434 000 95 6 1 496 750 000 1 496 701 000 97,8 Quí II 4 180 450 000 4 167 705 000 96 Nhìn bảng chỉ tiêu kế hoạch mà ga thực hiện qua các quí IV-2000,quí I, quí II-2001 khối lượng kế hoạch vận chuyển cuối năm cao hơn đằu năm. Nói chung nhà ga chưa hoàn thành kế hoạch có thể do chỉ tiêu kế hoạch của hạt vận chuyển Liên hợp giao cho chưa sát với thực tế và ga còn một số mặt yếu kém như về kho bãi. Nhà ga cần nắm vững tình hình khối lượng hàng hoá để báo cáo số liệu chính xác cho cấp trên, để cho Xí nghiệp Liên hợp đánh giá đúng về khối lượng mà giao cho chỉ tiêu sát với thực tế. Ga cũng cần phải khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao của các kỳ tiếp theo. c. Chỉ tiêu Pt: Tên hàng Quí IV-2000 Quí I-2001 Quí II-2001 Số xe Tấn xếp Pt Số xe Tấn xếp Pt Số xe Tấn xếp Pt Lân 90 2800 31 86 2670 31 91 2845 31 Số xe Tấn dỡ Pt Số xe Tấn dỡ Pt Số xe Tấn dỡ Pt Apatit 119 3800 32 113 3600 32 127 4050 32 Đá 1.2 107 3410 32 94 3020 32 97 3100 32 Đá xa thạch 79 2600 33 73 2405 33 74 2436 33 Xi măng 67 2036 31 58 1803 31 58 1797 31 Cám 39 1085 28 36 996 28 39 1093 28 Đạm 32 970 30 27 820 30 30 9000 30 Bách hoá 29 870 30 27 800 30 28 845 30 Vỏ chai 37 734 31 22 673 31 23 705 31 2800 P tĩnh = = = 31 (T/ xe) U xếp 90 Trong đó: : Số tấn xếp hàng trong thời gian kế hoạch Uxếp: Số toa xe xếp trong thời gian kế hoạch Nhìn chung, trọng tải của hàng xếp dỡ Pt = 31(T/xe) VII- Nguyên nhân hoàn thành kế hoạch và không hoàn thành kế hoạch của ga Văn Điển: 1, Nguyên nhân hoàn thành kế hoạch: Với chỉ tiêu kế hoạch được đề ra về tấn xếp dỡ và chỉ tiêu về trọng tải tĩnh toa xe việc ga Văn Điển hoàn thành tương đối hơn 94% kế hoạch là kết quả của những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của nhà ga. Đó là nhà ga đã bố chí được một mô hình sản xuất hợp lý với chế độ 3 ban chạy tàu, cùng các ban ngành sản xuất khác phù hợp với nhau nhịp nhàng ăn khớp đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất. Công tác chỉ đạo điều hành được kết hợp thực hiện chặt chẽ kịp thời và luôn được ga chú trọng làm cho quá trình sản xuất luôn theo kịp với tình hình kế hoạch đề ra đảm bảo ổn định được trước những biến động phức tạp về nhu cầu vận chuyển thị trường. Sự kết hợp giữa sản xuất và thi đua được duy trì và không ngừng đổi mới đã tạo lên yếu tố tâm lý tốt đối với toàn bộ các nhân viên của ga trong suốt quá trình sản xuất của mình, để có được kết quả đó ban lãnh đạo ga nói chung và bộ phận ga nói riêng đã tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các công tác đoàn thể, quần chúng với công tác của các bộ phận chuyên môn giám sát thường xuyên liên tục ở tất cả các bộ phận công tác trong dây truyền sán xuất không chỉ là thế các qui định an toàn của ga được thực hiện nghiêm chỉnh và ngày càng hoàn thiện hơn chính nhữnh điều đó đã giúp ga có được một nề nếp, thói quen làm việc nghiêm túc, khẩn trương làm cho tất cả các cán bộ công nhân viên hiểu rõ và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong dây truyền sản xuất của nhà ga. Công tác xếp dỡ hàng hoá chuẩn bị hoá trường được tổ chức tốt đã tác động trực tiếp đến việc tăng năng xuất, giữ vững và hoàn thành tương đối mức kế hoạch đề ra, các chỉ tiêu về tấn xếp dỡ đều đạt trên 94% kế hoạch trên đề ra, ngoài ra ga còn luôn chủ động tìm nguồn hàng có mối quan hệ mật thiết với chủ hàng có khối lượng hàng xếp dỡ lớn, ổn định tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau và uy tín đó của ga đã được thể hiện qua khối lượng hàng chuyên chở và % kế hoạch thực hiện. 2, Nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch của ga Văn Điển trong quí IV-2000, quí I-II-2001: Các tháng đầu năm 2001 do tình hình thị trường không ổn định mức tiêu thụ hàng hoá giảm ảnh hưởng của nhiều mặt hàng về thời vụ làm cho kế hoạch hàng hoá về xếp dỡ giảm Như về đầu năm ẩm ướt khối lượng về mặt hàng xây dựng: đá 1x2, xi măng, đá xa thạch giảm rõ rệt. Hàng lân vào đầu năm mùa xuân thì nông nghiệp cũng không dùng nhiều để tưới cho cây nên khối lượng giảm dẫn đến hàng apatít cũng giảm theo. Những chỉ tiêu về tấn xếp dỡ của ga giảm dần đến chỉ tiêu về doanh thu cũng giảm VIII- Khối lượng công tác hoá vận ga quí IV-2001: Công tác hàng hoá ở ga biểu thị bằng sồ tấn hàng hoá xếp dỡ và số xe xếp dỡ xác định cho kỳ kế hoạch là quí IV-2001. Các chỉ tiêu này xác định theo kế hoạch xếp hàng, dỡ hàng của ga nhận được từ phòng kế hoạch Xí nghiệp Liên hợp 1, trên cơ sở các hợp đồng chuyên chở giữa các chủ hàng với Xí nghiệp Liên hợp 1 và ga Văn Điển. 1, Chỉ tiêu tấn xếp: Trong các quí đầu năm khối lượng của nhà máy phân lân vận chuyển bằng đường sắt với khối lượng hàng khá lớn dự kiến trong quí IV quí cuối cùng trong năm nay sẽ tăng 12% so với quí IV-2000 điều này có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng xếp dỡ của ga căn cứ vào điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ vận chuyển xếp dỡ của ga xác định số tấn xếp tronh kỳ kế hoạch quí IV-2001 là: 5000 tấn Trong đó: Lân 3200 tấn Hàng khác 1800 tấn 2, Chỉ tiêu số tấn dỡ: Các mặt hàng dỡ chủ yếu ở ga là: xi măng cám, đạm, vỏ chai phục vụ cho nhân dân quanh vùng và các nhà máy. Chỉ tiêu tấn dỡ của ga Văn Điển xác định cho quí IV-2000là 80000 tấn. Trong đó từng loại hàng là: Ximăng: 2600 tấn Cám :1300 tấn Vỏ chai :1000 tấn Hàng khác: 3000 tấn Tổng :8900 tấn 3, Chỉ tiêu số xe xếp dỡ: Trên cơ sở trọng tải tĩnh bình quân thực hiện tại ga Văn Điển trong quí IV-2001 là Pt = 31 tấn Với các loại hàng, số xe xếp dỡ được xác định cho kỳ kế hoạch qúi IV-2001 là: a, Số xe xếp dỡ trong ga và đường nhánh của qúi IV - 2001: NXếp dỡ = = = 2742 xe b, Số xe xếp dỡ trong ga: NXếp dỡ = = = = 346 xe. Trong đó: : tổng số tấn hàng xếp dỡ trong kỳ kế hoạch. Pt: trọng tải tĩnh bình quân toa xe. N(xd): tổng số xe cần thiết trong kỳ kế hoạch ồ Pxd Chương II Tổ chức công tác hoá vận hiện tại của Ga văn điển I. Cơ cấu tổ chức: 1, Mô hình tổ chức bộ phận hoá vận Ga Văn Điển: TBHV ĐĐGNBQ TKHV HTHV Chú thích TBHV: Trực ban hoá vận HTHV: Hạch toán hoá vận TKHV: Thư ký hoá vận ĐĐGNBQ: Đôn đốc giao nhận bảo quản 2, Nhiệm vụ các chức danh: a, Nhiệm vụ chung của bộ phận hoá vận Ga Văn Điển: Tổ hoá vận phải am hiểu nhiệm vụ qui định hiện hành và các văn bản bổ xung khác để áp dụng và hoàn thành nhiệm vụ xếp dỡ hàng hoá, thu đúng thu đủ kịp thời mọi khoản tiền cho ngành. Giải quyết kịp thời mọi công tác phát sinh về hàng hoá, ghi chép các biểu mẫu theo đúng qui định của Tổng cục báo cáo số liệu chính xác về hàng hoá về sản lượng. Thực hiện chấp hành qui chế của Ga, giờ lao động, bảo đảm an toàn hàng hoá thương vụ và lao động. b, nhiệm vụ của từng chức danh: Nhiệm vụ của trực ban hoá vận: Là tổ trưởng hoá vận là người chịu trách nhiệm trước Trưởng Ga về mọi mặt hoạt động của tổ hoá vận do trực ban tổ trưởng quản lý Phổ biến nghiệp vụ cho các tổ viên, các văn bản chỉ thị hướng dẫn, chỉ thị công tác sản xuất hàng ngày của hoá vận, lập kế hoạch xếp dỡ, xin xe, điều xe cho ban sản xuất và điều độ. Giải quyết các khâu tồn đọng của hoá vận Lập các văn bản thương vụ Chủ trì sinh hoạt thường kỳ và đột xuất, kiểm điểm phân tích các sai phạm về nghiệp vụ hoá vận để bổ cứu kịp thời. Điều hành nhân lực theo dõi chấm công trong tổ Kiểm tra sổ sách nghiệp vụ của các tổ viên để bổ cứu. Thay thế các chức danh trong tổ báo tin hàng đến. Chịu trách nhiệm về những thiếu sót do bộ phận mình gây lên và chịu trách nhiệm liên đới. Vào sản lượng, nạp số liệu vào máy tính, làm báo cáo trên máy tính. Nhiệm vụ của hạch toán. Giao nhận các vận đơn giấy tờ hàng đến, hàng đi với thư ký hoá vân Vào số hàng đến, hàng đi, báo tin hàng đến, hàng đi thu và nộp tiền vận chuyển Tính cước hàngđi, kiểm tra thu cước hàng đến tính cước hàng xếp dỡ. Thu nộp tiền đúng đủ kịp thời và các khoản tiền khác phát hiện. Làm báo cáo tuần kỳ, tháng theo yêu cầu của ngành. Giao nhận chứng từ cho khách hàng, chủ hàng ký vào sổ giao nhận Thống kê toa xe các biểu mẫu báo cáo. Báo cáo điều độ thống kê ngày, báo cáo 10 ngày cho hạt Làm báo cáo thu chi vận doanh, thay thư ký bảo quản khi cần Làm kế toán doanh thu, chi dịch vụ của Ga theo qui định. Nhiệm vụ của thư ký hoá vận. Lập kế hoạch dỡ dồn xe trong ban để thông bao cho trực ban và điều độ biết Lập kế hoạch xin toa và xếp dỡ với điều độ cấp xe cho chủ hàng, báo cáo cho trực ban và trưởng Ga biết Nhận vận đơn, giấy tờ kiểm tra thành phần đoàn tàu về Ga cắt lại nếu có sự cốthì lập biên bản với trưởng tầu. Giao nhận giấy tờ vận đơn, lập bảng thành phần đoàn tàu đi giao cho Trưởng tầu, vào sổ lưu cho trực ban báo với điều độ có ký nhận của Trưởng tầu vào sổ lưu. Giao tiếp toa xe thương vụ cho quản Ga, ký sổ Quản lý các trang thiết bị vật tư sản xuất ghi sổ giao ban toa xe, kiểm tra điều chỉnh vào sổ bảng đen, hiện trường khớp nhau về cụm xe Báo cáo nhanh về sản lượng hàng ngày cho điều độ và hạt vận chuyển vào sổ sản lượng, tính vận báo 2 + 6 = vận thống 8 Giao nhận vận đơn giấy tờ hàng về, hàng đi với hạch toán Khi khuyết các chức danh bảo quản hoạch toán thì làm kiêm phần các chức danh kia. Giao và nhận lý lịch toa xe với trưởng tầu, lập chứng từ trông coi toa xe Nhiệm vụ của đôn đốc giao nhận bảo quản trong Ga và đường nhánh. Nhận toa xe hàng hoá thương vụ với thư ký để bảo quản đổi chỗ cho các toa xe xếp dỡ trong ga và nhánh, bảo quản tất cả các toa xe tại ga khi có mặt tại ga. Đôn đốc các chủ hàng xếp dỡ nhanh chóng kịp thời không để chủ hàng và các vật tư khác vi phạm khổ giới hạn antoàn đường sắt. Nghiệm thu toa xe khi xếp dỡ xong, toa xe trong ga và nhánh, kiểm tra giới hạn đường nhánh để dồn xe, báo mở cổng kho 6 để dồn giao nhận xe hàng thương vụ với chủ hàng kiểm tra xếp dỡ xác nhận cho chủ hàng về thời gian xếp dỡ và số xe đúng chỗ Hướng dẫn chủ hàng xếp dỡ đúng, kiểm tra qui định an toàn kiểm điếm hàng hoá hàng hoá lên toa xe, hàng hoá có sự cố lập biên bản giao cho thư ký hoặc trực ban hoá vận làm biên bản thương vụ kiểm tra thiết bị toa xe khi kéo ra và ký nhận với chủ hàng. c, Chế độ làm việc của bộ phận hoá vận: Làm việc theo ban kíp, chế độ 3 ban có thay nghỉ Thứ tự Tên chức danh Chế độ làm việc 1 Trực ban hoá vận 12/ 24 2 Thư ký hoá vận 12/ 24 3 Hoạch toán hoá vận 8/ 16 4 Đôn đốc giao nhận bảo quản 12/ 24 II- Tác nghiệp hoá vận ở ga: 1, ý nghĩa của công tác tổ chức luồng hàng: Tổ chức luồng hàng là biện pháp công tác quan trọng để thực hiện hoặc vận chuyển hàng hoá là cương lĩnh của ngành vận tải đường sắt Trong ngành vận tải đường sắt thì kế hoạch vận chuyển là cương lĩnh của ngành. Vì vậy khi lập kế hoạch vận chuyển hàng hoá phải quán triệt các yêu cầc sau: a, Kế hoạch phải thể hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế quốc dân. b, Phải đảm bảo phân phối hợp lý số xe vận dụng cho các ngành cơ quan, chủ hàng để hoàn thành tốt kế hoạch vận chuyển các loại hàng theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. c, Phải sử dụng năng lực hợp lý thông qua và năng lực chuyên chở hiện có của ngành. d, Ra sức nâng cao năng lực vận doanh của toa xe, tức là nâng cao năng lực vận tải và dung tích toa xe Để nâng cao chất lượng vận tải hàng hoá và nâng cao chỉ tiêu nêu trong từng tác nghiệp cụ thể ta phải tiến hành xác định thời gian tác nghiệp bằng phương pháp bấm giờ. Qua theo dõi thực tế nhiều lần để được kết quả thời gian trung bình tiêu hao nhiều hay ít căn cứ vào đó để quy định thời gian cho từng tác nghiệp và khi lập biểu quá trình tác nghiệp và khi lập biểu quá trình tác nghiệp kỹ thuật còn căn cứ vào các yếu tố : Thời gian tiêu hao cho từng tác nghiệp, trình độ năng lực của từng chức danh Điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi hay khó khăn Ngoài ra còn phải dựa trên cơ sở thực tế từng loại hàng và phương pháp làm việc kết hợp với kinh nghiệm sản xuất hàng ngày để lập biểu tác nghiệp kỹ thuật 2, Tác nghiệp đối với một lô hàng đi, đến ga: a, Tác nghiệp đối với một lô hàng đi: Chủ hàng làm giấy xin cấp xe Trực ban hoá vận báo điều độ xin cấp xe Dồn xe vào đường xếp dỡ Kiểm tra toa xe Kiểm tra hàng hoá: điều kiện bao bọc xếp dỡ Xếp hàng lên toa Kiểm điếm hàng Niêm phong toa xe Báo xếp xong cho trực ban chạy tàu, trực ban hoá vận Lấy xe về địa điểm tập kết Tính thu cước phí tạp phí Viết hoá đơn giử hàng Đăng ký vào sổ hàng đi Giao giấy tờ vận đơn cho rưởng tàu Qua theo dõi tình hình thực tế và tham khảo ý kiến của các nhân viên trong tổ hoá vận ga vói các chú, cácbác trong đội xếp dỡ ga qua bấm giờ. Em lập được biểu tác nghiệp lô hàng đi, đến ga như sau: Biểu bấm giờ với một lô hàng đi Thứ tự Tên tác nghiệp Chức danh Thời gian tác nghiệp 1 Chủ hàng xin cấp xe Chủ hàng 5' 2 TBHV báo điều độ Trực ban hoá vận 5' 3 Dồn xe vào đường xếp dỡ Tổ dồn 15' 4 Kiểm tra toa xe Đôn đốc giao nhận bảo quản 5' 5 Kiểm tra hàng hoá Đôn đốc giao nhận bảo quản 5' 6 Xếp hàng lên toa Công nhân xếp dỡ 120' 7 Kiểm điểm hàng Đôn đốc giao nhận bảo quản 5' 8 Niêm phong toa xe Chủ hàng - Đôn đốc giao nhận bảo quản 5' 9 Báo xếp xong cho TB và tổ dồn Đôn đốc giao nhận bảo quản 15' 10 Lờy xe về địa điểm tập kết Tổ đồn 5' 11 Tính và thu cước phí Hoạch toán 5' 12 Viết hoá đơn giửi hàng Thư ký 5' 13 Đăng ký vào sổ hàng đi Hoạch toán 5' 14 Giao giấy tờ vận đơn với trưởng tàu Thư ký 5' 15 Tổng 200' b)Tác nghiệp đối với một lô hàng đến ở ga : Kiểm tra niêm phomg kẹp chì, số hiệu toa xe đến Tiếp nhận giấy tờ vận đơn với trưởng tàu Vào sổ hàng đến Báo tin này đến cho chủ hàng Báo tổ công nhân chuyển bị dỡ hàng Dồn xe vào đường xếp dỡ Dỡ hàng Vệ sinh toa xe Báo trực ban và tổ dồn dỡ hàng xong Kéo xe ra Biểu bấm giờ với một lô hàng đến Thứ tự Tên tác nghiệp Chức danh Thời gian tác nghiệp 1 Kiểm tra niêm phong kẹp chì, số hiệu toa xe Thư ký 5' 2 Tiếp nhận vận đơn với trưởng tàu Thư ký 5' 3 Vào sổ hàng đến Hoạch toán 5' 4 Báo tin hàng đến Hoạch toán 5' 5 Báo công nhân chuẩn bị dỡ hàng Đôn đốc giao nhận bảo quản 5' 6 Dồn xe vào đường xếp dỡ Tổ dồn 15' 7 Dỡ hàng Công nhân xếp dỡ 150' 8 Vệ sinh toa xe Công nhân xếp dỡ 5' 9 Báo trực ban và tổ dồn dỡ hàng xong Đôn đốc giao nhận bảo quản 5' 10 Kéo xe ra Tổ dồn 15' 11 Tổng 215' III- Tác nghiệp hoá trường: 1, Mục đích và ý nghĩa: Biện pháp quản lý tổ chức hoá trường là đảm bảo năng lực làm việc, sử dụng kho bãi có hiệu quả cao, phù hợp với thực tế của ga an toàn hàng hoá an toàn lao động giao nhận thuận tiện không bị nhầm lẫn taọ điều kiện xếp dỡ nhanh, thuận lợi cho chủ hàng , cho nhà ga Quản lý hoá trường kho, bãi tốt sẽ phát huy được năng lực của hoá trường một cách có tính toán và khoa học nắm được chất lượng thiết bị khả năng thiết bị và kho bãi.Từ đó phân chia các tác nghiệp cho kho bãi,đường hoá trường được tốt đúng với k hả năng sẵn có của nó Hoá trường và kho bãi là nơi tác nghiệp hầu hết chứa hàng hoá thiết bị vận tải. Vì vậy quản lý hoá trường kho bãi cần phải rút ngắn thời gian đưa lấy xe rút ngắn thời gian giao nhận hàng hoá và phải thuận lợi cho mọi tác nghiệp Lợi dụng tối đa do khả năng thiết bị Không lãng phí chồng chéo gây cản trở lẫn nhau Phải đề ra những biện pháp ngăn ngừa các sự cố tai nạn có thể xẩy ra, nếu có xẩy ra phải có biện pháp sử lý giải phóng nhanh Hoá trường là một bộ phận của nhà ga là nơi bắt đầu cũng là nơi kết thúc quá trình chuyên chở hàng hoá. Hoá trường còn là nơi giao tiếp giữa vận tải đường sắt và các phương tiện vận tải khác cho nên muốn xây dựng công tác hoá trường được thuận lợi an toàn cần có các loại thiết bị: Đường dùng để xếp dỡ, đường dùng để gá xe, đường để chứa xe hàng nguy hiểm, đường dùng để sửa chữa toa xe hỏng, đường để dồn xe và đầu máy đi lại Đường ô tô dùng để cho xe ra vào hoá trường nhận hàng hoá từ toa xe hoặc từ kho bãi Kho ke bãi dùng để chứa và bảo quản hàng hoá trước khi xếp và sau khi dỡ Thiết bị xếp dỡ còn phải bố trí các loại cần trục, máy nâng, cẩu hàng các loại phương tiện thô sơ, các laọi thiết bị phòng hoá vận, chiếu sáng, cân hàng. 2, Nguyên tắc: Phải đảm bảo an toàn tiện lợi nâng cao hiệu quả sử dụng các loại thiết bị rút ngắn thời gian đỗ đọng toa xe Nguyên tắc bố trí các thiết bị hoá trường kho ke bãi như sau: Kho hàng cần bố trí ở địa hình cao gần đường ô tô, quản lý trông coi dễ dàng Ke bố trí bên cạnh bãi hàng nặng vì xe thường để xếp dỡ các loại hàng tự chạy và xếp dỡ hàng nặng cho nên phải có phạm vi để cần trục hoạt động Bãi hàng thường dùng để chứa các loại hàng không sợ mưa nắng, hàng dời nên đặt ở cuối chiều gió để tránh bụi và độc hại Kho hàng nguy hiểm nên đặt xa khu nhà ở, xa khu dân cư nên đặt ở cuối chiều gió nên đặt cách biệt với các kho bãi khác ít nhất là 50m Đường xếp dỡ phải phù hợp với khối lượng hàng hoá cần xếp dỡ thuận lợi cho việc dồn xe, ít giao cắt và tạo nhiều tác nghiệp song trùng Đường ô tô phải bố trí sao cho ít giao cắt với đường cắt tiện lợi trong việc giao nhận hàng. Thiết bị xếp dỡ phải căn cứ vào khối lượng và tính chất loại hàng mà bố trí loại hình thích hợp. Các thiết bị dùng để chuyên chở các loại hàng hoá đặc biệt như thiết bị chuyên chở xúc vật toa xe lạnh thì nên bố trí một khu riêng. Thiết bị chiếu sáng phòng hoả phòng chống báo lũ thì phải bố trí tại địa điểm xung yếu để ứng cứu kịp thời. Phòng hoá vận phòng bảo vệ thì nên bố trí gần cổng ra vào để thuận tiện việc giao dịch kiểm soát ngoài vấn đề hoá trường phải đảm bảo phù hợp với công tác chạy tầu, phù hợp với điều kiện việc dồn dịch được nhanh chóng đảm bảo an toàn. Thuân tiện cho việc bảo quản và quản lý hoá trường kho bãi 3, Thiết bị hoá trường ở ga: Ga Văn Điển có 2 khu vực hoá trườngdùng để xếp dỡ hàng hoá trường đó là hoá trường 1 và 4 Diện tích cụ thể 2 hoá trường này là Hoá trường 1( nằm cạnh đường 1 ) Chiều dài sửa dụng 90m Chiều rộng 15m Diện tích sửa dụng 750m2 Hoá trường 2 (nằm cạnh đường 4) Chiều dài sửa dụng 100m Chiều rộng 4m Diện tích sửa dụng 400m2 Một kho hàng dùng để chứa đạm gồm 3 phòng tổng diện tích 200m2 S hoá trường = hoá trường 1+ hoá trường 4= 750+400=1150m2 4, Sơ đồ hoá trường: 5, Tính toán diện tích kho bãi áp dụng công thức Q. a. t Skho = ( 1 + b) m2 365 . P Trongđó: Q: khối lượng vận chuyển hàng trong năm a: hệ số mất cân đối của hàng hoá vận chuyển t : thời gian bảo quản hàng hóa P: cường độ chất đống hàng b:hệ số diện tích phụ Các mặt hàng chủ yếu xếp dỡ ở ga Văn Điển đều được xếp dỡ ở hoá trường của chủ hàng do dó ta chỉ xét đến các mặt hàng dỡ tại ga . Sau đây là biểu khối lượng các mặt hàng đó xếp dỡ ở ga quí IV- 2001 Tên hàng Ngày bình quân(tấn) Ngày cao điểm(tấn) Tổng khối lượng quí IV- 2001 Xi măng 31 60 2600 Đạm 28 58 1300 Vỏ chai 30 49 1000 Cám 30 41 1000 Hàng khác 3000 Cộng 119 208 8900 Do đó ta có hệ số không cân đối của hàng hoá vận chuyển đến dỡ ở ga là a = 1,7 Với khối lượng hàng hoá đi đến và các bố trí hoá trường, kho của từng loại hàng thì ta thấy được đa số các loại hàng ở bãi có cường độ chất đống P= 0,4 T/m2 Thời gian bảo quản bình quân của hàng là 1,5 ngày Hệ số của bãi là = 0,6 Hệ số của kho là = 0,8 7600.1,7.1,5 Sbãi = (1 + 0,6) = 852m2 < 1150m2 91.0,4 1300.1,7.1,5 Skho đạn = (1 + 0,8) = 164m2 < 200 m2 91.0,4 Như vậy hoá trường ở ga Văn Điển đủ đáp ứng được cho khối lượng hàng hoá đi đến trong quí IV-2001 Chiều dài đường xếp dỡ có công thức tính như sau: Q. a.l Lxd = (m) 365.q.k l: chiều dài toàn bộ toa xe(m) q: trọng tải tĩnh bình quân toa xe hàng(tấn) k: số lần đưa lấy xe trong một ngày đêm Theo khối lượng hàng xếp dỡ ở ga ta xác định được số lần đưa lấy xe là k=2 Trọng tải bình quân toa xe hàng q=31 Chiều dài toa xe hàng l=13 8900.1,7.13 L xd = = 35m 91.30. 2 Như vậy chiều dài đường xếp dỡ của ga đáp ứng được trong quí IV-2001 Chương III biện pháp tổ chức thực hiện của ga I- Biện pháp tổ chức: Tổ chức đánh giá chính xác năng lực xếp dỡ ở kho bãi Phải liên tục có các thông báo về tình hình xếp dỡ hàng hoá ở ga để hạt và xí nghiệp liên hợp có biện pháp chỉ đạo điều chỉnh giá cước phù hợp với khối lượng thay đổi nhằm thu hút luồng hàng vận chuyển Tiến hành theo dõi tình hình sản xuất các tổ, các ban từng ngày để có biện pháp thưởng phạt kịp thời Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện thu chi nhằm giảm chi tới mức tối đa, làm tăng ngân sách cho ngành đường sắt Giải quyết các sự việc xảy ra Những trường hợp sau đây thường xẩy ra trong quá trình chuyên chở a, Đường sắt dỡ hàng vắng chủ hàng Trên mạng lưới đường sắt trong cả nước nếu tính từ khi hết kỳ hạn lĩnh hàng thì đường sắt có quyền di chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khácđể đảm bảo công việc được an toàn liên tục. Nếu hàng hoá ở trên toa xe thì sau 12 giờ tính từ khi chính chức báo tin cho chủ hàng mà chủ hàng không đến nhận thì được dỡ hàng xuống và coi như dỡ hàng vắng chủ để giải phóng toa xe Đường sắt phải chịu trách nhiệm quản lý số hàng đó cho đến khi giao cho chủ hàng. Chủ nhận khi đến nhận hàng phải trả cho đường sắt mọi chi phí phát sinh khi dỡ hàng và bảo quản hàng hoá. b, Hàng coi như bị mất : Những hàng hoá quá kỳ hạn chuyên chở 60 ngày đối với hàng thông thường, 15 ngày đối với hàng dễ hư hỏng mà đường sắt chưa làm thủ tục báo tin hàng đến cho chủ hàng thì chủ hàng coi như hàng bị mất có quyền ưu cầu đường sắt bồi thường.Nếu hàng hoá sau khi đã bồi thường lại tìm thấy được hoặc mới chuyên chở đến ga đến thì chủ hàng phải nhận lại và hoàn lại tiền bồi thường cho đường sắt nhưng đương sắt phải bồi thường tiền chở chậm và bồi thường hao hụt (nếu có) c, Khai sai tên hàng Khai sai tên hàng có thể nhằm ba mục đích Khai sai tên hàng để hưởng giá cước thấp hơn Khai sai tên hàng để chuyên chở hàng nguy hiểm Khai sai tên hàng để chuyênchở hàng mà nhà nước cấm lưu thông Cách giải quyết như sau: Khai sai tên hàng để hưởng giá cước hạ thì dù hàng lẻ hay nguyên toa thỉ đường sắt vẫn tiếp tục chở đến ga đến rồi tính lại tiền cước để thu phần chêch lệch vá tiền phạt khai sai tên hàng. Khai sai tên hàng để chuyên chở hàng nguy hiểm (như thuốc nổ, bom)nếu phát hiện ở ga đi thì không nhận chuyên chở, nếu phát hiện ở ga dọc đường thì phải dỡ xuống ga gần nhất phải trước. Điều chỉnh tiền cước để thu chêch lệch tiền phạt khai sai tên hàng theo từng loại hàng nguy hiểm trả lại tiền cước trên đoạn đường chưa đi. Nếu phát hiện ở ga đến thì thu tền cước chêch lệch và tiền phạt khai sai tên hàng nguy hiểm. Hàng nguy hiểm thông thường thì đường sắt tiếp tục chở đến ga đến thu tiền cước chêch lệch và tiền phạt theo loại hàng nguy hiểm. Khai sai tên hàng để chuyên chở loại hàng mà nhà nước cấm lưu thông khi phát hiện đường sắt giao cho cơ quan chức năng giải quyết. Nếu phát hiện ở dọc đường hoặc ở ga đến thì thu tiền cước chêch lệch tiền phạt khai sai tên hàng đối với loại hàng hoá có thể là hàng nguy hiểm có thể là hàng thông thường trả lại tiền cước trên đoạn đường chưa đi. Tất cả các khoản chi phí phát sinh thì chủ hàng đều phải trả. d, Hàng khai sai trọng lượng Đối với hàng lẻ thì đường sắt tiếp tục chuyên chở đến ga mà không thu một khoản nào cả. Đối với hàng nguyên toa trong quá trình chuyên chở phát hiện trọng lượng thực tế khai sai ở mức không quá 5% trọng tải kỹ thuật toa xe không được phép chuyên chở đường sắt tiếp tục chở đến ga và thu thêm của chủ hàng tiền cước trọng lượng hàng xếp thừa, tiền phạt khai sai trọng lượng tiền phí trả cân hàng xác định trọng lượng tiền xếp dỡ hàng hoá (nếu có) Nếu phát hiện trọng lượng thực tế của hàng hoá ở mức khai sai quá 5% trọng tải kỹ thuật toa xe được phép chuyên trở đường sắt phải dỡ xuống trọng lượng bội tải và thông báo cho chủ gửi yêu cầu cho biết cách giải quyết. Nếu chủ gửi yêu cầu tiếp tục chuyên chở đến ga đến đường sắt lập biên bản thương vụ kèm theo giấy gửi hàng để gửi đến ga đến. Trường hợp này chủ hàng phải trả cho đường sắt tiền phạt khai sai trọng lượng hàng hoá, tiền xếp dỡ và tiền cước số hàng hoá xếp bội tải đã dỡ xuống xếp lên toa khác tiếp tục chở đến ga đến. Nếu ga đến phát hiện chủ hàng khai sai trọng lượng thực tế của hàng, thu tiền phạt khai sai trọng lượngvà các chi phí (nếu có). e, Trường hợp huỷ bỏ chuyên chở Chủ gửi có quyền yêu cầu đường sắt cho huỷ bỏ chuyên chở hàng hoá kể cả trường hợp chủ gửi đã giao hàng cho đường sắt hàng đã xếp lên toa nhưng chưa nối vào đoàn tầu xuất phát ở ga gửi, chủ gửi phải có giấy yêu cầu huỷ bỏ kèm theo bản sao giấy gửi hàng (nếu đường sắt đã giao cho chủ gửi). Sau khi nhận được giấy yêu cầu huỷ bỏ chuyên chở đường sắt phải khẩn trương làm các thủ tục huỷ bỏ theo quy định và thu của chủ gửi các khoản sau: Thủ tục phí thay đổi và tiền phạt thay đổi xe nguyên toa. Tiền lưu kho bãi (nếu có) tính từ khi đưa hàng vào ga đến ngày chuyên chở. Tiền bảo quản (nếu có) tính từ khi đường sắt nhận chở dến khi giao lại hàng cho chủ gửi (nếu hàng có áp tải thì chỉ thu tiền lưu kho bãi). Tiền phạt đọng toa xe (nếu có) tính từ khi đưa xe vào điểm xếp hàng đến khi chủ gửi trả lại toa xe rỗng cho đường sắt. Tiền dồn xe và điều động xe rỗng (nếu phải điều động xe từ nơi khác đến). Các khoản chi phí phát sinh khác: Đường sắt hoàn lại tiền cước cho chủ hàng sau khi khấu trừ các tiền thu mà ở trên đã nêu. g, Giải quyết khi bị tắc đường: Gặp trường hợp do tai nạn giao thông , do thiên tai định hoạ mà đường sắt bị tắc ghẽn thì giải quyết như sau: Đường sắt báo tin cho chủ gửi địa điểm tắc đường và dự kiến thời gian thông đường rồi yêu cầu ý kiến và giải quyết của chủ gửỉ Sau 4 ngày đối với hàng dễ hư hỏng, động vật sống hàng lỏng chở trong toa xe thùng. Sau 7 ngày đối với loại hàng khác. Nếu chủ gửi không có ý kiến thì đường sắt giải quyết tiếp như sau: Đối với hàng rễ hư hỏng, động vật sống thì coi như hàng không có người nhận. Đối với hàng thông thường thì để nguyên trên toa xe chờ thông đường tiếp tục chuyên chở đến ga đến trong trường hợp thời gian tắc đường ngắn Nếu thời gian tắc đường kéo dài mà không chuyên chở hàng quay lại được thì coi như hàng không có người nhận. Mọi sự hao hụt biến chất trong thời gian đường sắt đã báo cho chủ gửi thì đường sắt không phải chịu trách nhiệm nữa, mà khi chủ hàng đến nhận hàng cần phải thanh toán tiền bảo quản, tiền đọng xe. Tiền cước nếu do lỗi đường sắt thì đường sắt phải hoàn lại tiền cước trên đoạn đường từ ga dỡ hàng đến ghi trên giấy gửi hàng. Nếu không do lỗi đường sắt thì đường sắt chỉ phải hoàn trả lại tiền cước cho chủ hàng từ ga tầu bị tắc cho đến ga đến ghi trên giấy gửi hàng. Cả hai trường hai trường hợp đường sắt không thu hồi cước quay trở lại. Tiền tạp phí do lỗi đường sắt hay không do lỗi đường sắt đều không thu tiền thủ tục phí và tiền phạt thay đổi kế hoạch sử dụng toa xe. Các tiền xếp dỡ về chuyển tải và các chi phí phát sinh khác thì nếu do lỗi đường sắt thì chủ hàng không phải trả nếu không do lỗi đường sắt thì chủ hàng phải trả. II- Biện pháp thực hiện : Khối lượng nhiệm vụ quí IV-2001 xây dựng cao hơn quí IV- 2000, quí I+II-2001 nhưng do thời gian thực hiện kế hoạch lại vào mùa khô nên kế hoạch phục vụ tương đối thuận lợi. Để các tác nghiệp phục vụ sản xuất trong quí IV năm nay nhà ga cần phải thực hiện tốt một số yêu cầu sau 1, yêu cầu về hàng hoá: Nhu cầu vận chuyển của chủ hàng là rất lớn song do khối lượng đó lại biến động thất thường. Do vậy phòng hoá vận và phòng nghiệp vụ kỹ thuật phải thường xuyên kết hợp tìm hiểu nắm chắc tình hình xếp dỡ của các chủ hàng hàng ngày để có biện pháp xin tập trung xe xếp kịp thời đáp ứng nhu các tình hình sản xuất của nhà máy Phân lân hàng ngày để lãnh đạo ga có biện pháp sử lý kịp thời khi có biến động của khối lượng hàng hoá xếp dỡ Tổ chức cấp xe xếp kịp thời vào hoá trường giải phóng xe nhanh nhằm giảm thời gian một lần tác nghiệp hàng hoá bình quân, giảm chi phí cho ngành Bộ phận hoá vận tổ chức chuẩn bị bạt, dây các dụng cụ gia cố cần thiết khác sẵn sàng phương án xếp hàng bằng các loại xe thay thế. Tổ chức đôn đốc xếp dỡ sát sao với các đợt xếp dỡ có khối lượng lớn, dồn dập Tổ chức việc làm vệ sinh toa xe, phối hợp với trạm sửa chữa toa xe cùng làm việc đảm bảo đủ toa xe có trạng thái kỹ thuật tốt không để xảy ra các sự cố thương vụ. Đôn đốc giám sát chặt chẽ đối với công tác làm thủ tục cho toa chở hàng đi đảm bảo toa xe hàng đi nhanh chóng đầy đủ thủ tục để tiến hành lập tàu. Móc vào các đoàn tàu dài giảm thời gian lập tàu để gửi các toa xe xếp hàng đi. Công tác phòng chống cháy nổ phải được nâng cao cảnh giác sẵn sàng xử lý kịp thời khi xảy ra tai nạn. 2, Biện pháp xếp dỡ hàng hoá: Trước khi xếp dỡ toa xe đã đỗ hẳn và được phanh chèn cẩn thận, cắm cờ phòng vệ. a, biện pháp xếp : Đối với hàng xếp bao kiện toa xe thùng thì phải xếp từ trong ra ngoài, từ thấp lên cao mà ngay ngắn khi xếp ra đến cửa xe thì phải để chừa chỗ cho việc đóng mở cửa toa xe. Đối với hàng lẻ xếp khít khao làm sao lợi dụng được dung tích trọng tải của toa xe tránh xếp hàng nguy hiểm và hàng không nguy hiểm với nhau hàng dễ hỏng và hàng không dễ hỏng... b, Biện pháp dỡ : Biện pháp dỡ hàng bao kiện dỡ từ trên cao xuống thấp từ ngoài vào trong để đảm bảo độ an toàn cho người và hàng hoá. Biện pháp dỡ hàng lẻ khi dỡ hàng phải chú ý các mặt hàng khác xung quanh để tránh tai nạn. 3. Biện pháp kinh tế : Phải liện tục có các thông báo tình hình xếp dỡ hàng hoá ở ga để cho hạt vận chuyển và Xí nghiệp Liên hợp có biện pháp chỉ đạo điều chỉnh giá cước phù hợp khi khối lượng vận chuyển hàng hoá thay đổi, nhằm thu hút luồng hàng vận chuyển. Tận dụng chuyên chở hàng chiều rỗng bằng cách giảm giá cước để thu hút luồng hàng vận chuyển. Giảm giá cước đối với các chủ hàng vận chuyển bằng đường sắt có khối lượng lớn trong suốt năm. Kết luận và kiến nghị I- Kết luận: Qua một thời gian xây dựng đề án " Tổ chức công tác hoá vận ga Văn Điển quí IV-2001". Từ khi nhận đề tài đến khi lấy số liệu cụ thể kết hợp với những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt trong nhà trường cùng với sự hướng dẫn quí báu của thầy giáo "Hoàng Hải Tiến", các cô trong phòng Hoá vận ga Văn Điển, đến nay em đã hoàn thành được đề án về "Tổ chức công tác hoá vận ga Văn Điển quí IV-2001". Tuy nhiên do năng lực bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, em rất kính mong toàn thể thầy cô giáo và các bạn giúp đỡ bổ khuyết thêm. Sự góp ý của các thầy cô và các bạn sẽ là vô cùng hữu ích giúp em bước vào sự nghiệp tự tin hơn. Cũng qua bản Thuyết minh đề án tốt nghiệp này, em xin trân thành bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến toàn thể các thầy cô giáo đã đem hết tâm huyết nghề nghiệp truyền đạt kiến thức cho em trong suốt hai năm qua. Qua thời gian xuống hiện trường thực tế ở ga lấy số liệu cùng với những nội dung được xây dựng trong đề tài, em rút ra một số kết luận như sau: Ga Văn Điển, từ tháng 2 - 2001, được kí quyết định lên ga hàng hoá hạng 2 thuộc khu đầu mối Hà Nội - Sài Gòn. Do đó có khối lượng vận chuyển tương đối lớn, ở đây chủ yếu là hàng đến, ngoài số lượng xếp dỡ tại ga còn có nhiệm vụ trung chuyển hàng hoá thông qua. Như vậy ga Văn Điển giữ một vai trò quan trọng trong ngành. Để hoàn thành kế hoạch vận chuyển hàng hoá đòi hỏi đội ngũ công nhân viên của nhà ga phải không ngừng học hỏi nâng cao chất lượng trình độ năng lực sử dụng tốt trang thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả lao động áp dụng các biện pháp tiên tiến để giảm bớt cường độ lao động mà vẫn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Trang thiết bị của ga phải không ngừng nâng cao, cải tiến. Hệ thống tổ chức hoá vận phải phù hợp với khối lượng công tác, xây dựng quá trình tác nghiệp hàng hoá. Tổ chức quản lý sử dụng các trang thiết bị phục vụ hoá vận, sử dụng nhân lực phù hợp với trình độ, năng lực phù hợp với chuyên môn công tác của từng chức danh. II -Kiến nghị: Trong cơ chế thị trường hiện nay để phục vụ vận chuyển hàng hoá được nhanh chóng cũng như với phương châm khách hàng là thượng đế ngoài công tác vận chuyển hàng hoá phải nhanh chóng thủ tục vận chuyển không rườm rà, công tác xếp dỡ hàng kịp thời đảm bảo không rơi vãi hư hỏng, mất mát. Thay đổi phương pháp xếp dỡ thủ công sang cơ giới hoá. Tiếp tục dỡ hàng xuống ô tô nhanh chóng, không để ô tô ứ đọng ở bãi nhiều.Do vậy ga Văn Điển còn một số việc phải nhanh chóng khắc phục: Khu vực bãi hàng 1 và bãi hàng 4 cần phải tu sửa, nâng cấp bề mặt bãi để khi mưa to, lũ lụt cũng không ảnh hưởng đến công tác xếp dỡ mà vẫn đảm bảo an toàn nhanh chóng. Xây dựng thêm nhà kho để phục vụ cho việc xếp dỡ các mặt hàng sợ ẩm ướt. Hệ thống chiếu sáng ở các đường 1 và đường 4 vẫn còn hạn chế cần phải tăng cường mắc thêm đèn pha ở đây vì nếu không sẽ khó khăn cho việc trông coi bảo quản các xe hàng về ban đêm. Trên đây là một số kiến nghị cơ bản mà ga cần phải đầu tư giải quyết, nâng cấp và sửa chữa để giúp cho việc nâng cao được năng xuất lao động. Hà Nội, tháng 9 năm 2001. Học viên Đỗ Đức Lương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV557.doc