- Khảo sát, đánh giá và phân loại khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp chế biến và quy hoạch lại hệ thống cơ sở chế biến, kho lạnh. Tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh thuỷ sản, gắn sản xuất - chế biến với thị trường, bên cạnh các cơ sở chế biến có các xí nghiệp cung ứng, dịch vụ.
- Các đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản nên áp dụng mô hình kinh doanh:"sản xuất – mua gom - chế biến – tiêu thụ" đã được một số doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng thành công. Xây dựng mạng lưới bán thuỷ sản tươi và chế biến đạt tiêu chuẩn về: chủng loại, chất lượng, quy cách, vệ sinh thực phẩm, hệ thống bảo quản (quầy lạnh và kho lạnh). các doanh nghiệp, thương nhân tích cực tìm kiếm nguồn thủy sản từ nhiều địa phương trong cả nước để bổ sung cho cơ cấu, chủng loại thủy sản thêm phong phú, đa dạng.
- Tiếp tục xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất chế biến thủy sản sạch. Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào sản xuất trên quy mô lớn các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, đồng thời gắn với các đơn vị chế biến để nghiên cứu sản xuất những mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Tập trung đổi mới bảo quản sau thu hoạch và khâu vận chuyển.
- Tăng cường và mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về xúc tiến thương mại. Đặc biệt là đào tạo về luật lệ và các chính sách kinh tế - thương mại quốc tế và của các nước.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức quản lý Nhà nước phù hợp với đặc điểm của sản xuất, chế biến và kinh doanh thuỷ sản.
81 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Triển vọng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sinh thái, đây được coi là hình thức xúc tiến xuất khẩu thủy sản thiết thực nhất và cũng rất hiệu quả. Thực tế hiện nay, hệ thống này còn ít được coi trọng ở nước ta, rất ít doanh nghiệp nuôi thuỷ sản theo quy trình thủy sản sinh thái. Hệ thống truy nguyên nguồn gốc đòi hỏi phải được xây dựng từ khâu nuôi trồng, đánh bắt đến khi trở thành sản phẩm xuất ra thị trường thì Việt Nam chưa làm được. Đây là một điểm yếu làm giảm giá trị của hàng thủy sản và làm hàng thủy sản Việt Nam khó khăn hơn trong việc tiếp cận với thị trường EU.
- Những hạn chế tồn tại về phía các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trong những năm qua, nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước có xu hướng giảm.
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào EU có lợi thế so với các nước châu Phi, Thái Bình Dương và Caribê, cũng như một số nước Đông Âu. Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm thương trường, kiến thức hiểu biết về luật lệ, văn hóa kinh doanh của thị trường EU còn hạn hẹp, việc tiếp thị nắm thông tin kinh tế về thị trường EU còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp cảu ta chủ yếu vẫn làm ăn theo phong cách cảu sản xuất nhỏ, chưa phù hợp với truyền thống và tập quán kinh doanh của Châu Âu, ngay cả việc khai thác lợi thế GSP mà EU dành cho Việt Nam cũng chưa biết tận dụng một cách có hiệu quả.
- Nguyên nhân của những hạn chế
Các doanh nghiệp Việt Nam yếu về khâu khai phá thị trường, hiểu biết về thị trường, đối tác và cả người tiêu dùng ở các nước trong Liên minh Châu Âu. Đặc điểm thị trường các nước EU là sự thống trị của dây chuyền phân phối hàng hóa, là những siêu thị lớn, gần như rất ít doanh nghiệp Việt Nam có mối quan hệ tốt với những dây chuyền phân phối này có thể đưa hàng hóa của mình vào.
Bên cạnh khâu nghiên cứu thị trường, cách tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp cũng rất yếu. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn, chủ động tham gia vào các hội chợ lớn ở Châu Âu. Trong khi Phòng Thương mại Châu Âu (Eurocham) là một đầu mối xúc tiến thương mại rất tốt thì các doanh nghiệp cũng không chủ động tiếp cận.
Một thực tế đáng quan tâm nữa là, nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng trong nước là sản phẩm của các công ty liên doanh với nước ngoài, trong khi đó những sản phẩm bán ra nước ngoài lại không liên doanh với ai cả. Các doanh nghiệp Châu Âu khi sang Việt Nam thì lại liên doanh, liên kết trước rồi mới chiếm lĩnh thị trường.
2.4. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị truờng EU
Từ những năm 1980, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường EU dưới một nhàn hiệu chung là Seaprodex. Ngay từ những năm đầu thâm nhập thị trường EU, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu chung với các sản phẩm nông sản khác với số lượng ít nhưng đã gây được cảm tình của người tiêu dùng châu Âu. EU là một trong những thị trường lớn, ổn định, giá tốt nhưng có đòi hởi rất cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là sau những vụ ngộ độc thực phẩm, nên để thu được thành công ở thị trường này, ngành đã xác định không ngừng nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược xúc tiến thâm nhập thị trường. Việt Nam cũng đã thực hiện các chương trình giám sát dư lượng các hoá chất độc hại có trong thủy sản nuôi từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến, giám sát vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ và được EU đánh giá cao. Và cùng với nguồn nguyên liệu nhiệt đới phong phú về chủng loại và khối lượng, chất lượng cao, thủy sản Việt Nam đã hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết để trở thành một đối tác lớn xuất khẩu thủy sản cho bạn hàng EU.
Từ năm 1996 – 1999, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU tăng rất nhanh với tốc độ trung bình hàng năm 54,92% (Theo số liệu thống kê của EU). Trong những năm 2000 – 2002, hoạt động xuất khẩu bị chững lại và có xu hướng giảm sút, sau khi EU tăng cường kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh và hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng các chất này trong sản phẩm. Nhờ những nỗ lực khắc phục của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nông ngư dân Việt Nam, từ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trở lại. N ăm 2003, kim ng ạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 116,7 triệu USD, năm 2004 là 231,5 tri ệu USD, năm 2005 là 367,3 triệu USD, dự kiến năm 2008 sẽ đạt 1,15 tỷ USD. Hàng thuỷ sản Việt Nam là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tư trong số các mặt hàng xuất khẩu vào EU. Số liệu cụ thể trong bi ểu đ ồ 2.6 và bảng 2.7 dưới đây.
Biểu đồ 2.6: Xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vào EU năm 2000 - 2007
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Khèi lîng
Gi¸ trÞ
(Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thuỷ sản)
Bảng 2.7: Xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vào EU
Năm 2000 - 2007
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Kim ngạch (triệu USD)
71,8
90,7
73,7
116,7
231,15
367,3
723,5
920,0
Khối lượng (tấn)
20.290,8
26.659,1
26.612,8
38.186,8
73.459,2
110.911,2
219.967
274.700
(Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thuỷ sản)
2.4.2. Cơ cấu thị trường chính
Thuỷ sản của VN được xuất khẩu sang hầu hết các nước thành viên EU, trong đó có 10 thị trường chính, đạt tỷ trọng khá lớn trong tổng xuất khẩu của VN sang khối thị trường này. Theo số liệu thống kê Hải Quan Việt Nam năm 2006, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của VN sang Bỉ chiếm tỷ trọng lớn nhất (18%) trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2005, đạt 76,48 triệu USD. Theo sau là các thị trường Ðức (16%), Italia (15%), Tây Ban Nha (12%), Hà Lan (10%), Pháp (9%), Anh (9%), BaLan (3%), Bồ Ðào Nha (2%), Ðan Mạch và Hy Lạp (chiếm khoảng 1% mỗi nước).
Bảng 2.8: Kim ngạch XK TS VN sang các thị trường chính EU
Ðơn vị: 1000 USD
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
7 tháng đầu năm 2008
Bỉ
19.812
18.517
18.574
31.935
51.075
76.482
95.231
-
55.696
Ðức
14.448
208
11.750
18.245
44.200
67.812
104.010
145.201
104.915
Italia
13.275
13.075
17.491
23.043
32.123
63.202
98.752
112.75
98.369
Tây Ban Nha
2.599
4.802
5.122
8.262
35.115
53.660
95.736
-
94.806
Hà Lan
-
-
-
-
-
41.028
94.661
110.15
76.462
Pháp
8.399
15.372
12.282
14.599
23.803
38.444
52.147
-
49.004
Anh
11.353
14.796
6.288
14.976
26.347
38.265
44.628
47.8
34.081
Ba Lan
424
130
336
1.101
3.219
13.763
63.527
-
30.732
Bồ Ðào Nha
212
325
244
676
2.277
7.349
14.755
18.2
15.726
Ðan Mạch
627
1.255
1.880
1.880
3.161
5.893
10.172
17,1
10.678
Nguồn:
Bỉ là bạn hàng truyền thống số 1 trong khối EU của thuỷ sản VN. Xét về khối lượng xuất khẩu thuỷ sản sang EU, thì Bỉ đứng vị trí thứ 4 (sau Italia, Tây Ban Nha và Ðức).
Mặt hàng của VN xuất sang Bỉ rất đa dạng như tôm, mực, ghẹ, cá đông lạnh, Bỉ là nước dẫn đầu EU về nhập khẩu tôm đông lạnh VN, cả khối lượng và giá trị.
Ðức là thị trường lớn thứ 2 trong khối EU đối với xuất khẩu thuỷ sản VN.
Ðức còn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 (sau Hà Lan) của VN sang EU với giá trị 4,5 truệu USD năm 2005. Ðặc biệt, Ðức là nước đứng đầu trong 5 nước EU nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản tươi sống của VN với 23.380 USD (năm 2005), theo sau là Ðan Mạch, Pháp, Hungari và Anh.
(Theo
Người Ðức vốn ưa thích sản phẩm thịt, nhưng hiện nay các sản phẩm như thịt bò, gà và lợn đã làm lung lay niềm tin của họ. Vì thế thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong thị trường thực phẩm ở nước này.
Cá tra của VN có mặt ở Ðức cũng như ở các nước châu Âu khác là để thay thế cho cá bơn và một số loài cá thịt trắng khác vốn khan hiếm và ngày càng đắt. Giờ đây, cá tra đã có vị trí ổn định trên thị trường này phần lớn nhờ mức giá cạnh tranh.
Italia là thị trường xuất khẩu thuỷ sản của VN lớn thứ 3 trong khối EU, nhưng lại chiếm thị phần lớn nhất về khối lượng xuất khẩu của VN sang khối thị trường này.
Mặc dù gặp trở ngại về rào cản kỹ thuật của EU trong các năm trước, nhưng khối lượng xuất khẩu sang Italia đã tăng liên tục từ năm 2000 trở lại đây. Italia vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là nước sản xuất tương đối lớn ở châu Âu.
Tây Ban Nha là thị trường lớn nhất EU. Xuất khẩu thuỷ sản của VN sang thị trường này có xu hướng tăng liên tục trong các năm qua cả về khối lượng và giá trị. Hơn nữa, thị trường này cũng dẫn đầu về nhập khẩu về cá đông lạnh của VN.
Theo Tổ chức tiếp thị thuỷ sản Tây Ban Nha (FROM), xu hướng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nuôi và đặc biệt là thuỷ sản đông lạnh hiện nay đang gia tăng. Các sản phẩm thuỷ sản nuôi của Tây Ban Nha đang có xu hướng tăng trưởng.
Hà Lan là một thị trường mạnh trong khối EU. Hà Lan là một trong các nước khai thác thuỷ sản hàng đầu châu Âu và thế giới. Tuy nhiên việc cắt giảm hạn ngạch và tổng sản lượng được phép khai thác đã khiến cho Hà Lan phải chuyển hướng sang nhập khẩu thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về nguyên liệu cho chế biến và tiêu thụ.
Xuất khẩu thuỷ sản của VN sang thị trường này đã tăng mạnh vào năm 2005 nguyên nhân là do Hà Lan tái xuất khẩu nhiều và thị trường trong nước nhỏ. Hà Lan dành được vị trí số 1 về kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU. Một lợi thế của thị trường này là Chính phủ Hà Lan có kế hoạch mở rộng cảng Rotterdam với những khu thương mại đầu tiên sẽ đi vào hoạt động năm 2010. Việc vận chuyển hàng thuỷ sản qua Hà Lan sẽ có nhiều lợi thế vì dịch vụ hải quan ở nước này khá linh hoạt. Hơn nữa, Hà Lan đã đưa vào sử dụng hệ thống mới theo đó có thể hoãn nộp thuế hải quan khi nhập khẩu hàng hoá vào EU bằng cách lưu hàng trong các kho chờ nộp thuế hải quan. Ngay khi chuyển hàng đi, DN nhập khẩu phải trả thuế nhập khẩu.
Khác với các nước thành viên khác của EU, Hà Lan áp dụng cơ chế cho phép không phải nộp thuế VAT khi nhập khẩu mà nộp khi hàng hoá đã lưu thông tự do ở EU và thuế được trả dần theo tháng hoặc quý.
Pháp: Xuất khẩu thuỷ sản của VN sang Pháp tăng khá vững chắc trong nhiều năm trở lại đây . Mặc dù khối lượng xuất khẩu vào đây thấp hơn hẳn so với thị trường Hà Lan, nhưng giá trị không thua kém nhiều điều này cho thấy tỉ trọng của các mặt hàng chế biến giá trị gia tăng xuất khẩu sang thị trường Pháp cao hơn. Theo báo cáo mới nhất của Ofimer 2007 (Tổ chức chịu trách nhiệm thúc đẩy tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường PhápTiêu thụ sản phẩm chế biến từ surimi tăng lên mạnh nhất. Ðây là sản phẩm ưa thích của người Pháp, cũng như sản phẩm chế biến và bao gói thuận tiện, ăn liền, không xương, không da,..
Anh: Là thị trường đầy tiềm năng, tăng trưởng thuỷ sản 6% trong năm tài khoá 2005-2006. Vì lý do sức khoẻ người tiêu dùng nước này đã quan tâm nhiều hơn đến thuỷ sản, nhất là thuỷ sản tươi sống và ướp đá. Xuất khẩu thuỷ sản của VN sang thị trường này đã tăng rất mạnh trong hai năm gần đây. So với mức năm 2003, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của VN sang thị trường này tăng 76% năm 2004 và tăng 155% năm 2005.(Theo Tổng cục hải quan).
Ba Lan : Tuy mới gia nhập EU năm 2004, nhưng vốn đã là thị trường xuất khẩu thuỷ sản tương đối lớn của VN. Sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là các mặt hàng cá đông lạnh.
2.4.3. Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản chính
Sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam của EU chủ yếu là cá, tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ, đồ hộp. Trong giai đoạn từ 2000-2001, mặt hàng có khối lượng nhập khẩu lớn nhất của EU từ Việt Nam là tôm đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh năm 2000 đạt 38,6 triệu đôla, năm 2001 - 43,6 triệu đôla. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam có giảm sút, chỉ còn 15,7 triệu đôla. Thời gian đó, một số lô tôm đông lạnh của Việt Nam xuất sang EU bị phát hiện có dư lượng kháng sinh cao quá mức cho phép và bị huỷ, gây thiệt hại lớn cho nhà xuất khẩu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến bàn ăn được công bố trong Sách Trắng của EU đối với thực phẩm chế biến nhập khẩu. Thực hiện chính sách bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng EU quy định “cấm” sử dụng 16 loại hoá chất trong đó có chloramphenicol và nitrofuran có trong thực phẩm, tức phải hiểu là “dư lượng kháng sinh bằng 0”. Trong thực tế EU cho phép dư lượng kháng sinh dưới 0,3 phần tỷ là đạt yêu cầu.
Từ năm 2002, thương mại tôm giữa Việt Nam và EU đã có những dấu hiệu phục hồi và có sự gia tăng cả về giá trị và khối lượng tôm xuất sang thị trường này trong năm 2003 và 2004. Năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 5316 tấn tôm sang EU, tăng 28% so với 4000 tấn năm 2002. Năm 2004, tôm Việt Nam đã thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường mới tại khu vực EU, khi các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam chuyển hướng từ Bỉ, thị trường truyền thống số một tại EU, sang các thị trường khác như Anh, Đức, Italy. Đối với mặt hàng tôm của Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài ra không bị cản trở bởi các biện pháp phi quan thuế nào khác. Tôm đông lạnh với lượng xuất khẩu năm 2007 đạt 17,6 nghìn tấn với trị giá đạt 133 triệu USD, giảm 2,1% về lượng và 1,24% về kim ngạch so với năm 2006, chiếm 7,8% về lượng và 17,68% về kim ngạch.
Cá đông lạnh cũng là mặt hàng có mức tăng xuất khẩu sang EU đều và đáng kể. Xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường này đã vượt xa tôm không những về khối lượng mà cả về giá trị, vươn lên đứng trên Nhật (66 triệu USD năm 2003), chỉ sau Mỹ (141 triệu USD) và chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam (552 triệu USD). Năm 2004, xuất khẩu cá của Việt Nam sang EU tiếp tục tăng trưởng với giá trị xuất khẩu đạt 231,5 triệu USD, gấp 3 lần so với năm 2003, chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU. Sản phẩm cá chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường này là cá tra, cá basa (pangasius) và cá ngừ. Năm 2007, cá đông lạnh vẫn là mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam được EU nhập khẩu lớn nhất. Lượng nhập khẩu đạt 166 nghìn tấn với kim ngạch đạt 477,5 triệu USD, tăng 41,4% về lượng và 41,9% về kim ngạch so với năm 2006, chiếm 73,17% về lượng và 63,49% về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới EU.
Mực đông lạnh chiếm 6,93% về lượng và 7,36% về kim ngạch, nghêu đông lạnh chiếm 3,04% về lượng và 2,03% về kim ngạch. Sau đó là bạch tuộc đông lạnh, chả cá, cá đóng hộp… là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tới EU 10 tháng qua. Số liệu cụ thể qua bảng 2.9 dưới đây
Bảng 2.9 : Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản VN sang EU theo nhóm mặt hàng năm 2000- 2007
Ðơn vị: 1000 USD
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Cá
6.271
11.043
19.321
31.295
103.747
201.519
337.690
477.500
Tôm
38.731
43.584
15.733
35.253
58.865
116.364
135.850
133.000
Mực
8.213
6.025
9.359
12.498
15.404
24.477
-
-
Bạch tuộc
3.955
3.848
4.379
4.489
8.223
8.553
-
-
Khác
14.942
26.245
24.928
33.308
45.185
82.264
-
-
Nguồn:
- Cá
Nhóm hàng cá đông lạnh là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tới khu vực EU chiếm ¾ tổng khối lượng thủy sản xuất khẩu tới EU và chiếm 62,8% về kim ngạch. Cá tra, cá ngừ, cá basa, cá cờ, cá lưỡi trâu, cá đen…là những loại cá được xuất khẩu chủ yếu tới khu vực EU. Đức là thị trường nhập khẩu mặt hàng cá đông lạnh của Việt Nam lớn nhất trong 2 tháng đầu năm 2008, chiếm 20,25% về lượng và 19,5% về kim ngạch. Tiếp theo là Tây Ban Nha chiếm 19,4% về lượng và 18,67% về kim ngạch. Tiếp sau đó lần lượt là Hà Lan, Ba Lan, Italia.Ðáng chú ý là xuất khẩu cá của VN sang thị trường EU đã vượt xa tôm không những về khối lượng mà cả về giá trị, vươn lên đứng trên Nhật Bản (73,9 triệu USD) và Mỹ (128,3 triệu USD), chiếm 29% tổng giá trị xuất khẩu cá của VN (691,9 triệu USD). Sản phẩm cá chủ lực của VN xuất sang thị trường này là cá tra các loại và cá ngừ.
Theo cơ cấu mặt hàng, xuất khẩu cá đông lạnh các loại của VN sang EU chiếm tỷ trọng cao nhất so với các nhóm mặt hàng khác, chiếm 40% trong tổng xuất khẩu thuỷ sản sang EU, đạt 177,85 triệu USD năm 2005.
+ Cá tra và ba sa
Cá tra, ba sa của VN mới được đưa vào rộng rãi trên thị trường EU từ năm 2003, sau khi xảy ra vụ Hiệp hội CFA kiện các DN VN bán phá giá mặt hàng này vào Mỹ - một sự kiện nổi bật năm 2002. Tây Ban Nha là nước đứng đầu trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra của VN sang EU.
+ Cá rô phi
Cá rô phi của VN chưa phổ biến rộng trên thị trường thế giới như cá tra, ba sa. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, mặt hàng này đã xuất hiện ở một số thị trường, đặc biệt là ở châu Âu. Chúng được sử dụng nhằm thay thế cho loài cá thịt trắng ngày càng trở nên khan hiếm ở các nước này.
+ Cá ngừ
Cá ngừ của VN có xu hướng tăng rất mạnh ở thị trường EU. Kể từ năm 2000 trở lại đây, xuất khẩu cá ngừ của VN sang thị trường EU có xu hướng tăng. Hà Lan là nước nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ VN, theo sau là thị trường Ðức, Tây Ban Nha, Bỉ, Cộng hoà Séc, Anh, Pháp, Italia.
- Tôm
Tôm của Việt Nam xuất khẩu sang EU bao gồm các mặt hàng tôm hùm, tôm các loại đông lạnh và tôm khô.
Tôm đông lạnh chiếm 99% giá trị xuất khẩu tôm của VN sang khối thị trường này. Theo thống kê của Erostat năm 2005, xuất khẩu sang Bỉ đạt giá trị cao nhất (21,44 triệu USD), chiếm 22% tổng xuất khẩu tôm của VN sang EU, đứng sau theo thứ tự là Anh (20,32 triệu USD), Ðức (20,28 triệu), Italia (12,56 triệu USD), Pháp (11,48 triệu USD), Hà Lan (6,35 triệu USD), Thuỵ Ðiển 1,9 triệu USD), Ðan Mạch (1,62 triệu USD), Tây Ban Nha (1,55 triệu USD).
Tây Ban Nha và Pháp là hai thị trường tôm lớn nhất châu Âu. Ở Tây Ban Nha, tôm chủ yếu được bán dưới dạng nguyên con đông lạnh nhưng khối lượng sản phẩm tôm chín và ướp đá đang tăng trong mấy năm gần đây.
- Mực và bạch tuộc đông lạnh
Xuất khẩu mực đông lạnh của VN sang thị trường EU có xu hướng tăng. Giá xuất khẩu mực đông lạnh nhìn chung ổn định.
Xuất khẩu bạch tuộc của VN sang EU còn quá ít, mới chỉ chiếm 2% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này giai đoạn 2000 - 2005 ( Theo Tổng cục Thống kê ). Không như mặt hàng mực, xuất khẩu bạch tuộc sang EU có biến động thất thường. Cũng như mực đông lạnh, các thị trường chính trong khối EU của sản phẩm bạch tuộc là Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ, Anh, Ðức...
2.5. Đánh giá về thực trạng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU
2.5.1. Những thành tựu đạt được
Trước hết có thể thấy xuất khẩu thủy sản sang EU có sự tăng trưởng liên tục về kim nghạch, đồng thời nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Điều này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao uy tín của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU nói riêng và trên quy mô lớn hơn là thị trường toàn cầu, tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Thuỷ sản của VN được xuất khẩu sang hầu hết các nước thành viên EU, trong đó có 10 thị trường chính, đạt tỷ trọng khá lớn trong tổng xuất khẩu của VN sang khối thị trường này.
Thứ hai, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của xuất khẩu thủy sản sang EU ngày càng tăng kể từ năm 2000 là 71,8 triệu USD đến năm 2007 là 920 triệu USD về kim ngạch xuất khẩu và tương ứng là 20 290 tấn năm 2000 và 274 700 tấn năm 2007 về khối lượng xuất khẩu. Có thể thấy EU là một thị trường ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ ba, cơ cấu hàng thủy sản xuất sang các nước EU ngày càng đa dạng, phong phú . Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của VN vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể, các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. Cơ cấu các mặt hàng XK của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác với giá trị cao và sản lượng lớn.
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Có thể thấy được trong thời gian qua bức tranh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đang có những khởi sắc đáng mừng. Điều này có đóng góp không nhỏ trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu thủy sản vẫn còn nhiều bất cập.Nguồn hàng tuy có sản lượng lớn nhưng chủng loại còn nghèo, chủ yếu là hàng đông lạnh truyền thống, rất ít sản phẩm qua chế biến có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số cơ sở sản xuất, chế biến.
- Các doanh nghiệp Việt Nam yếu về khâu khai phá thị trường, hiểu biết về thị trường, đối tác và cả người tiêu dùng ở EU.
- Bên cạnh khâu nghiên cứu thị trường, cách tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp cũng rất yếu. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn, chủ động tham gia vào các hội chợ lớn ở Châu Âu.
- Môi trường pháp lý trong hoạt động xuất khẩu và xúc tiến thương mại thiếu đồng bộ
- Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và kháng sinh trong sản xuất và nuôi trồng còn phổ biến
- Năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới chưa thực sự cao so với các cường quốc thuỷ sản như Trung Quốc, Nauy, Nga…
- Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững
- Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt hại khi bị áp dụng các quy định đối với nền kinh tế “phi thị trường”khi gặp các tranh chấp thương mại liên quan đến các biện pháp đối kháng và chống bán phá giá.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
- Do khó khăn về nguyên liệu, chi phí sản xuất tăng cao, chi phí kiểm tra tăng cao, tác động nặng nề của các vụ kiện chống phá giá ở Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những diễn biến bất lợi ở thị trường EU.
- Những rào cản kỹ thuật thương mại ngày càng chặt chẽ, các quy định về dư lượng kháng sinh về truy xuất nguồn gốc thủy sản. Quá trình kiểm dịch luôn là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh ở các doanh nghiệp cạnh tranh mua nguyên liệu, giảm giá bán để tranh khách hàng, lạm dụng hóa chất tăng trọng, vi phạm các quy định về ghi nhãn sản phẩm, mua các nguyên liệu không bảo đảm.
-Việc quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông sản, thủy sản an toàn còn chậm, chưa có cơ chế chính sách về đầu tư, quy hoạch, xây dựng hạ tầng, sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn để khuyến khích các tổ chức, cá nhân...
- Những tồn tại về tổ chức, biên chế về quản lý thanh tra VSATTP vẫn chưa được cải thiện, dẫn tới việc triển khai các hoạt động ở địa phương còn chậm trễ, không kịp thời và không đầy đủ.
- Các chương trình xúc tiến xuất khẩu thủy sản do VASEP tổ chức còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có chiến lược định hướng lâu dài. Trong các chương trình hội chợ do VASEP tổ chức, khâu chuẩn bị trước, trong và sau hội chợ còn yếu kém. Công tác tìm hiểu thị trường thông qua Thương vụ, các kênh thông tin về thị trường và khách hàng trước khi chuẩn bị hội chợ, và những kế họach tiếp tục quan hệ với đối tác sau hội chợ còn chưa được coi trọng.
CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1. Triển vọng, định hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
3.1.1. Triển vọng
- Về phía EU
EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, nhất là xuất khẩu. Tuy kim ngạch chưa lớn nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng thủy sản của Việt Nam nói riêng sang EU ngày càng tăng lên.
+ Thị trường EU 27 gồm hầu hết các nước châu Âu, người dân có thu nhập cao. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài.( Theo nguồn Eurostat-2007)
+ Sự mở rộng liên tục làm khu vực này ngày càng trở nên giàu có, cho phép họ cải thiện đời sống và tiêu dùng.
+ Đồng tiền chung Châu Âu EURO khi so sánh với những đồng tiền mạnh khác như USD hay đồng Yên Nhật rõ ràng đồng EURO ổn định hơn và giá trị ngày càng tăng. Đồng EURO có thể trở thành đồng tiền thống lĩnh thế giới hay không vẫn chưa rõ nhưng hiện nay, nhiều công ty thuỷ sản trên thế giới bắt đầu thích giao dịch, thanh toán bằng đồng EURO.
+ Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước thành viên và với thể chế EU đã hình thành từ lâu, phát triển mạnh vào những năm đầu của thập kỷ 1990, nhất là sau khi hai bên ký các Hiệp định về Hợp tác kinh tế, Thương mại, Khoa học kỹ thuật, cùng với các Hiệp định khác đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.Quan hệ thương mại giữa EU với Việt Nam đã bước sang thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện hơn.
+ Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm v.v... luôn được thực hiện nghiêm ngặt.
+ EU áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho 143 quốc gia và 36 vùng lãnh thổ, trong đó các nước chậm phát triển nhất được ưu đãi nhiều hơn theo sáng kiến "Mọi sản phẩm trừ vũ khí".
+ EU không có cơ chế bảo hộ. Nhiều mặt hàng thuỷ sản đã từng được xuất khẩu sang Mỹ nhưng hiện nay lại được đẩy mạnh xuất khẩu sang Châu Âu. Hiện nay, nhiều nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới sẵn sàng quay lưng lại với thị trường Mỹ và chuyển sang thị trường EU.
+ Nhân công giá rẻ gia tăng.
Khu vực Đông Âu ngày càng chứng tỏ là một thị trường thuỷ sản đầy tiềm năng. Đây cũng là trung tâm chế biến có chi phí nhân công giá rẻ ở Châu Âu. Nhó đó, nguồn cung thuỷ sản cho thị trường Châu Âu nói chung ngày càng tăng.
Với những yếu tố nêu trên, có thể thấy rõ EU đang là thị trường có sức hấp dẫn nhất đối với các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới trong đó có Việt Nam.
- Về phía Việt Nam
+ WTO mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Hiện Việt Nam đã được xếp vào vị trí thứ 7 về xuất khẩu thủy sản trên thế giới và là một trong những cường quốc về thủy sản. Việc gia nhập WTO sẽ có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản, vì qua đàm phán đã dỡ bỏ bớt những chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp nội địa của các thị trường lớn và có thể tham gia đấu tranh, chống lại những vụ kiện bất công.
+Tốc độ phát triển trong hoạt động Xuất khẩu thủy sản là rất lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp chế biến thủy sản phát triển. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khá vững chắc và hiện đang ở vị trí một trong 10 nước có giá trị thủy sản xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm 4 ngành hàng có giá trị xuất khẩu hơn 3 tỷ USD của Việt Nam năm 2007. + Trong xu hướng mới của thế giới về truy xuất nguồn gốc sản phẩm và để đáp ứng nhu cầu về quản lý chất lượng của hầu hết các thị trường nhập khẩu trọng điểm, nhiều mô hình liên kết ngang được thành lập, trong đó vai trò chủ đạo là DN chế biến, xuất khẩu. Như vậy nguồn nguyên liệu sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, tiến tới xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các sản phẩm nuôi, các vùng nuôi để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
+ Một tiềm năng khác góp phần không nhỏ vào sức tăng trưởng tương lai của XKTS là số lượng các nhà máy xây dựng mới tiếp tục tăng. Hiện nay, nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở nước ta đã được trang bị những dây chuyền chế biến hiện đại, trình độ kỹ thuật và công nghệ cao, có thể ngang tầm khu vực và thế giới, vì vậy ngành chế biến hoàn toàn có khả năng NK nguyên liệu thô để chế biến và tái xuất các mặt hàng GTGT phù hợp với thị trường quốc tế nhằm khai thác triệt để tiềm năng thiết bị máy móc, đồng thời tạo việc làm ổn định cho người dân.
Về khách quan, thủy sản Việt Nam đang được biết đến nhiều hơn trên thị trường quốc tế, đáp ứng tốt hơn về mặt chất lượng và sự phong phú về chủng loại. Hơn nữa, các DN luôn luôn chủ động và tích cực mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác thông quan công tác phát triển thị trường thực hiện có tổ chức và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nếu ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đẩy mạnh hơn nữa khâu marketing thì cơ hội tiếp cận những thị trường mới hoặc khẳng định vị thế trên thị trường cũ là nằm trong tầm tay. Nhiều công ty cũng đang cố gắng nâng cao vị thế của mình trong ngành và trên thị trường tiêu thụ bằng các sản phẩm đặc trưng cũng như các sản phẩm mới.
3.1.2. Định hướngxuất khẩu hang thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010
Phát triển ngành thuỷ sản tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản tương đương với các nước phát triển, đưa thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước.
- Mở rộng thị trường: Theo Bộ Thủy sản, xúc tiến thương mại tìm các thị trường mới là ưu tiên hàng đầu. Bộ Thương mại cũng đã dành khoản chi phí khá lớn cho việc xúc tiến này của ngành Thủy sản. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản. Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, trong đó đặc biệt quan tâm đến thị trường Trung Quốc và các thị trường tiềm năng; đồng thời, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu để kịp thời điều tiết khi có biến động về thị trường. Phấn đấu để ổn định thị phần xuất khẩu tại các thị trường chính: Nhật Bản 25%, Mỹ khoảng 23 - 25% trong những năm trước mắt và trên 30% những năm cuối của giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo, EU từ 20 - 22%, Trung Quốc + Hồng Kông 7 - 9%, Hàn Quốc khoảng 8%.
- Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU: Tiếp tục đổi mới và tăng cường năng lực chế biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đầu tư chiều sâu để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010, 100% doanh nghiệp chế biến thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản đồng thời tăng thêm năng lực cấp đông khoảng 250 tấn/ngày để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm phối chế với hàm lượng công nghệ cao, để đến năm 2010 đạt 65 - 70% trong tổng sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt nam sang thị trường EU
3.2.1. Các giải pháp của Chính phủ
a) Tăng cường khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu
- Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, tăng cường hợp tác quốc tế một cách toàn diện cần thực hiện tốt các điều ước quốc tế đã ký và đang có hiệu lực, xây dựng đồng bộ cơ chế đối ngoại và đối nội để tăng cường kiểm tra và đôn đốc thực hiện các cam kết về kinh tế, thương mại. Doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn, chủ động tham gia vào các hội chợ lớn ở Châu Âu, khai phá thị trường, tìm hiểu về thị trường, đối tác và cả người tiêu dùng ở các nước trong Liên minh Châu Âu.
- Khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn và phát triển giống nuôi thủy sản, đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu.
- Bộ Thủy sản phối hợp với Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tranh thủ nguồn tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn cho chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản, trước mắt ưu tiên cho các dự án về nuôi trồng thủy sản cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.
b) Nâng cao khả năng cạnh tranh
Để nâng cao sức cạnh tranh thị trường của hàng thủy sản nước ta, trong thời gian tới, Bộ Thủy sản tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển; tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh nuôi, trồng thủy sản làm nguồn chính cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh cải tiến nghề nghiệp, công nghệ khai thác và bảo quản sau đánh bắt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Ngành chủ trương nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa là một hướng đi quan trọng nhằm giảm dần khai thác vùng biển gần bờ và chủ động nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Theo đó, một số vùng sản xuất hàng hóa theo các nhóm sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu như tôm sú, cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh với công nghệ nuôi mới, nuôi công nghiệp tuần hoàn khép kín không thay nước, sử dụng thức ăn công nghiệp, dần sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế cho các hóa chất và thuốc phòng, chữa bệnh cho thủy sản dùng trong nuôi trồng có ảnh hưởng đến môi trường.
Người dân của các nước EU ngày càng quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm truy xuất cũng như thủy sản sinh thái, đây là hình thức xúc tiến xuất khẩu thủy sản thiết thực nhất và cũng rất hiệu quả cần được coi trọng ở nước ta, phải được xây dựng từ khâu nuôi trồng, đánh bắt đến khi trở thành sản phẩm xuất ra thị trường.
c) Xây dựng và phát triển hạ tầng phục vụ cho việc xuất khẩu thủy sản
- Nhóm giải pháp về thị trường
+ Tập trung xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển thị trường,nhất là các thị trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho các nhóm sản phẩm chủ lực: tôm, cá tra, cá ba sa, cá ngừ...
+ Tham dự các hội chợ trong và ngoài nước để các doanh nghiệp duy trì quan hệ bạn hàng cũ, tiếp xúc, tìm kiếm, và thu hút các khách hàng mới, giới thiệu các sản phẩm mới cho người tiêu dùng và khách hàng, đẩy mạnh việc xúc tiến quảng bá sản phẩm.
+ Từng bước tiến hành xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm thủy sản Việt Nam tại nước ngoài để chủ động điều phối hàng hoá tại các thị trường lớn. Xây dựng mối quan hệ liên kết, hợp tác kinh doanh với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức dịch vụ thực phẩm lớn ở các thị trường.
+ Các chương trình xúc tiến xuất khẩu thủy sản do VASEP tổ chức cần có chiến lược định hướng lâu dài cókhâu chuẩn bị trước, trong và sau hội chợ. Công tác tìm hiểu thị trường thông qua Thương vụ, các kênh thông tin về thị trường và khách hàng trước khi chuẩn bị hội chợ, và những kế họach tiếp tục quan hệ với đối tác sau hội chợ cần được coi trọng.
+ Đổi mới phương thức công tác phát triển thị trường theo hướng chuyên nghiệp hoá, đa dạng hóa và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại;
+ Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế của đội ngũ cán bộ làm công tác thương mại và của các doanh nghiệp để hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động đối phó và đấu tranh với những tranh chấp, rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu.
- Nhóm giải pháp về nguyên liệu
+ Chú trọng việc tổ chức lại sản xuất, nhất là tổ chức lại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng liên kết sản xuất với các nhà khoa học, nhà quản lý, tạo ra sản lượng hàng hoá lớn và kiểm soát được chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Trong khai thác thủy sản, tổ chức lại sản xuất trên biển theo tổ đội, hợp tác, gắn với sử dụng tàu hậu cần dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác đưa vào chế biến xuất khẩu;
+ Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm mới có tiềm năng về thị trường.
+ Áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến cùng với việc hình thành hệ thống cảng cá, chợ cá để giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch; đồng thời, tổ chức lại hệ thống nậu vựa, phát huy vai trò tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của hệ thống này nhằm từng bước quản lý tốt thị trường nguyên liệu;
+ Tăng cường nhập khẩu nguyên liệu đa dạng, với cơ cấu thích hợp phục vụ chế biến tái xuất đáp ứng yêu cầu cơ cấu sản phẩm của thị trường, khắc phục tình trạng cung cấp nguyên liệu theo mùa vụ của sản xuất trong nước.
- Nhóm giải pháp về chế biến thuỷ sản
+ Tiếp tục nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP..., đảm bảo 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm;
+ Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hoá và tự động hoá dây chuyền chế biến. Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến để tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới;
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng, hàng phối chế, hàng ăn liền, đạt tỷ trọng 60 - 65% sản phẩm giá
- Nhóm giải pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng, trong đó đặc biệt chú trọng đến cộng đồng những người sản xuất và cung ứng nguyên liệu;
+ Hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức, thanh tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng. Nâng cao năng lực kiểm nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trước mắt, sớm triển khai thực hiện mã hoá các vùng nuôi, tạo tiền đề để thực hiện truy xuất nguồn gốc. Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hoá chất trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
+ Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm vệ sinh an tòan thực phẩm. Duy trì hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản nuôi và hoạt động kiểm soát vệ sinh an toàn vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Tăng cường hoạt động phòng, chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản. trị gia tăng trong cơ cấu giá trị xuất khẩu thuỷ sản.
- Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến ngư và đào tạo
+ Xây dựng và tuân thủ hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu. Hoàn thiện mô hình nuôi an toàn, nuôi thuỷ sản thân thiện môi trường theo GAP, COC. Phổ biến kiến thức và tổ chức áp dụng trong cả nước, phấn đấu đến năm 2010 có ít nhất 50% các vùng nuôi thủy sản tập trung thực hiện hệ thống quản lý theo GAP hoặc các hệ thống quản lý đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;
+ Tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất giống chất lượng cao, kháng bệnh. Ưu tiên nhập công nghệ sản xuất giống thuỷ sản các loài có giá trị cao, tăng đối tượng phục vụ cho xuất khẩu. Tăng cường nghiên cứu và hướng dẫn để ứng dụng công nghệ mới trong chế biến thuỷ sản;
+ Thông qua các hình thức khuyến ngư, đa dạng hoá các hình thức chuyển tải thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về công nghệ nuôi, khai thác, bảo quản và chế biến thuỷ sản, các kỹ thuật cơ bản về xử lý, bảo quản thủy sản cho các chủ tàu, ngư dân trực tiếp khai thác trên biển và các chủ nậu vựa thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
+ Tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về marketing, giỏi về nghiệp vụ và am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc tế để tăng cường và bổ sung đội ngũ các nhà doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản giỏi trên thương trường quốc tế. Đồng thời chú ý đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, hướng dẫn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của ngành.
- Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
+ Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá lớn, trong đó có các trung tâm chế biến thuỷ sản ở các tỉnh trọng điểm; đầu tư hệ thống chợ thuỷ sản tại các vùng và địa phương trọng điểm nghề cá, các chợ biên giới Việt - Trung, hiện đại hóa hệ thống thông tin nghề cá;
+ Ngân sách nhà nước hàng năm hỗ trợ kinh phí để thực hiện: các công việc liên quan đến kiểm soát an toàn vệ sinh thuỷ sản vì mục tiêu sức khoẻ của ngườì tiêu dùng; các hoạt động xúc tiến thương mại chung cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam (xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ, quảng bá thương hiệu chung cho các sản phẩm thuỷ sản chủ lực, đào tạo về marketting); hỗ trợ hình thành và hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu mối tại các thị trường trọng điểm; thực hiện các chiến dịch truyền thông và quảng bá sản phẩm thuỷ sản Việt Nam và các hoạt động khác về xúc tiến thương mại phục vụ cho lợi ích chung của ngành;
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, chế biến thủy sản.
3.2.2. Các giải pháp về phía Ngành, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (VASEP), các doanh nghiệp thủy sản
a) Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu
- Lập mạng lưới kiểm nghiệm, kiểm chứng sẽ làm tăng độ tin cậy về chất lượng thủy sản
- Quy hoạch phát triển nuôi trồng và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản
- Các giải pháp nhập khẩu nguyên liệu.
- Các doanh nghiệp cần liên kết, phối hợp nhiều hơn với người nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng xây dựng đề án nhập khẩu nguyên liệu, kiến nghị với Chính phủ: xem xét và điều chỉnh lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản xuống 0% như Trung Quốc, Mỹ, EU và nhiều nước trong khu vực. Từ đó tạo điều kiện cần thiết để có nguyên liệu chế biến xuất khẩu ổn định.
- Nuôi trồng thuỷ sản có tính chất quyết định đến việc tăng sản lượng, phương hướng lâu dài là phải sản xuất thâm canh. Khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp và cá nhân thả cá giống xuống biển để tái tạo các giống cá quý. Xây dựng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao, chủ yếu là các mặt hàng thủy sản chủ lực như tôm, cua, ngao, cá tra, cá ba sa, cá chim trắng, ba ba, cá sấu; xây dựng cơ cấu đầu tư nhằm phát huy các lợi thế so sánh của từng địa phương và vùng lãnh thổ, dựa vào tình hình cung - cầu thuỷ sản trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.
- Sản xuất và xuất khẩu thủy sản phải chuyển từ kinh tế khai thác tài nguyên, thương mại là chủ yếu sang kinh tế khai thác lao động kỹ thuật, công nghệ sinh học và công nghiệp chế biến sâu là chủ yếu.Chú trọng đánh bắt hải sản xa bờ; kết hợp phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước.
- Không ngừng chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu, chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, marketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ luật pháp quốc tế, trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề.
- Cải tiến việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, phát triển thị trường xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xúc tiến thương mại. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao và đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kênh phân phối nước ngoài...
b) Giải pháp xây dựng mạng lưới phân phối
- Khảo sát, đánh giá và phân loại khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp chế biến và quy hoạch lại hệ thống cơ sở chế biến, kho lạnh. Tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh thuỷ sản, gắn sản xuất - chế biến với thị trường, bên cạnh các cơ sở chế biến có các xí nghiệp cung ứng, dịch vụ.
- Các đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản nên áp dụng mô hình kinh doanh:"sản xuất – mua gom - chế biến – tiêu thụ" đã được một số doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng thành công. Xây dựng mạng lưới bán thuỷ sản tươi và chế biến đạt tiêu chuẩn về: chủng loại, chất lượng, quy cách, vệ sinh thực phẩm, hệ thống bảo quản (quầy lạnh và kho lạnh)... các doanh nghiệp, thương nhân tích cực tìm kiếm nguồn thủy sản từ nhiều địa phương trong cả nước để bổ sung cho cơ cấu, chủng loại thủy sản thêm phong phú, đa dạng.
- Tiếp tục xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất chế biến thủy sản sạch. Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào sản xuất trên quy mô lớn các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, đồng thời gắn với các đơn vị chế biến để nghiên cứu sản xuất những mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Tập trung đổi mới bảo quản sau thu hoạch và khâu vận chuyển.
- Tăng cường và mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về xúc tiến thương mại. Đặc biệt là đào tạo về luật lệ và các chính sách kinh tế - thương mại quốc tế và của các nước.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức quản lý Nhà nước phù hợp với đặc điểm của sản xuất, chế biến và kinh doanh thuỷ sản.
c) Giải pháp xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm
Mặc dù các sản phẩm của Việt Nam rất da dạng, nhưng hầu hết tiêu thụ dưới nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu, hay thương hiệu của hệ thống phân phối, siêu thị ở nuớc ngoài nên người tiêu dùng nước ngoài chưa biết thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam.
Bộ Thủy sản khuyến cáo các doanh nghiệp cần triển khai xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại vào EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Âu. Bên cạnh đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tổ chức hội chợ, tuyên truyền quảng bá sản phẩm thủy sản.
- Trước mắt, các doanh nghiệp cần tập trung ưu tiên cho bảo quản và cải tiến chất lượng sản phẩm, đây là điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng thương hiệu của thủy sản Việt Nam.
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu.
- Xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng. Quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thuỷ sản của các thị trường xuất khẩu chủ lực. Từ đó có những cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để phát triển, điều chỉnh cơ cấu chủng loại thuỷ sản xuất khẩu. Xây dựng và phát triển một số trung tâm thương mại, trung tâm thông tin, trung tâm kiểm tra chất lượng để cung ấp các thông tin về: kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản, con giống, đối tác thương mại và đầu tư, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm và chính họ cũng là đầu mối tiến hành các thương vụ buôn bán thuỷ sản trong nước cũng như xuất khẩu.
- Hiện nay việc xây dựng thương hiệu các mặt hàng thủy sản vẫn còn mang tính tự phát, thiếu sự liên kết. Trước tiên, chúng ta cần khẳng định cái gốc của việc xây dựng thương hiệu là chất lượng sản phẩm, là sự tương thích giữa giá cả và giá trị sử dụng. Để đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu thủy sản, đã đến lúc chúng ta phải liên kết xây dựng thương hiệu trên cơ sở ổn định chất lượng và bảo đảm nguồn cung. Phải có tiêu chuẩn chung và mỗi doanh nghiệp nên có vùng nuôi, có khả năng chi phối để có vùng nguyên liệu ổn định.
- Việc xây dựng thương hiệu thành công là một chuyện còn để bảo vệ thương hiệu lại là chuyện khác. Nếu đã xây dựng thành công mà mất uy tín với người tiêu dùng thì người tiêu dùng sẽ không quay trở lại. Cho nên trước tiên để xây dựng được thương hiệu tất cả phải cùng quan tâm đến chất lượng. Mỗi doanh nghiệp phải cùng tiếp tay để ra khơi, ra thị trường rộng lớn. Làm thế nào để trong WTO ngành thủy sản phải thắng lớn, phải tranh thủ được cơ hội và đoán trước các thách thức.
KẾT LUẬN
Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay, có sự liên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất. EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chính là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng lớn, trong đó có thuỷ sản. Theo số liệu thống kê của EU, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trung bình 54,2% thời kỳ 1996 - 1999. Đến năm 2007, hàng thuỷ sản là một mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tư trong các số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU.
Mặc dù kim ngạch tăng trưởng với tốc độ nhanh, nhưng hầu hết các mặt hàng thuỷ sản đều đang gặp trở ngại trên thị trường này do các quy định về quản lý nhập khẩu, quản lý về xuất xứ, dư lượng kháng sinh đối với thuỷ sản nhập khẩu, vệ sinh an toàn thực phẩm… Nếu EU không áp dụng quá khắt khe quy định về quản lý nhập khẩu, thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản nước ta vào EU không dừng ở con số 0,3 - 0,4% trị giá nhập khẩu thuỷ sản của toàn EU.
Vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm những giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời khắc phục những khó khăn, trở ngại trong quan hệ thương mại giữa hai phía. Hơn nữa, trong điều kiện giá nhiên liệu tăng cao, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, đồng đô - la giảm giá, những bất cập trong bước đầu hội nhập Kinh tế Quốc tế của Việt Nam, những sự suy giảm về xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada…. thì thị trường EU là một lựa chọn hợp lý.
EU là một trong ba trụ cột kinh tế quan trọng của thế giới, có tốc độ tăng trưởng cao, tương đối ổn định, có đồng tiền riêng và khá vững chắc. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang EU nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng phần nào có được sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương, về kim ngạch xuất khẩu mà không sợ xảy ra tình trạng xuất khẩu khó khăn vào một số thị trường trọng điểm, thực hiện được chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ là vấn đề của kế hoạch dài hạn, mà còn là vấn đề hiện tại trước mắt đối với sự phát triển của kinh doanh Việt Nam, của Ngành sản Việt Nam. Để làm được việc này, chúng ta phải tập trung nghiên cứu những vướng mắc, trở ngại và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tham khảo
1. Chủ biên: Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Văn Lịch. Giáo trình kinh tế đối ngoại Việt Nam.
2. Chủ biên: Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thờng Lạng, Giáo trình kinh tế quốc tế.
3. Chủ biên: Nguyễn Thị Huờng. Giáo trình kinh doanh quốc tế.
4. Chủ biên: Vũ Trí Lộc, Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị tru?ng Châu Âu.
5. Chủ biên: Đoàn Thị Hồng Nhung, Thâm nhập thị truờng EU những điều cần biết.
- Tạp chí tham khảo
1. Nghiên cứu châu Âu
Eropean stadies Review (số 88/2008, số 08/2007)
2. Tạp chí Thuơng mại
Châu Âu một điểm nhìn (số 06/20008)
3. Thời báo kinh tế Sài Gòn (12/06/2008)
- Website:
1. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU
2. Thị trường EU và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU- Số 4/2006
3. Eropestatic
4. Xu hướng tiêu thụ thủy sản của EU
5. Luật mới xuất khẩu thủy sản vào EU
6. Xuất khẩu thủy sản vào Eu tăng 67%
7. Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
8. Quyết định phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020(Quyết định số 242/2006/QD-TTG ngày 25/10/2006)
9. 2008: Xuất khẩu vào EU có thể đạt hơn 10 tỷ USD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22689.doc