Chúng ta đã biết BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân như ốm đau, tai nạn già yếu Chính vì vậy đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH. Trong đề án môn học của mình dựa vào những kiến thức đã học, Em đã đề cập đến đối tượng tham gia BHXH. Đây được hiểu là những người lao động và người sử dụng lao động. Từ những phân tích số lao động tham gia BHXH giai đọan 2000-2007 bằng phương pháp dãy số thời gian, em nhận thấy số lao động tham gia BHXH tăng dần theo thời gian. Điểu đó chứng tỏ bảo hiểm xã hội đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chính sách bảo đảm xã hội. Ngoài BHXH, chính sách bảo đảm xã hội còn có: Cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội. Từ số liệu có được và phân tích em nhận thấy rằng chính sách Bảo hiểm xã hội chỉ đều thực hiện BHXH đối với các cán bộ công nhân viên chức nhà nước, những người làm công hưởng lương. Do vậy con số tăng lên của số lao động tham gia BHXH trong giai đoạn 2000-2007 chưa thực sự lớn so với con số thực tế về số lao động của nước ta hiện này. Một bộ phận lớn những người lao động trong các nhà máy xí nghiệp, các phân xưởng sản xuất, khu chế suất vẫn chưa được hưởng bảo hiễm xã hội. Vì vậy chưa thực hiện được sự bình đẳng giữa tất cả những người lao động.
38 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vận dụng dãy số thời gian để phân tích sự biến động số lao động tham gia BHXH giai đoạn 2000-2007 và dự đoán cho đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, bảo hiểm là một trong những ngày dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước tiến đáng kể về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà nó còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất kinh doanh. Kinh tế càng phát triển, đời sống nhân dân càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm càng ngày càng được hoàn thiện hơn. Trong đó bảo hiểm xã hội là một loài hình bảo hiêm ra đời khá sớm và đến nay đã thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới. Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa là nhân tố ổn định vừa là nhân tố động lực phát triển kinh tế-xã hội. Do vậy trong đề án môn học của mình. Dựa vào những kiến thức đã học tập ở trường với sự hướng dẫn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Công Nhự. Em đã lựa chọn đề tài về Vận dụng dãy số thời gian để phân tích sự biến động số lao động tham gia BHXH giai đoạn 2000-2007 và dự đoán cho đến năm 2010
Chương I: Những vấn đề cơ bản về phân tích dãy số thời gian
1. Khái niệm về phân tích DSTG: DSTG là dãy số các giá trị của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo một thứ tự thời gian.
Ví dụ: Dãy số thời gian về giá trị sản xuất công nghiệp (GO) của xí nghiệp A qua một số năm như sau:
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
GO (tỷ đồng)
12
12.5
13
14
Cấu tạo : Mỗi dãy số thời gian bao gồm hai thành phần: thời gian và mức độ của chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứa, trong đó:
Thời gian có thể đo bằng các đơn vị khác nhau (ngày, tuần, tháng, năm). Độ dài giữa hai thời gian khác nhau là khoảng cách thời gian.
Mức độ của chỉ tiêu hiện tượng nghiên cứu: Được phản ảnh bằng các chỉ tiêu gọi là các mức độ của dãy số và nó được biễu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số trung bình.
Khi thời gian thay đổi thì các mức độ của dãy số cũng thay đổi.
Số lao động tham gia bảo hiểm hiểm xã hội giai đoạn 1995-2007 là một dãy số thời gian.
Phân loại: Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân dãy số thời gian thành hai loại:
Dãy số thời kỳ: Đó là dãy số mà các mức độ của dãy số là những số tuyệt đối thời kỳ phản ảnh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ: Bảng trên GO năm 2004 là 12 tỷ đồng, năm 2005 là 12.5 tỷ đồng
Dãy số thời điểm: Là dãy số trong đó các mức độ của nó là những số tuyệt đối thời điểm, phản ảnh quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Mức độ của thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của bộ phận trước đó. Vì vậy việc cộng các chỉ số chỉ tiêu không phản ảnh quy mô của hiện tượng.
Căn cứ vào cách phân loại thì số lao động tham gia BHXH qua các năm là dãy số thời kỳ.
ý nghĩa: Nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng và tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian, đồng thời để dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Yêu cầu: Yêu cầu cơ bản khi xây dựng DSTG là đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số, để qua đó có thể phân tích được một cách đúng đắn sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
Phạm vi của hiện tượng được nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí với nhau.
Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là đối với dãy số thời kỳ.
2. Các chỉ tiêu dùng để phân tích DSTG:
2.1 Mức độ trung bình qua thời gian:
Nói lên mức độ đại diện của doanh thu trong suốt thời gian nghiên cứu.
Trong đó:
yi : (1,2,3,…n) mức độ thứ i trong dãy số thời gian.
n: số các mức độ của dãy số
2.2. Lượng tăng( hoặc giảm) tuyệt đối:
Phản ảnh sự thay đổi về quy mô của hiện tương qua thời gian.
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn từng kì: phản ảnh mức độ tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau.
Lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối định gốc: phản ánh mức độ tăng giảm của hiện tượng trong khoảng thời gian dài.
(i= 1,2,3…n)
Lượng tăng( hoặc giảm)
Tuyệt đối bình quân: phản ảnh mức độ tăng trung bình của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian dài.
2.3 Tốc độ phát triển:
Phản ánh xu hướng phát triển của doanh thu qua thời gian
Tốc độ phát triển liên hoàn (từng kỳ): phản ánh sự phát triển của doanh thu giữa hai thời gian liền nhau.
hay
i= 2,3,4,….n
Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh sự phát triển của doanh thu trong các khoảng thời gian dài.
hay
Mối quan hệ giữa và
Tốc độ phát triển trung bình: phản ánh tốc độ phát triển trung bình của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứa.
(chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với những hiện tương mà nó chỉ phát triển theo một xu hướng nhất định.)
2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm):
Cho biết trong thời gian qua hiện tượng mà ta nghiên cứu đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần.
Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn:
(i= 2,3,4,…n)
Hay (%)
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc:
(i= 2,3,n)
Tốc độ tăng (hoặc giảm ) bình quân:
2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm):
Phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương đương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu.
(i= 2,3,..n)
(với tính bằng %)
Cả năm chỉ tiêu trên đều sử dụng để phân tích số lao động tham gia BHXH
3. Một số phương pháp biễu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng
Sự biến động về mắt lượng của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác động của nhiều yếu tố và có thể chia thành hai loại: Các yếu tổ chủ yếu và các yếu tố ngẫu nhiên.
Với sự tác động của yếu tố chủ yếu sẽ xác lập nên hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Với sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên sẽ làm cho sự biến động về mắt lượng của hiện tượng lệch ra khỏi xu hướng cơ bản. Vì vậy, cần sử dụng những phương pháp phù hợp trong những chừng mực nhất định, nhằm loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên để phản ánh xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng.
Sau đây sẽ đề cập đến một số phương pháp thường được sử dụng để biều hiện xu hướng pháp triển cơ bản của hiện tượng
3.1 Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
Phương pháp này sẽ được sử dụng với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được phát triển của hiện tượng.
3.2 Phương pháp số bình quân trượt
Số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân di động) là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số thời gian tính bằng cách loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho số lượng các mức độ tính số bình quân không thay đổi.
Giả sử một dãy số thời gian:
Nếu tính số bình quân trượt cho nhóm ba mức độ, sẽ có
.
.
.
Từ đó sẽ có một dãy số mới gồm các số bình quân trượt
Việc chọn bao nhiêu mức độ để tính số bình quân trượt đòi hỏi phải dựa vào đặc điểm biến động của số lượng mức độ của dãy số thời gian. Nếu sự biến động tương đối đều đặn và số lượng các mức độ dãy số không đều thì có thể tính số bình quân trượt với ba mức độ. Nếu sự biến động lớn và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính số bình quân trượt với bốn, năm mức độ…Số bình quân trượt tính từ nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên, nhưng đồng thời làm cho số lượng các mức độ dãy số bình quân trượt càng giảm, do đó ảnh hưởng đến biễu hiện xu hướng phát triển của hiện tương.
3.3 Phương pháp hồi quy tương quan
Trong phương pháp này, các mức độ của dãy số thời gian được biễu hiện bằng một hàm số và gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế là:
= với t=1,2,3,…n: Thứ tự thời gian của dãy số
Sau đây là một số dạng hàm xu thế thường sử dụng:
- Hàm xu thế tuyến tính:
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số và :
- Hàm xu thế pa-ra-bôn:
Hàm xu thế pa-ra-bôn được sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực tiểu, sau đó lại tăng dần theo thời gian. Dạng tổng quát của hàm xu thế pa-ra-bôn như sau:
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của hệ số và :
- Hàm xu thế hy-per –bôn:
Hàm xu thế hy-per-bôn được sử dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời gian. Dạng tổng quát của hàm xu thế hy-per-bôn như sau:
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của hệ số
- Hàm xu thế mũ:
Hàm xu thế mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số :
Giải hệ phương trình trên sẽ được lnb,lnb; trả đối ln sẽ được b,b.
Để xác định đúng đắn dạng cụ thể của hàm xu thế, đòi hỏi phải phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, dựa vào độ thị và một số tiêu chuẩn khác như sai số chuẩn của mô hình-kí hiệu SE:
SE=
Trong đó:
:Mức độ thực tế của hiện tượng ở thời gian t.
: Mức độ của hiện tượng ở thời gian t được tính từ hàm xu thế:
n: Số lượng các mức độ của dãy số thời gian.
p: Số lượng các hệ số của hàm xu thế.
Nếu trên đồ thị biểu hiện mức độ thức tế của hiện tượng qua thời gian có thể xây dựng một số hàm xu thế thì chọn hàm xu thế nào có sai số chuẩn của mô hình nhỏ nhất
3.4 Phương pháp biễu hiện biến động thời vụ
Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm.Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán sinh hoạt.
Biến động thời vụ làm cho hiện tượng lúc thì mở rộng, khẩn khương, khi đi thu hẹp, nhàn rỗi.
Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những biến pháp phù hợp , kịp thời hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và kinh doanh của xã hội.
Phương pháp thường được sử dụng để biễu hiện biến động thời vụ là tính các chỉ số thời vụ. Tài liệu để tính các chỉ số thời vụ thường là tài liệu hàng tháng hoặc hàng quý của ít nhất ba năm.
4. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn dựa trên cơ sở dãy số thời gian
4.1 Khái niệm về dự đoán thống kê
Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn(dưới 3 năm) nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng các thông tin thống kê và áp dụng những phương pháp thích hợp. Trong dự đoán thường là dự đoán ngắn hạn vì :
Dự đoán ngắn hạn đơn giản, có độ chính xac cao hơn so với dự đoán dài hạn. Quy trình dự đoán thống kê ngắn hạn đơn giản và khối lượng tính toán ít hơn nên nó hay được sử dụng.
Số liệu thống kê thu được chủ yếu là qua cơ sở, quy mô các đơn vị kinh tế thường nhỏ. Để phục vụ tại các xí nghiệp công tác quản lý cơ sở thì không cần thiết phải thực hiện các dự đoán thống kê ngắn hạn
Thông tin có tính chất tác nghiệp: trong điều kiện hiện nay các hiện tượng kinh tế xã hội thường xuyên biến đổi, nhưng trong khoảng thời gian ngắn các tham số của quá trình hiện tại trong các mô hình thường xuyên được điều chỉnh bằng các mô hình mới nhất, do vậy dự đoán thống kê ngắn hạn chính xác và đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Dự đoán thống kê ngắn hạn đáp ứng được yêu cầu cơ bản của công tác thống kê và đảm bảo tính kịp thời.
Kết quả dự đoán thống kê ngắn hạn là căn cứ để tiến hành điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở để đưa ra những quyết định kịp thời hữu hiệu.
Tài liệu thường được sử dụng để tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn-là dãy số thời gian- tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng ở thời gian đã qua dự báo mức độ của hiện tượng trong tương lai. Thồng thường tầm xa của dự báo được vượt quá 1/3 chiều dài của dãy số thời gian (l<=n/3)
Ưu điểm của dự đoán thống kê ngắn hạn là khối lượng tài liệu không cần nhiều , việc xây dựng mô hình dự đoán tương đối đơn giản và thuận tiện trong việc sử dụng kỹ thuật tính toán.
Vai trò của dự đoán thống kê ngắn hạn:
Dự đoán thống kê sẽ phác hoạ các quá trình phát triển kinh tế trong tương lai. Nói chính xác hơn là phác hoạ thực trạng tương lai bằng các phương pháp đặc biệt, đặc biệt, chúng ta tạo nên nhờ chỉnh lý các thông tin sử dụng theo quan điểm hệ thống. Thông tin thu được có thể dùng trong kế hoạch hoá hoặc trong các quyết định kinh tế, có tác động đến tương lai, do đó có thể làm tăng vững chắc trong công tác kế hoạch hoá và trong việc ra quyết định.
Nguồn tài liệu của dự đoán thống kê ngắn hạn là đầu vào của quyết định, tạo cơ sở thực tế giúp cho người quản lý đưa ra quyết định đúng đắn, cung cấp thông tin về xu hướng biến động của hiện tượng kinh tế xã hội để từ đó điều chỉnh đề ra các chính sách, quyết định phù hợp. Mặt khác nó còn là cơ sở lập các kế hoạch ngắn hạn. Dự đoán thống kê ngắn hạn chỉ ra những khả năng cần khai thác, nhưng thiếu sót cần khắc phục trong những chỉ đạo có tính chất tác nghiệp , có tác dụng to lớn trong việc quản lý đặc biệt là cấp quản lý vĩ mô
Dự đoán thống kê ngắn hạn có vai trò đặc biệt quan trọng công tác thống kê nhằm có các thông tin chỉ đạo kịp thời.
Dự đoán thống kê có phạm vi ứng dụng rỗng rãi, có thể dự đoán hầu hết mọi chỉ tiêu kinh tế ở phạm vi khác nhau: toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phạm vi ngành, khu vực kinh tế, hay ở các xí nghiệp , công ty cơ sở. Trong khi dự đoán dài hạn và trung hạn, chủ yếu được áp dụng ở phạm vi kinh tế quốc dân, hay phạm vi ngành , khu vực kinh tế. Dự đoán thống kê ngắn hạn chẳng những phục vụ cho việc quản lý kinh tế phù hợp để điều khiển và điều chỉnh các quá trình kinh tế.
Yêu cầu của dự đoán thống kê ngắn hạn:
Để thực hiện được chức năng, vai trò , nhiệm vụ của mình dự đoán thống kê ngắn hạn cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Về tài liệu phải chính xác, hợp lý, đảm bảo độ tin cậy của số liệu.
Đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số.
Số lượng các mức độ phải phù hơp để đem lại kết quả dự đoán tốt nhất.
Tiêu chuẩn để lựa chọn mô hình tốt nhất
Có thể căn cứ vào SSE (Tổng bình phương các phần dư ) hoặc SE (sai số chuẩn). Nếu mô hình nào có SSE hoặc SE min mô hình đó là tốt nhất.
Có thể căn cứ vào kiểm định mô hình
Căn cứ vào ý nghĩa thực tế của giá trị dự đoán.
Việc dự đoán thống kê ngắn hạn trở nên đơn giản rất nhiều nhờ sự hỗ trợ của máy tính và các phần mềm thống kê chẳng hạn như SPSS.
Trong bài viết này số lao động tham gia BHXH cho các năm tiếp theo, em sử dụng phần mềm SPSS, việc lựa chọn phương pháp tốt nhất em căn cứ vào kiểm định mô hình SSE hoặc SE.
4.2 Một số phương pháp dự đoán thống kê thường sử dụng
4.2.1 Dự đoán bằng lượng tăng( hoặc giảm) tuyệt đối bình quân
Lượng tăng hoặc giảm( tuyệt đối)bình quân được tính theo công thức:
Trong đó:
: Mức độ đầu tiên của dãy số.
: Mức độ cuối cùng của dãy số.
Từ đó có các mô hình dự đoán:
= với l= 1,2,3,…
Mô hình dự đoán này cho kết quả dự đoán tốt khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
4.2.2 Dự đoán vào tốc độ phát triển bình quân
Tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức:
Từ đó có mô hình dự đoán:
với l=1,2,3…
Mô hình dự đoán trên cho kết quả tốt khi các tốc phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
4.2.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế
Sau khi đã xác định đúng đắn hàm xu thế, có thể dựa vào để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai theo các mô hình sau đây:
=f(t) với t= 1,2,3,…
Trên đây là ba mô hình dự đoán. Trong các mô hình dự đoán đó thì nên sử dụng mô hình nào mà cho kết quả dự đoán tốt hơn- tức là mức độ dự đoán sát với thực tế hơn. Để lựa chọn mô hình tốt nhất, có thể sử dụng một trong hai tiêu chuẩn sau đây:
SSE=min
Trong đó:
: Mức độ thực tế ở thời gian t.
: Mức độ dự đoán ở thời gian t.
Sai số chuẩn của mô hình dự đoán: SE= min
Trong đó
n: Số lượng các mức độ của dãy số thời gian.
p: Số lượng các tham số của mô hình dự đoán.
4.4 Dự đoán dựa vào hàm xu thế và biến động thời vụ
Dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp cộng với biến động thời vụ:
Dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp nhân với biến động thời vụ:
5. Dự đoán theo phương pháp san bằng mủ
Hiện tượng nghiên cứu chịu sự tác động của những nhân tố khác nhau và cường độ không giống nhau ở những thời gian khác nhau. Có những nhân tố mất đi và những nhân tố mới xuất hiện, có những nhân tố yếu đi và có những nhân tố mạnh lên.
Vì vậy để phản ảnh sự biến động này, đòi hỏi khi xây dựng mô hình dự đoán thì các mức độ của dãy số thời gian phải được chú ý một cách khác nhau. Các mức độ càng mới (ở cuối dãy số thời gian) càng cần phải được chú ý nhiều hơn so với các mức độ càng cũ (ở đầu dãy số). Như vậy mô hình dự đoán có khả năng thích nghi với sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Một trong những phương pháp để xây dựng mô hình dự đoán như vậy là phương pháp san bằng mũ.
5.1 Mô hình đơn giản
Giả sử ở thời gian t, ta có mức độ thực tế là và mức độ dự đoán là . Mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian t+1 có thể viết:
Với 0 và gọi là tham số san bằng.
Từ công thức trên cho thấy có hai vấn đề quan trọng trong phương pháp san bằng mủ:
Thứ nhất là việc lựa chọn , được ràng buộc với điều kiện 0. Trong SPSS sẽ cho các giá trị của trong khoảng {0;1}. Ta sẽ chọn giá trị của sao cho tổng bình phương sai số dự đoán SSE=. Thứ hai san bằng mũ được thực hiện theo phương pháp đệ quy, tức là để tính được thì phải có , để có thì phải có …Tức là phải xác định giá trị ban đầu(điều kiện ban đầu), và chương trình có thể tự động lựa chọn giá trị ban đầu. Trên đây đã trình bày một cách sơ lược nội dung của phương pháp dự đoán bằng san bằng mũ với mô hình không có xu thế không có biến động thời vụ và được là gọi là mô hình đơn giản. Mô hình này có thể viết:
=
Với =
5.2 Mô hình xu thế tuyến tính và không biến động thời vụ
Trong trường hợp sự biến động của hiện tượng qua thời gian có xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ, để dự đoán, ta sử dụng mô hình sau:
=+
Trong đó:
=+(1-)
=+(1-)(t-1)
và là các tham số san bằng và nhận giá trị trong khoảng Giá trị và được chọn tốt nhất là các giá trị làm cho tổng bình phương của sai số dự đoán là bé nhất.
Mô hình xu thế tuyến tính và không biến động thời vụ được sử dụng khi dãy số thời gian có số liệu của các năm.
5.3 Mô hình xu thế tuyến tính và biến động thời vụ.
Mô hình xu thế tuyến tính và biến động thời vụ được chia thành hai trường hợp:
+Mô hình cộng:
=
Trong đó:
S(t+1)=
+ Mô hình nhân:
=
Trong đó
(t+1)=
S(t+1)=
+(1-)
Với là các tham số san bằng nhận giá trị trong khoảng
Mô hình xu thế tuyến tính và biến động thời vụ được sử dụng khi dãy số thời gian có số liệu các tháng(hoặc các quý) của một số năm(ít nhất là 4 năm).
6. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên
Trong phương pháp này , dãy số thời gian xem như được sinh ra từ một quá trình ngẫu nhiên. Trên cơ sở đó, một số mô hình quan trọng được xây dựng và tiến hành dự đoán.
6.1 Một số mô hình tuyến tính ngẫu nhiên
6.1.1. Mô hình tuyến tính ngẫu nhiên dừng
Dãy số thời gianđược gọi là dừng nếu không có xu hướng và không có biến động thời vụ.
a. Quá trình tự hồi quy
Dãy số thời gian được gọi là tuân theo quá trình từ hồi quy bậc p. Kí hiệu AR(p) nếu:
=
Trong đó: là các tham số
là một quá trình dừng đặc biệt đơn giản và được gọi là quá trình thuần khiết hay tạp âm trắng:
b. Quá trình trung bình trượt
Dãy được gọi là tuân theo quá trình trung bình trượt bậc p. Kí hiệu MA(p) nếu:
=
Trong đó: là các tham số.
c. Quá trình tự hồi quy trung bình trượt bậc p, q. Kí hiệu ARMA(p, q)
Đó là sự kết hợp giữa AR(p) và MA(q):
=
Mô hình tuyến tính không dừng
d. Mô hình tổng hợp tự hồi quy – trung bình trượt kí hiệu ARIMA(p,d,q)
Trong thực tế ta thường có dãy số thời gian với một số liệu qua một số năm và có xu thế- không phải là dãy số thời gian dừng. Để sử dụng các mô hình dừng thì phải khử xu thế bằng các toán tử(với d=1 đối với xu thế tuyến tính, d=2,đối với xu thế parabon…
Giả sử dãy số thời gian có xu thế tuyến tính thì khử xu thế tuyến tính được thực hiện bởi:
Như vậy mô hình ARIMA(p,d,q) thì :
p- bậc của toán tử tự hồi quy , thường p=0,1,2
d- Bậc của toán tử khử xu thế, thường d=1,2
q- Bậc của toán tử trung bình trượt, thường q=0,1,2
b. Mô hình biến động thời vụ
Trong thực tế, nhiều dãy số thời gian mà các mức độ của nó là số liệu của các tháng hoặc quý – tức là có thể biến động thời vụ bằng toán tử
(1-với s=12 đối với số liệu tháng, s=4 đối với số liệu quý.
6.2 Phương pháp Boxjenkins
E.R.Box và G.M Jenkins đã đề ra phương pháp dự đoán dựa vào mô hình ngẫu nhiên mà nội dung gồm ba bước chính sau đây:
6.2.1 Tìm mô hình thích hợp nhất
Bước này cho phép nhận biết trong họ tất cả các mô hình ARIMA thì mô hình nào có khả năng thích hợp nhất với dãy số thời gian được nghiên cứu.
Trong thức tế nhiều dãy số thời gian có biến động thời vụ và xu thế. Do đó cần phải khử biến động thời vụ và bậc của xu thế. Toán tử (1-)=
Được sử dụng để khử biến động thời vụ, toán tử được sử dụng để khử xu thế.
Sau khi khử biến động thời vụ và xu thế, dãy số thời gian trở thành dừng. Từ đó, đi xác định bậc p, q của mô hình ARIMA về phương diện lý thuyết việc xác định p, q của ARMA có thể dựa vào độ thì mô hình của hàm tự tương quan và hàm tự tương quan riêng phần:
Nếu độ thì của hàm tự tương quan giảm từ từ và độ thị của hàm tự tương quan riêng phần có p giá trị đầu tiên khác 0 (p=3 là lớn nhất) thì có thế có một AR(p).
Nếu độ thị của hàm tự tương quan chỉ có q giá trị đầu tiên khác 0 và độ thì của hàm tự tương quan riêng phần giảm từ từ thì có thể có một MA(q).
Nếu độ thì của hàm tự tương quan và hàm tự tương quan riêng phần không có sự cắt ngắn như hai trường hợp trên thì có một ARMA
6.2.2 ước lượng tham số của mô hình
Việc ước lượng tham số của mô hình có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp đơn giản là dựa vào hàm tự tương quan bằng cách thay bằng
6.2.3 Kiểm tra mô hình và dự đoán
a. Kiểm tra mô hình
Sau khi các tham số của mô hình được xác định , cần kiểm tra xem mô hình có được chấp nhận hay không
Các tham số của mô hình phải khác không. Nếu có tham số nào không thoả mãn thì loại bỏ khỏi mô hình.
Phân tích phần dư
b. Dự đoán
Nếu mô hình được chọn là thích hợp thì dựa vào nó để tiến hành dự đoán.
Chương II: Phân tích số lao động tham gia Bảo hiểm xã hội Thời kỳ 2000-2007 và dự báo đến năm 2010
I. Giới thiệu tổng quan về Bảo hiểm xã hội
1. Sơ lược về sự hình thành và sự phát triển BH ở Việt Nam
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ tài chính, trong điều kiện kinh tế thị trường đây là một lĩnh vực không thể thiếu được cá nhân, doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết, cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, người lao động làm thuê ngày càng nhiều hình thành nên giai cấp công nhân, về bản chất, giai cấp công nhân luôn luôn có những mâu thuẫn rất sâu sắc với những giới chủ. Một trong những mâu thuẫn mà họ phải đấu tranh đòi giải quyết đó là tăng lương giảm giờ làm, đặc biệt khi họ bị ốm đau, tai nạn rủi ro đòi giới chủ vẫn phải trả lương cho những ngày nghỉ ốm đó. Song giới chủ vẫn không đồng ý. Cuộc đấu tranh ngày càng lan rộng ra ở hầu hết các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, hiện tượng này ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của của mỗi nước buộc chính phủ phải can thiệp, mặc dù vậy giới chủ vẫn không đồng ý. Vì vậy mâu thuẫn chủ thợ ngày càng sâu sắc và chính phủ lại tiếp tục can thiệp bằng cách vận động giai cấp công nhân đóng góp một phần tiền lương của mình và giới chủ đóng góp một phần quỹ lương của mình để hình thành một quỹ, quỹ này có sự hộ trợ của nhà nước của Nhà nước và được Nhà nước bảo trợ. Vì vậy giới chủ cũng thấy mình có lợi và họ chấp nhận. Toàn bộ quá trình diễn ra nói trên được thế giới gọi là bảo hiểm xã hội cho lao động.
Bảo hiểm xã hội là mối quan hệ ba bên : Chủ –thợ và Nhà nước, mối quan hệ này mặc dù được xác lập trên thực tế nhưng để có một loại hình BHXH như ngày này, giai cấp công nhân thế giới phải trải qua những giai đoạn khác nhau, từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, tự phát đến tự giác để dành quyền lợi cho mình , bởi vậy ngày này, khái niệm về BHXH được định nghĩa như sau
“BHXH là một tổng thể các mối quan hệ kinh tế xã hội giữa nhà nước với người lao động và người sử dụng lao động nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi người lao động gặp những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập, từ đó bảo đảm an sinh xã hội”
Bảo hiểm xã hội cũng là một loại hình Bảo hiểm ra đời từ giữa năm 50 của thể kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hầu như các quốc gia trên thế giới đều xây dựng cho mình hệ thống chính sách BHXH, ở Việt Nam trong thời kỳ pháp thuộc đã có loại hình BHXH.
Sau khi thành lập nước Bác Hồ đã ký một loạt những sắc lệnh về BHXH. Nhưng đến năm 1961 thì chính sách BHXHVN và hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam mới được chính thức hoạt động
2. Đối tượng, chức năng, tính chất của BHXH
Đối tượng
Đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động, còn đối tượng tham gia BHXH là người lao động và sử dụng lao động hai loại đối tượng tham gia này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình lao động họ có trách nhiệm đóng góp chủ yếu vào quỹ BHXH. Nguồn quỹ càng lớn thì phạm vị bảo hiểm càng rộng, mức độ bảo vệ càng vững chắc. Tuy nhiên đến ngày nay đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội có thể là người lao động (đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện). Theo thống kê trên thế giới trong giai đọan đầu thực hiện bảo hiểm xã hội ở các nước phần lớn đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là những người làm công ăn lương, sau đó các nước mới dần dần mở rộng đối tượng tham gia
Chức năng
Bảo hiểm xã hội có bốn chức năng chủ yếu
- Thay thế bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia BHXH để giúp họ ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình
- Phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người lao động, giữa người khỏe mạnh và người ốm đau, giữa nam và nữ, giữa những người trong quá trình lao động và người lao động…
- Góp phần kích thích người lao động hăng hái tham gia lao động sản xuất để năng cao năng suất lao động cá nhân và nâng cao năng suất lao động xã hội
- Gắn bó lợi ích giữa người lao động và các cơ quan doanh nghiệp, nhà nước, và xã hội từ đó làm cho mối quan hệ giữa các bên hài hoà hơn, vì vậy đương nhiên góp phần đảm bảo an sinh xã hội chính vì vậy thế giới ngày này quan niệm BHXH là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội
Tính chất
Vì bảo hiểm xã hội là một loại chính sách xã hội gắn liền với chính sách kinh tế xã hội khác của mỗi nước cho nên nó có ba tính chất cơ bản sau
- Tính kinh tế: có nghĩa là người lao động và gia đình họ muốn được hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội thì trong quá trình lao động họ phải đóng góp một phần vào quỹ Bảo hiểm xã hội từ tiền lương hàng tháng của mình để tạo lập quỹ BH. Từ quỹ này họ được trợ cấp khi gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập. Tính chất này ít nhiều thể hiện tính công bằng của BHXH(đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít được hưởng it)
- Tính xã hội: So với các loại hình bảo hiểm xã hội khác thì tính BHXH được thể hiện rõ nhất. Vì người lao động trong xã hội đều có quyền tham gia BHXH và được bảo hiểm xã hội cho họ theo luật pháp quy định. Khi điều kiện kinh tễ xã hội ngày càng phát triển thì tính chất xã hội của bảo hiểm xã hội ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn
- Bảo hiểm xã hội có tính khách quan, tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian, không gian.Điều đó có nghĩa BHXH ra đời do nhu cầu khách quan của cuộc sống mà ở đây là nhu cầu khách quan của người lao động và gia đình họ (họ luôn muốn được tham gia muốn được hưởng trợ cấp) còn tính chất ngẫu nhiên do yếu tố rủi ro chi phối vì rủi ro mang tính ngẫu nhiên. Chính rủi ro mang tính ngẫu nhiên nó diễn ra không đồng đều về mặt không gian và thời gian
Cả ba tính chất trên đều nằm trong những tính chất của các loại hình bảo hiểm xã hội khác nhau( tất cả các loại hình bảo hiểm đều có ba tính chất trên)
3. Những quan điểm cơ bản về Bảo hiễm xã hội
Khi xây dựng cho mình hệ thống bảo hiểm xã hội dù hoàn thiện hay không hoàn thiện nhưng chính phủ các nước đều phải dựa trên năm quan điểm cơ bản sau
- Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia, nó thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia
Vd: ở canada, một bộ trưởng ốm đau vào viện giống như một người bình thường vào viện được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Nếu muốn tốt hơn thì bỏ tiền túi ra
- Mọi người trong xã hội đều có quyền tham gia BHXH không phân biệt nam, nữ, tôn giáo nghề nghiệp, thành phần xh…
Quan điểm này thể hiện tính công bằng xã hội cũng như nguyên tắc công bằng trong BHXH đồng thời thể hiện sự bình đẳng giữa người lao động với nhau…
- Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm với người lao động mà mình sử dụng đứng trên góc độ BHXH, trách nhiệm này thể hiện ở hai khía cạnh:
+ Phải đóng góp vào quỹ BHXH một khoản nhất định so với tổng quỹ lương
+ Phải thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH mà mình sử dụng
– Các mức hưởng BHXH phụ thuộc chủ yếu vào năm yếu tố sau đây
+ Tình trạng sức khỏe, thương tật thông qua giám định y khoa
Vd: một người bị tai nạn, mất 31% sức khỏe sẽ được nghỉ vĩnh viễn được hưởng BH, nếu mất 10% được điều trị khoẻ rồi đi làm tiếp
+ Mức đóng góp BHXH và thời gian đóng góp
+ Tiền lương thực tế đang làm và ngành nghề công tác công tác của lao động
+ Mức hưởng BHXH phụ thuộc vào tuổi bình quân của mỗi quốc gia
+ Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ
– Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp BHXH kể cả việc ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách
4.Hệ thống chế độ BHXH
Cần phân biệt chính sách chính sách BHXH và chế độ BHXH
+ Chính sách BHXH là một chính sách xã hội do nhà nước ban hành áp dụng cho một bộ phận xã hội nhất định
+ Chế độ BHXH là cụ thể hoá chính sách BHXH, việc cụ thể hoá này phải được thực hiện bằng văn bản pháp luật
Theo công ước Giơnevơ số 102 của tổ chức lao động quốc tế ngày22/6/1952, an sinh xã hội thế giới bao gồm chính nhánh và chính nhánh đó ngày này thực chất là 9 chế độ BHXH
Chế độ chăm sóc y tế
Chế độ trợ cấp ốm đau
Chế độ trợ cấp thất nghiệp
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chế độ trợ cấp tuổi già (hưu trí)
Chế độ trợ cấp gia đình
Chế độ trợ cấp sinh đẻ( thai sản)
Chế độ trợ cấp khi tàn phế
Chế độ trợ cấp cho người con sống (tử tuất)
Mỗi quốc gia được coi là một hệ thống BHXH phải thực hiện được ít nhất ba chế độ trong đó ít nhất phải có một trong năm chế độ sau, chế độ trợ cấp thất nghiệp, chế độ trợ cấp tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ trợ cấp tuổi già, chế độ trợ cấp khi tàn phế, chế đố trợ cấp cho người còn sống (tử tuất)
Hệ thống các chế độ này là một tổng thể hoàn chỉnh tạo ra một cơ chế thực hiện chính sách BHXH của từng nước, và hệ thống này có những đặc điểm sau
Được lụât hoá
Các chế độ trong hệ thống mang tính san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính
Các mức trợ cấp của từng chế độ thực chất là quyền lợi của người tham gia BHXH. Không ai có quyền tước bỏ quyền lợi đó
Đồng tiền được sử dụng để chi trả trợ cấp BHXH
Nội dung của mỗi chế độ nói trên đều có thể được điều chỉnh hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước
Việt Nam, theo luật BHXH thì loại hình BHXH bắt buộc bao gồm 5 chế độ sau
Chế độ trợ cập ốm đau: Người lao động không may bị ốm đau cơ quan doanh nghiệp phải có trách nhiệm xét trợ cấp BHXH cho họ thay vì tiền lương trong thời gian nghỉ ốm. Mức trợ cấp chủ yếu vào tình trạng công tác, ngành nghề công tác, tiền lương thực tế đang làm. Đây chế độ việt nam thực hiện sớm nhất. Hằng năm có hàng triệu người được hưởng. Chế độ này là chế độ BHXH ngắn hạn, thường là trợ cấp một lần, vừa mang tính hoàn lại vừa mang tính không hoàn lại
Chế độ trợ cấp thai sản: Người lao động nữ chiếm quá 50% lực lượng lao động xã hội, họ không chỉ tạo ra những sản phẩm vật chất doanh nghiệp mà họ còn tạo ra sản phẩm tinh thần cho xã hội. Bởi vậy khi họ sinh đẻ phải được nghỉ ngơi an dưỡng và nuôi con nhỏ trong thời gian này họ phải xét được hưởng trợ cấp BHXH thay vì tiền lương . Mức trợ cấp phụ thuộc vào tiền lương đang làm và ngành nghề công tác
Đây là mức trợ cấp ngắn hạn , vừa có tính hoàn lại, vừa có tính không hoàn lại. Chế độ này không những được các tổ chức quốc tế quan tâm mà đảng và nhà nước hết sức quan tâm cho nên thời gian nghỉ đẻ của phụ nữ việt nam hiện nay là khá cao so với những nước trên thế giới(4 tháng trong khi trung bình thế giới là 3 tháng)
Chế độ trợ cấp tai nạn nghề nghiệp lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động không may bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp .Doanh nghiệp có trách nhiệm bằng cách xét trợ cấp BHXH cho họ để họ tiếp tục duy trì, ổn định cuộc sống. Mức trợ cấp phụ thuộc vào tình trạng thương tật, bệnh tật, tiền lương thực tế. Đây flà chế độ BH có tính chất đặc thù, vừa là chế độ dài hạn vừa là chế độ ngắn hạn, vừa mang tính bồi hoàn vừa không bồi hoàn
Vd: Mất 31% sức khỏe nghỉ vĩnh viễn và được trợ cấp vĩnh viễn
Chế độ hưu trí: Người lao động khi hết tuổi lao động họ bị mất toàn bộ thu nhập từ lao động. Bởi vậy trong suốt quá trình lao động, bản thân họ cũng như giới chủ phải đóng góp BHXH cho họ theo chế độ này để đến khi họ hết tuổi lao động họ được hưởng tiền trợ cấp hưu trí, từ đó tiếp tục ổn định và duy trì cuộc sống. Mức trợ cấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Giới tính
Mức đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng góp
Tiền lương, tiền công bình quân một năm đang làm trước khi xét hưởng chế độ hưu trí hoặc bình quân cả thời gian đóng BHXH
Tuổi thọ bình quân quốc gia
Một số nước còn quy định mức trợ cấp thất thấp nhất phải bằng mức sống tối thiểu của quốc gia đó
Vd: Trong bao cấp mức trợ cấp hưu trí cao nhất bằng 95% lương trước khi nghỉ hưu
Bâygiờ tiền lương bình quân 5 năm trước khi nghỉ hưu trợ cấp hưu trí cao nhất là 75%, ở việt nam quy định trợ cấp hưu trí ít nhất bằng mức lương tối thiểu(450000VNĐ)
Chế độ hưu trí là chế độ BH dài hạn mang tính chất bồi hoàn. Bởi vậy đây là chế độ được các nước rất quan tâm, đồng thời cơ quan BHXH các cấp phải quản lý hết sức chặt chẽ .
Chế độ tử tuất: Người lao động không may bị chết , nhà nước, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với người còn sống trong gia đình họ bằng cách xét tiền tuất cho họ. Mức trợ cấp tiền tuất tối đa dài hạn không được hưởng quá mức lương đang làm khi còn sống
Trợ cấp tử tuất dài hạn chỉ cho những người mà bố mẹ không nơi nương tựa , con cái chưa đến tuổi trưởng thành . Bên cạnh trợ cấp tiền tuất định kỳ hằng tháng , khi người lao động bị chết còn được tiền tuất một lần ở việt nam gọi là trợ cấp mai táng phí. Đây là chế độ BH có tính chất nhân đạo nhất tất cả các chế độ BHXH. Nó vừa mang tính dài hạn vừa mang tính ngắn hạn, đặc biệt nó mang tính bồi hoàn (ngắn hạn mai táng phí)
Ngoài năm chế độ BH nói trên, ở Việt Nam hiện nay BHXH còn đươc thực hiện loại hình BHYT
II. Phân tích số lao động tham gia Bảo hiểm xã hội thời kỳ 1995-2007
Trong công tác thống kê, số liệu có vai trò rất quan trọng.Mỗi số liệu được sử dụng cho phép phân tích một khía cạnh của hiện tượng kinh tế xã hội. Nguồn số liệu đòi hỏi phải đầy đủ , kịp thời chính xác và tính logic cao. Để phân tích và dự báo số lao động tham gia Bảo hiểm xã hội đòi hỏi nguồn số liệu phải đủ lớn vì độ dài thời gian lớn mới biểu hiện được xu huớng phát triển của hiện tượng một cách rõ ràng. Để phân tích số lao động tham gia BHXH đầy đủ nhất, bên cạnh sử dụng số liệu về sốlao động tham gia Bảo hiễm xã hội chúng ta cùng cần đến số liệu về số tiền đóng bảo hiễm xã hội…
Nhưng trong phạm vi bài viết này, em chỉ sử dụng số liệu về số lao động tham gia BHXH qua các năm để tiến hành phân tích và dự đoán số lao động tham gia BHXH
Trong chương này em tập trung vào phân tích những vấn đề sau:
Phân tích xu hướng biến động của số lao động tham gia BHXH
Phân tích xu hướng biến động số lao động tham gia BHXH qua thời gian bằng các mô hình xu thế
1. Phân tích xu hướng biến động số lao động tham gia BHXH
Phương pháp dãy số thời gian cho phép ta nghiên cứu sự biến động của số lao động tham gia BHXH qua các năm, nghiên cứu xu hướng biến động của số lao động tham gia BHXH và tiến hành dự đoán cho những năm tiếp theo.
Theo bộ luật lao động trong đó quy định các đối tượng sau đây phải áp dụng các chế độ BHXH:
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước;
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên;
- Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp; trong các cơ quan tổ chức nước ngoài, hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
- Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng đoàn thể;
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang;
- Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể từ trung ương đến cấp huyện.
- Công chức, viên chức nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng đoàn thể từ trung ương đến cấp huyện;
- Các đối tượng đi học, thực tập, công tác điều dưỡng ở nước ngoài mà vẫn được hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.
Các đối tượng quy định trên được gọi chung là người lao động
Bảng I: Tình hình biến động số lao động tham gia BHXH trong giai đoạn 2000-2007
Năm
Số lao động tham gia BHXH (triệu ngời )
(triệu người)
(lần)
(lần)
(lần)
(lần)
lần
2000
3842727
2001
4296630
453903
453903
1.12
1.12
0.12
0.12
2002
4535925
239295
693198
1.06
1.18
0.06
0.18
2003
4825925
290000
983198
1.06
1.26
0.06
0.26
2004
5524267
698342
1681540
1.14
1.44
0.14
0.44
2005
6222609
698342
2379882
1.13
1.62
0.13
0.62
2006
6920951
698342
3078224
1.11
1.80
0.11
0.80
2007
7619293
698342
698342
1.1
1.98
0.1
0.98
Tài liệu thu được là dãy số thời gian có khoảng cách bằng nhau, do vậy ta có thể tính toán các chỉ tiêu bình quân như sau:
+ Số laođộng tham gia BHXH bình quân một năm trong giai đoạn 1995-2007
=5473541 (người )
+ Lượng tăng tuyệt đối bình quân:
(người )
Kết quả tính toán cho thấy: Nhìn chung số lao động tham gia Bảo hiểm xã hội tăng dần theo thời gian cụ thể năm 2000 có 3842727 người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội, năm 2001 có 4296630 tăng thêm 453903 người hay tăng 0.12 lần, đến năm 2002,2003 tốc độ tăng có xu hướng giảm xuống và tốc độ tăng so với năm trước chỉ 0.06 lần. Đến năm 2004 tăng 0.14 lần so với năm 2003 đây cũng chính là năm có tốc độ tăng cao nhất. Trong những năm gần đây số lao động tham gia BHXH tăng lên tương đối ổn định. Nguyên nhân chính trong giai đoạn này các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, chế xuất được được thành lập.Thu hút một lượng lớn lao động tham gia, họ chính là một lực lượng lớn tham gia BHXH
2. Phân tích xu hướng biến động số lao động tham gia BHXH qua thời gian bằng các mô hình xu thế.
Trong phương pháp này ta sẽ biễu hiện các mức độ của số lao động tham gia BHXH qua các năm bằng một mô hình hồi quy mà trong đó thứ tự thời gian là biến độc lập, mô hình đó gọi là hàm xu thế.
Để kết quả sát với thực tế, ta dựa vào việc kiểm định mô hình và căn cứ vào SSE hoặc SE để lựa chọn mô hình dự đoán tốt nhất.
(Mô hình dự đoán nào có SE hoặc SE nhỏ nhất là mô hình dự đoán tốt nhất)
Độ thị biểu hiện sự biến động của số lao động tham gia BHXH qua các năm
Sử dụng chương trình SPSS, ta có kết quả sau đây:
Bảng 2: Các dạng hàm xu thế của số lao động tham gia BHXH và SE, tương ứng với từng dạng hàm
Dạng hàm
Phương trình
SE
Linear
Y=-1075366076.5+539475.72*t
0.96964
252552.60
Quadrati
Y=-534991037.45-322.27*t +134.6443*
0.96980
251893.01
Cubic
Y=-354866038.23-160.64*t-321.27*+0.44807
0.96996
251233.67
Dựa vào kết quả thu được bằng cách sử dụng phần mềm SPSS ta thấy cả ba mô hình đều phù hợp do khi kiểm đính hệ số có Sig T <0.025. Do vậy khi lựa chọn mô hình ta sẽ chọn mô hình có nào có SE bé nhất. Cụ thể trong ba mô hình này ta sẽ lựa chọn phương trình xu thế Cubic phản ảnh sự biến động của số lao động tham gia BHXH giai đoạn 2000-2007
Phương trình biểu hiện xu thế biến động của số lao động tham gia BHXH là:
Y=-354866038.23-160.64*t-321.27*+0.44807
III. Dự báo số lao động tham gia BHXH trong năm 2008,2009,2010
Dựa vào độ thị và những phân tích ở phần trên ta thấy lượng ( giảm) liên hoàn, tốc độ tăng giảm liên hoàn giữa các năm không xấp xỉ nhau. Do vậy việc dự đoán dựa vào lượng tăng(giảm) tuyết đối trung bình, dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình cho kết quả có độ chính có độ chính xác không cao, Trong bài này em tiến hành dự đoán bằng 3 phương pháp dự đoán thống kê là : dự đoán bằng hàm xu thế, dự đoán bằng san bằng mủ và dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên. Đây là ba phương pháp dự đoán thường cho kết quả dự đoán có chính xác cao. Em sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành dự đoán , dựa vào SSE (hoặc SE để lựa chọn hàm dự đoán tốt nhất.)
1. Dự đoán số lao động tham gia BHXH bằng hàm xu thế
Từ kết quả tính toán trên cho thấy : Hàm bậc ba là hàm biểu hiện xu hướng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong giai đoạn 2000-2007 tốt nhất. Do vậy dựa vào hàm bậc ba
Y=-354866038.23-160.64*t-321.27*+0.44807để tiến hành dự đoán cho những năm 2008,2009 và năm 2010 ta có kết quả như sau:
Kết quả dự đoán số lao động tham gia BHXH cho năm 2008,2009 và năm 2010 như sau:
Đơn vị tính:Người
Dự đoán điểm
Dự đoán khoảng
cận duới
cận trên
năm
2008
8490710
7639105
9342316
2009
9374250
7668942
11069558
2010
10297230
7297552
13296939
Kết quả tính toán cho thấy: Số lao động tham gia Bảo hiểm xã hội năm 2008 là 8490710 người, năm 2009 là 9374250 người, năm 2010 là 10297230 người
Với khoảng tin cậy 95% thì số lao động tham gia BHXH năm 2008 năm trong khoảng từ 7639105 người đến 9342316 người. Số lao động năm 2009 ở trong khoảng từ 7668942 đến 11069558 người và số lao động tham gia bảo hiểm xã hội năm 2010 năm trong khoảng từ 7297552 đến 13296939 người.
2. Dự đoán bằng san bằng mũ
Để lựa chọn mô hình san bằng mủ tốt nhất để tiến hành dự đoán ta dựa vào SSE.
Kết quả tính toán SSE thông quả phần mềm SPSS ở dưới bảng sau:
Mô hình
Các tham số san bằng
SSE
simple
495767E+12
hold
và
301353593665
Như vậy trong phương pháp dự đoán bằng san bằng mủ mô hình xu thế không có biến động thời vụ (Holđ) là mô hình có SSE bé nhất, nhưng so với mô hình bậc ba thì nó có SSE lớn hơn. Do vậy dự đoán hàm bậc ba là tốt nhất
3. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (phương pháp Box-jenkins)
Kí hiệu:
p :bậc của toán tử hồi quy(p=0,1,2)
d: bậc của toán tử khử xu thế(d=1)
q: bậc của toán tử trung bình trượt(q=1,2,0)
Tiến hành : ta lần lượt kết hợp các giá trị của p, d, q với nhau, từ đó chọn kết hợp nào có SE nhỏ nhất
Kết quả tính toán SE được thể hiện qua bảng dưới đây:
p
d
q
SE
1
1
0
14350118.6
1
1
1
14798711.9
1
1
2
16597276.6
2
1
0
15984405.9
2
1
1
16246742
2
1
2
19977567.7
0
1
1
14340372.4
0
1
2
13764552.7
Như vậy p=0, d=1,q=2 tức là mô hình ARIMA(0,1,2) có SE =13764552.7 nhỏ nhất.
Dự đoán dựa vào hàm bậc ba có SE =251233.67, nên ta dự đoán dựa vào hàm bậc ba có kết quả tốt hơn
Việc dự đoán dựa trên giả thuyết sự phát triển của sự vật hiện tượng biến động theo hướng đã và đang diễn ra, sự tác động của nhân tố tới hiện tượng không thay đổi. Do vậy kết quả thu được từ dự đoán không phải kết quả hoàn toàn chính xác. Do trên thực tế số lao động tham gia bảo hiểm xã hội phủ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chính sách về bảo hiểm xã hội của nhà nước, tình hình kinh tế ,…Kết quả dự đoán chính là cơ sở để Bảo hiểm xã hội đưa ra những chính sách hợp lý hơn cho người lao động
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp
Chúng ta đã biết BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân như ốm đau, tai nạn già yếu…Chính vì vậy đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH. Trong đề án môn học của mình dựa vào những kiến thức đã học, Em đã đề cập đến đối tượng tham gia BHXH. Đây được hiểu là những người lao động và người sử dụng lao động. Từ những phân tích số lao động tham gia BHXH giai đọan 2000-2007 bằng phương pháp dãy số thời gian, em nhận thấy số lao động tham gia BHXH tăng dần theo thời gian. Điểu đó chứng tỏ bảo hiểm xã hội đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chính sách bảo đảm xã hội. Ngoài BHXH, chính sách bảo đảm xã hội còn có: Cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội. Từ số liệu có được và phân tích em nhận thấy rằng chính sách Bảo hiểm xã hội chỉ đều thực hiện BHXH đối với các cán bộ công nhân viên chức nhà nước, những người làm công hưởng lương. Do vậy con số tăng lên của số lao động tham gia BHXH trong giai đoạn 2000-2007 chưa thực sự lớn so với con số thực tế về số lao động của nước ta hiện này. Một bộ phận lớn những người lao động trong các nhà máy xí nghiệp, các phân xưởng sản xuất, khu chế suất vẫn chưa được hưởng bảo hiễm xã hội. Vì vậy chưa thực hiện được sự bình đẳng giữa tất cả những người lao động.
Thực tế đã chỉ rõ , nếu không có sự can thiệp của nhà nước, nếu không có sự quản lý vĩ mô của nhà nước thì mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ không được duy trì bền vững, mối quan hệ ba bên trong bảo hiểm xã hội sẽ bị phá vỡ. Hơn nữa BHXH được thực hiện thông qua một quy trình: Từ việc hoạch định chính sách, giới hạn về đối tượng, xác định phạm vi bảo hiểm cho đến đảm bảo vật chất và việc trợ cấp…Vì vậy theo em nhà nước phải quản lý toàn bộ quy trình này một cách chặt chẽ và thống nhất. Từ việc hoạch định chính sách BHXH, đây được xem là một khâu đầu tiên quan trọng nhất. Do vậy sự quản lý nhà nước về vấn đề này cần phải được thể hiện ở các việc xây dựng các dự án luật, các văn bản pháp lý về BHXH và ban hành thực hiện. Sau đó là hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách. Như chúng ta đã biết với số lao động tham gia BHXH sẽ hình thành quỹ BHXH từ các nguồn sau
Người sử dụng lao động đóng góp
Người lao động đóng góp
Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm
Các nguồn khác (như cá nhân các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi).
Do vậy BHXH cần phải dựa vào chỉ tiêu số lao động tham gia BHXH để từ đó để đưa ra phương thức đóng góp phù hợp. Xác định được mức đóng góp cho từng đối tượng lao động, nhằm đảm bảo sự công bằng cho người lao động.
Kết luận
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu thập đối với người lao động khi họ gặp những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Do vậy Bảo hiểm xã hội đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay
Trong quá trình làm đề án, em đã có cơ hội tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến BHXH. Em nhận thấy rằng việc hoạch định những chính sách bảo hiễm xã hội là một khâu đầu tiên và đóng một vai trò quan trọng. Nó cần phải dựa vào những số liệu mà chúng ta thu thập được. Một trong những chỉ tiêu quan trọng đó là số lao động tham gia BHXH. Đó chính là cơ sở để đưa ra những chính sách Bảo hiểm xã hội phù hợp trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa tất cả những người lao động.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian làm đề án không nhiều do vậy đề án của em đã không tránh khỏi những thiếu thót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo . Em xin chân thành cảm ơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25015.doc