Đề án Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của công ty TNHH cơ khí Phú Cường

Công tác nghiên cứu thị trường mới chỉ chú trọng trong việc nghiên cứu thị trường đầu ra trong khi thị trường đầu vào lại ít được quan tâm. Công ty cần điều tra hoặc mua thông tin từ các khách hàng nước ngoài để tìm kiếm các nguồn hàng chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Các biện pháp xúc tiến khuếch trương hoạt động bán hàng của công ty trong thời gian qua còn chưa nhiều, cho nên bên cạnh các hình thức, phương thức bán hàng truyền thống, công ty nên áp dụng các phương thức bán hàng mới, vận dụng công nghệ tiên tiến vào bán hàng như bán hàng qua Internet, bán hàng từ xa qua điện thoại. nhằm thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ các hình thức truyền thống là bán hàng trực tiếp. Trong hoạt động quảng cáo công ty cần phải tăng cường quảng cáo cả trên mạng Internet, thông tin chi tiết về kích cỡ, tính năng kỹ thuật, tác dụng của máy móc, thiết bị; quảng cáo bằng pano, áp phích với nội dung thiết thực và hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng thời gửi catalogue hình ảnh cho các cơ quan doanh nghiệp để giới thiệu kèm các thông số kỹ thuật Modern của máy. Tổ chức các hoạt động khuyến mại vào các dịp đặc biệt bằng các hình thức như tặng quà, tặng thêm một số phụ tùng đi kèm theo máy, tặng quà vào dịp lễ. để kích thích khách hàng mua hàng.

doc31 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của công ty TNHH cơ khí Phú Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề áN Lý THUYếT THốNG KÊ đề tàI: Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của Công ty TNHH Cơ khí Phú Cường LờI NóI ĐầU Trong xu thế toàn cầu hoá, thị trường quốc tế đang mở rộng trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam, điều đó vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Trước hoàn cảnh này các doanh nghiệp phải tự phát huy vai trò của mình, phải tự vận động để tìm hướng đi đúng để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Do đó việc nâng cao kiến thức và đổi mới phương pháp quản trị doanh nghiệp để đưa ra những biện pháp, bước đi phù hợp trong điều kiện hiện nay là một tất yếu giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy các nhà quản lý nói chung và các nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng đều phải nắm rõ sâu sắc những biến động, những thay đổi của quy luật thị trường cũng như nhất thiết phải nắm rõ được tình hình hoạt động riêng của công ty mình – phải thấy được những biến động hoạt động của công ty trên thị trường, tìm ra những mặt hạn chế của công ty để đưa ra những phương hướng, biện pháp bước đi cho phù hợp. Có thể nói một trong những công cụ mà các nhà quản lý có thể vận dụng để việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trên thị trường có hiệu quả, đó là vận dụng công cụ thống kê. Dựa vào các phương pháp phân tích trong thống kê như phương pháp chỉ số, dãy số thời gian, dự báo, phân tổ, điều tra chọn mẫu v.v... để từ đó tìm ra quy luật vận động, tình hình hoạt động kinh doanh trên thị trường giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Trong đề án môn học “Lý thuyết thống kê” này dù chỉ là khía cạnh nhỏ em đề cập đến, xong qua đây em có thể minh chứng một điều sử dụng công cụ thống kê là một trong những công cụ cần thiết mà các nhà quản lý cần sử dụng để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh cũng như trong các lĩnh vực khác. Đề án môn học “ Lý thuyết thống kê ” của em có tên đề tài: “Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của Công ty TNHH Cơ khí Phú Cường”. Thông qua phương pháp chỉ số em có thể thấy được sự biến động về doanh thu của các mặt hàng, biến động về tiền lương trung bình do ảnh hưởng của nhân tố nào, để từ đó thấy được sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến sự biến động hoạt động kinh doanh của công ty. Rồi đưa ra những biện pháp, phương hướng bước đi có hiệu quả trong kinh doanh trên thị trường của công ty. Đề án môn học này, em đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trong khoa, đặc biệt thầy Trần Ngọc Phác đã hướng dẫn cho em; nhờ đó em đã hoàn thành xong được đề án với nội dung đề án môn học của em sẽ được trình bày như sau: Phần I. Những lý luận cơ bản về chỉ số I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, tác dụng II. Phương pháp chỉ số III. Hệ thống chỉ số Phần II. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty I. Thực trạng hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của Công ty TNHH Cơ khí Phú Cường II. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Phần III. Kết luận Phần I. Những Lý luận cơ bản về chỉ số I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, tác dụng 1. Khái niệm Theo nghĩa chung Chỉ số là một tương đối (lần, %) tính được bằng cách đem so sánh hai mức độ của hiện tượng đó với nhau. Ví dụ: Giá trị sản xuất công nghiệp của điạ phương A năm 2002 so với năm 2001 là 114,5% = 1,145 lần gọi là chỉ số. Theo nghĩa hẹp: Trong thực tế, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp. Đó là hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị hoặc hiện tượng cá biệt tạo thành. Ví dụ: Khối lượng sản phẩm công nghiệp, lượng hàng tiêu thụ đ những sản phẩm khác nhau, đơn vị, tính chất khác nhau. Hiện tượng phức tạp bao gồm các nhân tố cấu thành. Ví dụ: Khối lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: năng suất lao động và số lượng lao động. 2. Đặc điểm - Chuyển các hiện tượng, các đơn vị cá biệt có đặc điểm, tính chất khác nhau về dạng giống nhau để có thể cộng chung lại với nhau. Ví dụ: Khối lượng sản phẩm ´ giá thành đơn vị = chi phí sản xuất - Để nghiên cứu sự biến động của một nhân tố nào đó thì phải giả định rằng các nhân tố khác không biến đổi. 3. Phân loại 3.1. Phân loại theo nội dung của chỉ số: Bao gồm 3 loại Loại 1: Chỉ số phát triển: phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Loại 2: Chỉ số không gian: phản ánh sự biến động của hiện tượng qua không gian, địa điểm. Loại 3: Chỉ số kế hoạch: Được dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Trong chỉ số kế hoạch có 2 loại chỉ số: một là chỉ số nhiệm vụ kế hoạch, hai là chỉ số kiểm tra kế hoạch. 3.2. Phân loại theo tính chất về chỉ tiêu, về chỉ số phản ánh: bao gồm 2 loại Loại 1: chỉ số chỉ tiêu chất lượng: phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu chất lượng nào đó. Loại 2: chỉ số chỉ tiêu khối lượng: phản ánh sự biến động của một khối lượng nào đó 3.3. Phân loại theo phạm vi tính toán: bao gồm 2 loại Loại 1: Chỉ số đơn là chỉ số mà phản ánh sự biến động của từng đơn vị, của từng hiện tượng cá biệt. Loại 2: Chỉ số tổng hợp (chỉ số chung): phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị. 4. Tác dụng - Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian - Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian - Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch, thực hiện kế hoạch - Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng II. Phương pháp chỉ số 1. Chỉ số phát triển 1.1. Chỉ số đơn Phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian. 1.1.1. Chỉ số đơn về giá cả: phản ánh sự thay đổi về giá của từng mặt hàng. iP: chỉ số đơn về giá cả p1: giá của năm nghiên cứu q0: giá của năm gốc 1.1.2. Chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ: Phản ánh sự biến động lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng. iq: Chỉ số đơn về lượng hàng tiêu thụ q1: Lượng hàng hoá hoá tiêu thụ của kỳ nghiên cứu q0: Lượng hàng hoá hoá tiêu thụ của kỳ gốc 1.1.3. Đặc tính chỉ số đơn Tính nghịch đảo: Nếu ta hoán vị kỳ gốc và kỳ nghiên cứu, kết quả thu được sẽ là giá trị nghịch đảo của chỉ số cũ. Tức là: (giả sử bằng a%) đ Tính liên hoàn. Tích của chỉ số liên hoàn (năm nay so với năm kề trước) hoặc tích của chỉ số định gốc liên tiếp, bằng chỉ số định gốc tương ứng. Ví dụ: i3/0 = i3/2.i2/1.i1/0 i10/0 = i10/5.i5/0 Tính thay đổi gốc Ví dụ: 1.1.4. Công dụng Các chỉ số đơn có công dụng lớn trong việc phản ánh sự thay đổi các hiện tượng đơn giản, đồng chất. Ngoài ra chúng còn quan trọng do tác dụng hỗ trợ cho việc tính các chỉ số tổng hợp. Khi các chỉ số này không thể tính trực tiếp. 1.2. Chỉ số tổng hợp Phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị. 1.2.1. Chỉ số tổng hợp về giá cả Phản ánh sự biến động chung của các mặt hàng. Cách tính: Chỉ số doanh thu (1) Do cách tính chỉ số đơn đều không tính đến các lượng hàng hoá tiêu thu khác nhau, mà các lượng mặt hàng đó có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến mức độ chung về giá cả. Ví dụ: Doanh thu = giá bán đơn vị ´ lượng hàng hoá tiêu thụ: D = p.q Vì vậy để nghiên cứu sự biến động chung về giá cả thì ta phải cố định lượng hàng hoá tiêu thụ ở một kỳ nhất định. Việc tiêu thụ lượng hàng hoá cố định gọi là quyền số của chỉ số biến động chung về giá cả. Tuỳ theo việc cố định lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ gốc hay kỳ nghiên cứu mà ta có chỉ số tổng hợp về giá của Laspleyres, của Paasche, của Fisher. * Chỉ số tổng hợp về giá cả của Laspleyres Quyền số là q0 (2) * Chỉ số tổng hợp về giá cả của Paasche: Quyền số là q1 (3) * Chỉ số tổng hợp về giá cả của Fisher: (4) Chú ý: Dùng (4) khi (2) và (3) có sự khác nhau rõ rệt: (2) 1 Có thể dựa vào các chỉ số đơn về giá cả để tính chỉ số tổng hợp vè giá cả bằng cách biến đổi đơn giản công thức (2), (3) như sau: Ta có: (1); (2) đ đ với d0, D0 tỷ trọng doanh thu kỳ gốc của các mặt hàng với d0, D0 là tỷ trọng doanh thu kỳ nghiên cứu của các mặt hàng Thực chất chỉ số tổng hợp về giá cả nó chính là trung bình cộng gia quyền hoặc trung bình điều hoà gia quyền của các chỉ số đơn về giá cả, mà trong đó quyền số có thể là doanh thu kỳ gốc, tỷ trọng doanh thu kỳ gốc của từng mặt hàng và cũng có thể là doanh thu kỳ nghiên cứu, tỷ trọng doanh thu kỳ nghiên cứu của từng mặt hàng và ta có: ipmin < I < ipmax 1.2.2. Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ Để nghiên cứu sự biến động chung về lượng hàng hoá tiêu thụ ta phải cố định giá cả về một lượng hàng hoá nhất định gọi là quyền số của chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ. * Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ của Laspleyres: Quyền số là p0. (5) * Chỉ số tổng hợp về hàng hoá tiêu thụ của paasche: Quyền số là p1. (6) * Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ của Fisher (7) * Chú ý - Dùng 7 khi (5), (6) có sự khác nhau rõ rệt - Có thể dựa vào các chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ để tính chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ bằng công thức (5) và (6) biến đổi như sau: Ta có: (5) đ Chia cả tử và mẫu cho với d0, D0 là tỷ trọng doanh thu kỳ gốc của các mặt hàng đ Chia cả tử và mẫu cho với d1, D1 là tỷ trọng doanh thu kỳ nghiên cứu cuả các mặt hàng. Thực chất chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ nó chính là trung bình cộng gia quyền hoặc trung bình điều hoà gia quyền của các chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ, mà trong đó quyền số có thể là doanh thu kỳ gốc, tỷ trọng doanh thu kỳ gốc của từng mặt hàng và cũng có thể là doanh thu kỳ nghiên cứu, tỷ trọng doanh thu kỳ nghiên cứu của từng mặt hàng. 1.2.3. Quyền số của chỉ số tổng hợp 1.2.3.1. Khái niệm quyền số Quyền số là đại lượng được dùng trong chỉ số tổng hợp và được cố định giống nhau ở tử số và mẫu số. 1.2.3.2. Chức năng quyền số Quyền số làm nhân tố thông ước chung: Tức là quyền số chuyển các đơn vị khác nhau trở thành dạng giống nhau để tổng hợp tài liệu. Ví dụ: Chỉ số số lượng hàng hoá tiêu thụ: quyến số là giá đóng vai trò thông ước chung tức là chuyển các hàng hoá có giá trị khác nhau về dạng giống nhau là giá trị. Quyền số nói lên tầm quan trọng của từng đơn vị, hiện tượng cá biệt. Ví dụ: Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ, rõ ràng mặt hàng có giá cao nói lên tầm quan trọng của mặt hàng đó tác động đến lượng nhiều hơn đối với mặt hàng thấp. Trong chỉ số tổng hợp về giá: Quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ thì chỉ thể hiện chức năng thứ hai. Trong chỉ số tổng hợp về lượng: quyền số là giá cả thì nó động thời thể hiện cả hai chức năng trên. 1.2.3.3. Chọn thời kỳ của quyền số Đối với chỉ số tổng hợp về giá: (1) (2) Công thức (1): quyền số là q0 Ưu điểm: Loại bỏ được ảnh hưởng biến động của lượng hàng hoá tiêu thụ để mà nghiên cứu sự biến động về giá cả. Nhược điểm: Không phản ánh đúng một cách thực tế số tiền tiết kiệm hoặc vượt chi của người mua hàng do sự giảm hoặc tăng của giá. Công thức (2): quyền số là q1 Ưu điểm: Phản ánh thực tế số tiền tiết kiệm hoặc vượt chi của người mua hàng do giá cả thay đổi. Nhược điểm: Chưa loại bỏ một cách triệt để ảnh hưởng biến động của lượng hàng hoá tiêu thụ trong chỉ số tổng hợp về giá. Cho nên trong thực tế hiện nay họ dùng công thức (2) theo cách phân chia chỉ số chi tiêu số lượng, chất lượng. Chỉ số chỉ tiêu chất lượng còn có như giá thành, năng suất. .. thì quyền số còn là chỉ tiêu khối lượng có liên quan (khối lượng sản phẩm, số lượng công nhân...) thường được cố định ở kỳ nghiên cứu. Đối với chỉ số tổng hợp về lượng (3) (4) Công thức (3): Quyền số là p0 Trong chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ nó triệt để loại trừ ảnh hưởng biến động của giá cả để nghiên cứu sự biến động của lượng hàng hoá tiêu thụ. Công thức (4): Quyền số là p1 Do quyền số là giá cả kỳ nghiên cứu mà giá cả kỳ nghiên cứu luôn biến động, vì vậy nó chưa triệt để xoá bỏ biến động về giá trong chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ. Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ là một chỉ số chỉ tiêu khối lượng cho nên việc lựa chọn quyền số cho chỉ tiêu khác và quyền số thường là chỉ tiêu chất lượng có liên quan mà được cố định ở kỳ gốc. 2. Chỉ số không gian Phản ánh sự biến động của hiện tượng qua không gian. 2.1. Chỉ số đơn. 2.1.1. Chỉ số đơn về giá cả phản ánh sự biến động giá của từng mặt hàng thị trường A so với thị trường B. 2.1.2. Chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ 2.2. Chỉ số tổng hợp 2.2.1. Chỉ số tổng hợp về giá cả Quyền số thường dùng là lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng tính chung cho hai thị trường. Quyền số: Q = QA + QB 2.2.2. Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ Quyền số là p, có hai khả năng: * Dùng giá cố định pn Nhược điểm: Không tính được mặt hàng mới xuất hiện sau này * Dùng giá trung bình của từng mặt hàng tính chung cho hai thị trường: 3. Chỉ số kế hoạch giá thành, khối lượng sản phẩm 3.1. Chỉ số kế hoạch giá thành 3.1.1 Chỉ số đơn * Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch về giá thành * Chỉ số hoàn thành kế hoạch về giá thành 3.1.2. Chỉ số tổng hợp * Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch về giá thành: Quyền số là qKH * Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành: Với quyền số là qKH Với quyền số là qtt (q1) 3.2. Chỉ số kế hoạch về khối lượng sản phẩm 3.2.1. Chỉ số đơn * Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch * Chỉ số về hoàn thành kế hoạch 3.2.2. Chỉ sổ tổng hợp * Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch * Chỉ số về hoàn thành kế hoạch III. Hệ thống chỉ số 1. Khái niệm Hệ thống chỉ số là một đẳng thức mà phản ánh các mối liên hệ giữa các chỉ số với nhau. 2. Các loại hệ thống chỉ số 2.1. Hệ thống chỉ số phát triển 2.1.1. Căn cứ xây dựng Dựa vào mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau Ví dụ: Doanh thu = giá đơn vị ´ lượng hàng hoá tiêu thụ đ Chỉ số về doanh thu = chỉ số giá cả ´ chỉ số lượng hàng hoá tiêu thụ Chi phi sản xuất = giá thành đơn vị sản phẩm ´ khối lượng sản phẩm đ Chỉ số chi phí sản xuất = chỉ số giá thành ´ chỉ số khối lượng sản phẩm Khối lượng sản phẩm = năng suất lao động ´ số lượng lao động đ chỉ số khối lượng sản phẩm = chỉ năng suất lao động ´ chỉ số số lượng lao động Sản lượng (lúa thóc) = năng suất ´ diện tích đ chỉ số sản lượng (lúa thóc) = chỉ số năng suất ´ chỉ số diện tích ( Chỉ số toàn bộ) (Chỉ số nhân tố) 2.1.2. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số: 2 phương pháp 2.1.2.1. Phương pháp liên hoàn Phương pháp này cho rằng sự biến động của toàn bộ hiện tượng ảnh hưởng biến động, tác động lẫn nhau của các nhân tố. Do đó thời kỳ quyền số của các chỉ số nhân tố này là lấy ở những thời kỳ khác nhau. ị (1) ị (2) Trong thực tế, do những ưu điểm của chỉ số tổng hợp về giá của Paasche và những ưu điểm chỉ số tổng hợp của Laspeyres. Cho nên trong thực tế, người ta thường sử dụng hệ thống chỉ số (1). 2.1.2.2. Phương pháp ảnh hưởng biến động riêng biệt Cho rằng sự biến động của toàn bộ hiện tượng do ảnh hưởng biến động riêng biệt của từng nhân tố và sự tác động lẫn nhau giữa các nhân tố. Do đó quyền số của các chỉ số nhân tố đều lấy ở kỳ gốc và hệ thống chỉ số là duy nhất. IK: Chỉ số liên hệ đ Ta có hệ thống chỉ số của Fisher 2.1.3. Tác dụng của hệ thống chỉ số phát triển Hệ thống chỉ số phát triển được dùng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đối với môt hiện tượng phức tạp. Cho ta các thông tin mới về sự biến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố cấu thành đó. Vì vậy hệ thống này được dùng cho nhiều quan hệ khác, như: Số sản phẩm sản xuất = năng suất lao động của 1 công nhân ´ số công nhân. Giá thành toàn bộ sản phẩm = giá thành bình quân 1 sản phẩm ´ số sản phẩm sản xuất. Hệ thống này cũng có các biến đổi dùng trong phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp, của một vùng lãnh thổ. (với K: mức kế hoạch) Tức là: Chỉ số phát triển = chỉ số hoàn thành ´ chỉ số kế hoạch 2.2. Hệ thống chỉ số của số trung bình với phụ thuộc vào hai nhân tố: lượng biến tiêu thức : kết cấu các bộ phận của các đơn vị trong tiêu thức phụ thuộc vào sự biến động của hai nhân tố trên và dùng phương pháp chỉ số để phân tích. 2.2.1. Chỉ số cấu thành cố định Tính chỉ số này để nói lên ảnh hưởng biến động của tiêu thức bình quân. Để tính chỉ số này người ta thường cố định ở kỳ nghiên cứu. 2.2.2. Chỉ số ảnh hưởng kết cấu Tính chỉ số này phản ánh sự thay đổi kết cấu đối với sự thay đổi của số trung bình. Để tính chỉ số này, người ta thường cố định tiêu thức trung bình ở kỳ gốc. ị ba chỉ số ở trên lập thành hệ thống chỉ số sau đây gọi là hệ thống chỉ số trung bình. Û 2.2.3. Tác dụng Hệ thống chỉ số trung bình có tác dụng rất rõ rệt trong phân tích kinh tế xã hội. Bất kỳ một sự thay đổi cơ cấu nào trong tổng thể hiện tượng cũng đều tác động (có hại hoặc có lợi tuỳ theo chiều chuyển dịch của cơ cấu) đến các chỉ tiêu phản ánh các mặt của hiện tượng. Vì vậy cần có hệ thống chỉ số này để hiểu rõ cơ chế của ảnh hưởng đó và có các cách xử lý cần thiết. Phần II. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của công ty TNHH Cơ khí Phú Cường I. Khái quát tình hình hoạt động của công ty TNHH cơ khí Phú Cường 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty TNHH cơ khí Phú Cường. Trụ sở chính: 633A Trương Định, phường Giáp Bát Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội Là công ty TNHH hai thành viên. Vốn điều lệ: 1,5 tỷ đồng. Tiền thân của công ty là xưởng cơ khí Phú Cường, địa chỉ tại Cầu Tiền - Đuôi Cá. Lĩnh vực hoạt động của công ty lúc đó là: chuyên sửa chữa, nâng cấp máy công cụ, máy cơ khí, mua bán phế liệu công nghiệp. Công ty luôn xác định chất lượng, giá cả và sự đa dạng, phong phú của máy móc là mục tiêu của sự phát triển. Bắt nguồn từ định hướng đúng đắn này, công ty đã đứng vững và phát triển trên thị trường khi nền kinh tế của đất nước chuyển từ nền kinh tế Kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Sau một thời gian hoạt động và mở rộng quy mô, công ty thành lập doanh nghiệp tư nhân năm 1999, đến tháng 6/2000 thì giải thể và tiến lên thành lập công ty TNHH hai thành viên, lấy tên là công ty TNHH cơ khí Phú Cường. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty: Giám đốc Phó Giám đốc điều hành Phó Giám đốc kỹ thuật Phòng kế toán Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng kỹ thuật Phòng nhân sự Bộ phận XNK Bộ phận Mar-keting Bộ phận bán hàng Tổ cơ Tổ điện Tổ nguội 2.1.Sơ đồ tổ chức của công ty 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban * Ban giám đốc: gồm Giám đốc, phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Hoạch định chính sách và xác định mục tiêu của công ty. - Xác định và phê duyệt cơ cấu tổ chức, các quá trình và các tài liệu của các phòng ban. - Cung cấp các nguồn lực cần thiết để xây dựng, duy trì và cải tiến công ty. - Điều hành các cuộc họp, xác định nhiệm vụ và quyền hạn cho các bộ phận của công ty, xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích nhân viên. * Phòng kinh doanh tổng hợp: - Bộ phận xuất nhập khẩu có nhiệm vụ lập chiến lược và kế hoạch xuất nhập khẩu mà chủ yếu là làm nhiệm vụ tìm nguồn cung cấp, nhập khẩu máy móc công nghệ. - Bộ phận marketing: nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, lập kế hoạch phân phối sản phẩm, xúc tiến, quảng cáo, khuếch trương. - Bộ phận bán hàng: giao tiếp với khách hàng, thực hiện việc phân phối. * Phòng kế toán: đảm bảo các hoạt động tài chính cho công ty, cân đối và bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện thanh quyết toán các hoạt động thu chi. * Phòng kỹ thuật: - Vận hành, kiểm tra máy móc thiết bị nhập. - Tư vấn kỹ thuật, công nghệ lắp đặt máy móc theo hợp đồng. - Kiểm tra máy móc trước khi xuất xưởng. - Thiết kế các chi tiết phục vụ cho việc sửa chữa, lắp ráp máy công cụ. * Phòng nhân sự: - Điều hành nhân sự và tuyển chọn nhân sự. - Lập kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ lao động. 3. Một số đặc điểm của công ty TNHH cơ khí Phú Cường 3.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty Công ty chủ yếu là kinh doanh máy móc công cụ như máy tiện, máy phay, máy bào, máy mài, máy doa, máy khoan... các dây chuyền thiết bị. Đây là những hàng hoá dùng làm tư liệu sản xuất, máy móc trang thiết bị cung cấp cho các ngành cơ khí dùng để làm ra các sản phẩm cơ khí. Hàng hoá này có tính kỹ thuật rất cao và rất đa dạng từ loại thông thường đến loại điều khiển hiện đại như các máy kỹ thuật số NC, CNC. Máy móc kỹ thuật trong ngành cơ khí hiện nay ở Việt Nam có rất ít và có những loại không có và chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Kinh doanh hàng hoá máy móc công cụ yêu cầu phải có kiến thức về kỹ thuật đặc tính của hàng hoá, ngoài ra công ty còn kinh doanh các dịch vụ cần cẩu, vận tải, nâng hạ... sửa chữa bảo dưỡng máy công cụ. 3.2. Đặc điểm về kinh doanh của công ty - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là vật tư, máy công cụ, thiết bị công nghiệp, hàng thanh lý, hàng phế liệu….). - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng. - Sửa chữa máy công cụ, máy cắt gọt Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102000745 ngày 6/6/2001, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất công ty bổ sung thêm một số ngành nghề như sau: - Buôn bán máy móc, thiết bị vật tư, nhiên liệu, phương tiện vận tải, phục vụ sản xuất và tiêu dùng, hàng gia dụng, linh kiện, thiết bị điện tử và điện máy, thiết bị văn phòng, vận tải hàng hoá. - Kinh doanh và cho thuê bất động sản. 3.3. Đặc điểm về nhân sự Là doanh nghiệp kinh doanh thương mại là chủ yếu nhưng do đặc tính của máy móc là cần lao động sửa chữa nên hiện nay công ty có khoảng 200 công nhân viên và cộng tác viên, khoảng 50% là người có trình độ từ trung cấp trở lên. Qua đây ta thấy, công ty có đội ngũ lao động có trình độ cao, tạo điều kiện và cơ hội cho công ty phát triển trong tương lai. 3.4. Đặc điểm về khách hàng của công ty Hàng hoá kinh doanh của công ty là máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh nên khách hàng của công ty là các đơn vị và cá nhân đầu tư hay nói cách khác là các nhà đầu tư. Họ mua máy móc để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. So với hàng tiêu dùng thì khách hàng mua tư liệu sản xuất rất ít. Thị trường của công ty chủ yếu ở miền Bắc, miền Nam còn miền Trung thì rất ít. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sau một số năm hoạt động Là một doanh nghiệp trẻ bước đầu đi lên từ một cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tư nhân sau đó chuyển từ doanh nghiệp tư nhân lên công ty TNHH, nên không tránh khỏi những khó khăn ban đầu. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực phấn đấu, công ty đã có được kết quả như sau: - Năm 2000, doanh thu thu về của công ty là khoảng 75 tỷ đồng đ lợi nhuận cuối cùng 1,5 tỷ đồng. - Năm 2001, doanh thu thu về của công ty khoảng 140 tỷ đồng đ lợi nhuận cuối cùng 3 tỷ đồng. - Năm 2002, doanh thu thu về của công ty khoảng 150 tỷ đồng đ lợi nhuận cuối cùng 3,2 tỷ đồng. - Năm 2003, doanh thu thu về của công ty khoảng 160 tỷ đồng đ lợi nhuận cuối cùng 3,6 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy lợi nhuận của công ty đã tăng lên hàng năm, điều này cho thấy sự nỗ lực của công ty trong những năm qua. 5. Thực trạng hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của công ty TNHH hạn cơ khí Phú Cường trong thời gian qua 5.1. Hoạt động mua hàng Máy móc công cụ là một sản phẩm yêu cầu tính kỹ thuật cao, hàm lượng công nghệ lớn do đó nó thường được sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển có nền khoa học kỹ thuật cao như: Nhật, Mỹ, Nga, Đức và một số nước công nghiệp mới như: Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan… ở Việt Nam hiện nay chỉ có một số công ty sản xuất máy công cụ nhưng chỉ sản xuất những máy có thông số kỹ thuật nhỏ, loại điều khiển thông thường như công ty cơ khí Hà Nội, công ty cơ khí Mai Động... Công ty cơ khí Phú Cường là công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư của khách hàng, hiện nay công ty kinh doanh chủ yếu máy móc đã qua sử dụng chất lượng còn 80% theo quy định nhập khẩu của Nhà Nước. Máy móc nhập về theo dự án, theo đơn đặt hàng, một phần để dự trữ. 5.2. Tình hình bán máy công cụ của công ty Kinh doanh máy công cụ là hoạt động kinh doanh chính của công ty phân phối chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Nam vì máy móc được bán để các nhà đầu tư mua dùng cho sản xuất nên khách hàng của công ty hiện nay chủ yếu là khách hàng mua trực tiếp, có một số khách hàng mua buôn để bán lại. Thời gian kết thúc thương vụ thường kéo dài hơn nhiều so với hàng hoá thông thường vì máy móc thiết bị mang tính kỹ thuật cao giá trị lớn. 5.3. Các biện pháp xúc tiến, khuếch trương để thúc đẩy hoạt động bán hàng của công ty trong thời gian qua * Quảng cáo: Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo là hoạt động rất cần thiết. Nhận thức được vấn đề này công ty Phú Cường đã thực hiện một số quảng cáo: quảng cáo trên truyền hình, trên đài tiếng nói, trên các tạp chí.. * Chào hàng: Do đặc thù khách hàng là các chủ đầu tư, các doanh nghiệp với dự án lớn nên công ty thường cử công nhân đến chào hàng trực tiếp với khách hàng hoặc tại cửa hàng của công ty. 5.4. Hoạt động bán hàng của công ty trong thời gian qua * Tổ chức nghiên cứu thị trường Trải qua hơn 10 năm kinh doanh máy công cụ đến nay, thị trường máy công cụ của công ty đã chiếm một tỷ trọng lớn trên thị trường đặc biệt là thị trường miền Bắc. Uy tín và tiếng tăm của công ty đã được nhiều người biết đến và tìm đến công ty. Tuy nhiên kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt này, để có thể tồn tại, phát triển và mở rộng kinh doanh công ty phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường. Về mặt tổ chức nghiên cứu thị trường hiện nay, công ty chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường chủ yếu do các cán bộ phòng kinh doanh nhưng đây không phải là công việc chính nên hiệu quả nghiên cứu thấp. Công ty nên tổ chức bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường chỉ mới chú trọng nghiên cứu thị trường đầu ra trong khi thị trường đầu vào lại ít được quan tâm. Công ty cần điều tra hoặc mua thông tin từ các khách hàng nước ngoài để tìm kiếm các nguồn hàng chất lượng tốt, giá cả hợp lý. * Công tác tạo nguồn mua hàng và bảo quản hàng hoá Để có thể bán tốt thì cần có nguồn hàng tốt vì thế công ty không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá bán ra thông qua việc tổ chức tốt công tác tạo nguồn mua hàng, đồng thời làm tốt công tác dự trữ, bảo quản hàng hoá trong kho. * Hoạt động quảng cáo khuyến mại: Trong thời gian gần đây công ty đã và đang thực hiện các hoạt động quảng cáo, khuyến mại bằng các hình thức khác nhau nhưng chưa nhiều. II. Vận dụng phương pháp chỉ số, hệ thống chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong mấy năm vừa qua về doanh thu, lượng hàng tiêu thụ, tiền lương trung bình của công nhân Số liệu về giá bán đơn vị, lượng hàng tiêu thụ của các mặt hàng công ty ở thị trường Hà Nội. Bảng 1 Tên hàng Đơn vị Giá bán đơn vị Lượng hàng tiêu thụ Kỳ gốc (2001) Po(tr.đ) Kỳ nghiên cứu (2003) P1(tr.đ) Kỳ gốc (2001) qo Kỳ nghiên cứu (2003) q1 Két cái 2 2,3 1500 2000 Kìm điện cái 0.018 0,02 2000 1000 Máy tiện chiếc 40 45 80 100 Máy tính chiếc 7 6,5 10.000 12.000 Máy đột chiếc 18 16,9 2000 2.400 Máy khoan chiếc 2.5 1,9 1800 2.200 Máy ép chiếc 72 74 70 95 Máy chấn chiếc 81 83 65 88 May bào chiếc 16 17,5 41 45 10. Máy cắt chiếc 21 23 80 95 Số liệu về giá bán đơn vị, lượng hàng tiêu thụ các mặt hàng của công ty ở hai thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh năm 2003 Bảng2 Tên hàng Thị trường Hà Nội (A) Thị trường TP. Hồ Chí Minh (B) Giá đơn vị (tr.đ) PA Lượng hàng tiêu thụ(qA) Giá bán đơn vị (tr.đ) pB Lượng hàng tiêu thụ (qB) Két 2,3 2000 2,4 2.500 Kìm 0,02 1000 0,02 900 Máy tiện 45 100 38 80 Máy tính 6,5 12.000 6,55 13.500 Máy đột 16,9 2.400 17 2.650 Máy khoan 1,9 2.200 1,8 2.350 Máy ép 74 95 70 105 Máy chấn 83 88 75 115 Máy bào 17,5 45 14 60 Máy cắt 23 95 17,5 113 Bản phân bổ tiền lương Bảng 3 Phân bổ tiền lương Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Số người(fo) Tiền lương(xo) Số người (f1) Tiền lương (x1) Số ngưòi làm việc lâu năm 81 800.000 110 850.000 Số người mới làm việc 12 500.000 21 600.000 1. Phân tích sự biến động về giá cả, lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty trên thị trường Hà Nội bằng phương pháp chỉ số phát triển 1.1. Phân tích sự biến động về giá cả, lượng hàng tiêu thụ từng mặt hàng của công ty bằng phương pháp chỉ số đơn tại thị trường Hà Nội (bảng1). 1.1.1. Chỉ số đơn về giá cả ip = p1/p0 ipkét = 2,3/2 = 1,15 ị Giá của mặt hàng két kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 15% ipkìm điện = 0,02/0,018 = 1,1111 ị Giá của mặt hàng kìm điện kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 11,11% ipmáy tiện = 45/40 = 1,125 Giá của mặt hàng máy tiện kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 12,5% ipmáy tính = 6,5/7 = 0,9286 Giá của mặt hàng máy tính kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 7,14% ip máy đột = 16,9/18 = 0,9389 Giá của mặt hàng máy đột kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 6,11% ip máy khoan = 1,9/2,5 = 0,76 Giá của mặt hàng máy khoan kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 24% ipmáy ép = 74/72 = 1,0278 Giá của mặt hàng máy ép kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 2,78% ip máy trấn = 83/81 = 1,02469 Giá của mặt hàng máy chấn kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 2,469% ipmáy bào = 17,5/16 = 1,09524 Giá của mặt hàng máy bào kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng tăng9,375% ipmáy cắt = 23/21 = 1,09524 Giá của mặt hàng máy cắt kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 9,54% Thông qua phưong pháp chỉ số đơn cho ta thấy giá cả mặt hàng của công ty nhìn chung đều tăng vào năm 2003 so vơi năm 2001 tai thị trường Hà Nội chỉ trừ một số mặt hàng giá cả như máy tính, máy đột. Song kết quả ở trên chỉ cho ta biết sự biến động về giá cả từng mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc, chưa cho ta biết được việc tăng giá cả có đem lại lợi nhuận cho công ty tăng nhiều lên không, ta đi dến phân tích biến động về lượng hàng tiêu thụ của từng mặt hàng, doanh thu của các mặt hàng. 1.1.2. Chỉ số đơn về lượng hàng hóa tiêu thụ iq=q1/q0 Suy ra: ikét = 2000/1500 = 1,3333 Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc lượng hàng két tiêu thụ được đã tăng lên: 33,33% iq kìm điện = 1000/2000 = 0,5 Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc lượng kìm điện tiêu thụ được đã giảm xuống 50% iq máy tính = 100/800 = 1,25 Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc lượng máy tính tiêu thụ đã được tăng lên 25% iq máy đột = 2400/2000 = 1,2 Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc lượng máy đột tiêu thụ đã được tăng lên 20% iq máy khoan = 2200/1800 = 1,2222 Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc lượng máy khoan tiêu thụ đã tăng lên 22,22% iq máy ép = 95/70 = 1,35714 Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc lượng máy ép tiêu thụ đã tăng lên 35,714% iq máy chấn = 88/65 = 1,3538 Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc lượng hàng máy chấn tiêu thụ được tăng lên 35,37% iq máy bào = 45/41 = 1,09756 Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc lượng hàng máy bào đã tiêu thụ tăng lên 9,756% iq máy cắt = 95/80 = 1,1875 Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc lượng hàng máy cắt đã tiêu thụ tăng lên 18,75% Như vậy qua kết quả trên cho thấy lượng hàng hoá tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng lên. Kết hợp với kết quả giá cả của từng mặt hàng đều tăng, cho thấy dấu hiệu tốt về tình hình hoạt động kinh doanh các mặt hàng của Công ty. Nhưng qua đây có thể thấy để tình hình hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn nữa cần thiết giảm giá bán mà vẫn đảm bảo lượng tiêu thụ hàng hoá lớn và chất lượng cao. 1.2. Phân tích sự biển động về giá cả, lượng hàng hoá tiêu thụ các mặt hàng bằng phương pháp chỉ số tổng hợp tại thị trường Hà Nội (bảng 1). 1.2.1. Chỉ số tổng hợp về giá cả Chỉ số tổng hợp giá cả Laspeyres Ta có: Sp1q0 = 2,3´1500 + 0,02 ´ 2000 + 45 ´80 + 6,5´10000 + 16,9´2000 + 1,9´1800 + 74´70 + 83´65 + 17,5´41 + 23´80 = 122442,5 trđ Sp0q0 = 2´1500 + 0,018´2000 + 40´80 + 7´10000 + 18´2000 + 2,5´1800 + 72´70 + 81´65 + 16´41 + 21´80 = 129377 trđ Suy ra: ILp = 122442,5/129377 = 0,9464 Vậy: Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tổng doanh thu của các mặt hàng (bảng 1) tại thị trường Hà Nội giảm 5,36% do ảnh hưởng của nhân tố giá cả với lượng hàng tiêu thụ được cố định ở kỳ gốc. Chỉ số tổng hợp giá cả Paasche: Ta có: Sp1q1 = 2,3´2000 + 0,02´1000 + 45´100 + 6,5´12000 + 16,9´2400 + 1,9´2200 + 74´95 + 83´88 + 17,5´4,5 + 23´95 = 149166,5 (trđ) Sp0q1 = 2´2000 + 0,018´1000 + 40´100 + 7´12000 + 18´2400 + 2,5´2200 + 72´95 + 81´88 + 16´45 + 21´95 = 157401 (trđ) Suy ra: IPp = 149166,5/157401 = 0,9477 Vậy: Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tổng doanh thu của các mặt hàng (bảng 1) tại thị trường Hà Nội giảm 5,23% do ảnh hưởng của nhân tố giá cả với lượng hàng hoá tiêu thụ cố định kỳ nghiên cứu. Do IpL, IPp không có sự khác biệt rõ rệt, cả hai đều cho biết tổng doanh thu của các mặt hàng đều giảm hơn 5% và do ảnh hưởng của nhân tố giá cả là chính. Vì vậy không cần dùng chỉ số tổng hợp Fisher. 1.2.2. Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ: Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ Laspeyres: Ta có: Sp0q1 = 157401 trđ (đã tính ở trên) Sp0q0 = 129377 trđ (đã tính ở trên) Suy ra: ILq = 157401/129377 = 1,2166 Kết quả này cho biết tổng doanh thu của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 21,66% do ảnh hưởng của nhân tố lượng hàng hoá tiêu thụ với giá được cố định ở kỳ gốc. Chỉ số tổng hợp lượng hàng hoá tiêu thụ Paasche: Ta có: Sp1q1 = 149166,5 trđ (đã tính ở trên) Sp1q0 = 122442,5 (đã tính ở trên) Suy ra: IqP = 149466,5/122442,5 = 1,2183 Kết quả này cũng cho biết tổng doanh thu của các mặt hàng (bảng 1) kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 21,83% do ảnh hưởng của nhân tố sản lượng hàng hoá tiêu thụ với giá bán được cố định ở kỳ nghiên cứu. Do khi tính IpL, IpP không có sự khác biệt về sự tăng giảm doanh thu của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc cho nên không cần tính chỉ số tổng hợp lượng hàng hoá tiêu thụ Fisher. 3. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty tại 2 thị trường HN (A) và TP HCM (B) bằng phương pháp chỉ số không gian: 3..1 Phân tích sự biến động về giá cả, lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng của thị tường A so với thị trường B (bảng 2). 3.1.1. Chỉ số đơn về giá cả: iP(A/B) = pA/pB suy ra: iP(A/B)két = 2,3/2,4 = 0,9583 Giá của mặt hàng két tại thị trường A so với thị trường B giảm 4,17%. iP(A/B) kìm điện = 0,02/0,02 = 1 Giá của mặt hàng kìm điện tại thị trường A so với thị trường B không đổi. iP(A/B) máy tiện = 45/38 = 1,18421 Giá của mặt hàng máy tiện tại thị trường A so với thị trường B tăng 18,421% iP(A/B) máy tính = 6,5/6,55 = 0,9924 Giá của mặt hàng máy tính tại thị trường A so với thị trường B giảm 0,76% iP(A/B) máy đột = 16,9/17 = 0,9941 Giá của mặt hàng máy đột tại thị trường A so với thị trường B giảm 0,59% iP(A/B) máy khoan = 1,9/1,8 = 1,0556 Giá của mặt hàng máy khoan tại thị trường A so với thị trường B tăng 5,56% iP(A/B)máy ép = 79/70 = 1,05714 Giá của mặt hàng máy ép tại thị trường A so với thị trường B tăng 5,714%. iP(A/B)máy chấn = 83/75 = 1,1067 Giá của mặt hàng máy chấn tại thị trường A so với thị trường B tăng 10,67%. iP(A/B)máy bào = 17,5/14 = 1,25 Giá của mặt hàng máy bào tại thị trường A so với thị trường B tăng 25%. iP(A/B)máy cắt = 23/1715 = 1,3143 Giá của mặt hàng máy cắt tại thị trường A so với thị trường B tăng 31,43%. Các kết quả trên cho thấy giá của các mặt hàng tại thị trường A so với thị trường B hầu như là tăng. Nguyên nhân là một số mặt hàng phải nhập từ thị trường B về thị trường A để sản xuất để bán. 3.1.2. Chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ: iq(A/B) = QA/QB iq(A/B) két = 2000/2500 = 0,8 Lượng hàng hoá tiêu thụ mặt hàng két tại thị trường A so với thị trường B giảm 20%. iq(A/B) kìm điện = 1000/9000 = 1,1111 Lượng hàng hoá tiêu thụ mặt hàng kìm điện tại thị trường A so với thị trường B tăng 11,11%. iq(A/B) máy tiện = 100/80 = 1,25 Lượng hàng hoá tiêu thụ mặt hàng máy tiện tại thị trường A so với thị trường B tăng 25%. iq(A/B) máy tính = 12000/13500 = 0,8889 Lượng hàng hoá tiêu thụ mặt hàng máy tính tại thị trường A so với thị trường B giảm 11,11%. iq(A/B) máy đột = 2400/2650 = 0,9057 Lượng hàng hoá tiêu thụ mặt hàng máy đột tại thị trường A so với thị trường B giảm 9,43%. iq(A/B) máy khoan = 2200/2350 = 0,9362 Lượng hàng hoá tiêu thụ mặt hàng máy khoan tại thị trường A so với thị trường B giảm 6,38%. iq(A/B) máy ép = 95/105 = 0,90476 Lượng hàng hoá tiêu thụ mặt hàng máy ép tại thị trường A so với thị trường B giảm 9,524%. iq(A/B) máy chấn = 88/115 = 0,7652 Lượng hàng hoá tiêu thụ mặt hàng máy ép tại thị trường A so với thị trường B giảm 23,48%. iq(A/B) máy bào = 45/60 = 0,75 Lượng hàng hoá tiêu thụ mặt hàng máy bào tại thị trường A so với thị trường B giảm 25%. iq(A/B) máy cắt = 85/113 = 0,80407 Lượng hàng hoá tiêu thụ mặt hàng máy cắt tại thị trường A so với thị trường B giảm 15,93%. Kết quả trên cho thấy sức mua tại thị trường B so với thị trường A lớn hơn. Do vậy các nhà quản lý cần có biện pháp để lượng hàng hoá tiêu thụ tại thị trường A ngày càng lớn. 3.2. Phân tích sự biến động về giá cả, lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng tính tính chung cho cả 2 thị trường A và B bằng phương pháp chỉ số tổng hợp về giá cả. 3.2.1. Chỉ số tổng hợp về giá cả: + Ta có: q = qA + qB Suy ra: q két = 2000 + 2500 = 4500 (cái) qkìm điện = 1000 + 900 =1900 (cái) qmáy tiện = 100 + 80 =180 (chiếc) qmáy tính = 12000 + 13500 =25500 (chiếc) qmáy đột = 2400 + 2650 =5050 (chiếc) qmáy khoan = 2200 + 2350 =4550 (chiếc) qmáy ép = 95 + 105 =200 (chiếc) qmáy chấn = 88 + 115 =203 (chiếc) qmáy bào = 45 + 60 =105 ( chiếc) qmáy cắt = 95 + 113 =208 (chiếc) + Ip(A/B) = ồpA.q/ồpB.q Ta có ồpA.q = 2,3´4500 + 0,02´1900 + 45´180 + 6,5´25500 + 16,9´5000 + 1,9´4550 + 74´200 + 83´203 + 17,5´105 + 23´208 =316498,5 trđ ồpB.q = 2,4´4500 + 0,02´1900 + 38´180 + 6,55´25500 + 17´5050 + 1,8´4550 + 70´200 + 75´203 + 14´105 + 17,5´208 = 313078 trđ ị Ip(A/B) = 316498,5/313078 = 1,011 Kết quả trên cho ta thấy doanh thu của thị truờng A so với B tăng 1,1% do ảnh hưởng của nhân tố giá và sản lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng tính chung cho 2 thị trường. 3.2.2. Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ Quyền số là giá trung bình của từng mặt hàng tính chung cho 2 thị trường PTB + IQ=ồqA. /ồqB. Ta có: két = (2,3´200 + 2,4´.2500)/4500 = 2,356 trđ kìm điện = (0,02´1000 + 0,02´900)/1900 = 0,02 trđ máy tiện = (45´100 + 38´80)/180 = 41,89 trđ máy tính = (6,5´12000 + 6,55´13500)/25500 = 6,5265 trđ Máy đột = (16,9´2400 + 17´2650)/5050 = 16,9526 trđ Máy khoan = (1,9´2200 + 1,8´2350)/4550 = 1,04835 trđ Máy chấn = (83´88 + 75´115)/202 = 78,468 trđ Máy bào = (17,5´45 + 14´60)/105 = 15,5 trđ Máy cắt = (23´93 + 17,5´113)/208 = 20,012 trđ ồqA. = 2000´2,356 + 1000´0,02 + 100´41,89 + 12000´6,5265 + 2400´16,9525 + 2200´1,84835 + 95´71,9 + 88´78,468 + 45´15,5 + 95´20,012 = 148329,294 trđ ồqB. = 2500´2,356 + 900´0,02 + 80´41,89 + 13500´6,5265 + 2650´16,9525 + 2350´1,84835 + 105´71,9 + 115´78,468 + 60´15,5 + 113´20,012=166399,3735 trđ ị Iq(A/B)=148329,294/166399,3735=0,8914 Kết quả trên cho ta thấy doanh thu của các mặt hàng tại thị trường A so với B (bảng 2) giảm 10,86% do ảnh hưởng của nhân tố sản lượng với giá được cố định là giá trung bình của từng mặt hàng tính chung cho 2 thị trường 3. Phân tích tình hình biến động về doanh thu của công ty thông qua hệ thống chỉ số tổng hợp 3.1. Phương pháp liên hoàn Ipq=IpP.ILq Ta có kết quả tính được ở phần 1.2 mục II ồp1q1=149166,5 ồp0q0=129377 ồp0q1=157401 1,153 = 0,9477 ´ 1,2166 tốc độ tăng giảm: + 15,3% = -5,23% + 21,66% lượng tăng giảm tuyệt đối: 19789,5 = -8234,5 + 28204 lượng tăng giảm tương đối: 0,153 = -0,0636 + 0,2166 (lần) Qua kết quả tính toán ở trên cho ta thấy tổng doanh thu các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 15,3% tương ứng với số tuyệt đối tăng lên là 19789,5 trđ do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do biến động chung về giá cả của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 5,323% đã làm cho tổng doanh thu của các mặt hàng giảm 8234,5 trđ chiếm 6,36% tổng số doanh thu. Và đây là nhân tố ảnh hưởng không tốt. Do biến động chung về sản lượng của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kì gốc đã tăng lên 21,66% làm cho tổng doanh thu tăng lên 28024 trđ chiếm 21,66% trong tổng doanh thu. Và đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất làm cho doanh thu của các mặt hàng tăng lên. 3.12. Phương pháp ảnh hưởng biến động riêng biệt IPP=IpL.IqL.Ix ta có ồp1q1 = 149166,59 (trđ) ồp0q0 = 129377 (trđ) ồp1q0 = 122442,5 (trđ) ồp0q1 = 157401 (trđ) (đã được tính ở 1.2 phần II) 1,153 = 0,9464 ´ 1,2166 ´ 1,0013565 tốc độ tăng: 15,3% = -5,36% + 21,66% + 0,13565% lượng tăng giảm tuyệt đối: 19789,5 = -6934,5 + 28024 -1300 lượng tăng giảm tương đối: 0,153 = -0.0536 + 0,2166 -0,01 Kết quả trên cho ta thấy doanh thu của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 15,3% tương ứng về mặt số tuyệt đối là 19789,5 trđ, do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Do biến động ảnh hưởng riêng biệt về gía cả của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 5,36% đã làm cho doanh thu giảm 6934,5 triệu đồng chiếm 5,36% trong tổng số doanh thu. Do biến động ảnh hưởng riêng biệtcủa lượng hàng hoá tiêu thụ của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 21,66% đã làm cho tổng doanh thu tăng 28204 trđ chiếm 21,66% trong tổng số doanh thu và đây là nhân tố ảnh hưởng tốt và quan trọng nhất làm cho tổng doanh thu tăng lên. Do biến động ảnh hưởng đồng thời của giá cả sản lượng của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 0,13565% đã làm cho tổng doanh thu giảm 1300 triệu đồng chiếm 1% trong tổng số doanh thu. Đây là nhân tố ảnh hưởng không tốt. 4. Phân tích sự biến động nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kết cấu đối với sự tăng giảm về tiền lương trung bình của nguời lao động trong công ty bằng hệ thống chỉ số của số trung bình tuyệt đối qua thời gian từ năm 2001 đến năm 2003. Ta có tiền lương trung bình kỳ gốc năm 2001 (800´81 + 500´12)/(81 + 12) = 761,29(nghìn đ) Tiền lương trung bình kỳ nghiên cứu năm 2003 (850´110 + 600´21)/131=809,924(nghìn đ) = 809,924/761,29=1,0639(lần) ta có tiền lương trung bình kỳ gốc tính theo số người lao động kỳ nghiên cứu (800´110 + 500´21)/131=751,91(nghìnđ) Ix = 809,924/752,91=1,07716 ta có tiền lương trung bình do ảnh hưởng kết cấu của tiền lương = 751,91/761,29=0,9877 = . 1,0639 = 1,07716 ´ 0,9877 tốc độ tăng giảm : + 6.39% = 7,7716% -1,23% lượng tăng giảm tuyệt đối: 48,634 = 58,014 -9,38 lượng tăng giảm tương đối: 0,0639 = 0,0762 -0,0123 Qua kết quả trên cho ta thấy tiền lương trung bình kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc đã tăng lên 6,39% hoặc tăng lên 48,634 nghìn đồng. Do ảnh hưởng của các nhân tố: Do tiền lương của số người làm việc lâu năm (>1 năm) số người vào làm việc (1 năm) tăng lên đã làm tiền lương trung bình tăng lên 7,716 hoặc tăng lên 58,014 nghìn đồng chiếm 7,62% trong tổng số tăng lên: Do sự thay đổi về kết cấu: kết cấu giữa số người lao động làm việc lâu năm (>1 năm) với số người mơi làm việc (<1 năm) của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc . Kết cấu của số người mới làm việc (<1 năm) chiếm 12,9% của kỳ gốc tăng lên 16,03%của kỳ nghiên cứu. Còn số người làm việc lâu năm chiếm 87,1%kỳ gốc xuống còn 83,9%kỳ nghiên cứu mà số người mới làm việc lâu năm đã có kinh nghiệm chuyên môn cao hơn điếu đó làm cho tiền lương TB giảm 1,23%hoặc giảm đi 9,83(nghđ) Kết luận: tiền lương trung bình của kỳ nghiên cứu so với kì gốc tăng lên do bản thân làm việc lâu năm và số người mới làm việc đều tăng lên. điều này phản ánh thực chất sự tăng lên của tiền lương trung bình. Nhưng mặt khác thấy rằng công ty có nhiều ưu điểm quy mô kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên thu hút thêm nhiều lao động song cần có kế hoạch nâng cao tay nghề trình độ chuyên môn người mới làm việc. 5. Phân tích sự biến động của tổng tiền lương trung bình ta có (bảng 3) Tổng qũy tiền lương = tiền lương TB ´ tổng số người lao động ồtl = .F ta có: ồTL1: tổng quỹ tiền lương kỳ nghiên cứu ồTL0: tổng quỹ tiền lương kỳ gốc = = = 1,4986 = 1,07716.0,9877.1,4086 Tốc độ tăng giảm + 49,86 = + 7,716 -1,23 + 40,86 Lượng tăng giảm tuyệt đối 15300 = 7599,834 -1228,78 + 28929,02 Lượng tăng giảm tương đối 49,86% 10,734% -1,735% 40,861% Tổng quỹ lương kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 19,86% hoặc tăng lên 15.300 nghìn đồng do sự thay đổi kết cấu của tiền lương kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Do ảnh hưởng của các nhân tố: 1) Sự thay đổi của bản thân tiền lương của từng mức lương khác nhau. Tại kỳ nghiên cứu tiền lương của người làm việc lâu năm tăng từ 750.000 đồng lên đến 850.000 đồng. Kỳ gốc tăng từ 500.000 đồng lên đến 600.000 đồng. Vì thế mà bản thân tiền lương của người lao động tăng lên 7,716% làm cho tổng quỹ lương tăng lên 7.599,834 triệu đồng chiếm 10,734% trong tổng số 49,86%. 2) Sự thay đổi kết cấu của tiền lương kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 1,23% làm cho tổng quỹ tiền lương giảm đi 1.228,78 triệu đồng chiếm 1,735% trong tổng số 49,86%. 3) Do sự thay đổi số lượng người lao động của công ty tăng lên 40,86% làm cho tổng quỹ lương tăng lên 28.929,02 triệu đồng, chiếm 40,861% trong tổng số 49,86% Như vậy tổng quỹ tiền lương tăng lên chủ yếu do số lượng lao động tăng lên, chiếm 40,861% trong tổng số 49,86%. Vậy công ty phải bồi dưỡng trình độ chuyên môn ngành nghề cho người lao động về lâu về dài bảo đảm hoạt động kinh doanh của công ty trong từng lĩnh vực một có hiệu quả. Phần III. Kết luận Có thể nói nhờ vận dụng phương pháp chỉ số của thống kê, mà ta biết được tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của công ty TNHH cơ khí Phú Cường qua một số năm như sau: Quy mô hoạt động công ty ngày càng lớn mạnh. Tiêu thụ hàng hoá ngày càng gia tăng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vì thế làm cho doanh thu, lợi nhuận hàng năm ngày càng tăng lên, đời sống của người lao động trong công ty ngày được cải thiện. Hơn thế nữa công ty còn thu hút được thêm nhiều lao động vào làm trong công ty, tiền lương được tăng lên. Có thể thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của sự gia tăng về giá cả đã làm cho doanh thu cũng bị giảm mặc dù lượng doanh thu hàng năm vẫn gia tăng. Vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp bảo đảm mức giá ổn định, mức giá không cao song vẫn bảo đảm chất lượng các mặt hàng để có lượng hàng tiêu thụ trên thị trường lớn. Có như vậy mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường lâu dài. Hiện nay thị trường tiêu thụ các mặt hàng của công ty chủ yếu là miền bắc và miền nam, miền trung còn ít. Hơn nũa ta nhận thấy lượng tiêu thụ các mặt hàng của cty ở khu vực miền bắc (Hà Nội) tuy lớn song giá cả cao hơn khu vực miền nam (TP HCM).Vì vậy công ty phải có những chính sách, những chiến lược kinh doanh bảo đảm lượng hàng hoá tiêu thụ trên các thị truờng lớn, giá cả trên các thị trường không có sự chênh lệch nhiều và công ty cần có biện pháp mở rộng thị trường miền trung. Qua số liệu phân tích ở trên cũng cho thấy cần phải bồi dưỡng đào tạo trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động để đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng lĩnh vực một của công ty ngày càng cao. Có như vậy tiền lương của người lao động mới được gia tăng nhiều hơn, cải thiện mức sống cho người lao động. Qua số liệu trên và tính chất hoạt động của công ty cho thấy, máy móc có đặc tính kỹ thuật cao và giá trị lớn và chủ yếu là nhập hàng. Do vậy công ty nên thực hiện hình thức nhập hàng theo các đơn đặt hàng trước của khách hàng, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản, hao mòn vô hình, ... Máy móc thiết bị có trọng lượng lớn nên chi phí vận chuyển quốc tế rất tốn kém, công ty nên nhập hàng một chách tối ưu. Trong công tác tạo nguồn hàng và bảo quản hàng hoá, công ty phải tiến hành một cách nghiêm túc và có hệ thống từ việc nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng, nghiên cứu thị trường nguồn hàng và lựa chọn bạn hàng cho đến việc ký kết hợp đồng mua và thực hiện các hợp đồng mua. Về mặt tổ chức nghiên cứu thị trường hiện nay chưa có bộ phận chuyên trách. Việc nghiên cứu thị trường chủ yếu do các cán bộ phòng kinh doanh nhưng đây không phải là công việc chính nên hiệu quả nghiên cứu thấp. Công ty nên tổ chức bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường mới chỉ chú trọng trong việc nghiên cứu thị trường đầu ra trong khi thị trường đầu vào lại ít được quan tâm. Công ty cần điều tra hoặc mua thông tin từ các khách hàng nước ngoài để tìm kiếm các nguồn hàng chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Các biện pháp xúc tiến khuếch trương hoạt động bán hàng của công ty trong thời gian qua còn chưa nhiều, cho nên bên cạnh các hình thức, phương thức bán hàng truyền thống, công ty nên áp dụng các phương thức bán hàng mới, vận dụng công nghệ tiên tiến vào bán hàng như bán hàng qua Internet, bán hàng từ xa qua điện thoại... nhằm thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ các hình thức truyền thống là bán hàng trực tiếp. Trong hoạt động quảng cáo công ty cần phải tăng cường quảng cáo cả trên mạng Internet, thông tin chi tiết về kích cỡ, tính năng kỹ thuật, tác dụng của máy móc, thiết bị; quảng cáo bằng pano, áp phích với nội dung thiết thực và hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng thời gửi catalogue hình ảnh cho các cơ quan doanh nghiệp để giới thiệu kèm các thông số kỹ thuật Modern của máy. Tổ chức các hoạt động khuyến mại vào các dịp đặc biệt bằng các hình thức như tặng quà, tặng thêm một số phụ tùng đi kèm theo máy, tặng quà vào dịp lễ... để kích thích khách hàng mua hàng. Tóm lại đề án “lý thuyết thống kê” mà em đề cập đến chỉ là một khía cạnh nhỏ để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, cho nên chưa thể là bao quát, chính xác hết được. Hơn nữa lần đầu tiên em làm đề án môn học trong chuyên ngành có lẽ còn thiếu xót rất nhiều trong việc làm và phân tích đề án cũng như những kinh nghiệm em chưa có được nhiều. Vì thế đề án này còn nhiều thiếu sót. Em cũng mong thầy cô thông cảm và sửa chữa chỉ giùm em. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Ngô Thị Phương Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình lý thuyết thống kê 2. Vở học lý thuyết thống kê 3. Số liệu và tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH cơ khí Phú Cường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29992.doc
Tài liệu liên quan