Đề án Xây dưng chương trình quản lí giao dịch lưu động tại các Ngân hàng cấp xã

Đề tài: Tổng quan về chương trình quản lý giao dịch ở Ngân hàng cấp xã MỤC LỤC Lời nói đầu 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG Ở NGÂN HÀNG CẤP XÃ 3 I.Chức năng, nhiệm vụ , hiệu quả của chương trình quản lí giao dịch lưu động ở Ngân hàng cấp xã 3 1. Một số khái niệm và quy định chung 3 2.Chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả của chương trình 3 3.Quy trình vận hành GDXA 4 II.Tính cấp thiết của việc xây dựng chương trình 4 III.Yêu cầu thực tế, quá trình nghiệp vụ xây dựng chương trình giao dịch lưu động cấp xã 5 1. Mục tiêu tổng quát 5 2. Mục tiêu cụ thể 6 IV. Sơ bộ về cơ quan thực tập 7 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 9 2. Chức năng, nhiệm vụ của CNTT trong Ngân hàng CSXH 16 3.Khái quát về các phần mềm dùng trong Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 21 3.1. Phần mềm Kế toán giao dịch (KTGD) 22 3.2 Phần mềm Giao dịch xã 22 3.3 Phần mềm Thông tin báo cáo 22 3.4 Phần mềm chuyển tiền Nội tỉnh 23 3.5 Phần mềm chuyển tiền Ngoại tỉnh 24 3.6 Phần mềm Fastnet 25 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ GIAO DỊCH XÃ 26 I. Các chức năng cơ bản của chương trình 26 1. Mục tiêu quản lí của chương trình 26 2. Các thành phần cơ bản của chương trình 26 3. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống (BPC) 28 II. Phân tích dữ liệu của hệ thống 30 1. Biểu đồ luồng dữ liệu 30 1.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 30 1.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 31 1.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh vay vốn hộ nghèo 31 1.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh vay vốn của người lao động nước ngoài có thời hạn . 32 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH VÀ XÂY DỰNG PROJECT 33 I. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Foxpro 33 1. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ 33 1.1. Các kí hiệu 33 1.2. Các từ khoá trong ngôn ngữ 33 II.Thiết kế CSDL hệ thống 38 1. Giới thiệu về một số file chương trình cùng với hệ thống dữ liệu chính 38 III. Thiết kế dự án (Project design) 45 1. Một số form chương trình 45 2. Một số thuật toán được sử dụng trong chương trình 51 2.1. Thuật toán tính lãi suất gửi tiết kiệm 51 2.2. Thuật toán tính lãi suất cho vay trả hết 51 2.3. Thuật toán tính lãi suất cho vay trả dần 52 3. Sử dụng chương trình 53 3.1: Yêu cầu về phần cứng 53 3.2: Một số chú thích và hướng dẫn sử dụng 53 4. Một số kết quả đạt được 56 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 LỜI CẢM ƠN 62

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xây dưng chương trình quản lí giao dịch lưu động tại các Ngân hàng cấp xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách xã hội được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ: Cung ứng các phương tiện thanh toán. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước. Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. - Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác */ Các đối tượng phục vụ : Đối tượng cho vay Lãi trong hạn Lãi quá hạn 1. Hộ nghèo - Hộ nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa 0,6%/tháng 130% - Hộ nghèo thuộc các khu vực khác 0.65%/tháng 130% 2. Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 0.65%/tháng 130% 3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm - Các tổ chức sản xuất của thương binh, người tàn tật 0.5%/tháng 130% - Các đối tượng khác 0.65%/tháng 130% 4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài - Cho vay xuất khẩu lao động 0.65%/tháng 130% 5. Các đối tượng khác theo Quyết định của Chính phủ - Cho vay doanh nghiệp làm nhà ở bán trả chậm cho các hộ dân 0.65%/tháng 200% - Cho vay NS&VSMTNT 0.65%/tháng 130% - Cho vay làm nhà vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long 3%/năm 130% */ Những điều cần biết khi vay vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH : - Điều kiện để được vay vốn: Để được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, người vay phải có đủ các điều kiện sau: - Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có hộ khẩu thường trú tại nơi vay vốn. - Có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc người vay vốn thuộc đối tượng chính sách. - Được bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. - Người lao động hoặc hộ gia đình mà người lao động là thành viên phụ thuộc không có nợ khó đòi hoặc nợ  quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. - Mục đích sử dụng tiền vay: Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để chi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp như sau: Phí đào tạo, phí tư vấn hợp đồng, phí đặt cọc, vé máy bay lượt đi và các chi phí cần thiết trong hợp đồng lao động. - Mức cho vay: Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí hợp lý mà người lao động phải trả nhưng không quá 20 triệu đồng đối với một đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. - Lãi suất cho vay Hiện nay, mức lãi suất cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài là 0,65% tháng, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. - Quy trình thủ tục vay vốn Đối với hộ nghèo - Tự nguyện gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn - Hộ nghèo viết giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu in sẵn do Ngân hàng chính sách xã hội cấp) gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn. - Khi giao dịch với Ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có CNND, nếu không có CMND thì phải có ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để nhận tiền vay. Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn - Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo. - Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn; được Ban xóa đói giảm nghèo xác nhận thuộc diện nghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi Ngân hàng. - Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo. - Cùng Ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn. Những hộ nghèo không được vay vốn Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động. Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do Ngân sách Nhà nước trợ cấp. - Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo. Chú thích: 1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ tiết kiệm và vay vốn 2. Tổ vay vốn bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban xoá đói giảm nghèo và UBND xã. 3. Ban xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên Ngân hàng. 4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã. 5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của Ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội. 6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ tiết kiệm và vay vốn. 7. Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn. 8. Ngân hàng cùng Tổ tiết kiệm và vay vốn giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.  Quy trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài: - Điều kiện để được vay vốn: Để được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, người vay phải có đủ các điều kiện sau: - Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có hộ khẩu thường trú tại nơi vay vốn. - Có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc người vay vốn thuộc đối tượng chính sách. - Được bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. - Người lao động hoặc hộ gia đình mà người lao động là thành viên phụ thuộc không có nợ khó đòi hoặc nợ  quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. - Mục đích sử dụng tiền vay: Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để chi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp như sau: Phí đào tạo, phí tư vấn hợp đồng, phí đặt cọc, vé máy bay lượt đi và các chi phí cần thiết trong hợp đồng lao động. - Mức cho vay: Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí hợp lý mà người lao động phải trả nhưng không quá 20 triệu đồng đối với một đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. - Lãi suất cho vay Hiện nay, mức lãi suất cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài là 0,65% tháng, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. - Quy trình thủ tục vay vốn Đối với khách hàng - Người vay gửi Ngân hàng chính sách xã hội giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc người lao động thuộc đối tượng chính sách. - Gửi Ngân hàng Chính sách xã hội hợp đồng lao động đã ký với bên tuyển dụng. Đối với Ngân hàng   - Thẩm định, tái thẩm định (nếu cần thiết) các điều kiện vay vốn, ra quyết định cho vay. - Tiền vay được Ngân hàng chính sách xã hội chuyển trả cho bên tuyển dụng sau khi người vay đã ký nhận nợ với Ngân hàng hoặc phát trực tiếp đến người lao động nếu có đề nghị bằng văn bản của bên tuyển dụng. - Sơ đồ quy trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Chú thích: 1. Người vay gửi tới Ngân hàng Chính sách xã hội (nơi cho vay): - Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về người lao động thuộc đối tượng chính sách. - Hợp đồng lao động đã được ký kết với bên tuyển lao động. 2. Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thẩm định, tái thẩm định (nếu cần thiết) và ra quyết định cho vay. 3. Giải ngân: Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển tiền vay cho bên tuyển dụng sau khi người vay đã kí nhận nợ với Ngân hàng hoặc phát tiền trực tiếp cho người vay nếu được bên tuyển dụng đề nghị bằng Văn bản. 2. Chức năng, nhiệm vụ của CNTT trong Ngân hàng CSXH : Hiện nay, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành và tác nghiệp kinh doanh của các ngân hàng được đánh giá qua 3 cấp độ tương ứng với 3 mô hình của hệ thống ứng dụng sau: Mô hình dữ liệu phân tán Mô hình dữ liệu tập trung Mô hình dữ liệu nửa phân tán, nửa tập trung BDA của NHCSXH căn cứ vào mạng lưới hoạt động của NHCSXH là rộng và trên địa hình phức tạp, cộng với hiện trạng viễn thông hiện nay tại Việt Nam, đã lựa chọn triển khai hệ thống với mô hình dữ liệu tập trung. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, tại một số chi nhánh, phòng GD còn hạn chế về đường truyền thông thì sẽ chạy theo cơ chế Off-line, dữ liệu lưu tại chi nhánh và theo định kỳ (có thể là cuối mỗi ngày, 5 ngày, 10 ngày, cuối tháng … tuỳ thuộc vào cấu hình hệ thống) chuyển dữ liệu về Trung tâm. Đối với các tổ đi giao dịch lưu động, tải dữ liệu mới nhất về máy tính xách tay để đi giao dịch. Trong trường hợp cơ sở hạ tầng về truyền thông phát triển, sẽ sử dụng kết nối trực tuyến về dữ liệu trung tâm để giao dịch. Mô hình hệ thống được mô tả như sau: Hình 1. Hệ triển khai theo mô hình dữ liệu tập trung Hình 2. Hệ triển khai theo mô hình dữ liệu phân tán tại một số điểm (CN, PGD) Một số yêu cầu chính đối với hệ thống mới là: Hệ thống mới phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định của luật pháp về quản lý ngân hàng, tài chính. Tiêu chuẩn hệ thống mở: Tính mở của hệ thống được xem xét bao hàm: Phần cứng, hệ điều hành, phần mềm lớp giữa, cơ sở dữ liệu, khả năng tích hợp, khả năng tham số hoá của chương trình. Đồng thời, ứng dụng phải được thiết kế độc lập với nghi thức truyền thông. Về Cơ sở dữ liệu và truy nhập dữ liệu: Hệ thống phải có khả năng vận hành đồng thời 2 mô hình dữ liệu tập trung và phân tán, đảm bảo tính đồng nhất và toàn vẹn dữ liệu và phải lấy khách hàng làm trung tâm. Về thời gian xử lý: Ứng dụng phải có khả năng xử lý các giao dịch (bổ sung, cập nhật, xoá) của người sử dụng ở bất kỳ đơn vị chi nhánh nào kết nối mạng WAN trong vòng tối đa 10 giây. Đảm bảo thời gian truyền tải dữ liệu hai chiều trên mạng WAN là 5 giây đối với từng giao dịch. Hỗ trợ đa chi nhánh: Bên cạnh việc duy trì tính toàn vẹn dữ liệu, ứng dụng phải có khả năng xử lý thông tin phát sinh từ nhiều chi nhánh khác nhau. Mỗi chi nhánh sẽ xử lý nhiều loại tài khoản ở các tần suất khác nhau. Các đơn vị có chung nơi tập trung dữ liệu giao dịch có khả năng cho phép khách hàng giao dịch tại một trong các đơn vị đó bất kể tài khoản của họ nằm ở chi nhánh nào. Hệ thống có khả năng tự động tạo bút toán liên chi nhánh và hạch toán tương ứng vào sổ cái. Đáp ứng được số lượng giao dịch hiện thời và mức tăng trưởng trong tương lai. Theo số liệu điều tra, hiện tại NHCSXH có hơn 4,5 triệu khách hàng. Tỷ lệ giao dịch định kỳ hàng tháng với ngân hàng khá cao. Tính bình quân hàng ngày có khoảng 140.000 giao dịch trên tổng số 665 điểm giao dịch (Hội sở tỉnh và Phòng giao dịch). Tính trung bình mỗi ngày, một phòng giao dịch có khoảng 220 giao dịch khách hàng. Tại một thời điểm, toàn hệ thống có thể có đồng thời 2.000 giao dịch cùng lúc (số liệu điều tra toàn hệ thống tháng 10 năm 2006). Trong kế hoạch 5 đến 7 năm tới mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 18% . Hệ thống mới phải có khả năng đáp ứng về số lượng giao dịch hiện tại và mức tăng trưởng trong 7 năm tới. Một mặt, thích nghi với sự thay đổi về số lượng giao dịch tăng lên, một mặt phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu về thời gian xử lý giao dịch theo quy định. Vấn tin và lập báo cáo: Hệ thống không chỉ đáp ứng được hệ thống báo cáo trong nội bộ NHCSHXH mà còn phải đáp ứng được khả năng lập báo cáo theo các quy định của cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà Nước, Bộ tài chính... Tài liệu: Hệ thống phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại tài liệu về hệ thống để người dùng có thể vận hành và bảo trì được hệ thống. Ngôn ngữ ứng dụng: Hệ thống hỗ trợ hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Tiếng Việt sử dụng bộ chữ tiếng Việt UNICODE theo chuẩn TCVN6909:2001 Tính bảo mật của hệ thống: Hệ thống hoàn toàn có khả năng đáp ứng các quy định về an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng thể hiện trong Quyết định 04/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước. Các cấu phần hệ thống: Để hỗ trợ được đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ hiện có hiện nay của NHCSXH, yêu cầu hệ thống phải có đầy đủ các cấu phần sau: Phân hệ an toàn và bảo mật hệ thống Phân hệ sao lưu và khôi phục hệ thống Giao diện người sử dụng Phân hệ quản trị hệ thống Phân hệ tiền gửi Phân hệ tiền vay và quản lí tài sản thế chấp Phân hệ chuyển tiền Phân hệ quản lí nguồn vay quỹ Phân hệ báo cáo Phân hệ quản lí thông tin khách hàng Phân hệ kế toán-quản lí tài chính Giao dịch với hệ thống khác Sản phẩm NH hiện tại Quản lí tài sản nội bộ Ngoài các cấu phần trên, hệ thống còn có thêm chương trình quản lý Nhân sự - Tiền lương được tích hợp với hệ thống phần mềm ngân hàng lõi. Nền tảng công nghệ Hệ điều hành máy chủ: Linux, UNIX, AS400, WINDOWS NT, WINDOWS 2K… Hệ điều hành máy trạm: Windows Cơ sở dữ liệu: Oracle, DB2… Mô hình ứng dụng: 3 lớp (DB, Application logic, Presentation) Giao diện người dùng cuối: sử dụng công nghệ WEB BASED Cơ chế bảo mật Bảo mật hạ tầng phần cứng, mạng Bảo mật lớp cơ sở dữ liệu Bảo mật lớp truy cập ứng dụng 3.Khái quát về các phần mềm dùng trong Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam : Các phần mềm chính được sử dụng trong NHCS : Để có thể trình bày về các công việc của Ngân hàng chính sách một cách thuận tiện, tôi xin được giới thiệu về các phần mềm tin học đang được ứng dụng trong Ngân hàng cùng với chức năng phục vụ của các phần mềm đó : Phần mềm kế toán giao dịch Phần mềm giao dịch xã Phần mềm thông tin báo cáo Phần mềm chuyển tiền nội tỉnh Phần mềm chuyển tiền ngoại tỉnh Phần mềm Fastnet 3.1. Phần mềm Kế toán giao dịch (KTGD) Chức năng: Thực hiện theo dõi, hạch toán toàn bộ hoạt động nghiệp vụ kế toán của NHCSXH như: Cho vay, thu nợ, Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, thông tin khách hàng, giao dịch nội bộ... Hệ điều hành: Window Cơ sở dữ liệu: Foxpro Ngôn ngữ lập trình:Foxpro Mô hình ứng dụng: File/Server. Điểm cài đặt: Tất cả các phòng giao dịch, chi nhánh tỉnh, Sở giao dịch. 3.2 Phần mềm Giao dịch xã Chức năng: thực hiện theo dõi, hạch toán toàn bộ hoạt động nghiệp vụ kế toán của NHCSXH như: Cho vay, thu nợ, huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại điểm lưu động tại xã. Hệ điều hành: Window Cơ sở dữ liệu: Foxpro Ngôn ngữ lập trình:Foxpro Mô hình ứng dụng: File/Server. Cài đặt: Trên các máy tính xách tay dùng để đi giao dịch lưu động tại các xã/phường 3.3 Phần mềm Thông tin báo cáo Chức năng: Sử dụng để tạo, tổng hợp các báo cáo thống kê trong toàn hệ thống NHCSXH như: Báo cáo kế toán, Báo cáo tín dụng, Báo cáo tài chính, Điện báo, Chỉ tiêu điện báo 477 gửi NHNN, Báo cáo thông tin rủi ro tín dụng… Hệ điều hành: Windows Cơ sở dữ liệu: Foxpro Ngôn ngữ lập trình:Foxpro Mô hình ứng dụng: File/Server. Điểm cài đặt: Tất cả các phòng giao dịch, chi nhánh tỉnh, Sở giao dịch và Hội sở chính 3.4 Phần mềm chuyển tiền Nội tỉnh Nền tảng công nghệ Hệ điều hành: Windows Cơ sở dữ liệu: Microsoft Access Ngôn ngữ lập trình:VB6 Mô hình ứng dụng: Client/server Chức năng: Chương trình này dùng để chuyển các lệnh thanh toán trong cùng một tỉnh. Nó bao gồm các module sau: Module Trung tâm xử lý Module tại Đơn vị chuyển tiền Module Cấp khóa TTXL Phương thức truyền dữ liệu: Xuất dữ liệu ra file sau đó dùng chương trình Fastnet truyền file đi Các cấu phần hệ thống của hệ thống Fasnet : Hệ thống file đi/đến TRUNG TÂM XỬ LÝ TỈNH ĐƠN VỊ CHUYỂN TIỀN - PGD Cấp khoá bảo mât Xử lý file và nghiệp vụ Giao diện với KTGD Xử lý file và nghiệp vụ Giao diện với KTGD 3.5 Phần mềm chuyển tiền Ngoại tỉnh : Hệ điều hành máy chủ Cơ sở dữ liệu: Linux Redhat AS 3.0 Hệ điều hành máy trạm: Windows Cơ sở dữ liệu: Oracle 9.1 Ngôn ngữ lập trình: Oracle Form/Report Mô hình ứng dụng: Client/server Chức năng: Chương trình này dùng để chuyển các lệnh thanh toán đi ngoại tỉnh. Nó bao gồm hai module sau: Module Trung tâm thanh toán (TTTT) Module Đơn vị chuyển tiền (ĐVCT) Phương thức truyền dữ liệu: đồng bộ dữ liệu giữa máy chủ của chi nhánh và máy chủ của TTTT (hiện nay đang đặt tại Sở giao dịch) qua đường dialup. Mô hình và phạm vi của hệ thống Trung tâm thanh toán Quốc gia (NHNN) Các NHTM khác TRUNG TÂM THANH TOÁN NHCSXH Các NHTM khác NHTNN Tỉnh/TP CHI NHÁNH HUYỆN TT Nội tỉnh KTGD CHI NHÁNH TỈNH TT Nội tỉnh TT Ngoại tỉnh KTGD Trung tâm điều hành HỆ THỐNG THANH TOÁNCHUYỂN TIỀN NGOẠI TỈNH CHI NHÁNH TỈNH TT Nội tỉnh TT Ngoại tỉnh KTGD CHI NHÁNH HUYỆN TT Nội tỉnh KTGD 3.6 Phần mềm Fastnet Phần mềm này được dùng để truyền/nhận file giữa hai đơn vị trong cùng hệ thống NHCSXH. Với Fastnet thì thông tin sẽ được chuyển từ các địa phương chuyển về máy chủ trung tâm hoặc ngược lại, từ đó thông tin được chuyển giao đến các máy chủ con khác hoặc được xử lí tại trung tâm theo yêu cầu của nơi gửi . CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ GIAO DỊCH XÃ I. Các chức năng cơ bản của chương trình 1. Mục tiêu quản lí của chương trình - Quản lí thông tin khách hàng - Quản lí chức năng thu nợ, thu lãi theo tổ: trước đây thu nợ theo tổ được thực hiện chung với menu với thu nợ từng khách hàng, việc in lại bảng kê của bút toán đã lưu không thực hiện được, việc sửa đổi chi tiết bảng kê đã lưu phải thực hiện lại bút toán . - Quản lí chức năng chuyển nợ quá hạn theo tổ, sửa lại thông báo chuyển nợ quá hạn phù hợp với quy định mới . - Chức năng xuất dữ liệu đi giao dịch lưu động ra file để in Bảng thông báo công khai dữ liệu tại xã, phường theo quy định. - Chức năng cho phép nhập dữ liệu giao dịch muộn từ tổ giao dịch lưu động. - Quản lí tính năng kiểm tra đăng ký khế ước, tính năng kiểm tra thu lãi. - Quản lí tính năng giải ngân theo tổ, giải ngân nhiều lần, in phiếu chi theo từng thành viên trong chương trình giao dịch lưu động. - Quản lí chức năng in nhật ký quỹ cuối ngày của chương trình giao dịch lưu động. - Quản lí chỉnh sửa bảng kê thông tin. 2. Các thành phần cơ bản của chương trình a.File prg\KTGD.PRG - File chính của chương trình chứa hơn 200 hàm và thủ tục được dùng chung cho toàn bộ chương trình KTGD, chương trình KTGD bắt đầu được thực hiện từ file này. - Việc cập nhật chương trình được thực hiện nhờ một đoạn lệnh trong file KTGD.PRG gọi tới file chạy REPAIR.FXR .Khi cập nhật xong chương trình thì sẽ xoá file REPAIR.FXR đi b.Các file trong thưc mục PRG\DATASYS: - Thư mục này chứa các file dạng DBF, các file này chứa danh mục hệ thống như: loại vay, kiểu lại, lãi suất - Với các file DBF ta có thể nhấn phím Ctrl+N để thêm bản ghi và Ctrl + T để xoá bản ghi . c.File định nghĩa Menu chính - Đây là file định nghĩa các Menu chính của chương trình kế toán giao dịch - Muốn biết một chức năng tương ứng với modun tương ứng với chương trình nào ta xem trong file này. d.File khai báo thông số riêng (var.dbf) File này chứa thông số riêng của chi nhánh . Ví dụ : Tên thư mục backup Tên máy in Tên, địa chỉ chi nhánh Làm tròn tiết kiệm ngoại tệ e.File khai báo lãi suất - File này chứa các mức lãi suất tiền gửi không kì hạn, tiền vay đang sử dụng. - Mỗi khi có một mức lãi suất mới đối với cho vay và tiền gửi không kì hạn ta phải đăng kí vào file này. - Chú ý: trường tu_ngay là bắt đầu áp dụng loại lãi suất đó, mã lãi do kế toán tự đặt. f.File khai báo loại tiền gửi tiết kiệm Loaitgtk.dbf và lstgtk.dbf - Khi vào Cuối ngày\Tiết kiệm\Thay đổi TK, KP để đăng kí một loại tiền gửi tiết kiệm mới, thực chất ta đã truy cập vào 2 file này. g.Một số file hồ sơ (dbf\HOSO) - Các file trong thư mục này phản ánh số liệu được cập nhật tại thời điểm gần nhất . - Số liệu của các file này được cập nhật khi thực hiện các công việc khoá sổ cuối ngày . - Số liệu các file trong thư mục này được sử dụng để tạo ra các file trong thư mục DBF\GDTT khi mở sổ đầu ngày giao dịch 3. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống (BPC) : Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) là một loại biểu đồ diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng từ đại thể đến chi tiết . Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng, và quan hệ duy nhất là giữa các chức năng, diễn tả bởi các cung nối liền các nút, là quan hệ bao hàm. Như vậy đối với hệ thống giao dịch xã, BPC sẽ tạo thành một cây cấu trúc như sau: Chương trình giao dịch xã Hệ thống Đầu ngày Đăng kí Giao dịch Cuối ngày Phục vụ Người sử dụng Dữ liệu hệ thống Biến chi nhánh Đổi khóa sử dụng Thoát khỏi hệ thống Mở sổ đầu ngày Tích luỹ phát sinh Khoá sổ cuối ngày Phục hồi khoá sổ Đăng kí KH Đăng kí tài khoản Đăng kí khế ước tài khoản TM tại bàn- Tồn quỹ Giải ngân Thu theo cá nhân Giao dịch theo tổ Thu tiền mặt Chi tiền mặt Tiết kiệm hộ nghèo Liệt kê chứng từ Nhật kí quỹ Xuất DL về GD trung tâm Thư báo nợ đền hạn Tính lãi thủ công Phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay Thông tin tài khoản Kết quả phiên giao dịch II. Phân tích dữ liệu của hệ thống : Biểu đồ luồng dữ liệu ( BLD)là một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một quá trình xử lí thông tin với các yêu cầu sau : Sự diễn tả là ở mức logic, nghĩa là trả lời câu hỏi :” làm gì ?” mà bỏ qua câu hỏi :” làm như thế nào ?” Chỉ rõ các chức năng (con) phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lí cần mô tả Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó và qua đó phần nào thấy được trình tự thực hiện của chúng 1. Biểu đồ luồng dữ liệu : 1.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh là BLD trong đó chỉ có một chức năng duy nhất ( chức năng tổng quát của hệ thống ) . Đối với hệ thống phần mềm GDXA, bao gồm nhiều chức năng nhỏ khó thể nhập chung chức năng vì vậy ta cần phân tách chúng ra để lập BLD như sau : Trung gian ở đây có thể là các tổ tiết kiệm vay vốn hoặc các tổ chức chính trị xã hội hoặc là ban xoá đói giảm nghèo, UBND xã . 1.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh : Bao gồm nhiều biểu đồ luồng dữ liệu mà mỗi chức năng là phân rã từ các chức năng của biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh nhưng có thêm các chức năng con mới riêng biệt , chi tiết hơn . 1.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh : vay vốn hộ nghèo 1.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh : vay vốn của người lao động nước ngoài có thời hạn . CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH VÀ XÂY DỰNG PROJECT I. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Foxpro Đến với Visual Foxpro, một môi trường hướng đối tượng mạnh mẽ cho việc xây dựng CSDL của bạn và phát triển các ứng dụng chạy . Visual Foxpro cung cấp các công cụ bạn cần để tổ chức các Table chứa thông tin , chạy các Query , tạo một hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan thống nhất , hay lập trình một ứng dụng sắp xếp dữ liệu hoàn chỉnh cho người sử dụng . Trong Visual Foxpro, thủ tục và phương pháp lập trình hướng đối tượng làm việc chung với nhau , vì thế có thể tạo ra các ứng dụng một cách mềm dẻo và mạnh mẽ . Để tìm hiểu về ngôn ngữ Foxpro, ta sẽ lần lượt tìm hiểu các vấn đề như sau : 1. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ 1.1. Các kí hiệu: Các thành phần nằm trong cặp dấu này bắt buộc phải có |: Trong cú pháp lệnh, kí hiệu này biểu thị sự lựa chọn giữa các thành phần . […] Các thành phần nằm trong cặp dấu này sẽ không bắt buộc phải có . * hay && : Ký hiệu dùng để bắt đầu một dòng ghi chú trong chương trình . &: Đây là phép toán vĩ mô . 1.2. Các từ khoá trong ngôn ngữ Trong khi dùng ngôn ngữ Visual Foxpro cần sử dụng rất nhiều từ khoá ( khoảng > 3000 từ khoá khác nhau ) nên ở đây ta giới thiệu một số từ khoá chính thường sử dụng cơ bản : ! != = == % % .AND. .F. .NOT. .NULL . OR. .T. .Y. /R #ELIF #ELSE #IF #REGION #SECTION _BOX _DOS _UNIX AGAIN AFTER AS BEGIN CALL CHAR CLASS CLOSE COLUMN COMPACT COPY CONNECTION CREAT ELSE EOF FLOAT MENU ……. Kiểu dữ liệu Kiểu dữ liệu là một thuộc tính gắn liền với biến hay Fiel trong cơ sở dữ liệu . Visual Foxpro có tất cả 10 kiểu dữ liệu khác nhau và mỗi kiểu đều có các phép toán riêng của nó . Ví dụ : không thể đem kiểu dữ liệu char cộng với kiểu số được . Biến +/ Mô tả : là một vị trí trong bộ nhớ mà giá trị của chúng có thể thay đổi từ đầu đến cuối chương trình . Một biến có thể chứa giá trị bất kì một loại dữ liệu nào. Chúng ta có thể thay đổi giá trị của biến vào bất kì lúc nào . +/ Phạm vi của biến: biến chỉ tồn tại trong một ứng dụng đang chạy hay trong một lần làm việc của Visual Foxpro mà đã tạo ra chúng. Để chỉ rõ phạm vi của biến ta dùng các từ khoá Local, Private hay Public . +/ Quy ước và cách đặt tên: tên biến có quy ước đặt dài không quá 254 ký tự ( riêng biến vùng chỉ được 10 ký tự ). Có thể dùng các chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới ( _ ) để đặt tên biến nhưng không được bắt đầu bằng số . Không được dùng các từ khoá của Visual Foxpro. Lưu ý: trong tên biến không phân biệt chữ hoa, chữ thường . +/ Các loại biến trong VF: bao gồm 3 loại biến chính là : - Biến kí ức ( Memory Variable ): là biến do người dùng khai báo. Khi không muốn sử dụng biến này nữa thì nên giải phóng chúng cho đỡ tốn bộ nhớ . - Biến hệ thống: là biến do Visual Foxpro tạo ra ngay sau khi khởi động. Loại biến này có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới ( _ ) và thường dùng trong việc in ấn. Trong khi VF đang hoạt động thì ta không thể giải phóng biến bộ nhớ được. Ví dụ : _pageno : là biến hệ thống cho biết số trang hiện hành - Biến vùng: là tên các vùng trong CSDL và chỉ có nghĩa khi bạn mở tập tin CSDL . +/ Cách tạo biến: để tạo một biến và gán giá trị ban đầu cho biến đó ta có thể sử dụng câu lệnh STORE hay phép toán = Ví dụ : STORE space(10) To thang: Lệnh này khai báo một biến có tên là thang và gán giá trị ban đầu cho nó là 10 khoảng trắng . Lệnh STORE : dùng để đưa dữ liệu vào biến . c. Cách sử dụng các từ khoá Local, Private và Public +/ Từ khoá Local : Chức năng : dùng để tạo biến cục bộ . Cú pháp : LOCAL Varlist . Ý nghĩa các thông số : Varlist là một hay nhiều biến được tạo . Biến cục bộ chỉ có thể được tạo và dùng trong các chương trình con và không thể truy xuất được ở cấp chương trình cao hơn. Các biến cục bộ sẽ bị huỷ khi các thủ tục hay hàm chứa chúng thực thi xong . Các biến cục bộ có thể được truyền qua tham biến . Ghi chú : ta không thể viết tắt từ LOCA vì sẽ trùng với từ LOCATE đều có 4 kí tự đầu tiên giống nhau . +/ Từ khoá Private : Chức năng : dùng để che các biến được chỉ ra . Cú pháp : PRIVATE Varlist hay PRIVATE All Nếu sử dụng dạng 2 thì sẽ dấu tất cả các biến . Khi một chương trình chứa từ khoá Private được thi hành xong thì tất cả các biến được khai báo trong Private sẽ được khôi phục lại giá trị ban đầu trước khi bị giấu . Private không tạo ra biến mới , nó chỉ đơn giản là dấu đi các biến đã được khai báo ở chương trình cấp cao hơn . Ghi chú : Khi sử dụng từ khoá Private sẽ không làm ảnh hưởng đến giá trị các biến được giấu . +/ Từ khoá Public : Chức năng : dùng để định nghĩa các biến toàn cục, nghĩa là các biến này có thể truy xuất ở bất cứ đâu trong chương trình . Cú pháp : PUBLIC Ghi chú: Tất cả các biến được khai báo trong cửa sổ lệnh đều là biến toàn cục . Loại bỏ biến : Tất cả có thể sử dụng Replease để loại bỏ các biến không còn sử dụng. Cú pháp: Replease [ ALL Like | Except ] Ví dụ: All like N ? ( Loại bỏ tất cả các biến có 2 kí tự mà bắt đầu bằng N ) Replease Except S* ( loại bỏ tất cả các biến ngoain trừ các biến có tên bắt đầu bằng chữ S ). Trên đây tôi đã giới thiệu một cách sơ lược nhất, khái quát nhất về ngôn ngữ lập trình Visual Foxpro – ngôn ngữ dùng để viết chương trình giao dịch xã. Để giới thiệu về ngôn ngữ này sẽ còn rất nhiều điều nhưng vì đề tài không tập trung vào vấn đề này nhiều nên xin được tạm dừng ở đây. II.Thiết kế CSDL hệ thống 1. Giới thiệu về một số file chương trình cùng với hệ thống dữ liệu chính a/ Các file trong thư mục PRG/DATASYS Thư mục này chứa các loại file dạng DBF, các file này chứa danh mục dữ liệu hệ thống như: loại vay, kiểu trả, lãi suất,…. Tên File Loại file Diễn giải QL DBF Cấp quản lý CBTD DBF Cán bộ tín dụng CONST_TK DBF Hằng số tài khoản DAMBAO DBF Mã đảm bảo nợ vay DATA_SYS DBF Cấu trúc dữ liệu hệ thống DMTQ DBF Định mức tồn qũy DONVI DBF Đơn vị tính DP DBF Mã địa phương EVAL_NT DBF Hạch toán ngoại tệ FONTFX DBF Font máy in FX FONTLQ DBF Font máy in LQ-Roman FONTLQDR DBF Font máy in LQ-Draft GDMN00_0 DBF Menu tiền vay GDMN00_1 DBF Menu tiền gửi không kỳ hạn GDMN00_2 DBF Menu tiền gửi có kỳ hạn GDMN00_4 DBF Menu tiết kiệm kỳ phiếu GDMN00_5 DBF Menu ngoại tệ GDMN00_B DBF Menu vãng lai GDMN00_F DBF Menu giao dịch khác GROUP DBF Các nhóm người sử dụng HACHTOAN DBF Hạch toán kế toán HELPNHNO DBF Hướng dẫn HT_TGTK DBF Hạch toán tiết kiệm & kỳ phiếu INSP DBF Mã in sổ phụ nội tệ KETOAN DBF Danh sách kế toán KHTM DBF Ký hiệu tiền mặt KIEUTRA DBF Kiểu trả Nợ vay KIEUVAY DBF Các kiểu vay KTDO DBF Kế toán đồ LCT DBF Loại chứng từ LOAIGB DBF Loại giấy báo liên hàng LOAILH DBF Loại liên hàng LOAINT DBF Loại ngoại tệ LOAITGTK DBF Loại tiền gửi TK+KP LOAITK DBF Loại tài khoản LOAIVAY DBF Loại vay LOAI_KH DBF Loại khách hàng LSUAT DBF Mã lãi suất tiền gửi – vay MADT DBF Mã đầu tư MGD DBF Mã giao dịch NGANHKT DBF Ngành kinh tế NGAYLE DBF Các ngày lễ trong năm NHNOMENU DBF Menu chính của chương trình PLMD DBF Phân loại mục đích vay PTVORG DBF Chuẩn phân tích vốn REFERGD DBF Tham chiếu giao dịch REFERTK DBF Tham chiếu giao dịch tiết kiệm, KP RESONHNO DBF Resource (Color,help window ) RIGHTS DBF Các quyền không được phép SHLH DBF Số hiệu liên hàng TAP DBF Mã tập chứng từ TCTD DBF Mã tổ chức Tín dụng THUPHI DBF Mã và công thức tính phí TPKT DBF Thành phần kinh tế USER DBF Danh sách người sử dụng VARGD DBF Biến giao dịch của từng SCREENS VARMCN DBF Biến chung của từng chi nhánh VONDIDEN DBF Vốn kế hoạch điều chuyển đi đến CNMENU4 DBF Menu cuối ngày của tiết kiệm+KP CDRG ORG File văn bản Cân đối rút gọn b/ Trường trong file hồ sơ khế ước(hsku.dbf) File này dùng lưu trữ toàn bộ số liệu về khế ước của chi nhánh. Mỗi khế ước là 1 bản ghi. Trong đó cần lưu ý một số trường sau: TK_than: tài khoản cho vay trong hạn. TK_qhan: tài khoản cho vay quá hạn. TK_nokh: Tài khoản nợ khoanh. TK_tlaith: Tài khoản thu lãi trong hạn. TK_tlaiqh: Tài khoản thu lãi quá hạn. TK_tlaink: Tài khoản thu lãi nợ khoanh. c/File hồ sơ cho vay (hscv.dbf) Lưu trữ toàn bộ số liệu được cập nhật gần nhất về việc cho vay thu nợ của tất cả các khế ước. Mỗi khế ước được lưu trữ bởi một bản ghi. Trong đó, ta cần lưu ý một số trường: GNGAN: Tổng giải ngân của KU CNQH: Tổng chuyển nợ quá hạn TNTH: Tổng thu nợ trong hạn TNQH: Tổng thu nợ quá hạn DNTH: Tổng dư nợ trong hạn DNQH: Tổng dư nợ quá hạn DNKH: Tổng dư nợ khoanh d/ File hồ sơ nội bảng (hsb3.dbf) File này lưu trữ toàn bộ số liệu mới nhất của các tài khoản nội bảng có số dư hay có phát sinh trong năm. Mỗi tài khoản được lưu bởi 1 bản ghi Cần lưu ý một số trường sau : NAMNO : Tổng phát sinh Nợ trong năm tính đến ngày cập nhật NAMCO : Tổng phát sinh Có trong năm tính đến ngày cập nhật QUYNO : Tổng phát sinh Nợ trong quý tính đến ngày cập nhật QUYCO : Tổng phát sinh Có trong quý tính đến ngày cập nhật THGCO : Tổng phát sinh Có trong tháng tính đến ngày cập nhật THGNO : Tổng phát sinh Nợ trong tháng tính đến ngày cập nhật NGYNO : Tổng phát sinh Nợ trong ngày NGYCO : Tổng phát sinh Có trong ngày e/File hồ sơ tiết kiệm (B3TK.dbf) File này lưu trữ số liệu được cập nhật gần nhất của tất cả các sổ tiết kiệm, mỗi sổ tiết kiệm là một bản ghi . Trong file này có một số trường cần lưu ý như sau : NGAY: thể hiện ngày cập nhật gần nhất của chương trình tiết kiệm BAN: số bàn tiết kiệm SOSO : số sổ tiết kiệm NGGUI: ngày gửi gần nhất của khách hàng gửi NGDHAN: ngày đến hạn của sổ tiết kiệm DU: số dư của sổ f/Các bảng chính của hệ thống : Đối với chương trình giao dịch xã , ta sẽ có một số bảng chính như sau : f.1/ Bảng lưu trữ liên hàng : DCLH Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Giải thích Thang int 0<thang<13 Tháng nhập dữ liệu Nam int 10 Năm nhập dữ liệu SHNHA nvarchar 50 Số hiệu Ngân hàng A NgayLT int 0<ngayLT<32 Ngày NH lưu trữ LoaiGB nvarchar 50 Loại giấy báo SoGB nvarchar 10 Số giấy báo Sotien long 50 Số tiền f.2/Bảng bổ sung liên Ngân hàng : BSLH Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Chú thích Ngay int 2 Ngày chuyển đổi LoaiGB nvarchar 50 Loại giấy báo SoGB nvarchar 10 Số giấy báo SohieuNHA nvarchar 10 Số hiệu Ngân hàng A TKKHA nvarchar 10 Tài khoản khách hàng A HT_KHA nvarchar 20 Họ và tên KH A DC_KHA nvarchar 50 Địa chỉ KH A SCMT_KHA char 20 Số CMT KH A SohieuNHB nvarchar 20 Số hiệu NHB TKKHB nvarchar 20 Tài khoản khách hàng B HT_KHB nvarchar 10 Họ và tên KH B DC_KHB nvarchar 50 Địa chỉ KH B SCMT_KHB char 20 Số CMT KH B TenNHtra nvarchar 50 Tên Ngân hàng trả C Ngaycap date-time Ngày cấp Sotien int 20 Số tiền f.3/Bảng nhập lãi suất và kì hạn (BTLTK): Bảng BTLTK Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Chú thích laisuat float 10 Lãi suất (%) Kì hạn int 10 Kì hạn ( tính theo tháng ) Tieude nvarchar 50 Tiêu đề f.4/Bảng cá nhân giao dịch với Ngân hàng : KHGD Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Chú thích SoCMT char 20 Số chứng minh thư Ngaycap date and time 8 Ngày cấp CMT Noicap nvarchar 50 Nơi cấp CMT TenCMT nvarchar 20 Tên trong CMT Namsinh date and time 8 Năm sinh Diachi nvarchar 50 Địa chỉ f.5/Bảng chứng từ thanh toán bù trừ : TTBT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Chú thích PhGD int 10 Phiên giao dịch NoCo true/fase 2 Nợ hoặc có Ký hiệu true/fase 2 Đi hoặc về TK nvarchar 20 Tài khoản f.6/Bảng thanh toán liên Ngân hàng : TTLNH Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Chú thích NHA nvarchar 20 Ngân hàng A Tkno nvarchar 20 Tài khoản nợ Tkco nvarchar 20 Tài khoản có Sotien int 10 Số tiền ND nvarchar 50 Nội dung f.7/Bảng kiểm tra chứng từ nội bảng chênh lệch : KTCTNB Tên trường Kiểu file Kích thước Chú thích Ngay int 2 1<=ngay<=31 Phien int 2 Phiên giao dịch TMT int 10 Tổng số mẫu tin ThuTM int 20 Thu tiền mặt ChiTM int 20 Chi tiền mặt Dsno int 20 Doanh số nợ Dsco int 20 Doanh số có Chenh int 20 Chênh lệch f.8/Bảng kiểm tra chứng từ ngoại tệ : KTNT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Chú thích Ngay int 2 Ngày kiểm tra Phien int 1 Phiên giao dịch TMT int 10 Tổng số mẫu tin ThuTM int 10 Thu tiền mặt ChiTM int 10 Chi tiền mặt Dsno int 10 Doanh số nợ VNĐ Dsco int 10 Doanh số có VNĐ Chenh1 int 10 Chênh lệch DsnoNT int 10 Doanh số nợ Ngoại tệ DscoNT int 10 Doanh số có Ngoại tệ Chenh2 int 10 Chênh lệch III. Thiết kế dự án (Project design): Trong phần này tôi xin giới thiệu về một số form chương trình giao dịch được thiết kế bởi các cán bộ phòng Phần mềm, trung tâm Công nghệ thông tin, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. 1. Một số form chương trình : Trước tiên là về giao diện chính của chương trình giao dịch : a/ Form lưư trữ liên hàng : b/ Form bảng kê số dư tài khoản : c/ Form bảng kê thu nợ tổ : d/ Form bổ sung liên hàng : e/ Form bảng tính lãi tài khoản : f/ Form bảng chuyển 405 : g/ Form khách hàng giao dịch : h/ Form đăng kí và kế hoạch : i/ Form hồ sơ khế ước : k/ Form tài sản khách hàng : m/ Form thanh toán bù trừ : 2. Một số thuật toán được sử dụng trong chương trình 2.1/Thuật toán tính lãi suất gửi tiết kiệm n-1 CT : TL=TG*(LS+1) * LS n TT= TG*(LS+1) Trong đó : TL : tiền lãi của người gửi . TG: số tiền gửi ban đầu của người LS : lãi suất gửi tiết kiệm n : số kì hạn gửi tiết kiệm TT : tổng số tiền nhận lại sau khi gửi */ Thuật toán : Procedure : TK // Nhập số tiền gửi Read( TG) ; // Nhập số kì hạn gửi tiết kiệm Read ( n ) ; // Tính lãi suât for i = 1 to n do { TL = TG * LS ; TG + = TL ; i ++ ; } Return ; 2.2. Thuật toán tính lãi suất cho vay trả hết CT : TL = TV * LS *n Trong đó : TL : tiền lãi TV : tiền vay n : số kì hạn vay */ Thuật toán : Procedure : TL // Nhập số tiền vay Read ( TV ); // Nhập số kì hạn vay Read ( n ) ; // Tính lãi : TL = TL * LS * n ; Return . 2.3. Thuật toán tính lãi suất cho vay trả dần : CT : TL = TV * LS ( Tính theo từng kì ) Trong đó : TL : tiền lãi phải trả của tháng . TV : số tiền còn vay của NH đến hết tháng trước LS : lãi suất tiền vay ( tuỳ theo số kì vay ) */ Thuật toán ; Procedure : TL \\ Nhập tiền vay , số tiền trả định kì và số tiền lãi kì muốn tính TV , TDK, n ; \\ Tính lãi for i = 1 to n do { TL = TV * LS ; TV = TV – TL – TDK ; i ++ ; } Return ( TL ) ; 3. Sử dụng chương trình 3.1: Yêu cầu về phần cứng - Ngôn ngữ và cơ sở dữ liệu trên Foxpro - Mô hình ứng dụng : File sever - Sử dụng phông VNI for DOS - Chạy được trên mạng và trên các máy đơn lẻ hệ điều hành Windowns 3.2: Một số chú thích và hướng dẫn sử dụng : a.Xử lí file DBF bị lỗi : Do đang làm bị mất điện ,…. Chương trình thông báo lỗi : Not a database file Vào hệ thống :/C .Các tiện ích /3. Phục hồi file DBF bị lỗi ( Chọn file lỗi ( Có bảng đỏ: Yes ( Chương trình sẽ phục hồi file đó và lập lại chỉ mục ( xong ) b.Tổ hợp phím GDTK: - Khi vao tiết kiệm: để con trỏ ở vùng số tiền, ta nhấn : + Ctrl+S: Máy tính Foxpro + Ctrl+K: Tính lãi trước (dùng cho tiết kiệm trả trước ) + Ctrl+L: Đổi loại chứng từ + Ctrl+I: In, không in + Bỏ in ở rút gốc : màn hình đang ở bút toán rút gốc, nhấn Ctrl+l + Ctrl+A: Đổi TK nợ + Ctrl+B: Đổi TK có c. Điều chỉnh số liệu tiết kiệm : Dùng khi số liệu bị sai hoặc thiếu sót : Điều chỉnh ở giao dịch tiết kiệm : - Vào: nội tệ /7. Tiết kiệm /Đăng kí/Điều chỉng số liệu - Trong khi đang giao dịch tiết kiệm thấy số liệu sai thì vào đây để chỉnh sửa, sau đó ra giao dịch tiếp (2) Điều chỉnh cuối ngày :sau khi khoá sổ cập nhất xong thấy sai số dư như sau : Cuối ngày/5.Tiết kiệm /Điều chỉnh /1.Chỉnh số liệu VD: Đã khoá sổ TK,cập nhật ngày 18/10/07: Vào đầu ngày và phiên điều chỉnh: ngày 18/10/07 Phiên 2 Máy hỏi có xoá ngày 18/10/07 Phiên 2: Yes(đồng ý xoá ) Nhấn F2 ( Gọi cửa sổ cũ lên sửa ), hoặc thêm sổ mới Sau đó nhấn F3 ( Lưu lại ) Sau đó chọn : Điều chỉnh /2. Nhập điều chỉnh -> TK->DBF Cập nhật B3 TK.DBF ngày 18/10 phiên 2 ( Nếu sai nữa làm phiên 3,…) d.Một số lỗi thường gặp : Thông thường, nếu trong quá trình đọc dữ liệu và vào xử lí dữ liệu nếu có lỗi thì chương trình thông báo lỗi trên thanh Status bar đồng thời đồng thời tự động tạo file gửi để thông báo lỗi cho chi nhánh (đối với file TTXL nhận được ) và nhận file thông báo lỗi từ chi nhánh . - Lệnh thanh toán gửi đi sai chữ kí điện tử: + Nguyên nhân 1: Trên đĩa kiểm soát của người Kế toán kiểm soát tại phòng giao dịch chưa có file chứa khoá công khai của người Kiểm soát Trung tâm xử lí ký trên Lệnh thanh toán đó . + Cách xử lí : - Tạo lại khoá kiểm soát cho Kế toán kiểm soát của phòng giao dịch hoặc thực hiện Chép khoá Trung tâm xử lí cho đĩa Kiểm soát của Kế toán kiểm soát ở Phòng giao dịch . - Kế toán kiểm soát ở Phòng giao dịch sau khi có đĩa Kiểm soát mới ,thực hiện xác thực lại Lệnh thanh toán . + Nguyên nhân 2: Khoá Kiểm soát của người kiểm soát tại Trung tâm xử lí đã hết hiệu lực nhưng vẫn đem ra sử dụng ( gian lận trong sử dụng đĩa Kiểm soát ) + Cách xử lí: Tại Trung tâm thông tin phải kiểm tra lại toàn bộ danh sách các thành viên làm nhiệm vụ kiểm soát của trung tâm xử lí đó có cách xử lí kịp thời và hợp lí . - Lệnh thanh toán đến bị sai Chuyển tiền điện tử: + Nguyên nhân: Khi đĩa kiểm soát của kế toán kiểm soát ở phòng giao dịch đã hết hiệu lực, nhưng người kiểm soát đó vẫn vẫn cố tình dùng đĩa kiểm soát đó hoặc do virus ghi thêm byte vào file Lệnh thanh toán gửi đi … + Cách xử lí: tại Phòng giao dịch Kế toán kiểm soát có quyền phải thực hiện huỷ Lệnh thanh toán đó đi và lập Lệnh thanh toán khác . - Lệnh thanh toán đến đã thực hiện: + Nguyên nhân: Chi nhánh gửi file Lệnh thanh toán có seri trùng với seri của Lệnh thanh toán đã được xử lí trên Trung tâm xử lí . + Cách xử lí : - Hướng dẫn Phòng giao dịch kiểm tra lại thông tin trên Lệnh thanh toán có Seri bị trùng . - Nếu thông tin trên Lệnh thanh toán tại phòng giao dịch và Trung tâm xử lí trùng tất cả các nội dung thì không phải thực hiện gì nhưng nếu có khác về số tiền hoặc ngày thực hiện thì do Phòng giao dịch đã sử dụng 2 cơ sở dữ liệu khác nhau. Khi đó, Phòng giao dịch phải copy file cơ sở dữ liệu được sao lưu gần nhất, sau đó thực hiện phục hồi dữ liệu cho chi nhánh ở Trung tâm xử lí từ ngày bị mất đến ngày hiện tại . - Ngân hàng A/B không thuộc hệ thống: + Nguyên nhân: Trung tâm xử lí đăng kí thiếu Số hiệu ngân hàng của các phòng giao dịch . + Cách giải quyết: Kiểm tra lại số hiệu ngân hàng A/B, nếu Số hiệu ngân hàng hợp lệ và chưa được đăng kí ở Trung tâm xử lí, vào mục Số hiệu ngân hàng để đăng kí số hiệu ngân hàng . - File Lệnh thanh toán xác nhận lỗi, thông báo: Sai kí hiệu mật mã, sai seri, sai nội dung: + Nguyên nhân: file bị lỗi trên đường truyền . + Cách xử lí: vào chức năng Tạo lại file để tạo lại và gửi lại file mới thay cho file bị lỗi. - Lệnh thanh toán đã tạo file gửi Chi nhánh B nhưng Trung tâm xử lí đã chuyển Chờ xử lí và gửi cho Chi nhánh B ngày hôm sau: + Nguyên nhân: Lệnh thanh toán đã gửi Ngân hàng B và được Ngân hang B xử lí vào hôm trước nhưng trung tâm xử lí lại chuyển chờ xử lí và xử lí vào ngày hôm sau . + Cách xử lí: để tránh lỗi này phải kiểm soát kĩ trước khi thực hiện chuyển chờ xử lí Lệnh thanh toán . 4. Một số kết quả đạt được a. Khả năng ứng dụng của chương trình Với phần mềm giao dịch xã hiện nay đã giúp cho các chi nhánh của ngân hàng tại cấp xã đã có thể thực hiện các công việc như: đăng kí khách hàng, tài khoản, khế ước, cho vay, thu nợ, giải ngân,… được diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác hơn nên hầu như tại tất cả các chi nhánh địa phương của Ngân hàng chính sách đã cài đặt và sử dụng phần mềm này . Tuỳ theo tình hình và điều kiện làm việc của mỗi cơ quan là khác nhau mà phần mềm kế toán giao dịch này cũng sẽ có một số đặc điểm riêng để thích hợp với công việc đó . Với cách thức làm việc bằng phần mềm giao dịch xã và chuyển giao các thông tin bằng Fastnet thì yêu cầu các cơ sở làm việc phải có đủ các thiết bị cần thiết vì vậy đối với một số cơ sở tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn thì các thiết bị này chưa được đầy đủ và đảm bảo các yêu cầu, người sử dụng chưa hiểu hết, hiểu đúng các chức năng của hệ thống vì vậy việc ứng dụng phần mềm tại các địa phương này có tính khả thi chưa cao. b.Các thiếu sót cần bổ sung của chương trình - Công nghệ còn lạc hậu: chương trình được viết trên Visual Foxpro là một ngôn ngữ đã cũ nên các ứng dụng chưa được thể hiện tiện ích nhất, không thân thiện với người sử dụng như một số phần mềm khác: Visual-Basic, Visual C, Java ,…. - Hệ thống không đồng bộ: các thiết bị giữa trung ương và địa phương, giữa người gửi thông tin và người nhận thông tin,… không được đồng bộ dẫn tới việc chuyển giao, cập nhật, làm việc không đạt được hiệu quả tốt nhất . - Chưa đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật và an toàn dữ liệu: do hệ thống an toàn bảo mật dữ liệu chưa cao, các biện pháp phòng chống thất thoát dữ liệu chưa đạt mức tốt nhất nên công việc vẫn có nhiều sai sót . - Không đáp ứng được các quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước về kế toán trên máy tính . - Không thể tích hợp với các sản phẩm ngân hàng hiện đại khác như Mobile Banking, Internet Banking, … : do có sự khác biệt về thiết bị cũng như các chương trình ứng dụng nên không thể có sự tích hợp về các thông tin hay việc chuyển giao các tài khoản vì vậy việc liên kết giữa Ngân hàng chính sách với các Ngân hàng lớn khác là rất khó khăn dẫn tới khó mở rộng phạm vi hoạt động lớn mạnh của Ngân hàng nhanh chóng . - Không thể đáp ứng được với sự gia tăng về số lượng khách hàng và giao dịch của Ngân hàng chính sách xã hội trong một vài năm tới. Lí do chính của nguyên nhân này chính là do sự yếu kém về thiết bị cũng như các phần mềm, công cụ sử dụng khi làm việc . c.Dự kiến lộ trình triển khai chương trình GDX trong tương lai Đây là quá trình thực hiện và phát triển chương trình giao dịch xã mà Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đã đề ra : Công việc Thời gian Ghi chú Xây dựng hồ sơ mời thầu tư vấn thiết kế, giám sát thực hiện dự án 01/07/2007 – 01/08/2007 Ban dự án Đấu thầu tuyển chọn tư vấn 01/08/2007 – 30/09/2007 Ban dự án + Hội đồng đấu thầu Xây dựng hồ sơ mời thầu phần mềm và thiết bị phần cứng (máy chủ) 01/10/2007 – 31/12/2007 Ban dự án + Nhà tư vấn Xây dựng hồ sơ mời thầu thiết bị mạng và nhà cung cấp đường truyền 01/10/2007 – 31/12/2007 Ban dự án + Nhà tư vấn Đấu thầu tuyển chọn nhà cung cấp Thương thảo, ký kết hợp đồng 01/01/2008 – 31/03/2008 Ban dự án + Hội đồng đấu thầu + Nhà tư vấn Triển khai hệ thống mạng cho 10 chi nhánh dự kiến triển khai thí điểm và triển khai phạm vi hẹp Hoàn thành trước 30/09/2008 Ban dự án + Nhà thầu + Nhà tư vấn Phân tích yêu cầu người sử dụng, tiếp cận của nhà thầu đối với NHCSXH để cụ thể hóa yêu cầu vào phần mềm. 01/04/2008 – 31/07/2008 Ban dự án + Nhà thầu + Nhà tư vấn Triển khai hệ thống thiết bị máy chủ tại trung tâm xử lý Hà Nội và các trung tâm khu vực Hoàn thành trước 31/07/2008 Ban dự án + Nhà thầu + Nhà tư vấn Hoàn chỉnh bản DEMO 01/08/2008 – 31/08/2008 Nhà thầu Triển khai thí điểm tại Sở giao dịch và NHCSXH TP Hà Nội 01/09/2008 – 31/10/2008 Ban dự án + Nhà thầu + Tư vấn Hoàn chỉnh tài liệu đào tạo 01/11/2008 – 30/11/2008 Nhà thầu Triển khai đào tạo tiểu giáo viên 01/12/2008 – 31/12/2008 Nhà thầu Triển khai đào tạo cho người sử dụng của 10 chi nhánh triển khai phạm vi hẹp 01/01/2009 – 28/02/2009 Nhà thầu Triển khai phần mềm phạm vi hẹp cho 10 chi nhánh NHCSXH tỉnh 01/03/2009 –30/06/2009 Nhà thầu + Ban dự án + Tiểu giáo viên Triển khai hệ thống mạng tại các tỉnh còn lại 01/05/2009 theo tiến độ triển khai phần mềm Ban dự án + nhà thầu Triển khai đào tạo đại trà, đào tạo thành nhiều lớp, tổ chức theo từng cụm tỉnh 01/07/2009 – 31/12/2009 Nhà thầu + Ban dự án + Tiểu giáo viên Triển khai phần mềm đại trà 01/08/2009 – 30/04/2010 Nhà thầu + Ban dự án + Tiểu giáo viên Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống 01/05/2010 – 30/06/2010 Nhà thầu + Ban dự án + Nhà tư vấn KẾT LUẬN Báo cáo thực tập này như đã nói ở trên, trước hết là nhằm thể hiện những tin tức, tri thức, hiểu biết mà em mới tiếp thu được trong quá trình đi thực tập tại trung tâm CNTT của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, sau đó là cung cấp cho người tham khảo tài liệu biết thêm được một số thông tin về phần mềm giao dịch xã giúp ích cho học tập và làm việc . Tài liệu gồm các phần chính sau : - Chương 1: Tổng quan về phần mềm giao dịch xã . Trong chương này chủ yếu trình bày một cách khái quát nhất về phần mềm giao dịch xã - chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu thực tế, … - và về nơi thực tập Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam . - Chương 2: Xây dựng cấu trúc phần mềm quản lí vay vốn . Phân tích các chức năng cơ bản của phần mềm như: mục tiêu quản lí, biểu đồ phân rã chức năng, biểu đồ luồng dữ liệu, mô hình thực thể và quan hệ thực thể, … - Chương 3: Thiết kế phần mềm và xây dựng project . Chương này tập trung nói về 3 mục chính: một là giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Foxpro, hai là trình bày về phần cơ sở dữ liệu của phần mềm như các trường, các bảng, sơ đồ liên kết. Phần cuối cùng trình bày về các form, view, modul, code chính của chương trình. Mặc dù được sự giúp đỡ của nhiều người và sự cố gắng của bản thân em nhưng đề tài nghiên cứu về phần mềm giao dịch xã này chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót và hạn chế về mặt kiến thức. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn để giúp tôi củng cố đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn nữa. Mọi ý kiến xin gửi tới : Bùi Đức Chung, lớp CNTT 46, Khoa Công Nghệ Thông Tin, trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân . TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Văn bản quy định xây dựng, cấp phát, quản lí sử dụng khoá bảo mật trong chương trình Chuyển tiền nội tỉnh của Ngân hàng chính sách ( ban hành kèm theo quyết định số 1418/NHCS-CNTT ngày 3/8/2004 của Tổng giám đốc Ngân hàng chính sách ) [2] Văn bản về quy trình hướng dẫn sử dụng phần mềm chuyển tiền nội tại [3] Văn bản về quy trình hướng dẫn sử dụng phần mềm chuyển tiền nội tỉnh tại Đơn vị chuyển tiền . [4] Văn bản về quy trình nghiệp vụ chuyển tiền điện tử ngoại tỉnh ( Ban hành kèm theo quyết định số 1329/NHCSXH-KT ngày 3/6/2005 của tổng giám đốc Ngân hang chính sách ) . [5] Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm chuyển tiền điện tử ngoại tỉnh phân hệ tại đơn vị chuyển tiền . [6] Hướng dẫn quy trình phần mềm giao dịch lưu động tại cấp xã - số 1517/NHCS-CNTT ngày 15/8/2007 [7] Tài liệu tập huấn hiệp vụ tin học của NHCSXH . [8] Văn bản đào tạo cán bộ mới về phần mềm giao dịch lưu động . [9] Giáo trình Visual Foxpro 6.0 [10] Giáo trình phân tích và thiết kế thuật toán [11] Giáo trình môn phân tích và thiết kế hệ thống LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân cùng đoàn thể. Xin chân thành cảm ơn: - Thầy giáo Đặng Minh Ất, trưởng Bộ môn Công Nghệ Thông Tin, giáo viên hướng dẫn thực tập của em đã giúp đỡ em rất nhiều về mặt kiến thức và sửa chữa các thiếu sót của đề án trong suốt quá trình đi thực tập và thực hiện đề án này . - Các thầy cô giáo của Bộ môn Công nghệ thông tin đã tận tình chỉ bảo cho em các kiến thực chuyên ngành về các môn học như: Phân tích thiết kế hệ thống, Cơ sở dữ liệu, lập trình Foxpro,…. giúp ích cho việc làm đề tài được kĩ lưỡng, chính xác hơn. - Các anh chị trong phòng Công nghệ thông tin của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đã cung cấp cho em rất nhiều tài liệu quan trọng về Ngân hàng chính sách cũng như về các dữ liệu về phần mềm giao dịch xã có liên quan đến đề án thực tập của em, đồng thời bảo ban cho em nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như kinh nghiệm cuộc sống. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn mọi người đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này một cách tốt đẹp . MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc48920 .doc
Tài liệu liên quan