Đề án Xây dựng nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả

Qua việc nghiên cứu thực tế và giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến theo hướng xuất khẩu ở trên em xin nêu một số vấn đề về ý kiến bản thân nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu * Quản lý vĩ mô: Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ cụ thể thiết thực cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ về các mặt vốn, thuế, công nghệ đơn giản hoá thủ tục hành chính qua các chính sách này sẽ tạo một niềm tin vững chắc cho các Doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế nhằm khơi dậy tiềm năng khá lớn nằm trong dân. Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc cung cấp thông tin cho các Doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp chế biến và xuất khẩu về thị trường nước ngoài bởi vì khó khăn lớn nhất của các Doanh nghiệp là đói thông tin về thị trường nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này nhà nước cần cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường nước ngoài trước mắt là các thị trường mà Việt nam đã có quan hệ ưu đãi thương mại + Giảm cước để có Doanh nghiệp có điều kiện sử dụng rộng rãi mạng Internet để truy cập thông tin giao dịch với khách hàng, mở trang Web để giới thiệu về mình + Tìm mọi biện pháp để giúp Doanh nghiệp hiểu được thị trường nước ngoài: Để họ có thể bán những gì mà khách hàng cần chứ không phải những gì mà họ có Nhà nước có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thông qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích các cơ sở sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhất là khuyến khích công nghiệp chế biến sản phẩm mà ta có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động không phải đào tạo nhiều.

doc36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xây dựng nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp hướng vào xuất khẩu tạo ra một khả năng mới thu hút một lực lượng lao động ngày càng lớn góp phần vào giải quyết vấn đề gay gắt: vấn đề việc làm đây là hướng giải quyết tình trạng thất nghiệp, đưa một bộ phận chưa có việc làm, gánh nặng của nền kinh tế tham gia vào sự phân công lao động quốc tế dưới dạng “xuất khẩu tại chỗ” . Mặt khác một khía cạnh hết sức có ý nghĩa là chính nhờ cách sử dụng lao động thông qua việc phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu nhằm giải quyết nhu cầu khắt khe của khách hàng và sản xuất ra các sản phẩm có trình độ kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế mà một lao động được đào tạo, rèn luyện về trình độ kỹ thuật và chuyên môn ngành nghề. Đây là cơ sở để mở ra một hướng mới là tăng cường cho sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao. Đó cũng là một tiền đề để nền kinh tế có một bước chuyển về chất từ nông nghiệp, công nghiệp sang công nông nghiệp. Xuất khẩu còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc đưa các nguồn tài nguyên này tham gia vào sự phân công lao động quốc tế thông qua sự phát triển các ngành chế biến xuất khẩu góp phần nâng cao giá trị của hàng hoá. Giảm bớt những thiên tai do điều kiện ngoại thương ngày càng trở nên bất lợi cho hàng hoá và nguyên liệu thô xuất khẩu. 2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động đối ngoại mặt khác tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển chẳng hạn xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư mở rộng vận tải quốc tế mặt khác chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kê lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. Tóm lại: thúc đẩy xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước. 3. Mối quan hệ công nghiệp chế biến và xuất khẩu đối với nền kinh tế và đối với nước ta. Đẩy mạnh xuất khẩu là công tác hàng đầu, vì có đẩy mạnh xuất khẩu thì mới có ngoại tệ tăng nhập khẩu thanh toán nợ quốc tế, trả vốn và lời đầu tư cho nước ngoài tránh được các khủng hoảng kiểu Mexico, Thái Lan do nợ ngắn hạn, đáo hạn không thanh toán được gây ra. Tuy nhiên việc đẩy mạnh xuất khẩu không theo đường nối mấy năm gần đây là nhằm vào việc tăng gia xuất khẩu nông khoáng sản rẻ tiền mà nên giữ lại để chế biến thành hàng cấp cao hơn và xuất khẩu ra nước ngoài. Thí dụ thay vì xuất khẩu hạt điều thô chúng ta tự làm lấy một số máy để chế biến điều thành ra những thành phẩm xuất khẩu, giá cao hơn xuất khẩu thô khoảng 30% và tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Tương tự như trên thay vì trồng lúa xuất khẩu gạo có thể trồng bắp lai năng suất cao hơn nhiều, sau đó dùng bắp nuôi gà, vịt, heo, thuỷ sản xuất khẩu vì thịt, sữa, trứng, thuỷ sản giá cao hơn gấp khoảng 10 lần các nông sản thô mà lại khỏi phải nhập khẩu hàng 3 triệu tấn phân mỗi năm do giữ lại được phân chuồng bón cho cây. Thay vì xuất khẩu cao su thô nên xuất khẩu dưới dạng vỏ ruột xe ôtô, vỏ xe gắn máy sẽ thu được ngoại tệ gấp 10 lần so với xuất khẩu thô và tạo công ăn việc làm cho nhiều chục vạn người. Thay vì xuất khẩu khoai, mỳ khô có thể xuất khẩu dưới dạng TAPIOCA, bột ngọt và nhiều thành phẩm khác. Xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến như máy ĐIESEL, xe gắn máy, xe ôtô, máy photocoppy ... Việc xuất khẩu các hàng hoá này là đặc quyền của các nước công nghiệp. Tuy nhiên các nhà máy lỗi thời rất mau, nếu Việt nam trang bị máy tốt, thì nếu chưa làm được ô tô nguyên chiếc ít ra cũng có thể làm được một số bộ phận của xe ôtô như các bánh xe. Do máy móc tối tân và do công nhân Việt nam lương thấp, cau su có tại chỗ, các bánh xe làm ra có thể tốt bằng hay hơn bánh xe nước ngoài và giá rẻ hơn như vậy Việt nam có thể xuất khẩu bánh xe ôtô hoặc một số bộ phận khác trong xe như bình ắc quy, đèn xe... Những thí dụ trên có thể kể thêm nhiều muốn đạt được mục tiêu trên cần phải có một khu vực I có khả năng sản xuất các thiết bị máy móc ... Việt nam hiện nay có nhiều tri thức, kỹ sư chưa có việc làm công suất sản xuất sắt và xi măng lên đến nhiều triệu tấn không sử dụng được vì hàng làm ra không bán được hết. Chỉ cần có chính sách sử dụng trí thức phù hợp Ngân hàng áp dụng chính sách tiền Keynes “mềm” in thêm tiền lập các nhà máy lọc dầu, vỏ xe ôtô, trại nuôi tôm giống ... thì một quá trình kinh tế phồn vinh sẽ bột phát ngay. Tăng gia xuất khẩu hàng chế biến là phương thức tốt nhất để đẩy mạnh xuất khẩu Việt nam tránh được tình trạng nông khoáng sản bị ép giá khi các nước kém mở mang giữ các nông khoáng sản lại tự chế biến lấy và với tiền lương công nhân rẻ hơn, sẽ làm ra các hàng công nghiệp với giá thấp hơn, thì ưu thế của các nước công nghiệp như Nhật, sống nhờ nhập khẩu nông khoáng sản với giá rẻ và xuất khẩu hàng công nghiệp với giá cao sẽ cáo chung. Giá nông khoáng sản này khoáng sản tự nhiên được nâng cao vì các nước kém mở mang giữ lại trong nước để xuất khẩu dưới dạng chế biến chứ không còn xuất khẩu dưới dạng thô. Chương II THực tế công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở một số ngành sản phẩm cụ thể Tình hình sản xuất, chế biến ở một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Trong giai đoạn 1991- 1995 giá trị tổng sản lượng công nghiệp chế biến nông sản liên tục tăng, tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 10% là ngành chiếm tỉ lệ 34-36% trong giá trị sản lượng công nghiệp. Giá trị xuất khẩu hàng nông lâm sản từ 1991- 1995 chủ yếu dưới dạng thô và sơ chế chiếm khoảng 75% giá trị xuất khẩu riêng hàng nông sản chiếm khoảng 72% đã xâydựng được một số ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu quy mô trung bình phục vụ cho một số ngành sản xuất hàng hoá tập trung như may mặc, giày dép, chế biến tơ tằm, rau quả, thịt, nhân điều, cà phê, cau su... Trong những năm gần đây trong cơ chế hàng xuất khẩu, tỷ trọng hàng qua chế biến trong đó có chế biến tinh sâu đã chuyển dịch theo hướng tích cực trong giai đoạn 1991- 1995 chỉ khoảng 15%, năm 1996 chiếm 29%, năm 1997 là 36,5%, năm 1998 là 40,3%, năm 1999 đã là 44% (lấy tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp). Đáng kể ở bốn nhóm hàng dệt may, giầy dép, nông sản, điện tử chiếm tỉ trọng 35,6% là mặt hàng chế biến có khối lượng lớn tốc độ tăng trưởng nhanh với chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới. Ngoài ra còn nhiều chủng loại hàng chế biến tuy chất lượng một số thị trường chấp nhận nhưng số lượng xuất khẩu chưa lớn như Bia Sài Gòn xuất sang thị trường Mỹ, bột giặt xuất sang Irăc, Trung Quốc, sứ vệ sinh, bánh kẹo. Cùng với sự gia tăng về kim ngạch thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng từ những năm 1990 trở về trước Việt nam có quan hệ thương mại với 40 nước, đến năm 1995 đã tăng lên đến 105 nước và tổ chức quốc tế, trong đó Việt nam đã ký hiệp định thương mại với 60 nước Ngành nông sản chế biến Năm Gạo (1000 tấn) Cà phê (tấn) Cau su (tấn) Chè (tấn) Hồ tiêu (tấn) Điều (1000 tấn) Rau quả (1000 tấn) 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 TTBQ 1420 1624 1033 1946 1722 1983 1988 3003 3684 3720 4400 12% 57417 89583 93471 116175 122660 176385 248087 283000 390000 390000 400000 21,4% 57703 75875 62947 81927 96667 135532 138105 194000 197000 191000 200000 13,2% 15016 16076 7953 12967 21196 23502 18825 20800 31500 33500 37000 9,4% 7551 8995 16252 22347 14872 15985 17950 25300 26000 23500 -------- 13,6% 5,8 24,7 30,6 51,7 47,7 81,3 98,8 23 32 26 17 11,4% 66646 52328 33173 32255 23613 20820 56119 -------- 68000 57000 74000 1,1% Nguồn niên gián thống kê- Tổng cục thống kê. Qua bảng số liệu trên cho thấy thời gian qua ,khối lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản đang tăng lên nhanh chóng và chở thành những mặt hàng chiến lược,vì có sức cạnh tranh cao của việt nam như là: * Cà phê: Là mặt hàng có tốc độ tăng xuất khẩu lớn nhất 21,4%,tính đến thời điểm này Việt nam là nước đứng đầu châu á và đứng thứ ba thế giới sau Braxin và Côlômbia về xuất khẩu cà phê. Riêng xuất khẩu cà phê buruta Việt nam đứng đầu thế giới , chiếm tỷ trọng 7% khối lượng giao thương quốc tế. Trên thực tế với 7% này cùng với sự điều tiết xuất khẩu trong từng thời kì chúng ta có khả năng tác động vào giá cà phê quốc tế ở vị thế khá cao,cà phê Việt nam có mặt hầu hết trên thị trường thế giới. Năm 1999 lượng ngoại tệ thu về đạt 592 triệu USD, tuy nhiên 98% lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân. * Cau su: Mấy năm gần đây cây cao su đã chở thành loại cây có giá trị kinh tế cao (Sau cây cà phê ) theo báo cáo của tổng công ty cau su Việt nam hiện nay diện tích vườn cau su đang kinh doanh trên 154.000 ha , sản xuất được 185.000 tấn mủ với doanh thu xấp xỉ 115 triệu USD . Trong đó xuất khẩu đạt 97 triệu USD (1999) ,mặc dù năm 1999 diễn biến thị trường cau su thế giới có nhiều thất thường có những lúc xuống đến mức thấp nhất.Trong vòng ba thập kỷ trở lại đây đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của toàn ngành,thế nhưng tổng công ty vẫn đạt lợi nhuận gần 8 triệu USD do ngành cau su đã có sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp. Trong những năm qua công suất chế biến loại mủ chất lượng cao như SVR3L (Của 30 nhà máy trực thuộc công tổng công ty cau su ) lên đến 186.000 tấn chiếm 83%tổng công suất (225.000 tấn). Đây chính là loại sản phẩm có nhu cầu rất ít trên thị trường thế giới ,chỉ khoảng 3%-5% tổng nhu cầu tương đương với 200-300 ngàn tấn/năm. Trong khi đó loại mủ SVR10,2 là loại mủ được tiêu thụ chính trên thị trường thế giới thì công suất của chúng ta chỉ đạt 26 ngàn tấn/năm. Đứng trước tình hình đó tổng công ty cau su đã từng bước thực hiện các biện pháp như là: không mở rộng nhà máy sản xuất loại SVR3L, mà tăng lượng sản phẩm SVR 10,20 bằng cách xây dựng thêm các nhà máy mới, đổi mới công nghệ, chủ động đánh đông mủ tại vườn cây để tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến loại sản phẩm SVR 10,20 sao cho tới năm 2010 sẽ có thêm 50% loại mủ SVR 10,20 đó chính là cơ sở để mặt hàng cau su của ta có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, là cơ sở để sản lượng cau su xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng 13,2%/năm. * Hạt điều: Trong giai đoạn 1989-1995 tốc độ xuất khẩu tăng bình quân hàng năm là 62%, mấy năm lại gần đây sản lượng kim ngạch xuất khẩu hạt điều liên tục giảm năm 1995 là 98,8 nghìn tấn năm 1999 là 17 nghìn tấn làm cho tốc độ mặt hàng này chỉ đạt 11,4% trong mười năm chở lại đây. Cây điều là loại cây công nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao, về sản lượng sản xuất nước ta đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (sau inđôlêxia) và đứng thứ 4 thế giới (sau ấn độ, In đô lê xia, Braxin) sản lượng xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới (sau ấn độ). Hiện nay cây điều được phát triển thành những vùng tập chung lớn đó là đồng bằng nam bộ 149 nghàn ha chiếm 60% diện tích toàn quốc, tây nguyên 27 nghàn ha chiếm (11%) và đồng bằng sông cửu long 13 ngàn ha (hơn 5%). Đó chính là cơ sở để sản lượng hạt điều xuất khẩu và chế biến xuất khẩu vào thị trường thế giới . 1.2 Về thị trường xuất khẩu các nông sản. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế là sự chuyển đổi về thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt nam từ thị trường truyền thống (Liên xô và các nước Đông âu) sang thị thị trường châu á đặc biệt là các nước ASEAN chiếm tỷ trọng lớn trong trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam. Tuy nhiên từ năm 1996 cho tới nay đã có thay đổi theo xu hướng giảm tỷ lệ xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước ASEAN mà tăng tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường các nước Châu á khác như: Trung quốc, singapore...... Thị trường gạo có chuyển biến rõ rệt, từ việc tập chung xuất khẩu vào các nước đông âu (những năm 1980) sang thị trường châu á (những năm 1990). Hiện nay thị trường xuất khẩu gạo của Việt nam ở khu vực châu á chiếm khoảng 70% tổng khối lượng gạo xuất khẩu ( trong đó các nước ASEAN chiếm 36%), các nước tây âu chiếm 11%, châu phi chiếm 2%, đông âu chiếm 2%.... Thị thị trường cà phê xuất khẩu của Việt nam ngày càng mở rộng và phát triển, trước năm 1994 (trước khi mỹ bỏ cấm vận đối với Việt nam) cà phê của Việt nam phải xuất khẩu qua các nước trung gian chủ yếu qua Singapo (chiếm gần 70% cà phê xuất khẩu của Việt nam) và một số nước khác như là: Đức, Pháp, Ba lan...Từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt nam thì xuất khẩu cà phê của Việt nam sang các nước như Singapo giảm dần (niên vụ 1995-1996 chỉ còn chiếm 3,65%), xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng lên nhanh chóng từ 15,2% (niên vụ 1994-1995) lên tới 50% (niên vụ 1997-1998) .Hiện nay Việt nam đã xuất khẩu trực tiếp sang trên 50 nước đứng đầu là Mỹ. Sau đó là các nước như Đức, Balan, Nhật Bản, Pháp và Singapore. Thị trường chè trong giai đoạn 1986-1995 của Việt Nam giảm mạnh tại các nước Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, nhưng lại có xu hướng phục hồi trong những năm gần đây (các nước Đông Âu hiện chiếm 17% thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam). Trong khi đó thị trường xuất khẩu chè của Việt nam lại tăng lên mạnh mẽ ở các nước Châu á đặc biệt là Nhật Bản, Pakitxtan và Đài Loan (hiện chiếm khoảng 70% thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam). Ngoài ra các thị trường như Tây Âu, Bắc Mỹ đã bắt đầu sử dụng chè của Việt Nam. Thị trường Hạt điều trong giai đoạn 1990-1995, hạt điều là sản phẩm có tốc độ tăng xuất khẩu cao nhất. Đồng thời cũng là sản phẩm có thị trường xuất khẩu được phát triển rộng rãi. Thị trường cao su xuất khẩu chủ yếu của Việt nam trước đây là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu chiếm tới 8,21% năm 1986 và đã giảm mạnh xuống 1,06% năm 1995. Hiện nay, thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam là các nước châu á chiếm đến 95% (trong đó các nước ASEAN chiếm 8%) còn lại tập chung chủ yếu là Trung Quốc và Singapore. Trong thời gian qua xuất khẩu của nông sản đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao về khối lượng và giá trị xuất khẩu. 1.3 Ngành thuỷ sản: Năm 1997 sản lượng thuỷ sản đạt 1570 ngàn tấn tăng 15,8% so với năm 1996 .Kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng tương đối cao (từ 22-33%/năm) Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Doanh thu 285,7 307,7 427,2 489 631 651 780 850 980 Theo thống kê của tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới (FAO) năm 1996 Việt Nam đứng thứ 25 .Năm 1997 đứng thứ 27 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Trong khu vực Đông nam á năm 1996 Việt nam đứng thứ 3, năm 1997 Việt nam đứng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.Tính đến đầu năm 1998 Việt nam có 186 nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh có khả năng xuất khẩu khoảng 200 ngàn tấn xuất khẩu/năm. Đã có 27 doanh nghiệp đủ điều kiện chế biến xuất khẩu vào thị trường EU (chiếm 14,5% số xí nghiệp) và hơn 20 xí nghiệp sang Mỹ. Những năm gần đây, các nước chủ yếu nhập thuỷ sản của ta là nhật bản với tỷ trọng năm 1996: 20%, năm 1997: 46,5%, năm 1998: 60%, các nước EU thường chiếm 13%, Hồng công chiếm 11%-12%, Mỹ chiếm 6%-8%, ngoài ra còn có Trung quốc, Hàn quốc, Đài loan, cộng hoà liên bang nga, ôxtrây-lia. Dự báo năm 1999 xuất khẩu vào các nước châu á -Thái bình dương khoảng 660-680 triệu USD chiếm 75%, vào các nước Âu- mỹ khoảng 200- 220 triệu USD chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu. 1.4.Ngành dệt may Nghành dệt may trong thập niên 90 trở lại đây nó chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động ngoại thương nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may nước ta không ngừng tăng. Năm 1991 tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 158 triệu USD đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần đạt 1450 triệu USD tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5% tức khoảng 160 triệu USD / năm. Bên cạnh đó tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng từ 7,6% năm 1991lên 15% năm 1998. Đến nay hàng dệt may đứng thứ nhất trong số mười mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt nam. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam trong mười năm qua được thể hiện trong biểu đồ sau: Hiện nay phần lớn hàng dệt may của Việt nam xuất khẩu sang các thị trường có hạn ngặch như EU, Thổ nhĩ kì, Canađa. Trong đó EU là thị trường trọng điểm với 360 triệu dân có mức tiêu dùng vải cao hàng đầu thế giới (17kg/người/năm). Đây là thị trường tốt để Việt nam đầu tư và khai thác ,tuy vậy thị trường này đòi hỏi về chất lượng,mẫu mã sản phẩm hàng dệt may rất cao. Trong tổng số 63 tỷ USD quần áo nhập khẩu vào EU có khoảng 9 tỷ USD là quần áo tiêu dùng bình thường, số còn lại (khoảng 87%) là các loại quần áo theo mốt. Vì vậy giá trị hàm lượng chất xám trong sản phẩm cao hơn rất nhiều so với vật liệu cấu thành lên sản phẩm.Trong thời gian tới nhờ một số thay đổi trong hiệp định buôn bán hàng dệt may EU –Việt nam giai đoạn 1998-2000 ký ngày 17/11/1997, ngành dệt may của nước ta sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ,theo hiệp định này từ năm 1998 Việt nam được phép tự do chuyển đổi quota giữa các mặt hàng một cách rộng rãi hơn (17% so với trước kia 12%). Hơn nữa Việt nam còn được hưởng quy chế tối huệ quốc và quy chế ưu đãi phổ cập của EU. Như vậy một số mặt hàng của Việt nam sẽ được hưởng thuế quan nhập khẩu ở mức 0% làm cho sản phẩm xuất khẩu của ta có khả năng cạnh tranh cao trong đó có hàng dệt may. 1.5 Ngành da giầy: Từ một ngành kinh tế kỹ thuật non trẻ trong nền kinh tế quốc dân đã trở thành ngành kinh tế kỹ thuật độc lập từ năm 1987 trở lại đây .Hiện nay ngành da giầy đã trở thành một ngành có sức phát triển cao ,kim ngạch xuất khẩu cùng ngành dệt may đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, thực hiện công ngiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Các cơ sở sản xuất các loại giầy dép cho xuất khẩu đã có năng lực sản xuất trên 300triệu đôi giầy dép các loại, thu hút lực lượng lao động khoảng 300 nghìn người đạt kim ngạch xuất khẩu tăng 8,48 lần từ 118 triệu USD năm 1993 lên 1000,822 triệu USD năm 1998 và năm 1999 là 1250triệu USD (tăng 25% so với năm 1998). Cùng với sự phát triển xã hội, ngành da giầy ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển và đã có vị trí xứng đáng trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt nam . 2.Những hạn chế về công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở một số ngành sản phẩm Bên cạnh những thành tựu to lớn mà công nghiệp chế biến và xuất khẩu đã đạt được trong những năm vừa qua thì vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế,thách thức đòi hỏi công nghiệp chế biến và xuất khẩu phải vượt qua trong quá trình phát triển. Sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn yếu, Việt nam chủ yếu xuất khẩu các nguyên liệu thô hoặc mới sơ chế có thể coi đây là hạn chế lớn nhất của hàng hoá xuất khẩu Việt nam. Do hạn hẹp về vốn ,máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu ,chậm đước đổi mới chúng ta đã bán rẻ nhiều tài nguyên thiên nhiên, các loại nông, lâm, hải sản, không tận dung hết nguồn lao động rẻ, dồi đào, đối với mặt hàng xuất khẩu hàng năm chúng ta bị thua thiệt và tổn thất nhiều triệu đô la. Trong lĩnh vực dệt may còn nhiều doanh nghiệp nước ta mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận gia công ,tái chế bị ,lệ thuộc .hiệu quả đạt được thấp .Vì vậy về lâu dài phải phấn đấu bằng mọi cánh chỉ nhập nguyên liệu và tự mình sản xuất sản phẩm ,đẩy mạnh sản xuất hướng theo xuất khẩu . Vấn đề tổ chức xâm nhập và phát triển thị trường trong xuất khẩu hàng hoá,còn nhiều hạn chế và mất cân đối xu hướng chính của Việt nam là đa dạng hoá ,đa phương hoá kinh tế đối ngoại. Thế nhưng cho đến nay hoạt động xuất khẩu của Việt nam chủ yếu mới diễn ra ở khu vực châu á(70-75%) còn ở các châu lục khác thì rất ít và hạn chế châu âu ( 12-15%) châu Mỹ 2%.Đặc biệt xuất khẩu Việt nam hầu như chưa vươn tới thị trường châu phi mênh mông đầy tiềm năng ( khu vực này mơí chiếm 0,5-1,5% tổng hàng hoá xuất khẩu ) .Trong khi chúng ta phải nhập một tỷ lệ lớn hàng hoá, thiết bị máy móc của nhật, hàn quốc ,singapore ,trung quốc . Mặt khác hàng hoá xuất khẩu Việt nam chưa có thị trường ổn định vững chắc quan hệ lâu dài và gắn bó với chúng ta , chưa hình thành hệ thống sách lược thị trường vì vậy thương nhân giải quyết vấn đề này đòi hỏi một sự lỗ lực rất lớn từ phía nhà nước và các nhà kinh doanh . Tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu cần được tiếp tục hoàn thiện, đặc biệt là đối với đầu mối xuất khẩu các mặt hàng chủ lực .Hiện nay cơ chế chính sách xuất nhập khẩu chưa phát huy hết hiệu lực, tình trạng buôn lậu khá phổ biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nước . Trong hoạt động xuất khẩu vẫn chưa giải quyết thoả đáng mối quan hệ các mặt hàng chủ lực với các nhóm hàng khác ,quá chú trọng và ưu tiên cho một số mặt hàng mà không biết tận dụng mà đã bỏ qua nhiều loại hàng hoá khác có triển vọng và tiềm năng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng mặt hàng có kim ngạch lớn chủ lực thì việc đa dạng hoá các sản phẩm khác phải trở thành nội dung then chốt trong chiến lược xuất khẩu của nước ta sau này . Vấn đề bức bách hiện nay là việc thông tin thương mại phục vụ cho xuất khẩu hàng hoá còn có nhiều hạn chế , từ nhiều năm nay thông tin thương mại của ta rất chậm , không đầy đủ, thiếu chính xác nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu .Trong khi đó nhiều đối tác của các doanh nghiệp Việt nam lại hiểu rất rõ tình hình xuất ,nhập và các nhu cầu của ta nhưng chúng ta nắm được rất ít thông tin về bạn hàng chưa kể đến các doanh nghiệp nội địa cùng ngành cạnh lẫn nhau ,tranh mua, tranh bán, xuất phá giá để hưởng lợi dẫn đến cả nhà nước và các doanh nghiệp đều bị thua thiệt . Công nghiệp sản xuất, chế biến của Việt nam chủ yếu được hình thành trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, lạc hậu mấy thế hệ không thích hợp với nền kinh tế thị trường. Các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi, máy móc, thiết bị thường quá lớn, cồng kềnh đồ sộ nhưng công suất thấp nên hoạt động kém hiệu quả và chịu khấu hao lớn, các định mức tiêu hao nguyên- nhiên- vật liệu thường rất cao mà sản phẩm sản xuất ra chất lượng lại thấp. Mấy năm gần đây một số Doanh nghiệp đã tích cực đổi mới công nghệ hiện đại nhưng thông thường là sử dụng chắp vá, không đồng bộ vì vốn đầu tư có hạn, tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý cồng kềnh, bất cập với công nghệ. 2.1 Hàng ở ngành nông sản Đối với hàng nông sản việc tập trung quá mức xuất khẩu một số sản phẩm dẫn đến tình trạng khai thác quá mức ở một số vùng để lại hậu quả lâu dài: như tình trạng di dân hàng loạt ở các tỉnh phía bắc vào vùng Tây Nguyên, hậu quả về môi trường của phát triển bền vững trong khi nhiều vùng tiềm năng khác bị lãng quên Hơn nữa chất lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu còn thấp chưa đạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Một trong những nguyên nhân là do nhiều vùng, địa phương và nông dân còn chạy theo năng suất, số lượng, chưa chú ý đến chất lượng và giá trị sản phẩm. Ví dụ việc mở rộng quá mức lúa vụ 3 ở Đồng bằng sông Cửu long sử dụng các giống lúa lai Trung Quốc năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp. ở các tỉnh phía bắc sử dụng quá nhiều phân bón hoá học và thuốc kích thích tăng trưởng, trong các vùng trồng rau, đậu , cây ăn quả cơ cấu mặt hàng giống nhiều nước trong khu vực nên cũng bị cạnh tranh quyết liệt. Công tác tổ chức nghiên cứu khai thác và xâm nhập các thị trường còn nhiều lúng túng, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch phát triển chậm, không theo kịp tốc độ tăng trưởng cao của sản xuất làm giảm giá trị xuất khẩu hàng hóa trên thị trường thế giới đặc biệt là gạo, cà phê, cau su, đường, trái cây... bên cạnh đó danh mục xuất khẩu còn đơn điệu chú trọng quá mức vào các sản phẩm sẵn có, chưa khai thác tốt hết các tiềm năng sẵn có để sản xuất và xuất khẩu các nông sản khác chậm cải tiến, giá trị thương mại của sản phẩm để đưa ra thị trường thế giới điều này đã phản ánh đúng sự thấp kém, lạc hậu của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến Sự xụp đổ của thị trường các nước XHCN, Liên Xô cũ và các nước Đông âu từ cuối những năm 80 dẫn đến sự chuyển hướng thị trường xuất khẩu hàng nông sản sang các khu vực thị trường khác. Trong đó chỉ tập trung vào các nước ASEAN và nước Châu á khác. 2.2 Ngành dệt may. Mặc dù hàng dệt may Việt nam là một mặt hàng xuất khẩu trọng yếu nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được còn nhiều khiêm tốn “năm 1994 riêng Trung Quốc cũng đã xuất khẩu được 15 tỷ USD hàng dệt may, Ân độ 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2 tỷ USD” Về cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may so với ngành may thì công nghiệp Việt nam còn rất hạn chế. Đây là ngành yêu cầu lượng máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ và rất tốn kém do vậy ngành dệt may chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành may trong nước. Nguyên nhân cho ngành may xuất khẩu của Việt nam chủ yếu vẫn phải nhập ngoại như vậy kim ngạch xuất khẩu khá cao nhưng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu chưa tương ứng. Hiện nay có tới gần 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là để chi trả cho việc mua nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài. Giá trị gia công chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Hơn nữa các hợp đồng gia công không ổn định giá gia công thấp và sự phụ thuộc vào nguyên liệu đã khiến không ít Doanh nghiệp may mặc Việt nam lúng túng bị động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo veston chiếm tỉ lệ nhỏ vì ít Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, đến nay các mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại. còn nhiều hạng ngạch nhưng chỉ ít các Doanh nghiệp có khả năng thực hiện 2.3 Ngành da giầy Hiện nay tuy có tiềm năng phát triển, có lợi thế trong xuất khẩu nhưng còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực và thế giới tuy đã đạt được mức tăng trưởng cao trong xuất khẩu nhưng sản lượng xuất khẩu năm 1998 của Việt nam chỉ đạt được một tỷ lệ không đáng kể so với các nước trong khu vực. Trình độ công nghệ và trang thiết bị của ngành da giầu của Việt nam tuy đã được đổi mới đáng kể song chỉ đạt mức trung bình trongkhu vực, loại thiết bị cũ thế hệ thứ 2, 3 còn đang được sử dụng phổ biến. Thị trường tiêu thụ vẫn còn khó khăn, hàng giầy dép Việt nam chủ yếu xuất khẩu sang các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, EU. Chưa khôi phục được thị trường truyền thống SNG và các nước Đông âu. Các Doanh nghiệp thiếu vốn để đổi mới công nghệ sản xuất mở mang mạng lưới sản xuất, kinh doanh, đại lý, văn phòng đại diện, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến còn quá thiếu, chất lượng kém chẳng hạn: Lượng da trâu, da bò trong nước mới chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu của ngành da giầy còn lại phải nhập khẩu là chủ yếu. Các Doanh nghiệp da giầy Việt nam chủ yếu gia công giầy vải, giầy thể thao cho nước ngoài nên giá trị thực thu được chỉ đạt 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. CHƯƠNG 3 GIảI PHáP ĐẩY MạNH PHáT TRIểN CÔNG NGHIệP CHế BIếN Và XUấT KHẩU HàNG HOá ở MộT Số NGàNH SảN PHẩM Cụ THể 1. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu ngành nông sản 1.1 Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế đối với các nông sản xuất khẩu Do quy mô thị trường quốc tế lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước, mặt khác thị trường nông sản quốc tế lại thường xuyên biến động phức tạp, nên các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản xuất khẩu thường gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu thị trường. ở Việt Nam, các doanh nghiệp nắm bắt về thông tin thị trường còn rất kém, thông tin thiếu và độ chuẩn xác không cao. Vì vậy nhiều khi doanh nghiệp bị động, lúng túng trong điều hành xuất khẩu nông sản. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu, Nhà nước thành lập các trung tâm xúc tiến xuất khẩu nông sản để trợ giúp các nhà sản xuất và chế biến và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam. Chức năng của trung tâm này là nắm bắt và cung cấp thông tin vè thị trường nông sản thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức xúc tiến xuất khẩu và đưa hàng ra nước ngoài một cách thuận lợi và tiết kiệm chi phí. Việc tập trung nghiên cứu thị trường nước ngoài là hướng hoạt động của trung tâm. Và về lâu dài sẽ thiết lập một ngân hàng dữ liệu về thị trường nước ngoài để sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp khi họ cần đến. Các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cần có các nhóm công tác nghiên cứu thị trường và báo cáo chi tiết về thị trường. Chúng ta đặt nhiệm vụ này lên vị trí quan trong trong ngoại giao. 1.2 Có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản để tạo ra hàng hoá nông sản xuất khẩu có chất lượng cao, chi phí thấplàm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới. Thứ nhất: Chúng ta có thể thí điểm: - Điều chỉnh lãi xuất tín dụng cho nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản trong đó theo hướng thoả mãn tối đa nhu cầu tín dụng và lãi xuất điều chỉnh theo vụ mùa và kiểm soát tín dụng. - Điều chỉnh các nguồn cung ứng đầu vào đảm bảo các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ không bị thua lỗ, có thể đấu thầu chọn nhà cung ứng với chi phí dịch vụ với giá thấp, thuận lợi bảo hành các vất tư chủ yếu. Đầu ra nông sản cũng theo hướng chọn các nhà tiêu thụ nông sản xuất khẩu. - Cuối cùng Nhà nước điều chỉnh thuế cho tất cả các doanh nghiệp và hộ nông dân trực tiếp đầu tư sản xuất tieeu thụ nông sản. Sự phối hợp này sẽ mang lại hiệu quả cần đámh giá sau 1 năm trở lên về các mục tiêu lựa chọn trong đó chú trọng mục tiêu kim ngạch xuất khẩu và giá trị gia tăng. Thứ hai: Mỗi ngành, địa phương và cả nước chọn ra các lĩnh vực ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trước hết cần đổi mới giống cây trồng thích ứng với vùng sinh thái, chấp nhận cạnh tranh xuất khẩu, tìm ra giống mới mang đặc điểm riêng để chiếm thị trường. Tiếp đến là đổi mới hệ thông dịch vụ theo hướng chia sẽ lợi ích với người sử dụng dịch vụ. Đầu tư hạ tầng có kế hoạch, liên tục từng hạn mục coi trọng huy động vốn tại chỗ, vốn của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn. 1.3. Chính sách hỗ trợ công nghiệp chế biến và kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu. Để cho các nông sản hàng hoá đáp ứng được yêu cầu về chất lượng trong qua trình chế biến, Nhà nước cần thiết phải hỗ trợ công nghệ chế biến nông sản cho các cơ sở sơ chế, các doanh nghiệp chế biến thông qua trương trình giới thiệu rộng rãi, các tài liệu và trình diễn các công nghệ chế biến nông sản mới, hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu cải tiến công nghệ áp dụng và có các chính sách khuyến khích nâng cao công nghệ chế biến qua thuế, tín dụng, khấu hao... Nhà nước cần hỗ trợ việc đạo tạo và hướng dẫn hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu để người sản xuất và chế biến hiểu được các yêu cầu chất lượng để đầu tư đúng hướng và tăng cường quản lý chất lượng đồng bộ đối với các nông sản xuất khẩu. 1.4. Sớm thành lập và đưa vào hoạt động quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu để trong mọi trường hợp đều có thể tiêu thụ hết nông sản hàng hoá. 1.5. Cải tiến cơ chế quản lý xuất khẩu. Nên tập trung vào các vấn đề sau: - Xoá bỏ cơ chế xin – Cho trong hạn ngạch xuất khẩu nông sản đối với các nông sản quản lý bằng hạn ngạch. - Đơn giản hoá các thủ tục xuất khẩu nông sản. - Xoá bỏ biệc đánh thuế hàng nông sản xuất khẩu, - Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế trực tiếp tham gia xuất khẩu nông sản. Việt Nam nằm trong khu vực sản xuất nông sản nhiệt đới chịu sức ép cạnh tranh của nhiều quốc gia. Trong xu thế hội nhập chúng ta cần tiếp thu kinh nghiệm của những nước có mặt hàng giống nhau, đổi mới toàn diện sản xuất, chế biến tiêu dùng và xuất khẩu nông sản vào các thị trường, có chiến lược tiếp thị. Gắn mục tiêu XKNS trong chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở ngành dệt may Đứng trước những thách thức to lớn, để đạt mục tiêu phát triển toàn ngành từ nay đến 2020, ngành dết may nước ta cần thực hiện nhiều giải pháp quan trọng cụ thể là: 2.1 Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu: Để các doanh nghiệp dệt may giữ vững thị trường truyền thống đồng thời xâm nhập thị trường mới cần chú trọng các biện pháp cụ thể sau: Nhà nước hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường. Ngoài phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, cần phải thành lập một Trung tâm giao dịch xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may đảm nhiệm chức năng tìm kiếm thị trường, về khách hàng một cách kịp thời; khảo sát thực tế thị trường. Các doanh nghiệp cần xâm nhập vào thị trường mới và củng cố thị trường hiện có. Đối với thị trường trong nước, cần xây dựng mạng lưới tiêu thu và các siêu thị hàng dệt may, tham gia hội trợ triển lãm. Thiết lập quy chế mở chi nhánh ở nước ngoài đóng góp các khoản phí. Khẩn trương chuẩn bị tham gia hệ thống “Thông tin ngành dệt may khu vực Châu á Thái Bình Dương” của 7 nước trong khu vực Châu á để tiết kiệm tối đa chi phí thời gian, tiền của trong công tác nghiên cứu thị trường. 2.2 Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư Để đạt mục tiêu từ nay đến năm 2010, ngành dệt may sản xuất 2 tỷ mét vải các loại và xuất khẩu 4 tỷ USD, cần đầu tư mạnh mẽ để huy động, sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nước. Công ty tài chính dệt may cần phát huy vai trò bằng cách thay mặt cho tập đoàn các doanh nghiệp dệt may trong nước để huy động vốn sau đó hỗ trợ các doanh nghiệp đơn lẻ. Về phía các doanh nghiệp dệt may, cầm phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá để huy động vốn trong nước và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp (qua chứng khoán), liên doanh liên kết. Nhà nước cần cải thiện môi trường pháp lý để đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đầu tư vào những mặt hàng trọng điểm, ổn định và bên vững về chất lượng cũng như thị trường. 2.3 Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng gia công xuất khẩu sang nước thứ ba. Trong thời gian tới Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục gia công hàng xuất khẩu để giải quyết việc làm, từng bước khắc phục điều kiện sản xuất lạc hậu. Để nâng cao hiệu quả hoạt động gia công, các doanh nghiệp dệt may cần mở rộng gia công mặt hàng mới sang thị trường mới. Tránh tập trùng gia công vào một mặt hàng, một thị trường dễ dẫn đến bị ép giá,lệ thuộc. Trong hoạt động gia công, phía Việt nam cần thoả thuận để giành quyền tự cung cấp nguyên liệu, quyền được gắn nhãn mác và địa điểm gia công trên sản phẩm để từng bước khách hàng làm quen với sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quá trình gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp đồng thời phải chuẩn bị cho xuất khẩu trực tiếp học hỏi kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh của đối tác. Giảm tỷ trọng xuất khẩu gián tiếp qua nước thứ ba là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu qủa xuất khẩu hàng dệt may. Muốn vậy, cá doanh nghiệp trong nước phải tự mình nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm. Đồng thời thực hiện tốt công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu thương mại của hàng hoá. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển ngành tạo mốt Việt Nam bằng việc hỗ trợ cho các nhân tài trong ngành ra nước ngoài du học. 2.4 Nâng cao khả năng canh tranh của sản phẩm. Yêu cầu đầu tiên để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể là: Không ngừng ứng dụng các thiết bị khoa học mới, hiện đại hoá cho ngành dệt may để từng bước nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, giữ chữ tín khách hàng. Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, tạo bạn hàng cung cấp nguyên liệu ổn định, đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng. Tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt các yêu cầu đặt hàng về nguyên liệu, quá trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất khẩu qua hệ thống kiểm tra chất lượng bắt buộc. Đảm bảo yêu cầu gia hàng bằng cách đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu, chủ động vận chuyển bốc xếp hàng hoá. Hiện nay hàng hoá dệt may của Việt Nam tại thị trường Mỹ được đánh giá cao là các doanh nghiệp của ta giao hàng đúng thời hạn. Nhà nước có thể hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp bằng cách kéo dài thời hạn hoàn vốn để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh bằng giá. 2.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu: Để thực hiện giải pháp này, trước hết cần đơn giản hoá thủ tục nhập nguyên liệu, hàng mẫu, bản vẽ. Ngành dệt may cần được hưởng ché độ thuế quan hợp lý, chính sách thưởng đại lý, tổ chức đào tạo cho các đại lý, cần có chế độ trợ cấp giá thoả đáng cho các doanh nghiệp vào thị trường Mỹ. Cơ chế phân bổ hạn ngạch phải được thay đổi căn bản theo hướng sử dụng hạn ngạch làm công cụ thúc đẩy doanh nghiệp tiến ra thị trường không hạn ngạch. Việc phân bổ hạn ngạch bình quân như hiện nay sẽ dẫn tới một số doanh nghiệp thừ hạn ngạch, trong khi đó một số doanh nghiệp khác lại thiếu hạn ngạch nên có hiện tượng mua bán hạnh ngạch giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến cân đối thị trường. Từ năm 1999, đấu thầu một phần hạn ngạch hàng dệt may đã được thí điểm nhưng đây chưa phải là giải pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay vì nếu đấu thầu hạn ngạch, sẽ có hiện tượng “ thoả thuận ngầm” của một số doanh nghiệp lớn trong cả nước để thắng thầu và giữ toàn bộ hạn ngạch của cả nước. Đương nhiên các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ lâm vào tình trạng bế tắc. Để khắc phục hiện tượng này, trong giai đoạn hiên nay nên áp dụng phổ biến hơn nữa cơ chế phân bổ hạn ngạch theo thành tích xuất khẩu vào thị trường không hạn ngạch của doanh nghiệp. Như vậy sẽ khuyến kích các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình đồng thời tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc cấp hạn ngạch cũng cần chú ý ưu tiên đối với các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu trong nước. Hạn ngạch dệt may năm 2000 không tăng nhiều so với năm 1999 nhưng quy chế phân bổ hạn ngạch có 4 thay đổi lớn nhằm khuyến khích xuất khẩu cụ thể: Tỷ lệ ký hạn ngạch công nghiệp, giao quyền phân bổ cho UBND Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, thực hiện đấu thầu trong cả nước và phí hạn ngạch được tính bằng VND. Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ truyền thống gặp nhiều khó khăn, Nhà nước cần sử dụng quỹ thưởng xuất khẩu để khuyến khích doanh nghiệp tăng tỷ lệ xuất khẩu. Hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp tìm kiếm và khai thác thị trường hoàn toàn mới như thị trường Trung đông như cấp tín dụng dài hạn, lãi xuất thấp. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu quy chế tín dụng xuất khẩu và thị trường Mỹ, chế dộ ưu đãi phổ cập (102 - 103) để khai thác mua sắm nguyên liệu. Trong chiến lược phát triển ngoại thương của nước ta từ nay đến năm 2010, hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo vì nó rất phù hợp với điều kiện lao động sản xuất của Việt Nam. Bước sang những năm đầu của thế kỷ mới, Việt Nam sẽ thực hiện hàng loạt các cam kết quốc tế và khu vực về hội nhập mà vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu là cắt giảm thuế quan. Để đối phó với sự cạnh tranh bình đẳng và khốc liệt hơn rất nhiều khi chúng ta là hội viên chính thức của các tổ chức quốc tế, Nhà nước Việt Nam cùng với ngành dệt may phải thực hiện một cách nhanh chóng và đồng bộ hệ thống các chính sách biện pháp về quản lý và sản xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. 3. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở ngành da giầy Kể từ năm 1999 cần tạo một bước đệm từ 2 đến 3 năm để khắc phục những tồn tại, yếu kém thiếu kinh nghiệm đầu tư trước đây. Trong đó, việc cấp bách nhất là hoàn trả vốn đầu tư( đã tồn đọng nhiều năm nay, lãi mẹ đẻ lại con khá lớn). Bên cạnh đó là các tồn đọng do nhiều năm thua lỗ tròn giai đoạng chuyển đổi cơ ché vừa qua. Có như vậy mới phục hồi sản xuất, tiếp tục vươn lên chặn đứng mối đe dọa vỡ nợ, phá sản ở một số ít doanh nghiệp. Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy đến năm 2010. Từng đơn vị xây dựng cho mình chiến lược phát triển trong chiến lược chung của toàn ngành. Trong đó cần xác định rõ phương hướng và mục tiêu phát triển, thị trường tiêu thụ, giải pháp các bước đi cụ thể cho từng giai đoạn; đổi mới tổ chức, phương thức quản lý; tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên gia kỹ thuật trên cơ sở đó, tạo thế phát triển mạnh và vững chắc cho từng doanh nghiệp và cho toàn ngành trong tổng thể, tạo cho ngành da - giầy Việt Nam có một vị trí xứng đáng trên thị trường trong nước và trên thế giới. Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong những năm trước mắt là tìm kiếm thị trường giầy và đồ da trong khu vục và trên thế giới, nắm bắt quy luật vận động của thị trường để điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nhịp độ phát triển các mặt hàng. Coi trọng đầu tư phát triển ngành hàng theo hướng xuất khẩu. Phát triển sản xuất nguyên liệu; phụ kiện, phụ tùng trong nước, giảm nhập khẩu tạo thêm việc làm, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm của ngành trên thị trường thế giới. Trước mắt, để tiếp sức cho ngành giầy da cần phải phát triển sản xuất các loại nguyên phụ liệu sau: + Về thuộc da: Phối hợp với các ngành chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm để sớm hình thành nghề chăn nuôi bò thịt và bò sữa ở vùng sinh thái thích hợp, đầu tư kỹ thuật giết mổ, lột da và bảo quản da hiện đại để sau năm 2005 có nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế cung cấp cho ngành thuộc da trong nước cả về chất lượng, số lượng và giá cả, thay thế da thuộc nhập khẩu. Da thuộc là sản phẩm chính của ngành da. Các mặt hàng từ da phần lớn là các mặt hàng sang trọng, đắt tiền, phản ánh mức độ tiêu dùng của một quốc gia. Công nghiệp thuộc da của Việt Nam đang phải tìm phương hướng và quy hoạch để thoát khỏi tình trạng yếu kém cả về số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản trị kinh doanh, thị trường tiêu thụ... . Bước đầu cần tranh thủ mọi nguồn vốn ưu đãi, sự bảo hộ của Nhà nước để quy hoạch lại Ngành, sớm ổn định lại sản xuất, đổi mới công nghệ chống ô nhiễm môi trường. Trước mắt từ năm 1999 đếm năm 2003 cố gắng đáp ứng một phần nhu cầu da trong nước thay thế da nhập khẩu tiến tới hoàn thiện ngành thuộc da vào năm 2010. + Các loại vật liệu khác da cho sản xuất mũ giầy, túi, cặp. + Các loại vật liệu làm đế giầy + Các loại khuôn mẫu, phụ tùng phế liệu + Việc đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu trong nước cho ngành da giầy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tích cực kêu gọi vốn đầu tư từ tất cả các nguồn vốn: vốn tự có, tự vay tự trả tín dụng, vốn của dân thông qua cổ phần và phát hành cổ phiếu, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tranh thu sự hỗ trợ của nhà nước về vốn dưới mọi hình thức vì đây là một trong những ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng cần được nàh nước quan tâm. Xác định đúng vai trò của khoa học công nghệ trong công nghiệp da giầy. Vừa qua, do chủ yếu làm gia công nên doanh nghiệp có phần chưa chú trọng đến việchế biến vươn lên làm chủ khoa học công nghệ. Thực hiện các giải pháp nhanh, mạnh hơn nữa để phát triển nguồn nhân lực có trình độ, có trách nhiệm cao để đi tới cơ cấu kinh tế tối ưu. Đây cũng là một trong bốn nội dung chủ đạo của chiến lượng công nghiệp hoá theo quan điểm mơí trong hai thập niên tới của Đảng và Nhà nước. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đáp ứng tiến trình hoà nhập khu vực, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. 4. ý kiến đề xuất Qua việc nghiên cứu thực tế và giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến theo hướng xuất khẩu ở trên em xin nêu một số vấn đề về ý kiến bản thân nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu * Quản lý vĩ mô: Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ cụ thể thiết thực cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ về các mặt vốn, thuế, công nghệ đơn giản hoá thủ tục hành chính qua các chính sách này sẽ tạo một niềm tin vững chắc cho các Doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế nhằm khơi dậy tiềm năng khá lớn nằm trong dân. Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc cung cấp thông tin cho các Doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp chế biến và xuất khẩu về thị trường nước ngoài bởi vì khó khăn lớn nhất của các Doanh nghiệp là đói thông tin về thị trường nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này nhà nước cần cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường nước ngoài trước mắt là các thị trường mà Việt nam đã có quan hệ ưu đãi thương mại + Giảm cước để có Doanh nghiệp có điều kiện sử dụng rộng rãi mạng Internet để truy cập thông tin giao dịch với khách hàng, mở trang Web để giới thiệu về mình + Tìm mọi biện pháp để giúp Doanh nghiệp hiểu được thị trường nước ngoài: Để họ có thể bán những gì mà khách hàng cần chứ không phải những gì mà họ có Nhà nước có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thông qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích các cơ sở sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhất là khuyến khích công nghiệp chế biến sản phẩm mà ta có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động không phải đào tạo nhiều. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại do vậy nhà nước nên lập các cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia có chi nhánh ở các trung tâm thương mại lớn của đất nước để quản lý và định hướng cho hoạt động xuất khẩu. Tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng,chế độ kế toán, kiểm toán, thể chế tài chính công khai vay nợ nước ngoài của các Doanh nghiệp. Đẩy mạnh chủ trương cổ phần hoá một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động vốn đa dạng hoá sở hữu. Xử lý dứt điểm các Doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ kéo dài theo hình thức thích hợp nhằm nâng cao hoạt động hiệu quả của các Doanh nghiệp nhà nước. * Về phía Doanh nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh một cách cụ thể đặc biệt là vấn đề đổi mới công nghệ đa dạng hoá mặt hàng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Để thắng trong cạnh tranh hàng Việt nam phải nâng dần chất lượng, mẫu mã, quy cách muốn vậy cần có chiếnlược chuyển giao công nghệ một cách hữu hiệu theo hướng tăng cường được các loại hình công nghiệp phục vụ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà Việt nam đang có lợi thế về tài nguyên, lao động. Có chính sách thị trường một cách đúng đắn để tìm hiểu thị trường và tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu do vậy các Doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư chiều sâu tiếp nhận công nghệ tiên tiến, củng cố khâu quản lý tăng năng suất lao động, thực hành tiết kiệm vật tư giữ chữ tín với khách hàng đặc biệt sớm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng năng suất theo tiêu chuẩn quốc tế. Chủ động tạo vốn từ nhiều nguồn vốn tự có vốn nhà nước, vốn vay ngân hàng, vốn huy động cán bộ côngnhân viên, thuê mua thiết bị trả chậm. Giám đốc Doanh nghiệp quyết định trong khâu này. Tạo cơ sở nguyên liệu vững chắc đặc biệt là nguyên liệu động, thực vật do các ngành nông lâm, ngư nghiệp khai thác hoặc sản xuất ra phân chia lợi ích hợp lý sòng phẳng giữa người cung cấp nguyên liệu với Doanh nghiệp chế biến trên cơ sở các hợp đồng dài hạn. Chú trọng công tác tiếp thị quan hệ mật thiết với khách hàng. Nghiên cứu nhu cầu thị hiếu khách hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là thị trường quốc tế. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh về kế toán, kiểm toán, thực hiện chế độ tài chính côngkhai chống lãng phí, tham ô. đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức và năng lực kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Kết luận Phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu trên cơ sở tận dụng nguồn lực sẵn có và đầu tư đổi mới một cách hợp lý nhằm nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nâng dần tỷ trọng hàng hoá qua chế biến đặc biệt là chế biến sâu trong cơ cấu hàng xuất khẩu từ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt nam trên thị trường quốc tế. Trên cơ sở đó chúng ta cần xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu một cách hợp lý, thiết lập mối quan hệ cân đối giữa các khâu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng của công nghiệp chế biến biểu hiện gắn phát triển nông- lâm- ngư nghiệp với công nghiệp chế biến nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước ta “phải phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt công nghiệp hàng xuất khẩu”. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Thính- Hoàng Thịnh Lâm- Trọng Hổ, Chế biến hàng xuất khẩu thực trạng và bài học kinh nghiệm (Tạp chí thương mại số 8/1997) 2. GS_TS Trần văn Chánh, Mấy giải pháp nhằm phát triển công nghiệp chế biến ở nước ta (Tạp chí phát triển kinh tế số 89/1998) 3. Đoàn Đức Luyện Cơ sở lý luận của kinh doanh hàng xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân (tạp chí thương nghiệp thị trường số 8/1993) 4. ThS Trần Hoè, Tăng trưởng theo con đường thúc đẩy xuất khẩu có bảo hộ của nền kinh tế (tạp chí kinh tế phát triển số 36/2000) 5. Phạm Quang Hàm, Phát triển công nghiệp hướng mạnh về xuất khẩu ở Việt Nam (tạp chí kinh tế dự báo số 6/1997) 6. ThS Ngô Thị Tuyết Mai, Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Thực trạng và những vấn đề cấp bách (tạp chí kinh tế phát triển số 37/2000) 7. Lê Đăng Hà, Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, hướng đi đúng của ngành cau su (tạp chí công nghiệp số 7/2000) 8. TS Nguyễn Đình Long, Công nghiệp chế biến động lực nâng cao vị thế, giá trị cà phê Việt Nam (tạp chí thương mại số 7/2000) 9. ThS Vũ Trí Dũng, Chiến lược Marketing với việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam (tạp chí kinh tế phát triển số 118/2000) 10. PTS Hoàng Thịnh Lâm, Làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam (tạp chí thương mại số 5/1999) 11. Từ Thanh Thuỷ, Thực trạng và định hướng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam (tạp chí thương nghiệp và thị trường Việt Nam số 12/1999) 12. PGS_PTS Đặng Đình Đào- Ngô thị Mỹ Hạnh, Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thực trạng và giải pháp (tạp chí kinh tế và phát triển số 33/1999) 13. Châu Huệ Cẩm, Ngành da dầy Việt Nam thực trạng và giải pháp (tạp chí công nghiệp số 17/2000) 14. Bùi Anh Tuấn, Hàng đổi hàng một giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam (tạp chí nghiên cứu kinh tế số 240/1998) 15. Phạm Quang Hàm, phát triển công nghiệp hướng mạnh về xuất khẩu ở Việt Nam (tạp chí kinh tế và dự báo số 9/2000) 16. TS Đoàn Thị Hồng Vân, Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam (tạp chí phát triển kinh tế số 24/2000) 17. Nguyễn Hương Thu, công nghiệp Việt Nam cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (tạp chí công nghiệp số 22/1999) 18. Bùi Xuân Lưu, kinh tế ngoại thương (NXB Giáo dục – 1997) 19.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29587.doc
Tài liệu liên quan