Xuất khẩu nông sản nước ta đã và đang có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản trong những năm gần đây đang đặt ra nhiều thử thách, đòi hỏi nước ta phải có chính sách, chiến lược mạnh mẽ và hiệu quả để đảm bảo không bị thua thiệt và đem lại nguồn ngoại tệ lớn.
Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng trên thực tế là rất phức tạp và khó khăn, do đó việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông lâm sản hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đề án này em xin nêu một số ý kiến có tính chất vi mô, vĩ mô để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông lâm sản để góp phần vào qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
80 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập siêu lớn để phục vụ cho công nghiệp hoá và kết cục họ đã phát triển mạnh mẽ hơn nhiều nước có nền ngoại thương cân đối kiểu hình thức. Tuy nhiên muốn gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới thì thị trường trong nước phải đạt được một quy mô nhất định. Với những nước công nghiệp lạc hậu, điều này cũng có nghĩa là chú ý đến thị trường nông thôn đúng như vấn đề mà Việt Nam hiện nay đang day dứt. Chúng ta học hỏi ở sự thành công của cộng hoà Triều Tiên nhưng chúng ta cũng tránh lặp lại sai lầm của họvì xem nhẹ nông nghiệp nên nhu cầu trong nước quá hạn hẹp, buộc nghành nông nghiệp quá vội vã hướng ra thị trường nước ngoài, đòi hỏi những trợ cấp xuất khẩu lớn.
Bên cạnh đó, Đài Loan là trường hợp có nhiều bài học để khai thác nhà nước giúp đỡ rất nhiều và rất sớm, từ đầu những năm 1950 công nghiệp hoá đã ưu tiên cho nông thôn chứ không phải lấy thành thị làm trung tâm như nhiều nước khác. Nhiều nghành nghề cũng được nảy nở từ nông thôn...Do đó, không những Đài Loan xuất khẩu khối lượng lớn nông sản mà còn biến thị trường trong nước thành căn cứ địa cho các ngành công nghiệp.
b) Cạnh tranh với các nước phát triển trên thị trường thế giới.
Nếu đối với công nghiệp hoá đi, đầu thị trường thế giới là “mảng đất trống” thì các nước đi sau chỉ còn con đường độc nhất là cạnh tranh để giành giật thị trường từ tay các nước phát triển. Các nước phát triển đi sau vốn có lợi thế về lao động, giá lao động rẻ. Đây là lợi thế mà Nhật và các nước NICs khai thác đầu tiên thì chừng nào cạn kiệt tiềm năng này họ mới chuyển sang nghành kinh tế cần nhiều vốn.
Đồng thời kinh nghiệm của các “con rồng” cho thấy muốn cạnh tranh thành công, các nước đi sau phải tích cực áp dụng kỹ thuật tiên tiến cho lao động dồi dào và giá rẻ của minh. Một cách thức chứa đựng nhiều hứa hẹn giúp các nước đi sau cạnh tranh với các nước phát triển là mạnh dạn đầu tư vào nghành đón đầu nhu cầu của thị trường thế giới, chủ động hướng tới lợi thế so sánh của nước mình.
Qua đó chúng ta thấy rằng Việt Nam có thể đi theo hướng phát huy lợi thế so sánh đồng thời xây dựng và thực hiện chiến lược thương mại đón đầu nhu cầu thế giới. Muốn vậy Việt Nam cần chú ý những điểm sau:
+ Tập trung các nhà khoa học và gắn với vai trò của nhà nước để tính toán, xác định đúng những nghành kinh tế có tương lai.
+ Triệt để phê phán tâm lý tự ly cho rằng nền kinh tế Việt Nam thấp kém làm sao theo đuổi được các đề án maọ hiểm.
+ Cần chú ý đưa lao động rẻ vào các nghành hiện đại và tiên tiến.
+ Ưu tiên xây dựng những “đơn vị mẫu” hay “hạt nhân nhỏ của khu vực hiện đại”.
1.2 Kinh nghiệm từ một số nước ASEAN
Các nước ASEAN có đặc trưng cơ bản sau:
+ Nông nghiệp lạc hậu và là nghành sản xuất chủ đạo, tình trạng độc canh phổ biến, năng suất lao động thấp, tích luỹ từ nông nghiệp gần như không có.
+ Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu thô chưa qua chế biến, giá cả phụ thuộc và thị trường thế giới, trong nhiều trường hợp do thiếu kinh nghiệm thương trường quốc tế đã bị thua lỗ nặng nề. Tình trạng nhập siêu diễn ra triền miên qua các năm.
+ Tình trạng thâm hụt ngân sách khá trầm trọng, khủng hoảng kinh tế và lạm phát tương đối giống nhau.
+ Đời sống dân cư còn thấp.
Nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá đất nước, biến đổi cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh tiếp thu công nghệ mới, các thành viên của ASEAN đã lần lượt chuyển từ chiến lược công nghiệp hoá hướng nội qua chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại. Khởi đầu là Singapo, tiếp theo là Malaysia, Philipin, Thái Lan và cuối cùng là Indonesia. Mặc dù gặp nhiều khó khăn cuối cùng họ cũng đã vượt qua được vì:
- Sự thôi thúc mở rộng thị trường khi mà sức sản xuất trong nước phát triển mâu thuẩn với thị trường nội đia nhỏ bé.
- Sự thành công của các nước NICs Đông á đã chứng minh rõ chính sách công nghiệp hoá hướng xuất khẩu là đúng đắn, là tiền đề cho các nước đang phát triển có khả năng trở thành các nước công nghiệp mới, là sự khích lệ to lớn đối với các nước ASEAN.
Thập kỷ 80 các nước ASEAN bắt đầu khởi sắc, tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn đạt từ 6% trở lên, cơ cấu hàng xuất khẩu có những chuyển biến to lớn từ xuất khẩu hàng nguyên vật liệu thô, nông phẩm nguyên dạng sang các ngành công nghiệp cho nông nghiệp và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một khu vực có tiềm năng về dân số.
Mốc thời điểm thực hiện chiến lược công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu của các nước ASEAN
Mốc thời điểm thực hiện chiến lược công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu của các nước ASEAN
Tên nước
Năm thực hiện chiến lược CNH
Thay thế nhập khẩu
Hướng về xuất khẩu
Singapo
Indonesia
Thái Lan
Malaysia
Philipin
1961
1967
1962
1958
1946
1965
1982
1972
1968
1970
Nguồn: RIM pacific Bussiness and Industries, VolI, 1993
Sự biến đổi trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của các nước ASEAN(%)
Tên nước
Sản phẩm chế biến, chế tạo (%)
Sản phẩm sơ cấp (%)
1960
1985
1990
1992
1960
1985
1990
1992
Singapo
Indonesia
Malaysia
Philipin
26,0
0,0
6,0
4,0
52,3
13,7
31,5
31,9
73,3
36,0
44,0
52,0
77,8
48,5
65,6
43,6
70,0
100,0
94,0
96,0
47,7
86,3
68,5
68,1
27,0
64,0
56,0
48,0
22,2
51,5
34,4
56,4
Bên cạnh vực thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, ASEAN còn chý ý lựa chọn thị trường chủ lực để xuất khẩu. Đã từ lây, các nước ASEAN đều cho rằng thị trường Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu là quan trọng nhất, Đặc biệt là thị trường Mỹ với hơn 250 triệu dân lại có sức tiêu dùng rất lớn, Mỹ thực sự trở thành một thị trường hấp dẫn và béo bở cho bất cứ nước nào muốn thành công trong xuất khẩu. Năm 1990 có tới 21,2% hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ, 19,6% nhập vào EU từ các nước ASEAN. Những năm gần đây do nhiều biến động mới của nền kinh tế thế giới gắn liền với xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá, ASEAN chủ trương mở rộng ra các thị trường nước khác như NICs, Trung Quốc, Nam Mỹ, Trung Đông, Nga và Đông Âu. trong đó NICs là một trong những bạn hàng quan trọng hiện nay. Để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu chính phủ các nước ASEAN đã áp dụng một hệ thống các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ nhằm thúc đẩy nhanh nhịp độ xuất khẩu.
+ Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Chính sách trợ cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Chính sách nới lỏng ngoại hối, tỷ giá xuất khẩu thể hiện ở việc phá giá đồng tiền trong nước để giá cả sản phẩm trở nên rẻ hơn thị trường thế giới.
Bằng nhiều hình thức khuyến khích trên, mà trong vài thập kỷ qua tỷ trọng giá trị xuất khẩu so với tổng sản phẩm quốc nội của các nước ASEAN không ngừng tăng lên, phản ánh mức độ mở cửa cao của toàn khu vực.
Độ mở cửa của các nước ASEAN
( Tỷ trọng hàng xuất khẩu trong GDP %)
Tên nước
1970
1980
1990
Singapore
Indonesia
Thái Lan
Malaysia
Philipin
78,8
11,2
9,5
39,8
10,9
176,3
34,4
20,8
56,0
15,8
153,4
28,7
34,4
69,9
20,1
Sự tăng trưởng xuất khẩu của các nước ASEAN (%)
Tên nước
1991
1992
1993
1994
1995
1996
Singapore
Indonesia
Thái Lan
Malaysia
Philipin
7,0
10,5
24,9
18,6
7,3
1,4
14,0
12,7
10,9
11,1
15,6
8,3
14,8
17,1
15,8
18,4
8,5
17,0
10,0
15,0
18,7
12,0
23,0
20,0
27,9
15,0
15,0
20,0
20,0
21,0
Tuy nhiên bước sang giai đoạn mới ASEAN cũng có một số vấn đề đặc ra mà Việt Nam cần quân tâm:
Thứ nhất: Với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm nền kinh tế của các nước ASEAN đã có một độ vững vàng nhất định, tiêu dùng trong nước, trong khu vực trở nên quan trọng. Ngoài ra cũng như nhều nước phát triển khác việc xuất khẩu hàng hoá công nghiệp vào thị trường các nước phát triển đang gặp khó khăn do các hình thức bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng. Do đó không chỉ có hưỡng ngoài mà ở nhiều nước đang có xu hướng điều chỉnh cân bằng giữa các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
Thứ hai: Mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN ngày càng gia tăng, đặc biệt là thông qua AFTA mà chương trình CEPT là nòng cốt. Việc thực hiện chương trình này sẽ tạo thuận lợi để các nước ASEAN buôn bán với nhau, củng cố thị trường nội bộ chống lại hàng rào mậu dịch từ bên ngoài. Bên cạnh đó việc thực hiện CEPT sẽ tác động đến cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu và nhập khẩu của ASEAN, đòi hỏi các nước phải sắp xếp lại cơ cấu một cách hợp lý và có lợi nhất.
+ Cuối cùng một khó khăn khác là do cơ sở hạ tầng của nhiều nước ASEAN còn yếu, thiếu lao động chuyên môn cao. Tất cả điều đó sẽ gây khó khăn cho việc tiếp nhận đầu tư, sản xuất hàng xuất khẩu.
1.3 Chính sách xuất khẩu của Trung Quốc
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thời kỳ 1978-1998 tăng trung bình 16,5% hàng năm. Sau khủng hoảng tài chính khu vực, Trung Quốc cam kết duy trì ổn định đồng Nhân dân tệ với mục tiêu ngăn chặn mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng đối với nền kinh tế khu vực
Bảng Xuất khẩu của Trung Quốc 1978-1998
Đơn vị: 100 triệu USD
Năm
1978
1980
1985
1990
1991
1992
1994
1997
1998
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Kim ngạch XNK
Thâm hụt TMQT
97,5
108,9
206,4
-11,4
181,2
200,2
381,4
-19
273,5
422,5
696
-149
620,9
533,5
1554,4
87,4
718,4
673,9
1356,3
80,5
850,0
806,1
1656,1
43,9
1210,4
1156,9
2367,3
53,5
1530,7
1680,3
3211,0
-149,6
1520,9
1719,1
3240,0
-198,2
Nguồn: IMF, Intellegent Unit, 1998 và Keigetsu ho-Toyo Kenzai 9-99, No.9, Vol.59, P45-46.
Trung Quốc xác định tập trung mở cửa kinh tế để phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu. Họ đã áp dụng nhiều biện pháp để mở của nền kinh tế bao gồm:
Trung Quốc ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế. Ngay từ những năm 1979, Trung Quốc đã thành lập các đặc khu tế xuất khẩu, nhưng sau đó đổi thành đặc khu kinh tế vì các đặc khu xuất khẩu bị hạn chế ở khả năng chế biến và xuất khẩu. Trung Quốc còn ưu tiên tập trung mở cửa các thành phố ven biển. Bạn tiến hành mở cửa 14 thành phố vùng duyên hải, thành lập tại đây các khu công nghiệp kĩ thuật cao, thực thi chính sách khuyến khích các loại hình gia công dồi dào, đồng thời áp dụng các biện pháp để nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu ngành nghề vùng ven biển.
Chính phủ Trung Quốc tiến hành đổi mới bộ máy tổ chức ngoại thương cho ngày càng gọn nhẹ, giảm bớt sự rườm rà trong thủ tục hành chính, giúp cho hoạt động xuất khẩu thuận lợi. Để đưa các xí nghiệp thoát khỏi tình trạng lệ thuộc và thiếu năng động, Trung Quốc từng bước tách chức năng của chính quyền ra khỏi hoạt động của xí nghiệp. Hơn nữa, chính phủ đã đưa quyền tự chủ kinh doanh xuống các địa phương với nội dung:
- Đưa quyền sản xuất kinh doanh và xuất khẩu cho các xí nghiệp sản xuất cỡ vừa và nhỏ, từng bước mở rộng quyền kinh doanh ngoại thương cho Tổng công ty xuất nhập khẩu.
- Cho phép các địa phương có thể thành lập các công ty ngoại thương địa phương. Các thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh cũng được phép thành lập Tổng công ty ngoại thương riêng.
- Cho phép 19 bộ, ngành của Trung Quốc được thành lập công ty xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn thực hiện chế độ trách nhiệm khoán ngoại thương. Chế độ khoán này được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh hối xuất, xoá bỏ chế độ bù lỗ xuất khẩu đối với các xí nghiệp ngoại thương.
Đối với công cụ thuế, trong hoạt động thu thuế xuất khẩu, chính phủ Trung Quốc thực hiện áp dụng thu thuế điều tiết xuất khẩu đối với hàng hoá có doanh thu lớn, nếu xuất khẩu không có lãi và lợi nhuận dưới 7,5% thì không thu. Trung Quốc còn áp dụng chế độ thoái thu thuế giá trị gia tăng đã nộp (áp dụng VAT đầu ra bằng 0% cho hàng xuât khẩu).
Đối với chính sách trợ cấp xuất khẩu, Trung Quốc thực hiện chính sách này ngay từ những năm đầu mở cửa. Để chuẩn bị ra nhập WTO, Trung Quốc xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu kể từ ngày 1/1/1999. Nhưng các doanh nghiệp sãn xuất hàng xuất khẩu vẫn nhận được trợ cấp gián tiếp như giảm giá năng lượng, nguyên liệu thô và nhân công; ưu đãi tín dụng (doanh nghiệp xuất khẩu được vay với lãi xuất ưu đãi, bảo hộ rủi ro theo thông lệ quốc tế)
Chính sách tỉ giá hối đoái. Trung Quốc sử dụng như một công cụ để tăng cường xuất khẩu. Trước năm 1979, việc quản lý ngoại hối theo cơ chế tập trung đã kìm hãm sự xuất khẩu. Vì thế, để phát triển thị trường xuất khẩu, chính phủ phải thực hiện cải cách thể chế ngoại hối thông qua điều chỉnh tỉ giá hối đoái và thực hiện chế độ giữ lại ngoại tệ.
Hỗ trợ xúc tiến thương mại. Các cơ quan thương vụ của Trung Quốc đã có nhiều cố gắng trong việc liên hệ với các ngành, các giới kinh doanh của các nước sở tại để phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu như tham gia tích cực vào việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại; bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp nước mình ở các nước sở tại; giúp đỡ các tổ chức đoàn thể hoạt động ngoại thương ở trong nước sang làm việc và buôn bán với nước ngoài.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tìm cách vượt hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Trung Quốc cố gắng ký kết các hiệp định hướng thương mại với các nước để được hưởng những nhượng bộ về buôn bán kết các hiệp định hướng thương mại với các nước để được hưởng những nhượng bộ về buôn bán.
Tóm lại, qua những kinh nghiệm về thành công, hoạt động hiệu quả trong xuất khẩu cũng như thất bại, khó khăn mà một số nước đã đi qua, chúng ta cần phải nghiên cứu để tìm ra những bài học bổ ích cho chính Việt Nam. Nhờ đó mà Việt Nam có thể giải quyết những khó khăn cấp bách hiện nay, xác định cho mình một hướng đi đúng để đẩy mạnh hiệu quả thương mại quốc tế nói chung, xuất khẩu nói riêng.
2. Chính sách xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam hiện nay.
2-1 Các chính sách xuất khẩu liên quan đến mặt hàng nông lâm sản.
a) Quy chế giám định hàng hoá xuất nhập khẩu:
Nhằm bảo vệ của nhà nước và người tiêu dùng nâng cao hiệu qủa xuất nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phù hợp với luật pháp Việt Nam và tập quán thương mại quốc tế. Ngày 7/11/1994 bộ thương mại ban hành quy chế giám định hàng hoá xuất nhập khẩu kèm theo quyết định số 1343/TM-PC theo quy định này một số hàng nông lâm sản xuất khẩu phải qua giám định trước khi xuất như gạo, cao su, cà phê, lạc, chè.
Đối với hàng hoá này việc giám định bắt buộc về mặt chất lượng, phẩm chât, quy cách, khối lượng. Các mặt hàng khác do các bên yêu cầu. Cơ sở để giám định là tiêu chuẩn Việt Nam thuộc diện bắt buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định mà các bên mua bán thoả thuận theo yêu cầu. Chính sách này rất cần thiết đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, xuất khẩu nông lâm sản nói riêng và là một trong những điều kiện quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng phải quan tâm để có thể thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất thu được hiệu quả cao nhất.
b) Chính sách tự do hoá thương mại.
Trong xuất nhập khẩu nhà nước ban hành nghị định 1141/HDBT ngày 7/2/1992 và sau đó ban hành nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 thay thế nghị định 114 nhằm cải tổ mới quản lý nhà nước trong xuất nhập khẩu theo cơ chế quản lý để khuyến khích phát triển xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất, thay đổi về thuế và cách thực hiện các công cụ quản lý để ngày càng phù hợp với những đòi hỏi cuả thực tiễn và tập quán quốc tế.
c) Chính sách liên quan đến ngân hàng, giá cả, tỷ giá hối đoái và thuế.
Hệ thống ngân hàng:
Hệ thống ngân hàng cũng được cải tạo bắt đầu từ khi có quyết định 218/CT ngày 3/7/1987 và nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng, các ngân hàng chuyên doanh đã tách ra khỏi ngân hàng tập trung thống nhất theo kiểu một cấp để tiến hành cho vay vốn. Tuy nhiên các ngân hàng chuyên doanh này vẫn chưa phải là ngân hàng thương mại. Tháng năm năm 1990 Hội đồng Nhà nước Việt Nam ban hành hai pháp lệnh “Ngân hàng Nhà nước” và “Ngân hàng hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính”, hệ thống Ngân hàng thực sự chuyển từ một cấp sang hai cấp. Hệ thống Ngân hàng còn mở rộng các mối quan hệ quốc tế trong hoạt động Ngân hàng, chú trọng xây dựng và thực hiện tốt các chính sách lãi suất, tín dụng, quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái. Các chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị xuất nhập khẩu và nó còn ảnh hưởng đến các hậu quả kinh doanh của các đơn vị này.
Hệ thống giá cả:
Từ cuối năm 1988 nhà nước Việt Nam đã bắt đầu thực hiện cải cách toàn diện hệ thống giá cả, thực hiện tự do hoá thương mại, bãi bỏ hầu hết các loại giá nông sản. nhà nước để cho mặt bằng giá cả tăng lên theo giá thị trường. Điều này là phù hợp với quy luật thị trường, tạo cho các doanh nghiệp có thể kinh doanh kinh hoạt trên thị trường nội địa và thế giới.
Chính sách tỷ giá:
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của nhà nước cần quan tâm đến tỷ giá quyết toán nội bộ và tỷ giá của thị trường tự phát để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu có lãi. Tác hại lớn nhất của hệ thống nhiều tỷ giá là kìm hãm xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ hối đoái, làm xuất hiện cơ chế phá giá đồng nội tệ, góp phần đẩy nhanh lạm phát, làm hệ thống hoạch toán kế toán bị méo mó, sai lệch. Đứng trước tình hình đó nhà nước đã bãi bỏ hệ thống bao cấp qua tỷ giá đối với hoạt động ngoại thương. Chủ trương thả nổi tỷ giá cùng với chính sách phi tập trung hoá xuất khẩu và tự do hoá một phần nhập khẩu đã đem lại những chuyển biến tích cực trong ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, cán cân xuất nhập khẩu gần như cân bằng vào năm 1991.
3. Các giải pháp về chính sách
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nức có vai trò quan trọng là “bàn tay hữu hình” điều tiết nền kinh tế thông qua các chính sách, luật pháp cụ thể nhà nước còn có vai trò quan trọng tạo ra các luật lệ, tạo ra hành lang pháp lí xử lí các vi phạm nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy hoặc kièm chế việc kinh doanh ở các doanh nghiệp, làm cho nền kinh tế phát triển cân đối. Thực tế trong mấy năm đổi mới kinh tế vừa qua nhà nước đóng vai trò tích cực, quan trọng. Tuy nhiên, sự quản lí vĩ mô của nhà nước vẫn còn một số hạn chế còn trồng chéo mâu thuẫn nhau, các chín sách còn thay đổi thường xuyên ở mức độ lớn, chính vì vậy là một công dân Việt Nam nói chung, là nhà kinh tế trong tương lai, chúng ta có nghĩa vụ đóng góp ý kiến, cùng xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
3.1 Chính sách nhà nước đối với người sản xuất hàng xuất khẩu
Nhà nước phải đầu tư vốn để cải tạo, mở mang giao thông, thuỷ lợi xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, tăng thu nhập sản phẩm nông nghiệp tính theo đầu người còn thấp nhưng chúng ta vẫn phải tăng cươngf đầu tư nhân lực, vốn vào sản xuất các sản phẩm nhiệt đới mà ta có ưu thế như lạc nhân, chè, cà phê, dừa, hạt điều, hồ tiêu. .. Thực tế sản xuất cho thấy những sản phẩm này ta có khả năng tạo lượng lớn về từng bước nâng cao chất lượng. Muốn vậy phải quy vùng sản xuất chuyên canh. Đất nước ta không rộng nhưng có nhiều vùng sinh thái nên các vùng chuyên canh phải phù hợp với điiêù kiện tự nhiên cụ thể từng vùng. Cùng với cây nông lâm nghiệp chủ lực phải đi đôi với đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu.
- Vùng đồng bằng sông Hồng sau cây lúa phải coi xuất khẩu khoai tây, đậu là mặt hàng chủ lực
- Vùng trung du miền núi phía Bắc chè được coi là chủ lực, sau đó là cà phê, dâu tằm, hồi, quế và đậu tương
- Vùng khu 4: lạc, đậu, dâu tằm ở vùng ở vùng thấp, chè, cà phê hồ tiêu xuất khẩu ỏ vùng cao
- Vùng duyên hải miền Trung : Hồ tiêu, dâu tằm, mía đường xuất khẩu
- Vùng Tây Nguyên : Cà phê xuất khẩu, cao su, chế biến gỗ. ..các mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu chủ lực của cả nước là gạo, cà phê, chè, cao su. Sở dĩ phải xác định nông lâm sản chủ lực của cả nước và từng vùng để phân định a sản phẩm nào do Trung ương quản lí, sản phẩm nào do địa phơng quản lí và từ đó phân định thị trường xuất khẩu, tránh tình trạng xuất khẩu lộn xộn như hiện nay
* Đi đôi với chọn mặt hàng xuất khẩu là tìm thị trường tiêu thụ với lượng lớn, giá cả hợp lí sẽ thúc đẩy sản xuất trong cơ chế thị trường. Sự cạnh tranh về giá, cạnh tranh để bán được hàng có lãi là một cuộc cạnh tranh sống còn của các nhà sản xuất kinh doanh và nó bắt đầu từ khâu sản xuất. Việc tạo ra mặt hàng và mua nguyên liệu, giá mua vật tư hợp lí để kích thích được sản xuất là rất quan trọng. Để làm được việc này, cần xử lí tốt đầu vào, nghĩa là cùng đồng thời xử lí tốt 3 nôi dung: Đất đai, lao động, vốn. Các khoản chi phí đầu vào này được tổng hợp trong giá thành nông lâm sản. Vì thế sản xuất nông sản gì ? Lượng bao nhiêu? Sản xuất với quy trình nào, công nghệ chế biến ra sao là những vấn đề cơ bản phải làm rõ của mỗi số lượng vật tư nhập từ ngoàig vào để giải quyết sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu vật tư, từ đó ổn định nông lâm sản.
Khi sản xuất nông lâm sản xuất khẩu còn non yếu, chưa đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế thì nhà nước phải có chính sách bảo hiểm giá và trợ giá đối với hàng nông lâm sản.
* Là nông lâm sản xuất khẩu nên nó có yêu cầu cao về kĩ thuật sản xuất và chế biến, bảo quản nhằm đạt chất lượng cao, hạ giá thành, vì vậy việc sử dụng các thành phần kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm như thế nào là phải cân nhắc cẩn thận, nhà nước nên tập trung đầu tư vào vùng chuyên canh, cây xuất khẩu dưới hình thức hợp đồng kinh tế (Bán vật tư, mua sản phẩm, có ứng trước và có trách nhiệm thực hiện). Riêng đối với cây công nghiệp dài ngày, vì nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản lớn nên cần củng cố các nông trường quốc doanh. Trong các nông trường quốc doanh thực hiện biện pháp giao thầu cho các hộ gia đình có tiềm lực để đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng vườn cây nông trường làm cung ứng vật tư kĩ thuật chế biến nông sản xuất khẩu thông qua các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành của nhà nước. Nông trường quốc doanh trở thành “Ông chủ ” quản lí các điền chủ bằng các biện pháp kinh tế và tiềm lực kinh tế cũng có thể thành lập các hiệp hội các công ty cổ phần sản xuất kinh doanh nông lâm sản xuất khẩu, bao gồm của quóc doanh, tập thể hộ gia đình theo đơn đặt hàng của nhà nước. Tuy nhiên cần thống nhất quan điểm khuyến khích mọi thành phần kinh tế làm hàng xuất khẩu nhưng không nên mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản cho các thành phần kinh tế , có như vậy nhà nước mới quản lí được kim ngạch xuất khẩu, điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và đủ lực để cạnh tranh trên thương trươbngf quốc tế.
* Phải xây dựng một hệ thống chính sách kinh tế hoàn chỉnh, đồng bộ để tạo điều kiện đẩy nhanh nông nghiệp phát triển và tăng nhanh lâm sản xuất khẩu, những chính sách kinh tế đó là:
- Chính sách đầu tư vốn và ưu tiên vốn cho cây con xuất khẩu chủ lực cho vùng sản xuất nguyên liệu, sản phẩm cho xuất khẩu. Vấn đề đó trước mắt dành cho thâm canh, đảm bảo cho cây con được chăm sóc nuôi dưỡng đúng quy trình
- Chính sách giá nông lâm sản xuất khẩu. Giá mua nông lâm sản chính là giá xuất nông lâm sản đó (phí xuất + thuế hàng hoá + lãi kinh doanh của đơn vị). Nhà nước chỉ bảo hiểm trợ giá khi :
+ Giá xuất hạ mà giá mua vật tư thiết bị không hạ hoặc gia xuất không tăng mà giá mua vật tư thiết bị lại tăng
+ Thời tiết bất thuận, mất mùa do thiên tai
- Chính sách thuế: Nên nghiên cứu chuyển việc đánh thuế nông nghiệp sử dụng đất và thuế hoa lợi ruộng đất sang tiền cho thuê đất, giảm thuế bán nông lâm sản cho người sản xuất, sử dụng các hình thức thuế một cách hợp lí tránh chồng chất lên nhau.
3.2 Chính sách của nhà nước đối với các nhà kinh doanh
Quốc hội cần xây dựng một luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phản ánh được chính sách thương mại trong quá trình hội nhập, trong đó không chỉ có các loại thuế cơ bản thuế bổ sung như dự thảo luật mà còn có loại thuế khác như thuế thu mua, hạn ngạch thuế quan, thuế áp dụng cho mậu dịch biên giới...,các loại thuế mà nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng.
Theo dõi và xử lí đung đắn về tỷ giá và lãi xuất, tỷ giá hối đoái và lãi xuất là vấn đề phức tạp, việc điều chỉnh chúng phù hợp với cung cầu thực tế thị trường là vấn đề rất quan trọng, bảo đẩm khuyến khích được xuất khẩu, kiểm soát được nhập khẩu, tăng trữ lượng ngoại tệ, quản lí ngoại tệ, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới, nhất là trong giai đoạn chống buôn lậuhiện nay bằng cách đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và quản lí, kết hợp chặt chẽ khoa học công nghệ với sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu xây dựng sắp xết hệ thống doanh nghiệp và các thành viên trong hệ thống xuất nhập khẩu, khắc phục các hiện tượng kinh doanh “chồng chéo”, “tranh mua, tranh bán” khiến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam luôn bị ép giá. Trên cơ sở đó, tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước về các nguồn lực, đất đai, lao động tay nghề, đồng thời cần chấn chỉnh công tác kế toán, chế độ phân phối thù lao, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn lợi ích và trách nhiệm vật chất với hiệu quả kinh doanh.
Nhà nước cần chú trọng đến việc xem xét lại các thủ tục hành chính trong quá trình xuất nhập khẩu cho phù hơph để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động có hiệu quả nhất đối với các lực lượng thu gom và tiêu thụ hàng nông lâm sản xuất khẩu.
Công tác nghiên cứu thị trường, công tác tiếp thị và xúc tiến thương mại để mở rông thị trường xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông lâm sản nói riêng ở tầm vĩ mô là rất quan trọng.
Tuy một số hàng nông lâm sản của ta đã chiếm lĩnh thi phần đáng kể trên thế giới nhưng chủ yếu là xuất sang Châu á. ở các thị trường khác, thị phần còn nhỏ, lại thường phải xuất qua các tổ chức trung gian vừa làm giảm hiệu quả xuất khẩu, vừa không tạo được thị trường ổn định. Để khắc phục tình trạng này, Bộ thương mại phải kết hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng một số bộ có liên quan dẩy mạnh công tác nghiên cứu để có chính sách thị trường đúng đắn, tích cực, chủ động đàm phán mở thêm thị trường mới kí đước hiệp định cấp nhà nước, tham gia các thị trường hàng hoá của thế giới và cố gắng kí được các hợp đồng xuất khẩu dài hạn với khối lượng lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm sản một cách vững chắc có hiệu quả
Các công ty kinh doanh hàng nông lâm sản, trước hết là các tổng công ti chuyên doanh; cần có sư đầu tư thoả đáng cho công tác tiếp thị, phối hợp chặt chẽ với các Bộ hữu quan, đai diện thương mại của ta ở các nước, các hiệp hội quốc tế và khu vực để tìm kiếm khách hàng tranh thủ kí các hợp đồng nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Bộ thương mại có thể xem xét xắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và phân loại để có cơ chế, chính sách phù hợp từng loại doanh nghiệp. áp dụng các luật pháp sẵn sàng nhập các doanh nghiệp hoạt đọng không có hiệu quả hay cổ phần hoá các doanh nghiệp này nhằm tạo ra một lực lượng kinh doanh xuất nhập khẩu hiệu quả hơn cả về số lượng và chất lượng.
+Nhà nước mở rộng và nâng cao chất lượng hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Duy trì và phát triển thị trường ASEAN vì các nước ASEAN sẽ thực hiện cắt giảm thuế quan vào năm 2003 để khuyến khích thương mại giữa các nước.
+ Khai thông hiệp định thương mại Việt-Mĩ
+ Gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
II. Giải pháp về tổ chức nguồn hàng, chất lượng và cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu.
Lộ trình hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu và có những tác động nhất định đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản của nước ta. Các quy định của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã và đang được thực hiện, Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản, ngày 01/7/2003, 91% số dòng thuế hàng nông sản đưa vào chương trình cắt giảm, xuống mức cao nhất chỉ còn 20%, ngoại trừ đường, thịt chế biến, quả có múi – là hàng nông sản nhạy cảm. Việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc cũng vừa tạo ra thuận lợi nhưng cũng sẽ có những khó khăn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam; bên cạnh đó là việc thực hiện đầy đủ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và việc sẽ gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đó là những lộ trình đặt ra đối với sản xuất và xuất khẩu nông sản Việt Nam. Để có thể đứng vững ngay trên sân nhà và tăng cường được hoạt động xuất khẩu, cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
1. Giải pháp về tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá
Một điều có tính kinh điển là, khi hàng hoá nông sản kém chất lượng thì việc cạnh tranh trên “sân nhà” đã rất khó khăn, chứ chưa nói đến xuất khẩu. Vì vậy, để đảm bảo xuất khẩu nông sản tăng trưởng liên tục, ổn định cả về sản lượng và giá trị, hoạt động sản xuất phải được chăm lo thực sự nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi dựa trên cơ sở lợi thế từng vùng, lãnh thổ
Không một quốc gia nào có thể phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá lớn mà không chăm lo đến công tác quy hoạch. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Việc quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
Dự kiến phát triển một số nông sản chủ yếu đến 2010
Cây lương thực (lúa): tập trung ở 2 vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng. Tập trung thâm canh, cải tạo giống, đưa các giống có năng suất, chất lượng vào sản xuất. Đến 2010, diện tích lúa cả nước còn khoảng 6,7 triệu ha, sản lượng 35 triệu tấn. Xây dựng 1,5 triệu ha lúa chất lượng cao, trong đó ĐBSH 300 nghìn ha, ĐBSCL 1,2 triệu ha.
Cây Cà Phê: Giảm diện tích cà phê vối để đến năm 2010 giữ ổn định 400 nghìn ha, tập trung ở Tây Nguyên, trên diện tích được tưới. Tăng diện tích cà phê chè lên 100 nghìn ha, chủ yếu ở Trung du Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
Cây Cao su: Đến năm 2010, diện tích cao su cả nước đạt 450 – 500 nghìn ha, trong đó Đông Nam Bộ 180 nghìn ha, Tây Nguyên 100 nghìn ha.... Sản lượng mủ khô đạt 600 – 700 nghìn tấn.
Cây Chè: Phát triển chè trên các vùng có điều kiện: Vùng Trung du Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một ít ở Bắc Trung Bộ. Diện tích chè năm 2010 đạt 130 nghìn ha, sản lượng 140 nghìn tấn chè búp khô.
Hạt Điều: Tiếp tục phát triển cây điều trên những vùng có điều kiện thuận lợi đưa diện tích điều đạt 350 – 400 nghìn ha, sản lượng 360 – 400 nghìn tấn vào năm 2010. Tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Thuỷ sản: Phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng, trong đó nuôi trồng sẽ trở thành khu vực chủ yếu – chiếm 60% sản lượng thuỷ sản năm 2010. Đánh bắt chủ yếu tập trung cho đánh bắt xa bờ.
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cả nước cũng như từng vùng, lãnh thổ.
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải phát huy được lợi thế của từng vùng, lãnh thổ.
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH.
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến cho từng loại sản phẩm trên từng vùng lãnh thổ.
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo sự phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững.
Biểu 3: Phát triển một số nông sản chủ yếu đến năm 2010
Số T.T
Danh mục
Đơn vị
1990
1995
2000
2002
DK 2005
DK
2010
1
Lúa
- Diện tích
1000 ha
6.043
6.765,6
7.666,3
7485,4
7.200
6.700
- Sản lượng
Tr. Tấn
19,2
24,96
32,53
34063,5
34
35, 1
2
Cao su
- Diện tích
1000 ha
221,7
278,4
412
429
450
450-500
- Sản lượng mủ khô
1000 tấn
57,9
124,7
290,8
331,4
440
600-700
3
Chè
- Diện tích
1000 ha
60
66,7
89,5
106,8
110
130
- Sản lượng chè búp khô
1000 tấn
32,2
40,2
76
89,6
106
140
4
Điều
- Diện tích
1000 ha
110
210
235
240,4
330
350-400
- Sản lượng
1000 tấn
30
50,6
140
129
240
360-400
5
Cà phê
- Diện tích
1000 ha
119,3
186,4
561,9
531,3
450
450-500
- Sản lượng cà phê nhân
1000 tấn
92
218
802,5
688,7
700
750-850
6
Thuỷ sản
- Sản lượng
Tr. Tấn
0,892
1,58
2,17
2,578
2,45
3,4
trong đó: Khai thác
Tr. Tấn
0,73
1,20
1,44
1,797
1,3
1,4
Nuôi trồng
Tr. Tấn
0,162
0,39
0,73
0,781
1,15
2,0
- Diện tích nuôi trồng
1000 ha
499,2
597
652
819,8
1.136
1.400
Nguồn: TCTK, Các Viện nghiên cứu chuyên ngành.
Trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch, cần xác định các sản phẩm chính của ngành để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển. Theo tác giả, các sản phẩm chính của nông nghiệp vẫn là thuỷ sản, hạt điều, cà phê, gạo... song vấn đề chính là hoạt động sản xuất phải đi vào chiều sâu.
b. Tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản
Khoa học và công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp bền vững, trong đó phải tập trung đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm, đồng thời tạo ra nhiều mặt hàng mới, quí hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt Nam.
* Về giống: đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật được sản xuất trong nước. Đẩy mạnh việc nghiên cứu lai tạo và ứng dụng giống ưu thế lai. Giành đủ kinh phí cần thiết để nhập khẩu nguồn gien và giống tiến bộ kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, lai tạo giống mới và để nhân nhanh giống tốt phục vụ sản xuất đại trà.
Mở rộng từng bước việc áp dụng kỹ thuật di truyền trong công tác tạo giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, song phải đảm bảo tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
* Về chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi: Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi, trong đó cần đặc biệt quan tâm phát triển các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại hình công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch.
Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ và thiết kế chế tạo các kiểu máy thích hợp phục vụ cơ giới hoá khâu làm đất, khâu gieo hạt cây ngắn ngày, nuôi trồng và thu hoạch một số ngành sản xuất cần thiết.
* Về bảo quản, chế biến: nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại để bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản nhằm giảm được tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị hàng hoá, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đa dạng hoá các sản phẩm. Đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ đối với các cơ sở sản xuất cũ lạc hậu, trang bị công nghệ hiện đại đối với các cơ sở xây dựng mới, phù hợp nhu cầu thị hiếu của từng thị trường xuất khẩu hàng hoá.
Đẩy mạnh đầu tư cho công tác chế biến và xây dựng cơ sở hạ tầng
Công nghiệp chế biến có vai trò quyết định đối với chất lượng nông sản. Vì vậy, việc đầu tư cho công nghiệp chế biến cần chú trọng cả đầu tư về quy mô công suất chế biến lẫn công nghệ chế biến phù hợp với đặc trưng của từng loại sản phẩm. Công nghệ chế biến phải giải quyết được mâu thuẫn giữa yêu cầu hiện đại với yêu cầu về giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn. Cần tập trung lưu ý một số điểm sau:
Rà soát lại quy mô tổng công suất chế biến của các ngành hàng trên cả nước; dự báo nhu cầu về quy mô sản xuất dựa trên cơ sở nhu cầu thị trường và nguồn cung cấp nguyên liệu để có chiến lược đầu tư lâu dài cho từng loại sản phẩm.
Đánh giá tình trạng công nghệ chế biến hiện nay để có phương án đầu tư theo chiều sâu hay chiều rộng đối với từng loại sản phẩm. Nhìn chung các công nghiệp chế biến của nước ta đều phải đầu tư theo chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm như gạo, cà phê, chè...
Cần đầu tư cho công nghiệp chế biến tinh, chế biến các sản phẩm có chất lượng, giảm dần tỷ lệ chế biến thô, như cà phê cần đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất cà phê hoà tan; chế biến gạo chất lượng cao, giảm tỷ lệ tấm; hạt điều cần đầu tư các dây chuyền sản xuất các sản phẩm chất lượng cao ngoài việc chế biến nhân điều để xuất khẩu... nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm đồng thời giải quyết được thêm một số công ăn việc làm cho nhân dân.
Đối với một số sản phẩm cần đầu tư thay đổi dần công nghệ chế biến. Đặc biệt là cà phê phải chuyển từ chế biến khô sang chế biến ướt đối với những vùng phù hợp; cao su chuyển sang sản xuất cao su cấp thấp là chủ yếu...
Đầu tư sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến theo quy mô hợp lý, phù hợp với nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như hiệu quả về quy mô vì hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp chế biến nông sản đều có quy mô nhỏ như gạo, chè, cà phê (quy mô gia đình)... Công tác này có thể được thực hiện lồng ghép với chương trình sắp xếp lại các khu công nghiệp (đang được thực hiện).
Cùng với việc đầu tư cho công nghiệp chế biến, Nhà nước cần tăng cường vốn ngân sách và huy động sức dân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Tăng mức đầu tư về thuỷ lợi, đường sá, cầu cống, bến cảng, kho tàng, bảo đảm yêu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển chợ bán buôn nông sản, chợ nông thôn tạo thuận lợi cho việc giao dịch và tiêu thụ nông sản.
2. Giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu
a. Nâng cao nhận thức về hội nhập cho doanh nghiệp, doanh nhân
Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2001, có tới 50% doanh nghiệp chưa biết gì về các bước thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, 35% doanh nghiệp không có thông tin gì về việc Việt Nam chuẩn bị gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Chắc chắn tỷ lệ này đối với khu vực nông nghiệp – nông thôn lại càng “nghiêm trọng”. Điều này sẽ là một trong những trở ngại lớn nhất đối với Việt Nam khi hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu.
Vì vậy, cần tổ chức các lớp tập huấn, các đợt đi thực tế cũng như tuyên truyền rộng rãi hơn nữa các quan điểm, đường lối và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Phát triển thị trường, nâng cao khả năng về thông tin, tiếp thị và dự báo thị trường
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại với các nước, gắn quan hệ đối ngoại với xuất khẩu nông sản. Tiếp tục mở rộng cam kết song phương và đa phương cấp Chính phủ về xuất khẩu nông sản. Tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và tạo điều kiện để các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại Việt Nam ở nước ngoài tham gia tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thương mại để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Đa dạng hoá thị trường, các hình thức ngoại thương và phương thức thanh toán phù hợp với điều kiện và lợi ích các bên tham gia, giảm bớt rủi ro về giá cho nguời sản xuất, kinh doanh.
Tổ chức có hiệu quả việc thu thập, xử lý về thông tin thị trường trong nước và ngoài nước để cung cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; phát triển thương mại điện tử hàng hoá nông sản, dự báo chuẩn xác nhu cầu và biến động thị trường nông sản nhằm phục vụ tốt cho sản xuất và tiêu thụ.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại, hướng các hoạt động này gắn kết với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông nghiệp. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước như: tham gia hội chợ, triển lãm, thương mại ở nước ngoài; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ các hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu nông sản.
Đối với những mặt hàng mà ta giữ thị phần lớn trên thị trường quốc tế ( như gạo, cà phê, hạt tiêu...), tăng cường áp dụng các biện pháp thông tin chiến lược, chiến thuật, kiềm chế tốc độ bán ra, tham gia kế hoạch quốc tế về điều tiết nguồn cung trong điều kiện có thể... để tác động vào thị trường và giá cả theo hướng có lợi cho ta.
ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác thông tin; trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội trợ triển lãm; đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt xu thế thị trường.
Thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam
Đây là một trong những giải pháp hết sức cần thiết khi hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu. Hơn nữa, thực tế xảy ra cho thấy không thể đi vào thị trường thế giới hiệu quả nếu không đầu tư xây dựng thương hiệu.
Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, Hiệp hội ngành nghề, các địa phương có sản phẩm đặc sản và doanh nghiệp để có bước đi phù hợp cho từng loại sản phẩm. Mỗi sản phẩm chỉ nên xây dựng một hoặc hai thương hiệu, theo hướng xây dựng thương hiệu mang tầm quốc gia, tránh tình trạng chạy đua tràn lan, gây mất uy tín sản phẩm. Nhà nước nên có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho một số doanh nghiệp triển vọng, đã và đang có chỗ đứng nhất định trên thị trường xây dựng, củng cố và mở rộng thương hiệu ra các thị trường tiềm năng.
Tiếp tục cho thành lập các Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng
Thị trường nông sản hàng hoá thường gặp rủi ro, ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân và doanh nghiệp. Ngoài các chính sách tài trợ hiện hành thì Nhà nước khuyến khích lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng. Các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn: gạo, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, rau quả được lập quỹ này. Quỹ ngành hàng nào thì sử dụng để bảo hiểm ngành hàng đó. Các nhà sản xuất, kinh doanh từng ngành hàng lập ra hiệp hội của mình để quản lý việc thu chi Quỹ này theo cơ chế tài chính. Nhà nước cần tài trợ cho quỹ bảo hiểm đối với một số ngành hàng đặc biệt.
Đào tạo nguồn nhân lực, trang bị kiến thức về hội nhập và xuất khẩu cho hệ thống cán bộ, doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu nông sản
Con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định việc thực hiện thành công mọi đường lối, chủ trương, chính sách. Nguồn lao động trẻ được giáo dục, đào tạo tốt, đức tính cần cù, trí thông minh..., đó là lợi thế so sánh rất quan trọng của nước ta. Do vậy, cần coi trọng, phát huy nhân tố con người để bảo đảm hội nhập thành công, góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
Cần trang bị một cách đầy đủ những kiên thức về hội nhập, về thương mại quốc tế cho lực lượng cán bộ quản lý xuất khẩu, doanh nghiệp, doanh nhân tham gia xuất khẩu nông sản. Đây là yếu tố quyết định thành công của xuất khẩu nông sản về lâu dài.
Đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao kỹ thuật, tay nghề, kỷ luật lao động cho công nhân sản xuất hàng nông sản xuất khẩu. Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng các loại công nhân khi cần thiết.
Đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học về giống, kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông cũng như nông dân để áp dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật và sản xuất.
3. Một số giải pháp cụ thể cho xuất khẩu hàng nông sản chủ lực
Bên cạnh những giải pháp tổng hợp trên, cần thực hiện đồng thời một số giải pháp cụ thể cho từng mặt hàng nông sản xuất khẩu như sau:
3.1. Gạo:
Về sản xuất: Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch vùng lúa xuất khẩu của cả nước và kế hoạch cụ thể ưu tiên đầu tư vốn và khoa học kĩ thuật để phát triển sản xuất lúa trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Về chế biến vận chuyển: Đây là khâu rất yếu hiện nay, cần tập trung giải quyết theo các hướng: xây dựng mới các cơ sở chế biến lúa gạo sản xuất tại các vúng sản xuất lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu gạo theo quy hoạch; đồng thời nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở có thể tăng năng lực chế biến và tăng chất lượng gạo xuất khẩu.
Về tổ chức thu mua hàng hoá: Để hạn chế tiến tới khắc phục tình trạng tư thương thao túng thị trường, ép cấp, ép giá đối với nông dân, Nhà nước cần xây dựng hệ thống tổ chức thu mua lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu gắn với chính quyền địa phương trong từng vùng quy hoạch.
Về thị trường: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và các năm tới, Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Từ 1999, chính phủ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo là biện pháp tích cực, nhưng biện pháp này chưa đủ. Để tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay cần có nhiều giải pháp đồng bộ, một mặt tăng năng xuất và chất lượng sản xuất trong nước để giảm chi phí, mặt khác mở rộng và ổn định thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường...
3.2. Thuỷ sản:
Về sản xuất: Nguyên liệu cho ngành chế biến thuỷ sản đang là vấn đề hết sức bức xúc và phải được giải quyết từ gốc. Đó là hỗ trợ vốn cho ngư dân và xây dựng các đội tàu đánh cá xa bờ có hệ thống máy móc làm lạnh và bảo quản hiện đại; đẩy mạnh nuôn trồng thuỷ sản phục vụ xuất khẩu.
Về chế biến: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản có thể tăng hơn nhiều nếu tăng hàm lượng chế biến của các sản phẩm xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần theo sát nhu cầu thị trường để hiện đại hoá công nghệ.
Về cơ chế: Vấn đề lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản là thiếu vốn. Có đến 80% doanh nghiệp của ngành chế biến thuỷ sản là doanh nghiệp nhà nước nên giải pháp tối ưu và lâu dài là ưu tiên đẩy nhanh cổ phần hoá doanh nghiệp.
3.3. Cà phê:
Về sản xuất: Thâm canh tăng năng xuất và duy trì môi trường sinh thái và vườn cây bền vững; đầu tư chiều sâu, ứng dụng rộng rãi tiến bộ sinh học và kĩ thuật mới vào các khâu giống, chăm sóc để tăng cường chất lượng cà phê; tích cực phát triển cà phê chè, ổn định cà phê vối.
Về chế biến: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến cà phê phải được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ngành cà phê. Phải sử dụng thêm nhiều cụm chế biến công nghiệp bao gồm: công nghiệp chế biến ướt và khô, hệ thống sấy, xay xát đánh bóng, sân phơi nhà kho...
Về thị trường: Mở rộng thị trường cà phê và tăng cường hợp tác quốc tế; tập trung khôi phục lại thị trường truyền thống cũ trước đây ở các nước SNG, Đông Âu, mở mang thị trường mới như Trung Quốc và các nước Trung Cận Đông; xây dựng cơ chế chính sách, đầu tư vốn, khoa học công nghệ và ổn định thị trường.
4. Các giải pháp khác
Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hợp đồng phát triển
Củng cố và hoàn thiện mô hình HTX, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình; khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn và phục vụ cho nông nghiệp. Lấy hợp tác xã làm hạt nhân cho việc ký kết hợp đồng giữa người sản xuất với chế biến nông sản. Hệ thống các loại hình doanh nghiệp và đơn vị kinh tế này là cơ sở để từng bước đưa phương thức làm ăn công nghiệp vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa. Củng cố các Hiệp hội ngành nghề, đưa hiệp hội ngành nghề phát triển, làm “bà đỡ” cho các ngành hàng trong quá trình hội nhập.
Phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực nông nghiệp nông thôn
Theo kinh nghiệm của các nước, việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) trong khu vực nông nghiệp – nông thôn là hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của khu vực này cũng như rút ngắn khoảng cách với khu vực thành thị. Các DNN&V chủ yếu hoạt động trong các khâu dịch vụ và công nghiệp chế biến. ở Pháp, trong khi cả ngành nông nghiệp thuần tuý chỉ sử dụng 3% lực lượng lao động thì các ngành chế biến nông sản và thực phẩm sử dụng tới 20% GS Roland Hureaux –Nguyên cố vấn kỹ thuật tại DATAR: Sự phát triển theo vùng lãnh thổ: kinh nghiệm của nước Pháp
. Tất nhiên mỗi nước có những đặc điểm riêng. Hội nghị tổng kết 1 năm chuyển đổi HTX đánh giá phong trào này là kém hiệu quả. Vậy Mô hình sản xuất nào cho nông nghiệp – nông thôn Việt Nam trong thời gian tới? Theo tác giả, về lâu dài cần có một chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống DNN&V khu vực nông nghiệp - nông thôn thông qua sự phối hợp giữa Cục phát triển DNN&V (Bộ KH-ĐT), Bộ NN&PTNT và Hiệp hội DNN&V ngành nghề nông nghiệp nông thôn. Chỉ như vậy thì mới thực hiện thành công công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Tăng cường quản lý Nhà nước về xuất khẩu nông sản
Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về tiêu thụ nông sản hàng hoá, nhằm đảm bảo sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm được thông suốt. Thực hiện hiệu quả nguyên tắc “kết hợp 4 Nhà” trong quy trình sản xuất. Cần xem xét lại việc phân công cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước về tiêu thụ và xuất khẩu nông sản giữa Bộ Thương mại với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, để phát huy vai trò quản lý Nhà nước và nâng cao trách nhiệm của từng Bộ ngành và các địa phương về lĩnh vực này. Trong đó, Bộ Thương mại cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, hướng dẫn doanh nghiệp, doanh nhân tham gia thị trường quốc tế hiệu quả. Đặc biệt cần xác định được sản phẩm nào tập trung vào thị trường nào; cần phát triển thêm thị trường nào (ví dụ như thị trường Châu Phi). Bộ NN&PTNT cũng như Bộ Thuỷ sản cần xây dựng chiến lược phát triển các ngành nghề, nâng cao chất lượng hàng hoá để tạo hàng cho xuất khẩu.
Kết luận
Xuất khẩu nông sản nước ta đã và đang có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản trong những năm gần đây đang đặt ra nhiều thử thách, đòi hỏi nước ta phải có chính sách, chiến lược mạnh mẽ và hiệu quả để đảm bảo không bị thua thiệt và đem lại nguồn ngoại tệ lớn.
Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng trên thực tế là rất phức tạp và khó khăn, do đó việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông lâm sản hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đề án này em xin nêu một số ý kiến có tính chất vi mô, vĩ mô để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông lâm sản để góp phần vào qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp đỡ của GS.TS Đặng Đình Đào đã giúp đỡ em hoàn tất đề tài này
Tài liệu tham khảo
PGS.TS Đặng Đình Đào, PGS.TS Hoàng Đức Thân, Giáo trình Kinh tế thương mại, 2001, Hà Nội, NXB Thống kê.
PGS.TS Nguyễn Duy Bột, Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, 2003, Hà Nội, NXB Thống kê.
TS. Nguyễn Thị Hường, Giáo trình Kinh doanh quốc tế, tập 1, 2001, Hà Nội, NXB Thống kê.
Vũ Hữu Tửu, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, 1998, Hà Nội, NXB Giáo dục.
PGS.TS Đặng Đình Đào, Những cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại dịch vụ, 2001, Hà Nội, NXB Thống kê.
Quan hệ kinh tế quốc tế
Giáo trình Kinh tế ngoại thương
Chính sách ngoại thương của Nhật Bản
TS Nguyễn Trung Vãn, Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới- Hướng xuất khẩu, 2001, Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia.
PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2002), 2003, Hà Nội, NXB Thống kê
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33773.doc