Đề án Xuất khẩu lao động – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế trọng điểm

Qua quá trình nghiên cứu về vấn đề XKLĐ và chuyên gia trong tiến trình hội nhập KTQT của nước ta thấy chất lượng lao động của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới mặc dù chất lượng lao động đã ngày một nâng cao. Điều này gây cản trở lớn đối hoạt động XKLĐ, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sức lao động Việt Nam trên thị tường quốc tế. Chính vì vậy Đảng và nhà nước cần có những chiến lược, chính sách và giải pháp để tăng cường công tác quản lý và hiệu quả của hoạt động XKLĐ. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những giải pháp trên mong rằng hoạt động XKLĐ sẽ đạt được những kết quả to lớn trong thời gian tới. Qua đây em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Thị Thu, các thầy cô và các bạn sinh viên lớp Kinh tế Lao động đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức còn có hạn nên không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xuất khẩu lao động – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế trọng điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT. LLLĐ : Lực lượng lao động. XKLĐ: Xuất khẩu lao động. KTQT: Kinh tế quốc tế. CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. TTLĐ: Thị trường lao động. LỜI NÓI ĐẦU. 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hội nhập KTQT trong xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra những điều kiện nhất định cho Việt Nam phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của phân công và hiệp tác lao động quốc tế làm cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam ngày càng khởi sắc. XKLĐ cho phép Việt Nam phát huy được lợi thế của mình về nhân lực, XKLĐ đem lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích: giảm thất nghiệp, tăng thu ngân sách, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động XKLĐ nên em đã chọn đề tài: “XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT” để làm đề án môn học. 2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm vận dụng lý thuyết vào thực tế để luận giải nhũng nhân tố ảnh hưởng đến XKLĐ, vai trò của XKLĐ trong công tác tạo việc làm, đánh giá tình hình thực hiện XKLĐ, những tồn tại , nguyên nhân và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ trong điều kiện hội nhập KTQT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập, cụ thể ở đây là hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phạm vi nghiên cứu: hoạt động XKLĐ – đưa lao động đi làm việc ở một số nước giai đoạn 2000 – 2007 của Việt Nam. 4. Tên đề tài và kết cấu của đề án. Tên đề tài: “ XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT”. Kết cấu đề án: Phần I: cơ sở khoa học về XKLĐ – giải pháp tạo việc làm trong tiến trình hội nhập KTQT . Phần II: Thực trạng của công tác XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động. Phần III: phương hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác XKLĐ – giải pháp tạo việc làm trong tiến trình hội nhập KTQT. PHẦN I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM. 1. Việc làm – thất nhiệp. XKLĐ là một trong những giải pháp tạo việc làm khá phổ biến đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Trước khi đi vào tìm hiểu về XKLĐ ta cần hiểu một số khái niệm liên quan như việc làm, thất nghiệp, tạo việc làm,... Việc làm. Theo nghĩa chung nhất thì việc làm được hiểu là phạm trù chỉ trạng thái phù hợp giữa số lượng lao động và điều kiện cần thiết ( vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,...) để sử dụng sức lao động đó. Theo Điều 13, Chương II, Bộ Luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm. Theo ILO – Tổ chức lao động quốc tế “ việc làm là hoạt động lao động được trả công bằng tiền và hiện vật”. Thất nghiệp. Theo đúng nghĩa của từ thì thất nghiệp là mất việc làm hay sự tách rời sức lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Theo ILO - tổ chức lao động quốc tế, thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành. 2. Tạo việc làm. Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội để kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất. Vấn đề tạo việc làm luôn được các nước quan tâm, đặc biệt đối với Việt Nam- nước có tốc độ gia tăng dân số, nguồn lao động khá cao trong khi tốc độ phát triển kinh tế còn chưa cao do hạn chế về vốn, tư liệu sản xuất còn dưới mức của nhu cầu kết hợp với sức lao động. Do vậy mà công tác tạo việc làm là rất cần thiết để góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp; đáp ứng các nhu cầu, nghĩa vụ và quyền lợi cho người đang trong độ tuổi lao động; thu nhập của người lao động tăng lên, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao... Các hướng chủ yếu trong công tác tạo việc làm của nước ta hiện nay: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng hợp lý. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của TTLĐ. - Phát huy lợi thế so sánh của đất nước tiến hành XKLĐ giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. - Hoàn thiện và phát triển TTLĐ non trẻ trong nước. - Động viên người lao động tự tạo việc làm trong các ngành nghề kinh tế. 3. Kinh tế quốc tế và hội nhập KTQT. 3.1. Khái niệm. Nền kinh tế thế giới (KTQT) là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối liên hệ hữu cơ và mối quan hệ qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với quan hệ KTQT của chúng. Hội nhập KTQT chỉ sự tham gia chủ động tích cực của một quốc gia vào quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương nhưng vẫn giữ sự kiểm soát và bản sắc riêng của nền kinh tế. Hội nhập KTQT là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo những quy định chung. 3.2. Những thuận lợi và thách thức khi hội nhập KTQT Hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa, quá trình hội nhập KTQT khẳng định Việt Nam đã có bước tiến mới trong phát triển kinh tế, nâng vị thế của mình trên trường quốc tế, có điều kiện phát huy lợi thế của đất nước khi tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế; được tiếp cận với thị trường hàng hóa và dịch vụ của các nước thành viên với mức thuế thấp, có vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định các chính sách thương mại, có điều kiện học hỏi và rút kinh nghiệm từ các nước đi trước, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, việc làm tăng lên, thất nghiệp giảm, thu nhập của người lao động tăng, chất lượng cuộc sống dần được nâng lên đáng kể,... Như vậy, tiến trình hội nhập KTQT sẽ là rất cần thiết để phát triển kinh tế, và đặc biệt với công tác tạo việc làm, người lao động Việt Nam có cơ hội tiếp cận với TTLĐ ngoài nước thông qua hoạt động XKLĐ. Bên cạnh đó Việt Nam cũng gặp những khó khăn nhất định trong quá trình hội nhập KTQT: sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn yếu trên thị trường thế giới; nguồn nhân lực nước ta chất lượng còn chưa cao, cùng với nguy cơ tụt hậu so với nền kinh tế khu vực và thế giới là rất lớn thêm vào đó là những ảnh hưởng của sự mất ổn định của môi trường kinh tế - tài chính – tiền tệ của khu vực và toàn cầu gây khó khăn cho Việt Nam trong việc lựa chọn mô hình và chính sách phát triển kinh tế. Trước những thuận lợi và khó khăn này đòi hỏi có những giải pháp cần thiết để Việt Nam phát huy những lợi thế của mình trong tiến trình hội nhập KTQT. 4. Xuất khẩu lao động. Trước khi đi tìm hiểu về XKLĐ ta cần nắm được một số khái niệm cơ bản sau: Nhập cư chủ yếu đề cập đến người lao động ( có nghề hoặc không có nghề ) từ nước ngoài đến một nước nào đó để làm việc. Xuất cư chủ yếu đề cập tới người lao động ra đi từ một nước nào đó tới nước mà họ lao động (có thể là từ quê hương hoặc từ một nước quá cảnh). Hợp tác quốc tế về lao động là thuật ngữ được sử dụng trong một số nước XHCN trong phạm vi khối SEV trước đây. Thuật ngữ này không nêu được bản chất của xuất khẩu lao động dưới hình thức không ngang giá sức lao động – một loại hàng hóa đặc biệt.(7, tr 11) Xuất khẩu lao động ( XKLĐ) là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, có tính chất thông dụng để chỉ hoạt động chuyển dịch lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nó gồm cả xuất khẩu lao động tại chỗ. Tham gia vào quá trình này gồm hai bên: bên nhập khẩu lao động và bên XKLĐ. Nghị định số 152/ 1999/ NĐ – CP ngày 20/ 9/ 1999 của Chính phủ nêu rõ: “ XKLĐ và chuyên gia là hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động tăng nguồn thu ngoại tề cho đất nước,…cùng với giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính,XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”(7, tr 11,12). Lao động xuất khẩu nói về bản thân người lao động hoặc tập thể người lao động có những độ tuổi khác nhau, sức khẻo và kỹ năng lao động khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động XKLĐ chủ yếu là nhằm mục đích đích kinh tế và nó vươn ra ngày càng nhiều TTLĐ của các nước trên thế giới. II. MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG – GIẢI PHAP TẠO VIỆC LÀM VÀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KT. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho mọi người chính là mục tiêu phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào ở bất cứ thời kỳ nào. Cùng với quá trình hội nhập KTQT thì xu thế phân công và hiệp tác lao động quốc tế là một tất yếu khách quan, trong đó XKLĐ - một hình thức của phân công lao động quốc tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối lao động giữa các quốc gia trên thế giới. Do vậy để XKLĐ không chỉ mang tính chiến lược mà còn có khả năng cạnh tranh cao thì bản thân XKLĐ đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài: Trước đây khi chưa có hoạt động XKLĐ, do nhu cầu của cuộc sống muốn nâng cao thu nhập và hiện tượng thiếu lao động ở những nước phát triển có nền sản xuất lớn đã xuất hiện hiện tượng di chuyển lao động từ vùng này sang vùng khác và từ nước này sang nước khác dưới hai dạng làm việc lâu dài và làm việc tạm thời. Như vậy việc di chuyển lao động ( ra khỏi biên giới một quốc gia) trước hết là một hiện tượng khách quan trong quy luật hoạt động của bản thân người lao động, tiếp đó là sự thúc ép về việc làm đối với nước có quá nhiều lao động và nguồn thu từ hoạt động XKLĐ mang lại và một loạt các nguyên nhân khác nữa. Đến khoảng 20 năm trở lại đây,cùng với quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế, việc đưa lao động ra nước ngoài đã được nâng lên một tầm mới cả về quy mô, hình thức và chất lượng. Đó là do nền kinh tế toàn cầu đang phát triển và chuyển biến về chất không đồng đều giữa các nước trên thế giới trên cơ sở của tiến bộ kĩ thuật và khoa học công nghệ. Từ thực tiễn ta thấy sức lao động của các quốc gia dư thừa lao động đã trở thành hàng hóa mang tính quốc tế mà các quốc gia đem đổi lấy ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy đến nay việc di chuyển lao động giữa các nước không còn là hoạt động đơn lẻ, tự phát của bản thân người lao động mà đã được thực hiện một cách có tổ chức dưới hình thức tổ chức XKLĐ của nhà nước hay tổ chức tư nhân hoạt động về XKLĐ. Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển cùng với quá trình hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng thì phân công và hiệp tác lao động cũng không ngừng phát triển. Đặc biệt là đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập KTQT là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiến hành XKLĐ sang các nước, giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời tăng nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước với mục tiêu: dân giàu – nước mạnh – xã hội công bằng văn minh. III. ĐẶC ĐIỂM CỦA XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. XKLĐ là hoạt động liên quan đến nhiều chủ thể kinh tế và quốc gia khác nhau do vậy nó cũng mang những nét đặc trưng riêng: - XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT. - XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT là hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội. - XKLĐ là sự kết hợp hài hòa giữa sự quản lý vĩ mô của nhà và sự tự chịu trách nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ XKLĐ. - XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động là một hoạt động đầy biến động. IV. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. XKLĐ của Việt Nam có hai hình thức chủ yếu đó là XKLĐ tại chỗ và hình thức XKLĐ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Trong đề án này chỉ đề cập đến hình thức XKLĐ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Hoạt động XKLĐ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc được chia thành các hình thức chủ yếu sau: - Các nhân lao động tự tìm việc làm ở nước ngoài: hình thức này ra đời sớm nhất và phổ biến đối với các nước có chung đường biên giới. - Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. - Lao động đi làm việc theo công trình thầu khoán, liên doanh, liên kết, hợp tác trực tiếp, đầu tư ra nước ngoài. - Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các Hiệp định, thỏa thuận, cam kết của Chính phủ. - Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các hợp đồng thực tập nâng cao tay nghề. Việc phân chia hoạt động XKLĐ nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý XKLĐ được dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao nhất. V. SỰ CẦN THIẾT CỦA XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KT. 1. Tính quy luật của phân công và hiệp tác lao động quốc tế. C.Mac đã nhận định: khi lực lượng sản xuất phát triển tất yếu dẫn đến sự phân công và hiệp tác lao động quốc tế ngày càng được tăng cường và hoàn thiện. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất của nền kinh tế thế giới phát triển với tốc độ chưa từng có. Sản xuất lớn chỉ đạt được hiệu quả cao khi mở rộng phân công và hiệp tác lao động trên phạm vi quốc tế. Sự phát triển mất cân đối về kinh tế giữa các quốc gia, cùng với sự phân bố dân cư và tài nguyên không đồng đều giữa các quốc gia dẫn đến một số quốc gia thiếu nguồn lực để phát triển sản xuất. Để khắc phục tình trạng trên thị trường quốc tế về các yếu tố của sản xuất ngày càng phát triển trong đó có thị trường sức lao động Với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới, quan hệ cung – cầu về lao động đã vượt ra ngoài biên giới một quốc gia trong đó bên cung sẽ là xuất khẩu còn bên cầu sẽ là nhập khẩu. Nguyên nhân của XKLĐ trên thế giới. Do tác động của các cách mạng khoa học trên thế giới, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng, sản xuất được mở rộng. Hai là, tài nguyên thiên nhiên ngày càng được khai thác với khối lượng lớn để bắt nhịp cùng sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế. Ba là, do sự chênh lệch về thu nhập và mức sống của người dân giữa các nước. Bốn là, sự gia tăng dân số, nguồn lao động không đồng đều giữa các quốc gia. Năm là tác động của xu thế kinh tế lớn của nền kinh tế thế giới – toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới cùng tiến trình hội nhập nền KTQT. Sáu là nguồn thu ngoại tệ, tăng thu ngân sách, nâng cao tay nghề lao động, giải quyết tình trạng thất nghiệp đang tăng nhanh mà hoạt động XKLĐ mang lại. 3. Điều kiện tiến hành xuất khẩu lao động. XKLĐ không chỉ là hoạt động kinh tế của một quốc gia mà có rất nhiều bên liên quan. Những bên tham gia hoạt động XKLĐ có quan hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích giữa các bên. Để đạt được điều đó và để hoạt động XKLĐ đạt được hiệu quả cao cần có những điều kiện nhất định: Thứ nhất, người lao động phải được tự do sở hữu năng lực lao động của mình và không có tư liệu sản xuất hoặc không có đủ tư liệu sản xuất để sức lao động được trở thành hàng hóa. Thứ hai, phải phá vỡ được những rào cản của quan hệ xã hội không còn phù hợp như: quan hệ phong kiến, những hủ tục lạc hậu, …. Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cùng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình hội nhập KTQT, người lao động bị quốc tế hóa. Sự di chuyển về vốn định hướng và quyết định sự di chuyển về sức lao động. Thứ tư, sự phát triển không ngừng của các loại hình giao thông và các phương tiện giao thông hiện đại đã tạo điều kiện cho sự di chuyển quốc tế sức lao động nói chung và sự phát triển của hoạt động XKLĐ. 4. Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam. Quy mô và chất lượng của LLLĐ là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XKLĐ, với quy mô lao động lớn và chất lượng lao động ngày càng được nâng cao đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thực hiện hoạt động XKLĐ. 4.1. Quy mô LLLĐ tăng với tốc độ cao. Là một nước có tỷ lệ tăng tự nhiên dân số khá cao, lực lượng lao động nước ta tiếp tục tăng với tốc độ cao. Năm 2005 LLLĐ là 44.385 nghìn người, tăng 1,143 nghìn người, với tốc độ tăng 2,64% so với năm 2004. Theo số liệu về cơ cấu theo tuổi của cung lao động qua các cuộc điều tra ( được biểu diễn ở biểu đồ hình - 1) cho thấy LLLĐ của các nhóm tuổi nhìn chung đều tăng qua các năm, đặc biệt là nhóm tuổi 25 – 54: năm 1979 là 14121 nghìn người, đến năm 1999 là 27778 nghìn người, tức là tăng 96,7%. Trước sự gia tăng nhanh chóng của LLLĐ đặt nhà nước trước những khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. BIỂU ĐỒ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC THEO CƠ CẤU NHÓM TUỔI. Hình – 1. ( Đơn vị : nghìn người ) ( 15) 4.2. Chất lượng LLLĐ Việt Nam ngày càng được nâng cao. Chất lượng của LLLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và hoạt động XKLĐ nói riêng. Chất lượng lao động được hình thành thông qua nhiều tiêu chí trong đó có hai tiêu chí thường được sử dụng: trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật lao động. Hai tiêu thức này được hình thành trực tiếp thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao. Điều này thể hiện ở số lao động có trình độ văn hóa thấp giảm dần, và lao động có trình độ văn hóa cao ngày một tăng đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn đáng kể, điều này đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động XKLĐ. Biểu 1: Cơ cấu trình độ văn hóa phổ thông của LLLĐ ( Đơn vị: % )( 15) Chỉ tiêu 2004 2005 Tăng / giảm Tổng số 100 100 1. Mù chữ. 4,44 4,04 - 0,40 2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 13,87 13,09 - 0,78 3. Tốt nghiệp tiểu học 29,73 29,09 - 0,64 4. Tốt nghiệp PTCS 32,36 32,58 + 0,22 5. Tốt nghiệp PTTH 19,60 21,21 + 1,61 Biểu 2: Cơ cấu trình độ CM - KT của LLLĐ(đvị:triệu người; %)(15) Chỉ tiêu CĐ, ĐH THCN CNKT Cơ cấu số lượng tỷ trọng số lượng tỷ trọng số lượng tỷ trọng 2004 2,08 4,8 1,89 4,4 5,78 13,3 1- 0,91-2,78 2005 2,34 5,3 1,9 4,3 6,75 15,2 1-0,82-2,89 5. Tầm quan trọng của XKLĐ Việt Nam – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhậpKTQT. Trước tiên, ta thấy hoạt động XKLĐ cho phép nước ta phát huy lợi thế so sánh về nhân công và khai thác tối đa yếu tố ngoại lực trong tiến trình hội nhập KTQT, giải quyết việc làm cho lao động trong nước, thu hút nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và các nguồn lực khác để phát triển nền sản xuất trong nước, tăng nguồn thu ngoại tệ. Thứ hai, Nghèo đói luôn luôn là kẻ thù của bất kể quốc gia nào; mà một trong những nguyên nhân của sự nghèo đói là nguồn nhân lực bị hạn chế và nghèo nàn,… Trong đó thì tình trạng nguồn nhân lực nghèo nàn hay thiếu việc làm có thể giải quyết được bằng cách XKLĐ, người lao động sẽ có thu nhập cao hơn, đời sống được cải thiện. Thứ ba, XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. XKLĐ thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ, đồng thời sau thời gian đi làm việc ở nước ngoài về tay nghề người lao động cũng được nâng lên đáng kể. Thứ tư, XKLĐ còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động xã hội theo yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập KTQT, tăng cường mở rộng giao lưu quốc tế và hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. VII. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XKLĐ VIỆT NAM – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XKLĐ song có thể phân ra thành các nhân tố trong nước và các nhân tố quốc tế. Các nhân tố trong nước gồm có: thứ nhất nhân tố thuộc về TTLĐ trong nước như tổng cung, tổng cầu, giá cả sức lao động, chất lượng lao động,… Thứ hai là các nhân tố thuộc về vai trò của nhà nước gồm chính sách XKLĐ, hệ thống pháp luật về xuất khẩu lao động, tổ chức quản lý của nhà nước đóng vai trò quyết định hiệu quả của hoạt động XKLĐ. Các nhân tố quốc tế có TTLĐ quốc tế: tình hình nền kinh tế thế giới có tác động đến thị trường sức lao động quốc tế; các chính sách kinh tế xã hội và chính sách nhập cư của mỗi quốc gia cũng tác động đến số lượng và cơ cấu lao động nhập cư, đồng thời sự cạnh tranh và giá cả sức lao động quốc tế cũng có ảnh hưởng phần nào đến thị phần và giá cả sức lao động xuất khẩu của các quốc gia tham gia XKLĐ,… Bên cạnh đó uy tín của nước XKLĐ trên trường quốc tế và có quan hệ ngoại giao thân thiết với các nước tiếp nhận lao động cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động XKLĐ. VIII. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT . Về mặt tổ chức quản lý. Tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi đồng thời phải quản lý có hiệu quả hoạt động XKLĐ bằng các chính sách pháp luật. Phải có chiến lược đưa hàng hóa sức lao động của nước mình vươn ra TTLĐ ngoài nước và giao cho các cơ quan chuyên trách của chính phủ đảm nhận; đồng thời cũng có những quy định rõ ràng về các điều kiện làm việc và sinh hoạt,… của lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2. Chính sách đối với XKLĐ. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để XKLĐ được phát triển và mở rộng như nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các chiến dịch tiếp thị, khai thác thị trường nước ngoài. Nghiên cứu TTLĐ ngoài nước và cung cấp các thông tin một cách kịp thời, chính xác sâu rộng đến lực lượng lao động thông qua các cơ quan quản lý lao động địa phương từ cấp xã phường trở đi. Có các chính sách hỗ trợ người lao động đi XKLĐ về mặt tài chính như các chương trình tín dụng cho vay với lãi xuất thấp, hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngoài,.. Phải có chính sách thông thoáng, tránh những thủ tục rườm ra để thu hút đầu tư và ngoại tệ : khuyến khích chuyển ngoại tệ về nước thông qua các kênh chính phủ. Có các kế hoạch sử dụng người lao động sau khi hết hợp đồng lao động về nước. PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XKLĐ VN - GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỂ CHẾ, MÔI TRƯỜNG XKLĐ Ở VIỆT NAM. 1. Chủ trương chính sách về XKLĐ. Sau khi đất nước kết thúc chiến tranh, cả nước cùng hăng hái đi lên đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 29/11/1980, Chính phủ ra Nghị quyết số 362/ CP về việc đưa một bộ phận lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thời hạn và bồi dưỡng nâng cao tay nghề làm việc. Từ năm 1984, Chính phủ Việt Nam chủ trương mở rộng sự hợp tác ra một số nước phi XHCN.(5, tr33) Sau hơn 20 năm xây dựng đất nước, trải qua không ít khó khăn, ngày nay kinh tế xã hội nước ta ngày một khởi sắc. Và các chính sách về phát triển XKLĐ ngày càng được sửa đổi cho phù hợp hơn. Ngày 02 tháng 4 năm 2002, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 11 tiếp tục thông qua việc sửa đổi, bổ sung 56 nội dung của Luật Lao động 1994 nhằm mục đích thúc đẩy sự hình thành và phát triển TTLĐ trong nước và tạo hành lang pháp lý cho đẩy mạnh XKLĐ. Ngày 17/7/2003, Chính phủ ban hành nghị định số 81/2003/ NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về XKLĐ. Ngày 11 tháng 11 năm 2005, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 14/ 2005/ NĐ – CP, “Về việc quản lý người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài”.( 5, tr33) 2.Cơ chế quản lý XKLĐ ở Việt Nam. Từ năm 1990 trở về trước cơ chế quản lý hoạt động XKLĐ của Việt Nam còn mang năng tính bao cấp, cồng kềnh, kém hiệu quả, chưa tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh của các tổ chức hoạt động XKLĐ. Sau khi Việt Nam thực hiện các chính sách mở cửa ( từ năm 1991 trở đi), nhà nước đã có những biện pháp cải tiến phương thức quản lý hoạt động XKLĐ, tách bạch giữa quản lý và tổ chức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ: Bộ LĐTBXH là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về XKLĐ; Các bộ, ngành trung ương: Các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động XKLĐ có nhiệm vụ cùng phối hợp với bộ Lao động thực hiện chiến lược XKLĐ, tạo các điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động lao động được phát triển; Các tổ chức trực tiếp hoạt động XKLĐ: Doanh nghiệp XKLĐ là chủ thể quan trọng nhất trực tiếp thực hiện XKLĐ. Từ tháng 8/2003 đến nay, thực hiện Nghị định 81/2003/ NĐ – CP , ngoài các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần mà nhà nước giữ cố phần chi phối, các doanh nghiệp thuộc các tổ chức Chính trị - xã hội, các doanh nghiệp tư nhân cũng được cấp giấy phép XKLĐ với các điều kiện nhất định; nhà nước ta khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia tìm kiếm, khai thác và đào tạo việc làm ở ngoài nước cho người lao động phù hợp với luật lao pháp quốc tế, luật pháp nước sở tại và luật pháp Việt Nam( 5, tr 37). NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TIẾN HÀNH XKLĐ VIỆT NAM – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. Những thuận lợi: Việt Nam là nước giàu tài nguyên thiên nhiên, có nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời là nước có nền chính trị khá ổn định cùng với quá trình hội nhập KTQT thì đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát huy lợi thế của mình để phát triển kinh tế đặc biệt là tham gia vào quá trình phân công và hiệp tác lao động quốc tế - XKLĐ đồng thời thu hút đầu tư, cải thiện tình hình đầu tư trong nước. Những khó khăn và thách thức: Bên cạnh những thuận lợi trên, trong tiến trình hội nhập KTQT Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, cụ thể: kinh tế thị trường còn non trẻ, lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 70% tổng số; cơ sở vật chất còn lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, trình độ của người lao động thấp… dẫn đến năng suất lao động chưa cao, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài là rất thấp; ngoài những lợi ích thu được từ quá trình hội nhập KTQT thì cũng đồng nghĩa với Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước trên thế giới và hoạt động XKLĐ cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Trước những khó khăn và thách thức trên buộc nước ta phải có hướng đi đúng đắn để phát triển nền kinh tế đất nước. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XKLĐ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2005. Tình hình lao động có việc làm 2000 – 2005. Kinh tế nước ta ngày càng phát triển, sản xuất được mở rộng đặc biệt là khi gia nhập nền kinh tế thế giới, đây là điều kiện quyết định đến việc làm của lao động. Lao động có việc tăng lên theo từng năm và tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ LLLĐ; năm 2005, lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng 1.127,5 nghìn người với tốc độ tăng 2,4% so với năm 2004. Trong đó số người lao động trong độ tuổi có việc làm là 40.898,4 nghìn người, và lao động nữ trong độ tuổi lao động có việc làm là 19.480,5 nghìn người – chiếm 47,63% tổng số lao động có việc làm. Phân theo ngành kinh tế thì lao động có việc làm trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn lớn về số lượng và tỷ trọng được thể hiện ở Biểu 3: Lao động làm việc chia theo nhóm ngành kinh tế. Biểu 3: Lao động làm việc chia theo nhóm ngành kinh tế. ( đơn vị: %).(15) Chỉ tiêu 2004 2005 Số lượng ( 1000 người ) Tỷ lệ ( % ) Số lượng ( 1000 người ) Tỷ lệ ( % ) Tổng số 42.316,0 100,0 43.456,6 100,0 1. Nông – lâm – ngư nghiệp 24.497,9 57,9 24.677,0 56,8 2. Công nghiệp 7.343,2 17,3 7.769,6 17,9 3. Dịch vụ 10.475,0 24,8 11.010,0 25,3 Việc tạo việc làm cho người lao động thông qua hoạt động của TTLĐ vẫn còn là một vấn đề mới mẻ đối với nước ta. Trong số các giải pháp tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập KTQT như hiện nay thì XKLĐ là một giải pháp giải quyết việc làm khá hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế và xã hội to lớn cho Việt Nam. 2.Tình hình XKLĐ của Việt Nam theo cơ cấu tuổi, giới tính và ngành nghề. Cơ cấu tuổi và giới tính: LLLĐ của Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động đã qua đào tạo nghề và các trường chuyên nghiệp còn thấp, do vậy mà lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu làm công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn. Từ thực tế trên lao động đi XKLĐ chủ yếu là nam và trong độ tuổi từ 21 – 45 tuổi, lao động nữ đi XKLĐ chủ yếu là làm công việc dịch vụ gia đình và xã hội: giúp việc gia đình,… Cơ cấu ngành nghề: Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là chưa qua đào tạo ( chỉ có 35,5% lao động trên tổng số lao động đi làm việc trong các nhà máy là được đào tạo trước khi đi) đi làm việc trong khoảng 30 nhóm ngành khác nhau thuộc các lĩnh vực: xây dựng, công nghiệp nhẹ, vận tải biển và đánh bắt thủy sản, chế biến thực phẩm,… Biểu 4: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo cơ cấu ngành nghề 1998 - 2005.(15) Đơn vị: người Nước Ngành nghề Lào Malaysia Singapore Đài Loan Nhật Hàn Quốc LB Nga Công nghiệp 3.573 57.563 0 31.143 12.346 17.254 1.200 Xây dựng 14.540 27.400 0 9.455 3.519 2.974 0 Dịch vụ 424 0 365 55.123 0 449 3.258 Lâm nghiệp 9.816 398 0 0 0 0 0 Ngành khác 6.672 2.913 204 24.123 206 12.510 0 Tổng 35.026 88.274 569 119.745 16.071 33.187 2.485 Sau khi kết thúc hợp đồng trở về nước hầu hết những người lao động này có trình độ tay nghề được nâng lên đáng kể; có nề nếp, tác phong làm việc công nghiệp, có tinh thần trách nhiêm cao,.. đây là nguồn nhân lực có chất lượng rất có ích cho nền sản xuất trong nước do vậy nhà nước cần phải có các chính sách, kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực này tránh lãng phí. 3. Số lượng lao động đi xuất khẩu của Việt Nam giai 2000 – 2005. Số lượng lao động đi làm việc ngày một tăng nhanh qua các năm. Năm 2001, số lao động đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam bằng 114,93% so với năm 2000, năm 2002 là 127% so với năm 2001. Năm 2003, XKLĐ đã tạo việc làm cho hơn 75.000 lao động thì đến năm 2006 là 78.885 lao động. Năm 2006, cả nước đã đưa 78.885 lao động đi làm việc ở nước ngoài, bằng 105% kế hoạch. Tính đến 2006, đã có khoảng 400 ngìn lao động đi làm việc ở hơn 40 nước và khu vực trên thế giới, hàng năm thu xấp xỉ 1,6 tỷ USD và rất nhiều lợi ích khác cho các bên tham gia XKLĐ. Nhìn lại suốt quá trình phát triển của hoạt động XKLĐ Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc góp phần to lớn trong công tác tạo việc làm cho người lao động và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kết quả này được thể hiện trong Biểu 5: Dân số, lao động, việc làm và XKLĐ giai đoạn 1996 – 2004.( 5, tr 47) Như vậy bình quân mỗi năm XKLĐ đã giải quyết việc làm cho gần 6,8 vạn lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thu nhập cho người lao động, dần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Biểu 5: Dân số, lao động, việc làm và XKLĐ giai đoạn 1996 – 2004.( Đvị: người ) Năm Dân số LLLĐ Lao động có việc làm Lao động chưa có việc làm XKLĐ Số lượng So với LLLĐ So với thất nghiệp 1 2 3 4 5=3-4 6 7=6:3 8=6:5 2002 79.727.400 40.716.856 39.289.638 1.427.218 46.122 0,11 3,23 2003 80.902.400 41.313.288 39.585.007 1.728.281 75.000 0,18 4,34 2004 82.032.300 43.255.259 42.329.025 926.234 67.447 0,16 7,28 2005 44.450.588 43.456.600 993.988 86.000 0,19 8,65 bquân 42.433.998 41.165.067 1.268.931 68.642 0,16 5,87 4. Thị trường lao động xuất khẩu. Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng lên và thị trường ngày càng mở rộng ra các nước. Trước đây lao động Việt Nam chủ yếu đi làm việc ở khu vực Trung đông như Irac, Libin, Cô oét,… và hiện nay hàng hóa sức lao động đã vươn ra những thị trường tiềm năng trong khu vực như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Khi Việt Nam gia nhập KTQT và trong tương lai lao động Việt Nam sẽ có cơ thâm nhập sâu hơn vào thị trường lao động thế giới. Tính đến nay lao động Việt Nam đi làm việc ở hơn 40 quốc gia. Thị trường lao động Việt Nam làm việc nhiều nhất vẫn là Malaysia, kế đến là thị trường lao động của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và tiểu vương quốc Ả Rập thống,… Biểu 6: XKLĐ Việt Nam giai đoạn 1998 – 2006. ( đơn vị: người)(15) nước/năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Lào 833 7900 5072 4143 5632 6791 8400 8440 Malaysia 1 51 0 19965 40000 15889 24722 26200 Bruney 0 0 0 79 0 0 0 Singapore 45 84 280 0 7 106 0 Đài Loan 309 8500 21809 13191 30000 29980 31518 33000 H.Quốc 4513 6940 5484 1190 4326 5959 6550 6650 Nhật 1811 1355 1798 2202 2400 2840 3538 3560 Khác 14363 6640 1725 5052 2642 5875 11272 12830 Tổng 21875 31470 36168 45822 85077 67440 86000 88560 Thị trường lao động Malaysia: có thể nói năm 2002 là năm “được mùa” của XKLĐ Việt Nam, ngoài những thị trường XKLĐ cũ thì Malaysia là một trường mới đầy tiềm năng đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Tháng 2/ 2002 chính phủ Malaysia đồng ý tiếp nhận thêm lao động của một số nước trong đó có Việt Nam. Thị trường Malaysia có rất nhiều điều kiện thuận lợi như: khoảng cách không xa về địa lý, điều kiện khí hậu tương đồng, quan hệ hữu nghị hợp tác song phương giữa Việt Nam và Malaysia ngày càng tốt đẹp. Song bên cạnh đó XKLĐ cũng gặp phải những khó khăn nhất định: sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán,… Tính đến ngày 5/12/2002 lao động việt Nam làm việc ở Malaysia là 19.025 trong đó có1.260 lao động nữ chiếm 6,62%. Lao động việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành sản xuất chế tạo 8.955 người chiếm 47,07%, xây dựng 3626người,…đến năm 2004 tổng số lao động Việt Nam làm việc ở Malaysia lên đến 86.041 người. trước những tiềm năng to lớn của thị trường này chính phủ cần có các chính sách, kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu khai thác thị trường để đạt hiệu quả cao nhất trong XKLĐ. Thị trường Nhật Bản – Hàn Quốc – Đài Loan: lao động Việt Nam lao động ở thị trường các nước Hàn Quốc, Đài Loan năm 2006 được biểu hiện ở Biểu7.(3) Biểu 7: lao động Việt Nam đi XKLĐ tại Đài Loan, Hàn quốc 2006 STT Chỉ tiêu Số lao động( người) 1. Đài Loan 81.684 - người giúp việc 61.463 - l.động công xưởng 18.463 - thuyền viên 1.143 - xây dựng 615 2. Hàn Quốc 45.000 Riêng đối với Nhật bản, lao động đi làm việc dưới hình thức sinh viên tu nghiệp. Tính đến năm 2005 Việt Nam đã thực hiện đưa 15.041 tu nghiệp sinh tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp theo 7 nhóm ngành gồm nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí, kim loại, tổng hợp. Thu nhập ròng của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản khá cao, năm thứ nhất khoảng 500- 700 USD/ tháng, có những tu ngiệp sinh thu nhập đạt 1.700USD / tháng. Trước những kết quả đạt được từ hoạt động XKLĐ của Việt Nam tại các thị trường này đặt Chính phủ và các tổ chức hoạt động XKLĐ cần có những biện pháp để duy trì và phát triển hoạt động này để mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. Những vấn đề tồn tại: - Các doanh nghiệp chưa đủ mạnh để tạo ra sức cạnh tranh trên TTLĐ quốc tế nên chưa vào được các thị trường có nhu cầu sử dụng lao động lớn. - Quản lý về chuyên môn và tài chính các chi nhánh của công ty hoạt động XKLĐ còn chưa chặt chẽ, còn tình trạng thu tiền phí lớn hơn phí quy định. - Các hợp đồng ký kết không chặt chẽ chỉ thiên hướng mở rộng thị trường và có những cạnh tranh nội bộ không lành mạnh. - Công tác quản lý bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài còn lỏng lẻo, còn bỏ mặc cho cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại. - Thị trường XKLĐ và chuyên gia tuy được mở rộng song chưa ổn định và tập trung. - Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ trong quản lý hoạt động XKLĐ. - Chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài còn chưa cao về tay nghề và ý thức trách nhiệm cùng chưa có tác phong làm việc công nghiệp. Nguyên nhân: có hai nguyên nhân có bản - XKLĐ là một lĩnh vực kinh tế xã hội đặc thù, còn mới mẻ, nước ta còn chưa có nhiều kinh nghiệm lại nóng vội chưa xem xét nghiên cứu thật kỹ trước khi triển khai, qua quá trình thực hiện lại chậm tổng kết rút ra kinh nghiệm. - Chưa có chủ trương và chỉ đạo XKLĐ nhất quán, trong thời gian dài còn xem nhẹ mục tiêu kinh tế, xem nhẹ khả năng thu ngoại tệ, chưa có hành động nhịp nhàng và thống nhất. PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC. Dự báo về đặc điểm và xu hướng phát triển xuất khẩu lao động trong thời gian tới. - Mở rộng địa bàn XKLĐ cho các nước có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam. - Đẩy mạnh XKLĐ theo hình thức “ xen ghép”. - Tăng cường quan hệ và kí kết các hợp đồng cung ứng lao động đồng bộ. Tùng bước tiếp cận học tập kinh nghiệm của các nước phát triển. - Mở rộng và tạo điều cho mọi cá nhân có thể đi làm việc ở nước ngoài. Quan điểm nâng cao hiệu quả của công tác XKLĐ Việt Nam - giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT. Việc nâng cao hiệu quả của hoạt động XKLĐ Việt Nam cần phải dựa trên những quan điểm chủ yếu sau: - XKLĐ góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập KTQT. - XKLĐ phải đảm bảo giải quyết việc làm ngoài nước cho số lượng lớn lao động , nhất là lao động phổ thông và lao động nông thôn. - XKLĐ phải nhằm nâng cao thu nhập của người lao động; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản phí dịch vụ góp phần tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước, tổng thu nhập quốc gia, tăng dự trữ ngoại tệ, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. - XKLĐ phải đảm bảo số lượng và chất lượng lao động theo yêu cầu của các nước sử dụng lao động. - XKLĐ góp phần khám phá và tiếp cậ các bí quyết công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, quản lý phục vụ cho chiến lược “ đi tắt, đón đầu” trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế. - XKLĐ góp phần hình thành và phát triển cộng đồng Việt Nam trên phạm vi toàn cầu và tăng cường sự hợp tác vì phát triển giữa Việt Nam và các nước. XKLĐ phải đa dạng về hình thức với nhiều thành phần kinh tế tham gia đến mọi quốc gia và vùng lãnh thổ với mọi ngành nghê mà không làm ảnh hưởng đến giá trị và nhân phẩm của con người Việt Nam. Định hướng chính và chủ yếu trong thời gian tới. Định hướng chính: xác định hoạt động XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động quan trọng có tính chiến lược lâu dài trong việc giải quyết việc làm cho người lao động; tăng cường đầu tư để hoạt động XKLĐ được phát triển và ngày càng mở rộng ra thị trường các nước khác tiềm năng. Định hướng chủ yếu: mở rộng thị trường ra các nước có nhu cầu, mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các nước, tăng nguồn thu cho ngân sách và thu nhập của người lao động. Mục tiêu. Trong giai đoạn tới mục tiêu đạt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT là ngày càng mở rộng hoạt động XKLĐ sang các nước, tiếp tục duy trì tốt TTLĐ ngoài nước sẵn có, đồng thời vươn ra nghiên cứu các thị trường mới đầy tiềm năng như các nước Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc,… Mục tiêu năm 2007 đưa được 80 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời tăng cường công tác quản lý hoạt động XKLĐ để đạt hiệu quả cao nhất. II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. Một số giải pháp pháp lý nhằm thúc đẩy XKLĐ. - Đưa nhiệm vụ XKLĐ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và kế hoạch hàng năm để trình quốc hội. - Nghiên cứu ban hành một quy trình làm thủ tục xuất nhập cảnh riêng cho người lao động xuất khẩu. - Xây dựng cơ chế cho vay tín dụng từ các nguồn vốn quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo và các nguồn vốn khác để cho các đối tượng nghèo và các đối tượng chính sách vay với lãi xuất ưu đãi. - Sửa đổi bổ sung chế độ bảo hiểm đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, cũng như cácchính sách, chế độ đối với người hoàn thành hợp đồng lao động về nước. - Ban hành các chính sách, chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với mọi đối tượng có liên quan đến hoạt động XKLĐ. - Cần có các chính sách về dịch vụ, văn hoá để phục vụ cộng đồng lao động ở nước ngoài và giao cho cơ quan chức năng hiện nay là bộ văn hoá kết hợp với đại xứ quán ở các nước có lao động việt nam làm việc thực hiện. - Cần có chính sách hỗ trợ các tổ chức XKLĐ trong việc đào tạo, giáo dục định hướng người lao động xuất khẩu. - Thành lập hiệp hội XKLĐ để các tổ chức XKLĐ đi làm việc ở nước ngoài có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và bảo vệ quyền lợi cho nhau. - Hoàn thiện hệ thống quản lý XKLĐ. 2. Giải pháp tổ chức thực hiện XKLĐ của Việt Nam – giải pháp tạo việc làm trong tiến trình hội nhập KTQT. Củng cố và phát triển TTLĐ ngoài nước: trước tiên đó là đẩy mạnh đàm phán và ký kết các hiệp định và thỏa thuận song phương về lao động với các nước có TTLĐ tiềm năng. Chính phủ thực hiện tốt vai trò quản lý hoạt động XKLĐ và ban hành các chính sách để thúc đẩy hoạt động lao động XKLĐ, thanh tra kiểm tra hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp. Duy trì quan hệ ngoại giao hữu nghị hợp tác với các nước, đại sứ quán của Việt Nam tại các nước có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về lao động và TTLĐ Việt Nam cho các cơ quan chức năng của nước sở tại. Mở các lớp, khóa học đào tạo nâng cao ý thức và tay nghề và trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài để giảm dần tình trạng lao động bỏ việc, trốn việc. Giáo dục ý thức và tinh thần trách nhiệm của người lao động đi làm việc. Nâng cao uy tín của các doanh nghiệp và sức cạnh tranh của hàng hóa sức lao động Việt Nam. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ hoạt động đạt hiệu quả cao. Có những chính chiến lược, kế hoạch XKLĐ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thị trường, đồng thời phải có những thỏa thuận đảm bảo lợi ích cho người lao động đi làm việc nước ngoài KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu về vấn đề XKLĐ và chuyên gia trong tiến trình hội nhập KTQT của nước ta thấy chất lượng lao động của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới mặc dù chất lượng lao động đã ngày một nâng cao. Điều này gây cản trở lớn đối hoạt động XKLĐ, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sức lao động Việt Nam trên thị tường quốc tế. Chính vì vậy Đảng và nhà nước cần có những chiến lược, chính sách và giải pháp để tăng cường công tác quản lý và hiệu quả của hoạt động XKLĐ. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những giải pháp trên mong rằng hoạt động XKLĐ sẽ đạt được những kết quả to lớn trong thời gian tới. Qua đây em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Thị Thu, các thầy cô và các bạn sinh viên lớp Kinh tế Lao động đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức còn có hạn nên không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Điều tra lao động việc làm qua các năm 2000 - 2006 2. Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng (2002 )- Giáo trình Kinh tế quốc tế - NXB Lao động Xã hội, 2002. 3. Giáo trình Kinh tế Lao động ( 1991) – NXB Lao động, 1991. 4. Hiệp hội XKLĐ Việt Nam – Bản tin số 10, tháng 4/2006 5. Hiệp hội XKLĐ Việt Nam – Bản tin số 11, tháng 6/2006 6. Luận văn thạc sĩ “ nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT” 7. PGS . TS Trần Thị Thu ( 2003) – Tạo việc làm cho người lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa – NXB Lao động, 2003 8. PGS . TS Trần Thị Thu ( 2006) – Nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay – NXB Lao động, 2006. 9. Tạp chí Lao động và Xã hội số 292 ( từ 1 – 15/8/2006), trang 2 – 5 10. Tạp chí Lao động và Xã hội số 300 ( từ 1 – 15/12/2006), trang 11 -12; trang 13 – 14. 11. Tạp chí Lao động và Xã hội số 303 ( từ 16 – 31/1/2007), trang 9 – 11,21; trang 13 – 14. 12. Tạp chí Lao động và Xã hội số 310 ( từ 1 – 15/5/2007), trang 49 – 51. 13. Việc làm ngoài nước số 1/ 2005 – Cục quản lý lao động ngaoif nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 14. Việc làm ngoài nước số 5/ 2004 – Cục quản lý lao động ngaoif nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 15. Việc làm ngoài nước số 6/ 2004 – Cục quản lý lao động ngaoif nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0186.doc
Tài liệu liên quan