Lời Mở Đầu
Thủy sản đã và đang trở thành một ngành đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho đất
nước là cũng là một ngành mới được quan tâm phát triển trong thời gian gần đây nhưng nó đã
chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân và trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước. Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
hàng năm mang lại cho đất nước gần 2 tỷ USD. Năm 2001, 2002 thủy sản là một mặt hàng
đứng thứ ba về xuất khẩu, chỉđứng sau dầu thô và dệt may.Với việc tham gia vào thị trường
thế giới, ngành thủy sản Việt Nam đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược, sản phẩm
thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 60 nước trên thế giới và đến năm 2003 là 75 nước. Trong đó
xuất khẩu trực tiếp tới 22 nước, một số sản phẩm đã có uy tín tại một số thị trường quan
trọng.
Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc trên thế giới về xuất khẩu thủy
sản. Thủy sản Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển: về vị trí địa lý và điều
kiện tự nhiên ưu đãi cùng với những chính sách hợp lý của Chính phủ và sự năng động sáng
tạo của hàng ngàn đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản, hàng triệu lao động trong nghề cá,
trong những năm qua, ngành thủy sản Việt nam đã thực sự có một chỗđứng ngày một vững
chắc trên thị trường thế giới, góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong nước, giải quyết công ăn
việc làm và làm đổi mới đời sống nhân dân cho các tỉnh ven biển. Nhưng sự phát triển của
ngành thủy sản lại gắn liền với những thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU mà không
quan tâm đến những thị trường khác trong khu vực. Sau vụ kiện cá tra, cá basa thất bại và
cũng như vụ kiện tôm gần đây đối với thị trường Mỹ thì vấn đề thị trường nên được quan tâm
xem xét một cách đúng mức hơn. Có nhiều thị trường cho thủy sản của nước ta thâm nhập:
Trung Quốc và đặc khu kinh tế Hồng Kông có nhiều tiềm năng cho thủy sản nước ta. Nhu
cầu tiêu dùng thủy sản ởđây lớn và đang tăng nhanh với chủng loại và sản phẩm đa dạng, từ
các sản phẩm có giá trị rất cao như cá sống cho đến các loại có giá trị thấp như cá khô. Với
1,3 tỷ dân cùng một nền kinh tế phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, đời sống vật
chất của người dân cho nhu cầu ngày một tăng. Theo nghiên cứu, trong bữa ăn của người dân
Trung Quốc ngày càng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản. Trung Quốc không đòi
hỏi cao về an toàn chất lượng và vệ sinh thực phẩm như EU, Mỹ. Trung Quốc được coi là
một thị trường dễ tính, thị trường này châp nhận tiêu thụ cả những sản phẩm xuất khẩu đi EU
bị trả lại do bao bì hư. Hơn nữa ngoài nhu cầu nhập khẩu đểđáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước, Trung Quốc còn có nhu cầu nhập khẩu để tái xuất. Có thể nói đây là một thuận
lợi căn bản cho các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản của Việt Nam. Đối với thị
trường Trung Quốc khi chúng ta thâm nhập rất nhiều thuận lợi mà đặc biệt là đối với ngành
thủy sản của nước ta: chúng ta có thể khai thác mối quan hệ kinh tế lâu dài của hai nước,
đường biên giới chung giữa hai quốc gia, kinh nghiệm phát triển thủy sản . Vậy đâu phải thị
trường thủy sản sản của Việt Nam chỉ giành cho Mỹ, Nhật Bản, EU. Trong những năm qua
kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc ngày một tăng- năm sau
cao hơn năm trước. Ngành thủy sản đã xác định Trung Quốc là thị trường tiềm năng cần khai
thác của thủy sản Việt Nam cần phải phát triển. Để hiểu rõ hơn về những bước phát triển của
ngành thủy sản trong thời gian qua, về thị trường Trung Quốc cũng như tiềm năng lớn của
thị trường này đối với ngành thủy sản Việt Nam – Em đã chọn đề tài này để viết đề án môn
học.
Trong quá trình tìm hiểu và viết đề án, có rất nhiều vấn dề em không hiểu, cũng như
không biết cách giải quyết những vướng mắc. Em xin gứi lời cảm ơn của mình tới T.S Phan
Tố Uyên – Người đã giúp em giải quyết những vướng mắc, hiểu rõ hơn về những vấn đề liên
quan đến đề tài mà mình đã chọn và hoàn thành tốt hơn đề án môn học Kinh Tế Thương Mại.
Mục lục
Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc.
I.Khái quát chung về xuất khẩu hàng hóa.
1.Khái niệm về xuất khẩu.
2. Ich lợi của xuất khẩu.
3. Nhiệm vụ của xuất khẩu.
II. Họat động xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam.
1.Nội dung của họat động xuất khẩu thủy sản.
2.Tổ chức quản lí hoạt động xuất khẩu thủy sản.
III. Thị trường Trung Quốc và các nhân tốảnh hưởng tới việc xuất khẩu thủy sản
sang thị trường Trung Quốc.
1. Thị trường Trung Quốc.
a. Đặc điểm về kinh tế.
b. Đặc điểm về chính trị.
c. Đặc điểm về luật pháp.
d. Đặc điểm về văn hóa con người.
2. Thị trường thủy sản Trung Quốc.
a. Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản Trung Quốc.
b. Tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản Trung Quốc.
c. Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản Trung Quốc.
d. Nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng thủy sản Trung Quốc.
e. Hệ thống phân phối thủy sản Trung Quốc.
f. Quy chế quản lí nhập khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc.
3. Những nhân tốảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường
Trung Quốc.
a. Những nhân tố thuận lợi.
b. Những nhân tố bất lợi.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc.
I. Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam.
1. Tình hình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.
a. Tiềm năng phát triển ngành thủy sản Việt Nam. b. Những đóng góp cua ngành thủy sản Việt Nam trong những năm qua đối
với nền kinh tế quốc dân.
2. Kết quả xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam trong những năm vừa qua.
a. Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
b. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
c. Cơ cấu hàng xuất khẩu.
d. Giá hàng thủy sản xuất khẩu.
I. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời
gian qua.
1. Kim ngạch xuất khẩu.
2. Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu.
3. Phương thức xuất khẩu.
4. Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản.
5. Hoạt động hỗ trợ của ngành thủy sản Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất
khẩu vào thị trường Trung Quốc.
6. Sự tác động của cơ chế chính sách hiện tại của Việt Nam đối với xuất khẩu
thủy sản vào thị trường Trung Quốc.
II. Những kết luận rút ra qua nghiên cứu xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc.
1. Thành tựu đạt được.
2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những vấn đềđó.
Chương III: Một số biện pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc.
I. Phương hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
II. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
a. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
b. Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
c. Biện pháp nâng cao tính cạnh tranh mặt hàng thủy sản.
d. Hoàn thiện phương thức xuất khẩu hàng thủy sản.
e. Nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trong ngành thủy sản.
f. Giải pháp hỗ trợ từ phía nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triệu USD, năm 2002 đạt 500 triệu USD, chIếm tỷ trọng 27%.Năm 2003 xuất khẩu vào
21
thị trường này tăng 6% so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng 26,4% kim ngạch xuất khẩu
thủy sản Việt Nam.
+ Thị trường EU có 15 thành viên với 337 triệu dân. GDP hơn 9.000 tỷ USD/năm,
tiêu thụ mạnh các mặt hàng thủy sản có chất lượng cao. Hàng thủy sản Việt Nam xuất
khẩu vào thị trường EU những năm 90 xếp vào danh sách II, đến năm 2000 đưa lên danh
sách I. Thị trường EU không phải là đồng nhất mà là của những nước khác biệt, trên thực
tế các nhóm dân cư, các vùng địa lý có những nét đặc trưng ẩm thực khác nhau. Do đó
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này chỉ ổn định trong khoảng
80 – 100 triệu USD. Năm 2003 xuất khẩu vào EU tăng 60% nhưng chỉ chiếm tỷ trọng
trên 5,5%
Bảng1. Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt nam phân bố theo thị trường( % )
Thị trường 1997 2000 2001 2002
Nhật Bản 50 33 26 27
EU 10 7 6 3
Mỹ 5 21 28 32
Trung quốc 14 20 18 15
Các nước khác 21 19 22 23
Tổng 100 100 100 100
Nguồn: Bộ Thủy Sản.
Trung Quốc và Hồng Công là hai thị trường có nhiều tiềm năng. Do vị trí gần Việt
Nam, nhu cầu tiêu dùng thủy sản lớn và đang tăng nhanh với nhiều chủng loại sản phẩm đa
dạng, từ các sản phẩm có giá trị rất cao như các loài cá sống cho đến các loại sản phẩm thấp
như cá khô. Những nước này không đòi hỏI cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
như EU, Mỹ. Việc Trung Quốc ra nhập WTO cũng tạo điều kiện cho hàng thủy sản của ta đi
nhanh vào thị trường này do Việt Nam được hưởng thuế suất như thành viên của WTO. Đây
là cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tIếp cận, song gIá thường thấp và bị ép giá quá
nặng nên nhiều khi có khách hàng, có hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thể
bán được hàng. Hơn nữa Thái Lan, Hông Công, Singapore, Đài Loan có công nghệ chế biến
khác cao nên họ chỉ có ý định nhập thủy sản ở dạng nguyên liệu hoặc sơ chế nên tỷ trọng
hàng tinh chế ở khu vực này còn thấp.
Đối với một số thị trường như Indonesia, Philippines (và thêm cả bắc phi ) khối lượng
và kim ngạch thủy sản của ta còn thấp, các mặt hàng không đa dạng. Nguyên nhân là do khả
năng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ của Việt Nam và các nước này tương đối giống nhau.
Các nước châu á là thị trường rất quan trọng, chIếm gần 30% tổng kim ngạch xuất
khẩu của ta. Tuy nhiên ở những thị trường này còn tồn tại một nghịch lí là mặc dù không xa
về mặt địa lý nhưng khả năng bán sản phẩm thủy sản Việt Nam ở đây còn yếu. Nếu chịu khó
đi sâu tìm tòi khách hàng là các nhà phân phối cho thị trường bản địa thì việc nâng cao tỷ
trọng các sản phẩm giá trị gia tăng, các sản phẩm chế biến đóng gói nhỏ bán ở các siêu thị
không phải là quá khó khăn.
Nghiên cứu về thị trường xuất khẩu thủy sản cho thấy hầu hết các doanh nghiệp Việt
Nam đều cùng lúc xuất qua nhiều thị trường, nhất là Mỹ, Nhật, EU, sau đó là thị trường
Trung Quốc, chỉ có một số ít các doanh nghiệp chuyên xuất sang thị trường khác: Kết quả
khảo sát 132 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản cho thấy.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của một số doanh nghiệp được chọn khảo sát.
22
b. Kim ngạch xuất thủy sản Việt nam
Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở trên 60 quốc gia và FAO xếp thứ 15 trong
các cường quốc xuất khẩu thủy sản, là nhà xuất khẩu tôm đứng vị trí thứ 3 vào thị trường
Nhật Bản, đứng thứ 5 vào thị trường Mỹ. Năm 2002 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp rất
nhiều khó khăn: quí I chỉ đạt 323,218 triệu USD, tương đương 90,88% so với cùng kỳ năm
2001. Sáu tháng đầu năm kim ngạch đạt 816 triệu123, tương đương 98% so với cùng kỳ năm
2001. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã hoàn thành vượt mức theo
kế hoạch đề ra: giá trị đạt 2,24 tỷ USD.
Nguồn: Bộ thương mại.
c. Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu .
- Năm 2001 về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm: thủy sản khác
40,1%, cá các loại 28,28%. Tôm đông lạnh chiếm 20,85%. Mực đông lạnh 5,62%. Số liệu
ước thực hiện 7 tháng như sau: thủy sản khác 39,41%, các các loại 28,26%. Tôm đông
lạnh chiếm 20,82%, Mực đông chiếm 20,82%.
Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu (1996- 2001 ).
Năm
Cá
đông lạnh
Mực
đông lạnh
Tôm
đông lạnh
Mực
khô
Thủy sản
khác
1996 29,7 20,2 51,1 5,9 15,2
1997 81,0 40,0 68,2 6,4 41,4
1998 69,7 60,8 431,2 9,4 59,8
1999 89,9 73,9 225,6 11,6 83,6
2000 127,9 89,7 301,5 19,8 117,4
Thị trường Mỹ Nhật EU Cả ba thị trường
Trung
Quốc
Các thị trường
khác
Số doanh nghiệp 125 128 130 125 35 28
Tỷ trọng ( %) 94,7 96,9 98,4 94,7 26,5 21,2
Năm Giá trị kim ngạch XK thủy sản Việt Nam ( triệu USD ) Tốc độ tăng trưởng
1991 285 6,3
1992 307,5 7,89
1993 427,2 38,93
1994 551 28,98
1995 621,4 12,78
1996 697 12,17
1997 728 12,2
1998 858,6 9,72
1999 971 14,80
2000 1.475 1,68
2001 1.75 19,3
23
2001 141,3 100,1 398,7 21,5 168,3
Nguồn: Bộ thủy sản.
d. Giá hàng thủy sản xuất khẩu.
Nhìn chung thấp chỉ bằng 70% mức gá sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Indonesia
nhưng vẫn không cạnh tranh nổi với hàng của các nước xuất khẩu khác. Tuy Việt Nam có
nhiều lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu: tài nguyên thủy sản phong phú, điều kiện khí
hậu đất đai thuận lợi, giá lao động rẻ… nhưng trình độ khoa học và công nghệ thấp, cơ sở
hạ tầng yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong quản lý khiến cho lợi thế so sánh trong xuất
khẩu thủy sản giảm sút nhiều và không đạt được hiệu quả mong muốn vì giá thấp.
Xu hướng tăng giá quốc tế hàng thủy sản trong thời gian tới vẫn tiếp tục do khả năng
cung không thỏa mãn cầu, do tăng chi phí và tăng gIá lao động, thay đổi cơ cấu dạng sản
phẩm thủy sản theo hướng tăng tỷ trọng hàng thủy sản ăn liền và các hàng thủy sản cao
cấp khác… Từ nhận định này, xét trên các đặc thù xuất khẩu của Việt nam về cơ cấu dạng
sản phẩm xuất khẩu, về gIá xuất khẩu so với giá cả trung bình của thế giới và về các
tương quan khác cho thấy ta có thể cải thịên giá xuất khẩu của hàng thủy sản từ mức thấp
hiện nay và nâng mức giá trung bình hàng xuất khẩu hàng thủy sản lên tối thiểu bằng
75%- 85% mức giá xuất khẩu thủy sản của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, việc tăng
giá sản phẩm ở đây vẫn phải đảm bảo hàng thủy sản việt nam có sức cạnh tranh để chiếm
lĩnh thị trường quốc tế khi chúng ta muốn tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm
20%. Vì vậy, trong chiến lược về giá cả việc áp dụng chiến lược tăng giá hay giảm giá đi
liền với những giải pháp khác nhau về sản xuất, chế biến và có quan hệ mật thiết với dạng
sản phẩm xuất khẩu, nhu cầu thị hiếu của thị trường nhập khẩu. Chẳng hạn, đối với những
thủy sản xuất khẩu phổ bIến, muốn tăng số lượng xuất khẩu thì việc phấn đấu để có giá cả
thấp vẫn có tính cạnh tranh mạnh nhất, trong khi đối với những loại thủy sản cao cấp và
quí hiếm chưa chắc giá cả thấp đã là hay vì đặc đIểm tâm lí của người tiêu thụ thuộc phần
thị trường này thì giá cả cao lại làm tăng giá trị của người tiêu thụ chúng(!).
Yếu tố quyết định để nâng mức giá xuất khẩu thủy sản của Việt nam thời gian tới là
thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu. Việc nâng tỷ trọng hàng chế biến sâu như đồ hộp thủy
sản và thủy sản ăn liền trong tổng hàng xuất khẩu thủy sản, cũng như việc áp dụng thành
tựu khoa học kỹ thuật mới để có khả năng xuất khẩu các loại thủy sản sống giá trị cao…
là hướng lâu dài; còn dạng sản phẩm sơ chế khó có thể tăng giá, trừ phi cung cấp không
đáp ứng được nhu cầu.
24
I.Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung quốc
Trong thời gian qua.
1. Kim ngạch xuất khẩu.
- Sự mở rộng nhanh chóng của thị trường thủy sản Trung quốc – một thị trường đầy
tiềm năng ( năm 1996 Trung quốc đã nhập khẩu khoảng 150 triệu USD hàng thủy sản, mức
tăng nhập khẩu trung bình trong những năm qua đạt khoảng 24%). Kim ngạch xuất khẩu vào
thị trường Trung Quốc năm 1999 là 99 triệu USD, năm 2000 là 213 triệu USD, năm 2001 là
279 triệu USD, năm 2002 đạt 314 triệu USD chiếm 15,7%.
- Năm 2003 trái với kỳ vọng của nhiều người, xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan,
Hồng Kông giảm mạnh chưa từng thấy. Tương ứng với ba thị trường trên là - 71,5%,-23%, -
41,1% và chỉ chiếm 9,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2002.Tỷ trọng xuất
khẩu vào thị trường này giảm từ 16,25% năm 2002 xuống còn xấp xỉ 7% năm 20003.Tuy
năm 2003 xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Trung Quốc giảm mạnh nhưng giá trị hàng thủy
sản Việt Nam vào Trung Quốc những năm gần đây luôn đạt ở mức năm sau cao hơn năm
trước.
- Về số lượng các doanh nghiệp đặt chân thâm nhập vào thị trường Trung Quốc cũng
ngày càng tăng. Nếu năm 1998 mới có 52 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường
Trung Quốc thì đến năm 2000 &2001 thì con số đó là 90, đứng đầu là các công ty thủy đặc
sản. Công ty xuất khẩu thủy sản II – Quảng ninh và các công ty xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh
phía bắc gần gũi với Trung Quốc. Đến năm 2003 số lượng doanh nghiệp mở rộng khai thác
thị trường này đã tăng lên đáng kể.
3. Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu.
Các ngành hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu chia làm 3 nhóm: Loại đang có khả
năng cạnh tranh cao, loại có thế cạnh tranh được và loại ít có khả năng cạnh tranh.
- Trong nhóm đầu gồm tôm, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua, ghẹ,
cá đáy, cá nước ngọt thịt trắng ít xương và các sản phẩm dân tộc truyền thống như nước
mắm, bánh phồng tôm.
- Nhóm ngành thứ hai hiện Việt Nam vẫn chưa có ưu thế cạnh tranh nhưng trong
tương lai có thể phát triển xuất khẩu được nếu có công nghệ khai thác và chế biến tốt. Đi đầu
trong nhóm này là cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to.
- ở nhóm cuối bao gồm các loại cá biển nhỏ như cá thu, cá hồng, cá má bạc, cá nục…
khả năng cạnh tranh kém vì kích cỡ nhỏ dễ bị coi là cá tạp. Ngoài ra nhuyễn thể hai mảnh vỏ
như cua, ốc, sò cũng thuộc loại này.
Trong cơ cấu mặt hàng tuy có sự đa dạng hóa sản phẩm nhưng hiện nay tôm vẫn là
mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có sức cạnh tranh cao nhất. Tôm nuôi ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong tổng giá trị hàng thủy sản xuất khẩu . Tỷ trọng các loại nhuyễn thể trong
hàng thủy sản ngày một gia tăng.
Tỷ trọng của các loại hàng khô thấp dần, tỷ trọng các mặt hàng đông lạnh, sơ chế tuy
có giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.Nguyên nhân là do nhiều nhà buôn lớn nhập khẩu
hàng sơ chế giá thấp để dự trữ, tái chế theo tập quán ẩm thực của từng nước.Tỷ trọng hàng
chế biến tinh, tươi sống gói nhỏ, ăn liền ngày một gia tăng vì các nhà máy chế biến đã bắt
mạnh được với thị trường và chịu khó đầu tư mua sắm các dây chuyền cấp đông hiện đại. Giá
bán cao của các mặt hàng này đã góp phần kích thích các nhà sản xuất.
Trong tương lai đứng trước điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường thủy sản thế
giới, ngành thủy sản Việt Nam phải cải tiến công nghệ chế biến, mở rộng hơn nữa chủng loại
hàng, nâng cao tỷ trọng các mặt hàng thủy sản chế biến tinh, chất lượng cao trong cơ cấu
hàng xuất
25
Cơ cấu sản lượng các nhóm sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu.
Nguồn: Bộ Thủy Sản
3. Phương thức xuất khẩu.
Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo 3 con đường: chính ngạch,
tiểu ngạch và lậu qua biên giới Việt – Trung. Chúng ta chưa khai thác mạnh xuất khẩu bằng
chính ngạch.
Hiện nay chúng ta thường sử dụng phương thức xuất khẩu qua trung gian môi giới
và các trung tâm tái xuất. Chưa sử dụng hình thức đại lí bán ở thị trường này. Chưa tận dụng
được cơ hội thị trường để đảy mạnh xuất khẩu. Trong thời gian tới chúng ta phải tiến hành cải
tiến công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản nước ta, qua đó có điều kiện tốt
hơn để tiến hành cải thiện phương thức xuất khẩu, từ phương thức xuất khẩu gián tiếp qua
trung gian tiến tới phương thức xuất khẩu trực tiếp.
Đối với thị trường Trung Quốc chúng ta có thể tiến hành xuất khẩu theo hình thức
tạm xuất tái nhập, thông qua hình thức này chúng ta có thể quảng bá thương hiệu cho hàng
thủy sản của ta tại thị trường Trung Quốc.
4. Khả năng cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu.
Hàng thủy sản Trung Quốc trong thời gian gần đây có vấn đề về vệ sinh an toàn thực
phẩm nên nhu cầu nhập khẩu ở thị trường này tăng. Đối với thị trường này chúng ta có khả
năng cạnh tranh về giá và chất lượng mà đặc biệt là cạnh tranh về giá.
Tuy nhiên đối với mặt hàng thủy sản có ưu thế của nước ta là các sản phẩm chế biến
từ tôm thì thủy sản nước ta gặp phải khó khăn khi cạnh tranh về giá. Giá thành của Việt Nam
cao hơn của Trung Quốc. Giá tôm trung bình của Việt Nam là 50 – 60 nghìn đồng/ kg, trong
khi giá của Trung Quốc là 2,4 USD.
5. Hoạt động hỗ trợ của ngành thủy sản Việt Nam Trong việc thúc đẩy xuất khẩu thủy
sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
- Miễn giảm thuế sản xuất và xuất khẩu: Hàng thủy sản thuộc nhóm hàng xuất khẩu
truyền thống của Việt Nam và trước đây có lợi thế cạnh tranh khá lớn, vì vậy khối lượng và
kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua tương đối cao. Tuy nhiên
ngày nay lợi thế cạnh tranh đó đã giảm đi nhiều vì chi phí tàu thuyền ngày càng cao, giá lao
động cũng tăng lên theo thời gian , trong khi máy móc chế biến trong điều kiện còn quá lạc
hậu so với trình độ chung của khu vực. Vì vậy để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh
nghIiệp sản sản xuất và chế biến thủy sản cần có chính sách thuế thỏa đáng. Việc nhà nước
không đánh thuế xuất khẩu hàng thủy sản từ 15/2/1998 để các doanh nghIệp sản xuất hàng
thủy sản có thể tăng cường năng lực cạnh tranh về mặt gIá cả là hợp lí và đúng thời điểm.
Việc áp dụng linh hoạt các chính sách thuế có tác động tích cực đối với việc tăng cường sức
Các mặt hàng 1997 2000 2001 2002
Tôm đông lạnh 54 45 44 47
Cá đông lạnh 14 16 17 18
Mực, bạch
tuộc 15 7 7 7
Hàng khô 8 13 11 8
Hải Sản khác 9 19 21 20
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
26
cạnh tranh xuất khẩu của hàng thủy sản Việt Nam, khuyến khích mở rộng thị trường xuất
khẩu và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.
- Tăng cường hoạt động tài trợ cho xuất khẩu: Xác định vấn đề tài trợ bao trùm toàn
bộ các biện pháp tài chính, tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng thủy sản. Thực hiện phương
châm này tạo ra một trong những yếu tố quyết định sự thành công của họat động xuất khẩu
thủy sản theo hướng tăng cả chất và lượng.
Nhu cầu tài trợ bao gồm:
+ Tài trợ trước khi giao hàng: Vốn để đảm bảo đầu vào cho sản xuất và chế biến hàng
xuất khẩu, như mua nguyên liệu và máy móc thiết bị phụ tùng cần thiết là rất quan trọng.Do
đặc điểm của hàng thủy sản là sản xuất nguyên liệu có tính thời vụ cao và nhiều nguyên liệu
cần thiết cho chế biến lại phải nhập khẩu… dẫn đến trong thời điểm mùa vụ lượng vốn lưu
chuyển tương đối lớn, nhiều khi doanh nghiệp không thể đáp ứng mà cần có sự trợ giúp của
hệ thống tài chính để bảo đảm hoạt động hiệu quả.
+ Tài trợ trong khi giao hàng: Thông thường, hàng thủy sản đã được chế bIến phải lưu
kho chờ ký được hợp đồng bán hàng. Muốn thắng lợi trong chào hàng và giành được hợp
đồng thì doanh nghiệp phải chào hàng với những điều kiện hấp dẫn về giá hay thanh toán (
giảm giá hay thỏa thuận một thời hạn thanh toán chậm – tín dụng thương mại ) do đó phát
sinh nhu cầu tín dụng trong giao hàng và kéo theo là cần có sự vào cuộc của hệ thống ngân
hàng, tài chính.
+ Tín dụng sau giao hàng: Khi nhà xuất khẩu chào bán chịu với thời hạn thanh toán 3,
6, 9 tháng, một năm hay lâu hơn nữa, cần phải có tín dụng xuất khẩu cho nhà xuất khẩu tiếp
tục hoạt động sản xuất kinh doanh… Tài trợ xuất khẩu, ngoài việc cung cấp vốn cho giao
dịch xuất khẩu còn là sự hạn chế rủi ro phát sinh trong giao dịch xuất khẩu, và như vậy
khuyến khích được các ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng xuất khẩu ở mức lãi suất phải
chăng.
+ Lập quỹ hỗ trợ sản xuất – xuất khẩu: Có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay hàng thủy
sản của Việt Nam vẫn có lợi thế so sánh tương đối để phát triển, đặc biệt với hình thức nuôi
tôm bán thâm canh có lợi thế rất lớn vì vậy chưa cần thiết phải lập ra một quỹ hỗ trợ sản xuất
và xuất khẩu hàng thủy sản, nhất là khi chúng ta đang rất hạn hẹp về mặt kinh phí và có nhiều
ngành công nghiệp khác cần hỗ trợ cấp bách hơn. Tuy nhiên nhiều diễn biến cho thấy đã đến
lúc chúng ta cần thiết phải thành lập quỹ này.
Thứ nhất: Do những đặc thù của hàng thủy sản thuộc nhóm hàng mà nguồn cung phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, có tính chất thời vụ, rủi ro rất lớn và giá cả biến
động thất thường, nên thành lập quỹ này để ổn định giá cho các nhà sản xuất và xuất khẩu
thủy sản.
Thứ hai: Lợi thế so sánh của xuất khẩu hàng thủy sản đã giảm lớn khi mà nguồn thủy sản ven
bờ đã bị cạn kiệt, chi phí tàu thuyền cho khai thác hả sản đã tăng hơn 100% so với cách đây
10 năm, cơ sở hạ tầng nghề cá còn quá yếu kém và lạc hậu…
Thứ ba, quỹ hỗ trợ cho xuất khẩu thủy sản không chỉ có tác dụng trong sản xuất và
chế biến hàng thủy sản xuất khẩu mà còn là những trợ giúp cần thiết để các doanh nghiệp
muốn đổi mới trang thiết bị nâng cao mức độ chế biến, cỉa thiện chất lượng và an toàn vệ sinh
thực phẩm, hỗ trợ xâm nhập một thị trường mới hay phát triển một sản phẩm mới.
6. Sự tác động của cơ chế, chính sách hiện tại của Việt Nam đối với xuất khẩu thủy
sản vào Trung Quốc.
- Với mục tiêu CNH- HĐH đất nước đặc biệt chú trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Ngành thủy sản đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước với mục tiêu hướng mạnh về xuất khẩu, như vậy ngành đã nhận được sự
hỗ trợ cũng như nhiều chính sách ưu đãi khác từ phía nhà nước.
27
- Đối với họat động nuôi trồng và đánh bắt: Thông qua hệ thống ngân hàng nông
nghiệp, nhà nước cho ngư dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ ngư dân trong bao tiêu sản
phẩm.
- Cùng với việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế
biến, nhà nước còn khuyến khích cho ngư dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ làm muối, lúa
sang nuôi trồng một số loại thủy sản có giá trị.
- Về họat động chế biến xuất khẩu: Hiện nay hàng xuất khẩu của ta chỉ phải chịu mức
thuế 0%, đây là một lợi thế rất lớn với hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của ngành
thủy sản nói riêng. Những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều sửa đổi bổ xung quan trọng
trong chính sách, pháp luật, cơ chế quản lí… nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, đẩy
mạnh sự phát triển của ngành.
Nhà nước chú trọng đến các chính sách ưu đãi, khuyến khích đặc biệt là các chính
sách liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, chính sách khuyến khích
đầu tư, tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng thủy sản Việt Nam.
III. Những kết luận rút ra qua nghiên cứu xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc.
1. Thành tựu đạt được.
Trong thời gian qua xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
liên tục gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên do yếu tố khách quan nên kim ngạch
xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2003 giảm mạnh đáng kể: tỷ trọng xuất khẩu của
Việt Nam giảm từ 16,25% năm 2002 xuống còn xấp xỉ 7% . Tuy nhiên mức tăng kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này trong những năm gần đây luôn đạt được
mức tăng trưởng cao.
Sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường
Trung Quốc do yếu tố giá cả, chất lượng, ngày càng hòan thiện hơn phương thức xúc tiến
thương mại.
Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu cũng được mở rộng, khả năng cạnh tranh tăng lên,
đặc biệt chúng ta có ưu thế trong cạnh tranh ở thị trường giáp biên giới Việt Trung. Nhu cầu
tiêu dùng hàng thủy sản ở đây chúng ta có khả năng đáp ứng tốt nhất.
3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những vấn đề đó.
Mặc dù thị trường Trung Quốc đang là tiềm năng chó xuất khẩu thủy sản của nước ta
nhưng hiện tại chúng ta vẫn còn có những khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này.
Trong năm 2003 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này giảm mạnh - đó
là do yếu tố khách quan từ dịch Sars. Nhưng không phải chúng ta lấy điều đó để biện minh
cho những tồn tại, kém phát triển của chúng ta đối với thị trường láng giềng này.
Vấn đề chủ yếu của chúng ta hiện nay, mặc dù Trung Quốc là thị trường giáp biên với
chúng ta nhưng những vấn đề luật pháp của Trung Quốc liên quan đến cơ chế quản lí xuất
nhập khẩu nói chung và cho mặt hàng thủy sản vào thị trường này nói riêng chúng ta chưa
nắm bắt rõ. Nguyên nhân chính là Trung Quốc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu
vực, hệ thống luật pháp, cũng như biểu thuế quan áp dụng luôn phải thay đổi cho phù hợp với
yêu cầu hội nhập, yêu cầu của các tổ chức. Còn các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lại
không kịp thời cập nhật thông tin về hệ thống luật pháp thuế quan của Trung Quốc đang từng
ngày thay đổi.
Chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức trong họat động xúc tiến thương mại đối
với thị trường này, quá chú trong vào những thị trường nổi tiếng khó tính để thông qua đó
khẳng định thương hiệu hàng thủy sản Việt Nam.
28
Cơ chế điều hành tại cửa khẩu của chúng ta còn lủng củng, không tạo được thông
thoáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của ta, gây ra tình trạng có hàng, có khách mà không
bán được, các doanh nghiệp trong nước thì lại ép giá của nhau.
Đối với các chuyên gia đàm phán, ký kết hợp đồng của chúng ta lại chưa đủ kiên nhẫn
trong đàm phám với các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Chưa nắm bắt được đặc tính của người
Trung Quốc để tạo lợi thế trong đàm phán.
Chương III: Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc.
I. Phương hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế - thương mại, thị trường thủy sản thế giới nếu
mở rộng với tốc độ 5%/năm, do kết hợp cả tăng số lượng và giá cả xuất khẩu , thì có khả
năng đạt 65 tỷ USD vào năm 2000 và trên 85 tỷ vào năm 2005. Lúc đó, thị phần của Việt
Nam nếu vẫn duy trì là 1,5% sản lượng xuất khẩu của thế giới như vào những năm 1996 –
1997 thì ta có khả năng cung cấp ra thị trường thế giới khoảng 1tỷ USD vào năm 2005, có
nghĩa tỷ lệ tăng xuất khẩu hàng năm- lấy mốc là 550 triệu USD vào năm 1995 – sẽ là 13%
thời kỳ 2000- 2005.Còn nếu chúng ta nâng dược giá trị thị phần 2% sản lượng xuất khẩu của
thế giới thì kim ngạch xuất khẩu tương ứng sẽ là 1,3 tỷ USD và năm 2000 và 1,6 – 1,7 tỷ
USD vào năm 2005, có nghĩa tốc độ tăng xuất khẩu trung bình hàng năm của thời kỳ 1995 –
2000 là 18% - 19% và của thời kỳ 2000- 2005 là 5%- 6%. Từ những nhận định dự báo này,
một chương trình xuất khẩu thủy sản tới năm 2005 đã được Chính phủ thông qua vào cuối
tháng 12/1998 và được các ngành chức năng phân tích và thực hiện.
1. Định hướng về khai thác hải sản.
Xuất phát từ thực trạng khai thác hải sản trong những năm qua có tính đến yêu cầu
phát triển bền vững, trong những năm tới của ngành thủy sản Việt Nam định hướng khai thác
hải sản được xây dựng dựa trên các quan điểm sau:
- Khai thác hải sản phải gắn với bảo vệ môi trường và tái tạo nguồn tài nguyên sinh
thái biển.
- Khai thác hải sản phải đạt hiệu quả kinh tế cao, nhờ đảm bảo tính đồng bộ trong
chuỗi mắt xích tìm kiếm ngư trường tàu thuyền và thủy thủ, dịch vụ hậu cần trên biển và cảng
cá.
- Khai thác hải sản gắn liền với chế biến và nuôi trồng.
- Khai thác gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, an ninh của tổ quốc đồng thời
phải đảm bảo tính an toàn cho ngư dân trước thiên tai, địch họa và nạn cướp biển.
2. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bỏa vệ và tái
tạo nguồn lợi thủy sản. Phong chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi mà động lực thúc đẩy
là nuôi công nghịêp và bán công nghiệp.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển kinh tế xã hội của các vùng, các địa
phương, góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống
cho nhân dân lao động.
- Tăng cường sử dụng hợp lí có hiệu quả các loài mặt nước nhờ tận dụng có đồng bộ
các chính sách và biện pháp quản lí cơ cấu sử dụng mặt nước, đối tượng nuôi trồng và công
nghệ nuôi trông.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế hợp tác, kinh tế gia đình, doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư vào nuôi trồng thủy sản và nâng cao năng suất nuôi trồng tạo ra nhiều vùng cung
cấp nguyên liệu lớn, ổn định cho chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Phát triển công nghệ sinh học rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ đặc biệt là
công nghệ sản xuất giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh.
29
Để thực hiện chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2010, mục tiêu
của lĩnh vực nuôi trồng được xác định.
Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001 – 2005.
2001 2005 2010
1.Diện tích nuôi( ha) 887.500 1.200.000 1.300.000
Trong đó
Nước mặn,lợ 478.800 700.000 75.000
Nước ngọt 408.700 500.000 550.000
2. Sản lượng ( tấn ) 884.100 1.150.000 2.000.000
Trong đó
Cá nước ngọt 42.100 600.000 870.000
Tôm 155.000 225.000 420.000
Cá biển 2.635 38.000 200.000
Nhuyễn thể 108.554 185.000 380.000
Sản phẩm khác 196.911 102.000 130.000
Nguồn: Quy hoạch tổng thể của hệ thống thủy sản và báo cáo bổ xung điều chỉnh kế hoạch
5 năm 2001 – 2005.
Về đối tượng nuôi sẽ tập trung vào 5 nhóm chính là tôm ( sú, càng xanh, hùm, họ tôm
he…) cá biển, cá nước ngọt, nhuyễn thể và rong tảo.
2. Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Thực tế thị trường hàng xuất khẩu thủy sản thế giới, xét trên tổng thể là một thị
trường còn có khả năng mở rộng và luôn có xu hướng cung chưa đáp ứng nổi cầu. Theo dự
báo trong thời gian trung hạn tới trọng tâm nhập khẩu thủy sản của thế giới vẫn tập trung vào
Nhật bản, Bắc mỹ và EU. Đặc biệt là EU với khả năng mở rộng liên minh thành 30 nước vào
đầu thế kỷ XXI so với 15 nước hiện nay sẽ là thị trường tiêu thị thủy sản lớn nhất thế giới.
Nhưng xét về cục diện thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam thì thực tế nhập khẩu lớn
nhất hiện tại là thị trường Nhật bản ( 40%- 45% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ), thị
trường các nước Asean ( 10% ), Đài loan ( 15% - 20% ), Trung Quốc ...
Từ giữa những năm 1997 trở về trước người ta đã coi khu vực Đông và Đông Nam á
là thị trường thịnh vượng vào đầu thế kỷ XXI và nhiều dự đoán xuất khẩu thủy sản vào đây
hết sức thuận lợi, vì sức tăng của nhu cầu nhập khẩu lớn, do tăng thu nhập khiến cho các nhà
nhập khẩu sẵn sàng trả mức giá hấp dẫn. Trong khi đó thực tế thị trường Nhật Bản đã ở mức
bão hòa. Hơn nữa xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào sự cạnh tranh
của các nước xuất khẩu khác trong vùng đặc biệt là từ Thái Lan, Indonesia, ấn Độ và Trung
Quốc trong xuất khẩu tôm, mực.
Tuy nhiên khả năng hội nhập của Việt Nam vào Asean, APEC, AFTA... sẽ mở ra
những cơ hội hợp tác và những thuận lợi cho việc tăng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào
trong khu vực. Đó là chưa kể tới sự mở rộng nhanh chóng của thị trường thủy sản Trung
Quốc – Một thị trường láng giềng tiềm năng. Vì vậy trong thời gian trung hạn tới Đông á và
Đông nam á vẫn là thị trường trọng điểm xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam.
VớI EU và Bắc Mỹ, trở ngại lớn nhất khi thủy sản Việt Nam thâm nhập vào thị
trường này là việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Sau khi hiệp
30
định thương mại Việt Mỹ được ký kết- xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng được cải thiện
rất nhiều. Dự đoán tỷ trọng xuất khẩu sang EU, Mỹ năm 2005 có thể sẽ đạt mức 35%- 40%
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Ngoài ra cần chú ý đến những thị trường truyền
thống cũ của Việt Nam ở Đông Âu,Trung Đông, Bắc Phi và các thị trường khác, tuy không
lớn nhưng có thể có cơ hội tốt cho xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam nhờ vòa hàng rào mậu
dịch và chất lượng không quá khắt khe.
3. Phát triển thêm nhiều mặt hàng thủy sản mới.
Trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu thế giới hiện nay, khoảng 75% là dạng sản
phẩm cá tươi, ướp đông, đông lạnh( riêng giáp xác và nhuyễn thể chiếm 33% - 35% ), sản
phẩm đồ hộp thủy sản hơn 15% còn ở dạng khô, muối, hun khói chiếm hơn 5%, dầu cá và bột
cá cộng lại xấp xỉ 5%. Còn cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, khoảng hơn
90% là dạng sản phẩm tươi, ướp đông, đông lạnh ( riêng giáp xác và nhuyễn thể là 80% -
85% ). Sự mất cân đối về cơ cấu dạng sản phẩm xuất khẩu của ta một mặt phản ánh thế so
sánh của Việt Nam trong xuất khẩu thủy sản, và mặt khác phản ánh sự yếu kém của công
nghệ chế biến thủy sản nước nhà, nhưng đây cũng là tiềm năng để đa dạng hóa sản phẩm xuất
khẩu nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. Cơ cấu hàng thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam cần có sự phù hợp tương đối với cơ cấu xuất khẩu thủy sản thế
giới: tăng hơn nữa tỷ trọng xuất khẩu đồ hộp, tăng tỷ trọng cá và tăng tỷ trọng trong cơ cấu
hàng thủy sản tươi, ướp đông, đông lạnh và giảm tỷ trọng hàng đông lạnh sơ chế.
Chuyển hướng cơ cấu sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản Việt Nam vì hai lí do cơ bản: Khối lượng xuất khẩu tăng và gIá tăng, khả năng
tăng kim ngạch từ đây là rât lớn. Mức giá xuất khẩu trung bình là 6,67 USD/kg. Nếu Việt
Nam tăng cường chế biến sâu, hay nâng cao tỷ trọng giáp xác sống hoặc nẫng cao tỷ trọng
giáp xác cỡ lớn trong nhóm sản phẩm này, có thể đưa được mức giá xuất khẩu trung bình lên
bằng 80% mức giá của Thái Lan chẳng hạn, thì với khối lượng xuất khẩu đó sẽ đem về cho
nước nhà 479,332 triệu USD. Mục tiêu của chúng ta là nâng tỷ trọng hàng chế biến sâu trong
cơ cấu thủy sản xuất khẩu ( các dạng đồ hộp tôm,cá ngừ hay sashimi ) đưa tỷ lệ này lên 25%
- 30% từ 12% - 13%, có một khả năng nữa cho việc tăng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ
thay đổi cơ cấu sản phẩm đó là tăng cường xuất khẩu các thủy sản cao cấp ở dạng sống, mà
Trung Quốc ( kể cả Hồng Kông ) đang nổi lên là một thị trường tiềm năng nhất trong thời kỳ
khó khăn của khu vực hiện nay.
4. Tăng giá thủy sản xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo cạnh tranh.
Xu hướng tăng giá quốc tế hàng thủy sản trong thời gian tới vẫn tiếp tục tăng do cung
không thỏa mãn cầu, do tăng chi phí khai thác, tăng giá lao động, thay đổi cơ cấu dạng sản
phẩm thủy sản theo hướng tăng tỷ trọng hàng thủy sản ăn liền và các hàng thủy sản cao cấp
khác... Từ nhận định này xét trên đặc thù xuất khẩu của Việt Nam về cơ cấu dạng sản phẩm
xuất khẩu, về mức giá so với giá cả trung bình của thế giới và về các tương quan khác, cho
thấy ta có thể cải thiện giá xuất khẩu thủy sản từ mức thấp hiện nay và nâng lên mức trung
bình, tối thiểu bằng 75% - 85% mức giá xuất khẩu sản phẩm cùng loại của các nước trong
khu vực. Tuy nhiên, việc tăng gIá sản phẩm ở đây vãn phải đảm bảo hàng thủy sản Việt Nam
có sức cạnh tranh để chIếm lĩnh thị trường quốc tế mà khi chúng ta muốn tăng kim ngạch
xuất khẩu thủy sản hàng năm 20%.Vì vậy trong chiến lược về giá cả, việc áp dụng tăng giá
hay giảm giá đi liền với những giải pháp khác nhau về sản xuất, chế biến và có quan hệ mật
thiết với dạng sản phẩm xuất khẩu, nhu cầu thị hiếu của thị trường nhập khẩu.
Yếu tố quyết định để nâng được giá hàng thủy sản Việt Nam trong thời gian tới sẽ là
thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu. Việc nâng tỷ trọng hàng chế biến sâu như đồ hộp thủy sản
hay thủy sản ăn liền trong tổng hàng xuất khẩu thủy sản, cũng như việc áp dụng thành tựu
khoa học kỹ thuật mới để có khả năng xuất khẩu cá loại thủy sản sống có giá trị cao... là
hướng đi lâu dài, còn dạng sản phẩm sơ chế khó có thể nói tới việc tăng giá, trừ phi cung cấp
không đáp ứng nổi cầu.
31
- Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải lấy chỉ tiêu chất lượng an toàn là yếu
tố hàng đầu. Chính điều này quyết định khả năng duy trì lâu dài thị trường thủy sản Việt
Nam. Thu nhập ngày càng cao, người tiêu dùng càng đòi hỏi chất lượng và mức độ an toàn
khi sử dụng bất cứ một mặt hàng thực phẩm nào. Trong khi đó hơn bất cứ một sản phẩm nào
khác, thủy sản là mặt hàng rất dễ bị tác động của các yếu tố bên ngoài làm giảm chất lượng
sản phẩm.
- Chế biến và xuất khẩu thủy sản phải ngày càng hướng tới mở rộng mặt hàng, mở
rộng thị trường nhằm đa dạng hóa các mặt hàng, đa phương hóa các bạn hàng.
- Chế biến và xuất khẩu thủy sản phải gắn với khai thác và nuôi trồng thủy sản, trong
đó lấy phát triển nuôi trồng làm nòng cốt.
- Chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam đòi hỏi một sự hỗ trợ lớn từ phía nhà
nước.
- Không xem nhẹ thị trường trong nước và thị trường này có tiềm năng để phát triển
trong tương lai.
II. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
Trung Quốc là một thị trường tiềm năng lớn để thủy sản nước ta bước chân vào. Hiện
tại đây là thị trường mà nước ta mới bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản – và vấn đề đặt ra
là chúng ta phải hiểu rõ về thị trường này để tránh những rủi ro trong kinh doanh- mà đây là
điều hay xảy ra.
Nghiên cứu thị trường Trung Quốc.
- Thứ nhất: Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải nghiên cứu về nhu
cầu, thị hiếu của người Trung Quốc để lựa chọn mặt hàng chiến lược cho xuất khẩu. Lựa
chọn được mặt hàng mà thị trường này cần đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải có một
quá trình nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống về nhu cầu thị trường từ đó giúp cho
các doanh nghIệp xuất khẩu chủ động trong quá trình sản xuất – kinh doanh.
- Thứ hai: Khi đã lựa chọn được mặt hàng thủy sản mà thị trường Trung Quốc có nhu
cầu. Các doanh nghIệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải tiến hành phân đoạn thị trường vì
đây là một thị trường rộng lớn nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở mỗ vùng tương đối khác nhau: ví
dụ với thị trường Tây Nam Trung Quốc thì nhu cầu đặc biệt là các loại cá ướp muối với
hương vị đặc biệt, nhưng với thị trường trung tâm như Bắc Kinh, Thượng Hải... nơi mà kinh
tế khá phát triển, thu nhập của người dân cao thì nhu cầu lại là những loại thủy sản đặc sản
như thủy sản ăn liền, cá tươi sống, đồ hộp... Qua đó các doanh nghiệp phân tích các yếu tố vi
mô, vĩ mô và khả năng của mình để tiến hành phân phối sản phẩm cho từng đoạn thị trường
mà doanh nghiệp có khả năng nhất.
- Thứ ba: Lựa chọn bạn hàng, căn cứ vào khả năng tài chính, thanh toán của bạn hàng,
phương thức, phương tIện thanh toán. Lựa chọn theo phương thức đôi bên cùng có lợi. Đối
với ngành thủy sản Việt Nam quan hệ buôn bán với Trung Quốc trong những năm gần đây có
xu hướng gia tăng tương đối mạnh. Những bạn hàng cũ và đồng thời bạn hàng mới cũng gia
tăng, nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải lưu tâm đến những mối quan hệ cũ. Còn đối với
những bạn hàng mới thì doanh nghiệp phải nghiên cứu tìm hiểu về mọi mặt: địa điểm kinh
doanh, tên pháp nhân thương mại, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính... để
hiểu rõ hơn bạn hàng mới, tránh rủi ro trong kinh doanh.
- Thứ tư: đó là lựa chọn phương thức giao dịch, đâylà những cách thức mà doanh
nghiệp sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình. Tùy vào khả
năng của mình và của bạn hàng mà lựa chọn phương thức giao dịch khác nhau: giao dịch
thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch thông qua hội chợ hay triển lãm.
- Thứ năm: Đàm phán và ký kết hợp đồng.
32
Đây là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp Việt
Nam khi tham gia vào ký kết hợp đồng với bạn hàng Trung Quốc luôn gặp phải sự mặc cả,
giá chót mới là mức giá khởi đIểm. Đòi hỏi các doanh nghiệp của ta khi tham gia ký kết phải
kiên trì, hiểu rõ tâm lí đối tác, diễn biến của cuộc đàm phán. Có thể sử dụng các phương thức
đàm phán qua thư tín, điện tín, trực tiếp. Sau đó tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu:
+ Điều kiện tên hàng.
+ Điều kiện số lượng.
+ Điều kiện về quy cách phẩm chất hàng hóa.
+ Điều kiện về gIá cả.
+ Điều kiện về bao bì, đóng gói, ký mã hiệu.
+ Điều kiện về cơ sở giao hàng.
+ Điều kiện về thời gian, địa điểm, phương tiện giao hàng.
+ Điều kiện về thanh toán.
+ Điều kiện về bảo hành ( nếu có ).
+ Điều kiện về khiếu nại, trọng tài.
+ Điều kiện về các trường hợp bất khả kháng.
+ Chứ ký của các bên.
2. Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Xúc tiến thương mại là vấn đề khó khăn phức tạp. Thời gian qua có khá nhiều
chương trình, dự án về xúc tiến thương mại xuất khẩu, trong đó có xúc tiến thương mại xuất
khẩu thủy sản. Hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu thủy sản nhằm hỗ trợ, tìm kiếm,
thúc đẩy cơ hội mua bán thủy sản, cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Xúc tiến thương mại là
lĩnh vực hoạt động rộng lớn, phức tạp của Maketing đòi hỏi phải xem xét ở những giác độ
khác nhau. Xúc tiến thương mại thủy sản có vai trò to lớn góp phần tích cực vào thực hiện
chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của ngành thủy sản.
Đối với hoạt động xúc tiến thương mại thủy sản sang thị trường Trung Quốc trước
tiên các doanh nghiệp xuất khẩu phải tiếp cận những thông tin cụ thể về thị trường, khách
hàng Trung Quốc, nắm bắt luật pháp, chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc. Tăng
cường quan hệ với bạn hàng kết hợp với nắm thêm thông tin về đối thủ cạnh tranh và tình
hình cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc.
Xúc tiến thương mại xuất khẩu thủy sản đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ hIểu rõ ở
tầm vĩ mô về thị trường Trung Quốc: đặc điểm về kinh tế, chính trị, luật pháp, nhu cầu, thị
hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc đòi hỏi đối với hàng thủy sản. Và đối với ngành thủy
sản Trung Quốc nói riêng thì đó là thực trạng nuôi trồng đánh bắt, hệ thống phân phối, tình
hình chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Trung Quốc để xác định mặt hàng và khả năng thâm
nhập của mình vào thị trường này. Hơn nữa còn đòi hỏi các doanh nghiệp của ta phải hiểu rõ
về bạn hàng trực tiếp làm ăn với mình- tránh tình trạng làm ăn với một công ty ma của nước
bạn.
Bộ thủy sản phải là người bạn đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Việt Nam. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong kinh doanh xuất khẩu như cung
cấp thông tin cho doanh nghiệp về thị trường, tổ chức các đoàn tham quan khảo sát của các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam muốn làm ăn với thị trường Trung Quốc. Tổ chức
hội nghị, hội thảo, hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tham gia hội
chợ triển lãm trong nước và thị trường Trung Quốc… thông qua đó ký được nhiều hợp đồng
xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Hướng dẫn và tư vấn cho các doanh nghIệp xuất
khẩu thủy sản Việt Nam áp dụng hệ thống quản lí chất lượng ( ISO 9000, ISO 14000 ) để
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải nâng cao hơn nữa công tác xúc
tiến thương mại, tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế các doanh nghiệp cần tăng
cường hơn nữa ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh. Tăng cường sử dụng Internet,
33
đăng ký tên miền quốc tế để tiến hành quảng cáo và tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng
nước ngoài mà đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam muốn tham gia
vào thị trường Trung Quốc thì đó là người tiêu dùng Trung Quốc.
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải tham gia hội chợ quốc tế, giới thiệu sản phẩm
của doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm tạo mối quan hệ làm ăn với các đối
tác Trung Quốc. Tìm hình thức quảng cáo hàng hóa phù hợp với thông lệ, tập quán của thị
trường Trung Quốc.
3. Biện pháp nâng cao tính cạnh tranh mặt hàng thủy sản.
Nâng cao tính cạnh tranh của hàng thủy sản đòi hỏi các doanh nghIệp phải nâng cao
khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá: Đây là công cụ có tính cạnh tranh mạnh nhất
hiện tại của thủy sản Việt Nam.Chúng ta phải cố gắng hạ giá thành sản phẩm: giảm chí phí
tạo ra nguyên liệu, giảm tổn thất sau khi thu hoạch và chuẩn hóa các chi phí liên quan tới quá
trình xuất khẩu hàng hóa.
- Cạnh tranh về chất lượng: Chúng ta phải có những giải pháp về công nghệ đồng thời
đi đôi với nâng cấp điều kiện sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy
định của ngành cũng như các tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựn chế độ giám sát kiểm tra thường
xuyên. Các doanh nghiệp phải đặt mục tiêu cấp bách thực hiện chương trình quản lí chất
lượng theo GMP, SSOP và HACCP.
- Cạnh tranh về chủng loại: Hiện tại các sản phẩm chế biến thủy sản của Việt Nam
kém đa dạng về chủng loại. Nên với một thị trường có nhu cầu đa dạng về chủng loại sản
phẩm thủy sản như Trung Quốc thì chúng ta phải có chiến lược mở rộng hơn nữa danh mục
chủng loại hàng xuất khẩu để tăng khả năng cạnh tranh.
Có các giải pháp về công nghệ đối với từng lĩnh vực:
+ Đối với lĩnh vực khai thác:
- Tiến hành lựa chọn, xác định công nghệ khai thác có hiệu quả, tập trung vào các
nghề khai thác cá nổi di cư, cá đáy, nhuyễn thể ở độ sâu 20 – 30 m.
- Nghiên cứu ứng dụng hoặc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài, bao gồm kỹ thuật
sử dụng ánh sáng và trà rạo để tập trung cá trong nghề kéo lưới vây, nghề câu vàng khai
thác ở độ sâu và lồng bẫy, lưới kéo cá tầng đáy có độ sâu 50 – 200m và một số mẫu lưới khác
có hiệu quả, các loại máy thử lưới rê và dây câu.
- Nâng cấp năng lực nghiên cứu công nghệ khai thác cho viện nghiên cứu hải sản ở
hải phòng.
- Xây dựng các trung tâm phát triển nghề cá xa bờ ỏ Vũng Tàu.
+ Đối với lĩnh vực nuôi trồng:
- Trên cơ sở đặc điểm sinh thái và tiềm năng của từng vùng địa lí, từng mặt nước, phải
xác định các đối tượng nuôi, công nghệ nuôi, quy mô nuôi phù hợp theo hướng đảm bảo năng
suất và hiệu quả kinh tế lâu dài.
- Đẩy mạnh nuôi bán thâm canh và thâm canh các đối tượng có giá trị xuất khẩu như
tôm sú, tôm càng xanh, cá lóc, cá basa… các loài nhuyễn thể và một số loài cá biển khác.
- Đưa nhanh tiến bộ khoa học của thế giới vào tưng khu vực áp dụng thí điểm rồi triển
khai trên diện rộng. Hoàn thiện công nghệ hiện có đồng thời du nhập thêm những công nghệ
mới về giống nuôi, thức ăn, xử lí…
- Tăng cường đầu tư đồng bộ để hiện đại hóa hệ thống cơ sở nghiên cứu nuôi trồng
của ngành.
Đối với lĩnh vực chế biến:
- Đầu tư nâng cấp, xây dựng các doanh nghiệp chế biến với công nghệ tiên tiến.
- Xây dựng, ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn Nhà nước và tiêu chuẩn
ngành về điều kiện sản xuất và vệ sinh an tòan thực phẩm.
34
- Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh và phát triển dịch vụ kho lạnh trong
cả nước với công nghệ thiết bị tiên tiến.
- Nâng cấp chất lượng nguyên liệu hải sản, giảm giá đầu vào bằng cách trang bị hệ
thống sơ chế và bảo quản ngay trên tàu.
- Tăng cường mở rộng chủng loại và khối lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia
tăng. Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ cao từ các nước phát triển, bí
quyết công nghệ, thuê chuyên gia giỏi nước ngoài và đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công
nghệ mới.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và năng lực nghiên cứu, tư vấn cho các doanh nghiệp
thực hiện đa dạng hóa các mặt hàng.
- Tăng cường hoàn thiện năng lực hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về kiểm tra và chứng nhận vệ sinh an tòan thực phẩm.
4. Hoàn thiện phương thức xuất khẩu hàng thủy sản.
Chúng ta xuất khẩu trực tiếp vào thị trường chính không nhiều, chủ yếu là xuất khẩu
qua trung gian môi giới và các trung tâm tái xuất. Xuất khẩu chủ yếu theo điều kiện FOB,
chưa có khả năng bán hàng theo đIều kiên CIF và các điều kiện khác cao hơn. Buộc chúng ta
phải hoàn thiện hơn nữa phương thức xuất khẩu để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Giải quyết tốt và tạo điều kiện thông quan cho các doanh tại các khu vực cửa khẩu.
Mở rộng các phương thức xuất khẩu, hiện tại có thể áp dụng hình thức tam nhập, tái
xuất để xúc tiến cho hoạt động xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
5. Nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trong ngành thủy sản.
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật, có kỹ năng và ý thức
kỷ luật cao cho mọi lĩnh vực của ngành:
- Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi kiến thức, giỏi chuyên môn xã hội để có thể quản lí
ngành phát triển bền vững.
- Đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi để có một tập thể có trách nhIệm cao,
năng động và hiểu biết chuyên môn sâu, có khả năng làm ra lợi nhuận trước mắt và lâu dài.
- Đội ngũ cán bộ khoa học có khả năng nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng tIến bộ kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới trong mọi lĩnh vực.
- Đội ngũ thanh tra, kiểm soát viên trong mọi lĩnh vực từ bảo vệ nguỗn lợi đến vệ sinh
an toàn thực phẩm.
- Đội ngũ cán bộ công nhân giỏi để đáp ứng những yêu cầu chuyên môn ngày một
cao.
Tiến hành củng cố và nâng cấp hệ thống trường đào tạo của ngành thủy sản :
- Tập trung đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, lồng ghép các chương trình đào tạo
về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tăng cường mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước, cán bộ nghiên cứu và
cán bộ Marketing. Quan tâm tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huán cho cán bộ
quản lí và các doanh nghiệp về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và
quốc tế. Hình thành các trung tâm đào tạo nghề cho người lao động nghề cá theo từng địa
phương, lãnh thổ, chủ yếu ở các tỉnh trọng điểm nghề cá với quy mô vừa và nhỏ.
- Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế để tìm kiếm dự giúp đỡ của
các nước để đào tạo cán bộ đại học, sau đại học ở các nước có nghề cá phát triển như Na uy,
Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Bang Nga… Hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài trực tiếp đến
Việt Nam giảng dạy. Đồng thời tổ chức các chuyến tham quan, tìm hiểu thị trường, học tập
kinh nghiệm phát triển nghề cá của cá nước trên thế giới.
6. Giải pháp hỗ trợ từ phía nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
35
- Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chỉ phải chịu mức
thuế suất 0%.
- Mở ra chính sách về tài chính tín dụng, tạo vốn cho các doanh nghIệp xuất khẩu
trong điều kiện cạnh tranh. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào mọi
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và các tổ chức liên kết để giải
quyết những tranh chấp thương mại và đàm phán để khắc phục các hàng rào phi thuế quan
cản trở hoạt động thương mại.
- Tổ chức các đoàn đi công tác khảo sát và nghiên cứu thị trường, hiểu rõ hơn về nhu
cầu, thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường, hình thành hệ thống thông tin có ích cung cấp cho
các doanh nghiệp xuất khẩu, tránh những rủi ro trong kinh doanh.
- Đầu tư nâng cấp các cơ sở trường học đào tạo trong ngành thủy sản, nâng cao trình
độ cho đội ngũ lao động trong ngành.
- Thúc đẩy hợp tác kinh tế kỹ thuật với nước ngoài trong sản xuất và chế biến hàng
thủy sản xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế thế giới, tạo điều kiện áp dụng những
ưu đãi về thuế quan, cũng như tránh những rào cản thương mại khác.
- Tạo điều kiện áp dụng linh họat các ưu đãi về tài chính tín dụng cho các doanh
nghiệp xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu hàng thủy sản: như miễn giảm thuế đối với sản
xuất và xuất khẩu hàng thủy sản, thực hiện chính sách tài trợ xuất khẩu và thành lập quỹ hỗ
trợ sản xuất – xuất khẩu thủy sản.
36
Kết luận
Qua nghiên cứu về thị trường Trung Quốc và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản
của nước ta sang thị trường này, em thấy Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng mà
ngành thủy sản Việt Nam có thể khai thác và mở rộng. Đứng trước yêu cầu phát triển của
ngành kinh tế mũi nhọn đất nước, đòi hỏi chúng ta phải có nhưng biện pháp chính sách thông
thoáng giúp cho ngành thủy sản phát triển cân đối vững chắc trong điều kiện cạnh tranh.
Ngành thủy sản nước ta có nhiều tiềm năng để phát triên trong tương lai, chúng ta
cần phải đầu tư hơn nữa vào các quá trình sản xuất:
Trong lĩnh vực khai thác cần đầu tư về các loại phương tiện đánh bắt và lựa chọn
hình thức đánh bắt đạt hiệu quả cao.
Trong lĩnh vực nuôi trồng cần áp dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất
lương.
Trong lĩnh vực chế biến cần đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, mở rộng danh mục
các sản phẩm chế biến chất lượng cao, thực hiện các quy định về quản lí chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Trong lĩnh vực xuất khẩu tiến hành các hoạt động xúc tiến nâng cao uy tín của người
tiêu dùng đối với các sản phẩm của Việt Nam. Giữ vững thị trường truyền thống, đồng thời
thâm nhập những thị trường mới.
Nhà nước và ngành thủy sản cần phải có những biện pháp tối ưu để phát triển cho
ngành thủy sản nước ta. Đối với thị trường Trung Quốc nói riêng, chúng ta phải có những
phương thức, biện pháp khai thác hơn nữa thị trường này vì trong tương lai đây là thị trường
được đánh giá là thị trường tiêu dùng thủy sản lớn của thế giới. Với lợi thế là một quốc gia
láng giềng với Trung Quốc chúng ta nên khai thác tốt hơn thị trường này đảm bảo mở rộng
hơn nữa ngành thủy sản của chúng ta trong tương lai.
Tuy nhiên trong quá trính viết đề án em không tránh khỏi những sai sót do hiểu biết
còn nông cạn của mình. Em mong thầy cô xem xét sửa chữa và bổ xung những yếu điểm để
em có thể hiểu rõ hơn về đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô.
Hà nội ngày 20/4/2004.
Sinh viên:Phạm Thị Thu Hằng
TàI LIệU THAM KHảO
1. Tạp chí thương mại .
2. Thời báo kinh tế Việt Nam.
3. Tạp chí thủy sản.
4. Tạp chí giá cả và thị trường.
5. Tạp chí ngoại thương.
6. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc.
7. Tạp chí nghiên cứu quốc tế.
8. Tạp chí kinh tế phát trIển.
37
9. GIáo Trình Kinh Doanh quốc tế ( PGS- T.S Nguyễn Thị Hường
).
10. Phát triển thủy sản Việt Nam – Những luận cứ và thực tiễn (
PGS – T.S Hoàng Thị Chỉnh ).
11. Giáo trình Kinh tế Thương Mại ( PGS. TS Đặng Đình Đào,
PGS. TS Hoàng Đức Thân. )
12. Các trang Web:
- http:/ www. Laocai.gov.vn.
- http:/www. Fistenet.com.vn.
- http:/www. Vitrapet.com.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a1.PDF