Câu 6. Trình bày nhận định, chẩn đoán, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch bệnh nhân viêm tai giữa?
1. Nhận định chăm sóc
- Hỏi:
+ Người bệnh có sốt không, sốt tử khi nào, mức độ?
+ Có đau tai, đau bên nào, từ bao giờ, vị trí, mức độ?
+ Có chảy mủ tai, từ khi nào, một hay hai bên, từng đợt hay thường xuyên,
+ Nghe có giảm không, bên tai nào?
+ Có ù tai, tiếng trầm hay tiếng bổng?
- Thăm khám
+ Đo nhiệt độ, mạch, huyết áp.
+ Ấn trước tai, sau tai có đau?
+ Soi tai: ống tai ngoài có dịch, mủ không? Mũ nhầy hay mủ tan, đánh giá mủ có thối không, mủ mới chảy ra càng có giá trị. Đánh giá màng nhĩ: đỏ, có lỗ thủng, có sùi hay polyp không.
+ Khám mũi: soi mũi trước và sau xem trong mũi có dịch, mủ, có polyp.
+ Khám họng: liêm mạc họng đỏ, có dịch hay mủ chảy dọc theo thành sau họng.
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Thân nhiệt tăng do đợt viêm cấp tính ở tai giữa.
- Đau tai do hòm nhĩ sung huyết hay ứ mủ.
- Nghe kém, chảy tai do dịch, mủ trong hòm nhĩ.
- Người bệnh thiếu kiến thức về tự chăm sóc tai và phòng bệnh.
3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Hạ thân nhiệt.
- Giảm đau tai.
- Làm giảm chảy tai, đỡ ù tai và tăng sức nghe cho người bệnh.
- Hướng dẫn cho người bệnh biết cách tự chăm sóc và phòng bệnh.
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Làm hạ thân nhiệt.
+ Theo dõi mạch, nhiệt độ.
- Giảm đau tai
+ Cần theo dõi mức độ, tính chất đau
+ Thực hiện thuốc giam đau theo y lệnh
- Làm giảm chảy tai, đỡ ù tai, và giúp người bệnh nghe khá hơn.
+ Thực hiện y lệnh các thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề.
+ Khi tai chảy mủ: theo dõi dịch tai hàng ngày: số lượng và tính chất.
Làm thuốc tai theo đúng quy trình kỹ thuật. Cách làm:
Làm sạch tai:
* Rửa tai: dùng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già 12 thể tích nhỏ đầy ống tai, lấy ngón tay ấn nhẹ lắp bình tai. Sau đó nghiêng tai để nước chảy ra. Làm vài lần tới khi nước sạch.
* Lau khô tai: dùng que tăm bông lau sạch dịch mủ trong ống tai, vừa lau vừa xoay nhẹ trong ống tai. Thay que tăm bông, lau tới khi sạch hoàn toàn.
* Nhỏ hoặc phun thuốc: Nhỏ 3-4 giọt dung dịch clorosit 0,4% hoặc 1-2 giọt cồn boric 1%. Nhỏ thuốc mũi nếu có ngạt, chảy mũi.
- Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc tai.
+ Giữu tai khô khi tắm, gội đầu, không để nước vào tai. Lau tai bằng khăn sạch ướt hàng ngày.
+ Khi tai chảy mủ, người bệnh tự lau tai bằng que tăm bông sạch, sau đó nhỏ hoặc phun thuốc theo hướng dẫn
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Chuyên khoa hệ ngoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CK HỆ NGOẠI
Câu 1: Trình bày kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm loét giác mạc?
1. Nhận định chăm sóc
- Hỏi: xem người bệnh bị nguyên nhân gì hoặc bị bệnh khác có liên quan đến bệnh ở mắt (sởi, thuỷ đậu, suy dinh dưỡng). người bệnh đau nhức ở vị trí nào có kèm theo chói cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có nhìn mờ không?
- Thăm khám.
+ Mi mắt có sưng nề không?
+ Mắt người bệnh có sưng đỏ không?
2. Chẩn đoán điều dưỡng
- Đau nhức, nhìn mờ do tổn thương giác mạc.
- Chói cộm, sợ ánh sáng do kết mạc phù nề.
- Lo lắng sợ bị mù.
- Không hiểu biết về bệnh.
3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Làm giảm đau nhức mắt, làm vết loét nhanh liền.
- Làm giảm chói cộm, sợ ánh sáng.
- Làm giảm lo lắng cho người bệnh.
- Khuyên người bệnh không nên đắp các loại lá vào mắt, luôn luôn giữ vệ sinh mắt.
4. Can thiệp chăm sóc
- Làm giảm đau nhức mắt, làm vết loét nhanh liền.
+ Tra dung dịch kháng sinh theo kháng sinh đồ hoặc dung dịch chống nấm hoặc chống virus (theo chỉ định của từng loại thuốc), thông thường tra 5 lần/ngày
+ Tra mỡ tetraxyclin 1% hoặc acyclovir hoặc noflor (tuỳ nguyên nhân), thông thường ngày 2 lần.
+ Tra dung dịch atropin sulfat 1% (nếu bị loét ở trung tâm) ngày một lần, hoặc dung dịch pilocarpin 1% (nếu loét ở ngoại vi).
+ Thực hiện y lệnh thuốc: kháng sinh, giảm đau, giảm phù nề, an thần.
+ Đo thị lực cho người bệnh.
- Làm giảm chói cộm, sợ ánh sáng.
+ Băng che mắt cho người bệnh.
+ Cho người bệnh đeo kính dâm.
- Giáo dục cho người bệnh cách giữ vệ sinh mắt.
+ Khuyên người bệnh không nên đắp các loại 'lá vào mắt.
Câu 2. Trình bày chẩn đoán, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị sâu răng?
1. Chẩn đoán chăm sóc
- Lo lắng do sợ đau, sợ lây nhiễm, sợ mất răng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Ê buốt răng liên quan đến các kích thích do hở các ống ngà.
- Nguy cơ tai biến liên quan đến các kỹ thuật khoan tạo lỗ hàn.
- Nguy cơ biến chứng do thiếu kiến thức về bệnh.
2. Lập kế hoạch chăm sóc
- Giảm lo lắng cho người bệnh.
- Giảm hoặc làm mất ê buốt răng.
- Hạn chế nguy cơ tai biến.
- Hướng dẫn người bệnh biết cách tự chăm sóc và phòng bệnh.
3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Làm giảm lo lắng giúp người bệnh yên tâm phối hợp với thầy thuốc để điều trị đạt kết quả tốt:
+ Người bệnh thường rất sợ hãi khi bị khoan răng do đó cần giải thích báo trước cho người bệnh biết trong quá trình tạo lỗ hàn, có thể răng đang được điều trị sẽ ê buốt; nếu người bệnh ê buốt nhiều thì sẽ áp dụng các biện pháp để làm giảm mức ê buốt (âm nhạc, gây tê).
- Làm giảm hoặc mất ê buốt cho người bệnh:
+ Hướng dẫn người bệnh tránh ăn uống các chất kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt; sử dụng nước ấm để súc miệng và chải răng.
+ Trợ giúp bác sĩ hàn lỗ sâu:
. Trước khi hàn: chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết (tay khoan, mũi khoan, bộ dụng cụ khám, tay nạo ngà) và thuốc (chất hàn tạm, chất hàn vĩnh viễn); chuẩn bị người bệnh: ngồi ghế tư thế thoải mái, vệ sinh răng miệng.
. Trong khi hàn: trợ giúp bác sĩ banh miệng, cách ly rang, hút nước bọt, đánh chất hàn.
. Sau khi hàn: chỉnh cắn cho người bệnh cho đến khi không còn cảm giác kênh hai hàm khi nhai; dặn người bệnh sau hàn răng phải kiêng nhai 1 – 4 giờ; nếu thấy đau sau hàn phải đến kiểm tra lại hoặc hỏi ý kiến thầy thuốc; đối với những người bệnh khi hàn theo dõi phải căn dặn đến đúng hẹn.
- Hạn chế nguy cơ tai biến khi khoan tạo lỗ hàn:
+ Khi khoan răng có thể xẩy ra tai biến: tổn thương tuỷ răng ( hở tuỷ răng, viêm tuỷ răng), rách phần mềm hoặc tổn thương răng bên cạnh.
+ Tuỷ có thể bị ảnh hưởng do nóng khi mài.
+ Trợ giúp bác sĩ hàn lỗ sâu theo đúng quy trình kỹ thuật.
+ Thực hiện các y lệnh khi xảy ra tai biến.
+ Sử dụng thuốc chải răng có fluor.
+ Thay bàn chải sau 3 – 4 tháng hoặc bị toè.
+ Dùng các dung dịch sát khuẩn cá tính sát khuẩn.
+ Khám răng định kỳ 6 – 12 tháng/lần để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
Câu 3. Trình bày kế hoạch chăm sóc bệnh nhân glôcôm?
1. Nhận định chăm sóc
Người điều dưỡng hỏi chi tiết và ghi lại đầy đủ tính chất của bệnh glôcôm: Người bệnh đã mắc bệnh glôcôm bao lâu ?
- Nhìn mờ nhanh hay dần dần, nhìn vào nguồn sáng có quầng xanh, đỏ không? Nôn hay buồn nôn ?
- Đã được xử trí gì chưa ?
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Đau nhức mắt, đau đầu do nhãn áp tăng.
- Nhìn mờ nhanh do giác mạc phù.
- Lo lắng, sợ hãi bị mù.
3. Lập kế hoạch chăm sóc
- làm giảm đau nhức mắt, đau đầu và giúp cho người bệnh nhìn rõ hơn.
- Làm giảm lo lắng, sợ hãi cho người bệnh.
- Hướng dẫn cho người bệnh những kiến thức của bệnh để phòng chống nguy cơ gây mù loà.
- Chăm sóc và theo dõi người bệnh trước, sau phẫu thuật.
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Làm giảm đau nhức mắt, đau đầu và giúp người bệnh nhìn rõ hơn.
+ Đo thị lực, nhãn áp.
+ Tra dung dịch pilocarpin 1%.
+ Thực hiện y lệnh (trước mổ): uống thuốc hạ nhãn áp: axetazolamid; uống thuốc giảm đau: paracetamol...
+ Động viên, an ủi người bệnh và làm cho người bệnh tin tưởng vào các phương pháp điều trị.
+ Uống thuốc an thần (theo y lệnh).
+ Giới thiệu cho người bệnh (người nhà) triệu chứng của bệnh và những nguy hiếm của bệnh nếu như đến cơ sở y tế muộn (gây mù) để người bệnh đến khám sớm.
+ Trong gia đình có người đã bị glôcôm thì người khác khi thấy mắt nhức phải đi kiểm tra ngay.
+ Phải kiểm tra định kì theo chỉ định của thầy thuốc nhãn khoa với những người bệnh đã mổ một mắt hoặc hai mắt.
- Chăm sóc và theo dõi người bệnh trước, sau mổ:
+Trước mổ:
Chăm sóc cấp 3, ăn uống bình thường
Cho người bệnh uống thuốc tiền mê: seduxen theo y lệnh ( tối trước mổ)
+ Sau mổ:
Ngày đầu : chăm sóc cấp I,ăn lỏng, tránh thai, tránh táo bón
Những ngày sau: Theo dõi tiền phòng nông hay sâu, có máu, mủ hoặc chất tiết không. Vết mổ có kín không. Phụ giúp thầy thuốc thay băng hằng ngày.
Khi ra viện: thử thị lực, đo nhãn áp cho người bệnh.
Câu 4. Trình bày kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm mũi?
1. Nhận định chăm sóc
- Hỏi:
+ Ngạt mũi: Từ bao giờ, một bên hay hai bên. Từng lúc hay thường xuyên, Nhỏ thuốc co mạch có đỡ hay không?
+ Chảy mũi: Người bệnh có chảy mũi không, từ khi nào?
Chảy một bên hay hai bên? Chảy từng đợt hay thường xuyên.
- Thăm khám
+ Quan sát người bệnh thở mìn hay thở bằng miệng, có nói giọng mũi kín không.
+ Soi mũi trước:
Xem có dịch, mủ đọng trong hốc mũi, ở sàn mũi hay các khe cuốn, tính chất dịch. Niêm mạc mũi: màu sắc, phù nề?
+ Công thức máu, dịch mũi.
+ X quang: chụp Blondeau: xem mức độ phù nề, có polyp, khối u, vách ngăn thẳng hay vẹo.
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Giảm thông khí đường mũi do phù nề niêm mạc, quá phát cuốn mũi dưới làm hẹp khe thở.
- Chảy mũi do viêm và xuất tiết niêm mạc trong hốc mũi.
- Lo lắng và có cảm giác khó chịu do phải thở bằng miệng.
- Thiếu kiến thức về chăm s6c mũi và ngăn ngừa bệnh.
3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Làm thông mũi.
- Chống chảy mũi.
- Giúp người bệnh hiểu biết về bệnh, giảm lo lắng và yên tâm điều trị.
- Biết cách tự chăm sóc mũi và phòng bệnh.
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Làm thông mũi: dùng thuốc: chống phù nề, kháng histamin theo ỵ lệnh.
Tại chỗ:
+ Làm sạch mũi bằng nhỏ nước muối sinh lý 9%o.
+ Nếu có ngạt mũi, hướng dẫn người bệnh nhỏ các thuốc co mạch: ephedrin 1-3%, naphazolin O,5-1%o (không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi), sulpharin. Trẻ sơ sinh có thể nhỏ adrenalin 1/3000.
- Giảm lo lắng giúp người bệnh hiểu biết được bệnh và chấp nhận điều trị.
+ Tìm hiểu những lo lắng của người bệnh, khuyến khích họ thổ lộ với thầy thuốc. Giải thích để người bệnh hiểu biết về bệnh và kế hoạch điều trị để hợp . tác trong quá trình điều trị.
- Hướng dẫn người bệnh biết tự chăm sóc và phòng bệnh.
+ Giải thích cho người bệnh hiểu rõ sự cẩn thiết phải chăm sóc mũi hàng ngày.
+ Người bệnh biết sử dụng các loại thuốc tại chỗ và thực hiện chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật.
+ Hướng dẫn người bệnh biết theo dõi bệnh để đến khám và điều trị tại chuyên khoa tai mũi họng khi cần thiết.
+ Người bệnh biết cách phòng bệnh
Câu 5. Trình bày chăm sóc bệnh nhân viêm kết mạc?
1. Nhận định chăm sóc
- Hỏi chi tiết và ghi lại đầy đủ tính chất, đặc điểm của bệnh:
+ Bị đau từ bao giờ.
+ Đau nhức như thế nào.
+ Có nhiều dử mắt (tiết tố) không, tính chất của tiết tố mắt.
- Khám: quan sát mi, kết mạc nhãn cầu, kết mạc mi và giác mạc.
Thực hiện xét nghiệm: lấy dịch tiết tố để soi tươi và nuôi cấy, làm kháng sinh đồ.
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Đau rát, cộm trong mắt do kết mạc phù nề liên quan đến nhiễm khuẩn.
- Ngứa mắt dữ dội do dị ứng liên quan đến thời tiết.
- Lo lắng do sợ bị mù.
- Nguy cơ lây nhiễm do thiếu hiểu biết kiến thức về bệnh.
3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Làm giảm đau rát, cộm trong mắt.
- Làm giảm ngứa mắt
- Giảm lo lắng cho người bệnh.
- Giáo dục cho người bệnh cách đề phòng lây bệnh.
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Làm giảm đau rát, cộm trong mắt
+ Rửa mắt: dung dịch Nacl 0,9 %, ngày.2- 3 lần, hoặc cách 30 phút một lần nếu quá nhiều xuất tiết.
+ Chườm ấm.
+ Tra dung dịch kháng sinh như: ciprofloxacin 0,3%, Tobrex, hoặc cloroxit 0,4%.... ngày 4 - 6 lần, tra dung dịch bạc nitrat 1%.
+ Phụ giúp bác sỹ tiêm hydrocortison hậu nhãn cầu cho bệnh nhân bị viêm kết mạc mùa xuân.
+ Thực hiện y lệnh thuốc : kháng histamin, vitamin C . . . . .
- Làm giảm lo lắng cho người bệnh.
+ Động viên an ủi người bệnh.
+ Nói rõ cho người bệnh biết bệnh không làm giảm khả năng nhìn (nếu ' chưa có biến chứng).
+ Đo thị lực cho người bệnh.
+ Hướng dẫn người bệnh (người nhà) biết cách theo dõi bệnh, cần thiết phải khám và điều trị chuyên khoa sớm, không được tự chữa bệnh để phòng biến chứng.
Câu 6. Trình bày nhận định, chẩn đoán, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch bệnh nhân viêm tai giữa?
1. Nhận định chăm sóc
- Hỏi:
+ Người bệnh có sốt không, sốt tử khi nào, mức độ?
+ Có đau tai, đau bên nào, từ bao giờ, vị trí, mức độ?
+ Có chảy mủ tai, từ khi nào, một hay hai bên, từng đợt hay thường xuyên,
+ Nghe có giảm không, bên tai nào?
+ Có ù tai, tiếng trầm hay tiếng bổng?
- Thăm khám
+ Đo nhiệt độ, mạch, huyết áp.
+ Ấn trước tai, sau tai có đau?
+ Soi tai: ống tai ngoài có dịch, mủ không? Mũ nhầy hay mủ tan, đánh giá mủ có thối không, mủ mới chảy ra càng có giá trị. Đánh giá màng nhĩ: đỏ, có lỗ thủng, có sùi hay polyp không.
+ Khám mũi: soi mũi trước và sau xem trong mũi có dịch, mủ, có polyp.
+ Khám họng: liêm mạc họng đỏ, có dịch hay mủ chảy dọc theo thành sau họng.
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Thân nhiệt tăng do đợt viêm cấp tính ở tai giữa.
- Đau tai do hòm nhĩ sung huyết hay ứ mủ.
- Nghe kém, chảy tai do dịch, mủ trong hòm nhĩ.
- Người bệnh thiếu kiến thức về tự chăm sóc tai và phòng bệnh.
3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Hạ thân nhiệt.
- Giảm đau tai.
- Làm giảm chảy tai, đỡ ù tai và tăng sức nghe cho người bệnh.
- Hướng dẫn cho người bệnh biết cách tự chăm sóc và phòng bệnh.
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Làm hạ thân nhiệt.
+ Theo dõi mạch, nhiệt độ.
- Giảm đau tai
+ Cần theo dõi mức độ, tính chất đau
+ Thực hiện thuốc giam đau theo y lệnh
- Làm giảm chảy tai, đỡ ù tai, và giúp người bệnh nghe khá hơn.
+ Thực hiện y lệnh các thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề.
+ Khi tai chảy mủ: theo dõi dịch tai hàng ngày: số lượng và tính chất.
Làm thuốc tai theo đúng quy trình kỹ thuật. Cách làm:
Làm sạch tai:
* Rửa tai: dùng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già 12 thể tích nhỏ đầy ống tai, lấy ngón tay ấn nhẹ lắp bình tai. Sau đó nghiêng tai để nước chảy ra. Làm vài lần tới khi nước sạch.
* Lau khô tai: dùng que tăm bông lau sạch dịch mủ trong ống tai, vừa lau vừa xoay nhẹ trong ống tai. Thay que tăm bông, lau tới khi sạch hoàn toàn.
* Nhỏ hoặc phun thuốc: Nhỏ 3-4 giọt dung dịch clorosit 0,4% hoặc 1-2 giọt cồn boric 1%. Nhỏ thuốc mũi nếu có ngạt, chảy mũi.
- Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc tai.
+ Giữu tai khô khi tắm, gội đầu, không để nước vào tai. Lau tai bằng khăn sạch ướt hàng ngày.
+ Khi tai chảy mủ, người bệnh tự lau tai bằng que tăm bông sạch, sau đó nhỏ hoặc phun thuốc theo hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_mon_chuyen_khoa_he_ngoai.doc