Câu 14: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh cúm ?
thể thông thường
-ủ bệnh: 2-4 ngày, không triệu chứng
-khởi phát thường đột ngột, sốt cao, rét run, nhức đầu, đau mỏi toàn thân
-toàn phát: nổi bật với 3 hội chứng sau:
+HC nhiễm virus cấp:
Sốt cao liên tục, ngắn ngày, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, mệt nhiều, ăn ngủ kém, lưỡi trắng bóng
+HC hô hấp: tùy theo mức độ bệnh mà biểu hiện khác nhau với các triệu chứng thường gặp sau:
Viêm long đường hô hấp: ngạt mũi, sổ mũi, ho, hắt hơi, ho khan, rát họng, mắt đỏ, chảy nước mũi
Viêm thanh quản làm bệnh nhân ho khan, khàn tiếng
Virus cúm có khả năng gây tổn thương ở phổi như viêm phế quản cấp, viêm phổi là bệnh nhân ho khạc đờm nhiều, đau tức ngực, khó thở.
Trẻ em có thể gặp 1 số rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy
Một số dấu hiệu khác hiếm gặp như viêm não-màng não, viêm dây thần kinh, liệt dây thần kinh sọ
+HC cơ năng: cơ bản là dấu hiệu đau nhức liên tục, thi thoảng dội thành cơn, đau nhiều vùng thái dương,trán kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai
Đau mỏi toàn thân nhất là cơ bắp và khớp
+thăm khám: thường không thấy gì đặc biệt
-lui bệnh: sốt giảm đột ngột, bệnh nhân vã mồ hôi, đi tiểu nhiều, các dấu hiệu đau nhức, viêm họng đỡ dần rồi mất sau 7-10 ngày
thể lâm sàng khác
-thể nhẹ: không sốt hay sốt nhẹ, nổi bật là triệu chứng viêm đường hô hấp và ho khan, đau mỏi toàn thân
-cúm nặng: ngoài triệu chứng cúm thường có hội chứng ác tính xảy ra rất nhanh. bệnh nhân lo lắng, vật vã, li bì mê sảng da xám, mắt thâm quầng, môi tím, huyết áp tụt, xuất huyết dưới da, khó thở
bệnh nhân tử vong sau 1-3 ngày trong tình trạng suy hô hấp, trụy tim mạch
-cúm ngạt: đây là thể viêm phổi tiên phát do virus cúm
Câu 15: Trình bày triệu chứng, biến chứng bệnh quai bị ?
Triệu chứng của quai bị
+ Người bị quai bị có thời gian ủ bệnh trong vòng 2 – 3 tuần (17 – 18 ngày). Trong thời gian này, người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt.
+ Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh có biểu hiện sốt 38 – 39oC, đau cổ họng, người mệt mỏi, chán ăn, tuyến mang tai to dần và đau nhức, có thể đau tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi, đau khi há miệng hoặc khi nuốt.
+ Tuyến mang tai sưng to kèm đau nhức ở một bên, lan dần sang tuyến mang tai bên kia và sưng to đến khoảng 1 tuần thì từ từ nhỏ lại. Mặt da của tuyến mang tai thường đỏ, không nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi.
Biến chứng từ quai bị
+ Sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm). Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau. Nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn.
+ Viêm não hoặc viêm màng não: xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Điều dưỡng truyền nhiễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều dưỡng Truyền Nhiễm
Câu 1: Trình bày đặc điểm chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm ?
Đặc điểm của khoa truyền nhiễm
Khoa truyền nhiễm là nơi phát hiện, cách ly và điều trị người bệnh truyền nhiễm cho đến lúc khỏi hoàn toàn.
Khoa truyền nhiễm được xem là vùng có nguy cơ lây bệnh cao vì là nơi tập trung nhiều người mắc các bệnh truyền nhiễm.
Khi có dịch, những trường hợp nghi ngờ vẫn phải cho nhập viện, theo dõi, xác định chán đoán và sau đó có thể cho xuất viện ngay vì bệnh truyền nhiễm phần lớn là cấp tính cần cấp cứu và khó tiên lượng trước.
Tố chức biên chế và khối lượng cóng tác phức tạp hơn các khoa khác, không được tập trung sinh hoạt và không cho người nhà nuôi người bệnh trong khu điều trị.
Yêu cầu về tổ chức và lể lối làm việc
Về mặt điều trị:
Có cơ sở tiếp nhận, cách ly và hồi sức cấp cứu.
Có điều kiện chẩn đoán, xét nghiệm vi sinh phối hợp với đội vệ sinh phòng dịch.
Kiểm tra người bệnh sạch trùng trước khi cho xuất viện.
Về mặt tổ chức:
Xây theo hệ thống một chiều, phân biệt rõ ràng vùng bị nhiễm và vùng sạch.
Có phương tiện ngăn cách các loại bệnh truyền nhiễm khác.
Khoa truyền nhiễm cần có:
+ Phòng tiếp đón: Đón người, thay quần áo bệnh viện, làm hồ sơ bệnh án.
+ Phòng khám: Khám chẩn đoán bệnh.
+ Phòng lưu: Còn nghi ngờ chờ kết quá xét nghiệm – chẩn đoán.
+ Một số phòng bệnh.
+ Phòng cấp cứu.
+ Phòng chăm sóc ban đầu: Người lớn, trẻ em.
+ Một sô phòng chuyên môn.
+ Phòng làm việc của bác sĩ, điều dưỡng.
+ Có hố tiêu, hố tiểu riêng tại khoa truyền nhiễm dành riêng cho người bệnh theo từng khu vực. Công nhân viên của khoa phải có chỗ thay quần áo, làm việc, hố tiêu, hố tiểu riêng và có phòng tắm sạch sẽ, thay quần áo trước khi về.
Chế độ công tác tại khoa truyền nhiễm
Phòng bệnh, phòng dịch:
+ Cách ly người.
+ Ngân ngừa sự lây chéo trong khoa và bệnh viện.
+ Không cho người bệnh xuất viện "non" nghĩa là còn mang mầm bệnh.
+ Không được mặc áo choàng ra khỏi bệnh viện.
+ Không mang vật dụng cá nhân vào khoa truyền nhiễm.
+ Mặc áo choàng, mũ, khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
+ Công nhân viên, khám sức khỏe định kỳ và tiêm chủng.
Chế độ báo dịch:
+ Kịp thời báo ngay khi có trường hợp nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm.
+ Thủ tục báo từ khoa truyền nhiễm - y vụ - trạm vệ sinh phòng dịch.
+ Có sổ báo dịch ghi họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp và địa chỉ người bệnh chính xác.
Chế độ khử trùng tẩy uế:
+ Đồ dùng sử dụng cho người bệnh phải được tiệt trùng bằng hóa chất, ánh sáng mặt trời từ 6 đến 12 giờ.
+ Chất bài tiết phải được xử lý trước khi đổ vào cống kín. Phương tiện chuyên chở phải được tẩy uế.
+ Rác, bông băng, mô chết được tập trung và đốt.
+ Sau khi khám bệnh, nhân viên y tế phải ngâm tay với dung dịch sát trùng, sau đó rửa tay bằng bàn chải và xà phòng.
+ Sàn nhà được lau chùi 2 lần/ngày với dung dịch sát trùng.
+ Tường và tủ lau 1 lần/ tuần.
+ Khử trùng phòng bằng tia cực tím hoặc xông hơi với Formol từ 12 đến 24 giờ và để trống từ 12 đến 24 giờ mới tiếp nhận người bệnh.
+ Diệt ruồi muỗi, gián, bọ chét, chuột mỗi năm bằng cách phun hóa chất và quét vôi định kỳ.
Công tác chăm sóc người bệnh khoa truyền nhiễm
Tổ chức tiếp đón người bệnh và phân loại
Thái độ tiếp đón niềm nở, khẩn trương, đi đôi với tác phong làm việc nhanh chóng.
Thực hiện các chỉ định điều trị hướng dẫn kỹ lưỡng cách dùng thuốc, tốt nhất điều dưỡng phải cho người bệnh uống thuốc, các xét nghiệm khẩn làm ngay và lấy kết quả để bác sĩ cho y lệnh tiếp theo... Trong lúc chờ đợi phải gần gũi giải thích và theo dõi sát diễn biến bệnh để người bệnh và người nhà an tâm.
Phân loại bệnh theo 4 đường lây:
+ Lây qua đường tiêu hóa.
+ Lây qua đường hô hấp.
+ Lây qua đường máu.
+ Da, niêm mạc.
Phân loại bệnh theo thể nặng, nhẹ hay có biên chứng.
Phân loại bệnh theo trạng thái nghi ngờ.
Lập và hoàn chỉnh hồ sơ
Phòng khám làm hồ sơ.
Khoa phải bổ sung đầy đú và phát hiện đúng bệnh để chuyến đúng chuyên khoa, tránh lây chéo.
Thông báo dịch.
Lập kế hoạch chăm sóc
Công tác chăm sóc cho từng loại bệnh.
Thực hiện khẩn trương và đầy đủ các chỉ định điều trị.
Chăm sóc
Tổng quát:
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tổn.
+ Thực hiện y lệnh và theo dõi các biến chứng.
+ Vệ sinh cá nhân. Chú ý: mắt, răng, miệng, tai và da.
+ Dinh dưỡng.
+ Táy uế các chất bài tiết và các đổ dùng cá nhân cúa người bệnh.
Tinh thần:
+ Trấn an người bệnh và giải đáp thắc mắc với thái độ hòa nhã, vui vé.
Giáo dục sức khỏe
+ Tuyên truyền những kiến thức thông thường và cách phòng chống bệnh truyền nhiễm.
+ Tiêm phòng khi có dịch và sau khi xuất viện.
+ Đặc biệt khi tiếp xúc với bệnh hoặc đi vào vùng dịch phái Uổng hoặc chích thuốc.
Câu 2: Trình bày cách thực hiện KHCS bệnh nhân viêm gan virus ?
Bảo đảm thông khí:
Đặt bệnh nhân nằm ngửa đầu nghiêng một bên.
Cho thở Oxy.
Theo dõi nhịp thỏ, tình trạng tăng tiết.
Đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết.
Tuỳ từng tình trạng bệnh nhân.
Theo dõi tuần hoàn:
Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân.
Chuẩn bị dịch truyền, dụng cụ truyền dịch, thuốc nâng huyết áp (nếu cần để thực hiện y lệnh bác sĩ).
Theo dõi sát mạch, huyết áp 30phút/ 1 lần, 1 giò/ 1 lần, 3 giò/ 1 lần.
Theo dõi các biến chứng:
Viêm gan tối cấp.
Theo dõi màu sắc da, nốt xuất
Viêm gan mạn tính. huyết trên da.
Các biến chứng khác.
Theo dõi giấc ngủ.
Viêm cơ tim.
Viêm tuỵ.
Viêm tuỷ cắt ngang.
Liệt dây thần kinh ngoại biên.
Theo dõi mức độ vàng da, màu sắc phân, nước tiểu và lượng nước tiểu 24 giờ.
Thực hiện các y lệnh chính xác đầy đủ:
Thuốc: lợi gan, mật.
Các xét nghiệm máu:
+ Transaminase.
+ Bilirubin.
+ Thời gian prothrombin cho đến khi khỏi bệnh có HBsAg (+) kiểm tra định kỳ 1-2 tháng cho đến khi (-).
+ Xét nghiệm nước tiểu.
Chăm sóc các hệ thống cơ quan:
Chăm sóc bệnh nhân chán ăn, có nôn nhiều : Vệ sinh răng miệng.
Chăm sóc bệnh nhân có ngứa phải vệ sinh da: Tắm nước ấm, giữ cho da không loét.
Cho nằm phòng riêng, có phòng vệ sinh riêng. Dụng cụ tiêm chích nên dùng đồ nhựa và bỏ đi sau mỗi lần tiêm.
Tẩy uế các chất bài tiết: Nước tiểu, phân, dòm
Nuôi dưỡng:
+ Hạn chế khẩu phần dinh dưỡng không cần thiết trong viêm gan virus cấp.
+ Giai đoạn có triệu chứng cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít.
+ Án nhiều đạm nhiều đường, . ít mỡ.
– Sáng cho ăn nhiều, chiều cho ăn ít.
+ Cần ăn trái cây tươi để cung cấp vitamin liều cao và đủ năng lượng như chuối.
+ Kiêng rượu 6 tháng.
– Vì gan bị tổn thương.
+ Viêm gan tối cấp có phù sử dụng thuốc lợi tiểu phải chú ý bổ sung kali, tốt nhất là sử dụng lợi tiểu giữ kali. Bệnh nhân nặng không ăn uống được phải nuôi dưỡng bằng dịch truyền ưu trương, đặc biệt các bệnh nhân bị nôn nhiều mất • nước hoặc bệnh nhân hôn mê phải cho ăn qua thông dạ dày.
– Vì rối loạn điện giải dễ đưa đến hôn mê gan.
Giáo dục sức khoẻ:
Ngay khi bệnh nhân mới vào, phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân (nếu tỉnh) và thân nhân của bệnh nhân.
Thức ăn uống còn thừa phải đổ đi.
Các đồ dùng cá nhân phải được tiệt trùng trước khi dùng lại.
Thuốc có chuyển hoá ở gan không được sử dụng như: thuốc ngừa thai, erythromycin, tetracyclin, an thần.
Dặn thân nhân theo dõi bệnh nhân có dấu hiệu nặng: Phù nhanh, rối loạn nhịp độ giấc ngủ hoặc ngủ gà, lơ mơ tới mê, hơi thở bệnh nhân có mùi aceton, phải báo cáo bác sĩ ngay.
Xuất viện cho làm việc nhẹ đến khi xét nghiệm máu trở về bình thường.
– Giai đoạn tiền hôn mê gan còn có thể điều trị được, để bệnh nhân rơi vào hôn mê gan rất khó hy vọng.
Câu 3: Trình bày cách thực hiện KHCS bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ?
* Bảo đảm thông khí: Nếu bệnh nhân có shock phải theo dõi hô hấp, bảo đảm thông khí
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang 1 bên
- Đặt Canuyl Mayo
- Bóp bóng Ambu nếu có cơn ngừng thở
- Cho thở oxy
- Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết sự tím môi, da và đầu ngón
- Hút đờm dãi
* Theo dõi tuần hoàn
- Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, báo ngay cho bác sĩ
- Chuẩn bị dịch truyền, dụng cụ để thực hiện y lệnh, kiểm tra tốc độ truyền
- Theo dõi mạch, huyết áp 15’/lần, 30’/lần, 1h/lần, 3h/lần để phát hiện kịp thời dấu hiệu tiền shock từ ngày 3, 4, 5
* Theo dõi xuất huyết
- Bầm tím nơi tiêm, xuất huyết trên da
- Xuất huyết nội tạng: ví dụ như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, phân đen, cần theo dõi số lượng)
* Thực hiện y lệnh của bác sĩ chính xác kịp thời
- Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt
- Xét nghiệm: Lấy máu để theo dõi hematocrit, tiểu cầu
- Theo dõi các chất bài tiết: số lượng nước tiểu, chất nôn, xuất huyết
- Theo dõi tình trạng tri giác trong shock: Đánh giá diễn tiến của bệnh khi shock nặng, thiếu oxy não → hôn mê
* Chăm sóc hệ thống cơ quan, dinh dưỡng
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong phòng thoáng
- Chườm lạnh nếu sốt cao
- Co giật, bứt rứt → thuốc an thần
- Hạn chế các thủ thuật gây chảy máu
- Chọc dịch nếu có tràn dịch màng phổi màng bụng nhiều để giải quyết tạm thời tình trạng suy hô hấp
- Vệ sinh thân thể, da, răng miệng, mắt tai
- Tẩy uế các chất bài tiết
- Dinh dưỡng: Ăn súp, uống sữa, nước trái cây, cho ăn nhiều bữa, mỗi bữa ít một để nâng cao thể trạng, nếu nặng đặt sonde dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch
* Giáo dục sức khỏe
- Hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân và gia đình
- Theo dõi những biểu hiện nặng
- Hướng dẫn nằm màn tránh muỗi đốt
Câu 4: Trình bày nhận định chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân quai bị ?
Nhận định tình trạng bệnh
- Tình trạng hô hấp: đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở
- Tình trạng tuần hoàn: Theo dõi mạch, huyết áp, phát hiện tình trạng shock khi có biến chứng viêm cơ tim, viêm tụy cấp
- Tình trạng viêm tuyến nước bọt: Vị trí sưng, mức độ sưng
- Các dấu hiệu kèm theo: Đau họng, khó nuốt
- Tình trạng chung: Đo nhiệt độ, theo dõi ý thức, vận động, theo dõi nước tiểu, phân, xem bệnh án để biết chẩn đoán, chỉ định thuốc, xét nghiệm, các yêu cầu theo dõi khác, yêu cầu dinh dưỡng
Thực hiện kế hoạch
- Đảm bảo thông khí
+ Nếu có suy hô hấp cần thông khí, cho thở oxy
+ Theo dõi nhịp thở
- Duy trì tuần hoàn
+ Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân → báo cáo ngay cho BS
+ Chuẩn bị dịch truyền, dụng cụ truyền dịch, thuốc nâng huyết áp, thực hiện theo chỉ định của BS
+ Theo dõi mạch, huyết áp, tùy tình trạng bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ
- Theo dõi các biến chứng
+ Viêm tinh hoàn
+ Viêm não, màng não
+ Viêm tụy cấp
+ Các biểu hiện ở nơi khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp
- Thực hiện y lệnh của bác sĩ chính xác và kịp thời: Thuốc, các xét nghiệm, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn
- CS hệ thống cơ quan
+ Cho bệnh nhân nằm nghỉ
+ Chườm mát nếu có sốt cao
+ Đắp ấm vùng tuyến mang tai để giảm đau
+ Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm căng và đau nhức
+ Săn sóc răng miệng: Tránh bội nhiễm và giúp BN ăn ngon miệng
+ Vệ sinh mắt, vệ sinh thân thể hàng ngày
+ Cho ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, giàu năng lượng, tránh ăn thức ăn lạnh, nóng, chua quá làm bệnh nhân đau và khó chịu
- Giáo dục sức khỏe
+ Ngay từ khi bệnh nhân mới vào phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân và gia đình bằng thái độ dịu dàng để bệnh nhân an tâm điều trị
+ Cách ly bệnh nhân tại bệnh viện ít nhất 2 tuần: người tiếp xúc với bệnh nhân phải mang khẩu trang
+ Tiêm phòng
• Vaccine: Hiện nay đang dùng vaccine sống giảm hoạt, hiệu quả tốt, có thể dùng với các vaccine khác như sởi, bại liệtChỉ định cho trẻ em > 12 tháng tuổi, đặc biệt là tuổi dậy thì và thanh niên. Chống chỉ định cho trẻ < 12 tháng tuổi, phụ nữ có thai, bệnh nhân bị dị ứng hay đang sốt, ung thư, bệnh máu, đang dùng thuốc giảm miễn dịch, chất phóng xạ trị liệu
• Globulin miễn dịch chuyên biệt đối với quai bị: Dùng trong vòng 2- 3 ngày khi tiếp xúc nguồn lây ở phụ nữ có thai, thanh thiếu niên chưa có miễn dịch với quai bị
Câu 5: Trình bày cách thực hiện KHCS bệnh nhân tả?
Theo dõi dấu hiệu mất nước
+ Đánh giá mức độ mất nước
+ Theo dõi lượng nước vào ra trên 24h
+ Bù đủ nước, ngoài truyền dịch phải kết hợp uống ORS nếu bệnh nhân không nôn
- Theo dõi tuần hoàn
+ Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và báo cho BS
+ Nhanh chóng chuẩn bị truyền dịch qua đường tĩnh mạch, truyền kim to và cho truyền nhiều đường 1 lúc, cho chảy nhanh
+ Theo dõi đáp ứng, tránh phù phổi cấp, kiểm tra tốc độ truyền thường xuyên, tùy theo chỉ định của BS
- Đảm bảo thông khí: Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà ta có thể:
+ Cho thở oxy
+ Theo dõi nhịp thở, dấu hiệu đầu chi lạnh, tím
- Thực hiện y lệnh chính xác, kịp thời
+ Thuốc, truyền dịch hoặc uống ORS
+ Các xét nghiệm: Lấy mẫu phân đúng quy cách theo chỉ định của BS
- CS hệ thống cơ quan nuôi dưỡng
+ Cho bệnh nhân tả nằm giường có lỗ để giúp cho BN đại tiện tại chỗ vào bô, cần có 2 bô sát khuẩn để theo dõi phân và chất nôn riêng. Nếu bô không có vạch đo thì phải nhúng thước có vạch vào bô để tính thể tích chất thải
+ Lau rửa, thay quần áo thường xuyên để bệnh nhân dễ chịu, chú ý lau rửa vùng mông sạch sẽ, khô
+ Nuôi dưỡng
• Người lớn: Ngày đầu nhịn hoặc ăn cháo muối, ngày sau ăn cháo thịt lỏng, dễ tiêu
• Trẻ nhỏ còn bú cho bú bình thường
d. Giáo dục sức khỏe
- Ngay khi bệnh nhân mới vào, phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân và người nhà bằng thái độ dịu dàng, làm bệnh nhân yên tâm điều trị
- Hướng dẫn cách tẩy uế và xử lý phân đúng quy cách cho nhân viên và thân nhân, tránh lây lan
- Khi xuất viện, hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà cách phòng bệnh, vệ sinh thực phẩm, nước uống, rửa tay trước khi ăn, cách xử lý và tẩy uế phân tại nhà
e. Đánh giá
Được đánh giá là tốt nếu:
- Sau khi truyền đủ dịch nước và điện giải, bệnh nhân tỉnh lại ngay, da ấm, mạch, huyết áp ổn định, hết dấu hiệu mất nước. Bệnh nhân bớt đi ngoài → ngừng đi ngoài, đi tiểu nhiều, hết khát nước
- Sau các giờ đầu, bệnh nhân hết nôn, hết chuột rút
- Diễn biến tốt rất nhanh từ vài giờ đến vài ngày: Mạch chậm lại, đều, rõ, huyết áp về bình thường, nhiệt độ cũng trở về bình thường
Câu 6: Trình bày đặc điểm mầm bệnh viêm gan virus ( A, B, C, D, E) đặc điểm đường lây từng loại ?
Đặc điểm mầm bệnh:
Viêm gan virus A( HAV) là virus nhỏ, có cấu trúc ARN, dễ bị tiêu diệt ở 100oC và một số hóa chất ( Cloramin...) Bệnh viêm gan A thường lành tính , không chuyển thành mạn tính, không có tình trạng người lành mang virus.
Viêm gan virus B ( HBV) là virus có cấu trúc ADN, có kháng nguyên bề mặt là HbsAg. HBV có sức đề kháng cao hơn HAV. Virus có thể tồn tại ở nhiệt độ buồng trong 6 tháng, ở 100oC trong 20 phút. Có thể trở thành viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan nguyên phát.
Viêm gan virus C (HCV) có cấu trúc ARN, gây viêm gan cấp và haauk quả như viêm gan B.
Viêm gan virus D ( HDV) còn gọi là virus Delta là virus không hoàn chỉnh. Virus viêm gan D chỉ có phần nhân là ARN còn phần vỏ bọc là HbsAg của HBV, do vậy HDV muốn nhân lên phải có HbsAg để làm vỏ mới thành được virus hoàn chỉnh. Chính vì thế không bao giờ HDV lại có thể độc lập gây bệnh được. Khi đồng nhiễm HDV và HBV dễ có nguy cơ thành viêm gan ác tính cao. Khi bội nhiễm HDV ở người nhiễm HBV sẽ có nguy cơ thành viêm gan mạn tính.
Viêm gan virus E là một vius chứa ARN, không vỏ bọc. Virus được bải tiết qua phân ra ngoài vào cuối thời kỳ ủ bệnh. Phụ nữ có thai, nhất định có thai ba tháng cuối, nếu bị nhiễm HEV dễ có nguy cơ thành viêm gan ác tính, tử vong cao.
Đặc điểm đường lây:
Viêm gan A : đường lây quan trọng là đường tiêu hóa. HAV được bài tiết ra phân 1-2 tuần trước khi vàng da và kéo dài đến 4 tuần. Phân người bệnh nhiễm vào nước, thức ăn. Bệnh phát triển ở những nơi có điều kiện sống thấp, thiếu vệ sinh.
Viêm gan B lây truyền qua các đường:
+ Máu: truyền máu, dùng bơm kim tiêm không vô khuẩn, các thủ thuật y khoa ko đảm bảo vô khuẩn ( châm cứu, nhổ răng, tiêm truyền, ...)
+ Quan hệ tình dục
+ Lây từ mẹ sang con trong thời kỳ thai nghén và lúc sinh.
Viêm gan C: lây theo đường máu ( do truyền máu, các sản phẩm của máu, kim tiêm chung của những người nghiện ma túy...)
Viêm gan D lây theo đường máu gặp ở những người tiêm chích ma túy, truyền máu nhiều lần.
Viêm gan E: lây theo đường tiêu hóa, phần lớn do nguồn nước và thực phẩm, virus được bài tiết qua phân ở cuối thời kỳ nung bệnh và những ngày đầu của thời kỳ vàng da.
Câu 7: Trình bày triệu chứng viêm gan virus thể thông thường ?
Diến biến thông thường 4-6 tuần
Thời kỳ nung bệnh:
Hoàn toàn yên lặng, thời gian dài, ngắn tùy theo căn nguyên:
Viêm gan A: trung bình 20-30 ngày ( tối đa 45 ngày, tối thiểu 15 ngày)
Viêm gan B: trung bình 60-90 ngày( tối đa 180 ngày, tối thiểu 30 ngày )
Viêm gan C: trung bình 50 ngày
Viêm gan D: xảy ra hiện diện với viêm gan B
Viêm gan E: nung bệnh ngắn, tương đương viêm gan A ( từ 20-50 ngày)
Thời kỳ khời phát : từ 3- 10 ngày
Sốt nhẹ 37o5C-38oC hoặc không sốt
Rối loạn tiêu hóa:
.Chán ăn là dấu hiệu đặc trưng nhất,
.Đau bụng âm ỉ thượng vị, hạ sườn phải
.Nôn, buồn nôn, táo hoặc ỉa lỏng
Rối loạn thần kinh và toàn thân:
. Mệt mỏi rõ rệt cả về thể xác lần tinh thần, không có lý do giải thích
. Đau khớp, nhức đầu, đau mình mẩy, mất ngủ.
.Nước tiểu ít và sẫm màu.
Thời kỳ toàn phát: trung bình 4 tuần, thể nhẹ 7-8 ngày
Người bệnh hết sốt, xuất hiện vàng da, vàng mắt. Sớm nhất là củng mạc mắt vàng. Sau đó vàng da từ từ và tăng dần. Nếu vàng da đậm thì ngứa do ứ sắc tố mật.
Nước tiểu ít và sẫm màu ( <1,5lit/ ngày).
Gan bình thường hoặc to mềm, ấn hơi tức.
Lách bình thường hoặc to ( 1/5 trường hợp lách to). Viêm gan có lách to thường tiên lượng dè dặt .
Rối loạn tiêu hóa đỡ hơn, song vẫn còn chán ăn
Về toàn trạng người bệnh vẫn mệt, mất ngủ.
Thời kỳ hồi phục:
Người bệnh đi tiểu nhiều hơn 2-3 lit/ ngày. Nước tiểu trong dần, vàng da lui dần, Người bệnh ăn uống ngon miệng, ngủ được, gan lách bình thường.
Câu 8: Trình bày định nghĩa, dịch tễ học của bệnh tả ?
Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh được xếp vào loại bệnh “tối nguy hiểm”.
Dịch tễ học
Mầm bệnh
Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) thuộc họ Vibrionaceae, là vi khuẩn có hình cong như dấu phẩy, bắt màu gram âm, không sinh nha bào, di động được nhờ có lông. Chúng phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng thường môi trường kiềm (pH >7). ở môi trường thích hợp như trong nước, thức ăn, trong các động vật biển (cá, cua, sò biển...) v.v... nhất là trong nhiệt độ lạnh, phẩy khuẩn tả có thể sống được vài ngày đến 2-3 tuần. Dễ bị diệt bởi nhiệt độ (80°C/5 phút), bởi hoá chất thông thường và môi trường axit.
V. cholerae có khoảng 140 nhóm huyết thanh và được chia thành V. cholerae-O1 và V.cholerae non-O1.
V. cholerae O1 được phân thành 2 typ sinh học (biotyp) dựa theo đặc điểm kiểu hình là V. cholerae classica và V. cholerae eltor. Dựa vào đặc điểm các quyết định kháng nguyên A, B, C của kháng nguyên thân O, V.cholerae được phân thành 3 typ huyết thanh (serotyp) sau:
Serotyp Ogawa (có quyết định kháng nguyên A, B).
Serotyp Inaba (có quyết định kháng nguyên A, C).
Serotyp Hikojima (có cả ba quyết định kháng nguyênA, B, C).
V. cholerae-non O1 nhóm huyết thanh O139 là thủ phạm gây dịch tả ở ấn Độ và một số nước châu á từ năm 1992 đến nay.
Phẩy khuẩn tả gây bệnh nhờ độc tố tả (choleragen). Đây là nội độc tố có cấu trúc gồm hai đơn nguyên: đơn nguyên A (trọng lượng phân tử là 27 000 dalton, mang độc tính cao) và đơn nguyên B có tính kháng nguyên đặc hiệu và một cầu nối A2 có tác dụng kích thích tăng AMP vòng (Adenosin 3,5-cyclic mono phosphat).
Nguồn bệnh
Là người bệnh và người mang khuẩn không triệu chứng.
Phẩy khuẩn tả được đào thải theo phân ngay từ giai đoạn nung bệnh, nhưng nhiều nhất ở giai đoạn tiêu chảy. Bệnh nhân mắc bệnh tả có thể đào thải 107-108 vi khuẩn/ gram phân.
Phẩy khẩn tả có thể tồn tại và nhân lên ở động vật giáp xác (chủ yếu dưới biển) khi điều kiện môi trường không phù hợp, chúng cỏ thẻ chuyển sang trạng thái ngủ và có thể tồn tại hàng tháng, hàng năm. ở trạng thái này vi khuẩn có thể kháng lại chlorid và không thể nuôi cấy.
Đường lây
Bệnh lây theo đường tiêu hoá, cụ thể là đường phân-miệng thông qua nguồn nước, thực phẩm, rau quả... đặc biệt là một số hải sản như sò, ốc, hến được bắt từ những nơi ô nhiễm hoặc tay bẩn, dụng cụ ăn uống bị ô nhiễm, qua ruồi, nhặng, chuột, dán... làm lây lan mầm bệnh.
Sức cảm thụ và miễn dịch
Nhìn chung, miễn dịch sau khi mắc bệnh tả là lâu bền. Không có miễn dịch chéo giữa chủng O1 và O139.
Tính chất dịch
Bệnh thường xảy ra vào những tháng mùa hè (khí hậu nóng- ẩm, nhiều ruồi, nhặng, chuột..., thức ăn dễ ôi thiu), đặc biệt sau khi bị lũ lụt...
Ở những nước và những vùng có trình độ kinh tế-xã hội-vệ sinh thấp kém
Câu 9: Trình bày đặc điểm, triệu chứng lâm sàng của bệnh tả ?
Bệnh tả là một bệnh nhiễm độc, nhiễm trùng đường ruột cấp tính ở người do phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae gây nên, với biểu hiện lâm sàng của thể điển hình là: ỉa chảy dữ dội, nôn liên tục không tự kìm được, gây mất nước ngoài tế bào cực nhanh, có thể tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Lâm sàng:
Thể điển hình:
Thời kì ủ bệnh: 1 – 4 ngày không có biểu hiện lâm sàng
Thời kỳ khởi phát: rất nhanh, không quá 24h, có thể là một ỉa chảy thường.
Thời kỳ toàn phát: ỉa chảy.
+ Dữ dội và liên tục, tóe ra.
+ Đi ngoài tự nhiên không kiềm chế được. Số lần từ 20 – 50 lần / 24h + Không mót rặn, không đau quặn bụng.
+ Đặc điểm phân tả:
Phân toàn nước, trắng như nước vo gạo, hoặc nước trong lẫn với những hạt màu trắng như hạt gạo, trong những hạt đó chứa đầy phẩy khuẩn tả, tế bào thượng bì.
Mùi tanh, không thối, không có máu mũi.
Phân đẳng trương với plasma, nồng độ K và HCO3 cao hơn.
Nôn: dữ dội và liên tục, không kìm hãm được, xảy ra sớm.
Hậu quả của ỉa chảy và mất nước liên tục
Mất nước và điện giải:
Mặt hốc hác
Da nhăn nheo
Mũi dúm lại
Mắt trũng sâu, lòng đen khô
Đầu chi lạnh và tím
Gầy sút nhanh 10 – 15% trọng lượng cơ thể
+ Hạ thân nhiệt: người lạnh toát, thân nhiệt có thể dưới 35oC
+ Chuột rút.
+ Shock do giảm thể tích tuần hoàn:
Huyết áp tụt dần
Mạch nhanh
Thiểu niệu hoặc vô niệu
+ vẫn tỉnh nhưng mệt, tiếng nói thều thào
Các thể lâm sàng:
Thể nhẹ: giống ỉa chảy thường, không có dấu hiệu mất nước, trụy mạch.
Thể tối cấp: dấu hiệu bắt đầu ngắn, tiến triển nhanh, ỉa chảy, trụy mạch nhanh, chết trong 1 – 3h.
Thể tả khô:
+ Chết trước khi ỉa chảy.
+ Do liệt ruột xảy ra rất sớm, mất nước ra lòng ruột, chưa kịp đi ngoài.
+ Không gặp ở VN.
Thể tả ở trẻ em: ỉa chảy, sốt nhẹ , có thể co giật , hạ đường huyết
Tả ở phụ nữ có thai.
Câu 10: Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh uốn ván ?
Thể toàn thân điển hình
Ủ bệnh: trung bình 7-10 ngày; có 15% trường hợp 14 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, tiên lượng càng nặng.
Khởi phát: từ khi cứng hàm (trismus) đến khi co cứng toàn thân, thời gian từ vài giờ đến vài ngày, trung bình 48 g. Mức độ cứng hàm tăng dần đêïn khi khít hàm, lan ra các cơ vùng mặt , vùng hầu họng, vùng cổ làm bệnh nhân khó nhai, khó nói, khó nuốt. Bệnh nhân có vẻ mặt đau khổ (risus sardonicu ): trán nhăn, lông mày xếch lên, khóe miệng bị kéo trễ ra ngoài cả hai bên.
Toàn phát: cứng cơ lan đến các cơ cổ, cơ lưng, cơ bụng rồi tứ chi. Trương lực cơ tăng thường xuyên. Có khi co thắt đột ngột gây ngạt, gây tử vong bất ngờ. Bệnh nhân thường tăng phản xạ quả mức. Các cơ cổ, cơ lưng co cứng gây nên tình trạng co cứng toàn thân điển hình của uốn ván: bệnh nhân ưỡn cong người, lưng rời khỏi giường, tay co rút, các cơ chân duỗi ra (opisthotonos).
Các kích thích nhẹ như ánh sáng, tiếng động, sờ, tiêm thuốc, hoặc những kích thích từ bên trong cơ thể như bàng quang căng đầy nước tiểu, phân ứ đọng do táo bón đều có thể gây những cơn co giật kịch phát trên nền co cứng ấy, gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân. Nếu cơn kéo dài, bệnh nhân có thể ngạt thở vì các cơ hô hấp co cứng kéo dài.
Những trường hợp bệnh nặng có rối loạn thần kinh thực vật kèm theo.Biểu hiện nhẹ: vã mồ hôi, sốt (không có bội nhiễm kèm theo ), nặng hơn : tăng hay hạ huyết áp kéo dài hoặc xen kẽ, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp, đôi khi ngừng tim đột ngột.
Bệnh uốn ván diễn tiến kéo dài vì độc tố gắn vào thần kinh rất bền, trung bình 4-6 tuần. Nếu nguồn nhiễm được giải quyết, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Các cơn co giảm tần số. Hàm há to dần. Bệnh nhân có thể uống được rồi ăn trở lại và lành bệnh. Trong giai đoạn toàn phát có thể xảy ra nhiều biến chứng.
Uốn ván sơ sinh
Đa số do nhiễm khuẩn rốn. Xảy ra ở trẻ sơ sinh và mẹ không có miễn dịch chống uốn ván. Bệnh khởi phát khoảng hai tuần sau sinh. Triệu chứng ban đầu là khó bú, miệng chúm lại rồi không bú được. Sau đó bệnh nhân co cứng, lên cơn co giật toàn thân và thường dẫn đến tử vong do suy hô hấp. Tỷ lệ tử vong rất cao, từ 70-80%.
Uốn ván cục bộ
Chỉ biểu hiện co cứng ở một số cơ, khu trú ở vị trí tương ứng với nơi xâm nhập của vi khuẩn uốn ván. Bệnh thường gặp ở người đã có miễn dịch một phần với Tetanospasmin. Tiên lượng thường nhẹ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp tiến triển thành thể toàn thân.
Uốn ván thể đầu
Là một thể đặc biệt của uốn ván cục bộ. Thường do vết thương ở vùng mặt cổ. Biểu hiện gồm cứng hàm, liệt một số dây thần kinh sọ não, thường là dây VII. Có
thể chuyển qua thể toàn thân.
Phân độ uốn ván
Dựa vào mức độ nặng của bệnh, người ta chia làm 4 độ :
Độ 1 (nhẹ): cứng hàm nhẹ đến vừa phải, co cứng toàn thân, không có cơn co giật, không rối loạn hô hấp.
Độ 2 ( trung bình ): cứng hàm vừa phải, cơn giật nhẹ đến trung bình nhưng ngắn, khó nuốt nhẹ, suy hô hấp ( tần số thở 30-35 lần/ phút ).
Độ 3 ( nặng ): cứng hàm nặng, co cứng toàn thân, cơn giật xuất hiện tự nhiên và kéo dài, khó nuốt, suy hô hấp ( thở 35-40 lần/ phút ), nhịp tim nhanh > 120 lần/ phút.
Độ 4 ( rất nặng ): bệnh cảnh lâm sàng như Độ 3 kèm rối loạn thần kinh thực vật:
huyết áp cao và mạch nhanh xen kẽ với huyết áp thấp và mạch chậm, huyết áp cao kéo dài ( HA tâm trương > 110 mm Hg ) hoặc huyết áp thấp kéo dài ( HA tâm thu < 90 mmHg ).
Câu 11: Trình bày đặc điểm mầm bệnh, dịch tễ học bệnh dại ?
Mầm bệnh
Là virut dại, thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN và có bao ngoài.
Pasteur chia vi rut dại ra làm 2 loại:
Virut dại đường phố: Có độc lực mạnh, gây bệnh dại ở súc vật và người.
Virut dại cố định: Là virut dại được nuôi cấy và thích ứng trong phòng thí nghiệm, đã giảm, mất độc lực và không gây bệnh dại. Được dùng để điều chế vacxin vì có cùng kháng nguyên với virut dại đường phố.
Sức đề kháng:
Có sức đề kháng kém: Bị bất hoạt nhanh chóng bởi xà phòng, Ether, cồn Iôt, ở 600C chết trong 5 phút, ở 1000C chết trong 1 phút.
Tuy vậy, ở nhiệt độ phòng: virut có thể sống được từ 1 - 2 tuần. Vì vậy, đồ vật dính nước bọt chó dại, người bị dại được coi là nguy hiểm.
Dịch tễ học:
Nguồn bệnh
Là các loài động vật hoang dại bị dại như: Chó sói, chồn, cáo, cầy, gấu trúc Mỹ... và cả loại dơi Vampire hút máu bò ở Nam Mỹ.
Là gia súc bị dại: Phổ biến nhất là chó, mèo và có thể là lừa, ngựa, bò, cừu, lợn...
Đường lây
Qua da và niêm mạc: Vi rút dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua được da lành nhưng vi rút dại lây từ động vật này sang động vật khác và sang người qua da và niêm mạc bị tổn thương (dù rất nhỏ) do bị súc vật dại cắn, cào, liếm hoặc khi làm thịt súc vật bị dại. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại, người bị dại... mà trên người lành sẵn có vết thương...
Qua đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm vi rút dại: ở Nam Mỹ, khi người vào hang động có loài dơi mang virut dại cư trú.
Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị dại do được ghép giác mạc của người bị bệnh dại. Trên động vật có thể lây qua nhau thai hoặc sữa mẹ, chưa có bằng chứng lây bằng đường này trên người.
Cơ thể cảm thụ
Sức thụ bệnh: Tất cả các loài động vật máu nóng như người, gia súc, dã thú (đặc biệt động vật ăn thịt) đều có thể bị bệnh dại.
Chưa biết rõ là có miễn dịch tự nhiên ở người và động vật không, nhưng một số loài dơi ở Nam Mỹ mang vi rút dại lành tính nhưng truyền bệnh.
Sau khi phát bệnh ở người tử vong 100%.
Người chỉ thu được miễn dịch sau khi tiêm vacxin đủ liều. Kháng thể trung hòa tồn tại trong nước 3 tháng. Nếu tiêm nhắc lại lần 2 thì kháng thể tồn tại nhiều năm.
Câu 12: Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh dại ?
Phân chia thể lâm sàng
Thể hung dữ hoặc co cứng: Biểu hiện bệnh là một tình trạng kích thích tâm thần vận động là chủ yếu.
Thể liệt: ít gặp hơn thể trên. Thường gặp ở người bị chó dại cắn đã tiêm vacxin nhưng muộn. Thường không có triệu chứng sợ nước, sợ gió.
Triệu chứng học lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh
Từ 10 ngày đến trên 1 năm. Trung bình từ 20 ngày đến 60 ngày. Nếu số vết cắn nhiều, sâu và vị trí cắn ở gần thần kinh trung ương và giầu mạng lưới thần kinh (đầu, mặt, cổ, bàn tay) thì thời kỳ ủ bệnh sẽ ngắn.
Trước khi phát bệnh có thể có tiền triệu: Lo lắng, thay đổi tính tình, có cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn.
Thời kỳ toàn phát
Có 2 thể bệnh sau:
Thể hung dữ hoặc co cứng: Biểu hiện bệnh là một tình trạng kích thích tâm thần vận động là chủ yếu.
Khi thì bệnh nhân trở nên hung tợn, điên khùng, gây gổ, đập phá lung tung và nhanh chóng tiến tới hôn mê và tử vong.
Khi thì ở trạng thái kích thích vận động là chủ yếu với biểu hiện: Co cứng, run rẩy tứ chi, co giật, co thắt họng và thanh khí quản gây triệu chứng sợ nước. Khát không dám uống, chỉ nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng nước chảy cũng gây tăng co thắt họng và rất đau. Tình trạng co thắt này tăng lên mỗi khi có kích thích dù rất nhỏ vào các giác quan như: luồng gió nhẹ (sợ gió), mùi vị, ánh sáng.v.v.. Nét mặt luôn căng thẳng, hoảng hốt, mắt sáng và đỏ, tai thính, có thể có tình trạng kích thích sinh dục (dấu hiệu cánh buồm, xuất tinh tự nhiên). Có thể có ảo giác, mất định hướng, gây gổ, vùng vẫy, cắn xé. Sốt tăng dần, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi (khạc nhổ, sùi bọt mép), rối loạn tim mạch và hô hấp.
Tất cả các triệu chứng trên xuất hiện thành từng cơn, ngày càng dầy hơn, mạnh hơn. Bệnh nhân có thể có lúc tỉnh táo giữa các cơn. Các triệu chứng nặng dần lên và tử vong trung bình sau 3 đến 5 ngày do ngừng hô hấp và ngừng tim.
Thể liệt: Ít gặp hơn thể trên. Thường gặp ở người bị chó dại cắn đã tiêm vacxin nhưng muộn. Thường không có triệu chứng sợ nước, sợ gió.
Lúc đầu có thể thấy đau nhiều vùng cột sống, sau đó xuất hiện hội chứng liệt leo kiểu Landry: Đầu tiên liệt chi dưới, sau đó rối loạn cơ vòng, rồi liệt chi trên. Khi tổn thương tới hành não thì xuất hiện liệt thần kinh sọ, ngừng hô hấp và tuần hoàn. Tử vong sau 4 đến 12 ngày.
Xét nghiệm:
Bạch cầu thường tăng, đa nhân tăng. Nước tiểu có protein, bạch cầu. Dịch não tuỷ có biểu hiện như viêm não-màng não do virut (tăng nhẹ protein, bạch cầu)
Xác định virut dại từ các bệnh phẩm: Nước mắt, nước bọt, dịch não tuỷ, mảnh sinh thiết não, da bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang. Trả lời kết quả sau 2 giờ. Phân lập virút dại từ các bệnh phẩm trên bằng phương pháp nuôi cấy tế bào. Trả lời trong 24 giờ. Thực tế, cả hai phương pháp trên ít được áp dụng và khó thực hiện.
Nếu bệnh nhân tử vong: Tìm tiểu thể Negri trong não ở vùng sừng Amon và các tổn thương viêm não không đặc hiệu bằng kính hiển vi điện tử.
Câu 13: Trình bày đặc điểm mầm bệnh, nguồn bệnh bệnh cúm ?
mầm bệnh: virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae, hình khối cầu, đôi khi hình sợi, kích thước 80-100nm, nhân chứa 8 đoạn ARN có chức năng sao chép
Chúng dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thường.
-nguồn lây:virus cúm gây bệnh chủ yếu ở động vật, đặc biệt là gia cầm như gà, vịt, chim
Sau đó phát hiện chúng có khả năng biến đổi để lây từ động vật sang người, và lây từ người bệnh sang người lành gồm các chủng H1, H2, H3, N1, N2, H5, H7, H9, H10
-đường lây: lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp
Mọi người đều có khả năng mắc bệnh
-dịch thường xảy ra vào mùa lạnh, từ cuối thu đến đầu xuân
Câu 14: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh cúm ?
thể thông thường
-ủ bệnh: 2-4 ngày, không triệu chứng
-khởi phát thường đột ngột, sốt cao, rét run, nhức đầu, đau mỏi toàn thân
-toàn phát: nổi bật với 3 hội chứng sau:
+HC nhiễm virus cấp:
Sốt cao liên tục, ngắn ngày, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, mệt nhiều, ăn ngủ kém, lưỡi trắng bóng
+HC hô hấp: tùy theo mức độ bệnh mà biểu hiện khác nhau với các triệu chứng thường gặp sau:
Viêm long đường hô hấp: ngạt mũi, sổ mũi, ho, hắt hơi, ho khan, rát họng, mắt đỏ, chảy nước mũi
Viêm thanh quản làm bệnh nhân ho khan, khàn tiếng
Virus cúm có khả năng gây tổn thương ở phổi như viêm phế quản cấp, viêm phổi là bệnh nhân ho khạc đờm nhiều, đau tức ngực, khó thở.
Trẻ em có thể gặp 1 số rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy
Một số dấu hiệu khác hiếm gặp như viêm não-màng não, viêm dây thần kinh, liệt dây thần kinh sọ
+HC cơ năng: cơ bản là dấu hiệu đau nhức liên tục, thi thoảng dội thành cơn, đau nhiều vùng thái dương,trán kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai
Đau mỏi toàn thân nhất là cơ bắp và khớp
+thăm khám: thường không thấy gì đặc biệt
-lui bệnh: sốt giảm đột ngột, bệnh nhân vã mồ hôi, đi tiểu nhiều, các dấu hiệu đau nhức, viêm họng đỡ dần rồi mất sau 7-10 ngày
thể lâm sàng khác
-thể nhẹ: không sốt hay sốt nhẹ, nổi bật là triệu chứng viêm đường hô hấp và ho khan, đau mỏi toàn thân
-cúm nặng: ngoài triệu chứng cúm thường có hội chứng ác tính xảy ra rất nhanh. bệnh nhân lo lắng, vật vã, li bì mê sảngda xám, mắt thâm quầng, môi tím, huyết áp tụt, xuất huyết dưới da, khó thở
bệnh nhân tử vong sau 1-3 ngày trong tình trạng suy hô hấp, trụy tim mạch
-cúm ngạt: đây là thể viêm phổi tiên phát do virus cúm
Câu 15: Trình bày triệu chứng, biến chứng bệnh quai bị ?
Triệu chứng của quai bị
+ Người bị quai bị có thời gian ủ bệnh trong vòng 2 – 3 tuần (17 – 18 ngày). Trong thời gian này, người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt.
+ Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh có biểu hiện sốt 38 – 39oC, đau cổ họng, người mệt mỏi, chán ăn, tuyến mang tai to dần và đau nhức, có thể đau tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi, đau khi há miệng hoặc khi nuốt.
+ Tuyến mang tai sưng to kèm đau nhức ở một bên, lan dần sang tuyến mang tai bên kia và sưng to đến khoảng 1 tuần thì từ từ nhỏ lại. Mặt da của tuyến mang tai thường đỏ, không nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi.
Biến chứng từ quai bị
+ Sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm). Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau. Nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn.
+ Viêm não hoặc viêm màng não: xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_mon_dieu_duong_truyen_nhiem.docx