9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện
Biên Phủ.
-7.1954 đất nước bị chia cắt làm 2 miền. -hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất,
vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến
lớn anh hùng.
-Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn
học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám 1945
91 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 5277 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thứ hai.
Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên
chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).
II. ĐỌC- HIỂU
1. Bố cục
- Truyện chia làm 2 đoạn lớn:
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biết mất"). Hai phát hiện của người nghệ
sĩ nhiếp ảnh.
+ Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.
2. Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu .... tôi tưởng chính mình vừa khám phá
thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".
- Đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp “trời cho”
trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần. Người nghệ sĩ cảm
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 70
thấy hạnh phúc - đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp
tuyệt diệu . Trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã cảm nhận
cái đẹp toàn bích, hài hoà, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm hồn mình được thanh lọc.
3. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ
bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn,
độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những uất ức, khổ đau... Đây là
hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra
bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.
- Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo, Phùng đã “kinh
ngạc đến mức, trong mấy phút đầu .... vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. Hành
động đó nói lên nhiều điều.
4. Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện
Là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng, Đẩu hiểu rõ
nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Nhìn bề ngoài, đó là người đàn bàn quá nhẫn
nhục, cam chịu, bị đánh đập... mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão chồng vũ phu. Nhưng tất cả
đều xuất phát từ tình thương vô bờ đối với những đứa con. Trong đau khổ triền miên, người
đàn bà ấy vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi....
Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không
thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.
5. Về các nhân vật trong truyện
- Về người đàn bà vùng biển: Tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Điều
tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị. Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với
“khuôn mặt mệt mỏi”, người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều
cay đắng. Bà thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không
chống trả, không trốn chạy, “tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong cái việc
hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài”.... - Một sự cam chịu đáng chia
sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam
nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha.
- Về người đàn ông độc ác: Cuộc sống đói nghèo đã biến “anh con trai” cục tính
nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu. Lão đàn ông “mái tóc tổ quạ”,
“chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ vừa là nạn người của cuộc sống khốn khổ, vừa
là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình. Phải làm sao để nâng cao cái
phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy.
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 71
- Chị em thằng Phác: Bị đẩy vào tình thế khó xửa khi ở trong hoàn cảnh ấy. Chị
thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em
trai, ngăn em làm việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ
đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm
sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện. Thằng Phác thương mẹ theo kiểu một cậu bé con
còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai vùng biển. Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ
trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt
rỗ chặng chịt”, “nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới
biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động bởi tình
thương mẹ dạt dào.
- Người nghệ sĩ nhiếp ảnh: Vốn là người lính thường vào sinh ra tử, Phùng căm ghét
mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh xúc động ngỡ
ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh
tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xấu, cái ác ngay sau cảnh
đẹp huyền ảo trên biển. Hơn bao giờ hết, Phùng hiểu rõ: trước khi là một nghệ sĩ biết rung
động trước cái đẹp, hãy làm ột người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình,
biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
6. Cách xây dựng cốt truyện độc đáo
Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ một cách tàn
bạo. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp
huyền ảo- thơ mộng của thuyền biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc
lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền
“thơ mộng” đó.
Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh hình ảnh người đàn bà nhẫn nhục chịu
đựng “đòn chồng”, Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự
hung bạo của cha đối với mẹ. Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời.
Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính chất người
đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đầu) và hiểu thêm chính mình.
Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối
quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt
trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa
khám phá, phát hiện đời sống
7. Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 72
- Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả.
Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả
năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.
III. TỔNG KẾT
Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với
con người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp
con người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của
một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết
lí nhân sinh sâu sắc. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn
Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người.
IV. Câu hỏi:
Câu 1: Nhân vật nào trong chuyện để lại cho em ấn tợng sâusắc
Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ về hình tợng ngời đàn bà hàng
D. PHẦN ÔN TẬP CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ THỂ LOẠI KỊCH
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
(Trích)
Lưu Quang Vũ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Lưu Quang Vũ (1948- 1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đìng
trí thức.
+ Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách một
nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn.
+ Từ 1970 đến 1978: ônng xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.
+ Từ 1978 đến 1988: biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở
thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 với những vở đặc
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 73
sắc như: Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Lời thề thứ 9, khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ,
Tôi và chúng ta, Hai ngàn ngày oan trái, Hồn Trương Ba, da hàng thịt,…
Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,…
nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền
văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại
Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
+ Vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, được công diễn vào năm 1984.
+ Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt
ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
+ Truyện dân gian gây kịch tính sau khi Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt
dẫn tới "vụ tranh chấp" chồng của hai bà vợ phải đưa ra xử, bà Trương Ba thắng kiện được
đưa chồng về. Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt đầu ở chỗ kết thúc của tích
truyện dân gian. Khi hồn Trương Ba được sống "hợp pháp" trong xác anh hàng thịt, mọi sự
càng trở nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ, tuyệt vọng khiến Hồn Trương Ba không
chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được chết hẳn.
3. Đoạn trích là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc
xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng
"bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ
với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi
nghịch cảnh trớ trêu.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
* Đọc thể hiện tính cách, tâm trạng của mỗi nhân vật và xung đột kịch.
1. Phần đầu: trước khi Đế Thích xuất hiện
+ Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn
Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết:
"- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải
là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời
xa mi tức khắc!Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù
chỉ một lát".
+ Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ (Những câu cảm
thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải)
- Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm.
- Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa.
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 74
+ Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc
càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.
+ Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí
bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận (cái đêm khi
ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thở nóng rực", "cổ nghẹn lại"
và "suýt nữa thì…". Đó là cảm giác "xao xuyến" trước những món ăn mà trước đây Hồn cho
là "phàm". Đó là cái lần ông tát thằng con ông "tóe máu mồm máu mũi",…).
+ Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ,
cảm thấy mình ti tiện.
+ Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: "Ta vẫn
có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…".
+ Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài
với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn
chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.
+ Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với
những người thân.
- Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi.
Với bà "đi đâu cũng được… còn hơn là thế này". Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng
đã cảm nhận được: "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa".
- Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân
(tôi không phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì
giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như cái
xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh
vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị
trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ
phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu
lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!".
- Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy
thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, "khổ hơn xưa nhiều lắm".
Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể
bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là
không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn
thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần
đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…"
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 75
Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ
trêu. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ
khổ nhưng "cũng không khổ bằng bây giờ".
+ Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng
của mình đã khiến Hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính
bản thân mình cứ lớn dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào.
+ Nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ,
tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng
đầy quyết liệt: "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ… Nhưng lẽ nào
ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? "Chẳng còn cách nào khác"!
Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách
nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!". Đây là lời độc thoại
có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
2. Phần sau: từ khi Đế Thích xuất hiện
+ Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm
những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này
có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng:
- Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn
vẹn…
- Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái
thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng
sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!.
Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua
hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa.
Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị
chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không
thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra
con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi
không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với
Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình,
thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng
chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.
+ Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được
chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 76
của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu
Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị
để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng
tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua
quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng
tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ "mở nút". Dựng tả
quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật Hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đảm
bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm.
III. TỔNG KẾT
Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch nói
chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu
cực trong lối sống lúc bấy giờ:
Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật
chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.
Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo
thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.
Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là
tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình.
Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu
Quang Vũ.
IV.Câu hỏi:
1) Qua đối thoại, em có thêm bài học gì khi nhìn nhận, đánh giá con người?
2) Vì sao ta nghiêng về chỉ trích Xác hàng thịt, thương cảm cho Hồn Trương Ba?
3) Viết một đoạn kịch có nhan đề: Xác Trương Ba, Hồn hàng thịt
I. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 77
THUỐC
Lỗ Tấn
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
+ Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết
Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế
kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt
Nhược)
+ Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho
dân tộc: từ nghề khia mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc
dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn
lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân
tộc.
+ Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ
sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả
mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
+ Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và
thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn
có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao
2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc
Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là thời
kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung
Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục.
“Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó
là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc.
Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một
thông điệp: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh
ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Bố cục
+ Phần I: Thuyên mắc bệnh lao. Mẹ Thuyên đưa tiền cho chồng ra chỗ hành hình
người cộng sản mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Mua thuốc)
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 78
+ Phần II: Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho. Thuyên nghe tim mình
đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốt ngực, lại một cơn ho (Uống thuốc)
+ Phần III: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc” Hạ
Du (Bàn về thuốc)
+ Phần IV: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ trước hai nấm mồ: một
của người chết bệnh, một chết vì nghĩa ở hai khu vực, ngăn cách bởi một con đường mòn
(Hậu quả của thuốc)
2. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu
Nhan đề "Thuốc"
+ Thuốc, nguyên văn là "Dược" (trong từ ghép Dược phẩm), phản ánh một quá trình
suy tư nặng nề của Lỗ Tấn (động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn). Nhận thức rõ thực
trạng nhận thức của người dân Trung Quốc thời bấy giờ “ngu muội và hèn nhát”, nhà văn
không có ý định và cũng không đặt ra vấn đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi hết
bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa”. Tên truyện chỉ có
thể dịch là Thuốc (Trương Chính). Vị thuốc (Nguyễn Tuân) chứ không thể dịch là Đơn
thuốc (Phan Khải). Nhan đề truyện có nhiều nghĩa.
+ Tầng nghĩa ngoài cùng là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương
thuốc u mê ngu muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho bố Lỗ Tấn bị bệnh
phù thũng với hai vị “không thể thiếu” là rễ cây nứa kinh sương ba năm và một đôi dế đủ
con đực, con cái dẫn đến cái chết oan uổng của ông cụ.
+ Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu
“Bánh bao tẩm máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở
nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh
lao. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời độc
đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín.
+ Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và
cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vậy, tên truyện còn
hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác
ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc.
Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng
sắt không có sửa sổ.
+ Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người cách mạng -
một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân... Những người dân
ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang...) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 79
chữa bệnh.... Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề
hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm
một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó
với quần chúng.
3. Ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du
+ Chủ đề bàn luận của những người trong quán trà của lão Hoa trước hết là công hiệu
của “thứ thuốc đặc biệt” - chiếc bánh bao tẩm máu người.
+ Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyển sang bàn về
bản thân nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí.
+ Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đông song phát ngôn chủ yếu vẫn là tên
đao phủ Cả Khang, ngoài ra còn một người có tên kèm theo đặc điểm (cậu Năm gù) và hai
người chỉ có đặc điểm (“Người trâu hoa râm”, “anh chàng hai mươi tuổi”).
+ Những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho ta thấy:
- Bộ mặt tàn bạo, thô lỗ của Cả Khang
- Bộ mặt lạc hậu cảu dân chúng Trung Quốc đương thời
- Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du
4. Không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghĩa của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ
Du
+ Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào hai mùa thu, mua xuân có ý nghĩa không
tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có 3 cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao chấm máu
người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà.... Ba cảnh gần như liên
tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều
loại người do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp
tết Thanh minh- mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.
+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao
tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một
vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên
quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của
những người cách mạng.
+ Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn
vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến
cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan.
III. TỔNG KẾT
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 80
Với cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng,
Thuốc của Lỗ Tấn thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được “bệnh tật”
của chính mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng, dân tộc đó vẫn chìm đắm
trong mê muội.
IV/ ĐỀ THAM KHẢO
Câu 1 : Trình bày ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp văn chương của LỖ TẤN
a/ Cuộc đời :
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học
hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX , sinh năm 1881 , mất 1936 , xuất thân trong một
gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang TQ .
Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ , học nhiều nghề : Khai mỏ , hàng
hải , nghề thuốc , cuối cùng quyết tâm làm văn nghệ vơí mong muốn cứu nước , cứu dân .
Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với
chủ đề “phê phán quốc dân tính” , nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân
Trung Hoa .
b/ Sự nghiệp :
Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm , được in thành 3 tập : Gào thét , Bàng Hoàng , Chuyện cũ
viết theo lối mới .
Ông xứng đáng lànhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm
100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới .
Câu 2 : Tóm tắt truyện “THUỐC” – Lỗ Tấn .
Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in trong tập
Gào Thét xuất bản 1923 .
Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao(căn bệnh nan y thời bấy
giờ) . Nhờ người giúp , lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về
cho con ăn , vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh . Lão Thuyên dành dụm tiền mua bánh bao
tẩm máu người tử tù về cho con ăn
Sáng hôm sau ,trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa bị
chém sáng nay . Đó là Hạ Du , một nhà cách mạng kiên cường , nhưng chẳng ai hiểu gì về
anh , nhiều người cho anh điên. Thế rồi , thằng Thuyên cũng chết vì chiếc bánh bao ấy
không trị được bệnh lao.
Năm sau vào tiết Thanh minh , mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng
mộ con . Gặp nhau , hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau . Họ rất ngạc nhiên khi
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 81
thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn nhau . Đây điểm sáng để kết
thúc câu chuyện bi thảm , bày tỏ quyết tâm tiếp bước người đã khuất .
Nội dung tác phẩm : Phản ánh sự u mê của nhân dân TQ trước cách mạng Tân
Hợi, sự lạc hậu về chính trị của quần chúng đối với người làm cách mạng và bi kịch của
người cách mạng tiên phong Hạ Du
Câu 3 : Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.
-Vạch trần sự u mê, lạc hậu,mê tín của người dân Trung Quốc tin rằng chiếc bánh bao
tẩm máu người là một phương thuốc chữa được bệnh lao .
-Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát khỏi hàng
nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân TQ .
Câu 4 : Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học những nghề nào? Tại sao cưối
cùng ông chuyển sang làm văn nghệ ? Nêu tên 3 tác phẩm của ông.
- Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã học những nghề : Hàng hải với ước mong
mở rộng tầm mắt – học nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho tổ quốc – học
nghề y để chữa bệnh cho dân nghèo như bố ông.
- Đang học y khoa ở Tiên Đài (Nhật) ,ông đột ngột đổi nghề Vì : Một lần xem phim
,ông thấy người TQ khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm gián điệp
cho Nga ( chiến tranh Nga –Nhật), ông giật mình, nghĩ rằng chữa bệnh thể xác không bằng
chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Oâng chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh
tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương chữa trị .
Câu 5 :Ý nghĩa bao trùm tác phẩm THUỐC – Lỗ Tấn.
Hạ Du người cách mạng bị xử tử , là nhân vật trung tâm trong tác phẩm chỉ được
nhắc qua những mẫu đối thoại trong quán trà. Truyện phê phán tập quán chữa bệnh phản
khoa học . Hình ảnh lão Hoa Thuyên “vội vàng móc gói bạc trong túi ra mua chiếc bánh
bao nhuốm máu đỏ tươi,máu còn nhỏ tửng giọt,...”cho thấy sự mê tín của quần chúng và dã
tâm của bọn đồ tể bán máu người.
- Hạ Du là người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh : Tác phẩm phê phán sự lạc hậu về
chính trị của quần chúng “ Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa ... nằm trong tù
mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc (... ) hắn điên thật rồi !”
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 82
(Trích)
Sô-lô -khốp
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- A.Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Xô-viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải
thường Nobel về văn học năm 1965 (ông còn được nhận giải thưởng văn học Lê-nin, giải
thưởng văn học quốc gia).
- Cuộc đời và sự nghiệp của Sô-lô-khốp gắn bó mật thiết với sự ra đời của một chế
độ- chế độ xã hội chủ nghĩa tại vùng đất Sông Đông trù phú, đậm bản sắc văn hoá người
dân Côdắc.
Là nhà văn xuất thân từ nông dân lao động, Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc
với những con người trên mảnh đất quê hương. Đặc điểm nổi bật trong chủ nghĩa nhân đạo
của Sô-lô-khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân
cũng như về số phận cá nhân con người.
- Phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp: nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không
né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn,
những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và
chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp là cột mốc quan trọng mở ra chân
trời mới cho văn học Xô Viết. Truyện có một dung lượng tư tưởng lớn khiến cho có người
liệt nó vào loại tiểu thuyết anh hùng ca.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp
a) Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh:
- Năm 1944, sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ của tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin
đau đớn: tháng 6 năm 1942 vợ và hai con gái anh đã bị bọn phát xít giết hại. Niềm hi vọng
cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại uý
pháo binh, đứa con trai yêu quí đang cùng anh tiến đánh Béclin. Nhưng đung sáng ngày
mồng 9 tháng năm, ngày chiến thắng, 1 thằng thiện xạ Đức đã giết chết mất An-nô-tô-li.
Anh đã “chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”,
“Trong người có cái gì đó vỡ tung ra” trở thành “người mất hôn”. Sau khi lần lượt mất tất cả
người thân, Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực.
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 83
- Lời tâm sự của anh khi tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau: “phải nói rằng tôi đã
thật sự say mê cái món nguy hại ấy”. Xô-cô-lốp biết rõ sự nguy hại của rượu nhưng anh vẫn
cứ uống- Lời tâm sự ấy hé mở sự bế tắc của anh.
- Xô-cô-lốp không cầm được nước mắt trước hình ảnh cậu bé Va-ni-a. Nỗi đau
không thể diễn tả thành lời, chỉ có thể diễn tả bằng những giọt nước mắt.
Biểu dương, ngợi ca khí phách anh hùng của nhân dân, Sô-lô-khốp cũng không ngần
ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến
tranh gây nên- sức tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ của tác phẩm.
b) An-đrây gặp bé Va-ri-a
Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng buồn đau, bế tắc, An-đrây đã gặp bé Va-ri-a, cũng
là một nạn đáng thương của chiến tranh. Tác giả tả việc Xô-cô-lốp nhận Va-ri-a làm con
nuôi rất sâu sắc và cảm động.
- Khi nhìn thấy Va-ri-a từ xa: “Thằng bé rách bươn xơ mướp.... cặp mắt thì cứ như
nhiều ngôi sao sáng sau trận mưa đêm” rồi “thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó”. Và khi hiểu
rõ tình trạng của Va-ri-a hiện tại, tình phụ tử thiêng liêng và tinh thần trách nhiệm đã thức
tỉnh trông Xô-cô-lốp. Lòng thương xót dâng lên thành những giọt nước mắt nóng hổi. Anh
quyết định nhận Va-ri-a làm con.
- Xô-cô-lốp tuyên bố anh là bố thì lập tức Va-ni-a chồm lên ôm hôn anh, ríu rít líu lo
vang cả buồng lái... Còn Xô-cô-lốp “mắt mờ đi”, “hai bàn tay lẩy bẩy”- sức mạnh cảu tình
yêu thương sưởi ẩm trái tim cô đơn, đem lại niềm vui sống.
- Với lòng nhân hậu, Xô-cô-lốp tìm mọi cách bù đắp tình cảm cho Va-ri-a, chăm sóc
nó. Ở toàn bộ đoạn này, điểm nhìn của tác giả hoàn toàn phù hợp với điểm nhìn của nhân
vật và vì vậy gây được niềm xúc động trực tiếp.
c) Tinh thần trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường của Xô-cô-lốp
- Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận bé Va-ri-a làm con trong cuộc sống thường nhật:
việc nuôi dưỡng, chăm sóc..., những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc
không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ri-a”. Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn
vặt của anh về những kí ức... vết thương tâm hồn vẫn đau đớn.
- Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng
không thể nào hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là
tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh.
2. Chất trữ tình của tác phẩm
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 84
Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã
sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện
(tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình
của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng
phong phú cho người đọc.
3. Thái độ của người kể chuyện
- Thái độ của người trần thuật là đồng cảnh và tin tưởng
- Đoạn kết tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã
hội đối với mỗi số phận cá nhân (Hình ảnh “những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng
bỏng”, giọt nước mắt “trong chiêm bao”)
III. TỔNG KẾT
1. Xô-cô-lốp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con
người thế kỷ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi.
- Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người- tin tưởng vào nghị lực phi
thường của con người cách mạng có thể vượt qua số phận.
2. Nghệ thuật tự sự:
- Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật). Nhờ đó, đảm
bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ
mật thiết với số phận cá nhân.
- Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết để khám phá chiều sâu
tính cách nhân vật.
IV. CÂU HỎI THAM KHẢO
Câu 1: Trình bày tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp của Mikhaiin Sôlôkhốp , sáng tác nổi
tiếng nhất là tác phẩm nào ?
Sôlôkhốp sinh năm 1905 ở tỉnh Rôxtôp , vùng sông Đông nước Nga .
Nhà văn gắn bó máu thịt với con người và cảnh vât vùng đất sông Đông .
Sôlôkhốp trực tiếp tham gia nội chiến và chiến tranh vệ quốc
Ông là nhà văn nổi tiếng thế giới đã được nhận giải nô ben văn học .
Tác phẩm nổi tiếng là bộ tiểu thuyết ‘’SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM’’.
Câu2: Trình bày tiểu sử va øsự nghiệp của Mikhain Sôlô Khôp .
Mikhaiin SôlôKhôp là nhà văn Nga sinh năm 1905 , mất 1984 , xuất thân trong một
gia đình nông dân vùng thảo nguyên cạnh sông Đông .
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 85
Ông rất gắn bó với con người và cảnh vật quê hương trong những bước chuyển mình
đau đớn và phức tạp của lịch sử . Chính vì thế tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh
hồn của cuộc sống vùng sông Đông .
Sôlô Khốp là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại , ông thấu hiểu
được những nỗi khổ đau và số phận con người trong cuộc chiến tranh . Chính điều này đã
tạo ra một bước ngoặc trong các sáng tác của ông .
Sôlô Khôp được trao tặng giải thưởng nô ben về văn học năm 1965 .
*Sự nghiệp :
Sôlô Khôp là nhà văn xuất sắc của nước Nga , ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá
trị như : Những truyện ngắn sông Đông , Sông Đông êm đềm , Số phận con người , …….
Câu 3: Tóm tắt tác phẩm ‘’số phận con người ‘’ Sôlôkhốp .
Nhân vật chính trong tác phẩm là Xôcôlôp . Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ ,
Xôcôlôp nhập ngũ rồi bị thương . Sau đó , anh bị đoạ đày trong trại giam của bọn phát xít .
Khi thoát khỏi nhà tù ,anh nhận được tin vợ và con gái bị bom giặc sát hại . người con trai
duy nhất của anh cũng đã nhập ngũ và đang cùng anh tiến về đánh Berlin . Nhưng đúng
ngày chiến thắng , con trai anh đã bị kẻ thù bắn chết . Niềm hi vọng cuối cùng của anh tan
vỡ .
Kết thúc chiến tranh , Xôcôlôp giải ngũ , làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên
anh gặp được bé Vania . Cả bố mẹ em đều bị bắn chết trong chiến tranh , chú bé phải sống
bơ vơ không nơi nương tựa . Anh Vania làm con nuôi và yêu thương, chăm sóc chú bé thật
chu đáo và coi đó là một nguồn vui lớn .
Tuy vậy , Xôcôlôp vẫn bị ám ảnh bởi những nỗi đau buồn vì mất vợ , mất con “nhiều
đêm thức giấc gối ướt đẫm nước mắt” anh thương thay đổi chỗ ở nhưng anh vẫn cố giấu
không cho bé Vania biết nỗi khổ của mình .
Nội dung tác phẩm ‘’Số phận con người’’ : Số phận con người nhỏ bé trước hiện
thực tàn khốc của chiến tranh , vẻ đẹp tính cách Nga kiên cường nhân hậu .
Câu 4: Ý nghĩa bao trùm tác phẩm “SỐ PHẬN CON NGƯỜI”
- Nhân vật chính trong tác phẩm là Xôcôlôp có cuộc đời gặp nhiều bất hạnh . Nhưng
anh vẫn thể hiện được nét tính cách Nga kiên cường và nhân hậu :
* Tính cách kiên cường :
+ Trong chiến tranh ,anh chịu quá nhiều bất hạnh . Sau chiến tranh, anh lại
sống trong cô đơn, đau khổ, phiêu bạt nhiều nơi để kiếm sống . Nhưng anh vẫn không thốt
một lời than vãn, không suy sụp tinh thần,không sa ngã, không rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 86
+ Với bản lĩnh cao đẹp, với tấm lòng nhân hậu thắm thiết, anh trở thành chỗ
dựa vững chắc cho bé Vania ( bố mẹ đã chết trong chiến tranh).
Tấm lòng nhân hậu :
+ Xôcôlôp nhận nuôi béø Vania từ tính thương “Với niềm vui không lời tả
xiết” không tính toán ,vụ lợi .
+ Yêu thương ,chăm sóc chu đáo cho Vania hơn cả người cha đối với con.
+ Những mất mát , đau thương ,anh âm thầm chịu đựng “nhiều đêm thức giấc
thì gối ướt đẫm nước mắt”, không cho bé Vania biết, vì sợ em buồn .
- Hai số phận bất hạnh đặt cạnh nhau ,đã kết hợp với nhau, biết nương tựa vào
nhau để vươn lên và không ngừng hi vọng vào cuộc sống là phẩm chất tuyệt vời của những
con người chân chính..
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
(Trích)
Hê-ming-uê
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. O-nit Hê-ming-uê (1899- 1961):
+ Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần
đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
+ Những tiểu thuyết nổi tiễng của Hê-ming-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ
khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940).
+ Truyện ngắn của Hê-ming-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc
đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giả và trung thực về
con người".
2. Ông già và biển cả (The old man and the sea)
+ Được xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống.
+ Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-ming-uê được trao giải Nô-ben.
+ Tóm tắt tác phẩm (SGK).
+ Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng
"khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 87
cho văn bản (Tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ
còn bấy nhiêu thôi).
3. Đoạn trích
+ Đoạn trích nằm ở cuối truyện.
+ Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó
người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc
theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mìnhvà ý nghĩa biểu tượng của hình
tượng con cá kiếm.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN ĐOẠN TRÍCH
1. Hình ảnh ông lão và con cá kiếm
+ Xan-ti-a-gô là một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu. Đã ba ngày hai đêm ông ra
khơi đánh cá. Khung cảnh trời biển mênh mông chỉ một mình ông lão. Khi trò chuyện với
mây nước, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập xông vào xâu xé con cá.
Cuối cùng kiệt sức vào đến bờ con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Câu chuyện đã mở ra
nhiều tầng ý nghĩa . Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời, hành trình nhọc nhằn
dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô hình, thể nghiệm về thành công và thất
bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo rồi trình bày nó trước mắt
người đời...
+ Đoạn trích có hai hình tượng: ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ
đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập:
- Con cá kiếm mắc câu bắt đầu những vòng lượn “vòng tròn rất lớn”, “con cá đã quay
tròn”. Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng”. Những vòng lượn được nhắc lại rất nhiều lần
gợi ra được vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy.
- Ông lão ở trong hoàn cảnh hoàn toàn đơn độc, “mệt thấu xương” “hoa mắt” vẫn
kiên nhẫn vừa thông cảm với con cá vừa phải khuất phục nó.
- Cuộc chiến đấu đã tới chặng cuối, hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ.
Hai đối thủ đều dốc sức tấn công và dốc sức chống trả. Cảm thấy chóng mặt và choáng váng
nhưng ông lão vẫn ngoan cường “Ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá
như thế này được” lão nói. Ông lão cảm thấy “một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi
dây mà lão đang níu bằng cả hai tay”. Lão hiểu con cá cũng đang ngoan cường chống trả.
Lão biết con cá sẽ nhảy lên, lão mong cho điều đó đừng xảy ra “đừng nhảy, cá” lão nói,
“đừng nhảy”, nhưng lão cũng hiểu “những cú nhảy để nó hít thở không khí”. Ông lão nương
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 88
vào giớ chò “lượt tới nó lượn ra, ta sẽ nghỉ”. “Đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con
cá”. Lão không thể tin nỗi độ dài của nó “ “không” lão nói, “Nó không thể lớn như thế
được”. Những vòng lượn của con cá hẹp dần. Nó đã yếu đi nhưng nó vẫn không khuất phục,
“lão nghĩ: “Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng
hơn mày”. Ông lão cũng đã rất mệt có thể đổ sụp xuống bất kì lúc nào. Nhưng ông lão luôn
nhủ “mình sẽ cố thêm lần nữa”. Dồn hết mọi đau đớn và những gì còn lại của sức lực và
lòng kiêu hãnh, lão mang ra để đương đầu với cơn hấp hối của con cá. Ông lão nhấc con
ngọn lao phóng xuống sườn con cá “cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên ấn sâu
rồi dồn hết trọng lực lên cán dao”. Đây là đòn đánh quyết định cuối cùng để tiêu diệt con cá.
Lão rất tiếc khi phải giết nó, nhưng vẫn phải giết nó.
- “Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước
phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó”. Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ
đẹp kiêu dũng hiếm thấy cả ông lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là đối
thủ của nhau.
- Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con người. Đối
tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của con người đi chinh phục càng được tôn
lên. Cuộc chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người
lao động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng được ước mơ của mình.
2. Nội dung tư tưởng của đoạn trích
Hình tượng con cá kiếm được phát biểu trực tiếp qua ngôn từ của người kể chuyện,
đặc biệt là qua những lời trò chuyện của ông lão với con cá ta thấy ông lão coi nó như một
con người. Chính thái độ đặc biệt, khác thường này đã biến con cá thành “nhân vật” chính
thứ hai bên cạnh ông lão, ngang hàng với ông. Con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng. Nó là
đại diện cho hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu cho vẻ đẹp , tính chất kiên hùng vĩ đại của tự
nhiên. Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên
nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá
kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác
thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.
3. Nghệ thuật đoạn trích
Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê có
ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện bằng: “lão
nghĩ.....”, “lão nói ....”
+ Ngôn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc.
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 89
+ Lời phát biểu trực tiếp của ông lão. Đây là ngôn từ trực tiếp của nhân vật. Có lúc
nó là độc thoại nội tâm. Nhưng trong đoạn văn trích nó là đối thoại. Lời đối thoại hướng tới
con cá kiếm:
“Đừng nhảy, cá”, lão nói. “Đừng nhảy”.
“Cá ơi”, ông lão nói “cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết
nữa à?”
“Mày đừng giết tao, cá à, ông lão nghĩ “ mày có quyền làm thế”. “Tao chưa từng
thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ”.
+ Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
- Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc.
- Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô coi con cá kiếm như một con người.
- Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó thông cảm với nó và cảm
thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó.
- Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
- Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm
- Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
III. TỔNG KẾT
Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người
đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách vượt qua giới hạn của chính
mình để luôn vươn tới đạt được mước mơ khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và
con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn
tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trôi “ của Hê-minh-uê.
IV. CÂU HỎI THAM KHẢO
Câu 1: Trình bày vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp HÊMINGUÊ
a/ Cuộc đời :
Hêminguê là nhà văn Mĩ , sinh năm 1899 mất năm 1961,sinh trưởng trong một gia
đình trí thức khá giả , là người từng đoạt giải Nobel về văn học.
Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm ,sống giản dị, gần gũi
quần chúng và từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh.
Hêminguê có một cuộc đời đầy sóng gió , một cây bút xông xáo không mệt mỏi .Ông
là ngưòi đề xướng ra nguyên lí “ Tảng băng trôi” (Đại thể là nhà văn không trực tiếp phát
ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể
rút ra phần ẩn ý ).
b/ Sự nghiệp :
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 90
ASự nghiệp văn chương của ông khá đồ sộ , trong đó có những tác phẩm tiêu biểu :
Giã từ vũ khí , Ông già và biển cả , Chuông nguyện hồn ai , ...
Câu 2 : Tóm tắt tác phẩm “Ông gìa và biển cả” –Hêminguê .
Ông già Xanchiagô đánh cá ở vùng nhiệt lưu , nhưng đã lâu không kiếm được con cá
nào . Đêm ngủ ông mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào , hương vị biển , những con tàu ,
những đàn sư tử . Thả mồi ông đối thoại với chim trời , cá biển .
Thế rồi , một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi . Đây là một con cá Kiếm to lớn ,
mà ông hằng mong ước . Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm , Xanchiagô giết
được con cá .
Nhưng lúc ông già quay vào bờ , từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá Kiếm .
Ông phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập . Tuy vậy , ông vẫn nghĩ “ không ai
cô đơn nơi biển cả” . Khi ông già mệt rả rời quay vào bờ thì con cá Kiếm chỉ còn trơ lại bộ
xương .
Nội dung chính của đoạn trích “ĐƯƠNG ĐẦU VỚI ĐÀN CÁ DỮ’’.
Ca ngợi con người luôn theo đuổi những khát vọng lớn lao . Tuy rằng con
người có thể gặp thất bại nhưng sẽ không đầu hàng , bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục chiến đấu đem
lại thành công .
Câu 3 : Em hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi”
Hêminguê lấy hình ảnh tảng băng trôi phần nổi ít ,phần chìm nhiều đặt ra yêu cầu đối
với tác phẩm văn chương phải tạo ra “ ý tại ngôn ngoại” . Nhà văn không trực tiếp công
khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người
đọc tự rút ra phần ẩn ý . một trong những biện pháp chủ yếu thể hiện nguyên lí “Tảng băng
trôi” là độc thoại nội tâm kết hợp dùng ẩn dụ, biểu tượng.
Câu 4: Tóm tắt đoạn trích “ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI ĐÀN CÁ DỮ” Hêminguê. + Đoạn
trích miêu tả cuộc chiến của ông lão với đàn cá mập hung dữ .
+ Cuộc chiến diễn ra trong đêm tối khi Xanchiagô đã kiệt sức bởi nhiều ngày đêm
vật lôn với sóng gió và từng đàn cá mập hung dữ để giữ gìn con cá Kiếm . Cuộc chiến coi
như vô vọng ,ông lão hoàn toàn đơn độc trước biển cả, trước từng đàn cá mập tấn công liên
tục . Tuy vậy ,ông lão không hề nhụt chí, ngược lại vẫn kiên cường đương đầu với chúng .
+ Khi vào tới bờ, ông mệt rã rời thì con cá Kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.
Ý nghĩa đoạn trích : Ca ngợi ý chí kiên cường, không chịu khuất phục của con người
trước khó khăn.
Câu 5 : Ý nghĩa bao trùm đoạn trích ĐƯƠNG ĐẦU VỚI ĐÀN CÁ DỮ
Ôn tập TN-THPT- Ngữ văn 12
Trang 91
-Bằng nghệ thuật tương phản, Hêminguê dựng lên một bức tranh sinh động về cuộc
chiến đấu không cân sức của ông lão và đàn cá mập hung dữ : Đàn cá mập tấn công dữ dội
giành lấy con cá Kiếm và sự chống trả quỷết liệt của ông lão .
- Đây là một cuộc chiến “vô vọng”, ông lão hoàn toàn đơn độc giữa biển cả, sức
khỏe suy sụp. Toàn thân như căng ra, theo dõi, chống đỡ đàn cá mập đang tấn công dữ dội
xác con cá Kiếm .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DecuongonthitotnghiepNguvan12.pdf