Đề ôn tập Pháp luật đại cương - Số 5 (Có đáp án)

Câu 39: Lựa chọn khẳng định ĐÚNG trong các khẳng định sau? A. Tổ chức là chủ thể của quan hệ pháp luật luôn có tư cách pháp nhân B. Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế' là mối quan hệ một chiều C. Pháp luật là sản phẩm của giai cấp thống trị nên nó chủ phản ánh ý chí của giai cấp thốngD. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội là văn bản quy phạm pháp luật Giải thích: Các câu còn lại sai vì: - Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau; - Tổ chức phải có đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 74, Bộ luật dân sự 2015 mới là pháp nhân; - Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh ý chí của toàn xã hội. Câu 40: Lựa chọn khẳng định ĐÚNG trong các khẳng định sau? A. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân luôn xuấ't hiện cùng một lúc B. Trách nhiệm pháp lý chỉ gồm trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính C. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn". Bộ phận giả định là: "Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn" D. Việc Tòa án nhân dân thực hiện hoạt động xét xử là hoạt động áp dụng pháp luật Giải thích: Các câu còn lại sai vì: - "Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn" là quy định; - Trách nhiệm pháp lý gồm trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm kỷ luật; - Năng lực pháp luật xuất hiện khi cá nhân sinh ra năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện khi cá nhân đạt độ tuổi và khả năng nhận thức, tùy vào từng quan hệ pháp luật.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập Pháp luật đại cương - Số 5 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG SỐ 5 VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: Nhận định nào dưới đây về Ủy ban nhân dân là KHÔNG đúng? A. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương B. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra. C. Ủy ban nhân dân do Chính phủ bầu ra. D. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân Câu 2: Cơ quan hành pháp là A. Tất cả đều sai B. Ủy ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch nước C. Quốc hội, Chính phủ D. Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân Câu 3: Khẳng định nào sau đây về Chủ tịch nước KHÔNG đúng? A. Là người đứng đầu nhà nước B. Là nguyên thủ quốc gia C. Là một cá nhân D. Quyết định vấn đề chiến tranh Giải thích: Chiến tranh là một vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chủ tịch nước chỉ căn cứ vào đó để ra lệnh... (Khoản 5, Điều 88, Hiến pháp 2013) Câu 4: Chính thể Cộng hòa tồn tại ở những kiểu Nhà nước nào? A. Cả Cả 3 đáp án trên B. Tư sản C. Phong kiến D. Chiếm hữu nô lệ Câu 5: Nhà nước có bản chấ't nào sau đây? A. Bản chấ't giai cấp và bản chấ't xã hội B. Bản chấ't cộng đồng C. Bản chấ't xã hội D. Bản chấ't giai cấp Câu 6: Chủ tịch nước có thẩm quyền ra quyết định nhập tịch vào Việt Nam. A. Sai B. Đúng Câu 7: Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm. A. Sai B. Đúng Giải thích: Theo Khoản 1, Điều 65, Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014. Câu 8: Quyền công tố là: A. Quyền truy tố cá nhân, tổ chức ra trước pháp luật B. Quyền xác định tội phạm C. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân D. Tất cả đều đúng Câu 9: Anh A có hành vi cướp xe máy của chị B. Khách thể trong hành vi vi phạm pháp luật này là A. Quyền sở hữu xe máy của chị B B. Quyền định đoạt xe máy của chị B C. Quyền sử dụng xe máy của chị B D. Chiếc xe máy Câu 10: Khẳng định nào sai? A. Một hành vi vừa có thể là vi phạm hành chính, vừa có thể là vi phạm hình sự B. Một hành vi có thể đồng thời vi phạm vào nhiều loại văn bản khác nhau. C. Một hành vi vừa có thể là vi phạm hành chính, vừa có thể là vi phạm dân sự D. Một hành vi vừa có thể là vi phạm hành chính, vừa có thể là vi phạm kỷ luật Câu 11: Khẳng định nào sai? Chọn 2 câu trả lời đúng A. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý B. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm hạn chế vi phạm pháp luật C. Trách nhiệm pháp lý áp dụng cho chủ thể đủ 18 tuổi. D. Vi phạm pháp luật là cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý Câu 12: Khằng định nào đúng? A. Một hành vi vi phạm kỷ luật có thể áp dụng đồng thời trách nhiệm vật chất và trách nhiệm hành chính. B. Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý một lần C. Một hành vi vừa có thể là vi phạm hành chính, vừa có thể là vi phạm hình sự D. Một hành vi vi phạm pháp luật phải áp dụng nhiều loại trách nhiệm pháp lý Câu 13: Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật A. Luật, bộ luật B. Hiến pháp C. Nghị quyết D. Chỉ thị Câu 14: Mọi hành vi trái pháp luật là vi phạm pháp luật. A. Đúng B. Sai Giải thích: Hành vi trái pháp luật chưa đủ yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật Câu 15: Mọi quan hệ giữa tòa án và cá nhân, pháp nhân đều là quan hệ hình sự. A. Sai B. Đúng Giải thích: Quan hệ giữa tòa án và cá nhân, pháp nhân còn có thể là mối quan hệ tố tụng, trên nhiều ĩnh vực dân sự, hành chính, lao động,. Câu 16: Mọi quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, pháp nhân đều là quan hệ hành chính. A. Sai B. Đúng Giải thích: Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, pháp nhân còn có thể là quan hệ hình sự dân sự,, Câu 17: Mọi quy phạm xã hội đều là quy phạm pháp luật và ngược lại A. Đúng B. Sai Giải thích: Quy phạm xã hội phải có các đặc điểm theo quy định tại khoản 2, điều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì mới là quy phạm pháp luật Câu 18: Viện kiểm sát nhân dân cấp xã có quyền công tố, còn Tòa án nhân dân cấp xã có quyền xét xử các vụ án ở xã đó A. Đúng B. Sai Giải thích: Không có Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp xã Câu 19: Hiệu trưởng ký quyết định kỷ luật giảng viên A vì lỗi vào lớp muộn quá giờ quy định là một hình thức áp dụng pháp luật A. Sai B. Đúng Giải thích: Áp dụng pháp luật phải dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng rộng rãi, việc giảng viên A vi phạm kỷ luật thì chỉ xét trong phạm vi nội bộ trường Câu 20: Chế' tài nào đã được áp dụng trong trường hợp An bị cảnh sát phạt 150000 đồng về hành vi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe moto A. Chế tài kỷ luật B. Chế tài dân sự C. Chế tài hành chính D. Chế tài hình sự Câu 21: Người phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm là A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên B. Cả 3 phương án trên C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên D. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi Câu 22: Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về việc điều chỉnh mức vay đối với học sinh, sinh viên. Hình thức pháp lý của văn bản là: A. Quyết định B. Nghị định C. Thông tư D. Nghị quyết Câu 23: Khi không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền, một cá nhân KHÔNG thể: A. Khiếu kiện hành chính B. Khởi kiện vụ án hành chính C. Khiếu nại D. Khởi tố Câu 24: Những trường hợp nào không xử lý vi phạm hành chính A. Tình thế cấp thiết B. Tất cả các trường hợp. C. Sự kiện bất ngờ D. Phòng vệ chính đáng Câu 25: Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ KHÔNG bao gồm: A. Hạ bậc lương B. Cách chức C. Khiển trách D. Cảnh cáo Câu 26: Đối với hình thức xử phạt là phạt tiền, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là: A. 30.000.000 đồng B. 40.000.000 đồng C. 50.000.000 đồng D. 60.000.000 đồng Câu 27: Một người phạm tội có khung hình phạt là 18-20 năm tù giam. Đây là loại tội phạm gì? A. Tội phạm nghiêm trọng B. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng C. Tội phạm ít nghiêm trọng D. Tội phạm rất nghiêm trọng Câu 28: Một người không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào? A. Sự kiện bất ngờ B. Tất cả đều đúng C. Phòng vệ chính đáng D. Tình thế cấp thiết Câu 29: Tử hình không áp dụng đối với A. Tất cả đều đúng B. Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra tội phạm. C. Phụ nữ có thai D. Người từ đủ 75 tuổi trở lên Câu 30: Cá nhân có năng lực pháp luật dân sự từ thời điểm nào A. Đủ 6 tuổi B. Khi được sinh ra trừ trường hợp được hưởng thừa kế di sản của cha là thời điểm thành thai C. Thời điểm được sinh ra Câu 31: Độ tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là A. Đủ 15 tuổi B. Đủ 18 tuổi C. Đủ 16 tuổi D. Đủ 6 tuổi Câu 32: Hoàng và Nga là vợ chồng có tài sản chung 200 triệu. Hoàng sang Đức lao động xuất khẩu và làm thêm được 500 triệu. Hoàng về Việt Nam chơi và chết trong một tai nạn giao thông. Vậy, di sản của Hoàng là A. 500 triệu đồng B. 250 triệu đồng C. 350 triệu đồng D. Cả 3 phương án trên đều sai Giải thích: Số tiền 500 tr là số tiền có được trong thời kì hôn nhân nên được tính là tài sản chung của hai vợ chồng. Di sản của Hoàng là (200 +500) /2 = 350tr Câu 33: Gia đình anh A có hoàn cảnh rất khó khăn, được công nhận là hộ gia đình nghèo. Anh A là thành viên của Hội nông dân xã X, được Hội nông dân này bảo đảm để vay vốn ngân hàng S để tăng gia sản xuất. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tình huống là: A. Tín chấp B. Cầm cố C. Thế chấp D. Đặt cọc Câu 34: Quan hệ tài sản là A. Quan hệ xã hội hình thành giữa con người với con người và không nhấ't thiế't phải gắn với một tài sản cụ thể B. Quan hệ xã hội hình thành giữa con người với con người thông qua một tài sản cụ thể C. Quan hệ giữa tài sản với tài sản D. Quan hệ giữa con người với tài sản Câu 35: Con nuôi chỉ được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố (mẹ nuôi) khi A. Cả 3 phương án trên B. Bố (mẹ nuôi) cho phép C. Được pháp luật thừa nhận D. Con đẻ của bố' (mẹ nuôi) đã chết Câu 36: Lựa chọn khẳng định ĐÚNG trong các khẳng định sau? A. Pháp luật mang tính chủ quan vì nó là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị B. Chế định pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực các quan hệ xã hội nhất định với những phương pháp điều chỉnh đặc thù C. Theo thuyết pháp luật linh cảm, pháp luật là do Chúa trời, Đấng tối cao, Thượng đế đặt ra D. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật Giải thích: Các câu còn lại sai vì: - Pháp luật do Chúa trời, Đấng tối cao, Thượng đế đặt ra là theo thuyết pháp luật thần quyền. Còn theo pháp luật linh cảm, pháp luật là những linh cảm của con người về cách xử sự hợp ý; - Pháp luật không chỉ mang tính chủ quan, nó còn mang tính khách quan, thể hiện ý chí chung của toàn xã hội; - Hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực các quan hệ xã hội nhất định với những phương pháp điều chỉnh đặc thù là Ngành luật. Câu 37: Lựa chọn khẳng định ĐÚNG trong các khẳng định sau? A. Pháp luật có ba chức năng: chức năng phòng ngừa, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục B. Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp C. Các quy phạm đạo đức, tập quán không thể là nguồn của pháp luật D. Chủ thể vi phạm pháp luật là tổ chức hoặc cá nhân không có năng lực trách nhiệm pháp lý Giải thích: Các câu còn lại sai vì: - Chủ thể vi phạm pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý; - Pháp luật có ba chức năng: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục; - Các quy phạm đạo đức, tập quán cũng có thể là nguồn của pháp luật Câu 38: Lựa chọn khẳng định ĐÚNG trong các khẳng định sau? A. Ở Việt Nam chỉ thừa nhận con đường hình thành pháp luật, thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật B. Mọi chủ thể pháp luật đều có thể áp dụng pháp luật C. Hành vi pháp lý có thể biểu hiện dưới dạng không hành động D. Mọi quy phạm xã hội đều có tính quy phạm phổ biến Giải thích: Các câu còn lại sai vì: - Chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính quy phạm phổ biến; - Việt Nam thừa nhận cả tập quán pháp và tiền lệ pháp (án lệ); - Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể áp dụng pháp luật Câu 39: Lựa chọn khẳng định ĐÚNG trong các khẳng định sau? A. Tổ chức là chủ thể của quan hệ pháp luật luôn có tư cách pháp nhân B. Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế' là mối quan hệ một chiều C. Pháp luật là sản phẩm của giai cấp thống trị nên nó chủ phản ánh ý chí của giai cấp thống D. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội là văn bản quy phạm pháp luật Giải thích: Các câu còn lại sai vì: - Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau; - Tổ chức phải có đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 74, Bộ luật dân sự 2015 mới là pháp nhân; - Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh ý chí của toàn xã hội. Câu 40: Lựa chọn khẳng định ĐÚNG trong các khẳng định sau? A. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân luôn xuấ't hiện cùng một lúc B. Trách nhiệm pháp lý chỉ gồm trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính C. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn". Bộ phận giả định là: "Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn" D. Việc Tòa án nhân dân thực hiện hoạt động xét xử là hoạt động áp dụng pháp luật Giải thích: Các câu còn lại sai vì: - "Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn" là quy định; - Trách nhiệm pháp lý gồm trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm kỷ luật; - Năng lực pháp luật xuất hiện khi cá nhân sinh ra năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện khi cá nhân đạt độ tuổi và khả năng nhận thức, tùy vào từng quan hệ pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_on_tap_phap_luat_dai_cuong_so_5_co_dap_an.pdf