MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, song song với việc phát triển các ngành kinh tế khác, nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần nâng cao đời sống và tạo việc làm cho người dân lao động. Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, được ưa chuộng trên thế giới.
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) là đối tượng nhập nội, có nguồn gốc từ châu Mỹ. Tôm chân trắng là đối tượng mới có triển vọng phát triển rộng rãi ở nhiều nước châu Á. Ưu điểm của nó là thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, mau lớn, thích nghi được với biên độ nhiệt độ nước và độ mặn rộng.[4]. Trong thời gian qua, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III đã nghiên cứu sản xuất giống và nuôi khảo nghiệm tôm chân trắng, nhìn chung quản lý và phát triển đúng hướng, cơ bản đảm bảo an toàn sinh học, trình độ kỹ thuật nhiều nơi được cải thiện đã mở đường cho sự phát triển của tôm chân trắng.
Tôm chân trắng là loài có thể nuôi với mật độ cao, điều này đòi hỏi người nuôi phải đầu tư đồng bộ về nhân lực cũng như khoa học kỹ thuật. Để nâng cao năng suất và lợi nhuận, cần phải lựa chọn nguồn giống sạch bệnh, chế độ chăm sóc quản lý chặt chẽ, kiểm soát tốt các yếu tố môi truờng và quan trọng là phải sử dụng loại thức ăn phù hợp nhất.
Chi phí thức ăn trong quá trình nuôi tôm chiếm khoảng 40 – 70 % chi phí của vụ nuôi. Tuy nhiên trong nuôi tôm, chi phí cho một kg thức ăn chưa quan trọng mà vấn đề người nuôi tôm cần quan tâm nhất đó là chi phí cho một kg tôm tăng trọng là bao nhiêu? Vì vậy ngoài việc sử dụng loại thức ăn nào có chất lượng tốt để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm, giúp tôm tăng trưởng nhanh, có sức khỏe tốt mà còn giảm được hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) đến mức thấp nhất để góp phần hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay ở thị trường Thừa Thiên Huế có nhiều loại thức ăn của nhiều công ty trong và ngoài nước với chất lượng và giá cả khác nhau. Do vậy nghiên cứu để tìm ra loại thức ăn phù hợp là một trong những khâu quyết định đến hiệu quả kinh tế cả vụ nuôi.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn kết hợp với nguyện vọng của bản thân. Được sự đồng ý của trường Đại học Nông lâm Huế, khoa Thủy Sản và giáo viên hướng dẫn, tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”
Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn thí nghiệm đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng. Trên cơ sở đó khuyến cáo với người nuôi loại thức ăn tôm chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nuôi tôm thâm canh
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa các sản phẩm tôm xuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm sú hiện nay. Tôm chân trắng được nhập khẩu vào Châu Á vì người ta nhận thấy một số loại tôm bản địa chủ yếu hiện đang được nuôi cho năng suất thấp, mức độ tăng trưởng chậm và có khả năng mang bệnh, việc khoanh vùng nuôi tôm chân trắng khép kín và sự phát triển của các dòng giống tôm chân trắng chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm chân trắng trở thành đối tượng quan tâm lớn của ngành nuôi tôm thời kỳ hiện nay. Trên phạm vi toàn cầu, tôm chân trắng đang chiếm tới 2/3 tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới. Ở châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất định, thì tôm chân trắng nhảy vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn (năm 2006) và ước đạt 1,8 triệu tấn (2009). Đặc biệt, việc gia tăng nhanh sản lượng tôm chân trắng là do các nước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng tôm. Đặc biệt ở Thái Lan trong năm 2004 sản lượng tôm chân trắng đã đạt tới 300.000 tấn, chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng chiếm xấp xỉ 80%. Khảo sát tại Thái Lan cho thấy, nước này đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng đời thứ 7, sạch bệnh. Người nuôi tôm ở Thái Lan đã nuôi thành công tôm chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú), có ưu thế vượt trội về năng suất, đạt 25-30 tấn/ha/vụ; lợi nhuận thu được cao gấp 2-3 lần so với tôm sú. Dự báo sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 sẽ đạt 533.000 tấn, gồm 160.000 tấn tôm sú và 373.000 tấn tôm chân trắng. Còn tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm chân trắng ở nước này sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi tôm chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học. Tôm chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba loài tôm he nuôi có nhiều ưu điểm và sản lượng cao nhất với nhiệt độ và độ mặn rất rộng, có thể nuôi theo nhiều hình thức bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước mặn lợ. [18].
2.4.2 Tình hình nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tháng 9/2001 đơn vị đầu tiên được Bộ Thủy sản cho phép đưa tôm chân trắng vào sinh sản nhân tạo để bán ra thị trường là công ty Duyên Hải ở tỉnh Bạc Liêu. Tiếp đến tôm chân trắng được nuôi thử nghiệm ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Nguồn tôm giống nhập ngoại chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc, chủ yếu nhập qua đường tiểu ngạch, rất khó kiểm soát.
Tôm chân trắng được nuôi phổ biến trên cả nước tập trung tại các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh… Nuôi tôm trên cát phát triển mạnh đến mức các Bộ, ngành và chính quyền các cấp không thể kiểm soát được. Nếu như năm 2002, cả nước có 593,8 ha nuôi tôm trên cát thì đến năm 2003 tăng lên 1131 ha; đến hết năm 2005 diện tích nuôi tôm trên cát được các tỉnh miền trung đưa vào quy hoạch hơn 20.000 ha.Theo thống kê của ngành Thủy sản, năm 2008 cả nước đạt sản lượng 50.000 tấn tôm chân trắng. Năm 2009 sản lượng tăng lên gấp 10 lần. Miền trung là khu vực có các điều kiện thích hợp cho tôm chân trắng phát triển. Vùng sản xuất tôm giống lớn nhất ở miền Trung và cũng lớn nhất cả nước là Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, Cà Ná, Cam Ranh, Phan Rang, Ninh Tịnh, Ninh Hòa, Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa. [17]
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là tôm nuôi đều phát triển tự phát. Dân các tỉnh nuôi rải rác ở các vùng cát cao triều, xen lẫn trong các đồng tôm sú ở ven biển. Hầu hết các hồ nuôi nhỏ lẻ ở nhiều khu vực khác nhau và không có bể xử lý nước, nên nguồn nước thải xả ra kênh, ra biển gây ô nhiễm môi trường. Theo Cục Nuôi trồng Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì việc quản lý chất lượng giống tại các trại đang bị buông lỏng, tôm giống kém chất lượng, không qua kiểm soát vẫn được lưu hành trên thị trường. Bên cạnh đó, một lượng rất lớn giống tôm chân trắng đang tràn qua biên giới Quảng Ninh vào Việt Nam bằng nhiều con đường nhưng không được cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn. Thời gian gần đây tình hình dịch bệnh đã xảy ra trên các vùng nuôi tôm chân trắng ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long
2.4.3 Tình hình nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế
2.4.3.1 Tình hình nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có diện tích nuôi tôm chân rắng lớn trên cả nước. Phong trào nuôi tôm diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang. Theo báo cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, huyện Phong Điền là đơn vị có diện tích nuôi lớn nhất với 226ha, sản lượng đạt 2307,2 tấn.
Vùng nuôi tôm trên cát ven biển huyện Phong Điền đã được quy hoạch với quy mô trên 1000 ha. Đến nay đã có 4 doanh nghiệp và 5 nhóm hộ dân đã được cấp 351,38 ha đất để tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản. Trong đó, Công ty Trường Sơn: 133,5 ha, Công ty Đông Phương: 45,5 ha; Công ty Trường Phú: 92,88 ha; Công ty Hawaii: 49 ha; các nhóm hộ dân: 30,5 ha.
Tuy nhiên việc nuôi tôm chân trắng trên đất cát ven biển đang phát triển tự phát. Tất cả diện tích nuôi ở đây đều lấy nước từ biển rồi thải nước đã sử dụng ra biển. Khi tôm bị dịch bệnh, người dân vẫn xả nước mà không xử lý khiến mầm bệnh phát tán nhanh chóng. Nuôi tôm chân trắng không theo quy hoạch đã phá hủy một diện tích lớn rừng phòng hộ tại các vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là điều đáng lo ngại vì nó dẫn đến những hậu quả xấu cho chính những người dân nuôi tôm, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.[16].
2.4.3.2 Tình hình nuôi tôm chân trắng ở công ty Trường Sơn
Công ty cổ phần Trường Sơn là một trong những doanh nghiệp đầu tiên nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 2003, công ty tiến hành đầu tư xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp trên cát với 9 ha diện tích mặt nước tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền. Đến năm 2009, diện tích nuôi của công ty đã tăng lên 33 ha. Năm 2010 công ty triển khai xây dựng khu nuôi tôm Điền Môn , nâng tổng diện tích nuôi lên tới 72 ha. Hiện nay, công ty sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và đang triển khai xây dựng phiên bản mới ISO 9001: 2008. Trong năm 2008, công ty được Tổng cục Tiêu chuẩn chất lượng chọn là một trong số 20 doanh nghiệp trên toàn quốc áp dụng thí điểm mô hình Quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Tất cả diện tích ao hồ đều được nuôi tôm chân trắng theo phương thức nuôi công nghiệp, mật độ nuôi có thể lên tới 180con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp 100%. Tuy nhiên trong những vụ nuôi gần đây sản lượng nuôi có phần giảm do thời tiết không ổn định, môi trường ngày càng xấu đi, dịch bệnh xuất hiện trên một số ao nuôi. Hiện nay công ty đã xây dựng quy trình kiểm soát quá trình nuôi tôm mới được quản lý chặt chẽ. Lựa chon con giống sạch bệnh, cải thiện môi trường nước và lựa chọn loại thức ăn phù hợp là những việc cần làm nhằm cải thiện năng suất, nâng cao lợi nhuận cho công ty. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phong Điền nói riêng người dân đang sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để nuôi tôm chân trắng, chủ yếu là thức ăn công nghiệp của các công ty trong và ngoài nước. Hiện nay công ty Trường Sơn đang sử dụng hai loại thức ăn chính là Hipo của công ty CP và thức ăn Nuri của công ty Uni - president. Trong khi đó một số hộ dân tại địa phương lại sử dụng thức ăn Winner của công ty Grobest. Cho đến nay, hiệu quả sử dụng các loại thức ăn này vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng. Việc nghiên cứu để tìm ra loại thức ăn phù hợp là rất cần thiết cho công ty cũng như người nuôi tôm trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 3 loại thức ăn khác nhau:
1. Thức ăn Hipo của công ty CP Việt Nam
2. Thưc ăn Nuri của công ty TNHH Uni – President
3. Thức ăn Winner của công ty TNHH Grobest & I-Mei Industrial Việt Nam
Khách thể nghiên cứu: tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)
3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 6 tháng 1 năm 2010 đến ngày 9 tháng 5 năm 2010
3.3. Địa điểm nghiên cứu
Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản, công ty cổ phần Trường Sơn nằm trên 4 xã Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc và Điền Hòa huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là các xã ven biển có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi để phát triển nuôi tôm chân trắng
3.4. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Các yếu tố môi trường ao nuôi
Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm :
- Nhiệt độ
- Độ mặn
- Độ kiềm
- pH
- Oxy
- Độ trong
3.4.2. So sánh khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau
Các chỉ tiêu theo dõi :
- Tăng trưởng tương đối và tuyệt đối về chiều dài
- Tăng trưởng tương đối và tuyệt đối về khối lượng
- Tỷ lệ sống
3.4.3. Hệ số tiêu tốn thức ăn ( FCR )
- Tổng khối lượng tôm
- Lượng thức ăn sử dụng
- So sánh FCR giữa 3 công thức thí nghiệm
3.4.4 Hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu theo dõi:
- Tổng thu
- Tổng chi: con giống, thức ăn, hóa chất…
- Lợi nhuận
- Hiệu quả đầu tư
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa 3 công thức thí nghiệm
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trên 9 ao, chia 3 nghiệm thức và lặp lại 3 lần
Nghiệm thức 1 (thí nghiệm): sử dụng thức ăn Hipo của công ty CP, các ao A1, A2,A3
Nghiệm thức 2 (thí nghiệm): sử dụng thức ăn Nuri của công ty TNHH Uni – President các ao A4, A5, A6
Nghiệm thức 3 (đối chứng): sử dụng thức ăn Winner, của công ty TNHH Grobest & I-Mei Industrial Việt Nam , các ao A7, A8, A9
Sơ đồ thí nghiệm :
A3
A8
A4
A6
A2
A9
A7
A5
A1
- Diện tích mỗi ao là 5000 m2, mật độ 100 con/m2
- Nguồn giống CP, khối lượng khoảng 0,01gr/con, chiều dài khoảng 1cm
Thức ăn CP sử dụng các loại:
HI-PO 7701: dùng cho tôm từ 0,01 – 1gr/con
HI-PO 7702: dùng cho tôm từ 1- 5gr/con
HI-PO 7703: dùng cho tôm từ 5 - 7gr/con
HI-PO 7703P: dùng cho tôm từ 7 - 10gr/con
HI-PO 7704S: dùng cho tôm từ 10 – 20gr/con
Thành phần dinh dưỡng như bảng sau:
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng thức ăn Hipo
Mã thức ăn
Thành phần
HI-PO 7701
HI-PO 7702
HI-PO 7703
HI-PO 7703P
HI-PO 7704S
Độ ẩm (%), không lớn hơn
11
11
11
11
11
Protein thô (%), không nhỏ hơn
41
41
40
40
39
Béo thô (%), trong khoảng
6-8
6-8
6-8
5-7
5-7
Xơ thô (%), không lớn hơn
3
3
3
4
5
Tro (%), không lớn hơn
14
14
14
15
15
Bao gói ( kg )
10
25
25
25
25
Thức ăn Nuri của công ty TNHH Uni – President, hướng dẫn sử dụng và thành phần dinh dưỡng như sau:
- Hướng dẫn sử dụng:
N310: dùng cho tôm 1 - 4 ngày tuổi, P10 - P15
N311: dùng cho tôm 5 - 14 ngày tuổi, P15 - P25
N312, N312A: dùng cho tôm 15 - 20 ngày tuổi, P25 - 1g
N313: dùng cho tôm 21 - 40 ngày tuổi, khối lượng 1 - 3g
N314: dùng cho tôm 41 - 60 ngày tuổi, khối lượng 3 - 7g
N315: dùng cho tôm 61 - 75 ngày tuổi, khối lượng 7 - 15g
N316: dùng cho tôm trên 75 ngày tuổi, khối lượng trên 15g
Bảng 2:Thành phần dinh dưỡng thức ăn Nuri
Mã số thức ăn
N310
N311
N312
N312A
N313
N314
N315
N316
Độ ẩm , ≤(%)
11
11
11
11
11
11
11
11
Protein thô ≥(%),
42
40
40
40
40
37
37
36
Béo thô, ≥(%)
4
4
4
4
4
5
5
5
Xơ thô, ≤(%)
3
3
3
3
3
4
4
4
Tro, ≤(%)
13
13
13
13
13
13
13
13
Hình dạng
Hạt
Hạt
Hạt
Viên
Viên
Viên
Viên
Viên
Kích thước (mm)
40#↓
18-40#
14-18#
Ф1.2L2-4
Ф1.4L2-4
Ф1.7L2-4
Ф2.0L3-5
Ф2.3L4-6
Bao gói (kg)
10
10
10
20
20
20
20
20
Thức ăn Winner của công ty Grobest & I-Mei Industrial các mã số No.1, No.2, No.2L, No.3, No.4, No.5, No.6. Hướng dẫn sử dụng và thành phần dinh dưỡng như sau:
- Hướng dẫn sử dụng:
No.1: dùng cho tôm 1- 4 ngày tuổi
No.2: dùng cho tôm 5 - 22 ngày tuổi
No.2L: dùng cho tôm 23 - 31 ngày tuổi
No.3: dùng cho tôm 32 - 60 ngày tuổi
No.4: dùng cho tôm 61 - 80 ngày tuổi
No.5: dùng cho tôm 80 - 90 ngày tuổi
No.6: dùng cho tôm trên 90 ngày tuổi
Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng thức ăn Winner
Thành phần
Mã số thức ăn
Protein thô ≥ (%)
Béo thô ≥ (%)
Xơ thô ≤(%)
Tro thô ≤(%)
Độ ẩm ≤(%)
Ca ≤(%)
P ≥ (%)
Ca/P
Bio - Pro
Organic Se
No.1
40
6,0
3,0
14
11
2,3
1,0
1 - 1,5
+
+
No.2
40
6,0
3,0
14
11
2,3
1,0
1 - 1,5
+
+
No.2L
38
5,0
4,0
15
11
2,3
1,0
1 - 1,5
+
+
No.3
37
5,0
4,0
15
11
2,3
1,0
1 - 1,5
+
+
No.4
37
5,0
4,0
15
11
2,3
1,0
1 - 1,5
+
+
No.5
35
4,5
5,0
16
11
2,3
1,0
1 - 1,5
+
+
No.6
35
4,5
5,0
16
11
2,3
1,0
1 - 1,5
+
+
Định kỳ xác định số lượng tôm và khối lượng tôm trong ao.
Theo dõi cường độ bắt mồi của tôm hàng ngày và hàng cử cho ăn để điều chỉnh kịp thời.
Theo dõi sự lột xác của tôm để điều chỉnh giảm trong giai đoạn lột xác và tăng sau khi tôm lột xong.
Theo dõi sự biến động của thời tiết và môi trường để điều chỉnh tăng giảm thức ăn.
- Theo dõi sức ăn của tôm, tình trạng sức khỏe, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh lý. Cách cho ăn và số lần cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của tôm (xem chi tiết về quy trình nuôi tôm chân trắng ở phần phụ lục)
3.5.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
- Nhiệt độ : đo bằng nhiệt kế thủy ngân
- Độ mặn: đo bằng khúc xạ kế
- Độ kiềm: đo bằng Ankality test kit
- Độ trong: đo bằng đĩa secchi
- pH: đo bằng pH test kit
- Oxy đo bằng DO test kit
Các thông số cần đo hằng ngày là nhiệt độ, pH, oxy. Ngày đo 2 lần, lần 1 khoảng 6-7 giờ sáng, lần 2 khoảng 15-16 giờ chiều.
Độ kiềm, độ mặn, độ trong 3 ngày đo một lần
- Các chỉ tiêu cần đo ở đáy ao nơi cho tôm ăn, đo 3 điểm khác nhau sau đó lấy kết quả trung bình, các mẫu được phân tích ngay tại chỗ đảm bảo độ chính xác cao. Số liệu được tập hợp và xử lý theo từng đợt, mỗi đợt 15 ngày.
3.5.3. Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau
Sau 20 ngày kể từ khi thả giống, dùng sàng ăn, sau 30 ngày kết hợp giữa sàng ăn và chài tôm để xác định tỷ lế sống và lấy mẫu để xác định khối lượng và chiều dài. Định kỳ 10 ngày lấy mẫu kiểm tra tăng trưởng một lần
3.5.3.1. Theo dõi khối lượng
- Chài tôm, đếm số tôm trong chài, cân tổng khối lượng tôm chài được từ đó xác định khối lượng trung bình của tôm, chài 3 điểm bất kỳ trong ao rồi lấy kết quả trung bình
- Khối lượng được cân bằng cân bàn (g)
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng (g/con/ngày)
là khối lượng trung bình của tôm ở lần đo thứ nhất và thứ hai
T1, T2 là thời gian của lần đo thứ nhất và thứ hai
Gw là tốc độ tăng trưởng về khối lượng
3.5.3.2. Theo dõi chiều dài
- Dùng thước có chia vạch (mm) đo chiều dài của 30 con tôm sau đó lấy kết quả trung bình
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài (cm/con/ngày).
- là chiều dài trung bình của tôm ở lần đo thứ nhất và thứ hai
- T1, T2 là thời gian của lần đo thứ nhất và thứ hai
- GL là tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài
3.5.3.3 Tỷ lệ sống.
Xác định tỷ lệ sống dựa vào sàng ăn và số tôm thu được trong mỗi lần chài tôm. Công thức tính tỷ lệ sống theo số tôm chài được như sau:
TLS (%) =
Số tôm trong chài x diện tích ao
x 100
Diện tích chài x số tôm ban đầu
3.5.4. Phương pháp tính toán và so sánh hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
- Theo dõi, tính toán lượng thức ăn sử dụng và khối lượng tôm theo từng thời gian nuôi khác nhau từ đó so sánh FCR giữa 3 công thức thí nghiệm theo từng tháng và cả vụ nuôi
3.5.4.1. Khối lượng tôm
Công thức tính khối lượng tôm trong ao như sau:
Khối lượng đàn tôm (g) = Tỷ lệ sống x Số lượng tôm giống thả ban đầu x Khối lượng trung bình (g/con)
3.5.1.2 Lượng thức ăn sử dụng:
Lượng thức ăn sử dụng(kg/ngày) =
% cho ăn x khối lượng đàn tôm (g)
1000
3.5..1.3. Hệ số tiêu tốn thức ăn
Công thức tính hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) như sau:
FCR tháng 1 =
Lượng thức ăn sử dụng tháng 1
Tổng khối lượng tôm sau tháng đầu tiên
FCR tháng 2 =
Lượng thức ăn sử dụng tháng 2
Tổng khối lượng tăng lên từ tháng 1 đến hết tháng 2
FCR tháng 3 =
Tổng lượng thức ăn sử dụng tháng 3
Tổng khối lượng tôm tăng lên từ tháng 2 đến hết tháng 3
FCR cả vụ =
Tổng tượng thức ăn sử dụng cả vụ nuôi
Tổng khối lượng tôm khi thu hoạch
3.5.5. Hiệu quả kinh tế
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi
Tổng thu = Tổng khối lượng tôm x đơn giá tại thời điểm thu hoạch
Tổng chi = Tiền con giống + thức ăn + thuốc, hóa chất + nhân công + khấu hao tài sản + chi phí khác
Lợi nhuận
Hiệu quả đầu tư =
Tổng chi
3.5.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2003 với các hàm:
- Average (n1:ni): tính trung bình (X) của các chỉ tiêu theo dõi về yếu tố môi trường, tăng trọng, chiều dài, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
- Stdev (n1:ni): tính độ lệch chuẩn (δ) của các chỉ tiêu theo dõi về yếu tố môi trường, tăng trọng, chiều dài.
- Min (n1:ni) : tính giá trị nhỏ nhất của các yếu tố môi trường
- Max (n1:ni) : tính giá trị lớn nhất của các yếu tố môi trường
- Phân tích ANOVA một yếu tố để so sánh mức độ sai khác giữa các công thức thí nghiệm đối với các chỉ tiêu nghiên cứu về tăng trọng, tăng trưởng chiều dài và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường
Kiểm soát các yếu tố môi trường là một trong những việc quan trọng không thể thiếu trong quá trình nuôi tôm. Điều kiện cần thiết cho một ao nuôi có thể đạt năng suất cao đó là môi trường nước phải phù hợp với sự phát triển của tôm nuôi. Sự thay đổi đột ngột của một yếu tố môi trường có thể làm thay đổi các yếu tố khác. Môi trường xấu tôm sinh trưởng chậm và nếu vượt quá sức chịu đựng thì sẽ gây sốc, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất tôm nuôi. Trong thời gian thí nghiệm, chúng tôi cố gắng điều chỉnh môi trường ao nuôi ở mức phù hợp nhất. Các ao trong các nghiệm thức được chuẩn bị giống nhau về mọi khía cạnh như diện tích, độ sâu, chất đất, nguồn nước…cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chế độ chăm sóc quản lý như nhau đối với tất cả các ao nuôi. Điều này rất quan trọng và cần thiết để điều chỉnh môi trường ao nuôi ở các nghiệm thức đến mức đồng đều nhất có thể nhằm đảm bảo mức độ chính xác của thí nghiệm khi so sánh các loại thức ăn với nhau. Lịch trình theo dõi, kiểm soát môi trường phụ thuộc vào từng yếu tố nhất định. Các yếu tố quan trọng và có mức độ biến động lớn như nhiệt độ, oxy, pH được đo 2 lần hằng ngày trong suốt quá trình nuôi tôm. Độ mặn, độ kiềm và độ trong được đo 3 ngày một lần. Kết quả theo dõi môi trường được tổng hợp theo từng yếu tố và có những biến động khác nhau
4.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của động vật thủy sản nói chung và của tôm nói riêng. Sự biến động nhiệt độ trong các ao nuôi được trình bày ở bảng 4
Bảng 4: Sự biến động của nhiệt độ ở các nghiệm thức (oC)
Nghiệm
thức
Đợt
theo dõi
HIPO
NURI
WINNER
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Đợt 1
17-21
19,6±1,3
19-24
22,3±1,4
17-22
19,7±1,4
20-24
22,5±1,3
17-21
19,6±1,2
20-24
22,3±1,4
Đợt 2
17-21
24±2,2
23-31
26,9±2,4
20-28
24±2,3
20-30
26,8±2,4
20-27
24±2,2
23-31
27±2,3
Đợt 3
21-28
25,3±2,1
25-31
28,2 1,9
22-28
25,3±2
25-31
28,2±2
22-28
25,3±2
23-31
28±2,3
Đợt 4
27-30
28,7±1,3
29-33
31,4±0,8
26-30
28,6±0,8
30-33
31,5±1
27-30
28,5±0,8
30-33
31,3±0,7
Đợt 5
27-33
28,7±1,3
29-33
31,5±1
27-34
28,8±1,3
29-33
31,4±1
27-30
28,5±0,9
30-34
31,7±0,9
Đợt 6
27-32
29,1±1
30-34
32,6±0,9
27-31
29,3±0,9
31-34
32,9±0,8
28-31
29±0,8
30-34
32,8±0,9
Ghi chú: mỗi đợt theo dõi 15 ngày
Min: giá nhỏ trị nhất
Max: giá trị lớn nhất
X: giá trị trung bình
δ: độ lệch chuẩn
Qua bảng cho thấy nhiệt độ trong các ao nuôi ở các nghiệm thức thay đổi theo thời gian, ban đầu nhiệt độ thấp hơn và có sự chênh lệch khá lớn, về sau nhiệt độ tăng dần và ổn định hơn. Tuy nhiên nhiệt độ ao nuôi trong các nghiệm thức tương đối đồng đều, sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức không lớn (<1oC). Sự biến động nhiệt độ chủ yếu phụ thuộc vào thời tiêt vì các ao nuôi có diện tích và độ sâu giống nhau. Nhiệt độ ban đầu vụ nuôi có khi xuống thấp và một số ngày cuối vụ nuôi có cao hơn ngưỡng thích hợp nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Nhìn chung nhiệt độ trong suốt vụ nuôi tương đối thuận lợi, không trở ngại cho sự sống và sức khỏe của tôm.
4.1.2. Độ mặn
Độ mặn là yếu tố đặc trưng theo từng vùng nuôi, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước cấp và điều kiện thời tiết. Kết quả theo dõi độ mặn được trình bày ở bảng 5
Bảng 5: Kết quả theo dõi độ mặn ở các nghiệm thức (‰)
Nghiệm
thức
Đợt theo dõi
Hipo
Nuri
Winner
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Đợt 1
18-20
18,8±0,5
18-20
18,6±0,6
18-20
18,6±0,6
Đợt 2
18-19
18,7±0,4
18-20
18,5±0,6
18-20
18,9±0,7
Đợt 3
18-21
19,2±0,6
19-20
19,1±0,3
18-20
18,8±0,6
Đợt 4
19-22
20,4±0,7
19-22
20,2±1
18-22
19,8±1
Đợt 5
20-23
21,3±0,8
19-23
21,4±0,9
19-23
21,5±0,9
Đợt 6
21-25
22,9±1
21-25
22,7±1
22-25
23±1
Độ mặn tại khu vực thí nghiệm luôn nằm trong khoảng thích hợp (18 - 25‰) do chủ động được nguồn nước biển và nước ngọt. Đây là điều kiện rất tốt cho sự phát triển của tôm. Ban đầu độ mặn được điều chỉnh ở mức phù hợp, tháng đầu tiên dao động từ 18 – 20‰, dao động về độ mặn giữa các ngày trong tháng là không lớn. Độ mặn tăng dần theo thời gian và kết thúc vụ nuôi độ mặn cao nhất đo được là 25‰. Sự tăng độ mặn như vậy là do càng về sau nhiệt độ tăng làm lượng nước bốc hơi nhiều, các ao nuôi được cấp thêm nước biển nhiều hơn. Độ mặn ao nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm được điều chỉnh đồng đều trong suốt vụ nuôi, sự chênh lệch là rất nhỏ do các ao đều có chế độ cấp và thay nước như nhau.
4.1.3. pH
pH được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường nước do sự biến động của pH ảnh hưởng đến những chỉ tiêu khác, sự thay đối bất thường của pH có thể gây những tác hại cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. pH được theo dõi 2 lần hằng ngày từ đầu đến cuối vụ nuôi. Kết quả theo dõi pH được trình bày ở bảng 6
Bảng 6: Sự biến động của pH trong các nghiệm thức
Nghiệm
thức
Đợt
theo dõi
HIPO
NURI
WINNER
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Đợt 1
7,5-8,1
7,78 ± 1,67
7,7-8,4
8,04 ± 0,17
7,5-8,1
7,76± 0,18
7,7-8,4
8,03 ± 0,17
7,5-8,1
7,76 ± 0,16
7,7-8,4
8,04 ± 0,17
Đợt 2
7,7-8,4
8,04 ± 0,17
7,7-8,4
8,04 ± 0,17
7,7-8,1
7,95 ± 0,1
8-8,4
8,2 ± 0,11
7,7-8,1
7,96 ± 0,09
8-8,4
8,24 ± 0,11
Đợt 3
7,7-8,1
7,95 ± 0,09
8-8,4
8,23 ± 0,09
7,7-8,1
7,94 ± 0,1
8-8,4
8,24 ± 0,1
7,7-8,1
7,93 ± 0,09
8-8,4
8,22 ± 0,11
Đợt 4
7,7-8,1
7,92 ± 0,1
8-8,4
8,17 ± 0,11
7,7-8,2
7,88 ± 0,12
8-8,4
8,21 ± 0,13
7,7-8,1
7,9 ± 0,12
8-8,4
8,17 ± 0,12
Đợt 5
7,8-8,2
8,01 ± 0,08
8,1-8,5
8,29 ± 0,1
7,8-8,2
8 ±0,09
8,1-8,5
8,32 ± 0,1
7,9-8,2
8 ± 0,07
8,1-8,5
8,3 ± 0,1
Đợt 6
8-8,4
8,1 ± 0,11
8,3-8,7
8,5 ± 0,11
8-8,4
8,16 ± 0,12
8,3-8,6
8,47 ± 0,08
8-8,3
8,17 ± 0,1
8,3-8,7
8,5 ± 0,1
Qua bảng cho thấy mặc dù có sự biến động theo thời gian nuôi tuy nhiên khoảng dao động của pH trong ngày không lớn, pH vẫn ở mức độ phù hợp. pH trong ao nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm tương đối đồng đều, chênh lệch rất ít do các ao có cùng chất đất, nguồn nước cấp và chế độ bón vôi. Càng về cuối vụ nuôi chất dinh dưỡng nhiều, mật độ mật độ tảo ngày càng dày kết hợp với sự gia tăng về nhiệt độ làm cho pH tăng lên. pH cao nhất đo được vào buổi chiều là 8,7, hơi cao hơn so với ngưỡng thích hợp nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm
4.1.4 Oxy
Oxy là yếu tố hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm cũng như các sinh vật khác. Một ao nuôi ở hệ thống nuôi năng suất cao thì việc duy trì hàm lượng oxy thích hợp là rất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho tôm. Oxy được đo hằng ngày nhằm theo dõi, đánh giá khả năng hô hấp, tình trạng sức khỏe và việc sử dụng thức ăn của tôm. Kết quả theo dõi oxy được trình bày ở bảng 7
Bảng 7: Hàm lượng oxy ở các nghiệm thức (mg/l)
Nghiệm
thức
Đợt
theo dõi
HIPO
NURI
WINNER
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Đợt 1
4,5-6,5
5,1 ± 0,3
5-8
7,2 ± 0,5
4,5-7
5,1 ± 0,4
6,5-8
7,2 ± 0,4
4,5-6,5
5 ± 0,3
6,5-8
7,3 ± 0,4
Đợt 2
4,5-5,5
5 ± 0,3
5-7,5
6,9 ± 0,4
4,5-5,5
4,9 ± 0,3
6,5-7,5
7 ± 0,3
4,5-5,5
4,9 ± 0,3
6,5-7,5
7,1 ± 0,2
Đợt 3
4-5,5
4,7 ± 0,3
5,5-7
6,6 ± 0,4
4,5-5,5
4,8 ± 0,3
6-7,5
6,7 ±0,4
4-5,5
4,8 ± 0,3
5,5-7
6,5 ±0,5
Đợt 4
4-5
4,4 ± 0,3
5,5-7
6 ± 0,4
4-5,5
4,6 ± 0,3
5-7
6,1 ± 0,3
4-5
4,5 ± 0,4
5-7
5,8 ± 0,4
Đợt 5
3,5-4,5
4 ± 0,2
5-6
5,4 ± 0,3
3,5-5
4,1 ± 0,4
5-6
5,3 ± 0,3
3,5-5
4,1 ± 0,3
5-6
5,4 ± 0,3
Đợt 6
3,5-4
3,8 ± 0,2
4-5,5
4,7 ± 0,3
3,5-4
3,7 ± 0,2
4-5
4,8 ± 0,2
3,5-4
3,8 ± 0,2
4-5
4,8 ± 0,2
Ban đầu hàm lượng oxy được duy trì ở mức thích hợp (4,5 – 8 mg/l trong tháng đầu tiên) vì ở thời điểm này vật chất tiêu hao oxy trong nước vẫn còn ít, ao nghèo dinh dưỡng. Do các ao nuôi với mật độ tương đối cao (100con/m2) nên hàm lượng oxy ở giai đoạn cuối vụ nuôi là tương đối thấp, buổi sáng thấp nhất là 3,5mg/l và cao nhất vào buổi chiều cũng chỉ đạt ở mức 6 mg/l. Điều này có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến tốc độ tăng trưởng của tôm ở giai đoạn cuối vụ nuôi. Thay nước và tăng cường thời gian chạy quạt là biện pháp tốt nhất đã được sử dụng để giữ hàm lượng oxy không quá thấp nhằm tránh gây sốc và vẫn đảm bảo cho sự phát triển bình thường của tôm. Hàm lượng oxy ở các nghiệm thức thí nghiệm vẫn được điều chỉnh đồng đều từ đầu đến cuối vụ nuôi, mức độ dao động oxy trong ngày cũng không đáng kể
4.1.5. Độ kiềm
Độ kiềm có vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự biến động pH, hạn chế các chất độc trong ao nuôi. Duy trì độ kiềm thích hợp trong suốt vụ nuôi là rất cần thiết cho sự ổn định của ao nuôi và sự phát triển bình thường của tôm. Trong quá trình thí nghiệm độ kiềm được đo theo chu kỳ 3 ngày một lần. Kết quả theo dõi độ kiềm được trình bày ở bảng 8
Bảng 8 Độ kiềm ở các nghiệm thức (mg/l)
Nghiệm
thức
Đợt theo dõi
Hipo
Nuri
Winner
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Đợt 1
80-120
105±10,5
90-120
103,8±10,3
80-120
105,5± 11,9
Đợt 2
90-120
100±9,3
90-120
102,6±7,9
90-120
100± 9,3
Đợt 3
80-110
94,6±8,3
80-110
96±7,3
80-110
94,6±7,4
Đợt 4
80-120
92±12,07
80-120
93,3±11.1
80-120
94±12,4
Đợt 5
80-110
86,6±6,1
80-100
86,6±6,4
80-100
88±5,6
Đợt 6
80-100
90,6±7
80-100
92±6,7
80-100
91,3±6,3
Quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy rằng độ kiềm thay đổi phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, chế độ thay nước và bón vôi. Độ kiềm luôn được điều chỉnh ở mức thích hợp, dao động từ 80 – 120 mg/l và giảm dần theo thời gian nuôi do tôm càng lớn hấp thụ càng nhiều các ion carbonate, đồng thời một lượng ion bicarbonate được phân giải để cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp của tảo. Độ kiềm trong các ao thí nghiệm luôn được điều chỉnh trong suốt vụ nuôi thông qua việc đánh vôi định kỳ 7 - 10 ngày một lần, lượng vôi bón tùy thuộc vào từng ao trong khoảng từ 100 – 200kg/5000m2. Ngoài ra còn bón vôi vào những thời điểm bất kỳ nếu độ kiềm trong ao xuống thấp, đặc biệt là sau mỗi lần tôm lột xác nhằm duy trì độ kiềm phù hợp và sự đồng đều giữa các ao thí nghiệm, kết quả thu được cho thấy sự chênh lệch về độ kiềm giữa các ao là không lớn trong suốt thời gian nuôi. Loại vôi thường sử dụng để tăng độ kiềm là vôi nông nghiệp (CaCO3) và vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)
4.1.6. Độ trong
Độ trong biểu hiện hàm lượng vật chất vô cơ và hữu cơ trong ao vì vậy đây là chỉ tiêu để đánh giá mức độ dinh dưỡng và tình trạng ao nuôi. Độ trong được đo 3 ngày một lần, kết quả thu được như bảng sau:
Bảng 9: Biến động về độ trong ở các nghiệm thức (cm)
Nghiệm
thức
Đợt theo dõi
Hipo
Nuri
Winner
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Min – max
X ± δ
Đợt 1
42-52
46±3,4
42-53
46,4±3,6
42-52
46,2±3,7
Đợt 2
32-41
36,8±3
31-42
37±3,3
33-41
36,8±2,9
Đợt 3
27-32
29,8±1,6
27-34
30,4±1,9
27-34
30,3±1,9
Đợt 4
23-27
25,2±1,3
23-28
25,2±1,7
23-27
25,4±1,5
Đợt 5
21-26
23,5±1,5
22-27
23,5±1,3
21-27
23,5±1,8
Đợt 6
18-22
19,9±1
18-21
19,8±1,1
18-22
20±1,2
Từ bảng 11 ta thấy, độ trong ở các ao nuôi trong các nghiệm thức có sự biến động tương đương nhau và độ chênh lệch là không lớn. Độ trong có xu hướng giảm dần theo thời gian nuôi do mật độ tảo tăng lên, ao chứa nhiều chất hữu cơ. Độ trong cao nhất đo được khi mới thả giống đạt 53cm, đến cuối vụ nuôi độ trong giảm xuống thấp chỉ còn 18cm, đây là nguyên nhân làm giảm hàm lượng oxy trong ao nuôi.
Qua quá trình theo dõi và tổng hợp kết quả về diễn biến các yếu tố môi trường, chúng tôi nhận thấy rằng môi trường ao nuôi trong các nghiệm thức tương đối phù hợp với ngưỡng phát triển của tôm theo đúng với những nghiên cứu đã có trước đây. Các yếu tố môi trường đều có sự biến động theo thời gian, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nguồn nước, chế độ chăm sóc và quản lý. Tùy thuộc vào tình trạng của từng ao nuôi và những số liệu thu thập được, chúng tôi đã có những biện pháp tác động cụ thể và đã điều chỉnh môi trường ao nuôi ở các nghiệm thức luôn đồng đều nhau trong suốt thời gian nuôi. Kết quả thu được về các yếu tố môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển của tôm và không ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tăng trưởng tôm chân trắng
4.2.1. Tăng trưởng về khối lượng
4.2.1.1. Tăng trưởng về khối lượng
Kết quả theo dõi tăng trưởng của tôm ở các nghiệm thức được trình bày qua bảng 10 và đồ thị 1
Bảng 10: Khối lượng trung bình của tôm ở các nghiệm thức (g/con)
Nghiệm
thức
Ngày tuổi
Hipo
Nuri
Winner
X ± δ
X ± δ
X ± δ
30
2,11a ± 0,01
2,14a ± 0,04
1,97b ± 0,03
40
3,78a ± 0,02
3,8a ± 0,03
3,57b ± 0,02
50
5,76a ± 0,03
5,81a ± 0,01
5,52b ± 0,03
60
7,96 a ± 0,04
8,08b ± 0,03
7,5c ± 0,02
70
9,9a ± 0,04
10,01b ± 0,04
9,33c ± 0,03
80
11,3a ± 0,02
11,42b ± 0,02
10,58c ± 0,02
90
12,38a ± 0,02
12,5b ± 0,02
11,54c ± 0,04
Qua bảng 10 và đồ thị 1 ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của tôm rất tốt trong suốt quá trình nuôi và có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức, sự khác nhau này thay đổi theo thời gian nuôi. Ở 30 ngày đầu tiên sự chênh lệch về khối lượng tôm là không nhiều, đặc biệt hai loại thức ăn Hipo và Nuri thì tốc độ tăng trưởng gần như tương đương nhau. Khối lượng trung bình ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Hipo trong 30 ngày đầu tiên là 2,11± 0,01 (g/con); thức ăn Nuri 2,14 ± 0,04 (g/con); thức ăn Winner 1,97 ± 0,03 (g/con). Khối lượng bình quân của tôm tăng dần theo thời gian nuôi và càng về sau thì sự khác nhau giữa các nghiệm thức ngày càng thể hiện rõ ràng hơn. Tôm sử dụng thức ăn Nuri có tốc độ tăng trọng lớn nhất, tiếp đến là thức ăn Hipo và thấp nhất là thức ăn Winner. Cuối vụ nuôi khối lượng bình quân của tôm thu được ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Nuri là 12,5 ± 0,02 (g/con); thức ăn Hipo 12,38 ± 0,02 (g/con); thức ăn Winner 11,54 ± 0,04 (g/con). Kết quả tăng trưởng của tôm thu được hơi thấp hơn so với một số nghiên cứu đã co trước đây nhưng nó lại phù hợp với những kết quả đã thu thập được từ những vụ nuôi trước của công ty và của những người nuôi tôm tại địa phương
Kết quả phân tích thống kê cho thấy giai đoạn ban đầu không có sự khác nhau về khối lượng của tôm nuôi bằng hai loại thức ăn Hipo và Nuri. Từ ngày 60 trở đi đã có sự sai khác về khối lượng giữa tôm nuôi bằng thức ăn Hipo và Nuri với mức ý nghĩa p < 0,05. Có sự khác nhau giữa hai loại thức ăn này đối với thức ăn Winner trong tất cả các giai đoạn.
4.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng tôm
Theo dõi tốc độ tăng trưởng về khối lượng (g/con/ngày) nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của tôm trong từng giai đoạn khác nhau. Kết quả tốc độ tăng trưởng về khối lượng được trình bày qua bảng 11 và đồ thị 2
Bảng 11: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng (g/con/ngày)
Ngày tuổi
Nghiệm thức
Hipo
Nuri
Winner
30
0,07a
0,07a
0,06b
30-40
0,17a
0,17a
0,16b
40-50
0,20a
0,20a
0,19b
50-60
0,22a
0,22a
0,20b
60-70
0,19a
0,19a
0,18b
70-80
0,14a
0,14a
0,12b
80-90
0,10a
0,10a
0,09b
Nhìn vào đồ thị 2 có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm khác nhau theo từng giai đoạn. Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nhưng ở những thời điểm khac nhau thì tốc độ tăng trưởng của tôm cũng khác nhau. Tôm tăng trưởng nhanh dần từ đầu đến giai đoạn 60 ngày tuổi và chậm hơn cho đến hết vụ nuôi, tốc độ tăng trưởng lớn nhất là ở giai đoạn từ 50 – 60 ngày tuổi. Ở giai đoạn này nghiệm thức sử dụng thức ăn Nuri và thức ăn Hipo 0,22 g/con/ngày và thức ăn Winner 0,20 g/con/ngày. Tôm sinh trưởng chậm nhất vào cuối vụ nuôi, chỉ đạt 0,10 g/con/ngày ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Hipo và Nuri; 0,09 g/con/ngày ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Winner. Kết quả thu được phản ánh đúng quy luật sinh trưởng của tôm chân trắng. Khi so sánh tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng giữa các nghiệm thức cũng cho kết quả khác nhau, sử dụng thức ăn Hipo và Nuri cho tăng trưởng cao hơn thức ăn Winner trong tất cả các giai đoạn với mức ý nghĩa p < 0,05.
4.2.2. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài
4.2.2.1. Tăng trưởng về chiều dài
Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của tôm được trình bày qua bảng 12 và đồ thị 3
Bảng 12: Tăng trưởng về chiều dài tôm ở các nghiệm thức (g/con)
Nghiệm thức
Ngày tuổi
Hipo
Nuri
Winner
X ± δ
X ± δ
X ± δ
30
4.45a ± 0,03
4,5a ± 0,02
4,38b± 0,02
40
5,76a ± 0,05
5,85a ± 0,02
5,55b± 0,05
50
7,54a ± 0,04
7,6a ± 0,05
7,07b± 0,08
60
8,9a± 0,03
9,08b ± 0,03
8,29c± 0,03
70
10,1a ± 0,01
10,21b± 0,03
9,27c± 0,02
80
11,07a ± 0,02
11,14b ± 0,02
10,04c ± 0,03
90
11,78a ± 0,02
12,07b ± 0,04
10,83c ± 0,02
Chiều dài và khối lượng tôm có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Sự tăng trưởng của chiều dài kéo theo sự tăng trưởng về khối lượng và ngược lại. Vì vậy kết quả theo dõi tốc dộ tăng trưởng về chiều dài cũng tương tự như khối lượng tôm. Chiều dài tôm tăng dần theo thời gian nuôi và có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Các ao sử dụng thức ăn Hipo và Nuri có tốc độ tăng trưởng về chiều dài lớn hơn ao sử dụng thức ăn Winner. Tôm càng lớn thì sự khác biệt ngày càng rõ ràng hơn. Tháng đầu tiên, chiều dài trung bình của tôm sử dụng thức ăn Hipo là 4,45 ± 0,03 cm/con, thức ăn Nuri 4,5 ± 0,02 cm/con, thức ăn Winner 4,38 ± 0,02 cm/con. Đến cuối vụ nuôi các ao sử dụng thức ăn Hipo và Nuri có chiều dài trung bình tương ứng 11,78 ± 0,02; 12,07 ± 0,04 cm/con và thức ăn Winner chỉ đạt 10,83 ± 0,02 cm/con. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của tôm không mang nhiều ý nghĩa trong việc xác định năng suất và sản lượng nhưng đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Sự khác nhau về chiều dài giữa các ao trong các nghiệm thức thí nghiệm phản ánh đúng chất lượng của các loại thức ăn được sử dụng.
Phân tích thống kê cho thấy ở giai đoạn dưới 50 ngày tuổi không có sự khác nhau giữa chiều dài trung bình của tôm nuôi ở hai nghiệm thức sử dụng thức ăn Hipo và Winner. Càng về sau thì có sự khác nhau hơn, tuy nhiên sự khác nhau cũng không nhiều. Có sự khác nhau về chiều dài của tôm ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Winner so với hai loại thức ăn còn lại với mức ý nghĩa p < 0.05 trong tất cả các giai đoạn.
4.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài
Tốc độ tăng trưởng về chiều dài (cm/con/ngày) là chỉ tiêu để đánh giá mức độ tăng lên về chiều dài của tôm trong từng khoảng thời gian khác nhau, đồng thời cũng cho thấy sự khác nhau trong các nghiệm thức thí nghiệm. Tốc độ tăng trưởng chiều dài được trình bày qua bảng 13 và đồ thị 4
Bảng 13: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài (cm/con/ngày)
Ngày tuổi
Nghiệm thức
Hipo
Nuri
Winner
30
0,12a
0,12a
0,11b
30-40
0,13a
0,13a
0,12b
40-50
0,18a
0,18a
0,15b
50-60
0,14a
0,15b
0,12c
60-70
0,12a
0,11b
0,09c
70-80
0,10a
0,09b
0,07c
80-90
0,07a
0,09b
0,07a
Đồ thị 4 thể hiện sự tốc độ tăng trưởng về chiều dài theo đúng với quy luật phát triển của tôm chân trắng. Chiều dài tôm tăng nhanh nhất trong giai đoạn từ 40 – 50 ngày tuổi đạt 0,18 cm/con/ngày ở các ao sử dụng thức ăn Hipo và thức ăn Nuri; đạt 0,152 ở thức ăn Winner. Càng về cuối vụ nuôi thì tốc độ tăng trưởng giảm chậm hơn. Khi so sánh tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm giữa các nghiệm thức cũng cho thấy sự khác biệt. Tuy nhiên sự khác nhau này thay đổi theo từng thời gian nuôi. Giai đoạn tôm 40 - 50 ngày tuổi có sự chênh lệch lớn giữa nghiệm thức Hipo và Nuri đối với nghiệm thức Winner. Các giai đoạn tiếp theo đều có sự khác nhau giữa các nghiệm thức với mức ý nghĩa p < 0,05. Giai đoạn cuối cùng lại không có sự khác nhau giữa hai nghiệm thức sử dụng thức ăn Hipo và Winner. Trong giai đoạn này tôm sử dụng thức ăn Nuri có tốc độ tăng trưởng về chiều dài cao nhất đạt 0,09 g/con/ngày; hai nghiệm thức còn lại chỉ đạt 0,07g/con/ngày.
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống tôm chân trắng
Xác định tỷ lệ sống nhằm đánh giá khả năng phát triển của tôm, đây là việc làm quan trọng và cần thiết để đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật được áp dụng và quan trọng hơn là xác định được lượng thức ăn phù hợp cho mỗi ao nuôi. Việc xác định tỷ lệ sống có nhiều biến động do áp dụng phương thức chài ngẫu nhiên, chúng phụ thuộc rất nhiều vào sự phân bố của tôm. Vì vậy để xác định tỷ lệ sống chính xác cần phải nắm rõ quy luật phân bố của tôm trong ao nuôi, lựa chọn vị trí chài phù hợp, chài nhiều điểm khác nhau sau đó lấy kết quả trung bình. Xác định tỷ lệ sống kết hợp với việc kiểm tra tăng trọng theo lịch trình 10 ngày một lần nhằm giảm thiểu số lần chài tôm. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống ở các nghiệm thức được trình bày qua bảng 14 và đồ thị 5
Bảng 14: Tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức
Ngày tuổi
Nghiệm thức
Hipo
Nuri
Winner
30
92a
92a
90a
40
90a
90a
88a
50
88a
88a
87a
60
86a
87a
85a
70
86a
86a
84a
80
85a
86a
83b
90
85a
85a
82b
Tỷ lế sống của tôm giảm dần và khác nhau theo từng thời gian nuôi. Tháng đầu tiên tỷ lế sống của tôm giảm mạnh và giảm chậm lại ở các giai đoạn tiếp theo. Phân tích thống kê cho thấy ban đầu không có sự khác nhau về tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức, chỉ đến giai đoạn 80 ngày tuổi mới có sự khác nhau giữa nghiệm thức sử dụng thức ăn Winner với hai loại thức ăn còn lại. Cuối vụ không có sự khác nhau về tỷ lệ sống của tôm nuôi bằng thức ăn Hipo và Nuri (85%), còn thức ăn Winner cho tỷ lệ sống thấp hơn (82%). Sự khác nhau về tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức là do tôm sử dụng thức ăn Hipo và Nuri tăng trưởng nhanh hơn, sức đề kháng cao, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn đặc biệt là về cuối vụ nuôi khi môi trường ngày càng xấu đi.
4.4. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) là tỷ lệ giữa tổng lượng thức ăn sử dụng và tổng khối khối lượng tôm thu được. Việc tính toán FCR có ý nghĩa lớn trong việc xác định hiệu quả sử dụng thức ăn đối với khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Trong quá trình thí nghiệm, từ những số liệu đã thu được về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và lượng thức ăn sử dụng trong các giai đoạn, chúng tôi tính FCR theo từng tháng và cả vụ nuôi để so sánh, đánh giá chính xác ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau trong thí nghiệm
4.4.1. Tổng khối lượng tôm
Thông qua việc xác định tốc độ tăng trưởng về khối lượng và tỷ lệ sống của tôm trong từng thời điểm, có thể tính toán được tổng khối lượng tôm tăng trưởng như sau:
Bảng 15: Khối lượng tôm tăng trưởng ở các nghiệm thức
Khối lượng tôm (kg)
Thời gian
Nghiệm thức
Hipo
Nuri1
Winner
Tháng 1
970a ± 5,5
984a ± 4,3
887b ± 2,9
Tháng 2
2452a ± 9
2530b ± 9,4
2304c ± 5,1
Tháng 3
1839a ± 3,5
1798b ± 2,6
1540c ± 4
90 ngày
5261a ± 10,5
5312b ± 8,9
4731c ± 9,1
Bảng 17 cho thấy khối lượng tôm tăng lên mạnh nhất vào tháng thứ hai và giảm chậm lại vào tháng thứ ba. Tháng thứ nhất không có sự khác nhau về tổng khối lượng tôm giữa hai nghiệm thức Hipo và Nuri. Từ tháng thứ hai trở đi tổng khối lượng tôm ở các nghiệm thức có sự khác nhau với mức ý nghĩa p < 0,05. Kết thúc 90 ngày nuôi tôm sử dụng thức ăn Nuri có tổng khối lượng tôm cao nhất (5312 kg), tiếp theo là thức ăn Hipo (5261) và thấp nhất là tôm sử dụng thức ăn Winner đạt 4731kg
4.4.1. Lượng thức ăn sử dụng
Lượng thức ăn sử dụng cho từng giai đoạn được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 16: Lượng thức ăn sử dụng ở các nghiệm thức
Thức ăn sử dụng (kg)
Thời gian
Nghiệm thức
Hipo
Nuri
Winner
Tháng 1
1129a ± 1
1129a ± 1,1
1129a ± 1
Tháng 2
2628a ± 3
2650b ± 3,7
2594c ± 6
Tháng 3
2470a ± 3
2506b ± 7,9
2415c ± 1,7
90 ngày
6227a ± 5,5
6285b ± 10,9
6138c ± 6,3
Lượng thức ăn sử dụng khác nhau theo từng giai đoạn. Tháng thứ hai thức ăn được sử dụng nhiều nhất và sau đó thì giảm dần. Trong tháng đầu tiên chúng tôi cho ăn với một lượng đồng đều theo bảng hướng dẫn của các loại thức ăn. Tổng lượng thức ăn sử dụng trong tháng đầu tiên ở 3 nghiệm thức là như nhau vì thời gian này chưa xác định được tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng của tôm. Các tháng tiếp theo đã có sự khác nhau về lượng thức ăn sử dụng do sự điều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày theo khối lượng tôm trong ao nuôi. Nghiệm thức sử dụng thức ăn Nuri có tỷ lệ sống cao và tôm tăng trưởng nhanh nên lượng thức ăn tiêu tốn nhiều nhất (6285kg), tiếp đến là thức ăn Hipo (6227kg), ít nhất là thức ăn Winner (6138kg).
Phân tích thống kê ANOVA cho thấy lượng thức ăn sử dụng từ tháng thứ hai trở đi và kết thúc vụ nuôi có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Lượng thức ăn sử dụng có liên quan chặt chẽ với khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm trong từng giai đoạn
4.4.3. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
Từ bảng 15 và 16, ta có thể tính được hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) như bảng sau:
Bảng 17: Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ở các nghiệm thức
FCR
Thời gian
Nghiệm thức
Hipo
Nuri
Winner
Tháng 1
1,16a ± 0,01
1,14a ± 0,01
1,27b ± 0
Tháng 2
1,07a ± 0,005
1,04b ± 0
1,12c ± 0,01
Tháng 3
1,34a ± 0,01
1,39b ± 0,005
1,56c ± 0,01
90 ngày
1,18a ± 0,01
1,18a ± 0
1,29b ± 0,005
Kết quả thu được cho thấy hệ số FCR thay đổi theo từng giai đoạn nuôi. Tháng thứ hai hệ số FCR nhỏ nhất do thời điểm này tôm tăng trưởng nhanh nhất. Trong đó tôm sử dụng thức ăn Nuri có hệ số FCR là 1,04; thức ăn Hipo 1,07 và thức ăn Winner 1,12. Sang tháng thứ 3 tôm bắt đầu tăng trưởng chậm lại, lượng thức ăn sử dụng cũng giảm xuống nhưng hệ số FCR vẫn ở mức cao nhất. Hệ số FCR của các ao nuôi bằng thức ăn Winner là 1,56; thức ăn Hipo và Nuri lần lượt là 1,34 và 1,39. Qua từng giai đoạn và kết thúc vụ nuôi, thức ăn Hipo và Nuri cho hệ số FCR thấp hơn thức ăn Winner. Kết thúc 90 ngày nuôi, hệ số FCR của hai nghiệm thức Nuri và Hipo là tương đương nhau đạt 1,18; thức ăn Winner đạt 1,29. Phân tích thống kê cho thấy tháng thứ hai và ba có sự khác nhau về hệ số FCR của hai nghiệm thức Hipo và Nuri, nhưng sự khác nhau này là không nhiều. Qua 90 ngày nuôi hệ số FCR của hai nghiệm thức này lại ngang nhau. Thức ăn Winner luôn có hệ số FCR cao hơn hai loại còn lại với mức ý nghĩa p < 0,05. Từ kết quả so sánh hệ số FCR của 3 nghiệm thức có thể kết luận rằng hệ số FCR phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi, lượng thức ăn sử dụng cũng chỉ mang tính chất tương đối do việc xác định lượng thức ăn thừa trong ao nuôi gặp nhiều khó khăn. Như vậy việc lựa chọn loại thức ăn có chất lượng tốt, giúp tôm tăng trưởng nhanh là rất quan trọng nhằm giảm hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), từ đó nâng cao lợi nhuận nuôi tôm.
4.5. Hạch toán kinh tế
Hạch toán kinh tế là công việc cuối cùng với mục đích quan trọng nhất là tính toán lợi nhuận thu được, đánh giá hiệu quả kinh tế cho cả vụ nuôi. Lợi nhuận được tính dựa trên hai chỉ tiêu chính là tổng thu và tổng chi. Hai chỉ tiêu này cụ thể hóa cho mức độ đầu tư, khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm cũng như tổng sản lượng tôm thu được. Kết thúc thời gian thí nghiệm chúng tôi tiến hành hạch toán kinh tế nhằm so sánh lợi nhuận giữa các nghiệm thức, trên cơ sở đó xác định được sự ảnh hưởng của các loại thức ăn trong thí nghiệm đến hiệu quả kinh tế. Kết quả hạch toán kinh tế được tổng hợp trung bình cho mỗi ao nuôi có diện tích 5000m2, mật độ 100con/m2. Giá thành các loại thức ăn như nhau là 18.000 đồng/kg, con giống 40 đồng/con, giá bán tôm tại thời điểm thu hoạch 60.000 đồng/kg.
Bảng 18: Hạch toán kinh tế ở các nghiệm thức
Yếu tố
Nghiệm thức
Hipo
Nuri
Winner
Thức ăn
112.086.000
113.130.000
110.484.000
Con giống
20.000.000
20.000.000
20.000.000
Thuốc, hóa chất
25.000.000
25.000.000
25.000.000
Nhân công
5.000.000
5.000.000
5.000.000
Khấu hao tài sản
20.000.000
20.000.000
20.000.000
Chi phí khác
10.000.000
10.000.000
10.000.000
Tổng chi
192.086.000
193.130.000
190.484.000
Tổng thu
315.660.000
318.720.000
283.860.000
Lợi nhuận
123.574.000
125.590.000
93.376.000
Hiệu quả đầu tư
64,3%
65%
49%
Các ao nuôi trong thí nghiệm được bố trí đồng đều, cùng chế độ chăm sóc quản lý nên các chi phí là như nhau, chỉ khác nhau về tiền thức ăn, tuy nhiên sự chênh lệch này là không lớn. Vì vậy lợi nhuận mỗi ao nuôi phụ thuộc nhiều vào tổng sản lượng tôm thu được. Kết quả là lợi nhuận của ao nuôi bằng thức ăn Hipo và Nuri (123.574.000 và 125.590.000) cao hơn so với thức ăn Winner (93.376.000). Như vậy, việc so sánh lợi nhuận đã phản ánh đúng sự sinh trưởng và phát triển của tôm trong các nghiệm thức, nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ các loại thức ăn khác nhau. Sử dụng thức ăn Hipo và Nuri mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ những kết quả đã thu được sau khi kết thúc thí nghiệm, có thể rút ra một số kết luận về các nội dung nghiên cứu như sau:
5.1.1. Các yếu tố môi trường
Môi truờng ao nuôi trong suốt quá trình thí nghiệm được điều chỉnh tương đối phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Sự biến động của các yếu tố môi trường không lớn và nằm trong ngưỡng chịu đựng của tôm, không xảy ra hiện tượng tôm bị sốc hay chết do môi trường. Giữa các nghiệm thức, môi trường ao nuôi tương đối đồng đều trong suốt thời gian thí nghiệm, sự chênh lệch là rất nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm khi so sánh các loại thức ăn với nhau.
5.1.2. Tốc độ tăng trưởng
Tôm nuôi sử dụng thức ăn Hipo và Nuri có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với thức ăn Winner. Sau 90 ngày nuôi, khối lượng trung bình của tôm sử dụng thức ăn Hipo và Nuri tương ứng là 12,38g/con và 12,5g/con, chiều dài đạt 11,78cm và 12,07cm; sử dụng thức ăn Winner đạt 11,54g/con, chiều dài 10,83cm/con. Không có sự sai khác về khối lượng và chiều dài giữa hai nghiệm thức sử dụng thức ăn Hipo và Nuri
5.1.3. Tỷ lệ sống
Tôm sử dụng thức ăn Hipo và Nuri có tỷ lệ sống cao hơn thức ăn Winner. Sau 90 ngày nuôi, tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Hipo và Nuri cùng đạt 85%; thức ăn Winner đạt 82%.
5.1.4. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
Hệ số FCR thay đổi theo từng giai đoạn, thấp nhất vào tháng thứ hai (đạt 1,04 ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Nuri) và cao nhất vào tháng thứ ba (đạt 1,56 ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Winner). Sau 90 ngày nuôi, sử dụng thức ăn Hipo và Nuri có hệ số FCR (1,18) thấp hơn so với thức ăn Winner (1,29)
5.1.5. Hiệu quả kinh tế
Sử dụng thức ăn Hipo và Nuri mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, lợi nhuận cho mỗi ao sau 90 ngày nuôi là 123.574.000 đồng và 125.590.000 đồng. Sử dụng thức ăn Winner có lợi nhuận thấp hơn đạt 93.376.000 đồng. Hiệu quả đầu tư của hai loại thức ăn Hipo và Nuri cũng cao hơn tương ứng đạt 64% và 65%; thức ăn Winner chỉ đạt 49%
5.2. Kiến nghị
Qua quá trình tìm hiểu tại địa bàn thực tập, theo dõi thí nghiệm và tổng hợp kết quả, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau:
Nên sử dụng thức ăn Hipo của công ty CP và thức ăn Nuri của công ty Uni-President trong nuôi tôm chân trắng để đạt năng suất và lợi nhuận cao nhất
Cần phải có quy hoạch cụ thể cho từng vùng nuôi tôm chân trắng, phải đảm bảo diện tích nuôi tôm chân trắng không xâm hại đến hệ thống rừng phòng hộ, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân tại địa phương
Trước khi nuôi tôm chân trắng phải lựa chọn địa điểm phù hợp, giao thông thuận tiện, chủ động nguồn nước ngọt và nước mặn
Cải tạo ao kỹ, nước cần phải lọc và xử lý trước khi cấp vào ao nuôi, sử dụng tôm giống có sức khỏe tốt và sạch bệnh
Cần phải xây dựng một quy trình kiểm soát quá trình nuôi tôm phù hợp với điều kiện của từng địa phương và từng thời điểm khác nhau
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Minh Anh. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he. Nxb Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh, 1989
[2]. Tôn Thất Chất. Bài giảng kỹ thuật nuôi giáp xác, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2006
[3]. Nguyễn Minh Hoàn. Giáo trình thống kê sinh vật học và phương pháp nghiên cứu. Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2000
[4]. Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 2004
[5]. Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ (SUMA). Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Bộ thủy sản, 2003
[6]. Lại Văn Hùng. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nxb Nông nghiệp, 2004
[7]. Trần Văn Huỳnh. Kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng trị bệnh tôm chân trắng. Công ty Bayer Vietnam Ltd
[8]. PGS.TS. Lê Đức Ngoan, GS.TS. Vũ Duy Giảng, TS. Ngô Hữu Toàn. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản. Nxb Nông nghiệp.
[9] Sổ tay nuôi tôm chân trắng. Công ty CP việt nam
[10]. Sổ tay nuôi tôm chân trắng. Công ty Uni – president
[11]. Tạp chí thủy sản số 4/2006
[12]. Phạm Văn Trang, Nguyễn Diệu Phương, Nguyễn Trung Thành. Kỹ thuật nuôi một số loài tôm phổ biến ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 2004
[13]. Vũ Thế Trụ. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh, 1999
[14]. Nguyễn Đình Trung. Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản.Nxb Nông nghiệp Tp HCM, 2004
[15]. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Thị Ngọc Hải. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Nxb Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh, 2003
[16].
[17].
[18].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_hoan_chinh_phong_9441.doc