Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, ngành nông nghiệp nói chung và nghành trồng trọt nói riêng cũng không ngừng đi lên về mọi lĩnh vực như: Nghiên cứu các biện pháp thâm canh cây trồng, chọn tạo bộ giống thích hợp cho từng vùng, phát triển cơ giới hoá cho địa phương, Đặc biệt trong những năm gần đây nước ta chủ động phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, mở rộng diện tích canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu trong đó có cây lạc.
Cây lạc (Archist hypogea.L) là cây công nghiệp quí và quan trọng ở nước ta, được trồng từ Bắc vào Nam với nhiều tên gọi khác nhau như lạc, đậu lạc, đậu phụng, Tuy nhiên lạc không phải là cây nguyên sản ở Việt Nam.
Lich sử trồng lạc ở Việt Nam hiện nay chưa xác minh rõ ràng. Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán thì danh từ “lạc” có thể là do từ Hán “Lạc hoa sinh” là từ người Trung Quốc gọi cây lạc, như vậy có thể lạc từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỷ XVII - XVIII. Tuy nhiên, về mặt địa lý, nước ta gần vùng Phillipin - Malaixia - Inodnesia, một trong hai trung tâm phân hoá bậc hai của cây lạc. Có thể sau khi đến Phillipin cây lạc cũng từ đây theo các nhà buôn và các nhà truyền giáo Châu Âu vào nước ta. Tóm lại, còn quá sớm khi đưa ra một kết luận nào dù là bước đầu về quá trình nhập nội cây lạc.
Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại giá trị kinh tế lớn. Sản phẩm chính của lạc là hạt lạc, trong hạt có chứa hàm lượng dầu cao, biến động từ 40 - 57%, hàm lượng protein 22 - 27%, glucid 15,5%, xenlluloz 2,5%. Về mặt vitamin, lạc là thức ăn giàu vitamin nhóm B (trừ B12) như tiamin (B1), riboflavin (B2), acid pantotenic (B3), B6, acid nicotinic (PP), vitamin E, F thuộc loại khá [1].
Từ lạc, có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn như bơ lạc, bột lạc, sữa lạc, format lạc, và các phụ phẩm từ lạc như khô dầu lạc, thân lá, vỏ lạc, làm thức ăn rất tốt trong chăn nuôi.
Theo niên giám thống kê 2009, tình hình năng suất lạc của Việt Nam từ 1996 - 2008 tăng lên khá cao (13,6 - 20,85 tạ/ha). Mặc dù năng suất lạc của nước ta có tăng qua các năm nhưng vẫn thấp hơn một số nước trên thế giới như Trung Quốc (13,2 tấn/ha. 2006), Hoa kỳ (2,06 tấn/ha. 2006). Một trong những yếu tố để nâng cao năng suất lạc là bón phân cho lạc, trong đó phải nói đến vai trò của phân đạm. Nếu thiếu đạm thì thân có màu đỏ, lá vàng, năng suất giảm hẳn, thiếu đạm nghiêm trọng có thể chết hai tháng sau trồng. Nhưng nếu lượng đạm bón cho lạc quá nhiều thì lạc dễ bị lốp, sâu bệnh nhiều, số quả chắc giảm, sinh trưởng dinh dưỡng kéo dài.
Một điều đặc biệt là trên rễ cây lạc có vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh và có thể cố định được khoảng 50 - 600 kg N/ha/năm. Nhờ đó mà cây lạc có khả năng tự cung cấp 50 - 60% nhu cầu đạm [15]. Nhờ vậy có thể giảm được lượng đạm hoá học bón cho cây ít hơn so với nhu cầu thực tế.
Trên cơ sở khả năng cố định Nitơ của vi khuẩn nốt sần, người ta đã sản xuất ra chế phẩm nitrazin (chế phẩm vi khuẩn nốt sần). Chế phẩm này được bón vào đất hoặc tẩm vào hạt lạc trước khi gieo sẽ cho năng suất cây bộ đậu có thể tăng 14 - 15% .
Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao nhất trong việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần thì việc sử dụng phân đạm phải có liều lượng hợp lý. Vì khi nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần cho lạc sẽ làm tăng khả năng cố định đạm nhờ có sự cộng sinh của vi khuẩn nốt sần. Nhưng trong trường hợp này, nếu chúng ta bón lượng đạm cho lạc nhiều sẽ ức chế sự sinh trưởng và khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Như vậy thì việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần trở nên vô ích và lãng phí lượng đạm đã dùng.
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lạc trong vụ Xuân 2010 tại HTX Hương Long, thành phố Huế”.
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 3
Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam 4
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 4
2.1.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 5
2.1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trong nước 5
2.1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế 7
2.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn nốt sần 8
2.3. Vai trò của vi khuẩn nốt sần 10
2.4. Tình hình sản xuất và sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần trên thế giới và Việt Nam. 12
2.4.1. Tình hình sản xuất và sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần trên thế giới 12
2.4.2. Tình hình sản xuất và sử dụng chế phẩm vi khẩn nốt sần ở Việt Nam. 13
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Đối tượng nghiên cứu 15
3.2. Nội dung nghiên cứu 15
3.3. Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1.Trong phòng thí nghiệm 15
3.3.2. Nghiên cứu ngoài đồng ruộng 18
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 23
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Ảnh hưởng của việc nhiễm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến thời gian sinh trưởng phát triển. 24
4.2. Ảnh hưởng của việc nhiễm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của cây lạc. 26
4.3. Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự phát sinh cành lạc. 29
4.4. Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến số lá trên thân chính của cây lạc 31
4.5. Ảnh hưởng của việc nhiễm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự ra hoa của cây lạc. 34
4.6. Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự hình thành nốt sần trên rễ lạc. 36
4.7. Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc. 39
4.8. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau bón cho lạc: 39
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
5.1. Kết luận 39
5.2. Đề nghị 39
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lạc trong vụ Xuân 2010 tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xác định một số chỉ tiêu hóa tính của đất:
Với thời gian có hạn và điều kiện phòng thí nghiệm chưa thật đầy đủ dụng cụ, chúng tôi chỉ phân tích một số nhóm VSV chủ yếu bằng phương pháp đếm số khuẩn lạc tạo thành sau khi nuôi cấy trên môi trường đặc.
Để xác định số lượng VK tổng số, chúng tôi sử dụng môi trường cao thịt - pepton đặc.
Để xác định số lượng VK phân giải lân vô cơ chúng tôi sử dụng môi trường đặc có thành phần như sau:
Glucoza: 10g
KCl: 0,3g
Ca3(PO4)2: 2g
MgSO4.7H2O: 0,3g
FeSO4.7H2O: 0,03g
MnSO4.7H2O: 0,03g
NaCl: 0,3g
Agar: 20g
Nước máy: 1000ml
- Để xác định VKNS, chúng tôi sử dụng môi trường YMA.
Cách tiến hành: Lấy mẫu đất ở các công thức thí nghiệm đem về loại bỏ rễ cây và các vật lạ khác. Sau đó cân 1g đất cho vào bình tam giác có dung tích 250ml đã vô trùng, cho tiếm 99ml nước cất vô trùng. Đậy bình bằng nút bông, lắc đều trong 10 phút, để yên 30 phút. Khi đó ta được dung dịch huyền phù đất có độ pha loãng 100 lần. Dùng pipet vô trùng hút 1ml đất trong bình tam giác cho vào ống nghiệm vô trùng chứa 9ml nước cất vô trùng, ta được dung dịch huyền phù có độ pha loãng 103. Sau đó lấy lại 1ml từ ống nghiệm có độ pha loãng 103 chuyển sang ống nghiệm khác có chứa 9ml nước cất vô trùng ta được dung dịch đất có độ pha loãng 104. Cứ tiếp tục như vậy ta được dung dịch có độ pha loãng 105, 106, 107,... Dùng micropipet lấy 0,1ml từ các ống nghiệm có độ pha loãng khác nhau, cấy vào các đĩa peptri đã được chuẩn bị các môi trường thích hợp cho từng nhóm VSV. Mỗi độ pha loãng lập lại 3 lần. Sau khi đưa các đĩa peptri vào tủ ấm 300c khoảng 3 - 4 ngày thì kiểm tra và đếm số khuẩn lạc tạo thành.
3.3.2. Nghiên cứu ngoài đồng ruộng
3.3.2.1. Loại đất
Thí nghiệm đươc bố trí trên đất thịt nhẹ tại Hơp Tác Xã Hương Long tỉnh Thưa Thiên Huế.
3.3.2.2. Thời vụ.
Thí nghiệm đươc tiến hành vào vụ xuân 2010
Đối với cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng, hai yếu tố khí hậu và đất đựơc xem là hai yếu tố tác động trực tiếp đến sinh trưởng , phát triển của cây. Trong đó yếu tố thời tiết và khí hậu ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ chu trình sống của cây. Để tìm hiểu khí hậu thời tiết của cây lạc, trong thời gian tiến hành thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành thu thập một số yếu tố khí tượng cơ bản vụ xuân 2010 từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở bảng sau:
Tháng 1: Nhiệt độ có phần lạnh nhưng nhiệt độ trung bình của tháng ấm 21,0 0C, lượng mưa khá cao 111,5(mm) và số ngày mưa là 17 ngày. Nhìn chung nhiệt độ tương đối thuận lợi để chúng tôi tiến hành gieo hạt.
Bảng 3.2: Thời tiết Thừa Thiên Huế
Tháng
Nhiệt độ (0C)
Âm độ không khí (0C)
Mưa
Nắng
(giờ)
Ttb
Tmax
Tmin
Utb
Umin
Số ngày
Lượng mưa (mm)
1
21,0
28,7
15,6
93
64
17
111,5
85
2
23,2
35,3
14,5
90
47
7
12,7
147
3
23,7
36,2
15,0
84
41
9
89,3
170
4
26,1
38,1
20,0
87
53
4
52,3
139
Ghi chú: Ttb,Tmax,Tmin: Nhiệt độ trung bình, Nhiệt độ cao nhất, Nhiệt độ thấp nhất.
Tháng 2: Thời tiết có sự thay đổi rõ rệt, nhiệt độ trung bình 23,2 0C, thời tiết ấm và độ ẩm cao thuận lợi cho lạc sinh trưởng và phát triển. Thời gian này, trong thí nghiện của chúng tôi cây lạc đang trong thời kỳ phát triển thân và lá.
Tháng 3: Nhiệt độ cao hơn tháng 2, lượng mưa tăng đạt 89,3(mm) kết hợp với số ngày nắng là 170 ngày. Thơì tiết tạo điều kiện thuận lợi cho lạc ra hoa và hình thành quả.
Tháng 4: Trong những ngày đầu nhiệt độ tương đối cao, nhưng những ngày sau đó giảm dần và có mưa, lượng mưa khá lớn tạo tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt và năng suất.
Nhìn chung thời tiết vụ xuân 2010 khá thuận lợi cho cây lạc sinh trưởng và phát triển và thí nghiệm của chúng tôi.
3.3.2.3. Các công thức thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm 5 công thức:
Công thức I (ĐC 1) : không nhiễm chế phẩm với lượng 30Kg/ha N
Công thức II : Nhiễm chế phẩm VKNS với lượng 0Kg/ha N
Công thức III : Nhiễm chế phẩm VKNS với lượng 15 kg/ha N
Công thức IV : Nhiễm chế phẩm VKNS với lượng 30 kg/ha N
Công thức V : Nhiễm chế phẩm VKNS với lượng 45 kg/ha N
- Phương pháp nhiễm: Nhiễm vào hạt trước khi gieo.
- Dùng phương pháp nhiễm ướt: Cho hạt giống vào nước sạch cho ướt vỏ hạt để tăng độ bám dính với phân sau đó vớt hạt ra. Một lớp trộn đều hạt gống với phân sao cho bề mặt hạt được phủ kín một lớp phân VKNS rồi đem gieo.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được tiến hành với 3 lần nhắc lại, được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB) có sơ dồ như sau:
Bảo vệ
Bảo vệ
I3
I3
III3
V3
IV3
Bảo vệ
III2
V2
I2
IV2
II2
I1
III1
IV1
II1
V1
Bảo vệ
Trong đó: I, II, III, IV, V là các công thức thí nghiệm.
1, 2, 3 là các lần nhắc lại
- Diện tích thí nghiệm:
Diện tích toàn bộ thí nghiệm: 400m2
Diện tích thí nghiệm: 250m2
Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 10m2
Diện tích mô hình thí nghiệm: 150m2
Diện tích bảo vệ: 20m2
- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm:
+ Làm đất:
Sau khi đất được cày bữa kỹ lần 1, tiến hành cày bừa xới xáo lần 2 nhằm làm cho đất tơi xốp, thoáng khí tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, vi khuẩn nốt sần Rhizôbium hoạt động mạnh. Sau đó làm sạch cỏ và tiến hành chia ô thí nghiệm.
- Phương pháp gieo và mật độ gieo:
Lạc được gieo thẳng hàng.
Mật độ: 33cây/m2 (hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 10cm)
- Phân bón:
Lượng phân: 6 tấn phân chuồng + 60kg P2O 5 + 60 kg K2O + 40 kg vôi + 35Kg CP/ha.
Cách bón:
Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân + 100% vôi.
Bón thúc: 2 lần.
+ Lần 1: Bón ½ đạm và ½ kali vào giai đoạn lạc có 3 lá thật. Bón phân trong thời kỳ này nhằm cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây và tạo điều kiện cho VKNS hình thành sớm.
+ Lần 2: Bón toàn bộ phân còn lại khi lạc tàn lứa hoa đầu. Bón phân lúc này nhằm cung cấp dinh dưỡng cho quá trình ra hoa, đâm tia và hình thành quả.
- Chăm sóc: Tiến hành chăm sóc 2 đợt:
+ Đợt 1: Khi lạc có lá thật chúng tôi tiến hành xới xáo, làm cỏ kết hợp với bón thúc lần 1. Xới xáo trên toàn bộ mặt luống, xới nhẹ tay, nông 2 -3cm và xới xa gốc.
+ Đợt 2: Trùng với bón thúc lần 2, xới sâu 5 -7cm, xới sát gốc để tạo điều kiện thoáng khí cho bộ rễ phát triển nốt sần hoạt động mạnh, kết hợp với vun gốc 3 -5cm tạo bóng tối cho lạc phát triển thành quả.
3.3.2.4. Các phương pháp theo dõi và chỉ tiêu theo dõi:
- Phương pháp chọn cây theo dõi:
Khi cây được 3 lá thật thì chọn 5 cây/ ô theo nguyên tắc 2 đường chéo góc, đóng cọc cố định để theo dõi các chỉ tiêu như: chiều cao cây, số lá, số cành trên cây.
Định kỳ theo dõi là 10ngày/ lần và lúc thu hoạch.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
aTheo dõi thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn (ngày):
+ Theo dõi thời gian từ khi gieo hạt đến khi bắt đầu mọc (10% số
cây /ô có lá mầm trồi lên trên mặt đất).
+ Thời gian từ khi gieo hạt đến khi mọc tối đa (70%số cây/ô nảy mầm).
+ Thời gian từ khi gieo hạt đến khi phân cành cấp 1 đầu tiên (khi các cành này có chiều dài 1cm ở nách lá).
+ Thời gian từ khi gieo đến khi bắt đầu ra hoa (10% số cây/ô có hoa).
+ Thời gian từ khi gieo hạt đến khi kết thúc ra hoa (số hoa bình quân/cây/ngày < 1 hoa liên tiếp trong vonòng 3 ngày).
+ Thời gian từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch.
aTheo dõi chiều cao cây (cm).
Bắt đầu theo dõi từ lúc lạc có 3 lá thật và theo dõi định kỳ 10 ngày 1 lần cho đến lúc thu hoạch.
Cách đo: Đo từ chỗ phân cặp cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính.
aTheo dõi sự ra lá trên thân chính (số lá trên thân chính):
+ Định kỳ theo dõi: 10 ngày 1 lần cho đến lúc thu hoạch để xác định tốc độ ra lá.
+ Xác định tổng số lá trên thân chính.
+ Đếm số lá xanh còn lại trên thân chính
a Theo dõi sự phát sinh phát triển của cành lạc:
+ Theo dõi ngày phân cặp cành cấp 1 đầu tiên.
+ Đếm tổng số cành trên cây. Số cành cấp 1 trên cây, số cành cấp 2 trên cây.
+ Xác định chiều dài cành cấp 1 đầu tiên (đo 1 cành).
+ Định kỳ theo dõi 10 ngày 1 lần.
a Theo dõi một số chỉ tiêu về nốt sần trên rễ lạc:
+ Theo dõi số lượng và trọng lượng nốt sần (mg) trên cây ở các giai đoạn: Sau ra hoa 10 ngày.
Sau ra hoa 20 ngày.
Giai đoạn thu hoạch.
a Theo dõi sự ra hoa:
+ Chọn 5 cây/ô ra hoa cùng một ngày để theo dõi sự ra hoa của lạc trong suốt thời gian lạc ra hoa.
+ Tổng thời gian ra hoa của lạc ( từ khi 10% số cây/ô ra hoa đến khi hoa bình quân/cây/ngày < 1 liên tiếp trong 3 ngày).
Từ đó xác định :
Tổng số quả chắc trên cây
Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) = . 100
Tổng số hoa trên cây
aCác yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc:
Trước khi thu hoạch 1 ngày nhổ các cây lấy mẫu (5 cây/ô đã chọn từ trước) để đo đếm lần cuối tất cả các chỉ tiêu như: chiều cao cây, số lá xanh còn lại trên cây, số cành cấp 1, cấp 2 trên cây, chiều dài cành cấp 1 đầu tiên, số nốt sần và khối lượng nốt sần, đếm số quả trên cây, số quả chắc trên cây.
+ Cân khối lượng quả tươi kinh tế từng ô (kg/ô).
+ Tính năng suất quả khô:
khối lượng quả khô (kg/ô)
NS quả khô (kg/m2 ) =
Diện tích ô (m2)
+ Tính năng suất thực thu:
NS thực thu (tạ/ha) = năng suất 1m2(kg) . 7500m2/102
Xác định trọng P100 quả khô (gam) : Bốc ngẫu nhiên cho đủ 100g quả và đếm tổng số quả. Sau đó xác định P100 quả.
100g quả
P100 quả(gam) = *100
Tổng số quả
+ Tính năng suất lý thuyết:
Số quả chắc/cây. Số cây/m2
NSLT(tạ/ha) =
107
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng máy tính bỏ túi, phần mềm exell và phần mềm xử lý thống kê statistic.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của việc nhiễm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến thời gian sinh trưởng phát triển.
Thời gian sinh trưởng của cây là khoảng thời gian cần thiết để cây trồng hoàn thành các giai đoạn phát dục của lạc được tính từ khi gieo đến khi thu hoạch. Thời gian sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào yếu tố di truyền, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện thâm canh của từng vùng. Nghiên cứu từng giai đoạn khác nhau giúp chúng ta xác định thời vụ trồng thích hợp, biện pháp chăm sóc tối ưu, bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp trong hệ thống canh tác đem lại lợi ích cho người sản xuất. Cây lạc phát triển qua từng giai đoạn khác nhau, để thuận tiện cho việc nhận biết và chăm sóc có thể chia ra từng thời kỳ nhỏ.
Qua theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.1
Từ khi gieo tới khi mọc tối đa: quá trình mọc mầm của hạt lạc phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này giúp cho quá trình chuyển hoá các hợp chất hữu cơ trong hạt tạo điều kiện cho hạt nảy mầm. Trong thời gian này, phân bón nói chung và chế phẩm vi sinh nói riêng hầu như chưa có ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm của hạt. Trước khi gieo có mưa nên độ ẩm đất tương đối thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt. Sau khi gieo một ngày trời bắt đầu nắng tạo điều kiện cho hạt nảy mầm và rút ngắn thời gian mọc của lạc. 5 ngày từ khi gieo lạc bắt đầu mọc và mọc tối đa sau 7 ngày gieo.
Thời gian từ khi gieo đến ngày phân cành cấp 1 đầu tiên: Trong giai đoạn này do có không khí lạnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây đặc biệt là sự phân cành. Cây sinh trưởng chủ yếu dựa vào nguồn dinh dưỡng trong hạt và hai lá tử diệp, bộ rễ còn yếu nên ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm lên hạt trước khi gieo chưa được thể hiện. Cụ thể bắt đầu từ ngày thứ 9 lạc bắt đầu phân cành ở tất cả các công thức.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của viêc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến thời gian sinh trưởng phát triển của lạc
Giai
đoạn
CT
Từ khi gieo đến...
...bắt đầu mọc
...mọc tối đa
...phân cành cấp 1đầu tiên
...ba lá thật
...bắt
đầu ra hoa
...kết thúc ra hoa
...thu hoạch
I(ĐC)
5
7
9
11
30
50
102
II
5
7
9
11
30
51
102
III
5
7
9
11
30
51
102
IV
5
7
9
11
30
51
102
V
5
7
9
11
30
52
102
Thời gian từ gieo đến ngày xuất hiện 3 lá thật: Thời gian từ khi gieo đến khi mọc 3 lá thật đều là 11 ngày.
Thời gian từ khi gieo đến bắt đầu ra hoa và ra hoa rộ: Đây là thời kỳ cơ bản để cây tổng hợp chất hữu cơ chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ này tương đối dài nên điều kiện ngoại cảnh và canh tác có tác động rất lớn đến quá trình phân hoá mầm hoa của cây lạc. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy giữa các công thức có nhiễm VKNS và liều lượng đạm chưa có ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của lạc.
Từ khi gieo đến kết thúc ra hoa: Thời gian này dài hay ngắn thể hiện sự ra hoa tập trung hay không tập trung của lạc, nếu thời gian này quá dài chứng tỏ lạc ra hoa không tập trung và như vậy sẽ kéo dài thời gian thu hoạch làm cho lạc chín không đều. Nếu thời gian này quá ngắn và đồng thời lạc ra hoa ít, chứng tỏ khả năng phân hoá mầm hoa kém, làm số lượng, chất lượng hoa kém dấn đến năng suất lạc thấp.
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy giữa các công thức có sự chênh lệch nhau khá rõ giữa công thức III, IV là 51 ngày riêng công thức V thời gian kết thức ra hoa nhiều hơn 2 ngày so vơi công thức I . Ở công thức nhiễm vi khuẩn nốt sần với liều lượng đạm lớn hơn đều có thời gian ra hoa dài hơn so với công thức đối chứng. Cụ thể là công thức I có thời gian từ đến kết thúc ra hoa là 50 ngày, công thức II và III, IV có thời gian ra hoa là 51 ngày, riêng công thức V là 52 ngày. Như vậy việc nhiễm vi khuẩn nốt sần vào hạt giống và việc bón đạm cho lạc đã ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của cây lạc, làm cho lạc kết thúc ra hoa dài hơn.
Từ giai đoạn gieo đến thu hoạch: Đây là khoảng thời gian để cây hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một chu kỳ sống. Các nhà nghiên cứu đã dựa vào thời gian này để bố trí thời vụ hợp lý cho từng vùng, từng khu vực trên cơ sở đó để tạo ra hệ thống canh tác hợp lý. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, trong giai đoạn này có một lượng mưa tương đối lớn làm cho quá trình chín chậm hơn, từ đó kéo dài thời gian sinh trưởng của lạc. Cụ thể tổng thời gian sinh trưởng của lạc là 102 ngày.
Chúng tôi nhận thấy, việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đã ảnh hưởng đến thời gian kết thúc ra hoa của cây lạc.
4.2. Ảnh hưởng của việc nhiễm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của cây lạc.
Sự tăng trưởng chiều cao thân chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho năng suất của lạc. Quá trình sinh trưởng của thân chính có liên quan chặt chẽ với tổng số cành cấp 1 trên thân và tổng số lá của cây. Vì vậy nếu thân chính phát triển một cách khoẻ mạnh , cân đối sẽ là cơ sở cho các bộ phận khác phát triển hợp lý, cho cành và lá nhiều, tích luỹ chất hữu cơ lớn, thuận lợi cho việc ra hoa và hình thành quả. Sự tăng trưởng này nhanh hay chậm, mạnh hay yếu phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện thời tiết và các biện pháp kỹ thuật canh tác tác động vào từng giai đoạn, từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
Qua theo dõi ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của lạc ở các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của cây lạc.
Giai đoạn
Công thức
3 lá thật
Bắt đầu
ra hoa
Kết thúc
ra hoa
Thu hoạch
I
3,03a
8,17b
18,60a
34,33a
II
2,85a
7,28a
20,03ab
34,37a
III
2,84a
8,28b
21,70bc
36,47b
IV
2,66a
8,57b
22,03c
37,33b
V
2,72a
8,49b
22,20c
37,67b
LSD0,05
0,46
0,49
1,81
1,65
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không sai khác nhau biểu hiện cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức a= 0,05
Biểu đồ biểu điễn tăng trưởng chiều cao cây
Thời kỳ 3 lá thật: Thời kỳ này vi khuẩn nốt sần bắt đầu xâm nhập vào rễ, sự cố định nitơ chưa có ý nghĩa nên sự sai khác về mặt chiều cao thân chính giữa các công thức chưa thể hiện rõ. Chiều cao của các công thức biến động từ 2,80 - 3,03 cm. Trong đó công thức I (ĐC) có chiều cao lớn nhất là 3,03 cm. Như vậy chứng tỏ việc nhiễm vi khuẩn nốt sần với các lượng đạm khác nhau chưa ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cây ở giai đoạn này. Nguyên nhân là do vi khuẩn nốt sần đã cộng sinh nhưng chưa hình thành nên những nốt sần có khả năng cố định đạm.
Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Lúc này vi khuẩn nốt sần đã cộng sinh và bắt đầu cố định nitơ không khí để cung cấp cho cây, bộ rễ đã phát triển đầy đủ nên khi ta bón đạm rễ lạc dễ dàng hấp thụ được. Chiều cao cây ở các công thức nhiễm vi khuẩn nốt sần và bón đạm đều cao hơn so với công thức đối chứng và sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê. Giữa các công thức cùng nhiễm vi khuẩn nốt sần với các lượng đạm khác nhau cũng có chênh lệch nhưng không đáng kể.
Thời kỳ kết thúc ra hoa: Từ khi bắt đầu ra hoa chiều cao cây tăng lên rất nhiều. Đây là giai đoạn hoạt động cố định nitơ của vi khuẩn nốt sần là mạnh nhất đã cung cấp một lượng đạm khá lớn, đã thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao của lạc, do đó sự chênh lệch giữa các công thức có nhiễm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau với công thức đối chứng thể hiện khá rõ. Qua theo dõi chúng tôi thấy: Chiều cao biến động từ 18,60 - 22,20 cm. Trong đó thấp nhất là công thức I (18,60), cao nhất là công thức V (22,20) cao hơn so với công thức đối chứng là 3,6 cm.
Thời kỳ thu hoạch: Thời gian từ kết thúc ra hoa đến thu hoạch kéo dài từ 59 - 60 ngày và chiều cao cây vẫn tăng lên đáng kể. Giai đoạn sau kết thúc ra hoa các công thức có nhiễm vi khuẩn nốt sần chiều cao vẫn còn tăng mạnh sau đó giảm dần và ổn định đến chiều cao cuối cùng biến động từ 34,33 - 37,67 trong đó cao nhất vẫn là công thức V (37,67 cm), tiếp đó là công thức IV (37,33 cm), công thức III (36,47 cm), 2 công thức còn lại tương đương nhau. Như vậy việc nhiễm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đã ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao cây đặc biệt là công thức V. Tuy nhiên xét về hiệu quả kinh tế thì vẫn chưa xác định được công thức bón lượng đạm nào là mang lại hiệu quả kinh tế nhất vì liên quan đến năng suất thu hoạch ở mỗi công thức sau khi kết thúc thí nghiệm. Nhìn chung, khi bón lượng đạm càng cao thì tốc độ phát triển chiều cao càng tăng.
4.3. Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự phát sinh cành lạc.
Cành là bộ phận chính cùng với thân tạo nên hình dáng của cây, là bộ phận gián tiếp cấu thành năng suất của lạc. Cành chính là nơi ra hoa, kết quả, tạo năng suất sau này. Tổng số cành trên cây có thể đạt tối đa 11 cành, song các cành cho quả kinh tế chỉ có 5 cành cấp một và 4 cành cấp hai, từ cành cấp một thứ 6 trở đi không cho quả kinh tế. Sự phân cành càng sớm và càng nhiều thì càng có lợi cho quá trình ra hoa tạo quả hữu hiệu, đặc biệt là cặp cành cấp một đầu tiên và các cành cấp 2 vì số quả chắc tập trung tới 80 - 90% tổng số quả chắc trên cây. Khi nghiên cứu về sự phát triển của cành lạc, chúng ta đặc biệt quan tâm đến chiều dài cành cấp một đầu tiên. Nếu cặp cành này to khoẻ, góc độ phân cành hợp lý thì đây là cơ sở cho 4 cành cấp hai phát triển cũng là tiền đề cho năng suất sau này. Số lượng cành, độ dài cành cấp một đầu tiên cũng như đặc điểm phân cành của lạc phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, các biện pháp kỹ thuật thâm canh tốt sẽ làm cây phát triển khoẻ, quá trình phân cành diễn ra thuận lợi, từ đó làm tăng số hoa hữu hiệu, tăng số quả trên cây. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự phát sinh cành lạc được trình bày ở bảng 4.3.
Trong thời kỳ phân cành thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phân cành, do đó số cành cấp 1 và cấp 2 ở các công thức đều khá cao. Từ số liệu bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy: Số cành ở các công thức nhiễm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau cao hơn so với công thức I (ĐC).
Các công thức khác nhau đều có sự khác nhau về tổng số cành/cây. Thấp nhất là công thức đối chứng với 6,73 cành/cây và cao nhất là công thức V với 8,66 cành/cây. Điều đó chứng tỏ tổng số cành tăng dần theo sự tăng dần của việc sử dụng vi khuẩn nốt sần nhiễm cho hạt giống với các liều lượng đạm tăng dần bón cho lạc. Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên ở công thức III là lớn nhất với 39,50 cm, điều đó càng nói lên ảnh hưởng của việc nhiễm vi khuẩn nốt sần cho hạt giống với các liều lượng đạm thích hợp được bón cho lạc.
Như vậy, việc nhiễm vi khuẩn nốt sần vào hạt giống trước khi gieo và kết hợp với việc bón đạm qua từng thời kỳ đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của cành lạc, làm cho số cành cũng như chiều dài cành cấp 1 đầu tiên tăng lên đáng kể so với đối chứng rõ rệt. Trong các công thức sử dụng chế phẩm và lượng đạm thì công thức III có số cành tương đối lớn và chiều dài cành cấp 1 là lớn nhất. Cành cấp 1 đầu tiên sinh trưởng, phát triển mạnh sẽ cho ra những cành cấp 2 mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và năng suất sẽ tăng lên đáng kể.
Bảng 4.3.Ảnh hưởng của việc nhiễm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự phát sinh cành lạc.
Giai đoạn
Công
thức
Số cành cấp1
(Canh/cây)
Số cành cấp2
(cành/cây)
Tổng số cành
(cành/cây)
Chiều dài cành cấp1
đầu tiên(cm)
I
4,13a
2,80a
6,73a
35,77a
II
4,33ab
3,33b
7,67b
35,73a
III
4,53b
3,80c
8,33c
39,50b
IV
4,53b
3,73bc
8,27c
39,33b
V
4,87b
3,80c
8,66c
39,40b
LSD
0,33
0,45
0,51
2,53
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không sai khác nhau biểu hiện cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức a= 0,05
Biểu đồ biểu diễn sự phát sinh cành
4.4. Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến số lá trên thân chính của cây lạc
Lá là bộ phận rất quan trọng của cây, lá làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Vì vậy số lá đóng vai trò quyết định đến năng suất cây. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lá trên thân chính của cây lạc như giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác,... trong đó phân bón là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt là phân đạm. Vi khuẩn nốt sần cộng sinh trong rễ cây lạc cố định đạm cho cây, do đó việc nhiễm vi khuẩn nốt sần trước khi gieo và phân đạm bón cho lạc sẽ ảnh hưởng đến số lá trên cây và số lá xanh còn lại khi thu hoạch. Số lá trên cây nhiều thì sức sinh trưởng lớn và khả năng tích luỹ dinh dưỡng cao, ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Thời kỳ cây con: Thời kỳ này hoạt động của bộ rễ còn yếu, vi khuẩn nốt sần mới bắt đầu xâm nhập vào rễ, chưa có khả năng cố định đạm nên việc nhiễm vi khuẩn nốt sần vào hạt giống chưa ảnh hưởng đến quy luật biến động số lá trên thân chính của lạc. Qua theo dõi chúng tôi thấy số lá trên thân chính có sự biến động, nhiều nhất lá công thức I (3,67 lá/thân chính) và ít nhất là công thức III (3,33 lá/thân chính). Với thời kỳ này, sự chênh lệch về số lá chưa có ý nghĩa về mặt năng suất của cây lạc.
Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Bộ rễ của lạc đã phát triển hoàn chỉnh, vi khuẩn nốt sần đã hình thành tương đối lớn trên rễ và cố định đạm cộng với việc bón đạm đã cung cấp một lượng đạm khá lớn cho cây sinh trưởng, phát triển làm cho số lá trên thân chính đã có sự biến động. Các công thức nhiễm vi khuẩn nốt sần với các lượng đạm khác nhau cao hơn so với công thức I (ĐC) từ 0,06-0,12 (lá/thân). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy giữa các công thức nhiễm chế phẩm vi khuẩn với các liều lượng đạm khác nhau, khi xử lý thống kê chưa có sự sai khác nhiều giữa các công thức. Nhìn chung, lạc ở các công thức thí nghiệm đều sinh trưởng, phát triển tốt trong thời kỳ này, chưa thể hiện rõ về hiệu quả của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau để đánh giá hiệu quả kinh tế của mỗi công thức.
Bảng 4.4.Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến số lá trên thân chính của cây lạc.
Đơn vị: lá/thân chính
Giai
đoạn
Công thức
Cây con
Bắt đầu ra hoa
Kết thúc ra hoa
Thu hoạch
Số lá xanh còn lại / thân chính lúc thu hoạch
I
3,67
8,27
11,73a
17,80a
6,27a
II
3,40
8,07
12,07a
18,33ab
6,87ab
III
3,33
8,20
13,67b
18,87b
7,33b
IV
3,47
8,13
13,60b
18,73b
7,83b
V
3,47
8,13
13,87b
19,07b
8,27c
LSD0,05
ns
Ns
0,46
0,82
0,68
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không sai khác nhau biểu hiện cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức a= 0,05
Thời kỳ kết thúc ra hoa: Trong giai đoạn này các công thức nhiễm chế phẩm vi khuẩn với các liều lượng đạm khác nhau bón cho lạc đã ảnh hưởng rõ rệt đến số lá trên thân chính, số lá cũng tăng lên đáng kể. Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy đã có sai khác giữa các công thức, chia thành hai nhóm các công thức I (11,73 lá/thân) và II (12,07 lá/thân) có chiều cao thấp hơn nhóm công thức III (13,67 lá/thân), IV (13,60 lá/thân) và V (13,87 lá/thân).
Thời kỳ thu hoạch: Đến thời khì này số lá trên thân chính tăng cao và bắt đầu ổn định. Các công thức nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với liều lượng đạm khác nhau có số lá nhiều hơn công thức đối chứng I (17,80 lá/thân chính), và cao nhất là công thức V (19,07 lá/thân chính) được nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với liều lượng đạm là cao nhất. So sánh giữa các công thức chúng tôi nhận thấy có sự sai khác về mặt thống kê.
Biểu đồ biểu diễn số lá trên cây
Số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch: Cùng với số lá trên thân chính qua các thời kỳ, chúng tôi tiến hành theo dõi số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch. Đây là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh sức sống, khả năng tích luỹ chất khô của cây. Số lá xanh còn lại lớn thì khả năng tích luỹ chất khô của cây lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất của cây lạc. Qua theo dõi chúng tôi thấy: Số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch có sự chênh lệch khá rõ. Đặc biệt là giữa các công thức nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với liều lượng đạm khác nhau đều lớn hơn so với công thức đối chứng. Trong các công thức, số lá xanh còn lại trên thân chính cao nhất ở công thức V (8,27 lá/thân chính), tiếp đến là công thức IV (7,83 lá/thân chính) và III (lá/7,33/thân chính), công thức đối chứng I (6,27lá/thân chính) là thấp nhất.
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy với các công thức được nhiễm vi khuẩn nốt sần vào hạt giống và kết hợp việc bón đạm với các liều lượng đạm đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển số lá trên thân chính và số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch lớn hơn, tức là tuổi thọ của lá kéo dài hơn dẫn đến năng suất chất xanh và năng suất quả đều cao hơn. Các công thức nhiễm chế phẩm vi khuẩn với các liều lượng đạm được bón cho lạc thì công thức III và IV luôn có số lá trên thân chính và số lá xanh còn lại khi thu hoạch lớn hơn công thức đối chứng I và cao nhất là công thức V.
4.5. Ảnh hưởng của việc nhiễm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự ra hoa của cây lạc.
Do đầu thời gian ra hoa có không khí lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm cho số hoa trên cây giảm nhanh, dẫn đến thời gian ra hoa bị rút ngắn. Thời gian ra hoa ở các công thức giao động từ 20 - 22 ngày trong đó công thức I có thời gian ra hoa ngắn nhất (20 ngày), công thức V có thời gian ra hoa là lớn nhất 22 ngày các công thức II và III, IV là 21 ngày. Cùng với thời gian ra hoa ngắn thì tổng số hoa trên cây cũng chỉ giao động trong khoảng từ 61,73 - 77,13 (hoa/cây )với số hoa đạt cao nhất ở công thức I (ĐC) 61,73 ( hoa/cây), II là 65,20 ( hoa/cây), tiếp theo là công thức IV 71,87 ( hoa/cây), công thức V là 67,53 ( hoa/cây) và thấp nhất là công thức III 77,13 (hoa/cây). Như vậy, việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau bón cho lạc đã rút ngắn thời gian ra hoa của lạc, nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng số hoa/cây.
Bảng 4.5.Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự ra hoa của cây lạc.
Chỉ tiêu
Công thức
Thời gian ra hoa (ngày)
Số hoa 10 ngày đầu
(hoa/cây)
Tổng số hoa
(hoa/cây)
Tỷ lệ hoa hữu hiệu
(%)
I
20
32,47a
61,73a
22,23a
II
21
34,80ab
65,20ab
25,03ab
III
21
40,13c
77,13c
25,29ab
IV
21
39,27bc
71,87bc
27,98bc
V
22
39,60bc
67,53b
29,11c
LSD
-
4,97
8,01
3,45
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không sai khác nhau biểu hiện cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức a= 0,05
Hoa ra rộ sớm và tập trung vào 10 ngày đầu, trong khoảng thời gian này số hoa giao động từ 32,47 - 39,60 (hoa/cây). Đây là giai đoạn ra hoa quan trọng vì đa số những hoa ra vào giai đoạn này đều hình thành quả hữu hiệu. Qua theo dõi chúng tôi thấy: Công thức III 40,13(hoa/cây) có số hoa cao nhất, tiếp đến là công thức V 39,60(hoa/cây) và IV 39,27(hoa/cây), công thức đối chứng I 32,47(hoa/cây) là thấp nhất. Như vậy, khi nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần kết hợp với các liều lượng đạm khác nhau vào hạt giống trước khi gieo đã làm tăng số hoa trong 10 ngày đầu, điều đó đã chứng tỏ việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần và việc bón đạm đã ảnh hưởng đến sự phân hoá mầm hoa của lạc, làm cho lạc ra hoa tập trung hơn.
Về tỉ lệ hoa hữu hiệu: Tỷ lệ hoa hữu hiệu cho thấy khả năng cho năng suất của lạc là cao hay thấp. Tỷ lệ này cao chứng tỏ tỷ lệ quả chắc trên cây càng lớn. Tỷ lệ hoa hữu hiệu của các công thức dao động từ 22,23 - 29,11 (%) Các công thức nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đều cao hơn công thức I (ĐC) với 22,23(%), trong các công thức được bón đạm thì công thức V được bón với liều lượng đạm lớn nhất có tỷ lệ hoa hữu hiệu cao nhất 29,11 (%).
4.6. Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự hình thành nốt sần trên rễ lạc.
Hiệu quả của quá trình cố định nitơ của VKNS cây lạc có liên quan chặt chẽ đến số lượng nốt sần trên rễ lạc. Số lượng nốt sần phụ thuộc vào hoá tính, lý tính của đất, chế độ phân bón của đất. Chất lượng nốt sần phụ thuộc vào lượng leghmoglobin và enzim nitrogenaza. Các nốt sần có nhiều hai chất này sẽ có màu hồng, khối lượng nốt sần lớn, khả năng cố định nitơ khí quyển cao. Trong thời gian đầu số lượng nốt sần ít, khối lượng nốt sần nhỏ, sự cố định đạm có ý nghĩa. Vào giai đoạn đâm hoa ra tia, nốt sần tăng lên cả về số lượng lẫn kích thước, khả năng cố định đạm cũng tăng lên rồi giảm dần vào giai đoạn chín và thu hoạch.
Đẻ đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần nhiễm cho lạc và lượng đạm bón cho lạc, chúng tôi đã theo dõi số lượng và khối lượng nốt sần ở các thời kỳ phát triển của lạc. Kết quả về ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự hình thành nốt sần trên rễ lạc được trình bày ở bảng 4.6.
Vào thời kỳ bắt đầu ra hoa: Nốt sần đã hình thành nhiều và có khả năng cố đinh nitơ không khí và đạm bón cho lạc đã được cây hấp thụ. Ở giai đoạn này công thức đối chứng I có số lượng nốt sần 29,00 (nốt/cây) và khối lượng 0,05 (g/cây) là thấp nhất, các công thức còn lại đều có số lượng và khối lượng nốt sần cao hơn hẳn công thức đối chứng I, và cao nhất là công thức V (58,93 nốt/cây và 0,15 g/cây).
Sau ra hoa 10 ngày: Giai đoạn này trùng với thời kỳ ra hoa rộ của lạc, các tia ở gần mặt đất đã đưa bầu nhụy vào đất, tương ứng với lúc này vi khuẩn nốt sần hoạt động mạnh nhất, lượng đạm được bón cho lạc đúng thời điểm và liều lượng thích hợp được lạc hấp thụ và sử dụng tối đa nên số lượng và khối lượng nốt sần tăng lên đáng kể so với lúc ra hoa. Ở công thức I (ĐC) số lượng và khối lượng vi khuẩn nốt sần là thấp nhất (137,93 nốt/cây và 0,03 g/cây), các công thức nhiễm chế phẩm vi khuẩn với liều lượng đạm khác nhau có số lượng đạt từ 155,93 - 205,80 (nốt/cây) và khối lượng từ 0,33-0,53 (g/cây). Công thức V tuy có số lượng nốt sần thấp nhưng tính khối lượng trung bình trên 1 nốt lại cao nhất.
Bảng 4.6.Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự hình thành nốt sần trên rễ lạc
Giai
đoạn
Công
thức
Bắt đầu ra hoa
Ra hoa 10 ngày
Ra hoa 20 ngày
Thu hoạch
SLNS
(nốt/ cây)
KLNS
(g/cây)
SLNS
(nốt/ cây)
KLNS
(g/cây)
SLNS
(nốt/ cây)
KLNS
(g/cây
SLNS
(nốt/ cây)
KLNS
(g/cây)
I
29,00a
0,05a
137,93a
0,33a
119,13a
0,30a
90,93a
0,24a
II
47,80b
0,11b
178,33ab
0,45ab
144,8abc
0,41ab
117,20b
0,31ab
III
53,87b
0,12b
205,80c
0,52b
193,20c
0,54c
129,13b
0,35b
IV
56,40b
0,10b
201,67bc
0,53b
183,60bc
0,51bc
119,93b
0,34b
V
58,93b
0,15c
155,93ab
0,41ab
137,40ab
0,41ab
114,07b
0,32ab
LSD0,05
13,80
0,03
50,62
0,14
52,16
0,13
22,82
0,09
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không sai khác nhau biểu hiện cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức a= 0,05
Sau ra 20 ngày (kết thúc ra hoa): Ở thời kỳ này số lượng và khối lượng nốt sần giữa các công thức vẫn cao và có xu hướng giảm theo quy luật, dao động từ 119,13 - 193,20 nốt/cây và 0,30 - 0,54. Mặt khác, dịch trong màu hồng vẫn còn màu hồng, điều đó chứng tỏ vai trò cố định nitơ ở giai đoạn này vẫn còn khá lớn. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy: Các công thức nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau có số lượng và khối lượng nốt sần cao hơn hẳn công thức đối chứng I.
Biểu đồ biểu diễn số lượng nốt sần
Giai đoạn thu hoạch: Vào thời kì này nhiều nốt sần đã già khô và rụng ra khỏi rễ, do thời gian thu hoạch thời tiết nắng nóng và khô nên khả năng xâm nhiễm của vi khuẩn giảm về số lượng khối lượng nốt sần. Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch là tương đối lớn 90,93-129,13 nốt/cây và 0,24-0,35 g/cây. Giữa các công thức đều có sự sai khác ý nghĩa về số lượng nhưng khi tính trung bình khối lượng 1 nốt sần thì chênh lệch không đáng kể.
Như vậy, khi nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần vào hạt giống trước khi gieo với các liều lượng đạm khác nhau bón cho lạc qua các thời kỳ sinh trưởng, chúng tôi nhận thấy có tác dụng làm tăng số lượng và khối lượng nốt sần trên cây. Qua đó, khả năng cố định và hấp thu đạm của lạc tăng lên.
Biểu đồ biểu diễn khối lượng nốt sần
4.7. Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc.
Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, là kết quả cuối cùng phản ánh thực trạng một cách chính xác và toàn diện nhất quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, mật độ, điều kiện ngoại cảnh, đất đai và các biện pháp kỹ thuật. Để thấy được ảnh hưởng của việc nhiễm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc chúng tôi đã tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: Số quả/cây, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả, năng suất thực tế ngoài đồng ruộng. Kết quả được thể hiển ở bảng 4.7.
Năng suất lạc được quyết định bởi nhiều yếu tố cấu thành như: Mật độ cây/m2, số quả chắc/cây, P100 quả, P100 hạt. Trong đó, yếu tố số quả chắc/cây càng nhiều thì năng suất lạc càng cao vì mật độ gieo trồng ổn định, P100 quả, P100 hạt thay đổi không lớn lắm do đặc tính di truyền của giống. Còn các yếu tố cấu thành năng suất lạc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, mật độ, điều kiện ngoại cảnh, đất đai, các biện pháp kỹ thuật.
Để thấy được ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc, chúng tôi đã tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: số quả/cây, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, năng suất thực tế ngoài đồng ruộng. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7.
Tổng số quả/cây: Tổng số quả trên cây ở các công thức dao động từ 19,20 – 27,73 quả/cây. Công thức I có tổng số quả thấp nhất là 19,20 quả/cây. Các công thức có nhiễm vi khuẩn nốt sần đều cao hơn đối chứng từ 2,80 – 8,53 quả/cây, trong đó công thức V (bón 45 kg N/ha) có tổng số quả cao nhất (đạt 27,73 quả/cây). Công thức IV có tổng số quả/cây tuy thấp hơn nhưng theo kết qua xử lý thống kê thì tổng số quả/cây của hai công thức IV và V là tương đương nhau, công thức III và IV thì sự sai khác cũng không có ý nghĩa, đạt từ 24,67 – 25,80 quả/cây. Công thức II là công thức cố tổng số quả/cây thấp nhất trong các công thức có nhiễm chế phẩm do không bón đạm.
Số quả chắc/cây: đây là yếu tố quyết định đến năng suất, số quả chắc càng nhiều thì khả năng cho năng suất càng cao. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy: số quả chắc ở các công thức nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần đều cao hơn công thức đối chứng không nhiễm và cao hơn từ 1,20 – 4,93 quả chắc/cây, trong đó cao nhất là công thức V (20,13 quả chắc/cây) và thấp nhất vẫn là công thức I (15,20 quả chắc/cây). Ở các công thức thí nghiệm có nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần đều nhiều hơn và sai khác với công thức I (ĐC1) về số quả chắc/cây ở mức ý nghĩa 0,05, trừ công thức II có nhiễm chế phẩm nhưng không bón đạm thì có số quả chắc/cây là tương đương so với công thức ĐC1. Qua xử lý thống kê cho thấy, tổng số quả chắc/cây ở công thức III, IV và V nhiễm chế phẩm và bón các liều lượng đạm lần lượt là 15, 30, 45 kg N/ha tuy có tăng nhưng sai khác không đáng kể.
Như vậy, khi nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần vào hạt giống lúc gieo đã làm tăng tổng số quả/cây, số quả chắc/cây lên một cách đáng kể. Nếu kết hợp với việc bón từ 15 – 45 kg N/ha sẽ cho kết quả tổng số quả/cây và số quả chắc/cây đạt cao nhất.
Khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt: đây là 2 chỉ tiêu phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền của giống. Bên cạnh đó sự tác động của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cũng làm cho P100 quả và P100 hạt có sự biến động nhất định. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, P100 quả và P100 hạt ở các công thức có nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần đều cao hơn công thức ĐC1 không nhiễm. Sự sai khác ở trường hợp này là có ý nghĩa.
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất lạc
Chỉ
tiêu
Công thức
Tổng số quả/cây
(quả)
Số quả chắc/cây
( quả)
P100 quả
(gam)
P100 hạt
(gam)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
I (ĐC)
19,20a
15,20a
116,35a
62,26a
43,77a
25,25a
II
22,00b
16,40a
129,89b
70,94b
52,72b
26,57a
III
24,67c
18,47b
134,08bc
71,26b
60,76c
29,62b
IV
25,80cd
19,07b
137,11bc
75,09c
64,96d
29,95b
V
27,73d
20,13b
137,66c
76,15c
68,32d
30,28b
LSD0,05
2,36
1,73
7,76
3,09
3,44
2,54
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không sai khác nhau biểu hiện cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05.
Biểu đồ biểu diễn NSLT và NSTT
Ở các công thức có nhiễm chế phẩm thì P100 quả tăng dần khi tăng liều lượng đạm từ 0 - 45 kg/ha và đạt mức cao nhất ở công thức V (đạt 68,32 g). Công thức III và IV tuy có P100 quả ít hơn (đạt 134,08 và 137,11g) nhưng khi xét về mặt thống kê thì các công thức này có P100 quả là tương đương nhau. Ba công thức II, III, IV cũng không thấy có sự sai khác. Tóm lại, trong các công thức có nhiễm chế phẩm thì chỉ có công thức V bón 45 kg N/ha mới có sự sai khác so với công thức II không bón đạm.
Về P100 hạt, ở các công thức thí nghiệm có sai khác về mặt thống kê và chia làm 3 nhóm: Thấp nhất là công thức ĐC I không nhiễm chế phẩm (62,26 g), cao nhất là công thức V nhiễm chế phẩm và bón 45 kg N/ha (76,15 g) và công thức IV nhiễm chế phẩm và bón 30 kg N/ha (75,49 g), hai công thức này có P100 hạt là tương đương nhau, hai công thức còn lại là công thức II và III thì có P100 hạt đạt mức trung bình và dao động từ 70,94 – 71,26 g. Tương tự như P100 quả, P100 hạt ở các công thức có nhiễm chế phẩm đều cao hơn so với không nhiễm; trogng các công thức có nhiễm chế phẩm thì P100 hạt tỷ lệ thuận với liều lượng đạm bón từ 15 - 45 kg N/ha.
Việc nghiên cứu năng suất lý thuyết rất có ý nghĩa trong thực tế sản xuất, bởi vì nó nói lên khả năng cho năng suất của giống là cao hay thấp. Năng suất lý thuyết được quyết định bởi mật độ cây/m2, P100 quả và đặc biệt là số quả chắc/cây. Ở các công thức thí nghiệm thì sự chênh lệch về năng suất lý thuyết khá rõ, dao động từ 43,77 - 68,32 tạ/ha. Trong đó, công thức ĐC I không nhiễm chế phẩm và bón 15 kg N/ha có năng suất lý thuyết thấp nhất, 25,66 tạ/ha. Các công thức có nhiễm chế phẩm đều có năng suất lý thuyết cao hơn so với đối chứng không nhiễm chế phẩm và sự sai khác là có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong các công thức có nhiễm chế phẩm, năng suất tăng dần khi tăng liều lượng đạm bón từ 0 - 45 kg/ha và đều cao hơn so với công thức II không bón đạm. Các công thức này (III, IV, V) cũng có năng suất lý thuyết sai khác so với công thức II . Khi so sánh các công thức vừa nhiễm chế phẩm vừa bón đạm từ 15 - 45 kg/ha, chúng tôi nhận thấy việc tăng liều lượng đạm đã làm tăng năng suất lý thuyết một cách rõ rệt. Hai công thức IV và V ở hai mức bón đạm là 30 và 45 kg/ha cho năng suất lý thuyết đạt cao nhất và sai khác so với công thức III chỉ bón 30 kg N/ha.
Ở tất cả các công thức có nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần đều có năng suất thực thu cao hơn đối chứng không nhiễm một cách rõ rệt. Năng suất thực thu ở các công thức dao động từ 25,32 – 30,15 tạ/ha. Hai công thức ĐC1 và công thức IV tuy cùng bón một lượng đạm là 30 kg/ha nhưng ở công thức IV có nhiễm chế phẩm thì cho năng suất thực thu cao hơn hẳn, ở công thức này có năng suất thực thu đạt 29,70 tạ/ha, cao hơn so với công thức I 4,38 tạ/ha.
Tóm lại, khi sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần bón cho lạc với các liều lượng đạm từ 15 – 45 kg/ha đã có tác động tích cực đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc. Trong đó bón 30 – 45 kg N/ha có ưu thế hơn cả. Bên cạnh đó, ở công thức có sử dụng chế phẩm mà không bón đạm (CT II) cho năng suất thực thu cao hơn so với công thức không nhiễm chế phẩm và bón 30 kg N/ha. Như vậy bước đầu có thể khẳng định chế phẩm vi khuẩn nốt sần có thể thay thế phân đạm bón cho lạc mà không ảnh hưởng đến năng suất lạc.
4.8. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau bón cho lạc:
Trong sản xuất nông nghiệp, mục đích cuối cùng của người nông dân là đạt được lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị diện tích. Trên thực tế, năng suất và hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với nhau. Việc nghiên cứu để tìm ra một công thức vừa đạt năng suất cao và còn mang lại hiệu quả kinh tế giúp cho người nông dân đạt được lợi nhuận cao nhất. Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau và thể hiện ở bảng 4.8.
Tổng thu ở các công thức dao động từ 32,825 – 39,363 triệu đồng/ha. Ở các công thức sử dụng chế phẩm có tổng thu rất lớn, cao hơn công thức không sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần từ 1,716 – 6,539 triệu đồng/ha. Trong các công thức có nhiễm chế phẩm, việc tăng liều lượng đạm đã làm tăng lên năng suất thực thu so với CT II dẫn đến doanh thu ở mỗi công thức tăng theo và đạt cao nhất ở công thức V với tổng doanh thu thu vào là 39,364 triệu đồng/ha.
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau bón cho lạc
Công thức
Tổng thu
(triệu đồng/ha)
Tổng chi
(triệu đồng/ha)
Lãi ròng
(triệu đồng/ha)
Tỷ suất
lợi nhuận
(lần)
I (ĐC1)
32,825
15,500
17,325
2,117
II (ĐC2)
34,541
15,570
18,971
2,218
III
38,506
15,795
22,711
2,438
IV
38,935
16,025
22,910
2,430
V
39,364
16,255
23,109
2,422
Về tổng chi: Là tổng các chi phí bỏ ra đầu tư trong quá trình sản xuất bao gồm: chi phí sản xuất ra chế phẩm, giống, phân bón, công lao động, vật tư,... Tổng chi ở các công thức dao động từ 15,500 – 16,255 triệu đồng/ha. Trong đó với việc sử dụng chế phẩm và bón 45 kg N/ha thì tổng chi ở công thức V này là cao nhất.
Về lãi ròng: Là lợi nhuận đạt được sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí bỏ ra. Nhìn vào bảng 4.8, chúng tôi nhận thấy công thức V nhiễm chế phẩm và bón 45 kg N/ha thu được lợi nhuận cao nhất 23,109 triệu đồng/ha. Công thức thu lợi nhuận thấp nhất chính là công thức ĐC 1 không nhiễm chế phẩm, chỉ đạt 17,325 triệu đồng/ha. Nhìn chung, ở các công thức có nhiễm chế phẩm và bón từ 15 – 45 kg N/ha mang lại lợi nhuận cao hơn công thức ĐC 1 không nhiễm, và cao hơn từ 5,386 – 5,784 triệu đồng/ha.
Về tỷ suất lợi nhuận, để đánh giá đúng hiệu quả kinh tế thu được, chúng tôi còn xem xét mối tương quan giữa tổng chi phí thu vào và tổng chi phí bỏ ra. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số giữa tổng thu và tổng chi. Nếu tỷ số này càng lớn chứng tỏ lợi nhuận thu được càng cao. Ở các công thức thí nghiệm, tỷ suât lợi nhuận ở các công thức có nhiễm chế phẩm đều cao hơn so với công thức ĐC không nhiễm chế phẩm.
Trong các công thức có nhiễm chế phẩm thì việc tăng liều lượng đạm bón lên mức 15 kg/ha cho kết quả tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Việc tăng lượng đạm bón lên 30 – 45 kg/ha tuy năng suất thực thu có tăng nhưng do chi phí tăng thêm về phân bón nên tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm, gây lãng phí và làm giảm hiệu quả kinh tế. Do đó khi xét về hiệu quả kinh tế thì ở mức bón đạm từ 30 – 45 kg/ha cho kết quả lại thấp hơn so với chỉ bón 15 kg N/ha.
Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần là rất cao. Khi sử dụng chế phẩm kết hợp với lượng đạm bón 15 kg/ha cho năng suất lạc và hiệu quả kinh tế là cao nhất.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lạc trong vụ Xuân 2010 tại HTX Hương Long, thành phố Huế”, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần kết hợp bón đạm cho lạc từ 15 - 45 kg N/ha ảnh hưởng đáng kể đến thời gian sinh trưởng, phát triển của lạc, đặc biệt ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của lạc.
2. Khi tăng dần liều lượng đạm (từ 15 - 45 kg N/ha) kết hợp với sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lạc như: Làm tăng chiều cao cây, số lá/thân chính, số cành/cây, chiều dài cành cấp 1 đầu tiên so với đối chứng, đặc biệt là mức bón 15kg N/ha.
3. Việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần đã ảnh hưởng đến sự ra hoa của lạc. Tổng số hoa/cây, số hoa 10 ngày đầu, tỷ lệ hoa hữu hiệu ở các công thức đều tăng so với đối chứng không nhiễm.
4. So với các công thức không dùng chế phẩm vi khuẩn nốt sần, các công thức dùng chế phẩm đều có số lượng và khối lượng nốt sần lớn hơn một cách rõ rệt ở tất cả các giai đoạn. Trong các công thức có sử dụng chế phẩm, số lượng và khối lượng nốt sần có xu hướng giảm dần khi tăng liều lượng đạm bón.
5. Việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đã ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc. So với công thức đối chứng 1 thì các công thức nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần có năng suất thực thu cao hơn từ 1,33 – 4,83 tạ/ha.
5.2. Đề nghị
1. Do thời gian tiến hành nghiên cứu còn ngắn và giới hạn chỉ trong một vụ, nên để có kết quả chính xác và đầy đủ hơn, chúng tôi đề nghị tiếp tục tiến hành thí nghiệm ở các vụ lạc tiếp theo, và trên các chân đất khác nhau để có kết luận hoàn thiện hơn.
2. Vì điều kiện nghiên cứu và thời gian có hạn nên chúng tôi chưa tiến hành nghiên cứu được một số chỉ tiêu sinh tính, lý tính của đất, hàm lượng protein chứa trong hạt. Do đó để có kết luận toàn diện hơn về hiệu lực của chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm trong cải tạo đất thì sau khi hoàn thành khoá luận chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích , nghiên cứu và bổ sung sau.
3. Do thí nghiệm vẫn còn mới mẻ đối với người dân vùng nghiên cứu, nên cần có mô hình mở rộng để sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần có hiệu quả cho người dân học tập.
4. Trước mắt trên nền đất thịt nhẹ ở địa bàn nghiên cứu chúng ta có thể bón cho lạc như sau: 35kg chế phẩm + 15 kg N/ha + 6 tấn phân chuồng + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 400kg vôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Biền Văn Minh, và cộng sự, Giáo trình vi sinh vật, XNB Đại học Huế, 2006.
[2] Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, Tìm hiểu về chế phẩm vi sinh vật dùng trong nông nghiệp, NXB Lao động Hà Nội, 2006.
[3] Chu Thị Thơm và cộng sự, Cải tạo môi trường bằng chế phậm vi sinh vật, NXB, Lao động Hà Nội, 2006.
[4] Đại học Huế, Trường DHNL Huế, khoa Nông học, sổ tay phương pháp nghiên cứu khoa học nghành Nông Học, Huế 1998.
[5] Đặng Trần phú, Lê Trường, Nguyễn Hồng Phi (dịch), Tư liệu về cây lạc, NXB kỹ thuật Hà Nội, 1907.
[6] Lê văn Khoa và công sự, Phương pháp phân tích đất, phân bón, nước và cây trồng, NXB Giáo dục, 2000.
[7] Lê Văn Tri, Hỏi đáp về phân bón, NXB Nông nghiệp, 2002.
[8] Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp 2000.
[9] Nguyễn Lân Dũng và cộng sự, Giáo trình vi sinh vật học trồng trọt, NXB Nông nghiệp.
[10] Nguyễn Lân Dũng, Sự chuyển hóa các chất cacbon, nitơ, NXB khoa học kỹ thuật.
[11] Nguyễn Minh Hiếu, Giáo trình cây công nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.
[12] Nguyễn Thị Đào, Giáo trình cây lạc, cà phê, đậu tương, NXB Nông nghiệp 2002.
[13] Nguyễn Xuân Đường, Giáo trình sinh học đất, NXB Nông nghiệp 1999.
[14] Nguyễn Xuân Hiển, Vũ Minh Kha và cộng sự, Đạm sinh học trong trồng trọt, NXB khoa học và kỹ thuật, 1975.
[15] Trần Thị Xuân An. Bài giảng môn vi sinh vật trồng trọt, Trường ĐHNL Huế, 2008.
[16] Trần Văn Minh, Nguyễn Minh Hiếu, Lê Thị Hoa, Sổ tay trồng nghành trồng trọt, Huế, 1993.
[17] Vũ Hữu Yêm, Giáo trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1995.
[18] Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam 2009.
[19] Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2009.
[20] Website:ttp://www.agroviet.gov.vn.
[21] Website:ttp://www.faostat.fao.org.
[22] Website:ttp://www.fao.org/agl/agl/ípn/r095.html.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TN: Thí nghiệm
VKNS: Vi khuẩn nốt sần
ĐC: Đối chứng
CT: Công thức
BĐRH: Bắt đầu ra hoa
SRH: Sau ra hoa
KTRH: Kết thú ra hoa
TH: Thu hoạch
NSTT: Năng suất thực thu
NSLT: Nă suất lý thuyết
MỤC LỤC
TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC NÄNG LÁM HUÃÚ
KHOA NÄNG HOÜC
SÄÚ LIÃÛU THÄ
TÃN ÂÃÖ TAÌI:
AÍNH HÆÅÍNG CUÍA CHÃÚ PHÁØM VI KHUÁØN NÄÚT SÁÖN VÅÏI CAÏC LIÃÖU LÆÅÜNG ÂAÛM KHAÏC NHAU ÂÃÚN NÀNG SUÁÚT LAÛC TRONG VUÛ XUÁN 2010 TAÛI HTX HÆÅNG LONG THAÌNH PHÄÚ HUÃÚ
Sinh viãn thæûc hiãûn: Læång Trung Kiãn
Låïp: Näng hoüc 39
Giaïo viãn hæåïng dáùn: Th.S. Laûi Viãút Thàõng
Âëa âiãøm thæûc táûp: HTX Hæång Long
Nàm 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_che_pham_vi_khuan_not_san_voi_cac_lieu_luong_dam_khac_nhau_den_nang_suat_lac_trong_vu_xuan_2010_tai_htx_huong_long_thanh_pho_hue_2845.doc