PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH PHẬT GIÁO VÀ NỘI
DUNG GIÁ TRỊ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO .4
1.1.Sơ lược về sự hình thành Phật giáo và thân thế sự nghiệp Phật Thích Ca: 4
1.2.Nội dung giá trị đạo đức Phật giáo: 9
Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN
ĐẠI 28
2.1.Phật giáo du nhập vào Việt Nam: .28
2.3. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống Việt Nam truyền thống
31
2.3. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống Việt Nam hiện đại
.37
Chương 3 : KẾ THỪA, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN NAY .53
3.1.Thực trạng tình hình đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay và nguyên nhân
của tình trạng suy thoái đạo đức 53
3.2. Kế thừa, phát huy những giá trị tích cực của đạo đức Phật giáo trong việc
xây dựng đạo đức hiện nay: .67
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
190 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo; kiên quyết đấu tranh chống những lực lượng thù địch lợi dụng tôn giáo; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực hiện nay trong xã hội.
Thứ nhất, tiếp thu những giá trị trong mặt ưu điểm của đạo đức Phật giáo. Cần phải khẳng định lại rằng, đạo đức Phật giáo có nhiều điểm tích cực, mà quan trọng nhất là giá trị nhân bản và giá trị thực hành. Do vậy, trong các Giới luật của Phật giáo, chúng ta có thể chắt lọc những chuẩn mực đạo đức như tính trung thực; phải làm thiện; không lộng ngôn, xảo ngôn, vọng ngôn; không trộm cắp cướp giật; không tà dâm cùng các hành vi phi pháp khác; tinh thần vị tha, bao dung của Phật giáo..., cải tạo chúng để góp phần trong việc giáo dục đạo đức và lối sống hiện nay. Trong khi nghiên cứu, hội thảo, giảng dạy, tuyên truyền đạo đức mới, ở chõng mực nào đó, chúng ta cũng nên kết hợp với những điểm tốt đẹp của đạo đức Phật giáo nói riêng và đạo đức tôn giáo nói chung, đồng thời tìm ra những điểm tương đồng của chúng và giới thiệu cho người nghe để họ liên hệ tốt hơn với những điều đã biết. Theo chúng tôi, những nền đạo đức khác nhau thường gặp nhau ở những chuẩn mực đạo đức cơ bản như tính trung thực, phải làm thiện, sống trong sạch (Phật giáo gọi là thanh tịnh) v.v... Như vậy, nếu làm được điều trên sẽ có ba tác dụng thiết thực: một là, để dung hợp những mặt tích cực của nền đạo đức khác vào nền đạo đức mới; hai là về tâm lý cũng tạo cho người nghe (có thể có các tín đồ tôn giáo) không cảm thấy bị tách biệt, lẻ loi quá đáng và từ đó họ yên tâm hơn với quan điểm về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; ba là, đây cũng chính là dịp để chúng ta tự cải tạo cho nhận thức của mình - cái mà V. I. Lênin đã chỉ ra cho giai cấp vô sản... Trong thực tế của việc giảng dạy và cộng tác về công tác tôn giáo, chúng tôi đã rót ra được tác dụng của việc làm trên. Mặt khác, trong các giáo trình Đạo đức học Mác - Lênin, chúng ta cũng nên đưa những mặt ưu điểm của đạo đức Phật giáo vào trong đó, đồng thời đánh giá tính hai mặt của họ cho chính xác hơn.
Thứ hai, công tác đào tạo kiến thức và lý luận về tôn giáo. Công tác này tưởng chõng như nó không liên quan đến đạo đức Phật giáo nhưng lại rất quan trọng cho việc định hướng sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo. Người làm về công tác tôn giáo và nghiên cứu tôn giáo không thể không có lý luận về tôn giáo. Chính việc được trang bị lý luận tôn giáo tạo cũng điều kiện thiết thực cho những người làm những công tác liên quan đến tôn giáo. Đó là việc hiểu tôn giáo một cách chính xác, có lý luận thuyết phục hơn, bởi vì trong công tác liên quan đến tôn giáo không thể không xảy ra những việc có lúc, có nơi vừa hợp tác, vừa đấu tranh với những biểu hiện sai trái của tôn giáo. Do vậy, một yêu cầu của thực tế đặt ra là, chúng ta phải tạo ra những nhà lý luận về tôn giáo hay là những nhà tôn giáo học, mà trình độ của họ Ýt ra phải ngang tầm với những nhà chức sắc tôn giáo, đây cũng là điều mà V. I. Lênin mong mỏi ở các chính trị gia vô sản. Xét trong hoàn cảnh đất nước hiện nay thì việc này đang là vấn đề cấp bách. Do vậy, các cơ sở đào tạo, mà gần nhất là Viện nghiên cứu tôn giáo, bằng mọi cách cần phải thường xuyên mở các líp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo với nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Bên cạnh đó, một vấn đề cần thiết không thể bỏ qua là: trong việc đào tạo các cán bộ nghiên cứu, làm công tác tôn giáo thì bản thân người đào tạo cũng phải tự đào tạo, phải được đào tạo, đồng thời cũng phải trầm tĩnh, vô tư để nghe những ý kiến hợp lý của người khác, kể cả các giáo dân, các nhà chức sắc tôn giáo. Mọi thái độ bảo thủ, áp đặt, chụp mũ, nâng quan điểm... đều không đem lại hiệu quả thiết thực, thậm chí có hại cho cả từ lý luận đến thực tiễn. Sự phản ánh này của chúng tôi được rót ra trong thực tiễn của việc nghiên cứu đi thực tế.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, giải thích và định hướng. Trong công tác này, trước hết cần tuyên truyền giải thích có sức thuyết phục về nguồn gốc của những biểu hiện tiêu cực trong xã hội. Thực tế, về nguyên tắc chúng không phải là sản phẩm của xã hội mới, mà là sản phẩm của những xã hội người bóc lột người, gần nhất là chủ nghĩa tư bản và chúng cũng mâu thuẫn, đang chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Vấn đề này, trong cuốn "bệnh "ấu trĩ tả khuynh" trong phong trào công sản" của V.I.Lênin có nhiều luận điểm quý báu. Tiếp theo là giải thích tính nhất quán từ quan điểm đến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, đồng thời tạo mọi điều kiện thiết thực để giúp đỡ tôn giáo về mọi mặt trên tinh thần công tâm và hợp pháp. Qua đó, tạo cho Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung an tâm, tin tưởng, hợp tác với chúng ta trong sự nghiệp xây dựng mét xã hội mới. Vấn đề này cũng là tinh thần, mà trong "Thư gửi các hàng giáo sĩ và đồng bào Công giáo nhân dịp Thiên chóa giáng sinh", Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "phần xác ta được no Êm thì phần hồn cũng được yên vui" [67, tr. 285].
Như vậy, suy cho cùng cái hạnh phóc thực sự của con người cũng chỉ đơn giản và có chõng Êy mà thôi. Mặt khác, trong công tác tôn giáo, chúng ta cần nêu cao quan điểm bình đẳng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng về việc đoàn kết các tôn giáo vì sự nghiệp cách mạng chung. Cách làm này, kinh nghiệm của việc vận động, hợp tác với Phật giáo Khơme theo mẫu "Chùa có Sư cả, xã có Bí thư" ở tỉnh Trà Vinh là một kinh nghiệm quý báu. Câu nói cửa miệng của bà con như trên ở tỉnh Trà Vinh hiện nay được rót ra từ kinh nghiệm đoàn kết lương giáo, cộng tác với cách mạng có hiệu quả thiết thực trong hai cuộc kháng chiến: chống Pháp và chống Mỹ. Bên cạnh đó, động viên Phật giáo phát huy lối sống đạo đức, văn hóa, nhất là khuyến thiện, ngày càng tổ chức và duy trì tốt các hội từ thiện cũng như tham gia vào công tác văn hóa, xã hội với mục đích "tốt đời, đẹp đạo". Như vậy, việc định hướng cho sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo hiện nay là hướng họ vào việc xây dựng khối đại đoàn kết của toàn dân téc vì sự nghiệp, quyền lợi chung; hướng họ vào cuộc đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong xã hội; hướng họ vào việc xây dựng một nền văn hóa, đạo đức mới, phát huy và giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa của dân téc. Một điểm cần bàn thêm là, với Phật giáo, căn cứ vào việc phải từ bỏ "tham ái và chấp thủ" nên việc hướng họ vào các hoạt động xã hội nên có chõng mực, chứ không phải như các tôn giáo khác và theo cách "lạt mềm buộc mềm". Từ đó, chúng ta cũng không nên trách họ rằng "chưa làm được bao nhiêu" mà hiện nay, làm thế nào để Phật giáo thực sự ủng hộ sự nghiệp cách mạng của chúng ta đã là một thành công lớn.
Thứ tư, Công tác đối với các nhà chức sắc, tu hành và tổ chức Phật giáo. Bên cạnh Giáo hội thì có thể tạm gọi linh hồn của hoạt động tôn giáo nằm trong tay các nhà chức sắc tôn giáo. Chính họ cũng góp phần chuyển tải cả mặt tích cực và hạn chế của đạo đức tôn giáo, mà như đã đề cập thì kể cả mặt tích cực Êy cũng rất dễ biến tính chất để thành tiêu cực. Do vậy,việc định hướng cho sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo cũng liên quan đến vấn đề trên. Từ đó, chúng ta quan hệ tốt, thuyết phục được các nhà chức sắc tôn giáo sẽ đem lại hiệu quả rất lớn, nhanh chóng, thiết thực cho công các tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Đó là chưa nói đến truyền thống của người Việt Nam rất coi trọng về tình nghĩa. Những vấn đề đó, chẳng hạn, có địa phương vận động tín đồ không được sản xuất pháo và đốt pháo nhưng kết quả không đạt yêu cầu. Cán bộ Mặt trận Tổ quốc địa phương phải đến nhà thờ trình bày vấn đề này với Cha. Sau buổi lễ ngày Chủ nhật, toàn bộ giáo dân đều chấp hành nghiêm chỉnh. Ngoài ra, công tác vận động cho phong trào sinh đẻ có kế hoạch và "Hội người cao tuổi" trong đồng bào Công giáo cũng thành công bằng cách Êy. Với Phật giáo, phong trào diệt chuột, diệt muỗi, trừ sâu bệnh cũng như thế, Nhà sư chỉ cần giải thích cho Phật tử là trường hợp bất khả kháng với những chúng sinh "nặng nghiệp" Êy thì chỉ cần niệm Phật A-di-đà 3 biến (lần) và cầu cho họ vãng sanh về Tây Phương cực lạc là đủ. Một ví dụ nữa là việc sinh đẻ có kế hoạch, Nhà sư giải thích cho Phật tử là: sinh con ra là có tội, cái này cũng đúng với tinh thần của đức Thế tôn là làm chuyện Êy chính là tác nhân cho một nghiệp chướng nó sinh ra. Khi sinh con ra không đủ điều kiện để nuôi chúng là có tội; đủ điều kiện nuôi mà không dạy dỗ, dạy dỗ không đến nơi đến chốn là có tội. Như vậy, hạn chế sinh đẻ là có lý để đảm bảo hạnh phóc cho mình, cho người khác, cho các thế hệ sau. Trong khi tiếp xúc với các nhà chức sắc, các tổ chức Phật giáo cũng cần phải khích lệ những mặt ưu điểm, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế về đạo đức của họ, theo tinh thần "có nghĩa có văn" mà đức Phật đã dạy, thực tế cho thấy, những mặt hạn chế có ảnh hưởng nhiều trong xã hội của đạo đức Phật giáo chủ yếu chúng từ sự phát triển của Phật giáo về sau này. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc vừa hỏi, vừa chỉ ra cơ sở nguồn gốc từ giáo lý, vừa trao đổi thân tình, công tâm với các nhà chức sắc Phật giáo đều được họ chấp nhận, bởi vì sự thật trước sau thì vẫn là sự thật. Kinh nghiệm cũng cho thấy, có lúc, có nơi, qua những lần trao đổi như thế, các buổi giảng kinh lần sau của nhà sư không thấy họ đề cập đến cái sai của giáo lý và đạo đức như họ vẫn thường giảng. 3 biÕn (lÇn) vµ cÇu cho hä v·ng sanh vÒ T©y Ph¬ng cùc l¹c lµ ®ñ. Mét vÝ dô n÷a lµ viÖc sinh ®Î cã kÕ ho¹ch, Nhµ s gi¶i thÝch cho PhËt tö lµ: sinh con ra lµ cã téi, c¸i nµy còng ®óng víi tinh thÇn cña ®øc ThÕ t«n lµ lµm chuyÖn Êy chÝnh lµ t¸c nh©n cho mét nghiÖp chíng nã sinh ra. Khi sinh con ra kh«ng ®ñ ®iÒu kiÖn ®Ó nu«i chóng lµ cã téi; ®ñ ®iÒu kiÖn nu«i mµ kh«ng d¹y dç, d¹y dç kh«ng ®Õn n¬i ®Õn chèn lµ cã téi. Nh vËy, h¹n chÕ sinh ®Î lµ cã lý ®Ó ®¶m b¶o h¹nh phóc cho m×nh, cho ngêi kh¸c, cho c¸c thÕ hÖ sau. Trong khi tiÕp xóc víi c¸c nhµ chøc s¾c, c¸c tæ chøc PhËt gi¸o còng cÇn ph¶i khÝch lÖ nh÷ng mÆt u ®iÓm, ®ång thêi chØ ra nh÷ng mÆt h¹n chÕ vÒ ®¹o ®øc cña hä, theo tinh thÇn "cã nghÜa cã v¨n" mµ ®øc PhËt ®· d¹y, thùc tÕ cho thÊy, nh÷ng mÆt h¹n chÕ cã ¶nh hëng nhiÒu trong x· héi cña ®¹o ®øc PhËt gi¸o chñ yÕu chóng tõ sù ph¸t triÓn cña PhËt gi¸o vÒ sau nµy. Theo kinh nghiÖm cña chóng t«i, viÖc võa hái, võa chØ ra c¬ së nguån gèc tõ gi¸o lý, võa trao ®æi th©n t×nh, c«ng t©m víi c¸c nhµ chøc s¾c PhËt gi¸o ®Òu ®îc hä chÊp nhËn, bëi v× sù thËt tríc sau th× vÉn lµ sù thËt. Kinh nghiÖm còng cho thÊy, cã lóc, cã n¬i, qua nh÷ng lÇn trao ®æi nh thÕ, c¸c buæi gi¶ng kinh lÇn sau cña nhµ s kh«ng thÊy hä ®Ò cËp ®Õn c¸i sai cña gi¸o lý vµ ®¹o ®øc nh hä vÉn thêng gi¶ng.
Đó là những bài học trong nhiều bài học thực tiễn về công tác tôn giáo. Điều cần phải nhắc lại và lưu ý là, chính lý luận về tôn giáo đi đôi với đạo đức của người làm công tác tôn giáo có tác dụng thiết thực trong công tác tôn giáo. Bởi vì, muốn vận động được họ, nhất là các hàng chức sắc, trước hết trình độ hiểu biết về giáo lý, tư cách đạo đức của cán bộ làm công tác này Ýt ra phải ngang cơ với họ. Nếu không, mọi thái độ võ đoán, coi thường tôn giáo, hoặc chỉ dừng ở cái bề ngoài... xem ra không có sức thuyết phục, thậm chí còn lố bịch.
Thứ năm, Kiên quyết đấu tranh chống những lực lượng thù địch lợi dụng tôn giáo. Như đã đề cập, một trong những đặc điểm của tôn giáo là niềm tin tôn giáo, là "nhập thế" và hoạt động chính trị. Đó là điều dễ hiểu. Do vậy, trong công tác tôn giáo, nhất là giai đoạn hiện nay, chóng ta phải kiên quyết đấu tranh chống kẻ địch lợi dụng "lá cờ" của tôn giáo để làm chính trị với mưu đồ xấu. Bên cạnh đó, tình hình hiện nay trên thế giới và trong nước, hiện tượng phát sinh ra nhiều "tôn giáo mới" đã phản ánh một sự chuyển dịch từ sự bất lực trước sức mạnh của các hiện tượng tự nhiên và xã hội sang bất tin chúng, nhất là các hiện tượng xã hội. Hiện tượng này chủ yếu nó nảy sinh từ sự khủng hoảng niềm tin của con người có tính toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Đó là vấn đề lớn, chung ta cần quan tâm. Từ đó, các lực lượng thù địch thường lợi dụng lá cờ của tôn giáo chống phá chúng ta có tính toàn diện, trong đó có mặt đạo đức. Điểm đặc thù của Phật giáo là từ lý Nhân duyên, cho nên nếu gặp chướng duyên, nghịch cảnh (theo quan niệm của họ) thì họ có thể thu mình lại, hoặc đi với các "duyên lành" hơn. Mặt khác, Phật giáo ngày nay khác xa với thời Phật Thích Ca còn tại thế, nếu không cẩn thận họ cũng náo động cả "thiên, địa, nhân". Từ đó, cái đáng ngại với Phật giáo chính là thái độ im lặng của họ. Do vậy, việc đấu tranh ở đây là chúng ta phải đấu tranh toàn diện từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, lối sống, đạo đức, tinh thần, niềm tin v.v... Mặt khác, như đã đề cập về những đặc điểm cư trú của giáo dân thì rõ ràng chính sách giải quyết về vấn đề tôn giáo phải gắn liền với chính sách giải quyết về vấn đề dân téc và chính sách về đất đai, cơ sở thờ tự. Từ những vấn đề như thế nên mục đích thiết thực cho đấu tranh ở đây là cải tạo chủ nhân của nó, giúp họ hiểu và đồng cảm với lý tưởng cách mạng, đưa họ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng để họ đóng góp khả năng của mình cho sự phát triển xã hội, góp phần đem lại sự công bằng cho xã hội và củng cố khối đoàn kết nhất trí của toàn dân téc. Qua đó, cũng tạo điều kiện ủng hộ Phật giáo phát huy những mặt tích cực với phương châm: "Đạo pháp - Dân téc - Chủ nghĩa xã hội".
Thứ sáu, Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực hiện nay trong xã hội. Đây là vấn đề nóng bỏng, nó biểu hiện như nạn quan liêu, cửa quyền, bè phái, cục bộ địa phương, tham nhòng, buôn lậu, băng hoại lối sống và đạo đức, mất dân chủ trong các tổ chức, cá nhân đảng viên, cán bộ, nhất là dân chủ ở cơ sở. Đi đôi với chúng là "hiện tượng phai nhạt lý tưởng cách mạng"..."trật tự kỷ cương xã hội suy giảm". Chính những hiện tượng này đang là kẽ hở dễ thấy nhất và tôn giáo dễ công kích nhất. Thực tế cho thấy tôn giáo đã nhiều lần công kích vào những quốc nạn đó.
Do vậy, trong việc tạo cho những mặt tích cực của đạo đức Phật giáo nói riêng, đạo đức tôn giáo nói chung cùng với chúng ta chống những biểu hiện tiêu cực hiện nay, về phần mình, chúng ta chống tiêu cực cũng cần phải thực hiện theo ý của C.Mác là: "Phê phán thượng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị" [62, tr. 15].
Áp dụng lời dạy của C.Mác trong giai đoạn hiện nay thì điều đó có nghĩa là, khi vận động đồng bào có đạo tham gia xây dựng, bảo vệ xã hội mới, chúng ta cũng phải từng bước xây dựng xã hội, đi đôi với tinh thần kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chẳng hạn, phải kiên quyết và có tác dụng thiết thực trong việc đấu tranh các chống tệ quan liêu, cửa quyền cấu kết với nạn tham nhòng, băng hoại lối sống, đạo đức cùng các tệ nạn khác đang cản trở sự nghiệp giải phóng con người. Qua đó, tạo điều kiện cho sù trong sạch và lành mạnh xã hội, phấn đấu thiết thực cho một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kinh nghiệm trong việc xây dựng Đảng và chính quyền của chúng ta trải qua các giai đoạn cách mạng khác nhau đã chứng minh, nếu không đẩy mạnh việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị cho cán bộ đảng viên thường xuyên, kịp thời sẽ có nguy cơ một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất. Từ đó, có thể dẫn họ đến hàng loạt những sai lầm và đánh mất lòng tin của nhân dân vào chế độ mới. Đây là một tác hại và cũng là vấn đề nóng bỏng trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, nói chung là làm thế nào để chế độ ta thực sự tạo niềm tin cho mọi người, đồng thời để cho "Phật" bít nhìn thấy cái khổ của chúng sinh, đó là điều quan trọng bậc nhất đối với công tác tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Bên cạnh đó, nó cũng là phần quan trọng bậc nhất cho việc phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế của đạo đức Phật giáo nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hiện nay, nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa thì bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị trường cũng bộc lé những hiện tượng đáng lo ngại về lối sống và đạo đức. Điều này đã được các nghị quyết của Đảng chỉ ra. Thực ra, kinh tế thị trường là sản phẩm của nhân loại, nhưng mặt tiêu cực của nó gắn với chủ nghĩa tư bản đang là một hiện trạng cần phải lưu ý. Đó là chưa nói đến sự ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong một số không Ýt các cán bộ lãnh đạo và quản lý của chúng ta đã đang là vấn đề đáng phải quan tâm.
Từ hiện trạng quan trọng đó để đi tìm những giải pháp thì thấy rằng, hiện nay đạo đức Phật giáo vẫn có khả năng tự điều chỉnh và hội nhập được với nền đạo đức mới. Do vậy, việc khai thác, chắt lọc những giá trị của đạo đức Phật giáo để góp phần cùng với nền đạo đức mới vừa đấu tranh chống tiêu cực, vừa giáo dục lối sống và đạo đức cho con người hiện nay là một việc làm cần thiết. Công việc này cũng đúng với tinh thần truyền thống của dân téc ta. Muốn vậy, trước hết cần cố gắng tìm ra những điểm dung hợp, không dung hợp của đạo đức Phật giáo với nền đạo đức mới. Bên cạnh đó, việc tìm ra những giải pháp để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế của đạo đức Phật giáo, khi mà nền đạo đức này đang ảnh hưởng trong đời sống đạo đức, xã hội của xã hội ta hiện nay là một điều cần thiết. Khi tiến hành công việc, điểm đầu tiên cần xuất phát từ sự nhận thức đúng, khách quan về đặc điểm, vai trò của Phật giáo nói riêng, của tôn giáo nói chung để làm cơ sở cho những hành động đúng. Đó là điều không thể bỏ qua, bởi vì chính nó là điểm khởi đầu cho những giải pháp thiết thực. Mặt khác, đi đôi với việc tìm ra những giải pháp để định hướng cho sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo, chúng ta cũng cần chủ động và kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ những phần tử thoái hóa, biến chất trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. Việc đó không những góp phần làm trong sạch và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, mà còn để khắc phục những sự tác động tiêu cực của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đến chế độ ta. Tất cả những công việc như trên với mục đích trước hết là tạo điều kiện để Phật giáo thành tâm ủng hộ, tham gia cùng chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng một xã hội thực sự dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần bảo vệ nền hòa bình thế giới.
KẾT LUẬN
Khác với nhiều tôn giáo, vị Giáo chủ của Phật giáo là một con người lịch sử, đồng thời là người thầy vĩ đại vào bậc nhất của lịch sử văn minh nhân loại. Đạo Phật là đạo mà cả vị Giáo chủ cũng từ chúng sinh, từ con người để tu thành Chánh đẳng, Chánh giác, cho nên Phật giáo tự minh chứng là sản phẩm của con người, không cần một sự biện bạch, trang trí gì thêm.
Từ câu Phật ngôn: "Ví như này, Pahàràda, nước biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Cũng vậy, này Pàharada, Pháp và Luật này cũng chỉ có một vị là vị giải thoát", Phật bắt đầu từ cái khổ của con người, làm rõ cái khổ và chỉ ra con đường thoát khổ. Đó là con đường Tứ Chân đế hay là Tứ Thánh đế. Từ đại lé cơ bản này, Phật triển khai vạn nẻo để chỉ dẫn cho chóng sinh nhập lưu vào nó, mà con đường nhỏ nào cũng hàm chứa tư tưởng của giới, định, tuệ. Như một người thầy thuốc, Phật đã chỉ ra căn bệnh trầm kha của con người và khẳng định rằng, mỗi người có đủ khả năng tự chữa bệnh cho mình, không cần phải cầu khẩn bất cứ một đấng thần linh nào, kể cả cầu khẩn Ngài. Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại tổ chức những đoàn truyền giáo với tôn chỉ và thực hiện đúng tôn chỉ "vì an lạc cho chóng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi Ých, vì hạnh phóc, vì an lạc cho loài người và loài trời". Nếu gạt bỏ sang một bên cái tấm màn mờ ảo có tính chất thần bí tôn giáo của đạo Phật (mà hiện tượng này chủ yếu được sinh ra trên con đường phát triển của nó) thì đây là một hệ tư tưởng đáng trân trọng.
Trải qua hơn 2500 năm ra đời và luôn được bổ sung để phát triển, Phật giáo đã để lại cho lịch sử văn minh nhân loại một hệ thống giáo lý cao siêu, sâu rộng, được xây dựng từ các bộ phận, các phạm trù đan xen với nhau rất chặt chẽ và lung linh với phép biện chứng phương Đông. Tất cả hệ thống Êy nhằm giải thoát cả thân, khẩu, ý cho con người. Trên cơ sở đó, Phật giáo cũng để lại cho nền văn minh nhân loại một nền đạo đức nhân bản lớn, đẹp đẽ, toàn vẹn, thích hợp với từng tầng líp, mọi hoàn cảnh và mọi lứa tuổi. Đạo đức Phật giáo đã cung cấp cho đạo đức học những chuẩn mực rõ ràng, cụ thể, mà chuẩn mực nào cũng hàm chứa tinh thần đại bi, đại trí, mang sinh khí của hòa bình, tự do, bình đẳng cùng với hoài bão giải phóng cho con người và chúng sinh. Từ quan niệm về hạnh phóc cùng với việc chỉ ra sự nghiệp tu hành của mỗi người, đi đôi với tư tưởng "đồng tu" đã thể hiện hoài bão của Phật giáo là muốn xây dựng Niết Bàn tại trần thế.
Phật giáo đã có một kỷ niệm sâu sắc với dân téc Việt Nam. Đó là, Phật giáo mang lá cờ hòa bình thực sự với tính thiện cao cả du nhập trong hoàn cảnh Việt Nam mất nước, đồng thời không phải là đạo của kể xâm lược và người Việt Nam chưa hề bị bắt Ðp phải theo Phật. Ở góc độ nhất định thì phải nói rằng, Phật giáo thực sự thu phục con người bằng nhân tâm.
Khi Phật giáo du nhập thì tư tưởng Đại thừa đã nhanh chóng chiếm lĩnh trái tim của dân chúng. Nó được khai thác triệt để và hòa nhập với tư tưởng yêu hòa bình, yêu nước, độc lập, tự chủ của dân chúng Giao Châu cũng như Đại Việt sau này để đóng góp vào sức mạnh tổng hợp cho việc giải phóng dân téc cũng như xây dựng đất nước. Phật giáo đã hòa nhập với Nho giáo và Lão giáo để trở thành Tam giáo đồng nguyên, góp phần mở cửa cho nền văn hóa bản địa giao lưu, hội nhập với nền văn hóa nước ngoài. Phật giáo đã sống chung thủy với dân téc Việt Nam qua những bước thăng trầm của lịch sử. Khi du nhập, Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng bản địa và Phật giáo hóa tín ngưỡng song song với tín ngưỡng hóa Phật giáo để trở thành đạo Phật Việt Nam. Vì thế Phật giáo Việt Nam là sự tổng hợp, chắt lọc tư tưởng tinh túy của các tông phái Phật giáo để trở thành một hệ thống tư tưởng vừa từ, bi, hỉ, xả, vừa đặc biệt nêu cao tinh thần Bồ Tát đạo của Phật giáo Đại thừa. Đó là tinh thần cứu mình, cứu người, cứu vật và bênh vực cho lẽ phải. Với Việt Nam, tư tưởng Bồ tát đạo càng được nêu cao vì hoàn cảnh lịch sử và môi trường sống của dân téc. Do vậy, tinh thần "lá lành đùm lá rách", "chị ngã em nâng", "chết cả đống còn hơn sống một người", "tức nước vỡ bờ", "sống đục sao bằng thác trong", "giặc đến nhà đàn bà phải đánh"... đã trở thành bản sắc sống của dân téc Việt Nam. Từ đó, diện mạo của Phật giáo Việt Nam là vừa ôn hòa, vừa hành động; vừa hướng nội, vừa hướng ngoại với tinh thần đại bi, đại trí, đại hùng và đại lực. Đạo đức Phật giáo đã đóng góp hầu hết trong các mặt đời sống tinh thần của con người Việt Nam mà nổi bật là: sự bình đẳng và lẽ công bằng; tính thiện; tình nghĩa và tình thương; tinh thần đoàn kết; tinh thần tự lực và tư chủ; tấm lòng bao dung rộng lớn. Vì cả một thời kỳ lịch sử lâu dài sống chung như thế, nên đạo đức Phật giáo ảnh hưởng hầu hết đến các mặt của đời sống đạo đức Việt Nam truyền thống, đồng thời ở mức độ nhất định, nó còn ảnh hưởng trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện đại.
Hiện nay, đạo đức Phật giáo vẫn có khả năng tự điều chỉnh, hội nhập với nền đạo đức mới. Việc khai thác thế mạnh của đạo đức Phật giáo để góp phần xây dựng nền đạo đức mới, góp phần giáo dục lối sống, đạo đức cho con người trong giai đoạn hiện nay hoàn toàn phù hợp và cần thiết.
Với đề tài này, chúng tôi biết rằng nó vào loại hấp dẫn, đồng thời còn mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, khi tiến hành chúng tôi phát hiện ra hai vấn đề mà trong phạm vi luận án chưa làm được. Đó là, sự ảnh hưởng Phật giáo và đạo đức Phật giáo ở hai miền (miền Nam và miền Bắc) giống và khác nhau ở chỗ nào? Bên cạnh đó là việc nghiên cứu để định hình được lối sống, đạo đức thị trường hiện nay. Đây là hai vấn đề quan trọng mà chúng tôi chưa có điều kiện để thực hiện tiếp.
Cũng như tư tưởng Phật giáo, đạo đức Phật giáo không phải là một nền đạo đức duy nhất của Việt Nam. Nhưng, xét từ quá khứ đến hiện tại thì thấy rằng: trong tương lai không xa, bông hoa sen sinh ra từ đầm lầy của nhân thế một lần nữa lại tỏa mùi hương thơm ngát hòa quyện với mùi hương của nước non này.
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁNcã liªn quan ®Õn luËn ¸n
Tạ Chí Hồng (2000), "Góp phần tìm hiểu khái niệm và quan điểm về Nghiệp của Phật giáo", Triết học, 1(113), tr. 31-34.
Tạ Chí Hồng (2000), "Quan điểm trị nước qua bài Kệ của Thiền sư Pháp Thuận", Xưa & Nay, (79), tr. 16-17; 27.
Tạ Chí Hồng (2000), "Cái thiện của Phật giáo", Nghiên cứu Phật học, (6), tr. 7-12.
Tạ Chí Hồng, Võ Thị Bích Thúy (2001), "Bước đầu tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Lâm đồng", Nghiên cứu Phật học, (5), tr. 29-33.
Tạ Chí Hồng (2003), "Tìm hiểu quan niệm hạnh phóc của Phật giáo", Nghiên cứu Phật học, (4), tr. 13-18.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục.
Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (dùng cho báo cáo viên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ban thường trực hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2002), "Giáo hội Phật giáo Việt Nam 20 năm thành lập và phát triển", Nghiên cứu Tôn giáo, (1 (13)), tr. 21-32.
Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh (2000), Kinh Qur"an, người dịch Hassan A. Karim, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Vò Kim Biên (1999), Văn hiến làng xã thời đất tổ Hùng vương, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam và Cơ sở văn hóa thông tin thể thao Phú Thọ xuất bản.
Bồ-đề-đạt-ma (1997), Sáu cửa vào động thiếu thất, bản dịch của Trúc Thiên, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn Trung Còn (1992), Phật học từ điển, quyển 1, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn Trung Còn (1992), Phật học từ điển, quyển 2, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn Trung Còn (1992), Phật học từ điển, quyển 3, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn Trung Còn (1995), Các tông phái đạo Phật, Nxb Thuận Hóa.
Thích Minh Châu, Minh Chi (1991), Từ điển Phật học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Minh Châu, Thiên Ân, Chân Trí, Đức Tâm (1997), Phật pháp, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.
Thích Minh Châu (giới thiệu) nhiều tác giả (1995), Đạo đức học Phật giáo, Viện nghiên cứu Phật học Ên hành.
Thích Minh Châu (1998), Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Nguyễn Duy Cần (1992), Lão tử tinh hoa, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Duy Cần (1992), Phật học tinh hoa, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội.
Nguyễn Du (1991), Truyện Kiều, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
Nalinaksha Dutt (1999), Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa, bản dịch của Thích Minh Châu, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Thái Đỉnh (1959), "Thuyết vô ngã và quan niệm nhân vị trong Phật giáo nguyên thủy", Nghiên cứu Đại học, Bé III (8 tháng 3) Viện Đại học Huế, tr. 3-24.
Kim Định (1974), "Tính chất liên hệ giữa Việt và Nho", Tập san Tri thức, (tháng 10), Viện Đại học Đà Lạt, tr. 126-139.
Francois Jullien (2000), Xác lập cơ sở cho đạo đức, Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu, Nxb Đà Nẵng.
Thích Viên Giác (2001), Kinh Di giáo lược giải, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Trần Văn Giàu (1988), Triết học và tư tưởng, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân téc Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1996), Kinh Tăng Chi Bé, tập I, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1996), Kinh Tăng Chi Bé, tập II, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1996), Kinh Tăng Chi Bé, tập III, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1996), Kinh Tăng Chi Bé, tập IV, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1991), Kinh Trường Bộ, tập I, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1992), Kinh Trung Bé, tập I, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1992), Kinh Trung Bé, tập II, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1992), Kinh Trung Bé, tập III, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1993), Kinh Tương Ưng Bộ, tập III, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1993), Kinh Tương Ưng Bộ, tập V, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1999), Luật tứ phần giới bổn Như Thích, dịch giả Thích Hành Trụ, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Trinh Huệ (2000), Văn hóa tín ngưỡng gia đình Việt Nam qua nhãn quan học giả L. Cadière, Nxb Thuận Hóa.
Vương Trung Hiếu (1996), Tục ngữ ca dao chọn lọc, Nxb Văn nghệ.
Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Vũ Khiêu (chủ biên), nhiều tác giả (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh truyền thống dân téc và nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Kinh Trường Bộ, tập II, (1974), Bản dịch của Thích Minh Châu, Đại học Vạn Hạnh xuất bản.
Kinh Trường Bộ, tập III, (1972), Bản dịch của Thích Minh Châu, Đại học Vạn Hạnh xuất bản.
Kinh Trường Bộ, tập IV, (1972), Bản dịch của Thích Minh Châu, Đại học Vạn Hạnh xuất bản.
Kinh Pháp Cú (1993), Bản dịch của Thích Thiện Siêu, Viện nghiên cứu Phật học Ên hành.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Đại thừa vô lượng nghĩa (1974), Bản dịch Thích Trí Tịnh, Thích Chánh Quang, Liên Hoa Tịnh thất Mỹ Tho.
Kinh Đại bát Niết Bàn, tập 1 (1965), Dịch giả Thích Trí Tịnh, Nhà in Hạnh Phóc, Sài Gòn.
Kinh Đại bát Niết Bàn, tập 2 (1965), Dịch giả Thích Trí Tịnh, Nhà in Hạnh Phóc, Sài Gòn.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương (1971), Thích Hoàn Quan dịch và giải thích, Hoa Đạo xuất bản (Sài Gòn).
Nguyễn Thế Kiệt (2001) (chủ biên) nhiều tác giả, Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ quản lý của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lão tử (1961), Đạo đức kinh, bản dịch của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.
Nguyễn Hiến Lê (1993), Mạnh tử, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb Văn học.
V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
Lịch sử văn hóa Trung Quốc, tập 1 (1999), Bản dịch của Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chí, Nxb Văn hóa thông tin.
Lịch sử văn hóa Trung Quốc, tập 2 (1999), Bản dịch của Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chí, Nxb Văn hóa thông tin.
C. Mác - Ph. Ăng-ghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C. Mác - Ph. Ăng-ghen (1980), Tuyển tập (Bộ sáu tập), tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăng-ghen (1984), Tuyển tập (Bộ sáu tập), tập V1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1999), Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Nxb Chính trị quốc gia, Nxb Trẻ.
Đức Nhuận (1996), Đạo Phật và dòng sử Việt, Viện triết lý và triết học thế giới, California U.S.A xuất bản.
Thích Đức Nghiệp (1995), Đạo Phật Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.
Vũ Ngọc Phan (1994), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Vũ Thị Phụng (1990), Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Phan Quang (1996), Có một nền đạo lý Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Cư sĩ Tăng Quang (2001), "Vai trò người cư sĩ trong sự nghiệp thống nhất Phật giáo", Giác ngộ, (98/12.12.2001), tr. 15 - tiếp tr. 29.
Jean Francois Revel & Matthieo Ricard (2002), Văn minh phương Đông và phương Tây, Đối thoại giữa Triết học & Phật giáo, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Walpola Rãhula (1974), Tư tưởng Phật học, bản dịch của Thích Nữ trí Hải, Ban tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
Sa Di giới và Sa Di Ni giới (1994), tập 1, Trí Quang dịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Sa Di giới và Sa Di Ni giới (1994), tập 2, Trí Quang dịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb Văn hóa dân téc, Hà Nội.
Lê Văn Siêu (1972), Việt Nam văn minh sử lược khảo, Bé Giáo dục, Trung tâm học liệu Sài Gòn.
Lê Văn Siêu (1993), Nếp sống tình cảm của người Việt Nam, Nxb Mòi Cà Mau.
Thích Phụng Sơn (1995), Những nét văn hóa của đạo Phật, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Kim Cương Tử (chủ biên) nhiều tác giả (1992), Từ điển Phật học Hán Việt, quyển 1, Viện nghiên cứu Phật học, Hà Nội.
Kim Cương Tử (chủ biên) nhiều tác giả (1992), Từ điển Phật học Hán Việt, quyển 2, Viện nghiên cứu Phật học, Hà Nội.
Chu Quang Trứ (1996), Di sản văn hóa dân téc trong tín ngưỡng và văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa.
Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh (1998), Kinh Thánh (trọn bộ) Cựu ước và Tân ước, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Thích Hành Trụ (1995), Kinh Thi-ca-la-việt lễ bái lục phương, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.
Thích Thanh Từ (1998), Giảng giải Bát-nhã Tâm kinh, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh Ên hành.
Trần Thái Tông (1996), Khóa Hư Lục, Thích Thanh Từ giảng giải, Thiền Viện Thường Chiếu Ên hành.
Thích Chơn Thiện (1997), Phật học khái luận, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành.
Thích Tâm Thiện (1996), Tư tưởng mỹ học Phật giáo, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.
Nãrada Thera (1991), Đức Phật và Phật pháp, bản dịch của Phạm Kim Khánh, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.
Thích Mật Thể (1970), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nhà sách Minh Đức Đà Nẵng tái bản và Ên hành.
Thiền uyển tập anh (1993), Bản dịch của Ngô đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga, Nxb Văn học, Hà Nội.
Nguyễn Tài Thư (chủ biên) nhiều tác giả (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Đức Sự, Hà Văn Tấn (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Đăng Thục (1991), Lịch sử triết học phương Đông, quyển 3, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
Tiểu ban văn hóa Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thực hiện (1998), Phật tổ ngò kinh, dịch giả Thích Hoàn Quan, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Tương Ưng Bộ kinh (1982), Tập 2, người dịch Thích Minh Châu, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Tương Ưng Bộ kinh (1982), tập 4, người dịch Thích Minh Châu, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Tịch Thiên (Shantideva) (1999), Nhập Bồ Tát hạnh, người dịch Trần Ngọc Giao, Thích Nữ Trí Hải, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) nhiều tác giả (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (1996), Theo dòng lịch sử, Nxb Văn hóa và Thông tin, Hà Nội.
Viện khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (2001), Giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Việc chiếm dụng mỹ nữ và tuẫn táng
Theo cuốn Lịch sử văn hóa Trung Quốc (cả 2 tập), bản dịch của Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chí, Nxb văn hóa thông tin 1999. Đây là những bài của nhiều học giả Trung Quốc viết về dân téc họ. Nội dung có nêu thời nhà Chu (Châu) vua chỉ có 10 vợ, trong số này chỉ có một Hậu vì con sè 12 là số trời, nhưng Mạnh tử nói về thời ông hầu thiếp có hàng trăm. Quản tử, Tề Trương Công thần thiếp có hàng ngàn. Mặc tử trong "Tứ quá" nói thời nay con gái bị nước lớn bắt làm cung phi có hàng ngàn, nước nhỏ tới hàng trăm. Sau khi Tấn Võ Đế dẹp Ngô, hàng ngàn, hàng vạn cung tần của Vương Hạo bị vua Tấn cướp hết, nên vua Tấn ngồi xe dê (Tấn thư - Hậu phi truyện). Đường Huyền Tông, cung nữ cũng 3000 người nên trong Trường Hận ca của Bạch Cư Dị có nói "cung phi người đẹp tới ba ngàn". Việc tuẫn táng, đời nhà Thương phát triển tới mức kinh khủng, người bị tuẫn táng thường là cung nữ, nô tỳ. Ví dụ mộ của Hầu Gia Trang, Âu Khư, An Dương có tới 164 người tuẫn táng. Thời Xuân Thu chép Tần Mục Công chết, dùng 3 đứa con trong họ Xử Na quý téc và giết 177 người để chôn theo. Theo Sử ký Tần Thủy Hoàng bản thủy và khai quật mộ từ năm 1970 đến nay đã phát hiện khu mộ của Tần Thủy Hoàng có 17 mộ tuẫn táng.
Ở Việt Nam chuyện tuẫn táng liên quan tới Ỷ Lan Nguyên Phi, trước hết về chuyện Thập Dương Thái hậu (như đã đề cập). Tiếp theo, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, trang 288 chép: "Mùa Thu, tháng 7, ngày 25, Ỷ Lan Hoàng Thái hậu băng. Hỏa táng, bắt 3 người hầu gái chôn theo. Tôn dâng tên thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái hậu". Sử gia Ngô Sĩ Liên đã bêu về chuyện này và theo ông việc "chôn theo là tục nhà Tần". Còng trong cuốn này, trang 297 chép chuyện liên quan đến Lý Thần Tông (1128-1138) hỏa thiêu các cung nữ để chết theo Lý Nhân Tông (1072-1127): "Ngày Êt Dậu xuống chiếu cho các quan bỏ áo trở. Ngày hôm Êy vua ngự giá đến Na Ngạn (Lục Ngạn, Hà Bắc) xem các cung nữ lên giàn hỏa thiêu chết theo Đại Hành Hoàng Đế".
Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, trang 91 chép việc liên quan đến Công chóa Huyền Trân lấy Chế Mân: "Theo tục lệ Chiêm Thành, Chóa chết thì bà Hậu của Chóa phải vào giàn hỏa thiêu để chết theo. Vua biết thế, sợ Công chóa bị hại, sai bọn Khắc Chung, mượn cớ là sang viếng tang và nói với / người Chiêm/ "nếu Công chóa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn cùng về, rồi sẽ vào giàn hỏa thiêu".
Tục tuẫn táng có phải là thông lệ của Chiêm Thành hay không thì vấn đề này, hiện nay chúng tôi hoàn toàn không biết. Như vậy, việc chiếm dụng mỹ nữ ở Việt Nam, nếu có chắc chắn cũng không nhiều bằng Trung Hoa, đồng thời việc tuẫn táng ở Việt Nam, nếu có cũng rất hiếm và tính chất hơi khác với Trung Hoa.
Phụ lục 2: Việc cái tên Giao Châu có liên quan đến Thái thó Sĩ Nhiếp
Theo cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, trang 53 có ghi: "Năm Quý Mùi (203) là năm thứ 3 đời Hiến Đế, quan Thứ sử là Trương Tân cùng với quan Thái thó là Sĩ Nhiếp dâng sớ xin cải Giao Chỉ làm Giao Châu. Vua Hán thuận cho".
Theo cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, của Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục 1998, trang 66: "Năm 203, theo đề nghị của Sĩ Nhiếp, bấy giê là Thái thó Giao Chỉ, triều đình nhà Hán đổi Giao Chỉ làm Giao Châu. Đến năm 213 nhà Hán bỏ tên Giao Châu nhập 3 quận  u Lạc cũ vào Kinh Châu. Năm 264 nhà Ngô tách khu vực Lưỡng Quảng ra khái Giao Châu lập thành Quảng Châu. Giao Châu từ đó thu hẹp trong phạm vi lãnh thổ Âu Lạc cũ".
Theo cuốn Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2000, trang 30: "Quý Mùi (203) Hán Kiến An năm thứ 8. Nhà Hán đổi Giao Chỉ thành Giao Châu.
Bấy giê, Thứ sử Trương tâm, Thái thó Sĩ Nhiếp cùng dâng biểu xin lập Giao Chỉ thành Châu. Vua Hán xuống chiếu, theo lời xin đó. Tên "Giao Châu" bắt đầu từ đó".
Như vậy, việc cái tên Giao Châu là do ý của Thứ sử trương Tâm và Thái thó Sĩ Nhiếp, còn chuẩn y là vua Hán Hiến Đế.
Phụ lục 3: Các Thiền sư trong Tam giáo
a) Thiền phái Tỳ-ni-da-lưu-chi:
Các Thiền sư làm quan có Đạo Hạnh (?-1117), Trí Hiền (?-?) đỗ tiến sĩ ra làm quan, Pháp Thuận (?-990) gần gũi vua. Các Thiền sư nguyên là nho sĩ có Đạo giả Thiền Ông (902-979), Thuần Chân (?-1101), Huệ Sinh (?-1063), Viên Học (1073-1136). Các Thiền sư Tam giáo có Thiền Nham (1093-1163) trong niên hiệu Phong (1092-1101 - đỗ đầu về Pháp Hoa, Bát Nhã), Viên Thông (1080-1151) đỗ đầu Tam giáo khoa Hội Phong thứ 6 (1097). Về Lão giáo có các Thiền sư Định Không (?-808), La Quý An (?-?), Vạn Hạnh (?-1018).
b) Thiền phái Vô ngôn Thông:
Các Thiền sư làm quan có Khuông Việt (933-1011), Mãn Giác (1052-1096), Thường Chiếu (?-1203), cư sĩ ứng Vương (?-?). Các Thiền sư nguyên là nhà nho có Tịnh Giới (?-1207), Túc Lù (?-?), Ngô Ên (1020-1088), Bảo Giám (?-1173), Bản Tịnh (1100-1176). Về Tam giáo có các Thiền sư Cứu Chỉ (?-?), Thông Biện Quốc Sư (?-1134), Mãn Giác (như trên), Hiện Quang (?-1221). Về Lão giáo có các Thiền sư Không Lé (?-1119), Giác Hải (?-?), Quảng Nghiêm (1122-1190).
Phô lục 4: Mét số ngôi chùa nổi tiếng, chùa tiền Phật hậu Thánh và tiến vào Nam sau nàyvµ tiÕn vµo Nam sau nµy
a) Một vài ngôi chùa nổi tiếng.
1. Chùa Pháp Vân (chùa Dâu), có tên Diên ứng, tọa lạc ở Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh. Chùa khởi công vào đầu TL. Cuối thế kỷ VI, Thiền sư Tì-ni-da-lưu-chi mở đạo tràng thuyết pháp, lập Thiền phái Nam phương. Chùa được Mạc Đĩnh Chi đứng ra dựng lại với quy mô lớn vào khoảng thế kỷ XIV và trùng tu nhiều lần (chùa cộng điện Mẫu).
2. Chùa Trấn Quốc. Có tên là Khai Quốc (thời Lý Nam Đế); An Quốc (đời Lê Thái Tông); Trấn Quốc (đời Lê Hy Tông); Trấn Bắc (đời Triệu Trị).
3. Chùa Kiến Sơ, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội do Thiền sư Cảm Thành dựng trước năm 820. Đến năm 820 Thiền sư Vô ngôn Thông từ Quảng Châu sang trụ trì và lập Thiền phái Bắc phương.
4. Chùa Thành Đạo (chùa Đậu) còn gọi là chùa Pháp Vũ ở xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Tây có tượng nhục thân của Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Tường.
5. Cụm chùa tháp tại Yên Tử, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đỉnh cao 1068 m.
b) Chùa tiền Phật hậu Thánh (Tổ):
Theo bài "Chùa Thầy (Sơn Tây) khởi nguyên một kiểu chùa tiền Phật - hậu Thánh ở đồng bằng Bắc Bé " của Nguyễn Văn Tiến, tạp chí Khảo cổ học (3/ 2002) trang 76-88:
1. Chùa Thầy (Thiên Phóc tự), núi Sài Sơn, Quốc Oai, Sơn Tây. Gồm có: Ao-Thủy đình (Tam quan) - Tam bảo - điện thánh - nhà tổ - hai dãy hành lang - gác chuông gác trống hai bên-nhà bia-hành lang bao quanh. Thờ Từ Đạo Hạnh.
2. Chùa Keo (Thần Quang tự), Dũng Nhuệ, Nghĩa Dũng, Vũ Thư, Thái Bình. Gồm có: tam quan ngoại - tam quan nội - Tam bảo - giá roi - điện thánh - gác chuông - hai dãy hành lang bao quanh. Thờ Dương Không Lé.
3. Chùa Keo hành thiện (Thần Quang tự), Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định. Gồm có: tam quan ngoại - tam quan nội (gác chuông) - Tam bảo - điện thánh - nhà tổ - hành lang bao quanh. Thờ Dương Không Lé.
4. Chùa Cối Kê, Tam Hưng, Thanh Oai, Sơn Tây. Gồm có: tam quan (ngò môn) - gác chuông - Tam bảo - điện thánh - nhà khách - hành lang - nhà bia phải. Thờ Thánh Bối-Nguyễn Bình An.
5. Chùa Trăm gian (Quảng Nghiêm tự), Tiên Lữ, Tiên Phong, Chương Mỹ, Sơn Tây. Gồm có: tam quan - hành lang - giá ngự (thờ thánh) - ao - gác chuông - Tam bảo (Phật cùng thánh) - gác trống - nhà tổ - hai dãy hành lang. Thờ Thánh Bối - Nguyễn Bình An và Đô đốc Đặng Tiến Đông.
6. Lý Triều quốc sư, phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Gồm có: tam quan - gác chuông - Tam bảo (Phật cùng thánh). Thờ Nguyễn Minh Không.
7. Chùa Láng (Chiêu Thiền tự), phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Gồm có: tam quan ngoại (tam triều) - tam quan nội - Tam bảo (Phật cùng thánh) - nhà tổ - hành lang bao quanh. Thờ Từ Đạo Hạnh.
8. Chùa Tổng, La Phù, Hoài Đức, Sơn Tây (kết cấu phức tạp). Bao gồm: tam quan - sân - chùa Phật; điện thánh (cả tổ Bồ-đề-đạt-ma). Thờ Tam thánh: Từ Đạo Hạnh, Giác Hải, Nguyễn Minh Không.
Những ngôi chùa bị phá hủy do kháng chiến, mới được xây dựng lại năm 1998.
9. Chùa cả (Trung Hưng tự), La Phù, La Phù, Hoài Đức, Sơn Tây. Bao gồm: lối đi vào là hai bên tả vu và hữu vu của đình La Phù - sân - chùa chính - thê phức tạp. Thờ Tam thánh: Từ Đạo Hạnh, Giác Hải, Nguyễn Minh Không.
10. Chùa Thiên Vũ, La Dương, Dương Nội, Hoài Đức, Sơn Tây. Thờ Tam thánh: Từ Đạo Hạnh, Giác Hải, Nguyễn Minh Không.
11. Chùa Ngãi Cầu, Ngãi Cầu, An Khánh, Hoài Đức, Sơn Tây. Thờ Tam thánh: Từ Đạo Hạnh, Giác Hải, Nguyễn Minh Không (thờ vọng).
c) Những ngôi chùa tiến vào Nam sau này:
Theo cuốn Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam của Vũ Văn Tường, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 1994 thì ở miền Nam, trừ những ngôi chùa đã có từ trước như:
+ Vào giai đoạn 1: Đầu Tây lịch-thế kỷ X. (Bắc có 9 ngôi, Nam có 4 ngôi, chỉ nói 2 ngôi chùa ở miền Nam)
1. Chùa Linh Sơn, tọa lạc tại xã Vọng khê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Chùa được xây dựng vào năm 1912, có hiện vật của văn hóa óc Eo (tượng, bia đá cổ).
2. Chùa Sam - Rông Ek, tọa lạc tại Êp Đôn Hóa, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, được xếp vào xây dựng từ năm 642, hoặc 1373. Chùa có giữ pho tượng cổ Nôria bằng đá quý.
+ Vào giai đoạn 2: Thế kỷ XI - XIV (Bắc có 49 ngôi, Nam có 2 ngôi, chỉ nói chùa ở miền Nam)
1. Chùa Hạnh Phóc Tăng, có tên là Samghanangala, tọa lạc tại xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Chùa được xây dựng lâu đời, một số tài liệu cho là từ năm 1339.
2. Chùa Ông Mẹk, tọa lạc ở phường 1, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, được xây dựng từ lâu. Các tài liệu hiện nay cho biết chùa được xây vào năm 1349.
Còn lại có nhiều ngôi chùa được xây dựng theo xu hướng tiến vào Nam. Ở đây chỉ điểm qua những chùa nổi tiếng.
1. Chùa Tịnh Quang (Sắc Tứ, còn có tên là Tịnh Nghiệp), xã ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chùa do HT. Tu Pháp, tự Chí Khả khai sáng vào năm 1739, đời vua Lê Hy Tông, năm thứ 2 đời chóa Nguyễn Phóc Khoát.
2. Chùa Thiên Mụ (Huế) chóa Nguyễn Phóc Hoàng cho xây dựng vào năm 1601.
3. Chùa Quốc Ân (xưa là Vĩnh Ân), làng Phú Xuân nay thuộc phường Trường An TP. Huế, khánh thành vào năm 1684.
4. Chùa Hàm Long (Báo Quốc) trên đồi Hàm Long, huyện Hương Trà, nay thuộc phường Đúc TP. Huế, xây dựng cuối thế kỷ XVII.
5. Chùa Thiền Tông, trước thuộc xã Dương Xuân, huyện Hương Trà, nay thuộc xã Thụy An TP. Huế do Thiền sư Liễu Quán xây dựng vào khoảng năm 1708.
6. Chùa Từ Hiếu, xã Xuân Thủy cách TP. Huế 5 km về hướng Tây Nam, xây dựng năm 1848, được vua Tự Đức phong "Sắc Tứ Từ Hiếu tự".
7. Chùa Linh ứng (Chùa Non Nước - trong khu Ngò Hoành Sơn), xã Hòa Hảo, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, được xây dựng vào thế kỷ XVI.
8. Chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam) do Thiền sư Thiệt Định Chánh Hiển (1714 - 1796) xây dựng.
9. Chùa Thiên Ên, tọa lạc tại núi Thiên Ên, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, được xây dựng thời Hậu Lê.
10. Chùa Thập Tháp Di Đà (xây ở khu vực Chăm nên còn gọi là Thập Tháp), tọa lạc tại làng Chánh Thuận, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định. Chùa do Thiền sư Nguyên Thiều cho xây dựng vào năm 1665, có tài liệu cho là năm 1677.
11. Chùa Long Khánh, tọa lạc tại Êp Vĩnh Bình, huyện Tuy Viễn, nay thuộc số nhà 141 đường Cao Vân TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chùa do HT. Đức Sơn người Trung Hoa cho xây dựng vào năm 1655.
12. Chùa Bảo Tịnh, tọa lạc tại số 174 đường Phan Đình Phùng, thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Chùa do Thiền sư Liễu Quán khai sơn vào cuối thế kỷ XVI.
13. Chùa Kim Sơn, xưa thuộc thôn Ngọc Toàn, huyện Vĩnh Xương, nay thuộc xã Vĩnh Ngọc TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa được xây dựng cuối thế kỷ XVII. Năm 1740 chóa Nguyễn Phóc Khoát đổi là chùa Quy Tông.
14. Chùa Phật Quang, tọa lạc ở phường Hưng Long, thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chùa được xây dựng vào năm 1734, đời Lê Thuận Tông.
15. Chùa Long Bàu, nay thuộc thị trấn Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, xây dựng năm 1845.
16. Chùa Hội Khánh, thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) xây dựng năm 1745.
17. Chùa Giác Lâm (còn gọi là Sơn Can, hoặc Cẩm Đệm) tọa lạc tại số 118 đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình TP. Hồ Chí Minh, được xây dựng vào năm 1744.
18. Chùa Phước Tường (Thủ Đức) TP. Hồ Chí Minh xây dựng vào năm 1741.
19. Chùa Mỹ Lâm TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang xây dựng 1803.
Phô lục 5: Ban trị sự Phật giáo các tỉnh thành
Theo cuốn Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục 2000, tính 30/12/1997 có các ban trị sự Phật giáo như sau:
1. Ban trị sự TP. Hà Nội. 2. Ban trị sự TP. Hồ Chí Minh. 3. Ban trị sự TP. Hải Phòng. 4. Ban trị sự TP. Đà Nẵng. 5. Ban trị sự tỉnh Bắc Ninh. 6. Ban trị sự tỉnh Hà Tây. 7. Ban trị sự tỉnh Ninh Bình. 8. Ban trị sự tỉnh nam Định. 9. Ban trị sự tỉnh Hà Nam. 10. Ban trị sự tỉnh Thái Bình. 11. Ban trị sự tỉnh Thanh Hóa. 12. Ban trị sự tỉnh Quảng Ninh. 13. Ban trị sự tỉnh Quảng trị. 14. Ban trị sự tỉnh Quảng Ngãi. 15. Ban trị sự tỉnh Thừa Thiên-Huế. 16. Ban trị sự tỉnh Quảng Nam. 17. Ban trị sự tỉnh Bình Định. 18. Ban trị sự tỉnh Phú Yên. 19. Ban trị sự tỉnh Khánh Hòa. 20. Ban trị sự tỉnh Ninh Thuận. 21. Ban trị sự tỉnh Lân Đồng. 22. Ban trị sự tỉnh Đắk Lắk. 23. Ban trị sự tỉnh Gia Lai. 24. Ban trị sự tỉnh Bình Thuận. 25. Ban trị sự tỉnh Kon Tum. 26. Ban trị sự tỉnh Bến Tre. 27. Ban trị sự tỉnh Đồng Nai. 28. Ban trị sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 29. Ban trị sự tỉnh Cà Mau. 30. Ban trị sự tỉnh Long An. 31. Ban trị sự tỉnh Đồng Tháp. 32. Ban trị sự tỉnh Kiên Giang. 33. Ban trị sự tỉnh Vĩnh Long. 34. Ban trị sự tỉnh Trà Vinh. 35. Ban trị sự tỉnh An Giang. 36. Ban trị sự tỉnh Tây Ninh. 37. Ban trị sự tỉnh Cần Thơ. 38. Ban trị sự tỉnh Sóc Trăng. 39. Ban trị sự tỉnh Tiền Giang. 40. Ban trị sự tỉnh Thái Nguyên. 41. Ban trị sự tỉnh Bắc Giang. 42. Ban trị sự tỉnh Hải Dương. 43. Ban trị sự tỉnh Hưng Yên. 44. Ban trị sự tỉnh Phú Thọ. 45. Ban trị sự tỉnh Hà Tĩnh. 46. Ban trị sự tỉnh Bình Dương. 47. Ban trị sự tỉnh Bình Phước. 48. Ban trị sự tỉnh Bạc Liêu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anhhuongcuadaoducPhatgia.doc