Đề tài Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ đối với xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là hiệp định rất tổng quát, điều chỉnh nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại giữa hai nước. Nghiên cứu hiệp định này đã đem lại cho em rất nhiều điều bổ ích, hiểu được những vấn đề cơ bản phải thực hiện đàm phán, các ưu đãi có được từ hoạt động đàm phán ký kết hiệp định. Qua đề tài này nó đã đem lại cho em phương pháp nghiên cứu cũng như việc nghiên cứu các tài liệu nhằm rút ra các vấn đề bổ ích cho em trong các công việc sau này. Qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp cho em thấy được những điểm yếu cần khắc phục trong khi nghiên cứu và viết một đề tài nào đó như vấn đề khai thác thông tin, lựa chọn đề tài và cách thức trình bầy một đề tài. Đề tài cũng giúp cho em có được những biến thức mới trong các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại và các nguyên tắc đối xử trong thương mại quốc tế.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ đối với xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sản phẩm của các hãng giải khát như Coca-cola, Pépsi-cola và các sản phẩm điện tử , vi tính của các hãng IBM, Mobil, Microsoft, Kodak... Đây là các sản phẩm nhanh nhất tràn ngập thị trường miền Bắc và thị trường miền Nam. Hoạt động thương mại giữa hai nước bắt đầu náo động hẳn lên,với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 1994 đạt 223 triệu USD, năm 1995 đạt 451,8 triệu USD, năm 1996 là 1039,5 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu của việt nam sang thị trường mỹ tương ứng qua từng năm là50,9 triệu USD (1994), 198,9 triệu USD (1995) và 319,2 triệu USD (1996).Chỉ sau hai năm bỏ lệnh cấm vận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng rất nhanh và đạt trên 1 tỷ USD vào năm 1996.Đây là sự khẳng định tiềm năng thương mại giữa hai nước là rất lớn và sẽ còn tăng lên. Cùng với sự phát triển trong hoạt động xuất nhập khẩu trên , quá trình bắt đầu cho việc thực hiện các vòng đàm phán đi đến ký kết hiệp định thương mại song phương và bình thường hoá hoàn toàn quan hệ kinh tế giữa hai nước. Quá trình đàm phán thương mại giữa hai nước bắt đầu từ năm 1996, trải qua 4 năm liên tục với 9 vòng đàm phán để đi đến ký kết ngày 13/7/2000. Vòng đàm phán thứ nhất diễn ra tại Hà nội từ ngày 21 đến 26/9/ 1996. Vòng thứ hai diễn ra tại Hà nội từ ngày 9 đến 11/12/1996. Vòng thứ ba diễn ra tại Hà nội từ ngày 12 đến 17/4/1997 ,tại vòng đàm phán này phía Mỹ chính thức trao cho phía Việt nam một bản dự thảo sơ bộ của hiệp định . Vòng thứ tư diễn ra tại Washington từ ngày 6 đến 11/10/1997 đã sơ bộ trao đổi về những quy định chung và chương thương mại hàng hoá . Bốn vòng đàm phán tiếp theo hai bên tiếp tục trao đổi các chương tiếp theo về sở hữu trí tuệ ,thương mại dịch vụ và hoạt động đầu tư. Từ ngày 23 đến 25/7/1999 tại Hà nội cuộc gặp cấp Bộ trưởng đã tuyên bố hiệp định được thoả thuận về nguyên tắc. Vòng đàm phán thứ chín diễn ra từ ngày 28 / 8 đến 2 / 9 / 1999 tại Washington để xử lý các vấn đề về mặt kỹ thuật và ngày 3/7/ 2000 kết thúc thảo luận hiệp định. Ngày 13/7/2000 thì hiệp định chính thức được ký kết bởi hai bên tại Washington và kết thúc được quá trình đàm phán kéo dài ,mở ra một bước tiến mới cho quan hệ thương mại giữa hai nước . Trong quá trình đàm phán đó , hoạt động xuất nhập khẩu , đầu tư giữa hai nước vẫn tiếp tục diễn ra đã phần nào khẳng định được mối quan hê thương mại hai nước là có khả năng phát triển mạnh. Về hoạt động đầu tư tính đến tháng 5/1997 đầu tư của Mỹ vào Việt nam là 69 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD và Mỹ trở thành nước có mức đầu tư lớn thứ 6 tại Việt nam ở thời điểm đó . Tính đến tháng 3 / 2000 thì số dự án được phép đầu tư là 118 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1479,7 triệu USD , thế nhưng có 21 dự án với số vốn đăng ký là 329,18 triệu USD bị giải thể trước thời hạn. Về cơ cấu ngành đầu tư , các dự án của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 55 dự án chiếm 57 % về số dự án hiện có và chiếm tới 69 % số vốn đầu tư , lĩnh vực dịch vụ ( xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, y tế , giáo dục, ngân hàng... ) chiếm 28 % số dự án và chiếm 18 % số vốn đầu tư , lĩnh vực nông sản đứng thứ ba chiếm 15 % số dự án và 13 % số vốn đầu tư. Còn hoạt động xuất nhập khẩu thì lại bị chững lại bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu á. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 1997 chỉ đạt 705,8 triệu , năm 1998 là 748,39 triệu , năm 1999 là 838,39 triệu, trong đó kim ngạch xuất khẩu của việt nam sang mỹ là : Kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt nam sang Hoa kỳ giai đoạn 1998-2000: Đơn vị tính: triệu usd Năm 1998 1999 4 tháng đầu năm 2000 Tổng kim ngạch 519,5 601,9 238,2 Cà phê 142,6 100,1 55,3 Giày dép 114,9 145,7 47,7 Hải sản 79,5 108,1 46,4 Dầu thô 66,1 83,8 32,7 Quần áo 27,9 36,4 16,2 Rau quả 23,4 23,7 10 Thực phẩm chế biến từ cá 13,8 1,5 2,4 Nguồn: thời báo kinh tế sài gòn ngày 10.8.2000. Mặc dù chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc hay quan hệ bình thường-NTR nhưng hàng hoá Việt nam xuất sang thị trường Mỹ vẫn tiếp tục tăng. Do vậy khi được hưởng quy chế tối huệ quốc kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ sẽ có khả năng tăng lên nhanh chóng và thị trường Mỹ sẽ là thị trường hấp dẫn đối với hoạt động ngoại thương Việt nam trong thế kỷ 21. Chương II Nội dung chủ yếu của hiệp định thương mại Việt nam -Hoa kỳ: Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ được ký kết là kết quả nỗ lực không ngừng từ hai phía dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi.Hiệp định được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO),tuân thủ các quy tắc , tiêu chuẩn của các cam kết quốc tế, đồng thời có tính đến Việt nam là một nước đang phát triển ở trình độ thấp , đang còn trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế ,hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung , các cam kết ,các quy định của hiệp định này.Là hiệp định thương mại nhưng đã liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ đến hoạt động đầu tư và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Nội dung của hiệp định gồm có 7 chương và các phụ lục kèm theo , các chương đều cam kết dựa trên nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia, các công ước quốc tế cùng với nguyên tắc có đi có lại giữa hai nước . Chương 1 nói về thương mại hàng hoá : Chương này gồm có 9 điều đề cập đến hoạt động thương mại hàng hoá mà chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước . Đây là nội dung quan trọng và cơ bản để đi đến đàm phán và ký kết hiệp định , bởi hoạt động này chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động thương mại giữa hai nước . Hiện nay hoạt động thương mại của Việt nam với Mỹ vẫn là xuất khẩu hàng hoá nên đàm phán hiệp định này nhằm điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu.Chương này đưa ra các quy định liên quan đến thương mại hàng hoá gồm các nội dung sau: Quy chế tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá : Mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hoá có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ lãnh thổ bên kia sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hoá tương tự có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ lãnh thổ của nước thứ ba cũng như sự đối xử bình đẳng ,tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh với hàng hoá trong nước. Các cam kết cắt giảm thuế quan : Đây là nội dung được các doanh nghiệp rất chú ý và có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.Về phía Mỹ cam kết thực hiện ngay lập tức việc cắt giảm thuế theo quy định của quy chế tối huệ quốc MFN khi hiệp định có hiệu lực. Còn phía Việt nam cam kết cắt giảm thuế quan bình quân khoảng từ 1/3 đến 1/2 tuỳ từng mặt hàng xuất khẩu của Mỹ trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm được quy định ở phụ lục E. Những biện pháp phi thuế quan đối với hàng hoá : Phía Mỹ cam kết không thực hiện các hàng rào phi thuế đối với hàng xuất khẩu từ phía việt nam trừ mặt hàng dệt may bị hạn chế bởi hạn ngạch (khoản 4 điều 1) . Việt nam cam kết bỏ tất cả các hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu giấy phép ,kiểm soát xuất nhập khẩu đối với mọi loại hàng hoá và dịch vụ trừ các mặt hàng quy định trong phụ lục B và C. Việt nam cam kết loại bỏ tất cả các hạn chế về biện pháp phi thuế quan đối với các mặt hàng ở phụ lục B trong giai đoạn từ 3 đến 7 năm phụ thuộc vào từng loại mặt hàng . Theo điều 6 của chương này có quy định mỗi bên được quyền có hành động khẩn cấp đối với nhập khẩu khi bên kia gây ra hoặc đe doạ gây ra hoặc góp phần đáng kể làm rối loạn thị trường trong nước. Về việc định giá giá trị đánh thuế hải quan và các lệ phí hải quan phải tuân thủ các luật lệ của WTO. Sau 2 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực ,các bên áp dụng hệ thống định giá hải quan dựa trên giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu hoặc của hàng hoá tương tự để tính thuế . Đó là giá trị thực tế đã thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng hoá khi được bán để xuất khẩu sang nước nhập khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn được thiết lập trong hiệp định về thực hiện thi hành điều VII của GATT-1994 (theo khoản 4 điều 3 chương này ) . Về quyền kinh doanh thương mại : Sau khi hiệp định có hiệu lực , mỗi bên dành cho công dân ,cong ty bên kia thực hiện quyền kinh doanh xuất nhập khẩu . Vấn đề này có tính đến trình độ của việt nam tức là cho phép Việt nam có lộ trình quy định thời gian đối với các công dân ,công ty Mỹ trong việc thực hiện quyền kinh doanh thể hiện ở phụ lục D của hiệp định. Trong phụ lục D quy định thời gian được thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu cho các công dân và công ty Mỹ đối với một số mặt hàng nhất định . Chương 2 về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ : Gồm có 18 điều quy định những điều khoản chủ yếu và giải trình những nội dung liên quan đến các vấn đề sở hữu trí tuệ mà các bên cần phải bảo hộ và có biện pháp bảo hộ . Chương này cũng đề cập đến nguyên tắc đối xử quốc gia tức là mỗi bên dành cho công dân của bên kia sự bảo hộ và thực thi đầy đủ ,có hiệu quả đối với quyền sở hữu trí tuệ trong lãnh thổ của nước mình và phải nhanh chóng tham gia các công ước quốc tế có liên quan đến sở hữu trí tuệ. Chương này chủ yếu đưa ra các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, đó là quyền tác giả, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, nhãn hiệu hàng hoá , sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp , bí mật thông tin và kiểu dáng công nghiệp. Chương này đã đưa ra các quy định về xử lý vi phạm, các thủ tục và các chế tài tố tụng dân sự và hành chính. Theo khoản 1 điều 11 quy định mỗi bên quy định trong luật quốc gia của mình những thủ tục cho phép hành động một cách có hiệu quả chống lại việc xâm phậm các quyền sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi của chương này và có các biện pháp kịp thời và chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa xâm phạm . Chương 3 về thương mại dịch vụ : Gồm có 11 điều áp dụng cho hoạt động dịch vụ mang tính chất thương mại dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Các cam kết trong chương này thực hiện dựa trên các quy định ở hiệp định chung về thương mại và dịch vụ ( GATS ) của WTO. Nội dung của chương này đưa ra các biện pháp đIều chỉnh chung các hoạt động dịch vụ như tiếp cận thị trường , được quyền hưởng và từ chối lợi ích khi thực hiện dịch vụ và đưa ra các cam kết cụ thể của từng lĩnh vực , từng ngành cụ thể ở phụ lục F và G của hiệp định này. Phụ lục F quy định các cam kết về dịch vụ tài chính,về di chuyển thể nhân và về viễn thông cùng với tài liệu tham chiếu . Phụ lục G quy định lộ trình cam kết về thương mại dịch vụ của mỗi bên . Phía Hoa kỳ lộ trình cam kết cụ thể là lộ trình cam kết của Hoa kỳ ở trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ ( GATS ) của WTO và được điều chỉnh trong từng thời kỳ . Đối với Việt nam đó là cam kết trong phụ lục G của Việt nam về cam kết chungvà các cam kết cụ thể đối với từng lĩnh vực , từng ngành về giới hạn trong tiếp cận thị trường và về đối xử quốc gia. Trong mỗi lĩnh vực ,mỗi ngành cũng có các quy định về phần vốn góp và thời gian được góp phần vốn đó của các công ty Hoa kỳ. Chẳng hạn trong lĩnh vực bưu chính viễn thông , Việt nam quy định sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực cho phép các công ty của Mỹ liên doanh cung cấp dịch vụ Internet, sau 4 năm cho phép liên doanh cung cấp dịch vụ điện thoại di động và sau 6 năm cho phép cung cấp dịch vụ đIửn thoại cố định với phần vốn góp trong các liên doanh viễn thông không vượt quá 49 %. Chương 4 về phát triển quan hệ đầu tư : Gồm có 15 điều quy định các điều khoản có liên quan đến việc hai cam kết đối xử với các dự án đầu tư của nước bên kia dựa trên nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia . Chương này đưa ra các tiêu chuẩn đối xử và các biện pháp giải quyết tranh chấp , các quyền tham gia đầu tư . Các cam kết của chương này cũng kèm theo phụ lục H – quy định về phần vốn góp và thời gian góp vốn đầu tư vào một số lĩnh vực và các cam kết bãi bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại ( TRIMs ) ở phụ lục I. Phía Hoa kỳ cũng như phía Việt nam đều có cam kết về việc áp dụng các trường hợp ngoại lệ trong ddối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc đối với một số ngành ở phụ lục H . Một vấn đề trong đầu tư mà các bên luôn quan tâm đó là phần vốn góp và bộ máy nhân sự trong liên doanh . Sau 3 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực Việt nam phải huỷ bỏ quy định về số thành viên nhất định là người Việt nam trong Ban giám đốc và cho phép tuyển chọn nhân sự quản lý không phụ thuộc vào quốc tịch. Nhưng trong khoản 4 của phụ lục H có quy định trong 3 năm đầu phía Việt nam được phép có người trong ban giám đốc . Chương 5 về nội dung tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh: Gồm có 3 điều quy định mỗi bên cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và công ty của bên kia tiến hành các hoạt động kinh doanh như thành lập các văn phòng đại diện , tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu , tiến hành quảng cáo và nghiên cứu thị trường ,... trên thị trường nước đó . Chương 6 nói đến các quy định liên quan đến tính minh bạch hoá, công khai và quyền khiếu nại: Gồm có 8 điều quy định việc các bên công khai , minh bạch hoá và cung cấp định kỳ kịp thời tất cả các luật và các thủ tục hành chính ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Việc công khai thông tin và luật pháp phải được tiến hành sao cho các cơ quan , tổ chức cá nhân tham gia hoạt động thương mại có thể làm quen với chúng trước khi chúng có hiệu lực và áp dụng theo quy định. Chương 7 là chương cuối cùng nói về các quy định chung đối với các vấn đề giao dịch , chuyển tiền, mối quan hệ giữa các chương với các phụ lục , thư từ trao đổi và các bản cam kết cùng với các điều khoản về thời hạn , hiệu lực , đình chỉ và kết thúc hiệp định. Hiệp định còn có một phần nữa đó là các thư từ trao đổi, ngay sau khi hiệp định được ký, Bộ trưởng Vũ Khoan đã trao cho bà Barshefsky một lá thư khẳng định hai bên đã thoả thuận về những vấn đề liên quan đến chế độ cấp phép đầu tư , trong đó Việt nam vẫn duy trì việc thẩm định và cấp phép đầu tư đối với một số lĩnh vực và thực hiện chế độ đăng ký cấp phép đầu tư trong một số ngành. Ví dụ như trong vòng 2 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực áp dụng chế độ đăng ký cấp phép đầu tư vào khu chế xuất và khu công nghiệp; các dự án đầu tư có tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu 50 % ; các dự án có vốn đầu tư đến 5 triệu USD . Sau đó bà Barshefsky đã trả lời phúc đáp bằng thư xác nhận những thoả thuận này và hai lá thư này được xem như một phần của bản hiệp định đã ký . Chương III ảnh hưởng của hiệp định thương mạI việt nam - hoa kỳ đến xuất khẩu việt nam. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang mong đợi sự phê chuẩn hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳcủa quốc hội hai nước . Hiệp định này được nhận định đưa lại rất nhiều cơ hội trong hoạt động thương mại giữa hai nước nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng . Sau khi hiệp định được ký kết ngày 13/7/2000 của đại diện thương mại hai nước thì còn phải chờ quốc hội hai nước phê chuẩn mới có hiệu lực pháp lý trong việc sử dụng nó . Hiệp định sẽ đặt ra nhiều thách thức cho Việt nam và cho hoạt động xuất khẩu của Việt nam khi mà nền kinh tế Việt nam đang còn phát triển ở trình độ thấp . Hiện nay hoạt động thương mại của Việt nam với các nước nói chung và với Hoa kỳ nói riêng chủ yếu là thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá , trong đó xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ so với các nước khác còn rất nhỏ bé và tính cạnh tranh của hàng hoá Việt nam trên thị trường Mỹ còn rất kém. Xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ chiếm một tỷ lệ bé nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của Hoa kỳ , chiếm chưa đầy 0,1 %. Vì thế khi hiệp định thương mại này có hiệu lực có thể cải thiện được kim ngạch xuất khẩu của Việt nam như thế nào và sẽ đem lại lợi ích cũng như những thách thức gì cho xuất khẩu Việt nam hay không ? Đó là một câu hỏi cần đặt ra khi nghiên cứu hiệp định , bởi thị trường Mỹ luôn là thị trường hấp dẫn đối với tất cả các nước , các doanh nghiệp và là thị trường rộng lớn đối với tất cả các loại hàng hoá khác nhau , từ những hàng hoá cao cấp đắt tiền đến những hàng hoá bình dân rẻ tiền. Theo các nhà kinh tế đánh giá hiệp định hứa hẹn một sự thay đổi lớn cho xuất khẩu Việt nam sang thị trường Mỹ vì sự ưu đãi của nó cho hàng hoá Việt nam trên thị trường Mỹ. 1 - Tác động thúc đẩy xuất khẩu của Việt nam do hiệp định đem lại: Hiệp định có hiệu lực chắc chắn sẽ tạo ra một cơ hội nhất định cho các doanh nghiệp Việt nam và nếu các doanh nghiệp nắm bắt được , quan trọng hơn là vượt qua các thách thức thì kết quả đạt được không phải là nhỏ . Hiệp định sẽ không đem lại ngay lập tức một kết quả lớn cho nền kinh tế mà Việt nam muốn thu được lợi ích từ nó thì phải tìm cách phát huy tiềm lực của mình cùng với việc tận dụng được các cơ hội có được từ hiệp định , khi đó mới có thể thúc đẩy được nền kinh tế nói chung cũng như xuất khẩu của Việt nam phát triển đi lên. Tác động thứ nhất là khả năng nâng cao được sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Mỹ : Lợi ích cơ bản trực tiếp nhất mà hàng hoá Việt nam có được từ hiệp định đó là việc được hưởng quy chế tối huệ quốc và đối xử quốc gia cho các mặt hàng của Việt nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ , mà cơ bản là việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu của Mỹ cho các hàng hoá xuất khẩu từ Việt nam . Theo cam kết khi hiệp dịnh có hiệu lực , Hoa kỳ sẽ cắt giảm ngay lập tức thuế suất thuế nhập khẩu cho hàng hoá Việt nam và tuỳ từng mặt hàng cụ thể mà mức cắt giảm thuế suất sẽ khác nhau nhưng nhìn chung mức thuế suất sẽ giảm từ 3 đến 10 lần. Biểu thuế quan của Hoa kỳ có áp dụng hai biểu thuế cho hang hoá nhập khẩu vào Hoa kỳ của các nước khác nhau . Biểu thuế thứ nhất quy định thuế suất theo quy chế tối huệ quốc (còn gọi là quy chế MFN) , thuế suất này dành cho các hàng hoá nhập vào Mỹ của các nước thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các nước có ký kết thoả ước thương mại song phương với Mỹ. Biểu thuế suất thứ hai quy định thuế suất đầy đủ ( thuế suất phổ thông ) , đây là biểu thuế pháp định áp dụng cho các hàng hoá của các nước không được hưởng quy chế tối huệ quốc . Bảng thuế suất trước và sau khi hưởng quy chế MFN của hàng hoá Việt nam nhập vào thị trường Mỹ : Mặt hàng Thuế suất phi MFN ( % ) Thuế suất MFN ( % ) 1: Rau quả 25,5 2 2: Dệt may 68,9 13,4 3: Giày dép 33 5,6 4: Các sản phẩm bằng da 22,7 8,4 5: Hải sản ( chủ yếu là tôm ) 0 0 6: Nhóm cà phê , gia vị ,chè 0 0 7: Sản phẩm chế biến từ gỗ 37,7 3,5 8: Thủ công mỹ nghệ 45 9 9: Sản phẩm điện tử 34 2,8 10: Sản phẩm từ khoáng sản 40,4 3,8 11: Sản phẩm từ kim loại 45 4,9 12: Gạo chế biến 35 8,8 13: Dầu thô 1,3 0,4 Nguồn : UNCTAD. Hiện nay các mặt hàng đang chiếm tỷ trọng lớn tronh kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Hoa kỳ là do hai mức thuế MFN và phi MFN rất thấp như hải sản , cà phê , dầu mỏ , các loại nông sản chế biến, ... Đây là những mặt hàng mà Việt nam có ưu thế xuất khẩu nhưng vẫn đang chịu các rào cản thương mại khác của Mỹ khi muốn xuất sang thị trường này. Do đó khi hiệp định có hiệu lực các mặt hàng này sẽ tăng lên mạnh mẽ nhờ đã định hình được thị trường từ trước và được đối xử bình đẳng , không bị ảnh hưởng bởi hàng rào phi thuế. Các mặt hàng giày dép , dệt may xuất khẩu hiện nay còn thực hiện dưới hình thức gia công là chủ yếu . Mặt khác mức thuế suất phi MFN hiện nay lại cao và bị ảnh hưởng bởi các rào cản khác nên kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng này sang Mỹ còn nhỏ bé chưa tương xứng với khả năng sản xuất của Việt nam . hàng dệt may của Việt nam xuất sang Mỹ chỉ chiếm chưa đầy 2 % kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam , trong khi đó xuất sang Châu Âu là 70 % và sang Nhật bản là 23 %. Hàng giày dép của Việt nam xuất sang Mỹ chiếm 11 % , trong khi xuất sang EU chiếm 74 % và sang Nhật bản là 8 %. Khi hiệp định có hiệu lực với thuế suất giảm khoảng 4-5 lần so với hiện nay, hy vọng sẽ thu hút nhiều nhà làm xuất khẩu mặt hàng này của Việt nam xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ. Hai mặt hàng này cũng là hai mặt hàng có thể làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ bởi khả năng nhập khẩu của đói với hai mặt hàng này là rất lớn . Với mặt hàng dệt may phải chịu hạn ngạch nhưng vẫn được hưởng thuế suất của quy chế MFN khi xuất sang Mỹ và theo các nhà quản lý dệt may những năm đầu khi hiệp định có hiệu lực có khả năng Mỹ chưa áp dụng hạn ngạch đối với dệt may Việt nam. Do đó các công ty dệt may Việt nam vẫn đang chờ thời cơ để xuất hàng hoá sang thị trường Mỹ khi hiệp định có hiệu lực . Các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ được coi là có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khi hiệp định có hiệu lực là các mặt hàng rau quả , hàng thủ công mỹ nghệ , hàng thực phẩm chế biến ( chủ yếu là sữa và thịt ) . Bởi vì hiện nay kim ngạch các mặt hàng này xuất sang thị trường Mỹ còn rất nhỏ và đây là những mặt hàng xuất khẩu mà Việt nam có tiềm năng và có ưu thế khi xuất khẩu cũng như khi xuất sang Mỹ, đồng thời các mặt hàng này sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn nhiều lần so với thuế suất hiện nay . Thuế suất đánh theo khối lượng của rau giảm từ 22 cent/kg xuống 1 cent/kg , của quả tươI giảm từ 10 cent/kg xuống 0,4 cent/kg , thuế suất dứa hộp giảm khoảng 10 lần , thuế suất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ giảm khoảng 5 lần. Các mặt hàng còn lại đã xâm nhập như sản phẩm điện tử ,sản phẩm của các ngành khai khoáng, luyện kim cũng như các mặt hàng khác chưa có mặt trên thị trường Mỹ sẽ là những mặt hàng có đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ nhờ có được các ưu đãi thuế quan , thuận lợi trong đối xử và đó là cơ hội để các nhà sản xuất mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình . Vậy với việc hưởng ưu đãi về thuế quan ,hàng hoá việt nam sẽ có cơ hội lớn để nâng cao tính cạnh tranh bởi việc giảm được chi phí cho hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ và có ưu thế để đối mặt với hàng hoá của các nước khác trên thị trường Mỹ, như hàng hoá của Trung quốc ,các nước ASEAN – là những nước có cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Mỹ tương tự như của Việt nam và cũng được hưởng quy chế MFN của Mỹ. Bên cạnh những lợi ích trực tiếp đó, khi hiệp định có hiệu lực khả năng xuất khẩu của Việt nam còn có thể có được các lợi ích gián tiếp thông qua hoạt động đầu tư và sự xâm nhập của các công ty Mỹ vào Việt nam . Khi các công ty Mỹ đầu tư vào Việt nam họ sẽ trang bị cho các ngành của Việt nam (đáng chú ý là các ngành có mặt hàng xuất khẩu và các ngành hỗ trợ xuất khẩu như ngân hàng, bưu chính viễn thông) một hệ thống thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mặt khác đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt nam tìm kiếm đầu tư được các công nghệ nguồn và đổi mới hệ thống máy móc thiết bị đã lạc hậu thông qua liên doanh liên kết với các công ty của Mỹ. Khi đã thay thế được các thiết bị mới , hiện đại sẽ có khả năng nâng cao được chất lượng hàng hoá , giảm được chi phí trong sản xuất, chế biến và sẽ nâng cao được sức cạnh tranh cho hàng hoá . Đây là yếu tố rất quan trọng để tạo sự cạnh tranh lớn cho hàng hoá khi xuất khẩu và yếu tố đem lại sự thành công trong hoạt động xuất khẩu mà Việt nam hiện nay còn rất kém . Khi có sự xâm nhập của các công ty Mỹ vào thị trường Việt nam, họ cũng được phép thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá như các doanh nghiệp Việt nam. Cùng với sự ưu đãi, đối xử giữa các doanh nghiệp luôn luôn bình đẳng, công bằng theo nguyên tắc đối xử quốc gia sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh khốc liệt ,mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Khi đó các doanh nghiệp Việt nam muốn tồn tại và phát triển họ phải đối phó tốt trước sức cạnh tranh của hàng hoá Mỹ . Điều đó buộc họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất để giảm giá bán , từ đó nâng cao được sức cạnh tranh cho hàng hoá của mình cả trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới . Tác động thứ hai là khả năng thúc đẩy sản xuất phát triển nhờ việc phải điều chỉnh, sửa đổi luật pháp cho phù hợp với các quy định của hiệp định : Khi thực hiện các cam kết đề ra trong hiệp định đồng nghĩa với việc nước ta phải đối xử công bằng bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt nam với các doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Việt nam và giữa các thành phần kinh tế với nhau. Thế nhưng hệ thống luật kinh tế của Việt nam lại chưa thể làm được điều đó bởi với một hành vi kinh tế sẽ có sự điều chỉnh khác nhau đối với các thành phần kinh tế khác nhau . Các doanh nghiệp nhà nước chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp nhà nước , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, các loại hình doanh nghiệp khác trong nước lại chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp. Mặt khác hệ thống luật kinh tế của Việt nam còn chưa đồng bộ, tính ổn định của luật pháp còn thấp và còn có sự chồng chéo mâu thuẫn lẫn nhau gây ra sự khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp khi áp dụng . Hệ thống luật đIều chỉnh các hoạt động thương mại còn thiếu bởi luật thương mại năm 1997 chưa thể điều chỉnh một cách hiệu quả các cam kết trong hiệp định này như vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ , tính cạnh tranh , chống độc quyền ... Bên cạnh đó tính minh bạch hoá của luật pháp chưa cao và thời gian có hiệu lực áp dụng còn ngắn thường chỉ 1 tháng sau khi ban hành cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và nghiên cứu để áp dụng . Hiện nay chưa có một tạp chí nào chính thức được nhà nước quy định chuyên đăng tải và công bố các luật , pháp lệnh của quốc hội mà mới chỉ có một tạp chí duy nhất là tạp chí “ công báo “ có đăng tải các văn bản của chính phủ , của thủ tướng chính phủ , của chủ tịch nước và của các bộ ngành khác ở trung ương. Điều này cũng chưa phù hợp với quy định của chương VII của hiệp định thương mại này. Vì vậy để có được hệ thống luật pháp phù hợp với các quy định của hiệp định thương mại này cũng như các cam kết quốc tế và các cam kết với các tổ chức kinh tế khác mà Việt nam tham gia buộc nhà nước ta phải có sự sửa đổi , đIều chỉnh các luật tạo nên sự đồng bộ , hoàn thiện đem lại sự dễ dàng trong việc quản lý và thực hiện các cam kết đó. Khi đó sẽ có sự tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt nam nói chung và hoạt động xuất khẩu cuả các doanh nghiệp nói riêng . Thứ nhất là khi có sự điều chỉnh luật pháp sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng ,tự do cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt, ác liệt hơn và sự pháp triển của các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng . Bởi vì khi một doanh nghiệp nào đó không đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh , không đứng vững được trước cạnh tranh đó thì sẽ bị tụt hậu và dẫn đến phá sản còn các doanh nghiệp tồn tạI được trên thị trường thì sẽ có cơ hội phát triển . Với những thách thức đó buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn có ý thức nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá của mình để có thể tồn tại và pháp triển được trên thị trường . Điều đó sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh cao cho hàng hoá của các doanh nghiệp Việt nam trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới. Và khả năng xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường sẽ tốt hơn , từ đó mới có khả năng mở rộng thị trường ra thị trường quốc tế trong đó đáng chú ý là các thị trường lớn như thị trường Mỹ .Vì một doanh nghiệp có đứng vững trên thị trường trong nước mới có khả năng phát triển và mở rộng trưởng ra bên ngoài và việc mở rộng thị trường ra nước ngoài là một tất yếu khách quan đối với việc mở rộng sản xuất kinh doanh . hơn nữa khi thị trường trong nước không còn có khả năng khai thác thì việc mở rộng sang các thị trường khác hấp dẫn hơn như thị trường Mỹ là điều phải làm của các doanh nghiệp. Thứ hai là khi thay đổi luật sẽ tạo ra cơ hội và điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài . Hệ thống luật pháp đã thông thoáng , bình đẳng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài , không riêng gì các nhà đầu tư Mỹ khi xâm nhập và đầu tư vào Việt nam , vì trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam quy định không phân biệt đối xử đối với tát cả các nhà đầu tư nước ngoài , không phân biệt quốc tịch . Đồng thời cùng với việc hàng hoá Việt nam được hưởng các ưu đãi của Mỹ khi xuất khẩu sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư đấu tư vào lĩnh vực sản xuất và làm hàng xuất khẩu để xuất khẩu sang thị trường Mỹ và như vậy sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ . Tác động thứ ba là tạo ra khả năng thúc đẩy nền kinh tế Việt nam gia nhập vào nền kinh tế thế giới : Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ là một hiệp định toàn diện dựa trên các thông lệ quốc tế mà quan trọng nhất là các nguyên tắc của thương mại thế giới (WTO) - đây là các nguyên tắc mà hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng . Thành công của Việt nam trong việc ký kết được hiệp định thương mại với hoa kỳ đã chứng minh được phần nào khả năng của Việt nam trong việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản của WTO. Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ được ký kết đã đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình hội nhập của Việt nam vào nền kinh tế thế giới . Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ có hiệu lực sẽ đưa nền kinh tế Việt nam vào luật chơi chung của nền kinh tế toàn cầu và buộc kinh tế Việt nam phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu , cạnh tranh trong khu vực và cạnh tranh ở từng ngành cụ thể. Khi đó hàng hoá Việt nam phải bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với các hàng hoá của các nước khác cả về chất lượng lẫn giá thành sản phẩm , trong quá trình đó sẽ không có chỗ đứng cho các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả và các doanh nghiệp đó sẽ bị loại khỏi cuộc chơi . Với thị trường Mỹ là thị trường có đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng hàng hoá cũng như các yêu cầu khác đối với hàng hoá điều đó buộc các doanh nghiệp Việt nam phải thận trọng khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường này . Khi các doanh nghiệp Việt nam đáp ứng được các điều này thì khả năng phát triển trên thị trường thế giới sẽ dễ dàng hơn. 2- Xu hướng thay đổi xuất khẩu của Việt nam do hiệp định đem lại: a : Khả năng làm thay đổi luồng mậu dịch của Việt nam : Hiện nay thị trường xuất khẩu của việt nam đang nghieng hẳn về thị trường Châu á , trong đó xuất khẩu Việt nam sang các nước ASEAN là chủ yếu sau đó là thị trường Nhật bản. Thị trường Châu Âu là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của việt nam, trong khi đó xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Mỹ chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé trong kim ngạch xuất khẩu của Việt nam , chiếm chưa đầy 5 % tổng kim ngạch xuất khẩu, chỉ bằng khoảng 28 % kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Nhật bản và bằng 20 % kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường EU. ở đây có sự chênh lệch rất lớn của xuất khẩu Việt nam đến các trung tâm kinh tế của thế giới . Điều đó nói lên rằng cơ cấu xuất khẩu của Việt nam chưa được hợp lý và đòi hỏi phảI có sự thay đổi nào đó cho phù hợp hơn. Khả năng đó sẽ được thực hiện khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Khi hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ có hiệu lực pháp lý sẽ đem đến sự thay đổi cho xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ và hứa hẹn một sự chuyển dịch luồng mậu dịch lớn sang thị trường Mỹ đối với xuất khẩu Việt nam . Theo dự báo của Bộ thương mại thì nếu hiệp định thương mại này có hiệu lực trong năm 2001 thì khả năng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Mỹ đạt khoảng 800 triệu USD tăng 35 % so với năm 2000 còn nếu chưa được quốc hội hai nước thông qua trong năm 2001thì kim ngạch xuất khẩu của việt nam sang mỹ dự kiến chỉ đạt 680 - 700 triệu USD tăng khoảng 20 % so với năm 2000 .Với những năm tiếp theo khi hiệp định có hiệu lực thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ bình quân đạt khoảng 30-35 %/ năm và đạt khoảng 2,8 tỷ USD vào năm 2005 chiếm khoảng 9 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam . Sau đó nếu các doanh nghiệp của Việt nam không có những thay đổi lớn trong đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh thì tốc độ tăng trưởng bình quân sẽ giảm dần và chỉ đạt khoảng 20 %/năm cho những năm từ 2005 trở đi, chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD vào năm 2010, còn vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng trên (khoảng 30 %/ năm) thì sẽ đạt khoảng 11 tỷ USD vào năm 2010 . Như vậy kết quả trên ( với mức tăng trưởng khoảng 30 %/ năm ) chỉ xảy ra khi hiệp định có hiệu lực cùng với khả năng nắm bắt các cơ hội của các doanh nghiệp và khai thác được các cơ hội do hiệp định tạo ra . Còn với các thị trường khác : Theo dự báo của Bộ thương mại ,xuất khẩu của Việt nam sang thị trường ASEAN đang có xu hướng giảm dần năm 2001 chiếm khoảng 17 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam đến năm 2005 giảm xuống còn khoảng 14 % cho dù các nước ASEAN bắt đầu thực hiện chế độ ưu đãI thuế quan chung CEPT nhưng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt nam vào thị trường này và khả năng sản xuất ra mặt hàng này của các nước ASEAN là tương tự nhau chỉ xuất được khi có lợi thế nên mức độ hấp dẫn của thị trường ASEAN đối với doanh nghiệp Việt nam là không lớn. Với thị trường Nhật bản do hai nước đã dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) kể từ ngày 26/5/1999 thế nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam vào thị trường này là tương đối ổn định nên kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Nhật bản chỉ chiếm khoảng 14 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam trong giai đoạn 2001 - 2005 . Còn với thị trường EU, khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này sẽ tăng lên dần đạt khoảng 4 - 6 tỷ USDvào năm 2005 và chiếm khoảng 23 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam bởi vì thị trường này hiện nay đang là thị trường trọng tâm đối với xuất khẩu của Việt nam . Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Đối với từng thị trường khả năng xuất khẩu của từng mặt hàng sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ hấp dẫn của từng thị trường đó . Về mặt hàng dệt may là mặt hàng đang có đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt nam , hiện nay thị trường EU vẫn đang là thị trường chính cho mặt hàng này chiếm khoảng 70 % tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam chủ yếu thông qua dạng gia công , đặt hàng và theo dự báo của Bộ thương mại xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt nam có khả năng giảm xuống còn 40 % vào năm 2005 đối với thị trường này . Xuất khẩu mặt hàng này vào Nhật bản chiếm khoảng 23 % tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam và theo dự báo tỷ trọng này cũng có xu hướng giảm xuống còn khoảng 20 % vào năm 2005 . Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường Mỹ năm 1999 chỉ đạt 70 triệu USD chiếm chưa đầy 2 % tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam .khi hiệp định này có hiệu lực hàng dệt may của Việt nam sẽ được hưởng thuế suất MFN thì khả năng xuất khẩu sẽ tăng lên và theo dự báo của các nhà quản lý dệt may kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam xuất sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng khoảng 20 % tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam vào năm 2005 Mặt hàng thứ hai có khả năng có kim ngạch xuất khẩu thay đổi nghiêng sang thị trường Mỹ đó là mặt hàng giày dép : Hiện nay xuất khẩu giày dép của Việt nam chủ yếu sang thị trường EU chiếm khoảng 74 % tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt nam nhưng theo dự báo tỷ trọng xuất khâủ mặt hàng này sang thị trường EU sẽ giảm xuống còn 55 % vào năm 2005 . Còn xuất khẩu mặt hàng này của Việt nam sang thị trường Mỹ hiện nay chiếm khoảng 11 % tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt nam và do mặt hàng giày dép Việt nam còn có khả năng sản xuất đồng thời thị trường Mỹ là thị trường hấp dẫn cho mặt hàng này bởi mỗi năm Mỹ nhập khoảng 14 tỷ USD đối với mặt hàng này nên có khả năng tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ sẽ tăng lên 15 % vào năm 2005 . Mặt hàng thứ ba mà thị trường Mỹ còn có khả năng phát triển là các mặt hàng hải sản : Mặt hàng này là mặt hàng Việt nam có thế mạnh và có thể phát triển mạnh trong tương lai . Đây là mặt hàng có ưu thế nhất khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng hiện nay Việt nam mới chỉ xuất sang thị trường Mỹ 200 triệu USD năm 2000 trong khi đó mỗi năm Mỹ nhập khoảng 3 tỷ USD mặt hàng này .Do vậy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ sẽ tăng lên khi các doanh nghiệp tận dụng được các ưu đãI mà hiệp định đem lại . Mặt hàng thứ tư có khả năng xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng lớn là mặt hàng thủ công mỹ nghệ . Hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt nam sang thị trường Mỹ chiếm chưa đầy 0,1 % tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ với lý do là mức thuế suất phi MFN quá cao .Vì vậy trong tương lai kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam sang Mỹ sẽ có khả năng tăng lên con số trăm triệu USD là chắc chắn bởi thuế suất sẽ giảm đI rất nhiều và chất lượng mặt hàng này của Việt nam cũng không thua kém gì hàng của Trung quốc . b: Khả năng thay đổi lợi thế so sánh cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ : Theo học thuyết HECSHER - OHLIN : một nước sẽ có lợi khi xuất khẩu loại hàng hoá mà việc sản xuất ra nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có ở nước đó và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra nó cần nhiều yếu toó đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó . Với Mỹ là một nước có trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ rất cao và có vốn lớn thì khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ chỉ có loại khi xuất khẩu những mặt hàng mà Việt nam có ưu thế về lao động, về nguyên vật liệu. Bởi Việt nam được đánh giá là nước có chi phí nhân công thấp nhất và lực lượng lao động nhiều nhưng chủ yếu là lực lượng lao động phổ thông còn lao động có trình độ khoa học kỹ thuật rất ít và là nước có nguồn tàI nguyên rất phong phú trong cá lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản vì vậy Việt nam chỉ có một số mặt hàng có lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ: Thứ nhất là nhóm các mặt hàng thu hút và cần nhiều lao động , đó là nhóm những mặt hàng dệt may, giày dép, các mặt hàng chế biến, các mặt hàng gia công. Đây là những mặt hàng cần rất nhiều lao động phổ thông trong khi đó Việt nam rất có ưu thế về mặt này, do vậy chính phủ cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần có chiến lược ưu tiên và phát huy lợi thế này để thúc đẩy sự phát triển cho mặt hàng này trong việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ . Thứ hai là những mặt hàng sử dụng mhieeuf nguyên vật liệu trong nước - đó là những mặt hàng rau quả , hải sản , thủ công mỹ nghệ .Đây là những mặt hàng sử dụng nguyên liệu chủ yếu là được sản xuất trong nước để chế biến sản xuất hàng xuất khẩu . Đây cũng là những mặt hàng mà khả năng sản xuất của nước ta còn tương đối lớn nếu có chiến lược khai thác và sử dụng hợp lý có hiệu quả . Thế nhưng để có thể thu được những lợi ích trên khi hiệp định có hiệu lực còn phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp Việt nam . Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ sẽ không thể thực hiện được khi các doanh nghiệp Việt nam không tìm được cách khai thác các cơ hội do hiệp định đem lại . Theo ông Đỗ Thanh Hồng - Phó tổng giám đốc tổng công ty da giày , mặc dù hiện nay có tới 150 doanh nghiệp da giày chuẩn bị tiếp cận thị trường Mỹ nhưng chỉ có một vài doanh nghiệp có khả năng trụ lại được ở thị trường này do hầu hết các doanh nghiệp kể cả da giày và dệt may hiện nay đều phải nhập nguyên vật liệu chính với khối lượng lớn ( da giày chiếm khoảng 80 % , dệt may chiếm khoảng 70 % ) , cơ sở vật chất lạc hậu , năng lực sản xuất thiết bị còn hạn chế sẽ làm giảm đi sức cạnh tranh với các đối thủ từ các quốc gia khác đang kinh doanh trên thị trường Mỹ . Bên cạnh đó cung cách làm ăn của các doanh nghiệp Việt nam còn manh mún sản xuất còn phân tán rát khó cho việc tạo nguồn mua hàng để xuất khẩu và cũng sẽ hạn chế khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp . Chương IV các kiến nghị và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả cơ hội do hiệp định đem lại: 1- Kiến nghị đối với Chính phủ: Trước hết là phải hoàn thiện các cam kết của hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Mặc dù hiệp định có hiệu lực nhưng chế độ ưu đãi NTR mà hiệp định đem lại chưa phải là chế độ NTR vĩnh viễn mà sẽ có sự điều chỉnh sau một thời gian nhất định (khoảng 3 năm) do đó để cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt được sự ổn định cần thiết cần phải có sự nỗ lực của cả hai phía trong đó Việt Nam phải tiến hành đàm phán để phía Hoa Kỳ sớm dành chế độ NTR vĩnh viễn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Mặc khác hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vẫn chịu hạn ngạch cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ bởi mặt hàng này là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. Vì vậy hai nước phải sớm tiến hành đàm phán hiệp định về dệt may để cho dệt may Việt Nam không còn bị hạn chế bởi hạn ngạch khi xuất sang thị trường Hoa Kỳ. Thứ hai: Tại ra một kênh thông tin về thị trường Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bằng việc thiết lập một trang Web riêng về thị trường cũng như đưa lên các báo cáo hàng năm hàng quý, hàng tháng của các tham tán. Đây là những cơ sở để các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về thị trường Mỹ. Hệ thống cung cấp thông tin hiện nay cho các doanh nghiệp của Bộ thương mại hầu như là chưa có, ở thị trường Mỹ rộng lớn như vậy mà chỉ có 1 tham tán thương mại, do đó hiện nay khả năng có được thông tin về thị trường Mỹ là không lớn. Vậy để các doanh nghiệp có được thông tin về thị trường Mỹ Nhà nước phải giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp và các doanh nghiệp phải cố gắng để tìm kiếm, khai thác một cách triệt để thông tin. Thứ ba: Là phải tổ chức nhiều hơn nữa các cột tiếp xúc giữa các nhà doanh nghiệp của hai nước. Bởi đây là cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm hiểu bạn hàng và giao dịch đi đến ký kết hợp đồng. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh làm ăn trực tiếp với người Mỹ, công ty Mỹ. Hiện nay một công ty tự tổ chức đi đến khảo sát thị trường tìm kiếm bạn hàng là rất tốn kém và không hiệu quả bằng việc một cơ quan Nhà nước đại diện là Bộ thương mại đứng ra tổ chức các cuộc tiếp xúc, có thể là tiếp xúc trong nước có thể là tổ chức đi sang trực tiếp tìm hiểu thị trường Mỹ và tìm kiếm bạn hàng ở bên đó. Điều này cũng đã được thực hiện bởi phòng thường mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2000 họ có tổ chức một đoàn sang nghiên cứu thị trường Mỹ và tìm kiếm đối tác. Sau đó phòng thương mại và công nghiệp chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cùng với cục xúc tiến thương mại của Bộ thương mại tổ chức mời đại diện 5 bang của Mỹ gồm bang Illinois, Louisiana, Mississippi, New Mexico và Ohio đến thành phố Hồ Chí Minh ngày 23 - 24/4/2001 và đến Hà Nội ngày 26/4/2001 nhằm giới thiệt các Công ty của bang họ và giúp các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tìm hiểu cũng như ký hợp đồng Thứ tư: Nhà nước phải có chính sách hõ trợ các doanh nghiệp trong việc đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ. Để thực hiện được điều này Nhà nước phải có chiến lược xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong đó chú trong đến chiến lược mặt hàng nhằm xác định được những mặt hàng trọng diểm cần phải đầu tư và phát triển. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu đang sử dụng các thiết bị công nghệ lạc hậu đến 2, 3 thập kỷ và sử dụng các thiết bị công nghệ của các nước trung gian nên khi hiệp định có hiệu lực sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp trang bị được thiết bị, công nghệ hiện đại với công nghệ nguồn từ Mỹ. Đây cũng là biện pháp đẻ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được chi phí sản xuất và từ đó nâng cao được sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu và là yêu cầu tất yếu để hàng hoá Việt Nam xâm nhập được vào thế giới. Bên cạnh đó Nhà nước cũng nên có chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm trên thị trường Mỹ, đặc biệt là các doanh nghiệp mong muốn xâm nhập vào thị trường Mỹ. 2- Các giải pháp nhằm khai thác tốt cơ hội từ hiệp định. Để có thể khai thác tốt cơ hội được tạo ra bởi hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh trên thị trường Mỹ ngoài những giúp đỡ của Nhà nước thì các doanh nghiệp phải tự mình đưa ra được các biện pháp chiến lược riêng nhằm có chỗ đứng tốt cho mình trên thị trường Mỹ. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường Mỹ trước hết phải đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống luật pháp Mỹ về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phải tuân thủ các quy định của hải quan Mỹ. Sau đó phải làm sao để khách hàng, thị trường biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, biết đến doanh nghiệp. Sau đây là một số giải pháp có thể giúp được phần nào các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Mỹ. Thứ nhất là nâng cao năng lực hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường và khách hàng Mỹ. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của thị trường phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Vì vậy các doanh nghiệp cần: - Đầu tư trang thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giảm giá thành sản xuất và nâng cao được sức cạnh tranh cho hàng hoá. - Tạo tính đồng bộ cho sản phẩm và phát triển các hoạt động dịch vụ kèm theo sau bán hàng nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khách hàng. - Phải tham gia và sử dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO. Đây là cơ sở để chứng minh về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp luôn đáp ứng được yêu cầu của luật pháp và có sự đồng bộ trong công tác quản lý chất lượng hàng hoá từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến quy trình sản xuất và nghiệm thu sản phẩm để đưa vào tiêu dùng. - Nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như tuyên truyền để họ hoàn thành tốt công việc đề ra. Thứ hai là phải tạo ra một kênh thông tin để quảng bá doanh nghiệp cũng như sản phẩm của họ mà cách tốt nhất để thực hiện điều này là tạo lập ra một trong Web cho mình trên mạng Internet. Hiện nay thương mại không giấy tờ đang phát triển mạng mẽ, đặc biệt là các nước lớn như nước Mỹ. Chính phủ Hoa Kỳ đã thiết lập và tạo ra các quy định trong hoạt động kinh doanh bằng thương mại điện tử. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tích cực khai thác lợi thể của Internet , vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn hợp tác có hiệu quả nhanh chóng với đối tác Mỹ thì phải tham gia thực hiện tốt bằng thương mại điện tử cũng như chấp nhận kinh doanh trên môi trường Internet. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần: - Nhanh chóng làm quen và sử dụng tốt các dịch vụ Internet trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm khai thác các thông tin cũng như đưa thông tin của mình lên mạng để tiếp cận thị trường. - Chuẩn bị tốt các thông tin cần quảng bá trên mạng để có thể quảng bá tốt nhất cho sản phẩm hàng hoá của mình. - Đào tạo và nâng cao đội ngũ thực hiện hoạt động kinh doanh trên mạng, trong đó chú ý đến trình độ tiếng Anh và các kiến thức chuyên môn cho việc kinh doanh trên mạng. Thứ ba là phải nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp của Mỹ. Bộ luật thương mại của Hoa Kỳ rất toàn diện, chi tiết rõ ràng liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, ngăn chặn các hành động thương mại gian lận... và các quy định của hải quan liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Đây là các vấn đề cơ bản phải nghiên cứu đối với các doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh với đối tác Mỹ. Trong hoạt động xuất khẩu của mình các doanh nghiệp Việt Nam phải nhất thiết tuân thủ các quy định của hải quan Mỹ về ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch, áp mã của hải quan và tính thuế nhập khẩu cho hàng hoá của mình và phải làm đầy đủ các thủ tục hải quan theo quy định. Thứ tư phải tận dụng triệt để lực lượng Việt Kiều đang sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ cũng như khai thác có hiệu quả các ưu đãi mà Hoa Kỳ dành cho các nước đang phát triển. Lực lượng Việt kiều là những người hiểu biết rất rõ luật pháp cũng như cung cách làm ăn của người Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam khai thác được ưu điểm này sẽ tránh được các rủi ro không cần thiết trong vấn đề đàm phán kinh doanh với đối tác Hoa Kỳ. Còn việc tận dụng các ưu đãi nhằm tìm chỗ đứng trong việc xâm nhập thị trường và nâng cao được tính cạnh tranh cho hàng hoá trên thị trường Mỹ. Kết luận Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là hiệp định rất tổng quát, điều chỉnh nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại giữa hai nước. Nghiên cứu hiệp định này đã đem lại cho em rất nhiều điều bổ ích, hiểu được những vấn đề cơ bản phải thực hiện đàm phán, các ưu đãi có được từ hoạt động đàm phán ký kết hiệp định. Qua đề tài này nó đã đem lại cho em phương pháp nghiên cứu cũng như việc nghiên cứu các tài liệu nhằm rút ra các vấn đề bổ ích cho em trong các công việc sau này. Qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp cho em thấy được những điểm yếu cần khắc phục trong khi nghiên cứu và viết một đề tài nào đó như vấn đề khai thác thông tin, lựa chọn đề tài và cách thức trình bầy một đề tài. Đề tài cũng giúp cho em có được những biến thức mới trong các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại và các nguyên tắc đối xử trong thương mại quốc tế. Tài liệu tham khảo 1 Hiệp định giữa hợp chủng quốc Hoa Kỳ và cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam về quan hệ thương mại . 2 Matthew J.McConkey- Nhập khẩu vào Mỹ, tháng 1/2001. 3 Emiko Fukase và Will Martin- ảnh hưởng của việc Mỹ cấp chế độ tối huệ quốc cho Việt nam . 4 PGS. TS. Nguyễn Thị Mơ - Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ, những yếu kém, Phòng Thương Mại và Công nghiệp VN, tháng 9/2001 . 5 PGS. TS. Hoàng Thị Chỉnh, Hiệp định Thương mại Việt –Mỹ, những hiểu biết căn bản tạp chí phát triển kinh tế số 126 tháng tư năm 2001 . 6 TS. Vũ Chí Lộc, tại sao Mỹ muốn ký hiệp định thương mại với VN, những vấn đề kinh tế ngoại thương số 1/2000 . 7 Phạm Hồng Tiến, Chính sách thương mại được điều chỉnh của Mỹ trong những năm 90 và quan hệ thương mại Việt – Mỹ , Viện kinh tế thế giới . 8 Đặng Kim Sơn và Phạm Quang Diệu , tác động của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đến ngành công nghiệp VN , tạp chí nghiên cứu kinh tế số 277 tháng 6/2001 . 9 TS. Đỗ Đức Định, quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hoá đến nay, những vấn đề kinh tế số 4 năm 2000 . 10 Những vấn đề kinh tế ngoại thương số 2 năm 2000, từ trang 79 – 86 , các quy định trên thị trường Mỹ . 11 Một số chính sách của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu, tuần tin Công nghiệp và Thương mại số 4 – 5 , trang 11 – 12 . 12 Giáo trình thương mại quốc tế - trường đại học quản lý và kinh doanh Hà nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33758.doc
Tài liệu liên quan